Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kĩ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và phục vụ dân sinh. Do vậy, cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương cần phải đầu tư, quan tâm đến ngành Bưu chính Viễn thông nhằm góp phần xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp hiện đại.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là yêu cầu chung đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, em đã cố gắng tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng lợi nhuận của bưu điện tỉnh. Từ đó, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của bưu điện tỉnh Hải Dương. Do hạn chế về thời gian thực tập và trình độ của một sinh viên. Chuyên đề của em khó tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến vấn đề này đề chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-PGS,TS Vũ Duy Hào đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu, nhiên liệu, động lực. Chi phí vật tư của Bưu điện chủ yếu là chi cho các nguyên vật liệu phục vụ cho quản lý sản xuất, phát triển dịch vụ như băng cước tổng đài, giấy in cước, card, moder,. xăng dầu chạy máy...
Chi phí vật tư của Bưu điện được quản lý dựa trên mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.
Năm 2005, chi phí vật tư tăng thêm 839 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 119,4% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005, công ty đã mở rộng thêm mạng lưới bưu cục và các điểm văn hoá xã phục vụ cho việc phát triển các loại hình dịch vụ ...Vì vậy chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ các tổng đài, bưu cục, chi cho xăng dầu chạy máy cũng tăng.
*Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Hiện nay, với những thiết bị chủ yếu được sản xuất trong những năm 90, Bưu điện tỉnh Hải Dương được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Theo số liệu tính toán của bưu điện, giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp(tính đến hết thời điểm 31/12/2005) là 272.451 triệu đồng. Do vậy chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm của Bưu điện tỉnh Hải Dương là rất lớn, thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định được Bưu địên tỉnh Hải Dương áp dụng là phương pháp khấu hao đều với mức trích khấu hao trung bình hàng năm bằng thương số giữa nguyên giá tài sản cố định và thời gian sử dụng chúng. Thời gian sử dụng tài sản cố định thực hiện theo qui định của Bộ tài chính và hướng dẫn của Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Theo đó thời gian sử dụng qui định cho các thiết bị viễn thông tối thiểu là 6 năm và tối đa là 12 năm.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Trong các loại chi phí dịch vụ mua ngoài của Bưu điện tỉnh Hải Dương, chi phí thuê kênh chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi phí điện năng là ba khoản mục chính và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí dịch vụ mua ngoài.
Như đã phân tích ở trên, dịch vụ viễn thông là sản phẩm của chuỗi hoạt động thống nhất, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị thành viên. Để có thể thực hiện được các dịch vụ như thông tin di động , các cuộc gọi liên tỉnh, cung cấp dịch vụ Internet Bưu điện tỉnh Hải Dương phải trả phí cho các đối tác kinh doanh như công ty Điện toán và truyền số liệu(VDC), công ty thông tin di động(VMS) , ngoài ra còn phải trả cho các đối tác liên doanh Korea Telecom về cước liên tỉnh. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của Bưu điện tỉnh Hải Dương. Tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là 26.059 triệu đồng chiếm 17,3% tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí điện năng chủ yếu là tiền điện phục vụ cho sản xuất . Chi phí điện năng được xác định dựa trên số điện tiêu thụ và đơn giá điện do Nhà nước qui định cho kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông.
Chi phí sửa chữa tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. Với lượng thiết bị lớn, để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả, bưu điện phải thường xuyên sửa chữa , bảo dưỡng tài sản thiết bị.
Chi phí bằng tiền khác trong giá vốn hàng bán bao gồm các khoản chi phí không đưa vào các khoản chi phí kể trên như thuế sử dụng đất, tiền thuế đất ...Năm 2005 chi phí bằng tiền khác đã tăng 10.408 triệu đồng so với năm 2004.
*Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp.
Qua bảng 07 có thể thấy do giá vốn hàng bán tăng nên tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 8,2% trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp về lượng tăng 1.366 triệu đồng, cũng góp phần làm tăng chi phí, làm giảm lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng lên là do trong năm 2005 Bưu điện đã tiến hành đổi mới một số tài sản cố định phục vụ cho khối quản lý nhằm thay thế những tài sản đã lạc hậu.
Chi phí nhân công của nhân viên khối văn phòng cũng tăng lên cùng với chi phí nhân công trực tiếp. Trong năm 2005, do việc bổ sung lao động cho quản lý các dịch vụ mới VoIP, CDMA, ADSL...nên số lượng lao động ở khối văn phòng cũng tăng lên, làm cho chi phí nhân công tăng, làm hạn chế việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong năm 2005, với việc đưa một số dịch vụ mới như mở rộng một số dịch vụ mở rộng của điện thoại cố định vào cung cấp, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã tiến hành quảng cáo về các dịch vụ này trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi... nhằm giới thiệu dịch vụ mới với khách hàng, vì vật chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp cũng vì thế mà tăng lên.
