Nhóm giải phảp thứ tư là cải cách lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
theo hướng thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng
khởi nghiệp của người học. Tăng cường giảng dạy về ICT cũng như các xu hướng
công nghệ mới tại các trường đại học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các
cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực
hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu
công việc sau tốt nghiệp; và
Nhóm giải pháp thứ năm là huy động nguồn lực tăng cường đầu tư cho R&D, coi
đây là một yếu tố quyết định đén đổi mới hệ sinh thái đổi mới sáng tao. Theo đó,
cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ
trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, CNTT, tự động hóa
và AI, công nghệ sinh học, Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các
nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong
các lĩnh vực này; Cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự
động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng
thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh
doanh.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Số 3: Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. So sánh với trường hợp của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Trung tâm Thông tin – Tư liệu
-------------------------
Chuyên đề Số 3:
Mức độ sẵn sàng tham gia
Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam:
So sánh với trường hợp của Trung Quốc
Hà Nội - 2018
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 1
MỤC LỤC
1. Giới thiệu ........................................................................................... 2
2. Sự chuẩn bị và chính sách tham gia I4.0 của Trung Quốc ......................... 3
3. Sự sẵn sàng của Việt Nam với I4.0 ........................................................ 5
3.1. Những thuận lợi và cơ hội từ I4.0 ..................................................... 5
3.2. Những bất cập và thách thức ........................................................... 7
4. Một số gợi ý chính sách ....................................................................... 14
Tài liệu tham khảo ...................................... Error! Bookmark not defined.
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 2
1. Giới thiệu
Cách mạng công nghiệp 4.0 (I4.0) đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và
toàn diện trên quy mô toàn cầu, với sự chuyển dịch mang tính nền tảng về nguồn
vốn, lao động, phương thức sản xuất và mô hình tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới
đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng
tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa
vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu
vào luôn có giới hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được
những xu hướng mới, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng
khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền
kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng
chịu những tác động tiêu cực từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và
công nghệ thông minh.
Đứng trước những thách thức và cơ hội mới, nhiều quốc gia, bao gồm cả các
nước phát triển và đang phát triển, đã có những sự chuẩn bị chủ động, thể hiện
trước hết qua việc ban hành các chiến lược thích ứng với I4.0. Tùy theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và tầm nhìn chiến lược phát triển công nghệ, các quốc gia
trên thế giới có nhận thức và cách tiếp cận khác nhau đối với I4.0.
Ở Châu Á, các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là
những quốc gia đi đầu tham gia vào I4.0 với những chiến lược và kế hoạch đầy
tham vọng hỗ trợ cho phát triển những trụ cột nền tảng trong I4.0 như kinh tế số,
thương mại điện tử, chính phủ điện tửTrong khu vực ASEAN, các quốc gia như Thái
Lan, Malaysia cũng đang rất nỗ lực với những chính sách và hành động cụ thể, tham
vọng, nhằm nắm bắt các cơ hội, đương đầu với các thách thức từ I4.0 và coi các
chiến lược thích ứng đóng vai trò then chốt để không bị tụt hậu và vươn lên mạnh
mẽ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở lên gay gắt.
Ở Việt Nam, mặc dù đã nhận thức về cơ hội to lớn của I4.0 cho chuyển đổi nền
kinh tế lên một mức phát triển cao hơn, nhưng vẫn chưa có chiến lược, kế hoạch cụ
thể nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” cả về thể chế, hạ tầng công nghệ, nhân
lực... Bài viết tập trung vào phân tích sự chuẩn bị và những động thái chính sách
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 3
tham gia I4.0 từ Trung Quốc, đồng thời phân tích hiện trạng mức độ sẵn sàng tham
gia vào I4.0 của Việt Nam và đưa ra một số gợi ý định hướng chính sách để thúc
đẩy sự tham gia hiệu quả hơn của Việt Nam trong I4.0.
