Chuyên đề Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường

Trên cơ sở những đánh giá, phân tích và nghiên cứu sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong nền kinh tế thị trường luận án đã rút ra một số kết luận sau đây: - Luận án cho rằng về mặt lý luận phải gắn chặt việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của vùng với những định hướng cơ bản trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên bình diện vĩ mô không những của vùng mà còn trên phạm vi cả nước. Những chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương trong vùng nó vừa mang tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng không tránh khỏi việc sử dụng và phân bố lại lực lượng lao động đang có hiện nay. Luận án cũng tính đến những biến đổi của lực lượng lao động vùng ĐBSH cho những năm sau này khi nền kinh tế phát triển. - Nhận định về thực trạng luận án đã đi tới một số kết luận cơ bản sau: + Quỹ đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do tăng dân số và quá trình đô thị hóa cũng như nhu cầu phát triển các cơ sở hạ tầng. Do vậy, diện tích ruộng đất bình quân tính cho một lao động và nhân khẩu đã rất thấp lại tiếp tục giảm đi ( hiện nay là 678 m²/ nhân khẩu) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng công ăn việc làm, thu thập và đời sống của nông dân. + Các ngành nghề truyền thống ở ĐBSH đa dạng và phong phú, mặc dù nó có vai trò to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng thực sự chưa được phát huy đáng kể tiềm năng vốn có của nó. Nếu có những biện pháp và chính sách phù hợp nhằm khôi phục va phát triển thì có thể thu hút tren 600 nghìn lao động vào năm 2000 và tăng hơn nữa trong những năm sau. + Đã có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất khá rõ nét ở nhiều địa phương do sự tác động của cơ chế thị trường đặc biệt là các vùng ven các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương. Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhiều nơi đã tăng nhanh nhu cầu lao động va hiệu quả sản xuất. Cá biệt đã có tỉnh đạt bình quân trên 21 triệu đồng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một ha đất canh tác trong năm. Điều đó đã mở ra khả năng phát triển kinh tế của toàn vung có cơ sở hiện thực trong việc phát triển kinh tế gắn với sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. + Dân số và nguồn lao động tăng nhanh dẫn đến tình trạng dư dôi lao động của vùng tăng lên. Tỷ lệ lao động không có việc làm trong nông thôn tăng từ 3% (năm 1989) lên 5,6% (năm 1993), tỷ suất sử dụng quỹ thời gian của lao động giảm từ 69,64& (năm 1990) xuống còn 56,78% (năm 1993). Trong khi nông nghiệp và dịch vụ chưa có khả năng thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp cho nên trước mắt cũng như lâu dài cần có giải pháp hữu hiệu để sử dụng tối đa lực lượng dư thừa này sao cho có hiệu quả. + Thu nhập và đời sống của lao động và dân cư nông thôn còn thấp, sự chênh loch mức sống giữa các tầng lớp trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị có xu hướng tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân nhân khẩu ở nông thôn ĐBSH là 92,81 nghìn đồng / tháng, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn tăng từ 1,91 lần (năm 1992) lên 2,33 lần(năm 1993). Do đó, phải đẩy nhanh chương trình phát triển nông thôn nhằm nâng cao mức sống của người dân tạo đà chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH. - Từ những vấn đề trên đã cho thấy giải pháp cho vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn lao động không chỉ là đưa ra các biện pháp cụ thể- luận án cho rằng việc đưa ra các định hướng phát triển kinh tế vĩ mô ở ĐBSH là vấn đề rất quan trọng va nó chỉ có thể giải quyết được trên quan điểm phát triển vùng tức là phát triển sản xuất phải được nâng lên về chất trên cơ sở đổi mới cơ cấu nền kinh tế và phải là sản xuất hàng hóa tức là giá trị nông sản phải được nâng lên hơn nhiều lần so với mức đang có hiện nay. - Như luận án đã phân tích nền tảng bảo đảm cho sự phát triển này phải là tăng cường hơn nữa công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách kinh tế – xã hội đối với nông nghiệp và nông thôn. trước mắt đối với sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh thâm canh để thu hút tối đa lực lượng lao động vào sản xuất lúa vốn là nghề truyền thống ở đây, bên cạnh đó tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu sản xuất, giảm bớt vai trò độc canh của cây lúa, phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp như: Chăn nuôi gia súc có chất lượng cao, lúa đặc sản, gia cầm, rau, màu, hoa quả, cây cảnh để thu hút lao động sang các nghề chuyên, đưa nông sản trở thành hàng hoá, góp phầntăng thu nhập và cải thiện nhanh mức sống của nông dân.

doc89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc “vào nhà máy nhưng không ra thành phố”. Phát triển công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH theo hướng vừa ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vừa sử dụng tay nghề gia truyền với kỹ thuật tinh xảo mới có thể giữ gìn và phát triển được các nghề. Nhờ đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công lao động theo hướng ai giỏi việc gì thì làm việc ấy. Xu hướng này sẽ dẫn đến : Số lao đông làm việc trong nông nghiệp của vùng ĐBSH sẽ được chuyển dần sang lâm công nghiệp và dịch vụ, giảm được áp lực do lao động còn đang dồn ứ trong nông nghiệp như hiện nay, từ đó diện tích ruộng đất bình quân một lao động nông nghiệp sẽ tăng lên. Tạo thêm việc làm cho số lao động dư thừa, cho lao động nông nhàn ở nông thôn của vùng. Hình thành những hộ nông dân chuyên làm dịch vụ nông nghiệp như dịch vụ kỹ thuật giống cây con, thuốc trừ sâu, phân bón, làm đất. Thủy lợi... Do đó, phát triển công nghiệp nông thôn đang là nhu cầu cấp bách để nâng cao giá trị nông sản hàng hóa tăng năng suet lao động, phân công lại lao động trong nông thôn theo hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, phá thế thuần nông trong tong gia đình nông dân, từng địa phương và trong toàn vùng. Nếu thực hiện tốt hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ mở ra khả năng hiện thực sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH . 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Kinh tế nông thôn vùng ĐBSH cho tới nay nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thuỷ sản ) vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 70,0% trong tổng số giá trị nông - công nghiệp của khu vực nông thôn. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi chiếm 25%, lâm nghiệp và thủy sản mới chiếm 10% giá trị tổng sản lượng. Về cơ cấu lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH ngành trồng trọt vẫn chiếm 81%; ngành chăm nuôi chỉ chiếm 19% [ 35]. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao và khả năng thu hút lao động có nhiều hạn chế so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng thì không thể không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngược lại việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại là điều kiện để sử dụng tốt nhất trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 5 khoá VII của Trung ương đã đề ra. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSH là vấn đề cấp bách hiện nay và hướng cơ bản của nó phải là: Trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ tăng tỷ trọng sản lượng các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động. Lao động nông nghiệp được giảm dần để chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ ngay trong địa bàn nông thôn. Tăng cường đầu tư đẩy mạnh khai thác kinh tế biển một tiềm năng to lớn của vùng nhưng hiện nay khai thác chưa đáng kể bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các sản phẩm hải sản. Kết hợp phát triển thuỷ sản với phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vừa tăng giá trị sản lượng ngư nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp vừa mở ra khả năng thu hút nhiều lao động giảm áp lực về việc làm vốn đang căng thẳng của vùng. Tăng đầu tư cho cac chương trình, dự án phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển kinh tế lâm nghiệp ở những địa bàn có gò đồi và khai thác tốt 23,937 ha diện tích đất đồi núi chưa được sử dụng của toàn vùng (xem phụ biểu trang 161). Trên cơ sở đó chuyển được một số lượng đáng kể lao động sang sản xuất nông lâm kết hợp hoặc chuyên lâm nghiệp. Trong nông nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất theo các hướng sau: + Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nhằm vừa tăng năng suet vật nuôi, cây trồng, vừa tăng khả năng thu hút thêm lao động vào sản xuất. + Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp. + Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển nhanh các loại cây, con đặc sản, các loại có giá trị kinh tế cao, những loại có khả năng xuất khẩu. + Khai thác tốt kinh tế VAC, khai thác triệt để diện tích đất bằng, đất mặt nước chưa sử dụng trong tong địa phương vào phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm vừa tăng thêm nông sản phẩm, vừa tăng thêm nhiều việc làm cho lao động. Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trong các địa phương của vùng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể vững mạnh, giữ gìn trật tự an ninh trong từng thôn xóm góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 6. Di dân xây dung kinh tế mới nội và ngoại vùng ĐBSH là vùng có mật độ dân cư quá cao, bình quân 1104 người/km²( gấp 5 lần mức bình quân của cả nước ) dẫn đến bình quân đất nông nghiệp cho một số lao động và nhân khẩu vào loại thấp nhất so với các vùng. Mặc dù trong những năm qua vùng ĐBSH đã được coi là địa bàn trọng điểm đưa dân đến các vùng khác để xây dựng và phát triển kinh tế mới nhưng số di dân ra khỏi vùng mỗi năm bình quân chỉ băng 1/5 so với số tăng thêm hàng năm. Tuy việc di dân vẫn hết sức cần thiết đối với một vùng có mật độ dân số quá cao như vùng ĐBSH nhằm góp phần phân bố hợp lý giữa lao động và đát đai trong vùng và giữa các vùng. Hướng di dân của vùng ĐBSH trong những năm tới cần phải thực hiện là: Di dân ngoài vùng : Vùng ĐBSH cần tiếp tục di dân đến các vùng còn khả năng tiếp nhận dân như: Vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên...với số lượng bình quân từ 30-35 nghìn người mỗi năm. Di dân nội vùng: Trên cơ sở đầu tư khai thác tiềm năng to lớn vùng ven biển thuộc các tỉnh : Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà và Ninh Bình mà các địa phương có kế hoạch di dân khai hoang lấn biển, khai thác các cồn, các bãi, sử dụng triệt để diện tích mặt nước chưa sử dụng ở những vùng ven biển đưa vào nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất nông nghiệp. Trong vùng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn cần phải có hướng sử dụng tốt tiềm năng. Đặc biệt ở một số tỉnh như : Hà Tây còn 6.925 ha; Ninh Bình còn 6.715ha ( xem phụ biểu trang 161). Nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức di dân từ các xã, huyện có mật độ dân cư quá cao tới để xây dựng và phát triển kinh tế mới. 7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp Công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề phải được xem như một hướng chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Thế nhưng theo kết quả điều tra năm 1993 của Ngân hàng thế giới và Tổng cục Thống kê cho they số năm học trung bình của một người trong độ tuổi lao động ở nông thôn ĐBSH là 5,6 năm, tỷ lệ lao động được đào tạo mới chiếm 15,02% trong tổng số lao động. Nếu tính riêng lao động nông nghiệp thì các tỷ lệ trên sẽ còn thấp hơn, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường của nông dân nhìn chung còn thấp kém. Với trình độ văn hoá và kỹ thuật như vậy chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại và càng không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông ngiệp của vùng trong giai đoạn hiện nay bởi vì: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng tức là đòi hỏi phát triền các ngành lên trình độ hiện đại trong đó có nông nghiệp. Một khi phát triển nền nông nghiệp hiện đại thì lao động nông nghiệp phải có trình độ tương xứng để sử dụng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các thành tựu ký thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm thu hút dần lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đòi hỏi họ phải được đào tạo tay nghề, kỹ thuật phù hợp với một hoặc nhiều nghề mới có thể làm được và chuyển được. Trong nội bộ nông nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải đI từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng loại có giá trị kinh tế cao, các loại cây con đặc sản đòi hỏi người lao động phải được bồi dưỡng hoặc tự học với những kỹ thuật và kinh nghiệm mới. Chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng là quá trình chuyển dần từ tự sản, tự tiêu sang sản xuất nông sản hàng hoá, từ sản xuất nông sản chấtlượng thấp sang chất lượng cao ...Do đo, một mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, chế biến phải được nâng cao nhưng mặt khác kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý trong điều kiện mới cũng đòi hỏi phải được nâng lên thông qua học hỏi, bồi dưỡng và đào tạo bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau mới có thể nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu đỏi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông của vùng hiện nay. 8. Vai trò của nhà nước đối với việc sử dụng hiệu quả Nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Nguồn lao động vừa là động lực để phát triển kinh tế- xã hội nhưng đồng thời cũng là mục tiêu của phát triển chính là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH nói riêng chỉ có thể được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả một khi có được một hệ thống các định hướng và những giải pháp đúng đắn và thực hiện tốt các định hướng và giải pháp đó. Trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng và ngày càng to lớn, được thể hiện trên các mặt sau đây: Nhà nước chính là người xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như điều tiết quá trình phát triển của các ngành hài hoà, cân đối trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn quốc cũng như trong tong vùng lãnh thổ, trong đó có ĐBSH. Trên cơ sỏ các định hướng : Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; di dân xây dựng kinh tế mới; đào tạo tay nghề kỹ thuật cho lao động...Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng định hướng, triển khai việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đó bằng các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Nhà nước hỗ trợ vật chất cho các vùng, địa phương phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (đường sá giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ...), phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hệ thống các chính sách kinh tế và pháp luật do Nhà nước xây dựng và ban hành nhằm phát huy tối đa khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các định hướng cũng như các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng. Hệ thông chính sách và pháp luật cần hướng vào hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ vốn, tạo thị trường, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng...Phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháI với đảm bảo anh ninh quốc phòng, từng bước nâng cao thu nhập và cảI thiện đời sống cũng như bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sơ đồ 3: Các định hướng cơ bản cho các giải pháp cụ thể sử dụng hiệu quả Nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Hệ thống các giải pháp cụ thể sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Phát triển một nền kinh tế mở Chuyển dich cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn Di dân xây dựng kinh tế mới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Bồi dưỡng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp Vai trò của Nhà nước đối với sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH Các định hướng cơ bản Tạo tiền đè phát triển vùng trên cơ sở : Đổi mới cơ cấu kinh tế - phân công lao động - sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp toàn vùng Những phương pháp căn bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới. Hiện nay, ĐBSH có sản lượng lương thực 5.388,1 nghìn tấn (bằng 21,12% so với cả nước ) diện tích riêng sản xuất lúa tới 1.027 nghìn ha (chiếm 16,08% tổng diện tích sản xuất lúa toàn quốc ). Giá trị tổng sản lượng quốc doanh địa phương của vùng là 1.357,2 tỷ đồng (bằng 13,76% của toàn quốc) và giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 689.8 tỷ đồng (bằng 12,92% so với toàn quốc). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của vùng có trên 6,3 triệu trong đó riêng nông nghiệp có trên 4,7 triệu (chiếm trên 74%). Vì lẽ đó, việc phát huy hết tiềm năng kinh tế của vùng không thể tính đến việc khai thác tiềm năng lao động của vùng mà trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động ở đây vào tất cả cá lĩnh vực sản xuất nhằm có được các sản phẩm hàng hoá tối đa để phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên cần phải có các giải pháp cụ thể sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH gắn lion với các kế hoạch phát triển kinh tế, các giải pháp đó là Điều tiết và xử lý các nguồn lao động nông nghiệp phải gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế của toàn vùng Như phần đá định hướng cho các giải pháp ở phần trên đã đề cập, tức là xét trên phạm vi vĩ mô của nền kinh tế vùng thì ĐBSH với vị trí địa lý của nó có đày đủ điều kiện để phát triển kinh tế lớn mạnh, thế nhưng muốn sử hợp lý nguồn lao động ở đây trước hết cần có biện pháp đổi mới có cấu kinh tế đi trước một bước, vì giữa phát triển sản xuất và sử dụng lao động có mối tương quan chặt chẽ. Do đó, việc đổi mới cơ cấu kinh tế của vùng sẽ kéo theo sự phân công lại lao động của vùng nói chung và trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Đối với ĐBSH hiện nay Nhà nước ta đã đưa ra dự án phát triển kinh tế trong toàn vùng (Quy hoạch tổng thể trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ). Theo chương trình của dự án, sẽ đầu tư khoảng 8-9 triệu USD đến năm 2000 dự án nhỏ gồm: Mở rộng và nâng cấp sân bay Nội BàI Nâng cấp cảng biển Hải Phòng Hoàn thiện tuyến đường sắt Lào Cai- Yên Viên - Phả Lại- Bãi Cháy. Nâng cấp và cải tạo đường nội thị thành phố Hà Nội. Mở thêm các tuyến đường sắt vào khu chế suất Đồ Sơn, Sóc Sơn, Hoành Bồ. Xây thêm 3 nhà máy Xi măng : Tràng Kênh, Hoành Bồ, Hoang Thạch 2. Các dự án trên tuy chưa hoàn toàn thực hiện dồng bộ, nhưng có một số đã và dang thực hiện như đã hình thành dần tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Một số cơ sở hạ tầng khu chế suất đang được xây dựng ở Hải Phòng, khu công nghiệp Sóc Sơn, đề án mở rộng sân bay Nội BàI, nâng cấp và mở rộng tuyến đường số 5 Hà Nội- Hải Phòng. Như vậy, trên phạm vu vĩ mô của kế hoạch phát triển vùng ĐBSH đã có . ĐIều đó , tạo ra những tiền đề rất căn bản cho việc phân công lao động và sử dụng lao động, tạo ra những yếu tố thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở ĐBSH không những trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) mà còn là thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tảI và kể cả gia công vệ tinh cho cáckhu chế suất sau này. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sẽ dãn đến việc sắp xếp và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH. Chắc chắn rằng khi kinh tế vung phát triển theo hướng công nghiệp hóa thì việc thu hút lao động nông nghiệp sẽ có những thuận lợi cơ bản và có điều kiện tốt để giải quyết lao động dư thừa ở ĐBSH. Thế mạnh của nông nghiệp ở ĐBSH nay ngoàI lương thực là sản phẩm chính đã đạt ở mức 5.388,1 nghìn tấn (1933) và vẫn thâm canh sẽ đưa dần sản lượn lên hơn nữa, thì ở đây có thể phát triển mạnh rau, màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, gia cầm và nhiều loại cây, con đặc sản khác... Thế mạnh về công nghiệp của vùng (với các trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) có đầy đủ khả năng hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Công nghiệp phục vụ sản xuất ở ĐBSH tuy đã có nhưng chưa nhiều, đặc biệt chưa có sự dầu tư thoả đáng để đI vào chuyên canh sản xuất một số loại sản phẩm cây công nghiệp như trồng dâu tằm, cói, đay...Các cơ sở chế biến nông sản còn ít và thô sơvừa chưa tận dụng hết khả năng lao động vừa lãng phí sản phẩm nông nghiệp vì tỷ lệ hao hụt chế biến bằng thủ công còn quá cao. Vì vậy, công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH có nhiều yếu tố thuận lợi để thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển. Chỉ khi nào làm chuyển biến được cơ cấu sản xuất ở đây, biến thành các khu vực chuyên canh sản xuất hàng hoá thì mới thực sự nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, mới thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình điều tiết và sử dụng hợp lý nguồn lao động đang có ở toàn vùng Khôi phục và triển nghề truyền thống mở mang các ngành mới trong nông thông ĐBSH Trước đây trong quan niệm sản xuất ở nông thôn ĐBSH vẫn coi sản xuất lúa là chính với quan niệm chính thống là sản xuất các ngành nghề nkhác chỉ là phụ cho nghề nông để tăng thu nhập. Nhưng ngày nay, trong cơ chế thị trường và đặc biệt là khi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn quá thấp nên thu nhập và đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn thì việc khôI phục và phát triển ngành nghề truyền thống lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ : Là ngành nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần giảI quyết tốt công ăn việc làm cho từng hộ nông dân trong khi đó lai không đòi hỏi phải đầu tư qáa lớn. Hai là nó tạo ra sản phẩm hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu là chủ yếu nên mang lại giá trị kinh tế cao , tạo điều kiện tăng nhanh thu nhập và đời sống cho lao động và các thành viên trong gia đình của họ. Ba là nó góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng Những ngành nghề truyền thống hiện đang tồn tại ở ĐBSH gồm có : Dệt tơ lụa, gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, đúc đồng, thêu ren, dệt chiếu, cói, chễ biến các món ăn đặc sản và còn rất nhiều ngành nghề khác...Trong những năm trước đây các nghề truyền thống trong vùng đã thu hút được trên 600000 lao động vào sản xuất đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ quá lớn. Trong những năm qua ngành nghề truyền thống đã bị mai một đáng kể sản lượng sản phẩm giảm đI rất lớn, số lao động giảm đI gần một nửa trong đó chủ yếu trở lại làm nông nghiệp, đã làm cho tình trạng công ăn việc làm trong nhiều địa phương của vùng. Trong một vài năm trở lại đây nhiều làng nghề đã và đang được khôi phục và phát triển, sản xuất tăng, thu hút lao động vào làm nghề truyền thống đã tăng lên dáng kể . Tuy nhiên dể có thể khôi phục và phát triển nhanh các nghề truyền thống đòi hỏi phải giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề, trong đó yếu tố có tính chất quan trọng hàng đầu đó là vấn đề thị trường. Bởi lẽ, sản phẩm ngành nghề truyền thống của ta từ xưa chủ yếu là xuất khẩu, song từ 1989 trở đi thị trường xuất khẩu chính thuộc khu vực I lại gặp trở ngại rất lớn và hầu như không còn nữa, trong khi đó thị trường tại các nước thuộc khu vực II ta lại chưa mở rộng được. Do vậy, để có thể nhanh chóng tạo mở được thị trường cho nghề truyền thống cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau đây: Nhà nước cần có đầu tư thích đáng cho việc tìm và mở rộng thị trường vào các khâu chủ yếu như: đầu tư cho việc triển lãm, giới thiệu mặt hàng, quảng cáo mặt hàng ở trong nước cũng như tại các nước, các khu vực có khả năng tiêu thụ sản phẩm của ta. Có tổ chức,đầu tư nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để nắm vững thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kêu gọi và khuyến khích dùng hàng nội địa… Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân tìm và môi giới các hợp đồng xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ người sản xuất trong việc thu gom và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài việc giải quyết các vấn đề về thị trường ra còn phải thực hiện tốt các vấn đề khác như: Hỗ trợ cho vay vốn đối với người sản xuất, nghiên cứu và sản xuất máy móc, công cụ chuyên dùng, ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến kết hợp với thủ công cổ truyền nâng cao giá trị của sản phẩm. Tổ chức và chấn chỉnh lại các loại hình tổ chức sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp, tránh hình thức, kém hiệu quả. Đồng thời thực hiện tốt một số chính sách khuýên khích khác đối với những người lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho gia đình, địa phương và xã hội…. Nếu thực hiện tốt những biện pháp trên có thể có thể nâng số lao động làm nghề truyền thống lên khoảng 600 nghìn người vào năm 2000 (xem phụ biểu trang 162). Để có thể phát triển mạnh kinh tế VAC, đòi hỏi các địa phương nhất là cấp huyện, xã cần có chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm phát triển mạnh phong trào làm VAC trong địa phương của mình. Cụ thể cần xây dựng chương trình phát triển kinh tế VAC của địa phương, tuyên truyền hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích của việc phát triển kinh tế VAC đến từng hộ nông dân trong các thôn xóm. Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, trồng, chế biến và bảo quản các loại cây, con dự kiến sẽ phát triển ở địa phương. Bên cạnh việc tổ chức sản xuất cần có kế hoạch mở rộng diện vay vốn để hỗ trợ các hộ nông dân có điều kiện đi ào phát triển kinh tế VAC, nhất là những hộ ngèo. 3. Thực hiện di dân xây dựng kinh tế mới ở nội và ngoại vùng, mở rộng liên doanh liên kết, hợp tác và đầu tư, tích cực xuất khẩu lao động sang các nước. Trong mấy chục năm qua vùng ĐBSH đã tích cực thực hiện di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Nam bộ và Tây nguyên… nhằm phân bố đồng đều giữa lao động với đất đai và các nguồn tài nguyên khác giữa các vùng của đất nước. Di dân xây dựng kinh tế mới một mặt nhằm sử dụng tốt các nguồn tiềm năng ở nơi mới đưa vào sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều nông sản phẩm cho xã hội, mặt khác việc rút bớt lao động trong nông nghiệp của vùng ĐBSH đã góp phần đáng kể nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho lao động và dân cư ở nơi đi, sử dụng tốt hơn lực lượng lao động ở cả nơi cũ và nơi mới. Để đẩy mạnh việc di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới đòi hỏi tăng cường công tác điều tra, khảo sát đối với những vùng có tiềm năng đất đai, có khả năng xây dựng và phát triển kinh tế mới, giải quyết tốt công việc điều phối giữa các cơ quan có chức năng di dân của Nhà nước với các tỉnh, huyện có khả năng nhận dân. Trên cơ sở đó tăng được chỉ tiêu di dân, nghiên cứu và cải tiến chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đi yên tâm phấn khởi ra đi và làm ăn sinh sống lâu dài trên các vùng đất mới. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sơ hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội như: Đường sá giao thông, bệnh xá, trường học, chợ và các trung tâm văn hoá- xã hội khác…có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và thực hịên tốt chế độ miễn giảm thuế đối với những vùng mới khai thác đưa vào sản xuất theo quy định của Nhà nước. Trong nội vùng cần triệt để tận dụng những diện tích còn hoang hoá, diện tích mặt nước chưa được khai thác đưa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, tăng khả năng thu hút lao động. Cần nhanh chóng thực hiện các công việc quy hoạch, khảo sát và sớm đầu tư cho việc cải tạo các vùng đất mới đã và đang được hình thành ở các vùng ven biển, đầu tư khai thác các bãi, các cồn… Trên cơ sở đó tiến hành đưa dân ra xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới. Vùng ĐBSH có nhiều điều kiện và tiềm năng có thể mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế, hợp tác đầu tư với các nước trong việc phát triển chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm, cua ở một số vùng ven biển, trồng cây ăn quả như: Dứa ở Ninh Bình, chuối ở một số vùng ven sông như Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình… dâu tằm ở một số địa phương của Hà Tây, Nam Hà, Thái Bình… Trên cơ sở mở rộng hợp tác và đầu tư với nước ngoài ta tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến sản phẩm cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng hợp tác và đầu tư là biện pháp rất quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thu hút sử dụng tốt lực lượng lao động nông nghiệp trong từng địa phương, cơ sở của vùng hiện nay. Ngoài ra, trong điều kiện lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn của vùng dồi dào, trên cơ sở mở rộng xuất khẩu lao động, tăng được số lượng lao động nông nghiệp sang làm việc tại các nước khác, góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp của vùng. Để có thể tăng được số lượng lao động xuất khẩu đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động tại các khu vực trên thế giới. Đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức văn hoá, ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật theo nhu cầu ngành nghề cho lớp lao động trẻ trong nông thôn nói chung và nông thôn vùng ĐBSH nói riêng. 4. Thực hiện các biện pháp đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất và quản lý cho lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng. Trong điều kiện ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển rất nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Do vậy vấn đề nâng cao không không ngừng trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ cho người lao động là yêu cầu tất yếu không chỉ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển sản xuất mà còn là nhu cầu đòi hỏi tất yếu của sự phát triẻn về mặt kinh tế xã hội của con người. ở nước ta nói chung và vùng ĐBSH nói riêng, trong khu vực nông thôn trình độ văn hoá, trình độ khoa học, nghiệp vụ của người lao động nhìn chung còn thấp, đó là một thực tế khách quan. Sở dĩ như vậy là vì điều kiện kinh tế của người dân ở nông thôn nhìn chung còn khó khăn, sự phát triển về giáo dục, đào tạo ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Mặt khác những người có trình độ văn hoá cao, được đào tạo thoát ly khỏi nông thôn, tỷ lệ cán bộ kỹ thuật và quản lý được đào tạo và trở lại làm việc trong khu vực nông thôn là rất thấp. Do đó cần phải có kế hoạch và biện pháp nâng dần trình độ văn hoá phổ cập trong nhân dân, đào tạo kỹ thuật, tay nghề đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Trong hệ thống giáo dục đào tạo cần phải phù hợp với thực tế cơ chế hiện nay, đồng thời loại hình đào tạo phải đa dạng và phong phú mới phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Để có thể nâng dần trình độ văn hoá cho người dân đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo để đạt mục tiêu nâng dần trình độ phổ cập cho mọi người. Chú trọng phát triển giáo dục ở các địa bàn xa xôi, hẻo lánh, vùng ven biển để các địa phương đó không tụt hậu về giáo dục, đảm bảo sự dồng đều trong vùng. Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề, các trung tâm xúc tiến việc làm để đào tạo tay nghề cho người lao động trang bị kiến thức về kỹ thuật, về quản lý - đó là hành trang ban đầu để họ có thể phát triển sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ ở ngay địa bàn nông thôn, mở ra khả năng tự tạo việc làm ngay trong từng lao động nông nghiệp. Phát triển mạnh công tác khuyến nông trong từng làng, xã. Bằng nhiều hình thức thích hợp mà phổ biến, hướng dẫn nông dân nắm được những kiến thức mới vê sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng những cây, con đặc sản nhằm phát triển mạnh kinh tế và tạo nhiều việc làm trong các hộ nông dân. Ví dụ như các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tài liệu hướng dẫn, qua các lớp tập huấn kỹ thuật… Trên cơ sở nâng dần trình độ văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, trang bị kỹ thuật, tay nghề cho người lao động tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và đời sống. Chính quá trình phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề và dịch vụ lại thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, trên cơ sở đó cho phép sử dụng hợp lý hơn nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn của vùng ĐBSH. - Tăng cường công tác truyền thông dân số nhằm nâng cao trình độ nhận thức và kiến thức cho người dâb về công tác KHHGĐ trên cơ sở đó mà họ tự giác thực hiện và đạt kết quả tốt. - Cần khuyến khích lợi ích vật chất tinh thần thích đáng đối với những cá nhân, những người gương mẫu thực hiện tốt KHHGĐ. Đi đôi với việc tăng cường công tác giáo dục, thuyết phục cần thực hiện các biện pháp chấp hành các chủ trương và kế hoạch thực hiện KHHGĐ trong địa phương. - Cần sửa đổi hoặc điều chỉnh một số chính sách chưa phù hợp, còn cản trở đối với công tác KHHGĐ nhằm vừa khuyến khích phát triển kinh tế xã hội, vừa khuyến khích người dân thực hiện tốt công tác KHHGĐ. - Ban quản lý các hợp tác xã có khả năng làm được dịch vụ cho các hộ nông dân những khâu chủ yếu như: hướng dẫn mùa vụ, giống kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, bảo đảm thuỷ lợi, bảo vệ thực vật và thú y, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển nghành nghề… thì nên củng cố để hoạt động. Ngược lại những nơi không đủ khả năng làm các dịch vụ đó thì cần phải sớm giải thể đểcác hộ nông dân làm chủ mọi mặt trong sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân tự nguyện lập ra lamf những khâu hoặc những công việc mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Quan hệ hợp tác mới này hoàn toàn dựa trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện và hiệu quả kinh tế, dần dần trở thành hệ thống quan hệ sản xuất mới thay thế cho mô hình hợp tác xã kiểu cũ ở nông thôn. - Kinh tế hộ nông dân phát triển, dần dần sẽ xuất hiện một bộ phận phát triển với quy mô lớn thành kinh tế tư nhân hoặc có tính chất trang trại, ta cần phải khuyến khích và phát huy vì thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội như: Huy động vốn, khai thác tiềm năng sản xuất, tăng thêm việc làm cho lao động, tăng thêm nông sản hàng hoá cho xã hội. - Các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp tiếp tục dổi mới cpư chế quản lý theo hướng khoán diện tích gieo trồng, vật nuôi và chi phí sản xuất hoặc giao hẳn diện tích đất vườn, cây trồng, con nuôi ổn định, lâu dài đến hộ thành viên theo khả năng lao động để họ làm chủ được sản xuất – kinh doanh, để chuyển sang thực hiện thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ “dầu vào, đầu ra”, khoa học – kỹ thuật và công nghệ chế biến. Các cơ sở kinh tế quốc doanh sẽ thực hiện