Chuyên đề Thách thức về môi trường và tài nguyên

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Con người trên Trái Đất đang tồn tại và phát triển trong một khoảng không gian sống vô cùng rộng lớn mà bao quanh khoảng không gian đó là tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Khoảng không gian rộng lớn đó người ta gọi là môi trường.Nhưng hiện nay Môi trường đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa.Và Môi trường và tài nguyên đang trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và nóng bỏng, và được coi là vấn đề chung của toàn thể nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, có thể là nguyên nhân gây nên nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và đang làm nảy sinh những vấn đề trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh Môi trường. Vậy Môi trường và Tài nguyên được hiểu như thế nào và chúng đang phải đối mặt với những thách thức ra sao? Đó cũng là câu hỏi lớn đang đặt ra cho chúng ta. II. ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Có nhiều cách định nghĩa về môi trường: Sau hội nghị Stockholm năm 1972 đến nay, môi trường được định nghĩa là khung cảnh tự nhiên, là ngôi nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao động nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo điều 1 Luật Môi trường Việt Nam “Môi trường bao gồm các yếu tố người, có ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. Môi trường sống của con người được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. 1.Khái niệm Môi trường (ENVIRONMENT) Môi trường hiểu theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sự kiện. Bất kì một vật thể hoặc một sự kiện nào cũng diễn biến và tồn tại trong môi trường. Khái niệm chung này sẽ được cụ thể hóa tùy mục đích và đối tượng nghiên cứu. Trong luật bảo vệ môi trường :”Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Khái niệm về Môi trường sống của con người: Là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học và xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người. Môi trường sống là nơi vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt Trời và Trái Đất, là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến cuộc sống con người Tùy theo nội dung nghiên cứu, Môi trường được chia thành: - Môi trường tự nhiên : bao gồm các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cho con người. Môi trường tự nhiên có tính tác động đến con người và buộc con người phải thích nghi. - Môi trường xã hội Social Environment):là tổng thể mối quan hệ giữa con người với con người bằng luật lệ, thể chế, cam kết, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự phát triển của cá nhân hoặc cộng đồng con người. - Môi trường nhân tạo ( Artificial Environment): bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, phục vụ cho con người và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, công sở, khu đô thị, công viên, khu vui chơi giải trí, . Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu Môi trường sống của con người : - Theo nghĩa rộng: là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, mối quan hệ xã hội, - Theo nghĩa hẹp: Môi trường sống bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người như số m2 nhà ở, chất lượng nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thách thức về môi trường và tài nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông. Tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề do các nguyên nhân: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước…rộng hơn là do biến đổi khí hậu. “Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước… đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và an sinh xã hội. Nhiều đại biểu đề cập đến những mối nguy hiểm đối với nguồn nước Việt Nam. Ở một số nơi, nhiều người đã bị nhiễm độc thạch tín ở các mức độ khác nhau khi sử dụng nước ngầm làm nước uống thay vì nước bề mặt. Chất độc hại này khiến con người bị nhiễm các căn bệnh như: tổn thương ngoài da, ung thư da và hình thành các khối u bên trong cơ thể, các bệnh mạn tính khác liên quan đến phổi và hệ tuần hoàn, các bệnh rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ. Chất lượng nước dưới đất cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở nhiều nơi, như tình trạng nhiễm bẩn Mn, As (khu vực phía Nam, tây bắc Hà Nội, Phủ Lý - Hà Nam, Kiến An - Hải phòng; TP Hưng Yên. Nhiều đô thị ven biển, nước dưới đất đang có chiều hướng bị nhiễm mặn (TP Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến tre, Long An, Mỹ Tho, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Hưng Yên, Hạ Long). Trước thực trạng đó, chúng ta cần có các hành động khẩn cấp để bảo vệ các nguồn nước, bảo vệ sự sống của cộng đồng. 4.3 Vấn đề ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ tấn cacbon điôxít, 1,53 triệu tấn SiO2, Hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban, 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. * Trên thế giới Sự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên “nền văn minh dầu mỏ” đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải khí SO2, NO2, CO, hơi chì, mồ hóng, tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các chất cháy khác…. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái. Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp và du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, các thủy vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị.Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao.Ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành điểm nông về môi trường. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị phát triển tăng nhanh hơn mức tăng dân số. Châu Phi là vùng có mức độ đô thị hóa kém nhất, nay đã có mức đô thị hóa tăng hơn 4%/năm soi vowismuwcs tăng dân số là 3%, số đô thị lớn ngày càng tăng hơn.