MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 2
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị 2
1.1.1. Khái niệm: 2
1.1.2. Đặc trưng của đô thị: 4
1.1.3. Vai trò của đô thị: 4
1.1.4. Chức năng của đô thị: 4
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa 6
1.2.1. Khái niệm 6
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá 6
1.2.3. Các hình thức đô thị hoá 8
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa 8
1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa 9
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá 10
1.3. Tính tất yếu của đô thị hoá hiện nay 11
1.4. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn 12
1.4.1. Tác động tích cực 12
1.4.2. Tác động tiêu cực 16
1.5. Tình hình phát triển đô thị, đô thị hóa 18
1.5.1. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam 18
1.5.2. Tình hình phát triển đô thị của cả nước 19
1.5.3. Tình hình đô thị hóa tỉnh Vĩnh Phúc 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC 25
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 28
2.1.3. Đặc điểm xã hội 28
2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng 29
2.2. Quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc 31
2.2.1. Biến động đất đai của tỉnh giai đoạn 1997 – 2005 31
2.2.2. Quá trình đô thị hóa với sự biến động về dân số 35
2.2.3. Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh 38
2.3. Tác động của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 43
2.3.1.Tác động của đô thị hóa tới biến động lao động nông nghiệp 43
2.3.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 48
2.4. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết 55
2.4.1. Những vấn đề đặt ra 55
2.4.2. Hướng giải quyết 57
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC 59
3.1. Dự kiến xu thế đô thị hóa, lao động và việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc 59
3.1.1. Xu thế đô thị hóa 59
3.1.2. Dự kiến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc 66
3.2. Một số quan điểm về tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc 71
3.2.1. Các quan điểm định hướng 71
3.2.2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp 73
3.3. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc 74
3.3.1.Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh trong đó thể hiện rõ chiến lược tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh nói chung và đối với lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa nói riêng. 74
3.3.2. Cần hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm 75
3.3.3. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động 76
3.3.4. Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn 78
3.3.5. Ưu tiên tạo việc làm tại nhà cho người lao động 79
3.3.6. Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống 80
3.3.7. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, con em nông dân 82
LỜI KẾT 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trong các nhà máy như Toyota, Honda… có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở lên, trở thành lao động chính trong gia đình.
Lao động làm nghề may công nghiệp, cũng có thu nhập thấp nhất là 900000đồng/ tháng.
Đến nay, thu nhập trên một ha đất canh tác ở nhiều nơi đã đạt 50 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình làm giàu từ nuôi trồng thủy sản. Nhiều vùng đất thực hiện trồng một vụ lúa, nuôi một vụ cá mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Các ngành nghề thủ công truyền thống hiện nay cũng giúp cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn vươn lên khá giả.
Có được những thành tựu trên là nhờ vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo to lớn của các cấp,các ngành, hỗ trợ nông dân vay vốn, tạo việc làm, hướng dẫn nông dân cách làm ăn cũng như nhờ vào sự phát triển kinh tế.
(nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)
2.3.2.3. Tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập
a. Việc làm
Tác động tiêu cực của đô thị hóa đến việc làm thu nhập vẫn còn hiện diện, cụ thể ở tình trạng người dân đòi được cấp đất dịch vụ, đòi mức đền bù cao hơn để đảm bảo cuộc sống, đòi được giải quyết việc làm dẫn đến một số dự án phải thay đổi quy hoạch hoặc hoãn lại vì không giải phóng được mặt bằng là những dẫn chứng cụ thể của việc đô thị hóa tác động không tốt đến người dân nông thôn.
Trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2006 của Vĩnh Yên đã nêu rằng: Vấn đề giải quyết việc làm, đặc biệt ở những nơi dùng đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ còn hạn chế.
Trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội của Phúc Yên cũng có đoạn viết : công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng giành đất cho phát triển công nghiệp, đô thị vẫn còn chưa tốt.
Cho tới nay Vĩnh Yên đã giải phóng gần 850 ha đất của hơn 16864 lượt hộ dân có đất nông nghiệp và hon 3087 hộ có đất thổ cư. Số hộ gia đình bị ảnh hưởng là rất lớn, chỉ tính riêng của thành phố Vĩnh Yên, số hộ bị mất đất đã là hơn 16864 hộ, nếu tính cả ở các huyện khác nữa thì con số này thực sự là rất lớn, lên đến hơn 35000 hộ. Tính từ năm 1997 đến nay, tổng số lao động bị mất đất không có việc làm lên tới hơn 47 000 lao động (theo ước tính của Sở LĐ TB & XH tỉnh VP). Họ không tìm được việc làm là vì trình độ của họ rất thấp, phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề.
Tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn vẫn còn tới 12%.
b. Thu nhập
Mặc dù kết quả giảm nghèo của tỉnh là đáng khích lệ, nhưng khả năng tái nghèo còn cao. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, nhưng vẫn chiếm trên 35% ở Tam Đảo, trên 20% ở Lập Thạch, trên 24% ở Tam Dương. Ở huyện Vĩnh Tường vẫn còn 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức bình quân chung của huyện.
Đô thị hóa đưa một bộ phận dân cư nông nghiệp vào tình trạng không biết làm gì với số tiền được đền bù.
2.4. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết
2.4.1. Những vấn đề đặt ra
Trong giai đoạn 1997- 2006, quá trình đô thị hóa đã làm giảm hơn 2838,8 ha đất nông lâm nghiệp, hơn 47 000 lao động nông nghiệp nông thôn không có việc làm. Tất nhiên đất đai được sử dụng trong khu vực đô thị sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Đó là lợi ích chung mà cả xã hội được thụ hưởng. Tuy nhiên, khi mà cả xã hội được lợi ích từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp, thì một bộ phận nông dân lại bị thiệt thòi do quá trình đó gây ra. Đó là những nông dân bị mất đất trực tiếp do đô thị hóa. Những người này sẽ phải thay đổi cuộc sống một cách thụ động. Vì vậy, họ sẽ gặp không ít khó khăn. Chính sách Nhà nước phải bù đắp cho họ đỡ bị thiệt thòi. Những năm qua trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của nhiều dự án đã phải chậm lại do người dân đòi giá đền bù cao hơn, đòi cấp đất dịch vụ trước khi giao đất và đòi giải quyết việc làm, thực tế là ở nhiều xã sau khi giải phóng mặt bằng thì nhân dân không được cấp đất dịch vụ ngay, và không có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu đất dịch vụ này. Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những người lao động này còn chậm trễ, hơn nữa có một bộ phận lao động quá tuổi thanh niên không còn phù hợp để đào tạo và được tuyển dụng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nữa.