Ngoài ra, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng chủ yếu do chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi phí điện năng dùng cho quản lý tăng cũng làm tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Nhận xét:
Sau khi phân tích từng khoản mục trong tổng chi phí kinh doanh ta có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương như sau:
Bảng 09-Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của bưu điện tỉnh Hải Dương
Đơn vị: triệu đồng
STT
Nhân tố ảnh hưởng
1
Nhân tố làm tăng lợi nhuận
2
Doanh thu được hưởng
3
Nhân tố làm giảm lợi nhuận
4
Giá vốn hàng bán
5
Chi phí nhân công
6
Chi phí vật tư
7
Chi phí khấu hao tài sản cố định
8
Chi phí dịch vụ mua ngoài
9
Chi phí bằng tiền khác
10
Chi phí bán hàng quản lý
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.3.1.Những kết quả đạt được.
Được thành lâp vào 1/7/1997, Bưu điện tỉnh Hải Dương chính thức hoạt động. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, việc tự chủ trong tài chính còn hạn chế, lợi nhuận không hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế, Bưu điện tỉnh Hải Dương cũng đã đạt được một số thành tựu như:
Phát huy sức mạnh tổng hợp, khắc phục khó khăn về vật tư, lao động kĩ thuật, Bưu điện tỉnh, bưu điện các huyện, các công ty đã tìm mọi biện pháp tạo nguồn đầu tư, triển khai hàng chục công trình mới, trong đó tập trung vào các công trình cải tạo, mở rộng mạng cáp nội hạt, mạng viễn thông nông thôn, cột ăngten và tổng đài điện tử. Mạng truyền dẫn liên tỉnh khai thác trên tuyến viba SAT, DM và OFC qua Hải Dương với 40 luồng đều hoạt động tốt. Trong năm 2005, tỉnh đã lắp đặt thêm 4 tổng đài điện tử ở Bến Tắm, Đoàn Thượng, Cầu Xe, Kiến Quốc. Với trên 300 km cáp chất lượng cao, bưu điện tỉnh đã lập trung tâm nâng cấp cải tạo mạng cáp ở thành phố Hải Dương, các huyện lỵ và các khu công nghiệp. Bưu điện tỉnh đã xây thêm nhiều tuyến cáp ngầm đi trong ống nhựa, kéo dài các tuyến cáp treo để phát triển máy thuê bao. Nhiều đơn vị đã đạt vượt mức kế hoạch phát triển máy điện thoai: Thanh Miện, 152%, Nam Sách 120.8 %, Thanh Hà 110.6%, Gia Lộc 109%...Mạng bưu cục được cải tạo, mở rộng khang trang hơn đủ điều kiện phục vụ tiếp dân. Tất cả các bưu cục khu vực đã được cải tạo và cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện cơ bản để mở rộng thêm các loại hình dịch vụ.
Ngoài việc kiện toàn về tổ chức sắp xếp cán bộ và lao động theo yêu cầu của việc tái lập. Bưu điện tỉnh và các đơn vị đã làm tốt việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bước tiếp cận với trình độ kĩ thuật và cơ chế quản lý mới. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh và của các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất cao, vừa tạo quyền tự chủ, năng động sáng tạo cho đơn vị cơ sở, bằng mọi biện pháp tăng trưởng nhanh và thực hiện được hai chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu là: phát triển máy điện thoại và doanh thu cước.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao. Doanh thu thuần của Bưu điện tỉnh Hải Dương liên tục tăng qua các năm. Sản lượng các dịch vụ cũng đạt tỷ lệ cao, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng các dịch vụ viễn thông cũng như các dịch vụ bưu chính mà Bưu điện tỉnh Hải Dương cung cấp được nâng cao. Việc đưa thêm dịch vụ VoIP vào kinh doanh bước đầu đã đạt được những kết quả chứng tỏ việc phát triển loại hình này là đúng đắn.
Về mặt tương đối, có thể thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trong các năm đều ở mức cao, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2005. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Có thể nói để đạt được những kết quả trên là do nguyên nhân chủ yếu sau:
Tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản là tương đối ổn định qua các năm. Về mặt lượng, có sự tham gia liên tục TSCĐ qua các năm. Điều này chứng tỏ BĐ đã có sự quan tâm đến đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ mới và có sự nâng cấp TSCĐ.
