Thanh toán quốc tế là một vấn đề mới mẻ và khá phức tạp, đòi hỏi phải có những kiến thức vững chắc về nghiệp vụ cũng như luật pháp của các địa phương và các thông lệ quốc tế. Trong hoạt thương mại quốc tế không thể tránh khỏi rủi ro, vì vậy hạn chế rủi ro là một vấn đề cần thiết và cấp bách cần phải làm ngay. Nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam đang phát triển trong quá trình đổi mới, đứng trước cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IB mới có chi nhánh và các văn phòng giao dịch tại 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và TP.HCM.
Công ty Xoom là công ty chuyển tiền nhanh của Mỹ được thành lập năm 2001, hiện có mặt tại 19 quốc gia trên toàn thế giới. DN này chủ yếu phát triển dịch vụ nhận và chuyển tiền qua mạng Internet.
Hiện, ngoài VIB, một số ngân hàng thương mại cho biết, họ cũng đang triển khai các dịch vụ kiều hối từ Mỹ về Việt Nam. Hồi tháng 5/2004, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (PNB) cũng chính thức ký kết với ngân hàng Mỹ - Southwestern National Bank - trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối cho khách hàng 2 nước Việt - Mỹ.
Hiện, nguồn kiều hối về Việt Nam ngày càng tăng mạnh và trong số đó, tiền gửi về từ Mỹ chiếm tới 70%. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số kiều hối về Việt Nam năm 2004 khoảng 3,2 tỷ USD.
Trong những năm qua thanh toán quốc tế Việt Nam cũng dã có những đóng góp quan trong giúp cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan:
Báo cáo tình hình thanh toán quốc tế của Việt Nam
1) Hàng nhập khẩu
Năm
2003
2004
2005
2006(ước tính)
PT thanh toán
Nhờ thu (Triệu USD)
1990.6471
1228.5024
2005.1752
1959.9715
Chuyển tiền(Triệu USD)
4037.4293
4470.3555
5505.0063
6442.536
Tín dụng chứng từ (Triệu USD)
8013.0606
9391.8743
11053.878
12935.492
Tổng (Triệu USD)
14051.137
15090.7322
18564.06
21338
Ngoài ra còn một số khoản chuyển tiền phi thương mai khác từ nước ngoài về (kiều hối), và các khoản thanh toán khác cũng góp phần quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Hình 3: Nguồn:ngân hàng nhà nước
Hình 2: Nguồn:ngân hàng nhà nước
Hình 1: Nguồn:ngân hàng nhà nước
2) Hàng xuất khẩu
2003
2004
2005
1- gửi chứng từ đòi tiền
3789.104
6199.862
8400.562
LC(triệu USD)
1246.32
1246.32
1246.32
Nhờ thu(triệu USD)
2542.784
4953.542
7154.242
2 - Thu tiền hàng xuất
3905.294
5209.294
6513.294
LC(triệu USD)
1545.654
2107.654
2669.654
Nhờ thu(triệu USD)
2359.64
3101.64
3843.64
3- Chuyển tiền đến
24549.954
25536.954
26523.954
Biểu đồ: thị phần thanh toán quốc tế - hàng xuất khẩu
Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng không ngừng về số lượng, và xu thế thay đổi trong thanh toán quốc tế cũng tăng dần. Về thanh toán hàng nhập khẩu tăng từ 14 tỷ USD năm 2003 đến 21 tỷ USD vào năm 2006. Như vậy cho thấy sự tin tưởng vào hệ thống thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp đối với các ngân hàng. Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu cũng tăng nhanh trong thời gian qua, cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. không ngừng đổi mới cả về cách thức, cũng như luật pháp, chính sách thương mại quốc tế tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán ngày càng phát triển.
Hiện có khoảng 80 tổ chức kinh tế ở nước ngoài tham gia chuyển tiền về Việt Nam, tập trung ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức… để tạo ra bước đột phá trong việc thu hút nguồn kiều hối.
Những năm 1990, chúng ta đã có những chính sách để tạo ra bước đột phá trong thu hút kiều hối. Còn hiện nay, chúng ta cần thêm điều gì?
Những năm qua kiều hối tăng đều: năm 2002 cả nước thu hút được 1,6 tỉ USD kiều hối, năm 2003 là 2,6 tỉ USD, năm 2004 là 3,2 tỉ USD. Có được mức tăng trưởng này là nhờ những năm trước đây chúng ta đã thực hiện hàng loạt chính sách mang tính khuyến khích, thậm chí đột phá để tạo sự thông thoáng và tin tưởng của bà con Việt kiều lẫn người thân trong nước.Một trong những bước đột phá đó là bỏ thuế thu nhập cá nhân đối với người nhận kiều hối.
Bước đột phá thứ hai là đưa ra các chính sách thu hút kiều hối. Chất lượng chi trả kiều hối cũng đã được nâng lên. Kiều hối được chi trả tại nhà, trên khắp cả nước. Chính sách kiều hối đã và đang áp dụng là hợp lòng dân.
Tuy nhiên hiện nay, quan hệ giữa người trong nước và kiều bào từ chỗ giúp nhau có được cơm ăn, áo mặc đã chuyển sang giúp nhau “cần câu cơm”, khai thác các thế mạnh của nhau để làm ăn, làm giàu. Nếu chúng ta muốn khai thác nguồn lực Việt kiều, muốn có thêm kênh tạo ngoại tệ mới thì cần tạo ra sức hấp dẫn mới cho kênh kiều hối.
Sức hấp dẫn mới cụ thể Đó là luật pháp hóa những gì đã diễn ra trên thực tế.
Thứ nhất, đó là mở ra cho người dân trong và ngoài nước giao dịch vốn với nhau. Tiền được chuyển vào qua các kênh chính thức và pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi người cho vay, các giao dịch vay mượn này được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
Thứ hai là cần có chính sách phù hợp hơn để Việt kiều trở về nước được mua nhà, đất. Đây là kênh thu hút ngoại tệ chính thống với số lượng lớn. Chính sách này đã được ban hành nhưng còn nhiều vướng mắc và chưa phù hợp với thực tế nên số trường hợp Việt kiều được mua nhà, đất ở trong nước còn rất ít.
Thứ ba là cần mở rộng cho Việt kiều tham gia mua cổ phần mà không bị giới hạn về số lượng.
