Chuyên đề Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần vận tải thuỷ I tại Hải Dương- Xí nghiệp Thượng Trà

Trong thời gian rất ngắn thực tập tại xí nghiệp, tuy không thể đi sâu nghiên cứu từng phần hành công tác kế toán , nhưng em cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, nhanh, chính xác đầy đủ, kịp thời là những yếu tố quan trọng của công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin cho ban quản lý và các phòng ban chức năng để có quyết định đúng đắn kịp thời. Đi sâu, đi sát vào quá trình sản xuất, hạn chế những rủi ro, lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí giá thành của sản phẩm.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần vận tải thuỷ I tại Hải Dương- Xí nghiệp Thượng Trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành của xí nghiệp 54 Phần III: nhận xét và đánh giá 56 lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt tự trang trải được toàn bộ kinh phí sản xuất và phải có lãi, mặt khác phải thực hiện tiết kiệm triệt để toàn bộ chi phí trong quá trình sản xuất. Với yêu cầu đó, doanh nghiệp phải tính toán chính xác đầy đủ tất cả các chi phí đã bỏ ra và kết quả thu được. Bên cạnh đó, việc tính giá thành có vai trò to lớn trong việc tổ chức kinh doanh. Nó là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp Hạch toán chi phí và tính giá thành giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán. Căn cứ vào phí tổn và kết quả của quá trình sản xuất, tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo từng đối tượng mà doanh nghiệp có các biện pháp kiểm tra, giám sát các khoảng chi phí bất hợp lý trong giá thành thúc đẩy giảm chi phí đến mức thấp nhất, trên cơ sở đó giảm giá thành Nhận thức đúng vai trò của công tác này, trong thời gian thực tập tại công ty vận tải thuỷ I. Em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề: “Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm” của xí nghiệp. Báo cáo thực tập gồm có các phần: Lời nói đầu: Phần I: Đặc điểm trung của công ty cổ phần vận tải thuỷ I tại HD- XN Thượng Trà Phần II. Chuyên đề tự chọn I. Lý do chọn chuyên đề II. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán III. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành. - Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành tại xí nghiệp. - Phương hướng và các biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của xí nghiệp. Phần III. Nhận xét và đánh giá. Báo cáo là lỗ lực hết mình của bản thân em do thời gian và nhận thức có hạn nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo giúp đỡ thêm của Phòng Tài vụ của xí nghiệp Thượng Trà và sự giúp đỡ của Thầy, Cô giáo hướng dẫn thực tập cũng như thầy cô chấm báo cáo. Để em hoàn thành nhiệm vụ và phục vụ tốt cho đợt thực tập tốt nghiệp của em, và công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I đặc điểm chung của công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 tại HD- Xn thượng trà i- quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 1- Quá trình hình thành: - Xí nghiệp thành lập ngày 20/10/1965, tên gọi lúc thành lập là xí nghiệp 204. Với nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa các loại tàu để phục vụ cho việc đóng tàu tại xí nghiệp . - Xí nghiệp đóng trên dịa bàn xã Tân Dân- Kinh Môn- HD với diện tích 15 ha. 2- Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp : - Qua các thời kỳ xí nghiệp có nhiều thay đổi về tính chất và nhiệm vụ để phù hợp với yêu cầu sản xuất trong xí nghiệp và phát triển kinh tế. Tháng 3/1983 xí nghiệp đổi tên thành xí nghiệp sửa chữa tầu sông- Thượng Trà. Tháng 12/2004 xí nghiệp đổi tên thành chi nhánh số 2 công ty cổ phần vận tải thuỷ I tại HD- XN Thượng Trà. - Nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa ở từng giai đoạn phát triển : từ khi thành lập đến nay nhiệm vụ của xí nghiệp qua từng thời kỳ như sau: 1- Từ 1965- 1975: Sửa chữa tàu 2- Từ 1975- 1983: sản xuất đóng tàu mới và sà lan các loại 3- Từ 1983- 2004: Đóng mới tàu và sà lan các loại 4- Từ 2004 đến nay: xí nghiệp vẫn đodngs mới tàu và sà lan các loại - Nhiệm vụ hiện nay của xi nghiệp: + Về hoạt động kinh doanh của chi nhánh số 2 công ty cổ phần vận tải thuỷ 1 tại HD- XN Thượng Trà: 1- Sửa chữa tàu và sà lan các loại 2- Đóng mới tàu và sà lan các loại + Về vật tư chính sản xuất: 1- Tôn mới các loại (tôn 3 ly, 4 ly…20 ly) 2- Que hàn các loại (que hàn và que cắt) 3- Ôxy 4- Ga 5- Sắt L các loại (Sắt góc) gồm có sắt: 63. 63. 6,50. 50.5,90.90.10 6- Sắt ống các loại (ống 159.7,220.6…) 7- Sơn các loại (Sơn nhũ, sơn chống rỉ, sơn màu các loại) 8- Mũi khoan - Hiện nay xí nghiệp có tổng số công nhân là 208 người trong đó; + Lao động quản lý : 28 người + Lao động trực tiếp sản xuất : 168 người - Về trình độ chuyên môn: + Đại học : 21 người + Trung cấp : 47 người + Công nhân : 140 người - Tổng số vốn sản xuất kinh doanh Năm 2005. Vốn cố định : 20.550 tỷ đồng Vốn lưu động : 3,125 tỷ đồng Năm 2006. Vốn cố định : 25.325 tỷ đồng Vốn lưu động : 4, 190 tỷ đồng - Một số chỉ tiêu kinh tế xí nghiệp đạt được trong 2 năm qua: + Tổng doanh thu năm 2005 : 30.463 tỷ đồng Mức lương bình quân :1350000 tỷ đồng + Tổng doanh thu năm 2006 : 32.493 tỷ đồng Mức lương bình quân : 147.0000 đồng 3- Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán cơ sở xí nghiệp. 