Bưu điện đã sử dụng tương đối tốt đòn bẩy tài chính hay nói cụ thể hơn Bưu điện tỉnh Hải Dương đã sử dụng tương đối tốt nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số nợ trên tổng tài sản và hệ số nợ trên vốn VSH luôn ở mức cao.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù bưu điện tỉnh Hải Dương tiếp tục có những bước phát triển mới, động viên mọi nguồn lực để phát triển, xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại hoá và phục vụ tốt cho các nhiệm vụ chính trị, các chương trình phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân.Tuy nhiên, công tác quản lý mạng lưới và dịch vụ bưu chính chưa tương xứng với qui mô và trình độ công nghệ của mạng lưới đã được nâng lên đáng kể trong những năm qua. Việc thực hiện qui trình, qui phạm, thể lệ thủ tục nghiệp vụ có lúc, có nơi chưa nghiêm túc, công cụ quản lý mạng lưới và dịch vụ được đầu tư trang thiết bị sớm và tương đối đầy đủ , nhưng việc nắm thông tin xử lý và cập nhật số liệu chưa kịp thời , có trường hợp còn thiếu chính xác, gây sai sót trong việc cung cấp dịcg vụ và cước phí cho khách hàng.
Công tác đầu tư xây dựng, công tác tài chính tuy có nhiều tiến bộ nhưng việc triển khai một số mặt còn chậm, so với yêu cầu chỉ đạo của bưu điện tỉnh. Công tác nghiệm thu công trình, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình còn thiếu sót. Những công trình đã được bưu điện tỉnh phân cấp cho đơn vị vẫn còn mang tính chất bao cấp, chưa tính toán hiệu quả kinh tế nên đã vượt quá so với nhu cầu thực tế gây khó khăn trong cân đối nguồn vốn , một vài đơn vị còn vận dụng các định mức không phù hợp, quyết toán công trình còn chậm.
Tinh thần phục vụ, ý thức kinh doanh của một bộ phận cán bộ có nơi, có lúc chưa cao. Một số mặt công tác chưa chú ý đúng mức như: nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, chăm sóc khách hàng..., chưa thực sự chú ý đến hiệu quả trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên. Việc tôn trọng, chấp hành các qui định về an toàn lao động còn chưa đồng đều. Việc đầu tư mạng cáp đến vùng nông thôn có nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.
Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2005 vẫn tăng so với những năm trước cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Tỷ suất lợi nhuận năm sau cũng cao hơn năm trước tuy nhiên không nhiều.
Về mặt doanh thu, mặc dù đã có sự gia tăng nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng chậm lại. Doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương phụ thuộc rất lớn vào doanh thu từ điện thoại truyền thống. Sản lượng tiêu thụ từ dịch vụ điện thoại truyền thống đã giảm do xuất hiện dịch vụ mới-VoIP. Đây là loại hình dịch vụ điện thoại mới được Bưu điện tỉnh Hải Dương đưa vào cung cấp. Tuy nhiên đây là loại hình dịch vụ đã có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khá. Vì vậy, nếu Bưu điện tỉnh Hải Dương không có các biện pháp tốt để thu hú khách hàng thì thì phần dịch vụ điện thoại của Bưu điện tỉnh Hải Dương chắc chắn sẽ giảm. Trong thực tế, thị phần dịch vụ VoIP vẫn cong nhỏ so với các doanh nghiệp cạnh tranh.
Về mặt chi phí, các khoản mục chi phí trong chi phí kinh doanh cả doanh nghiệp đều tăng giá, giá vốn hàng bán cũng tăng, trong đó lượng tăng chi phí khấu hao và tăng chi phí khác bằng tiền lớn là nhân tố chính tác động đến tổng chi phí làm cho lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương tăng ít.
Như vậy tốc độ tăng doanh thu xấp xỉ với tốc độ tăng chi phí dẫn đến việc tăng lợi nhuận bị hạn chế.Có thể nói rằng việc tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và quản lý chi phí sẽ đóng vai trò quan trọng đối với Bưu điện tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện các giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí của doanh nghiệp.
Chương 3:Giải pháp giảm chi phí tăng lợi nhuận tại Bưu điên tỉnh Hải Dương
3.1.Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển ngành Bưu chính -Viễn thông.
3.1.1.Quan điểm.
Bưu chính, viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí.
Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.1.2.Mục tiêu của chiến lược.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
Xây dựng bưu chính, viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
3.1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực.
Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. Ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT), v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
- Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.
Phát triển mạng lưới bưu chính
- Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức bưu chính tách khỏi viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm 2010, đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.
Phát triển các mạng thông tin dùng riêng
- Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng.
- Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.
Phát triển dịch vụ
- Phát triển nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân; đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại; cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước.
Phát triển thị trường
- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25-30% vào năm 2005, 40-50% vào năm 2010 thị phần thị trường bưu chính, viễn thông và Internet Việt Nam.
- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.
Phát triển khoa học công nghệ
- Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực ... Làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt Nam.
Phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học; các hình thức đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài.
- Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nước, năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010 đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị bưu chính, viễn thông và tin học của Việt Nam. Đẩy nhanh tiến trình nâng cao hàm lượng giá trị lao động Việt Nam trong các sản phẩm: năm 2005 đạt 30 - 40%, năm 2010 đạt 60 - 70%. Tăng cường hợp tác trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc tế, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
- Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.
Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế.
- Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
3.2.Phương hướng kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Trước xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, Bưu điện tỉnh Hải Dương cũng như các doanh nghiệp khác luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước . Nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hải Dương trong năm 2006 sẽ càng ngày càng nặng nề so với các năm trước do việc phải chia sẻ thị trường cho các đối thủ cạnh tranh khác ở các lĩnh vực phát hành báo chí, chuyển phát nhanh cũng như các dich vụ về viễn thông. Qua phân tích các số liệu ở chương 2 ta nhận thấy doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương chủ yếu từ việc thu từ các dịch vụ về viễn thông như điện thoại đường dài liên tỉnh, điện thoại quốc tế và thông tin di động. Thị trường điện thoại bị phân chia do sự tham gia của các doanh nghiệp khác như Công ty viễn thông quân đội, công ty điện lực chắc chắn sẽ làm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên xác định mục tiêu là doanh nghiệp chủ đạo cung cấp các dich vụ về bưu chính viễn thông trong tỉnh, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đề ra các phương hướng cụ thể như sau :
Về lĩnh vực kinh doanh.
Đảm bảo giữ vững thị phần các dịch vụ viễn thông truyền thông, tăng thêm các dịch vụ mới, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nắm vững các chính sách về cước thương lượng, xu hướng giảm cước để có chính sách phù hợp trong việc đàm phán cước thương lượng trong việc gia tăng các dịch vụ mới để bù đắp cho lượng doanh thu bị giảm do giá cước giảm.
Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường, thu hút thêm lực lượng, tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu dịch vụ “171”, giảm giá cước dịch vụ điện thoại truyền thống và các dịch vụ mới như CDMA,ADSL...thực hiện tốt công tác tiếp thị, khuyến mãi đến tận khách hàng. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu tỷ lệ chuyển hoá giữa các dịch vụ truyến thống và các dịch vụ mới để có chính sách phù hợp đối với từng loại dịch vụ.
Về quản lý khai thác và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.
Tiếp tục hiện đại hoá và nâng cao năng lực, chất lượng mạng lưới và các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Hoàn thành việc lắp đặt và mở thêm nhiều kênh liên lạc. Đưa vào triển khai mạng VoIP mới và đảm bảo chất lượng dịch vụ “gọi 171”.
Nghiên cứu tham gia đầu tư vào các hệ thống cáp quang dung lượng cao nhằm tăng dung lượng truyền dẫn phục vụ các dịch vụ viễn thông.
Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Tập trung giải ngân triệt để nguồn vốn với đối tác liên doanh, hoàn thành đúng tiến độ các công trình đang thi công, triển khai và hoàn thành các dự án trọng điểm
Về cơ cấu tổ chức.
Kiện toàn bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh.
Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, tuyển chọn các cán bộ có chất lượng và bồi dưỡng tài năng trẻ.
3.3.Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Trên cơ sở nghiên cứu những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuât kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hải Dương, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm chi phí nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và giảm chi phí, chính vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng trưởng lợi nhuận cũng chính là việc nghiên cứu nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí của doanh nghiệp. Đầu tiên, em xin được trình bày các giải pháp nhằm giảm chi phí của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
3.2.1.Các giải pháp nhằm giảm chi phí của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Quản lý chi phí được chia làm 4 nhóm chính: Quản lý chi phí nhân công, quản lý khấu hao tài sản cố định, quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài và quản lý chi phí bằng tiền khác.
+ Quản lý chi phí nhân công.
Tại bưu điện tỉnh Hải Dương, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm khoảng trên 20% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, việc quản lý, tiết kiệm chi phí nhân công sẽ góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí ở đây không có nghĩa với giảm giá trị tổng khoản mục chi phí nhân công, giảm thu nhập bình quân của công nhân viên mà có nghĩa là tăng năng suất lao động ở cả bộ phận quản lý và sản xuất, giảm chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm. Điều này phụ thuộc vào trình độ của người lao động. Để làm đựơc điều đó bưu điện tỉnh cần áp dụng các biện pháp sau:
Tổ chức lao động hợp lý:Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhằm loại trừ tình trạng lãng phí lao động.
Đối với khối quản lý, bưu điện tỉnh cần bố trí lao động hợp lý, đúng người, đúng việc, chú ý ngay từ công tác tuyển chọn đánh giá tình trạng tuyển dụng, tránh tình trạng tuyển dụng lao động không cần thiết cho công việc. Sắp xếp lại nhân viên, mạnh dạn chuyển người vào những công việc phù hợp, phân công lao động theo khả năng, có xét đến nguyện vọng của mỗi cá nhân, phân công hợp lý để người lao động có điều kiện, phát huy khả năng của mình, tiến tới xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc hiệu quả hơn.
