Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của một ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị và xã hội của một đất nước. Rủi ro là đại lượng khó xác định và không thể triệt tiêu hoàn toàn, vì thế ta luôn phải chấp nhận rủi ro, nghĩa là biết tính toán, phân tích rủi ro để từ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Vì vậy công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn là rất quan trọng, kể cả phương pháp để thực hiện việc thẩm định rủi ro. Ngân hàng có đánh giá rủi ro của dự án một cách thận trọng, chính xác thì quyết định cho vay mới chính xác và đảm bảo thu hồi vốn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô đang trên đà phát triển, khẳng định được uy tín, chứng minh hoạt động kinh doanh có hiệu quả càng cần phải nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn. Qua thời gian ngắn thực tập tại Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô, em nhận thấy công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án là vô cùng quan trọng. Do vậy em đã chọn đề tài “Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô” với mục đích đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án. Trong quá trình phân tích có thể có nhiều thiếu sót do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế. Em mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả đánh giá khách hàng cho thấy mức độ tín nhiệm của khách hàng và dự đoán các rủi ro nếu có quan hệ giao dịch với khách hàng đó. Trong nội dung rủi ro dự án, ngân hàng đã phân tích các khía cạnh tác động đến dự án một cách trực tiếp hay gián tiếp, đảm bảo đánh giá hầu hết các rủi ro thông qua việc thẩm định điều kiện kinh tế vĩ mô, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, thẩm định tài chính, kinh tế- xã hội. Mỗi khía cạnh của dự án đều có thể phát sinh rủi ro. Việc đánh giá tổng hợp các loại rủi ro cho thấy một cách khách quan, toàn diện các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Thứ ba, phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng hiện nay là tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp trình tự, định tính, dự báo và phương pháp định lượng. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, ngân hàng đã sử dụng linh hoạt các phương pháp đó trong các nội dung đánh giá. Các phương pháp này chưa thực sự là hiện đại so với thế giới, tuy nhiên so với hệ thống ngân hàng của Việt Nam thì các phương pháp đó dễ áp dụng để phân tích rủi ro và phù hợp với điều kiện trình độ của Việt nam. Thứ tư, yếu tố quan trọng phục vụ cho việc đánh giá rủi ro của ngân hàng là hệ thống thông tin. Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn các yêu cầu đối với hồ sơ khách hàng tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin khách hàng cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro. Nếu hồ sơ khách hàng không có đủ sẽ bị yêu cầu bổ sung trước khi tiến hành xem xét. Để đánh giá rủi ro từ dự án cần hệ thống thông tin phong phú đa dạng, không chỉ là những thông tin trong hồ sơ dự án mà còn cần thông tin về quá khứ của khách hàng nhờ vào hồ sơ lưu trữ. Trong thời gian qua việc tổ chức tốt hệ thống lưu trữ thông tin của ngân hàng đã giúp cán bộ rủi ro trong việc này. Ngoài ra nhằm đánh giá toàn diện các rủi ro khách quan như các yếu tố tự nhiên hay rủi ro do điều kiện kinh tế xã hội, ngân hàng còn trang bị hệ thống thu thập thông tin kinh tế xã hội bởi các kênh thông tin phong phú: sách báo tạp chí được phân phối đến các phòng ban theo từng kỳ, hệ thống máy vi tính nối mạng Internet 1 máy/người... nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho thẩm định và đánh giá rủi ro. Vậy có thể nói rằng hệ thống lưu trữ, thu thập, xử lý, lưu truyền thông tin của ngân hàng được chú trọng, quan tâm và đã đóng góp vào thành công của công tác quản lý rủi ro phục vụ cho hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm qua. Thứ năm, ngân hàng đã đạt được kết quả nhất định trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ. Đây là nhân tố mang tính quyết định cho thành công của công tác thẩm định nói chung, công tác quản lý rủi ro nói riêng của ngân hàng. Hiện nay cán bộ của chi nhánh hầu hết là trẻ, song trình độ chuyên môn tương đối tốt và có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình với công việc, có trách nhiệm với phần việc của mình. Chi nhánh luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công và xác định phương châm mỗi cán bộ là một lợi thế cạnh tranh. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là công tác thường xuyên của Chi nhánh, luôn khuyến khích mỗi cán bộ tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đứng vững trong sự biến đổi của cơ chế thị trường. Để kịp thời bổ sung nhu cầu cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, hàng năm Chi nhánh đã tiến hành xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, điều chuyển, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ chi tiết và chấp hành đúng các quy trình của ngành. Hơn nữa các cán bộ lại được chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực như thị trường, kỹ thuật, kinh tế xã hội… đã giúp ngân hàng nhận diện dễ dàng và sát thực hơn các rủi ro có thể xảy với từng khía cạnh của dự án, đồng thời có những giải pháp phù hợp. 1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. Qua những phân tích trên ta thấy được rằng công tác quản lý rủi ro của chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó phải xét đến những mặt còn tồn tại, chính do những hạn chế, rủi ro chưa được nhận diện và phòng ngừa một cách triệt để dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong những năm 2008 - 2009 vừa qua. Thứ nhất, quy trình đánh giá rủi ro của ngân hàng tuy đã rõ ràng nhưng chưa thực sự chi tiết. Như vậy cán bộ ngân hàng chỉ làm theo quy trình lớn đó, ngoài ra các bước phân tích nhỏ bên trong một quy trình chưa được quy định. Ví dụ, trong nội dung phân tích rủi ro dự án cần phân tích các nội dung nào, theo trình tự như thế nào để đảm bảo việc đánh giá rủi ro là khoa học và toàn diện. Ngân hàng cũng chưa có quy trình kèm theo các hướng dẫn về nội dung phân tích rủi ro với từng loại dự án. Ví dụ đối với dự án công nghiệp nặng hay dự án về công nghiệp thực phẩm,… thì cần tiến hành theo quy trình kết hợp với nội dung gì. Cán bộ rủi ro sẽ áp dụng quy trình và nội dung chung đó cho tất cả các loại dự án xin vay. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu sót trong quá trình đánh giá rủi ro. Kết quả là đánh giá rủi ro không sát, không toàn diện các khía cạnh của dự án. Vì mỗi loại dự án lại xảy ra một loại rủi ro nhất định đặc trưng theo từng ngành, từng lĩnh vực thực hiện. Đặc biệt điều này gây khó khăn cho các cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm làm việc, mà thực tế hiện nay cán bộ tại chi nhánh hầu hết là trẻ. Thứ hai, hiện nay các phương pháp, mô hình áp dụng trong đánh giá rủi ro dự án tại chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô còn ở mức khiêm tốn, thiếu đa dạng, vì vậy kết quả phân tích chưa cho thấy tất cả các khả năng, các khía cạnh tác động. Cụ thể, trong phân tích định tính rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng mới chỉ áp dụng một phương pháp là mô hình SWOT, nhìn chung phương pháp này cũng cho phép phân tích khá kỹ về thế mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của khách hàng và lĩnh vực mà dự án hoạt động. Tuy nhiên nếu có thể áp dụng nhiều phương pháp khác sẽ đánh giá được một cách sâu sắc hơn nữa; không chỉ đánh giá về thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối mà còn có thể đánh giá thêm về đối thủ cạnh tranh, về nguy cơ ra nhập thi trường và thị phần bị chiếm lĩnh,… Mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng tuy đã đưa vào hệ thống nhưng việc áp dụng nó còn chưa thường xuyên. Hơn nữa, trong mô hình này, việc cho điểm các chỉ tiêu hầu như phụ thuộc vào kinh nghiệm và chủ quan của cán bộ, làm cho công tác chấm điểm không hoàn toàn đáng tin cậy. Một dự án có rất nhiều yếu tố liên quan thay đổi và tác động đến hiệu quả tính toán. Trong phân tích định lượng rủi ro dự án (phân tích độ nhạy), ngân hàng mới chỉ đánh giá sự thay đổi của các yếu tố có liên quan một cách riêng rẽ, đơn lẻ mà chưa tổng hợp tác động đồng thời của nhiều yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Trong khi đó thực tế dự án, các yếu tố thay đổi không ngừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chính vì thế, phân tích độ nhạy của ngân hàng chưa cho kết quả khách quan. Khắc phục hạn chế của phương pháp phân tích độ nhạy, ứng dụng phần mềm Crysball để phân tích mô phỏng được coi là công cụ mạnh nhất thì việc áp dụng nó mới chỉ trên lý thuyết, và hầu hết được sử dụng đối với những dự án lớn, chưa được áp dụng phổ biến… Cụ thể là đối với dự án có Hùng Lợi ngân hàng chưa tiến hành phân tích mô phỏng. Thứ ba, thông tin cho hoạt động thẩm định và phân tích rủi ro được sự quan tâm và nỗ lực trang bị của hội sở chính cũng như của chi nhánh Đông Đô, hệ thống thông tin đã phát huy tác dụng cho hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót: thông tin thu thập được về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, thiếu sát thực. Khi đánh giá rủi ro về phía khách hàng, các thông tin chủ yếu thu thập từ hồ sơ khách hàng gửi đến. Đặc biệt đối với những khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đó thì việc kiểm tra các thông tin khách hàng là khá sơ sài, ngân hàng ít cử cán bộ xuống cơ sở để theo dõi kiểm tra trực tiếp khách hàng. Nhiều khi các thông tin này là chưa chính xác, ảnh hưởng đến độ chính xác về mức độ rủi ro khi cho vay khách hàng đó. Sau khi đã thu thập thông tin về khách hàng và về dự án, các cán bộ có liên quan đều phải được biết thông tin một cách dễ dàng thuận tiện nhất phục vụ cho hoạt động phân tích đánh giá nhanh chóng, kịp thời, toàn diện. Tuy nhiên ngân hàng lại gặp phải những hạn chế về hệ thống lưu truyền thông tin, dữ liệu trong nội bộ,…: hiện nay tại chi nhánh chưa có một bộ phận nào chuyên tổng hợp, xử lý thông tin, các thông tin dữ liệu có được còn rời rạc, chưa thực sự hữu ích cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Thứ tư, đội ngũ cán bộ tại chi nhánh hiện nay hầu hết là trẻ, nhìn chung có trình độ chuyên môn nhưng nhiều khi còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Đối với công tác đánh giá rủi ro, phương pháp dự báo được sử dụng phổ biến. Để có thể cho kết quả dự báo chính xác cần nhiều đến kinh nghiệm làm việc lâu năm cán bộ đúc rút được trên cơ sở những dự án tương tự kết hợp với ý kiến chuyên gia. Cán bộ trẻ sẽ gặp hạn chế trong việc tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin để nhận diện rủi ro một cách toàn diện và đưa ra giải pháp hợp lý cho mỗi loại rủi ro. Thứ năm, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định nói chung, hoạt động đánh giá và quản lý rủi ro nói riêng chưa hoàn thiện nên có ảnh hưởng phần nào đến chất lượng hoạt động. Nguyên nhân ở đây một phần do hạn chế chung của hệ thống ngân hàng cả nước (các kỹ thuật, phần mềm,… được áp dụng hiện nay ở nước ta còn lạc hậu so với trình độ chung trên thế giới). Tuy nhiên bản thân ngân hàng cũng cần đầu tư cải thiện trang thiết bị phục vụ tốt hơn cho cán bộ thực hiện công việc nhanh mà độ chính xác cao. Ngoài các hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng còn có một số hạn chế và nguyên nhân khách quan khác: - Hạn chế về thông tin từ phía chủ đầu tư (chủ đầu tư không trung thực, không hợp tác với thân ngân hàng). - Hạn chế chung của hệ thống ngân hàng cả nước: các kỹ thuật, phần mềm,… được áp dụng hiện nay ở nước ta còn lạc hậu so với trình độ chung trên thế giới. - Hạn chế từ phía nhà nước: nhà nước chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu định mức, quy chuẩn rõ ràng chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nên cán bộ không có cơ sở để so sánh chỉ tiêu của dự án với chỉ tiêu định mức. - Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định cũng là nguyên nhân lớn hạn chế trong các hoạt động đó của ngân hàng nói chung, của chi nhánh nói riêng. Bởi vì nó làm cho các chỉ tiêu kinh tế của dự án lệch lạc so với tính toán của người làm công tác dự báo… CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NHĐT&PT ĐÔNG ĐÔ 2.1. Định hướng của NHĐT&PT Đông Đô trong thời gian tới. 2.1.1. Định hướng chung đến năm 2015 - Cùng với BIDV H.O thực hiện tốt các yêu cầu về công tác cổ phần hoá, xây dựng chi nhánh trở thành 1 trong các Chi nhánh đứng đầu về phát triển dịch vụ bán lẻ trong hệ thống, đa dạng hoá nguồn thu từ dịch vụ. - Phấn đấu nâng hạng Chi nhánh lên doanh nghiệp hạng I - Mở rộng mạng lưới hoạt động: nâng cấp Quỹ tiết kiệm 17 thành Phòng Giao dịch, mở mới 02 điểm giao dịch. - Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngân hàng đến năm 2015. - Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu. - Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ các hệ thống quản lý, các quy trình nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hoá. Bảng 2.1: Kế hoạch một số chỉ tiêu đến năm 2015 Chỉ tiêu UTH 2009 KH 2010 KH 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 1. Tổng tài sản 3,650 4,100 4,510 4,871 5,203 5,710 6,215 2.Huy động vốn cuối kỳ 3,600 4,200 4,788 5,267 5,785 6,310 6,950 3. Dư nợ tín dụng CK 2,650 3,500 4,375 5,250 6,110 6,955 7,845 4. Thu dịch vụ ròng 41 55 72 89 104 125 140 5.Lợi nhuận trước thuế 72 90 114 150 175 196 207 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động 5 năm 2004- 2009 2.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh. Mỗi hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô đều được ngân hàng định hướng rõ ràng, nhằm đảm bảo thực hiện được định hướng chung đã đề ra. Dưới đây là những định hướng của công tác cho vay tại chi nhánh trong thời gian tới. - Nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm định dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay. - Chú trọng kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với các khoản vay. - Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng, cơ cấu lại dư nợ cho vay. - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quy định của ngân hàng và hướng dẫn của Hội sở chính. - Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hóa khách hàng tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh hơn, có tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp thuộc khối sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Tăng cường thu nợ trung dài hạn, giảm bớt cho vay trung dài hạn đối với các dự án mới, cho vay dự án thu hồi vốn nhanh. Tăng cường cho vay bổ sung vốn lưu động bằng cách cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp mới tiếp thị, khai thác nhu cầu vay vốn lưu động đối với khách hàng tốt đang có quan hệ tín dụng với sở giao dịch. - Nâng cao vai trò công tác thẩm định, đảm bảo an toàn cho công tác tín dụng và bảo lãnh. - Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, chắc chắn. Thường xuyên rà soát, đôn đốc, theo dõi khoản vay, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. - Tiếp tục đối chiếu phân loại kế hoạch theo định kỳ để có chính sách kế hoạch hợp lý cho từng thời điểm. - Giữ vững và tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, mở rộng phục vụ cho vay đối tượng ngoài quốc doanh. - Mở rộng đa dạng hóa danh mục kế hoạch, ngành nghề kinh doanh. - Tăng cường công tác rà soát hồ sơ tín dụng, đảm bảo thực hiện, tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định của NHNN và Hội sở chính. - Tiếp tục theo dõi các doanh nghiệp có nợ xấu, nợ tồn đọng, bám sát và tích cực xử lý, tận thu các khoản nợ khó đòi, nợ tồn đọng, tạo điều kiện cơ cấu lại nợ. - Mở rộng các hình thức cho vay như đồng tài trợ, cho vay nhà ở, vay trả góp, vay tín dụng và có chính sách cho vay ngoại lệ hợp lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Hoàn thiện và thống nhất cơ chế quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống chi nhánh để có thể xây dựng được các tiêu chí hoạt động hướng tới hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và công tác thẩm định. 2.2. Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án cho vay tại NHĐT&PT Đông Đô. Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động chính nhằm nuôi sống và phát triển cả hệ thống ngân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong quá trình xét duyệt dự án phải thẩm đinh kỹ các khía cạnh của dự án, đồng thời đánh giá được các rủi ro trên từng khía cạnh đó, bởi vì rủi ro liên quan trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án từ đó trực tiếp dẫn đến rủi ro trong khả năng trả nợ ngân hàng. Nếu khả năng trả nợ là thấp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, ngân hàng không những không thu được lãi mà còn không thu hồi được vốn đầu tư cho dự án đó. Chính vì thế mà việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án cho vay là thực sự cần thiết. Trong thời gian ngắn thực tập tại chi nhánh NHĐT&PT em đã nhận thấy một số hạn chế trong công tác đánh giá rủi ro của chi nhánh. Em mong rằng những giải pháp em đưa ra sau đây sẽ đóng góp phần nào, cải thiện công tác đánh giá rủi ro dự án để giảm thiểu tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng. 2.2.1. Giải pháp về quy trình, nội dung đánh giá rủi ro. Hiện tại quy trình đánh giá rủi ro của ngân hàng tuy đã rõ ràng nhưng thiếu chi tiết các khía cạnh đánh giá rủi ro, như vậy cán bộ chỉ làm theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Ngân hàng cần thêm các bước đánh giá cho đầy đủ hơn nữa, chi tiết hơn nữa, để cán bộ ngân hàng cứ thế tiến hành theo, tránh tình trạng chung chung, không nhận diện được hết các loại rủi ro. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án Thẩm định về thị trường, sản phẩm. Thẩm định khả năng cung cấp đáp ứng NVL đầu vào Thẩm định về kỹ thuật, công nghệ. Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Thẩm định các điều kiện vĩ mô dự án Rủi ro về thị trường Rủi ro kinh tế vĩ mô Rủi ro về cơ chế chính sách Thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Rủi ro về cung cấp Rủi ro về thi công, xây dựng Rủi ro về kỹ thuật, vận hành Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án Hơn nữa như trên đã đề cập, các nội dung đánh giá rủi ro cần thực hiện chi tiết, nhưng còn phải chi tiết cụ thể với từng loại dự án xin vay vốn. Mỗi dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ phát sinh rủi ro khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau. Ví dụ, dự án nông nghiệp thì việc đánh giá rủi ro về thời tiết, khí hậu, giống cây trồng, vật nuôi…, dự án nuôi trồng thủy sản thì các điều kiện về nguồn nước, điều kiện sống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn và nguồn nhập thức ăn… phải được chú trọng nhất. Vì vậy cần phân loại dự án và nội dung phân tích tương ứng với mỗi loại dự án, cần có các bước xem xét những rủi ro đó kỹ càng, phù hợp với đặc điểm ngành nghề dự án vay vốn. Tương ứng với mỗi loại dự án đó cần theo một quy trình nhất định để đảm bảo cho các nội dung cần đánh giá rủi ro không bị thiếu sót. Trong hệ thống quản trị rủi ro thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cấu phần quan trọng. Hiện tại ngân hàng đã áp dụng cách chấm điểm khách hàng bằng xếp hạng tín dụng khách hàng. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này còn ở mức độ khiêm tốn, vậy ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện và đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu quản trị trong tình hình mới và tiếp cận tối đa với các chuẩn mực quốc tế. Với hệ thống xếp hạng tín dụng này việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các điểm giao dịch. Từ đó giúp ngân hàng hoạch định chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của NHNN. Đối với các khách hàng, việc NHĐT&PT áp dụng thành công chương trình này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho họ. Thời gian xử lý các giao dịch của ngân hàng sẽ nhanh chóng hơn thông qua việc chấm điểm tự động . Các khách hàng được xếp hạng tốt sẽ nhận được các chính sách ưu đãi về giá, phí, chương trình khách hàng thân thiết hay có nhiều cơ hội hợp tác cùng NHĐT&PT. Ngoài ra các ngân hàng sẽ có cơ hội thường xuyên được cán bộ ngân hàng tư vấn để đảm bảo hoạt động tài chính, kinh doanh lành mạnh. 2.2.2. Giải pháp về phương pháp đánh giá rủi ro. * Đối với phương pháp định tính: Đối với rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng hiện nay đã áp dụng mô hình SWOT để phân tích đánh giá rủi ro, tuy nhiên nó chỉ được đặc biệt áp dụng trong phân tích triển vọng khách hàng là chủ yếu (phân tích về thị trường, về sản phẩm dịch vụ và về kênh phân phối), còn lại các khía cạnh khác như môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động hay vấn đề quản lý điều hành,… mới chỉ trên lý thuyết, thực tế các dự án ngân hàng ít xem xét phân tích SWOT, điều này là chưa đủ; bởi vì thế mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức cần phải được xem xét trên nhiều lĩnh vực khác như nêu ở trên mới có thể thấy rõ được toàn diện các rủi ro khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cần áp dụng thêm một số mô hình định tính khác nữa như mô hình 5 lực lượng của Porter, ma trận BCG,… để đi từ nhiều góc độ giúp phân tích sâu hơn và nhiều khía cạnh hơn nữa đối với khách hàng. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter: Sơ đồ 2:Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Sản phẩm thay thê Đe đọa của các đối thủ cạnh tranh Khách hàng Nhà phân phối Cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường Nhà cung cấp Quyền Quyền lực đàm lực phán đàm phán Thách thức của sản phẩm, dịch vụ thay thế Đối thủ tiềm ẩn Mô hình này nhấn mạnh 5 lực lượng cạnh tranh chính quyết định những mối đe dọa đối với sản phẩm của dự án, cần áp dụng mô hình này với những dự án mà khía cạnh sản phẩm là quan trọng hay các dự án mà rủi ro về cung cầu thị trường được quan tâm hàng đầu. + Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này cán bộ ngân hàng sẽ nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên vật liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Thông tin về nhà cung cấp cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Với tất cả các ngành nhà cung cấp luôn gây áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Những nhà cung cấp lẻ ít quyền đàm phán với các doanh nghiệp mặc dù có số lượng lớn nhưng thiếu tổ chức. + Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất lẻ và nhà kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giấ cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp cán bộ thẩm định xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi thông tin khách hàng. + Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt bên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau - Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. - Những rào cản ra nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. + Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. Sản phẩm dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. + Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ: - Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối cạnh tranh… - Cấu trúc ngành: Ngành tập trung hay phân tán. - Các rào cản rút lui: Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn: ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan, các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. + Áp lực từ các bên liên quan mật thiết. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết như: Chính phủ, Cộng đồng, các hiệp hội, các chủ nợ, các nhà tài trợ, cổ đông. Với dự án thủy điện Hùng Lợi, nếu áp dụng mô hình này thì cần phân tích quyền lực đàm phán giá bán điện của nhà máy với EVN; sự cạnh tranh giữa nhiệt điện và thủy điện, giữa các nhà máy thủy điện đã đang và sẽ tham ra trên thị trường cung cấp điện. Đồng thời cũng cần phân tích khả năng các sản phẩm thay thế là năng lượng mặt trời hoặc năng lượng điện nguyên tử... Đây là vấn đề lớn nếu giá cả các loại sản phẩm thay thế này rẻ hơn nhiều so với giá thủy điện, dự án sẽ không tiêu thụ được điện, nếu có cũng bị lỗ vì chi phí sản xuất vượt giá bán điện của nhà máy… Ma trận BCG: Tỷ lệ tăng trưởng Cao I IV II III Thấp Thấp Cao Mức chiếm lĩnh thị trường Ma trận BCG hay còn gọi là trận quan hệ tăng trưởng và thị phần được xây dựng vào cuối thập kỷ 60. Nguyên tắc cơ bản của ma trận này là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm của một công ty và đặt nó vào trong một ma trận như trên. Mô hình này áp dụng khi đánh giá rủi ro về cung cầu và thị trường sản phẩm của dự án. Các công ty sẽ phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm cũng như thị phần của từng sản phẩm này để