vai trò định hướng nông- lâm nghiệp của từng vùng trên cơ sở quan hệ liên doanh, liên kết hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác để tạo nên các vùng chuyên canh, vùng có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn. - Về hệ thống chính sách: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện bao gồm: + Chính sách đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Trước hết vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cần được nâng lên tương xứng với vị trí và yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chính sách đầu tư và tín dụng cần ưu tiên vốn đầu tư cho các lĩnh vực như: Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; các chương trình phát triển nông thôn về giáo dục, y tế, văn hoá; đầu tư vào các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công tác khuyến nông, nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; bảo trợ một số mặt hàng quan trọng trong nông nghiệp khi có biến động trong thị trường quốc tế. Về tín dụng: Khai thác và khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng ở nông thôn, khai thác mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân để loại trừ nạn vay nặng lãi ở nông thôn. Đặc biệt phải có chính sách ưu đãi cho hộ nông dân nghèo vay và hướng dẫn họ biết tính toán, biết sử dụng kỹ thuật trong sản xuất. Khuyến khích và hướng dẫn các hình thức huy động vốn trong nhân dân mang tính chất hợp tác như các tổ tín dụng, những nhân dân mang tính chất hợp tác như các tổ tín dụng, những phường, họ có nội dung lành mạnh. Nghiên cứu, triển khai các hình thức hợp tác xã tín dụng, ngân hàng có cổ phần ở nông thôn và các thành phần kinh tế lập ra, tạo điều kiện cho nông dân vay và góp vốn. + Thực hiện rộng rãi chính sách khuyến nông và công tác khuyến nông nhừm truyền bá kiến thức mới, kinh nghiệm mới cho nông dân để hộ nông dân có đủ thông tin quản lý, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là biện pháp cấp bách, lâu dài có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển sản xuất hàng hóa của nông dânvới số lượng và chất lượng ngày càng cao. Do đó cần phải xây dựng hệ thống tổ chức khuyến nông mạnh từ Trung ương đến cơ sở được Nhà nước đầu tư để kết hợp được nhiều ngành chuyên môn, nhiều cán bộ giỏi cũng như những nông dân sản xuất giỏi, có kinh nghiệm làm giàu để đảm bảo cho công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao. + Chính sách bảo trợ nông nghiệp và bảo hiểm sản xuất. Cần lập quỹ bảo trợ nông nghiệp khi có biến động lớn về giá cả nhằm đảm bảo cho người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Về phạm vi bảo trợ trước hết tập trung vào những sản phẩm thuộc chương trình trọng điểm của nông nghiệp. Khuyến khích thành lạp quỹ bảo hiểm sản xuất trong các tổ chức kinh tế hoặc trong từng khu vực. Đồng thời cần khuyến khích các hình thức bảo trợ tự nguyện do nông dân và giữa nông dân với các doanh nghiệp nông nghiệp lập ra nhằm ứng phó với những rủi ro và thiên tai. + Chính sách thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông dân. Tăng nhanh sức mua của thị trường trong nước thông qua phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ trong nông thôn, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suet lao động và thu thập của nông dân. Khuyến khích hình thành các tụ điểm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở nông thôn, phát triển chợ nông thôn. Các chính sách huy của Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến lợi ích của nông dân. Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa. Đối với vùng ĐBSH các loại sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là : Thịt, gạo, rau quả, tơ tằm, thuỷ hải sản và các loại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Cần một mặt duy trì và phát triển quan hệ với các thị trường truyền thống như: Đông Âu và Liên Xô cũ, mặt khác cần đảy mạnh quan hệ với các thị trường khác thuộc khu vực Đông á, Châu Phi và Trung Âu. Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân tìm và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa. + Đối với chính sách khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Do vậy Nhà nước phải quan tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, vừa có chính sáchđưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Để có thể thực hiện nhiệm vụ trên cần phải làm tốt các vấn đề sau: Xây dựng và phát huy các tiềm lực khoa học, công nghệ. Tăng mức đầu tư ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng một số trung tâm có tầm cỡ lớn có đủ khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn do sản xuất nông nghiệp đặt ra. Có kế hoạch đào tạo lại cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp. Khuyến khích trao đổi hợp tác khoa học và công nghệ với nước ngoài. Đổi mới chính sách sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ trong nông nghiệp. Về hệ thống luật pháp: Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta, đến nay Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách mới, các luật và bộ luật như luật đất đai, luật dầu tư nước ngoài, luật đầu tư trong nước, tự do lao động và di chuyển lao động…Đã mở ra khả năng to lớn trong việc huy động các thành phàn kinh tế, các tổ chức và cán nhân khai thác đầy đủ mọi tiềm năng để phát triển sản xuất, sử dụng tốt nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Để các chính sách mới cũng như các luật nhanh chóng phát huy tốt các tác dụng và hiệu lực của nó đòi hỏi một mặt Nhà nước cần có các biện pháp tích cực nhằm làm cho người dân nắm được, hiểu được để thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định, mặt khác Nhà nước cần tổ chức tốt từ việc hướng dẫn đến việc triển khai và thực hiện trong cuộc sống, đặc biệt là các luật mới được ban hành như luật lao động vừa qua. Trên cơ sở những kết quả kinh tế- xã hội sử dụng nguồn lao động nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua, trên cở sở thực hiện tốt những quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp nêu trên, ta có thể dự kiến một số kết quả, hiệu quả sản xuất và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH đến các năm 1995, 2000, và 2010 như sau: Biểu 10 : dự kiến một số kết quả, hiệu quả sản xuất và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH đến năm 2010 như sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000 2005 2010 1 Lao động làm việc trong nông nghiệp Nghìn người 4.823,84 5.206,16 5.647,74 5.997,7 % so với tổng số % 72 68 63 58 2 Diện tích gieo trồng cây hàng năm Nghìn ha 1497,0 1568,0 1640,0 1782,0 3. Hệ số gieo trồng Lần 2,1 2,2 2,3 2,5 4. Sản lượng lương thực quy thóc Nghìn tấn 6072,0 6784,0 7511,0 8153,0 5 Sản lượng thịt hơi sản xuất ra Nghìn tấn 207,43 239,12 274,48 308,01 6 Sản lượng lương thực do 1 lao động sản xuất ra Kg 1258 1330 1303 1359 7 Sản lượng thịt hơi do 1 lao động sản xuất ra Kg 43,0 46,0 48,5 51,10 8 Thu nhập tính bình quân 1 lao động theo giá 1995 Nghìn đồng 3121,0 