Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHTM tại NHNN&PTNT Ba Đình

Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch tổng thể sẽ giúp tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM. Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính tạo điều kiện giúp NHTM phân tích thực trạng của doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro. Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp ứng nhu cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này. Cùng với Nhà nước, các NHNN cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM về các doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, số liệu cho trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt Nam. Đối với bộ phận thông tin phong ngừa rủi ro của các NHTM cũng cần được củng cố và thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình. NHNN Việt Nam cần sớm ban hành một tài liệu hướng dẫn chung cho các NHTM về nội dung và quy trình thẩm định một dự án đầu tư. NHNo&PTNT Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống, bắt đầu từ công tác bồi dưỡng cán bộ. NHNo&PTNT cần tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế. Tổ chức trang bị một cách đầy đủ cơ sở vât chất phục vụ công tác thẩm định và phân tích rủi ro.

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHTM tại NHNN&PTNT Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có trạm hạ thế 180 kvA đảm bảo đủ cung cấp điện năng cho việc sản xuất kinh doanh của toàn công ty kể cả dây chuyền in mới FLEXO. 3. Về máy móc thiết bị Thiết bị in hiện có của công ty là máy in tờ rời, đã cũ, hết khấu hao có thời gian sử dụng quá lâu, phụ tùng thay thế của hãng sản xuất không còn bán trên thị trường, các thiết bị này có công suất thấp, chưa phải là thiết bị chuyên dùng cho in bao bì, tính hiện đại của thiết bị ở mức trung bình vì vậy: năng lực sản xuất nói chung chỉ đáp ứng được khối lượng công việc hiện tại với nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên và thời gian dài; cơ cấu thiết bị không phù hợp với in bao bì, không đáp ứng được với cơ cấu công việc hiện nay. SốTT Tên máy móc thiết bị Số lượng Năm đưa vào sản xuất Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Nhóm thiết bị in Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm 01 1989 1.282.048,00 0,00 Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm 01 1994 1.888.732,06 0,00 Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm 01 1996 2.478.300,00 0,00 Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm 01 1998 2.397.734,40 856.330,00 Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm (có cụm sấy UV) 01 2000 3.327.929,10 2.337.474,00 2 Máy chế bản: OZASOL 01 1989 235.026,99 0,00 3 Máy móc thiết bị gia công Máy xén giấy ADAST 115- Tiệp 01 1994 62.400,00 0,00 Máy xén giấy POLAR 115- Đức 01 2000 745.726,93 328.477,00 Máy dập hộp RABOLINI (540x760)mm- Italia 01 1994 1.611.267,93 0,00 Máy dập hộp Trung quốc (540x760)mm 01 1997 662.359,00 0,00 Máy dập hộp phẳng Trung quốc (560x780)mm 01 1999 856.350,00 336.423,00 Máy dập hộp phẳng Trung quốc (750x1050)mm 01 2002 1.484.743,34 1.336.268,11 Máy dán hộp Trung quốc 01 2002 742.355,86 668.120,27 Tổng cộng 17.774.972,62 5.863.092,38 Như vậy, công việc ngày càng đòi hỏi chất lượng cao trong khi máy móc thiết bị không còn phù hợp, hầu hết đã khấu hao hết, nên tính cạnh tranh trên thị trường thấp. Yêu cầu chất lượng ngày càng cao, nhất là in tem nhãn bao bì cho hãng xuất khẩu. Với hiện trạng máy móc thiết bị như hiện nay, công ty khẳng định rằng việc in tem nhãn bao bì đòi hỏi chất lượng ngang tầm các nước trong khu vực ở công ty khó có thể đáp ứng về chất lượng, thời gian và giá cả. Hiện tại khách hàng đặt in phần lớn sản phẩm trên dây chuyền mới, chuyên dùng cho in bao bì. Điều này rất nguy hiểm cho công ty về mặt uy tín và nguy cơ thiếu việc làm. NHU CẦU IN TEM NHÃN, BAO BÌ, SÁCH,... NĂM 2003 Đơn vị tính: triệu trang (13x19)cm SốTT Tên cơ quan Nhu cầu Trong đó Sản xuất trên máy móc thiết bị hiện có Yêu cầu in dây chuyền mới A Khách hàng hiện có 1 Nhà máy thuốc lá Thăng Long 855,0 290,0 565,0 2 Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn 100,0 100,0 200,0 3 Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa 50,0 10,0 40,0 4 Công ty cổ phần dược Traphaco 60,0 20,0 40,0 5 Công ty bánh kẹo Hải Hà 40,0 15,0 25,0 6 Công ty Hải Hà - Kotobuki 20,0 