Về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ :Mỗi phòng ban trong sở đều có tính chất công việc khác nhau.Đối với cán bộ thẩm định thì công việc mang tính chất phức tạp và có độ rủi ro cao.Theo tính chất công việc đòi hỏi cán bộ thẩm định phải đi nhiều .Đi tìm hiểu khách hàng, thu thập số liệu , do đó chi nhánh cần có những chính sách hợp lí về lương thưởng cho cán bộ thẩm định , để thúc đẩy cán bộ làm việc hết mình và chăm chỉ hơn, hoàn thành công việc được giao
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực :Để nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng hơn nữa .Sở cần phải tổ chức thêm những đợt huấn luyện đào tạo về nghiệp vụ tín dụng cũng như thẩm định, tổ chức những cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định với nhau
Để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay thì sở cần phải nâng cao chát lựong cán bộ thẩm định, để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng như nâng cao tầm hiểu biết của cán bộ thẩm định , sở có thể mời thêm các chuyên gia nước ngoài đến để giảng dạy trao đổi kinh nghiệm, hoặc cho cán bộ của mình đi tập huấn ở nước ngoài để có thể nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi những kiến thức tiên tiến để có thể truuyền đạt cho các cán bộ khác
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tiêu trên thì cán bộ thẩm định sẽ biết được những dự án nào có độ rủi ro cao, dự án nào có độ an toàn là cao nhất, ít gặp rủi ro nhất tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư.Cán bộ thẩm định khi sử dụng phương pháp này phải đưa ra tất cả các khả năng của các yếu tố và sự biến động của chúng, sau đó thực hiện việc thay đổi lần lượt giá trị của các yếu tố để đánh giá sự biến động tầm ảnh hưởng của các biến cố đó đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Tại SGD 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì phương pháp phân tích độ nhạy luôn được sử dụng trong các bước thẩm định hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định sẽ nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến dự án, sau đó sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn phương án nào mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó cán bộ thẩm định sẽ dự báo mức ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả của dựa án
1.4.4.Phương pháp dự báo
Tại SGD 3 phương pháp dự báo thường được sử dụng để thẩm định các dự án đầu tư.Tại đây các cán bộ thẩm định sẽ dựa vào những số liệu vừa thống kê để có thể đưa ra đựơc những dự báo đối với sản phẩm của dự án .Các dự báo về cung cầu của sản phẩm hiện nay trên thị trường như thế nào, tình hình giá cả nguyên vật liệu, các loại chi phí …từ đó có thể nhận thấy đựoc độ khả thi của dự án dựa vào những ảnh hưởng trực tiếp của các dự báo đó
Tại SGD 3 thì phương pháp dự báo đựơc tiến hành song song với phương pháp phân tích độ nhạy khi thẩm định dự án đầu tư.Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án để tìm ra các yếu thuận lợi cũng như khó khăn.Cán bộ thẩm định sẽ thực hiện dự báo về hiệu quả của dự án trong tương lai dưới sự tác động của các yếu tố này
Các phương pháp dự báo thường đựơc cán bộ thẩm định tại SGD 3 sử dụng như phưong pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu sao, phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình tương quan…
1.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Đối với dự án đầu tư thì yếu tố rủi ro là khó tránh khỏi do thời gian thực hiện dự án thường kéo dài từ lúc bắt đầu thực hiện dự án đến lúc đi vào vận hành khai thác. Cần phải có những biện pháp kinh tế hợp lí nhất để có thể giảm thiểu hay phân tán rủi ro ở mức thấp nhất
Các loại rủi ro thường gặp khi thực hiện dự án đầu tư là
Rủi ro do công tác giải ngân chậm
Rủi ro chậm tiến độ thi công hay dịch vụ cung cấp công nghệ không đảm bảo
Rủi ro do thiếu vốn đầu tư
Rủi ro về quản lí điều hành
Rủi ro do thiếu các yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án đi vào họat động
Các loại rủi ro bất khả kháng khác…
Sau khi đã xác định rủi ro các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro .Đây là phuơng pháp thực hiện cuối cùng khi thẩm định rủi ro tín dụng của dự án
2 .Ví dụ minh họa
2.1. Giới thiệu khách hàng
Khách hàng vay vốn là công ty vận tải hàng hải thuộc tổng công ty vận tải hàng hải Việt Nam thuộc bộ giao thông vận tải.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây đựoc thể hiện trong bảng kinh doanh sau
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
STT
ChØ tiªu
2005
2006
2007
I
Tình hình vốn và tài sản
1
Nguồn vốn kinh doanh
7.936.900.515
8.147.895.382
8.147.995.382
Vốn tự có
7.493.364.795
-
7.669.013.682
Vốn lưu động
443.625.720
-
478.881.700
2
Tài sản cố định
-
-
-
Nguyên gía tài sản cố định
12.094.518.996
12.491.331.796
12.924.606.729
Ngân sách cấp
-
-
-
Vốn tự có
-
-
-
Hao mòn lũy kế TSCĐ
6.406.521.633
6.998.681.643
7.449.681.643
Giá trị còn lại
5.687.997.363
5.492.653.153
5.475.925.086
Thực trích khấu hao
-
-
-
Mức đạt
-
-
-
II
Lợi nhuận và nghĩa vụ với nhà nước
-Thuế doanh thu
260.000.000
1.960056.465
2.835.152.168
Thuế lợi tức
300.000.000
Thu trên vốn
203.000.000
68.061.903
125.000.000
Tiền thuê đất
80.000.000
100.000.000
90.000.000
Số thuế doanh nghiệp còn nợ
255.299.031
323.307.732
46.811.865
III
Kết quả sản xuất kinh doanh
1
Giá trị tổng sản lượng
37.971.000
2
Doanh thu
34.914.382.977
28.241.786.465
30.987.201.578
Giá vốn hàng bán
27.384.792.939
22.881.247.711
23.957.591.203
Lợi nhuận trước thuế
1.053.785.000
174.848.200
619.530.000
Lợi nhuận sau thuế
790.338.750
131.136.150
464.647.500
3
Các quỹ của doanh nghiêp
Quỹ khen thưởng
99.267.730
115.912.530
44.022.530
Quỹ phúc lợi
159.887.533
23.381.855
2.231.918
Quỹ phát triển kinh doanh
447.655.560
535.189.196
672.512.890
IV
Tình hình công nợ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ dài hạn
Các khoản phải thu
9.353.412.662.14.763.043.380
217.411.648.1413.876.552.295
20.288.911.451
Các khoản phải trả
35.452.179.099