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp thượng trà P. Tổ chức lao động hành chính Bộ phận bảo vệ PKH Kỹ thuật Vật tư Ban giám đốc P. Tài vụ (P. Kế toán ) Tổ SX 1 Tổ SX 2 Tổ SX 3 Tổ SX 4 Tổ SX 5 Bộ phận TCLĐHC Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập chung còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Phòng kế toán của xí nghiệp phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin, hạch toán trên báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị cơ sở. Để qua đó kiểm tra thực hiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Dưới xí nghiệp có các đơn vị cơ sở trực thuộc, họ không được mở sổ kế toán và hình thành bộ máy nhân sự kế toán riêng, toàn bộ công việc ghi sổ (thậm chí cả việc hạch toán ban đầu cho một số hoạt động), lập báo cáo kế toán đều thực hiện ở phòng kế toán xí nghiệp. Xí nghiệp sẽ phân bổ chi phí trực tiếp xuống các đơn vị cơ sở theo yêu cầu các đơn vị trực thuộc có thể hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ. Dựa vào những sổ sách, chứng từ của xí nghiệp mà xí nghiệp tiến hành công tác hạch toán. Và để phù hợp với đặc điểm sản xuất trình độ quản lý của minh, xí nghiệp đã vận dụng hình thức nhất chứng từ. 3.2. Tổ chức kế toán tại xí nghiệp. * Về mặt tổ chức công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán là tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán, các chế độ thể lệ của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kế toán của doanh nghiệp. Trong xí nghiệp luôn luôn áp dụng đầy đủ các yêu cầu về việc tổ chức kế toán một cách hợp lý. - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức việc ghi chép ban đầu và tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý. + Tuân thủ đúng quy định chứng từ bắt buộc. + Thiết lập và sử dụng linh hoạt chứng từ , thời gian luân chuyển ở mỗi bộ phận kế toán trách nhiệm xét duyệt lưu trữ. - Tổ chức và vận dụng tài khoản kế toán. + Tuân thủ đúng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho xí nghiệp. + Thiết lập các tài khoản cấp 2, cấp 3 chưa quy định trong hệ thống tài khoản sao cho phù hợp với sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. - Xí nghiệp đã lựa chọn hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin, kịp thời, chính xác. - Về chế độ báo cáo tài chính, xí nghiệp bao gồm 3 chế độ. + Bảng cân đối kế toán. + Bảng kết quả kinh doanh. + Lưu chuyển tiền tệ. - Xí nghiệp thường xuyên kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc. - Để thực hiện việc phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh từng kỳ, từng năm thì xí nghiệp đã tổ chức kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra xí nghiệp đặc biệt trú trọng tới việc tổ chức nhân sự phòng kế toán, bồi dưỡng kiến thức tài chính – kế toán hàng năm cho kế toán. * Tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay bộ máy kế toán của xí nghiệp gồm 7 người trong đó. + Trình độ đại học: 2 người. + Trình độ trung cấp: 5 người. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vât tư Kế toán Ngân hàng Kế toán TSCĐ - Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán Mỗi nhân viên kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuỳ theo lĩnh vực, công việc của mình mà đòi hỏi người làm công tác kế toán phải tìm hiểu con số rõ ràng, cận thận. Mỗi nhân viên kế toán có một nhiệm vụ nhất định như đều chịu sự thống nhất quản lý của kế toán trưởng và các thành viên này có mối quan hệ logic với nhau cụ thể là. -Kế toán trưởng: Phụ trách điều hành mọi việc của phòng kế toán phụ trách chung về tài chính kế toán của xí nghiệp nắm toàn bộ tình hình vốn, tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tháng, quý, năm về vốn. Kế toán trưởng trong quá trình hoạt động quản lý cần phải vay vốn vì vậy có quan hệ với các ngành như: Ngân hàng, cục quản lý vốn và tiếp thu các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước để phổ biến cho các bộ phận Kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm chi sự nghiệp, báo cáo kế toán, đầu tư ngắn hạn, hàng ngày kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ và căn cứ vào số liệu để tính giá thành - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt, TGNH, thanh toán các khoản nợ, trả tiền sửa chữa. Đồng thời kiểm tra , phản ánh số lượng của sản phẩm hàng hoá hoàn thành trong kỳ và tình hình tiêu thụ sản phẩm đó - Kế toán vật tư, kế toán TSCĐ có nhiệm vụ phản ánh số lượng giá trị vật tư trong kho đơn vị nhập hoặc xuất vật liệu, CCDC. Tính và phân bổ vật liệu phát hiện thừa thiếu, tìm nguyên nhân để giải quyết . Trong chu kỳ sản xuất kinh doanh kế toán tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tại các bộ phận được giao, tình hình mua mới máy móc, thiết bị, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ để đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Kế toán ngân hàng theo dõi công nợ: Trong quá trình hoạt động sản xuất , từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Kế toán ngân hàng theo dõi công nợ các công nhân viên và các nguồn chi ngân sách. - Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ bảo vệ bảo quản trông nom quỹ chịu trách nhiệm xuất tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi, ghi chép đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền về thu chi tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng , thường xuyên kiểm tra quỹ. * Hình thức kế toán áp dụng của xí nghiệp. Tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung và có áp dụng hình thức kế toán là “Nhật ký chứng từ “ bảng phân bổ nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tình hình Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu, kiểm tra II- các phần hành kế toán tại xí nghiệp A- kế toán vốn bằng tiền 1. Đặc điểm: Trong bất kỳ một xí nghiệp vào khi sản xuất kinh doanh cũng phải có vốn bằng tiền có vị trí vai trò rất quan trọng không thể thiếu. Nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể hoạt động được. Vốn bằng tiền của công ty đó do ngân sách Nhà nước cấp, còn lại là vốn đi vay. 2. Các chứng từ, sổ kế toán sử dụng a. Tiền mặt: - Phiếu thu: (Mẫu số 01- TT/BB) - Phiếu chi: (Mẫu số 02- TT/TB) - Sử dụng các loại chứng từ: Nhật ký chứng từ, sổ cái TK 111 sổ quỹ tiền mặt… Quỹ tiền mặt của xí nghiệp luôn luôn biến động, mọi thu chi đều do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ thu chi cuối ngày căn cứ vào các chứng từ thu chi, kế toán tổng hợp lại thành 2 liên, giao cho kế toán tiền mặt 1 liên. Kế toán tiền mặt nhận báo cáo thu chi kèm theo chứng từ gốc. Sau đó tiến hành định khoản và ghi vào sổ kế toán tiền mặt. b. Kế toán TGNH: - Giấy báo nợ - Giấy báo có - Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TGNH, sổ nhật ký chứng từ, sổ cái TK 112. 