Trong tương lai đô thị hóa của tỉnh còn diễn ra sâu sắc và lâu dài nữa, những tác động tiêu cực nhỏ hôm nay nếu không quan tâm giải quyết có thể sẽ trở thành vấn đề lớn mai sau, hơn nữa lao động việc làm và thu nhập lại là mục tiêu chính của tăng trưởng phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, địa phương. Giải quyết được vấn đề này tức là đã đảm bảo được phần nào mục tiêu phát triển vì con người.
Cùng với vấn đề giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân nông nghiệp nông thôn trực tiếp bị ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa hiện nay còn cần dự báo những đối tượng chịu ảnh hưởng xấu của đô thị hóa một cách gián tiếp ví dụ như vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, tiếng ồn mà người chịu ảnh hưởng lại là chính dân cư sống xung quanh khu vực gây ô nhiễm ví dụ như sự quá tải của hệ thống xử lý nước thải, …
Ngoài ra, vấn đề khu vực nông nghiệp ngày càng giảm sức hút đối với lao động cũng cần phải xem xét vì đây cũng là khu vực cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến vốn là một ngành chiếm tỷ trọng về GDP cao nhất trong ngành Công Nghiệp- Xây dựng.
2.4.2. Hướng giải quyết
Trên cơ sở các vấn đề đặt ra và các tác động tiêu cực do đô thị hóa mang lại, tỉnh cần có các hướng giải quyết phù hợp.
Đối với số hộ vẫn còn sản xuất nông nghiệp thì tỉnh cần có chủ trương và các hướng dẫn cụ thể cho hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu dược hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, tránh tình trạng tự phát, hoặc sử dụng đất không hiệu quả, canh tác loại cây trồng không kinh tế.
Đối với các hộ bị mất đất sản xuất thì cần xây dựng và thực hiện chính sách đền bù đất sao cho đảm bảo quyền lợi thỏa đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ cung cấp đất dịch vụ và giải quyết việc làm cho họ.
Để nâng cao thu nhập cho người dân thì tỉnh phải có kế hoạch đầu tư vốn, trang bị, tăng vòng quay của đất. Có như vậy mới giúp người dân định hướng tham gia các hoạt động phi nông nghiệp một cách có hiệu quả, ổn định, bền vững. Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phát huy thế mạnh các ngnàh nghề, cụm làng nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hóa. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND, các sở ban ngành tới công tác giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Cần tăng sức hút của khu vực nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng đất đai. Gắn phát triển công nghiệp chế biến nông sản với vùng nguyên liệu để tạo đầu ra ồn định cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp dự báo nhu cầu thị trường nông sản để có phương án sản xuất phù hợp, kích thích hứng thú lao động của người nông dân. Cải tiến kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, phát triển mô hình kinh tế trang trại để áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật, dây truyền sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp, nâng cao vị thế ngành nông nghiệp trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân.
Tăng cường các mối quan hệ qua lại giữa nông thôn và thành thị để thúc đẩy phát triển nông thôn, tạo sức hút của nông thôn đối với người dân thành thị. Nông thôn không chỉ là nơi có các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà nên phát triển vai trò nông thôn là nơi cho dân cư thành thị đi nghỉ, thư giãn, dã ngoại bổ ích, đó chính là điểm để phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn.
Nông thôn không nên quá phụ thuộc vào đô thị, mà nên có sự độc lập nhất định vì nông thôn có những thế mạnh của mình mà đô thị không có. Để làm được điều này cần phải phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, có quy hoạch hạ tầng nông thôn dài hạn từ 50 năm đến 100 năm.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Dự kiến xu thế đô thị hóa, lao động và việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Xu thế đô thị hóa
3.1.1.1. Các điều kiện phát triển đô thị của tỉnh
Hiện tại, tỉnh có rất nhiều điều kiện tiền đề để phát triển mạnh hệ thống đô thị, thị tứ trong tương lai không xa.
- Các điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp:
+ Tỉnh có lợi thế về vị trí và thị trường đó là: Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm sát thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng của làn sóng phát triển, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông từ thủ đô Hà Nội, hơn nữa Hà Nội còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của tỉnh; nằm kề các điểm nút và trên các trục đường giao thông chính của quốc gia (đường sắt, đường bộ, hàng không); có nhiều đất đai, mặt bằng; có nguồn lao động đông với kiến thức văn hóa phổ thông cao có thể đào tạo nhanh thành công nhân kỹ thuật.
+ Nguyên liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh: Các nguồn nước mặt của sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy, các hồ chứa; cát sỏi; đất sét làm gạch ngói, sành sứ, tiến tới sản xuất gạch ngói không nung, gạch từ đất đồi; khai thác than bùn làm phân vi sinh. Nguồn nguyên liệu từ các ngành nông nghiệp cho công nghiệp chế biến, từ ngành lâm nghiệp trong tỉnh và đón các nguồn gỗ từ các tỉnh miền núi để chế biến gỗ và làm hàng tiêu dùng có nguyên liệu nguồn gốc từ gỗ và lâm sản.
- Các điều kiện để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Có mạng lưới giao thông đường sắt, quốc lộ và tỉnh lộ, đường sông đang được nâng cấp và mở rộng; các điều kiện để phát triển mạng lưới điện trong tỉnh từ mạng lưới điện quốc gia cũng dễ dàng; có hệ thống thông tin liên lạc trong mạng lưới quốc gia đảm bảo cho các bước phát triển của ngành công nghiệp; các khu công nghiệp tập trung đang trong giai đoạn đầu hoạt động.
Nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2C từ Tam Dương qua Vĩnh Tường, Sơn Tây nối với quốc lộ 21 và đường Hồ Chí Minh. Nâng cấp tỉnh lộ 317 thành đường quốc lộ từ Hương Canh đi Thái Nguyên. Hình thành các tuyến đường vành đai 4 và 5 của Thủ đô Hà Nội qua đất Vĩnh Phúc. Khung đường giao thông chính có tính chất vùng và quốc gia này tạo tiền đề thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch, phát triển đô thị, cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.1.2. Xu thế đô thị hóa chung của tỉnh đến năm 2010
Hệ thống đô thị của tỉnh được phát triển theo 3 tiểu vùng: chuỗi đô thị trung tâm, tiểu vùng trung du miền núi phía Bắc tỉnh và tiểu vùng phía Nam tỉnh.
