Chuyên đề Tác động của Tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô

Nhân lực chuyên trách chính là một yếu tố quan trọng giúp các tổ chức tài chính vi mô hoạt động bền vững. Do đó, việc đào tạo nhân lực là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi tổ chức thành định chế độc lập. Một số cách thức sau có thể nên được thực hiện tại các tổ chức TCVM. • Xây dựng một chế độ quản lý tốt bằng việc tuyển vào tổ chức những thành viên có năng lực và chuyên môn, có kinh nghiệm và đồng ý cam kết lâu dài với tổ chức; • Xây dựng một nhóm quản lý mạnh (không phải chỉ là 1 người) và đội ngũ cán bộ có năng lực; • Xây dựng cơ chế thẩm định cán bộ; • Đảm bảo kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các khoá định hướng lần đầu và cho đào tạo cán bộ định kỳ. Các đối tượng được đào tạo nên tập trung vào (i) các cán bộ liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tài chính ở tất cả các cấp (như cán bộ tín dụng, kế toán, cán bộ huy động vốn ), và (ii) đội ngũ lãnh đạo, tập trung vào ban giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị.

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của Tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kạn 880 54.304 66.727 16 1.Tỉnh Bắc Kạn,2. Tỉnh Hoà Bình CF Hòa Bình 4.536 247.676 191.554 1 1. Hoà Bình 2. Bắc Kạn Counterpart 1.026 149.948 8.328 10 1. Quảng Bình Trung tâm Hỗ trợ các Tổ chức Xã hội và Phát triển Cộng đồng (CSOD) 861 58.205 - 8 1. Vĩnh Phúc Dariu 2.118 160.473 192.260 4 1.Đồng Nai WU Hà Tĩnh 32.399 3.180.122 382.307 184 1.Hà Tĩnh M7 Mai Sơn 4.505 422.414 245.969 28 1.Sơn La M7 Uông Bí 7.443 586.765 278.777 39 1. Quảng Ninh M7 Điện Biên 6.549 440.958 264.885 30 1. Điện Biên Phủ M7 Đông Triều 4.415 636.505 294.220 34 1. Quảng Ninh M7 Ninh Phước 2.720 229.286 194.059 14 1. Ninh Thuận M7 Can Lộc 4.038 531.692 247.209 24 1. Hà Tĩnh NMA 5.724 496.506 401.329 54 1. Tiền Giang Plan Int 3.898 162.928 141.582 48 1. Quảng Trị, 2.Quảng Ngãi SC/ Japan 5.842 298.740 251.463 - 1.Thanh Hóa, 2. Yên Bái SNV NAPA 6.476 1.008.883 631.012 35 1. Quảng Bình TCVM Thanh Hóa 4.691 417.027 410.096 30 1.Thanh Hoá TYM 25.282 4.343.761 2.490.692 180 1.Hà nội, 2. Vĩnh Phúc, 3. Hưng Yên, 4. Hải Dương, 5. Nam Định, 6. Thanh Hoá, 7. Nghệ An, NHCSXH (VBSP) 5.648.14 2.166.943.066 619.829.780 7501 Tất cả 64 tỉnh thành ở Việt Nam Dự Án Tín Dụng Việt Bỉ (VBCP) 54.054 3.375.726 650.087 81 1. Hưng Yên, 2. Hải Phòng, 3. Hà Nam, 4. Nam Định, 5. Vĩnh Phúc, 6. Tuyên Quang, 7. Huế, 8. Quảng Bình, 9. Quảng Trị, 10. Quảng Nam, 11. Đà Nẵng, 12. Đồng Tháp, 13. Đồng Nai, 14. Kon Tum, 15. Phú Thọ, 16. Tiền Giang, 17. Bình Thuận Nguồn: Bản tin TCVM số 11 tháng 7 năm 2008 Các số liệu ở trên về chỉ số dư nợ vốn cho vay của các tổ chức đã cho thấy khả năng tiếp cận khách hàng của các TCTCVM là rất lớn, số lượng khách hàng cũng tăng nhanh trong thời kì 2001 -2007. Phần dưới đây, sẽ trình bày về hoạt động huy động tiết kiệm của các tổ chức này, qua đó sẽ chứng minh rằng tất cả mọi khách hàng đều có khả năng tiết kiệm, kể cả các khách hàng có thu nhập thấp. Do đặc trưng riêng của các TCTCVM là hoạt động khá đơn lẻ, ở các vùng khó khăn hơn nên không thuận lợi trong việc huy động từ các nguồn vay. Do vậy, tiết kiệm là hình thức chủ yếu để huy động vốn của các tổ chức này. Các TCTCVM cung cấp các loại hình tiết kiệm theo nhiều cách khác nhau, như theo thời gian (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm trung hạn, tiết kiệm dài hạn); theo đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân, tổ chức), theo vị trí địa lý của khách hàng. Tuy vậy, với đặc trưng khu vực nông thôn và tập trung vào các nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và khách hàng cá nhân thu nhập thấp, thông thường các TCTCVM cung cấp ba loại tiết kiệm chính là tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, và tiền gửi có kỳ hạn cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo như bảng 6, tỷ lệ tăng trưởng huy động tiết kiệm của các tổ chức này là khá cao, trên 25%. Đặc biệt với ngân hàng chính sách xã hội, có lẽ bởi vì NHCS vốn là Ngân hàng của Nhà nước nên tạo uy tín trong nhân dân, có độ an toàn cao nên tỷ lệ này là trên 110%; trong khi đó tỷ lệ này ở Quỹ CEP là 74,84%, vì khách hàng của CEP tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh nên có thu nhập và thói quen thiết kiệm tương đối cao; của Quỹ TYM là 25,09%. Tiết kiệm là hoạt động huy động vốn quan trọng nhất đối với các TCTCVM Việt Nam, mặc dù một số tổ chức như NHCSXH, TCTCVM bán chính thức hoạt động phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài trợ từ Chính phủ hoặc các nhà tài trợ. Cũng có các TCTCVM bán chính thức khác thực hiện huy động tiết kiệm bắt buộc và một phần huy động tiết kiệm tự nguyện từ thành viên, kết hợp huy động tiết kiệm từ dân cư. Huy động tiết kiệm và kết nối khách hàng với các dịch vụ tài chính khác là hướng đi phù hợp nhất đối với những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Đối với các tổ chức TCVM bán chính thức, việc huy động tiết kiệm từ thành viên thường là bắt buộc, nhưng mức độ huy động rất hạn chế do khách hàng thường có thu nhập thấp, mức tiết kiệm thường chỉ từ 5000-20000 VND/tháng. Bảng 6: Huy động tiết kiệm từ dân cư 2003 -2007 (đơn vị: Tỷ VND) Nguồn: Bản tin TCVM số 11 tháng 7 năm 2008 Để đạt mục tiêu tự bền vững về lâu dài, các tổ chức TCVM này phải có được nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn từ huy động tiết kiệm phải trở thành nguồn hoạt động chính của TCTCVM. Tuy vậy, hiện nay vốn từ huy động tiết kiệm của các tổ chức này còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm từ 20-65% tổng vốn đặc biệt là các tổ chức TCVM bán chính thức. Lý do chính khiến cho hoạt động của các TCTCVM bán chính thức không mở rộng trong những năm qua là do vốn hạn chế (chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế) và do các quy định luật pháp hiện tại về tính pháp lý của các TCTCNT này chưa rõ ràng, còn đang trong quá trình xây dựng và triển khai. Đối với hệ thống QTDND thì tỷ lệ này 89%. Đối với NHNo, phần huy động tiết kiệm từ khu vực nông thôn chỉ đáp ứng được 85% nhu cầu tín dụng của khu vực này, và tỷ lệ này đối với QTDND là 81%, còn NHCSXH chỉ có 3,5%. Điều này chứng tỏ các tổ chức TCVM phải tìm các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khu vực nông thôn, hay khả năng huy động vốn của các tổ chức này trong khu vực nông thôn chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, Ngân hàng NHNo vẫn chưa huy động tiền gửi từ người nghèo một cách đáng kể. Những