3. Sơ đồ tự ghi sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi. Chứng từ gốc phiếu thu chi Chứng từ gốc (Giấy báo nợ, có) Sổ quỹ tiền mặt Sổ nhật ký chứng từ Sổ cái TK 111 Báo cáo tài chính Sổ nhật ký chứng từ Sổ chi tiết TGNH Sổ cái TK 112 Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Kiểm tra, đối chiếu - Đối với sổ kế toán tiền mặt: Hàng ngày nhận được phiếu thu- chi, kế toán thực hiện kiểm tra ghi sổ thực tế thu chi sau đó tiến hành ghi vào sổ quỹ tiền mặt và vào nhật ký chứng từ. Cuối tháng kế toán cộng sổ và đối chiếu với báo cáo tài chính - Đối với kế toán tiền gửi: Hàng ngày khi nhận được giấy báo Nợ, Có kế toán kiểm tra đối chiếu phân loại chứng từ, sau đó ghi sổ chi tiết tiền gửi và vào nhật ký chứng từ, cuối tháng số liệu giấy báo Nợ. Có để vào sổ kế toán tài khoản 112. Cuối tháng cộng và tiến hành báo cáo tài chính B. Kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương 1. Đặc điểm. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền sản phẩm trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động còn được hưởng 1 số khoản khác tất cả cấu thành nên chi phí nhân công. Xí nghiệp căn cứ vào định mức lao động và bảng chấm công để tính số lượng và bảo hiểm phải trả cho công nhân hàng tháng - Xí nghiệp áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. - Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng của sản phẩm do người lao động làm ra. Hình thức này áp dụng người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức trả lương cho CNV làm các công việc phục vụ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất như: Công nhân vận chuyển NVL, thành phẩm, hàng hoá. - Trả lương theo thời gian: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương và thời gian lao động gồm tiền cấp bậc và các khoản phụ cấp. Lương tháng - Lương ngày = Số ngày làm việc chế độ Lương tháng - Lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày cho chế độ 2. Chứng từ kế toán sử dụng. - Bảng chấm công (Mẫu số 01- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 – LĐTL) 3. Sổ kế toán sử dụng. - Số chi tiết TK 334, TK 338 - Sổ cái TK 334, TK 338 4. Quy trình luân chuyển chứng từ. Bảng chấm công Nhật ký chứng từ Bảng thanh toán lương Bảng phân bổ TL. và BHXH, BHYT, KPCĐ Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Trình tự ghi sổ: Hàng ngày tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế để chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng người chấm công chuyển bảng chấm công cho kế toán kiểm tra và lên bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó vào nhật ký chứng từ rồi vào sổ cái. C. kế toán tài sản cố định 1. Đặc điểm. Tài sản cố định là những lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài theo quy định của cơ quan hiện hành. 2. Các chứng từ cơ quan sử dụng. - Biên bản giao nhận tài sản cố định - Biên bản đánh giá loại TSCĐ - Hoá đơn mua hàng. - Thẻ tài sản cố định - Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. 3. Các loại sổ kế toán sử dụng. - Sổ chi tiết tài sản cố định - Sổ cái TK 211, 213 4. Quy trình luân chuyển và trình tự ghi sổ. Quy trình luân chuyển chứng từ. Biên bản giao nhận TSCĐ Hoá đơn GTGT Sổ cái Sổ chi tiết TCSĐ Thẻ TSCĐ Bảng phân bổ KHTSCĐ Nhật ký chứng từ Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Trình tự ghi sổ: Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng TSCĐ. Kế toán TSCĐ căn cứ vào hoá đơn GTGT để lập biên bản giao nhận TSCĐ kế toán vào thẻ TSCĐ sau đó vào sổ chi tiết TSCĐ. Để theo dõi từng loại tài sản. Căn cứ vào số chi tiết TSCĐ kế toán lập bảng phân bổ KHTSCĐ. - Từ biên bản giao nhận TCCĐ. Cuối kỳ kế toán lên nhật ký chứng từ sau đó vào sổ cái. D. kế toán vật liệu công cụ dụng cụ 1. Đặc điểm. NVL là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá chỉ tham gia vào 1 chu kỳ SXKD nhất định, toàn bộ giá trị chuyển hết 1 lần bào chi phí SXKD trong kỳ CCDC là những tư liệu sử dụng để xét vào TSCĐ. Xí nghiệp nhập NVL , CCDC từ nhiều nguồn khác nhau và được chia thành nhiều loại như: Tôn, Ôxy, ga, sắt… 2. Chứng từ kế toán sử dụng. - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01- VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02- TV) Căn cứ vào vật liệu mua về kèm theo phiếu xuất kho sau đó chuyển cho phòng vật tư. Căn cứ số vật tư thực nhập viết phiếu nhập kho. + Phiếu nhập kho được viết làm 2 liên: 1 liên đưa cho thủ kho vào sổ kho sau đó đưa cho kế toán để vào sổ kế toán , 1 liên cho người nhận. 3. Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ. - Vận dụng sổ kế toán chi tiết phản ánh xuất nhập, tồn theo cả giá trị và sản lượng , phương pháp sử dụng là phương pháp ghi thẻ song song. - Sổ kế toán sử dụng: Số thẻ kho, số thẻ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ sổ nhật ký chứng từ , sổ cái tài khoản 152, 153 sổ theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho vật liệu công cụ dụng cụ - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu công cụ dụng cụ : Quản lý bố trí thành các kho, phân ra làm nhiều loại… - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu công cụ dụng cụ : Quản lý chặt chẽ số vật tư trong kho theo định mức, thường xuyên kiểm tra điều chỉnh cho phù hợp. 4. Quy trình luân chuyển và trình tự ghi sổ. Quy trình luân chuyển chứng từ. Sổ chi tiết xuất dùng NVL, CCDC Hoá đơn GTGT Bảng phân bổ NVL, CCDC Nhật ký chứng từ Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Trình tự ghi sổ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT hàng ngày kế toán vào sổ chi tiết xuất dùng NVL, CCDC. Đến cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết xuât dùng NVL, CCDC lên bảng phân bổ NVL, CCDC sau đó vào sổ nhật ký chứng từ rồi vào sổ cái. E. kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Trình bày ở phần chuyên đề G. kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả và phân phối kết quả kinh doanh 1. Đặc điểm: Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo song ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp. Thành phần được sản xuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu thị trường đã trở thành điều kiện Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp sản xuất đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. 