2. Sự chuẩn bị và chính sách tham gia I4.0 của Trung Quốc
Với nhiều nỗ lực, Trung Quốc thực sự đã tạo ra những sự chuyển mình đáng kinh
ngạc trong phát triển kinh tế. Từ một nền kinh tế lạc hậu cách đây 3 thập kỷ, Trung
Quốc đã nhanh chóng lột xác từ chỗ thiếu thốn cơ sở hạ tầng, thiếu nền
tảng côngnghệ và thiếu một khu vực tư nhân cạnh tranh, thì nay đã "nhảy cóc" theo
cách mà hầu hết các quốc gia trên thế giới khó tưởng tượng được. Trung Quốc đã nỗ
lực thay đổi vị thế của mình từ nơi chỉ được coi là “công xưởng của thế giới” trở
thành một thế lực dẫn dắt sự phát triển của công nghệ và đổi mới sáng tạo trên
toàn cầu. Chiến lược “ Made in China 2025” (MIC 2025) ra đời năm 2015 được coi là
một nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hướng cho các ngành sản xuất của Trung
Quốc trong thời đại I4.0. Mục tiêu tham vọng của Chiến lược này là biến Trung Quốc
thành một người khổng lồ về sản xuất trong vòng 10 năm tới bằng cách sử dụng các
công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và AI. Mục đích là để giảm sự phụ thuộc
vào lao động rẻ trong sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh giá nhân công lao động
của Trung Quốc đang tăng, và tập trung vào các hệ thống tự động hóa và kỹ thuật
số để cải thiện điều khiển quy trình sản xuất.
Trong Chiến lược MIC2025, Trung Quốc đã xác định 9 nhiệm vụ ưu tiên để phát
triển ngành công nghiệp nước này trong giai đoạn 2015 - 2025 gồm: (1) Cải thiện
hoạt động đổi mới sáng tạo công nghiệp; (2) Kết hợp CNTT với công nghiệp; (3)
Tăng cường nền tảng công nghiệp; (4) Khuyến khích phát triển các thương hiệu của
riêng Trung Quốc; (5) Phát triển công nghiệp xanh; (6) Tạo ra các bước đột phá
trong 10 ngành trọng điểm1; (7) Thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp; (8) Phát
triển ngành công nghiệp định hướng dịch vụ và các ngành dịch vụ liên quan tới công
nghiệp; và (9) Quốc tế hóa sản xuất.
1 10 ngành trọng điểm bao gồm (1) Công nghệ thông tin mới; (2) Các công cụ kiểm soát số và tự động hóa; (3)
Trang thiết bị hàng không vũ trụ; (4) Trang thiết bị cơ khí đại dương và tàu thuyền công nghệ cao; (5) Trang
thiết bị đường sắt; (6) Các phương tiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; (7) Trang thiết bị
điện; (8) Các vật liệu mới; (9) Dược phẩm sinh học và các thiết bị y tế; và (10) Máy nông nghiệp.
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 4
Với kế hoạch “MIC 2025”, Trung Quốc hy vọng sẽ cải thiện triệt để ngành công
nghiệp chế tạo, dịch chuyển kinh tế Trung Quốc từ sản xuất cần nhiều nhân công và
giá trị thấp sang sản xuất với giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, tạo ra sự
đột phá, thậm chí trong tương lai đưa Trung Quốc lên ngôi vị đứng đầu thế giới
trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm nêu trên. Trong trung hạn, chính phủ Trung
Quốc tập trung tăng hàm lượng công nghệ cao chiếm trong một đơn vị sản phẩm
lên đến 70% vào năm 2025. Ngoài ra, theo lộ trình của kế hoạch “MIC 2025”, đến
năm 2020, Trung Quốc sẽ có 15 Trung tâm đổi mới công nghệ sản xuất và con số
này sẽ tăng lên 40 vào năm 2025. Mục đích là giảm bớt sự phụ thuộc của Trung
Quốc vào sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài như: hệ thống điều khiển số hóa
hay công nghệ thủy lực cao cấp.
Để hoàn thành 9 nhiệm vụ ưu tiên trên, Chiến lược tập trung vào 5 dự án trọng
điểm, trong đó có dự án thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo công nghiệp (15
trung tâm vào năm 2020 và 40 trung tâm vào năm 2025) và dự án thúc đẩy ngành
công nghiệp thông minh. Để thực hiện Chiến lược, Trung Quốc sẽ đưa ra hàng loạt
các chính sách nhằm tăng cường cải cách thể chế và tăng cường hỗ trợ tài chính.
