Chuyên đề Tăng cường công tác Bảo hộ lao động tại Công ty xây dựng và tư vấn thiết bị BIC

Qua thời gian học tập tại các trường em đã lĩnh hội những kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động và ba tháng thực tập tìm hiểu thực tế các vấn đề về công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế BIC, em nhận thấy rằng: Công tác Bảo hộ lao động đóng một vai trò quan trọng trong lao động sản xuất là một trong những chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tại công ty, công tác BHLĐ được ban lãnh đạo cũng như các ban ngành, đoàn thể trong công ty chú trọng thực hiện. Mặc dù có những hạn chế song do nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của công tác Bảo hộ lao động, đến nay Công ty đã có những bước tiến đang phấn khởi trong việc cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác Bảo hộ lao động tại Công ty xây dựng và tư vấn thiết bị BIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nặng nhọc, vất vả, đòi hỏi phải có sức khoẻ và thể lực tốt nên số lượng lao động nữ trong công ty chiếm tỷ trọng thấp. Lao động nữ chủ yếu làm công tác hành chính, văn phòng và tổ chức vật tư. Như vậy sự phân công tỉ lệ giới tính của công ty là hoàn toàn phù hợp và khoa học. - Cơ cấu lao động theo thâm niên nghề. Cơ cấu lao động phân theo thâm niên nghề còn có sự thiếu chênh lệch như: ở tuổi thâm niên nghề từ 2-5 năm chiếm tỉ lệ cao 63,4% như vậy còn ít kinh nghiệm chuyên môn song đây là số lao động trẻ, năng động và tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, còn ở thâm niên trên 10 năm chiếm tỉ lệ 15%. Đây là số lao động giàu kinh nghiệm, yêu nghề, chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo hoặc đội trưởng, tổ trưởng để truyền đạt và hướng dẫn cho những lao động mới và trẻ. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là thâm niên này. ở mức 5-10 năm thâm niên chiếm tỉ lệ tương đối cao 21,6%. Điều này là phù hợp với Công ty cả về số lượng và chất lượng. Giữa các bậc thâm niên này có mối quan hệ mật thiết với nha, người giàu kinh nghiệm, chuyên môn chỉ bảo cho người còn ít chuyên môn vì thế mà hiệu quả công việc vẫn cao và ổn định. Không những thế mà còn tạo bầu không khí vui vẻ, hoà đồng trong toàn công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm cho nguồn lao động hứng thú với công việc và thêm yêu nghề. - Cơ cấu tuổi: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty là độ tuổi từ <30 tuổi (chiếm 55,1 %). Với tính chất của ngành xây dựng và thiết bị, bởi đây cũng là độ tuổi có sức khoẻ, có chuyên môn. Sau đó là độ tuổi 30- 50 tuổi (40%). Đây là độ tuổi trẻ, khoẻ mạnh và nhất là giàu kinh nghiệm, thấp nhất là độ tuổi 50 tuổi chiếm (49%) . Sự phân công lao động theo cơ cấu tuổi ở công ty là phù hợp. Đặc biệt là không có sự hụt hẫng về thế hệ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đưa năng suất lao động, hiệu quả công việc của công ty đi lên và phát triển vững chắc. - Cơ cấu lao động theo trình độ: Ta thấy trình độ được đào tạo ở công ty đã đáp ứng được nhu cầu công việc do xí nghiệp xây dựng nên trình độ công nhân kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất (250 người). Các cán bộ quản lý, chủ nhiệm phòng ban đều đạt trình độ đại học – cao đẳng kể cả các công nhân có trình độ cao đã qua đào tạo các lớp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề. Các cán bộ và công nhân trong công ty đều được làm việc theo đúng chuyên môn mình được đào tạo vì vậy mà người lao động luôn hứng thú hăng say với công việc. Bên cạnh đó công ty cũng còn thiếu những lao động có chuyên môn trình độ cao. Nếu công ty tăng tỉ lệ lao động này lên thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. 1.4 Công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC. - Hình thức và phương pháp đào tạo đang sử dụng tại Công ty với quy mô và loại hình sản xuất của Công ty thì việc đào tạo và đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động được diễn ra một cách thường xuyên theo đúng định kỳ. Bởi việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là một việc làm hết sức cần thiết. Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đang được thực hiện như sau: Biểu tiến trình đào tạo Xác định nhu cầu Lập kế hoạch Thực hiện kế hoạch Đánh giá kết quả Lưu hồ sơ đào tạo - Để xác định nhu cầu đào tạo, công ty đã sử dụng phương pháp trực tiếp, căn cứ vào số cán bộ công nhân viên và công nhân kỳ triển vọng. + Nhu cầu để phát triển sản xuất = Nhu cầu – Số đã có + Nhu cầu bổ xung chính = Nhu cầu đào tạo/1% rơi rớt trong đào tạo - Để đánh giá kết quả chất lượng đào tạo, Công ty sử dụng đánh giá thông qua định lượng. T = K P Trong đó: T: Là thời gian thu hồi vốn đào tạo K: Chi phí cho đào tạo P: Lợi ích tăng lên hàng năm do kết quả đào tạo. Trong năm qua (2007), Công ty đã đào tạo 5 nhân viên ở khối quản lý của phòng ban và trên 60 công nhân tại các xưởng, các đội. Qua đào tạo và thực tế cho thấy, trình độ và thay nghề của những người được đào tạo đã nâng lên rất nhiều so với trước, tăng khả năng thích nghi với công việc đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh. - Đánh giá công tác đào tạo của Công ty Ta thấy xuất phát từ thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty nên Công ty cần thấy rõ được trách nhiệm của việc nâng cao trình độ tay nghề làm cho người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh, phát triển nguồn lao động nhằm tăng khả năng thích nghi của Công ty trong mọi hoàn cảnh vì vậy Công ty thường xuyên đổi mới và kiện toàn, mỗi người lao động đều đáp ứng được sự đòi hỏi của sự phát triển của khoa học công nghệ. Nếu quan tâm, chú trọng tốt tới công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên thì đồng nghĩa với quá trình phát triển của Công ty ngày càng phát triển. Như vậy công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC đã được thực hiện tương đối tốt chặt chẽ đem lại hiệu quả cả số lượng và chất lượng. 