khoản tiền gửi dưới 500,000VND (khoảng 33 đô la Mỹ) chỉ chiếm khoảng 2% tổng số tiền gửi của ngân hàng này. Tổng kết chung rút ra từ các số liệu trên là hoạt động tín dụng của các TCTCVM thời gian qua đã đạt được những thành tựu lớn. Số lượng khách hàng của tất cả các TCTCVM đều tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2001-2007, quy mô tín dụng và tiết kiệm cũng tăng trưởng cao. Các TCTCVM có chiến lược khách hàng đúng đắn, tập trung cho khách hàng hộ nông dân, mở rộng chi nhánh và nhân viên, thực hiện đa dạng hóa phương thức cung ứng dịch vụ, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng nông thôn thông qua việc mở rộng cả khối lượng tín dụng cung cấp cho thị trường, cũng như số lượng khách hàng được tiếp cận. Trong tổng số khoảng 4,6 triệu hộ nghèo ở Việt Nam, ước tính có khoảng 70-80% trong số họ đã có thể tiếp cận được một hoặc một số loại hình dịch vụ tài chính, đa phần dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn. Tuy nhiên các sản phẩm tín dụng vẫn tập trung vào tín dụng ngắn hạn cho mục đích sản xuất. Tín dụng tiêu dùng, tín dụng trung và dài hạn chưa phát triển. Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời giảm rủi ro nguy cơ bị thương tổn về kinh tế Như đã nêu ra ở các phần trên, các khoản cho vay của TCVM đã giúp các hộ nghèo mở rộng hoạt động kinh tế hiện thời của họ và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu vẫn là tín dụng, tuy nhiên cũng có một vài tổ chức mở rộng sản phẩm mà họ cung cấp. Các món vay nhỏ thường được đầu tư cho: sản xuất nông nghiệp như trồng rau và cây ăn quả, chăn nuôi; các dịch vụ như xây dựng, sửa chữa máy móc, dịch vụ thẩm mỹ; nuôi cá và nuôi trồng thủy sản; tiểu thủ công hoặc buôn bán nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức tầm nhìn thế tại Việt Nam thì 34% khách hàng của Tổ chức này sử dụng vốn để tăng quy mô hoạt động sản xuất. Trong khi đó, từ khảo sát của Quỹ TYM, các khoản vốn vay từ Quỹ được thành viên đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu được sử dụng để chăn nuôi lợn (chiếm 44%), trâu, bò (19%), bên cạnh công việc làm ruộng khi mùa vụ đến. Ngoài ra, ở một số nơi như Thanh Hóa, hay Nghệ An, các chị em phụ nữ còn vay vốn để phát triển các nghề truyền thống như làm chiếu, làm nón, sản phẩm tạo ra được bán ở nhiều chợ khác nhau trong tỉnh. Với vốn vay từ Quỹ TYM, điều kiện sống của rất nhiều chị em phụ nữ nghèo đã được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã có điều kiện cho con ăn học tử tế, mua sắm thêm tài sản trong gia đình sau 5 năm tham gia vào Quỹ TYM. Sơ đồ 4: Đầu tư dự án vay vốn của thành viên Quỹ TYM Với việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình, các hộ gia đình đã trực tiếp giảm bớt rủi ro của mình khi mà thị trường ở địa phương của họ bị ế ẩm hay do thời tiết khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động làm ruộng. Thu nhập tăng lên cũng giúp các hộ gia đình có thể chịu được các chi phí đột xuất trong trường hợp ốm đau hay tai nạn. Ngoài ra, phần tiết kiệm bắt buộc trong các tổ chức TCVM đã tập cho các khách hàng có thói quen thường xuyên tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để cải thiện khả năng đối phó với các rủi co bất ngờ xuất phát từ đời sống hàng ngày hoặc từ công việc sản xuất kinh doanh của họ. Tài chính vi mô giúp họ tạo tài sản nhưng bảo hiểm vi mô giúp người nghèo bảo vệ tài sản do tài chính vi mô đem lại cho họ. Bởi vậy, món vay của người nghèo bao giờ cũng nhỏ nhưng từng bước được tăng lên theo thời gian, vì nguyên tắc là cho vay kết hợp với đào tạo giúp họ quản lý vốn vay hiệu quả. Ví dụ như ở Quỹ tình thương của Hội phụ nữ Việt Nam, món vay ban đầu chỉ là 200.000đ, nhưng đến thời điểm này đã là 20 triệu đồng. Với người nghèo thì đây là món tiền không nhỏ. Và vấn đề còn lại là giúp họ sử dụng vốn hiệu quả, tự tin trước những khoản vay lớn hơn. Chương trình tài chính vi mô góp phần tạo bình đẳng giới, góp phần vào việc đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Người dân rất cần tín dụng, nhưng họ cũng có quyền lựa chọn. Ở nước ta, ngân hàng Chính sách đã gây dựng được mạng lưới rộng rãi, nhưng lượng vốn và điều kiện không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi đối tượng, mọi vùng miền. Trong khi đó, các tổ chức TCVM bán chính thức lại tạo được một kênh cung cấp thay thế bên cạnh khu vực tài chính chính thức. Sự tham gia của người dân vào hoạt động tài chính vi mô là tự nguyện, có cam kết, tham gia không chỉ để vay tiền mà còn đồng thời là được tham gia vào một chương trình mang tính xã hội. Các dịch vụ phi tài chính của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức chiếm một phần quan trọng trong các tổ chức TCVM với đối tượng khách hàng chính có xu hướng là phụ nữ. Vì những người nghèo nhất thường là phụ nữ, không được học hành, không có tài sản riêng, thiệt thòi đủ mọi mặt trong xã hội, họ đồng thời cũng là người phải quán xuyến cả gia đình. Những dịch vụ phi tài chính này thường bao gồm các khóa đào tạo hướng dẫn về các kỹ năng kinh doanh cơ bản và thông tin về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng cho trẻ em... đây chính là điểm khác biệt chủ yếu giữa các tổ chức TCVM với NHNo là ở mức độ đào tạo liên tục và trợ giúp kỹ thuật do các tổ chức TCVM cung cấp, được khách hàng đánh giá cao vì nó đã giúp họ cải thiện được kỹ năng quản lý kinh doanh và có thể sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Chính bởi các khóa đào tạo này, khiến cho các tổ chức tài chính vi mô tiếp cận dễ dàng hơn với người nghèo. Đấy cũng chính là lý do, vì sao sau khi đã thoát nghèo, vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ không đăng kí ra khỏi tổ chức mà vẫn ở lại, mặc dù không vay vốn, nhưng vẫn đi sinh hoạt cụm, nhóm. Theo thống kê ở quỹ TYM, số thành viên này khoảng 739 thành viên trong năm 2008. Cũng bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính chỉ thông qua phụ nữ - để phụ nữ chịu trách nhiệm về khoản mượn và bảo đảm việc hoàn trả lại, duy trì tài khoản tiết kiệm cho phụ nữ, cung cấp các chế độ bảo hiểm cho phụ nữ - chương trình tài chính vi mô đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các hộ gia đình cũng như là cộng đồng. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy việc được tiếp cận với các dịch vụ tài chính đã cải thiện địa vị của phụ nữ như thế nào trong gia đình và trong cộng đồng. Phụ nữ đã trở nên quyết đoán và tự tin hơn. Ở những vùng mà vai trò của phụ nữ được cải thiện, họ được chú ý đến nhiều hơn và có vị trí tốt hơn trong xã hội. Phụ nữ sở hữu tài sản, bao gồm đất đai, nhà cửa và đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đưa ra quyết định. Sơ đồ 5: Tỷ lệ tham gia vào việc ra quyết định của vợ và chồng thành viên TYM (%) Nguồn: Quỹ TYM [3] Theo như sơ đồ 4, thì tỷ lệ người phụ nữ được tham gia trong các quyết định về sản xuất và kinh doanh trong gia đình đã tăng lên đáng kể (28,5% đến 46,7%) từ sau khi tham gia vào hoạt động của Quỹ TYM. Cũng theo thống kê của Quỹ TYM, nhiều chị em phụ nữ là thành viên của Quỹ TYM đã được tín nhiệm bầu vào các vị trí quản lý tại địa phương. Có 512 chị tham gia Ban chấp hành Phụ nữ các cấp, 63 chị tham gia Hội đồng nhân. Trong hai năm 2006 – 2007, từ sự hỗ trợ của ngân hàng CSXH đã có hơn 1,3 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; khoảng 20.000 lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 15 triệu lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khoảng 90% được khám chữa bệnh miễn phí bằng thẻ. Có khoảng 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí (trừ bậc tiểu học); khoảng 230.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Cũng theo Quỹ TYM, có đến 50% số thành viên của Quỹ sau 6 năm tham gia và 72% số gia đình thành viên tham gia sau 9 năm đã từ chỗ cơm không đủ ăn, thì nay đã có điều kiện để bữa ăn không chỉ đảm bảo về số lượng mà cả chất lượng. 87% thành viên đã được tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe chính thức. Trình độ học vấn của con thành viên cũng được cải thiện đáng kể từ 86% lên đến 94%. Các đánh giá tác động cho thấy nhà ở của các khách hàng được cải thiện và mức độ mua sắm tài sản mới tăng theo thời gian khách hàng tham gia chương tình tài chính vi mô. Hầu hết các hộ tham gia vào chương trình TCVM đã chuyển từ nhà đất sang nhà gạch, thêm vào đó các gia đình còn có khả năng mua sắm một số đồ gia dụng như quat, ti vi, phương tiện đi lại. Theo Quỹ TYM có 79% số thành viên tham gia Quỹ từ 9 năm trở lên khẳng định mức thu nhập của gia đình họ tăng lên rõ rệt, 665 số thành viên tham gia Quỹ từ 6 năm trở lên đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm sửa được các vật dụng trong gia đình, có các tài sản có giá trị cao như ti vi, tủ lạnh, xe máy. Dưới đây là thống kê của một số tỉnh có sự tham gia của các tổ chức TCVM Theo thống kê của tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2004 đến năm 2008, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính vi mô trong đó có cả ngân hàng CSXH đã mở 747 lớp về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho 49.288 lượt người, dạy nghề cho 10.690 chị, giới thiệu việc làm cho 10.643 chị, đồng thời hỗ trợ cho 3.125 hộ thoát nghèo trong đó có 527 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, 842 hộ giảm bớt khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 9,86%. Tính đến tháng 6/2008, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức TCVM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đã cho gần 37000 hộ vay, trên 90% hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, 10.030 hộ vay vốn đã thoát nghèo, trong đó có 3.505 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, 7.760 hộ vươn lên khá, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 13% năm 2005 xuống 9,2% năm 2007. Chương trình tài chính vi mô cho phụ nữ nghèo do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ, được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 1998. Kết quả là từ 300 hội viên ban đầu đến nay đã có hơn 8.000 người tại huyện Hoằng Hoá và Thiệu Hóa, được vay vốn làm ăn với số tiền lên tới 5 tỷ đồng. Trong đó, hàng nghìn chị em đã vươn lên thoát nghèo nhờ cách vay tiền đầu tư vào chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Những phụ nữ tham gia chương trình đã nâng cao được vai trò của mình trong gia đình và xã hội, 85% phụ nữ đã tự quyết định việc sử dụng vốn vay, 90% số phụ nữ trong cộng đồng đã tham gia vào tổ chức hội (năm 1993 trước khi có dự án, tỷ lệ này là 60-65%), 39 cán bộ Hội phụ nữ đã được tham gia vào HĐND và 8 chị tham gia vào UBND xã. Theo thống kê của xã Tân Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, đã có 312 hộ phụ nữ nghèo được vay vốn của Ngân hàng chính sách và các tổ chức TCVM trong xã, trong đó có 129 hộ đã thoát nghèo, vươn lên mức thu nhập khá, góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói của địa phương từ 49% năm 2003 (theo chuẩn nghèo cũ) xuống còn 29,26% năm 2008 (theo chuẩn nghèo mới), trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ từ 31% năm 2003 xuống còn 22,7% năm 2008. Đồng thời cũng tổ chức dạy nghề cho 217 phụ nữ vay vốn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho chị em. Đối với tỉnh Lào Cai, từ các nguồn vốn vay của các tổ chức TCVM này đã tạo việc làm mới cho 9.287 lao động nữ, 11.598 người có thêm việc làm, mở gần 700 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật chăn nuôi, thú y cho chị em, đã có 12.280 phụ nữ vay vốn thoát nghèo, có 6.878 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Trong khi đó, theo thống kê của xã Minh Dân, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã có 199 hộ gia đình thoát nghèo nhờ tài chính vi mô, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã tính đến 31/12/2007 xuống còn 33,62%. Kết quả thống kê của xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách đã giúp cho 170 hộ phụ nữ thoát nghèo, làm ăn ổn định, trong đó hộ phụ nữ nghèo đơn thân thoát nghèo là 45 chị; một số chị có thêm vốn tích lũy để đầu tư vào việc phát triển kinh tế rừng, giúp một số hộ mở rộng nghề gia công chổi đót, thu hút lao động nữ tại chỗ và nhiều hộ dân trong xã vươn lên làm ăn ổn định. Đến đầu năm 2008, toàn xã giảm còn 113 hộ nghèo chiếm 10,2% so với 283 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 235 năm 2005. Ở Quận Thanh Khê – Đà Nẵng đã có 3.893 hộ thoát nghèo và đặc biệt có 1.009 hộ tăng thu nhập hàng năm, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến năm 2008 toàn quận đã có 11.562 hộ được vay vốn với tổng dư nợ là 53.391 triệu đồng chiếm 88% tổng dự nợ toàn quận (53.391/60.654 triệu đồng), trong đó cho phụ nữ vay chiếm 74% tổng dự nợ (39.550/53.391triệu đồng). Theo tỉnh Ninh Bình thì với sự hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh và một số chương trình tài chính vi mô trong tỉnh đã cho vay hộ nghèo 91,22 tỷ đồng, vốn vay học sinh, sinh viên 50,04 tỷ đồng, vốn nước sạch vệ sinh môi trường 21,59 tỷ đồng, vốn sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 31,75 tỷ đồng…Từ nguồn vốn vay đã giúp trên 62.400 lao động có việc làm ổn định