Trong những năm gần đây, sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Và hơn nữa đặc biệt là trong xu thế hôị nhập kinh tế quốc tế, khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì các doanh nghiệp trong nước đứng trước không chỉ cơ hội mà còn khó khăn thử thách lớn. Chính điều đó buộc các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo trong việc điều chỉnh phương hướng kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có để giành được ưu thế trên thương trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.300
9.500
(Nguồn: Phòng Thương Mại)
* Chính sách thanh toán
Hiện nay, Công ty đang thực hiện các chính sách thanh toán như trả ngay, trả chậm, tạm ứng, chuyển khoản. Tuỳ theo khách hàng mà Công ty có hình thức thanh toán phù hợp.
- Đối với các cơ sở làm bún, bánh trong tỉnh Công ty cho trả chậm lấy chuyến trước trả tiền chuyến sau.
- Đối với khách hàng lấy lượng ít (dưới 20 tấn), khi khách hàng yêu cầu Công ty cho xe chở hàng đến và thanh toán ngay.
- Còn đối với các đơn vị như Bộ đội Hải quân Hải Phòng, sư đoàn 395 khi lấy hàng thì làm hợp đồng vì lượng hàng mà những đơn vị này lấy thường lớn từ 40 tấn trở lên. Công ty giao hàng trước, sau đó 7 hoặc 10 ngày sau các đơn vị này sẽ thanh toán theo hợp đồng và chuyển tiền vào tài khoản của Công ty.
- Các công ty lương thực Bắc Giang, Vĩnh Phúc đến Công ty khảo sát xem mẫu gạo rồi kí hợp đồng. Và họ thanh toán trước cho Công ty 60%, sau khi đơn hàng hoàn thành thì sẽ thanh toán khoản còn lại.
Bảng 17: Các hình thức thanh toán
(Đơn vị : 1000 đồng)
STT
Hình thức thanh toán
Năm
2004
2005
2006
1
Chuyển khoản
2.049.915
1.905.293
3.346.547
2
Trả ngay
13.014.239
11.009.580
19.166.571
3
Tạm Ứng
2.317.688
1.917.845
2.969.961
4
Trả chậm
752.578
626.050
1.089.475
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn vào bảng trên ta thấy hình thức thanh toán chính của Công ty là tiền ngay tức là khi khách hàng lấy hàng Công ty cho xe vận chuyển và lái xe thu tiền ngay về, trả chậm chỉ chiếm một tỉ lệ ít nhất.
2.4. Các giải pháp liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng mua của khách hàng và đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm cần thiết. Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống của con người ngày càng được nâng cao nhu cầu về gạo chất lượng ngày càng tăng nên Công ty cần phải có các biện pháp để nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau đây là một số biện pháp mà Công ty đã áp dụng để nâng cao chất lượng gạo.
* Thay đổi máy móc thiết bị
Những năm trước Công ty dùng máy xay xát với công suất nhỏ (1- 2 tấn/ giờ), chất lượng không đảm bảo, nhiều hạt gẫy, tỷ lệ gạo nguyên ít, còn lẫn nhiều tạp chất. Nhưng do mở rộng quy mô và sự đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng gạo năm 2005 Công ty đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, đó là dàn máy xay xát liên hoàn của Bùi Văn Ngọ. Dàn máy này hiện đại hơn có công suất lớn gấp hai lần công suất máy trước, chất lượng gạo làm ra tốt hơn, có bộ phận phân loại hạt làm cho tỷ lệ hạt gẫy, lẫn tạp chất giảm.
*Thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào
Muốn sản phẩm gạo làm ra có chất lượng thì yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định là phải có nguyên liệu đầu vào tốt (thóc). Trong công ty có cử ra bộ phận thu mua thóc. Hàng năm cứ vào khoảng tháng 6, 7, 11, 12 sau khi người nông dân thu hoạch xong thì bộ phận này có nhiệm vụ đến các đại lý ở các xã thông báo về kế hoạch mua hàng như mua loại thóc gì, số lượng bao nhiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra là gì. Sau đó các đại lý đi gom thóc tại các hộ gia đình rồi về bán cho Công ty. Công ty đem kiểm tra chất lượng thóc rồi đưa vào bảo quản trong kho. Để hoạt động thu mua này được thuận tiện tránh trạng thiếu hàng, hàng kém chất lượng Công ty đã thiết lập tốt quan hệ bạn hàng với các đại lý ở các xã, cho họ hưởng những ưu đãi. Chính vì thế mà hoạt động thu mua thóc của Công ty khá thuận tiện và thóc mua đảm bảo chất lượng như yêu cầu.
Mặt khác, để đa dạng các loại gạo và có thêm nhiều gạo chất lượng hơn thì Công ty đã tiến hành thu mua thóc mới, chất lượng, bởi vì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo là giống lúa. Những năm qua giống lúa ở Thái Bình trồng chủ yếu là lúa có năng suất, ít chú ý đến chất lượng nên gạo chế biến của Công ty chủ yếu là gạo đại trà, giá rẻ chất lượng trung bình, thấp. Năm 2006 Thái Bình đã có thêm giống lúa mới - Giống lúa Hương Cốm do PGS.TS Nguyễn Thị Trâm-viện sinh học-Đại học NNo I Hà Nội lai tạo và chọn lọc. Giống được lai tạo với sự kết hợp của nhiều nguồn gen quý như Nàng thơm, Jasmin.. Hương Cốm là gạo vừa có mùi thơm của cốm, khác mùi thơm của BT 7, của tám ấp bẹ hương nhài, vừa dẻo ngon. Đây là giống lúa mới của Thái Bình và Công ty mới chế biến tạo ra gạo Hương Cốm vào tháng 5/2006. Đây là gạo thơm, dẻo, ngon mới bán ra thị trường đã đạt doanh thu 113.403 nghìn đồng. Trong mấy năm tới nhu cầu về gạo này sẽ còn tăng hơn nữa.
2.5. Các giải pháp về giá
Giá cả là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Ở mỗi khu vực thị trường Công ty đều có đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung giá mà các đối thủ đưa ra đều thấp hơn giá của Công ty một chút.
* Tại thị trường Bắc Giang
Công ty có hai đối thủ chính là gạo Miền Nam và gạo Thanh Hoá. Hai loại gạo này về chất lượng không bằng gạo của Công ty nhưng giá rẻ hơn của Công ty.
