Mô hình trung tâm thông tin tín dụng (TTTD)/(CIC) tại Việt Nam hiện còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được thành lập từ năm 1999. Trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là một tổ chức hành chính sự nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin do Trung tâm cung cấp vẫn chưa đảm bảo tính cập nhật và chính xác cao. Để trung tâm này hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Từ đó các ngân hàng có thể khai thác thông tin từ hệ thống này, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.
Đẩy nhanh việc thành lập trung tâm tín dụng tư nhân: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng mà khả năng và nguồn lực của CIC không thể đáp ứng hết. Hơn nữa nước ta chưa có TTTD tư nhân. Do hạn chế này, phạm vi thu thập thông tin tín dụng ở Việt Nam là rất hẹp so với các nước có trung tâm TTTD tư nhân. Việc nhà nước hỗ trợ để thành lập các trung tâm TTTD là rất cần thiết. Song cần nhận thức rằng thông tin tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm vì nó không chỉ liên quan đến quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư và bảo mật về dữ liệu của các doanh nghiệp và cá nhân. Trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề này và tham vấn sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Những nỗ lực này cần được đẩy nhanh hơn nữa để trung tâm TTTD tư nhân có thể sớm ra đời và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.
Triển khai nhanh đề án hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đa số các doanh nghiệp thuộc đối tượng này không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Mặt khác sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa ổn định vững chắc nên gây những khó khăn nhất định cho ngân hàng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Hơn nữa việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương đặc biệt là ở Hà Nội triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến việc bảo lãnh vay của ngân hàng.
Có chính sách bảo vệ người cho vay (ngân hàng) vì theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn trả được nợ ngân hàng được quyền bán các tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó mà không phải thông qua một cơ quan tài phán nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có thể thấy những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế.
- Khả năng trả lãi, khả năng trả nợ ở mức vừa phải
- Rủi ro ở mức trung bình mặc dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này có thể bất ổn và do vậy khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn.
Hạn chế mở rộng TD, chỉ tập trung vào các khoản TD ngăn hạn với tài sản bảo đảm hiệu quả
54,4 - 61,9
Bb-
- Có dòng tiền biến động và chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn
- Khả năng trả lãi và khả năng trả nợ ở mức chấp nhận được nhưng có nhiều biến động.
- Có mức độ rủi ro cao hơn và là mức rủi ro cao nhất có thể chấp nhận được do tài chính thiếu ổn định. Tình hình kinh doanh của họ trong vòng 3-5 năm tới ít được bảo đảm hơn trong cả điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi và không thuận lợi.
Cấp TD chỉ được thực hiện khi đánh giá kĩ khả năng phục hồi của DN và tài sản bảo đảm tốt
46,8 - 54,3
Cc+
- Khách hàng ở loại này có xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao hơn
- Thường có khả khả năng trả lãi và khả năng trả nợ gốc biến động và không chấp nhận được. Mặc dù theo báo cáo tài chính hiện tại ho có thể trả nợ gốc và lãi song điều kiện kinh tế tài chính bất lợi có thể ảnh hưởng đến điều này.
- Có kết quả kinh doanh đầy biến động, bị thua lỗ trong một hay nhiều năm tài chính gần đây vì vậy có rủi ro lớn đối với ngân hàng.
Không cấp tín dụng
39,2 - 46,7
Cc
- Hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu kém
- Rủi ro là rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém.
Không cấp tín dụng
31,6 - 39,1
Cc-
- Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
- Rủi ro là rất cao, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn vay.
Không cấp tín dụng
<31,6
C
- Bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi
- Rủi ro là đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thu hồi được vốn cho vay.
Không cấp tín dụng
5. Ví dụ minh họa về thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
* Giới thiệu về khách hàng vay vốn
Bên đi vay: Công ty đóng tàu Hà Nội
Địa chỉ: Xã Thanh Trì, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Số hiệu TK tiền gửi VNĐ tại chi nhánh: 123456.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất phương tiện thủy, cho thuê kho bãi
Giấy phép hành nghề số: 98765
Công ty xin vay vốn tại ngân hàng với số tiền là 4.910.850.000, phương thức vay dài hạn theo dự án đầu tư để đầu tư vào dự án mở rộng xây dựng kho nhà xưởng chất lượng cao để doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh kho bãi.
*Thẩm định khả năng trả nợ của công ty đóng tàu Hà Nội
Lịch sử hình thành, năng lực pháp lý của công ty
Công ty đóng tàu Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước (thuộc Sở Giao thông công chính) hoạt động từ năm 1966 và được thành lập theo quyết định số 1142 ngày 22/3/1993 do UBNN Thành phố Hà Nội cấp. Công ty hoạt động theo quyết định số 108993 ngày 20/5/1993 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp. Trong hơn 30 năm tồn tại và phát triển, đặc biệt trong thời gian gần đây hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động, tạo uy tín với khách hàng, dần dần khẳng định vị trí của mình.
- Giám đốc của công ty là ông Nguyễn Văn A có trình độ là kỹ sư tốt nghiệp đại học Bách Khoa.