và 2510 hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả. Đặc biệt nhiều hộ nghèo được vay vốn từ nguồn vốn vay cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã đỡ được phần trang trải các chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của con em trong thời gian theo học tại trường và ổn định cuộc sống gia đình. Theo báo cáo năm 2008 của tỉnh Nghệ An, thống kê trong toàn tỉnh các tổ chức tài chính vi mô bao gồm cả ngân hàng chính sách đã cho 34.833 lượt hộ nghèo vay vốn, nhờ đó đã giúp 5.931 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 17%. Song song với hoạt động cho vay hộ nghèo, các tổ chức này còn tổ chức hơn 1.182 dự án vay vốn giải quyết việc làm, trong đó 263 dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh với 6.915 khách hàng vay vốn, tạo được 2.136 việc làm mới. Những nguồn vốn từ các tổ chức này đã giúp bà con tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình, giúp họ thoát khói đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no và vươn lên làm giàu. Đặc biệt là chương trình tín dụng cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của Ngân hàng CSXH có doanh số đạt 3,1 tỷ đồng cho 49 hộ gia đình. Đến 31/12/2008, dư nợ ước đạt 6,8 tỷ đồng, tăng so đầu năm 3,5 tỷ đồng. Trong năm, Ngân hàng đã cho vay 721 hộ gia đình, bình quân mỗi món vay đạt 4,8 triệu đồng, hiện đang có 1.417 hộ gia đình vay vốn ngân hàng. Tóm lại, các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam bao hàm cả ở khu vực chính thức và bán chính thức đã giúp người nghèo tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời tiếp cận đến tất cả các khía cạnh của hoạt động tài chính vi mô sẽ làm tăng thêm quyền của người phụ nữ, giảm vấn đề bất bình đẳng về giới, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của cả nước. Đánh giá chung Thuận lợi Nhận thức và sự hỗ trợ của chính phủ đối với tài chính vi mô Những tác động kinh tế - xã hội của TCVM tới các hộ gia đình nghèo đã được khẳng định, thông qua các hoạt động suốt hơn 15 năm qua. Song vẫn còn có những trở ngại và hạn chế ngăn cản khu vực này đạt được tiềm năng tối đa trong phạm vị tiếp cận người nghèo và sự bền vững về tài chính. Nhận thức rõ tầm quan trọng của TCVM bán chính thức, chính phủ đã ban hành Nghị định 28&165 và thông tư số 02/2008/TT-NHNN nhằm giúp các tổ chức TCVM bán chính thức có thể chuyển đổi thành các trung gian tài chính độc lập, tự vững, chịu sự quản lý của Nhà nước và hoạt động chuyên nghiệp. Thông qua việc tạo lập một môi trường chính sách mang tính hỗ trợ, chính phủ có thể góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của hệ thống tài chính bền vững và lành mạnh cho người nghèo. Theo đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận, phục vụ khách hàng và tạo ra khả năng huy động vốn và vay vốn thương mại từ nguồn trong nước và quốc tế cho các tổ chức TCVM bán chính thức nhằm tăng vốn để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng. Nghị định cũng mở ra cơ hội cho các tổ chức mới tham gia vào thị trường. Sơ đồ 6: Tiến trình của Nghị định 28&165 và thông tư số 02/2008/TT-NHNN. Một chương trình tài chính vi mô có nguyện vọng đăng kí trở thành tổ chức tài chính vi mô độc lập cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của hai Nghị định và Thông tư nói trên. Các qui định này bao gồm: Có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kế hoạch kinh doanh khả thi, có báo cáo tài chính được kiểm toán, điều lệ hoạt động của tổ chức, và tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương. Bảng 7: Thay đổi chính trong Nghị định 165 Nghị định số 28 Nghị định số 165 2 mức vốn pháp định - Được phép chấp nhận tiết kiệm tự nguyện, mức vốn pháp định phải > 5 tỷ đồng. - Không được nhận tiết kiệm tự nguyện, vốn pháp định > 500 triệu đồng. 1 mức vốn pháp định Có thể nhận tiết kiệm tự nguyện. Mức vốn pháp định > 5 tỷ đồng. Nếu không được cấp phép phải ngừng hoạt động Nếu không được cấp phép, các chương trình TCVM có thể tiếp tục hoạt động với điều kiện: - Không được huy động tiết kiệm tự nguyện. - Dư nợ tiết kiệm chiếm dưới 50% vốn tự có. Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM bán chính thức còn phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn sau về vốn và tiết kiệm: Vốn điều lệ (vốn tự có) ít nhất là 5 tỷ đồng (tương đương khoảng 310.000 USD). Dư nợ cho vay TCVM ít nhất chiếm 65% tổng dư nợ cho vay, theo đó một khoản vay TCVM phải nhỏ hơn 30 triệu đồng (khoảng 1.800 USD). Dư nợ rủi ro phải dưới 5% tổng dư nợ cho vay. Tổ chức TCVM phải có khả năng tự trang trải mọi chi phí trong thời gian ít nhất là một năm liền trước khi đăng ký, bao gồm cả chi phí dự phòng mất vốn (nghĩa là tỷ lệ tự vững về hoạt động > 100%). Nghị định số 28 & 165 quy định loại hình và số tiền tiết kiệm mà các chương trình TCVM không đăng kí theo nghị định được phép huy động (các tổ chức được cấp phép gặp ít hạn chế hơn nhiều vì đã chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước). Những hạn chế chính đối với các tổ chức TCVM chưa đăng ký bao gồm: Không được phép huy động tiết kiệm tự nguyện và Tổng dư tiết kiệm phải nhỏ hơn 50% vốn tự có. Vì không được phép huy động tiết kiệm tự nguyện, điều này có nghĩa là số dư tiết kiệm bắt buộc phải nhỏ hơn 50% vốn tự có. Nên nhiều chương trình có thể sẽ phải hoặc giảm số dư tiết kiệm hoặc tăng vốn tự có. Một chương trình có tỷ lệ tiết kiệm/vốn tự có cao cho biết họ sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển vốn vay ưu đãi thành vốn tự có, nhờ đó dễ dàng giảm tỷ lệ số dư tiết kiệm/vốn tự có xuống chính xác 50%. Đối với hầu hết các chương trình TCVM, việc này sẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình, vì số dư tiết kiệm tự nguyện chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng dư nợ... Khoảng một nửa các chương trình TCVM Việt Nam đã đạt số dư tiết kiệm lớn hơn 50% vốn tự có, và một phần ba các chương trình huy động tiết kiệm tự nguyện. Tuy nhiên, việc chuyển đổi trong mỗi một tổ chức tài chính vi mô để trở thành định chế độc lập, hoạt động bền vững hơn theo các nghị định nêu trên còn gặp nhiều khó khăn do chính bản thân của tổ chức. Một số chương trình tài chính vi mô đã gặp phải khó khăn trong việc hoàn tất điều lệ như M7 và một số tổ chức TCVM bán chính thức khác về nội bộ tổ chức: ai là chủ sở hữu vốn? Quỹ xã hội, Hội Phụ nữ hay là UBND? Nguồn vốn tài trợ ban đầu hay thu nhập tích lũy? Góp bao nhiêu? Lấy từ nguồn nào? Cấu trúc bộ máy nhân sự sẽ ra sao? Nhân sự cho bộ máy là ai? Lương thưởng thế nào? Trụ sở đặt ở đâu? Chi phí cho bộ máy trên lấy