Tiếp tục đẩy mạnh công tác XĐGN, đặc biệt ở các vùng nghèo, xã nghèo, đi đôi với chống tái nghèo; xây dựng các mô hình XĐGN phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Đẩy nhanh xã hội hoá công tác XĐGN; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo bằng những nguồn vốn. Thực hiện tốt việc giám sát và đánh giá công tác XĐGN. Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư cho các hộ nghèo.
Tập trung nguồn lực nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng. Quan tâm nhiều hơn đến giải quyết các vấn đề về giới và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ , trẻ em. Tăng cường hỗ trợ cho người dân vùng sâu vùng xa và dân tộc ít người.
Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo, đặc biệt với khách hàng nghèo chủ hộ là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ có người tàn tật, có nhu cầu về vốn, vay vốn phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cả về mức vay và thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh nhằm giúp người nghèo nâng cao thu nhập, kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua tổ, nhóm Tín dụng – tiết kiệm để hạn chế tình trạng nợ đọng và vốn vay không hiệu quả.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần kinh tế
(giá HH) (Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu
1997
2000
2001
2002
2003
2003
2005
2005
So với
1997
Toàn nền kinh tế
1. Khu vực nhà nước
2. Khu vực ngoài nhà nước
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
100,0
42,3
52,6
5,1
100,0
41,9
49,4
8,7
100,0
41,6
48,4
10,0
100,0
40,7
50,7
8,6
100,0
40,3
50,1
9,6
100,0
39,4
50,2
10,4
100,0
38,8
52,0
9,2
- 3,5
- 0,6
+ 4,1
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 – UBND tình Phú Thọ)
Từ kết quả trên cho thấy tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần từ 1997 đến 2005, nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 52,6% vào năm 1997, rồi giảm xuống 48,4% vào năm 2001 và tăng dần lên từ năm 2002 đến năm 2005 luôn chiếm trên 50% GDP. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần từ năm 1997 đến năm 2005.
So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành năm 2000 và 2005 của Phú Thọ với vùng TDMNBB và cả nước có sự chênh lệch đáng kể:
Biểu 2.8: So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Thọ với vùng TDMNBB và cả nước
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Phú Thọ
TDMNBB
Cả nước
2000
2005
2000
2005
2000
2005
Toàn nền kinh tế
Trong đó:
1. Công nghiệp- xây dựng
2. Nông lâm thủy sản
3. Dịch vụ
100,0
36,5
29,8
33,7
100,0
37,6
28,7
33,7
100,0
20,7
48,1
31,2
100,0
26,6
34,3
39,2
100,0
36,8
24,5
38,7
100,0
41,0
20,9
38,1
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạc tổng thể phát triển KT-XH tình Phú Thọ đến năm 2020 – UBND tỉnh Phú Thọ)
Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng của Phú Thọ cao hơn các tỉnh vùng miền núi phía Bắc 15,8% và thấp hơn cả nước 0,3%, tỷ trọng nông lâm thủy sản thấp hơn vùng miền núi phía Bắc 18,3% và cao hơn cả nước 5,3%, tỷ trọng các ngành dịch vụ cao hơn 2,5% vùng miền núi phía Bắc và thấp hơn cả nước 5,0%. So sánh trong năm 2005, thì tỷ trọng công nghiệp- xây dựng vẫn tăng, nhưng tỷ trọng nông lâm thủy sản và dịch vụ giảm, trong đó tỷ trọng công nghiệp- xây dựng của tỉnh cao hơn tỷ trọng công nghiệp- xây dựng của các vùng miền núi phía Bắc khoảng 11,1% và thấp hơn cả nước 3,3%, tỷ trọng nông lâm thủy sản thấp hơn vùng miền núi phía Bắc 5,7% và cao hơn cả nước 7,7%, tỷ trọng dịch vụ thấp hơn vùng miền núi phía Bắc 5,5% và thấp hơn cả nước 4,4%.
2.3. Thực trạng về đói nghèo của tỉnh Phú Thọ.
2.3.1. Thực trạng đói nghèo của tỉnh .
Là một tỉnh miền núi nghèo, sau 10 năm tái lập tỉnh (1997 – 2007), tuy nội lực kinh tế còn yếu, kém lợi thế so sánh trong đầu tư và phát triển, song những năm qua, công tác XĐGN của Phú Thọ đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo số liệu thống kê năm 1997, toàn tỉnh có 73,1 ngàn hộ sống thuộc diện đói nghèo, chiếm 20,8% số hộ trong toàn tỉnh, số hộ nông nghiệp đói nghèo chiếm gần 30% so với tổng số hộ nông nghiệp, tại thời điểm này trên địa bàn tỉnh còn 80 xã có tỷ lệ hộ nghèo đói trên 40%. Trong đó, có 20 xã với 12,1 ngàn hộ có tỷ lệ đói nghèo trên 60%, với 2,7 ngàn hộ đói, 5,7 ngàn hộ nghèo. Tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi Thanh Sơn (11 xã), Yên Lập (1 xã), Sông Thao (5 xã), Phong Châu (3 xã).
Đến năm 2000, các vùng nghèo, xã nghèo đã được cải thiện: 100% xã có đường ô tô tới trung tâm, trên 76% xã có điện, 100% xã có trường học, các xã đều có trạm y tế và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,7% ( tính theo chuẩn cũ).
Tháng 01/2001 toàn tỉnh còn 19,6% hộ nghèo (theo chuẩn mới) tương đương 56.871 hộ; một số huyện có tỷ lệ nghèo cao như: Yên Lập 37,8%, Thanh Sơn 34,3%, Tam Nông 32,36%, Cẩm Khê 22,8%, Thanh Thủy 20,48%, hạ Hòa 20,13%. Toàn tỉnh có 50 xã đặc biệt khó khăn và an toàn khu ( ATK), 46 xã không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, trong đó có 11 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.