Bảng 18 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Bắc Giang
(Đơn vị: Đồng)
Gạo
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Thanh Hoá
Miền Nam
Công
ty
Thanh Hoá
Miền Nam
Công
ty
Thanh Hoá
Miền Nam
Công
ty
Gạo ăn
3357
3337
3387
3545
3525
3565
3789
3770
3814
Gạo rượu
3201
3231
3529
3549
3634
3659
(Nguồn: Phòng Thương Mại)
* Tại thị trường Vĩnh Phúc
Ở thị trường này đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là gạo Hưng Yên, Miền Nam, Ninh Bình
Bảng 19 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Vĩnh Phúc
(Đơn vị: Đồng)
Gạo
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Ninh
Bình
Hưng
Yên
Công
ty
Ninh
Bình
Hưng
Yên
Công
ty
Ninh
Bình
Hưng
Yên
Công
ty
Q
3392
3414
3402
3573
3600
3580
3863
3859
3874
Tám thơm
6086
6106
6096
6472
6489
6479
6904
6895
6915
Tạp giao
3486
3511
3496
3748
3775
3755
3863
3859
3874
Bắc thơm
4363
4388
4373
5306
5328
5313
5221
5212
5232
(Nguồn : Phòng Thương Mại)
Nhìn vào bảng 18 ta thấy giá gạo của Công ty ở thị trường Bắc Giang cao hơn giá gạo của Thanh Hoá và Miền Nam nhưng chất lượng gạo của Công ty tốt hơn, được ưa chuộng hơn. Gạo Miền Nam giá rẻ, nhưng ăn không ngon, nhạt cơm, nhão và hay khê còn gạo của Thanh Hoá dùng để làm hàng thì thường bạc bụng, ít bột, bén nồi không nở như gạo Công ty.
Nhìn vào bảng 19 ta thấy giá gạo của Công ty cũng cao hơn giá gạo của Ninh Bình, Hưng Yên. Mặc dù hai tỉnh này trồng lúa không nhiều như Thái Bình nhưng giá rẻ hơn là do cước vận chuyển từ Ninh Bình, Hưng Yên sang Vĩnh Phúc rẻ hơn của Công ty. Song số lượng hàng của các tỉnh này không nhiều vì còn phục vụ nhu cầu trong tỉnh nên không đáp ứng được những đơn hàng lớn. Mặc dù giá bán của Công ty cao hơn so với các tỉnh khác nhưng so với các cơ sở khác trong tỉnh thì giá bán của Công ty rẻ hơn. Có được điều đó là do Công ty đã áp dụng hai biện pháp để giảm giá bán:
- Chọn hình thức tự vận chuyển:
Trong Công ty có gần 30 xe cỡ lớn nhỏ khác nhau: 4 chiếc 6 tấn, 3 chiếc 8 tấn, 5 chiếc IF 2 tấn, 2 chiếc 21 tấn, 2 chiếc 40 tấn và 6 xe đầu kéo 50 tấn, 5xe con. Do có đa dạng phương tiện vận chuyển nên khi khách hàng yêu cầu là Công ty có thể đáp ứng được ngay không mất thời gian chờ đợi thuê xe. Hơn nữa việc thuê xe cước vận chuyển cao hơn nên dẫn đến giá bán cao hơn. Có ưu thế về vận chuyển nên giá gạo của Công ty cũng thấp hơn giá gạo của những cơ sở khác trong tỉnh.
- Tận dụng vận chuyển hai chiều để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Công ty khi đi giao gạo đến các thị trường đồng thời cũng lấy hàng từ đó về.Ví dụ như đi Bắc Giang thì lấy Đạm Hà Bắc về, đi Hải Phòng thì lấy đạm, kaly, cám từ cảng Hải Phòng về, đi Vĩnh Phúc thì lấy lân Lâm Thao. Do Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng nên đã tận dụng được xe vận chuyển, giảm tình trạng xe không tải về, tiết kiệm chi phí dẫn đến giá giảm hơn so với các cơ sở khác trong tỉnh.
Bảng 20: Giá cước các hình thức vận chuyển năm 2006
(Đơn vị : Đồng/ kg)
Thị trường
Tự vận chuyển
Thuê vận chuyển
Vận chuyển 2 chiều
Bắc Giang
90
110
60
Hải Phòng
60
70
40
Vĩnh Phúc
120
140
70
Quảng Ninh
100
120
55
(Nguồn: Phòng Kinh doanh vận tải)
3.NHẬN XÉT
3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân
Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần Lam Sơn đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là hoạt động tiêu thụ gạo.
Công ty đã thiết lập được quan hệ bền chặt với khách hàng, có nhiều khách hàng trung thành. Cùng với việc thay đổi máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng gạo lượng tiêu thụ mỗi năm đều tăng lên kéo theo doanh thu tăng, góp phần phát triển Công ty. Và đặc biệt năm 2006 lượng tiêu thụ đạt 7.134 tấn tương ứng với 26.572.554 nghìn đồng.
Công ty đã mở rộng thêm các loại gạo để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của khách hàng đặc biệt là năm 2006 Công ty đưa ra loại gạo mới Hương Cốm thơm, ngon, dẻo đã được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng.
Công ty đã xác định và nắm rõ được cơ cấu doanh thu của từng loại gạo, biết được thị trường tiêu thụ từng loại gạo để đáp ứng chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Để đạt được những thành tựu nói trên là do Công ty đã luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu, đội ngũ lao động làm việc nhiệt tình với phương châm " Phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng", " Khách hàng là thượng đế ", cơ sở vật chất ổn định, nhiều phương tiện vận chuyển…Công ty cần phát huy những mặt mạnh của mình để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở miền bắc mà còn ở khắp cả nước.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong công tác tiêu thụ gạo. Thị trường tiêu thụ gạo của Công ty còn hạn hẹp, mới chỉ ở các tỉnh phía bắc chưa mở rộng ra thị trường miền trung và nam. Công ty chưa quan tâm, tìm kiếm, khai thác khách hàng, thị trường mới. Chính điều đó sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Hơn nữa mặt hàng gạo tiêu thụ chủ yếu ở Công ty là gạo giá rẻ, chất lượng trung bình và thấp, gạo ngon chất lượng cao tiêu thụ chưa được nhiều. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau :
Thứ nhất, Công tác nghiên cứu thị trường trong công ty chưa tốt nhất là nghiên cứu cầu. Công ty mới chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng truyền thống lâu năm, chưa nghiên cứu nhu cầu hay tìm kiếm vùng thị trường và khách hàng mới. Công ty không chủ động nghiên cứu thị trường mà đợi khách hàng đặt hàng qua điện thoại rồi đáp ứng.
Thứ hai, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì phải kể đến các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Nhưng công tác này Công ty vẫn chưa thật sự quan tâm.
