Chuyên đề Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước, ngành kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam nói riêng không ngừng đạt được những bước phát triển, nâng cao chất lượng , khẳng định vị thế, uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam, em đã được tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của Công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, cũng như tiếp xúc với thực tế công việc kiểm toán. Em đã được tham gia vào nhóm kiểm toán, thực hiện một số phần hành kiểm toán đơn giản, học hỏi các kiến thức, kỹ năng mềm cũng như các kinh nghiệm từ các anh chị trong đoàn kiểm toán. Đó thực sự là những điều rất bổ ích em đã tích luỹ được để chuẩn bị cho công việc sau này.

doc124 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng xét đoán nghề nghiệp của mình để xác định có những yếu tố như vậy trong môi trường doanh nghiệp có tồn tại hay không, tuy nhiên không có nghĩa là nếu không nhận diện thấy các yếu tố đó, Công ty sẽ cho rằng không có khả năng gian lận trong doanh nghiệp. Thứ hai, trong giai đoạn thiết kế chiến lược, đánh giá rủi ro và thực hiện kiểm toán Cũng như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, thủ tục tìm hiểu chu trình nghiệp vụ và thực hiện từ đầu đến cuối cũng được Công ty tiến hành kỹ càng. Sau khi phỏng vấn và quan sát kế toán để hiểu về cách hạch toán cũng như cách xử lý, luân chuyển chứng từ đối với việc hình thành, thanh lý TSCĐ và tính khấu hao, kiểm toán viên chọn một nghiệp vụ cơ bản, tiêu biểu để tham chiếu vào chứng từ. Mục đích của thủ tục này là giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn đặc thù nghiệp vụ trong doanh nghiệp, nhận diện những sai phạm có khả năng phát sinh trong dòng nghiệp vụ và các thủ tục kiểm soát tương ứng của khách hàng để ngăn chặn và phát hiện các sai phạm đó. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, kiểm toán viên rất chú ý đến mức độ ứng dụng cũng như tác động của công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Điều này thể hiện các thủ tục kiểm toán của Công ty rất linh hoạt, phù hợp với thay đổi của môi trường công nghệ trong thời điểm hiện nay. Việc thiết kế thủ tục kiểm soát dựa trên những đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát. Có 3 mức đánh giá rủi ro kiểm soát được Công ty áp dụng là tối đa (không thực hiện trắc nghiệm kiểm soát), trung bình (thực hiện hạn chế trắc nghiệm kiểm soát) và tối thiểu (thực hiện đầy đủ trắc nghiệm kiểm soát). Trắc nghiệm kiểm soát thường được thực hiện vào cuộc kiểm toán giữa kỳ để giảm mức độ thực hiện trắc nghiệm cơ bản, qua đó giảm chi phí, tăng tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán, đặc biệt là với các phần hành có nhiểu nghiệp vụ phát sinh, nếu không thực hiện trắc nghiệm kiểm soát, số lượng mẫu chọn cần kiểm tra chi tiết trong cuộc kiểm toán cuối kỳ sẽ rất lớn. Tuy nhiên, điểm linh hoạt trong quy trình kiểm toán của Công ty là với các quy trình, khoản mục ít có biến động, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều như các quy trình liên quan đến TSCĐ, vốn góp… Công ty sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà đi trực tiếp vào thử nghiệm cơ bản. Do đó, với cả hai khách hàng được lấy ví dụ trong bài viết, dù hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức độ cơ bản là tốt, trắc nghiệm kiểm soát vẫn không được thực hiện. Thử nghiệm cơ bản được thiết kế dựa trên đánh giá rủi ro kết hợp, trong đó có những thử nghiệm cơ bản bắt buộc phải được thực hiện, những thử nghiệm đặc trưng của ngành và các thử nghiệm khác. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh, rủi ro, đặc trưng của công ty khách hàng mà mức độ, thời gian thử nghiệm cơ bản sẽ được xác định sao cho hiệu quả nhất. Các khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính sẽ được đánh giá rủi ro kết hợp khác nhau (rõ ràng rủi ro tiềm tàng của những khoản mục khác nhau về bản chất là khác nhau; rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp với từng hoạt động của mình), khi đó, mức trọng yếu xét trên một nghiệp vụ (threshold) cũng khác nhau. Hệ quả là, thủ tục kiểm toán thiết kế, số lượng mẫu chọn cũng biến động đối với từng khoản mục. Chính điểm này đã khẳng định thêm phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ mà Công ty áp dụng là thích hợp, hiệu quả. Thứ ba, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn có sự tham gia của tất cả các thành viên cấp cao trong đoàn kiểm toán. Trong giai đoạn này, giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên được soát xét lại theo 4 cấp như sau: trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn phụ trách hợp đồng kiểm toán và một chủ phần hùn độc lập thực hiện soát xét lại. Chủ phần hùn phụ trách hợp đồng thực hiện soát xét giấy tờ làm việc để đảm bảo mọi thủ tục về quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng của Công ty đều được tuân thủ chặt chẽ, đặc biệt chú ý đến những phần trọng yếu, nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính, sau đó sẽ quyết định ý kiến kiểm toán được đưa ra. Sau đó, theo đúng quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty sẽ có một người độc lập thực hiện soát xét lại (thủ tục kiểm soát chéo – peer review) để chắc chắn hơn nữa về các quy định liên quan tới chất lượng, đạo đức nghề nghiệp đều đã được tuân thủ nghiêm ngặt. Hơn nữa, với tư cách là một người độc lập, cấp soát xét này sẽ mang đến một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn và có thể sẽ phát hiện ra những vấn đề mà nhóm kiểm toán chưa phát hiện ra. Những tồn tại khi kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH E&Y VN thực hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn này, có thể thấy Công ty còn tồn tại các vấn đề lớn sau đây: Trong bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ căn bản Giấy tờ làm việc của Công ty ở bước này theo mẫu chung của E&Y toàn cầu, bao gồm phần diễn giải rất chi tiết về mặt lý thuyết các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các loại gian lận, các nhân tố dẫn đến nảy sinh gian lận, và phần mô tả cũng bằng lời về hệ thống kiểm soát nội bộ thực tế của khách hàng. Phương pháp này khá dài dòng, khó cập nhật, khó nắm bắt ngay được các vấn đề chính đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Hơn nữa, kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn này chủ yếu chỉ là quan sát và phỏng vấn, hai kỹ thuật có độ tin cậy không cao nên rất có thể kiểm toán viên sẽ có những đánh giá nghề nghiệp sai lầm. Trong việc xác định mức trọng yếu kế