Đàu thế kỉ XX có 11 đô thị hóa loại 1triệu dân, phần lớn tập trung ở Châu Âu và Bắc Mĩ. Nhưng đến cuối thế kỉ có khoảng 24 đô thị với số dân trên 24 triệu người. Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất thế giới là ở các nước đang phát triển như Thượng Hải (Trung Quốc), Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn Độ). Năm 1990, có 7 thành phố lớn nhất ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và năm 2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị. Hiện nay trên thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm. Ví dụ, ở Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô nhiễm, tuy nhiên trên thực tế có tới 50.000, 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000 ha (Briges, 1991), còn ở Mĩ có khoảng 25.000 vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng đất bị ô nhiễm cầ phải xử lý. * Tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay có 621 thành phố và thị trấn, chỉ có 2 thành phố trên 1 triệu dân (Hà Nội khoảng 2,2 triệu người kể cả ngoại thành; thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 4 triệu người với 1/4 là ngoại thành) và 2 thành phố với số dân từ 350.000 đến 1 triệu dân, tronh vòng 15 năm tới nếu không có sư quy hoạch đô thị hơp lý thì có khả năng thành phố Hồ Chí Minh và cả Hà Nội đều trở thành siêu đô thị tất cả những vấn đề về Môi trường rất phức tạp, đặc biệt là về mật độ dân cư. Đặc biệt, lượng nước ngọt khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con người làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khả năng hoàn nguyên. Hiện nay đại dương đang biến thành nơi chứa rác khổng lồ của con người, nơi chứa đựng đủ các loại chất thải của nền văn minh kĩ thuật, kể cả chất thải hạt nhân. Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu vực ven biển trên toàn thế giới, gây hủy hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô. * Tác hại của ô nhiễm không khí Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. * Biện pháp Do sức ép đô thị hóa ngày càng tăng; công nghiệp phát triển sinh ra nhiều khí thải, chất thải rắn, rác thải độc hại; ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém ; chính sách luật lệ về bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo thiếu đồng bộ; thiếu các biện pháp mạnh về giáo dục, kinh tế. Để giảm bớt phần nào các thách thức của môi trường, đứng ở góc độ quản lý nhà nước và trong phạm vị nước ta, Nhà nước có thể có các biện pháp sau - Tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế quan trọng về môi trường như công ước luật biển, công ước bảo vệ tầng ôzôn, công ước RAMSAR. - Xây dựng chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường như chiến lược sử dụng nước ngầm. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo. Quản lý thống nhất phát triển dân số và tiêu dùng tài nguyên. Giảm bớt tiêu dùng quá mức và lãng phí tài nguyên. - Thành lập các ban bảo vệ môi trường trung ương để phối, kết hợp hài hòa giữa các địa phương trong việc bảo vệ môi trường như Ban quản lý lưu vực sông. - Điều tra nguồn tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác. - Dự báo và phòng tránh các thiệt hại do môi trường gây ra như dự báo bão. Nhân ngày Môi trường Thế giới, Tổng thư ký LHQ, Kophi Annan, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương hãy chấp nhận thách thức môi trường đô thị. "Hãy tạo ra các 'thành phố xanh' để con người có thể nuôi dưỡng con cái và thực hiện các ước mơ của mình trong một môi trường được quy hoạch hợp lý, sạch sẽ và trong lành".  Tại San Francisco, Mỹ, sẽ là thành phố tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm nay, với một loạt sự kiện tập trung vào các vấn đề môi trường đô thị, như tái chế chất thải, năng lượng tái tạo, bảo tồn tài nguyên, đạo đức về môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Tại Việt Nam, ngày Môi trường thế giới sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). 5. Sự gia tăng dân số. Con người là chủ của Trái Đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điiều kiện kinh tế- xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên xung lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường. Dân số vẫn là nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự suy thoái và tàn phá môi trường trong hiện tại và tương lai. Tác hại của môi trường đối với con người chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, nǎng suất lao động và các tác hại khác. 5.1 Trên thế giới Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới mới có một tỷ người nhưng đến 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15- 24 tuổi. Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến 2015, dân số thế giới sẽ ở mức 6,9- 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằn ở các nước đang phát triển, do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế - xã hội, đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển chương trình Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), mức tăng trưởng dân số toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn. Theo dự tính, sau 2050, dân số thế giới sẽ ngừng tăng và ổn định ở mức 10,3 tỷ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo cân bằng giữa dân số và khả năng của môi trường. Các nước chưa liên kết được Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) với quy hoạch phát triển, thì cũng chưa thể gắn vấn đề dân số với hành động về Môi trường. Một câu hỏi đặt ra là liệu tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái của Trái Đất của sự tác động thêm bởi những thành viên cuối cùng của loài người chúng ta hay không? Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025, khi người thứ 8 tỷ của Trái Đất sẽ ra đời vào năm 2025? Nếu người thứ 8 tỷ simh ra tại một nước phát triển, ví dụ như ở nước Mĩ thì người đó đương nhiên thuộc vào dân số tầng lớp trên, ít nhất theo nghĩa là có nhà tốt, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh và được hướng giáo dục, chăm sóc y tế thích đáng, có việc làm, có thời gian giải trí. Song người thứ 8 tỷ cũng góp phần tiêu thụ những tài nguyên kỷ lục. Hằng năm, 270 triệu người Mĩ sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng của toàn hành tinh; 1 tỷ người giàu nhất thế giới, kể cả người châu Âu và người Nhật tiêu thụ 80% tài nguyên Trái Đất. Nếu người thứ 8 tỷ được sinh ra tại một nước đang phát triển, nơi tập trung 3/4 dân số của thế giới thì người đó chỉ có lâm vào cơ hội nghèo đói và thiếu thốn; 1/3 dân số thế giới(2 tỷ người) đang sống với khoảng 2USD/ ngày; một nữa số người trên Trái Đất có điều kiện vệ sinh kém; 1/4 không được sống với nước sạch; 1/3 sống trong những khu nhà ở không tiện nghi; 1/6 không biết chữ và 30% những người lao động không có được cơ hội có việc làm phù hợp; 5 tỷ người còn lại trên Trái Đất chỉ tiêu dùng vẻn vẹn 20% tài nguyên Trí Đất. Việc tăng những kỳ vọng và nhu cầu thiết yếu để cải thiện điều kiện sống trong những nước đang phát triển càng làm trầm trọng thêm sự tổn hại về Môi trường. Một người hằng năm tiêu thụ 37 tấn nhiên liệu, kim loại, khoáng chất, thực phẩm và lâm sản. Ngược lại, 1 người Ấn Độ trung bình tiêu thụ hằng năm ít hơn một tấn. Theo Liên Hợp Quốc, nếu toàn bộ dân số tren Trái Đất có cùng mức tiêu thụ trung bình như người Mĩ hoặc Tây Âu, thì cần phải có 3 Trái Đất để đáp ứng tài nguyên cần thiết. Rõ ràng, cần phải quan tâm hơn nữa tới sự tiến bộ của con người và công bằng xã hội và phải coi đây là nhưng nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường. Mỗi quốc gia phải đảm bảo sự hài hòa giữa: dân số, hoàn cảnh, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế- xã hội. Dân số và tài nguyên rừng Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái....Rừng nhiệt đới đang bị tàn phá với mức khoảng 11 triệu ha mỗi năm, 10 triệu ha rừng khác. Phần lớn ở vùng nhiệt đới khô, sự suy giảm diện tích rừng cũng do việc chặt gỗ, thả trâu bò tràn lan hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai. 80% rừng nhiệt dới bị phá hoại mới đây bắt nguồn từ việc gia tăng dân số, nguồn tài nguyên động thực vật cũng theo đó bị suy giảm. Rừng bị tàn phá khiến cho khoảng 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa trôi hằng năm, thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc kiệt hơn. 5.2 Ở Việt Nam Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Chúng ta cần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, tạo điều kiện để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Trong thời gian qua,công tác dân số ở Việt Nam được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả, kiềm chế được tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh. Kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định,  chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước được cải thiện. Số con trung bình của một phụ nữ trong tuổi sinh đã giảm rõ rệt, từ 3,5 con năm 1992 giảm xuống còn 2,3 con năm 2000 và tỷ lệ phát triển dân số giảm tương ứng từ 2,2% xuống còn 1,35%.  Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, Việt nam bắt đầu có dấu hiệu báo động về gia tăng dân số. Năm 2003, tỷ lệ dân số của cả nước tăng mạnh trở lại lên tới 1,47% (so với năm 2002 là 1,32%). Đến năm 2004, tỷ lệ tăng dân số là 1,43%, đặc biệt tình trạng sinh con thứ 3 tăng mạnh ở các địa phương, chi tiết có thể tham khảo bảng sau: Tỉnh Tỉ lệ Tỉnh Tỉ lệ Kon Tum 33,68% Quảng Trị 25,10% Gia Lai: 31,00% Bình Thuận 23,55% Hà Tĩnh: 27,75% Quảng Nam 23,26% Thừa Thiên - Huế 27,60% Điện Biên 22,45% Lai Châu 25,66% Đắc Nông 21,02%. (10 tỉnh đứng đầu cả nước về tăng tỷ lệ lệ sinh con thứ 3. Năm 2004) Điều đáng nói hiện nay là tình trạng sinh con thứ 3 ở các đối tượng thuộc khối cơ quan nhà nước tăng mạnh. Hầu hết những người này chưa nhận thức đúng về Pháp lệnh Dân số, họ mới chỉ thấy quyền mà không hiểu rõ về nghĩa vụ. Trong Điều 10 của Pháp lệnh nói về quyền của mỗi cặp vợ chồng “ có thể quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng”. Nếu các cơ quan đơn vị không tích cực triển khai công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số. Khi đó với quy mô dân số lớn, gần 83 triệu người, kết quả giảm sinh chưa vững chắc, chứa đựng nhiều yếu tố tiềm ẩn của sự gia tăng dân số trở lại sẽ tạo sức ép lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Dân số và tài nguyên nước Tác động và ảnh hưởng chính của sự gia tăng dân số đối với tài nguyên nước như sau: - Làm giảm bề mặt ao, hồ, sông; - Làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt chuột, bọ; - Làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy sông suối do phá rừng, xây dựng đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng,.... Chương trình nghiên cứu về nước của UNESCO chỉ rõ năm 1985 các nguồn nước sạch trên đầu người còn dồi dào với trên 33.000m3 /người/năm, nhưng hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 8.500m3/người/năm Dân số và khí quyển, biến đổi khí hậu: Việc tăng dân số ở các nước đang phát triển và phát triển chịu 2/3 trách nhiệm trong việc gia tăng lượng cacbonđiôxit. Tại nhiều trung tâm công nghiệp lớn, các khí thải CO, CO2 và NOX đang ngày càng được đưa vào khí quyển. Môi trường không khí ở các thành phố đông dân và các khu công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khí hậu toàn cầu biến đổi theo hướng nóng dần lên gần như là kết quả tác động trực tiếp của hoạt động ngày một gia tăng dân số. Dân số và các vùng cửa sông, ven biển Vùng cửa sông và ven biển của Việt Nam chịu hoạt động tự nhiên và của con người gây ra: - Đánh bắt thủy hải sản, thậm chí bằng các phương pháp có tính hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ hoặc bằng chất nổ, đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do dân số tăng cùng việc khai thác tràn lan liên tục 10 năm qua đã làm giảm bớt hoặc mất đi nhiều loại động vật biển có giá trị kinh tế. - Diện tích rừng ngập mặn nơi vùng cửa sông(khoảng 300.000 ha) hiện đã bị thu hẹp đáng kể do việc khai thác chuyển đổi thành đầm nuôi tôm. - Các rạn san hô bị tàn phá để dùng làm vôi. - Nước vùng cửa sông, ven biển bị ô nhiễm do nước thải, rác sinh hoạt và công nghiệp, do khai thác dầu và khí đốt, do sự cố tràn dầu Dân số và tập quán sinh sống di cư, du cư Du cư, di cư là quá trình đã xảy ra hàng ngàn năm nay trong lịch sử nhân loại. Nếu di cư là do ép buộc(tị nạn) hoặc tự nguyện trước sức ép của nơi đi và sức hút của nơi đến về các mặt chính trị, khinh tế và xã hội thì du cư còn do nguyên nhân khác là lối sống và trong một số trường hợp còn là văn hóa của các cộng đồng du cư. Di cư là sự chuyển đổi chỗ ở vĩnh viễn. Có hai loại di cư chính: - Di cư nội bộ là di cư giữa các địa phương trong một quốc gia. - Di cư quốc tế là di cư từ nước này sang nước khác. - Di cư vì ép buộc và mất an ninhdo chính trị, chủng tộc hay tôn giáo, tái định cưở một nơi khác gọi là tị nạn. “Tị nạn Môi trường”là những người không có điều kiện để sống an toàn ở bản quán vì hạn hán, xói mòn đất, buộc họ phải rời đi nơi khác. Gia tăng dân số, đặc biệt ở khu vực đang phát triển của thế giới, là một sức ép lớn, thậm chí quá tải với nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hậu quả tất yếu là nguồn sản xuất trì trệ, nạn đói hoành hành. Vấn đề lại càng tồi tệ khi đi kèm với những hoạt động như chiến tranh, thiên tai,.. Tóm lại, mỗi yếu tố nói trên đều có sự ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. 6. Suy giảm đa dạng sinh học trên Trái Đất Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người. Thành phần đa dạng sinh học trên Trái Đất Nhóm sinh vật Số lượng loài đã được miêu tả (%) Số lượng loài ước tính (%)* Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%) Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%) Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%) Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%) Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%) Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (<1%) Giun tròn 25,000 (1%) 400,000 (3%) Vi khuẩn 4,000 (<1%) 1,000,000 (7%) Vi rut 4,000 (<1%) 400,000 (3%) Nhóm khác 115,00 (7%) 250,000 (2%) Tổng 1,750,000 (100%) 13,620,000 (98%) Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống.Đa dạng sinh vật học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng và nhiều mục đích khác. Mất đa dạng sinh học chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các hệ sinh thái tự nhiên, đó là: bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai.Tuy nhiên nhân loại đang phải đối mặt với một thời kì tuyệt chủng lớn nhất của các loài động thực vật. Thảm họa này tiến triển rất nhanh và có hậu quả nghiêm trọng. Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống.Đa dạng sinh vật học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng và nhiều mục đích khác. Mất đa dạng sinh học chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các hệ sinh thái tự nhiên, đó là: bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai.Tuy nhiên nhân loại đang phải đối mặt với một thời kì tuyệt chủng lớn nhất của các loài động thực vật. Thảm họa này tiến triển rất nhanh và có hậu quả nghiêm trọng. 6.1 Trên thế giới Trên trái đất chúng ta có 1,4 triệu loài sinh vật nhưng hiện nay đều đang bị đe dọa nghiêm trọng. Rừng nhiệt đới mất 17.000 loài/ năm. Chim, thú bị tiêu diệt gấp 100-1000 lần tự nhiên. Nguyên nhân: - Mất nơi sinh sống; - Con người săn bắt quá mức để ăn, để buôn bán; - Môi trường bị ô nhiễm nặng về đất, nước, không khí; - Việc du nhập nhiều giống ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học. 6.2 Tại Việt Nam Vùng biển Ninh Thuận chỉ còn 3 loài rùa sinh sống là vích, đồi mồi, rùa xanh. Số lượng rùa hiện nay giảm 80-90% so với 25 năm về trước. Năm 2001, quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) phối hợp Sở Khoa học công nghệ- môi trường Ninh Thuận thực hiện dự án bảo vệ rùa biển dựa vào ý thức cộng đồng. Sếu đầu đỏ, một loại chim quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện nay còn rất ít trên thế giới. Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ thường về trú ngụ tại vuờn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp và Hòn Chông - Kiên Lương - Kiên Giang). Tại Kiên Giang đang có dự án làm đầm nuôi tôm sú do đó đang báo động tình trạng sếu đầu đỏ sẽ không có nơi trú ngụ. Vấn đề đặt ra là “Không nên vì cái lợi trước mắt để mất môi trường sinh thái’’. Hầu hết các sinh vật bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn. 6.3 Những mối quan tâm về đa dạng sinh học tới việc hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc gìn giữ và phục hồi đa dạng sinh học, có thể là một chiến lược thích nghi then chốt để giúp những người dân dễ bị tổn thương đương đầu với biến đổi khí hậu. Ví dụ, những cánh rừng ngập mặn tạo ra sự bảo vệ ven biển chống lại nước biển dâng cao và tấn công của bão. Từ năm 1994, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp cùng với nhiều cộng đồng địa phương để phục hồi lại những cánh rừng ngập mặn. Khoảng 12.000 ha rừng ngập mặn đã được trồng và mặc dù việc trồng và bảo vệ những cánh rừng ngập mặn đó tiêu tốn tới xấp xỉ 1,1 triệu USD, nhưng nó đã tiết kiệm được 7,3 triệu USD/năm tiền đầu tư để bảo dưỡng đê bao. Khi cơn bão Wukong tàn phá mạnh vào năm 2000, những vùng dự án vẫnkhông bị thiệt hại trong khi các tỉnh lân cận đã chịu sự thiệt hại lớn về người, tài sản và sinh kế. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính khoảng 7.750 gia đình đã được hưởng lợi từ chương trình phục hồi rừng ngập mặn và đồng thời có thể kiếm thu nhập bổ xung từ việc bán cua ghẹ, tôm và động vật nhuyễn thể trong khi tăng thành phần protein trong bữa ăn của mình. Việc duy trì những giống cây truyền thống là một công cụ quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu, đảm bảo rằng sẵn có những giống cây trồng thích hợp với các điều kiện khác nhau. Các cộng đồng bộ lạc ở vùng đất rộng lớn Jeypore của Orissa (India), với sự hỗ trợ của Quỹ Nghiên cứu M.S. Swaminathan, đã bắt đầu công việc bảo tồn sự đa dạng nguồn gen giống cây trồng nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực bền vững8 bằng cách thành lập những ngân hàng hạt giống cộng đồng. Dự án đã khuyến khích trồng những loài cây thuốc đang bị khai thác quá mức tại các khu vườn cộng đồng, nhằm làm giảm sự phụ thuộc và phá huỷ rừng tự nhiên. Việc tăng thị trường cho những giống lúa truyền thống và giống cây thuốc cũng đồng thời đã tạo thu nhập. Bên cạnh đó, đa dạng sinh học đóng vai trò trung tâm trong nhiều chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu còn đang đe dọa tới sự đa dạng sinh học hiện đang có vai trò trung tâm đối với sinh kế của cộng đồng dân cư nông thôn và người dân bản địa. Ví dụ, các loài ngoại lai xâm thực đã và đang thay đổi thành phần loài trên những vùng đồng cỏ từ savanna ở châu Phi tới vùng đất chăn thả tuần lộc ở phía Bắc. Những thay đổi về thành phần loài đang có tác động tiêu cực tới sức khoẻ của gia súc và đe doạ sinh kế từ chăn nuôi. Người dân Inuit ở vùng Bắc cực và những người dân ở các đảo quốc nhỏ đang phát triển cảm thấy nhiều loài đang biến mất dần đi vì chúng đang ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế dựa vào săn bắn và đánh cá của họ.Vì nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng đóng vai trò trung tâm giúp hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 trong điều kiện khí hậu đang thay đổi, chính những nguồn tài nguyên này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu. Do đó phương thức quản lý đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tổng hợp trong khuôn khổ những chiến lược xoá đói giảm nghèo và lập kế hoạch an ninh Thiên niên kỷ 1. 7. Môi trường và văn hóa, đạo đức của xã hội loài người 7.1 Môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. 7.2 Tác động qua lại giữa môi trường và con người tài nguyên thiên nhiên: Tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên đến con người - Mặt tốt: Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Con người sống trên Trái đất cần có không khí để hít thở, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể, đất đai để xây dựng nhà của, trồng cây, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động sản xuất…Môi trường tự nhiên gắn liền với sự tồn tại của con ngườivà là cơ sở để con người sống và phát triển. - Mặt xấu: Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cần thiết cho con người duy trì sự sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. - Tác động của con người đến môi trường tự nhiên + Tích cực: Con người cải tạo môi trường tự nhiên thông qua việc cải tạo đất, nguồn nước, trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm. Tuy nhiên phần lớn hoạt động của con người điều mang lại tác động tiêu cực cho môi trường tự nhiên + Tiêu cực: Chặt phá rừng, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v... Gây ô nhiễm môi trường do các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v... Gây mất cân bằng sinh thái thông qua việc: Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức; săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. Sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. ĐBSCL cũng có một hệ sinh thái và động vật tương đối đa dạng tạo nên lợi thế cho vùng 8.Vấn đề về năng lượng. Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên Trái Đất có nguồn gốc chủ yếu là Mặt Trời và năng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất. Năng lượng Mặt Trời tồn tại các dạng chính là bức xạ Mặt Trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng lượng chuyển động của thủy quyển, khí quyển. Năng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất có các dạng chính là các nguồn nước nóng, năng lượng núi lửa, năng lượng phóng xạ, năng lượng của các khối đất đá nóng trong thạch quyển… Tài nguyên nặng lượng của các quốc gia và loài người trên Trái Đất là các tích tụ năng lượng với cường độ và quy mô cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt TrờiNhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội.Con người nguyên thủy cách đây hàng triệu năm, hàng ngày chỉ sử dụng khoảng 2000 kcal dưới dạng thức ăn nguyên khai. Sau khi phát minh ra lửa, con người sử dụng khoảng 10.000kcal/người/ngày, sang thế kỷ XV tăng lên tới 26.000kcal/người/ngày và đến giữa thế kỷ XX là 70.000 kcal/người/ngày. Hiện nay, mức độ tiêu thụ trung bình của một người trên thế giới khoảng 200.000 kcal/ngày. Theo tính toán, mức gia tăng tiêu thụ năng lượng thường có giá trị gấp hai lần mức gia tăng thu nhập GDP. Cùng với sự phát triển, cơ cấu tiêu dùng năng lượng chuyển từ năng lượng sinh khối cổ truyền sang năng lượng thương mại. Phần lớn sự gia tăng tiêu thụ năng lượng thường tập trung vào loại năng lượng thương mại(điện, than, xăng dầu, khí đốt,...) Dự trữ có hạn các nguồn năng lượng thương mại cơ bản của thế giới liên quan chặt chẽ tới dự trữ hạn chế của các loại nhiên liệu hóa thạch. Khai thác và sử dụng năng lượng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm môi trường và các biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nước đang phát triển đang phải đương đầu với các tác động ô nhiễm cục bộ của chất thải ô nhiễm phát sinh trong khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như bụi khói, các