1.5 Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc. ở Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC đã sử dụng 2 phương pháp đánh giá công việc. Đó là: + Đối với bộ phận quản lý và các phòng ban thì công ty sử dụng phương pháp mức thang điểm. Phương pháp này là phù hợp với bộ phận phòng ban và công việc của họ còn đòi hỏi sự khéo léo và nhiệt tình. + Đối với bộ phận công nhân kỹ thuật thì công ty đã áp dụng phương pháp tiêu chuẩn công việc. Bởi vì công việc của công nhân chủ yếu là làm khoán, công ty ra chỉ tiêu từ đó công nhân làm và so sánh kết quả đã làm được so vói chỉ tiêu đề ra. - Với cả hai bộ phận này đều do cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá. - Kết quả đánh giá được Công ty sử dụng để làm căn cứ một phần khi trả lương, thưởng và các chế độ ưu đãi khác. Qua đó động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên, Công ty phải căn cứ vào kết quả đánh giá để có các hình thức khen thưởng kịp thời những người hoàn thành tốt công việc. Đồng thời cũng phải có những biện pháp xử lý những người thực hiện chưa tốt, thiếu trách nhiệm. Việc thực thiện đánh giá công việc của Công ty thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với nhân viên của mình cũng như sự bình đẳng trong công việc tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động. 2. Tiền lương 2.1.Thang bảng lương hiện nay Công ty đang áp dụng là thang lương 7 bậc. Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ (*) (Có danh sách kèm theo). 2.2. Các chế độ phụ cấp Hiện Công ty có 3 loại phụ cấp: Phụ cấp chức vụ phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp làm đêm. + Phụ cấp chức vụ: áp dụng với Giám đốc và Phó giám đốc, Trưởng phòng,phó phòng, tổ trưởng đội, tổ trưởng xưởng. Với Giám đốc và phó giám đốc hệ số phụ cấp là 0,5; còn lại là 0,2. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng với nhân viên bảo vệ, công nhân và kỹ sư, kiến trúc sư. Hệ số PC của bảo vệ bằng 0,3. Còn kỹ sư và kiến trúc sư là 20% số lương hàng tháng mà họ được hưởng. + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với công nhân viên kiêm nhiệm làm nhiều công việc như quản lý hành chính và thiết bị vật tư…. 2.3. Thời gian và các tiêu chí nâng bậc lương (Công ty thực hiện theo Nghị định (*)). - Tiêu chí: + Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm với kết quả tốt. + Không vi phạm kỷ luật, một trong các hình thức của Bộ luật lao động. - Thời gian: + Đối với trình độ Đại học là 3 năm + Đối với trình độ Cao Đẳng, Trung học là 2 năm + Đối với công nhân kỹ thuật là 3 năm + Đối với công nhân phổ thông là 5 năm 2.4. Cách xác định đơn giá tổng hợp Công ty cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế bản chất là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hình thức trả lương chủ yếu là lương sản phẩm và lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cách xác định đơn giá trả lương sản phẩm ĐG = (LCBCV + PC) MTG ĐG = LCBCV + PC MSL Tính theo doanh thu, doanh số đạt được trong sản xuất kinh doanh. 2.5 Các hình thức và chế độ thưởng. + Công nhân viên chức có thành tích suất sắc trong lao động sản xuất được khen thưởng bằng các hình thức tham quan, du lịch một năm một lần. Kinh phí do xí nghiệp đài thọ tuỳ theo trình tình hình tài chính của xí nghiệp. + Công nhân viên nhà nước và lao động hợp đồng có thời hạn xác định hàng năm hoàn thành nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm , gắn bó xây dựng đơn vị được tặng quà mừng sinh nhật với mức kinh phí phù hợp với tình hình tài chính của đơn vị, nhưng ít nhất cũng bằng 50.000đ trở lên. 2.6 Xây dựng cơ chế trả lương ở công ty chưa xây dựng quy chế trả lương. Quỹ lương để trả cho cán bộ công nhân viên và công nhân là nguồn thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương được trả vào 2 kỳ là 5 và 20 hàng tháng. 2.7 Phân phối quỹ lương - Đối với người lao động làm lương khoán, lương sản phẩm trực tiếp cá nhân, tiền lương tháng của người lao động được tính theo cách thức. TLi = QKi x ĐGK Trong đó: - QKi : Khối lượng sản phẩm hoặc công việc khoán hoàn thành. - ĐGK: Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm hoặc công việc khoán. - Tli: Tiền lương của người thứ i - Đối với người lao động làm lương thời gian Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian đơn giản và có thưởng theo quy định của Nhà nước. TLTG = ML x TLVTT + Tiền thửơng Trong đó: - TLTG :Là tiền lương thời gian - ML: Là mức lương tương ứng với các bẩctong thang lương bảng lương. - TLVTT : Là thời gian làm việc thưc tế. 3. Tạo động lực về tinh thần cho người lao động Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, công ty đã chú trọng đến công tác kích thích tạo động lực trong lao động đối với CBCNV và công nhân trong toàn công ty. Trong năm 2007, lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong toàn Công ty. Chi trả lương, thưởng cho cán bộ Công nhân viên, kịp thời và trả lương theo khoán sản phẩm cho công nhân. Trong năm 2007: + Tiền thưởng: 96.627.000 đồng + Lương bình quân/tháng: 1.080.000đ + Bảo hộ lao động: 189.696.000đ + An toàn viên: 5.440.000đ + Cho học sinh giỏi: 4.436.000đ Hàng năm, trong các ngày lễ lớn, các ngày kỉ niệm chào mừng ngày 20/10, ngày 8/3, sinh nhật….Công ty đã tổ chức các hoạt động tặng quà. Năm 2007 Trợ cấp đột xuất quà sinh nhật: 6.400.000đ Thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ: 7.880.000đ Đặc biệt, Công ty còn tạo mọi điều kiện cho CBCNV được học tập nâng cao trình độ khi họ có nhu cầu. Bên cạnh những đòn bẩy kích thích về vật chất nhằm tạo động lực cho lao động, công ty đã áp dụng các hình thức động viên tinh thần, tác động tới tâm lý, tình cảm qua những chuyến thăm quan, nghỉ mát, du lịch. Như vậy, chính sách tạo động lực trong lao động mà Công ty đang áp dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích tinh thần người lao động. Nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này thì Công ty phảI duy trì và phát huy tìm tòi những biện pháp thích hợp hơn nữa, chú ý nghiên cứu những biện pháp cụ thể để phù hợp với từng trường hợp cụ thể và theo thời điểm xác định. 4. Đánh giá chung và kiến nghị 4.1. Những ưu điểm - Công ty đã thực sự quan tâm và có trách nhiệm tới đời sóng của cán bộ công nhân viên. - Việc tổ chức lao động công ty đã thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Với việc tạo động lực, giúp họ phát huy sáng tạo, nhạybén trong việc tìm hướng phát triển sản xuất kinh doanh mới. - Là một Công ty rất năng động và luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường tạo việc làm đầy đủ cho người lao động qua đó tăng thu nhập cho họ. - Xây dựng được chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý áp dụng các hình thức tổ chức, phân phối lao động thích hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm sự mệt nhọc cho người lao động. 4.2. Những tồn tại và nguyên nhân * Bên cạnh những kết quả đã đạt được xí nghiệp còn một số tồn tại sau: - Do tính chất công việc là nguy hiểm, vất vả nên tâm lý người lao động còn lo lắng. - Các công trình thi công dàn trải, ồ ạt nên có khi chưa làm xong hợp đồng lao động nhưng đã phá lao động. - Khoán toàn diện cho mọi sản phẩm chưa thực hiện tốt. - Còn có sự kiêm nhiệm trong khâu quản lý. * Nguyên nhân của những tồn tại trên Để phát huy các tiềm năng trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải tìm ra được những nguyên nhân gây tâm lý bất ổn trong lao động. Việc tồn tại những nguyên nhân trên sẽ là một trong những việc cần làm nhất để giảm thiểu những rủi ro xảy ra. Công ty còn gặp phải khó khăn trong khâu quản lý, quá trình kinh doanh còn vấp phải sự cạnh tranh quá lớn và khốc liệt khiến bất cứ người lao động nào cũng phải cố gắng làm việc hơn là nghĩ tới nâng cao trình độ và kĩ thuật. Mô hình sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng dẫn tới thiếu CBCNV có tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề. 4.3 Những kiến nghị Để đưa công ty mình có được vị thế trên thị trường tạo nên sức hút và khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi Doanh nghiệp đó phải sử dụng hợp lý những phương pháp, hình thức quản lý con người để phát huy khả năng của người lao động đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhưng như thế nào là hợp lý và đạt hiệu quả cao trong khi điều kiện kinh doanh của mỗi đơn vị là khác nhau? Để thực hiện được điều này, các công nên quan tâm sát sao đến việc thoả mãn nhu cầu của người lao động được nâng lên thì mặt tinh thần sẽ được cải thiện. Bởi vậy nếu được kích thích tất cả về vật chất và tinh thần thì người lao động sẽ hăng say hơn, sẽ nhiệt tình hơn với công việc và phát huy mạnh mẽ nội lực của bản thân mình cho sự phát triển của Công ty. Do đó biện pháp tạo động lực cho người lao động là khâu quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty, và có thể kể tới các biện pháp như: Công ty nên quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của kinh doanh. Thêm vào đó công ty cần tổ chức phân công và hợp lý hoá công việc một cách tốt nhất, khoa học nhất để tạo động lực và tâm lý ổn định cho người lao động yên tâm lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra công ty còn phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, củng cố và tăng cường kỷ luật lao động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Hy vọng rằng với những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tới nhất định xí nghiệp sẽ ngày càng phát triển và bước những bước dài hơn trong nền sản xuất kinh doanh nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng để góp phần vào sự phát triển của đất nước đưa nước ta trở thành con rồng Châu á, sánh vai với các cường quốc thế giới. Phần ii Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế bic I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức hành chính, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động. Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người, nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ, và yêu cầu phát triển xã hội của mọi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động. Yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất lao động xã hội. 1.2. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, được bảo hộ thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian sự tác động qua lại của chúng với người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Môi trường lao động lànơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà ta thường gọi là yếu tố nguy hiểm và có hại. 1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ ngây ra tai nạn lao động hoặc BNN cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất đa dạng và nhiều loại. Đó là: - Các yếu tố vật ý như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá, bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng… - Các yếu tố hoá học như chất độ, các loại hơi, khói bụi độc, các chất phóng xạ… - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại kí sinh trùng, các loại côn trùng, rắn…. - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi cho thời gian, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý……. 1.4. Tai nạn lao động - Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do ảnh hưởng của sự tác động đột ngột từ bên ngoài hoặc tổn thương, hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc có thể gây chết người ngay lập tức hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động. 1.5. Bệnh Nghề nghiệp - Là một hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần về sức khoẻ gây bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Từ khi có lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Hiện nay có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự vận động không ngừng của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những sự vận động và phát triển đó chính là sự phát triển trong lĩnh vực xây dựng, đây là ngành nghề phát triển năng động với nhiều thăng trầm, ngành xây dựng phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là mặt trái của nghề nghiệp, là những khó khăn mà người lao động phải gánh chịu đó là: Điều kiện lao động, xuất hiện những yếu tố đe doạ đến sự an toàn và sức khoẻ con người. Thêm vào đó là tính đặc thù của ngành xây dựng như thường xuyên phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện vì khí hậu và tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm có hại. Theo dự báo đến năm 2010 trong khu vực cong nghiệp có khoảng 120 – 130.000 người bị tai nạn, khoảng 200.000 người mắc bệnh nghề nghiệp nếu không có giải pháp ngăn chặn, cải thiện tốt về điều kiện làm việc, môi trường lao động, bảo hộ lao động. Sự bất cập của công tác bảo hộ lao động và thấy được tầm quan trọng của công tác này đã buộc người sử dụng lao động, các cơ quan đoàn thể và mọi người trong xã hội phải có cách nhìn nhận mới về công tác bảo hộlao động nói chung và công tác Bảo hộ lao động trong ngành xây dựng nói riêng. Việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động là phục vụ lợi ích của con người, là trách nhiệm của doanh nghiệp, của toàn xã hội nó quan trọng ngang tầm với chiến lược sản xuất, chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. 