hoạch, mức sai sót chấp nhận được cho một tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể bỏ qua. Theo chuẩn mực kiểm toán VN số 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán, “kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót của tổng thể báo cáo tài chính trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, các giao dịch và các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính”. Theo đó, căn cứ vào mức trọng yếu kế hoạch (tính cho toàn bộ báo cáo tài chính), với những tài khoản khác nhau, kiểm toán viên cần phân bổ mức sai sót chấp nhận được khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ trọng yếu của tài khoản đó đối với cả báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty áp dụng một mức chung với tất cả các tài khoản, được tính bằng phần trăm của PM, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết luận về mức độ sai phạm trọng yếu của báo cáo tài chính. - Trong việc sắp xếp đội ngũ nhân sự cũng như dự trù thời gian cho cuộc kiểm toán, có một thực trạng xảy ra ở công ty là đối với một số khách hàng lớn, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù hoặc khách hàng năm đầu tiên, việc xác định khối lượng công việc thực tế thường thiếu chính xác hơn dẫn đến thời gian làm việc phải mở rộng trong khi đó lịch làm việc của các kiểm toán viên đã bị sắp xếp cố định (trên hệ thống Retain của công ty), chủ nhiệm kiểm toán hoặc trưởng nhóm kiểm toán lại phải sắp xếp người khác vào thay thế những người chuyển sang khách hàng khác dẫn đến tình trạng xáo trộn đội ngũ kiểm toán. Từ đó làm nảy sinh tình trạng người làm sau phải tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu lại về khách hàng, công việc mà người trước đang thực hiện còn dang dở, đôi khi gây ra sự khó chịu nhất định từ phía khách hàng. 2.1.2.2 Trong giai đoạn thiết kế chiến lược, đánh giá rủi ro - Cũng tương tự như với bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản, trong bước tìm hiểu quy trình nghiệp vụ và thực hiện từ đầu đến cuối, Công ty cũng sử dụng diễn giải bằng lời, sẽ rất dài dòng nếu quy trình nghiệp vụ ở công ty khách hàng phức tạp, khó nắm bắt ý chính về dòng luân chuyển của chứng từ, khó nhận diện những sai phạm có thể xảy ra, người xem chỉ được cung cấp thông tin chi tiết mà không có được cái nhìn tổng quan. - Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không còn phụ thuộc vào đặc thù của từng tài khoản cũng như rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức nào. Tuy nhiên, một khi đã xác định thực hiện thử nghiệm này, Công ty luôn cứng nhắc chọn 25 mẫu, không kể quy mô hay bản chất của doanh nghiệp, loại hình nghiệp vụ, làm giảm tính hiệu quả của cuộc kiểm toán vì số lượng mẫu cố định như vậy, với các Công ty nhỏ có thể là quá nhiều, trong khi với các Công ty lớn có thể là chưa đủ. - Bên cạnh thủ tục kiểm tra chi tiết, thử nghiệm cơ bản còn bao gồm thủ tục phân tích, một công cụ rất hiệu quả, cung cấp hướng đích cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, đối với quy trình kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên chỉ vận dụng thủ tục phân tích tổng quát (so sánh số dư năm nay so với năm trước, xác định biến động, giải thích những biến động đáng kể) và ước tính chi phí khấu hao để so sánh với số thực tế khách hàng trích lập, mà không sử dụng các thủ tục khác như phân tích tỷ suất, so sánh với trung bình ngành… Do đó, kiểm toán viên có thể không phát hiện ra nhiều điểm bất thường đối với doanh nghiệp. 2.1.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc là một vấn đề rất được Công ty quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Phần mềm kiểm toán được Công ty sử dụng là GAMx, chưa thể tự động lên bảng tổng hợp (lead sheet) cho từng phần hành khi cập nhật bảng cân đối số phát sinh của khách hàng. Việc tải tài liệu lên và xuống trong quá trình làm việc của nhóm kiểm toán cũng gặp khó khăn do lỗi kỹ thuật (quá tải, máy chủ không ổn định…) Ngoài ra, các thành viên trong nhóm kiểm toán cùng tham gia một hợp đồng kiểm toán sẽ được mời vào một không gian làm việc riêng (work space) cho tất cả các năm, để tiện cho việc trao đổi, lưu trữ và tham khảo giấy tờ làm việc. Đặc thù của không gian này là bất cứ thay đổi nào của một cá nhân đối với dữ liệu được lưu trữ cũng sẽ được tự động cập nhật cho cả nhóm. Do đó, một sự bất cẩn của một thành viên có thể ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm. Trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, Công ty thực hiện chọn mẫu theo các khoản mục có số dư lớn và chạy phần mềm MicroStart và EY Random để xác định số lượng mẫu chọn, chọn mẫu nào để thực hiện kiểm tra. Tuy nhiên, trong trường hợp các mẫu ngẫu nhiên được chọn đều có sai phạm nhưng tổng số lại nhỏ hơn SAD, kiểm toán viên vẫn không tiến hành điều chỉnh. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch Đối với bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản Để hoàn thiện thêm giấy tờ làm việc trong bước này, kiểm toán viên có thể sử dụng lưu đồ, lưu ký kết hợp với chú giải bằng lời để mô tả một cách sinh động hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, giúp dễ dàng cho việc đánh giá, nhận diện rủi ro của các cấp cao hơn khi soát xét giấy tờ làm việc. Muốn thực hiện được, trước tiên E&Y VN cần thiết kế và cập nhật các biểu mẫu lưu đồ, lưu ký chung muốn sử dụng và trình lên E&Y toàn cầu để đưa vào GAMx. Nếu cần thiết, E&Y VN có thể tiến hành thí điểm với một số khách hàng để rút ra ưu, nhược điểm cũng như tìm cách cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngoài sử dụng hai kỹ thuật như hiện nay là phỏng vấn và quan sát, kiểm toán viên cần chú ý kết hợp với các thủ tục như thực hiện lại và kiểm tra tài liệu để tăng tính tin cậy cho bằng chứng kiểm toán. Ví dụ, kiểm toán viên có thể xem các biên bản họp của Hội đồng quản trị, ban giám đốc có liên quan đến các vấn đề về kiểm soát nội bộ; hay mô phỏng lại thực tế để xem xét mức độ hiệu lực của một số thủ tục kiểm soát của khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện lại thường có chi phí cao nên KTV cần cân nhắc kĩ các yếu tố về thời gian thực hiện, độ tin cậy của các thủ tục thay thế khác cũng như giá phí kiểm toán trước khi tiến hành thực hiện. Đối với việc xác định mức trọng yếu kế hoạch (PM), mức sai sót có thể chấp nhận được cấp độ một tài khoản (TE), và mức chênh lệch kiểm toán có thể bỏ qua. Hiện nay Công ty chỉ đơn giản xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính (PM) dựa trên phần trăm của lợi nhuận, doanh thu hoặc tổng tài sản (tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của khách hàng), sau đó phân bổ cho tất cả các tài khoản một mức bằng nhau (50% hoặc 75% của PM). Mức chênh lệch kiểm toán cũng được áp dụng chung với mọi khoản mục, được xác định bằng 10%TE, không kể đặc thù, bản chất, mức độ quan trọng của từng tài khoản đến báo cáo tài chính. Theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán VN số 320, Công ty cần đánh giá tính chất của từng tài khoản, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục, ví dụ các tài khoản có chi phí kiểm toán thấp sẽ được xác định mức TE thấp, các tài khoản có số lượng mẫu chọn lớn có thể được xác định mức TE cao hơn. Việc phân bổ được diễn ra theo cả hai hướng mà sai phạm có thể diễn ra là khai khống (hoặc khai tăng) và khai sót (hoặc khai thiếu). Việc phân bổ này là cần thiết vì bằng chứng kiểm toán được thu thập theo từng khoản mục chứ không phải theo toàn bộ báo cáo tài chính, mức phân bổ có hợp lý thì kiểm toán viên mới xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp cần thu thập. Đối với TSCĐ, rủi ro được xác định là thấp hơn các tài khoản khác như doanh thu, tiền… do biến động không nhiều nên có thể được xác định mức TE thấp hơn. Khi có mức TE hợp lý, số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ được xác định một cách hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, vừa đảm bảo giảm chi phí cho Công ty. Muốn thực hiện được điều này, bộ phận đào tạo của công ty cần tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ kiểm toán của các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó đánh giá lại rủi ro đối với từng khoản mục trên BCTC cũng như mức độ hợp lý của tỉ lệ phân bổ trọng yếu đang sử dụng. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng hệ thống tỉ lệ phân bổ TE, SAD cho từng khoản mục trên BCTC trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Sau đó, công ty cần tiến hành đào tạo cho nhân viên trước khi đưa vào sử dụng. Nếu thực hiện được việc này, trong quá trình kiểm toán, việc xác định TE, SAD không phải giao cho trưởng nhóm kiểm toán thực hiện nữa mà từng người phụ trách phần hành sẽ tự xác định trên cơ sở mức trọng yếu kế hoạch PM do trưởng nhóm kiểm toán xác định. Đối với việc sắp xếp đội ngũ kiểm toán và dự trù thời gian cho cuộc kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán cần tiến hành rà soát kỹ hơn đối với những khách hàng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, khách hàng năm đầu tiên,... để có kế hoạch bố trí nhân sự hợp lí. Trong quá trình kiểm toán, nếu thấy cần thiết tăng thời lượng cho cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán cần sớm thông báo cho chủ nhiệm kiểm toán, đồng thời sắp xếp nhân sự để đội ngũ kiểm toán không bị xáo trộn, hoặc tiến hành bố trí thêm nhân sự (nếu cần thiết và có thể) để hoàn thành kịp tiến độ công việc, tránh tình trạng người này chưa hoàn thành công việc đã đi khách hàng khác và người được bố trí thay thế làm tiếp những gì còn tồn đọng (Lịch trên hệ thống sắp xếp công việc, nhân sự “Retain” cần linh động hơn). Như vậy, chắc chắn rằng cuộc kiểm toán sẽ được diễn ra suôn sẻ hơn và chất lượng hơn. Việc thực hiện giải pháp này là không khó và có thể áp dụng ngay chỉ cần có sự chỉ đạo, nhắc nhở cũng như theo dõi sát sao hơn từ phía chủ phần hùn đối với các chủ nhiệm kiểm toán về vấn đề lập kế hoạch, bố trí nhân sự là vấn đề có thể được giải quyết. 2.2.2 Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro Trong bước tìm hiểu quy trình nghiệp vụ và thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối Cũng như đối với bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản, trong bước này Công ty cũng có thể sử dụng mô hình kèm diễn giải bẳng lời để tiện theo dõi, cập nhật, nắm bắt vấn đề, dễ dàng hơn cho việc soát xét giấy tờ làm việc của cấp trên. Theo sơ đồ quy trình nghiệp vụ, kiểm toán viên có thể nhìn nhận được các sai phạm có khả năng xảy ra một cách nhanh chóng hơn. Việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát cần linh hoạt hơn nữa trong việc xác định số lượng mẫu chọn để đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Cần cân nhắc đến quy mô và bản chất của doanh nghiệp khi xác định số mẫu, ví dụ với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, quy trình kiểm soát đơn giản, có thể xem xét giảm số lượng mẫu chọn để tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích cần được chú trọng hơn nữa trong khi thiết kế thử nghiệm cơ bản vì đây là một kỹ thuật kiểm toán có chi phí thấp nhưng lại khá hiệu quả trong việc cung cấp phương hướng cho các thủ tục kiểm tra chi tiết. Với riêng kiểm toán khoản mục tài sản cố định, Công ty có thể áp dụng một số tỷ suất sau đây: Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn Tổng tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng TS = Giá trị của từng bộ phận TS Tổng TS Sức sản xuất của TSCĐ theo doanh thu = Doanh thu thuần Tổng nguyên giá TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Tổng nguyên giá TSCĐ Sau khi tính toán các tỷ suất này, kiểm toán viên có thể so sánh với mức độ trung bình ngành, với các đối thủ cạnh tranh của khách hàng và với thành tích của chính doanh nghiệp trong những năm trước. Tỷ suất đầu tư thể hiện mức độ trang bị máy móc thiết bị cho hoạt động của doanh nghiệp, do đó phụ thuộc vào bản chất từng ngành, ví dụ đối với các ngành thăm dò và khai thác dầu khí, ngành khai khoáng nói chung, tỷ suất này vào khoảng 0,9 là hợp lý; với ngành luyện kim tỷ suất này vào khoảng 0,7; với các ngành sản xuất thông thường vào khoảng 0,5; còn với các doanh nghiệp dịch vụ, thương mại chỉ tầm 0,1 đến 0,3. Dựa trên những tiêu chuẩn này, Công ty có thể phát hiện ra những điểm bất thường đối với khách hàng. Một số các tỷ suất khác có thể dùng khi kiểm toán chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên… như tỷ suất tổng chi phí khấu hao so với nguyên giá TSCĐ, tổng chi phí sửa chữa thường xuyên trên tổng nguyên giá TSCĐ… và xem xét biến động của các tỷ suất này theo các năm. Thông thường, các tỷ suất này biến động khá đều qua các năm, bất kỳ biến động bất thường nào cũng cần được giải thích, làm rõ nguyên nhân do sai phạm có thể tiềm tàng trong đó. Các chi phí khác như chi phí sửa chữa lớn, bất thường, nâng cấp, thuê hoạt động… khôn mang tính đều đặn thì khó có thể thực hiện thủ tục phân tích, trong trường hợp này Công ty tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết vào chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu. 2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Để