( theo nguồn sở giao dịch 3)
Qua bảng số liệu trên nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm qua là tương đồi ổn định, mức doanh thu ổn định trong từng năm, doanh nghiệp đã biết điều tiết các khoản chi phí trong tững năm, tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, chi phí quản lí. Đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty đựoc nâng cao, không những tăng về tiền lương thưởng mà công tác xã hội trong công ty cũng đuợc quan tâm
Công ty vận tải đường biển là một trong những công ty lớn, có bề dày kinh nghiệm trong vận chuyển hàng hóa đường biển, có quy mô kinh doanh và doanh thu lớn nhất của tổng công ty hàng hải Việt Nam.Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng phát triển.Trong những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty liên tục đầu tư tàu mới để tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành và từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên toàn thế giới.Trong các ngành công nghiệp thì ngành vận chuyển bằng đừơng biển là ngành rất có tiềm năng. Sau khi nghiên cứu về doanh nghiệp ngân hàng đã đưa ra kết luận doanh nghiệp sẽ là một khách hàng rất tiềm năng của ngân hàng
2.2 Nôi dung thẩm dịnh dự án
2.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp
Công ty đã hoàn tất tất cả các các thủ tục hồ sơ pháp lí về dự án để trình lên xin vay vốn ngân hàng như
Giấy phép mua tàu biển đựoc bộ giao thông vận tải xem xét
Quyết định phê duyệt dự án mua tàu biển của hội đồng quản trị tổng công ty hàng hải Việt Nam
Hợp đồng mua tàu sẽ đựơc công ty hoàn thiện trong thời gian sớm nhất và nó sẽ đựoc chuyển đến cho ngân hàng trước khi nhận nợ
Như vậy nhận thấy về cơ bản báo cáo đã xem xét đầy đủ các thủ tục pháp lí của dự án
2.2.2.Thẩm định hồ sơ xin vay vốn
2.2.2.1Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư
Mô tả dự án
Sự cần thiết của dự án đầu tư khi mua con tàu này: trong tình hình kinh tế hiện nay có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường vận tải đừờng biển trong nước và quốc tế
Nhận thấy các quốc gia trong khu vực đều có những đội tàu mạnhvà trong thòi gian qua chúng ta đang đánh mất vị trí ngay trên thị trừong của mình.Chúng ta chỉ cón thể tăng sức cạnh tranh bằng việc giảm giá thành, từng bứoc chúng ta hội nhập vào thị trường tàu quốc tế.Chúng ta chỉ có thể thực hiện điều này khi đội tàu đựơc cải thiện .Nhận thức được tình hình cấp bách đó, ban lãnh đạo công ty đã quyết định bỏ vốn đầu tư mua tàu Crean Pacivic có trọng tải 21.976DWT để khai thác các tuyến đừơng xa đáp ứng đựoc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Tàu có các thông số kĩ thuật như sau
Tên tàu : Crean Pacific
Loại tàu : Bulk Carrier anh Time
Năm đóng : 995
Nơi đóng: Nhật Bản
Trọng tải tàu : 21.976 DWT
GRT: 13.856T
NRT: 7.738
Dung tích hầm hàng : 28.298CBM/ 29.254CBM
Tốc độ khai thác : 13,5 hải lí/ giờ
Máy chính: Kobe Diesel/ 6UEC45LA
Công suất chính : 7.2000PS x 158 rpm
Máy đèn : 2 máy Yanmar, M200L – UN, 620ps
Do đây là tàu đã qua sử dụng nên việc kiểm tra chất lượng tàu đã đựoc công ty thuê đăng kiểm Det Norke Veritas giám định tàu này tại cảng Chiba ở Nhật Bản.Theo như hồ sơ đăng kiểm và báo cáo giám định thì trạng thái tàu phù hợp với cấp tàu và giấy đăng kiểm Nippon Kaiji Kyokai đã cấp cho tàu .Tàu có thể khai thác tốt phù hợp với yêu cầu của nước ta và của công ước quốc tế về hàng hải
Như vậy nhận thấy với sự giám sát của công ty kiểm định, con tàu đầy đủ tiêu chuẩn để có thể hoạt động đựơc tại Việt Nam
2.2.2.2.Thẩm định về mặt thị trường
Nhận thấy trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng phát triển hơn, lựơng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vì thế mà tăng lên, do vậy lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng tăng lên tương ứng .Khối lượng hàng hóa vận chuyển dự tính đối với thị trừơng trong nước là khoảng 35 triệu tấn /năm, trong đó hàng bao kiện rời chiếm khoảng 14 triệu tấn /năm .Trong những năm qua Việt Nam đã vươn lên thành cường quốc thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu cà phê, và hạt tiêu .Trong những năm qua thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam là khu vực Trung Đông, Trung Quốc, Bắc Phi, Đông Nam Á, châu Mỹ ứơc tính khoảng 4 triệu tấn. Còn đối với mặt hàng than Việt Nam thì theo tổng công ty than Việt Nam lượng than xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, cũng đạt khoảng 4 triệu tấn một năm.Với các loại mặt hàng nhập khẩu thì Việt Nam hằng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng như phân bón, sắt thép, máy móc từ Trung Đông, các nước châu Á và chở thuê cho các nước trong khu vực khoảng 6,0 triệu tấn một năm .Ngoài ra với các mặt hàng xuất khẩu khác như nông sản, nguyên liệu hàng bao hoặc đóng kiện, các loại khác cũng chiếm một lượng lớn .Như vậy nước ta đã một thị trường rất lớn và tiềm năng đang đòi hỏi công ty phải tập trung khai thác
Bảng 2.2: Số lượng một số mặt hàng khô, hàng rời xuất nhập khẩu năm 2006, 2007của Việt Nam
( đơn vị tấn)
STT
Tên hàng
Số lượng
Năm 2006
Năm 2007
1
Hàng xuất khẩu
7.983.430
9.048.500
2
Hàng nhập khẩu
7.141.909
8.564.700
( theo nguồn sở giao dịch 3)
Bảng 2.3: Sản lượng vận tải đừơng biển các năm qua của tổng công ty hàng hải Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng vận tải
Tấn 1.000T.KM
7.178.618
19.411.959
9.368.868
24.792.436
11.240.875
27.467.725
12.282.963
Vận tải ngoài nước
Tấn 1.000T.KM
4.981.039
16.822.927
6.721.728
21.786.189
7.684.892
23.662.491
9.516.564
Vận tải trong nước
Tấn 1.000T.KM
2.066.025
2.583.142
2.647.140
3.006.247
3.452.665
3.805.234
2566.399
(theo nguồn sở giao dịch 3)
Qua bảng số liệu trên nhận thấy sản lượng vận tải của công ty tăng dều qua các năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9,3% trong đó vận tải nước ngoài tăng 24%. Năng suất bình quân của đội tàu vận tải biển đạt 14tấn/DWT/năm. Chất lựơng đội tàu đựoc nâng cao, khách hàng nứơc ngoài đã sử dụng gần 70% năng lực của đội tàu .Qua đó có thể thấy khả năng phát triển của tổng công ty vận tải hàng hải ViệtNam là đơn vị dẫn đầu là rất khả quan