2.2. Những nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động Để đạt được mục tiêu và 3 tính chất như đã nêu trên thì công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Những nội dung về khoa học kỹ thuật. - Những nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp chính sách chế độ và bảo hộ lao động. - Những nội dung về tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. 2.3. Các quy định của Nhà nước về Bảo hộ lao động - Đối với những quốc gia, để thực hiện quan điểm và đường lối chính sách của mình về công tác Bảo hộ lao động thông thường được đưa ra một luật riêng hay thành một chương về Bảo hộ lao động. Trong Bộ luật lao động ở nước ta Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động. - Tháng 8/1947 trong sắc lệnh lao động đầu tiên của nước ta có 19SL trong các điều 113 và 140 đã nêu rõ: “các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”. “Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời”. - Ngày 18/12/1964, Hội đồng chính phủ có Nghị định 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động. Đây là văn bản tương đối toàn diện và hoàn chỉnh về BHLĐ ở nước ta và chính thức được ban hành từ đó đến cuối năm 1991. Điều lệ bao gồm 6 chương, 38 Điều. - Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành pháp lệnh BHLĐ, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1.1.1992. - Ngày 23/6/1994 luật Bảo hộ lao động Quốc hội thông qua tại kỳ họp khoá IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Ngoài chương IX và chương X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với người lao động nữ còn hàng chục điều ở chương khác liên quan đến BHLĐ. Ngoài ra còn một số văn bản khác có những điều, nội dung liên quan đến BHLĐ quy định đối với các cơ sở như: + Luật công đoàn 1990. + Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 + Luật bảo vệ môi trường 1993. + Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1998. Điều đó chứng tỏ công tác Bảo hộ lao động là một lĩnh vực rộng lớn liên ngành, được đề cậ trong tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ và công tác của xã hội. I. tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động Nhận thức được vấn đề tạo tâm lý thoải mái cho người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm màmột trong những yếu tố tạo nên tâm lý đó là phải làm sao để cho người lao động luôn cảm thấy an toàn khi lao động trong một môi trường vệ sinh. Do đó, ban giám đốc công ty đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động cho người lao động. Công ty đã thành lập một hợp đồng Bảo hộ lao động Giám đốc ra quyết định và thành lập các ban An toàn lao động tại Công ty do giám đốc công ty quyết định. Giám đốc + P. giám đốc Công ty Hội đồng bảo hộ lao động Công đoàn ở các phòng ban Cán bộ, chuyên trách BHLĐ Mạng lưới ATV tại Đội và xưởng 1. Phó giám đốc + Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ BHLĐ + Tổ chức định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho công nhân + Tổ chức huấn luyện cho công nhân về an toàn lao động, vệ sinh lao động + Tổ chức cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc cho công nhân. + Các Phó giám đốc có trách nhiệm giamsats việc thực hiện công tác, BHLĐ của cấp dưới và có quyền quyết định một số việc thuộc phạm vi của mình. 2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ + Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm trình lên Phó giám đốc duyệt + Thường xuyên kiểmt ra tình hình thực hiện các phòng ban an toàn lao động – vệ sinh lao động của công nhân trong tổ, đội, phòng ban. + Giải quyết chế độ bồi dưỡng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trang cấp PTBCV theo định kỳ + Tiến hành công tác tập huấn, kiểm tra về BHLĐ cho công nhân trong tổ, đội, phòng ban theo định kỳ. 3. Công đoàn + Chức năng, quyền hạn vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác BHLĐ đã được quyết định trong các văn bản pháp luật. Công đoàn cũng đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình theo đúng tinh thần của các văn bản pháp luật đã quy định. + Công đoàn tập hợp các kiến nghị của người lao động và thay mặt người lao động trình lên Giám đốc để có sửa đổi hợp lý trong việc xây dựng các kế hoạch BHLĐ cải thiện điều kiện làm việc. + Công đoàn tham gia vào các điều tra xử lý và các vụ tai nạn lao động theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo về tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, vệ sinh môi trường lao động với Công đoàn cấp trên. + Công đoàn tổ chức phong trào quần chúng về công tác BHLĐ phát huy sáng kiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo chính sách cho người lao động. + Công đoàn chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, công đoàn đề nghị bố trí công nghiệp phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của người lao động, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. 4. Mạng lưới an toàn viên (ATV) Nhờ có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của mạng lưới ATV, công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã tiến hành thành lập mạng lưới ATV. Mỗi công trình xây dựng đều đã thành lập 1 tiểu ban an toàn riêng. 