Thứ ba, gạo Thái Bình nói chung và gạo Công ty Lam Sơn nói riêng chưa có thương hiệu trên thị trường. Đây là khó khăn cho Công ty trong hoạt động tiêu thụ.
Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh từ các cấp lãnh đạo đến phòng ban, phân xưởng chưa chặt chẽ. Ban lãnh đạo trong Công ty chưa thấy rõ được sự cần thiết của marketing trong hoạt động tiêu thụ nên hiệu quả thu được chưa cao.
Trong thời gian tới, Công ty phải có những biện pháp để giải quyết tốt những hạn chế nêu trên để từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty năm 2007 và những năm tiếp theo
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII về phương hướng phát triển kinh tế xã hội từ năm 2007 -2010 trọng tâm là:
Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển xã nghề. Đảm bảo mức thu nhập bình quân đến năm 2010 là 1.000 USD/ người/ năm. Công ty cổ phần SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu sau:
Tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà máy phân bón cao cấp có uy tín ở trong nước như: Nhà máy phân bón Hoá chất Cần Thơ, công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, công ty TĂGS Lái Thiêu Bình Dương để mua những sản phẩm phân bón, thức ăn chăn nuôi có chất lượng, giá cả hợp lý để cung ứng kịp thời cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh, tiến tới liên doanh với nhà máy phân bón cò bay, xây dựng nhà máy phân bón tại Thái Bình, tỷ lệ góp vốn 50/50.
Liên doanh liên kết với các trường như đại học nông nghiệp, trung cấp nông nghiệp Thái Bình, gửi đào tạo những cán bộ trẻ có năng lực và khuyến khích tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học có nhu cầu làm việc tại Công ty với mức lương thoả đáng và hợp lý.
Xây dựng khu nhà ở và nghỉ ngơi cho công nhân với 12 phòng khang trang sạch đẹp tiếp tục duy trì quỹ khen thưởng phúc lợi mỗi năm 120 triệu đồng.
Phấn đấu đạt tổng doanh thu 300 tỷ và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đổi mới thiết bị công nghệ xây dựng mới cải tạo cơ sở vật chất, mở rộng đại lý phân phối phân bón và thức ăn chăn nuôi trên toàn miền Bắc.
Đầu tư phát triển mở rộng kinh doanh các ngành nghề buôn bán ô tô và điện máy, điện lạnh để thu hút thêm mỗi năm từ 15 đến 20 lao động đảm bảo có việc làm thường xuyên, tăng doanh thu cho công ty, tăng mức nộp ngân sách cho Nhà nước.
Kết hợp cùng với trung tâm khuyến nông tỉnh và các HTX trong tỉnh thử nghiệm mô hình trình diễn xây dựng cánh đồng lúa đặc sản có năng suất cao để xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình năm 2007.
Trên đây là những việc đang và sẽ làm tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình đồng thời cũng là kế hoạch kinh doanh sản xuất và phương hướng của Công ty năm 2007 và những năm tiếp theo.
1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007 – 2010
Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ Công ty không những duy trì mà còn phải phát triển, mở rộng thị trường. Việc mở rộng thị trường có ý nghĩa quan trọng, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời thúc đẩy hoạt động khác phát triển. Và để mở rộng thị trường Công ty phải tiến hành dự báo nhu cầu về các mặt hàng từ đó lập ra các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty không chỉ dự báo nhu cầu về sản phẩm gạo do Công ty chế biến mà dự báo về các sản phẩm do Công ty làm đại lý như mặt hàng thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của bà con nông dân.
*Đối với mặt hàng lương thực (gạo): Gạo là mặt hàng lương thực chính, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người mà gạo ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến. Từ gạo người ta chế biến ra rượu, cồn, làm các loại bánh, bún… Cùng với sự phát triển dân số thì nhu cầu về gạo cũng tăng theo. Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về gạo ngon ngày càng tăng, nhất là ở những vùng đô thị, vùng công nghiệp phát triển và xu hướng ngày nay người ta sử dụng gạo trong bữa ăn ít nên cần đòi hỏi gạo có chất lượng. Hiểu được điều đó Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất, tiêu thụ phù hợp.
Công ty đang và sẽ cố gắng phấn đấu để đầu tư máy móc công nghệ mới (Công nghệ Đan Mạch), đồng thời phối hợp với người nông dân ứng dụng những giống lúa mới, hình thành vùng chuyên canh trong sản xuất để tạo ra gạo chất lượng đồng nhất, lẫn ít tạp chất góp phần xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình. Nếu làm được điều đó thì nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng tăng, trong tương lai gạo chất lượng sẽ ngày càng tiêu thụ được nhiều hơn nữa, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn cho nền sản xuất vốn chỉ thuần nông của Thái Bình hội nhập với khu vực và thế giới.
*Đối với mặt hàng Công ty làm đại lý
Hiện tại Công ty đang kinh doanh ba mặt hàng chính đó là thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp và lương thực. Mặt hàng thức ăn chăn nuôi là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất của Công ty và trong tương lai nhu cầu về thức ăn chăn nuôi vẫn tăng. Sở dĩ như vậy là do chủ trương của Nhà nước để phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi. Nông dân tỉnh Thái Bình nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung đã chuyển đổi khá nhanh từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thành các trang trại tập trung. Từ chỗ chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi tận dụng như cám ngô, rau bèo.. thì nay hầu hết đã chuyển sang thức ăn chăn nuôi công nghiệp, do vậy số trang trại và người chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp ngày một tăng. Hơn nữa mặt hàng thức ăn chăn nuôi của Công ty tiêu thụ mạnh là do Công ty đã tìm được đối tác tốt Công ty TĂGS Lái Thiêu – Bình Dương cung cấp sản phẩm chất lượng được bà con chăn nuôi tín nhiệm. Cùng với nhu cầu gạo tăng thì nhu cầu về phân bón cũng tăng nên mặt hàng vật tư nông nghiệp cũng sẽ tăng.
Với mục tiêu góp phần phát triển nông nghiệp, năm 2007 Công ty đưa thêm hai mặt hàng vào kinh doanh đó là thuốc trừ sâu, thuốc thú y. Theo dự báo nhu cầu về các mặt hàng của Công ty vẫn sẽ tăng trong những năm tiếp theo. Đó là một cơ hội lớn cho Công ty tăng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập cho người lao động do vậy Công ty cần phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường, cung cấp các sản phẩm nhanh chóng kịp thời.