Đối với khối sản xuất, bưu điện tỉnh cần xem xét lại số công nhân cần thiết cho trạm, tổng đài...tránh tình trạng lãng phí lao động.
Tuy nhiên, ở bưu điện tỉnh Hải Dương hiện nay lao động ở khối bưu chính chiếm tới 50% tổng số lao động nhưng doanh thu về bưu chính thì chiếm khoảng 7% do vậy về chiến lược bưu điện tỉnh Hải Dương phải nhanh chóng chuyển các bưu cục cấp 3 có doanh thu dưới 5 triệu/tháng thành các đại lý đa dịch vụ nhằm giảm chi phí tiền lương lao động. Phát triển mạnh mẽ các đại lý đa dịch vụ ở những nơi chưa có bưu cục đồng thời phát triển các dịch vụ mới về Bưu chính-Viễn thông ở các điểm bưu điện văn hoá xã.
Hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập, có chính sách khuyến khích công nhân viên hợp lý. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Bưu điện tỉnh là 2 triệu đồng/ tháng, khá cao so với thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh. Điều này sẽ làm cho người lao động nhiệt tình hơn với công việc, đóng góp sức lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, bưu điện tỉnh cần phải hoàn thiện hơn nữa đơn giá tiền lương sao cho phù hợp với từng bộ phận trong bưu điện dựa trên cơ sở tổ chức lao động, mức độ đóng góp của từng bộ phận, tránh lãng phí không cần thiết và đảm bảo tính công bằng , tạo ra đòn bẩy kinh tế hiệu quả với người lao động.
Chú trọng đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tốt nhất các khâu trong qua trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi đội ngũ công nhân viên phải có đủ năng lực, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, năng nổ trong công việc. Trình độ cán bộ công nhân viên cao sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm, góp phần làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm. Để làm tốt công tác này cần phải làm tốt công tác tuyển dụng cũng như đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh luôn cần năng động và sáng tạo, cập nhật kiến thức, nhất là trong điều kiện những đổi mới về tài chính và kế toán của nước ta gần đây, bưu điện tỉnh cần phải chú ý quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ công nhân viên.
Bưu điện tỉnh cần chú ý ngay từ đầu khâu tuyển dụng đồng thời cũng cần phải chú ý kịp thời đến công tác đào tạo cán bộ công nhân viên để thích nghi theo kịp tình hình mới. Bưu điện có thể tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức tại bưu điện hoặc cử cán bộ quản lý chủ chốt theo học các khoá học đào tạo ngoài công ty. Việc đào tạo sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho công ty và về lâu dài thì đây là một giải pháp để giảm chi phí.
Xây dựng chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi trong môi trường cạnh tranh quốc tế; đặc biệt chú trọng đội ngũ phần mềm viễn thông, tin học.
+ Quản lý chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của bưu điện tỉnh Hải Dương. Vì vậy, quản lý chi phí khấu hao tài sản cố định là một khâu quan trọng trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp:
Thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Hiện nay, bưu điện tỉnh Hải Dương áp dụng phương pháp khấu hao đường( hay khấu hao bình quân) do Bộ Tài chính qui định đối với doanh nghiệp Nhà nước(QĐ 166/1999/QĐ-BTC). Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Mức khấu hao hàng năm được xác định theo công thức:
Nguyên giá TSCĐ
Trích KH hàng năm =
Thời gian sử dụng
Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, với đặc thù của ngành viễn thông là sử dụng khoa học kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị công nghệ cao thì tác động của hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình ngày càng lớn. Ở những nước phát triển, thời gian hữu dụng của máy móc thiết bị thường chỉ từ 4-5 năm, sau đó sẽ bị đào thải và bị thay thế bởi những thiết bị tiên tiến và hiện đại hơn. Ở nước ta thì thời gian sử dụng qui định cho các thiết bị thông tin liên lạc dài hơn, thời gian tối thiểu là 6 năm và thời gian tối đa là 12 năm.
Nếu sử dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm, tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Vì vậy, nếu như được phép sử dụng phương pháp khấu hao linh hoạt hơn thì có thể phương pháp giảm dần sẽ phù hợp hơn với công ty.
Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được tính bằng cách nhân giá trị ban đầu của tài sản cố định với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm. Tỷ lệ khấu hao này được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. Công thức tính toán như sau:
2 ´ (T- t +1)
Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng =
T´ ( T + 1 )
Trong đó: T: thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ.
t: thứ tự năm cần tính khấu hao.
Phương pháp này sẽ phản ánh chính xác hơn mức khấu hao tài sản cố định vào giá thành sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm tài sản có định trong những năm đầu sử dụng, hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là số tiền trích khấu hao luỹ kế đến thời gian cuối sử dụng tài sản cố định chưa đủ bù đáp toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, ta có thể tính khấu hao năm cuối cùng bằng cách lấy nguyên giá của tài sản cố định trừ đi số tiền khấu hao luỹ kế đến năm trước.