- Chuỗi công nghiệp – đô thị trung tâm: chạy dọc theo quốc lộ 2 và đường sắt từ Hà Nội đến Việt Trì, Phú Thọ. Trước mắt, tỉnh đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung như Tiền Phong, Quang Minh, Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Khai Quang, Hợp Thịnh, Tân Tiến, Bồ Sao…Nhờ có lợi thế về giao thông, điện, thông tin liên lạc và đất đai, chuỗi đô thị trung tâm này đã phát triển nhanh. Đã có quy hoạch phát triển các đô thị mới như: Tiền Phong, Quang Minh, Phúc Yên – Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Bồ Sao, trong đó thành phố Vĩnh Yên là đô thị trung tâm của chuỗi.
Chuỗi đô thị trung tâm này giữ vai trò cực tăng trưởng chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy tiểu vùng trung du phía Bắc tỉnh và tiểu vùng đồng bằng phía Nam tỉnh cùng phát triển. Chuỗi đô thị này cũng là chuỗi đô thị đối trọng phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội – đô thị trung tâm cấp quốc gia, vừa là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Cụ thể về các đô thị thuộc chuỗi như sau:
+ Thành phố Vĩnh Yên: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là trung tâm thương mại dịch vụ - du lịch - nghỉ dưỡng lớn của tỉnh và của vùng, có vị trí quốc phòng quan trọng.
Công nghiệp Vĩnh Yên có tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội – dịch vụ - thương mại một cách toàn diện. Ngoài các cơ quan tỉnh, thành phố còn có cơ quan không thuộc tỉnh như các cơ sở điều dưỡng Trung ương, quân đội, trường văn hóa nghệ thuật trung ương, trạm bảo dưỡng đường bộ, công ty xây dựng, trạm điện lực, học viện quân sự, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường đào tạo nghề. Đô thị Vĩnh Yên phát triển theo hướng Bắc – Đông – Tây, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ bố trí phía Bắc thành phố.
+ Đô thị Phúc Yên: Hướng phát triển đô thị mở rộng theo tuyến đường sắt, quốc lộ 2 theo trục đường quốc lộ 23 đi Thanh Tước.
+ Thị trấn Hương Canh: Là đô thị công nghiệp, có điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi đó là đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ, hành lang tuyến điện cao thế…).
+ Đô thị mới công nghiệp Tiền Phong: đất đai xây dựng đô thị khoảng 450 – 600 ha.
+ Đô thị mới công nghiệp Quang Minh: đất đai xây dựng khoảng 840 – 1200 ha.
+ Đô thị mới công nghiệp Tân Tiến: được hình thành và phát triển cùng với khu công nghiệp Tân Tiến thuộc huyện Vĩnh Tường, đô thị được phát triển song song với quốc lộ 2, đất đai xây dựng đô thị cần 240 ha.
+ Đô thị mới Bồ Sao: có thể phát triển cảng sông, sau cảng sông có thể hình thành cụm công nghiệp nhỏ cho đô thị mới Bồ Sao, đất đai xây dựng đô thị khoảng 180 ha.
Hình thái bố trí chuỗi đô thị này gồm các đô thị độc lập, cách nhau bằng những cánh đồng hoặc thảm rừng, không để đô thị tự phát kéo dài theo hai bên đường quốc lộ.
- Hệ thống đô thị vùng trung du và miền núi phía Bắc tỉnh:
+ Xuân Hòa - Đại Lải: là khu công nghiệp và nghỉ ngơi du lịch, thuộc thị xã Phúc Yên, được quy hoạch mở rộng tới 960 ha.
+ Thị trấn Tam Đảo: thị trấn nghỉ mát du lịch, thị trấn này được chỉnh trang và hiện đại hóa, không có đất phát triển mở rộng, thuộc huyện Tam Đảo.
+ Thị trấn Hợp Châu (Tam Dương): hiện tại thị trấn Tam Đảo núi là một đô thị du lịch, nghỉ dưỡng. Chức năng nghỉ ngơi du lịch của Tam Đảo ngày càng lớn. Nhưng đất đai ở Tam Đảo núi không cho phép xây dựng một khu dân cư đông đúc. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một đô thị dịch vụ cho các khu du lịch sinh thái này ở phía chân núi, kế cận khu sân golf thuộc thị trấn Hợp Châu. Đất đai để xây dựng thị trấn này khoảng 300 ha.
+ Thị trấn Hợp Hòa, thị trấn huyện lỵ Tam Dương: là trung tâm chính trị, kinh tế (có công nghiệp), văn hóa và dịch vụ của huyện Tam Dương. Đất đai cần thiết để xây dựng đô thị là 360 ha.
+ Thị trấn huyện lỵ Lập Thạch: ở đây hình thành cụm công nghiệp nhỏ phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông – lâm - thủy sản sau thu hoạch. Tính chất thị trấn không còn là thuần túy quản lý hành chính mà còn là đô thị công nghiệp, dịch vụ cho địa bàn huyện.
+ Thị trấn cảng sông Như Thụy: ở tả ngạn sông Lô của huyện Lập Thạch, đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 150 ha.
- Các đô thị thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh:
+ Thị trấn huyện lỵ Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 250 ha.
+ Thị trấn huyện lỵ Yên Lạc: dự kiến đất đai cần thiết để xây dựng là 450 ha.
+ Thị trấn cảng sông Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng là 150 ha.
+ Thị trấn cảng sông Chu Phan thuộc huyện Mê Linh: đất đai xây dựng đô thị là 150 ha.
Trong quá trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, trên địa bàn một số huyện có điều kiện thuận lợi phát triển một số thị tứ trở thành thị trấn mới hay cụm công nghiệp mới, giữ vai trò thị trấn chuyên ngành của từng huyện.
- Một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang trong quá trình thi công, hoặc đã được quy hoạch, đang xây dựng cơ sở hạ tầng:
+ Cụm công nghiệp Chấn Hưng thuộc huyện Vĩnh Tường: diện tích quy hoạch là 126,11 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 57,2 ha.
+ Khu công nghiệp Bá Thiện thuộc huyện Bình Xuyên với quy mô tối đa là 600 ha, trong giai đoạn đầu xây dựng là 102 ha.