Mạng lưới kiều hối hiện nay vẫn chưa phủ rộng khắp, doanh nghiệp trong nước vẫn còn ngồi chờ tiền đến để chi trả…
Nhược điểm này đang được các công ty kiều hối và ngân hàng khắc phục dần. Thời gian qua các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng nước ngoài chưa quan tâm lắm đến dịch vụ này. Đúng là phải bước ra ngoài, quảng bá nhiều hơn để cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách của Nhà nước nhằm giải tỏa tâm lý cho kiều bào ở nước ngoài, đồng thời tạo ra mạng lưới rộng khắp để thu nhận tiền và chi trả tiền. Làm sao để kiều bào ra ngõ là có thể chuyển tiền về nước cho người thân.
Hiện các ngân hàng trong nước đang liên kết với các ngân hàng và công ty kiều hối ở nước ngoài để thiết lập mạng lưới thu nhận kiều hối. Trước mắt phí chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam từ 3-5% chỉ còn 1,6-1,8%.
3-Nguyên nhân của rủi ro trong thanh toán quốc tế.
3.1– khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự cố, những tai họa, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt về cả người và tài sản không thể dự báo trước những tình huống bất ngờ như vậy gọi là rủi ro.
Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt lành, hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên.
Vậy rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế liên quan đên các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phái sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như: Nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các ngân hàng các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian… hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị…
Như vậy, rủi ro là sự việc xảy ro ngoài ý muốn chủ quan của người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế. Rủi ro trong giao dich quốc tế, liên quan đên các giao dịch thương mại quốc tê. Rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa lý những khác biệt về văn hóa, luật phap… làm tăng thêm các khó khăn liên quan đến giao dịch quốc tế.
3.2 – Phân loại rủi ro – nguyên nhân
Để đánh giá được rủi ro và đưa ra các giải pháp hưu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro chúng ta có thể phân loại rủi ro theo những nguyên nhân của phát sinh của nó
3.2.1 - Rủi ro thương mại
Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng giống như rủi ro trong các giao dịch nội địa tuy nhiên nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý. Rủi ro này được xem xét một cách khác nhau từ phía người xuất khẩu và từ phía người nhập khẩu.
* Đối với người xuất khẩu
- Những khuyết tật của khâu thanh toán
- Sự suy yếu tài chính của con nợ (người mua hàng).
Người mua hàng bất ngờ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong kỳ hạn đã thỏa thuận, khi ngân quĩ của họ hết tiền, họ sẽ đề nghị gia hạn trả nợ.
Sự thanh toán có thể được thỏa hiệp nếu người mua chưa thể cải thiện được tình hình tài chính.
- Những quy định pháp lý
Trường hợp người mua tuyên bố không còn khả ngân chi trả, doanh nghiệp đó sẽ bị giải thể theo luật pháp. Nợ của nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán khi sau khi các khoản nợ gọi là được ưu tiên giải quyết xông như các khoản tiền lương, các khoản tổ chức xã hội, thuế… Nhà xuất khẩu rất ít cơ hội thu hồi du rất nhỏ các khoản mà người mua đã nợ. Trước sự mất khả năng thanh toán của người mua, có rất ít biện pháp hưu hiện nếu người xuất khẩu không thực hiện các điều kiện an toàn vè thanh toấn trước khi thực hiện hợp đồng thương mại, hoặc không mua bảo hiểm của các công ty chuyên trách về vấn đề này.
* Đối với người nhập khẩu
Cũng như các quan hệ giao dịch thương mại nội địa rủi ro xảy ra ngay cỏ đối với người mua ( người nhập khẩu) rủi ro xảy ro khi vi phạm các điều khản của hợp đồng thương mại.
- Thời hạn gửi hàng
Theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận hàng trong thời hạn đã thỏa thuận để họ có thể giao hàng cho đối tác của mình. Mọi sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho nhận hàng hóa theo đúng hạn của hợp đồng, sẽ xảy ra tổn thất khi người mua không đúng thời hạn đã thỏa thuận với đối tác.
- Vân chuyển hàng từng phần
Khi hàng hóa được vận chuyển làm nhiều lần (từng phần mỗi lần) theo Incoterm sự vận chuyển hàng thuộc trách nhiệm người nhập khẩu, thì người nhập khẩu sẽ không được giá ưu đãi khi vận chuyển hàng với khối lượng lớn.
- Số lượng hàng
Khi người nhập khẩu nhận được hàng với số lượng ít hơn như đã yêu cầu thỏa thuận trong hợp đồng sẽ gây hậu quả
+ Lượng hàng thiếu gây tổn hại cho người nhập khẩu vì không thể thực hiện đầu tư hay dự án như đã định trước. Không thu được lợi nhuận như đã dự tính. ngược lại vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí trả lãi cho khoản vay để mua hàng.
+ Nguy cơ đối tác của người nhập khẩu sẽ hủy hợp đồng, tẩy chay không hợp tác đối với người nhập khẩu nếu hàng hóa đó có vai trò quan trọng trong kinh doanh, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của người nhập khẩu trên thị trường.
- Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhiều khi hợp đồng thương mại đã ký qui định cụ thể về các điều kiện và thời gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà xuất khẩu phải thanh toán luôn một lần toàn bộ số tiền hàng mới được nhận hàng, điều này khiến cho nhà nhập khẩu bị động phải có khoản vay từ ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán với phần lãi phải trả. Nếu khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
- Yếu tố giá cả
Trong qua trình thực hiện hợp đồng, với lý do đặc biệt như chính trị, thiên tai… người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải tra theo một giá cao hơn so với giá thỏa thận. Trong trường hợp này người nhập khẩu có thể từ chối hợp đồng và tìm người cung cấp mới, song sẽ bị nhận hàng chậm hơn so với qui định với đối tác. Nhiều khi người nhập không có lựa chọn nào khác buộc phải chấp nhận giá cao và tổn thất trong lợi nhuận.
- Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa
Tuy hợp đồng đã ký cụ thể phương tiện vận chuyển, song trong quá trình vận chuyển hàng có những tình huống thay đổi chuyển hàng bằng những phương tiện chậm hơn, gây sự chậm trễ trong nhận hàng, ảnh hưởng đến giao hàng với đối tác.
