Chuyên đề Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán thực hiện

PHẦN I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 5 I- KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1- Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính 5 2- Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính 5 3- Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán 7 II- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8 1- Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 8 2. Thực hiện kiểm toán 22 3. Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán 26 PHẦN II 33 THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN 33 I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN - TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 33 1. Quá trình hình thành và phát triển 33 2.Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán 34 3. Tổ chức công tác quản lý kinh doanh của Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán 37 4. Tổng quan quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán 39 Sơ đồ quy trình 39 5. Kết quả hoạt động kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán 41 6. Một vài phương hướng hoạt động kinh doanh 42 II - THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 43 1 – Điều tra khách hàng 44 2- lập kế hoạch kiểm toán 44 4. Kết thúc kiểm toán 73 PHẦN III 80 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ VIỆC HOÀN THIỆN 80 KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SACO 80 I. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠỊ SACO 80 1. Về tổ chức hoạt động của Công ty SACO 80 2. Về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 81 II. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SACO 83 1. Sự cần thiết hoàn thiện theo quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 83 2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty SACO 85 KẾT LUẬN 90

doc130 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 7. Sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. 8. Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan. II- MỤC TIÊU 1.Các nghiệp vụ liên quan đển thu chi tiền đều được ghi sổ và đúng số tiền trên chứng từ gốc. 2. Xác định xem số dư tiền mặt và tiền gửi hiện có phải thuộc về công ty và đã được ghi chép đầy đủ và chính xác. 3.Xác định xem việc trình bày tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có theo đúng luật định và chuẩn mực kế toán không? III- THỦ TỤC KIỂM TOÁN TT Trình tự Tham chiếu Người thực hiện ký A Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1.Kiểm tra quy chế chi tiêu; thẩm quyền phê duyệt; thủ tục kiểm kê; sổ sách kế toán và việc khoá sổ kế toán cuối kỳ. 2.kiểm tra thủ tục phát hành séc, uỷ nhiệm chi; phân công, phân nhiệm; thủ tục đối chiếu; Xác nhận số dư; Các quy định về lập báo cáo quỹ (ngày, tuần, tháng) 3. Thu thập, lập và cập nhật các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự viết phiếu thu và phiếu chi, kiểm kê quỹ; trình tự quy trình rút tiền gửi ngân hàng, phương pháp hạch toán và thủ tục đối chiếu số dư tiền gửi giữa sổ sách với sổ phụ ngân hàng. 4. Chọn một số phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quỹ tháng, bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng để kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ. Ghi chép các sai sót được phát hiện trên WP. B Phân tích soát xét 1. Phân tích tỷ trọng của số dư tiền gửi trên tổng tài sản; Tỷ trọng phát sinh trên bảng cân đối tài khoản. 2. Phân tích số dư về tiền Việt Nam và ngoại tệ. 3. Phân tích chu trình thu, chi tiền… 4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra những phương pháp và phạm vi mẫu kiểm tra. C Kiểm tra chi tiết 1 Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các sổ sách và báo cáo tài chính Kiểm tra số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 2 Thu thập biên bản kiểm kê quỹ cuối năm. Đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt, xác định nguyên nhân chênh lệch. 3 Thực hiện việc kiểm kê tiền mặt tại thời điểm kiểm toán. Lưu ý nếu quỹ bao gồm cả những chứng từ có giá như: Ngân phiếu, Trái phiếu hoặc vàng, bạc, đá quý thì phải kiểm tra chi tiết để xác định giá trị hợp lý; xem những chứng từ mua bán có liên quan. Căn cứ kêt quả kiểm kê để xác định số dư tại ngày lập bảng cân đối kế toán.Yêu cầu giải trình nếu có sự chênh lệch. 4 So sánh số dư trên sổ quỹ và tiền gửi NH với sổ cái tổng hợp. 5 Thực hiện thủ tục đối chiếu tài khoản tiền gửi ngân hàng - Gửi thư xác nhận số dư TGNH - Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư sổ phụ. Giải thích các khoản chênh lệch lớn (nếu có). Thu thập hoặc tiến hành đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối giữa sổ Cái. 6 Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các tài khoản thấu chi tiền gửi ngân hàng.các khoản lãi phải trả đối với các khoản thấu chi và hồ sơ chứng từ về việc bảo lãnh hay phê duyệt các khoản thấu chi. Kiểm tra các tính hiện hữu của các tài sản thế chấp hay bảo lãnh ghi chép trên sổ sách, chứng từ của công ty. 7 Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi vào ngày cuối kỳ với báo cáo ngân hàng sau ngày khoá sổ. Kiểm tra tài khoản tiền đang chuyển 8 Đối chiếu các séc chưa về tài khoản tiền gửi và các khoản khác (như chuyển khoản,các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ và rút tiền gửi nhập quỹ) với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm tra các khoản tiền đó được ghi chép vào sổ phụ của tháng tiếp sau ngày khoá sổ. Xác minh những séc lớn chưa về trong tháng tiếp sau ngày khoá sổ. Kiểm tra theo dõi tiền gửi ngân hàng để đối chiếu các séc chuyển trả thanh toán cho nhà cung cấp tại ngày khoá sổ với sổ phụ tháng tiếp sau ngày khoá sổ. 9 Soát xét các khoản thu chi trước và sau ngày khoá sổ,ghi chú các khoản lớn hoặc bất thường. Xác minh xem chúng có được ghi vào đúng kỳ hay không? 10 Các thủ tục khác: Xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản tiền ngoại tệ, đối chiếu với sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá; đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ. Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghệp vụ đó trong kỳ. Xem xét và yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng của các nghịêp vụ phát sinh có liên quan đến bên thứ ba. Chú ý các khoản thường ghi thiếu như lãi tiền gửi, lệ phí ngân hàng, các khoản thu hoặc chi tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo có hoặc báo nợ của ngân hàng. Chú ý đến tính chất hợp pháp, hợp lý của chứng từ về mặt bảo đảm các yếu tố cơ bản của chứng từ, có đầy đủ chứng từ gốc chứng minh hay không. D Kiểm tra bổ xung IV- KẾT LUẬN KIỂM TOÁN: 1. Điều chỉnh số liệu: 2. Nhận xét kiến nghị: a. Quy định hiện hành: Căn cứ vào những lỗi còn tồn tại của khách hàng để trích dẫn. b. Kiểm tra thực tế: Các lỗi còn tồn tại của khách hàng. c. Ảnh hưởng của những tồn tại: d.