+ Huyện Yên Lạc đang tiến hành triển khai các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Đồng, Đồng Cương, Bình Định,Tam Đồng để phát triển các ngành cán thép, tái chế nhựa, đan lát, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, thi công hoàn thành các tuyến tỉnh lộ 303, 304, đường đôi trung tâm huyện lỵ và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thông điện REII, đường dây 35 KV vào các làng nghề, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ; triển khai dự án cụm công nghiệp, làng nghề ở xã Đồng Văn, Tam Hồng, Yên Đồng. Xây dựng chợ trung tâm huyện, mở rộng chợ ở các xã, thị trấn…
+ Huyện Bình Xuyên: theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, làng nghề đến năm 2010, huyện B́ình Xuyên tập trung phát triển 5 cụm công nghiệp, làng nghề, du lịch sinh thái. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp Bình Xuyên 65 ha, cụm công nghiệp làng nghề Hương Canh với diện tích từ 100 ha trên địa bàn các xă Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu; cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng, với diện tích 15 ha tại các xă Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân; cụm công nghiệp Đạo Đức 30 ha; cụm công nghiệp Gia Khánh 30 ha, cụm công nghiệp Bá Hiến có từ 40 đến 50 ha; cụm du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh 150 ha.
+ Huyện Mê Lính: đang khởi công xây dựng khu đô thị CIENCO 5 với diện tích quy hoạch là 49,9472 ha.
Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh trong hiện tại cũng như trong tương lai giúp cho tỉnh có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, cũng như giải quyết tốt các mâu thuẫn căn bản giữa phát triển kinh tế và gia tăng ô nhiễm môi trường đô thị. Các khu công nghiệp tập trung hiện nay đang là những nhân tố quan trọng làm hạt nhân kích thích quá trình đô thị hóa. Do vậy việc dành đất để xây dựng các khu công nghiệp là điều rất đúng đắn và với diện tích đất đai còn dồi dào thì việc này là khá dễ dàng thực hiện được, tuy nhiên gắn liền với những lợi ích trước mắt và trong tương lai mà những khu công nghiệp này mang lại, thì hiện nay những người dân mất đất nông nghiệp họ lại đang gặp trở ngại trong việc tìm kiếm một việc làm phù hợp, đây là vấn đề yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa để giúp người nông dân mất đất không bị rơi vào tình cảnh khó khăn.
- Về quy hoạch, kế hoạch của từng huyện thị trong giai đoạn tới như sau:
+ Của thị xã PhúcYên: Đã tổ chức khởi công khu đô thị Đồng Sơn với diện tích 36,8 ha. Đang san ủi mặt bằng và từng bước thi công theo thiết kế khu đô thị mới Xuân Hoà diện tích 33,38 ha và từng bước quy hoạch chi tiết cụm đô thị Hùng Vương - Tiền Châu diện tích 75,57 ha; cụm đô thị Đầm Rượu diện tích 67 ha.
Quy hoạch địa điểm đất dịch vụ của 7 xã, phường (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Tiền Châu, Nam Viêm, Phúc Thắng và Xuân Hoà) với tổng diện tích 42,8 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Quy hoạch 5,5 ha khu đất đấu giá quyền sử dụng đất ở 5 xã, phường (Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Hùng Vương, Trưng Trắc). Quy hoạch đất ở cho Chi nhánh điện, nhà nghỉ lão thành Cách mạng, khu tái định cư BOT và tiếp tục thực hiện dự án khu tái định cư Ngọc Thanh.
Quy hoạch 7,2 ha đất giành cho hoạt động thể dục thể thao ở các xã, phường.
Kế hoạch xây dựng phát triển thị xã Phúc Yên trở thành đô thị loại III vào năm 2010 đã được Tỉnh uỷ phê duyệt.
+ Thành phố Vĩnh Yên: Đã chỉ đạo Quy hoạch chi tiết khu Quảng trường văn hoá thể thao Khu vực Cây Đề- Khai Quang quy mô 12ha, khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc phía bắc Vĩnh Yên, với tổng diện tích 116,8ha; Phối hợp với sở Xây dựng hoàn thiện quy hoạch khu vực xung quanh đường vành đai phía Bắc với tổng diện tích 150ha; Quy hoạch chi tiết khu du lịch và vui chơi giải trí Đầm vạc, với diện tích 3,6ha; Khu chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Liên Bảo với diện tích 4,4ha. Quy hoạch chi tiết các khu dân cư tập trung, khu dân cư xen gép tại các xã, phường phục vụ cấp đất, tái định cư và đấu giá QSD đất tổng số 5 khu với tổng diện tích 17,333ha; giới thiệu địa điểm giao đất cho 40 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và các dự án xây dựng hạ tầng đô thị với tổng diện tích 63,1627ha…
3.1.2. Dự kiến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2.1. Những nhân tố tác động đến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tới quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực ở chỗ: kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện vật chất để cải thiện cuộc sống người dân góp phần phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sẽ là yếu tố thu hút nguồn lao động từ tỉnh khác đến làm tăng quy mô dân số.
- Mức độ và tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới:
Trong thời gian từ nay đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, điều này sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hơn nữa, ngay trong nội bộ từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng có sự chuyển dịch. Cụ thể, trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, sản xuất tiếp tục gia tăng, tỷ trọng các ngành thủ công nghiệp truyên thống cũng tăng lên giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi tăng, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng lên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ phía nhà nước, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần cải thiện sức khỏe, giáo dục, y tế cho dân cư, trong tương lai chất lượng nguồn nhân lực nhất định sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của nông dân. Trong ngành thương mại – dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hang, tài chính, tư vấn gia tăng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ tăng lên, điều này kích thích người dân đi học, nâng cao trình độ của mình.
- Tính chất của đô thị hóa và xu hướng đô thị hóa:
Tính chất đô thị hóa có tác động to lớn đến phân bố dân cư, đô thị hóa theo chiều rộng dẫn đến sự tập trung dân cư quá đông ở một đô thị và làm giảm dân cư các vùng không phải đô thị, điều này dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị, cũng như làm giảm các nhu cầu ở vùng nông thôn dẫn đến hạn chế phát triển nông thôn, làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Với xu hướng đô thị hóa của tỉnh như đã nêu ở trên, đó là sự mở rộng quy mô các thị trấn, thị tứ có sẵn theo hướng phát triển một ngành nghề phi nông nghiệp làm chủ chốt cho địa bàn, tập trung xung quanh đường giao thông, bến cảng, bến sông… như vậy cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng với các ngành nghề phi nông nghiệp, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, chỉnh trang nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ đời sống cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Những nỗ lực cố gắng của tỉnh trong việc kiềm chế tỷ lệ sinh:
Tỷ lệ sinh tự nhiên của tỉnh không ổn định, nhiều gia đình vẫn sinh con thứ 3 vì nhiều lý do: muốn có con trai, muốn có con vì những người con trước đã lớn. Hơn nữa tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn tăng là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn mà điều này lại là hậu quả từ thời kỳ trước, những nỗ lực giảm tỷ lệ sinh đẻ của tỉnh trong 5 năm trở lại đây sẽ tỏ ra hữu dụng rõ rệt mà chúng ta có thể nhìn thấy qua các con số thì phải có một độ trễ khoảng 15 năm mới thấy được, còn trong thời gian ngắn rất khó nhận biết tác dụng của những nỗ lực nhằm hạn chế sinh đẻ của tỉnh. Bởi vậy từ nay đến năm 2010 dân số của tỉnh tiếp tục tăng tự nhiên.