đặt trong ma trận. Ma trận BCG đơn giản hóa chiến lược qua 2 yếu tố là tốc độ tăng trưởng sản phẩm dịch vụ và thị phần. Nó giả định rằng để có được tốc độ tăng trưởng cao thì phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn. Ma trận này không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn có thể sử dụng để phân tích các bộ phận hay công ty con của một công ty giúp phân phối lại nguồn lực trong công ty. * Đối với phương pháp định lượng: + Khi phân tích độ nhạy ngân hàng cần mở rộng phân tích độ nhạy, có nghĩa là đưa ra nhiều giá trị mà một yếu tố ảnh hưởng có khả năng thay đổi để việc đánh giá được toàn diện hơn. Dùng lệnh table 1 biến đối với dòng tiền của dự án ta có bảng tính toán chỉ tiêu tài chính như sau: Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi mở rộng phân tích độ nhạy Trường hợp điện lượng thay đổi Chỉ tiêu -10% -5% -1% 1% 5% 10% NPV (trđ) 161006 109673 135317 160866 186725 212469 238235 IRR (%) 12.34 10.95 11.66 12.21 13.01 13.66 14.3 Thời gian trả nợ 10 12 11 10 10 9 9 Các kết quả phân tích mở rộng độ nhạy khi tổng vốn đầu tư thay đổi và khi điện lượng thay đổi chi tiết ở phụ lục. + Mở rộng phân tích độ nhạy mới chỉ cho biết tác động của một yếu tố lên chỉ tiêu tính toán. Như vậy kết quả đánh giá chưa thật chính xác, cần phân tích ảnh hưởng đồng thời của 2 hay nhiều nhân tố đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Bảng phân tích sau là ảnh hưởng tổng hợp của yếu tố giá bán điện và điện lượng đến NPV, IRR, Thời gian trả nợ dự án. Dựa trên bảng dòng tiền của dự án dùng lệnh table 2 biến ta có: Bảng 2.3: Bảng phân tích độ nhạy 2 chiều Trường hợp giá bán và điện lượng thay đổi đồng thời: NPV IRR Thời gian hoàn vốn Giá bán 3.5 Uscent, Điện lượng giảm 10% - 20158 3,21 % - Giá bán 3.9 Uscent Điện lượng giảm 5% 30490 9,52 % - Phân tích độ nhạy 2 biến như trên cho thấy rằng khi 2 biến cùng tác động lên dự án theo chiều nghịch, rất có thể dự án sẽ không có hiệu quả về mặt tài chính. Kết quả này mới đánh giá khách quan rủi ro với dự án. Ngoài ra, nếu ngân hàng có thể tiến hành phân tích ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố thì kết quả càng đáng tin cậy hơn. 2.2.3. Giải pháp về thông tin Trong thời đại hiện nay, thông tin đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động cho vay nói chung và cho vay dự án đầu tư nói riêng, nhất là khi dự án đàu tư lại rất nhạy cảm với các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy thông tin, đặc biệt là thông tinddeer đánh giá rủi ro cần luôn được cập nhật và khai thác triệt để, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định cho vay theo dự án của ngân hàng, có như vậy mới phục vụ cho hoạt động đánh giá rủi ro một cách hiệu quả. Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thu thập thông tin nội bộ: Để làm được điều đó, ngân hàng cần ban hành một quy chế thu thập thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin ở các chi nhánh cũng như hội sở. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án cần phải được cung cấp một cách thông suốt, nhanh chóng, chính xác đầy đủ và rộng rãi trong toàn hệ thống. Một lợi thế lớn là tại Hội sở chính hiện nay, các Sở giao dịch các phòng ban đều được trang bị máy tính khá hiện đại và được kết nối mạng nội bộ thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. Nếu ngân hàng biết khai thác có hiệu quả hệ thóng này thì vấn đề thông tin sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và đạt nhiều lợi ích. Thông tin mà ngân hàng thu thập được từ các chi nhánh được tổng hợp theo ngành lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, nhân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng công ty lớn mà ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài để đảm bảo các thông tin dó là chính xác, có thể dùng được: - Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các nghị định của chính phủ, thông tư quyết định, quy chế của bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tin liên bộ. - Thông tin về thị trường giá cả: Bao gồm thông tin về nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng… - Thông tin về kinh tế xã hội nói chung: các thông tin về chủ trương, kế hoạch, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước vè tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước cho ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực, tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất,… Tăng cường thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngân hàng cần phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của ngân hàng với ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại khác với các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Để có được thông tin chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định có thể khai thác thông tin từ một cơ quan khác, đó là cơ quan thuế. Đây là cơ quan Nhà nước trực tiếp số liệu theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp, số liệu mà họ cung cấp cho ngân hàng có độ tin cậy cao, nó là cơ sở để so sánh với nguồn thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời ngân hàng có thể đa dạng hóa nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính. Lưu trữ thông tin là vấn đề đáng quan tâm, ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. Với sự trợ giúp của công nghệ tin học, ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hòan thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mang máy tính. Các thông tin về chủ trương chính sách, chiến lược phát triển vùng ngành, lãnh thổ phải được ngân hàng cập nhật thường xuyên vì nó rất quan trọng khi đánh giá rủi ro môi trường và kinh tế xã hội của dự án. 2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, trong hoạt dộng thẩm dịnh dự án xin vay vốn nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng, năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định chung và chất lượng thẩm định rủi ro. Do vậy ngân hàng cần quan tâm đến việc cả thiện tình hình cán bộ cả về chất lượng và số lượng. Để nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, ngân hàng phải xây dựng một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực, trong đó nêu rõ những yêu cầu, những mục tiêu hướng tới trong chiến lược dài hạn của mình. Một cán bộ thẩm định giỏi trước hết phải là những con người được đào tạo, có kiến thức không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn phải nắm bắt được những kiến thức tổng hợp khác như kinh tế vĩ mô, vi mô, có nền tảng kiến thức rộng, một nhân tố cực kỳ quan trọng không bỏ qua là đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở sự nhiệt tình tinh thần trách nhiệm cao trong công tác của cán bộ, ngoài ra nó cũng thể hiện ở tính trung thực, lòng quyết tâm phấn đấu rèn luyện vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của tổ chức mà họ đang phục vụ. Để đạt được hai yêu cầu trên đối với nhân tố con người, ngân hàng cần chú ý đến các giải pháp sau: Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ. Việc tuyển dụng đóng vai trò quyết định tới chất lượng đòi hỏi quá trình tuyển dụng phải đực tiến hành một cách khách quan, công bằng, tránh tình trạng tiêu cực trng tuyển dụng. Việc tuyển chọn đòi hỏi phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đồng thời thu hút được các đối tượng có năng lực khác. Khi tuyển dụng ngân hàng cần tham khảo các chuyên gia từ các trường đại học, các viện nghiên cứu để có được nội dung thi tuyển phù hợp với yêu cầu đòi hỏi với công tác tuyển dụng và sát với thực tế. Bên cạnh đó ngân hàng cần phải xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên có năng lực để hỗ trợ ngân hàng trong khi thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ. Bố trí cán bộ một cách hợp lý Ngân hàng cần bố trí cán bộ một cách phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng công tác, kiên quyết loại bỏ, chuyển công tác đối với những cán bộ thiếu năng lực, thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Cán bộ thẩm định và đánh giá rủi ro cần thường xuyên được đào tào và đào tạo lại nhằm có được những kiến thức cập nhật trong công tác. Không chỉ chú trọng đào tạo lĩnh vực chuyên môn kiến thức về các lĩnh vực khác cũng cần phải được trang bị cho cán bộ kiến thức về luật pháp, kiểm bán…Cán bộ làm nhiệm vụ cần phải được thường xuyên cập nhật những quy định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Đây là những quy định có tính nghiêm ngặt chặt chẽ để bảo vệ cho lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và của cả cộng đồng. Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải được trang bị kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm định ( bao gồm nội dung chu trình, các bước nghiên cứu và phương pháp phân tích rủi ro dự án) và nắm vững được các quy định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vự đầu tư. Ngoài ra cán bộ cũng cần có những hiểu biết nhất định về những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách, thu thập các thông tin về thị trường phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Trong đó cần phải chú trọng đến kỹ năng thực hành bằng các phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy vi tính với những ví dụ thực tế. Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ thẩm định trong toàn bộ hệ thống với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, của các cán bộ thâm niên giỏi để trau dồi kinh nghiệm trong công tác, từ đó có thể khắc phục được khoảng cách chênh lệch về trình độ cũng như kinh nghiệm của cán bộ trong cả hệ thống từ cấp trung ương đến cấp chi nhánh. Do đó, việc đầu tư cho đào tạo cán bộ cần được xem như một chính sách của ngân hàng, từ việc coi nó là một chính sách thì ngân hàng cần phải tạo dựng được quỹ để tài trợ cho việc đào tào. Khi có quỹ ngân hàng tiến hành gởi cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở các trường đại học của nước ngoài hay tham gia học tập tại các ngân hàng nước ngoài. Có chế độ đãi ngộ thích hợp Hiện nay, nhân lực ngành ngân hàng như một dòng chảy đa chiều, nếu ngân hàng ĐT&PT không có những chính sách đãi ngộ phù hợp thì sẽ rất khó giữ chân họ và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Vậy cần phải khuyến khích tinh thần làm việc hết mình của các nhan viên, kích thích sự sáng tạo trong công việc bằng các chính sách khen thưởng kịp thời cho các thành tích, xây dựng các chương trình phúc lợi cho công nhân viên chức… 2.2.5. Giải pháp cải thiện trang thiết bị, công nghệ. Thực tế cho thấy cho dù nội dung, quy trình, hay hệ thống thông tin có tốt và hoàn chỉnh đến mấy nhưng nếu không được trang bị tốt thì cán bộ cũng không thể làm tốt. Hệ thống trang thiết bị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công của công tác thẩm định. Chính vì thế cần có các biện pháp sau: - Hoàn thiện trang thiết bị của tổ thẩm định như trang bị máy móc, hệ thống máy tinh, mạng Internet, … - Tổ thẩm định và chi nhánh nói chung cần thiết bị phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thẩm định. 2.3. Kiến nghị. 2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan. Chính phủ cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất tránh chồng chéo giữa các quy định của ngành. Phối hợp với các Bộ, Ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Đồng thời, cần thực hiện chế độ kiểm toán báo cáo tài chính để đảm bảo tính đúng đắn của các báo cáo này, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong phân tích tình hình tài chính của dự án, hỗ trợ cho công tác đánh giá rủi ro và ra quyết định cho vay chính xác. Các bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê hàng năm cần hệ thống hóa các thông tin trong lĩnh vực mà mình quản lý, công bố các thông tin một cách công khai giúp chủ đầu tư và ngân hàng thuận lợi hơn trong thu thập thông tin phục vụ công tác đánh giá rủi ro. Các bộ ngành cần đưa ra các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp… để cán bộ rủi ro làm cơ sở đánh giá về doanh nghiệp, so sánh các doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, định giá chi phí, doanh thu một cách chính xác. Ngoài ra các hoạt động kinh tế, điều kiện thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định và việc dự báo, phân tích rủi ro. Vì thế vai trò quản lý nên kinh tế của nhà nước chiếm vị trí quan trọng. nền kinh tế có ốn định, môi trường có tốt thì các hoạt động đó mới dễ dàng hoàn