2. Các chứng từ kế toán sử dụng. - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Hoá đơn kiểm phiếu xuất kho - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn thuế giá trị gia tăng. 3. Sổ kế toán sử dụng. - Sổ kho theo dõi tình hình N- X- T kho thành phẩm - Sổ nhật ký chứng từ - Sổ cái tài khoản - Sổ chi tiết 4. Quy trình luân chuyển và trình tự ghi sổ. Quy trình luân chuyển chứng từ. Sổ chi tiết Phiếu xuất kho Nhật ký chứng từ Sổ cái Phiếu nhập kho Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Trình tự ghi sổ: Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, nhập kho để vào sổ chi tiết xuất kho, nhập kho để vào sổ chi tiết và sổ nhật ký chứng từ . Từ nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái. phần ii chuyên đề tự chọn I. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ một Xí nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất nhân công, máy móc thiết bị và các yếu tố NVL, nếu không có NVL sẽ không có sản phẩm , không có sản phẩm thì sẽ không tính được giá thành . Cho nên sản phẩm có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng sản phẩm xuất ra. Cũng như vậy muốn tính được giá thành sản phẩm phải dựa vào chi phí của sản phẩm để tính giá thành . Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với quá trình sản xuất của xí nghiệp Các chi phí bỏ ra là rất lớn. Nếu không quản lý cận thận sẽ gây mật mát rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh . Chính vì vậy đòi hỏi người làm công tác kế toán phải cận trọng. ii – những thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Bất cứ một Xí nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có những mặt thuận lợi và khó khăn cũng như vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty cũng phải gặp những vấn đề đó như - Những thuận lợi: Là xí nghiệp sản xuất và sửa chữa để phục vụ cho việc đóng tàu xí nghiệp có những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ cao. Vì vậy xí nghiệp đã đáp ứng những tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và ngoài nước để áp dụng vào quy trình sản xuất của mình. + Xí nghiệp tuy số công nhân không đông nhưng họ đều có trình độ tay nghề cao. CNV được đào tạo rất cận thận có thể làm được nhiều công việc khác nhau một cách có hiệu quả , công nhân nhiệt tình với công việc . + Ngày nay do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho xí nghiệp sản xuất tiêu thụ các loại tàu mới và sà lan các loại từ đó đẩy nhanh tiến độ sản xuất + Các sản phẩm của xí nghiệp chất lượng tốt được thị trường được thị trường chấp nhận đã tạo chỗ đứng trên thị trường - Cùng với những thuận lợi trong quá trình sản xuất xí nghiệp cũng gặp phải những khó khăn + Xí nghiệp nằm ở Tân Dân trung tâm văn hoá xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin thị trường + Đây là vùng đồi núi dân cư không đông khó cho việc tuyển dụng lao động kèm theo đây là vùng đồi núi nên khó khăn cho việc vận chuyển. + Sản phẩm chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường Nói tóm lại từ những thuận lợi và khó khăn . Xí nghiệp vẫn tìm ra những biện pháp để đảm bảo ngày càng có chất lượng tốt và có khả năng cạnh tranh được trên thị trường . Xí nghiệp cần tìm biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành để bán được nhiều hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. iii. nội dung công tác kế toán , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp . Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 1. Đối với tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Liên quan trực tiếp đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin kế toán cung cấp quá trình tập hợp chi phí sản xuất . Vì vậy việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của xí nghiệp và có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí Xuất phát từ đặc điểm thực tiễn hoạt động của xí nghiệp với chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ, sản phẩm hầu như sản xuất theo quy trình công nghệ riêng nên đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. 1.2. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm công việc, lao vụ dịch vụ do xí nghiệp sản xuất ra và cần phản ánh tính giá thành của xí nghiệp cũng là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Mỗi đơn đặt hàng của xí nghiệp có thể nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm để tính được giá thành của từng loại sản phẩm cụ thể kế toán sử dụng phương pháp hệ số 2. Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán tổ chức tập hợp chi phí trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm . Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tới đâu được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó kế toán luôn nắm sát tình hình phát sinh của nguyên vật liệu để hạch toán và tính giá thành sản phẩm . Khi tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” và được hạch toán vào từng đơn đặt hàng ngoài ra còn có một số tài khoản liên quan 152, 111, 112, 133, 331… Trình tự hạch toán: - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho giá vật liệu nhập kho được xác định Giá trị NVL Giá gốc ghi CP vận chuyển Thuế Giảm giá các loại = + + - thực tế nhập kho trên hoá đơn bốc dỡ nhập khẩu khoản khác - Đối với vật liệu thu ngoài gia công chế biến. Giá trị NVL Giá trị vật liệu Chi phí gia công = + Thực tế nhập kho Xuất gia công Các khoản chi phí liên quan khác - Đối với phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng thì giá nhập kho là giá có thể bán được hoặc ước tính. Căn cứ vào phiếu nhập kho số 76 ngày 1 tháng 5 năm 2005 Nhập kho sắt với số liệu là 30.000kg, đơn giá 7.125đ/kg (thuế 10%) chi phí vận chuyển và bốc dỡ 900.000đ. Như vậy đơn giá thực tế vật liệu nhập khi được tính: 30.000x 7.125 + 900.000 Đơn giá 1kg sắt = = 7.128đ/kg 30.000 Xí nghiệp hạch toán nguyên vật liệu mua ngoài và nhập kho theo giá hạch toán sắt là 7000đ/kg và tổng giá thành thực tế là 210.000.000đ. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập kho thủ kho lập phiếu nhập kho. Phiếu này có thể nhập cho một hoặc nhiều loại vật tư tại cùng một đơn vị cung cấp. Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD- XN Thượng Trà Phiếu nhập kho Ngày 01/05/05 Người giao hàng: Anh Hưng Số 76 Theo hoá đơn số: 0095118 Nợ: Nhập tại kho: Kim khí Có: STT Tên quy cách vật t NVL Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sắt kg 30.000 7.128 213.840.000 2 … … Cộng 213.840.000 Tổng số tiền (bằng chữ): Hai trăm mười ba triệu tám trăm bốn mười nghìn đồng Ngày 01 tháng 05 năm 2005 Phụ trách vật tư (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Toàn bộ phiếu nhập kho và xuất kho được kế toán tập hợp và trên cơ sở đó để cuối tháng tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán : Giá thực tế Giá hạch toán vật liệu = x Hệ số giá Xuất kho Xuất kho Giá thực tế vật liệu Giá thực tế vật liệu + Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Căn cứ vào phiếu xuất kho 209 ngày 02 tháng 05 năm 2005 xuất kho 20.000kg sắt cho tổ số 4 để sản xuất sản phẩm cho đơn đặt hàng số 12 của năm 2005. Biết tồn đầu tháng của 04/2005 là 2.510kg. Số lượng Hạch toán Thực tế 1kg 7.000 7.150 Tổng 15.570.000 17.946.500 17.946.500 + 213.840.000 Hệ số giá của sắt = = 1.0185 17.570.000 + 210.000.000 Từ hệ số giá ta tính được giá thực tế cơ sở sắt xuất kho phục vụ cho sản xuất ở tổ số 4 như sau: Giá thực tế của sắt = 20.000 x 7.000 x 1.0185 = 142.590.000 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD- XN Thượng Trà Phiếu nhập kho Ngày 02 tháng 5 năm 2005 Họ tên người nhận hàng: Chị Hoà Số 209 Địa chỉ: Tổ số 4 Nợ TK 621 Xuấn tại kho: Kim khí Có TK 152 Lý do xuất: Xuất phục vụ sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng số 12. STT Tên quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền CT TX 1 Sắt kg 20.000 20.000 7.000 140.000.000 2 … Tổng 140.000.000 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn./. Xuất, ngày 02 tháng 05 năm 2005 Thủ trưởng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách vật tư (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Liên 1: Lưu ở bộ phận vật tư Liên 2: Thủ kho dùng để ghi vào thẻ kho và cuối tháng chuyển cho phong kế toán Liên 3: Giao cho người lĩnh vật tư Cuối tháng căn cứ vào những phiếu xuất kho nhập kho và các chứng từ khác có liên quan để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD- XN Thượng Trà bảng kê số 3 Tháng 05 năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu TK 152 TK 153 (Tổng cộng) Sắt NVL khác Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế I Dư đầu tháng 17.570.000 17.946.500 12.560.376 1.671.084 II Nhập trong tháng 21.0000000 213.840.000 20.650.370 0 1 Từ NKCT số 1 210.000.000 213.840.000 20.650.370 …. III Cộng (I) + (II) 227.570.000 231.786.500 33.210.746 1.671.084 IV Hệ số chênh lệch 1.0185 V Xuất dùng trong tháng 140.000.000 142.590.000 21.710.950 1.373.886 VI Tồn cuối tháng 87.570.000 89.196.500 11.499.796 297.198 Ngày 31 tháng 05 năm 2005 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Trong đó NVL tồn kho xuất dùng cuối tháng được xuất dùng như sau: Trị giá thực tế Trị giá thực tế Trị giá thực tế Trị giá thực tế NVL tồn kho = NVL tồn kho + NVL nhập – NVL xuất dùng Cuối tháng đầu tháng Trong tháng Trong tháng Sau đó kế toán NVL dựa trên phiếu xuất kho NVL công cụ dụng cụ để lập bảng NVL, CCDC cho từng khoản mục chi phí và từng bộ phận , từng tổ sản xuất. Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD - XN Thượng Trà sổ chi tiết vật liệu Tháng 05 năm 2005 Tài khoản 152 Tên vật liệu: Sắt Hệ số giá: 1.0185 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền I.Dư đầu tháng 7.000 II. Số phát sinh trong tháng PN 76 3 Nhập kho 111 7.128 30.000 213.840.000 32.510 231.786.500 PX 209 4 Xuất kho 621 7.000 20.000 142.590.000 12.510 89.196.500 30.000 213.840.000 Cộng phát sinh 30.000 213.840.000 20.000 142.590.000 Dư cuối kỳ 12.510 89.196.500 Ngày 31 tháng 05 năm 2005 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD - XN Thượng Trà bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 05 năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT TK 152- Nguyên vật liệu TK 1153 CCDC Sắt (1.0185) NVL khác Cộng HT TT HT TT HT TT HT TT 1 TK 621 140.000.000 142.590.000 14.708.180 157.298.180 Tổ SX 4 140.000.000 142.590.000 0 142.590.000 Tổ SX 1 7.128.630 7.128.630 PX Nhiệt luyện 6.332.805 6.323.805 2 TK 627 4.071.310 4.071.310 1.013.636 tổ SX 4 1.115.200 1.115.200 371.661 Tổ SX 1 975.320 975.320 305.620 PX Nhiệt luyện 780.470 780.470 175.385 3 TK 641 1.576.840 1.576.840 195.500 4 TK 642 1.354.620 1.354.620 164.750 Cộng 142.590.000 19.263.885 161.853.885 1.212.916 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD - XN Thượng Trà trích tập hợp chi phí sản xuất – TK 621 Tháng 05 năm 2005 Đơn vị: Đồng STT Đối tượng Ghi nợ TK 621, Ghi có TK 152 Ghi có Tk 621, Ghi nợ TK 154 Sắt NVL khác Công nợ TK 621 1 Tổ SX 4 142.590.000 142.590.000 142.590.000 2 Tổ SX 1 7.128.630 7.128.630 7.128.630 3 PX nhiệt luyện 6.332.805 6.332.805 6.332.805 Cộng 142.590.000 13.461.435 156.051.435 156.051.435 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà sổ cái tk 621 Tháng 5 năm 2005 Đơn vị: đồng Ghi có các TK đối ứng Nợ TK 621 Tháng Cộng 1 2 3 4 5 … Nguyên vật liệu chính 142.590.000 142.590.000 Nguyên vật liệu khác 13.461.435 … Cộng phát sinh Nợ 156.051.435 Có 156.051.435 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 04 tháng 6 năm 2005 người lập biểu (Ký, họ tên) kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.2. Kế toán hập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Sản xuất sản phẩm phải có nguyên vật liệu nhưng để tạo ra một sản phẩm thì cần phải có sức lao động của con người tác động vào nguyên vật liệu. Trong nền kinh tế CN hoá - HĐ hoá đất nước sử dụng chủ yếu là MMTB nhưng vẫn cần phải có con người với trình độ tay nghề và ý thức trong lao động điều khiển những cỗ máy này hoạt động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế. Như vậy, tiền lương của công nhân sản xuất là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất. Mặt khác cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, các loại sản phẩm đòi hỏi chất lượng tốt hơn, sức lao động của con người bỏ ra lớn. Vì thế các chi phí tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp càng tăng lên. Vì vậy CP nhân công và lao động là vấn đề mà bất cứ xí nghiệp nào cũng phải quan tâm. XN tính toán chi phí sao cho phù hợp không lãng phí nhưng cũng không được thiếu hụt ảnh hưởng tới đời sống người lao động. XN sử dụng MMTB hiện đại nhưng do đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm nên CPNCTT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy việc tính lương, trả lương chính xác kịp thời cho người lao động thực hiện phân bổ tiền lương, bảo hiểm cho các đối tượng sản phẩm góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của xí nghiệp. CPNCTT bao gồm tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Đây là một khoản chi rất quan trọng của xí nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động có tác dụng đơn vị khuyến khích công nhân tích cực lao động tăng năng suất lao động. Hiện nay để khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương cho công nhân theo khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và lương thời gian có đơn giá tiền lương cụ thể việc tính lương sản phẩm của xí nghiệp áp dụng theo hình thức: - Trả lương theo thời gian. - Trả lương theo sản phẩm. Việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, xí nghiệp sử dụng TK 622 “CPNCTT” được mở chi tiết theo từng đơn đặt hàng và một số TK liên quan: 334, 338, 111, 112… TK 338 “phải trả phải nộp khác” được chi tiết thành: - TK 3382: KPCĐ - TK 3383: BHXH - TK 3384: BHYT. Việc tính lương xí nghiệp dựa trên cơ sở bảng chấm công mức độ hoàn thành công việc, chức vụ trình độ chuyên môn của từng người để tính lương. Cách tính lương ở xí nghiệp. - Lương trả theo thời gian: áp dụng đối với làm công tác văn phòng như: Tổ chức lao động, tài vụ, hành chính quản trị… là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và thang bậc lương theo quy định. Cụ thể thời gian làm việc của xí nghiệp là 26 ngày/tháng, mức lương tối thiểu hiện nay là 600.000đ. Tiền lương tháng của 1 CNV = Mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc x Số ngày làm việc thực tế 26 ngày VD: Cô Ninh phòng kế toán có hệ số lương 3,2, tháng 5 năm 2005 cô đi làm 25 ngày: đ Tiền lương phải trả công nhân hưởng lương theo thời gian: Lương phải trả cho 1 công nhân = lương thời gian + các khoản phụ cấp Các khoản phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, độc hại, tiền ăn ca… xí nghiệp và ban giám đốc quy định. - Lương trả theo sản phẩm: Là hình thức trả theo số lượng và chất lượng. Tiền lương của 1 công nhân = lương sản phẩm + các khoản phụ cấp. Công tăng trưởng trích các khoản trích theo lương được công tăng trưởng trích theo chế độ hiện hành là: 25% cho BHXH, BHYT, KTCĐ trong đó: 6% trừ vào lương công nhân, còn lại 19% trích vào chi phí. Cụ thể: + 15% BHXH tính trên lương cơ bản + 2% BHYT tính trên lương cơ bản + 2% KPCĐ tính trên lương cơ bản Trong đó: Lương thực tế = lương chính + lương phụ + lương khác. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán định khoản: Nợ TK 622: 24.939.383 Có TK 334: 24.939.383 Nợ TK 622: 4.624.757 Có TK 338: 4.624.757 - TK 3382: 385.062 - TK 3383: 3.740.907 - TK 3384: 498.788 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà bảng phân bổ lương và bhxh, bhyt, kpcđ Tháng 5 năm 2005 STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 334 TK 338 Tổng cộng 3382 3383 3384 1 TK 622 24.939.383 385.026 3.740.907 498.788 29.564.140 Ngày 29 tháng 5 năm 2005 kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) kế toán tr (Ký, họ tên) Từ đó kế toán hập hợp số liệu ghi vào sổ hập hợp chi phí TK 622, phần ghi Nợ TK 622 ghi có TK liên quan để ghi vào sổ cái TK 622. Từ đó số liệu ghi vào nhật ký chứng từ. Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà sổ cái tk 622 Tháng 5 năm 2005 Đơn vị: đồng Ghi có các TK Tháng Cộng 1 2 3 4 5 … TK 334 24.939.383 TK 338 4.624.757 Cộng phát sinh Nợ 29.564.140 Có 29.564.140 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 29 tháng 5 năm 2005 người lập biểu (Ký, họ tên) kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.3. Kế toán hập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung. - Nội dung: Xí nghiệp chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên các chi phí sản xuất chung được hập hợp cho từng đơn đặt hàng theo từng loại chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi: Chi phí nhân viên phân xưởng chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền. Kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” và được mở chi tiết: TK 6271: Chi phí lương nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu. TK 6273: Chi phí CCDC phục vụ phân xưởng. TK 6274: Chi phí khấu hao máy móc thiết bị. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí khác bằng tiền. - Trình tự kế toán. + Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. Tại các phân xưởng sản xuất hàng tháng không những phải trả lương cho công trực tiếp sản xuất mà còn phải trả lương cho công nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Hàng tháng nhân viên kế toán căn cứ vào bảng chấm công nhân viên phân xưởng, kế toán tính lương và lập bảng thanh toán lương. Sau đó căn cứ vào tiền lương phải trả, và các khoản trích theo lương như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán tính lương và định khoản: Nợ TK 627: 7.628.037 Có TK 334: 7.628.037 Nợ TK 627: 1.406.000 Có TK: 338: 1.406.000 - Có TK 3382: 109.678 - Có TK 3383: 114.205,51 - Có TK 3384: 152.516 + Hạch toán chi phí nguyên vật liệu tiêu dùng cho quản lý phân xưởng: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng trong xí nghiệp bao gồm những chi phí về vật liệu dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi. Nợ TK 627: 4.071.310 Có TK 152: 4.071.310 + Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ quản lý phân xưởng: Căn cứ chứng từ xuất kho kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Nợ TK 627: 1.013.636 Có TK 153: 1.013.636 + Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định, gồm toàn bộ khấu hao về nhà xưởng. Máy móc thiết bị… tài sản cố định của xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, việc tính khấu hao hàng năm được đăng ký với Cục quản lý vốn về tỷ lệ khấu hao. Sau đó mới khấu hao năm được phân bổ dần cho tháng 12 theo phương pháp bình quân. MKH nắm TSCD = NG TSCĐ Số năm sử dụng MKH tháng = MKH năm 12 Để theo dõi tình hình kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” cuối tháng tính ra số khấu hao phải trích trong tháng phân xưởng nào sử dụng thì số khấu hao trích cho TSCĐ đó được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của phân xưởng khoản mục sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định tháng 5 năm 2005. Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Tháng 5 năm 2005 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Thời gian sử dụng Nội dung sử dụng Toàn XN TK 627 TK 641 TK 642 NG Mức KH Tổ SX4 Tổ SX1 PX nhiệt luyện Cộng I. KHTSCĐ tháng trước 18.908.421 3.750.000 4.358.400 2.987.150 11.095.550 2.890.000 2.025.365 II. KHTSCĐ tăng 3.258.333,33 666.666,67 0 1.875.000 2.541.666,67 716.666,7 0 - Nhà xưởng 25 200.000.000 666.666,67 666.666,67 666.666,67 - Máy móc thiết bị 20 450.000.000 1.875.000 1.875.000 1.875.000 - Phương tiện vận tải 10 215.000.000 716.666,67 716.666,7 III. KHTSCĐ giảm 8.746.547 1.850.630 1.630.000 1.938.000 5.418.630 1.290.550 1.170.367 IV. KHTSCĐ phải trích 13.420.270,3 2.566.036,7 2.924.150 2.924.150 8.218.586,7 2.316.116,67 854.998 Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 627: 10.249.092,7 Có TK 214: 10.249.092,7 + Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài gồm điện nước… tại mỗi tổ, phòng ban. Công thức tính: Chi phí điện nước Tiêu hao chi 1 SP = Tổng chi phí điện, mức tiêu hao của cả phân xưởng Tổng sản lượng thực tế của phân xưởng Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh đều được kế toán hập hợp vào TK 6277. Theo tài liệu 5/2005 xí nghiệp phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài ở các tổ: Tổ sản xuất 4: 2.5600.000, VAT 192.000 Tổ sản xuất 1: 1.351.000, VAT 101.325 Phân xưởng nhiệt luyện: 965.000, VAT 72.500 Kế toán ghi: Nợ TK 627: 4.876.000 Nợ TK 133: 365.825 Có TK 331: 5.241.825 Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán hập hợp chi phí ghi vào nhân công trực tiếp số 5 và sổ cái TK 627. + Hạch toán chi phí khác bằng tiền. Dùng cho bộ phận sản xuất và được hập hợp vào tài khoản 627.8 như các chi phí in ấn giao dịch… các chi phí này phát sinh phục vụ cho phân xưởng nào thì tập hợp vào chi phí sản xuất chung khoản mục chi phí bằng tiền khác. Theo tài liệu tháng 2 năm 2005 tại xí nghiệp có các chi phí phát sinh bằng tiền khác. Tổ sản xuất 4 là 250.000 Tổ sản xuất 1 là 200.000 Phân xưởng nhiệt luyện 180.000 Kế toán ghi: Nợ TK 627: 630.000 Có TK 111: 630.000 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà bảng Tập hợp chi phí tk 627 Tháng 5 năm 2005 Đơn vị: đồng Số hiệu TK Ghi nợ TK 627, ghi có TK liên quan TK 111 TK 152 TK 153 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 Tổng nợ TK 627 Ghi có TK 627 Ghi nợ TK 154 TK 627.1 7.628.037 1.406.444 9.034.481 9.034.481 TK 627.2 4.071.310 4.071.310 4.071.310 TK627.3 1.013.636 1.013.636 1.013.636 TK627.4 10.249.092,7 10.249.092,7 10.249.092,7 TK627.7 4.876.000 4.876.000 4.876.000 TK627.8 630.000 630.000 630.000 Cộng 630.000 4.071.310 1.031.636 10.249.092.7 4.876.000 7.628.037 1.406.444 29.874.519,7 29.874.519,7 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà Sổ cái TK 627 Tháng 05 năm 2006 Ghi có các TK Tháng Cộng 1 2 3 4 5 …. TK 111 630.000 630.000 TK 152 4.071.31 4.071.310 TK 153 1.013.636 1.013.636 TK 214 10..249.092,7 10.249.092,7 TK 331 4.876.000 4.876.000 TK 334 7.628.037 7.628.037 TK 338 1.406.444 1.406.444 Cộng phát sinh Nợ 29.874.519,7 29.874.519,7 Có 29.874.519,7 29.874.519,7 Du cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.4. Kế toán chi phi sản xuất toàn xí nghiệp. Để tổng hợp chi phí sản xuất toàn xí nghiệp kế toán sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Cuối tháng khi đã tập hợp được số liệu về chi phí sản xuất của từng đơn đặt hàng kế toán tiến hành kết chuyển các loại chi phí về bên Nợ TK154. 3.5. Kế toán giá thành tại xí nghiệp. Nội dung xuất phát từ đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất đơn đặt hàng từ quy trình công nghệ sản xuất khép kín sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng sản xuất mới trở thành thành phẩm, tổ chức sản xuất nhiều. Nên xí nghiệp sử dụng phương pháp hệ số để tính giá cho từng chủng loại sản phẩm trong từng đơn đặt hàng. Sau khi đã tập hợp được chi phí phát sinh theo khoản mục của từng đơn đặt hàng. Căn cứ vào đặc điểm tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật đẻ tính cho từng loại sản phẩm một hệ số, lấy hệ số 1 làm ssản phẩm tiêu chuẩn ký hiệu là Hi việc tính giá thành trải qua 4 bước. Bước 1: Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng loại để xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành đã được quy đổi và ký hiệu là: Trong đó: Qi: là khối lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của sản phẩm i Bước 2: Xác định hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm. Bước 3: Căn cứ vào hập hợp chi phí trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ta xác định được giá thành thực tế của sản phẩm. Zh = D1 + C – D2 Bước 4: Xác định giá thành thực tế và giá thành đơn vị. Ztti = Ztt x Hi Thực trạng tại xí nghiệp theo đơn đặt hàng số 12 sản xuất đến ngày 31 tháng 5 năm 2005 thì hoàn thành nhập kho 3.500 (sản phẩm) trong đó mũi khoan 1.500 là của mũi khoan f20, 1.000 sản phẩm là của mũi khoan f15, 1000SP mũi khoan f12 theo quy định thì. + Sản phẩm mũi khoan f20 có hệ số phân bổ là 1 + Sản phẩm mũi khoan f15 có hệ số phân bổ là 0,9 + Sản phẩm mũi khoan f12 có hệ số phân bổ là 0,6 Ta có khối lượng sản phẩm quy đổi: 1.500 x 1 + 1.000 x 0,9 + 1.000 x 0,6 = 3.000 Hệ số phân bổ giá thành: Kế toán định khoản: Nợ TK 155: 215.490.094,7 đ Có TK 154: 215.490.094,7 đ bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 5 năm 2005 Khoản mục chi phí C ồZ SP mũi khoan f20 HS: 0,5 SL: 1500 SP mũi khoan f15 HS: 0,3 SL: 1000 SP mũi khoan f12 HS: 0,2 SL: 1000 Ztt Z Ztt Z Ztt Z CPNVLTT 156.051.435 156.051.435 78.649.090 52.432,7 47.189.454 31.459,6 31.459.636 20.973,1 CPNCTT 29.564.140 29.564.140 14.782.070 9.854,7 8.869.242 5912,8 5.912.828 3.941,89 CPSXC 29.874.519,7 29.874.519,7 15.287.260 10.191,5 91.172.356 6.114,9 6.114.904 4.076,6 Cộng 215.490.094,7 215.490.094,7 108.718.420 72,478,9 65.231.052 43.487,4 43.487.368 28.991,6 Đơn vị: Công ty CP vận tải thuỷ 1 Tại HD – XN Thượng Trà nhật ký chứng từ Tháng 5 năm 2005 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp Đơn vị: đồng Ghi nợ TK Ghi có TK TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 621 156.051.435 TK 622 29.564.140 