từ đâu?.... Hiện tại, có rất nhiều tổ chức TCVM bán chính thức do ban đầu liên kết với các cấp đoàn thể và nhận nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong thời gian đầu hoạt động nên có cấu trúc tổ chức cồng kềnh, quản lý chưa có sự phối hợp, vai trò trách nhiệm chưa rõ ràng. Do đó, việc tái cơ cấu để được chuyển đổi thành tổ chức độc lập gặp rất nhiều khó khăn. Bảng 8 liêt kê một số tổ chức tài chính vi mô bán chính thức lớn ở Việt Nam có khả năng và đáp ứng đủ điều kiện của hai Nghị định và Thông tư nói trên. Trong số các chương trình ở bảng 7, TYM và CEP dường như chắc chắn sẽ là hai tổ chức TCVM đầu tiên được cấp phép theo Nghị định. Bảng 8: Các chương trình TCVM đáp ứng được các yêu cầu định lượng của Nghị định số 28 & 165 tính đến ngày 31/12/2007 Các chương trình TCVM đáp ứng được yêu cầu về vốn (vốn tự có lớn hơn 5 tỷ đồng) Các khoản vay nhỏ > 65% tổng dư nợ cho vay Dư nợ rủi ro < 5% tổng dư nợ cho vay Khả năng tự vững về hoạt động >100% Bình Minh CDC Có Có Phần lớn (95%) CEP Bà Rịa Vũng Tàu Có Có Có CEP Có Có Có WU Hà Tĩnh Có Có Có NMA Có Có Có SNV NAPA Có Có Có TCVM Thanh Hóa Có Có Có TYM Có Có Có Dự án tín dụng Việt - Bỉ Có Có Có Nguồn: Bản tin TCVM số 11 Sự ra đời của thông tư 02/TT-NHNN ngày 2/4/2008 hướng dẫn thực hiện nghị định số 28 và 165 chắc chắn đã tạo nên hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động của khu vực này bằng việc chỉ rõ cái gì là được phép và cái gì là không được phép. Điều rõ ràng đây là bước đi quan trọng của Chính phủ nhằm phát triển hoạt động tài chính vi mô. Mở rộng khả năng tiếp cận tài chính chính thức cho người nghèo không chỉ tạo điều kiện cho việc huy động và trung gian vốn cho nền kinh tế, mà còn cho phép người nghèo bảo vệ, đa dạng hóa và tăng nguồn thu nhập của mình. Tuy nhiên, nghị định vẫn để ngỏ rất nhiều các chi tiết cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức khác tự quyết định bằng việc ban hành rất nhiều thông tư, hướng dẫn, quy định chỉnh lý,… để thực hiện nghị định. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng nhà nước, Cơ quan Phát triển Pháp (AFP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết hỗ trợ 3 triệu USD giúp ngành tài chính vi mô Việt Nam có được những tổ chức chuyên nghiệp, đủ năng lực hoạt động thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực. Các tổ chức tài chính vi mô nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể và các NGO Như đã nói ở trên, tác động của các tổ chức đoàn thể đến các tổ chức TCVM đã tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức vi mô này ở nhân sự và địa bàn hoạt động. Do đa số các quỹ, chương trình TCVM đều thuộc các hội đoàn thể trong nước, và cũng nhận hỗ trợ từ các NGO nên có chuyên môn về lĩnh vực xã hội và phi tài chính tạo điều kiện thuận lợi trong việc hiểu rõ địa bàn hoạt động, nắm bắt nhu cầu khách hàng. Điển hình như Hội phụ nữ là một tổ chức chính trị xã hội, thành viên của Mặt Trận tổ quốc Việt Nam. Hội phụ nữ có một mạng lưới cơ sở rộng khắp tại các làng xã tại Việt Nam do đó họ thường là một đối tác hết sức tích cực của các hương trình TCVM tại địa phương. Thậm chí, một số chương trình mặc dù không sử dụng cán bộ Hội cấp xã làm cán bộ tín dụng nhưng vẫn sử dụng họ trong vai trò cán bộ giám sát. Các chương trình TCVM có sử dụng cán bộ của Hội phụ nữ làm cán bộ tín dụng có tổng chi phí và chi phí hoạt động chỉ bằng khoảng một phần ba so với các chương trình TCVM không sử dụng cán bộ của Hội phụ nữ. Bởi những cán bộ này hiểu khách hàng và những khó khăn của họ. Nắm bắt được những rủi ro môi trường nằm ngoài khả năng kiểm soát của khách hàng như thiên tai, dịch bệnh, thiếu điều luật, chỉ thị… Tuỳ từng trường hợp cụ thể, cân nhắc một số phương pháp tiếp cận quen thuộc với khách hàng như đưa ra thời gian ân hạn hợp lý trước khi tính tiền phạt, và lên lại kế hoạch vay vốn. Và những chương trình này cũng nhận được rất nhiều trợ cấp không chính thức từ Hội phụ nữ. Cấu trúc chi phí thấp hơn đồng nghĩa với việc những chương trình TCVM sử dụng cán bộ của Hội phụ nữ có thể áp dụng lãi suất thấp hơn một phần ba so với những chương trình TCVM không sử dụng cán bộ của Hội phụ nữ - doanh thu sẽ ít hơn một phần ba - mà vẫn trang trải được các chi phí. Bên cạnh Hội Phụ nữ, còn có các đoàn thể khác như Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh, Liên Hiệp Thanh Niên... cũng đóng vai trò tích cực. Các tổ chức, chương trình tài chính vi mô ở Việt Nam thành công một phần cũng là nhờ sự tham gia của một mạng lưới các đoàn thể xã hội có mặt khắp nơi. Khó khăn, nguyên nhân Thiếu các quy định quản lý TCVM một cách rõ ràng Không có khung pháp lý rõ ràng khiến cho TCVM thường được nhìn nhận là một công cụ xã hội hơn là một phần của khu vực tài chính. Trong một thời gian dài chính phủ ở cấp trung ương và địa phương đã nhìn nhận TCVM là một công cụ xã hội và nhân đạo để xóa đói giảm nghèo thay vì coi đây là một công cụ kinh tế để tăng trưởng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo. Do đó, thiếu các thông tin hướng dẫn hoạt động như xác định đối tượng, mục tiêu, phương pháp cho vay, cơ cấu thể chế cho các tổ chức TCVM. Về cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính vi mô Những tổ chức TCVM bán chính thức được Chính phủ công nhận nhưng nó vẫn chưa được thể chế hóa và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chức năng tài chính. Khu vực bán chính thức thường là nhỏ và chỉ chiếm khoảng 5% thị phần tín dụng nông thôn. Đa số các tổ chức TCVM được tài trợ bởi các NGO... Do vây, đa số các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức có những hạn chế sau – Đây cũng là những hạn chế lớn nhất của các tổ chức này. Những dự án của các NGO quốc tế thường là phục vụ cho những mục tiêu xã hội ngắn hạn trong đó có kết hợp với dịch vụ tài chính. Sau khi dự án cho tài chính vi mô hoàn thành thì họ lại chuyển sang những dự án mới vì vậy tài chính vi mô thiếu sự bền vững. Các NGO quốc tế không có những chiến lược dài hạn cho khu vực tài chính vi mô. Thiếu sự rõ ràng trong việc sở hữu nguồn vốn Cơ chế tài chính vi mô thiếu những kỹ năng chuyên nghiệp, nhân viên thường là làm việc bán thời gian. Thiếu cơ cấu rõ ràng Thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ Thiếu khung pháp lý để phát triển tổ chức và huy động vốn Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế Hiện nay, các tổ chức TCVM bán chính thức không được phép vay vốn từ các ngân hàng thương mại hoặc từ các ngân hàng đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, các tổ chức này đã phải dựa chủ yếu vào cá khoản đóng góp và viện trợ của các tổ chức NGO hoặc các tổ chức đoàn thể trong nước và điều đó làm hạn chế rất lớn khả năng của các tổ chức này. Tất cả các tổ chức tài chính vi mô đang thiếu sự hiểu biết về tài chính và tài chính vi mô. Sự kết hợp giữa các tổ chức tài chính vi mô và các dịch vụ khuyến nông là chưa hiệu quả. Sau 10 năm hoạt động, hầu hết cac tổ chức tài chính vi mô vẫn chưa đạt tới trình độ chuyên môn cần thiết về tài chính vi mô. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là tổ chức tài chính vi mô đang thiếu văn hóa cho vay thương mại: nó cung cấp những vốn vay ưu đãi từ chính phủ đến các hộ gia đình nghèo thông qua các đoàn thể địa phương (như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ), và được Chính phủ bao cấp hết mọi khoản mất mát và rủi ro của vốn vay Phần lớn các chương trình TCVM quá nhỏ và phân tán nên không tạo được tác động lớn và bền vững Do hầu hết các tổ chức cung cấp TCVM là tổ chức phi chính phủ đa mục đích, trọng tâm ban đầu của họ là phát triển cộng đồng địa phương chứ không phải là phát triển một mạng lưới cấp quốc gia các tổ chức tài chính phục vụ người nghèo. Do vậy, tài chính vi mô Viêt Nam đã phát triển một cách rời rạc, mỗi tỉnh hoặc địa phương hoạt động một cách riêng rẽ với những mục đích và mục tiêu của mình. Thiếu sự liên kết mang tính mạng lưới giữa các tổ chức cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam. Thiếu nguồn nhân lực tổng hợp về TCVM và đơn vị chuyên trách theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức TCVM Do đặc điểm hoạt động riêng biệt của các TCTVM bán chính thức không chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính nông thôn, nhiều tổ chức không thực hiện thu thập và quản lý dữ liệu thường xuyên. Trong số 44 TCTCVM bán chính thức gửi báo cáo cho nhóm công tác tài chính vi mô MFWG, 70% có tỷ lệ tự vững cao hơn 100%. Do thiếu tính chuẩn hóa trong tính toán, các TCTCVM bán chính thức quản lý tài chính không theo một khuôn mẫu nhất định, các chi phí tài chính hạn chế (rất ít vốn đi vay), năng lực và kỹ năng quản lý dựa chủ yếu vào các tổ chức quần chúng hợp tác như hội phụ nữ và hội nông dân. Do vậy hiệu quả và tính chuyên nghiệp cũng như sự minh bạch không cao. Thách thức trong thời gian tới Tình hình kinh tế không ổn định Thâm hụt ngân sách trong 2007 là 5.9% là một trong những lý do làm làm phát tăng cao trong quý 1 năm 2008 đã gây lo ngại cho việc duy trì phát triển kinh tế bền vững. Chỉ số tiêu dùng CPI của năm 2007 đã chạm mức 10.95% so với mức tăng trưởng GDP là 8.5%. Chỉ số tiêu dùng năm 2008 là 22,97% đã kéo theo sự gia tăng các giá cả khác, như giá đầu vào nông nghiệp (phân bón, giống, xăng v.v). Khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước làm tăng nguy cơ gia tăng số lượng người nghèo và từ đó sẽ gây ra những tác động bất lợi lên ngân sách quốc gia và ổn định xã hội. Kinh tế thị trường không có trợ giá cho hàng nông sản và nông nghiệp làm cho nông dân và người đi vay vốn khó khăn hơn với việc cân bằng giá cả đầu vào và giá trị nông sản bán được. Ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, đồng việc giao dịch với các nhà tài trợ cung cấp vốn nước ngoài gặp khó khăn do tỷ giá hối đoái không ổn định. Các nhà tài trợ đưa ra các chuẩn mực ưu tiên cấp vốn Gần đây, các nhà tài trợ dường như đã chuyển trọng tâm can thiệp của mình sang hỗ trợ các hiệp hội quốc gia hoặc các hoạt động xây dựng ngành thay vì các hoạt động phát triển thể chế. Một số nhà tài trợ khác lại chuyển dần các quỹ vốn vay và các khoản tài trợ không hoàn lại của họ sang thành lập hệ thống TCVM của riêng họ. Do đó, sẽ có lợi và hiệu quả hơn khi các tổ chức TCVM này chuyển các yêu cầu xin tài trợ thông qua một tổ chức của gành TCVM như một Hiệp hội quốc gia hoặc một Nhóm công tác. Lãi suất trong nước có nhiều biến động Thủ tướng chính phủ ngày 17 tháng 5 năm 2008 đã ra quyết định bỏ mức lãi suất cho vay trần đối với các tổ chức tín dụng, nhưng lại quyết định diện mức lãi suất tiết kiệm mới. Tuy nhiên, sau khi bỏ quy định về mức lãi suất tiết kiệm, các ngân hàng, bao gồm cả các ngân hàng vốn nhà nước và ngân hàng thương mại bắt đầu chạy đua lãi suất để cạnh tranh. Trong tình huống hiện tại, các tổ chức tài chính vi mô sẽ khó cạnh tranh hơn với ngân hàng thương mại khi họ khó đưa ra được các giải pháp đối với việc thay đổi mức lãi suất nhanh chóng như các ngân hàng đưa ra. Do đó ảnh hưởng tới tâm lý và niềm tin của khách hàng. Nhiều kênh dịch vụ tài chính, cạnh tranh hơn Sự hiện diện của hai tổ chức tài chính chính thức là NHCS và NHNo đã đẫn đến một thị trường phi cạnh tranh, đẩy các tổ chức TCVM bán chính thức ra ngoài lề. Song với các nghị định và thông tư đã nêu ở trên, các tổ chức TCVM bán chính thức hoàn toàn có tư cách pháp nhân và hoạt động độc lập, được thừa nhận như là một “doanh nghiêp” cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư tài chính vi mô chuyên nghiệp của nước ngoài tìm đến Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực tài chính vi mô nhưng với điều kiện về khung pháp lý, hệ thống chính sách chưa hoàn chỉnh như hiện nay đã khiến các tổ chức này còn ngần ngại tiếp cận thị trường CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ Phương hướng hoạt động của tài chính vi mô trong thời gian tới Dưới tác động của những nghị định đã được ban hành, trong thời gian tới, các tổ chức tài chính tài chính vi mô có phương hướng hoạt động cụ thể như sau Chuyển đổi các chương trình, tổ chức tài chính vi mô bán chính thức trở thành định chế có tư cách pháp nhân để TCVM có thể trở nên chuyên nghiệp, bền vững, và hiệu quả. Phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng cho người nghèo (Hiệp hội TCVM). Mang lại sự tiếp cận ổn định của các hộ có thu nhập thấp và hộ nghèo và các doanh nghiệp nhỏ đến các dịch vụ tài chính chính thức là trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường tài chính vi mô. Hiệp hội sẽ là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tài chính vi mô, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có những đề xuất với Chính phủ liên quan đến hoạt động tài chính vi mô. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô hiện nay Đối với chính phủ Một trong bốn mục tiêu quan trọng của phát triển nông thôn trong thời gian 5 năm tới là “cải thiện mức sống và điều kiện sống của dân cư nông thôn, đặc biệt là người nghèo thông qua tăng cường vai trò của người dân”, tiếp tục duy trì công cuộc giảm nghèo ấn tượng trong thời gian qua. Để đạt được mục tiêu này, có tám chiến lược chính, trong đó có chiến lược “tăng khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở nông thôn để hỗ trợ cho các hộ gia đình ổn định thu nhập của họ bằng tiết kiệm, bảo hiểm cây trồng vật nuôi, bình ổn giá”. [13]. Do đó, tài chính vi mô đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược trên. Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, chính phủ nên có những chính sách khuyến khích, đồng thời tạo ra một thị trường cạnh tranh công bằng và minh bạch hoạt động cho các tổ chức này, Xây dựng chiến lược quốc gia về TCVM Một ngành TCVM bền vững và hiệu quả cần phải có một môi trường chính sách để thực thi. Từ đó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để TCVM phát triển đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Hệ thống chính sách này giúp cân bằng lợi ích giữa các bên; phát triển hoạt động trên nguyên tắc thị trường, theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập và các điều kiện môi trường vĩ mô đồng bộ cũng sẽ tạo điều kiện, tạo sân chơi công bằng cho các TCTCNT phát triển. Kinh nghiệm từ nhiều nước còn cho thấy, vai trò của Chính phủ là tạo môi trường thuận lợi cho tài chính vi mô phát triển chứ không phải là trực tiếp tham gia vào công tác quản lý các khoản vay này. Song, hiện nay không có chính sách hay chiến lược toàn diện nào đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển cho ngành TCVM trong 10 năm tới. Để đảm bảo có sự tiếp cận thống nhất trong việc đối phó với những thách thức mà ngành TCVM phải đối mặt, khuyến khích một thị trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch cho TCVM, cần xây dựng một chính sách hoặc chiến lược toàn diện cho sự phát triển của ngành TCVM, có sự đồng thuận của các bên liên quan, đồng thời xác định được các nhiệm vụ cụ thể và các mốc quan trọng cần đạt được. Các chiến lược nên tập trung vào: (1) tạo môi trường pháp lý cho tài chính vi mô; (2) phát triển các cơ sở nền tảng về tài chính; (3) xây dựng các thể chế cần thiết; (4) ủng hộ việc cải cách hướng về người nghèo; (v) hỗ trợ những tác nhân xã hội; và (6) xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực. 1.2. Xây dựng hệ thống giám sát kiểm tra cho hoạt động tài chính vi mô Cần có một tổ chức như Hiệp hội tiến hành thống kê toàn diện về các chương trình TCVM ở Việt Nam nhằm cải thiện tông tin về ngành TCVM. Đồng thời giám sát hoạt động và đưa ra các chuẩn mực so sánh. Thông tin thu nhập được sẽ góp phần hỗ trợ NHNN và Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các thông tư hướng dẫn. Đồng thời đó cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống chính sách, chiến lược phát triển cho nhành TCVM. Ngân hàng Nhà nước cũng nên có các hoạt động tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của các TCVM ở các cấp - Mỗi huyện cử 1 người phụ trách các hoạt động TCVM trong huyện. - Hoàn thiện các quy trình và mẫu biểu chung cơ bản cho các tổ chức TCVM 1.3. Chính phủ và ngân hàng Chính sách xã hội nên tập trung đầu tư có trọng điểm vào những khu vực thực sự khó khăn Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động nâng cao dân trí cho các địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn… sẽ tạo điều kiện để nhiều người nghèo có thể biết đến và tham gia các dịch vụ TCVM nhiều hơn. Do vậy, bất cứ một chương trình nào hỗ trợ người nghèo ở những vùng nông thôn đều đòi hỏi phải đánh giá đầy đủ về các yếu tố xã hội (bao gồm cả quyền sở hữu đất đai), cơ sở hạ tầng, chính trị và kinh tế (bao gồm sản phẩm, dịch vụ và thị trường vốn). Đánh giá này cho phép chương trình có thể đáp ứng được các vấn đề ở địa phương - những vấn đề có tác động đến khả năng giúp đỡ những người cần đến chương trình, đặc biệt là những người rất nghèo, và giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo. Đối với các tổ chức TCVM 2.1. Tăng cường đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô cung cấp các loại hình tín dụng, tiết kiệm còn kém đa dạng, đa số các khoản vay đều là vay ngắn hạn cho sản xuất, để phát triển tổ chức bền vững thì các tổ chức này cần nghĩ đến các loại sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Các TCTCVM cần phát triển hệ thống dịch vụ tài chính đa dạng hơn, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ tài chính truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ tài chính. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính bền vững, nhất là các hình thức tiết kiệm để có thể phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của khách hàng là người dân nghèo Việt nam Tăng mức hoạt động: số lượng khách hàng và lượng tiền cho vay, sao cho không làm ảnh hưởng đến chất lượng và danh mục đầu tư; Quản lý các chi phí giao dịch để không ảnh hưởng đến chất lượng chung của các dịch vụ và trách nhiệm của khách hàng; Tăng phạm vi thu nhập từ các khoản vay bằng cách đảm bảo trả vốn đúng kỳ và tăng danh mục đầu tư vay; Triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng do những người có kỹ năng thực hiện và đồng thời có thể đào tạo lại cho các cán bộ cộng đồng, đây là hoạt động có ảnh hưởng tích cực lâu dài đối với những giải pháp phát triển tiềm năng có sự tham gia của người dân. Các dịch vụ trợ giúp và chương trình xã hội là rất cần thiết ngay từ ban đầu, và luôn luôn là cần thiết, chỉ có khoảng 10% người dân là thực sự có thể chuyển sang các hoạt động tín dụng và kinh doanh. Đào tạo nhân lực có chuyên môn về tài chính ngân hàng, quản lý tài chính, chuyên nghiệp hóa cán bộ. Nhân lực chuyên trách chính là một yếu tố quan trọng giúp các tổ chức tài chính vi mô hoạt động bền vững. Do đó, việc đào tạo nhân lực là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi tổ chức thành định chế độc lập. Một số cách thức sau có thể nên được thực hiện tại các tổ chức TCVM. Xây dựng một chế độ quản lý tốt bằng việc tuyển vào tổ chức những thành viên có năng lực và chuyên môn, có kinh nghiệm và đồng ý cam kết lâu dài với tổ chức; Xây dựng một nhóm quản lý mạnh (không phải chỉ là 1 người) và đội ngũ cán bộ có năng lực; Xây dựng cơ chế thẩm định cán bộ; Đảm bảo kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các khoá định hướng lần đầu và cho đào tạo cán bộ định kỳ. Các đối tượng được đào tạo nên tập trung vào (i) các cán bộ liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tài chính ở tất cả các cấp (như cán bộ tín dụng, kế toán, cán bộ huy động vốn…), và (ii) đội ngũ lãnh đạo, tập trung vào ban giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị. Nâng cao khả năng quản lý vốn và điều hành tổ chức Như đã nói ở trên, hạn chế lớn nhất