- Vốn điều lệ hiện nay: 50 tỷ đồng
- Số lao động tại công ty là 500 công nhân
Về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty
Qua 3 năm sản xuất kinh doanh công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, sản xuất kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã hoàn thiện đóng mới được các tàu biển có trọng tải trên 3000 tấn, các sản phẩm của công ty được khách hàng tín nhiệm, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nguồn vốn kinh doanh được bổ sung qua các năm.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của công ty đóng tàu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Doanh thu
24277
24278
24279
2. Doanh thu thuần
24277
15916
26265
3. Lợi nhuận trước thuế từ sản xuất kinh doanh
115
174
95
4. Lợi nhuận sau thuế
86
130
64
5. Giá vốn hàng bán
24052
15627
25936
A. Tài sản có
17872
19317
25666
A1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
15442
17090
22077
1.Tiền
768
1214
606
2. Các khoản phải thu
6236
7951
9824
- Phải thu của khách
5278
6891
6199
- Trả trước người bán
958
1059
3625
3. Hàng tồn kho
7986
7274
11015
- Nguyênvật liệu
2519
3680
3773
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5468
3575
7242
- Thành phẩm
- Hàng gửi bán
4. Tài sản lưu động khác
452
651
632
A2. TSCĐ và đầu tư dài hạn
2430
2228
3789
1. TSCĐ
1039
1513
3195
2. Các khoản đầu tư dài hạn
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1391
715
594
B. Nguồn vốn
17872
19318
25866
B1. Nợ phải trả
11495
11495
14868
1. Nợ ngắn hạn
11495
10740
14868
- Vay ngân hàng
9133
9422
9277
- Phải trả người bán
122
301
441
- Phải trả khác
2240
1017
5150
2. Nợ dài hạn
1701
3356
- Vay dài hạn
1701
3356
- Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Nợ khác
B2. Nguồn vốn chủ sở hữu
6377
6877
7642
- Nguồn vốn kinh doanh
6032
6485
7316
- Các quỹ
23
23
- Lãi chưa phân phối
328
352
286
- Nguồn vón xây dựng cơ bản
17
17
17
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính của công ty đóng tàu Hà Nội
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm
2004
Năm
2005
1. Đánh giá khả năng thanh toán
A1.Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát
1.555
1.680
1.726
A2.Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn
1.343
1.591
1.485
A3.Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh
0.54
0.85
0.99
A4.Chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn
1.310
1.129
2. Hệ số nợ
A5.Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu
1.803
1.672
1.946
A6.Tỷ số nợ trên tổng tài sản
0.643
0.595
0.579
3. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
A7.Hiệu quả sử dụng tài sản
23.366
16.046
7.599
A8.Vòng quay hàng tồn kho
3.012
2.148
2.355
A9.Kỳ thu tiền bình quân
0.217
0.284
0.255
A10.Tỷ suất thu nhập trước thuế trên doanh thu
0.47%
0.72%
0.39%
A11.Tỷ suất thu nhập trước thuế trên VCSH
1.80%
2.53%
1.24%
Qua phần thẩm định ta thấy công ty đóng tàu Hà Nội là một doanh nghiệp có đầy đủ năng lực pháp lý để có thể vay vốn tại ngân hàng. Hơn nữa công ty còn là khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng. Công ty đã từng vay vốn tại ngân hàng và luôn trả đủ số tiền và trả đúng hạn. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây là tốt, doanh thu và lợi nhuận ròng năm sau đều tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt.
Phân tích dự án đầu tư:
Giới thiệu về dự án:
Dự án: “mở rộng xây dựng kho nhà xưởng chất lượng cao để kinh doanh kho bãi”
Dự án đầu tư có vốn đầu tư là 11.1137.186.000 VNĐ được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đầu tư 6.949.468.000 VNĐ
Giai đoạn 2: đầu tư 5.835.749.400 VNĐ
Các hạng mục thi công:
Xây lắp nhà kho thứ nhất diện tích 2880m2
Xây lắp nhà kho thứ hai diện tích 2016m2
Cải tạo đường nội bộ
Làm đường thoát nước
Công trình được xây dựng trên kho đất có sẵn của công ty, nằm ngay trong khuôn viên hiện tại của công ty.
- Kế hoạch trả nợ: thu làm nhiều kỳ hạn nợ, số tiền gốc trả theo quý (cuối quý)
Bảng 7: Kế hoạch trả nợ của công ty đóng tàu Hà Nội
Đơn vị: VNĐ
Năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1
139.469.000
139.469.000
139.469.000
139.469.000
2
145.608.000
145.608.000
145.608.000
145.608.000
3
150.893.000
150.893.000
150.893.000
150.893.000
4
156.950.000
156.950.000
156.950.000
156.950.000
5
163.252.000
163.252.000
163.252.000
163.252.000
6
169.806.000
169.806.000
169.806.000
169.806.000
7
176.623.000
176.623.000
176.623.000
176.623.000
8
188.473.000
188.473.000
125.660.000
125.660.000
- Thời hạn vay: 103 tháng
- Lãi suất: 0,82%/tháng (9,84%/năm) và được điều chỉnh theo thời kỳ và theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Nguồn trả nợ hàng năm: từ nguồn khấu hao và lợi nhuận sau thuế. Công ty sẽ sử dụng 55% khấu hao và 65% lợi nhuận dùng để trả nợ.
*Xem xét sự cần thiết phải đầu tư
Trong cơ chế thị trường bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh như thiếu vốn lưu động, khó khăn trong công tác tìm kiếm việc làm, điều kiện làm việc phụ thuộc vào thiên nhiên do cơ sở vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên công ty có thuận lợi là nằm trong địa bàn cửa ngõ thủ đô, đường giao thông thuận tiện, đặc biệt công ty lại có quỹ đất phù hợp với việc xây dựng kho. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, lưu lượng hàng hóa luân chuyển trên thị trường ngày một nhiều. Trong khi đó doanh nghiệp kinh doanh về kho bãi lại ít cả về số lượng lẫn chất lượng do vậy không đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang hỏi cấp bách. Vì vậy phương án mở rộng sản xuất kinh doanh xây dựng nhà xưởng chất lượng cao là rất cần thiết.
* Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Bảng 8: Hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
1. Doanh thu
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
2. Chi phí
1362861
1301211
1236878
1169748
1099698
1026601
950325
- Khấu hao cơ bản
286385
286385
286385
286385
286385
286385
286385
- Lãi vay ngân hàng
547187
485537
421204
354074
284024
210927
134651
- Chi phi quản lý
95023
95023
95023
95023
95023
95023
95023
- Thuế đất
13528
13528
13528
13528
13528
13528
13528
3.Lợi nhuận trước thuế
537593
599243
663576
730706
800756
873853
950129
4. Nộp ngân sách
172030
191758
212344
233825,9
256242
279633
304041.3
5. Lợi nhuận sau thuế
365563
407485
451232
496880,1
544514
594220
646087,7
6. Lợi nhuận trả nợ
237616
264865
293301
322972,1
353934
386243
419957
Vốn đầu tư
11137186
Cfi
11137186
1619874
1600146
159599
1558078
1535662
15122 71
1487862
Chỉ tiêu
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Năm 11
Năm 12
Năm 13
Năm 14
1. Doanh thu
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
1900454
2. Chi phí
870732
815674
815674
815674
815674
815674
815674
- Khấu hao cơ bản
286385
286385
286385
286385
286385
286385
286385
- Lãi vay ngân hàng
55058
0
0
0
0
0
0
- Chi phi quản lý
95023
95023
95023
95023
95023
95023
95023
- Thuế đất
13528
13528
13528
13528
13528
13528
13528
3.Lợi nhuận trước thuế
1029722
1084780
1084780
1084780
1084780
1084780
1084780
4. Nộp ngân sách
329511
347129.6
347129.6
347130
347130
347130
347129,6
5. Lợi nhuận sau thuế
700211
737650,4
737650,4
737650
737650
737650
737650,4
6. Lợi nhuận trả nợ
455137
479472,8
479472,8
479473
479473
479473
479472,8
Cfi
1462393
1444774
1444774
1444774
1444774
1444774
1444774
NPV (r=9,84%)
497680
IRR
10,71%
Thẩm định bảo đảm tiền vay
Công ty đóng tàu Hà Nội là doanh nghiệp có uy tín đối với ngân hàng và vay vốn theo hình thức không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.
Sau khi phân tích công ty và dự án xin vay vốn, cán bộ thẩm định tiến hành chấm điểm tín dụng cho công ty và đưa ra kết luận: công ty đóng tàu Hà Nội được xếp vào loại khách hàng Bb+:
- Có hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ổn định trong 3-5 năm nhưng bị tác động mạnh hơn bởi các điều kiện kinh tế, tài chính hay điều kiện kinh doanh nhiều hơn so với khách hàng thuộc loại Aa+, Aa, Aa-
- Khả năng trả lãi và khả năng trả nợ tương đối ổn định
- Rủi ro tín dụng từ thấp đến trung bình (nhưng vẫn chấp nhận được) do sự tương đối ổn định của họ
- Dự án đầu tư tương đối khả thi vì giá trị hiện tại ròng NPV= 497680000 > 0, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR= 10,71% > 9,84%
Kết luận và đề xuất của cán bộ tín dụng:
- Duyệt cho vay
- Lãi suất vay: 9,84%
- Thời gian vay: 103 tháng
- Phương thức vay: hạn mức tín dụng
- Số tiền vay: 4.910.850.000 VNĐ
6. Đánh giá công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng
6.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua công tác thẩm định khách hang tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả, được thể hiện ở các khía cạnh:
Một là đội ngũ cán bộ tín dụng không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng rất chú trọng công tác đào tạo vì ngân hàng nhận thức được rằng con người là yếu tố quan trọng trong công tác thẩm định. Chi nhánh thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức tín dụng từ lý thuyết đến kinh nghiệm, các khoá học ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ tín dụng tham gia; tiến hành tổng kết công tác tín dụng để rút ra được những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại nhờ đó có thể giúp cán bộ tín dụng dần dần khắc phục được những điểm yếu và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn. Một điểm đáng lưu ý nữa là đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay đang được trẻ hóa dần dần. Đây là hướng đi đúng đắn của ngân hàng vì sự kết hợp giữa những nhân viên dày dạn kinh nghiệm và những nhân viên trẻ tuổi, nhiệt tình, khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng đã tạo nên đội ngũ tín dụng tiến hành công tác thẩm định khá hiệu quả.
Hai là về cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định: việc thẩm định khả năng trả nợ đã được cải thiện một bước do chi nhánh dần đổi mới hệ thống cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Hiện nay tất cả các cán bộ thẩm định đều được trang bị máy tính. Hơn nữa ở mỗi phòng đều máy tính có kết nối Internet tốc độ cao (ADSL) và có trang thiết bị khác như điện thoại, máy in. Như vậy bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thẩm định, giúp cán bộ thẩm định tính toán các chỉ tiêu và tra cứu thông tin về khách hàng khi cần thiết một cách nhanh chóng.
Ba là về tình hình thẩm định dự án đầu tư:
Bảng 9: Tình hình thẩm định các dự án đầu tư của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng giai đoạn 2003-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
Số dự án thẩm định
Dự án
20
25
29
Số dự án cho vay
Dự án
17
21
23
Tỷ lệ số dự án cho vay/ Số dự án thẩm định
%
85
84
79
( Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm )
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng dự án nộp đơn cấp tín dụng tại ngân hàng ngày càng tăng, năm 2003 mới chỉ có 20 dự án nhưng đến năm 2005 số dự án này đã tăng lên 29. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, được khách hàng tín nhiệm và đến vay vốn nhiều hơn. Cùng với số dự án xin cấp tín dụng thì số dự án cho vay ngày càng tăng lên: năm 2003 là 17 dự án được cấp, 2004 là 21dự án, năm 2005 là 23 dự án. Tuy nhiên xét về tỷ lệ số dự án cho vay/ tổng số dự án được thẩm định tại ngân hàng lại giảm, giảm từ 85% năm 2003 xuống 79% năm 2005. Điều này một phần là do chi nhánh đang thực hiện sự chỉ đạo của ngân hàng Công Thương Việt Nam trong công tác tín dụng: chú trọng tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay do vậy chỉ đối với những khách hàng nào chứng minh được khả năng trả nợ thật vững chắc thì mới được ngân hàng cấp tín dụng.
Bốn là chất lượng tín dụng tại ngân hàng không ngừng được nâng cao, được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này cũng chứng tỏ chất lượng thẩm định tại ngân hàng được nâng cao.