Trong những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn hạn hẹp trong tương lai Công ty sẽ mở rộng thị trường không chỉ ở miền Bắc mà còn ra khắp cả nước và cao hơn nữa còn là thị trường xuất khẩu. Để làm được điều đó Công ty đã đề ra các phương hướng sau :
* Tiếp tục ổn định và mở rộng thị trường xây dựng lại các cơ chế chính sách cho phù hợp, sát đúng với từng thời điểm, từng vùng, từng khách hàng để nhằm khuyến khích tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời giải quyết dứt điểm, kịp thời những vướng mắc mà khách hàng yêu cầu.
* Có kế hoạch tốt về công tác chuẩn bị lượng hàng không để xảy ra hiện tượng thừa hàng hay thiếu hàng. Bố trí lại các phương tiện vận chuyển hàng hoá để cung ứng cho khách hàng thuận tiện (như xe to, xe vừa, xe nhỏ).
* Kiểm tra và sắp xếp lại các đại lý bán hàng trong và ngoài tỉnh có sự phân vùng hợp lý không để hiện tượng bán phá giá hay việc tranh mua tranh bán giữa các đại lý là khách hàng của Công ty.
* Tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, xâm nhập vào thị trường gạo cao cấp.
* Công ty có chính sách khen thưởng động viên khuyến khích cán bộ công nhân viên toàn Công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt đối với lái xe, công nhân bốc vác đi giao hàng Công ty phải có chế độ, chính sách tạo động lực cho họ làm việc nhiệt tình, hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm với mục tiêu vì sự phát triển của Công ty.
2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ
2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần phải nghiên cứu bởi vì muốn tiêu thụ được hàng hoá cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường có chính xác mới giúp cho Công ty có những quyết định đúng đắn về kế hoạch sản xuất, chiến lược phát triển sản phẩm, chính sách tiêu thụ.
Hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường trong Công ty chưa được thực hiện đầy đủ. Công ty mới chỉ nghiên cứu thị trường miền Bắc mà chưa nghiên cứu thị trường miền Trung, miền Nam, thị trường xuất khẩu. Công ty chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng truyền thống lâu năm mà chưa đi khai thác, tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm ẩn.
Do đó mà đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong Công ty là điều cần thiết và quan trọng.
2.1.2. Nội dung của giải pháp
Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Công ty cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Thứ nhất, về công tác nghiên cứu cầu:
- Công ty cần tiến hành nghiên cứu cầu về các loại gạo ở từng thời điểm, từng khu vực thị trường, nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện không chỉ ở các tỉnh phía bắc của thị trường miền Bắc mà còn mở rộng ra thị trường miền Trung, miền Nam.
- Duy trì, củng cố thị trường truyền thống là thị trường miền Bắc với gạo giá rẻ chất lượng bình thường. Đồng thời phát triển thị trường mới đi vào thị trường gạo cao cấp. Vì cùng một sản lượng gạo nhưng nếu bán được loại cao cấp thì giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của khách hàng: giá cả, chất lượng…
Thứ hai, về công tác nghiên cứu cung:
Nếu chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thôi chưa đủ, hiểu được đối thủ cạnh tranh mới quan trọng để có thể lập kế hoạch tiêu thụ hiệu quả. Do vậy trước mắt Công ty phải tăng cường nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo trong nước. Phải xem xét và so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ khách hàng, kênh phân phối, chính sách khuyến mại để tìm ra ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh mà đưa ra chính sách phù hợp. Không chỉ có thế nước ta gia nhập WTO gạo các nước khác sẽ tràn sang, Công ty còn phải nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ xuất hiện.
Thứ ba, về nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ.
Phải chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng kênh tiêu thụ của Công ty, đối thủ cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả tiêu thụ của từng kênh.
Thứ tư, Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Phòng thương mại cần lập ra một danh sách các khách hàng, phân vùng thị trường theo khu vực địa lý cho từng nhân viên phụ trách, nhân viên phải thường xuyên gọi điện chủ động liên lạc với khách hàng chứ không phải chờ đợi khách hàng goi điện đến. Ngoài ra Công ty còn sử dụng bảng hỏi thăm dò ý kiến khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng cuối năm để gặp gỡ trao đổi với khách hàng.
2.1.3. Điều kiện áp dụng
Để đạt hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường Công ty cần:
- Thay đổi nhận thức của ban giám đốc cũng như của công nhân viên về công tác nghiên cứu thị trường, để thấy rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác này.
- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường về vốn, thời gian, công sức.
- Thành lập bộ phận marketing đó là những người năng động, nhiệt tình có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao.
2.1.4. Hiệu quả đạt được
Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường thì Công ty sẽ đạt được một số kết quả sau:
-Thị trường của Công ty sẽ được mở rộng kéo theo tăng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động.
- Đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng.
- Biết được thị hiếu, dung lượng của từng thị trường, biết được thị trường nào là thế mạnh, thị trường nào có khả năng thâm nhập và mở rộng.
- Xây dựng chính xác kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ đối với từng vùng, từng thời điểm khắc phục được tình trạng thừa hàng, thiếu hàng.
- Xử lý nhanh nhạy trước những biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh.
2.2. Xây dựng thương hiệu gạo
2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Từ lâu người ta đã biết đến Thái Bình là quê lúa, quê hương của chị hai năm tấn, nhưng nói đến Thái Bình thì chỉ nói đến gạo năng suất còn chất lượng gạo ngon thì nghĩ ngay đến tám Nam Định, tám Điện Biên. Thái Bình vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu với đặc trưng của mình. Chính vì thế mà gạo chất lượng của Thái Bình, của Công ty tiêu thụ rất ít và chưa có tiếng tăm trên thị trường.
Thương hiệu là khái niệm mang tính bản chất thể hiện đặc tính cốt lõi của sản phẩm. Nó là một tài sản vô hình có chức năng tăng thêm hiệu quả kinh doanh khuyếch đại hiệu quả lợi ích. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới thì thương hiệu càng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng vì cùng một loại sản phẩm khách hàng bao giờ cũng muốn và có xu hướng mua sản phẩm có thương hiệu mặc dù giá cao hơn nhưng chất lượng được đảm bảo. Mà xu hướng chung trên thị trường thế giới cũng như trong nước đang chuyển dần sang sử dụng gạo chất lượng cao. Do đó nếu Công ty không xây dựng thương hiệu gạo mà vẫn tiếp tục chỉ bán những gạo phẩm cấp thấp đồng nghĩa với việc Công ty bị thu hẹp thị trường giảm hiệu quả kinh tế.
Mặt khác, khi nước ta gia nhập WTO gạo từ nơi khác sẽ tràn vào nước ta với giá rẻ mà lại có thương hiệu thì gạo trong nước sẽ khó mà cạnh tranh được vì vậy việc xây dựng thương hiệu còn góp phần bảo vệ hàng hoá trong nước.