Tuy những đánh gía trong báo cáo là rất thiết thực và hợp lí, nhưng những nội dung trong đó sẽ rõ ràng hơn nếu
So sánh đựoc năng lực vận tải của công ty vận tải biển Việt Nam cũng như thị phần mà công ty nắm giữ.Qua phân tích điều này sẽ cho biết được công ty có thể khai thác đựoc bao nhiêu phần trăm thị trường
Khả năng phát triển và thị phần có thể của các đội tàu khác trong nước và trong khu vực có cùng chuyến đường vận chuyển
Kế hoạch của công ty về phát triển đội tàu và hướng mở rộng thị trường
2.2.2.3Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Tàu mua về sẽ đựoc khai thác trên tuyến đừơng
Tuyến đi chở gạo từ Sài Gòn/Thái Lan đi Iran/Iraq
Tuyến về chở phân bón từ Kuwait, Ruwais về Việt Nam/ Thái Lan
Công ty đang dự kiến về cước phí là
Cước phí thu lượt đi là 1.794.000USD
Cước phí thu lượt về là 888.000USD
Tổng thu cước phí trong 1 năm là
1.794.000 + 888.000 = 2.674.000(USD)
Tổng chi phí dự kiến một năm khai thác tàu là 2.134.263 USD( chưa tính đến lãi vay ngân hàng)
Lãi vay ngân hàng ( tính bình quân cho cả đời dự án) 101.385 USD .Tổng chi phí có cả lãi vay ngân hàng 2.235.648USD
Lợi nhuận trước thuế một năm là 438.352 USD
Qua đó nhận thấy phương án này là hiệu quả có sự chính xác hợp lí giữa các số liệu trong cơ cấu tổng chi phí, cũng như cước phí thu đựoc
2.2.2.4.Về thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư của dự án là 7.795.000USD .Trong đó nguồn vốn tự có của VOSCO là 779.500 ( bằng 10%)
Vốn vay của ngân hàng là 7.105.500 USD, số tiền vay của các ngân hàng như ngân hàng ngoại thương, quân đội, đầu tư tham gia đồng tài trợ
SGD 3 ngân hàng đầu tư Hà Nội đã tham gia tài trợ với số vốn là 2.250.000USD số tiền này thuộc thẩm quyền quyết định của giám đốc sở
Dự án sẽ được hoàn vốn trong 12 năm .Thời gian vay vốn của ngân hàng là 7 năm trong đó không có năm ân hạn
2.2.2.5.Thẩm định tài chính của dự án
A.Thẩm định khả năng trả nợ
* Kế hoạch trả nợ
Trả gốc tiền tài trợ đầu tư : Sau khi nhận được tiền tài trợ, cứ 3 tháng doanh nghiệp sẽ trả nợ một lần, và số tiền trả đó sẽ theo thỏa thuận với sở
Trả lãi tiền tài trợ đầu tư cùng với kì hạn trả nợ gốc
* Nguồn trả nợ: Công ty đã huy động nhiều nguồn để trả nợ cho ngân hàng, các nguồn của công ty bao gồm
Từ nguồn khấu hao cơ bản của đội tàu cũ : 10.761.518 USD /năm
Khấu hao cơ bản của đội tàu mới, trong đó có cả khấu hao của tàu mới mua CreanPacific : 1.591.000USD
Các nguồn khác như thanh lí đội tàu cũ, tăng tỉ lệ trích khấu hao…
Một phần lợi nhuận sau thuế như được trích để trả nợ , trung bình 130.000USD
Như vậy qua đó nhận thấy các nguồn trả nợ của công ty đều hợp lệ
B. Thẩm định tài chính của dự án
* Phân tích giá trị hiện tại ròngNPV
Với các số liệu của thu thập và chi phí, báo cáo đã tính đựơc giá trị NPV của dự án
NPV = ∑(( thu từng năm – chi phí từng năm): ( 1+ lãi suất /năm)^n) -∑ vốn đầu tư
Qua tính toán tìm được NPV của dự án là 995.426,16 USD lớn hơn 0
Như vậy báo cáo kết luận là dự án khả thi
* Phân tích điểm hòa vốn của dự án
Dựa trên các số liệu về chi phí trong năm hoạt động của con tàu, báo cáo tính ra chỉ tiêu điểm hòa vốn như sauư
Điểm hòa vốn =(định phí / ( doanh thu – biến phí )) * 100%
Như vậy dự án này có điểm hòa vốn bằng 74,1%
Kết luận
Như vậy qua báo cáo trên nhận thấy, báo cáo thẩm định dự án chỉ sử dụng 2 chỉ tiêu tài chính của dự án: đó là điểm hòa vốn của dự án và giá trị hiện tại ròng, đây là 2 phương pháp phổ biến và quen thuộc. Với chỉ tiêu diểm hòa vốn là 74,17% và NPV lớn hơn 0 thì kết luận của báo cáo là dự án có khả thi là đúng. Ngoài ra có một số phương án đánh giá khác như hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) không đựơc đưa vào tính toán, điều này cho thấy ngân hàng đã quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án hơn là tính đến khả năng thành công của dự án
2.2.2.6. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Doanh nghiệp đồng ý tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản thế chấp .Ngoài con tàu Crean Pacific trị giá gần 7.700.000USD, doanh nghiệp còn thế chấp con tàu Vĩnh An.Tàu Vĩnh An được đóng năm 2001 tại nhàmáy đóng tàu Bạch Đằng, trị giá 5.100.000 USD .Tổng giá trị 2 con tàu đem thế chấp là 12.800.000 USD. Báo cáo đã nhận định cả 2 con tàu này đều có khả năng dễ trả nợ bằng tiền
Trong hồ sơ bảo đảm tiền vay, sẽ gồm hợp đồng thế chấp tàu biển .Tàu biển thế chấp sẽ đựoc đăng kí tại cơ quan đăng kí tàu biển và thuyền viên khu vực Hải Phòng
Như vậy báo cáo đã cho thấy biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng đã đầy đủ về mặt pháp lí. Giá trị 2 con tàu thế chấp đã đáp ứng đủ yêu cầu .Tuy nhiên với sự phát triển khá nhanh của thị trường vận tải biển thì sẽ không khó cho ngân hàng trong trường hợp phát mại chúng. Có một vấn đề quan tâm hiện nay là phải xem xét các thủ tục của các công ty nhằm bảo hiểm cho 2 chiếc tàu thế chấp này
Kết luận
Trong báo cáo nhắc lại sự cần thiết và tính khả thi của dự án đầu tư mua tàu Grean Pacific. Đề nghị ban giám đốc quyết định phê duyệt cho vay đầu tư dự án này theo phương án sau
+ Số tiền cho vay 2.250.000 USD
+ Thời hạn cho vay 7năm
+ Thời gian ân hạn 0 năm
+ Lãi xuất tài trợ đầu tư: lãi xuất Sibor 6 tháng cộng với 1,75% / năm( lãi xuất này đựơc xác định 3 tháng một lần), nhưng không đựơc thấp hơn 4,05% / năm bao gồm cả phí dàn xếp của ngân hàng đầu mối
+ Hình thức rút tiền tài trợ: dự án sẽ được chuyển về ngân hàng đầu mối để ngân hàng đầu mối làm nhiệm vụ giải ngân
+ Kì hạn trả lãi : 3 tháng một lần
+ Kì hạn trả lãi gốc : sau khi nhận tiền tài trợ, cứ 3 tháng trả gốc một lần
Với 04 kì đầu tiên, mỗi kì trả nợ 150.000USD
04 kì tiếp theo, mỗi kì trả nợ 250.000USD
Còn 19 kì tiếp theo, mỗi kì trả nợ 271.000USD
Kì cuối cùng trả nợ 266.500 USD
Tóm lại đây là một dự án, với tổng vốn đầu tư cao và có thời gian thực hiện dài. Các cán bộ thẩm định tại SGD 3 đã cố gắng đánh gía một cách có hệ thống và chi tiết về dự án này .