Trong tất cả các dự án được nêu trong MIC 2025, phát triển ngành công nghiệp
thông minh là cực kỳ quan trọng. Công nghiệp thông minh sẽ giúp biến Trung Quốc
từ một nước công nghiệp lớn trở thành nước công nghiệp mạnh.
Mục tiêu chiến lược tổng quát của MIC 2025 là đưa Trung Quốc trở thành quốc
gia dẫn đầu thế giới về sản xuất các sản phẩm chất lượng và công nghệ cao. Nghiên
cứu của Ban Kinh tế Trung ương (2017) cho thấy, Trung Quốc đang triển khai thực
hiện MIC 2025 theo các mục tiêu sau:
- Nội địa hóa và bản địa hóa: MIC 2025 mục tiêu bản địa hóa nghiên cứu và phát
triển cũng như quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Đổi mới sáng tạo trong nước là
mục tiêu xuyên suốt trong MIC 2025 và các quy định thi hành. MIC 2025 hỗ trợ
mạnh mẽ cho các công ty Trung Quốc trong nỗ lực phát triển công nghệ nội địa, sở
hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu.
- Thay thế: Khi bớt lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài bằng các phát triển công
nghệ trong nước hay mua của nước ngoài, MIC 2025 và các bản kế hoạch khác coi
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 5
thay thế công nghệ nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết có tính chiến lược.
- Chiếm lĩnh thị trường toàn cầu: Sau khi đã phát triển và sở hữu công nghệ cũng
như thương hiệu của riêng mình, Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa và thị
trường quốc tế thông qua các ngành và công nghệ ưu tiên trong MIC 2025.
Để đạt được những mục tiêu MIC 2025 đề ra, Trung Quốc đã đề ra nhiều biện
pháp mang tính chiến lược, trong đó đặc biệt thúc đẩy quyết liệt những cải cách
mang tính nền tảng bao gồm (i) Cải cách thể chế: (ii) Tạo lập môi trường kinh
doanh bình đẳng: (iii) Hỗ trợ tài chính, đặc biệt cho phát triển ICT và các ngành ưu
tiên trong I4.0; (iv) Các chính sách về tài khóa và thuế; (v) Thúc đẩy phát triển
nguồn nhân lực thông qua đào tạo và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và
các viện/trường, kết hợp với các cơ chế đào tạo, sử dụng và giữ chân các nhân tài;
và (vi) Phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Tuy nhiên, Chiến lược MIC cũng tạo ra nhiều mối quan ngại đối với các cường
quốc và khối các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, và cả các quốc gia đang phát
triển. Tham vọng quá lớn của Trung Quốc, đặc biệt là để nhanh chóng tiếp cận được
cái công nghệ tiên tiến, được chuyển hóa thành những hành động có tính “cực đoan”
và “chèn ép” doanh nghiệp nước ngoài trong bản Chiến lược. Ví nhụ như ép các
doanh nghiệp EU phải chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền được tiếp cận thị
trường. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, Chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi
ro có thể trở thành “bến đỗ” của các công nghệ “thải loại” của các doanh nghiệp
Trung Quốc trong lộ trình thay thế công nghiệp giá rẻ, tiêu hao nhiều năng lượng và
gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ cao, tiên tiến.