Ý kiến đề xuất của kiểm toán: 3 – Thực hiện kiểm toán Trên cơ sở những định hướng đã được thiết kế trong kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ triển khai thực hiện các bước kiểm toán chi tiết. Cụ thể, kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập, đánh giá các bằng chứng, phát hiện các sai sót trên các tài khoản, từ đó kiểm tra các định hướng ban đầu về mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Các bước công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Giai đoạn thực hiện kiểm toán BCTC của Công ty SACO Kiểm tra tổng quát BCTC Thực hiện thủ tục kiểm toán Thực hiện thủ tục phân tích Thực hiện kiểm tra chi tiết 3.1. Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính Để công việc kiểm toán được tiến hành một cách thuận lợi, kiểm toán viên phải có một sự đảm bảo rằng mọi số liệu báo cáo tài chính phải khớp đúng. Nếu như, giữa các số liệu không khớp nhau, kiểm toán viên phải yêu cầu kế toán viên xem xét lại. Ngoài việc đối chiếu chỉ tiêu kế toán trên các báo cáo tài chính, kiểm toán viên cũng phải tiến hành xem xét các vấn đề khác như: việc lập báo cáo tài chính có phù hợp với quy định của Bộ tài chính và các nguyên tắc kế toán không? Các số liệu kế toán có phản ánh đúng tình hình hoạt động của khách hàng hay không? Đối với các số liệu trên bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên tiến hành việc so sánh cộng dồn các chỉ tiêu: - Đối chiếu số dư đầu kỳ của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán năm nay với số dư cuối kỳ của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán năm trước đã được kiểm toán. Về nguyên tắc, các số liệu phải khớp nhau. - Đối chiếu tổng tài sản với tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán năm nay, trong đó tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. - Kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu tổng hợp trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Nguồn vốn + Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu; Các khoản phải thu = phải thu khách hàng + phải thu nội bộ + phải thu khác… Sau khi tiến hành đối chiếu so sánh và quan sát đối với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán taị Công ty A và cho niên độ kế toán năm 2003, kiểm toán viên có được sự đảm bảo rằng mọi số liệu đã khớp đúng không có sự nhầm lẫn. * Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các mối quan hệ: - Đối chiếu các chỉ tiêu tên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm nay với số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. - Kiểm tra việc tính toán một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003. Cụ thể, lãi gộp = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán; Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + lợi nhuận khác. Sau khi tiến hành đối chiếu so sánh và quan sát, kiểm toán viên có được sự đảm bảo rằng số liệu đã khớp đúng, không có chênh lệch kiểm toán. 3.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát Thủ tục kiểm soát là những trắc nghiệm kiển toán chủ yếu, trắc nghiệm đạt yêu cầu công việc được thiết kế để giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Cụ thể các bằng chứng kiểm toán chứng minh được: - Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu. - Hoạt động kiểm soát đã được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế thực tế, bằng chứng về sự hiện hành hữu hiệu này liên quan đến cách thức áp dụng các hoạt động kiểm soát về tính nhất quán trong quá trình áp dụng và đối tượng áp dụng những hoạt động đó. Kiểm toán viên áp dụng phương pháp cụ thể như điều tra phỏng vấn để thu thập những bằng chứng kiểm toán tin cậy. Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật chủ yếu, kiểm toán viên lưu hồ sơ và xem xét ảnh hưởng của những phát hiện qua kiểm tra đến lựa chọn các phép thử đối với mỗi hoạt động kiểm tra. Nhìn chung, về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A đã thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước cũng như quy định của Tổng công ty, đáp ứng được yêu cầu về công tác kế toán và quản lý tài chính tại đơn vị. Vì vậy, kiểm toán viên có thể thu hẹp phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trong quá trình thực hiện kiểm toán. 3.3. Thực hiện thủ tục phân tích (quy trình phân tích) Trong giai đoạn này, SACO tiến hành các thủ tục phân tích chi tiết. Kết quả của thủ tục này được dùng cho việc xác định các thủ tục kiểm toán tiếp theo, thông thường việc thực hiện thủ tục phân tích được tiến hành theo các bước sau: Phát triển mô hình; xem xét tính tin cậy và độc lập của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ; ước tính giá trị và so sánh giá trị ghi sổ; phân tích nguyên nhân chênh lệch; xem xét những phát hiện qua kiểm toán. Sau khi xác định được mô hình phân tích, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin cũng như số liệu để tính toán, những thông tin này phải được xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ. Việc xem xét cần đánh giá trên nhiều mặt để có được kết quả chính xác nhất. Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ. Từ mô hình được xây dựng, kiểm toán viên tiến hành xác định ước tính thông qua các phương trình xây dựng ở giai đoạn trước. Giá trị ước tính này sẽ được so sánh với giá trị ghi sổ. Chênh lệch phát sinh sẽ phải được xem xét nguyên nhân từ đó xác định được hướng kiểm toán ở giai đoạn sau. Phân tích nguyên nhân chênh lệch là bước đánh giá chủ yếu dựa vào phân toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nếu như chênh lệch không giải thích được kiểm toán viên phải xem xét lại giả định và mô hình tính toán và có thể giải quyết bằng việc kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích là một thủ tục mà các kiểm toán viên ở SACO sử dụng rất nhiều và đã đem lại những hiệu quả quan trọng trong công tác kiểm toán Báo cáo tài chính. Từ kết quả của các thủ tục phân tích kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán chi tiết nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán hữu hiệu. Bảng 1: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Chi phí sản suất,kinh doanh theo yếu