Bảng 10: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng giai đoạn 2003-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
1. Doanh số cho vay
Tỷ đồng
920
934
956
- Mức gia tăng tuyệt đối
Tỷ đồng
14
22
- Tốc độ tăng liên hoàn
%
1.52
1.5
2. Số tiền cho vay trung bình 1 dự án
Tỷ đồng
54.11
44.48
41.56
3. Doanh số thu nợ
Tỷ đồng
914
923.3
927
- Mức gia tăng tuyệt đối
Tỷ đồng
9
3.7
- Tốc độ tăng liên hoàn
%
0.98
0.4
( Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm )
Biểu đồ 3: doanh số cho vay và doanh số thu nợ giai đoạn 2003-2005
Trong thời gian qua doanh số cho vay của chi nhánh không ngừng tăng, trung bình tăng 18 tỷ đồng/năm. Cùng với đó là doanh số thu nợ cũng tăng tỷ lệ thuận tăng theo. Một kết quả đáng mừng khác là trong những năm qua Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng được xem là ngân hàng xử lý nợ quá hạn tốt, tỷ trọng nợ quá hạn luôn nằm trong tầm kiểm soát theo quy định của NHNN Việt Nam, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 11: Nợ quá hạn và nợ khó đòi của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng giai đoạn 2003-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Nợ quá hạn
Tỷ đồng
11,2
10,7
10,3
Trong đó nợ khó đòi
Tỷ đồng
10
9,8
9,7
( Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm )
Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh thấp so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao hơn nếu so sánh với các ngân hàng của các nước trong khu vực. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm, năm sau thấp hơn năm trước, nếu như năm 2003 nợ quá hạn là 11.2 tỷ đồng thì đến 2003 con số này là 10.7 tỷ đồng, năm 2005 là 10.3 tỷ đồng. Đây là một kết quả tốt vì nó chứng tỏ ngân hàng đã và đang thực hiện được chức năng cơ bản của mình là cung cấp vốn cho nền kinh tế và đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh của mình. Điều này càng khẳng định chính sách đúng đắn của chi nhánh, chứng tỏ các món vay của chi nhánh là có hiệu quả hay chất lượng công tác thẩm định được nâng cao, đánh giá đúng tính khả thi của dự án.
6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
6.2.1.Một số hạn chế
Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng nhưng công tác thẩm định này vẫn còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng.
Một là nguồn thông tin để thẩm định còn hạn chế. Việc thu thập thông tin mới chỉ được thực hiện thông qua phỏng vấn, sổ sách của khách hàng chứ chưa tìm hiểu kỹ về nguồn thông tin tín dụng bên ngoài như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp…Thông tin khai thác từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn hạn chế. Việc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng được thực hiện nhưng vẫn chưa thường xuyên.
Hai là về nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp:
- Về đánh giá năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đánh giá nguồn nhân lực nhất là ban lãnh đạo, ngân hàng chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể mà chủ yếu đánh giá bằng cách liệt kê các bẳng cấp. Vì vậy việc đánh giá năng lực đôi khi chỉ mang tính hình thức, không đánh giá được thực chất về năng lực của khách hàng.
- Về đánh giá năng lực tài chính: Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng ngân hàng chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vẫn chưa đủ độ tin cậy cao. Hơn nữa khi thẩm định các báo cáo tài chính các nhân viên tín dụng vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào các thông tin trong bản quyết toán lịch sử, các báo cáo lợi tức trước đó, mà tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, số liệu lợi nhuận trong quá khứ chưa hẳn là cơ sở tin cậy cho dự báo trong tương lai. Do vậy phải theo sát với những thay đổi của doanh nghiệp để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.
- Về đánh giá uy tín của khách hàng: việc đánh giá uy tín của khách hàng cũng là một trong những điểm yếu của ngân hàng. Khi đánh giá uy tín của khách hàng, ngân hàng mới chỉ dựa vào quan hệ với khách hàng trong quá khứ: khách hàng trả đúng hẹn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với những khách hàng mới thì việc đánh giá uy tín của khách hàng dựa nhiều vào cảm tính và ý chủ quan của cán bộ nghiệp vụ, chưa có một căn cứ khoa học. Trong khi đó đối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực kinh tế tư nhân còn quá non trẻ. Các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao nên việc thu thập thông tin để đánh giá với khu vực tư nhân là rất khó khăn.
Ba là về công tác tổ chức thẩm định: ở ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng công việc thẩm định khách hàng được giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung phân tích. Cách này có ưu điểm là quá trình phân tích được liên tục, sẽ tiết kiệm được thời gian cho việc phân tích. Bên cạnh những ưu điểm đã có thì cách phân công lao động này có nhiều hạn chế.. Cán bộ thẩm định làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành nên không hiểu rõ thực trạng của doanh nghiệp. Trên thực tế khi nộp hồ sơ xin vay có kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kĩ thuật máy móc hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, ngân hàng vẫn chưa có kinh phí để thực hiện việc này. Do đó đã không đánh giá chính xác về mặt kĩ thuật của dự án. Hay khi đánh giá tài sản bảo đảm cũng vậy. Khi dùng tài sản thế chấp, cầm cố cho ngân hàng để vay vốn thì chỉ có khách hàng là biết rõ về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, trong khi trình độ cán bộ không có đầy đủ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực nên họ không đánh giá được chính xác hiện trạng của máy móc thiết bị. Điều này ảnh hưởng đến giá trị mua bán của tài sản. Vì vậy khi rủi ro xảy ra thì việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ sẽ gặp khó khăn và có thể không thể thu hồi được nợ.
Cách phân công cán bộ thẩm định như trên còn gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Cán bộ thẩm định phải giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách, kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của hồ sơ và điều kiện vay vốn; sau đó phải tự thẩm định tất cả các nội dung liên quan đến khách hàng. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ thẩm định và dẫn đến tình trạng nhiều khâu chỉ được thực hiện sơ sài, có tính hình thức.