Hơn nữa muốn xây dựng thương hiệu thì phải tạo ra gạo có chất lượng riêng đặc trưng. Mà theo như nghiên cứu những giống lúa chất lượng như BT7, các giống có hương thơm khác khi được gieo trồng ở các vùng ven biển và liền kề của Thái Bình thì có tính chất hơn hẳn so với cũng giống trên nhưng cấy ở những vùng sâu trong nội địa. Đây chính là một thế mạnh để Thái Bình có thể xây dựng một thương hiệu gạo.
2.2.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, Công ty cần nâng cao chất lượng gạo vì hầu hết tất cả thương hiệu đều lấy chất lượng làm cơ sở hậu thuận vững chắc. Thương hiệu lớn mạnh hay suy thoái trên thị trường cũng vì vấn đề chất lượng. Công ty cần tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc công nghệ, thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào đồng thời phải có sự phối hợp với người nông dân chọn ra giống lúa tốt gieo trồng để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Những vùng này sẽ có sự hợp tác và liên kết giữa khuyến nông với Công ty ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.
Thứ hai, Công ty cần phải thiết kế bao bì mẫu mã phù hợp, hấp dẫn tạo sự thu hút với khách hàng. Bao bì dùng để phân biệt gạo của Công ty với gạo của nơi khác nên màu sắc, kiểu dáng bao bì phải tạo ra được dấu ấn riêng. Kích cỡ bao bì phải đa dạng tuỳ mục đích sử dụng như nếu gạo dùng để nấu rượu thì để trọng lượng 50 hay 60 kg, nhưng nếu gạo đặc sản dùng để ăn thì chỉ nên đóng trọng lượng nhỏ để tiện dùng. Trên bao bì phải có các thông tin cần thiết về sản phẩm, đồng thời Công ty phải thiết kế logo riêng của mình và in trên bao bì sản phẩm.
Thứ ba, Công ty cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh đăng ký nhãn hiệu hàng hoá lúa gạo xuất xứ Thái Bình.
Thứ tư, tổ chức hoạt động chào bán giới thiệu sản phẩm ở các siêu thị, các khu dân cư, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm và lập trang Web riêng giới thiệu sản phẩm trên mạng.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng vì cùng là gạo ngon chất lượng nhưng mỗi người lại có khẩu vị và sở thích riêng. Do đó Công ty cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng để chế biến loại gạo phù hợp cho các đối tượng khách hàng như gạo mềm, xốp, dẻo, gạo dùng để nấu cơm, nấu cháo, chiên…
Và cuối cùng để đảm bảo cho công tác thu mua được tốt thì Công ty tiến hành ký hợp đồng khép kín từ giống đến vật tư phân bón gắn với việc nghiên cứu và hoạch định một quy trình canh tác hợp lý, có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp từ gieo cấy đến chăm sóc, thu hoạch và thu mua sản phẩm với giá hợp lý đảm bảo người nông dân có lãi cao hơn lúa thường.
Dưới đây là các hoạt động cần làm để xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình:
- Hoạt động 1: Tiến hành khảo nghiệm và đánh giá. Công ty cùng với trung tâm khuyến nông tỉnh sưu tầm và chọn các giống lúa chất lượng phù hợp từng vùng đất Thái Bình, xây dựng một quy trình canh tác hợp lý gồm kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cách thu hoạch, bảo quản.
- Hoạt động 2: Tổ chức sản xuất theo vùng. Sau khi đã lựa chọn được giống lúa Công ty sẽ hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân tiến hành trồng thử nghiệm tại một số vùng rồi sau đó đánh giá chất lượng và mở rộng diện tích hình thành những vùng nguyên liệu tập trung. Mỗi vùng tuỳ điều kiện mà trồng giống nhất định để tạo sự đồng nhất tránh hiện tượng pha tạp nhiều loại thóc.
- Hoạt động 3: Công ty ký hợp đồng khép kín từ giống - phân bón - kỹ thuật - mua sản phẩm.
- Hoạt động 4: Thiết kế logo, nhãn hiệu hàng hoá, tiến hành xúc tién thương mại quảng bá sản phẩm. Thảo luận với các nhà khoa học về quyền bảo hộ, đăng kí nhãn mác. Đồng thời thực hiện các thao tác phân tích chất lượng sản phẩm gạo.
- Hoạt động 5: Để thực hiện tốt hợp đồng bao tiêu sản phẩm Công ty phải có cán bộ thường xuyên xuống các vùng nguyên liệu đế kiểm tra đánh giá về chất lượng.
2.2.3. Điều kiện áp dụng
Công ty muốn xây dựng thương hiệu lúa gạo Thái Bình thì cần phải:
- Có sự hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước về vốn, công nghệ, giống, quảng bá sản phẩm.
- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân trong việc lựa chọn giống lúa để gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản để tạo ra giống lúa chất lượng đồng nhất lẫn ít tạp chất.
- Thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên toàn Công ty về thương hiệu và phải xác định xây dựng thương hiệu cần nhiều thời gian và vốn có thể thời gian đầu phải chấp nhận chịu lỗ để thương hiệu làm quen với thị trường.
- Dành một khoản kinh phí để thiết kế nhãn hiệu, logo, bao bì kiểu dáng riêng.
2.2.4. Hiệu quả đạt được
- Có được thương hiệu gạo đặc trưng riêng của Thái Bình thì gạo của Công ty sẽ tiêu thụ được nhiều hơn, đồng thời giá bán gạo cũng sẽ tăng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều tăng theo.
- Có thương hiệu nên dễ phân biệt và nhận biết hàng hoá của Công ty với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh
- Công ty sẽ dễ dàng mở rộng thị trường hơn đặc biệt là vào thị trường gạo cao cấp.
- Thương hiệu là một tài sản vô hình của Công ty, sẽ giúp Công ty duy trì và thu hút thêm khách hàng.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, ngoài ra còn tạo ra uy tín danh tiếng bền vững cho doanh nghiệp.
Hiểu được điều đó Công ty đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc thiết bị, sử dụng nguyên liệu đầu vào mới chất lượng hơn đó là thu mua loại thóc chất lượng, nhưng do sản xuất lúa gạo ở Thái Bình là nền sản xuất thâm canh phần lớn người nông dân vẫn chú trọng nhiều về số lượng năng suất, ít quan tâm đến chất lượng. Hơn nữa ruộng đất manh mún, cơ cấu giống phức tạp nên chất lượng gạo còn thấp và không đồng nhất, muốn thu gom một khối lượng gạo chất lượng đồng đều rất khó. Do vậy mà gạo Thái Bình nói chung và gạo của Công ty nói riêng chất lượng còn thấp chưa thể cạnh tranh được với gạo tám Nam Định, tám Điện Biên, Nàng Hương…
Đó là một khó khăn cho Công ty nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về gạo ngon chất lượng ngày càng nhiều. Nếu Công ty không chú ý đến điều này mà vẫn tập trung vào vùng thị trường gạo giá rẻ chất lượng trung bình và thấp thì trong tương lai Công ty sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và khu vực thị trường của Công ty sẽ dần thu hẹp.