3565,0 4126,0 4856,0 Trong đó từ nông nghiệp “lúa, lợn” Nghìn đồng 2122,4 2210,6 2269,4 2331,0 9. Lương thực bình quân đầu người Kg 427 447 470 487 Kết luận Trên cơ sở những đánh giá, phân tích và nghiên cứu sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong nền kinh tế thị trường luận án đã rút ra một số kết luận sau đây: Luận án cho rằng về mặt lý luận phải gắn chặt việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của vùng với những định hướng cơ bản trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên bình diện vĩ mô không những của vùng mà còn trên phạm vi cả nước. Những chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương trong vùng nó vừa mang tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng không tránh khỏi việc sử dụng và phân bố lại lực lượng lao động đang có hiện nay. Luận án cũng tính đến những biến đổi của lực lượng lao động vùng ĐBSH cho những năm sau này khi nền kinh tế phát triển. Nhận định về thực trạng luận án đã đi tới một số kết luận cơ bản sau: + Quỹ đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do tăng dân số và quá trình đô thị hóa cũng như nhu cầu phát triển các cơ sở hạ tầng. Do vậy, diện tích ruộng đất bình quân tính cho một lao động và nhân khẩu đã rất thấp lại tiếp tục giảm đi ( hiện nay là 678 m²/ nhân khẩu) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng công ăn việc làm, thu thập và đời sống của nông dân. + Các ngành nghề truyền thống ở ĐBSH đa dạng và phong phú, mặc dù nó có vai trò to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng thực sự chưa được phát huy đáng kể tiềm năng vốn có của nó. Nếu có những biện pháp và chính sách phù hợp nhằm khôi phục va phát triển thì có thể thu hút tren 600 nghìn lao động vào năm 2000 và tăng hơn nữa trong những năm sau. + Đã có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất khá rõ nét ở nhiều địa phương do sự tác động của cơ chế thị trường đặc biệt là các vùng ven các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương. Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhiều nơi đã tăng nhanh nhu cầu lao động va hiệu quả sản xuất. Cá biệt đã có tỉnh đạt bình quân trên 21 triệu đồng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một ha đất canh tác trong năm. Điều đó đã mở ra khả năng phát triển kinh tế của toàn vung có cơ sở hiện thực trong việc phát triển kinh tế gắn với sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. + Dân số và nguồn lao động tăng nhanh dẫn đến tình trạng dư dôi lao động của vùng tăng lên. Tỷ lệ lao động không có việc làm trong nông thôn tăng từ 3% (năm 1989) lên 5,6% (năm 1993), tỷ suất sử dụng quỹ thời gian của lao động giảm từ 69,64& (năm 1990) xuống còn 56,78% (năm 1993). Trong khi nông nghiệp và dịch vụ chưa có khả năng thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp cho nên trước mắt cũng như lâu dài cần có giải pháp hữu hiệu để sử dụng tối đa lực lượng dư thừa này sao cho có hiệu quả. + Thu nhập và đời sống của lao động và dân cư nông thôn còn thấp, sự chênh loch mức sống giữa các tầng lớp trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị có xu hướng tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân nhân khẩu ở nông thôn ĐBSH là 92,81 nghìn đồng / tháng, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn tăng từ 1,91 lần (năm 1992) lên 2,33 lần(năm 1993). Do đó, phải đẩy nhanh chương trình phát triển nông thôn nhằm nâng cao mức sống của người dân tạo đà chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở ĐBSH. Từ những vấn đề trên đã cho thấy giải pháp cho vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn lao động không chỉ là đưa ra các biện pháp cụ thể- luận án cho rằng việc đưa ra các định hướng phát triển kinh tế vĩ mô ở ĐBSH là vấn đề rất quan trọng va nó chỉ có thể giải quyết được trên quan điểm phát triển vùng tức là phát triển sản xuất phải được nâng lên về chất trên cơ sở đổi mới cơ cấu nền kinh tế và phải là sản xuất hàng hóa tức là giá trị nông sản phải được nâng lên hơn nhiều lần so với mức đang có hiện nay. Như luận án đã phân tích nền tảng bảo đảm cho sự phát triển này phải là tăng cường hơn nữa công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách kinh tế – xã hội đối với nông nghiệp và nông thôn. trước mắt đối với sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh thâm canh để thu hút tối đa lực lượng lao động vào sản xuất lúa vốn là nghề truyền thống ở đây, bên cạnh đó tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu sản xuất, giảm bớt vai trò độc canh của cây lúa, phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp như: Chăn nuôi gia súc có chất lượng cao, lúa đặc sản, gia cầm, rau, màu, hoa quả, cây cảnh để thu hút lao động sang các nghề chuyên, đưa nông sản trở thành hàng hoá, góp phầntăng thu nhập và cải thiện nhanh mức sống của nông dân. Phụ lục Phụ biểu 1:Di dân tự do đến Bà Rịa – vũng Tàu phân theo vùng năm 1999 STT Vùng địa phương Tổng số Chia ra Thành thị Nông thôn Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng cộng 717 100,0 250 34,86 467 65,13 1 Miền núi và trung du Bắc bộ 40 5,57 20 50 20 50 2 Đông bằn sông hồng 166 23,15 72 43,37 94 56,62 3 Khu bốn cũ 79 11,0 10 12,65 69 87,34 4 Duyên hải miền trung 101 14,08 10 9,90 91 90,09 5 Tây Nguyên 17 2,37 5 29,41 12 70,58 6 Miền Đông Nam Bộ 162 22,59 85 52,46 77 47,53 7 Đồng bằng sông Cửu Long 112 15,62 27 24,10 85 75,90 8 Cùng tỉnh điều tra 40 5,57 21 52,50 19 47,50 Phụ biểu 2: sản lượng rau đậu và một số loại cây công nghiệp chủ yếu của vùng ĐBSH qua các năm STT Loại sản phẩm đơn vị tính 1999 2000 2001 Tỷ lệ tăng giảm BQ năm % 1 Rau các loại Nghìn tấn 1.079,1 1.025,6 1.010,6 -1,65 2 Đậu Nghìn tấn 5,4 5,2 4,4 -5,25 3 Lạc Nghìn tấn 22,0 18,8 15,8 -8,62 4 Đậu tương Nghìn tấn 9,4 12,6 13,0 8,44 5 Thuốc lá Tán 1.000 2.009 820 -5,08 6 Bông Tán 127 63 - - 7 Day Tán 24.495 21.666 19.733 -5,55 8 Cói Tán 27.988 14.027 11.584 -24,67 9 Mía Nghìn tấn 189,6 151,8 104,8 -7,72 10 Dâu tằm Tán 31.326 27.945 38.503 5,29 Nguồn số liệu thống kê nông- lâm ngư nghiệp Việt Nam 1999-2001. NXB thống kê Hà Nội Phụ biểu 3 : một số kết quả về chăn nuôi ở vùng ĐBSH qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ tăng BQ (%) năm 1 Đàn trâu Nghìn con 355,9 272,4 264,7 - -2,90 2 Đàn bò Nghìn con 288,2 257,1 254,0 264,7 - 1,46 3 Đàn lợn (trên 2 tháng tuổi) Nghìn con 2.879,2 2.600,7 2.791,4 - 7,3 4 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Nghìn tấn 184,1 166,5 179,7 188,2 0,73 5 Sản lượng tôm cá nước ngọt Tấn 22.707 24.192 27.721 30.275 10,06 Nguồn số liệu thống kê nông- lâm ngư nghiệp Việt Nam 1999-2002 NXB thống kê Hà Nội Phụ biểu 3: dự báo lực lượng lao động vùng ĐBSH đến năm 2010 ( Nam từ 15 – 60, nữ từ 15- 55 ) Dân số trong độ tuổi LĐ 1995 2000 2005 2010 Tổng số 7.991.263 9.042.477 9.979.031 10.938.174 + Chia theo tỉnh - Hà Nội 1.273.042 1.424.198 1.538.860 1.651.115 - Hải Phòng 930.471 1.057.592 1.117.196 1.301.155 - Hà Tây 1.261.561 1.434.000 1.608.189 