tố của Công ty A: Yếu tố chi phí Số tiền 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37.129.913 2. chi phí nhân công 803.662.586 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 157.011.872 4. chi phí dịch vụ mua ngoài 358.588.083 Tong đó:- tiền điện, nước 36.914.195 - tiền điện thoại 48.653.831 -tiền thuê tụ sở 100.923.635 - mua tài liệu 4.704.333 5. chi phí khác bằng tiền 146.115.801 Tổng cộng 1.502.508.225 Bảng2: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty A: Chỉ tiêu Phương tiện TV Máy móc,thiết bị Tổng cộng I. nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 429.240.000 366.848.171 796.188.171 2.Số tăng trong kỳ: 428.470.740 428.470.740 Mua sắm mới: 192.940.760 192.940.760 Điều chuyển nội bộ TCT 235.529.980 235.529.980 3. Số giảm trong kỳ 4. Số cuối kỳ 429.240.000 795.418.911 1.224.658.911 II. Giá trị đã hao mòn : 1. Đầu kỳ 254.125.125 33.722.253 287.847.378 2. Tăng trong kỳ 42.924.000 114.087.872 157.001.872 3. Số cuối kỳ 297.049.125 250.173.280 547.222.405 III. giá trị còn lại: 1. Đầu kỳ 92.048.632 366.099.862 458.148.494 2. Cuối kỳ 79.434.508 598.001.998 677.436.506 Bảng3: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Tình hình thu nhập của CBCNV của Công ty A: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Năm nay Năm trước 1. Tổng tiền lương 846.000.000 757.933.000 165.000.000 2. Tiền thưởng 0 0 0 3. Tổng thu nhập 846.000.000 757.933.000 165.000.000 4. Tiền lưong bình quân 1.800.000. 1.800.000 1.438.940 5. Thu nhập bình quân 1.800.000. 1.800.000. 1.438.940 Bảng4: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Tình hình tăng , giảm nguồn vốn chủ sử hữu của Công ty A: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ 1. Nguồn vốn kinh doanh 941.202.320 192.940.760 1.134.134.080 2. Nguồn vốn đầu tư XDCB 627.860.472 0 192.940.760 434.919.712 - Ngân sách Nguồn tự bổ sung 627.860.472 0 192.940.760 434.919.712 3. Quỹ khác 0 0 0 0 -Quỹ K thưởng,PL Bảng5: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Các khoản phải thu và nợ phải trả của Công ty A Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tổng số Trong đó số quá hạn Tổng số Trong đó số quá hạn 1. Các khoản phải thu - Phải thu từ khách hàng 46.870.862 378.201.068 - Trả trước cho người bán 191.695.000 0 147.695.000 - Cho vay - Phải thu tạm ứng 12.985.700 17.694.802 - Phải thu nội bộ - Phải thu khác 39.902.552 7.694.802 2. Các khoản phải trả 2.1 Nợ dài hạn - Vay dài hạn - Nợ dài hạn 2.2 Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Phải trả cho người bán 126.451.283 679.728.496. Người mua trả trước 301.500.000 456.101.800 - Doanh thu nhận trước 0 - Phải trả CNV 19.108.135 45.554.593 - Phải trả thuế 853.084 2.999.701 - Các khoản nộp Nhà nước - Phải trả nội bộ 262.288.425 277.695.066 - Phải trả khác 214.440.034 200.141.179 Bảng 6: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Trên bảng cân đối kế toán của Công ty A Khoản mục Số tiền Chênh lệch Năm 2002 Năm 2003 VNĐ % 1. Tiền 1.001.901.125 898.933.924 102.967.201 10.27 Tiền mặt 60.062.959 25.330.081 34.732.878 57.82 Tiền gửi ngân hàng 941.838.166 873.603.843 68.234.323 7..24 2. Các khoản mục phải thu 304.088.966 539.987.183 -235.898.217 -77.57 3. Hàng tồn kho 729.215.364 817.687.691 -88.472.327 -12.13 4. Tài sản lưu động khác (Tạm ứng) 38.919.381 329.045.671 -290126290 -745.45 5. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 405.977.638 677.436.506 -271458868 -66.86 6. Nợ phải trả 924.640.961 1.662.220.835 737579874 -79.76 7. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.555.461.513 1.614.896.140 59.434627 -3.82 Bảng 7: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty A Khoản mục Số tiền Chênh lệch Năm 2002 Năm 2003 VNĐ % 1. Doanh thu thuần 4.409.008.580 4.409.008.580 42.756.876.040 2269.17 2. Giá vốn hàng bán 4.188.488.479 4.188.488.479 33.518.165.084 306.13 3. Lợi nhuận gộp 220.520.101 220.520.101 9.238.710.955 187.17 4. Chi phí bán hàng 0 0 0 0 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 199.518.043 199.518.043 3.477.640.420 292.03 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 21.002.058 21.002.058 5.761.070.536 153.83 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (5.168.710) (5.168.710) 0 0 8. Lợi nhuận thuần tư hoạt động bất thường 0 0 -52.080.886 -108.38 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 15.833.348 15.833.348 5.952.519.336 158.35 10. Thuế phảI nộp 0 0 0 0 11. Lợi nhuận sau thuế 15833.348 15833.348 3.942.310.739 167.97 Bên cạnh việc phân tích chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hoặc Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, Công ty SACO còn áp dụng các tỷ suất tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Bảng 8: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình Hoạt động kinh doanh của Công ty A Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1. Bố trí cơ cấu vốn - TSCĐ/Tổng tài sản (%) 16,36 20,07 - TSLĐ/Tổng tài sản (%) 83,36 79,32 2. Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%) 13,88 16,21 - Tỷ suất lợi nhuận/Vốn (%) 8,67 10,81 - Tỷ suất lợi nhuận/TSCĐ (%) 7,03 10,71 - Tỷ suất lợi nhuận/TSLĐ (%) 7,64 17,29 3. Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng tài sản (%) 37,.28 50,72 - Khả năng thanh toán (%) + Tổng quát: TSLĐ/Nợ ngắn hạn (lần) 2,24 1,56 + Thanh toán nhanh: Tiền hiện có/Nợ ngắn hạn (lần) 1,08 54,08 Sau khi áp dụng các thể thức phân tích; kiểm toán viên đưa ra nhận xét sơ bộ về sự phù hợp của Báo cáo tài chính và của từng khoản mục. Khả năng sai sót thường xảy ra với các khoản mục có biến động lớn hoặc có xu hướng bất thường. 