Đặc biệt hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO nền kinh tế bước vào hội nhập với khu vực và thế giới sẽ có nhiều hàng hoá từ nước ngoài tràn vào với giá rẻ chất lượng cao như gạo Thái Lan, Ấn Độ, cạnh tranh sẽ càng gay gắt và mang tính quốc tế cao, nếu không nâng cao chất lượng gạo thì khó mà cạnh tranh được và chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Vì thế việc nâng cao chất lượng gạo là điều quan trọng và cần thiết.
2.3.2. Nội dung của giải pháp
Để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ưu thế trong cạnh tranh Công ty cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, đổi mới dây chuyền công nghệ vì công nghệ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới là một trong những nội dung của CNH-HĐH.
Thứ hai, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân. Máy móc công nghệ hiện đại thì cần ít công nhân nhưng lại đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng, trình độ cao hơn. Công ty cần phải tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người công nhân đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và xử lý nghiêm những trường hợp công nhân làm việc không nghiêm túc, sai sót trong quá trình vận hành máy móc gây tổn thất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thứ ba, làm tốt khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, chọn những loại thóc chất lượng phải đồng nhất, lẫn ít tạp chất, độ ẩm phù hợp. Máy móc công nghệ dù có hiện đại, người công nhân dù có trình độ nhưng nếu nguyên liệu đầu vào (thóc) không tốt không đảm bảo chất lượng thì không thể có sản phẩm (gạo) tốt. Song để thu mua được các loại thóc tốt, chất lượng đảm bảo thì:
- Công ty phải thiết lập và xây dựng mối quan hệ bền chặt với HTX và các hộ nông dân để tiến hành các hoạt động thu mua được dễ dàng thuận tiện, giữa Công ty và các HTX làm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, không mua theo kiểu hàng sáo mỗi hộ một ít chất lượng không đồng nhất. Đồng thời giúp cho người nông dân có ý thức về sản xuât hàng hoá, mua thóc với giá hợp lý, hấp dẫn người nông dân
- Công ty cần phải hỗ trợ về vốn để giúp bà con nông dân chọn mua được giống lúa mới chất lượng, làm các mô hình trình diễn có quy mô. Hơn nữa Công ty kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp nên có thể hỗ trợ bà con phân bón, cách chăm sóc cây lúa theo từng thời điểm.
- Công ty cần phối hợp với trung tâm khuyến nông để tìm được một giống lúa chất lượng phù hợp với chất đất Thái Bình.
- Công ty cần phối hợp với bà con nông dân xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo, áp dụng các giống lúa mới chất lượng trong sản xuất.
Bên cạnh đó phải kể đến trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu hoạt động quản trị sản xuất không tốt có thể dẫn đến làm gián đoạn hoạt động sản xuất, giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào và sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra. Trong Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào tất cả các lĩnh vực. Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý và điều hành doanh nghiệp trong tương lai Công ty cần tăng cường áp dụng một cách triệt để hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
2.3.3. Điều kiện áp dụng
Để thực hiện các nội dung trên góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần chú ý:
- Thay đổi nhận thức của ban giám đốc cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên, cho họ thấy được vai trò và sự cần thiết của quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng ISO.
- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân để có thể chọn những giống lúa đảm bảo chất lượng.
- Cần có biện pháp chế độ khuyến khích đối với người công nhân giúp họ làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao.
2.3.4. Hiệu quả đạt được
- Chất lượng sản phẩm đang ngày càng được nhấn mạnh và là một đòi hỏi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thương trường. Chất lượng gạo của Công ty được nâng cao sẽ giúp Công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh, tạo ưu thế trên thương trường
- Góp phần để Công ty xây dựng thương hiệu cho gạo Thái Bình
- Sản phẩm gạo của Công ty được nhiều người biết đến và Công ty sẽ khai thác thị trường mới: thị trường gạo cao cấp.
2.4. Giải pháp về bao gói sản phẩm
2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Trong việc trình bày sản phẩm, bao gói có tác dụng là “ Người giao hàng” trầm lặng. Chức năng cơ bản của bao gói là bảo vệ hàng hoá vì hàng hoá tới tay người tiêu dùng phải qua chuyên chở, khuân vác…. Nhờ có bao gói mà giá trị sử dụng không bị ảnh hưởng đồng thời cũng giúp cho việc tích trữ mang xách được dễ dàng tiện lợi.
Thực tế cho thấy sản phẩm gạo trên thị trường nói chung và của Công ty nói riêng bao gói còn rất đơn giản, chưa đa dạng, trên bao bì mới chỉ cho biết gạo do doanh nghiệp nào cung ứng chứ chưa cung cấp được thông tin về tên gọi chính xác của giống gạo, nguồn gốc xuất xứ… Chính vì vậy mà người mua rất khó khăn trong việc lựa chọn, nhiều gạo nội nhưng đều được gọi với cái tên gạo nước ngoài điều đó mất uy tín và ảnh hưởng đến việc tiêu thụ gạo nội địa.
Bao gói là công cụ kiêm tác dụng tuyên truyền quảng cáo, tranh thủ khách hàng. Nó làm đẹp và nâng cao phẩm chất sản phẩm thúc đẩy động cơ mua hàng của người tiêu dùng và đặc biệt hàng có bao gói còn dùng để phân biệt với hàng cạnh tranh cùng loại. Vì những ý nghĩa đó mà Công ty cần phải chú ý đến bao gói sản phẩm cho đẹp, phù hợp.
2.4.2. Nội dung của giải pháp
Để tạo ra bao gói hiệu quả cho mặt hàng gạo thì Công ty cần thực hiện những điều sau :
Thứ nhất, xây dựng quan niệm về bao gói: bao gói phải vừa hấp dẫn vừa tiện dùng, bảo quản gạo tốt. Trên bao gói phải in logo của Công ty, phải cung cấp đầy đủ các thông tin nguồn gốc loại gạo, cách sử dụng, hạn dùng.