1.790.912 - Hải Hưng 1.546.845 1.741.326 1.928.905 2.121.734 -TháI Bình 1.063.508 1.190.024 1.277.804 1.362.454 -Nam Hà 1.447.736 1.658.944 1.849.932 2.048.467 -Ninh Bình 468.101 536.392 538.145 662.338 Chia theo thành thị nông thôn - Thành thị 1.387.284 1.898.921 2.394.968 3.281.453 - Nông thôn 6.630.979 7.143.556 7.584.563 7.656.721 Nguồn trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động (Bộ lao động thương binh- xã hội), 1999 Phụ biểu 4: diện tích chưa sử dụng ở ĐBSH năm 2000 Đơn vị :ha STT Loại đát đai Toàn vùng Hà Nội HảI Phòng Hà Tây HảI Dương TháI Bình Hà Nam Ninh Bình Tổng số 219.184 11.481 52.726 32.327 31.474 9.787 39.567 41.822 1 Đất bằng chưa sử dụng 36.535 640 8.774 2.702 1.717 3.683 14.393 4.626 2 Đồi núi chưa sử dụng 23.937 2.080 2.460 6.925 3.941 1.816 6.715 3 Đất có mặt nước chưa sử dụng 33.519 1.286 5.488 3.522 7.282 2.857 6.677 6.415 4 Sông suối 57.470 6.575 10.286 10.875 16.061 3.246 8.442 2.031 5 Núi đa không có rừng 55.470 101 20.378 5.475 2.044 6.942 20.530 6 Đất chưa sử dụng khác 12.207 799 5.340 2.828 429 1.297 1.513 Nguồn hiện trạng sử dụng đất năm 2000 Tổng cục địa chính năm 2000 Phần mở đầu 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích của chuyên đề 1 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2 4. Những đóng góp của chuyên đề 2 5. Nội dung và kết cấu của chuyên đề. 3 Chương I 4 Cơ sở lý luận của sử dụng NLĐ nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay 4 I. Những vấn đề chung về nguồn lao động. 4 1. Dân số – nguồn nhân lực (NNL) - Lực lượng lao động (LLLĐ) và việc làm 4 1.1. Dân số 4 1.2. Nguồn nhân lưc (NNL) 4 1.3. Nguồn lao động (NLĐ) 4 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động 5 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng NLĐ. 5 2.1.2. Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng số lượng dân số 5 2.1.2. Quy mô và tốc đô tăng dân số cơ học. 5 2.1.3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 2.1.4. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. 6 2.1.5. Thời gian lao động 6 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL 7 2.2.1. Giáo dục đào tạo 7 2.2.2. Dinh dưỡng - Y tế 8 3. Những đặc trưng cơ bản của nguồn lao động nông nghiệp 8 3.1. Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp 8 3.2. Số lượng nguồn lao động nông nghiệp 8 3.3.Chất lượng NLĐ nông nghiệp 9 4. Những đặc trưng của NLĐ nông nghiệp 9 II. Sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp 13 1. Mối quan hệ giữa lao động với sự phát triển kinh tế – xã hội 2. Sự cần htiết khách quan phải sử dụng hiệu quả NLĐ. III. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng NLĐ nông nghiệp 15 1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp. 15 Chương II 22 thực trạng sử dụng nguồn lao động ( NLĐ) nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng 22 I. Những đặc điểm tự nhiên chủ yếu của ĐBSH 22 1. Phạm vi địa giới 22 2. Địa hình : 22 3. Đặc điểm tự nhiên khí hậu , thời tiết : 23 4. Đất đai : 23 II. Những thành tựu kinh tế xã hội của vung f ĐBSH trong việc sử dụng nguồn lao động nông nghiệp giai đoạn 1999 –2003 : 24 1. Một số kết quả sản xuất nông nghiệp : 24 1.1 Trong sản xuất lương thực : 24 2. Sản xuất rau và một số loại cây trồng khác . 25 3. Về chăn nuôi : 26 III. Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn 1996 –2002 : 27 1. Đánh giá tổng quan : 27 1.1 Dân số : 27 1.2 . Lao động và nguồn lao động 28 1.3. Điều kiện cơ sở hạ tần phục vụ sản xuất nông nghiệp . 29 1.4 Trang thiết bị máy móc và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp : 29 2. Thực trạng sử dụgn lao động nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2002: 30 2.1. Số lượng lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH 30 2.2 Chất lượng lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH : 32 2.2.1 Trình độ học vấn : 32 2.3 Cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp vùng ĐBSH : 34 2.3.1 Xét cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi trong nông nghiệp : 34 2.3.2.Xét cơ cấu chuyển dich lao động giữa các địa phương trong và ngoài vùng. 36 3.Thời gia sử dụng lao đông: 38 2.4 Thu nhập và đời sống của người lao động : 41 2.5 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp vùng ĐBSH : 42 3. Những kết luận rút ra từ thực trạng : 43 3.1 Điểm mạnh của nguồn lao động là nguồn lao động của vùng trẻ và dồi dáo : 43 3.2 Nguồn nhân lực có trình đọ chuyên môn kĩ thuật , tay nghề. 43 3.3 Cơ cấu lao động nông nghiệp và nông hạch toánôn chuyển dịch chưa rõ nết tên bình diện vĩ mô còn tự phát . 44 3.4. Thất nghiệp : 44 3.5 Thu nhập và đời sống của lao động 44 3.6 Các ngành nghề trong nông thôn còn chậm phát triển. 45 Chương III: Phương hướng và các giả pháp chủ yếu nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH đến 2010 46 I Cơ sở khoa học xác định phương hướng sử dụng lao động nông nghiệp đến 2010: 46 1.Quan điểm về phát triển nguồn lao động thời kỳ 2003 – 2010 46 1.1 Quan điểm của Nhà nước về phát triển lao động thời kỳ 2003 – 2010: 46 1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSH: 46 2. Mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 47 2.1. Mục tiêu tổng quát của Đảng và Nhà nước vè giáo dục đào tạo: 47 2.2. Mục tiêu cụ thể: 47 II. Những phương hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2003 – 2010: 48 1 . Những định hướng cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH. 48 2. Phát triển một nền kinh tế mở 49 3. Quan hệ giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ 49 4. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn 54 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 55 6. Di dân xây dung kinh tế mới nội và ngoại vùng 57 7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp 58 8. Vai trò của nhà nước đối với việc sử dụng hiệu quả Nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH 59 II. Những phương pháp căn bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới. 61 1. Điều tiết và xử lý các nguồn lao động nông nghiệp phải gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế của toàn vùng 62 2. Khôi phục và triển nghề truyền thống mở mang các ngành mới trong nông thông ĐBSH 64 3. Thực hiện di dân xây dựng kinh tế mới ở nội và ngoại vùng, mở rộng liên doanh liên kết, hợp tác và đầu tư, tích cực xuất khẩu lao động sang các nước. 67 4. Thực hiện các biện pháp đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất và quản lý cho lao động nông nghiệp và nông thôn của vùng. 69 Kết luận 77 Phụ lục 80 Phụ biểu 1:Di dân tự do đến Bà Rịa – vũng Tàu phân theo vùng 80 Phụ biểu 2: sản lượng rau đậu và một số loại cây công nghiệp chủ yếu của vùng ĐBSH qua các năm 81 Phụ biểu 3 : một số kết quả về chăn nuôi ở vùng ĐBSH qua các năm 82 Phụ biểu 3: dự báo lực lượng lao động vùng ĐBSH đến năm 2010 83 ( Nam từ 15 – 60, nữ từ 15- 55 ) 83 Phụ biểu 4: diện tích chưa sử dụng ở ĐBSH năm 2000 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0027.doc
Tài liệu liên quan