- Rủi ro trong bảo hiểm
Trong hợp đồng thương mại được ký, các bên tham gia thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong vận chuyển hàng hóa, hàng hóa được đền bù với giá cao nhất như trong thỏa thuận bảo hiểm nhưng khoản tiền được nhận thấp hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hóa
*Ngoài ra còn các yếu tố khác như: chất lượng của hàng hóa, nguồn gốc của hàng hóa, điều kiện về vệ sinh, y tế, rủi ro liên quan tới chi phí hàng phải lưu kho … cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các giao dịch trong thương mại quốc tế.
3.2.2 - Rủi ro trong thanh toán
Đây là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế.
*Rủi ro tín dụng
Đây là rủi ro mất khả ngâng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ
- Rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu
Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản mất khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho ngân hàng phát hành thư tín dụng (L/C). Khi ngân hang phát hành L/C thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho bên xuất khẩu, trong trường hợp các ngân hàng không yêu cầu ký quỹ 100%, mà ngược lại ngân hàng tài trợ cho vay đối với người nhập khẩu, gặp trường hợp mất khả năng thanh toán của người nhập khẩu, rủi ro trong thanh toán hàng nhập xảy ro, sẽ gây không ít khó khăn, tổn thất cho ngân hàng phát hành.
- Rủi ro rín dụng của nhà xuất khẩu
Rủi ro này thường xảy ro trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ, gây tình trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán bị từ chối thanh toán, trường hợp này ngân hàng chiết khấu có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu, song nếu người xuất khâu không có khả năng thanh toán sẽ gây hậu quả rủi ro cho ngân hàng chiết khẩu.
- Rủi ro của ngân hàng phát hành
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa, bị vỡ nợ phá sản… sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu, điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành. Tuy hãn hữu xảy ro trong lịch sử, song cũng đã có những ngân hàng thương mại bị sụp đổ.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Thứ nhất: trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các qui luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi, do giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính … gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí thua lỗ, vỡ nợ phá sản.
Thứ hai: Do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ, thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thông tin không cân xứng. Vì vậy lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế.
*Rủi ro đạo đức
Là rủi ro xảy ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay còn hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất xa nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
- Rủi ro đạo đức của nhà nhập khẩu
Nếu khác hàng nhập khẩu không phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tầu, rồi trì hoãn từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn thuê tàu chở hàng về, có khi do giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm người mua hàng sợ thua lỗ trong kinh doanh cố tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, hoặc trì hoãn không thanh thanh toán nên đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lý vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả châm. Ngoài ra tính chân thực của hồ sơ chứng từ rất quan trọng vì có những sự lừa đảo trong lập chứng từ của ngân hàng “ Ma”.
- Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng) Ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo vẫn buộc phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó Nhà nhập khẩu phải gánh chịu mọi rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải chịu một phần. Bởi vậy người mua phải có những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hóa có thực sự được giao lên phương tiện vận tải hay không, nếu phát hiẹn có dấu hiệu lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng người bán hàng sợ thiệt không muốn giao hàng cho người mua nữa, điều này gây thiệt hại cho người mua, vì kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phá vỡ. Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu đều được coi là những rủi ro đạo đức.
- Rủi ro dạo đạo đức của nhà chuyên chở.
Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở, nhưng bị lừa đảo nhận lấy hàng lấy tiền rồi biến mất, hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thực hiện việc thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ. còn việc kiện hãng chuyên chở, hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau, việc chờ đợi, kiện tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.
- Rủi ro đạo đức của ngân hàng
Trong nhiều trường hợp ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết của mình như: trì hoãn, chây ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Hoặc ngược lại đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro, việc đòi lại tiền rất khó khăn
Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đủ, không cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phương thức tín dụng chứng từ theo UCP500 quy định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ thanh toán mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa đã tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở để tồn tại
*Rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa.
Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua hoàn toàn có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những sự biến động hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế… khiến cho chính phủ nước đó cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập về thuộc diện cấm không làm thủ tục thông quan nên không thể thanh toán.
Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xảy ra khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan xuất khẩu tăng, hoặc hàng hóa đó bị cấm xuất khẩu nên gặp rủi ro không thể chuyển hàng đi. Đôi khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia có biến cố không bình thưòng, nên khó khăn trong việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu.
- Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia
Đó chính là những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị xã hội kinh tế… tại một nước.
+ mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước.
+ Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh.
+ Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buốcj phải đưa ra biện pháp câm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nước ngoài.
+ Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nghiêm trọng, khiến cho Chính phủ nước nhập buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài.
+ Sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu cho mọi hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản NOTRO của nước đó ở nước ngoài bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị phong tỏa nên ngân hàng không thể thanh toán tiền hàng cho nước ngoài.
+ chính sách ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán gây ra Rủi ro cho nhà nhập khẩu và ngân hàng của họ.
* Rủi ro về pháp lý
Rủi ro về pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là tòa án nước nào thụ lý, và xử lý vụ án trên cơ sở pháp lý của nước nào? Cho dù hợp đồng ngoại thương đã đề cập đến vấn đề này, song không phải là không có những phức tạp. Bởi vì một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia của bên đối tác.
- Nguyên nhân sâu xa của rủi ro pháp lý
Chính là môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau, dù cho thanh toán quốc tế lựa chọn phưong thức tín dụng chứng từ theo UCP 500, song ở nhiều nước khác nhau giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tao thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại nói chung khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào pháp luật nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông liệ quốc tê, nhưng không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thạm chí là đối nghịch với UCP thì luật pháp quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải tuân thủ.
*Rủi ro ngoại hối
Là rủi ro xảy ro khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía. Trong giao dịch thanh toán L/C các ngân hàng cũng gặp phải rủi ro về ngoại hối, những rủi ro này xuất hiện khi các ngân hàng có trạng thái “đoản” về ngoại tệ khi ngoại tệ này lên giá ngân hàng phải đối mặt với rủi ro, ngược lại nếu trạng thái loại ngoại tệ đó “trường” khi ngoại tệ đó mất giá ngân hàng phải gánh chịu tổn thất.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tử giá tác động đến rủi ro hối đoái
Tỷ giá biến động chịu tác động trên hai phương diện: thứ nhât là ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đó là tình hình kinh tế, thị trường tài chình quốc tế và chính sách can thiệp của các nước, các chính sách này không nằm trong tầm khống chế, can thiệp của một quốc gia, thứ hai là sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tê – tài chính - tiền tệ ở mỗi quốc gia. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ hai phương diện trên chính là quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Nói chung có rất nhiều yếu tố tác động lên rủy gia, một số yếu tố cơ bản đó là :
+ Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ thông qua đó tác động trực tiếp lên tỷ giá.
+ Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nwocs hữu quan.
+ Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tiệ nội địa và thị trường tiền tệ quốc tế.
Ch¬ng3 :
Gi¶i ph¸p kh¾c phôc rñi ro vµ n©ng cao hiÖu qu¶ trong thanh to¸n quèc tÕ
1 - Một số giải pháp khắc phục rủi ro trong thanh toán quốc tế
Xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của ngành NH của Việt Nam càng trở nên phức tạp, dẫn tới có nhiều rủi ro hoạt động.
Trong những năm qua, các NHTM Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, mà nguyên nhân của các rủi ro này chủ yếu là do yếu tố con người gây ra.
Một trong những ví dụ điển hình của các tổn thất này là trường hợp của NHNo Việt Nam, theo kết luận của Thanh tra NHNN tại Sở Quản lý và kinh doanh vốn ngoại tệ đã kết luận chỉ trong 10 tháng cuối năm 2004, đơn vị này đã kinh doanh ngoại tệ thua lỗ lên tới 499 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cán bộ đã không tuân thủ quy trình nghiệp vụ. Thực tế hoạt động của các NHTM cho thấy tình trạng cán bộ vi phạm các quy trình nghiệp vụ ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các tổn thất cho các NH.
Mặt khác, hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài cũng ngày càng gia tăng. Năm 2005, lực lượng cảnh sát điều tra về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã phá nhiều vụ án rất nghiêm trọng trong lĩnh vực NH, hoạt động phạm tội chủ yếu là sử dụng công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền, sử dụng công nghệ đột nhập các hệ thống thanh toán, tạo ra các lệnh chuyển tiền vãng lai để chiếm đoạt tiền NH có xu hướng gia tăng.
Như vậy có thể nói rằng, rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng gia tăng trong các NHTM, Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh NH được an toàn và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế của NH trên cơ sơ hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho các NH; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
Thứ hai,các NH phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình nghiệp vụ, cụ thể: Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam; Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NH. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác
Thứ ba, cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng... Để hạn chế tối đa rủi ro hoạt động do nhưng tác động tiêu cực từ bên ngoài các NH cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau:
Trước hết là tuân thủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng quy chế, quy trình, hướng dẫn, nghiệp vụ cũng như trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện.
Tiếp theo, để thích ứng được các yếu tố bất ngờ xảy ra trong cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước, các NH phải thường xuỵên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài, kiểm soát được và hiệu chỉnh kịp thời các văn bản nội bộ khi phát sinh các thay đổi hoặc chủ động xây dựng các lộ trình để thực hiện các cam kết theo thông lệ.
Tiếp nữa là hưởng tới hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và nhưng tác động của nó đến hoạt động NH. Từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp
Cuối cùng là xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hầu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây hoạt động.
Thứ tư là xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.
Thứ năm, tuân thủ các điều kiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nhà nước và NH.
Thư sáu là cần phải có giải pháp về nguồn nhân lực, trước hết là các NH phải xây dựng và hoàn chỉnh được một quy chế tuyển dụng và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế này.
2 - Giải pháp của các nước trên thế giới
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang thực hiện trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nội địa gồm các đối tác Việt Nam với nhau
Với xu thế hội nhập quốc tế, thị trường này sẽ kết thúc vai trò lịch sử, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam sẽ vươn tới các thị trường ngoại hối quốc tế. Để phòng tránh rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế theo phương pháp truyền thống, con đường tất yếu là phải thực hiện qua Hệ thống CLS. Tuy nhiên, điều kiện tham gia Hệ thống thanh toán này khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tương đối toàn diện, mà bước đi đầu tiên đối với chúng ta là tìm hiểu tổ chức và hoạt động CLS.
CLS (Continuous Linhkid Settlement) là hệ thống thanh toán chuyển tải và hạch toán kinh doanh ngoại hối, chính thức hoạt động từ 9/9/2002. Mục tiêu của CLS là bảo vệ giao dịch của 7 đồng tiền, trong đó, 3 đồng tiền chủ yếu là Euro của Cộng đồng EU, USD của Mỹ và Yên Nhật. Sự ra đời CLS nhằm thích ứng giao dịch ngoại tệ theo đòi hỏi của ngân hàng trung ương (NHTW) 10 nước thành viên CLS (G10), không chỉ tác động vào cơ sở hạ tầng và điều kiện giao dịch thị trường mà mục tiêu cuối cùng là loại trừ rủi ro trong khâu thanh toán kinh doanh ngoại hối. Tham gia thanh toán qua CLS đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch thời gian và năng lực quản lý khả năng thanh toán. Yêu cầu đặt ra là, qua các hệ thống thanh toán của các thành viên tham gia, đồng tiền chuyển đi phải được cân bằng trở lại nhanh chóng bằng đồng ngoại tệ của đối tác giao dịch. Do đó, CLS trong tương lai dự định sẽ thiết lập một thị trường nội địa nhằm bảo vệ khả năng thanh toán trong ngày với hai phạm trù giá cả trong giao dịch ngoại hối của các thành viên. Tuy nhiên, ý tưởng này còn chưa thống nhất và còn quá sớm để kết luận.