3. Sự sẵn sàng của Việt Nam với I4.0
3.1. Những thuận lợi và cơ hội từ I4.0
Ở Việt Nam, những thảo luận về I4.0 đang trở nên hết sức sôi động trong một
vài năm trở lại đây. Về mặt nhận thức đã có sự đồng thuận cao về tầm quan trọng
của việc tham gia chủ động vào I4.0. I4.0 cơ hội to lớn để Việt Nam đi tắt đón đầu,
nhanh chóng tiệm cận thị trường thế giới dựa trên nền tảng số tăng trưởng nhanh,
giá trị gia tăng cao. Hơn cả, đó là cơ hội đầu tư và phát triển các ngành mới, chiếm
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 6
vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng. Sự tổng hoà những cơ hội này sẽ giúp ứng
dụng, bắt kịp và vươn lên đi đầu cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam nhận thức cơ hội và thách thức của Việt Nam
trong I4.0, đã và đang tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, xây
dựng hành lang pháp lý, tao điều kiện thuận lợi tham gia I4.0. Ngày 4/5/2017, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 16 khẳng định I4.0 tác
động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và chỉ đạo bộ máy của chính
phủ, đặc biệt là các bộ ngành liên quan, từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát
triển hạ tầng CNTT, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đẩy mạnh
phong trào khởi nghiệp, để tận dụng tối đa lợi thế tham gia cuộc cách mạng này.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong định hướng và chỉ đạo các bộ ngành, cơ
quan liên quan cũng như khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong
mọi ngành, lĩnh vực nhằm tận dụng hiệu quả những cơ hội mà I4.0 mang lại.
Thứ hai, sau 30 năm thực hiện đổi mới, hội nhập, những liên kết, hợp tác kinh tế
song phương và đa phương của Việt Nam đã trở nên rộng lớn và sâu sắc là những
điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự tham gia của Việt Nam vào I4.0.
Thứ ba, hạ tầng viễn thông và CNTT của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ
và đang đứng trong tốp đầu các quốc gia trong ASEAN, CNTT đang được phổ cập tới
người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Năm 2017, số
người dân sử dụng Internet băng rộng cố định 50.2 triệu người, chiếm tỉ lệ 54.19
người/100 dân. Số hộ gia đình có kết nối Internet là 6.8 triệu hộ, chiếm tỉ lệ 27.3%.
Tổng băng thông Internet quốc tế 3.816 Gbps, tương đương 79.66 bps/người sử
dụng. Số thuê bao di động 2G 92.8 triệu tương đương 100.1 thuê bao/100 dân. Số
thuê bao di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu 2G và 3G: 129 triệu
tương đương 139.2 thuê bao /100 dân. Số thuê bao di động mặt đất 36.2 triệu. Về
tiến độ hấp thụ công nghệ, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu: Chỉ số Chấp
nhận Công nghệ toàn cầu (Digital Adoption Index - DAI) xếp Việt Nam ở thang điểm
4.6/10, cao hơn trung bình thế giới. Số liệu của Statista chỉ ra tỷ lệ sử dụng internet
Việt Nam hiện nằm trong top 13 thế giới, với độ phủ sóng của Internet hiện đạt
54% và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 40% dân số. Như vậy có thể nói hạ tầng
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 7
công nghệ hiện tại cũng như mức độ tiếp cận, sử dụng ICT, cộng với nguồn nhân lực
hiện tại trẻ, năng động là những lợi thế lớn cho Việt Nam tham gia vào I4.0
Thứ tư, I4.0 tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu nhờ xu hướng mở rộng quy mô sản xuất toàn cầu theo hướng mở. Với
phương thức sản xuất được hỗ trợ mạnh mẽ bởi IoT và AI, các công ty đa quốc gia
liên kết sâu hơn bằng cách mở rộng mạng lưới thuê ngoài nhằm giảm chi phí. Với
đặc thù quy mô nhỏ nên các DNNVV rất năng động, linh hoạt trong việc thay đổi
phương thức sản xuất. Thêm nữa, với việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT cũng giúp cho
các DNNVV tăng cường kết nối với các công ty đa quốc gia, tiếp cận các công nghệ
hiện đại với chi phí thấp, vận hành hiệu quả.
3.2. Những bất cập và thách thức
Tuy nhiên, để bắt kịp và tiến vào cuộc cách mạng này không hề đơn giản mà
đang đặt ra nhiều thách thức. Trên thực tế, ứng dụng I4.0 cơ bản vẫn ở mức thấp.
Việt Nam vẫn đang nỗ lực xây dựng một Chiến lược quốc gia I4.0, hiện trạng về thể
chế, hạ tầng số, nguồn nhân lực ICT, thương mại điện tử, chính phủ điện tử - các
cấu phần quan trọng để tham gia vào I4.0 của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập
và hạn chế.