thiện được. 2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. - Hệ thống NHNN cần thu thập và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển và củng cố họat động của trung tâm cung cấp thông tin tín dụng như sau: + Quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ cả trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức. + Cập nhật thường xuyên và đa dạng hóa thông tin về các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới. + Không ngừng hoàn thiện công nghệ để thu thập, cung cấp thông tin nhanh nhất, thuận tiện nhất. Hình thành hệ thống dự phòng, kh dữ liệu, có phương án đảm bảo an toàn trong mọi tình huống. - NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển thích hợp toàn ngành, đảm bảo sự phát triển công bằng giữa các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác các hoạt động giữa các ngân hàng đối với những dự án quy mô lớn, điều này giúp tận dụng được các lợi thế của mỗi ngân hàng trong công tác thẩm định rủi ro dự án. - Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm thẩm định dự án giữa các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng học hỏi được những điểm mạnh của ngân hàng bạn. 2.3.3. Kiến nghị với NHĐT&PT Đông Đô. - Ngân hàng cần tạo điều kiện cho nhân viên được tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng hiện đại trong và ngoài nước. - Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin không chỉ thông suốt toàn ngánh mà còn phải có sự cập nhật thông tin đáng tin cậy cho quá trình đánh giá rủi ro. 2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư. Chủ đầu tư là người lập ra dự án, lập hồ sơ vay vốn,… cán bộ thẩm định và cán bộ rủi ro phải dựa trên những thông tin đó để phân tích và ra quyết định có cho vay hay không. Vậy về phía chủ đầu tư cần phải: - Nghiên cứu kỹ các khía cạnh trong công tác lập dự án trước khi trình vay vốn. - Đưa ra thông tin đúng, trung thực không nên vì mục đích vay vốn bằng mọi giá mà thay đổi điều chỉnh, báo cái sai các chỉ tiêu. - Hợp tác với ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian tìm hiểu về khách hàng, thuận lợi hơn cho công tác thẩm định. Hơn nữa, việc hợp tác sẽ giúp phát hiện rủi ro kịp thời cùng tìm ra biện pháp phòng chống, giảm thiểu. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của một ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị và xã hội của một đất nước. Rủi ro là đại lượng khó xác định và không thể triệt tiêu hoàn toàn, vì thế ta luôn phải chấp nhận rủi ro, nghĩa là biết tính toán, phân tích rủi ro để từ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Vì vậy công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn là rất quan trọng, kể cả phương pháp để thực hiện việc thẩm định rủi ro. Ngân hàng có đánh giá rủi ro của dự án một cách thận trọng, chính xác thì quyết định cho vay mới chính xác và đảm bảo thu hồi vốn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô đang trên đà phát triển, khẳng định được uy tín, chứng minh hoạt động kinh doanh có hiệu quả càng cần phải nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn. Qua thời gian ngắn thực tập tại Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô, em nhận thấy công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án là vô cùng quan trọng. Do vậy em đã chọn đề tài “Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô” với mục đích đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án. Trong quá trình phân tích có thể có nhiều thiếu sót do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế. Em mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên và các cán bộ phòng Quản lý rủi ro NHĐT&PT Đông Đô đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Hồng Minh, Giáo trình Quản trị rủi ro. 2. PGS, TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Lập dự án. 3. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư 4. PTS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, 1999 5. Báo cáo tình hình hoạt động 5 năm 2004-2009 - chi nhánh NH ĐT&PT Đông Đô. 6. Báo cáo thẩm định dự án thuỷ điện Hương Điền. 7. Báo cáo thẩm định dự án thuỷ điện Hùng Lợi. 8. Một số trang Web : www.bidv.com www.media.vdsc.com www.vinase.com www.vnmedia.vn Phụ lục 1: Các thông số dự án Các thông số liên quan đến dự án - Các thông số chính của dự án: + Diện tích lưu vực: 275,45 km2 + Dung tích hồ chứa: 9,8………………10 m ũ 6 m. + Mực nước lớn nhất: 209 m + Mực nước chết: 204 m + Chiều cao lớn nhất đập dâng : 49 m + Chiều rộng đập tràn: 65 m + Đường kính ống áp lực: 2,2 m + Lưu lượng xả lũ: 927 m kh ói /s + Lưu lượng lớn nhất: 17,28 m khoi/s + Cột nước nhỏ nhất: 54 m + Cột nước tính toán : 54,46 m + Công suất lắp máy: 17,5 MW + Điện lượng trung bình năm(Eo): 70,28 (10 mu 6 Kwh). + Số tổ máy: 5 - Các khoản mục chi phí: + Chi phí xây dựng: 220618,124 trđ + Chi phí thiết bị:88544 trđ + Chi phí quản lý dự án: 2309 trđ + Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 4400 trđ + Chi phí tư vấn: 10229 trđ + Chi phí khác: 1765 trđ + Chi phí dự phòng: 32753 trđ +Thuế GTGT đầu vào: 28272 trđ + Lãi vay trong xây dựng: 3286 trđ Thông số dự án Vốn đầu tư Nhóm chỉ tiêu về thuế và chế độ dự án Trước thuế VAT Sau thuế Tỷ trọng I. Nhóm chỉ tiêu về thuế I.Tổng vốn đầu tư 380,473 36,028 416,501 10000% 1. Thuế TNDN 10% 15 năm đầu 1. Xây lắp 220,283 22,028 242,310 58.2 Miễn thuế 4 năm 2. Thiết bị 88,545 8.855 97,400 23.4 Giảm 50% 9 năm 3. Chi phí KTCB khác 14,302 1,430 15,732 3.8 Các năm tiếp theo 28% các năm sau 4. Lãi vay trong thời gian thi công 20,191 0 20,191 4.8 2. Thuế tài nguyên 2 % DT 5. CP đèn bù 4,400 440 4,840 1.2 3. VAT đầu vào 10 % DT 6. Dự phòng 32,753 3,275 36,028 8.7 4. VAT đầu ra 10 % CP II. Cơ cấu nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng 5. Thuê đất 0 1. Vốn tự có 78,368 20.0 II. Nhóm chỉ tiêu chi phí hoạt động 2. Hỗ trợ từ ngân sách 0 0.0 1. Chi phí O&M 1.5 % (XL+TB) 3. Vốn vay nội tệ NHTM 313,473 80.0 2. Chi phí bảo hiểm tài sản 0.2 % (XL+TB) 4. Vốn vay USD NHM 0 0.0 3. Chi phí sửa chữa lớn va thay thế 5.0 % (XL+TB) 5. Vay ODA 0 0.0 4. Chi phí Sửa chữa thường xuyên 0 6. Vay QHTPT 0 0.0 7. Thay đổi TMDDT 0.0 Tổng nguồn vôn 391,841 I. Công suất vận hành 17.5 MW Thông