3.4. Thực hiện kiểm tra chi tiết Hầu hết các khách hàng đều quan tâm đến giá phí để xem xét liệu có tiến hành kiểm toán hay không. Đối với khách hàng mới, Công ty phải tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng rồi mới đưa ra giá phí kiểm toán cho phù hợp, riêng đối với khách hàng cũ thì giá phí kiểm toán sẽ dựa trên giá phí của năm trước và có xem xét đến sự phát triển của đơn vị khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh. Trong phạm vi chuyên đề này nội dung kiểm tra chi tiết chỉ đề cập đến một số khoản mục có mức biến động tương đối lớn như: (tiền mặt giảm 57,82% tiền gửi ngân hàng giảm 7,24%) 3.4.1. Tài khoản Tiền mặt (TK111) Đối với Công ty A Kiểm tra chi tiết khoản mục tiền mặt bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: - Kiểm tra số liệu tổng hợp: + Kiểm tra tính có thật của tiền mặt tại quỹ tại thời điểm 31/12/2003 bằng cách đối chiếu số liệu tiền mặt trên Bảng cân đối kế toán với biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. Kết quả đối chiếu cho thấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán khớp với Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. + Kiểm tra tính hợp lý đối với khoản mục tiền mặt: Cụ thể, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối kế toán với số liệu trên sổ cái tài khoản tiền mặt và số liệu trên Sổ quỹ. Bảng 9: Bảng tổng hợp Sổ cái tài khoản Tiền mặt CÔNG TY KIỂM TOÁN &DVTCKT PHÒNG NGHIỆP VỤ II Số lưu trong hồ sơ kiểm toán: A Số file lưu: KIỂM TRA TỔNG QUÁT Năm tài chính: 2003 Soát xét Thực hiện Tên,ký Ngày Tên,ký Ngày Khách hàng: Công ty A Khoản mục: Tài khoản 111 THÁNG NỢ CÓ THAM CHIẾU Dư đầu kỳ 60.062.959 Đối chiếu với BCTC năm 2002 đã được kiểm toán xác định Tháng 1 190.223.086 187.515.121 Tháng 2 43.156.273 24.134.000 Tháng 3 114.583.370 68.169.638 Tháng 4 84.565.215 102.531.851 Tháng 5 65.874.954 80.185.387 Tháng 6 71.315.854 51.649.195 Tháng 7 82.199.975 55.164.973 Tháng 8 63.988.156 67.846.228 Tháng 9 91.189.684 131.428.855 Tháng 10 191.435.789 153.184.097 Tháng 11 66.082.938 65.165.415 Tháng 12 92.621.170 159.987.054 Cộng PS 1.157.236.996 1.191.969.874 Đã đối chiếu với Sổ Cái, Sổ chi tiết Dư Cuối kỳ 25.330.081 Đã đối chiếu với BCTC, Biên bản kiểm kê Tiền mặt 31/12/2003, sổ quỹ - Kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt + Kiểm tra tính có thật của các khoản thu chi tiền mặt: Để kiểm tra tính có thật của các khoản thu chi tiền mặt, kiểm toán viên chọn ra trên Sổ quỹ một số nghiệp vụ thu chỉ tiền mặt theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên sau đó thực hiện đối chiếu với các hoá đơn chứng từ về ngày tháng, số tiền, nội dung nghiệp vụ. + Kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi sổ Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên một số chứng từ thu chi tiền mặt, sau đó đối chiếu với Sổ quỹ và Sổ cái xem các nghiệp vụ đó có được ghi sổ một cách đầy đủ hay không? Bảng dưới đây là minh hoạ cho việc kiểm tra tính có thật của các khoản thu chi tiền mặt của Công ty A Bảng 10: Bảng kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt CÔNG TY KIỂM TOÁN & DVTCKT PHÒNG NGHIỆP VỤ II Số lưu trong hồ sơ kiểm toán:A KIỂM TRA CHI TIẾT Số file lưu: CÁC CHỨNG TỪ CHỌN MẪU Năm tài chính:2003 Soát xét Thực hiện Tên,ký Ngày Tên,ký Ngày Khách hàng:Công ty A Tên tài khoản: TK 111 Nguyên tắc chọn mẫu: Chứng từ Nội dung kinh tế Số tiền Mô tả kiểm tra Số NT PC82 9/10 Thanh toán tiền sửa chữa ô tô 8.740.600 Không có hoá đơn, giấy biên nhận PT05 31/10 Chi tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng 7.200.000 PC12 6/11 Nộp tiền điện thoại do gọi vượt mức quy định 1.875.480 Có biên bản thoả thuận PC24 28/11 Chi tiền cho 2 cán bộ đi công tác hầm hải vân 3.430.426 Có HĐ GTGT PC16 15/12 Chi sửa chữa máy điều hoà của cơ quan 3.558.000 Không có hoá đơn và giấy biên nhận PC26 31/12 Nguyễn Văn Cường mua máy ĐTDĐ 4.200.000 Có giấy đề nghị xin thay máy ĐT PC27 31/12 Nộp quỹ phòng chống lụt 2.640.000 Có biên lai thu PC23 9/01 Chi tiền mua đồ dùng văn phòng 12.600.000 Có hoá đơn và Tờ trình Qua việc kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt, kiểm toán viên rút ra một số nhận xét sau: Một số khoản chi tiền sửa chữa ô tô không có hoá đơn đính kèm như PC082, Ngày 9/1 chi sửa chữa ô tô . Số tiền: 8.740.600VNĐ 3.4.2. Tài khoản Tiền gửi ngân hàng (TK 112) Với Công ty A - Kiểm tra số liệu tổng hợp: + Kiểm tra tính có thật của tài khoản tiền gửi ngân hàng: kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách của đơn vị vơí số liệu trên sổ phụ ngân hàng. Nội dung kiểm tra được lưu lại trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng 11: Bảng kiểm tra tổng hợp tài khoản tiền gửi Ngân hàng CÔNG TY KIỂM TOÁN & DVTCKT PHÒNG NGHIỆP VỤ II KIỂM TRA TỔNG QUÁT Số lưu trong hồ sơ kiểm toán: A Khách hàng: Công ty A Số file lưu: Khoản mục: TK 112 Năm tài chính: 2003 Soát xét Thực hiện Tên,ký Ngày Tên,ký Ngày Chỉ tiêu 01/01/2002 31/12/2002 Số dư TK TGNH 234.546.532 252.848.8120 Tiết kiệm điện 68.661.498 54.654.565 Đã đối chiếu với sổ phụ Ngân hàng + Kiểm tra tính hợp lý của số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng cách đối chiếu trên Bảng cân đối kế toán, sổ cái và sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng với nhau. Sau khi thực hiện thủ tục này kiểm toán viên nhận thấy không có sự chênh lệch kiểm toàn nào. - Kiểm tra chi tiết chứng từ Tiền gửi ngân hàng: Việc kiểm tra chi tiết chứng từ tiền gửi Ngân hàng cũng được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu như đối với kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt. Việc đối chiếu được thực hiện với các Giấy nợ và Giấy báo có của Ngân hàng. Nội dung kiểm tra chi tiết được trình bày trên bảng sau: Bảng 12: Bảng kiểm tra chi tiết chứng từ tiền gửi Ngân hàng CÔNG TY KIỂM TOÁN &DVTCKT Số lưu trong hồ sơ kiểm toán:A PHÒNG NGHIỆP VỤ II Số file lưu: Năm tài chính:2003 Soát xét Thực hiện Tên,ký Ngày Tên,ký Ngày KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC CHỨNG TỪ CHỌN MẪU Khách hàng: Công ty A Tên tài khoản: TK 112 Nguyên tắc chọn mẫu: Chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú SH NT 48224 13/1 Chuyển tiền cho cán bộ đi công tác 1.524.400 Mất hoá đơn nhận tiền từ ngân hàng 48238 25/12 Chuyển tiền mua thiết bị của công ty toàn thắng 3.843.985 Bản thanh lý hợp đồng thiếu chữ ký của Công ty A Nhìn chung các chứng từ ngân hàng được lưu trữ tập hợp một cách khoa học, đầy đủ. Tuy nhiên có một số nghiệp vụ chứng từ chưa hoàn chỉnh như: Uỷ nhiệm chi 48238 ngày 25/12 chuyển tiền mua thiết bị tư từ Công ty toàn thắng Bản thanh lý Hợp đồng chưa có chữ ký của bên A. 4. Kết thúc kiểm toán Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán, là bước hoàn tất một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường, việc kết thúc kiểm toán được thực hiện theo trình tự như sau: - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính. - Soát xét Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. - Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) - Họp đánh giá kết quả cuộc kiểm toán. 4.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính Để soát xét các sự kiện ngày lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành thẩm vấn Ban quản trị, xem xét các Biên bản họp hay quyết định của Ban Giám đốc, xem xét các sổ sách chứng từ có liên quan được lập sau ngày kết thúc niên độ để thu thập các thông tin, các sự kiện quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính đã kiểm toán. Đối với Công ty A sau khi thực hiện các thẩm định bổ xung, kiểm toán viên không thấy có sự kiện nghiêm trọng nào xảy ra, tình hình thanh toán của khách hàng vẫn được đánh giá tốt. Đồng thời, kiểm toán viên cũng thu thập bản giải trình của Ban giám đốc. 4.2. Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán (hoặc Trưởng nhóm kiểm toán) thực hiện kiểm tra, soát xét các giấy tờ làm việc mà các kiểm toán viên đã lập để tiến hành đánh giá bằng chứng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán cũng thực hiện việc soát xét, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc tìm hiểu các giấy tờ làm việc, phát hiện ra những điều chưa hoàn thiện, từ đó yêu cầu kiểm toán viên tiếp tục sửa chữa hay bổ sung. Trong những trường hợp quan trọng, Ban Giám đốc SACO sẽ trực tiếp xem xét những tài liệu, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu kiểm toán trọng yếu. Mục đích của việc soát xét, kiểm tra giấy tờ làm việc của kiểm toán viên nhằm đánh giá: - Sự phù hợp giữa tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng với kết quả kiểm toán. - Việc tuân thủ quy trình kiểm toán của SACO trong quá trình kiểm toán cũng như tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận. - Kết quả đạt được của mục tiêu kiểm toán đề ra và tính đầy đủ, thích hợp của các Giấy làm việc được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán. Ngoài ra, những kết quả thu được từ việc kiểm toán, đánh giá các giấy làm việc của kiểm toán viên chính là căn cứ để lập Báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác khi kết thúc cuộc kiểm toán. Trong cuộc kiểm toán tại Công ty A, sau khi thực hiện soát xét của Trưởng nhóm kiểm toán, cho thấy kiểm toán viên thực hiện tốt việc kiểm toán Báo cáo tài chính, không có điểm nào đáng phải bổ sung. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán cũng tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả kiểm toán, đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng về toàn bộ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 4.3. Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) Kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp các bằng chứng và các kết quả thu được để lập báo cáo kiểm toán. Trước khi phát hành chính thức báo cáo kiểm toán, SACO đều tiến hành lập các dự thảo báo cáo gửi cho Công ty để họ xem xét và đưa ra ý kiến của mình. Các vấn đề còn tồn tại của Công ty A sẽ được đưa vào Thư quản lý gửi riêng cho ban quản lý của khách hàng để giúp họ hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ và công tác tài chính kế toán của mình. Nếu Ban Giám đốc của Công ty A không có thêm những giải trình hoặc ý kiến gì thì kiểm toán viên sẽ lập ra báo cáo kiểm toán chính thức. Dựa trên những thoả thuận giữa Công ty SACO và Công ty A, trưởng nhóm kiểm toán lập và ký Báo cáo kiểm toán rồi trình Giám đốc ký duyệt và đóng dấu, sau đó công bố chính thức. Thư quản lý được phát hành cùng với Báo cáo kiểm toán, là đặc thù của loại hình kiểm toán độc lập mà loại hình kiểm toán khác không có (mẫu Thư quản lý: Biểu số 5). Nội dung của thư quản lý thông báo cho Công ty A về những sai sót mà kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán và những sửa đổi nên có tác dụng đối với cả hai phía. Sau khi đánh giá kết quả kiểm toán và có sự điều chỉnh của hộ theo yêu cầu của kiểm toán viên, SACO thấy không có điểm ngoại trừ trọng yếu nào về việc áp dụng hợp lý các nguyên tắc kế toán và không có sự giới hạn nào về phạm vi kiểm toán nên đã phát hành báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần (Biểu số 4). Báo cáo kiểm toán do 02 người có phụ trách nhiệm cao nhất ký: người soát xét (thường là Giám đốc hoặc các Phó Giám đốc) và trưởng nhóm kiểm toán. Biểu số 4: Báo cáo kiểm toán của SACO về báo cáo tài chính của Công ty SACO Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kể toán Số: 05/02/BCTCB- KTTV BÁO CÁO KIỂM TOÁN Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY A TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2003 của Công ty A được lập ngày 31 tháng 12 năm 2003. Trách nhiệm đối với các tài liệu và số liệu của Báo cáo tài chính thuộc về Ban giám đốc công ty A. trách nhiệm của chúng tôi là trình bày ý kiến của mình về Báo cáo tài chính dựa trên công việc kiểm toán. Căn cứ để kiểm toán là Hệ thống kế toán (bao gồm Hệ thống tài khoản kế toán, Báo cáo tài chính, Báo cáo kế toán nội bộ áp dụng đối với các đơn vị thành viên và Tổng Công ty) ban hành kèm theo Quyết định số 167/2000QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Tổng Công ty Xây Dựng Sông Đà đã được bộ tài chính chấp thuận mà đơn vị đang áp dụng. Mục tiêu kiểm toán được xác định theo phạm vi của cuộc kiểm toán mà Ban giám đốc đã chỉ định, nhằm đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực và hơp lý của các chỉ tiêu Báo cáo tài chính năm 2003, dựa trên các bằng chứng kiểm toán và các cơ sở pháp lý hiện hành được thừa nhận ở Việt Nam. Việc kiểm toán được tiến hành theo hướng dẫn của Chuẩn mực Quốc tế về kiểm toán và các Chuẩn mực, Quy chế kiểm toán Việt Nam hiện hành. Các chuẩn mực và Quy chế trên đòi hỏi chúng tôi phải lập kế hoạch và tiến hành công việc kiểm toán, bao gồm việc xem xét trên cơ sở kiểm tra bằng chứng của các số liệu và nội dung công bố trên Báo cáo tài chính. Công việc này cũng bao gồm sự đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng cùng cách trình bày Báo cáo tài chính một cách tổng thể. Chúng tôi tin rằng, các công việc đã thực hiện sẽ tạo ra những cơ sở hợp lý cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. Theo ý kiến chúng tôi, xét trên mọi phương diện trọng yếu, Báo cáo tài chính đã phản ánh hợp lý tình hình tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Công ty A, đồng thời phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định có liên quan. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2004 CÔNG TY KIỂM TOÁN SACO GIÁM ĐỐC NGUYỄN THỊ Q (Họ và tên,chữ ký,đóng dấu) Biểu số 5: Thư quản lý áp dụng đối với Công ty A SACO Công ty kiểm toán và Dịch vụ Tài chính kế toán CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……….O0O………. Hà Nội, ngày….. tháng…..năm 2004 THƯ QUẢN LÝ Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY A Trước hết, xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty A đã tin tưởng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các kiểm toán viên của chúng tôi thực hiện việc kiểm toán viên báo cáo tài chính lập cho năm 2003 của Công ty A. Công việc kiểm toán đã hoàn thành, ý kiến của chúng tôi về các Báo cáo tài chính của Công ty đã được trình bày trong Báo cáo kiêm toán số: 05/02 - BTTC - KTTV ngày 18 tháng 02 năm 2003. Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã kiểm tra, xem xét một số khía cạnh quan trọng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A. Với mục đích trợ giúp đơn vị trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A, chúng tôi xin gửi kèm theo đây một số nhận xét và đề xuất về các vấn đề mà chúng tôi cho rằng sẽ hữu ích cho đơn vị. Những vấn đề trình bày sau đây được chúng tôi rút ra từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thông thường, chủ yếu nhằm giúp chúng tôi đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2003. Do đó những ý kiến của chúng tôi không bao gồm tất cả các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mà một cuộc kiểm toán đặc biệt có thể đưa ra. Chúng tôi hy vọng rằng các vấn đề đã được nêu sẽ giúp đỡ Công ty A trong việc hoàn thiện công tác kế toán cũng như công tác quản lý của mình. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty A, các cán bộ công nhân viên của Công ty A đã hợp tác giúp đỡ và tạo các điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Chúng tôi luôn mong muốn duy trì và phát triển mỗi quan hệ hợp tác tốt đẹp đã được thiết lập giữa chúng ta trong hiện tại cũng như trong tương lai. Trân trọng. Nguyễn Đăng khanh Phó giám đốc Công ty kiểm toán &Dịch vụ tài chính kế toán PHẦN III MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ VIỆC HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SACO I. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠỊ SACO 1. Về tổ chức hoạt động của Công ty SACO Kiểm toán còn là một nghề một lĩnh vực mới mẻ ở của Việt Nam. Những bước tiến hành kiểm tra một Báo cáo tài chính không thể tránh khỏi những điều chưa hợp lý và thiếu sót. Do công ty mới chuyển từ phòng kiểm toán Tổng công ty thành Công ty Kiểm toán & DVTCKT (gọi tắt là SACO) cho nên phương thức làm việc của công ty phải thay đôỉ cho phù hợp. Nhưng Công ty đã phát huy được những điểm mạnh sau: - Được sự quan tâm của Tông công ty Sông Đà về hoạt động kiểm toán, nên Công ty đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để không ngừng nâng cao hoạ động, chất lượng góp phần vào sự phát triển chung của toàn Công ty. - Cơ cấu tổ chức của Công ty SACO được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý phù hợp với hoạt động kiểm toán giống như các công ty kiểm toán độc lập. - Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo chuyên ngành về tài chính, kế toán, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ kiểm toán một cách chất lượng nhất. - Công tác kiểm toán nội bộ đã được tiến hành nhiều năm, hệ thống kiểm soát nội bộ kể từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên chặt chẽ, có hiệu quả tạo điều kiện cho công tác kiểm toán. - Công ty có một phương pháp kiểm toán hiệu quả và chất lượng; - Nguyên tắc cơ bản được toàn thể SACO thực hiện nghiêm túc: đó là đưa ra ý kiến độc lập khách quan, trung thực hợp lý, giữ bí mật về thông tin. Bên cạnh những điểm mạnh đã phát huy Công ty vẫn còn một số hạn chế như sau: - Chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ của Công ty chưa đạt yêu cầu. Khả năng đào tạo còn hạn chế, chủ yếu đào tạo qua thực tế, chưa ai có chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước. - Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế của Công ty còn nhiều hạn chế. - Công ty chưa được cung cấp các dịch vụ ra bên ngoài như là một công ty kiểm toán độc lập. 2. Về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán của SACO từ khâu chuẩn bị kiểm toán đến việc thực hiện và kết thúc kiểm toán được thực hiện một cách thống nhất đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể, các kiểm toán viên của SACO luôn vận dụng các thủ tục kiểm toán một cách linh hoạt sáng tạo để phù hợp với đặc điểm về lĩnh vực và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi xem xét quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mà SACO đã thực hiện, em có một số ý kiến nhận xét sau: Về tiếp cận với đơn vị Giám đốc Công ty là người trực tiếp thực hiện việc tiếp cận với đơn vị và thoả thuận các điều khoản liên quan tới hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng kinh tế và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 về "Hợp đồng kiểm toán". Về lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán được SACO thực hiện một cách kỹ lưỡng bởi vì đây là bước để hỗ trợ cho việc kiểm toán, có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Công ty SACO đã tuân thủ các quy định về việc lập kế hoạch kiểm toán trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 về "Lập kế hoạch kiểm toán". Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, Công ty SACO đã thực hiện thiết kế chương trình kiểm toán chung cho mọi cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán này đã tạo điều kiện định hướng cho các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Về thực hiện kiểm toán Quá trình thực hiện kiểm toán của SACO được thực hiện theo đúng chương trình kiểm toán mà Công ty kiểm toán SACO đã thiết lập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có sự vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế để có thể xử lý các trường hợp đặc biệt xảy ra. Việc thực hiện kiểm toán bao gồm hai bước đó là tiến hành thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Công ty SACO đã xây dựng được thủ tục phân tích kết hợp cả hai phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Điều này cho phép kiểm toán viên có được cái nhìn tổng quát về toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và các khoản mục trong kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Đối với thục tục kiểm tra chi tiết, Công ty đã thiết kế được hệ thống các kỹ thuật kiểm tra chi tiết tương đối đầy đủ. Kiểm tra chi tiết số liệu được SACO tiến hành từ tổng hợp đến chi tiết kết hợp với phương pháp chọn mẫu phù hợp và có tính đại diện cao trong từng trường hợp cụ thể. Về giai đoạn kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là một giai đoạn quan trọng trong toàn bộ cuộc kiểm toán bởi vì thông qua giai đoạn này kiểm toán viên có thể tổng hợp tất cả các vấn đề mà kiểm toán viên phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết: từ việc soát xét giấy tờ làm việc, giải thích các phát hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Việc soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán, việc soát xét này tạo điều kiện cho trưởng nhóm kiểm toán phát hiện những sai sót của các kiểm toán viên trong nhóm trong quá trình thực hiện kiểm toán, sửa chữa những sai sót và rút kinh nghiệm trong những lần kiểm toán sau. Đồng thời soát xét giấy tờ làm việc nhằm mục đích kiểm toán việc tuân thủ các quy định trong các chuẩn mực kiểm toán. Công việc này thể hiện tính thận trọng của kiểm toán viên để đưa ra ý kiến có độ tin cậy cao về Báo cáo tài chính của đơn vị. Việc tổng hợp kết quả kiểm toán được thể hiện trên một bảng tổng hợp do trưởng nhóm kiểm toán lập, bảng tổng hợp này tổng hợp tất cả các công việc đã được thực hiện và ý kiến của kiểm toán viên về các bước thực hiện đó. Báo cáo kiểm toán của SACO được lập phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700 về "Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính", Báo cáo Kiểm toán được viết ngắn gọn cụ thể, trình bày trung thực hợp lý ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. II. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SACO 1. Sự cần thiết hoàn thiện theo quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Quy chế và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam đã chỉ rõ "Sau khi có xác nhận của kiển toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị là căn cứ cho việc điều hành quản lý hoạt động ở đơn vị cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý tài chính nhà nước xét duyệt tài chính hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức cá nhân xử lý mỗi quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị". Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế tài chính, kiểm toán Báo cáo tài chính là lĩnh vực hoạt động gắn liền với hoạt động tài chính và có vai trò đặc biệt quan trọng hỗ trợ trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới kinh tế hiện nay đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực đòi hỏi phải được xem xét và giải quyết. Hơn nữa sự tham gia của các Công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với các Công ty Kiểm toán trong nước cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Công ty SACO đã tự xây dựng cho mình quy trình kiểm toán báo cáo tài chính riêng dựa trên việc tham khảo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán độc lập để phù hợp với đặc trưng của ngành cũng như của Tổng công ty. Đặc biệt SACO đã vận dụng quy trình kiểm toán và các phương pháp kiểm toán vốn có một cách linh hoạt và sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam. Thực tế về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty SACO đã đi sâu vào từng bước công việc cụ thể: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính. Hoạt động của Công ty SACO ngày càng được mở rộng không chỉ về số lượng mà cả chất lượng của các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Chính vì vậy, hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí và làm tăng hiệu quả cuộc kiểm toán. Hiện nay SACO cũng như các Công ty kiểm toán độc lập khác ở Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khiến cho hoạt động kiểm toán chưa thực sự xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Do vậy, đã đến lúc nhà nước cần phát huy cao độ vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán thông qua các chính sách hướng vào các vấn đề sau: Thứ nhất: Cần sớm ban hành đầy đủ các Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam bởi vì chuẩn mực kiểm toán không chỉ có chức năng hướng dẫn cho tất cả các hoạt động kiểm toán trong nước mà còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán phải phù hợp với điều kiện kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Thứ hai: Xây dựng hành lang pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp đối với kiểm toán viên. Bên cạnh việc sớm ban hành và thống nhất Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán như luật, pháp lệnh về kiểm toán trong đó quy định nguyên tắc tổ chức, đối tượng, nội dung kiểm toán… riêng đối với đối tượng kiểm toán cần phải được kiểm toán viên độc lập xác nhận trước khi công khai. Nâng cao hơn nữa tính pháp lý của Báo cáo kiểm toán. Với một môi trường pháp lý, với các quy định rõ ràng cụ thể sẽ tạo nên sự thống nhất giữa kết quả kiểm tra của cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra nhằm giảm thiểu những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tắc kiểm tra của nhà nước. 2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty SACO Giấy tờ ghi chép của kiểm toán viên - Nhận xét Tài liệu làm việc của kiểm toán viên cung cấp các bằng chứng kiểm toán quan trọng trong quá trình kiểm toán, làm cơ sở hình thành các ý kiến của kiểm toán viên và là minh chứng cho việc tiến hành theo đúng chuẩn mực của cuộc kiểm toán. Ý thức được tầm quan trọng đó, SACO đã xây dựng được những quy định riêng về cách thức tổ chức và lưu trữ tài liệu làm việc, xây dựng hồ sơ kiểm toán hợp lý, thống nhất và khoa học. Hệ thống hồ sơ này không những giúp cho kiểm toán viên ghi chép các công việc thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản mà còn giúp cho trưởng nhóm kiểm toán và Ban Giám đốc dễ dàng hơn trong việc soát xét toàn bộ cuộc kiểm toán. Tuy nhiên qua thực tế xem xét hồ sơ kiểm toán của Công ty A, kiểm toán viên chưa ghi đầy đủ những yếu tố cần thiết trên giấy tờ làm việc. Nhiều giấy tờ làm việc không đánh ký hiệu tham chiếu gây khó khăn cho việc tra cứu, trích rút thông tin và dễ bị thất lạc. Về cách thức ghi chép chưa rõ ràng thì nên viết lại cho rõ ràng hơn, đối với những giấy tờ làm việc còn thiếu các yếu tố cần thiết thì phải bổ sung cho đầy đủ. Thêm vào đó, trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần tiến hành lập bảng tổng hợp các sai sót phát hiện được để xem xét các chênh lệch đã điều chỉnh và chưa được điều chỉnh. Kiểm toán viên cần phải cân nhắc liệu tổng hợp các chênh lệch chưa được điều chỉnh có trọng yếu không và có phải điều chỉnh thêm hay không. Công việc lập kế hoạch kiểm toán - Nhận xét Tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 về "Lập kế hoạch kiểm toán", Công ty SACO cũng hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng mới. Tuy nhiên, qua thực tế kiểm toán tại Công ty A, bản kế hoạch kiểm toán mới chỉ được lập như một bản thông báo về công việc thực hiện, phương pháp cũng như thời gian và lực lượng tiến hành kiểm toán cho khách hàng nhằm tạo sự phối hợp giữa hai bên. Bản kế hoạch này chưa có và hệ thống