Bốn là về công tác thẩm định dự án đầu tư:
- Về phương pháp thẩm định: hiện nay khi thẩm định phương diện tài chính của dự án ngân hàng mới chỉ áp dụng phương pháp thẩm định giản đơn: tính NPV, IRR, thời gian hoàn vốn. Một số dự án có tính cả độ nhạy của dự án nhưng mới chỉ xét ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào đối với dự án mà chưa xem xét sự biến động của nhiều yếu tố cùng lúc tác động vào dự án. Mà đối với nhiều dự án phức tạp nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nếu chỉ xem xét tác động của từng yếu tố tới dự án thì sẽ không xem xét hết được mọi rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Do đó sẽ đánh giá không chính xác về tính khả thi của dự án.
- Về quy trình thẩm định dự án: nhiều nội dung hướng dẫn trong sổ tay tín dụng vẫn còn chung chung, khiến cán bộ thẩm định lúng túng khi tiến hành tra cứu, nhiều khi còn tạo kẽ hở cho một số cán bộ thoái hoá cấu kết với khách hang chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Năm là: mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã đầu tư vào cải tạo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng, giúp cho công việc của cán bộ thẩm định nhanh chóng và dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, tại ngân hàng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ thẩm định trình độ về tin học còn hạn chế, không tận dụng được những thành tựu của công nghệ mang lại như có thể thu thập thông tin về khách hàng qua mạng Internet, qua mạng máy tính nôi bộ. Do vậy công việc thẩm định vẫn còn máy móc, thiếu chính xác.
6.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế trên
* Nguyên nhân chủ quan:
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng thời gian qua còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Việc tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế trên sẽ giúp ngân hàng có được những biện giải pháp thích hợp khắc phục những hạn chế đó và nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Các nguyên nhân đó là:
Thứ nhất trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ thẩm định còn hạn chế. So với các chi nhánh khác trên cùng địa bàn thì Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng HBT có một lịch sử lâu đời, với một đội ngũ cán bộ lành nghề dạn dày kinh nghiệm. Tuy nhiên đội ngũ này chỉ có một số ít được phổ biến về kinh tế thị trường số còn lại chỉ được phổ biến một phần hoặc chưa được phổ biến. Đối với cán bộ thẩm định trẻ mới vào nghề trình độ của họ còn kém một phần là do họ chưa được đào tạo ngay từ đầu, một phần là do các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngân hàng tuy đã được tổ chức thường xuyên hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công tác thẩm định. Hơn nữa đội ngũ cán bộ thẩm định chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật còn hạn chế. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt dộng tín dụng.
Thứ hai là chính sách tín dụng không hợp lý: trong giai đoạn 2003-2004 được sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng Công Thương đã nghiên cứu và phát hành cuốn sổ tay tín dụng. Đây được coi là cuốn cẩm nang cho cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách nhau nên chất lượng của cuốn sổ tay tín dụng vẫn chưa đạt được yêu cầu chất lượng. Nhiều nội dung đưa ra vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết hoá khiến cho cán bộ thẩm định gặp khó khăn trong quá trình thẩm định.
Thứ ba là về vấn đề kinh phí: hiện nay kinh phí của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng dành cho việc thẩm định hạn hep. Do kinh phí hạn hẹp nên tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng vẫn chưa có quỹ hỗ trợ cho phân tích khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định tìm hiểu kĩ về khách hàng vay vốn. Hay việc đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cũng diễn ra chậm chạp là do nguồn kinh phí không đủ, việc đầu tư diễn ra lẻ tẻ và phải trông chờ vào nguồn kinh phí giúp đỡ từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam hay từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
*Nguyên nhân khách quan:
Bên cạnh yếu tố chủ quan gây nên những hạn chế trên, công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng thời gian qua còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Đây là những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng và cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
Thứ nhất: Một trong những nguyên nhân khiến cho việc khai thác nguồn thông tin về khách hàng vay vốn tại ngân hàng bị hạn chế là do không khai thác được tối đa nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) do thông tin được lưu trữ tại đây còn ít. Đây cũng là một trong những hạn chế của CIC. Mô hình trung tâm thông tin tín dụng ở Việt Nam còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được thành lập từ năm 1999 nên phạm vi thu thập thông tin tín dụng của trung tâm còn rất hẹp. Ở Việt Nam, trên 1000 người trưởng thành thì chỉ có thông tin tín dụng của 11 người - trong khi đó ở Thái Lan con số này là 184 người và ở Australia là 1000 người.
Thứ hai: Một nguyên nhân khác là do hạn chế của cơ chế chính sách. Ở nước ta vẫn chưa có một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để giúp các ngân hàng khi thẩm định doanh nghiệp vay vốn có thể dựa vào hệ thống chỉ tiêu này để so sánh xem doanh nghiệp định vay vốn tại ngân hàng có vị trí như thế nào so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Điều này khiến cho việc đánh giá khả năng thực sự của doanh nghiệp đôi khi không chính xác.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng thời gian tới
I. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian tới
Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ cho thời gian tới:
Tích cực huy động vốn và cung ứng vốn cho nhu cầu nền kinh tế đất nước để góp phần đạt được mục tiêu, kế hoạch của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc góp phần bảo đảm các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia (dư nợ nền kinh tế tăng từ 19-21%, ổn định lãi suất. Tổng nguồn vốn huy động phấn đấu tăng 15%, trong đó tiền gửi dân cư đạt từ 1700 tỷ đồng trở lên .
Phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khác tăng 89%, đạt 1400 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu dưới 10% tổng dư nợ. Tiếp tục chú ý việc trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ quá hạn và nợ tồn đọng, đồng thời tăng vốn Điều lệ nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng
Thu dịch vụ ngân hàng năm 2006 là 5700 tỷ đồng tăng 35% so 2005
Lợi nhuận (chưa trích dự phòng rủi ro) các năm ít nhất phải đạt được 45 tỷ đồng.
Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu, vì vậy chi nhánh tích cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay. Do đó phải không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay vốn của khách hàng, phải coi trọng tính an toàn và khả năng thu hồi nợ của từng khoản vay, quản lý tín dụng chặt chẽ nâng cao ý thức trách nhiệm không để nợ quá hạn mới phát sinh.
Xây dựng được lực lượng khách hàng chiến lược của Chi nhánh. Trong thời gian qua do sự yếu kém về trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn kém, biểu hiện ở thực tế nhiều doanh nghiệp nhà nước có nguy cơ phá sản, giải thể, thậm chí đã giải thể gây thất thoát vốn cho hoạt động của ngân hàng. Vi vậy xu hướng trong chiến lược khách hàng hiện nay là mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là đối tượng khách hàng tương đối ổn định trong thời điểm hiện nay trong nhóm khách hàng tín dụng của ngân hàng.
II.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng
1. Nâng cao trình độ, đạo đức đội ngũ cán bộ thẩm định:
Con người luôn là yếu tố quyết định trong công tác thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thì yếu tố cần quan tâm là phải đầu tư hơn nữa vào đội ngũ cán bộ thẩm định trên cả hai mặt: trình độ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp. Việc đầu tư vào đội ngũ cán bộ thẩm định phải được thực hiện ngay từ công tác tuyển dụng lao động.
Một là ngân hàng phải chuẩn hoá cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cũng như rủi ro nên cán bộ tín dụng phải có một số tiêu chuẩn:
Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học
Có khả năng ngoại ngữ tin học có đủ điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.
Có phẩm chất đạo đức tốt
Hiếu biết xã hội, và khả năng giao tiếp tốt: Đây là một trong những yếu tố giúp khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng còn có thể tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng phục vụ xử lý nghiệp vụ.
Hai là Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kiến thức liên quan khác cho cán bộ thẩm định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần đẩy mạnh công tác trên bằng các hình thức:
a. Đào tạo trong nước
Tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với các chủ đề chính như: kiến thức pháp luật, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, quản trị công ty và tuân thủ pháp luât; quản trị tài sản nợ, tài sản có; quản lý rủi ro doanh nghiệp….Để thực hiện công tác đào tạo cán bộ thẩm định đạt được kết quả tốt chi nhánh có thể mời các giảng viên từ các trường đại học về chuyên ngành ngân hàng như trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng tới hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ mới cho cán bộ vì họ luôn luôn là người cập nhật các kiến thức mới để giảng dạy cho sinh viên trong trường. Ngân hàng cũng có thể phối hợp với các Vụ chức năng của ngân hàng Nhà nước tổ chức các khóa đào tạo về các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định khách hàng vay vốn ngân hàng.
Tổ chức khoá học về công nghệ thông tin: trên thực tế đầu tư hệ thống công nghệ thông tin không chỉ là việc đầu tư vào máy móc, mua bao nhiêu máy tính và đầu tư hệ thống mạng như thế nào, mà điểm then chốt là trước hết là phải đầu tư vào yếu tố con người cụ thể là cán bộ thẩm định phải sử dụng thành thạo hệ thống đó để có thể tranh thủ được sự tiến bộ của khoa học, làm giảm tải công việc của cán bộ tín dụng.
Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học.
Tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi: đây cũng là cách giúp cho cán bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình bởi để có thể tham gia cuộc thi thì cán bộ phải tự tìm tòi nghiên cứu, bổ sung những kiến thức mới, củng cố những kiến thức còn thiếu. Hơn nữa thông qua cuộc thi, họ cũng có thể học tập được kinh nghiệm từ cán bộ thẩm định khác. Đây cũng là cách hữu hiệu để cán bộ thẩm định trẻ với kinh nghiệm còn ít có thể học tập kinh nghiệm của những cán bộ thẩm định dày dạn, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
b. Khảo sát tại nước ngoài: Tổ chức các đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm tại ngân hàng các nước trong khu vực.
Ba là hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định: giải pháp này có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng: để hạn chế rủi ro này cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi cán bộ. Thời gian tới ngân hàng cần thực hiện:
Ngân hàng nên có chính sách trả lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ thẩm định. Cần phải đảm bảo rằng thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc; phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro. Nhờ đó có thể tạo động lực cho họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Công tác thi đua khen thưởng là động lực, động viên khơi dậy tiềm năng nội lực của mỗi đơn vị cá nhân hăng hái vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, góp phần xây dựng đơn vị, cơ quan vững mạnh. Vì vậy ngân hàng nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn luôn phải đối mặt với rủi ro, cần có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức. Có chế độ thưởng cho những người thu hút được nhiều khách hàng, thẩm định có hiệu quả khách hàng (được thể hiện qua doanh số thu nợ đối với khách hàng mà cán bộ đó thẩm định và có ít hợp đồng cho vay phát sinh nợ quá hạn).
Thường xuyên lấy các ngày kỷ niệm lớn để phát động phong trào thi đua sôi nổi, hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với toàn thể cán bộ nhân viên. Các phong trào thi đua được mọi người hưởng ứng , tạo được sức sống làm việc mới ở từng bộ phận nghiệp vụ, từng người.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng để mọi người chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.
Với những biện pháp trên sẽ giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình.
2. Nâng cao chất lượng thông tin:
2.1. Thu thập thông tin.
Để có được nhưng thông tin chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải thu thập ở nhiều nguồn khác nhau. Đối với dự án đầu tư Cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu, khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy rõ về tình trạng hiện thời của doanh nghiệp cũng như quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi. Nhân viên thẩm định nên chú ý xem doanh nghiệp được tổ chức như thế nào, kho bãi có lộn xộn không, quan sát tác phong làm việc của nhân viên, tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo hiện thời, với lớp lãnh đạo kế cận để đánh giá phần nào về trình độ, năng lực quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tư cách đạo đức của doanh nghiệp. Khi thu thập thông tin về doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nên chú ý tới các doanh nghiệp khi họ không sẵn sang cung cấp các thông tin theo yêu cầu.