Thứ hai, thiết kế bao bì mẫu mã phù hợp. Màu sắc bắt mắt dễ nhận biết. Kích cỡ nhiều loại với trọng lượng lớn nhỏ khác nhau 2kg, 5kg, 10kg để tiện dùng. Trên tất cả bao gói đều có nhãn hiệu Công ty.
2.4.3. Điều kiện áp dụng
Muốn thực hiện tốt những nội dung trên thì Công ty cần phải trích kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế bao gói. Đồng thời Công ty phải có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp sáng tạo để tạo ra bao gói đẹp, hấp dẫn, đầy đủ thông tin, phân biệt với đối thủ khác.
2.4.4.Hiệu quả đạt được
- Nếu có được bao gói như trên thì sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty vì nó giúp cho người tiêu dùng nhận biết, tìm hiểu đặc điểm về sản phẩm, có tác dụng chỉ dẫn sử dụng. Từ đó, nó có lợi cho sản phẩm trên thị trường, duy trì mở rộng thị phần.
- Phân biệt được hàng của Công ty với hàng khác cùng loại tránh tình trạng hàng giả. Do đó bảo đảm uy tín danh dự Công ty.
- Nhờ có bao gói giá trị phụ được nâng cao, tăng lợi nhuận của hàng hoá, dễ quản lý, giảm hao phí nâng cao hiệu suất lao động trong khâu tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận
2.5.Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp
2.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao nhu cầu của con người về ăn ngon mặc đẹp ngày càng nhiều. Xu hướng sử dụng gạo trong bữa ăn ít đi nên người ta qua tâm nhiều đến chất lượng gạo. Hiện nay trên thị trường lộn xộn nhiều loại gạo người mua rất khó lựa chọn, không biết loại nào là ngon là tốt, xuất xứ ở đâu. Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp mà đặc biệt là công cụ quảng cáo là hính thức giới thiệu, truyền tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách trong việc lựa chọn sản phẩm đồng thời giúp khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty nên dễ thuyết phục họ mua hàng do đó mà tiêu thụ hàng hoá nhiều lên.
Trong Công ty cũng đã đưa ra một số giải pháp xúc tiển hỗn hợp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng chưa thực sự quan tâm và chú trọng. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay để thúc đẩy tiêu thụ thì việc sử dụng công cụ xúc tiến hỗn hợp là cần thiết.
2.5.2. Nội dung giải pháp
Thứ nhất, Công ty cần tăng cường hoạt động quảng cáo vì quảng cáo là phương tiện hữu hiệu nhất trong các công cụ xúc tiến hỗn hợp.
- Quảng cáo trên pano, áp phích ngay tại Công ty, tại cửa hàng.
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt nhân dịp thành lập Công ty, trong dịp lễ tết vì trong dịp này nhu cầu về gạo là tăng. Đây là thời điểm tiêu thụ gạo ngon nhiều nhất nên trong dịp này hoạt động quảng cáo cần được tăng cường nhiều nhất, còn ở các thời điểm khác trong năm Công ty chỉ cần tiến hành quảng cáo để nhắc nhở khách hàng.
- Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty cần lập trang Web riêng giới thiệu đầy đủ chi tiết về Công ty, về các mặt hàng, giá cả, nguồn gốc các loại gạo và phương thức đặt hàng trên mạng, các hình thức khuyến mại, giảm giá đang áp dụng.
- Tham gia hội chợ triển lãm không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác.
Thứ hai, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động khuyến mại, tiếp thị chào hàng. Vào dịp thành lập Công ty, lễ tết Công ty có thể giảm giá bán hay tổ chức chương trình “ Khách hàng may mắn” khách hàng mua sản phẩm của Công ty có thể tặng kèm quà là áo, mũ, lốc lịch năm mới. Mặt khác để tiếp thị chào hàng Công ty cần tuyển chọn, huấn luyện đội ngũ tiếp thị. Đó là những người khéo léo, am hiểu về thị trường, có khả năng truyền đạt thông tin.
Thứ ba, Công ty cần có chính sách phục vụ khách hàng tốt. Đối với những lái xe, bốc vác đi giao hàng thì cần nhanh chóng bốc xếp hàng hoá, chở hàng đến nơi khách hàng cần. Khi khách hàng có thắc mắc, than phiền gì thì lập tức giải quyết, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Thường xuyên chủ động liên lạc với khách hàng để biết thông tin của khách hàng.
Thứ tư, chính sách thanh toán phải sử dụng linh hoạt. Khi khách hàng gặp khó khăn chưa có tiền thanh toán ngay thì có thể tạo điều kiện giúp đỡ cho khách hàng được chậm trả, tạm ứng một phần nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.5.3. Điều kiện áp dụng
- Ban lãnh đạo cũng như toàn Công ty phải có nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết của hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
- Xây dựng ngân quỹ cho hoạt động này vì để tiến hành các hoạt động đó cần nhiều chi phí.
2.5.4. Hiệu quả đạt được
Nếu thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ tăng, khách hàng sẽ biết, hiểu hơn về Công ty cũng như các mặt hàng gạo của Công ty. Do đó sẽ góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
3.KIẾN NGHỊ VỚI TỈNH VÀ NHÀ NƯỚC
3.1. Về chính sách thuế giá trị gia tăng
Quy định bãi bỏ khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ tính trên giá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT đối với hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến tuy phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng lại dẫn đến khó khăn cho hoạt động của một số đơn vị kinh doanh nông sản như các HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, và cũng ảnh hưởng không ít đến người sản xuất.
Nguyên nhân là các đơn vị này buộc phải tuân thủ theo chế độ kế toán tài chính hiện hành và phải sử dụng hoá đơn GTGT khi bán sản phẩm, nhưng lại mua hàng là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của các hộ nông dân, những người không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến nông sản nói chung và Công ty nói riêng do không được khấu trừ thuế đầu vào nên khó lòng cạnh tranh được với các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ được áp dụng thuế khoán.
Bên cạnh đó, chính sách thuế chưa đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng kinh doanh và gây bất lợi cho người nông dân. Trong khi hàng nông sản xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% thì nông sản tiêu thụ nội địa vẫn chịu thuế suất 5%. Đây là điều thiếu công bằng giữa người kinh doanh nông sản xuất khẩu và người kinh doanh nội địa. Mặt khác, trên lý thuyết thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tức thuế đánh vào người tiêu dùng nhưng thực tế để tăng khả năng cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp thu mua nông sản có thể tìm cách chuyển dịch thuế về phía sau, nghĩa là đẩy gánh nặng thuế về phía người nông dân. Trong khi giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên thì giá nông sản khó theo kịp. Do vậy người nông dân gặp phải nhiều khó khăn trong việc trồng lúa.
