Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây

NHĐT&PT Hà Tây luôn là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn Tỉnh Hà Tây trong hoạt động tài trợ dự án, phục vụ đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, các dự án mà Ngân hàng cho vay đều thực hiện hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Đạt được kết quả đó chính là có phần đóng góp quan trọng của công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Song bên cạnh những mặt đạt được, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vẫn còn một số hạn chế. Các dự án xin vay vốn ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô thì việc nâng cao được chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT là rất cần thiết. Qua thời gian nghiên cứu lý luận kết hợp với việc tìm hiểu thực tế về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT tôi đã hòan thành chuyên đề ‘Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây’ với mong muốn được đóng góp ý kiến của mình vào việc hoàn thiện hơn công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro của dự án hết sức phức tạp, việc hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho vấn đề này vẫn đang được các cấp, ngành có liên quan rất quan tâm và còn chưa thống nhất ý kiến. Với vốn kiến thức của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn hạn hẹp, thời gian thực tập tại Ngân hàng có hạn nên những đóng góp của tôi còn rất nhỏ lẻ và chưa có hệ thống vì vậy tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ thẩm tại NHĐT &PT Hà Tây để chuyên đề này thành công hơn nữa.

doc101 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẩm định dự án nói chung. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án luôn được cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện nghiêm túc theo trình tự và phương pháp đã nêu ở trên. Một quy trình hợp lý kết hợp với sự tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt của cán bộ đã góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Về nội dung đánh giá rủi ro Nội dung đánh giá rủi ro được BIDV Hà Tây xây dựng chi tiết, đầy đủ đảm bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, cán bộ quan hệ khách hàng đã đề cập đến tất cả các khía cạnh của dự án. Bên cạnh đó, cán bộ còn đề cập đến rủi ro đặc thù của dự án. Ngoài việc đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ còn đánh giá rủi ro của chủ đầu tư và rủi ro tín dụng. Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các mặt mà các rủi ro của dự án đã được nhận diện, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng khi cho các dự án đầu tư vay vốn. Về phương pháp đánh giá rủi ro Khi đánh giá rủi ro của dự án, Ngân hàng đã áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định một cách chính xác nhất các rủi ro tiềm ẩn của dự án. Thông qua phương pháp định tính, bằng cách xác định rủi ro xảy ra trong trường hợp nào, ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án mà cán bộ quan hệ khách hàng có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Bằng việc phân tích độ nhạy của dự án, mà cán bộ quan hệ khách hàng xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào và mức rủi ro có thể chấp nhận được. Dựa vào việc phân tích kịch bản và xác suất, cán bộ đã xác định được xác suất xảy ra rủi ro của các dự án đầu tư. Dựa vào phương pháp mô phỏng Monter Calo mà cán bộ quan hệ khách hàng xem xét các rủi ro trong điều kiện xác suất và đánh ra được các rủi ro khác nhau. Về thời gian đánh giá rủi ro Thời gian thẩm định trung bình là 15 ngày kể từ khi cán bộ quan hệ khách hàng nhân được đầy đủ hồ sơ, trong đó thời gian giành cho công tác đánh giá rủi ro chiếm từ 1- 2 ngày. Lượng thời gian này luôn được cán bộ quan hệ khách hàng của BIDV Hà Tây đảm bảo đúng quy định tạo điều kiện cho dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Như vậy, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư đã đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian không gây chậm trễ chung cho tiến độ thẩm định, cũng như tiến độ thực hiện dự án. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. Về đội ngũ cán bộ Năm 2007 trước yêu cầu củng cố đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển, công tác tổ chức cán bộ đã được quan tâm đúng mức. Hiện nay BIDV Hà Tây đã có một đội ngũ nhân sự với 142 người (tính đến hết 31/12/2008). Trong đó độ tuổi bình quân của chi nhánh là 32,8 tuổi; tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi dưới 30 là 52,65% đã được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 81,45%; 15 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân. Đội ngũ cán bộ của BIDV Hà Tây thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo cả trong nước lẫn nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… để mỗi nhân viên đều trở thành lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh trong thời đại mới. Công tác đào tạo bài bản được tiến hành đã tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập sâu rộng hơn của Chi nhánh. Về trình độ công nghệ, thông tin Hiện tại, Ngân hàng đã cung cấp được hệ thống máy tính nối mạng, trong đó có các phần mềm chuyên dụng phụ vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Các thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho các cán bộ đã được Ngân hàng quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng Internet... giúp cán bộ quan hệ khách hàng thu thập, khai thác các nguồn thông tin có hiệu quả và chính xác hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án nói riêng. Cán bộ quan hệ khách hàng đã thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng và dự án đầu tư. Thông tin thu thập được cán bộ quan hệ khách hàng xem xét kỹ càng để xác định xem thông tin có đáng tin cậy hay không. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu của dự án và chủ đầu tư, cán bộ còn so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu của ngành nhằm xem các chỉ tiêu của dự án có phù hợp với chiến lược phát triển của ngành không. - Những kết quả đạt được thông qua hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư của BIDV Hà Tây Bảng 11.2: Tình hình cho vay theo dự án đầu tư của BIDV Hà Tây 2005-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền CL TL% CL TL% CL TL% Doanh số cho vay 414 516 573 647 102 24,636 57 11,04 74 12,91 Thu nợ gốc 308 383,8 486,62 621,32 75,8 24,61 102,82 26,79 134,7 27,68 Thu lãi 9,98 16,36 23,78 43,77 6,38 63,93 7,42 45,35 19,99 84,06 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Biều đồ 1.2: Hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: tỷ đồng Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo dự án tăng từ 414 tỷ đồng năm 2005 lên 647 tỷ đồng năm 2008. Có sự gia tăng cả về thu nợ gốc và thu nợ lãi, cụ thể: thu nợ gốc tăng từ 308 tỷ đồng năm 2005 lên 621,32 tỷ đồng; thu lãi tăng từ: 9,98 tỷ đồng năm 2005 lên 43,77 tỷ đồng năm 2008. Điều đó cho thấy, các dự án do Chi nhánh tài trợ đều hoạt động hiệu quả, chủ dự án thanh toán đầy đủ hạn do vậy có thể khẳng định chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của BIDV Hà Tây đến thời điểm hiện tại là rất khả quan. Bảng 12.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dự nợ 916 1104 1338 1647 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,46% 0,27% 0,08% 0,04% Tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án đầu tư % 0,08% 0,06% 0,03% 0% Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008 Đơn vị: % Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án đầu tư giảm rõ rệt so với năm 2005. Số dự án phải điều chỉnh kỳ hạn nợ trong năm 2005, 2006 là 2 dự án, và năm 2007 là 1 dự án. Số dự án nợ quá hạn trong năm 2005, 2006 là 2, năm 2007 là 1 và năm 2008 là 0 dự án. Điều đó cho thấy các dự án mà Ngân hàng cho vay ngày càng có tính khả thi, có đủ khả năng trả nợ. Có được điều đó là do công tác thẩm định dự án nói chung và công tác đánh giá rủi ro nói riêng đã được thực hiện tốt, loại bỏ được những dự án không có tính khả thi, nhờ đó mà tránh nguy cơ tăng nợ xấu và nợ khó đòi. Các dự án được đánh giá rủi ro khá kỹ càng và đã đảm bảo đúng thời hạn hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn đảm bảo đúng về thời gian thẩm định và đánh giá rủi ro, nhanh chóng trả lời khách hàng dự án có thể đi vào hoạt động đúng thời hạn, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư của chủ đầu tư. 2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây. - Hạn chế về nội dung đánh giá rủi ro Trong quá trình thẩm định để xác định các rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng chưa thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư ban đầu. Bởi trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư thường có xu hướng nâng cao mức vốn đầu tư ban đầu. Và việc thẩm định lại nhu cầu vốn đầu tư phải dựa vào dự toán của chủ đầu tư. Với những dự án lớn, sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại, phức tạp, thiếu thông tin rất khó để cán bộ quan hệ khách hàng xác định được nhu cầu thực sự về vốn của chủ đầu tư. Chính vì lý do trên mà khả năng xảy ra rủi ro đối với nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Việc xác định chi phí và nhiều khoản mục chi phí đôi khi còn bị cán bộ quan hệ khách hàng bỏ qua hoặc mặc nhiên chấp nhận định mức của chi phí do Doanh nghiệp đưa ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới độ chuẩn mực của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng trong những trường hợp bất lợi của thị trường. Cán bộ mới chỉ chú trọng nhiều đến thời gian thu hồi vốn và nguồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời của dự án. Chính vì vậy, Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường có biến động về tài chính như lạm phát, đồng tiền mất giá,… Điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của Ngân hàng. Công tác tái thẩm định dự án sau khi cho dự án vay vốn chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Một số dự án không phát huy được hiệu quả theo kỳ vọng nhưng chưa được Ngân hàng đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, độc lập, do vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Việc đầu tư có hiệu quả hay không sẽ quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay vủa Doanh nghiệp đối với Ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng cần quan tâm đến việc thẩm định lại dự án khi dự án đi vào hoạt động. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro Trong việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để lượng hóa rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ xem xét hiệu quả của dự án khi có một yếu tố thay đổi mà chưa xét đến trường hợp nhiều yếu tố cùng thay đổi một lúc. Trong việc sử dụng phương pháp phân tích kịch bản và xác suất thì số lượng kịch bản còn bị hạn chế. Phương pháp này đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng và đội ngũ chuyên gia có khả năng sử dụng phần mềm, có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt. Do tính phức tạp của phương pháp mà nhiều khi cán bộ quan đã bỏ qua, không sử dụng để lượng hóa rủi ro mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Hạn chế về đội ngũ cán bộ Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trẻ, tuy được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và có sự nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro của dự án nói riêng. Chính vì thiếu kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Đôi khi công tác thẩm định và đánh giá rủi ro còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong việc xử lý các nội dung thẩm định và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro. Vì vậy mà nhiều khi việc đánh giá rủi ro của dự án chưa thực sự hiệu quả. Hạn chế về trình độ công nghệ Hiện nay, Ngân hàng chưa có phần mềm chuyên dụng để lượng hóa rủi ro của các dự án. Việc phân tích độ nhạy của dự án sử dụng phần mềm excel, đối với các dự án phức tạp sẽ kéo dài thời gian tính toán. Ngân hàng chưa có phần phềm riêng để hỗ trợ cho việc sử dụng phương phân tích kịch bản, xác suất và phương pháp mô phỏng Montel Carlo. Do đó mà 2 phương pháp đó ít được sử dụng để lượng hóa rủi ro. Hạn chế về thông tin Để công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án có hiệu quả thì việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng và dự án đầu tư là rất quan trọng. Tuy nhiên, công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được thực hiện tốt ở Ngân hàng. Các thông tin mà cán bộ quan hệ khách hàng có được chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp. Thông tin mà chủa đầu tư cung cấp để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ thường dấu những thông tin bất lợi cho phía họ. Vì vậy, để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ quan hệ khách hàng cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro của dự án một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Nền kinh tế Việt Nam còn có nhiều khó khăn, bất ổn và dễ chịu những tác động từ bên ngoài, đồng thời còn phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn, cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển. Kinh tế chưa phát triển nên hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác đánh giá rủi ro còn nghèo nàn, thông tin chưa minh bạch thiếu độ chính xác. Các Ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin từ phía khách hàng mà đa số các thông tin đó thiếu sự khách quan. Tình trạng này làm cho nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro bị thiếu hụt nhiều, tạo nên xu hướng đơn giản hóa trong việc phân tích và đánh giá rủi ro. Có thể nói đây là cội nguồn của các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro của các dự án tại các NHTM. Thứ hai: Khách hàng vay vốn theo dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây rất đa dạng và ngành nghề kinh doanh của họ cũng rất đa dạng nên khó có thể đánh giá chính xác được mức độ tin cậy và khả năng kinh doanh của họ nếu mới tiếp xúc lần đầu. Do vậy trong một số trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính khiến Ngân hàng khó khăn trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng. Bên cạnh đó, tình trạng lập dự án thiếu tính chính xác, thiếu căn cứ khoa học của chủ đầu tư đã làm cho công tác thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng gặp không ít khó khăn. Một số các chủ đầu tư khi lập dự án thường chỉ tập trung vào một số những nội dung chính mang tính nghiên cứu chủ đạo, thiếu sự hợp lý cần thiết và rất chiếu lệ. Điều này một phần là do sự thiếu hụt về thông tin cũng như sự hạn chế về công nghệ, một phần cũng là do hạn chế về năng lực lập dự án của doanh nghiệp. Hạn chế này cũng là một nguyên nhân khách quan làm cho công tác đánh giá rủi ro mất nhiều thời gian và thiếu chính xác. Thứ ba, Tình hình thị trường giá cả nói chung, thị trường giá cả tiền tệ nói riêng còn nhiều bất ổn. Tỷ lệ lạm phát cao đã gây ảnh hưởng xấu đến việc lượng hóa rủi ro của dự án. Thứ tư, môi trường Pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách, các Quyết định - Nghị định, các văn bản chế độ luật của Ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện các mối quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng. Hơn nữa, việc có những thay đổi thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro của dự án. 