của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô này được chỉ ra là hoạt động thiếu chuyên nghiệp, năng lực quản trị điều hành yếu và quy mô vốn nhỏ do mới dừng lại ở các tổ chức phi chính phủ, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế có nguồn tài chính dồi dào hơn. Do đó, cần xác định cụ thể tính chất sở hữu và mô hình hoạt động của tổ chức. Một vài biện pháp sau có thể sẽ cải thiện được phần nào hạn chế đó. Xây dựng một kế hoạch thực tiễn để nâng cao hiệu quả, chú trọng vào lợi nhuận của các hoạt động tài chính vi mô; Xây dựng các hệ thống thể chế mạnh – sách hướng dẫn về chính sách và hoạt động của tổ chức (điều lệ hoạt động); Xây dựng một kế hoạch dài hạn nhằm giảm bớt tính phụ thuộc vào các nhà tài trợ; Tuy nhiên sau khi được chuyển đổi thành định chế độc lập, các tổ chức TCVM bán chính thức sẽ được vay vốn từ các ngân hàng trong nước, do đó sẽ tăng khả năng thanh khoản. Đối với cá tổ chức TCVM không được thừa nhận theo hai nghị định đã nêu trên thì nên tập hợp các nguồn vốn lại để có thể quản lý hiệu quả hơn Xin ý kiến đồng thuần từ cá nhà tài trợ để tập hợp các nguồn vốn ở cấp huyện và cấp tỉnh. Đồng thời hoàn thiện chính sách vốn ở cấp huyện, mục tiêu là có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách cho TCVM tại địa bàn. Tối ưu hóa việc sử dụng thông tin và hệ thống thông tin quản lý, quản lý rủi ro Để có thông tin với chất lượng cao, tránh tình trạng thông tin không cân xứng và mất thông tin, các TCTCVM cần chú ý tới việc thu thập thông tin thường xuyên, cập nhật thông tin về khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng; thu thập thêm thông tin về các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, xã hội nông thôn. Mở rộng đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc tại các cơ sở chi nhánh, tránh xảy ra rủi ro do bị mất thông tin Bên cạnh đó, quản lý rủi ro là công việc chung của cả tổ chức, trong đó các mảng hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng. Do đó, để phòng ngừa rủi ro chưa xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ; nhận diện các rủi ro tiềm ẩn các TCTCVM cần tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro, nhận diện rủi ro; đa dạng hóa danh mục đầu tư để chia sẻ rủi ro (điều này là khá khó khăn ở khu vực nông thôn). Mở rộng các hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng Tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm của mình là điều cần thiết nhất là trong tình hình kinh tế cạnh tranh và có nhiều biến động. Tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, chính sách, tăng cường các hoạt động phát triển dựa vào địa phương và cộng đồng bằng cách tăng cường các tờ rơi, quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ cũng như chính sách của tổ chức, được phát cho khách hàng tại các buổi họp cụm, nhóm. Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong huyện, xã mở các lớp học về chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi...Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay cho người nghèo. Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của tất cả các giải pháp và kiến nghị này là tạo điều kiện và giúp các TCTCVM Việt Nam phát triển hoạt động mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng và đạt yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, sẽ giúp những người nghèo có khả năng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính và phi tài chính nhiều hơn, qua đó nâng cao thu nhập và đời sống gia đình, giảm đói nghèo và bất bình đẳng. KẾT LUẬN Với những điều đã được trình bày ở trên, tôi hi vọng đã mang đến một cái nhìn tương đối hoàn chỉnh về vấn đề họat động tài chính vi mô tại Việt Nam. Mặc dù, như đã trình bày, trong quá trình phát triển, tài chính vi mô có những điểm mạnh, khuyết điểm, cản trở cần khắc phục, nhưng các kết quả đạt được cho đến nay cho thấy đấy là một phương thức xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, đáng được quan tâm đúng mức. Hiện nay tài chính vi mô còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những khó khăn này là vấn đề được các nhà thực thi chương trình và các nhà soạn lập chính sách bất đồng quan điểm nhiều nhất trong suốt lịch sử của hoạt động tài chính vi mô. Chính vì vậy mà trong thời lượng nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng vẫn chưa có thể nào truyền tải hết được. Bên cạnh đó, do thiếu một vài số liệu cần thiết nên tôi chỉ có thể nêu ra được một số ít những chương trình tài chính vi mô đặc thù nhất trong số rất nhiều các chương trình đã được thực hiện. Bởi bản chất của người nghèo là các kỹ năng, kiến thức cũng như là sự liên kết là rất yếu. Dẫn tới việc tiếp cận và triển khai mô hình là không hề đơn giản. Hy vọng là cùng với các chính sách của nhà nước, các bộ cũng như các dự án nước ngoài, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thúc đẩy và phát triển mô hình tới nhiều thành phần đối tượng nghèo hơn nữa. Với những giải pháp được nêu ra, tôi hi vọng chúng sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người liên quan trong công tác của họ. Tất nhiên là đối với những tổ chức khác nhau thì tính khả thi của các giải pháp này sẽ có những tác động khác nhau. Xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP (Về tinh thần, thái độ , ý thức chấp hành kỷ luật tại cơ sở thực tập) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hà Nội, ngày tháng năm Trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo trình công cộng Sách giáo trình kinh tế phát triển Báo cáo nghiên cứu tác động của Quỹ TYM tới phụ nữ nghèo Trang web của Ngân hàng Chính sách: Trang web của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn: Kết quả khảo sát các chương trình TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 12/2008 Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt Nam – Lê Thị Lan & Trần Như An 2005 Báo cáo tài chính vi mô số 11 tháng 7/2008 Định nghĩa và phương pháp xác định chuẩn đói nghèo: Nghị định 28/2005 của Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thế giới WB 2006, Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo] đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững. Đỗ Tuyết Khanh,2004, Vi tín dụng: một phương pháp xóa đói giảm nghèo Tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng vi mô của người nghèo ở nông thôn - TS. Hà Hoàng Hợp Lê Thanh Tâm (2007), “Xây dựng khung pháp lý cho tài chính vi mô- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số chuyên san, tháng 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21442.doc
Tài liệu liên quan