Về khía cạnh thể chế, các chỉ số về chất lượng thể chế mặc dù đã có sự cải thiện
nhưng vẫn đang ở mức thấp. Đơn cử như điểm số năng lực cạnh tranh 4.0, Việt
Nam mới đạt 51,2 điểm trên thang điểm 100, xếp vị trí số 70/120 quốc gia. Bên
cạnh đó, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ được chỉ ra là kém và thể chế cho hệ sinh thái
startup và thương mại điện tử chưa đầy đủ.
Theo báo cáo năm 2018 về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới công bố, trong tổng số 100 quốc gia được đánh
giá, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có mức độ sẵn sàng cho I4.0 ở mức thấp,
nhưng tiềm năng. Trong số các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng
cho nền sản xuất trong tương lai thì các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi
mới sáng tạo công nghệ - liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị cho I4.0 của
Việt Nam đều có điểm số thấp. Cụ thể: (i) Việt Nam chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn
nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 8
lượt xếp thứ 81/100 và 75/100; và (ii) Việt Nam chỉ xếp hạng 90/100 về công nghệ
và đổi mới sáng tạo, trong đó, hạng 92/100 về công nghệ nền tảng (Technology
Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo. Nếu so sánh một quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á, chúng ta xếp sau Malaysia (xếp hạng thứ 23/100 về công nghệ và
đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và
đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và
đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương
đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100).
Về tiềm năng sản xuất, đánh giá của WEF cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng
I4.0 của Việt Nam khá thấp, chỉ thuộc nhóm nước sơ khởi (Nascent). Cấu trúc sản
xuất đạt 4,96/10 điểm (xếp hạng 48/100), Động lực sản xuất đạt 4,93/10 điểm
(xếp hạng 53/100). Đi sâu vào từng chỉ tiêu thành phần, mức độ phức tạp của cấu
trúc sản xuất chỉ xếp hạng 72 dù quy mô ngành chế tạo khá lớn (xếp hạng 17). Các
chỉ tiêu thành phần của Động lực sản xuất cũng không được đánh giá cao: công
nghệ và sáng tạo xếp hạng 90; nhân lực: hạng 70; thể chế: hạng 53 (Hiệu quả và
hiệu lực chính phủ, Thượng tôn pháp luật); nguồn lực bền vững: hạng 87 (Hình 1,
Hình 2).
Hình 1: Đánh giá năng lực cạnh tranh 4.0 của các nước ASEAN
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 9
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (2018).
Hình 2: Đánh giá tiềm năng sản xuất I4.0 của các nước ASEAN
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (2018).
Năng lực KH&CN của Việt Nam nhìn chung vẫn là một nút thắt với Việt Nam
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 10
trong I4.0. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF), hai trụ cột liên quan tới KH&CN về Mức độ sẵn sàng công
nghệ (Trụ cột thứ 9) và Đổi mới sáng tạo (Trụ cột thứ 11) có thứ hạng tương đối
thấp (lần lượt là 79 và 71); trong đó các chỉ tiêu thành phần quan trọng nhìn chung
đều rất yếu: Năng lực hấp thụ công nghệ: 99; Năng lực đổi mới sáng tạo: 79; Mức
độ phức tạp của quy trình sản xuất: 87; Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu
khoa học: 90; Số lượng nhân lực KH&CN: 78; tỷ lệ bằng sáng chế và ứng dụng trên
1 triệu dân: 91; v.v... Xét về tiềm lực KH&CN, hơn 1/3 các tổ chức R&D hoạt động
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ (35%); chủ yếu có quy mô nhỏ.
Trong khi đó, các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam không được đánh giá cao
trong các bảng xếp hạng của khu vực và thế giới.