loại khí độc hại CO, SO2, NO2, CnHm,... sự suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, Môi Trường toàn cầu đang đứng trước các biến đổi khí hậu và nóng lên của bầu khí quyển, do sự gia tăng phát thải khí nhà kính CO2. Việc chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn khác hiện chưa mang lại hiệu quả. Năng lượng nguyên tử hiện chưa an toàn và tiềm ẩn các tai biến sinh thái quá to lớn. Năng lượng bức xạ Mặt Trời có cường độ yếu và giá thành quá cao. Năng lượng gió không ổn định và hiệu suất thấp. Năng lượng thủy điện thường làm cho nhiều vùng đất canh tác và tài nguyên rừng bị ngập vĩnh viễn. Năng lượng thủy triều có thể gây ra các biến động. 9. Những vấn đề Môi trường khác Ngoài 8 vấn đề về Môi trường nói trên thì những vấn đề khác về Môi trường cũng đang chi phối đến sự phát triển của nhân loại như lương thực, thực phẩm; biển và đại dương; an ninh môi trường; khoảng không vũ trụ;…. Ví dụ: * SỰ NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Nghèo đói có lẽ là kết cục của nhiều vấn đề như: gia tăng dân số, phân hóa nghèo đói. Nghèo đói có thể nói “là chất độc lớn nhất của môi trường”, vì vậy chống nghèo là điều kiện tiên quyết để có thành tựu trong việc bảo vệ môi trường. Đi tìm “sự hài hòa giữ nghèo đói và môi trường” cần sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có chính phủ, mọi người dân đặc bệt là người nghèo. Những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn, hội thảo về xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do điều kiện địa lí khác nhau giữa các vùng miền ở Việt Nam nên cũng có sự khác biệt về đặc điểm nghèo đói và môi trường sống. Bài tham luận này chỉ xin đề cập đến một số đặc trưng về sự nghèo đói và ô nhiễm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số giải pháp để xoá đói giảm nghèo . Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. Tuy nhiên nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như: giáo dục, văn hóa, y tế, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống, mà nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quí giá đó là lòng tin và lòng tự trọng. * THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Thực trạng nghèo đói ở ĐBSCL Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL đã giảm đáng kể từ năm 1998. Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL năm 2002 là 23,4%, thấp hơn tỉ lệ 28,9% của cả nước. Đến nay vẫn còn có bốn triệu người nghèo tại ĐBSCL, tương đương 21% số người nghèo ở Việt Nam trong đó người Khmer ở ĐBSCL có tỉ lệ nghèo cao hơn mức trung bình (32% người Khmer được xếp loại là nghèo so với 23% trung bình của cả vùng ĐBSCL). Tuy nhiên, ĐBSCL lại đang đứng trước một nghịch lý là đồng bằng rộng lớn sản xuất lương thực lớn nhất nước, có đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch…nhưng trình độ học vấn thấp hơn mức bình quân của cả nước; đời sống của người dân không chỉ kém về vật chất mà còn nghèo nàn về mặt văn hóa, tinh thần, y tế nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đế tình trạng nghèo đói ở ĐBSCL trong đó nguyên nhân do bản thân người nghèo bao gồm: thiếu vốn làm ăn; thiếu kiến thức, kinh nghiệm, thiếu đất canh tác; việc làm không ổn định hoặc không có việc làm; thiếu công cụ và phương tiện làm ăn; gặp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống (ốm đau, bệnh tật, tai nạn, hỏa hoạn...); trình độ học vấn thấp; đông con và kể cả những trường hợp chây lười lao động, thậm chí mắc phải các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ, bạc). Thực trạng về môi trường sống ở ĐBSCL Do đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên nên phần đông người dân ở ĐBSCL hàng năm phải chịu cảnh sống chung với lũ và tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt. Môi trường sống của người dân ở ĐBSCL cũng gặp khó khăn như ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch, lũ lụt…Đây chính là hệ quả của việc thiếu ý thức trong bảo vệ môi trường. Trong bài tham luận này chỉ phản ánh những tác động tiêu cực của con người đến môi trường mà không đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh. Tài nguyên thiên nhiên của vùng bị khai thác một cách bừa bãi và quá mức mà chủ yếu là vì lợi ích kinh tế. Rừng bị chặt phá ngang nhiên kể cả rừng phòng hộ. Người ta đốn rừng để lấy gỗ, củi đặc biệt là chặt phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp và nuôi tôm. Người nuôi tôm không theo qui hoạch hướng dẫn của nhà nước mà chỉ theo phong trào chính điều này đã dẫn đến một số tiêu cực như: phá đập ngăn mặn làm đất bị nhiễm phèn, diện tích trồng lúa giảm, ô nhiễm nguồn nước...Bên cạnh đó rừng còn bị đe dọa do nạn đốt ong lầy mật làm cháy rừng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài động vật. Người trồng lúa thì khai thác cạn kệt nguồn đất làm đất bị hoang hóa, bạc màu không có đủ thời gian phục hồi. Việc khai thác thủy sản cũng có những bất cập như: dùng điện khai thác, mắt lưới nhỏ, đành bắt không theo qui định làm cạn kiệt nguồn thủy sản và tăng sự mất cân bằng sinh thái. ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nên có đa phần hộ dân sống ven sông, mọi loại rác thải đều đổ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Tập quán chăn thả vịt chạy đồng của vùng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm và dịch bệnh. Bên cạnh đó ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên chưa cao, đặc biệt là người nghèo đây đối tượng khó tiếp cận để phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường . Nhưng sự đói nghèo chỉ là một phần của nguyên nhân gây nên suy thoái môi trường. * GIẢI PHÁP CHO SỰ HÀI HÒA VÀ NGHÈO ĐÓI Ở ĐBSCL Như đã đề cập ở trên, nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường. Người nghèo chiếm đến 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và nguyên liệu của thế giới. Những người nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất đai, khoáng sản,...) mà không có khả năng phục hồi. Giải pháp cho sự hài hòa giữa nghèo đói và môi trường là tìm ra những giải pháp để bảo vệ môi trường và giảm tỉ lệ người nghèo bởi vì mối liên hệ giữa môi trường và nghèo đói là một mối quan hệ hai chiều, và cải thiện chất lượng môi trường cũng góp phần làm giảm đói nghèo và ngược lại. Trong hai thập kỉ qua Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đều có thể áp dụng cho cả nước. Tuy nhiên cũng còn một số bất cập tại địa phương khi thi hành chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước. Bài viết xin nêu nên vài điểm để có thể khắc phục những hạn chế: - Cung cấp vốn đồng thời với kĩ thuật dạy cho người nghèo cách làm ăn. Phải theo dõi quá trình hoạt động sản xuất để có thể kịp thời giúp đỡ họ khi có những biến động như mất mùa, lũ lụt, bệnh tật vì các đối tượng này rất dễ bị tái nghèo khi xảy ra biến động. - Do điều kiện sống của một số hộ dân ở ĐBSCL gắn liền với sông nước nên cần có chính sách khuyến khích học tập đối với con em họ, tạo điều kiện để các em được đi học để tiếp thu kiến thức về phổ biến cho gia đình và mọi người xung quanh. - Các tổ chức tín dụng cần xác minh rõ ràng để người nghèo thực sự được vay theo chính sách nhà nước trành tình trạng cho vay sai đối tượng một thực trạng rất phổ biến ở một số địa phương thuộc vùng sâu vùng xa. Bên cạnh chính sách xoá đói giảm nghèo thì cải thiện môi trường cũng giúp người nghèo có nhiều điều kiện thoát nghèo. Ví dụ như cải thiện hệ thống cấp nước sạch có thể nâng cao sức khỏe và làm giảm thời gian cho việc lấy nước và tạo điều kiện có thời gian làm việc khác. Việc giảm ảnh hưởng của thiên tai đối với người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các sinh kế và nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. Nhưng cho dù kinh tế tăng trưởng, nghèo đói vẫn tồn tại vì vậy cần có giải pháp để người nghèo có thể sồng hoà thuận với thiên nhiên, giảm bớp những tác động tiêu cực đến môi trường sống. * KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Nghèo đói luôn là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới vì nó làm vật cản trong tiến trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Nghèo đói cũng là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết phải có chính sách thoát nghèo. Tuy nhiên, sẽ rất thiếu sót nếu cho rằng chỉ cần xoá đói giảm nghèo là có thể ngăn cản được sự suy thoái môi trường vì bản thân người giàu cũng cũng làm suy thoái môi trường gấp nhiều lần người nghèo như sử dụng đồ gỗ trong gia đình, chi phí ăn đặc sản rừng, đặc sản biển...Vì vậy, bảo vệ môi trường cần sự chung sức của toàn xã hội. Đảng và nhà nước cần xây dựng chính sách để người nghèo có thể sồng hài hoà với môi trường. Kiến nghị Để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả, các nước giàu phải có trách nhhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói. Riêng Việt Nam cần xây dựng chính sách thoát nghèo phù hợp cho người dân của mình. Các cơ quan đoàn thể nên tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công dân. Ví dụ: hiện nay các trường tiểu học đã đưa chương trình giáo dục về an toàn giao thông vào trong nhà trường, sắp tới nên thêm vào chương trình bảo vệ môi trường và bảo vệ bản thân trước nạn ô nhiễm môi trường, giáo dục để mỗi cá nhân hiểu rõ được vai trò cũng như trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường sống được xanh-sạch-đẹp. Cần mở rộng các chương trình xử lí rác thải một cách rộng khắp như nhân rộng mô hình 3R ở Hà Nội ra các tỉnh thành khác. Riêng ĐBSCL cần cóthêm một số chính sách trong việc nuôi trả vịt chạy đồng, nuôi tôm để hạn chế ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường sống được tốt hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên thì lúc đó con người sẽ gặp những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra”. V. KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Hiện nay, Trái Đất của chúng ta đang phải đương đầu với nhiều thử thách.Với các thách thức vừa nói ở trên, xét về yếu tố của thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng thi môi trường tự nhiên như nước, không khí, rừng, đất trồng, đại dương và động và 6 tỉ người trên thế giới đang làm cạn kiệt máu của hành tinh, làm mờ những”lá phổi của Trái Đất”, làm cho bầu trời đen và khí hậu xấu đi, làm cho đất trồng xơ xác, làm ô nhiễm trái tim của Trái Đất và hủy diệt các loài động vật của hành tinh của chúng ta. Liệu hồi chuông cảnh báo đố có giúp cho loài người tỉnh ngộ và tim ra những giải pháp để vượt qua những thử thách nghiệt ngã đó hay không? Xét theo tiềm năng và vốn tri thức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng ta hoàn toàn có thể tìn ra được những phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề nói trên. Các vấn đề kể ra thì rất nhiều nhưng cần phải thận trọng và tập trung tháo gỡ những vấn đề cốt lõi nhất.Đó là: 5.1 Ổn định dân số Đây là vấn đề cần được chú ý ở phạm vi toàn thế giới và các nước công nghiệp phát triển cần thiết phải giúp đỡ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, trang thiết bị và tài chính để thực hiện thành công kế hoạch hóa gia đình ở mỗi quốc gia. Sẽ không có hi vọng cho một thế giới hòa bình một sự công bằng và phát triển bền vững khi vấn đề dân số chưa được giải quyết. 