Rủi ro trong thanh toán giao dịch ngoại hối
Mua bán ngoại tệ có đặc điểm khác với mua bán hàng hoá ở chỗ, cả hai bên đối tác giao dịch có tính cách vừa là người bán, vừa là người mua. Do vậy, rủi ro trong thanh toán ngoại hối có thể hiểu, với tư cách là người bán, đồng tiền cần bán đã gửi đi nhưng với tư cách là người mua thì đồng tiền cần mua lại chưa nhận được. Rủi ro này mang đặc điểm vừa là rủi ro thanh khoản, vừa là rủi ro tín dụng với toàn bộ giá trị giao dịch, một loại rủi ro rất lớn đã tồn tại từ lâu với quan niệm như là một bất cập tất yếu trong công đoạn thanh toán ngoại tệ. Tuy nhiên, hậu quả của nó thì không thể lường hết, những gì đã dẫn tới Nhà Ngân hàng Đức Herstatt phải tuyên bố phá sản vào tháng 7/1974, mất khả năng thanh toán vào thời điểm kết thúc giao dịch của Hệ thống Thanh toán theo qui định của Luật Giám sát Ngân hàng của Đức, trong khi các đối tác của Herstatt mãi tới thời điểm đó mới bắt đầu chuyển USD sang Đức. Từ đây, khái niệm rủi ro trong thanh toán giao dịch ngoại tệ thường được gọi là “Rủi ro Herstatt”. Nguyên nhân của rủi ro thường bắt nguồn từ sự chênh lệch thời điểm giao dịch của Hệ thống Thanh toán bằng USD của Mỹ tới khi kết thúc giao dịch bù trừ ở Mỹ mới chuyển tiền đến Hệ thống Thanh toán TARGET bằng đồng Euro của châu Âu hoặc Hệ thống Thanh toán bằng đồng Yên của Nhật. Cộng với sự chênh lệch về múi giờ giữa Mỹ với các châu lục, các đối tác mua USD phải chờ từ 10 đến 15 giờ sau khi đã chuyển Euro hoặc Yên Nhật sang Mỹ mới nhận được USD. Theo Ngân hàng Thanh toán Bù trừ Quốc tế BIZ, hàng ngày có 1,2 nghìn tỷ USD chuyển tiền, tức khối lượng giao dịch hai chiều là 2,4 nghìn tỷ mỗi ngày. Các đối tác mua USD phải thanh toán trước từ 10 đến 15 giờ, nếu xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ rất lớn lớn, nhất là nếu trong thời gian đó có sự biến động về tỷ giá giữa hai đồng tiền.
Từ bất cập này, vào thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, các NHTW nhóm G10 đã tiến hành một số nghiên cứu nhằm tìm giải pháp loại bỏ rủi ro trong công đoạn thanh toán giao dịch ngoại tệ nói trên. Tháng 3/1996, Peter Allsopp, Giám đốc Nhóm Điều hành Hệ thống Thanh toán Bù trừ (CPSS) thuộc BIZ đưa ra một báo cáo phân tích rủi ro và dự thảo chiến lược hạn chế, tiếp theo là các báo cáo về khái niệm và phương pháp tính toán, xác định các ngân hàng có thể phải gánh chịu rủi ro đến hai ngày. Từ báo cáo này, nhóm NHTW G10 thống nhất đưa ra một chiến lược gồm ba giai đoạn: Thúc đẩy khả năng tự phòng tránh của các ngân hàng riêng biệt; hình thành hiệp hội một số đồng tiền khu vực nhằm bảo vệ các thành viên. NHTW G10 đưa ra ý tưởng về xây dựng Hệ thống Thanh toán CLS, cải thiện các hệ thống thanh toán quốc gia, hỗ trợ khu vực tài chính tư nhân nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro. Năm 1996, BIZ đưa ra một báo cáo mới tạo khả năng tự phòng tránh của các hiệp hội thanh toán khu vực, ban hành văn bản qui định trách nhiệm của các thành viên tham gia thị trường, NHTW cải tiến chuyển tiền giá trị cao qua rút bớt chênh lệch giờ giao dịch giữa các hệ thống thanh toán. Uỷ ban Thanh toán Quốc tế Basle đề nghị đưa ra Qui chế Giám sát và xử lý rủi ro trong thanh toán ngoại hối nhằm bảo vệ chiến lược xây dựng CLS của G10. Tháng 9/2000, Qui chế này được ban hành.
CLS với mục tiêu loại trừ rủi ro trong thanh toán kinh doanh ngoại tệ
Với việc xây dựng Hệ thống CLS, vào năm 1997 bước đầu thực hiện sự liên kết hai hệ thống thanh toán khu vực là ECHO và Muntinet. Đến tháng 11/2002, có 67 tổ chức tài chính từ 17 nước tham gia CLS. Ngân hàng Thanh toán Bù trừ CLS được thành lập ở New York và được NHTW G10 bảo trợ. Đây là dạng ngân hàng đặc biệt, chỉ hoạt động trong khâu thanh toán ngoại tệ, không xử lý rủi ro thanh toán đơn lẻ theo phương pháp truyền thống bằng khoản tín dụng tìm kiếm trên thị trường liên ngân hàng, càng không có khả năng kiểm soát những rủi ro lớn trong thanh toán.
Nhưng Hệ thống CLS thanh toán đa phương cần phải loại bỏ rủi ro trong thực hiện thanh toán mua bán ngoại tệ như thực tiễn đòi hỏi. Mục tiêu này cần được thực hiện qua phương pháp quản lý rủi ro chặt chẽ PVP “Payment Versus Payment” chuyển ngoại tệ vào các tài khoản riêng. Với phương pháp PVP, chuyển ngoại tệ của cả hai bên mua và bán được hạch toán bù trừ đồng thời. Nguyên tắc PVP có nghĩa là ghi Nợ một đồng tiền được thực hiện đồng thời với ghi Có một đồng tiền khác. CLS hoạt động với tư cách là nhân tố thứ ba bôi trơn nhằm bảo vệ quyền lợi thực hiện đồng thời với nghĩa vụ của các đối tác giao dịch.
Ngày 9/9/2002, CLS chính thức đi vào hoạt động với 7 đồng tiền tham gia: USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Franc Thuỵ Sĩ và Đôla Úc, Canada. Các thành viên CLS chuyển tiền qua Hệ thống Thanh toán của mình (ví dụ qua hệ thống giá trị cao tức thì RTGS của EU, Hệ thống ZENJIN của Nhật…) đến Ngân hàng CLS ở New York để được hoàn thành ngay lập tức. Để đạt mục tiêu này, Ngân hàng CLS mở tài khoản ở NHTW các nước G10 nhằm đảm bảo cho mỗi khoản chuyển tiền đi tại các nước xuất phát không tiềm ẩn rủi ro khả năng thanh toán và rủi ro tín dụng. Mỗi ngân hàng tham gia CLS mở một tài khoản tại Ngân hàng CLS bằng đồng tiền sở tại của mình. Vì thanh toán mua bán ngoại tệ dựa trên nguyên tắc bù trừ nên mỗi khoản giao dịch chuyển tiền đều được bù trừ tức thời, nên không có bù trừ theo tổng khối lượng giao dịch theo thời điểm. CLS chỉ tính toán rút số dư sau khi bù trừ trên tài khoản mỗi thành viên. Vì một thành viên tham gia giao dịch với một số ngoại tệ khác nhau theo những thời hạn thanh toán khác nhau đã thoả thuận, nên số dư chênh lệch sau bù trừ sẽ nhỏ hơn nhiều nếu thanh toán qua các hệ thống chuyển tiền riêng lẻ.