Nhân lực KH&CN cũng là một chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là chỉ tiêu về nhân lực
R&D. Số lượng nhân lực toàn thời gian tương đương (FTE), tổng số nhân lực R&D
của Việt Nam chỉ là 61.663 người, bình quân 6,8 cán bộ/10.000 dân, mặc dù có cao
hơn so với Indonesia và Philippines, nhưng thấp hơn nhiều so với Malaysia (17,9) và
các nước đang phát triển và phát triển khác ở châu Á (Trung Quốc: 11; Singapore:
66,9). Hạn chế của nguồn nhân lực KH&CN còn được thể hiện qua thực trạng thiếu
hụt lao động có kỹ năng, đặc biệt khi so sánh tiêu chí này của Việt Nam với các
nước trong cùng khu vực. Theo Báo cáo về “Vốn con người” của Diễn đàn kinh tế
thế giới năm 2017, thứ hạng của Việt Nam về lao động có kỹ năng chỉ nằm trong
nhóm trung bình thấp. Trong đó, lao động kỹ năng nghề bậc trung đứng gần cuối
bảng xếp hạng (vị trí 128/130), lao động kỹ năng nghề bậc cao đứng vị trí 99/130
quốc gia. Nếu đây là những nhóm lao động then chốt để quyết định đến tăng trưởng
NSLĐ thì rõ ràng, ở Việt Nam cần phải xác định đúng mục tiêu của giáo dục, cải tiến
chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu của doanh
nghiệp. (Bảng 1).
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 11
Bảng 1: Nhân lực R&D toàn thời gian tương đương của Việt Nam và một số quốc gia
Nước
Nhân lực R&D toàn thời gian tương đương
(trên 10.000 dân)
Singapore (2013) 66,7
Hàn Quốc (2013) 64,2
Nhật Bản (2013) 52,0
Mỹ (2012) 40,3
EU28 (2013) 34,1
Nga (2013) 30,8
Malaysia (2012) 17,9
Trung Quốc (2012) 11,0
Việt Nam (2013) 6,8
Thái Lan (2011) 5,4
Indonesia (2009) 2,1
Philippines (2007) 0,7
Nguồn: Bộ KH&CN (2016).
Đầu tư của ngân sách nhà nước (NSNN) cho hoạt động KH&CN vẫn còn khiêm
tốn, tỷ lệ đầu tư cho KH&CN so với tổng chi NSNN và so với GDP đều có xu hướng
giảm. Năm 2015, tổng chi cho R&D của Việt Nam đạt khoảng 17,39 nghìn tỷ đồng,
tương đương 1,52% tổng chi NSNN và 0,41% của GDP. Như vậy, tổng đầu tư của
Việt Nam cho KH&CN hằng năm vẫn dưới 1% GDP, thấp hơn Chiến lược về phát
triển KH&CN đề ra. Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc năm 2010 là 2,2%
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 12
GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Tổng chi quốc gia choR&D (GERD)2của Việt Nam
cũng thấp hơn so với thế giới (0,37% GDP, thấp hơn đáng kể so với Thái Lan
(0,63%), Malaysia (1,13%), Singapore (2,20%). NSNN cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam (56,7%), trong khi của khu vực
doanh nghiệp là 41,8%. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quốc gia nào có nền KH&CN
càng phát triển thì tỉ trọng đầu tư cho KH&CN của khu vực ngoài nhà nước so với
NSNN càng lớn. Chẳng hạn, tỷ trọng này khá cao ở các nước phát triển như tại châu
Âu (EU28: 55%), Hàn Quốc (75,7%), Nhật Bản (75,5%).
Bảng 2: So sánh tổng chi cho R&D của Việt Nam và một số quốc gia
Quốc gia
Tổng chi cho R&D
(GERD)
Tỷ lệ đầu tư của
DN
Hàn Quốc (2015) 4,23 75,7
Nhật Bản (2015) 3,28 75,5
Mỹ (2015) 2,79 60,9
Singapore (2015) 2,20 52,7
Trung Quốc (2015) 2,07 74,6
EU28 (2015) 1,96 55,0
Malaysia (2015) 1,30 41,4
Nga (2015) 1,13 28,2
Thái Lan (2015) 0,63 48,7
Việt Nam (2013) 0,37 41,8
Philippines (2013) 0,14 -
Indonesia (2013) 0,08 -
Nguồn: Bộ KH&CN (2016); Chỉ số phát triển thế giới (WDI)
của WB (2017).