số về vốn lưu động 1. Công suất thiết kế 1. Khoản phải thu 2% DT 2. Tốc độ tăng công suất 70.57 tr KvW 2. Khoản phải trả 2% CP 3. Điện lượng hàng năm 3. Cân đối tiền mặt 1% DT 4. Tốc độ tăng điện lượng hàng năm 4. Vòng quay VL Đ 3 vòng/năm 5. Công suất tối đa 100 % CSTK Thông số về khấu hao Xây lắp 15 năm II. Giá bán thiết bị 10 năm 1. Giá bán SP bình quân 4.2 748 VN Đ/KWh Chi phí KTCB khác 10 năm 2. Tốc độ tang giá 5 %/3 năm Dự phòng 10 năm 3. Giá NVL Lãi vay trong thời gian thi công 10 năm 4. Thay đổi giá NVL 2% 1.2. Quy mô, giải pháp xây dựng dự án: Nhà máy thủy điện Hùng Lợi được xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp III, giải pháp xây dưng và bố trí như sau: - Cụm đầu mối: + Đập tràn: dự kiến là tràn tự do, chiều rộng tràn 65 m, cao trình ngưỡng tràn 205 m. Vật liệu đập tràn gồm vỏ BTCT M200, lõi BT M100. + Đập dâng: Chiều cao lớn nhất 48.4 m, cao trình đỉnh đập dâng 210,2 m, chiều dài đỉnh là 313.3 m.vật liệu của đập dâng là đất đá tại công trình. + Cửa lấy nước: Cửa nhận nước được thiết kế kiểu liền với thân Đập dâng, cửa lấy nước có cao trình đáy 202 m. Kích thước cửa nhận nước là 2.5×3 m; + Cống xả cát: Có nhiệm vụ bảo đảm cao trình ngưỡng không bị bùn cát lấp đầy và dẫn dòng thi công. Cửa xả cát đặt ở cao 160m, kích thước 3×2.5 m - Đường ống áp lực: Có kết cấu ống thép dày từ 12-20 mm. Đường kính ống 2.2 m, chiều dài đường ống 121m. - Nhà máy: Bao gồm 2 tổ máy, tua bin loại Francis trục đứng, công suất mỗi tổ máy N = 4 MW. Kết cấu nhà máy phần dưới cao trình sàn gian bằng bê tông cốt thép M200 và M250, phần bao che bằng kết cấu khung chịu lực, tường gạch xây VXM M75, mái tôn. Bên trong nhà máy bố trí các thiết bị phục vụ việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thường xuyên cho nhà máy. Phụ lục 2: Kết quả tài chính của dự án 2.1. Bảng dòng tiền dự án Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Dòng vào Doanh thu 51,968 51,968 51,968 54,567 54,567 54,567 57,295 57,295 57,295 60,160 AR -1,039 -52 -55 -57 Thanh lý tài sản Vay NHTM trong nước 0 18,778 24,97 12,659 Qũy HTPT 0 75,187 100,149 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 50,394 Vay ODA 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Hoàn thuế VAT 5,404 7,206 9,007 14,411 Tổng ngân lưu vào 0 93,965 125,119 63,053 56,333 59,174 60,975 68,926 54,567 54,567 57,24 57,295 57,295 60,16 2. Dòng ra Chi phí đầu tư 135,312 140,793 70,89 Chi phí hoạt động 7,953 7,953 7,953 8,005 8,005 8,005 8,059 8,059 8,059 8,116 AP -159 -1 -1 -1 CB 520 26 27 29 Thuế TNDN 1,52 1,799 Trả nợ NHTM 10,993 10,852 10,7 11,047 10,805 10,509 10,624 10,273 9,018 7,029 Trả nợ quỹ HTPT 33,022 33,164 33,315 35,515 35,5 35,333 36,867 36,668 32,921 11,747 Trả nợ nước ngoài Tổng ngân lưu ra 125,321 140,793 70,89 52,329 51,968 51,968 54,592 54,31 53,847 55,576 55 51,518 28,719 3. Ngân lưu ròng 0 -31,347 -15,674 -7,837 4,004 7,206 9,007 14,334 257 720 1,664 2,295 5,777 31,441 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 60,16 60,16 63,168 63,168 63,168 66,326 66,326 66,326 69,642 69,642 69,642 73,125 73,125 73,125 76,781 -57 -60 -63 -66 -70 -73 60,102 60,16 63,108 63,168 63,168 66,263 66,326 66,326 69,576 69,576 69,642 73,055 73,125 73,125 76,708 8,116 8,116 8,177 8,177 9,721 9,784 9,784 9,784 9,85 9,86 9,850 9,92 8,376 8,376 8,449 -1 -1 -31 -1 -1 -1 31 -1 29 30 32 33 35 37 1,868 1,868 2,015 1,938 2,595 2,750 2,75 5,5 5,825 16,309 16,309 17,697 18,13 18,14 19,133 10,012 9,984 10,221 10,115 12,285 12,564 12,564 15,284 15,707 26,160 26,160 27,651 26,536 26,505 27,617 50,901 50,175 52,887 50,053 50,883 53,699 53,699 51,042 53,869 43,483 43,483 45,404 46,588 46,619 49,091 2.2. Bảng tiến độ giải ngân vốn Bảng kế hoạch giải ngân vốn STT Chỉ tiêu Năm thực hiện Tổng cộng 6 tháng thứ 1 6 tháng thứ 2 6 tháng thứ 3 6 tháng thứ 4 1 Vốn vay NHTM 10.44% 30.96% 40.33% 18.27% 100% 2 Vốn vay VNĐ 10.73% 31.59% 40.50% 17.18% 100% 3 Vay USD 4 USD quy đổi 5 Vay ODA 6 USD quy đổi VNĐ 7 Vốn tự có 30.00% 40.00% 20.00% 10.01% 100% STT Chỉ tiêu Năm thực hiện Tổng cộng 6 tháng thứ 1 6 tháng thứ 2 6 tháng thứ 3 6 tháng thứ 4 1 Vốn vay NHTM 24,67 73,183 95,341 95,341 236,373 2 Vốn vay VNĐ 6,105 17,977 23,051 23,051 56,909 3 Vay USD 0 0 0 0 4 USD quy đổi 0 0 0 0 5 Vay ODA 0 0 0 0 6 USD quy đổi VNĐ 0 0 0 0 7 Vốn tự có 23,51 31,347 31,347 7,837 78,368 Tổng cộng 54,285 122,507 122,507 60,793 371,651 2.3. Bảng phân tích độ nhạy Khi tổng mức đầu tư thay đổi Chỉ tiêu -10% -5% -3% 1% 5% 10% NPV (trđ) 161006 163670 162337 161805 160740 159676 158347 IRR (%) 12.34 12.4 12.37 12.36 12.34 12.32 12.29 Thời gian trả nợ 10 10 10 10 10 10 10 Giá bán thay đổi: Chỉ tiêu 3.5 3.7 3.9 4.0 4.2 4.4 NPV (trđ) 161006 75577 99921 124324 136539 161006 185499 IRR (%) 12.34 9.98 10.68 11.36 11.69 12.34 12.98 Thời gian trả nợ 10 14 12 11 11 10 10 Điện lượng thay đổi: Chỉ tiêu -10% -5% -3% 1% 5% 10% NPV (trđ) 161006 109673 135317 155866 186725 212469 238235 IRR (%) 12.34 10.95 11.66 12.21 13.01 13.66 14.3 Thời gian trả nợ 10 12 11 10 10 9 9 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VNĐ : Việt Nam Đồng Cty CP : Công ty cổ phần Cty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn NHNN : Ngân hàng nhà nước BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển PGD : Phòng giao dịch MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh 4 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro 15 Sơ đồ 1.3: Vị trí của thẩm định rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn 15 Sơ đồ 2:Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 67 Bảng 1.1: Bảng tổng kết một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2004 – 2009 5 Bảng 1.2: Bảng cơ cấu tín dụng qua các năm 7 Bảng 1.3: Số lượng và quy mô dự án vay vốn tại chi nhánh 2004-2009 8 Bảng 1.4: Nhu cầu điện 2006-2010. 41 Bảng 1.5: Nhu cầu điện lượng và công suất theo từng giai đoạn 41 Bảng 1.6: Bảng phân tích độ nhạy như sau 52 Bảng 2.1: Kế hoạch một số chỉ tiêu đến năm 2015 62 Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi mở rộng phân tích độ nhạy 70 Biểu đồ 1: Biểu đồ tổng vốn cho vay dự án trung và dài hạn 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31214.doc
Tài liệu liên quan