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, chưa áp dụng được nhiều phương pháp đánh giá rủi ro. Hơn nữa, số lượng cán bộ còn thiếu mà khối lượng công việc rất lớn, phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian thẩm định nên tình trạng làm thêm giờ là rất phổ biến. Điều này gây ra áp lực và căng thẳng trong công việc nên giảm hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro. Thứ hai: Công nghệ của Ngân hàng đã được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được tốc độ phát triển của thị trường. Nhìn chung các phần mềm mà Ngân hàng ứng dụng đều là phần mềm mới, tuy nhiên công tác triển khai chậm hoặc triển khai thiếu đồng bộ và khi triển khai xong một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó do đó công tác thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng vẫn còn hạn chế. Thứ ba: Thị trường của dự án đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá rủi ro của dự án. Lượng thông tin này rất đa dạng, phong phú và có tính chất quyết định đến sự tồn tại của dự án. Muốn có được thông tin đầu vào đầu ra của sản phẩm đòi hỏi cán bộ quan hệ khách hàng phải tích cực chủ động tìm kiếm và phân tích. Đây cũng là khó khăn lớn đối với cán bộ quan hệ khách hàng khi đánh rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ xu hướng phát triển của Ngân hàng và thực hiện sự chỉ đạo nhất quán của NHĐT&PT Việt Nam, phát huy thành tích đạt được trong các năm 2007, 2008, ban lãnh đạo Ngân hàng xác định 2009 là năm quyết định trong kế hoạch 2005 – 2010 của Chi nhánh nhằm thực hiện mục tiêu định hướng phát triển Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Vì vậy kế hoạch kinh doanh trong năm 2009 cần tạo ra bước đột phá trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao, an toàn, bền vững và hiệu quả. Mục tiêu của ban lãnh đạo Ngân hàng là xây dựng Chi nhánh lớn mạnh, trở thành một NHTM năng động, có sức cạnh tranh khá trên địa bàn, phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, góp phần nâng cao thị phần và vị thế của Chi nhánh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu đạt lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người 100trđ/người/năm. Các chỉ tiêu hiệu quả khác tương đương với mức bình quân của ngành, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ. Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu (các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại – dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu,...). Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và văn minh giao dịch của cán bộ. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây quán triệt thực hiện chiến lược phát triển toàn hệ thống để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể như sau: Bảng 1.3: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của Chi nhánh BIDV Hà Tây STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 I Các chỉ tiêu chính 1 Chênh lệch thu chi trước trích DPRR Tỷ VND 91,3 2 Dư cuối kỳ Tỷ VND 1.800 3 Huy động vốn Tỷ VND 2.950 4 Nợ xấu % 1,6% II Các chỉ tiêu quản lý – chỉ đạo điều hành 1 Thu dịch vụ ròng Tỷ VND 34 2 Dư tín dụng bán lẻ Tỷ VND 210 3 Dư tín dụng bình quần Tỷ VND 1.700 4 Thu phí dịch vụ bảo hiểm Tỷ VND 3 5 Huy động vốn từ tổ chức tài chính Tỷ VND 450 6 Huy động vốn từ doanh nghiệp Tỷ VND 1.300 7 Huy động vốn từ cá nhân Tỷ VND 1.200 8 Trung dài han/tổng dư nợ % 50% 9 Ngoài quốc doanh/tổng dự nợ % 63% 10 Dư tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ % 11,7% 11 Giảm lãi treo % 0% 12 Trích dự phòng Tỷ VND 8 Nguồn: Phòng kế hoạch và Nguồn vốn BIDV Hà Tây 3.1.2. Phương hướng mở rộng & tăng trưởng tín dụng Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng với mục tiêu hiệu quả và an toàn – Trên cơ sở tình hình trên địa bàn, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương – tiến hành phân tích, đánh giá để có được chính sách đầu tư tín dụng phù hợp với điều kiện và nhân lực của Chi nhánh. – Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng: giảm tỷ trọng cho vay xây lắp, tăng cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư, tăng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng XNK, hộ làng nghề, hộ thu nhập cao và CBCNV . – Đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo an toàn vốn tín dụng: gia tăng tài sản, tăng cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng cường hợp tác đồng tài trợ để giảm bớt áp lực về vốn, phân tán rủi ro. – Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, thu lãi treo và trích lập đủ Quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra trong hoạt động tín dụng. – Phổ biến kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước, của Ngành về hoạt động tín dụng. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thu thập, cung cấp thông tin tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ quá trình cho vay và quản lý tín dụng. Thứ hai, chính sách đối với các nhóm đối tượng khách hàng hiện có – Chủ động cho vay những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, làm ăn có hiệu quả, trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh và dự án khả thi. – Nhóm khách hàng có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tạm thời, chi nhánh phân tích, đánh giá – nếu đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ sau khi được ngân hàng hỗ trợ thì áp dụng biện pháp duy trì quan hệ tín dụng có kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định và xác định lộ trình trả nợ cụ thể. – Nhóm khách hàng đặc biệt khó khăn, không còn có khả năng phục hồi, chi nhánh kiên quyết dừng cho vay, áp dụng mọi biện pháp tận thu nợ (có thể ) – Đối với việc tiếp cận để mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn, tiếp thị quan hệ tín dụng đối với những khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tín dụng: có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi; có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Trong công tác thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư nói