Nâng cao công tác quản lý tài sản cố định. Về công tác bảo quản, bảo dưỡng để tránh phát sinh những chi phí sửa chữa lớn. Bưu điện nên giao trách nhiệm bảo quản máy cho từng tổ sản xuất trực tiếp sử dụng có máy. Có cơ chế khen thưởng kỉ luật rõ ràng. Nếu máy móc thiết bị hỏng do chủ quan của người lao động, người làm hỏng phải có trách nhiệm sửa chữa bồi thường. Hàng tháng, hàng quí nên kiểm tra, đánh giá tình trạng kĩ thuật cuả tài sản cố định để có biện pháp tu bổ kịp thời, tránh tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng lớn mới sửa chữa thì chi phí sửa chữa sẽ cao hơn. Đối với các phương tiện vận tải, bưu điện nên áp dụng hình thức khoán theo km đường và định mức cung cấp thiết bị sửa chữa thay thế, tránh tình trạng người lái xe tạo ra số liệu giả, những chi phí thực tế không có. Đối với thiết bị văn phòng, bưu điện nên giao trực tiếp cho các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước công ty về việc bảo quản. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả sửa chữa bảo dưỡng để duy trì giá trị sử dụng thường xuyên của tài sản cố định, nâng cao thời gian làm việc thực tế của tài sản cố định.
Đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị công nghệ. Đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị công nghệ là giải pháp lâu dài có tính chất chiến lược nhằm tăng lợi nhuận của bưu điện bởi nhiều lí do. Thứ nhất, việc nâng cấp đổi mới thiết bị công nghệ sẽ làm chi phí sửa chữa tài sản cố định giảm xuống, đồng thời với công nghệ tiên tiến chi phí về nhiên liệu động lực cũng như chi phí nhân công của bưu điện sẽ thấp hơ. Những yếu tố này góp phần làm giảm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Thứ hai, trong xu thế phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông quốc tế, để có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển của thế giới, các thiết bị viễn thông quốc tế Việt Nam cũng không thể không được đổi mới, bám sát vào sự phát triển chung của thiết bị công nghê trên toàn thế giới và trong khu vực. Việc đổi mới các thiết bị công nghệ giúp bưu điện có thể nâng cao chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp, góp phần tăng sản lượng, tăng doanh thu.
+ Quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí như: chi phí về điện lực, chi phí về nước... Đây là những khoản chi phí rất khó có thể cắt giảm nếu như người lao động không có ý thức tiết kiệm. Vì vậy, nâng cao ý thức tiết kiệm, coi đây là nhiệm vụ của người lao động là việc nên làm. Nên có những qui định biện pháp về việc tiết kiệm chi phí điện, nước cụ thể.
+ Quản lý chi phí khác bằng tiền.
Bưu điện nên tăng thêm chi phí quảng cáo, tất nhiên là theo hạn mức qui định của Bộ Tài chính và nên chú trọng đến nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Đối với các khoản chi hành chính như: tiếp khách, hội nghị, công tác phí,...bưu điện cần phải đưa ra những định mức và xây dựng những qui định cụ thể đối với những khoản chi này, thuận tiện cho theo dõi và tránh được những khoản chi không cần thiết.
3.3.2. Các giải pháp tăng lợi nhuận nhờ tăng doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
+ Làm tốt công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Công tác tiếp thị ở bưu điện tỉnh Hải Dương nay đã có bộ phận riêng tuy chưa được tổ chức thành phòng tiếp thị nhưng đã hoạt động khá tích cực và có hiệu quả nhằm giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ của bưu điện tỉnh cả về bưu chính và viễn thông nhưng cần chú trọng những nội dung sau đây:
Tuyên truyền quảng bá những dịch vụ mới và các dịch vụ có tính cạnh tranh cao như 171,1717, Mega VNN_Fone VNN trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh như : đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hải Dương, báo Hải Dương....
Mở lớp huấn luyện về công tác tiếp thị cho mọi cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng mọi nơi, mọi lúc để tuyên truyền. Thực hiện chủ trương: “ Mỗi cán bộ công nhân viên đều là cán bộ tiếp thị”
Nắm vững nhu cầu của thị trương trên cơ sở khảo sát kĩ nhu cầu có khả năng thanh toán nhằm đầu tư trước một bước để sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Bên cạnh chính sách tiếp thị bưu điện tỉnh Hải Dương cũng cần phải có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý như:
Thường kì mở hội nghị khách hàng, thống kê theo dõi chặt chẽ các khách hàng lớn, có chinh sách chiết khấu hợp lý cho đối tượng này. Đồng thời chăm sóc tốt chất lượng đường thông , sửa chữa nhanh chóng khi có sự cố. Kí hợp đồng cam kết sử dụng dịch vụ của bưu điện tỉnh lâu dài với các chính sách riêng có tính cạnh tranh cao.