3.1.2.2. Dự kiến về quy mô dân số
- Phân tích định lượng:
+ Một số căn cứ:
Tỉ lệ sinh tự nhiên của các huyện năm 2006
Biểu13: Tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2006 của các huyện thị
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Vĩnh Yên
Phúc Yên
Mê Linh
Bình Xuyên
Tam Dương
Lập Thạch
Vĩnh Tường
Yên Lạc
Tam Đảo
Tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2006
1.025
1
1.33
1.11
1.05
0.92
1.35
0.97
1.17
Tăng giảm so với 2005
- 0.005
- 0.03
- 0.01
- 0.03
- 0.04
Năm kế hoạch 2007
1.02
1
1.28
1
1.04
0.92
1.32
0.97
1.15
Số (tỷ lệ sinh) con thứ 3 được sinh
58 cháu
7.6%
374 cháu
7.01%
13.64%
118 cháu
Tăng giảm so với năm 2005
- 0.6%
- 103 cháu
(-3.46%)
+0.5%
- 0.3%
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội các huyện năm 2006)
Biểu 14: Dân số của các huyện thị năm 2006
Đơn vị: người
Stt
Tên huyện, thị xã, thành phố
Dân số (người)
1
Tam Dương
92.694
2
Lập Thạch
208.121
3
Bình Xuyên
103.495
4
Tam Đảo
65.156
5
Mê Linh
178.559
6
Phúc Yên
81.173
7
Vĩnh Yên
76.650
8
Vĩnh Tường
186.976
9
Yên lạc
142.989
(Nguồn: Thu thập trên mạng Internet)
Biểu 15: Dự báo dân số của tỉnh qua các năm:
Huyện, thị
2006
2007
2008
2009
2010
Tam Dương
93667.29
94641.43
95625.698
96620.2049
97625.055
Lập Thạch
213798
215764.9
217750
219753
221775
Bình Xuyên
104643.8
105690.2
106747.13
107814.606
108892.752
Tam Đảo
65918.33
66676.39
67443.164
68218.7608
69003.2765
Mê Linh
180933.8
183249.8
185595.39
187971.006
190377.035
Phúc Yên
81984.73
82804.58
83632.623
84468.9493
85313.6388
Vĩnh Yên
77435.66
78225.51
79023.406
79829.4452
80643.7055
Vĩnh Tường
189500.2
192058.4
194651.22
197279.009
199942.275
Yên Lạc
144376
145776.4
147190.47
148618.219
150059.816
Tổng
1148662
1161427
1174336.4
1187391.75
1203696
Bảng dự báo dân số trên dựa trên các giả thiết sau:
+ Tỷ lệ tăng cơ học bằng 0.
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2007, 2008, 2009, 2010 đúng như kế hoạch định ra cho năm 2007.
Với những giả định như vậy, ta có tổng dân số của tỉnh là 1200594,82 người.
- Phân tích định tính :
Từ năm 2010 trở đi cùng với sự phát triển nhanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, cùng với quá trình hình thành các đường cao tốc Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ, các đường vành đai 4 và 5 Thủ Đô Hà Nội...dân số tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng nhanh, đặc biệt là tăng cơ học.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn sẽ vẫn tăng lên nhưng tăng chậm, còn tỷ lệ tăng tự nhiên ở đô thị sẽ chững lại, thay vào đó là tỷ lệ tăng cơ học gia tăng.
Dân số nông thôn sẽ tăng chậm cùng với sự gia tăng dân số toàn tỉnh từ nay đến năm 2010, nhưng sẽ có xu hướng giảm và ổn định đến năm 2020, còn khoảng 90 – 95 vạn người.
3.1.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực:
Cơ sở của dự kiến: sử dụng phương án dân số “ trung bình” để tính toán các dự kiến về lao động. Với dự kiến về dân số của tỉnh nằm trong khoảng 1202831 người đến 1220846 người vào năm 2010, lấy số trung bình của hai số này ta được dân số trung bình năm 2010 là 1211839 người.
Về sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh: trong những năm tới, các điều kiện giáo dục, y tế…càng ngày càng đa dạng và chất lượng hơn, chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ được tăng cao, tuy nhiên đội ngũ lao động chất lượng này cũng phải có một độ trễ trong việc cống hiến cho nền kinh tế bởi họ phải mất thời gian học tập, đào tạo.
3.1.2.4. Dự kiến về số lượng lao động bị mất đất trong những năm tớỉ ở tỉnh Vĩnh Phúc:
Để có thể đưa ra một con số cụ thể về số lượng lao động sẽ bị mất đất trong tương lai của tỉnh Vĩnh Phúc là điều nằm ngoài khả năng của em, thế nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy được điều đó qua số đất đai sẽ được chuyển sang cho việc phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại và các mục tiêu phát triển đô thị khác.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn để đến năm 2010 có khoảng 4500 ha đến 5000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ chất lượng cao.
3.2. Một số quan điểm về tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Các quan điểm định hướng
3.2.1.1. Tạo điều kiện để quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi
Sở dĩ cần phải quán triệt quan điểm này là vì, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho người dân. Đô thị hóa sẽ tạo thêm nhiều việc làm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Hơn thế nữa đô thị hóa theo hướng đô thị hóa nông thôn sẽ tạo điều kiện nâng cao sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa kinh tế nông nghiệp tiếp cận nhanh với nền sản xuất hang hóa quy mô lớn.
Chủ động đón nhận và giải quyết những tác động tiêu cực do đô thị hóa gây ra, có như vậy quá trình đô thị hóa mới có thể diễn biến tốt đẹp.
3.2.1.2 . Cần có sự chuyển biến về mặt nhận thức về quá trình đô thị hóa
Phải có nhận thức đầy đủ về quá trình đô thị hóa, những câu hỏi: như thế nào là đô thị hóa bền vững, như thế nào là đô thị hóa không bền vững? Và các cấp chính quyền có vai trò, trách nhiệm gì trong quá trình này? phải thường xuyên được đặt ra và soi sáng vào thực tế đang diễn ra để có những hành động phù hợp, kịp thời.