chung, đội ngũ cán bộ là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro. Để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức thẩm định, đánh giá rủi ro cần tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể như: - Xây dựng một đội ngũ chuyên viên thẩm định giỏi trên cơ sở rà soát lại đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và chuyển các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bố trí cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tính thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức vào các khâu chủ chốt trong quá trình thẩm định DA. - Có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các đợt thi đua trong từng năm và tổng kết khen thưởng kịp thời trong từng đợt. - Tạo điều kiện cho các chuyên viên trẻ tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, học tin học, ngoại ngữ đồng thời tiếp tục bổ sung các nhân viên có trình độ; có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, mời làm cố vấn hoặc cộng tác viên. - Định kỳ tổ chức những lớp học đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thẩm định (theo các chuyên đề khác nhau: Chuyên đề về phân tích tài chính doanh nghiệp, chuyên đề về xác định phương án vay vốn và trả nợ vốn vay, chuyên đề về tính toán hiệu quả đầu tư dự án, chuyên đề đánh giá rủi ro của dự án...). Các lớp học nên được tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và nên tổ chức vào thời gian ít công việc (đầu năm). Bên cạnh đó, cần cử các cán bộ có năng lực theo học những khoá đào tạo chuyên ngành về thẩm định dự án ở trong nước và nước ngoài. - Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định dự án. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm định cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tư và đánh giá rủi ro của dự án một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài. Thông tin do điều tra trực tiếp xuất phát từ nguồn thông tin do báo cáo, xây dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ thường dấu những thông tin bất lợi cho phía họ. Vì vậy, Ngân hàng chỉ có thể nắm bắt được những thông tin này bằng cách điều tra thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn. Nhờ tính chất linh hoạt của việc phỏng vấn, cán bộ quan hệ khách hàng có thể tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án mà trong hồ sơ vay vốn khách hàng không đề cập đến, hay có thể phát hiện ra những thông tin thiếu chính xác để có biện pháp xử lý. Trước khi tìm hiểu thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần chuẩn bị sẵn một chương trình chi tiết, bao gồm một loạt những vấn đề cần được tìm hiểu hoặc cần được giải đáp về tình hình tài chính của khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng phải hướng người được hỏi trả lời theo ý mình, thông qua đó nắm bắt được những thông tin mà mình cần thu thập. Từ đó, nhanh chóng tập hợp, phân tích các thông tin để đánh giá đúng thực tế về tình hình của khách hàng. Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm: Thông tin từ các công ty kiểm toán (nguồn số liệu chính xác về hoạt động tài chính của khách hàng giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá đúng về khả năng tài chính trong việc vay, trả, khả năng cạnh tranh của khách hàng và xu hướng phát triển của khách hàng trong tương lai,...), thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng thông tin điện tử,.. đây là những nguồn cung cấp thông tin hàng ngày rất quan trọng và có giá trị đối với công tác thẩm định. Bên cạnh đó, thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin giữa cán bộ thẩm định nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn Kiểm tra là một trong các bước trong quá trình quản lý khoản vay và là một bước quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay có đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không nhằm hạn chế rủi ro vay vốn. Hiện nay, việc kiểm tra này chưa được cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt để mà chỉ kiểm tra cho có hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Thông thường cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn. Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế... Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi cho vay cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích để nghị vay không, nếu có những dấu hiệu nào cho thấy người vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ tín dụng sẽ kịp thời có biện pháp xử lý (nhắc nhở người đi vay nếu sai phạm lần đầu hoặc thu hồi vốn vay trước hạn nếu người đi vay vẫn tiếp tục sai phạm). Thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt không có tài sản thực tế. Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng và tránh được sự bố trí khi có sự kiểm tra từ phía Ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đánh giá rủi ro. Mục đích của việc kiểm tra là phát hiện ra những thiếu sót của cán bộ quan hệ khách hàng và các bộ phận có liên quan trong việc đánh giá rủi ro của dự án từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần rà soát toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án để sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định hiện hành, triển khai xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, phân loại thị trường để đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp; chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn, bảo mật; thực hiện nghiêm các quy định về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của NHNN. Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện tốt sẽ tạo động lực cho cán bộ tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy trình, quy chế nghiệp vụ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả. Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro: Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng. Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro qua 2 nội dung đánh giá rủi ro kế hoạch vay vốn và dự án vay vốn. Một số yếu tố có thể giúp Ngân hàng đánh giá định tính về kế hoạch vay vốn là: năng lực quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành; hình ảnh, vị trí, uy tín của DN trên thương trường. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro Theo cách tổ chức hiện nay của Ngân hàng thì chưa có sự chuyên môn hoá. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá rủi ro. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của hội sở chính. Thực hiện tốt vai trò tham mưu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trường hợp cụ thể. Đảm bảo tính độc lập trong công tác đánh giá rui ro dự án Muốn làm việc này cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu là: Bản thân lãnh đạo Ngân hàng các cấp phải kiên định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét rủi ro của dự án đầu tư. Nêu cao vai trò tham mưu của NH cho cấp Uỷ, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án. Phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ quản quản lý Nhà nước vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất-kinh doanh. Hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lường rủi ro cần xét tới các yếu tố như: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đến hạn khoản vay do những biến động của thị trường; tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội bộ... Ứng dụng nhiều phần mềm phục vụ cho công tác phân tích tài chính, lượng hóa rủi ro, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý rủi ro cần thiết. Kiến nghị Kiến nghị với Nhà nước Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gắn bó mật thiết với điều kiện kinh tế xã hội và chính trị của đất nước. Do đó việc tạo lập môi trường kinh tế, môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế xã hội phức tạp, mang tính dài hạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như bối cảnh kinh tế xã hội, định hướng phát triển của ngành nghề đầu tư, chính sách đầu tư của Nhà nước... Chính vì vây, sự ổn định của môi trường đầu tư là cần thiết để chủ đầu tư thấy được định hướng cho hoạt động của mình và nâng cao hiệu quả đầu tư từ đó làm giảm rủi ro của các NHTM khi cho dự án đầu tư vay vốn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có được thông tin đáng tin cậy và chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp, Nhà nước cần tăng cường vai trò của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế và có các biện pháp quản lý và tổ chức công tác kiểm toán Nhà nước. Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, thống kê, thông tin nghiêm túc theo đúng quy định và chế độ kiểm toán bắt buộc. Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy đầu tư và sản xuất phát triển, giảm bớt những ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó cần phải đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa. Cổ phần hóa là cách tập trung cao nhất mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất. Tiến hành cổ phần hóa tức là gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của mỗi cá nhân. Như thế sẽ thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. Các bộ ngành, cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng trong việc phê duyệt thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra. Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau: + Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên ntắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm. + Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. + Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, luật Ngân hàng, hệ thống hóa những kiến thức về thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án để cán bộ có thể vận dụng chính xác và hiệu quả hơn trong việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án, góp phần giảm bớt rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Khi xây dựng chiến lược họat động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế; Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với dự án sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh của dự án, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường. Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động. Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tranh thủ ý kiến, bài nói hoặc lời khuyên cho các cán bộ chủ chốt của Ngân hàng theo từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Theo lời khuyên của các chuyên gia về quản trị rủi ro thì không có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị rủi ro. Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. KẾT LUẬN NHĐT&PT Hà Tây luôn là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn Tỉnh Hà Tây trong hoạt động tài trợ dự án, phục vụ đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, các dự án mà Ngân hàng cho vay đều thực hiện hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Đạt được kết quả đó chính là có phần đóng góp quan trọng của công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Song bên cạnh những mặt đạt được, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vẫn còn một số hạn chế. Các dự án xin vay vốn ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô thì việc nâng cao được chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT là rất cần thiết. Qua thời gian nghiên cứu lý luận kết hợp với việc tìm hiểu thực tế về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT tôi đã hòan thành chuyên đề ‘Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây’ với mong muốn được đóng góp ý kiến của mình vào việc hoàn thiện hơn công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro của dự án hết sức phức tạp, việc hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho vấn đề này vẫn đang được các cấp, ngành có liên quan rất quan tâm và còn chưa thống nhất ý kiến. Với vốn kiến thức của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn hạn hẹp, thời gian thực tập tại Ngân hàng có hạn nên những đóng góp của tôi còn rất nhỏ lẻ và chưa có hệ thống vì vậy tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ thẩm tại NHĐT &PT Hà Tây để chuyên đề này thành công hơn nữa. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Trần Mai Hoa cùng toàn thể các anh chị cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng 1đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên Bùi Thị Thái Hà PHỤ LỤC Các bảng biểu Bảng 1: Mô tả thiết bị dự án Bảng 2: Kế hoạch trả nợ Ngân hàng Bảng 3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế dự án Bảng 4: Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ Bảng 5: Chi phí trực tiếp tính theo ca máy Bảng 1: Mô tả thiết bị dự án Thông số kỹ thuật Xe cơ sở: máy bơm bê tông, công suất 150cm3/h Xuất xứ: hãng DAEWOO MOTOR- Hàn Quốc Bơm bê tông: REXROTH- Đức- công suất 150cm3/h Cần bơm bê tông: CHLB Đức- Kiểu gập 4 đoạn, tầm với thẳng 35,7m Tổng vốn đầu tư TT Khoản mục Số lượng Đơn giá (USD) Tỷ giá Thành tiền (đồng) 1 Xe bơm bê tông 1 312.456 16.030 5.008.669.680 2 Lệ phí trước bạ 2,00% 100.173.394 3 Đăng ký biển số Tạm tính 5.000.000 4 Đăng kiểm 0,1% 5.008.670 5 Bảo hiểm 1,50% 75.130.045 6 Dự phòng Tạm tính 200.000.000 Tổng 5.393.981.788 Nguồn vốn Tổng mức đầu tư: 5.393.981.788đ Vốn tín dụng thương mại: 3.775.767.252đ Vốn tự có: 1.618.194.537đ Bảng 2: Kế hoạch trả nợ Ngân hàng TT Nội dung Năm vân hành Tổng 2007 2008 2009 2010 2011 1 Dư nợ đầu kỳ 3.775.767.252 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252 2 Vay trong kỳ 0 0 0 0 0 3 Dư nợ tính lãi trong kỳ 3.775.787.252 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252 4 Trả nợ gốc trong kỳ 25/06 hàng năm 25/12 hàng năm 400.000.000 0 400.000.000 800.000.000 400.000.000 400.000.000 900.000.000 450.000.000 450.000.000 900.000.000 450.000.000 450.000.000 775.787.252 450.000.000 325.787.252 3.775.767.252 1.750.000.000 2.025.787.252 5 Dư nợ cuối kỳ 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252 0 6 Lãi trả trong kỳ 243.160.699 406.500.768 300.900.768 185.700.768 70.500.768 1.206.763.772 7 Tổng trả trong năm 643.160.699 1.206.500.768 1.200.900.768 1.085.700.768 846.288.020 8 Cân đối nguồn trả nợ Khấu hao cơ bản Lợi nhuận 431.391.394 770.568.827 -339.177.433 894.433.732 770.568.827 123.864.905 970.465.732 770.568.827 199.896.905 1.053.409.732 770.568.827 282.840.905 1.136.353.732 770.568.827 365.784.905 9 Chênh lệch nguồn trả nợ 31.391.394 94.433.732 70.465.732 153.409.732 360.566.480 Lãi suất: 12,88%/năm Bảng 3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án TT Tên chỉ tiêu Năm vận hành Tổng 1 2 3 4 5 6 7 I Tổng VĐT 5.393.981.788 II Tổng DT 1.240.909.091 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 16.131.818.182 1 Sản lượng công suất (m3) 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 2 Công suất huy động 50% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 3 Sản lượng khả thi (m3) 27.300 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 354.900 4 Đơn giá (chưa VAT) 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 III Tổng chi phí 1.580.056.524 2.309.783.592 2.204.183.592 2.088.983.592 1.973.782.592 3.110.046.596 1.093.282.824 15.170.150.311 1 NL hoạt động (dầu Diezel) 142.560.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 1.853.280.000 2 Dầu mỡ phụ (5% NL chính) 7.128.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 92.644.000 3 Di chuyển (xăng dầu) 90.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 1.170.000.000 4 Lương thợ vận hành 30.