Tổ chức bộ phận riêng để giải đáp thắc mắc, sửa chữa ứng cứu, giúp đỡ khách hàng khi có khó khăn để tạo uy tín cho bưu điện tỉnh Hải Dương.
Về giá cước do Bộ Bưu chính- Viễn thông quản lý và Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông ban hành chi tiết trong khung nên bưu điện tỉnh chỉ vận dụng trong khoảng cho phép của Tổng công ty, đặc biệt là chính sách khuyến mại hợp lý nhằm thu hút khách hàng, giúp làm tăng doanh thu cho bưu điện tỉnh Hải Dương.
+ Phát triển các dịch vụ mới.
Quan tâm tới các dịch vụ đã thu được kết quả tốt như: hệ thống di động nội tỉnh CDMA_W.L.L, MEGA VNN_FONE VNN. Bên cạnh đó cần phải chú ý tới các dịch vụ gia tăng của tổng đài cố định như: hiển thị số cuộc gọi, bắt giữ, chuyển cuộc gọi,cuộc gọi hội nghị,1080,voice video, tex...Những dịch vụ này tuy đơn giá thấp nhưng có rất nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng nên đem lại lượng doanh thu không nhỏ.
Đặc biệt là các dich vụ trên mạng Internet bởi vì Internet đang được giới trẻ rất quan tâm.
Ngoài việc phát triển và mở rộng các dịch vụ mới, bưu điện tỉnh phải lưu ý nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ vững và phát triển khách hàng. Không để khách hàng đã dùng rồi lại bỏ, nhằm không ngừng nâng cao vị thế của Bưu điện tỉnh trên địa bàn của tỉnh , sẵn sàng cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp mới.
+ Mở rộng mạng lưới.
Trên cơ sở khảo sát kĩ nhu cầu khách hàng mà cần có kế hoạch phát triển mạng lưới với chiều sâu và chiều rộng. Bảo đảm cung cấp đến 100% số thôn trong tỉnh Hải Dương. Rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
3.4.Một số kiến nghị.
3.4.1.Với nhà nước.
* Nhà nước bằng những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của mình có thể tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời hạn chế những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, các hoạt động viễn thông đang được điều chỉnh bằng nhiều luật và các văn bản dưới luật như Luật Doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức của Bộ bưu chính viễn thông, các quyết định của Bộ Bưu chính viễn thông về giá cước , về hoạt động các dịch vụ bưu chính viễn thông...Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn chưa được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hoặc chưa hoàn thiện cơ chế cạnh tranh, mở cửa thị trường...Vì vậy cần đẩy nhanh việc xây dựng Pháp lệnh , Luật Bưu chính-Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạnh bưu chính, viễn thông sang thị trường cạnh tranh; chủ động thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và Internet. Cho phép các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học trong nước và quốc tế. Mở rộng thị trường cạnh tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ. Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể.
* Đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ. Năm 2005-2006, hầu hết giá cước bưu chính, viễn thông, Internet của Việt Nam thấp hơn hoặc tương đương với mức bình quân của các nước trong khu vực.
* Có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động nguồn lực của các ngành, địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng; tăng khả năng truy nhập dịch vụ cho người dân trong xã hội.
* Quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia như: phổ tần số vô tuyến điện, kho số, mã số; tên vùng, miền; địa chỉ; thương quyền; tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.
* Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô :
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.
- Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.
- Thiết lập các tiền đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO.
* Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp :
- Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu: "năng suất, chất lượng, hiệu quả"; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính, viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh quốc tế thắng lợi.
- Đẩy nhanh sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên cơ sở phân định loại hình: doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - xã hội. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp chéo, thực hiện hạch toán độc lập, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh doanh. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học theo lộ trình cụ thể.
- Đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tiến hành tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông.
* Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn :
- Giai đoạn 2001-2020, huy động khoảng 160-180 ngàn tỷ đồng (tương đương 11 - 12 tỷ USD) để đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông, tin học. Trong đó giai đoạn 2001-2010 huy động khoảng 60-80 ngàn tỷ đồng (4-6 tỷ USD). Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ vào khoảng 60%, vốn nước ngoài 40% tổng số vốn đầu tư.
- Nhà nước có chính sách thương quyền về bưu chính, viễn thông đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách điều tiết phát triển mạng lưới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà nước.
- Về vốn trong nước: Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Về vốn ngoài nước: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
* Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển
- Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.
* Do thiết bị viễn thông có tính chất đặc thù cao, hao mòn vô hình lớn vì thế đề nghị
Nhà nước, cụ thể hơn là Bộ tài chính cần qui định chính sách khấu hao hợp lý hơn như sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần.