3.2.1.3. Tạo việc làm cho người lao động bị mất đất canh tác nằm trọng tổng thể các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp nông thôn, đây là một thể thống nhất, không tách rời nhau
Đặc điểm của thị trường lao động nông thôn là luôn có hiện tượng thất nghiệp ở nhiều hình thức khác nhau, có thể là bán thất nghiệp, có thể là thất nghiệp toàn phần, cũng có trường hợp là thất nghiệp trá hình có việc làm nhưng vẫn bị coi là thất nghiệp. Bởi vậy dù có đô thị hóa hay không có đô thị hóa thì những người dân đó vẫn đang thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp rất cao. Đô thị hóa chỉ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp của những người dân này mà thôi. Hơn thế nữa, họ cũng là những người nông dân vì vậy tình trạng của họ cũng gần giống với tình trạng của những người dân nông thôn khác.
3.2.1.4. Tập trung tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương
Tại chỗ nghĩa là “ li nông bất li hương”, cha ông ta thường có câu: “ an cư lạc nghiệp”, bởi vậy dù đi đâu thì làm việc tại chính nơi mình gắn bó vẫn là phương án an toàn, hiệu quả nhất, không có ai hiểu rõ về quê hương mình hơn mình, và không có ai có thể làm giàu cho quê hương mình hơn bản thân mình. Bởi vậy cần phải khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, tự chủ, sang tạo của người dân tự tìm việc làm, tạo ra thu nhập và có hệ thống công cụ hỗ trợ để mục tiêu này đạt được.
3.2.1.5. Gắn kết việc thực hiện các chính sách xã hội với việc tạo việc làm cho người lao động
Các chính sách xã hội có liên quan đó là: chính sách đối với người có công với cách mạng, người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc màu da cam, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Các chính sách xã hội phải quan tâm đến các hướng tạo việc làm cho những đối tượng chính sách, ưu tiên cho sản xuất giúp họ hòa nhập cộng đồng, như vậy mới đảm bảo hiệu quả chính sách.
3.2.2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp
3.2.2.1. Giải quyết vấn đề của đô thị hóa đến việc làm theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Giải quyết vấn đề của đô thị hóa đến việc làm, lao động vừa phải theo đúng với quy luật khách quan của thị trường vừa có sự định hướng từ phía Nhà nước. Theo đúng quy luật khách quan để quá trình đô thị hóa diễn ra bình thường, phát huy tác động tích cực. Sự định hướng của nhà nước là để giảm thiểu những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến lao động việc làm, quay trở lại thúc đẩy đô thị hóa diễn ra thuận lợi hơn. Tóm lại giải quyết theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một định hướng đúng đắn để phát huy tối đa những lợi ích mà đô thị hóa mang lại. Đê làm được điều này thì cần phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ TW đến cơ sở.
3.2.2.2. Giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa phải đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự
Theo phương hướng này, thì trong khi giải quyết những ảnh hường của đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn cần phải giải quyết các tác động này một cách đồng bộ, có trọng điểm, có tuần tự để tránh sự lãng phí nguồn lực. Đồng bộ nghĩa là phải có một hệ thống giải pháp trên mọi lĩnh vực có liên quan, ví dụ như không chỉ liên quan đến chính sách về lao động việc làm, mà còn liên quan đến chính sách về đất đai, tài chính tín dụng đối với người lao động nông nghiệp bị mất đất, các chính sách xã hội khác. Không chỉ có các biện pháp đối với người lao động bị mất đất mà còn cần đến cả các biện pháp giải quyết việc làm cho toàn thể lao động nông nghiệp, nông thôn, và cho toàn thể lao động ở tất cả các lĩnh vực, không chỉ giải quyết ở nông thôn mà còn phải giải quyết cả ở đô thị. Có trọng điểm là không giải quyết dàn trải, cùng một lúc tất cả các vấn đề, bởi vì nguồn lực là có hạn, và hơn thế nữa giải quyết có trọng điểm sẽ tận dụng được hiệu ứng lan tỏa cao nhất. Tuần tự nghĩa là không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn, tuân thủ đúng quy luật tự nhiên.
3.2.2.3. Giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động, việc làm nông nghiệp nông thôn theo hướng huy động tổng hợp các nguồn lực cho xã hội
Giải quyết tác động của đô thị hóa đến lao động bị mất đất canh tác theo hướng huy động tổng hợp các nguồn lực cho xã hội nghĩa là: huy động khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi cấp mọi ngành tham gia vào công việc chung của xã hội.
3.3. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1.Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh trong đó thể hiện rõ chiến lược tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh nói chung và đối với lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa nói riêng.
- Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hoá của tỉnh
Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng lập ra chiến lược tạo việc làm. Trong chiến lược ấy, nhất thiết phải quan tâm đến việc tạo việc làm thu hút lực lượng lao động nông nghiệp bị mất đất.
Quy hoạch chiến lược cần phải đảm bảo được một số vấn đề liên quan đến lao động việc làm như sau:
+ Chỉ ra được số việc làm trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra do đô thị hóa
+ Số lao động bị mất đất do đô thị hóa, và khả năng giải quyết việc làm cho những lao động này như thế nào
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tới 80 dự án đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại tỉnh ngày càng tăng lên, mặc dù họ cũng ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thế nhưng thực tế là số lao động làm việc ở các công ty doanh nghiệp này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với tổng nguồn lao động của tỉnh, và số việc làm gián tiếp tạo ra còn khiêm tốn, vì vậy khi quy hoạch cần có những phân tích kỹ lưỡng và chi tiết các phương án để chọn ra những phương án tạo nhiều việc làm gián tiếp nhất. Hơn nữa trong khi kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, nên lấy chỉ tiêu số việc làm tạo ra và mức tiền lương mà người lao động trên địa bàn được hưởng làm tiêu chí ưu đãi cho các doanh nghiệp, chú ý thu hút công nghệ sạch, sử dụng nhiều lao động.
3.3.2. Cần hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm
Số lượng việc làm được tạo ra có mối quan hệ chặt chẽ với lượng vốn được đầu tư tạo việc làm. Các đối tượng bị thu hồi đất đều được đền bù, dù ít dù nhiều thì họ cũng có tiền triệu trở lên. Nhưng do họ chưa biết cách làm ăn, do lười hoặc do không biết cách sử dụng vốn cho nên rơi vào cảnh không biết làm gì. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý vốn thay họ thông qua việc tỉnh giao trách nhiệm cho các hội gần gũi với nhân dân làm việc này theo cách thức: những người dân nào có phương án làm ăn tích cực thì giao tiền đền bù cho họ và giám sát họ, nhưngg chỉ nên giao một phần để làm công cụ áp chế đối tượng bắt buộc phải sử dụng hiệu quả vốn, hoặc là thay họ gửi tiền vào ngân hàng để họ hưởng lãi suất ngân hàng nếu họ không có kế hoạch làm ăn, để tránh việc ăn tiêu lãng phí.