Ngân hàng nên mở rộng nguồn thu thập thông tin tới các cơ quan có thể khai thác được thông tin theo quy định của pháp luật. Mở rộng nguồn thu thập thông tin từ nước ngoài, cần tiếp cận với các cơ quan thông tin tín dụng Asean, hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á..
2.2. Lưu trữ thông tin
Ngân hàng cũng cần tập trung đầu tư vào công nghệ và xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng để cung cấp thông tin cho công tác thẩm định được hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Để lưu trữ được những thông tin có khối lượng lớn thì việc sử dụng các phần mềm quản trị và lưu trữ thông tin là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh ngày càng tăng. Các nguồn thông tin này được lưu trữ dưới dạng các ngân hàng dữ liệu bằng máy tính và được nối mạng cục bộ (mạng Lan). Mạng này được nối với trụ sở chính và nối mạng Internet để thuận tiện trong việc khai thác thông tin cho các hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng nên thành lập một bộ phận tổng hợp, lưu trữ thông tin có hệ thống. Thông tin được lưu trữ về các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng được phân theo ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động để tiện tra cứu. Ngoài ra còn có các thông tin tổng hợp chung được cập nhật về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và những khó khăn, thuận lợi đang diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh đó mà cán bộ tín dụng cần lưu ý để phân tích. Hiện tại Nhà nước chưa có một cơ quan phụ trách việc tổng hợp số liệu ngành phục vụ cho việc so sánh phân tích tài chính doanh nghiệp. Vì vậy để khắc phục tình trạng này thì ngân hàng có thể tự tổng hợp số liệu từ những thông tin sẵn có.
Thông tin lưu trữ tại ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu:
Thông tin phải chính xác, kịp thời
Thông tin phải đảm bảo tin cậy
Thông tin phải đảm bảo tính đa dạng, toàn diện và phải được tổng hợp theo từng cấp, từng hệ thống, từng loại khách hang như thông tin khách hàng vay là thể nhân, thông tin phân tích tổng thể, thông tin kinh tế thị trường, thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, các thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp, các thông tin liên quan đến tính khả thi về dự án vay của doanh nghiệp.
Thông tin phải đảm bảo khả năng hòa hợp với các luồng thông tin khác trong nền kinh tế.
2.3. Xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin cán bộ tín dụng cần phân loại thông tin, đánh giá độ chính xác của thông tin, tầm quan trọng của thông tin đối với việc đánh giá doanh nghiệp và dự án xin vay vốn. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.
3. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định
Cán bộ thẩm định nên chuyên môn hóa các nội dung phân tích, và giao cho những chuyên gia đảm trách phân tích từng mảng chuyên môn riêng của mình. Cách này có ưu điểm là chuyên môn hóa cao, tránh được những sai sót do khiếm khuyết trong nghiệp vụ, đặc biệt như các mảng phân tích thủ tục pháp lý của hồ sơ vay và tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó việc thực hiện này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân hoặc phòng, ban tham gia phân tích để đảm bảo tính hệ thống và kịp thời. Để có hình thức tổ chức phân tích hợp lý các nhà quản trị phải biết cách vận dụng trong từng điều kiện cụ thể. Tình huống nào áp dụng, hoặc đối với loại khách hàng nào sẽ được ghi rõ trong chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng. Việc một nhân viên hay nhiều người đồng thời thực hiện một nội dung phân tích tùy thuộc vào quy mô của nhu cầu đề nghị cấp tín dụng, cũng như mức độ phức tạp của việc phân tích. Những nhu cầu tài trợ dài hạn thường xuyên phải đòi hỏi độ an toàn cao hơn khoản ngắn hạn nên cần thiết phải xử lý một lượng lớn thông tin. Do đó có sự tham gia của nhiều người thẩm định là rất cần thiết, đảm bảo tính chính xác, khách quan và nhanh chóng.
4. Hoàn thiện về nội dung thẩm định
Như đã trình bày ở phần thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng KVII Hai Bà Trưng thì tại ngân hàng việc đánh giá uy tín, năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Nghĩa là khi thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các tiêu chí phi tài chính vẫn chưa được chú trọng. Điều này phần nào là do các tiêu chí phi tài chính là các tiêu chí khó đánh giá nhưng trong ngân hàng chưa đưa ra những tiêu chí cụ thể rõ ràng khiến cho cán bộ thẩm định gặp khó khăn khi thẩm định. Nguyên nhân khác có thể là do cán bộ thẩm định thiếu trách nhiệm trong khi thẩm định. Do vậy khi thẩm định các tiêu chí phi tài chính, cán bộ thẩm định thường đánh giá không kỹ càng hoặc nhiều khi còn bỏ qua. Để khắc phục tình trạng trên, ngân hàng cần thành lập một bộ phận riêng rẽ với phòng khách hàng (nơi làm việc của cán bộ thẩm định) tiến hành kiểm tra lại những báo cáo thẩm định, phát hiện ra những sai xót hoặc thiếu xót mà cán bộ mắc phải. Từ đó phản hồi lại cho cán bộ thẩm định, yêu cầu thực hiện đúng nguyên tắc để đảm bảo khâu thẩm định đạt được mục tiêu đề ra, lựa chọn được những khách hàng an toàn, có khả năng hoàn trả cho ngân hàng để cấp vốn vay.
5. Giải pháp về chính sách tín dụng
Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng thực hiện được mục tiêu kinh doanh và hạn chế được rủi ro. Chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến các bộ phận liên quan tại ngân hàng dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách tín dụng cần phải chi tiết hơn về từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về lập tờ trình, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ, nên có những quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng. Chính sách tín dụng cũng cần đưa ra các hình thức chế tài hợp lý để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm trái quy trình thẩm định, dẫn tới không bảo đảm chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.
6. Một số giải pháp khác
6.1.Đầu tư hiện đại hoá ngân hàng
Cũng như các tổ chức tín dụng khác đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập, quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng nên tiếp tục triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng nhanh và mạnh hơn nữa. Qua đó các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hang có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng có quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh chóng nhất. Các ngân hàng có thể phối hợp để cho vay và quản lý đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một công trình dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ.