kiểm soát nội bộ, về đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu theo như hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300. Bên cạnh đó, bản kế hoạch kiểm toán không được lưu cùng với hồ sơ kiểm toán. Những điều này sẽ gây khó khăn cho công việc chỉ đạo, chỉ đạo, giám sát cũng như kiểm tra, soát xét cuộc kiểm toán. - Hướng giải quyết Theo em, Công ty nên áp dụng mẫu kế hoạch kiểm toán như hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300. Tuỳ theo quy mô của khách hàng và tính chất phức tạp của công việc kiểm toán hay phương pháp và kỹ thuật kiểm toán mà hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán có thể thay đổi cho phù hợp. Kế hoạch kiểm toán nên được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách chi tiết sẽ nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, soát xét cũng như cung cấp thông tin cho cuộc kiểm toán năm sau. Vấn đề mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ - Nhận xét Tài liệu mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của từng khoản mục hay bộ phận nói riêng sẽ là những bằng chứng chứng minh mức độ hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Qua thực tế kiểm toán tại Công ty A cho thấy những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được kiểm toán viên thu thập khá đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên những thông tin mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ được lưu rất ít vào hồ sơ kiểm toán, chủ yếu chỉ có một số giấy tờ liên quan như: Bản sao điều lệ hoạt động, quy chế quản lý tài chính, cơ cấu tổ chức bộ máy, các Báo cáo tài chính, Biên bản họp Hội đồng quản trị… những ý kiến khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa được ghi trên giấy tờ làm việc. Nếu ở kỳ kiểm toán sau, công việc kiểm toán được phân công cho người khác thực hiện thì kiểm toán viên kế nhiệm sẽ phải tốn thêm nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu lại các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đã có. - Hướng giải quyết Theo em, các kỹ thuật tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán của SACO. Việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thông qua bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ. Lưu đồ kiểm soát nội bộ là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ. Các kiểm toán viên có thể sử dụng một số ký hiệu chuẩn để mô tả việc theo từng chức năng một cách đơn giản, rõ ràng từng loại nghiệp vụ, trình tự luôn chuyển của từng loại chứng từ cũng như các thủ tục kiểm soát phương pháp lưu đồ thuận lợi chủ yếu vì nó có thể cung cấp một cái nhìn khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, nó rất có ích đối với kiểm toán viên và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá. Một lưu đồ được lập tốt giúp cho việc xác định những thiếu sót bằng cách nêu rõ mỗi liên hệ vận hành của hệ thống. Bên cạnh đó việc sử dụng lưu đồ giúp cho các kiểm toán viên mới tiến hành kiểm toán cho khách hàng dễ dàng hiểu được khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bởi vì trong một nhóm kiểm toán không phải bao gồm toàn bộ các kiểm toán viên đã tiến hành kiểm soát cho khách hàng các năm trước mà còn có sự thay đổi. Thông qua các sơ đồ được biểu diễn, kiểm toán viên sẽ có ngay những hiểu biết phần nào về các thủ tục kiểm soát liên quan tới phần hành mà mình sẽ phải tiến hành kiểm toán. Phương pháp lưu đồ được đánh giá cao hơn vì việc theo dõi một lưu đồ dễ hơn là đọc một bảng tường thuật. Nếu trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ đơn giản thì kiểm toán viên nên sử dụng Bảng tường thuật, bảng tường thuật là sự miêu tả bằng lời văn và hệ thống kiểm soát nội bộ và khi lập kiểm toán viên cần chú ý đến bố cục và cách hành văn cho dễ hiểu. Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể sử dụng Bảng câu hỏi khi tiến hành tiếp xúc, phỏng vấn Ban giám đốc hay nhân viên của khách hàng. Bảng câu hỏi là một hệ thống các câu hỏi được thiết kế sẵn dưới dạng trả lời "Có" hay "Không". Các câu trả lời "Không"sẽ cho thấy những nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Bảng câu hỏi này có thể được dùng như một chương trình kiểm tra chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ qua các tham chiếu. Vấn đề áp dụng công nghệ thông tin - Nhận xét Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển với một tốc độ nhanh chóng và thâm nhập vào mọi hoạt động trong đơì sống xã hội: từ những hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, giáo dục, kinh tế cho đến những hoạt động phục vụ vui chơi giải trí. Hiện nay, tại SACO, Công ty chưa chú trọng đến vấn đề này. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, mặc dù Công ty đã xây dựng được một chương trình kiểm toán khá chặt chẽ nhưng vẫn chưa thiết lập được thành một phần mền kiểm toán giống như của một số các công ty độc lập khác như VACO, AASC… để hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các kiểm toán viên. Vấn đề này đặt ra nhu cầu kiểm toán viên phải được trang bị những thiết bị, phần mềm tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu về thời gian cũng như hiệu quả công việc. - Hướng giải quyết Về vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện kiểm toán, Công ty có thể tự xây dựng hoặc mua của các Công ty nước ngoài một phần mềm kiểm toán để hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập taị Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán đã cho em tiếp cận với công tác kiểm toán báo cáo taì chính, giúp em được tiếp xúc thực tế về những kiến thức đã được học trong nhà trường, từ đó có những hiểu biết sâu sắc về nghề kiểm toán. Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mà em thực hiện. Chuyên đề này ngoài việc tìm hiểu những lý luận chung về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung còn tìm hiểu những thực tế về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán nói riêng. Qua đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị làm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung và của Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán nói riêng. Mặc dù có nhiều cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như về thời gian nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp ý kiên của các thầy cô, Công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các CBCNV của Công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo TS. Lê Thị Hoà người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2038.doc
Tài liệu liên quan