Giải thích cho người dân, hướng dẫn người dân nên làm gì có lợi cho họ.
Ngoài ra cũng cần có chính sách cho vay vốn với các điều khoản ưu đãi để người dân có điều kiện tự tạo việc làm.
3.3.3. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động
Hiện nay tỉnh chưa có một kế hoạch chi tiết cụ thể để đào tạo nghề cho người lao động, vì vậy tỉnh cần nhanh chóng rà soát lại tình hình và xây dựng kế hoạch dào tạo cho giai đoạn mới. Kế hoạch đảo tạo cần nêu lên được: nhu cầu việc làm cho người lao động, số người đã có việc làm, số người chưa có việc làm, khả năng cung ứng việc làm ở các ngành nghề của tỉnh, nhu cầu của người lao động đặc biệt là người bị mất đất, các hình thức đào tạo, nguồn lực tài chính cần để thực hiện, các khả năng sử dụng người lao động sau khi đào tạo.
Quy hoạch lại cải tiến cơ chế hoạt động và định hướng hoạt động của các cơ sở dạy nghề, đánh giá chính xác năng lực đào tạo của từng cơ sở và nhu cầu đào tạo trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Đầu tư xây dựng thêm một số trường dạy nghề mới có quy mô vừa phải trên cơ sở đánh giá đúng năng lực đào tạo cũng như nhu cầu lao động của tỉnh và các tỉnh lân cận. Phát triển đào tạo tại các cơ sở hiện có về những ngành nghề mới có nhu cầu bền vững. Tuy nhiên việc đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề công lập cần gắn với nhu cầu thực tế, tránh chạy theo quy mô, việc lựa chọn ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu thị trường không lựa chọn ngành nghề hiện đại một cách hình thức. Trước mắt tỉnh nên đánh giá lại năng lực đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và các địa phương lân cân, rà soát lại quy hoạch đào tạo nghề của tỉnh,
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động đảo tạo nghề
Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề hiện nay ở tỉnh thiếu và cũ. Để nâng cao hiệu quả đào tạo cần tăng thêm cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị nguồn vốn cho đào tạo nghề
Tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế
Vốn cho đào tạo nghề có thể lấy từ các nguồn sau:
+ Tiền đóng góp của người lao động
+ Vốn từ các chương trình của nhà nước về tạo việc làm
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh
- Củng cố hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm
Các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh hiện nay hoạt động không hiệu quả và kém năng động. Ví dụ như trung tâm giới thiệu việc làm của đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Vĩnh Phúc, là một trung tâm có thể nói là lớn nhất của tỉnh, thế nhưng hoạt động của cán bộ lại kém năng động, đơn cử như việc phát tờ rơi tuyển dụng lao động, hay cách thức đăng tin trên mạng còn bỡ ngỡ, nhiều thông tin tuyển dụng hoặc không đến được với người lao động. Thậm chí nhiều người lao động không biết đến sự tồn tại của các trung tâm này.
- Thiết lập các mối quan hệ và phát triển các mối quan hệ hiệp tác chặt chẽ giữa các đơn vị đào tạo dạy nghề với các doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cân.
3.3.4. Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay sang cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn, giúp phân công lại lao động tại chỗ, tạo ra việc làm đầy đủ hơn cho người lao động.
- Trong trồng trọt: cần sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đầu tư cải tạo để nâng cao diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa màu hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích người nông dân dồn điền đổi thửa, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai trong sản xuất nông nghiệp hình thành những khu sx tập trung.
Đầu tư nâng cao, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm lai tạo tuyển chọn giống cây con mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.
+ Đối với các ngành nghề khác: Ngành nghề cần hướng vào phục vụ trong nông nghiệp, nông thôn như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công cụ lao động, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp để giảm thời gian nhàn rỗi.
+ Việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung vào 2 hướng chính: Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết đã được UBND tỉnh công bố, có định hướng phát triển đô thị trong từng thời kỳ qua đó xác định đầu tư, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao như làm rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Cần có quan điểm chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã, phân công cán bộ phụ trách giúp đỡ các HTX lập dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với quy hoạch chi tiết, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân đầu tư sản xuất tạo thành vùng chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Các khu vực đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cần có quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi chỉ đạo kỹ thuật.
- Khu vực đồng trũng, nhiều ao hồ đầm nên giao cho nông dân có thời hạn ổn định để họ đầu tư, cải tạo nuôi trồng thủy sản, tạo thành các khu vực sinh thái.
- Khu vực sản xuất cây lương thực cần quan tâm đầu tư đào tạo các hệ thống tưới tiêu giúp cho việc cấy và chăm sóc kịp thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng các giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phòng trừ sâu bệnh và chuột bọ phá hoại.
- Phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể. Ưu tiên cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế trang trại, các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản.
3.3.5. Ưu tiên tạo việc làm tại nhà cho người lao động
Các hình thức lao động tại nhà:
+ Làm hàng gia công xuất khẩu
+ Làm nghề truyền thống để tiêu thụ tại địa phương
+ Làm các công việc dịch vụ tại các khu vực sản xuất kinh doanh
+ Chế biến các phế phẩm nông nghiệp.
Khó khăn cơ bản cho việc làm tại nhà là: thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu kiến thức làm ăn.
Bởi vậy tạo việc làm tại nhà theo hướng này cần:
+ Quy hoạch ngành nghề truyền thống cần khai thác phát triển.
+ Điều tra khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ.
+ Hoàn thiện các chính sách về vốn, thuế như: sử dụng hình thức thế chấp để vay vốn, thành lập các HTX tín dụng kiểu mới, thực chất là tập hợp các khoản tiền nhàn rỗi trong dân vào quỹ tín dụng và cho vay. Tuy nhiên cần nghiên cứu các nguyên tắc gửi, vay để tránh sự đổ vỡ theo những phương thức cũ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho địa điểm làm việc trong phạm vị các quy định của nhà nước.
+ Tạo điều kiện hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm...
3.3.6. Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống
Tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống.