1 ATV phải là người hiểu biết về nghiệp vụ, có nhiệt tình và giải mẫu về Bảo hộ lao động được người lao động bầu ra và có sự quản lý theo dõi trực tiếp của ban chấp hành Công đoàn. Bên cạnh đó người làm ATV phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ công đoàn và được cán bộ Bảo hộ lao động chỉ đạo trực tiếp về chuyên viên nghiệp vụ. Mạng lưới ATV của 8 đội và 5 phân xưởng sản xuất gồm 34 cán bộ. Mạng lưới ATV của toàn công ty được nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, được hướng dẫn phương thức hoạt động và được đào tạo huấn luyện về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ. Các an toàn viên của Công ty đều được hưởng cả ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần khi làm nhiệm vụ, các ATV được hưởng các quyền lợi như các công nhân khác, ngoài ra còn hưởng chế độ bồi dưỡng. Do có sự năng động, nhiệt tình của mạng lưới ATV cùng với cả sự động viên cả về tinh thần lẫn vật chất của công ty đối với họ nên công tác Bảo hộ lao động của công ty được thực hiện rất nghiêm túc, hạn chế được tối đa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chủ quan gây nên. II. việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động Với phương châm công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động là một vế song hành với nhiệm vụ sản xuất. Hàng năm đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất thì ban lãnh đạo Công ty cùng với Hội đồng Bảo hộ lao động và Công đoàn Công ty cũng lập ra một kế hoạch Bảo hộ lao động để đảm bảo vấn đề an toàn lao động – vệ sinh lao động cho người lao động trong năm. Hàng năm, công ty lập kế hoạch bảo hộ lao động theo các nội dung sau: + Kỹ thuật an toàn + Vệ sinh lao động + Tuyên truyên giáo dục + Trang bị phương tiện bảo hộ lao động + Bồi dưỡng độc hại – chăm sóc sức khoẻ Sau khi lập kế hoạch về bảo hộ lao động theo các nội dung trên ban Giám đốc công ty với các phòng chức năng; Hợp đồng bảo hộ lao động, công đoàn Công ty cùng họp bàn về các phương án thực hiện kế hoạch sao cho phù hợp nhất, tối ưu nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tập thể đối với các công việc cần thực hiện trong kế hoạch. Hàng năm kinh phí cho hoạt động Bảo hộ lao động lên tới trên giảm 600.000.000 triệu đồng. Theo thống kê năm 2007, kinh phí cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch Bảo hộ lao động. TT Nội dung kế hoạch Kinh phí 1 Thực hiện các chế độ chính sách 25.000.000 2 Các quy định về kỹ thuật an toàn 162.480.000 3 Công tác về PCCN 42.126.000 4 Thực hiện trang bị Bảo hộ lao động 189.696.000 5 Công tác vệ sinh lao động 168.230.000 6 Tổng chi phí 587.532.000 Việc thực hiện các giải pháp KTAT được công ty rất quan tâm. Công ty đã nâng cấp các thiết bị máy móc của các đơn vị trực thuộc, trang bị hệ thống cẩu tháp và thang lồng chở người. Trang bịmáy vân thăng và một số thiết bị máy thicông như: Máy đầm, máy cuốn, cắt thép…Nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng lao động cho người lao động. Điều đó giúp cải thiện điều kiện lao động đáng kể làm người lao động nâng cao được năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn. Do đặc thù của công nghệ sản xuất các công trình xây dựng nên vấn đề an toàn lao động và cụ thể hơn là lĩnh vực KTAT của công ty gồm các ván đề chính sau: + An toàn thiết bị nâng + An toàn cơ khí + An toàn thiết bị điện + An toàn chung. a. An toàn thiết bị nâng STT Tên MMTB Số lượng Công suất Nước sản xuất 1 Cẩu tháp QTZ 5012A 1 1,2 tấn T. Quốc 2 Cẩu tháp QTZ 5015 1 1,5 tấn T.Quốc 3 Cẩu tháp QTZ Potain MC80A 1 1,5 tấn Pháp 4 Vận thăng lồng SC 50 1 70m 10,5 kw T.Quốc 5 Máy vận thăng 6 30-40m 4,5kw Việt Nam 6 Cổng trục 5 tấn 2 5 tấn Việt Nam 7 Cổng trục 3,2 tấn 1 3,2 tấn Việt Nam Trong năm qua, đồng thời với việc nâng cấp nhà xưởng Công ty đã trang bị hệ thống cẩu tháp cho các xí nghiệp trực thuộc nhằm làm giảm cường độ lao động cho công nhân và nâng cao năng suất lao động của người lao động. Vì vậy hâu hết các thiết bị này còn rất mới. Tất cả các thiết bị nâng đều có. + Lắp đặt hệ thống chuông báo khi vận hành thiết bị, có hệ thống khống chế quá tải, khống chế góc nâng cần để bảo vệ cho người lao động. + Lắp đặt hệ thống chạy điện cho cần trục vận hành + Các máy được áp dụng bộ phận nối không để phòng ngừa sự cố về điện. + Các thiết bị nâng đều đã qua kiểm định và được cấp phép sử dụng. + Các thiết bị nâng đều được bảo trì định kỳ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong khi công nhân sử dụng. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra độ ổn định của thiết bị. Tất cả các công nhân vận hành đều được học quy tắc vận hành máy an toàn. b. An toàn cơ khí Bảng thống kê MMTB STT Tên MMTB Số lượng Công suất Nước sản xuất 1 Cừ Lassen 380 tấn 2,5 kw D= 32m T.Quốc 2 Máy uốn, cắt sắt các loại 5 Nhật 3 Máy mài, cửa các loại 10 Nhật Về lĩnh vực cơ khí, Công ty sử dụng nhiều loại máy khác nhau. Hầu hết các loại máy này còn mới, được nhập từ Nhật là nước có nền công nghệ tiên tiến nên đảm bảo an toàn. Ngoài ra các thiết bị máy móc này đều được trang bị nội quy an toàn. Người lao động đã qua huấn luyện mới cho phép sử dụng. c. An toàn điện Bảng thống kê MMTB STT Tên MMTB Số lượng Công suất Nước sản xuất 1 Máy ép cọc 2 250 tấn Liên Xô 2 Máy khoan mồi ép cọc 3 Liên Xô 3 Súng bắn thử mác bê tông 2 Thuỵ Điển 4 Máy hàn 15k VA 12 15 KVA Việt Nam Để đảm bảo an toàn cho công nhân khi làm việc, Công ty đã: + Thiết kế hệ thống chống sét và chống điện áp cao lan truyền vào các khu vực xây dựng. + Các hệ thống điện đi trong công trường đều được bọc cách điện và thường xuyên được kiểm tra để đề phòng tai nạn điện. + Phần mang điện của các thiết bị, máy móc sử dụng điện đều được bọc, bọc cách điện và có hệ thống nối đất, nối không bảo vệ. + Các thiết bị đều đã có hướng dẫn sử dụng bảng nội quy an toàn. + Các thiết bị mới trang bị nên còn mới. + Tất cả các công trình đều được trang bị tủ điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về điện năng cho các thiết bị hoạt động đồng thời làm cho điện chạy vào công trình an toàn hơn. 2. Công tác Phòng chống cháy nổ - Cháy nổ là một sự cố rất dễ xảy ra khi có đủ 3 yếu tố cho sự cháy. Đó là chất cháy (xăng, dầu, than, củi…), Ôxy (luôn có trong không khí và chiếm 21% diện tích không khí), nguồn cháy (nguồn nhiệt phát ra từ các máy móc, lò điện….). Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ, Ban giám đốc Công ty luôn quan tâm tới công tác Phòng chống cháy nổ. Căn cứ Điều I pháp lệnh quy định việc quản của Nhà nước về vấn đề phòng chống cháy nổ: “phòng chống cháy nổ là nghĩa vụ của CBCNV, trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy. Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã có quyết định số 133/CTP – PCLB quy định trách nhiệm về công tác phòng chống cháy nổ ở các đơn vị, tổ, đội và thành lập ban chỉ huy PCLB. a. Tổ chức lực lượng phòng chống cháy nổ của Công ty Đội PCCN của công ty gồm 19 người được phòng PC23 Công an thành phố Hà Nội huấn luyện và hướng dẫn kỹ càng về kiến thức về PCCC và cách sử dụng các trang thiết bị PCCC. Để thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, Công ty đã thực hiệncác biện pháp sau: + Tuyên truyền vận động CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy ước, phòng ban PCCC, đồng thời hướng dẫn họ biết phòng cháy chữa cháy thông thường bằng mọi hình thức như mở hội nghị chuyên đề về công tác PCCC, dán Panô, áp phích tuyên truyền. + Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ PCC, thường xuyên tập luyện các phương án chữa cháy tại chỗ theo quyết định 230 Bộ nội vụ ngày 29/04/1998. + Tất cả các hội viên có trách nhiệm thu nhập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức lý thuyết sau khoá học do công ty mời phòng PC23 về huấn luyện và trang bị kiến thức về PCCC. Từ đó phổ biến lại cho các tổ viên PCCC của các tổ đội trong công ty. + Tổ chức cứu chữa kịp thời các vục háy xảy ra và tham gia hỗ trợ lực lượng chống cháy chuyên nghiệp cứu chữa các vụ cháy lớn. + Tuần tra canh gác bảo vệ hiện trường cháy, giúp các cơ quan điều tra xác minh nguyên nhân cháy. + Công ty ban hành các nội quy cụ thể về công tác PCCC. b. Vấn đề trang bị phương tiện chữa cháy Do nhận thức đầy đủ về mối nguy hại do ngọn lửa gây ra nên Công ty đã có sự đầu tư rất lớn vào công tác PCCC. Công tác PCCN được công ty đặc biệt quan tâm tại mọi điểm như công trình, văn phòng làm việc đều có những phương tiện chữa cháy thích hợp, các biển báo, biển cấm được trang bị đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt về an toàn PCCC. Các tổ, đội có đội PCCC tại chỗ và chịu sự chỉ huy thống nhất của Ban chỉ huy PCCC. Các thao tác cơ bản về sử dụng các dụng cụ chữa cháy tại chỗ được hướng dẫn cụ thể đến từng CBCNV. Ngoài ra Công ty còn mời các cán bộ PCCC đến nói chuyện cũng như phổ biến công tác PCCC và kinh nghiệm phòng ngừa về công tác này cho lực lượng PCCC. Công ty đã quan tâm mua sắm, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dụng cụ này được bảo quản tốt, thường xuyên được kiểm tra cả về số lượng và chất lượng để kịp thời bổ sung theo đúng nguyên tắc của PCCC. c. Kỹ thuật vệ sinh lao động - Do đặc thù Công ty là một đơn vị xây dựng nên các yếu tố về kỹ thuật vệ sinh chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào môi trường tự nhiên tại nơi thi công công trình. * Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng - Về nhiệt độ: Nhiệt độ không khí nói chung phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời nơi đơn vị tổ chức thi công vì vậy không vượt quá TCCP. - Về độ ẩm và vận tốc gió đạt TCCP - Vấn đề vi khí hậu troing môi trường lao động của tổ đội của công ty nói chung phụ thuộc vào tình hình khí hậy tự nhiên nên đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. - Về ánh sáng: ngoài ánh sáng tự nhiên, công ty còn trang bị cả ánh sáng nhân tạo tại nhiều nơi của công trình nên đảm bảo ánh sáng luông trong TCCP. * Tình hình tiếng ồn Nơi đơn vị thi công, tiếng ồn phát ra từ các máy, thiết bị khi hoạt động. Tuy nhiên các máy móc của Công ty chủ yếu mới được trang bị và là loại máy móc tốt, nhập khẩu nên độ ồn không lớn và luôn nằm trong TCCP. * Bụi - Công ty là một đơn vị xây dựng nên rất nhiều bụi từ nguyên vật liệu, tại công trình vì vậy nên vấn đề phòng chống bụi là rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh lao động cho người lao động tránh tình trạng người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Qua kiểm tra cho thấy bụi tại những địa điểm sàng cát luôn vượt quá TCCP. Vì vậy công ty đã trang bị cho người lao động các trang thiết bị bảo vệ cá nhân như kính, khẩu trang, mũ…. Ngoài ra Công ty còn có chế độ bồi dưỡng kịp thời cho những người làm việc tại khu vực có nồng độ bụi cao. * Nước thải và chất thải rắn Nơi các đơn vịthi công và sản xuất luôn có 2 loại chất thải là chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Vì vậy vấn đề thu gom rác thải nơi đơn vị thi công là một vấn đề rất quan trọng góp phần đảm bảo vệ sinh lao động cho người lao động để họ yên tâm sản xuất. Công ty đã có bố trí xe thu gòm rác thải tại các công trình xây dựng cho nên luôn đảm bảo môi trường luôn trong sạch làm nâng cao năng suất; góp phần đảm bảo môi trường lao động luôn trong sạch. Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực và luôn luôn đầu tư thích đáng cho việc cải thiện điều kiện, môi trường làm việc dảm bảo sức khoẻ an toàn cho người lao động. Cụ thể công ty đã từng bước trang bị nâng cấp nội thất, ánh sáng nơi làm việc, vệ sinh công nghiệp được làm định kỳ. Chú trọng làm đẹp cảnh quan trụ sở văn phòng nhằm tạo dựng bầu không khí sạch đẹp. Ngoài ra Công ty còn cho phun thuốc diệt muỗi trong khu vực cơ quan, nạo vét cống rãnh thoát nước trước và sau mùa mưa phòng ngừa đến mức tối đa dịch bệnh. Trên các công trình thường xuyên được kiểm tra và thực hiện tốt về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường nơi ăn ở và làm việc của công nhân cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực lân cận. 3. Phương tiện đảm bảo cá nhân Điều 101 chương IX bộ luật lao đọng quy định “Người lao động làm việc trong yếu tố nguy hiểm độc hại phải được cấp đầy đủ PTBVCN, NSDLĐ phải đảm bảo các PTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy định của pháp luật. Do đặc tính sản xuất kinh doanh của công ty có những yếu tố nguy hiểm nên ngoài những biện pháp KTAT công ty còn trang bị cho CBCNV các công trình những PTBVCN phù hợp với việc của mỗi người lao động. Hàng năm, công ty đều lập kế hoạch Bảo hộ lao động cùng với kế hoạch sản xuất dự trù, việc lập kế hoạch trang bị bảo hộ lao động cho người công nhân là một việc không thể thiếu trong kế hoạch Bảo hộ lao động. Công ty cấp đầy đủ các quy trình, quy phạm an toàn theo quy định của Nhà nước, với các nội quy vận hành, hướng dẫn sử dụng đối với các máy móc, thiết bị sản xuất, bốc dỡ và tổ chức kiểm định thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đặc biệt tỏng quá trình thi công xây dựng mới, cải tạo hợp đồng bảo hộ lao động yêu cầu các tổ, đội có quyết định phân công trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện các quy định về an toàn lao động và trách nhiệm trước pháp luật về các sự cố mất an toàn về người và tài sản. Trong các hồ sơ hợp đồng công ty luôn luôn yêu cầu các bên tham gia phải có sự thuyết minh đầy đủ về biện pháp thi công đảm bảo chặt chẽ về sự an toàn lao động vệ sinh môi trường cũng như các phương án giữ vệ sinh và an toàn cho các khu vực xung quanh. Trong năm 2007 công ty đã tu tạo văn phòng làm việc cải tạo kho chứa vật liệu. Hệ thống kỹ thuật phòng chống cháy nổ, chống sét đã được thực hiện đầy đủ và được kiểm định của cơ quan chuyên môn. Người lao động làm việc được trang bị đầy đủ với các phương tiện làm việc cũng như bảo hộ lao động nhằm giảm bớt sức lao động, tạo điều kiện làm việc đảm bảo sức khoẻ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. (xem bảng thống kê chi phí công tác Bảo hộ lao động Phần III). Ngoài ra công ty cũng có các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh chung cho khu vực thi công và văn phòng làm việc. Máy móc thiết bị thi công được bảo dưỡng định kỳ, những thiết bị đòi hỏi phải được kiểm định theo quy phạm an toàn, kỹ thuật an toàn của Sở Lao động TBXH cùng thực hiện triệt để. 4. Tình hình chăm sóc sức khoẻ người lao động và các biện pháp khắc phục phòng người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. a. Tình hình chăm sóc sức khoẻ người lao động Do đặc thù của Công ty là một đơn vị xây dựng mà các công ty xây dựng nằm rải rác trên khắp miền Bắc, hơn nữa lại chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường tự nhiên nên không tránh khỏi những sơ suất trong công tác bảo hộ lao động. Song được sự quan tâm và đầu tư của ban giám đốc Công ty nên từ khi thànhlập tới nay không có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra. Việc thực hiện trang bị bảo hộ lao động và chế độ bồi dưỡng chống độc hại được Công ty thực hiện chu đáo. Các quy định về sử dụng lao động (ký hợp đồng lao động, khám sức khoẻ, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của người lao động…) theo luật Lao động luôn luôn được Công ty thực hiện nghiêm chỉnh đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tổ chức khám sức khoẻ cho công nhân mới với sự tham gia đông đủ, nhiệt tình. Đợt khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân toàn công ty trong năm 2007 vừa qua đã không có trường hợp nào bị bệnh nghề nghiệp. Bảng phân loại sức khoẻ lao động Năm 2007 Loại Số người I II III, IV 108 220 132 Số tiền chi cho việc khám sức khoẻ là 19.500.000đ Trị giá số thuốc cấp phát tại Y tế cơ quan và trang bị tủ thuốc tại Công trình là 9.000.000đ. Công ty mua BHYT 100% cho cán bộ, công nhân viên với số tiền là 286.641.000đ. Công ty tổ chức cho cán bộ CNV tham quan nghỉ mát theo chế độ với khả năng hiện có. Tổng số tiền chi cho công tác này là 86.400.000đ. Quần áo BHLĐ, các phương tiện phòng hộ cá nhân cho mọi chức danh nghề nghiệp mà Nhà nước quy định cho người lao động. Số tiền chi cho công tác này là 63.504.000đ. Để khuyến khích các cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn lao động từ công ty đến xưởng, trạm, công ty đã phụ cấp hàng tháng cho mỗi người là 100.000đ/người/tháng. 5. Tình hình tuyền truyền, giáo dục, huấn luyện về Bảo hộ lao động Do nhận thức đầy đủ về yêu cầu và tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới nên hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động khá phong phú, đã mở được nhiều lớp với số người tham gia đông đảo. Công ty quy định mỗi năm 1 lần mở lớp tổ chức huấn luyện cho người lao động đầy đủ về nội dung về Bảo hộ lao động cần thiét và sát thực tế công việc. Sau khoá học phải sát hạch kiểm tra, được cấp chứng chỉ nếu đạt. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các buổi hội thảo làm nâng cao trình độ cán bộ, góp phần nâng cao về ý thức lao động. Căn cứ vào các văn bản páhp quy về Bảo hộ lao động của BLLĐ, Công ty đã cụ thể hoá bằng các văn bản thực hiện trong Công ty cũng như việc phân công, phân cấp trách nhiệm đến từng phòng ban, tổ, đội, cá nhân cụ thể trong việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế phân cấp cụ thể. Việc thực hiện các chế độ Bảo hộ lao động rất nghiêm túc, có nề nếp từ nhiều năm đã đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản cũng như đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch chính của Công ty. Công ty đã thực hiện huấn luyện tập huấn ATV vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên, ATVSV. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về bảo hộ lao động của công ty, liên đoàn lao động thành phố…. Công ty thành lập Hội đồng bảo hộ lao động gồm 6 đồng chí. Trong đó có đồng chí phó giám đốc công ty làm chủ tịch Hội đồng với sự tham gia của công đoàn cơ sở, các trưởng phòng ban trong công ty và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giúp việc, dưới các XN thành viên có ban ATLĐ và mạng lưới ATV, đồng thời công ty luôn luôn củng cố mạng lưới ATV với 35 đồng chí ở các đơn vị cơ sở làm nòng cốt cho việc thực hiện tham gia công tác bảo hộ lao động. Đặc biệt ở các công trình nhà cao tầng công ty đều có quyết định thành lập tiểu ban an toàn lao động, mạng lưới, mạng lưới ATVSV và có một cán bộ đặc trách an toàn lao động của công trình. Các thành viên trong tiểu ban chính là CBKT thi công. Công ty đã tổ chức học tập về công tác Bảo hộ lao động cho người sử dụng lao động và cán bộ công nhân viên trong Công ty; Ngoài ra tại các công trình Hội đồng bảo hộ lao động công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động cho 100% công nhân tham gia xây dựng công trình, đối với công nhân vận hành thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công ty tổ chức mời thầy giáo lên lớp và tổ chức kiểm tra chấm điểm và cấp thẻ an toàn lao động cho công nhân đạt kết quả huấn luyện. iii. đánh giá nhận xét chung về nguyên nhân của những tồn tại * Việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động Công ty luôn thực hiện tốt các nội dung về Bảo hộ lao động của thông tư số 14/TTLB – BLĐTBXH – BYT – TLĐLĐVN. Với tất cả những việc đã làm được về công tác Bảo hộ lao động, trong năm qua công tác không để trường hợp tai nạn lao động nào xảy ra, không có người mắc bệnh nghề nghiệp, không để xảy ra sự cố về cháy nổ. 1. Đánh giá, nhận xét chung a. Lãnh đạo Công ty - Lãnh đạo Công ty đứng đầu là giám đốc đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động nên đã rất chú trọng đến việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. Ban giám đốc Công ty đặc biệt coi trọng công tác Bảo hiểm lao động, có kế hoạch định hướng và biện pháp tổ chức rất bài bản cụ thể. Trang bị đầy đủ PTBVCN, cải tiến kỹ thuật để có dây truyền sản xuất phù hợp, thuận tiện cho người công nhân. Công ty có ý thức chuẩn bị từ xa. + Tổ chức hội thảo Khoa học