2Tổng chi quốc gia cho R&D (GERD) được tính bằng tỷ lệ chi cho R&D trên tổng GDP, là chỉ tiêu chính
được sử dụng để đánh giá cường độ R&D của một quốc gia và để so sánh quốc tế.
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 13
Tốc độ đổi mới công nghệ cũng là một điểm yếu của Việt Nam. Xếp hạng năng
lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 cho thấy trụ cột về Mức độ sẵn sàng công nghệ
của Việt Nam chỉ xếp hạng 71/137, thấp hơn nhiều so với Singapore (14), Thái Lan
(60). Trong đó, chỉ số thành phần về Mức độ sẵn có của công nghệ mới của Việt
Nam chỉ được xếp hạng 112, Khả năng hấp thụ công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp
xếp hạng 93, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI xếp hạng 89. Vẫn còn
tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả.
Theo kết quả điều tra “Công nghệ và cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo giai đoạn
2009 - 2012”3, chỉ có khoảng 11% số doanh nghiệp đã phát triển những loại hình
công nghệ mới. Điều tra của TCTK (2014) cũng cho thấy sự tham gia rất hạn chế
của doanh nghiệp vào hoạt động R&D: chỉ có 6,23% số doanh nghiệp được điều tra
có tham gia vào hoạt động R&D. Một nghiên cứu khác của Viện NCQLKTTW-WB
(2012) cho thấy chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp được điều tra có bộ phận R&D với
khoảng 8-9 cán bộ nghiên cứu.
Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam cũng chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp
trong nước. Vai trò lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp FDI còn hạn chế, trong khi
đây luôn được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp các nước đang phát triển như
Việt Nam nhanh chóng tiếp thu được công nghệ mới, hiện đại từ các đối tác nước
ngoài, rút ngắn khoảng cách về năng lực công nghệ, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng
năng suất. Điều tra do Viện NCQLKTTW-TCTK-Đại học Copenhagen (2015) cho thấy
chỉ có khoảng 4,5% doanh nghiệp được điều tra có hoạt động chuyển giao công
nghệ từ khách hàng (liên kết ngược), và chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp được điều
tra có hoạt động chuyển giao công nghệ với các nhà cung cấp nước ngoài (liên kết
xuôi).
Khu vực doanh nghiệp nhìn chung có trình độ công nghệ thấp, tuy nhiên tiềm
năng ứng dụng I4.0 rất lớn. Nghiên cứu gần đây của Bộ Công thương về mức độ sẵn
sàng tiếp cận I4.0 của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp cho thấy một số
doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của I4.0 như điện toán
đám may, công nghệ thiết bị đầu cuối, in 3D, phân tích và quản trị dữ liệu lớn (Big
3 Do TCTK và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện.
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 14
data), v.v... Xu hướng sử dụng các công nghệ này cũng tăng lên theo quy mô doanh
nghiệp.
Bảng 3: Ứng dụng các công nghệ điển hình của I4.0
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Công nghệ
Đang
áp
dụng
Sẽ áp
dụng
Không có
kế hoạch
áp dụng
Không
liên
quan
Tổng
Điện toán đám mây 15,1 4,5 65,6 14,8 100,0
Kết nối thiết bị với thiết
bị/sản phẩm
12,4 6,1 68,9 12,6 100,0
Công nghệ cảm biến 9,8 4,7 64,6 21,0 100,0
Công nghệ thiết bị đầu cuối
di động
4,0 4,1 70,1 21,8 100,0
Công nghệ định vị thời gian
thực
1,7 3,5 72,2 22,7 100,0
Công nghệ nhận dạng bằng
sóng vô tuyến
1,3 1,9 58,7 38,1 100,0
Trí tuệ nhân tạo 1,3 3,0 72,8 22,9 100,0
Công nghệ in 3D 0,9 2,7 51,4 45 100,0
Phân tích và quản trị dữ liệu
Big Data
0,5 4,0 14,1 81,5 100,0
Nguồn: Nguyễn Thắng (2018)
4. Một số gợi ý chính sách
I4.0 mở ra nhiều cơ hội giúp các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
có thể bắt kịp và vượt lên, duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 15
CMCN đòi hỏi các quốc gia phải hết sức nỗ lực và sáng tạo để có thể vượt qua được
rất nhiều những trở ngại và thách thức. So với các quốc gia khu vực, ví dụ như
Trung Quốc, Việt Nam dường như còn nhiều bất lợi khi tham gia vào I4.0 cả về hiện
trạng nền kinh tế, nguồn nhân lực, cũng như môi trường thể chế, cụ thể là khung
pháp lí, cũng như quá trình chuẩn bị để tham gia vào I4.0.Từ kinh nghiệm của một
số quốc gia có thể xem xét các giải pháp sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất là đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo điều kiện cho kinh
tế số phát triển và công nghệ 4.0 được ứng dụng trong thực tiễn, khuyến khích đổi
mới sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong lĩnh vực
quản lí nhà nước.