Tháng 12/2002 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,48%. Đến thời điểm tháng 12/2003, tình hình đói nghèo ở Phú Thọ đã được cải thiện đáng kể, số hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm theo: Việt Trì 1,60%, Lâm Thao 3,85%, Phù Ninh 8,36%, Tam Nông 12,18%, Thanh Thủy 8,94%, Thanh Sơn 20,58%, Yên Lập 18,52%... tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh cũng giảm xuống còn 9,7%.
Theo kết quả điều tra về thực trạng hộ nghèo và hạ tầng cơ sở theo chuẩn mới, năm 2005 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 94.472 hộ, chiếm 31,08%, tập trung nhiều ở các huyện miền núi như Thanh Sơn 57%, Yên Lập 52,5%, các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông, Cẩm Khê, tỷ lệ hộ nghềo đều trên 30%, trong đó có 153 xã có trên 25% hộ nghèo; 43 xã, 64 khu đặc biệt khó khăn.
Biểu 2.9: Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2005 của Phú Thọ
Huyện, thành, thị
Tổng số hộ trên
địa bàn
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn
Tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn (%)
TP. Việt Trì
34.373
3.334
9,7
TX. Phú Thọ
15.780
1.894
12,0
H. Phù Ninh
25.759
6.697
26,0
H. Lâm Thao
27.722
3.881
14,0
H. Đoan Hùng
25.057
7.893
31,5
H. Thanh Ba
26.231
7.344
28,0
H. Hạ Hòa
25.881
9.006
34,8
H. Tam Nông
18.357
5.641
31,0
H. Thanh Thủy
16.757
4.936
29,45
H. Yên Lập
18.096
9.510
52,5
H. Cẩm Khê
28.840
10.883
37,7
H. Thanh Sơn
41.111
23.453
57,0
Toàn tỉnh
303.964
94.472
31,08
( Nguồn: Niên gián thống kê 2005 – Cục thống kê tỉnh Phú Thọ)
2.3.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu chưong trình XĐGN giai đoạn 2001 – 2005 của tỉnh:
Thực hiện theo Quyết định số 512/2001/QĐ-UB ngày 31/1/2002 phê duyệt Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2005, Cùng ban chỉ đạo chương trình XĐGN của tỉnh các huyện, thành, thị; các xã, phường thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN của địa phương và triển khai hoạt động hiệu quả. Kết quả XĐGN của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
2.3.2.1. Thực hiện các chính sách xã hội:
Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: Tỉnh đã cấp 313.220 thẻ BHYT ( đạt 100%) cho người nghèo. Các cơ sở khám chưa bện trong tỉnh đã thực hiện việc khám chữa bệnh theo chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, đã có 557.358 lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn giảm viện phí, tổng kinh phí miễn giảm 21.639,2 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Các đơn vị giáo dục – đào tạo và dạy nghề đã quan tâm thực hiện chế độ miễn giảm học phí, tiền xây dựng trường và hỗ trợ sách giáo khoa, học phẩm cho học sinh thuộc các gia đình nghèo. Số học nghèo được miễn giảm học phí, tiền xây dựng trường là 90.342 em, kinh phí 7.416 triệu đồng; có 21.197 em là con hộ nghèo được cấp sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập, kinh phí là 1.258 triệu đồng.
Ngoài ra, các chính sách khác cũng được các cấp các ngành quan tâm như Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Hàng chục ngàn hộ nghèo đã được ngành thuế căn cứ tình hình, đề nghị miễn giảm thuế đất, sản lượng; Chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng yếu thế: Đã trợ cấp thường xuyên cho trên 4.000 đối tượng cứu trợ xã hội, 3.118 người cao tuổi ( đạt trên 50%); bằng nguồn Quỹ “ Vì người nghèo” TW hỗ trợ, tỉnh đã vận động được số tiền, nhân công và vật liệu quy tiền trên 35.800 triệu đồng giúp các hộ nghèo trong việc sửa chữa nhà ở, thực hiện Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, xây nhà “Đại đoàn kết” cho 100% hộ nghèo ở nhà tạm (4.566 ngôi) trước ngày 31/8/2005.
2.3.2.2. Kết quả thực hiện các dự án:
Dự án định canh định cư:
Tổng số vốn đầu tư cho Dự án Định canh định cư là 6.600 triệu đồng. Đã khai hoang và đưa vào sản xuất 212,5 ha cho 2.523 hộ ( hỗ trợ 5 triệu đồng/ha); hỗ trợ vật tư phân bón, thóc, giống, công cụ sản xuất… cho 1.522 lượt hộ. Cho vay vốn mua đại gia súc phát triển chăn nuôi tăng sức kéo cho hơn 1.000 lượt hộ. Đưa tiến bộ kỹ thuật, giống mới vào sản xuất tăng năng suất lúa từ 40-60 kg/sào lên 120- 160 kg/sào. Xây dựng 320 mô hình vườn trồng cây ăn quả nhằm nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo; xây dựng được 18 công trình thủy lợi nhỏ; xây dựng mới 6 tuyến đường giao thông liên thôn bản, tổng chiều dài 12 km; chương trình đã giúp ổn định định canh định cư cho 1.406 hộ.
Dự án ổn định dân di cư và kinh tế mới:
Tỉnh đã triển khai thực hiện 15 dự án kinh tế mới ở 16 xã. Kết quả thực hiện rất đáng khích lệ: xây mới 14 đập thủy lợi, 6 trạm bơm tưới tiêu, 40 cống điều tiết nước, cải tạo 175 ha đất canh tác ở 16 xã, tăng vụ cho 820 ha ruộng từ 1 vụ lên 2 vụ. Dự án đã thực hiện di chuyển 1.406 hộ (trong đó: di dân do ảnh hưởng của thiên tai 163 hộ, vì điều kiện thiếu đất ở, đất sản xuất 1.148 hộ, di dân vào vùng kinh tế mới 35 hộ, di dân định canh định cư 60 hộ). Tổng nguồn vốn của dự án là 13.225 triệu đồng.
Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư:
Mạng lưới khuyến nông viên cấp cơ sở được tăng cường, tổng số cán bộ khuyến nông được bồi dưỡng là 605 người. Dự án đã tổ chức được 500 lớp tập huấn cho trên 37.000 lượt người về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thú y, thủy sản…Số cán bộ khuyến nông viên chuyên trách đã tự triển khai tốt công tác chuyên môn được giao.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Báo Phú Thọ, Đài phát thanh truyền hình tỉnh đã mở các chuyên trang, chuyên mục về XĐGN. In và phát hành 15.000 tờ cơ cấu giống thời vụ, 10.000 tờ gấp xếp kỹ thuật, 1.500.000 trang tài liệu kỹ thuật, hơn 60% số tài liệu đã được phát tới hộ đói nghèo, vùng nghèo, xã nghèo.
Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Hướng trọng tâm công tác XĐGN trong những năm qua là huy động nguồn lực cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động từ các nguồn khác đã cho 114.643 lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi với tổng nguồn là 437.320 triệu đồng. (Trong đó: 106.000 hộ thuộc diện nghèo, kinh phí 430.820 triệu đồng ).
Trong 5 năm 2001 – 2005, Ngân hàng phục vụ người nghèo ( nay là Ngân hàng chính sách xã hội) thực hiện phương hướng cho vay trực tiếp 274 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh được vay vốn của Ngân hàng người nghèo, bình quân mỗi xã, phường là 1.600 triệu đồng. Suất đầu tư cho 1 hộ cũng được nâng dần hạn chế tình trạng cho vay dàn trải, nhiều hộ nghèo có điều kiện đã vay mức từ 5 - 7 triệu đồng, số hộ này chiếm tỷ lện trên 10% tổng dư nợ.
Dự án đã tạo điều kiện cho nhiều hộ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát đói nghèo.
Dự án đầu tư xây dựng CSHT các xã nghèo ngoài chương trình 135:
Đến năm 2005, số vốn được bố trí đầu tư cho 15 xã là 9.200 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 1.655 triệu đồng; vốn lồng ghép 7.545 triệu đồng. Tổng số công trình đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 26 công trình, các công trình đã được đưa vào sử dụng và khai thác có hiệu quả.
Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề:
Hiện tỉnh đã thực hiện 21 dự án với tổng kinh phí 1.997 triệu đồng, trong đó chủ yếu hỗ trợ khôi phục, duy trì và phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Dệt khăn xuất khẩu, thêu ren, mây tre, đồ mộc dân dụng…Nhìn chung, các dự án đều phát huy được hiệu quả và thu hút được người lao động nghèo có việc làm, tăng thu nhập
Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ:
Tổng kinh phí của dự án là 1.180 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 1.000 triệu đồng, lồng ghép hợp tác quốc tế 180 triệu đồng. Sở Lao động - TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành thành viên, các huyện tổ chức 33 lớp tập huấn công tác XĐGN cho gần 2.000 học viên là cán bộ chủ chốt xã; chủ tịch Hội Nông dân, CCB, Phụ nữ, Trưởng khu hành chính và cán bộ làm công tác XĐGN cấp xã.
Cơ bản các chính sách, dự án đạt mục tiêu chương trình đề ra. Tuy nhiên do bước đầu xây dựng chương trình một số dự án xây dựng nhu cầu nguồn lực lớn trong khi việc huy động nguồn lực hạn chế, chủ yếu là từ nguồn ngân sách nên kết quả đạt được còn thấp.
Bên cạnh các nguồn lực được đầu tư theo chương trình, đã lồng ghép với các chương trình, dự án đối với các đồng bảo dân tộc thiểu số miền núi như chương trình 135, 134…có tác động tích cực đến mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, chương trình xuất khẩu lao động những năm qua đã được tỉnh xác định là một nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng trong XĐGN, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Từ năm 2001 – 2005 tỉnh Phú Thọ đã đưa 10.471 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm số lao động này đã gửi tiền về gia đình và quê hương hàng trăm tỷ đồng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo và XĐGN bền vững.
Nhìn chung, Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được tỉnh xác định là nhiệm vị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình đã được triển khai sâu rộng, đồng bộ các chính sách, dự án của chương trình với tổng nguồn lực huy động đạt 544.858,2 triệu đồng. Chương trình đã trở thành một phong trào XĐGN trên tất cả các địa phương và đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản và toàn diện, tạo được sự chuyển biến tích cực rõ nét. Chương trình đã tạo thành sức mạnh tổng hợp: Tạo ra năng lực sản xuất mới, nâng cao kiến thức làm kinh tế cho người nghèo, đào tạo phát triển đội ngũ khuyến nông, là hạt nhân hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, nông dân và các hộ đói nghèo có vốn sản xuất, lao động có việc làm, sản xuất nông lầm nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên XĐGN.
2.4. Đánh giá sự tác động của tăng trưởng kinh tế tới XĐGN ở tỉnh Phú Thọ.
2.4.1. Tác động tích cực .
Trong những năm qua, cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá và ổn định đã góp phần đáng kể vào việc XĐGN tỉnh Phú Thọ. Sau 5 năm thực hiện quy hoạch, cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có sự thay đổi đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ, GDP nông nghiệp (giá thực tế) bình quân/ người tăng từ 1.034 nghìn đồng năm 2000 lên 1.497 nghìn đồng năm 2005, cơ bản xóa xong hộ đói, hộ nghèo năm 2005giảm xuống còn khoảng 5,0% (theo chuẩn cũ), 31,08% (theo chuẩn mới), bình quân mỗi năm giảm 3% (đạt mục tiêu đề ra ).