5.2 Quyền phụ nữ Ngày nay, khi giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành động lực quan trọng trong quá trình phát triển thì nhân lực trí tuệ sẽ giữ vai trò quyết định. Phụ nữ chiếm hơn một nữa dân số, họ là những người mẹ, những người thầy giáo đầu tiên, thường trực, gần gũi nhất cũa mỗi người. Do đó, phụ nữ luôn luôn và mãi mãi giữ vai trò quyết định đối với vấn đề bảo vệ Môi trường tự nhiên và xã hội, kế hoạch hóa phát triển dân số, bảo vệ các di sản, văn hóa truyền thống và việc cải thiện vị thế của phụ nữ là một khía cạnh xung yếu của phát triển bền vững. 5.3 Cần tìm kiếm những nguồn năng lượng mới Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hằng năm cả thế giới tiêu thụ nguồn nhiên liệu tương đương 8 tỉ tấn dầu quy đổi, trong đó 90%có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá, khí đốt tự nhiên. Khối lượng khí đốt này bị đốt cháy đã xả ra môi trường lượng khí thải tương đương 37.051.670 tấn CO2. Ở Việt Nam, năm 2000 cả nước tiêu thụ nhiên liệu tương dương 1,5 triệu tấn dầu và lượng khí thải ra môi trường là 113.690 tấn CO2 quy đổi, các khí thải này trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của con người, gây ra hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn. Do đó, xu thế của thế giới là tìm kiếm và sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, ngày càng có nhiều nước sử dụng khí đốt thay cho các nhiên liệu truyền thống khác. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ mới trong phát triển năng lượng. Ví dụ, sử dụng các loại tuoocsbin khí, xây dựng các trạm thủy điện, sử dụng năng lượng gió, năng lượng sinh học, khí sinh học,….đang phát triển mạnh mẽ về các tính chất thân thiện Môi trường. 5.4Hợp tác khu vực Hợp tác khu vực là cần thiết để giải quyết các vấn đề ô nhiễm và bảo tồn. Trong vấn đề này, các tổ chức quốc tế sẽ đóng vai trò then chốt nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực để tăng cường trao đổi thông tin, cung cấp viện trợ tài chính, kĩ thuật để qua đó các kinh nghiệm, tri thức, công nghệ của các nước phát triển có thể được chia sẽ với các nước đang phát triển. Các nước phát triển cần hỗ trợ các nước nghèo phát triển các loại công nghệ hợp Môi trường cho mọi ngành kinh tế và Chính phủ của mọi quốc gia cần có những chính sách khuyến khích áp dụng chúng. 5.5 Đất và nước cần được bảo tồn tốt hơn Những quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nước bền vững tại tất cả các vùng trên thế giới phải được phát triển thông qua những mẫu hình sử dụng hợp lí và những công nghệ, kĩ thuật cần phổ biến rộng rãi. 5.6 Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh học đối với bất cứ vùng nào, nước nào đều có ý nghĩa sống còn. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới mà vài thập niên gần đây đã có ¼ loài động thực vật, vi sinh vật và nấm bị tuyệt chủng. Một khi loài này đã mất thì chúng sẽ mất vĩnh viễn và đó là tội lỗi của chúng ta đơi với thế hệ mai sau. Đối với đa dạng sinh học, tất cả các giống loài và nơi cư trú của chúng đều quan trọng. Tuy nhiên một số vùng may mắn, có số loài đa dạng hiown những vùng khác. Khoảng 60% tổng số loài trên cạn được tìm thấy ở 25 điểm nóng chỉ chiếm 1,4% diện tích trên Trái Đất. Danh sách các điểm nóng bao gồm những nơi như Madagaxcca, Tây Phi, rặng Anđơ nhiệt đới ở Nam Mĩ Chúng ta cần tìm cách đêt chia sẽ quan điểm và chiến lược, cùng nhau xác định những ưu tiên và thống nhất về cách thức hành động. Nhằm mục đích này, quỹ đối tác sinh thái đã dược thành lập. Qũy này sẽ giúp chúng ta tìm được những giải pháp, trong đó người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn đồng thời bảo tồn được sự đa dạng sinh học mà cuộc sống lâu dài của chúng ta đều phụ thuộc. 5.7 Sự phát triển công nghệ sinh học Sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội lớn để cải thiện giống loài và các hệ thống nông lâm thủy sản. Nỗ lực toàn cầu được tiến hành về công nghệ sinh học để cải thiện giống cây trồng nhiệt đới truyền thống và để phát triển những cây trồng phụ có thể trồng ở những nơi mà hiện nay chưa thể phát triển được nông nghiệp. 5.8 Giáo dục Môi trường Giáo dục Môi trường có hiệu quả đáng kể đến việc hình thành thái độ, nhân cách ứng xử đối với Môi trường. Các chương trình giáo dục được thiết kế nhằm tăng cường nhận thức về các vấn đề và chuản mực đạo đức Môi trường cần được xây dựng và áp dụng trong mọi tầng lớp xã hội thông qua mọi phương tiện sẵn có. Mọi thành viên xã hội đều phải xây dựng lối sống tiết kiệm và không có phế thải. Để đạt được mực đích này, tất cả các Chính phủ cần cố gắng tiến hành cam kết về mặt tài chính cần thiết, cấp kinh phí cho việc nghiên cứu, triển khai và sử dụng công nghệ một cách thích hợp. Các Chính phủ cần tạo ra những điều kiện thuận lợi và các đòn bẩy nhằm phát triển và áp dụng các công nghệ đó, cũng như nhằm trao đổi thông tin khoa học và khĩ thuạt từ kết quả của việc triển khai đó. Vì hành tinh xanh của nhân loại, hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.Bởi vì ”tương lai của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chung ta ngày hôm nay chứ không phải ngày mai hay bất cứ một lúc nào đó trong tương lai.” MỤC LỤC I. CƠ SỞ LÍ LUẬN II. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Khái niệm về Môi trường 2. Khái niệm về Tài nguyên III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG IV. NHỮNG THÁCH THƯC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Khí hậu toàn cầu bị biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng Sự suy giảm tầng Ôzôn Tài nguyên bị suy thoái Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng Sự gia tăng dân số Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất Môi trường và văn hóa, đạo đức xã hội của loài người Vấn đề về năng lượng Những vấn đề về Môi trường và tài nguyên khác V. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC 5.1 Ổn định dân số 5.2 Quyền phụ nữ 5.3 Cần tìm kiếm những nguồn năng lượng mới 5.4 Hợp tác khu vực 5.5 Đất và nước cần được bảo tồn tốt hơn 5.6 Đa dạng sinh học 5.7 Sự phát triển công nghệ sinh học 5.8 Giáo dục Môi trường *****-------------- HẾT ---------------*****

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc80589687Chuyende.doc
Tài liệu liên quan