Nhóm giải pháp thứ hai, phát triển hạ tầng số, thúc đẩy phát triển chính phủ
điện tử trên nền tảng số hóa và trực tuyến hóa các dịch vụ công, hướng đến mục
tiêu năm 2020, tất cả các dịch vụ công đều được cung cấp trực tuyến cấp độ 4; bãi
bỏ sử dụng hồ sơ giấy trong thực hiện các thủ tục hành chính công. Song song với
các nỗ lực đó là khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý tạo ra những cơ chế và tiêu
chuẩn cho việc thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu nhà nước và công cộng, kết hợp
với thiết lập cơ chế nâng cao bảo mật dữ liệu cũng là một yếu tố quan trọng để Việt
Nam đảm bảo thành công quá trình này Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về những lợi ích to lớn và sự cần thiết trong khai thác dữ liệu mở. Khai
thác hạ tầng dữ liệu mở không chỉ đem lại sự minh bạch và công khai lớn hơn của
chính quyền với người dân và doanh nghiệp mà còn đem đến gia tăng việc làm, thu
nhập, và nền tảng để phát triển vạn vật kết nối và AI. Thêm nữa, chính phủ phải
xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật trong rất nhiều lĩnh vực đang có xu hướng
sử dụng công nghệ số mạnh mẽ như giao thông, y tế, môi trường, du lịch, thương
mại điện tử, v.v... để tạo thuận lợi, cũng như xử lí những mâu thuẫn, bất cập nảy
sinh trong hoạt động của các phương thức kinh doanh mới trong thời I4.0;
Nhóm giải pháp thứ ba là thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ và các giải
pháp phát triển kinh tế số, nhất là hệ sinh thái để phát triển thương mại điện tử, mô
hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số. Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, nâng cao
Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP (https://Vnep.org.vn)
Chuyên đề số 3/2018 16
mức độ sẵn sàng của công nghệ và giảm chi phí cho doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ, bởi hiện nay chi phí Internet vẫn cao mà tốc độ đường truyền chưa cao.
Nhóm giải phảp thứ tư là cải cách lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
theo hướng thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng
khởi nghiệp của người học. Tăng cường giảng dạy về ICT cũng như các xu hướng
công nghệ mới tại các trường đại học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các
cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực
hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu
công việc sau tốt nghiệp; và
Nhóm giải pháp thứ năm là huy động nguồn lực tăng cường đầu tư cho R&D, coi
đây là một yếu tố quyết định đén đổi mới hệ sinh thái đổi mới sáng tao. Theo đó,
cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ
trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, CNTT, tự động hóa
và AI, công nghệ sinh học, Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các
nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong
các lĩnh vực này; Cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự
động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng
thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh
doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư”. Nhà xuất bản Đại học KTQD.
2. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2017), Tổng luận Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
3. Nguyễn Thắng (2018), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam:
Cơ hội và thách thức. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về
“Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới
ở Việt Nam”, 10/6/2018 tại Hà Nội.
4. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cuộc cách mạng
của sự hội tụ và tiết kiệm. NXB Khoa học và kỹ thuật (2018).
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Đề cương Nghiên cứu Chiến lược
CMCN 4.0. Tài liệu Hội thảo về CMCN 4.0 ngày 8/6/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_so_3_muc_do_san_sang_tham_gia_cach_mang_cong_nghie.pdf