Thành viên tham gia CLS
Tham gia CLS có một số nhóm đối tác với các chức năng khác nhau. Nhóm trực tiếp, thường gọi là “Settlement- Member” có thể chuyển tiền trực tiếp tới Ngân hàng CLS để thanh toán giao dịch ngoại hối. Tiền đề của việc tham gia là phải tuân thủ Qui định Quản lý rủi ro. Nhóm thành viên này phải đáp ứng được số dư tài khoản mở ở CLS và nhận được số tiền CLS chuyển đến NHTW nơi thành viên mở tài khoản qua hệ thống thanh toán khu vực hoặc quốc gia. Các thành viên gián tiếp- User Member- cũng có thể chuyển tiền trực tiếp đến CLS, nhưng không có tài khoản mở trực tiếp tại CLS, nên chuyển tiền phải qua một thành viên chính thức. Ngoài ra, không những thành viên chính thức, thành viên dự bị mà cả các ngân hàng và doanh nghiệp khác đều có thể tham gia thanh toán ngoại hối qua CLS , gọi là nhóm“ Third-Party- Services”.
Đối với các đồng tiền mà các thành viên không có trên tài khoản tại NHTW hoặc không đủ khả năng thanh toán thì có thể sử dụng Tài khoản Nostro- Agenten chuyển tiền vào làm cơ sở thanh toán. Tài khoản Nostro mở ở CLS có thể là đầu mối cho các khoản chuyển tiền thanh toán với các thành viên CLS có đối tác khách hàng tại các châu lục khác.
CLS và quản lý rủi ro
Yêu cầu của CLS đặt ra cho các thành viên tham gia là việc xây dựng định mức Nợ phải trả phải dựa trên tiền đề thường xuyên duy trì mức dư Có tài khoản bằng các đồng ngoại tệ thích hợp. Trong hệ thống CLS bao hàm một số chức năng tạo điều kiện quản lý rủi ro. Mỗi khoản thanh toán sẽ được thực hiện khi ba tiêu chí quản lý rủi ro dưới đây được kiểm tra, xác nhận: (1) Giới hạn trên “Short- Position- Limit” thể hiện dư Có trên tài khoản về Nợ phải thu của các đồng tiền bán ra. Đối với Đồng Euro, giới hạn này là 1 tỷ Euro, nhưng mức cụ thể tuỳ theo khối lượng khả năng thanh toán của đối tác thoả thuận; (2) giới hạn trên về dư Nợ tài khoản tổng khối lượng Nợ phải trả của tất cả các đồng tiền giao dịch. Số dư này phụ thuộc khối lượng giao dịch của mỗi thành viên, khối lượng giao dịch càng lớn và thời hạn giao dịch càng ngắn thì hạn mức càng lớn, nhưng tối đa là 1,5 tỷ USD; (3) thành viên chính thức CLS có nghĩa vụ thường xuyên duy trì dư Có tài khoản tổng hợp từ tất cả các đồng tiền giao dịch của mình mở tại CLS. Sự cần thiết của điều kiện này xuất phát từ thực tế là Ngân hàng CLS không bao giờ cấp một khoản tín dụng cho thành viên trực tiếp trong quá trình thanh toán bù trừ. Để loại trừ rủi ro phát sinh từ biến động tỷ giá, tất cả các khoản Nợ phải thu (từ đồng tiền bán ra) và tất cả các khoản Nợ phải trả (từ đồng tiền mua vào) đều phải được tính toán và thể hiện cân bằng trên tài khoản CLS của các đối tác giao dịch (CLS sử dụng một thuật toán xử lý tự động yêu cầu này).
Về kế hoạch thời gian của CLS
Kế hoạch thời gian của CLS được tổ chức rất chặt chẽ. Các thành viên trực tiếp CLS được Ngân hàng CLS thông báo kế hoạch thời gian, theo đó, phải chuyển tiền vào tài khoản CLS trong quãng thời gian ngắn và theo các thời điểm xác định. Đối với các thành viên ở châu Âu, kế hoạch thời gian CLS qui định tương đối sớm vì khi CLS hoạt động (giữa 7 và 12 giờ, giờ MEZ), thị trường tài chính châu Âu phải mở cửa và phải trình diện khả năng thanh toán theo qui định. Đối với khu vực châu Á, Thái Bình Dương, kế hoạch thời gian CLS lại tương đối muộn hơn về giờ khởi động và lịch chuyển tiền vào tài khoản (kết thúc ở Úc lúc 20 giờ- giờ địa phương). Ở Bắc Mỹ, thời gian hoạt động của CLS vào ban đêm (từ 1 giờ đến 6 giờ- giờ địa phương).
Nói chung, điều kiện tiên quyết cho hoạt động cân bằng rủi ro qua CLS là các thành viên CLS phải chuyển tiền trước vào tài khoản Ngân hàng CLS mở tại NHTW sở tại để chứng minh khả năng thanh toán hiện diện. Nhận được khoản tiền này, Hệ thống CLS bắt đầu quá trình hạch toán vào các tài khoản riêng thích hợp. Đối với các trường hợp không đủ số dư tài khoản để bù trừ thì Ngân hàng CLS ngay lập tức chuyển nợ vào tài khoản của thành viên mở tại NHTW sở tại (khi cần thiết, NHTW sẽ cấp khoản tín dụng ứng cứu này). Sau đây là một ví dụ kế hoạch thời gian của CLS đối với các thành viên ở châu Âu (theo giờ MEZ):
Từ 0.00- 6.30: Thời gian các thành viên chuyển tiền vào tài khoản CLS (chuyển qua hệ thống thanh toán quốc gia hoặc châu lục như TARGET của NHTW châu Âu kết nối với CLS);
Từ 7.00: CLS bắt đầu hoạt động;
8.00: Xử lý lần 1 các khoản chuyển đến;
9.00: Xử lý lần 2 các khoản chuyển đến, cân đối khả năng thanh toán;
10.00: Xử lý lần 3 các khoản chuyển đến, kết thúc bù trừ các đồng tiền JPY và AUD;
11.00: Xử lý lần 4 các khoản chuyển đến;
12.00: Xử lý lần cuối các khoản chuyển đến, kết thúc bù trừ các đồng tiền Euro, CHF, GBP, USD, CAD.