nâng cao tác dụng hỗ trợ của phần mềm GAMx, Công ty cần chú ý nâng cấp tính năng, tốc độ cũng như mức độ bảo mật của phần mềm để việc tải lên và xuống giấy tờ làm việc diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, các thành viên trong nhóm kiểm toán có thể trao đổi với nhau dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả, tiến độ công việc và tránh được tình trạng sai sót của một cá nhân có thể gây ra lỗi hệ thống cho cả nhóm. Đồng thời công ty cũng nên nâng cấp thiết bị máy tính xách tay cho nhân viên, tránh tính trạng nhiều nhân viên phải sử dụng máy tính có tốc độ thấp, pin lại hỏng, thời gian từ lúc xin cấp máy tính mới hoặc pin mới kéo dài gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình làm việc của KTV. Tuy nhiên, việc nâng cấp thiết bị tốn nhiều chi phí, công ty cần tiến hành từ từ nhưng nên đảm bảo các thiết bị cấp cho nhân viên lần đầu đã được cài đặt, thiết lập đầy đủ và còn sử dụng tốt. Việc chọn mẫu kiểm toán ngoài chọn các khoản mục lớn và chạy mẫu ngẫu nhiên, cần sử dụng xét đoán nghề nghiệp để không bỏ qua những khoản mục bất thường. Điều này đòi hỏi sự chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm kiểm toán diễn ra thường xuyên và hiệu quả hơn nữa. Công ty cũng có thể tổ chức các buổi nói chuyện hoặc cuộc thi nho nhỏ để các nhân viên trong công ty có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nhiều hơn nữa. Ngoài ra, vì TSCĐ là một khoản mục đòi hỏi nền tảng kiến thức rộng, nhất là trong những ngành đặc thù như khai khoáng, viễn thông… nên kiểm toán viên đôi khi không thể nắm bắt được hết các vấn đề liên quan, nhất là trong điều kiện các tiến bộ công nghệ từng ngày, từng giờ được cập nhật và ứng dụng. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể xem xét nhu cầu sử dụng chuyên gia để hỗ trợ ý kiến kiểm toán, ví dụ như đánh giá các công trình nghệ thuật, vàng bạc đá quý, xác định khối lượng, chất lượng và tình trạng của những tài sản như khoáng sản, nhiên liệu, thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc… Trong quá trình sử dụng ý kiến chuyên gia cần chú ý đến năng lực của chuyên gia, tính độc lập của chuyên gia đối với khách hàng, và có kế hoạch sử dụng chuyên gia ngay từ giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc sử dụng ý kiến chuyên gia thường có chi phí cao lại chưa đảm bảo hoàn toàn độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Công ty cũng có thể áp dụng giải pháp khác như đào tạo chuyên sâu cho các chủ nhiệm kiểm toán theo các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng khác nhau. Thực tế tại E&Y VN cũng đang dần chuyên môn hóa lĩnh vực cho các chủ nhiệm kiểm toán phụ trách tuy nhiên việc đào tạo chuyên sâu là chưa có. Công ty có thể áp dụng được ngay giải pháp này bằng cách thuê chuyên gia đào tạo hoặc cử các chủ nhiệm kiểm toán đi học tập, tìm hiểu ở trong nước cũng như ngoài nước. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho công ty trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như tiết kiệm chi phí trong dài hạn. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước, ngành kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam nói riêng không ngừng đạt được những bước phát triển, nâng cao chất lượng , khẳng định vị thế, uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam, em đã được tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của Công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, cũng như tiếp xúc với thực tế công việc kiểm toán. Em đã được tham gia vào nhóm kiểm toán, thực hiện một số phần hành kiểm toán đơn giản, học hỏi các kiến thức, kỹ năng mềm cũng như các kinh nghiệm từ các anh chị trong đoàn kiểm toán. Đó thực sự là những điều rất bổ ích em đã tích luỹ được để chuẩn bị cho công việc sau này. Thông qua những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia kiểm toán các công ty khách hàng, so sánh với lý thuyết đã được học trong nhà trường cũng như tham khảo quy trình kiểm toán ở một số công ty lớn khác, em đã có cái nhìn tổng quan nhất định về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện. Bài viết đã khái quát được quy trình kiểm toán, lấy ví dụ minh hoạ bằng hai khách hàng tiêu biểu, đồng thời nên lên những nhận xét, đánh giá của bản thân về quy trình kiểm toán. Với mức độ nhìn nhận của một sinh viên thực tập, căn cứ theo lý thuyết chuẩn đã được học, bài viết cũng nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện them quy trình kiểm toán của Công ty. Tuy nhiên, do trình độ hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít, thời gian thực tập không dài, nên bài viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô và các anh chị kiểm toán viên đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện chuyên đề này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các anh chị trong công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam trong suốt thời gian thực tập vừa qua đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. PHỤ LỤC Phụ lục số 01: Tìm hiểu khách hàng ABC Cơ cấu tổ chức, chủ sở hữu, tổ chức về mặt tài chính và địa lý Đặc điểm kinh doanh Cơ cấu: Chi nhánh Chi nhánh 1: tp.HCM Branch 2: Da Nang city Đại lý (Cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng) HO Hội sở chính Nhà phân phối (nation - wide) Người sử dụng cuối cùng Hội sở chính nằm ở tầng 19 AAA Building, 356, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có 2 chi nhánh nằm ở tp. HCM và Đà Nẵng. Chức năng chính của các chi nhánh là phát hành hóa đơn đỏ, giao hàng đã được đặt bởi người mua. Các chi nhánh không có nhiệm vụ thu tiền. Tất cả các khoản thanh toán được chuyển tới tài khoản ngân hàng của Hội sở chính. Sơ đồ tổ chức: Chủ sở hữu ABC là một công ty liên doanh giữa các công ty sau: Tổng công ty A được thành lập dưới giấy phép đầu tư số 0104002341 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 5/12/2007. Trụ sở chính nằm ở 280B XYZ, đường GHI, quận Tây Hồ, Hà Nội. Công ty B được thành lập dười giấy phép đầu tư số 0103025176 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp vào ngày 5/6/2008. Trụ sở chính nằm ở 29, đường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Công ty C thành lập tại Cộng hoà Séc, hoạt động ở Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 208308. Công ty liên doanh ABC được thành lập theo giấy phép số 011032000107 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 29/8/2008. Hoạt động chính của công ty là dịch vụ viễn thông và không dây, cung cấp các dịch vụ liên quan, nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên cũng như khoa học kỹ thuật. Vốn điều lệ của Công ty là 666.667.000 đô la Mỹ, tương đương với 666.670 cổ phiếu phổ thông. Vốn điều lệ được đóng góp như sau: Công ty A: 340.000.000 USD, nắm giữ 51%. Tỷ lệ này được đóng góp dưới dạng quyền thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động ở thị trường Việt Nam theo như Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Công ty B: 60.000.000 USD, tương đương 9% Công ty CL 266.667.000 USD, tương đương 40%. Người đại diện trước pháp luật cho Công ty ABC là ông Alexey Blyurmin Sản phẩm/dịch vụ sản xuất/cung cấp Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động Bán và phân phối mạng, cung cấp các dịch vụ gia tăng Cung cấp điện thoại di động Sản phẩm cung cấp cho thị trường Thẻ SIM trắng và thẻ SIM đa chức năng Thẻ SIM nguyên kit, bao gồm cả SIM với mã số may mắn, SIM thông thường bán cho các thuê bao mới Dịch vụ cung cấp Thẻ điện thoại trả trước Kết nối và chuyển vùng (roaming) thuê bao Các dịch vụ giá trị gia tăng như tải nhạc, tải ảnh… Thu mua và thanh lý Mô tả ngắn gọn về các hoạt động thu mua hay thanh lý hoặc kế hoạch cho các hoạt động này trong tương lai, đối chiếu, dẫn chứng các tài liệu khác Không có hoạt động thanh lý nào đáng lưu ý trong năm. Chính sách kế toán Mô tả ngắn gọn cách thức nhà quản lý lựa chọn và vận dụng các chính sách kế toán chủ yếu cho các vấn đê nổi bật hay các nghiệp vụ phức tạp. ABC đang sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (enterprise resource planning) cho chức năng kế toán, bao gồm cả khoản phải thu, phải trả. Sử dụng ứng dụng ePOS để bán thẻ điện thoại và thẻ SIM Sử dụng ứng dụng COMVERSE để ghi nhớ lịch sử các cuộc gọi (thời điểm bắt đầu, kết thúc, thời gian, cước phí để ghi nhận doanh thu) Các ứng dụng trên không kết nối một cách trực tiếp với nhau. Thay vào đó, dữ liệu xuất ra và nhập vào được chuyển từ hệ thống này đến hệ thống kia. Sơ đồ chu chuyển nghiệp vụ được lập để giám sát chu trình đó. Một số chính sách kế toán được chính thức hoá và buộc phải thực hiện để đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ. Một số chính sách khác còn đang được hoàn thiện Ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến doanh nghiệp Mô tả ngắn gọn về mức độ công nghệ thông tin được sử dụng trong tổ chức, những thay đổi đáng kể tạo ra, các ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến doanh nghiệp và các rủi ro liên quan. Công ty có bộ phận công nghệ thông tin riêng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc triển khai đầu tư, cài đặt, hướng dẫn các phần mềm về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp; có một văn bản chính thức về chiến lược và kế hoạch phát triển về công nghệ thông tin, định kỳ kiểm tra lại các chính sách, thủ tục về công nghệ thông tin cho phù hợp với những biến động của thị trường. Trong năm, Công ty đã thực hiện nâng cấp các ứng dụng CNTT và cơ sở hạ tầng (phần cứng, phần mềm CNTT) và sẽ tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo. Có thể nói, CNTT có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Các thế lực thị trường và các nhân tố môi trường chủ yếu Ảnh hưởng của các bên liên quan chủ yếu Mô tả đặc điểm các yếu tố của thị trường có ảnh hưởng lớn đến thành công của Công ty, bao gồm ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, cũng như đặc điểm của môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật và các môi trường liên quan khác ABC là công ty mới gia nhập thị trường, do đó Công ty danh nhiều nguồn lực cho các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh doanh nghiệp để xâm nhập thị trường. Công ty đã đạt được 1 triệu thuê bao chỉ trong một năm. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty là: Mobi, Vina, Vietel, Sphone Liệt kê các bên liên quan mà hành động và kỳ vọng của họ có thể ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Chính phủ: (1) các luật thuế và (2) các quy định về dịch vụ viễn thông Khách hàng/ các thuê bao – những người sử dụng dịch vụ của Công ty Đại lý: đại lý cung cấp dịch vụ và sản phẩm của Công ty đến người tiêu dung cuối cùng. Nhà cung cấp – người cung cấp công nghệ, sửa chữa và bảo trì các thiết bị cho Công ty. Mục đích và chiến lược Mục đích của doanh nghiệp là kết quả nhà quản lý mong muốn đạt được, được thể hiện thông qua những mục tiêu ngắn hạn. Chiến lược là cách thức nhà quản lý hành động để đạt được mục đích Đổi với chiến lược Marketing, tham khảo Hồ sơ công ty 13/10/2008 Với mục đích của Công ty, tham khảo kế hoạch kinh doanh 2007, 2008 và báo cáo quản lý. Các yếu tố chính dẫn đến thành công Xác định các yếu tố chính nhà quản lý cần quan tâm để đạt được mục tiêu một cách thành công Phát triển ổn định với 1 triệu thuê bao trong 1 năm Nâng cấp hệ thống bán hàng Nângcao hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu cách nhà quản lý sử dụng các thước đo để kiểm soát hoạt động tài chính. Ghi chép lại các hiểu biết đạt được về cách thức nhà quản lý sử dụng các thước đo để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, kể cả phản ứng của nhà quản lý khi có vấn đề nằm ngoài tầm chấp nhận được. Các vấn đề cần xem xét: Hoạt động của doanh nghiệp được kiểm soát như thế nào Mức độ thường xuyên của hoạt động kiểm soát và ai là người thực hiện kiểm soát Nhà quản lý có kỳ vọng như thế nào trước khi tiến hành kiểm soát Các phản ứng với sai phạm Các tài khoản quản lý được gửi cho hội đồng quản trị của doanh nghiệp hàng tháng Mục tiêu cụ thể được đặt cho mỗi phòng ban và được kiểm tra lại sau mỗi 6 tháng. Nếu đạt được thành tích vượt mục tiêu, phòng ban sẽ được thưởng, ngược lại không có biện pháp phạt nào nếu không đạt được mục tiêu Các mục tiêu chính: số lượng thuê bao, doanh th, giảm chi phí. Không có mục tiêu nào đặt ra cho hoạt động bán điện thoại di động Phụ lục số 02: Tìm hiểu khách hàng DEF Cơ cấu tổ chức, chủ sở hữu, cấu trúc tài chình và địa lý của Công ty Công ty DEF Việt Nam (nay gọi là Công ty) thuộc loại hình công ty cổ phần được thành lập chính thức ở Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 041032000024 ngày 22/8/2007 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải dương cấp và có các lần sửa đổi như sau: Giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi số Ngày Sửa đổi lần thứ nhất 30/11/2007 Sửa đổi lần thứ hai 15/1/2008 Sửa đổi lần thứ ba 13/8/2008 Cho đến 31/10/2009, Công ty có cơ cấu vốn như sau: Cổ đông Số cổ phần VND US$ % Ông Johannes Maria Somers 675,200 6,752,000,000 675,200 10% Bà Kate Frieda Adler Geb Bruchmann 2,363,200 23,632,000,000 2,363,200 35% Bà Trần Hải Yến 675,200 6,752,000,000 675,200 10% Ông Johannes Franciscus Comers 675,200 6,752,000,000 675,200 10% Công ty TNHH MEKONG Fund II 2,363,200 23,632,000,000 2,363,200 35% Tổng số 6,752,000 67,520,000,000 6,752,000 100% Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 67.520 triệu đồng, được chia thành 6.752.000 cổ phần phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng một cổ phiếu. Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và gia công quần áo để xuất khẩu Công ty bắt đầu chuyển đổi loại hình sở hữu từ trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần từ ngày 22/8/2007 sau khi mua tài sản của Công ty Song Ha. Theo chứng nhận đầu tư nước ngoài số 177/BKH-DTRNN được cấp ngày 16/11/2008, Công ty có quyền mua toàn bộ Công ty TNHH DEF Lào, với số vốn đầu tư là 10 triệu USD. Vào 25/9/2008 (ngày DEF Việt Nam mua DEF Lào), DEF Lào có tài sản thuần là 1.899.249 USD và DEF đã mua với giá 5.370.878. Như vậy đã phát sinh một khoản lợi thế thương mại 3.471.629USD. Khoản lợi thế thương mại này được thể hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất và sẽ được điều chỉnh theo kết quả kiểm toán từ E&Y Lào. Công ty có một trụ sở chính ở Km40, quốc lộ 5, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, và một văn phòng đại diện ở phòng 320, Khu ngoại giao đoàn Trung Tự, đường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Văn phòng đại diện được thành lập theo Giấy chứng nhận số 0123000023, cấp ngày 11/9/1995 và được sửa đổi vào ngỳa 13/8/2007 và 10/10 năm 2007 bởi Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Hoạt động chính của văn phòng đại diện là thực hiện các chức năng như quản lý, kế toán, marketing, thủ tục xuất nhập khẩu… Tất cả các hoạt động sản xuất, gia công được thực hiện ở trụ sở chính. Sản phẩm/dịch vụ sản xuất/cung cấp Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và gia công quần áo cho xuất khẩu. Sản phẩm chính là quần áo trẻ em, sơ mi, áo khoác, bảo hộ lao động… sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Tỷ lệ các khách hàng trong 10 tháng đầu năm 2008 như sau: Khách hàng Doanh thu % Hema B.V 38,021,159,338 20% Kwintet Fristads AB 19,340,582,470 10% Modeinstitut Berlin GMBH 17,443,347,462 9% B.V textielfabrieken H.Van 16,952,110,172 9% Mascot International A/S 12,208,299,264 7% Kwintet Kansas A/S 9,786,691,539 5% Societe Industrielle Mulliez Freres 9,751,559,632 5% Incotex Zaanstad BV 9,435,823,380 5% Kwintet KLM Kleding N.V 7,917,711,755 4% Adolf Ahlers AG 7,231,197,401 4% Heine & Heine GMBH 7,107,291,519 4% New phoenix LTD 5,794,977,337 3% Moda International GMBH 5,264,359,287 3% Strauss trading KG 3,324,310,769 2% Khác 17,378,349,009 9% Tổng cộng 186,957,770,334 100% Chính sách kế toán Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đơn vụ tiền tệ là USD và theo hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài chính phê duyệt trong Công văn sô 3557/BTC-CDKT vào ngày 15/3/2007 và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành bởi Bộ Tài chính Lựa chọn và ứng dụng các chính sách kế toán chủ yếu: Ghi nhận doanh thu Doanh thu được ghi nhận khi lợi ích kinh tế có khả năng thuộc về Công ty, quyền sở hữu và phần lớn rui ro đã được chuyển giao cho người mua và doanh thu có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định ở giá thấp hơn giữa giá gốc (giá để mang hàng tồn kho về vị trí và điều kiện hiện tại) và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ đi các chi phí ước tính cho việc bán hàng, sau khi đã lập dự phòng cho hàng hỏng, lỗi thời. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kiểm kê định kỳ Thu mua và thanh lý Công ty mua toàn bộ Công ty TNHH DEF Lào từ 25/9/2008, theo giấy phép đầu tư nước ngoài số 177/BKH-DTRNN cấp ngày 16/11/2008. Cách thức nhà quản lý theo dõi, giám sát doanh nghiệp Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng, dự toán hàng năm được lập và phê chuẩn bởi Hội đồng quản trị vào đầu năm. Hàng tháng, báo cáo tài chính phải được lập và nộp cho Giám đốc điều hành, Ông Johannes Franciscus Somers, bà Hải Yến, giám đốc và Quỹ đầu tư Mekong để kiểm soát. Hàng quý, một bản phân tích về kết quả thực tế so với cùng kỳ năm ngoái cũng được lập. Những khác biệt đáng kể sẽ được điều tra để làm rõ nguyên nhân, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Vào bất cứ thời điểm nào trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng có quyền triệu tập cuộc họp trên cơ sở nhu cầu thảo luận về các vấn đề kinh doanh và tài chính phát sinh. Ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến doanh nghiệp Hiện nay, DEF đang sử dụng phần mềm Bravo với hai phiên bản: phần mềm kế toán Bravo (vừa được nâng cầp từ 4.0 lên 6.1) và phần mềm Bravo để theo dõi số lượng hàng tồn kho. Không có ảnh hưởng tiêu cực nào dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp hay báo cáo tài chính Các áp lực thị trường và các nhân tố môi trường chính Ảnh hưởng của các bên liên quan chính Xu hướng kinh tế chung/ điều kiện kinh tế trong nước và khu vực Vừa qua, khủng hoảng kinh tế đẫ có ảnh hưởng tiêu cực đến phần lớn các quốc gia và Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ. Do DEF Việt Nam chủ yếu bán hàng xuất khẩu sang Châu Âu nên ảnh hưởn của suy thoái kinh tế càng đáng kể, dẫn đến doanh thu năm 2008 giảm gần 1 triệu đô so với năm 2007. Đến nay, các đơn đặt hàng của năm 2009 có nhu cầu rất khác so với cùng kỳ năm trước. >>> Rủi ro kinh doanh của khách hàng: suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Xu hướng chung trong ngành và các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Xu hướng chung trong ngành may mặc là sản xuất các mặt hàng bền, rẻ, sản xuất hàng loạt hướng vào các nước đang phát triển hoặc các mặt hàng sang trọng, đắt tiền, thiết kế theo nhu cầu hướng tới thị trường EU. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là quần áo trẻ em, và một số các sản phẩm khác đã nói ở trên. Dịch vụ duy nhất công ty cung cấp là gia công. Qua các năm, những sản phẩm, dịch vụ Công ty cung cấp không có thay đổi đáng kể. Ngành dệt may là một ngành cần sử dụng nhiều lao động và công nghệ được sử dụng hầu như không thay đổi nhiều do các thiết bị chủ yếu là máy khâu. Tiến bộ công nghệ đáng kể trong ngành là sự xuất hiện của máy cắt tự động, giúp Công ty cải thiện năng suất lao động lên đáng kể. Công ty cũng thể hiện năng lực cạnh tranh đáng kể của mình khi so sánh với các Công ty cùng ngành khác do có nguồn lao động rẻ, công nghệ tương đối hiện đại. Thị trường chính của Công ty là EU, với 95% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu sang EU. Trên thị trường nay, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là các hãng dệt may từ Trung Quốc do có giá cả và chất lượng rất cạnh tranh. Từ năm 2008, EU đã áp dụng hạn ngạch dệt may với Trung Quốc và cá nước xuất khẩu khác như Việt Nam, Camphuchia… Tuy nhiên, do hầu hết khách hàng của Công ty đểu có mối quan hệ thân thiết với các cổ đông của Công ty (ông Johannes Maria Somers và ông Johannes Franciscus Somers), nên thị phần chỉ hơi bị giảm mạnh khi Hema chyển một nửa nhu cầu sang phía Trung Quốc và Wega không ký hợp đồng với Công ty nữa. Các nhà cung cấp chính và mối quan hệ với nhà cung cấp Công ty nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu thô và các phụ kiện. Các nhà cung cấp chính là Penfabric, Centex, Choongnam. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu là đáng tin cậy và nguyên vật liệu không phải chịu những biến động giá quá lớn Khách hàng chủ yếu và các kênh bán hàng, phân phối Khách hàng lớn nhất của Công ty là Hema với đơn đặt hàng về quần áo trẻ em. Những phân tích kỹ hơn về doanh thu chỉ ra rằng toàn bộ doanh thu của Công ty và doanh thu từ Hema biến động cùng chiều. Doanh thu từ Hema chiếm 20% tổng doanh thu (đã giảm từ 2007 do mất khách hàng về phía Trung Quốc có giá bán cạnh tranh hơn) Không có khách hàng nào có rủi ro cao không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, cũng có rủi ro nợ xấu từ một số khách hàng nay không còn quan hệ mua bán với Công ty nữa. Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau khi được đóng gói, thường được vận chuyển trực tiếp đến chỗ khách hàng. Vì thế, mức độ thành phẩm và sản phẩm dở dang tồn kho của Công ty thường thấp, vòng quay hàng tồn kho ngắn (45 ngày) Nguồn tài trợ/ nguồn cấp tín dụng Việc tìm kiếm nguồn tài trợ để phát triển (đầu tư vào TSCĐ cũng như các nhu cầu kinh doanh khác) không phải vấn đề lớn với Công ty vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư thường rất cao, khoảng 30%, lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông hàng năm nếu không có nhu cầu tái đầu tư hay mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2009, DEF đã vay 28.224.000.000 VNĐ từ hai cổ đông để mở rọng hoạt động kinh doanh. Đến 31/12/2009, DEF vẫn nợ 35.808.460.800 VNĐ. Các quy định về pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Hoạt động của Công ty bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ luật pháp nước ngoài, đặc biệt là những quy định về thương mại được đặt ra bởi EU, đặc biệt là hạn ngạch dệt may cho các nước như Trung Quốc, Việt Nam… Luật pháp cũng như các quy định trong nước có thể ảnh hưởng đến Công ty là luật thuế, luật bảo hiểm xã hội, luật và chuẩn mực kế toán. Trong năm ngoái, Công ty đã không giữ lại phần bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp từ tất cả các nhân viên như yêu cầu của luật. Những vấn đề này đã được điều chỉnh theo kiến nghị của kiểm toán từ năm trước. Tuy nhiên, nhóm kiểm toán vẫn cần lưu ý đến vấn đề này trong năm hiện tại Các vấn đề về thuế ảnh hưởng đến doanh nghiệp Theo giấy phép đầu tư số 041032000024 cấp ngày 22/8/2007 bởi Hội đồng nhân dân Hải Dương, Công ty sử dụng đồng thời hai mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. DEF vẫn chịu mức thuế suất bình thường, tuy nhiên dự án Song Ha vẫn đang trong thời gian được miến thuế (được miến thuế 2 năm đầu và khi có lợi nhuận sẽ được giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo) >>> rủi ro: nghĩa vụ phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp có thể bị khai giảm do phân loại doanh thu và chi phí nhầm giữa hai nguồn trên Tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Như đã đề cập trong vấn đề về cạnh tranh, ngành công nghiệp dệt may là ngành khá ổn định. Thương mại điện tử và mạng Internet chắc chắn có ảnh hưởng tích cực đến ngành, như giúp doanh nghiệp quản lý tổt hơn các đơn đặt hàng, quá trình sản xuất cũng như hàng tồn kho. Việc đặt hàng, liên hệ… diễn ra trên mạng giúp giảm thời gian xác nhận giữa hai bên. Trong ngắn hạn, nói chung không có tiến bộ công nghệ nào có thể làm thay đổi ngành. Các yếu tố về xã hội, kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến doanh nghiệp Không có yếu tố cụ thể nào ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp Danh sách nhân sự chủ chốt của khách hàng Tên Chức vụ Ông Johannes Maria Somers Cổ đông sang lập/ chủ tịch hội đồng quản trị Bà Kate Frieda Adler Geb Bruchmann Cổ động sáng lập Bà Trần Hải Yến Cổ đông sáng lập ÔngJohannes Franciscus Comers Cổ đông sáng lập/ Giám đốc điều hành Bà Trương Thuý Hà Kế toán trưởng Ông Christopher E Freund Đại diễn quỹ đầu tư Mekong, cổ đông sáng lập Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc,và Giám đốc điều hành đều có kiến thức tốt về kinh tế, kế toán trưởng rất hiểu biết về các vấn đề kế toán đối với Công ty. Cơ cấu vốn/ kế hoạch phân chia lợi nhuận Hiện nay, Công ty không có kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2008 trừ một khoản thanh toán 475.086 USD cho bà Trần Hải Yến và ông Mr. Johannes Franciscus Comers từ lợi nhuận giữ lại như khoản thưởng cho hoạt động điều hành công ty của họ Mục đích và chiến lược Sự thoả mãn của khách hàng Sự thoả mãn của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng hàng hoá dịch vụ, cung ứng đúng hạn… Sư hiệu quả và hiệu năng của các quá trình kinh doanh Công ty luôn có sự quan tâm thích đáng đến hiệu quả, hiệu năng các quá trình kinh doanh của mình. Đổi mới Như trênKhía cạnh tài chính Mục tiêu của Công ty là làm tăng giá trị cho các cổ đông, thể hiện ở tăng lợi nhuận sau thuế, bao gồm duy trì sự ổn định của sản lượng bán và thị phần. Yêu cầu về tuân thủ các quy định Không có yêu cầu đặc biệt gì khác ngoài các quy định tuân thủ các luật thuế hiện tại: thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…. Tìm hiểu các cách thức nhà quản lý đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét ở cuộc họp hội đồng quản trị, các biến động được phân tích để có phản ứng thích hợp. Nhà quản lý luôn được cảnh báo khi thị trường có những biến động, dự đoán xu hướng trong tương lai của thị trường, ảnh hưởng đến doanh số. Hoạt động kinh doanh của Công ty được Giám đốc và hội đồng cổ đông vào tuần đầu tiên của tháng tiếp sau. Trên cơ sở đó sẽ có những phản ứng thích hợp được quyết định nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp: chiến dịch cắt giảm chi phí, chiến dịch marketing đến khách hàng tiềm năng, cung cấp giá thấp hơn cho khách hàng hiện tại. Các thước đo khác: mức hàng