Kết quả nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực trên địa bàn. Xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp có năng suất , thu nhập cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích canh tác tăng từ 15,6 triệu đồng/ha năm 2000 lên khoảng 32,2 triệu đồng/ha năm 2005. Góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của người dân, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN.
Tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết tốt việc làm và các vấn đề xã hội. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân giải quyết tích cực vấn đề việc làm tại chỗ, triển khai chương trình làm việc quốc gia, đào tạo nghề để lao động có đủ điều kiện làm việc tại các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động… Tính đến năm 2005 cả tỉnh có trên 7000 người lao động đang làm việc tại nước ngoài, chủ yếu là Malaysia và Đài Loan, đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống, số lao động thất nghiệp đã giảm. Số hộ làm ăn giỏi, có thu nhập cao tăng lên, nhu cầu ăn mặc, đi lại, học hành, vui chơi…của nhân dân được đáp ứng tốt hơn.
Đến năm 2005, đã giải quyết việc làm khoảng 74,13 nghìn người. Trong 5 năm đã giúp khoảng 33,4 nghìn hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,6% năm 2001 xuống còn khoảng 5% năm 2005 ( theo chuẩn cũ).
Bên cạnh đó đã cơ bản xóa được nhà tạm cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội cũng đã có bước chuyển biến tích cực nên các tệ nạn xã hội kiềm chế được sự gia tăng.
Tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống tinh thần của người dân ngày một nâng cao.
Giáo dục- đào tạo: Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, năm 2002 đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2003 hoàn thành phổ cập THCS, đến hết 2005 có 112 trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất trường học được tăng cường, đã có gần 70% số trường tiểu học đủ cơ sở vật chất cho học sinh học 5 buổi/ tuần.
Nhìn chung, mạng lưới trường học các cấp là hợp lý, đảm bảo cho mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và PTCS; mỗi huyện thị có 2 trường PTTH trở lên. Hiện toàn tỉnh có 330 nghìn học sinh các cấp, chiếm 24,9% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh đi học so với độ tuổi cao hơn bình quân cả nước. Phú Thọ đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Chất lượng và cơ sở vật chất của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ ngày một nâng cao.
Y tế: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, phường, thôn bản được củng cố, tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuôc men và cán bộ y tế, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác kế hoạc hóa gia đình được đặc biệt quan tâm, kết hợp tổng hợp các phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo dục và hành chính nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 1,2% năm 2000 xuống dưới 1% năm 2005. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao đời sống người dân, nâng cao chất lượng nuôi dạy, chăm sóc con cái, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 31,8% năm 2000 xuống còn 23,8% năm 2005.
2.4.2. Vấn đề tồn tại hạn chế và nguyên nhân:
Tù sau khi tái lập tỉnh đến nay, nhất là giai đoạn 2001-2005 thực hiện Chương trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ đã thu được những thành tựu đáng khen ngợi trong tăng trưởng, phát triển kinh tế và trong công cuộc đấu tranh, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn tồn tại nhiều bất cập trong cả tăng trưởng kinh tế và công tác XĐGN.
* Về tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của từng ngành và của toàn nền kinh tế chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh yếu. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, khả năng hội nhập kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, những mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều. Sản xuất nông nghiệp còn thuần túy, lạc hậu, tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đặc biệt cơ cấu kinh tế nông thôn chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng nông lâm thủy sản chưa được khai thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối với trồng trọt.
Nguyên nhân:
Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, nội lực kinh tế - xã hội còn yếu, kém phát triển, kém lợi thế trong cạnh tranh đầu tư và phát triển. Kết cấu hạ tầng còn thiếu, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những diễn biến, tác động xấu và phức tạp của kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng trưởng bất ổn.
Thời tiết khí hậu thiên tai dễ xảy ra và có diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Do cơ chế, chính sách về tăng trưởng của các cấp ban ngành chưa đồng bộ, còn chồng chéo.
Xuất phát từ tư tưởng trông chờ, thỏa mãn với những kết quả đạt được còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Năng lực điều hành, khả năng tổ chức thực hiện còn hạn chế.
Tình trạng trì trệ, thiếu năng động, thiếu kiểm tra giám sát và buông lỏng kỷ luật chưa được khắc phục.
* Về Xóa đói giảm nghèo
Kết quả XĐGN chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Công tác xây dựng kế hoạch chương trình, dự án của một số huyện, sở, ngành chất lượng chưa cao, còn có những chương trình, dự án quy mô chưa sát hợp với thực tế; chưa lồng ghép được các nguồn lực cho chương trình mục tiêu. Bố trí nguồn lực phân tán, thất thoát trong đầu tư còn xảy ra, chưa thực hiện được mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm, phát huy vai trò giám sát của nhân dân còn yếu.
Việc phối hợp giữa các ngành chưa thường xuyên, công tác tổ chức, chỉ đạo, tổng kết nhân mô hình điển hình còn chậm, có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ. Một số hoạt động còn mang tính phong trài và thiếu bền vững. Năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế
Chưa chú trọng đến chính sách XĐGN và trợ giúp người nghèo khu vực đô thị và người có thu nhập thấp, nông dân thì bị mất đất do quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp tập trung.
Nguyên nhân:
Một phần do nhận thức về chương trình XĐGN của một số cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể cơ sở chưa đầy đủ, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành có nơi chua nghiêm túc. Ban chỉ đạo XĐGN ở một số cơ sở hoạt động thiếu năng động, hiệu quả hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý, năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn yếu.