kỹ thuật hàng năm + Năm 2007 có nhiều lần tổ chức cho tất cả cán bộ chủ chốt, cán bộ KT đi tham quan, học hỏi cả về kỹ thuật tổ chức thi công và công tác an toàn lao động – vệ sinh môi tường tại các công trình nội bộ giữa các tổ đội được thực hiện thường xuyên. b. Đời sống CBCNV Công ty là một đơn vị luôn quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất của anh em cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Vì vậy đời sống của CBCNV trong toàn Công ty ngày càng được cải thiện và ổn định. c. Việc chấp hành văn bản pháp luật Công ty luôn chấp hành đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh những mặt đã làm được về công tác Bảo hộ lao động còn tồn tại những hạn chế như. - Môi trường lao động vẫn bị ô nhiễm bởi các yếu tố như bụi, chất thải công trương….. - Vệ sinh môi trường có những lúc chưa đạt yêu cầu, nhất là giai đoạn cuối công tác hoàn thiện. - Hệ thống điện động lực chiếu sáng chưa được quy hoạch, thiết kế để quản lý sử dụng trong thi công. - ý thức giác ngộ của môt số bộ phận công nhân chưa tốt. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do - ở Công ty ký hợp đồng với thầu phụ không thể hiện về trách nhiệm pháp lý công tác Bảo hộ lao động của Nhà thầu phụ mà ghi chung chung “Đảm bảo an toàn lao động”. Như vậy, không triệt để và chi tiết cụ thể về vai trò của An toàn lao động đối với người công nhân. - Một số công trình do Giám đốc hay phó Giám đốc chủ nhiệm thi công công trình do thời gian có mặt ở công trình bị hạn chế nên việc chỉ đạo và tiếp thu giải quyết những yêu cầu kĩ thuật an toàn cũng như hỗ trợ về mặt tài chính chưa kịp thời. - Chủ nhiệm công trình, đặc trách an toàn lao động ở công trình, thời gian công tác còn ngắn và kinh nghiệm quản lý còn ít, nhất là trong công tác tổ chức thi công nhà cao tầng nên biện pháp về an toàn lao động còn yếu và còn xem thường. Phần iii Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo hộ lao động 1. Về biện pháp tổ chức công tác Bảo hộ lao động Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan quản lý cấp ngành với công đoàn để thực hiện công tác BHLĐ - xây dựng một số hệ thống tổ chức quản lý thống nhất có hiệu lực đối với công tác Bảo hộ lao động. Công ty nên có biện pháp khuyến khích thích đáng đối với các trường hợp thực hiện tốt công tác Bảo hộ lao động và xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp cố tình vi phạm nội quy công tác Bảo hộ lao động. Cần cải thiện điều kiện lao động tốt hơn: Hệ thống điện động lực điện chiếu sáng chưa được quy hoạch thiết kế để quản lý sử dụng trong thi công. Vệ sinh môi trường có những lúc chưa đạt yêu cầu nhất là giai đoạn cuối công tác hoàn thiện. Lắp đặt hệ thống bao che an toàn đối với thiết bị có yếu tố nguy hiểm. 2. Chế độ bảo hộ lao động Cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công nhân thực hiện tốt các nội quy, quy định về an toàn lao động, quản lý, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện công tác bảo hộ lao động tại mỗi công trình thi công. ý kiến chung - Công ty cần thường xuyên trang bị và nâng cấp các thiết bị, máy móc, nhà xưởng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về Bảo hộ lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời những vi phạm về Bảo hộ lao động. - Quán triệt thêm 1 bước về nhận thức tầm quan trọng của công tác này. - Củng cố mạng lưới chuyên trách và mạng lưới an toàn viên từ cấp công ty đến công trình. - Kiên quyết chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại năm 2007. - Thực hiện nghiêm quy chế khen thưởng. - Tuyên truyền giáo dục người lao động thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. - Tập huấn, huấn luyện công tác Bảo hộ lao động cho khối quản lý thi công. - Xây dựng biện pháp kỹ thuật an toàn chi tiết cho từng công việc cụ thể và đôn đốc kiểm tra thực hiện. - Hướng dẫn cán bộ đặc trách an toàn lao động tại Công trình, lập và quản lý hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp. Kết luận Qua thời gian học tập tại các trường em đã lĩnh hội những kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động và ba tháng thực tập tìm hiểu thực tế các vấn đề về công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế BIC, em nhận thấy rằng: Công tác Bảo hộ lao động đóng một vai trò quan trọng trong lao động sản xuất là một trong những chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tại công ty, công tác BHLĐ được ban lãnh đạo cũng như các ban ngành, đoàn thể trong công ty chú trọng thực hiện. Mặc dù có những hạn chế song do nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của công tác Bảo hộ lao động, đến nay Công ty đã có những bước tiến đang phấn khởi trong việc cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Ban lãnh đạo Công ty luôn phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc thực hiện các chế độ chính sách Bảo hộ lao động cho người lao động, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhất định. Tìm hiểu thực trạng về công tác, BHLĐ tại công ty nói chung, nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế, góp phần cải thiện điều kiện làm việc. Phiếu lấy ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: LT2QL1 Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế BIC. Thời gian thực tập: 10 tuần 1- Số ngày thực tập sinh viên đã đăng ký vơi đơn vị tính trên 01 tuần: o1 ngày o 2 ngày o 3 ngày o 4 ngày o5 ngày o6 ngày 2- Tỉ lệ thời gian có mặt của sinh viên tại nơi thực tập so với số ngày đã đăng ký: o 80% 3- Sinh viên thực tập có tham gia thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn không? o Có o Không 4- Khả năng vận dụng kiến thức vào công việc chuyên môn được giao: o Rất tốt o Tốt o Trung bình o Yếu o Rất yêú 5- Khả năng xử lý các tình huống phát sinh ngoài dự kiến: o Rất tốt o Tốt o Trung bình o Yếu o Rất yêú 6- ý thức học hỏi kinh nghiệm làm việc trong quá trình thực tập: o Rất tốt o Tốt o Trung bình o Yếu o Rất yêú 7- Mức độ chính xác của các thông tin trong báo cáo thực tập: o Chính xác o Chưa hoàn toàn chính xác 8- Tính khả thi của các giải pháp, kiến nghị đối với đơn vị: o Rất tốt o Cao o Trung bình o Thấp o Rất thấp 9- Quan hệ với các cán bộ, nhân viên tại nơi thực tập: o Rất tốt o Tốt o Trung bình o Yếu o Rất yếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32938.doc
Tài liệu liên quan