Qua báo cáo thẩm định dự án này thấy được những ưu điểm và nhược điểm của quá trình thẩm định tại sở
Ưu điểm:
Các cán bộ thẩm định tại sở đã cố gắng thực hiện công tác thẩm định theo đúng quy trình và nội dung mà báo cáo đề cập
Tuy đây chỉ là dự án thương mại chứ không phải dự án đầu tư sản xuất nên công tác thẩm định về mặt kĩ thuật của dự án không đựoc thực hiện một cách rõ ràng, nhưng có thể nói công tác thẩm định luôn được quan tâm chú ý khi liên hệ với những thực tế của dự án
Các cán bộ thẩm định đã áp dụng các phương pháp đánh giá dự án đầu tư hiện đại được đề cập trong báo cáo, liên hệ với tình hình thực tế hiện nay để có thể đưa ra những kết luận chính xác và thuyết phục
Hạn chế :
Một số vấn đề quan trọng như phân tích các chỉ tiêu tài chính dự án, phân tích rủi ro tài chính của dự án đầu tư chưa được quan tâm thể hiện như yêu cầu của báo cáo
Các phân tích đưa ra chưa chính xác đến sụ biến động các nhân tố xung quanh mà chủ yếu đơn thuần phân tích tĩnh. Do đó thiếu những dự báo về những tác động trong tương lai đối với các dự án đầu tư
Báo cáo cần thuyết minh hơn nữa tính chính xác và hợp lí của các số liệu sử dụng
II. Kết quả và hiệu quả của thẩm định
1. Kết quả
Qua hoạt động tốt của công tác thẩm định nên tình hình hoạt động kinh doanh của sở đã có sự phát triển khá tốt, các hoạt động khác cũng chịu ảnh hưởng của công tác thẩm định nên có những bước phát triển đáng kể
1.1.Kết quả của hoạt động tín dụng
Nhờ có công tác thẩm định tốt nên hoạt động tín dụng của sở trong nhữung năm qua đã có những thành tựu nhất định , góp phần vào sự phát triển của sở
Bảng 2.4: Tăng trưởng tín dụng qua các năm
Năm
Tăng trưởng tín dụng(tỉ VNĐ)
Tỉ lề tăng mỗi năm(%)
2004
67.244
_
2005
79.383
118,05
2006
93.453
117,7
2007
125.596
134,4
( theo nguồn sở 3)
Như vậy qua bảng số liệu trên nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trong năm 2007có tốc độ tăng trưởng về tín dụng là lớn nhất tăng 134,4% so với năm 2006 cho thấy hoạt động thẩm định đã ảnh hửơng rất nhiều cho công tác tín dụng tại ngân hàng
Bảng 2.5:Cơ cấu tín dụng theo kì hạn
( đơn vị %)
Chỉ tiêu
2006
2007
Dư nợ ngắn hạn
56,5
60,2
Dư nợ trung và dài hạn
43,5
39,8
( theo nguồn sở 3)
Như vậy qua bảng số liệu nhận thấy dư nợ về ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong 2 năm liền.Đây là một tín hiệu khá tốt, cho thấy sở đã hạn chế cho vay các dự án dài hạn có tiềm năng dễ gặp rủi ro cao
Bảng2.6: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ
( Đơn vị %)
Chỉ tiêu
2006
2007
Dư nợ VNĐ
77
79
Dư nợ ngoại tệ
23
21
( theo nguồn sở 3)
Lượng tiền vay tín dụng bằng VNĐ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, từ 77% năm 2006 lên 79% năm 2007, và lớn hơn rất nhiều so với lựơng tiền vay bằng ngọai tệ
1.2. Những kết quả hoạt động của khối định chế tài chính
Sở 3 dã thực hiện thành công chưong trình dự án nông thôn I, II, và đựoc ngân hàng thế giới tiếp tục lựa chọn là ngân hàng bán buôn cho dự án tài chính nông thôn III với tổng vốn là 200 triệu USD, các dự án cho vay lại khác từ nguồn song phương và đa phương cũng đạt đựoc kết qủa cao, khẳng định uy tín của sở 3 trong hoạt động đại lí ủy thác
Hoạt động cấp và sử dụng hạn mức với các định chế tài chính trong và ngoài nước, được thực hiện một cách bài bản, linh hoạt và đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch.
Trong những năm qua sở 3 cùng các chi nhánh khác đã gíup BIDV tiếp tục duy vị trí hàng đầu đối với hoạt động đầu tư trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.Là một trong những ngân hàng cung ứng vốn VNĐ và ngoại tệ chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng, sở 3 cùng với BIDV đã đóng góp tích cực trong việc bơm vốn ra thị trường, giúp cho việc bình ổn thị trường vào năm 2007 khi phần lớn các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong thanh khoản, đã đựoc thống đốc ngân hàng đánh giá cao
1.3.Những kết quả của hoạt động đầu tư
Nhờ có kết qủa hoạt động thẩm định đầu tư tốt nên đã giúp sở 3 thực hiẹn nhiều hoạt động đầu tư có hiệu quả.Vì hoạt động đầu tư được xác định là một trong những hoạt động chính của sở nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục tài sản hiện có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và góp phần mở rộng hoạt động của ngân hàng
Trong những năm qua hoạt động đầu tư đã đi đúng hướng, tập trung vào những nghành nghề, lĩnh vực có tiềm năng và hiệu quả cao như năng lượng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở vật chất hạ tầng, tài chính ngân hàng, viễn thông hàng không, giáo dục và y tế…
Như vậy cùng với sự phát triển của các nghành nghề sở 3 và BIDV đã cùng với một số các tập đoàn và các tổng công ty hàng đầu của đất nước như tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn công nghiệp tàu thủy, tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam… hình thành các tổ hợp đầu tư để triển khai các dự án đầu tư nói chung .Trong đó sở đã tham gia chủ động và tích cực trên nhiều giác độ như góp vốn đầu tư, tài trợ và thu xếp vốn tín dụng, cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng…
1.4. Các dịch vụ dành cho khối khách hàng doanh nghiệp
1.4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại :
Với thế mạnh về công nghệ, sở 3 đã tiếp tục đấy mạnh hoạt động thanh toán và tài trợ thương maị, coi đây là một trong những dịch vụ then chốt của ngân hàng .Năm 2007 doanh số chuyển tiền thanh toán trong nước và doanh số chuyển tiền quốc tế đều tăng so với năm 2006, hoạt động tài trợ thương mại cũng có những bước phát triển tích cực với việc kí kết các thỏa thuận hợp tác, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lí, cùng với việc chú trọng cung cấp các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính. Tổng doanh số xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt 5,15 tỉ USD, tăng trưởng 61% so với năm2006. Thu dịch vụ ròng từ hoạt động thanh toán đến 31/12/2007 đạt 301 tỉ đồng, tăng trửơng 40,6% so với năm 2006, chiếm tỉ trọng 48,2% trong tổng thu dịch vụ ròng của khối ngân hàng
1.4.2. Hoạt động bảo lãnh:
Bảo lãnh là một dịch vụ truyền thống và là thế mạnh của sở 3 cũng như của BIDV do khả năng về tài chính và uy tín trong việc tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng là những doanh nghiệp lớn trong hoạt động xây dựng .Thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2007 đã tăng 56% so với năm 2006 chiếm tỉ trọng 35,9% trong tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng
1.4.3.Hoạt động kinh doanh tiền tệ:
Bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động mua bán ngoại tệ của sở trong những năm qua cũng đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu giao dịch về ngoại tệ với giá cạnh tranh cho các khách hàng trong toàn hệ thống, đảm bảo quản lí trạng thái tiền tệ ngoại tệ tuân thủ quy đinh của ngân hàng nhà nước
Doanh số mua bán ngoại tệ toàn hệ thống trong năm 2007 tăng 17% so với cùng kì năm trước
Trong những năm qua sở cũng đã thành công trong việc đưa ra các nghiệp vụ mới như triển khai kinh doanh hàng hóa tương lai đến với khách hàng, kinh doanh trái phiếu trên thị trường thứ cấp, cung cấp các sản phẩm hóan đổi lãi xuất phục vụ nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. Một số mục tiêu ban đầu của dự án triển khai về cung cấp sản phẩm bảo hiểm rủi ro giá cho doanh nghiệp, nâng cao vị thế hình ảnh của sở 3 và ngân hàng BIDV đã có những kết qủa tích cực, đăc biệt là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế
2.Hiệu quả
Trong những năm qua với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thì hoạt động của các ngân hàng thương mại phải chịu ảnh hưởng không kém.Hoạt động kinh doanh của sở 3 cũng không nằm ngoài guồng ảnh hưởng này.Song với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của ban lãnh đạo cùng với sự quyết tâm của toàn hệ thống, sở 3 cũng đã hoàn thành những kế hoạch kinh doanh của mình
Tổng dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng năm 2007 sau khi trừ dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 62% trong tổng tài sản trong khi đó năm 2006 chỉ là 59% phù hợp với tỉ lệ từ 60% - 65% mà chuyên gia tư vấn cho sở đã đưa ra. Trong đó ngân hàng giảm mức vay cho doanh nghiệp nhà nước xuống 34.258 tỉ làm cho tỉ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ giảm từ 35% năm2006 xuống 26% năm 2007. Bên cạnh đó cho vay theo chỉ định và theo kế hoạch nhà nước không những không phát sinh nợ mới từ năm 2002 mà còn giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối
Cơ cấu khách hàng đã chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng cho vay trung và dài hạn .Cho vay theo nghành nghề cũng đang có xu hướng đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lợi cao, hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực đem lại nhiều rủi ro cao như nghành xây dựng, cơ sở hạ tầng.Cho vay xây dựng mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đã cõ xu huớng giảm qua các năm.Thay vào đó là cho vay các ngành nhiều tiềm năng như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm ,hóa chất, …
Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động của sở
( đơn vị %)
Các chỉ số về hiệu qủa hoạt động
2005
2006
2007
Chi phí hoạt động/ tổng tài sản
1,21
1,1
1,31
Chi phí hoạt động/ dư nợ trươc dự phòng rủi ro
1,68
1,77
2,10
Chi phí hoạt động/ tổng thu nhập hoạt động
34,77
36,59
33,64
( theo nguồn sở 3)
Các chỉ số về chi phí hoạt động là một điểm mạnh của sở.Chi phí hoạt động /tổng tài sản và chi phí hoạt động/ dư nợ tương đối tốt so với các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Thể hiện cơ cấu chi phí trong hoạt động của ngân hàng là thấp hơn so với các ngân hàng khác.Mặc dù các chỉ số này tăng qua các năm, song tốc độ tăng đó không lớn.Khi so sánh chi phí hoạt động của ngân hàng với thu nhập hoạt động, tỉ số này cũng cho thấymức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức tốt và tốt hơn nhiều mức tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng ( 55% - 60%).Ngân hàng dù phải tăng chi phí để nâng cao năng lực, bảo vệ thị phần trước những ngân hàng mới thì thu nhập hoạt động đã hoàn toàn bù đắp được khoản chi tăng lên này
Chương 3
Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm dinh dự án tại Sở giao dịch 3
I. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn của SGD 3
1. Những thành tựu đạt được
Nhờ đóng góp của công tác thẩm định mà hoạt động tín dụng của sở trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những mục tiêu đề ra và góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống
Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt kết quả năm sau tốt hơn năm trước.Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng đều đạt kết quả khá tốt, năm sau đều đạt đựoc tăng trưởng cao hơn năm trước.Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng năm 2007 đạt đựoc 11.980 tỉ VNĐ tăng 33,07 % so với năm 2006.Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn từ mức 43,5 % năm 2006 giảm xuống còn 39,8% .Tỉ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ mức 35,8% tăng lên mức 47,2% , tăng tỉ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo từ 70% lên 73% .Tỉ lệ nợ xấu dưới 4% .Năm 2007 cũng là năm cơ cấu dư nợ cho vay theo nghành nghề của sở giao dịch 3 đựoc chuyển biến theo hướng tích cực hơn
Bảng 3.1:Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề
(Đơn vị %)
Năm
2006
2007
Xây dựng
24,9
23,6
Sản xuất và phân phối khí điện.Khí đốt và nước
9 ,2
7,3
Công nghiệp chế biến
24,5
19,2
Công nghiệp khai thác
4,9
3,5
Nông lâm nghiệp và thủy sản
6,3
6,0
Giao thông
3,7
4,5
Thưong mại và dịch vụ
25,1
34,6
Khác
1,4
1,3
( theo nguồn sở 3)
Một số ngành đựoc sở 3 ưu tiên tập trung như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thủy hải sản đều tăng trưởng dư nợ về tỉ trọng và về số tuyệt đối so với năm trước
Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỉ lệ trong cơ cấu tín dụng, sở 3 cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền vững. Sở đã xây dựng một nền khách hàng tưong đối bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của đất nước, các khách hàng này đang tập trungđầu tư vào những ngành lĩnh vực then chốt có vai trò quan trọng phát triển kinh tế như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lựong…
Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua sở cũng đã thiết lập và tạo dựng đựoc mối quan hệ với các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân như tập đoàn Vĩnh Phúc, tập đoàn Khải Vi …
Về quan hệ khách hàng của sở 3 đang tiến triển theo xu hứơng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lựoc … đây là một xu hướng mới sẽ phát triển trong những năm tới, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng
Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng
( đơn vị %)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Doanh nghiệp nhà nứơc
49,3
39,2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài
3,9
2,4
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
34,2
44,0
Cá nhân
10,1
13,1
Cho vay khác
2,5
1,3
( theo nguồn sở 3)
Trong những năm qua sở 3 đã thực hiện thành công chưong trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng của sở trong lĩnh vực này. Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lí chất lượng tín dụng cũng đựoc sở 3 quan tâm, sở đã thực hiện nhiều biện pháp để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu, đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lí tín dụng và tài sản bảo đảm…
Với sự hứơng dẫn cụ thể, kịp thời trong công tác phân loại nợ cũng như sự chỉ đạo sát sao của hội sở chính trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu của sở luôn đựoc kiểm soát chặt chẽ và giảm từ 9,6% thời điểm cuối năm 2006 xuống còn 3,98% thời điểm 2007.Diễn biến tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngày càng giảm thấp và ổn định vào cuối năm cho thấy chất lựơng tín dụng đựơc nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn hơn
Trong năm 2007, toàn bộ hệ thống đã tập trung quyết liệt triển khai các biện pháp thu hồi nợ, do vậy đã mang lại kết qủa tích cực trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng và thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng.Nợ nhóm 2 giảm từ 36,2% năm 2006 xuống còn 23,4% năm 2007
2 .Những hạn chế và nguyên nhân
2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trên thì công tác thẩm định tại sở 3 vẫn còn tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tín dụng trung và dài hạn của sở
Tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng doanh số cho vay dự án trung và dài hạn của sở vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn .Đây là điều thực tế khi số lượng dự án đầu tư được thẩm định tại ngân hàng là ít, và không tăng lên theo số năm.Tuy giá trị đầu tư của dự án có tăng nhưng còn nhỏ so với vị trí tiềm năng của ngân hàng