* Ngoài ra, khi mở rộng thiết bị , hệ thống phải cho phép đàm phán giá với đối tác chứ không nên tổ chức đấu thầu vì khi mua hệ thống đã phải đấu thầu để chọn được nhà cung cấp, do đó khi mở rộng do đặc thù của khối xử lý trung tâm không thay đổ mà chỉ mở rộng tăng giá thuê bao nên không thể tổ chức đấu thầu. Đây là đặc điểm rất riêng của hệ thống chuyển mạch của ngành bưu điện.
* Chính phủ cần phải có biện pháp để đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh. Nên có chính sách thu phí cao khi cấp phép cho từng địa bàn, tránh tình trạng cá doanh nghiệp mới chỉ kinh doanh ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn có lợi nhuận cao còn các nơi vùng sâu, vùng xa thì dành cho bưu điện tỉnh. Cũng như cần có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp phục vụ ở những khu vực này.
3.4.2.Với Tổng công ty bưu chính viễn thông.
Cũng như nhiều đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, bưu điện tỉnh Hải Dương là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có rất nhiều bất cập, trước hết làm giảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, nhất là các đơn vị làm ăn thua lỗ, phát sinh tư tưởng ỷ lại, tính độc lập tự chủ, thích nghi với thị trương ngày càng kém. Hiện nay, trong số các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc chỉ có số ít là các đơn vị kinh doanh có lãi( trong đó có bưu điện tỉnh Hải Dương), còn lại hầu hết kinh doanh không có hiệu quả, có lãi và được bao cấp qua cơ chế phân phối lại. Với cơ chế hạch toán như vậy gây ra rất nhiều hạn chế cho doanh nghiệp thành viên nói chung và bưu điện tỉnh Hải Dương:
Do hạch toán tập trung nên chưa xác định được doanh thu thực tế của từng đơn vị thành viên. Hiện nay, việc xác định doanh thu được hưởng của các đơn vị thành viên mang tính chủ quan. Do vậy, đã dẫn đến việc đánh đồng giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự công bằng trong chế độ khen thưởng khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.
Hạn chế sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, đầu tư, tìm kiếm khách hàng. Từ đó làm các doanh nghiệp thiếu động lực để phát triển, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vì những lý do trên, tôi xin đưa ra một số những kiến nghị như sau:
Tổng công ty cần đưa ra cơ chế hạch toán nhằm xác định doanh thu thực tế của các đơn vị. Việc xác định được chính xác doanh thu được hương sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp được tính một cách chính xác, từ đó đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp thành viên, nhất là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra, việc xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tính toán được các chỉ tiêu tài chính như các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, năng lực hoạt động, về lợi nhuận...từ đó nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của doanh nghiệp thnàh viên sẽ tạo điều kiện để Tổng công ty kiểm soát đánh giá hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp từ đó có chính sách phù hợp, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên phát triển.
Tạo tính chủ động hơn nữa cho các doanh nghiệp.Tăng tính chủ động cho các doanh nghiệp thành viên trong việc huy động và sử dụng vốn, quản lý vốn và tài sản, sử dụng các quĩ... Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Phân cấp mạnh mẽ với những qui định về trách nhiệm của các giám đốc các đơn vị thành viên để các đơn vị thành viên chủ động sáng tạo trong qui định của Tổng công ty.
Có cơ chế, phương pháp hạch toán riêng cho từng đơn vị và xác định chính sách doanh thu của mỗi đơn vị thành viên. Trên cơ sở đó có chính sách tiền lương riêng theo lợi nhuận của từng đơn vị, đương nhiên là có phân loại vùng, khu vực, điều kiện địa lý, kinh tế để trợ giúp cho các đơn vị khó khăn.
Không nên hợp tác với đối tác liên doanh về vốn mà nên huy động vốn trong nước để tiền lãi là người Việt Nam được hưởng.
Kết luận
Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kĩ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và phục vụ dân sinh. Do vậy, cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương cần phải đầu tư, quan tâm đến ngành Bưu chính Viễn thông nhằm góp phần xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp hiện đại.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là yêu cầu chung đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, em đã cố gắng tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng lợi nhuận của bưu điện tỉnh. Từ đó, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của bưu điện tỉnh Hải Dương. Do hạn chế về thời gian thực tập và trình độ của một sinh viên. Chuyên đề của em khó tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến vấn đề này đề chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-PGS,TS Vũ Duy Hào đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 5/2006
Sinh Viên thực hiện:
Đào Duy Toàn
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp-Trường ĐHKTQD.
Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp-Trường ĐHTC.
Giáo trình: Lịch sử các học thuyết kinh tế-Trường ĐHKTQD.
Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.
Quy định chế độ kế toán áp dụng trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.
Tạp chí Bưu điện năm 2003,2004,2005.
Lịch sử phát triển Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương năm 2003.
Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương năm 2004.
Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương năm 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36473.doc