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 390.000.000 5 Sửa chữa (5% giá tính KH) 134.849.545 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 1.753.044.081 6 CP khác (6% giá tính KH) 161.819.454 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 2.130.652.898 7 Khấu hao hàng năm 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 5.393.981.788 8 Lãi trả ngân hàng 243.160.699 406.500.768 300.900.768 185.700.768 70.500.768 1.206.763.772 0 2.413.527.544 IV Chênh lệch thu chi -339.177.433 172.034.594 277.634.590 392.834.590 508.034.590 -628.228.414 578.535.358 1 Thuế thu nhập (28%) 0 48.169.685 77.737.685 109.993.685 142.249.685 0 161.989.900 540.140.641 2 LNST -339.177.433 123.864.905 199.896.905 282.840.905 365.784.905 -628.228.414 16.989.900 540.140.641 V Dòng tiền hàng năm -4.719.429.696 1.300.934.506 1.271.366.500 1.239.110.500 1.206.854.500 1.349.104.185 1.187.114.285 LSCK (12,88%) 0.866 0,785 0,695 0,616 0,546 0,483 0,428 Giá trị hiện tại của dòng tiền -4.180.926.378 1.020.980.862 883.933.542 763.206.454 658.521.427 652.143.973 508.362.522 306.231.701 NPV 306.231.701 Ghi chú: Sản lượng hàng năm= 130*200*7*0,3= 54.600 m3/h Đơn giá: tham khảo giá thị trường 50.000/m3 (đã bao gồm VAT) Bảng 4: Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ Nội dung Năm vận hành Tổng 1 2 3 4 5 6 7 Thu nhập ròng -4.179.429.696 1.300.934.500 1.271.366.500 1.239.110.500 1.206.854.500 1.349.104.185 1.187.114.285 LSCK/R116% 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354 NPV1 -4.069.473.876 966.806.257 814.510.704 648.349.698 574.599.135 553.729.364 420.036.089 -54.442.628 LSCK/R215% 0,87 0,756 0,658 0,572 0,497 0,432 0,376 NPV2 -4.103.851.910 983.693.384 835.944.111 600.019.980 708.465.450 583.254.969 446.280.230 53.806.215 IRR 15,5% Bảng 5: Chi phí trực tiếp tính theo ca máy Công suất lý thuyết: 150cm3/h Công suất khả thi: 130 cm3/h Số ca hoạt động trong năm: 200 ca Sản lượng công suất (m3): 54.600 TT Khoản mục Đơn vị Sản lượng Đơn giá Ca máy Thành tiền 1 Nhiên liệu hoạt động Diezel 158.400 9.000 200 285.120.000 2 Dầu mỡ phụ (5% NL chính) 5% 792 9.000 200 14.256.000 3 Di chuyển (xăng dầu) 5% 100 9.000 200 180.000.000 4 Lương thợ vận hành Người 2 150.000 200 60.000.000 Tổng 539.3763.000 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5 Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 7 1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 7 1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hà Tây 7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức 9 1.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây trong giai đoạn 2005- 2008 11 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 11 1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 14 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ 17 1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 19 1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây....................................................................................................20 1.2.1. Số lượng và quy mô các dự án được thẩm định tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây 20 1.2.2. Đặc điểm các dự án 21 1.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án 22 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án 24 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án............................ 26 1.2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan 26 1.2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan 29 Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 31 2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 31 2.2. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 37 2.2.1. Đối với rủi ro về chủ đầu tư 37 2.2.2. Đối với rủi ro dự án đầu tư 38 2.2.2.1. Các loại rủi ro của dự án đầu tư 38 2.2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án đầu tư 42 2.2.3. Đối với rủi ro tín dụng 45 2.2.3.1. Các loại rủi ro tín dụng 45 2.2.3.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng 48 2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro 50 2.3.1. Phương pháp định tính 50 2.3.2. Phương pháp định lượng 52 2.4. Minh họa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại BIDV Hà Tây bằng một dự án............. 58 2.4.1. Giới thiệu về dự án 58 2.4.2. Giới thiệu về chủ đầu tư 58 2.4.3. Đánh giá rủi ro 59 2.4.3.1. Rủi ro từ khách hàng 59 2.4.3.2. Rủi ro của dự án đầu tư 68 2.4.3.3. Rủi ro cho vay của Ngân hàng. 70 2.4.4. Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án: Đầu tư xe bê tông 150m3/h 71 2.4.4.1. Mặt đạt được 71 2.4.4.2. Điểm thiếu sót 71 2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây 72 2.5.1. Những kết quả đạt được 72 2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây. 77 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 79 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan 79 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan 80 Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 82 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 82 3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây 82 3.1.2. Phương hướng mở rộng & tăng trưởng tín dụng 83 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 85 3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ 85 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư 86 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn 87 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 88 3.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro 88 3.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro 88 3.2.7. Đảm bảo tính độc lập trong công tác đánh giá rui ro dự án 89 3.2.8. Hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ 89 3.3. Kiến nghị 89 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 89 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 91 PHỤ LỤC.................... 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21751.doc
Tài liệu liên quan