6.2. Lập quỹ hỗ trợ công tác thẩm định khách hàng
Hiện tại chưa có một ngân hàng nào lập quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định bởi việc thẩm định nhất là thẩm định tài chính chủ yếu dựa trên những giấy tờ và báo cáo tài chính mà khách hang nộp, từ trung tâm CIC và do linh cảm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đúc kết. Việc điều tra của cán bộ tín dụng xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh hay phỏng vấn trực tiếp còn lẻ tẻ, mang tính hình thức. Những thông tin điều tra thực tế có ý nghĩa quan trọng giúp cán bộ thẩm định loại trừ những báo cáo tài chính ma. Vì vậy để tạo điều kiện cũng như khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực xuống cơ sở điều tra, phỏng vấn trực tiếp thì ngân hàng nên xem xét thành lập quỹ riêng để hỗ trợ kinh phí điều tra.
Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án phức tạp vượt ra khỏi khả năng của cán bộ thẩm định thì ngoài việc dựa vào hiểu biết đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định chính xác và cụ thể. Việc thuê chuyên gia là hết sức cần thiết, tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật doanh nghiệp đưa đến. Đồng thời bản thân ngân hàng cũng phải nghiên cứu, tìm hiểu về những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách.
III.Một số kiến nghị
1. Kiến nghị đối với nhà nước
Cần hỗ trợ thông tin hơn nữa về thị trường: Nhà nước cần tích cực xây dựng và có các biện pháp khuyến khích việc phát triển thể chê nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường. Nhà nước có thể đưa ra các ưu thế để phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản… Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Đây là một lĩnh vực khá mới cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin.
Mô hình trung tâm thông tin tín dụng (TTTD)/(CIC) tại Việt Nam hiện còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được thành lập từ năm 1999. Trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là một tổ chức hành chính sự nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin do Trung tâm cung cấp vẫn chưa đảm bảo tính cập nhật và chính xác cao. Để trung tâm này hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Từ đó các ngân hàng có thể khai thác thông tin từ hệ thống này, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.
Đẩy nhanh việc thành lập trung tâm tín dụng tư nhân: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng mà khả năng và nguồn lực của CIC không thể đáp ứng hết. Hơn nữa nước ta chưa có TTTD tư nhân. Do hạn chế này, phạm vi thu thập thông tin tín dụng ở Việt Nam là rất hẹp so với các nước có trung tâm TTTD tư nhân. Việc nhà nước hỗ trợ để thành lập các trung tâm TTTD là rất cần thiết. Song cần nhận thức rằng thông tin tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm vì nó không chỉ liên quan đến quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư và bảo mật về dữ liệu của các doanh nghiệp và cá nhân. Trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề này và tham vấn sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Những nỗ lực này cần được đẩy nhanh hơn nữa để trung tâm TTTD tư nhân có thể sớm ra đời và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.
Triển khai nhanh đề án hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đa số các doanh nghiệp thuộc đối tượng này không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Mặt khác sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa ổn định vững chắc nên gây những khó khăn nhất định cho ngân hàng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Hơn nữa việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương đặc biệt là ở Hà Nội triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến việc bảo lãnh vay của ngân hàng.
Có chính sách bảo vệ người cho vay (ngân hàng) vì theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn trả được nợ ngân hàng được quyền bán các tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó mà không phải thông qua một cơ quan tài phán nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp
Chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần kịp thời, đồng bộ rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và chồng chéo; tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Điều này giúp cho cán bộ thẩm định có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những văn bản pháp quy của nhà nước để thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định khách hàng.
2.Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận thông tin về chính doanh nghiệp của mình khi muốn có nhu cầu vay vốn. Doanh nghiệp có thể phát tín hiệu đến ngân hàng thông qua các cuộc bình chọn doanh nghiệp của các tổ chức uy tín, sử dụng kiểm toán kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm để ngân hàng thấy được uy tín và năng lực của mình.
DN phải thu xếp đơn xin vay của mình như thế nào để ngân hàng có đủ thời gian xem xét theo đúng thủ tục, kể cả việc chuẩn bị về mặt giấy tờ, phân tích tài chính, kiểm tra độ tin cậy. Vì vậy phải chuẩn bị tối đa để bảo đảm đơn xin vay trình bày đầy đủ cho uỷ ban tín dụng, tránh để đến phút chót có thể ảnh hưởng đến sự chấp thuận vay, nhất là khi phải bổ sung thông tin.
Kết luận
Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì việc mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định các doanh nghiệp xin vay vốn là một điều tất yếu. Tuy nhiên hoạt động thẩm định và chất lượng thẩm định là vấn đề không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngân hàng mà nó gắn liền với nhiều nhân tố khác như các vấn đề pháp lý, môi trường hoạt động của ngành, môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân ngân hàng mà cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của nhà nước, của các cơ quan hữu quan và của các tầng lớp trong xã hội.
Những giải pháp em nêu trong đề tài chỉ là một chút góp sức nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tại Chi nhánh. Hơn nữa trong thời gian thực tập ngắn ngủi và trình độ có hạn nên bài viết của em chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết, có những phân tích chưa sâu sắc. Em rất mong sự chỉ bảo, giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng và Th.s Trần Mai Hương để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công Thương – 2004
Sách ngân hàng thương mại – NXB Thống Kê 2004
Sách quản trị ngân hàng thương mại – NXB Hà Nội 2004
Giáo trình ngân hàng thương mại của khoa tài chính - ngân hàng trường ĐHKTQD
Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại của khoa ngân hàng Học viện ngân hàng.
Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư- Bộ môn KTĐT- trường ĐHKTQD.
Các trang web:
- Bộ kế hoạch và đầu tư:
- Bộ Tài chính:
- …….
Các tạp chí về ngân hàng
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2001-2005 của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28250.doc