Bởi vậy, trước hết cần có kế hoạch tập trung khai thác, phát triển ngành nghề sẵn có, mặt khác cần đầu tư nhập các nghề mới mà phù hợp ở các nơi khác để có thể tận dụng được lực lượng lao động của tỉnh. Trước mắt cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Có quy hoạch phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống, như các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tập huấn phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước, kinh nghiệm kinh doanh cho các chủ hộ, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề truyền thống.
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm truyền thống trên thị trường tiêu thụ.
- Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề mới. Các cấp các ngành cần tập trung tuyên truyền vận động để nông dân có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm cách làm. Khuyến khích nông dân phát triển các loại hình dịch vụ tại chỗ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tận dụng các thế mạnh, điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh kinh doanh, phá vỡ thế sản xuất thuần nông. Tạo cho nông dân phải nghiên cứu học hỏi, tìm ra cách làm ăn mới phù hợp với cơ chế thị trường và đúng pháp luật. Các HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp cần đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, tổ chức liên kết liên doanh, tìm ra phương thức làm ăn, tạo chỗ dựa vững chắc cho xã viên. Mở rộng các chợ đẩu mối, chợ bán lẻ. Thành lập các khu vui chơi giải trí, khu thể thao, có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư.
Đào tạo nghề:
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề truyền thống cho người lao động.
Trong tình hình hiện nay, để phù hợp với đối tượng người học, việc đào tạo nghề ngắn hạn là hình thức đào tạo nghề phù hợp hơn cả (đào tạo dài hạn thường áp dụng trong các trường hợp đào tạo chuyên nghiệp) bởi lẽ:
- Thời gian đào tạo ngắn, nhất là việc phổ cập nghề cho đông đảo nhân dân và thanh niên.
- Nội dung đào tạo nghề dễ hiểu, thiết thực cho người học nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề, học xong có thể ứng dụng nhanh chóng và có nghề để kiếm sống.
Việc dạy nghề và danh mục nghề hiện nay trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Để thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của tỉnh cần tập trung một số vấn đề sau:
+ Đối với nghề nông nghiệp:
Để tăng hiệu quả canh tác, cần nghiên cứu chuyển đổi, lựa chọn những cây, con có giá trị kinh tế cao để tiến hành nuôi trồng. Đối với trồng trọt, chăn nuôi nhất thiết phải được ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: những giống gia cầm mới, những loại cây thực phẩm mới, những loại hoa mới,...và cần phải có hướng dẫn về các quy trình kỹ thuật như: chăm sóc, bảo vệ, nhân giống...
+ Đối với nghề truyền thống:
Hỗ trợ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, có điều kiện đầu tư công nghệ mới (từng phần, từng công đoạn) trong quá trình sản xuất.
3.3.7. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, con em nông dân
Nhu cầu việc làm của người lao động là vấn đề cả xã hội phải quan tâm. Để có việc làm ổn định, năng suất chất lượng lao động cao, con người phải trải qua quá trình học tập, đào tạo tay nghề. Vấn đề đào tạo nghề cho người nông dân và con em nông dân đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, đảo tạo như thế nào, đào tạo nghề gì để đáp ứng được nguyện vọng của người nông dân là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Bản chất của người nông dân là cần cù, chịu khó lao động. Việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân cần thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, các câu lạc bộ khuyến nông, giúp họ hiểu sâu và kỹ hơn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Tại các khu dân cư nên xây dựng các mô hình kinh tế ở một số lĩnh vực theo hộ gia đình. Đây là bài học sinh động và truyền tải đến nông dân nhanh nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc khuyến khích đầu tư phát triển ngành nghề phải xuất phát từ ý thức của người lao động, họ phải là những người tâm huyết với nghề. Vai trò của các cấp chính quyền và đoàn thể là: tập trung tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện giúp họ nhận thức đúng, đầy đủ các chủ trương, chính sách hỗ trơ, khuyến khích họ vươn lên chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong sự cạnh tranh nghiệt ngã của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân sẽ vấp ngã trong hoạt động kinh tế song từ đó họ sẽ tìm ra được những bài học và kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh.
Tỉnh cũng cần trích một phần kinh phí thích đáng trong việc đào tạo nghề cho nông dân và con em nông dân thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và trung tâm dạy nghề để tổ chức các lớp tại các chi hội, tổ hội. Tổ chức cho tham gia các mô hình sản xuất, từ đó giúp họ lựa chọn tìm ra hướng sản xuất của riêng mình. Đối với con em nông dân là chủ nhân tương lai của xã hội cần quan tâm, tạo điều kiện được học hành, tiếp thu khoa học kỹ thuật...
LỜI KẾT
Đô thị hoá là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Tuy nhiên, đô thị hoá diễn ra ở các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba lại có những đặc điểm rất khác nhau về tốc độ và chất lượng của đô thị hoá…
Đô thị hoá cũng đặt ra những vấn đề như đất đai nông nghiệp nhường chỗ cho các mục đích sử dụng khác, việc làm người dân nông thôn trở thành mối lo ngại và cấp bách, mức sống của người dân chưa cao…
Với đề tài này, em mong muốn đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông nghiệp nông thôn.
Bố cục đề tài đi từ việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đô thị, đô thị hoá. Tiếp đến là trình bày về thực trạng đô thị hoá thông qua những tác động của đô thị hoá tới việc làm, thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn. Và cuối cùng là trên cơ sở thực trạng đó và các dự báo về tình hình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong tương lai để để ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Do đề tài quá lớn, thời gian nghiên cứu cấp bách nên không tránh khỏi sự trùng lặp, sai sót, bởi vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy giáo và các bạn đọc để em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. TS Phạm Văn Vận, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quản Lý Kinh Tế TW, bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của minh.
Ngoài ra, em xin cảm ơn các bác, các cô, các chú ở Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu cho đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giáo trình: Kinh tế đô thị
Giáo trình: Quản lý đô thị
Sách: Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – NXB CTQG – 1998
TS. Chu Tiến Quang - Thực trạng và giải pháp việc làm ở nông thôn – NXB – Nông Nghiệp – 2001
GS, TSKH. Lê Du Phong, TS, Nguyễn Văn Áng, TS. Hoàng Văn Hoa - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực trạng và giải pháp – NXB CTQG – 2002
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, thị tứ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị năm 2006
Báo Vĩnh Phúc.
Niên giám thống kê cả nước.
Tài liệu đất đai, lao động, phát triển nông nghiệp của các sở Tài nguyên môi trường, sở Lao động thương binh và xã hội, sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc - vinhphuc.gov.vn
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7115.DOC