Theo qui định, trước ngày giao dịch, các thành viên phải chuyển về Ngân hàng CLS các thoả thuận mua bán ngoại tệ. Hệ thống CLS tính toán, cân đối toàn bộ Nợ phải thu và Nợ phải trả 7 đồng tiền giao dịch của từng thành viên. Đúng 24.00, CLS gửi cho các thành viên bản “Kế hoạch thời gian” xác định trạng thái tài khoản và các thời điểm chuyển tiền vào tài khoản. Từ 0 giờ trở đi, các thành viên tự tính toán cân đối nhằm xác định tối ưu khối lượng tiền chuyển vào tài khoản để thanh toán bù trừ. Đúng 6.30, Ngân hàng CLS thông báo lịch cuối cùng về chuyển tiền vào tài khoản của các thành viên phù hợp thời gian thanh toán theo hợp đồng đã thoả thuận giữa các đối tác. Từ 7.00, Hệ thống CLS bắt đầu hoạt động, các thành viên CLS theo các mốc thời điểm qui định, chuyển tiền vào tài khoản và CLS thực hiện thanh toán bù trừ tức thời. Qua đó đã loại trừ triệt để rủi ro phát sinh từ chênh lệch thời gian xử lý giữa các đồng tiền giao dịch, bảo vệ lợi ích công bằng cho các đối tác tham gia.
CLS và vai trò các ngân hàng trung ương
Từ năm 1997, nhóm NHTW G10 đã bắt đầu chương trình hợp tác xây dựng Hệ thống CLS nhằm loại trừ rủi ro trong khâu thanh toán ngoại hối. Nhóm G10 thực hiện liên kết với nhau trong hai lĩnh vực: Một là, thường xuyên giám sát hoạt động của Hệ thống CLS; hai là, trực tiếp cung ứng dịch vụ thanh toán trong phạm vi hệ thống.
Về hợp tác giám sát hệ thống, vì trụ sở Ngân hàng CLS đặt ở Hoa kỳ nên Quĩ Dự trữ Liên bang (FR) chịu trách nhiệm chính về hoạt động giám sát, FR phối hợp với các NHTW có các đồng tiền thanh toán qua CLS và NHTW của các thành viên chính thức CLS. NHTW sở tại có nhiệm vụ nghiên cứu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, cảnh báo cho các thành viên và chủ động áp dụng các giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Về liên kết hoạt động, NHTW G10 cung ứng các dịch vụ kế toán, thanh toán theo yêu cầu của CLS, chẳng hạn mở tài khoản khách hàng đại diện cho CLS, không chỉ phục vụ mục tiêu chuyển tiền mà còn chi trả trực tiếp cho các thành viên CLS.
Trong tháng 10/2002, giá trị ngoại tệ giao dịch hai chiều (qui đổi USD) qua CLS là 384 tỷ USD, trong đó, USD chiếm 47% (179 tỷ); Euro 25% (95 tỷ); GBP 11% (43 tỷ); JPY 11% (43 tỷ); CHF 3% (13 tỷ); AUD 2% (8 tỷ) và CAD 1% (3tỷ)
3 – Bài học kinh nghiệm - định hướng cho Việt Nam
Như vậy, để có những giải pháp khắc phục rủi ro và nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam, thì chúng ta phải có những hành động đúng đắn và thiết thực cải tổ lại hệ thống quản lý các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại. Đào tạo một đội ngũ hoàn thiện về nghiệp vụ, vũng chắc về chuyên môn trong thanh toán quốc tế để tránh những rủi ro không đáng có trong thương mại quốc tế.
Chỉ có một hệ thống ngân hàng lành mạnh mới xây dựng được một hệ thống thanh toán quốc tế chuẩn mực, đủ sức cạnh tranh trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Do hệ thống thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay còn có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và thế giới. Sử dụng biện pháp nào để sớm đưa hệ thống thanh toán quốc tế tiến theo kịp khu vực và thế giới là một giải pháp cần tính đến.
Ở Việt Nam, nếu một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh thanh toán một lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng để đưa ra yêu cầu của mình. Sau đó, phòng nhập khẩu sau khi thông qua các bộ phận tiền gửi, tiền vay và các bộ phận khác để xem xét hiện nay khách hàng của mình đang ở vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân hàng, nếu thoả đáng thì bộ phận tín dụng của ngân hàng sẽ đồng ý bảo lãnh. Toàn bộ quy trình này tiêu tốn khá nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng. Những quy trình làm việc như vậy xuất phát từ mục tiêu của ngân hàng là làm sao đảm bảo an toàn về tín dụng mà không quan tâm nhiều đến những nhu cầu cần nhất của khách hàng, do vậy, ngân hàng không chủ động tìm ra cách thức xử lý thủ tục, hồ sơ của khách hàng nhanh nhất.
Trên thế giới, khi giao dịch với ngân hàng, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình, sau đó toàn bộ các vấn đề đều được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thống nhất.
Với xu thế hội nhập kinh tế, những quy trình làm việc hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế quy trình làm việc cũ và thiết kế quy trình làm việc mới. Để thực hiện được thì các nhà lãnh đạo ngân hàng cần có sự nhìn nhận bao quát của một quy trình có điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều hướng vào nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý Việt Nam đều bị chia ra để quản lý các bộ phận nhỏ, các công việc riêng lẻ, con người cụ thể mà không chú ý vào những vấn đề mang tính chất tổng thể. Do vậy, họ không có cách nhìn bao quát về tổng thể được. Như vậy tái lập lại một hệ thông ngân hàng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là thống nhất các công việc đơn lẻ trong một quy trinh kinh doanh khép kín.
Một yêu cầu nữa đặt ra là tạo lập hệ thông ngân hàng có văn hóa kinh doanh cao, tức là ngân hàng thực sự hướng hoạt động của mình vào khách hàng và đội ngũ nhân viên co tính năng động cao. Để có được sự cải thiện vượt bậc đối với các yếu tố, chỉ tiêu quan trọng nhất của các ngân hàng là chi phí chất lượng dịch vụ và tốc độ. Như vậy, việc xây dựng một thương hiệu là nền tảng xây dựng một hệ thống thanh toán quốc tế hợp lý trên một thương trường đang cạnh tranh quyết liệt.