Hộ nghèo, người nghèo còn tư tưởng tự ti, trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên làm giàu tự xóa đói nghèo. Một bộ phậnthiếu tư liệu sản xuất, thiếu sức lao động, đông người ăn theo, kiến thức làm kinh tế của người nghèo còn hạn chế.
Do tỉnh còn nghèo, thiếu nguồn lực để bổ xung hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách, dự án chương trình. Việc bố trí, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực chương trình, dự án chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Chưa phát huy được đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc quản lý, giám sát, tổ chức thực hiện các dự án ở địa phương.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XĐGN CỦA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh Phú Thọ.
3.1.1. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế và XĐGN và của tỉnh Phú Thọ.
Đảm bảo tính hài hòa giữa tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Phú Thọ tiếp tục cần có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh để thu hẹp mức chênh lệch so với cả nước về GDP/ người. Có được điều này sẽ đáp ứng được mong muốn của nhân dân và góp phần tạo ra sự ổn định trong xã hội để tiếp tục tăng trưởng.
Trên cơ sở phát huy cả nội lực và ngoại lực, sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển hàng hóa quy mô ngày càng lớn, có được nhiều giá trị nhất được tạo ra trên mỗi ha đất và đạt năng suất lao động ở mức cao và tăng lên không ngừng.
Bên cạnh đảm bảo ổn định xã hội, cần đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sống, môi trường xã hội nhằm có được tiền đề cho tăng trưởng trước mắt và lâu dài.
Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này được thể hiện không chỉ ở chỗ năng suất lao động tăng, môi trường được bảo vệ mà còn ở sự tiến bộ xã hội, công bằng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, và thể hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ tăng nhanh trong thời gian dài.
3.1.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng Phú Thọ thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm sau các thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với cả nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/ người so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước. Phấn đầu đến năm 2010 đưa Phú Thọ thoát ra khỏi tỉnh nghèo và đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 31,8% đầu năm 2006 xuống còn 10%, góp phần đưa Phú Thọ cơ bản thoát ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010. Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách cơ bản và bình đẳng, giúp họ cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất. Giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tang cho vùng nghèo, xã có tỷ lệ nghèo cao.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
* Về tăng trưởng kinh tế
Để đạt tới mục tiêu tổng quát dài hạn, đến năm 2020 mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế (GDP) cần phấn đấu thực hiện cho từng giai đoạn với nguyên tắc chỉ đạo là thu hẹp mức chênh lệch của tỉnh Phú Thọ so với trung bình của cả nước về chỉ tiêu GDP/ người; cụ thể:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời ký 2006 – 2020 khoảng 11,5- 12,0%/năm. Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch, tiến tới bằng và vượt mức về GDP bình quân đầu người so với mực trung bình của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt ít nhất bằng 81,4% và đến năm 2020 đạt trên 131% mức bình quân đầu người chung của cả nước.
Phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp, xây dựng 45 - 46%, dịch vụ 34 - 35% và nông lâm nghiệp là 18 - 19%; đến năm 2020 thì công nghiệp chiếm khoảng 50 – 51%, dịch vụ 39 – 40% và nông lâm nghiệp là 10 – 11%. Từng bước nâng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp của tỉnh từ 71,4% năm 2005 lên trên 81% vào năm 2010 và trên 90% vào năm 2020.
* Về xóa đói giảm nghèo
Phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 4,5%. Mỗi năm có từ 12.000 – 13.000 hộ thoát nghèo. Đảm bảo kết quả giảm nghèo bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất hộ tái nghèo.
Hỗ trợ xóa 100% nàh tạm cho hộ mới phát sinh hoặc tái nghèo và tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo bị hư hỏng, xuống cấp do ảnh hưởng của thiên tai.
Giải quyết cho 100% hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội, 100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí.
Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh là con hộ nghèo.
Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao còn thiếu cơ sở hạ tầng hoặc hạ tầng yếu kém.
Tổ chức tập huấn khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 7.400 lượt người, đào tạo nghề cho 7.000 lượt nông dân nghèo và tập huấn nâng cao năng lực cho 4.000 cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo xã, phường, thị trấn.
Đảm bảo 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phi khi có nhu cầu.
3.1.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh trong thời gian tới.
3.1.3.1. Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, thực hiện nghiêm túc luật doanh nghiệp, phổ biến rộng rãi luật doanh nghiệp vừa bảo đảm sự quản lý vĩ mô của nhà nước vừa tạo môi trường cho sự cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh của tất cả các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Khuyến khích tư nhân thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ; siết chặt kỷ luật thu, chi ngân sách gắn với thực hiện quy chế mới về phân bổ ngân sách; tăng cường tính công khai, minh bạch trong thu, chi ngân sách.
Thực hiện các chính sách biện pháp nhằm khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền. Tạo điều kiện thuận lợi như: giá thuê đất, chính sách sử dụng đất, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính…áp dụng các cơ chế thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao.
3.1.3.2. Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư.
Thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn trong xã hội, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo các hình thức khác nhau. Có các chính sách thích hợp để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và tư nhân trong tỉnh, khơi dậy tối đa nội lực của tỉnh.
Củng cố, mở rộng hệ thống quý tín dụng nhân dân nhằm cùng hệ thống ngân hang huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu. Hết sức tiết kiệm để tạo tích lũy, huy động mọi tiềm năng về tài nguyên, tài sản của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lời cho cá nhân và xã hội.
Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nước ngoài (ODA và FDI) và đầu tư từ các địa phương khác trong nước. Muốn vậy tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế trong thời gian đầu hoặc rủi ro do sản xuất – kinh doanh thua lỗ, cải cách các thủ tục hành chính…
Tiến hành cổ phần hóa, tham gia thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện nhằm huy động thêm nguồn vốn.
Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục.
Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra nước ngoài và các địa phương khác về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng du lịch.
Cần kết hợp nhiều hình thức liên doanh trong đó có cả 100% vốn bên ngoài. Phú Thọ cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn, và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.
3.1.3.3. Phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ trong nước mà hướng ra thị trường thế giới, ngoài các thị trường truyền thống , tìm kiếm thêm các thị trường mới theo phương châm đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm… để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu đã qua chế biến. Mở rộng việc triển khai các hình thức xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới.
3.1.3.4. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính
Đổi mới quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng công tác thẩm định và tham gia đóng góp vào văn bản, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn của văn bản. Nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, trước hết là thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh. Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, dành vai trò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp trong việc xây dựng thể chế.
Tiếp tục rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực hoặc chồng chéo trùng lặp, tăng cường kỹ năng của các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân. Thông tin công khai cho nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của chính quyền địa phương theo tinh thần thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách xã hội để nhân dân hiểu và thực hiện.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống các quy trình thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch thuận tiện cho tổ chức và công dân.
3.1.3.5. Tăng cường năng lực bộ máy
Sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Sắp xếp các trung tâm, đơn vị sự nghiệp, tách hoạt động sự nghiệp ra khỏi hành chính công.
Tăng cường việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức theo hướng tăng cường hơn nữa sự ủy quyền, phân cấp cho Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành, thị, xã, phường, thị trấn.
3.1.4. Phương hướng và giải pháp của tỉnh nhằm XĐGN trong thời gian tới.
Phương hướng chung về giảm nghèo trong giai đoạn 2006 – 2010 phải đạt được tiêu chí: công bằng, toàn diện, nhanh, hiệu quả, bền vững. Vì vậy, các cơ chế, chính sách và giải pháp cần tập trung vào các vấn đề sau:
Tạo cơ hội về phát triển sản xuất để hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề tạo việc làm.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện việc tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ xã hội thông qua các chính sách trợ giúp về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, pháp lý.
Chú trọng xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn, kết hợp nguồn lực của dân, cộng đồng, Nhà nước, doanh nghiệp, quốc tế…để đảm bảo đủ nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo.
Ưu tiên nguồn lực cho những nơi có tỷ lệ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Không ngừng nâng cao năng lực hệ thống chính trị nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp.
Cải thiện sự tham gia của người dân đặc biệt chú ý đến phụ nữ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong mọi hoạt động của chương trình XĐGN.
3.1.4.1. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác XĐGN, đặc biệt ở các vùng nghèo, xã nghèo, đi đôi với chống tái nghèo; xây dựng các mô hình XĐGN phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Đẩy nhanh xã hội hoá công tác XĐGN; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo bằng những nguồn vốn. Thực hiện tốt việc giám sát và đánh giá công tác XĐGN. Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư cho các hộ nghèo.
Tập trung nguồn lực nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng. Quan tâm nhiều hơn đến giải quyết các vấn đề về giới và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ , trẻ em. Tăng cường hỗ trợ cho người dân vùng sâu vùng xa và dân tộc ít người.
Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo, đặc biệt với khách hàng nghèo chủ hộ là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ có người tàn tật, có nhu cầu về vốn, vay vốn phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cả về mức vay và thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh nhằm giúp người nghèo nâng cao thu nhập, kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua tổ, nhóm Tín dụng – tiết kiệm để hạn chế tình trạng nợ đọng và vốn vay không hiệu quả.
3.1.3.2. Nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tự tạo việc làm và tạo thêm việc làm cho người khác. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ giới thiệu và môi giới việc làm; thành lập các trung tâm thông tin về việc làm đồng thời xây dựng cơ chế giám sát để ngăn ngừa hành vi lừa đảo. Tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ đi đôi với xuất khẩu lao động, ưu tiên vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động ở nông thôn, chú trọng tạo việc làm phi nông nghiệp và việc làm cho phụ nữ. Thực hiện tốt việc giải quyết lao đông dôi dư trong quá trình cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.
3.1.4.3. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo vệ môi trường.
Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho y tế, đồng thời thực hiện các biện pháp xã hội hoá y tế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân và tổ chức tham gia các hoạt động y tế. Tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh; giải quyết tốt vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế và phòng chống HIV/AIDS. Hình thành một số trung tâm y tế khu vực, chấn chỉnh công tác quản lý khám , chữa bệnh và giá thuốc chữa bệnh. Tăng nhanh năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh thuốc ngoại nhập, tổ chức mạng lưới kinh doanh phân phối thích hợp để đảm bảo thuốc cho nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, trước hết theo bậc đào tạo, từng bước điều chỉnh theo ngành đào tạo và lãnh thổ, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; củng cố và phát triển hệ thống trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, phát triển đại học, cao đẳng hợp lý, thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường học. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá và đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá - thông tin ở các xã, huyện, đặc biệt là các xã thuộc các huyện miền núi: Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hòa. Khai thác, duy trì , bảo tồn văn hoá phi vật thể và các môn thể thao dân tộc.
Bảo vệ tài nguyên rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và thực hiện các hình thức khoán thích hợp cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường biện pháp phòng chống cháy rừng; Bảo vệ tài nguyên biển, tài nguyên nước ngọt, môi trường đô thị, tiếp tục chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, giải quyết việc xử lý rác và các chất thải nguy hại.
3.1.4.4. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
* Chính sách hỗ trợ về y tế:
- Mục tiêu:
Hoàn thiện hệ thống chính sách y tế theo hướng công bằng và hiệu quả, tạo cơ hội thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau, bệnh tật, giúp người nghèo được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, 100% cơ sở khám chữa bệnh các tuyến được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực y bác sỹ; 100% xã phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010; 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng tại các cơ sở y tế công lập.