tồn kho, một trong những thước đo hoạt động doanh nghiệp chủ yếu, được kỳ vọng là luôn ở mức thấp. Hàng tồn kho có thể bị tính quá vào trong giá vốn hàng bán trong kỳ. Phụ lục số 04: Trích danh sách TSCĐ theo từng loại – Khách hàng ABC Phụ lục số 05: Trích danh sách TSCĐ (chưa có trên hệ thống ERP) – Khách hàng ABC Phụ lục số 06: Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Chương trình kiểm toán Tài sản cố định K Khách hàng: ABC Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 Cơ sở dẫn liệu: Sự hiện hữu (Ex) hoặc phát sinh (Oc), Tính trọn vẹn (Co),Quyền và nghĩa vụ (R&O), Tính giá (Va) hoặc Đo lường (Me), Phân loại và trình bày (P&D) Áp dụng Tài sản cố định Ex/ Oc Co Va/ Me R&O P&D WP-Ref Ngày / Người thực hiện Tính chất, thời gian, mức độ của các thử nghiệm cơ bản phụ thuộc vào đánh giá rủi ro kết hợp Thử nghiệm cơ bản (Được thiết kế cho tất cả các tài khoản trọng yếu) 1 √ Thu thập bảng kê tài sản cố định, bao gồm cả tài sản thuê tài chính, tất cả các tài sản mua mới, thanh lý, thay đổi nhóm và khấu hao bao gồm cả khấu hao TSCĐVH; khớp số dư với tài khoản tương ứng. Trong bảng kê cần bao gồm: Nguyên giá đầu kì và cuối kì. Nguyên giá TS mua mới/thanh lý. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ của KH lũy kế. Khấu hao tăng trong kỳ. Khấu hao giảm trong kỳ. TS chuyển nhóm. X X X 2 √ Đối với những TS tăng hoặc giảm có giá trị lớn, kiểm tra hóa đơn, tờ trình, quyết định tăng/giảm, biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, biên bản giao nhận hàng hóa, thiết bị,... X X X X  X 3  √ Kiểm tra chứng từ liên quan đến tiền thuê TS và những thay đổi quan trọng đối với các giao dịch sửa chữa, bảo dưỡng và những chi phí khác để xem liệu chúng có được vốn hóa trở thành TS hay không. X X X 4  √ Kiểm tra sự hợp lý của khấu hao, liên hệ với chính sách ké toán của doanh nghiệp hoặc xem liệu khấu hao có hợp lí so với khung báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đang áp dụng hay không, với sự mong đợi của lãnh đạo công ty hay không. X 5  √ Sử dụng thông tin thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán để xác định xem liệu rằng lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận diện một cách chính xác và đầy đủ các yếu tố làm giảm giá trị TS. X Thủ tục phân tích 6 √ So sánh các tài sản theo từng loại với kỳ trước và nghiên cứu kĩ những biến động không mong muốn (hoặc mong muốn nhưng không xảy ra) x x  x 7 √ Thực hiện thủ tục phân tích hoặc tính toán lại cụ thể để kiểm tra sự hợp lý của chi phí khấu hao. 8 √ Ước tính lại chi phí khấu hao dựa trên cơ sở khấu hao kì trước, tài sản tăng, tài sản giảm trong kỳ. Kiểm tra chi tiết 9 √ Thu thập hoặc thiết kế bảng tổng hợp theo dõi TSCĐ theo từng nhóm TS. Kiểm tra tính chính xác của thông tin kế toán ghi chép. Đối chiếu số liệu với sổ cái và sổ chi tiết tương ứng Nghiên cứu kĩ nhưng TS có số dư lớn trong danh sách đã được đối chiếu. X X 10 √ Khớp sổ đăng kí TSCĐ với bảng cân đối kế toán X X 11 √ Thu thập bảng kê TS tăng trong kì, so sánh với số liệu tương ứng của năm trước. X X 12 √ Với tất cả các TS tăng có giá trị lớn hơn TE, kiểm tra các chứng từ liên quan (hợp đồng mua, chứng từ thanh toán, các chứng từ liên quan khác) để xem xét giá trị đã được kế toán ghi nhận. Kiểm tra lại tính hợp lí của thời gian sử dụng hữu ích đã được kế toán xác định. X X X X 13 √ Với các tài sản thanh lý, nhượng bán có giá trị lớn hơn TE, kiểm tra các chứng từ liên quan nhằm thẩm định lại quy trình và xác định rằng nguyên giá và giá trị khấu hao đều đã được loại trừ khỏi những ghi chép của kế toán. Tính lại lỗ/lãi từ thanh lý, nhượng bán, so sánh với giá trị đã được ghi nhận. X X X 14 √ Kiểm tra chứng từ kế toán của những chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.. lớn hơn 50 triệu nhằm nhận diện những chi phí có khả năng được vốn hóa, ghi tăng giá trị tài sản. So sánh số dư với năm trước và xem xét tất cả các thay đổi không mong muốn. X X X 15 √ Phỏng vấn về tỷ lệ khấu hao đang được khách hàng sử dụng và tính nhất quán của phương pháp khấu hao. X X 16 √ Kiểm tra cách tính khấu hao, phương pháp tính và thời gian sử dụng hữu ích đang áp dụng; So sánh những số liệu đang kiểm tra xem liệu các yếu tố trên có được áp dụng giống như trong kì kế toán trước. X 17 √ Kiểm tra thực tế sự hiện hữu của TS và sự đánh giá lại TS. X X 18 √ Giả sử cá TS thuê tài chính không được phản ánh trên bảng cân đối, giải thích và liên hệ số liệu đó tới những thay đổi có thể xảy ra, ghi chú lại nhưng thay đổi đó. X X X X 19 √ Xem xét tài khoản TSCĐ và các tài khoản liên quan trong sổ cái và nghiên cứu những biến động bất thường. X X 20 √ Xem xét thư xác nhận của ngân hàng, khách hàng nợ, biên bản, thỏa thuận, và các chứng từ khác chứng minh cho quyền nắm giữ TS thế chấp của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thế chấp TS để vay vốn ngân hàng. Đảm bảo rằng doanh nghiệp đã đưa ra những thuyết minh cần thiets đối với TS ấy. X X 21 √ So sánh với giá thị trường để vốn hóa các TS tự xây dựng, sản xuất của doanh nghiệp. X X 22 √ Kiểm tra cách tính cảu tỷ lệ vốn hóa (nếu áp dụng) X 23 √ Đảm bảo rằng TS được ghi chép một cách hợp lý và các thuyết minh liên quan được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính. X 24 √ Kiểm tra xem liệu rằng các tài sản cố định xây dựng hoàn thành trong năm nay đã được chuyển sang TSCĐ. X X Kết luận: Chúng tôi đã hoàn tất cả các bước công việc đã lập liên quan tới tài sản cố định, quy trình cụ thể được mô tả trong phương pháp kiểm toán GAMx (Nếu thủ tục cơ bản chưa được hoàn thành thì thủ tục thay thế sẽ được thực hiện).  Căn cứ vào các đánh giá về rủi ro và kết quả của các thủ tục thực hiện ở trên, chúng tôi tin rằng các thủ tục đã thực hiện là phù hợp với các cơ sở dẫn liệu và các đánh giá về rủi ro tương ứng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Alvin A.Arens, James K.Loebbecke (2003) Auditing – an integrated approach, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey CAT paper 8, Implementing audit procedures (2009), BPP Learning Media PGS. TS. Nguyễn Văn Công (2006) Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Công ty TNHH Ernst&Young Tài liệu đào tạo thực tập viên. Ernst&Young Global Review 2009 Ernst&Young Global Transparency Report 2009 GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (2006) Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội PGS. TS. Nguyễn Văn Công (2005) Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. Website: www.ey.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31561.doc
Tài liệu liên quan