KÊT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đã đạt đươc những thành tựu quan trong, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là kết quả của sự cố gắng không ngừng, phấn đấu không mệt mỏi nhằm tiến theo kịp các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Trong sự thành công đó phải kể đến là hoạt động thanh toán quốc tế, nó đóng góp một phần quan trọng, như là một thứ “dầu nhớt” bôi trơn thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Sự đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc là một vấn đề không thể thiếu trong thương mại quốc tế. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong thanh toán quốc tế tế là phải tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế đối ngoại, sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của cách doanh nghiệp, nhằm định hướng đưa đất nước phát triển theo con đường mà đảng và nhà nước đã lựa chọn.
Căn cứ vào vai trò và nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, làm thế nào để theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của một số nước trong khu vực thông qua việc khái quát, phân tích thực trạng thanh toán quốc tế của các nước đó. Xem xét, tim hiểu thực trạng hoạt dộng thanh toán quốc tế của Việt Nam mạnh và yếu ở điểm nào, cần phát huy những điểm mạnh, hạn chế nhũng rủi ro. Nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cơ hội mở ra cho chúng ta, nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới thì sẽ bị đào thải đó là sự tất yếu không thể tránh khỏi trong xu thế phát triển của thời đại.
Thanh toán quốc tế là một vấn đề mới mẻ và khá phức tạp, đòi hỏi phải có những kiến thức vững chắc về nghiệp vụ cũng như luật pháp của các địa phương và các thông lệ quốc tế. Trong hoạt thương mại quốc tế không thể tránh khỏi rủi ro, vì vậy hạn chế rủi ro là một vấn đề cần thiết và cấp bách cần phải làm ngay. Nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam đang phát triển trong quá trình đổi mới, đứng trước cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - (PGS.TS Nguyễn thị thu Thảo)
2) Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – (PGS.TS Võ thanh Thu – NXB thống kê)
3) QuyÕt ®Þnh cña tæng gi¸m ®èc ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam Lª V¨n Së (ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2005) - V/v: Ban hµnh Quy ®Þnh vÒ quy tr×nh nghiÖp vô thanh to¸n quèc tÕ trong hÖ thèng Ng©n hµng N«ng nghiÖp & Ph¸t triÓn N«ng th«n ViÖt Nam.
4 ) Gi¸o tr×nh kinh tÕ quèc tÕ – PGS.TS Đỗ đức Bình
5 – Giáo trình kinh doanh quốc tế
6 – Giáo trình Marketinh quốc tế - PGS Nguyễn cao Văn
7 – giáo trình chính sách kinh tế đối ngoại
8 - nghiệp vụ ngoại thương
9 – Các trang web :
- www.vietnamnet.com.vn: tin tức việt nam
- www.hvnh.gov.vn học viện ngân hàng
- www.Sbv.com.vn gân hàng nhà nước
- www.vietcombank.com ngân hàng ngoai thương
- www.vbard.com ngân hàng nông nghiệp
MỤC LỤC
Chương 1 : tổng quan về thanh toán quốc tế 2
1- khái niệm về thanh toán quốc tế 2
1.1 - Sự ra đời của thanh toán quốc tế 2
1.2 – Khái niệm thanh toán quốc tế 4
1.2.1 – thanh toán quốc tế phi ngoại thương 4
1.2.2 – thanh toán quốc tế phi ngoại thương 4
2 – Các phương thức thanh toán quốc tế 5
2.1 - Chuyển tiền 5
2.2 – Phưong thức nhờ thu 6
2.3 – Tín dụng chứng từ 8
3 – vai trò của thanh toán quốc tế 11
3.1 – Thanh toán quốc tế với nền kinh tế 11
3.2 – Ngân hàng thương mại với thanh toán quốc tế 12
3.3 – Thanh toán quốc tế hoạt động sinh lời của NHTM 13
4 - Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT 15
4.1 – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 15
4.2 – Các quy tắc và nguồn luật điều chỉnh khác 16
4.2.1 – Quy tắc thống nhất về nhờ thu 16
4.2.2 – Các nguồn luật điều chỉnh về hối phiếu 16
4.2.3 - Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc. 17
4.2.4 – Các quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng 17
Phụ lục 01: Yêu cầu mở thư tín dụng không hủy ngang 18
phụ lục 02: Tờ trình mở (sửa đổi) L/C nhập khẩu 21
phụ lục 03: Yêu cầu sửa đổi thư tín dụng 22
phụ lục 04:Tthư tín dụng chứng từ (L/C) nhập khẩu 23
phụ lục 05: Giấy báo chứng từ hàng nhập theo L/C 24
phụ lục 06: Thông báo sơ bộ thu tín dụng chứng từ 25
phụ lục 07:Lthư yêu cầu đòi tiền theo L/C 26
phụ lục 08: Lệnh chuyển tiền 27
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân … 28
1 - Bối cảnh kinh tê… 28
1.1 – Quá trình toàn cầu hóa ảnh hưởng 28
1.1.1 –Quá trình toàn cầu hoá kéo theo 28
1.1.2 – Toàn cầu hóa làm cho hoạt động 31
1.2 – Các ngân hàng từ xa 34
2 - Thực trạng thanh toán quốc tế 36
2.1 – Thanh toán quốc tế trong các doanh nghiệp 36
2.2 – TTQT trong ngân hàng 37
2.2.1 Ngân hàng nhà nước với thị trường 37
2.2.2 – khó khăn của doanh nghiệp 39
2.2.3 – chính sách dang làm 41
2.3 - Một số thành tựu 42
3 – nguyên nhân của rủi ro 48
3.1 – khái niệm rủi ro 48
3.2 – phân loại rủi ro 49
3.2.1 - Rủi ro thương mại 49
3.2.2 – Rủi ro thanh toán 52
Chương 3: Giải pháp khắc phục rủi ro 59
1 - Một số giải pháp 59
2 – giải pháp của các nước trên thế giới 61
3 – bài học kinh nghiệm - định hướng cho Việt Nam
Kết luận 72
Danh mục tài liệu tham khảo 74
Mục lục 75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32395.doc