Việc tính toán các chỉ tiêu như IRR, NPV,PP, … không đựoc coi như là chỉ tiêu trọng yếu .Giá trị về mặt thời gian của dự án không đựoc đề cập trong nhiều dự án, điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính của dự án
Trong quá trình thẩm định tài chính dự án chưa đảm bảo đựoc cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ thẩm định dường như mới chỉ đề cập đến việc thẩm định ban đầu còn việc đánh giá, thẩm định tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp lại chưa đựoc chú trọng quan tâm nhiều
2.2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do các nguyên nhân như : nguyên nhân chủ quan từ sở, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ môi trừơng kinh tế và pháp lí
2.2.1 Đối với nguyên nhân từ phía khách hàng
Do tình hình tài chính của các doanh nghiệp khách hàng nhìn chung là còn yếu kém :nhiều doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn có nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh trong dài hạn nhìn chung còn yếu kém. Điều này làm cho các doanh nghiệp vừa gặp phải nhiều rủi ro vừa phải phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thương mại. Ngân hàng là nguời đứng ra cho vay nên tất nhiên sẽ phải gánh chịu những rủi ro đó .Nên công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở cũng gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro
Hệ thống sổ sách kế tóan của các doanh nghiệp nứơc ta còn nhiều bất cập. Chưa có sự minh bạch và thống nhất trong vấn đề này. Nhiều khi các doanh nghiệp không đáp ứng kịp thời và đầy đủ chính xác các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh cho ngân hàng do vậy đã đặt ngân hàng vào thế bị động và dẫn đễn việc đưa ra những kết luận sai lầm trong khâu thẩm định
Tư cách của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hửong đến chất lựơng công tác thẩm định. Tư cách khách hàng quyết định đến tính chính xác và đầy đủ các nguồn thông tin thẩm định, sự trung thực và nghiêm túc trong quá trình trả nợ, sự hợp tác trong quá trình thực hiện dự án, … đó chính là thứơc đo độ hiệu quả của công tác thẩm định tại sở
2.2.2. Đối với nguyên nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng không có được những nguồn thông tin tin cậy và đầy đủ .Sở còn nhiều bất cập trong hệ thống thông tin khi nguồn thông tin tại sở chưa được đầy đủ và tin cậy. Hệ thống xử lí thông tin tại sở còn nhiều bất cập và gặp khó khăn trong việc đi xin số liệu thực tế, việc phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm kiếm và xử lí thông tin còn nhiều hạn chế và thủ tục .Điều này đã làm nhiều lúc ngân hàng chỉ nhận đựoc thông tin một chiều từ khách hàng đi vay
Trong khâu thẩm định sở còn nhiều thiếu sót trong phuơng pháp và nội dung thẩm định. Sự thiếu sót ở đây là do ngân hàng đã bỏ qua nhiều phưong pháp và chỉ tiêu đánh giá hiện đại, hiệu quả. Trong số những chỉ tiêu mà ngân hàng thường dùng lại không có những tiêu chuẩn để làm căn cứ đánh giá .Việc tính toán đầy đủ và phối hợp nhiều chỉ tiêu để đánh giá toàn diện dự án đầu tư là rất quan trọng. Sự thiếu sót là do sở đã tính toán và dự đoán sai về các khỏan dòng tiền, chưa tính tóan đựoc các chỉ tiêu trên môi trường động
Sở chưa có đựơc một tổ chức điều hành để thẩm định dự án đầu tư.Trong thẩm định dự án đầu tư, sở mới quan tâm đến thực tế dự án thực hiện cũng như sự biến động của tài sản thế chấp những nội dung của công tác thẩm định sau khi thực hiện dự án
Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng đựoc yêu cầu công việc.Nguyên nhân là do cán bộ thẩm định trong phòng thừơng là những ngừơi trẻ còn ít kinh nghiệm trong công việc.Trong khi đó một dự án đầu tư cần liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực và điều đó đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải phải có kiến thức và khả năng phân tích độc lập đối với nhiều vấn đề. Trên thực tế tại sở các cán bộ chưa thẩm định đựơc khía cạnh kĩ thuật của dự án mà chỉ có thể phân tích theo những thông số mà chủ đầu tư thể hiện trong luận chứng kinh tế kĩ thuật
Các cơ sở vật chất của sở còn chưa đủ để đáp ứng đựoc các yêu cầu của công tác thẩm định như các thiết bị hỗ trợ, các phần mềm phục vụ thẩm định tài chính dự án, hệ thống kiểm tra xử lí thông tin
2.2.3.Nguyên nhân từ môi trường pháp lí
Các quy định pháp lí xung quanh công tác thẩm định dự án đầu tư còn nhiều bất cập như chưa có chính sách quy định bắt buộc các doanh nghiệp khi vay vốn đầu tư phải cung cấp cho các ngân hàng các báo cáo tài chính chính xác và đã đựoc kiểm toán xác nhận. Các quy định về tính chất, hình thức và cách xử lí tài sản bảo đảm tiền vay còn chưa chặt chẽ. Ngòai ra còn tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại rất nghiêm trọng trong việcl ập và thực hiện dự án .Đây có thể coi là mối nguy hiểm cho chất lựơng và tính khả thi của dự án và các phương thức thu hồi nợ của ngân hàng
II.Định hướng phát triển của sở 3
1. Định hướng phát triển cho toàn chi nhánh
Định hướng phat triển của sở giao dịch 3 trong thời gian tới
Thực hiện việc hoàn thành các đề tài ngiên cứu thuộc cấp cơ sở như
Phát triển mạng lưới khách hàng doanh nghiệp lớn tại SGD 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam
Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong việc nghiên cưú thị trường, sở tiếp tục nghiên cứu đánh gía thị trường, tìm những khách hàng có tiềm lực về vốn để nâng cao khả năng huy động vốn cho sở. Bằng cách sử dụng linh hoạt các dịch vụ liên kết với hoạt động cho vay của doanh nghiệp .Trong thời gian tới sở cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động tiếp thị, chăm sóc các đối tưọng khách hàng giữ vừng nguồn vốn theo hướng đổi mới, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng cũng như ngày càng đa dạng hóa các lọai hình huy động vốn với lãi xuất và kì hạn hợp lí
Trong thời gian tới SGD 3 tiến hành nghiên cứu các loại hình tín dụng mới, phù hợp với sở, đưa ra các loại hình tín dụng đồng bộ, tiện ích chọn gói để có thể duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng cũ và với cả những khách hàng mới
Sở chú trọng vào việc tăng cường công tác thẩm định cũng như giám sát quản lí bộ máy tín dụng của các cấp để có thể từ đó nâng cao đựoc chất lượng và tăng trưởng tín dụng
Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và triển khai mở rộng khai thác các sản phẩm mới phù hợp hơn với xu thế nền kinh tế hiện nay, từ dó có đạt đựoc mục tiêu nâng cao về doanh số, số lượng và thu nhập từ các loại sản phẩm dịch vụ
Sở chú trọng vào việc tăng trưởng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, mở rộng cho vay cá nhân cho vây khi có tài sản bảo đảm, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có thể mở rộng cơ cấu tín dụng cho sở
2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định của SGD thì hơn lúc nào hết họat động thẩm định phải được đặt đúng vị trí, có quy chế, quy trình công nghệ tốt và đồng bộ với các hoạt động khác của ngân hàng .Đó là một đòi hỏi tất yếu khách quan . Sở phải khắc phục những khó khăn, hạn chế đó thông qua một số đề xuất sau
2.1 Nâng cao vị trí của công tác thẩm định
Việc ngân hàng quyết định cho vay vốn hay không phụ thuộc vào khâu thẩm định dự án vay vốn .Do vậy việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tín dụng là một biện pháp tích cực để có thể giảm thiểu rủi ro cho sở.