- Nội dung:
Nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cả 3 tuyến; xã, huyện, tỉnh. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn, bản. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, đào tạo lại đội ngũ y sỹ, bác sỹ về làm việc ở y tế cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác y tế.
Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo bằng thẻ Bảo hiểm y tế.
Phát triển y học cổ truyền trên cơ sở sử dụng thuốc dân tộc. Khai thác, tuyên truyền vận động nhân dân tự trồng và sử dụng 60 cây thưốc nam tại gia đình.
- Nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho chính sách y tế giai đoạn 2006 – 2010 là 82.100 triệu đồng. Trong đó, mua thẻ BHYT cho người nghèo khoảng 75.500 triệu đồng, đầu tư cải tạo nâng cấp, trang thiết bị 10 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn khoảng: 6.600 triệu đồng.
* Chính sách hỗ trợ về giáo dục:
- Mục tiêu:
Hỗ trợ cho con em và các thành viên khác của hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác nhằm củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông, trong đó ưư tiên con các hộ nghèo là dân tộc thiểu số và trẻ em tàn tật.
- Nội dung:
Miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, hỗ trợ 100% sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh là con họ nghèo dân tộc thiểu số, học sinh là con hộ nghèo bị tàn tật.
Giảm 50% học phí và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường, hỗ trợ 50% sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh là con em các hộ nghèo khác. Giảm 50% học phí cho sinh viên là con các hộ nghèo học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Đẩy mạnh phân luồng đào tạo nghề cho nông dân ở các vùng khó khăn và vùng di dời do phát triển đô thị gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.
- Nhu cầu vốn: Tổng nguồn vốn cho cả giai đoạn 2006 -2010 cho Chính sách hỗ trợ về giáo dục là 19.650 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 15.720 triệu đồng, ngân sách địa phưong 3.930 triệu đồng.
* Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt:
- Mục tiêu:
Hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số về nhà ở và nước sinh hoạt để ổn định đời sống.
Đến năm 2010 hỗ trợ xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo ( theo chuẩn mới) và hộ tái nghèo, hộ gặp thiên tai rủi ro khác và hộ dân tộc thiểu số (theo Quyết định 134). Đảm bảo cơ bản người nghèo dân tộc thiểu số có nước sạch để sinh hoạt. Khuyến khích chính sach đầu tư xây dựng nhà chung cư giá rẻ và nhà chung cư theo khu công nghiệp tập trung cho người nghèo, người có thu nhập thấp.
- Nội dung:
Về hỗ trợ nhà ở: Hỗ trợ một lần mức 5 triệu đồng/hộ, phần còn lại huy động cộng đồng giúp đỡ và hộ nghèo tự lực một phần.
Về nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để đào giếng, xây dựng bể dự trữ nước hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt mức 300.000 đồng/hộ.
- Nhu cầu vốn: Tổng nguồn vốn cho cả giai đoạn 2006- 2010 là 35.500 triệu đồng, trong đó chi cho nhà ở 23.500 triệu đồng, nước sinh hoạt 12.000 triệu đồng. Nguồn vốn trên bao gồm: Ngân sách Trung ương 27.000 triệu đồng, ngân sách địa phương và nguồn khác 8.500 triệu đồng.
* Chính sách trợ giúp pháp lý:
- Mục tiêu:
Chính sách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, góp phần bảo đảm công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận với pháp luật; nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để họ thực hiện pháp luật, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ cơ sở.
- Nội dung:
Triển khai đa dạng các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở nhằm hỗ trợ pháp lý tại chỗ cho người nghèo: hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động do cán bộ tư pháp xã và tổ viên tổ hòa giải, trưởng thôn, già làng, trưởng bản thực hiện để tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc đơn giản tại cộng đồng. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở địa phương.
Thực hiện rộng rãi các chương trình tư vấn, giải đáp pháp luật trên báo, đài phát thanh, truyền hình, phát hành và cung cấp miễn phí tờ gấp, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, người nghèo. Triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý để người nghèo được tiếp cận tốt hơn dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Nhu cầu vốn: Tổng nguồn vốn là 4.000 triệu đồng, trong đó Ngân sách Trung ương và huy động quốc tế là 3.600 triệu đồng, ngân sách địa phương là 400 triệu đồng.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Tổ chức thực hiện
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và chiến lược XĐGN của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Thiết lập cơ chế khuyến khích cho cán bộ giám sát đánh giá ở các địa phương làm việc hiệu quả. Thực tế cho thấy có một số huyện, xã chưa làm tốt công tác xác định hộ nghèo vì đây là những công việc họ làm phải kiêm nhiệm.
3.2.2. Tăng cường năng lực
Thực hiện các mục tiêu chiến lược yêu cầu phải có đủ các nguồn lực cần thiết ở các cấp, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu các cấp, khi mà việc tiếp tục tăng trưởng nhanh và xoá đói giảm nghèo đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao kiến thức phân tích về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế và những tác động tới xã hội và tới đói nghèo của các cải cách kinh tế.
Cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó phải đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực cho các cán bộ được dân bầu giữ các trọng trách ở địa phương và đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở. Ngoài ra, cần tiếp tục cải thiện chất lượng quan hệ giữa dân, nhất là dân nghèo, với cán bộ và các cấp chính quyền.
3.2.3. Tăng cường trao đổi, phổ biến thông tin về chính sách
Việc trao đổi, phổ biến các thông tin về hệ thống chính sách đề ra trong tăng trưởng, phát triển kinh tế và XĐGN cần được tăng cường ở tất cả các cấp để mọi tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện có nhận thức chung về những chính sách cần thiết triển khai từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô và cơ sở. Khi được tiếp cận với những thông tin trên , người dân sẽ nhận thức cao hơn, tích cực tham gia và ủng hộ nhiều hơn đối với chính sách và chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh cũng như của Chính phủ.