TK 627 29.874.519,7 Cộng A. 215.490.094,7 TK 111 630.000 TK 1521 4.071.310 TK 153 1.013.636 TK 334 24.939.383 7.628.037 TK 338 4.624.757 1.406.444 TK 214 10.249.092,7 TK 331 4.876.000 Cộng B. 29.564.140 29.874.519,7 Ngày 29 tháng 5 năm 2005 Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) phương hướng và các biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành của xí nghiệp I. Phương hướng Hoà cùng sự chuyển biến của nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp sản xuất riêng, các xí nghiệp sản xuất đang từng bước vượt những khó khăn ban đầu của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Ngày nay từ các xí nghiệp hoạt động công ích hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao, các xí nghiệp còn lại hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao, các xí nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả , có ý nghĩa là chi phí bỏ ra thấp nhất, doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả , có nghĩa là chi phí bỏ ra thấp nhất, doanh nghiệp phải phấn đấu để lượng thu về cao nhất, mặt khác trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp đều chịu tác động của quy luận cạnh tranh. Do vậy mỗi xí nghiệp muốn có lợi nhuận, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường thì phải tuân thủ quy luận này, phải năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động công dụng kinh doanh . ngoài ra xí nghiệp phải biết sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có cũng như phát huy hết năng lực, khả năng của xí nghiệp minh, không ngừng cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuận vào sản xuất , đào tạo những công nhân có tay nghề vững vàng Với bất kỳ một xí nghiệp nào , việc hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý của xí nghiệp , hoàn thiện hạch toán kế toán là việc làm không thể thiếu đối với xí nghiệp có nhiệm vụ chuyên sản xuất . Công tác kế toán chặt chẽ, kịp thời , đầy đủ, chính xác để đưa ra những con số giúp nhà quản lý nắm bắt cụ thể các nguồn vốn và tình hình thu chi của xí nghiệp để đánh giá được những thất thoát rủi ro. Trên cơ sở đi sâu phân tích lý luận cơ bản về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có nhiều hạn chế , kinh nghiệm thực tế còn thiếu, nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo sâu sắc của các thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của xí nghiệp để em hiểu thêm một số vấn đề một cách sâu sắc để tạo điều kiện cho công tác thực tế sau này. II. Biện pháp hoàn thiện 1. Ưu điểm Với khả năng và sự định hướng đúng đắn của lãnh đạo xí nghiệp , xí nghiệp đã kip thời thay đổi phương thức sản xuất áp dụng cơ chế và phong cách làm việc mới để thuận lợi cho xí nghiệp phát triển sản xuất Công tác hạch toán và quản lý sản phẩm hàng hoá của xí nghiệp chấp hành đúng chế độ hạch toán kế toán , đáp ứng các yêu cầu của cấp trên đảm bảo chứng từ lập cơ sở pháp lý - Việc hạch toán “chi phí sản xuất và tính giá thành ” của xí nghiệp thực hiện đúng nguyên tắc của Bộ tài chính đó là “Trung thực, khách quan, chính xác” - Để phục vụ tốt cho công tác (tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành) có hiệu quả thì trong xí nghiệp kế toán phải thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác , kịp thời, đầy đủ số lượng , chất lượng , thời gian và kết quả lao động trong những năm vừa qua không thể kể đến trang thiết bị máy móc của xí nghiệp cộng với các tổ chức theo kiểu trực tuyến. Chức năng giám đốc xí nghiệp điều hành trực tuyến đến các phòng ban. 2. Nhược điểm. - Xí nghiệp có sự quản lý của Nhà nước . Xí nghiệp gặp muôn vàn những khó khăn , máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ lao động tay nghề của công nhân thấp kém, nguyên vật liệu thiếu thốn, vốn sản xuất kinh doanh bao cấp, chất lượng thấp lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường - Đứng trước khó khăn đó xí nghiệp đã hết sức nỗ lực để vượt qua và đạt được một kết quả nhất định. Nó đòi hỏi cách nhìn mới đối với sự vận động của đồng vốn và cách làm mới trong tổ chức hạch toán “ Chi phí sản xuất và tính giá thành ” ở từng bộ phận , từng tổ sản xuất phần iii nhận xét và đánh giá Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp. 1. Hình thức kế toán. Qua 2 tháng thực tập tại xí nghiệp em nhận thấy: Công tác kế toán của xí nghiệp được Ban quản lý và lãnh đạo quan tâm, thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra , giám sát chặt chẽ nên công tác quyết toán của xí nghiệp đã chấp hành các quy định về chế độ kế toán của Nhà nước ban hành, hình thức kế toán mà xí nghiệp áp dụng hiện nay là rất phù hợp 2. Chứng từ kế toán. Xí nghiệp đã sử dụng đúng biểu mẫu các chứng từ kế toán đã quy định hầu như không chứng từ nào bị tẩy xoá trình tự luân chuyển rất phù hợp, việc sắp xếp chứng từ phân loại hợp lý , việc lưu trữ, bảo quản chứng từ rất khoa học và thuận tiện cho việc kiểm tra 3. Sổ sách kế toán. Sổ sách xí nghiệp sử dụng tương đối đầy đủ chi tiết đúng biểu mẫu quy định , sổ sách ghi chép được bảo quản đúng chế độ , số liệu trên sổ không bị tẩy xoá. Tài sản mà xí nghiệp sử dụng tương đối đầy đủ, sử dụng thống nhất theo hệ thống tài chính của Nhà nước ban hành. kết luận Trong thời gian rất ngắn thực tập tại xí nghiệp, tuy không thể đi sâu nghiên cứu từng phần hành công tác kế toán , nhưng em cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, nhanh, chính xác đầy đủ, kịp thời là những yếu tố quan trọng của công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin cho ban quản lý và các phòng ban chức năng để có quyết định đúng đắn kịp thời. Đi sâu, đi sát vào quá trình sản xuất, hạn chế những rủi ro, lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí giá thành của sản phẩm. Do hạn chế về mặt trình độ cả về thời gian nên bản báo cáo có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và các anh chị trong xí nghiệp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn Quý Công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập tại đây. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Lê Thu Vân giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Mai Hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32643.doc
Tài liệu liên quan