Để công tác thẩm định tại sở được nâng cao chất lượng thì cần phải có các biện pháp như nâng cao nhận thức không những của cán bộ tín dụng mà còn của cả cấp lãnh đạo về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thẩm định, để từ đó mới có thể biến nhận thức thành hành động được
Do nhận thức của cấp trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của cấp dưới nên các cấp lãnh đạo tại SGD 3 cần đánh giá đúng tầm quan trọng và đặt công tác thẩm dịnh ở vị trí xứng đáng với những lợi ích mà nó mang lại.Cán bộ thẩm định cần phải xác định rõ tài sản thế chấp không phải là yếu tố quyết định mà chỉ là yếu tố hỗ trợ tạo nên sự tin cậy khi ra quyết định cho vay vốn cần phải quan tâm kĩ đến các yếu tố quan trọng khách như xem bản thân dự án liệu sẽ hoạt động có hiệu quả không , khả năng trả nợ của dự án
Cán bộ thẩm dịnh cần phải chú ý đến mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là đối với những kháng hàng có mối quan hệ lâu năm, thì công tác thẩm định lại càng phải chú trọng, không đựơc chủ quan thẩm định sơ sài, bởi nếu khi dự án gặp rủi ro thì sở không chỉ mất đi mối quan hệ lâu năm với khách hàng mà cả khoản tiền cho vay nữa.Nói tóm lại cán bộ thẩm định cần phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thẩm định, trước hết là phải đánh giá được tính hiệu quả và độ khả thi của dự án là cơ sở để cấp lãnh đạo đưa ra quyết định cho vay hay không chứ không đơn thuần chỉ là những thủ tục cần phải hoàn tất thông thường
Như vậy những đề xuất trên sẽ góp phần nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGD 3
2.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thẩm đinh dự án .Vì vậy cán bộ thẩm định cần phải xem xét tùy vào từng dự án phức tạp hay đơn giản, tùy vào đăc trưng về nội dung của các dự án mà lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp
Mỗi phương pháp thẩm định đều có những ưu điểm và nhựơc điểm, và có thể chỉ phù hợp với nội dung này mà lại không phù hợp với nội dung khác do vậy cán bộ thẩm định cần phải biết cách kết hợp một cách hợp lí các phương pháp thẩm định để có thể tận dụng đựoc các ưu điểm của từng phương pháp tránh đựoc những nhược điểm so với việc tiến hành thẩm định riêng lẻ từng phương pháp
Tại SGD 3 quy trình thẩm định đựơc lập 1cách rất khoa học, hợp lí với hoạt độngchung của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam và của SGD 3.Do vậy cán bộ thẩm định cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình trên, mặt khác có thể tham khảo quy trình của các ngân hàng khác để nâng cao công tác thẩm định tại sở
2.3. Hòan thiện nội dung thẩm định
Để nội dung thẩm định dự án tại SGD 3 ngày càng hoàn thiện hơn thì sở cần có các giải pháp như
2.3.1. Đối với nội dung kĩ thuật của dự án
Đây là nội dung khó đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải có kiến thức chuyên môn về công nghệ kĩ thuật của dự án đó .Do vậy nội dung thẩm định về mặt kĩ thuật của dự án còn tồn tại nhiều bất cập.Để hạn chế những bất cập này sở nên có các chương trình đào tạo về chuyên môn cho các cán bộ tín dụng , có được sự chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, ngoài ra cần có sự tham khảo kiến của các chuyên gia, các cơ quan chuyên nghành về lĩnh vực của dự án cần thẩm định , tham khảo thêm nhũng dự án tương tự
2.3.2.Về khía cạnh thị trường
Đây là khía cạnh khá quan trọng trong nội dung thẩm định của dự án.Thị trường là nơi quyết định đến chất lượng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, biết được hiệu quả tài chính của dự án .Do vậy cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu rất kĩ nội dung này, cần phải tính đến các yếu tố rủi ro để kịp thời phòng ngừa tránh trừơng hợp lúng túng khi rủi ro xảy ra.
Cán bộ thẩm định cần phải phân tích kĩ các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường đầu vào như giá cả nguyên vật liệu, xem xét xem nguồn nguyên vật liệu đầu vào là có sẵn trong nước hay phải nhập khẩu, có nguồn dự trữ hay thay thế không và vận chuyển nguồn nguyên liệu đó như thế nào ?