Trong quá trình trao đổi, phổ biến thông tin về chính sách, cần chú ý thu hút ý kiến của khu vực kinh tế tư nhân vì hoạt động của khu vực này gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội tỉnh.
Nâng cao chất lượng tham gia của người dân, phát huy vai trò của phụ nữ và những đối tượng yếu thế như tầng lớp dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… trong các hoạt động của cộng đồng. Để làm được điều này, phải phát triển nhanh hơn nữa mạng lưới cung cấp thông tin cho người dân, làm sao để những người nghèo nhất cũng được tiếp cận với những thông tin gần nhất.
3.2.4. Tăng cường công tác thống kê phục vụ tăng trưởng và XĐGN
Việc hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu, quy định chu kỳ thu nhập cũng như báo cáo và quy định nội dung báo cáo của các cấp có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả của công tác giám sát đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh. Cần triển khai xây dựng các chỉ số phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy trình thu thập thông tin cần được tiếp tục cải thiện tiến tới thống nhất về phương pháp tính toán cũng như thu thập các chỉ số với cả nước.
Bên cạnh đó, chuẩn nghèo chính thức của nước ta hiện nay còn thấp so với một số nước trong khu vực và thế giới, nhiều đối tượng đã thoát nghèo song cuộc sống vẫn còn khó khăn và có nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do chuẩn nghèo còn thấp nên tại địa phương đặc biệt là các xã nghèo thuộc miền núi có tỷ lệ nghèo thấp, nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo bị hạn chế; công tác XĐGN chưa thực sự được coi là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của các cấp chính quyền.
3.2.5. Tăng cường việc lồng ghép các mục tiêu, chính sách của Chiến lược phát triển kinh tế và Chương trình XĐGN với các mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm
Việc lồng ghép các hoạt động triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm vừa cho phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện các mục tiêu của Chiến lược, vừa cho phép tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt, khi các hoạt động của Chiến lược được lồng ghép tốt với các hoạt động ngân sách, sẽ có thể đảm bảo được tính hiện thực của các chương trình, mục tiêu đề ra trong Chiến lược. Những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ cũng sẽ góp phần củng cố và tăng cường lòng tin của các nhà tài trợ quốc tế.
3.2.6. Tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu để có những phân tích sâu và đánh giá từ nhiều góc độ hơn
Tạo điều kiện cho các nhà khoa học dễ dàng tiếp cận với các nguồn số liệu thống kê, bao gồm cả số liệu tổng hợp và số liệu thô. Mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu trong xây dựng và đánh giá tác động của chính sách tăng trưởng và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ đó những phân tích sâu sắc hơn, khách quan hơn về tình hình tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng, giải pháp mới đáp ứng yêu cầu thực tế.
3.2.7. Gắn chặt chẽ sự giúp đỡ của cộng đồng trong nước và quốc tế vào thực hiện các mục tiêu, chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp các ngành và nhân dân tỉnh trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội cần tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng trong nước và quốc tế đối với quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tăng trưởng và XĐGN của tỉnh. Vì vậy, các cam kết trợ giúp của các nhà tài trợ quốc tế phải gắn chặt với những điểm đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh và việc triển khai các hoạt động tài trợ quốc tế phải gắn liền với việc triển khai các chương trình, dự án trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hài hoà và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến tài trợ.
Huy động các nhà tài trợ trực tiếp cho tỉnh để tăng cường năng lực của tỉnh trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm có tính đến các yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo.
KẾT LUẬN
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế nhanh, đói nghèo hiện vẫn đang là một vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của Việt Nam. Cùng với cả nước, trong thời gian qua Phú Thọ đã đạt được những thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế hơn 9%/ năm góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm liền, đời sống nhân dân phú Thọ không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đặc biệt là các xã thuộc vùng núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập người dân tăng đã giúp giảm khoảng cách giàu nghèo một cách đáng kể, góp phần xây dựng, phát triển xã hội công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, dù đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ giảm nghèo đáng ghi nhận nhưng về cơ bản Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo so với cả nước còn cao, tăng trưởng kinh tế chưa thực sụ bền vững, nhân dân nhiều nơi, nhất là các xã thuộc vùng núi đời sống còn khó khăn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với lãnh đạo tỉnh trong thời gian tới là cần có chính sách, đường lối hợp lý nhằm khuyến khích, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà ngày một ổn định, công cuộc xóa đói giảm nghèo hiệu quả ngày một cao. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo mới có thể xây dựng được một Phú Thọ giàu đẹp, xứng danh với “Đất tổ hùng Vương”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1/ Giáo trình kinh tế phát triển
2/ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt qua.
GS-TS. Nguyễn Văn Thường
3/ Chiến lược về tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo
4/ Việt Nam. Tăng trưởng và giảm nghèo. Báo cáo thường niên 2004-2005.
Tổ công tác liên ngành CPRGS
5/ Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. UBND tỉnh Phú Thọ.
6/ Tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. GS-TS. Vũ Thị Ngọc Phùng.
7/ Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Nguyễn Thị Hằng.
8/ Tăng trưởng với các nước đang phát triển_ Vấn đề và giải pháp. Viện thông tin KHXH.
Trang web:
1/ Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
2/ Cổng giao tiếp điện tử Phú Thọ: www.phutho.gov.vn
3/ Cổng thông tin điện tử, khoa học công nghệ: www.vista.gov.vn
4/ Liên hợp quốc tại Việt Nam: www.undp.org.vn
5/ Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: www.worldbanhk.org.vn
6/ Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn
7/ Trung tâm Phát triển Việt Nam: www.vdic.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28558.doc