Trên đây là một số vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm để có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục được những khó khăn gây bất lợi cho sự phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi hàng nông sản Việt Nam đang có sức ép cạnh tranh về giá và sản xuất của người nông dân cần được hỗ trợ bằng những chính sách bảo hộ hợp lý.
3.2. Nhà nước và Tỉnh cần hoàn thiện công tác phân vùng quy hoạch xây dựng vùng lúa phẩm chất cao
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích là mục tiêu. Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của từng xã huyện. Trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa phù hợp với phương châm ổn định, lâu dài và hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún, tự cung tự cấp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng tập trung đầu tư các vùng trọng điểm có thế mạnh về sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao như huyện Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà, Quỳnh Phụ…
- Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững. Nhà nước hỗ trợ kinh phí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất lúa, trong đó trọng tâm là công nghệ sinh học, kỹ thuật tưới tiêu theo nhu cầu sinh trưởng cây lúa, cơ giới hoá làm đất, gieo mạ, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch đồng thời làm tăng chất lượng gạo giảm bớt tạp chất.
- Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất, tỉnh và Nhà nước có sự hỗ trợ về giống, phân bón hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.
- Xây dựng mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Nhà khoa học (các kỹ sư nông nghiệp) sưu tầm, khảo nghiệm các giống lúa chất lượng, kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái gồm vùng đất thâm canh, đất có yếu tố hạn chế, các vùng đệm ven biển để đánh giá sự khác biệt hay mức độ duy trì hương thơm, độ mềm dẻo. Nhà nông với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành gieo trồng, chăm sóc, bảo quản đúng quy cách để tạo ra giống lúa chất lượng. Nhà doanh nghiệp hỗ trợ về vốn, thu mua sản phẩm của nhà nông chế biến ra các loại gạo. Và muốn cho các hoạt động trên tiến hành tốt thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, tài chính, khuyến nông, đồng thời phải có chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia vào hệ thống sản xuất nhưng cần phải phân công rõ ràng, rành mạch vai trò nhiệm vụ của các đối tượng để thực hiện tốt hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
3.3.Các chính sách hỗ trợ Công ty
Để giúp hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tốt bên cạnh sự cố gắng của Công ty cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của tỉnh và Nhà nước đặc biệt là các chính sách ưu đãi, bảo hộ của Nhà nước với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ Công ty trong việc vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Đề nghị UBND tỉnh, sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tạo điều kiện cho Công ty được sử dụng thiết bị chế biến lúa gạo sau thu hoạch do Đan Mạch tài trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Dành một phần kinh phí thoả đáng để phối hợp hoạt động giữa các đơn vị quản lý nhà nước cấp Tỉnh, Huyện, Xã với Công ty để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã được ký kết
- Giúp Công ty đăng kí nhãn mác thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và tạo dựng thương hiệu gạo chất lượng Thái Bình trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
LỜI KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Và hơn nữa đặc biệt là trong xu thế hôị nhập kinh tế quốc tế, khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì các doanh nghiệp trong nước đứng trước không chỉ cơ hội mà còn khó khăn thử thách lớn. Chính điều đó buộc các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo trong việc điều chỉnh phương hướng kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có để giành được ưu thế trên thương trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá.
Trong thời gian thực tập thông qua những nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cùng với những kiến thức đã học em đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ gạo của Công ty và đề xuất một số giải pháp để tăng cường hoạt động tiêu thụ gạo của Công ty.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và trình độ em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Công ty, các thầy cô giáo để chuyên đề của em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội, tháng 4 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương
MỤC LỤC
Lời mở đầu ..1
Mục lục bảng
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2003-2006 12
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003-2006 13
Bảng 3: Thu nhập của người lao động 14
Bảng 4: Gạo thành phẩm theo TCVN 5644-1992 22
Bảng 5: Tình hình tài chính của Công ty năm 2003-2006 23
Bảng 6: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty giai đoạn 2003-2006 25
Bảng 7: Cơ cấu tiêu thụ các loại gạo của Công ty 28
Bảng 8: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường 30
Bảng 9 : Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Bắc Giang 33
Bảng 10: Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Hải Phòng 34
Bảng 11 : Điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh 37
Bảng 12 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý 40
Bảng 13: Bảng giảm giá cho khách hàng trong một lần mua hàng 42
Bảng 14: Bảng giảm giá cho khách hàng trong một lần mua hàng 42
Bảng 15: Số tiền giảm giá và doanh thu qua các năm 43
Bảng 16: Chi phí cho từng hình thức quảng cáo qua các năm 44
Bảng 17: Các hình thức thanh toán 45
Bảng 18 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Bắc Giang 47
Bảng 19 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Vĩnh Phúc 48
Bảng 20: Giá cước các hình thức vận chuyển năm 2006 49
Mục lục sơ đồ
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC SẢN XUẤT GẠO 4
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CÔNG TY 5
SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 9
SƠ ĐỒ 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GẠO 21
SƠ ĐỒ 5 : KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 39
Mục lục biểu đồ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch 26
Biểu đồ 2: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường 30
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
trách nhiệm hữu hạn
UBND
uỷ ban nhân dân
SXKD
sản xuất kinh doanh
XNK
xuất nhập khẩu
HĐKD
hoạt động kinh doanh
GTGT
giá trị gia tăng
TCVN
tiêu chuẩn Việt Nam
ĐTNH
đầu tư ngắn hạn
ĐTDH
đầu tư dài hạn
PGĐ
phó giám đốc
CTCP
công ty cổ phần
CH
cửa hàng
Lthực
lương thực
CN
công nghiệp
CNH - HĐH
công nghiệp hoá hiện đại hoá
HTX
hợp tác xã
TĂGS
thức ăn gia súc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo quyết toán của Công ty giai đoạn 2003-2006
2.GS.TS. Nguyễn Thành Độ; TS Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Giáo trình Quản trị Kinh doanh tổng hơp, Nhà xuất bản Lao động –Xã hội, 2004
3. Luận văn khoá 44, 43
4.TS. Trương Đình Chiến (chủ biên): Giáo trình Quản trị Kênh phân phối, Nhà xuất bản thống kê, 2004
5. TS. Trương Đoàn Thể (chủ biên): Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004
6. Tài liệu thống kê hoạt động tiêu thụ, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003 – 2006
7. Tài liệu kế hoạch, phương hướng phát triển của Công ty
8. Lã Kiến Hoa – Cao Thụy Minh, Phương pháp quản lý hiệu quả tiêu thụ, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2004
9. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 2 – tháng 8/2006
10. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 2 – tháng 5/2006
11. Các trang Web trên mạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32032.doc