Cán bộ thẩm định cần phải có kinh ngiệm và dựa vào những kinh nghiệm đó để đánh giá thị trường đầu ra của sản phẩm, xem xét những biến đổi của thị trường trong tương lai về xu thế, thị hiếu người tiêu dùng, giá cả và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường , do vậy những dự báo chính xác về thị trường mục tiêu trong tương lai là điều rất quan trọng
2.2.3.Về khía cạnh hiệu quả tài chính
Để giảm thiểu rủi ro và tăng tính hiệu quả của dự án đầu tư thì trong công tác thẩm định cần chú trọng đến phân tích độ nhạy của dự án .Do khi tính đến ròng tiền của dự án thường không tính đến các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra
Để cho việc tính tóan các chỉ tiêu tài chính có hiệu quả hơn thì các cán bộ cần phải xem xét kĩ các số liệu, dự đoán hợp lí tổng mức vốn cũng như chi phí và các yếu tố khác nữa, tính toán hợp lí mức dự phòng khi có những biến cố bất thường xảy ra
2.4. Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định
Trong bất cứ một lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng luôn quan trọng .Do vậy trong lĩnh vực hoạt động thẩm định dự án đầu tư cũng vậy. yếu tố con người rất đựoc coi trọng .Bởi tại lĩnh vực này cán bộ thẩm định chính là người trực tiếp thực hiện các công việc trong quá trình thẩm định dự án .Từ những công việc bắt đầu trong quá trình thẩm định như : thu thập số liệu, phân tích đánh giá hồ sơ để từ đó đưa ra quyết định có cho vay hay không .Do tính chất quan trọng của cán bộ thẩm định nên vấn đề về năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định là rất quan trọng .Kết quả của thẩm định phụ thuộc vào quá trình thẩm định của cán bộ thẩm định : cán bộ thẩm đinh càng công tâm, minh bạch thì kết quả thẩm định càng chính xác và có độ tin cậy cao
Trong nền kinh tế hiện nay sở phải cạnh tranh với nhiều các ngân hàng khác do vậy việc nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định là một yếu tố khách quan, đây cũng là chiến luợc phát triển của sở trong thời gian tới .Do vậy cán bộ thẩm định cần phải tích lũy nhiều kinh nghiệm, tìm tòi am hiểu kĩ các nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ về thẩm định, từ căn cứ, nội dung, phương pháp quy trình thẩm định dự án đầu tư nói riêng
Để có thể nâng cao số lượng và chất lượng của công tác tín dụng thì SGD 3 cần thực hiện các giải pháp như
Đối với việc tuyển dụng cán bộ thẩm định : việc tuyển dụng cán bộ thẩm định là vấn đề quan trọng, do vậy để công tác này phát huy tác dụng sở cần phải có chính sách cụ thể và hợp lí để có thể thu hút đựoc những người có năng lực, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định
Tuy nhiên tại sở hiện nay vẫn còn gặp những khó khăn trong việc thẩm định khía cạnh kĩ thuật là do thiếu những cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn về mặt kĩ thuật và thực hiện các vấn đề liên quan đến pháp lí, do vậy đây vẫn là một hạn chế.Vì vậy trong thời gian tới sở cần phải nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án để việc thẩm định dự án đầu tư tại sở có hiệu quả hơn
Về việc phân bố các nguồn nhân lực : Tại sở thì mỗi cán bộ đều có công việc và là một mắt xích trong quá trình hoạt động của sở, do vậy việc bố trí cán bộ hợp lí là rất quan trọng giúp cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp đựợc tốt hơn và có hiệu quả, tránh tình trạng công việc qúa tải đối với cán bộ thẩm định gây nên sự rủi ro cao.Việc phân bổ cán bộ phải dựa vào trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, trách nhiệm công việc để có thể phân công hợp lí
Về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ :Mỗi phòng ban trong sở đều có tính chất công việc khác nhau.Đối với cán bộ thẩm định thì công việc mang tính chất phức tạp và có độ rủi ro cao.Theo tính chất công việc đòi hỏi cán bộ thẩm định phải đi nhiều .Đi tìm hiểu khách hàng, thu thập số liệu … , do đó chi nhánh cần có những chính sách hợp lí về lương thưởng cho cán bộ thẩm định , để thúc đẩy cán bộ làm việc hết mình và chăm chỉ hơn, hoàn thành công việc được giao
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực :Để nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng hơn nữa .Sở cần phải tổ chức thêm những đợt huấn luyện đào tạo về nghiệp vụ tín dụng cũng như thẩm định, tổ chức những cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định với nhau
Để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay thì sở cần phải nâng cao chát lựong cán bộ thẩm định, để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng như nâng cao tầm hiểu biết của cán bộ thẩm định , sở có thể mời thêm các chuyên gia nước ngoài đến để giảng dạy trao đổi kinh nghiệm, hoặc cho cán bộ của mình đi tập huấn ở nước ngoài để có thể nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi những kiến thức tiên tiến để có thể truuyền đạt cho các cán bộ khác
2.5 Nâng cao chất lựơng thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định
Đối với lĩnh vực thẩm định thì nguồn thông tin đóng một vai trò quan trọng .Nếu không có nguồn thông tin thì hoạt động thẩm định không thể thực hiện được.Do vậy trong thẩm định nói chung và thẩm định dự án nói riêng thì thông tin càng phong phú và đảm bảo độ chính xác cao càng có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định đến chất lựong của cả quá trình thẩm định dự án.Do vậy sở giao dịch cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thông tin, để việc xử lí thông tin càng nhanh chóng và có hiệu quả hơn.Để đựoc như thế sở cần phải trang bị một hệ thống các thiết bị kĩ thuật cũng như công nghệ thông tin sẽ làm tăng khả năng lưu trữ nguồn thông tin, giúp cho quá trình thẩm định đựoc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn
Hệ thống thông tin tại sở cần phải đáp ứng đựoc một số những yêu cầu cụ thể như: hệ thống này cần phải chỉ rõ đựoc thực trạng và tính đặc thù ngành mình muốn đầu tư cũng như khách hàng đứng ra vay vốn về khía cạnh kinh doanh sản xuất trong nền kinh tế .
Hệ thống thông tin mà sở cần xây dựng phải bao gồm đầy đủ các loại hệ thống thông tin như
Các thông tin vĩ mô. Các thông tin về các chính sách phát triển kinh tế nhà nước, khu vực, và địa phương…
Các nguồn thông tin về thị trường, về việc dánh giá các sản phẩm đầu vào, đầu ra sản phẩm của dự án,
Thông tin về các vấn đề kỹ thuật, thông tin về các doanh nghiệp, thông tin của tất các dự án qua thẩm định của chi nhánh
Tuy nhiên để các kết quả thẩm định có độ chính xác cao thì cán bộ thẩm định không những chỉ dựa vào những nguồn thông tin một chiều mà phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nữa, có so sánh đối chiếu linh hoạt hơn nữa giữa các nguồn thông tin
2.6 .Từng bước cải thiện và nâng cao cơ chế tổ chức trong công tác thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định đựơc diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn thì trong khâu tổ chức dự án phải đựoc bố trí một cách khoa học và hiệu quả.Chính vì vậy cán bộ thẩm định cần phải chú trọng hơn nữa trong việc bố trí công việc cho từng cán bộ thẩm định nói riêng .Bởi mỗi cán bộ có một thế mạnh và thế yếu khác nhau trong từng lĩnh vực .Nên lãnh đạo cần phải nắm bắt đựoc những điều đó, tiến hành phân công công việc hợp lí để mỗi cán bộ của mình có thể phát huy được hết những mặt mạnh của mình
Để cho công việc đựơc tiến hành một cách nhịp nhàng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong toàn sở .Các cán bộ có thể trao đổi kinh nghiệm và tham khảo ý kiến cũng như những góp ý cho nhau để cùng giải quyết cho nhau một vấn đề vì thực tế cán bộ thẩm định cần phải biết rõ và sâu rộng về nhiều lĩnh vực .Mặt khác sẽ tạo ra không khí đoàn kết trong toàn sở
KẾT LUẬN
Công tác thẩm định dự án trong cho vay là mắt xích đầu tiên và vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng thương mại của tất cả các Tổ chức tín dụng nói chung và của Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
Với thời gian thực tập không dài tại Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã được nghiên cứu và hiểu được phần nào các công việc cụ thể trong thẩm định dự án đầu tư, đã được hướng dẫn và làm quen với công tác thẩm định dự án tại đây. Với mong muốn góp phần giúp hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án tại Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với sự hiểu biết của mình, trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi đã bước đầu đề xuất một số giải pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2005, 2006, 2007 của SGD3
Báo cáo thường niên của BIDV năm 2006, 2007
Các tài liệu về quy trình thẩm định tại sở, các căn cứ pháp luật
Giáo trình kinh tế đầu tư, lập dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21613.doc