10,0 10,0 7 Công ty nông sản thực phẩm Vĩnh Phúc 15,0 5,0 10,0 8 Tổng công ty chè Việt Nam 25,0 10,0 15,0 9 Tổng công ty rau quả Việt Nam 20,0 5,0 15,0 10 Công ty thuốc thú y 10,0 2,0 8,0 11 Công ty thức ăn gia súc 10,0 5,0 5,0 12 Công ty giống cây trồng 10,0 2,0 8,0 13 Công ty bảo vệ thực vật 10,0 5,0 5,0 14 Công ty BĐPN Rạng đông (xuất khẩu) 30,0 30,0 15 Công ty Pentax Việt Nam 15,0 5,0 10,0 Cộng 1.470,0 484,0 986,0 B Khách hàng tiềm năng (khi có dây chuyền in mới) 1 Công ty Canon 20,0 2 Công ty may 10 20,0 3 Công ty may Đức Giang 20,0 4 Công ty dược Nam Hà 40,0 5 Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 40,0 6 Công ty bánh kẹo Tràng An 50,0 7 Công ty bánh kẹo Hữu nghị 60,0 Cộng 250,0 Mặt khác công tác kinh doanh ở công ty phải chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra gay gắt, khốc liệt thời gian-chất lượng-giá cả là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp trong đó có công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Nếu không được đầu tư đổi mới thiết bị kịp thời công ty sẽ bị tụt hậu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của khách hàng. Vì vậy tăng cường năng lực in là đòi hỏi mang tính cấp bách của công ty, chẳng những như nó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước mà còn là phương sách để công ty giữ được uy tín, khẳng định mình với khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm khi đến với công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, điều này là vô cùng quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chưa từng có, hình thức tem nhãn bao bì ngày càng đòi hỏi đẹp hơn, phải được in trên dây chuyền. Máy in chuyên dùng và dây chuyền máy in FLEXO là một sự lựa chọn. 4. về đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty hiện nay có 108 cán bộ công nhân viên trong đó: Cán bộ quản lý : 21 người Công nhân : 87 người Thợ bậc cao : 30 người Kỹ sư : 15 người Cao đẳng : 16 người Cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Có khả năng quản lý, vận hành khai thác công suất máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, thời gian nhanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan về năng lực in, về chất lượng sản phẩm bao bì, về hiện trạng máy móc thiết bị của công ty và yêu cầu của khách hàng đồng thời chuẩn bị từng bước hòa nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực. Việc đầu tư dây chuyền in hiện đại, phù hợp là vấn đề cấp bách đối với công ty để tiến lên hiện đại hơn, ổn định và phát triển vững chắc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. III. Chọn thiết bị - Nguồn vốn đầu tư - vị trí lắp đặt - hiệu quả kinh tế 1. Chon thiết bị Từ những năm 1989 trở về trước, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm sử dụng công nghệ in typo, in offset là công nghệ cũ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Các hệ máy này do Trung quốc sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chất lượng đảm bảo chỉ cho thời kỳ đó. Trong thời kỳ đổi mới được sự quan tâm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngành Tài chính, Ngân hàng,... công ty đã được đầu tư máy móc thiết bị mới của Đức. Chuyển từ in typo với xắp chữ chì và inn offset đặt tay sang in offset chế bản điện tử. Nhưng đến nay công nghệ này cũng lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển của công nghệ in hiện nay bởi vì thế giới đã chuyển sang công nghệ in trực tiếp là FLEXO - là công nghệ hiện đại mà khách hàng của công ty đang mong đợi sản phẩm tem nhãn bao bì của họ sẽ được sản xuất ra từ dây chuyền đó. Dây chuyền in FLEXO là một hệ thống in đồng bộ từ khâu tạo bản photopolyme đến hoàn thiện sản phẩm dùng để in tem nhãn bao bì nhãn mác hàng hóa bằng giấy hoặc màng mỏng có chất lượng cao, phù hợp với các chủng loại mặt hàng mà công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã có thị trường nhưng do chưa có máy móc thiết bị chuyên dùng nên phải sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện có vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát thực tế, thăm quan các cơ sở in có dây chuyền in FLEXO như: Trung quốc, Malaysia, công ty in LIKSIN thành phố Hồ Chí Minh, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định chọn mua dây chuyền in FLEXO. Đây là sự lựa chọn đúng cho cả về công nghệ và tổ chức sản xuất in sách, tạp chí, tờ rơi, giấy tờ quản lý kinh tế, tem, nhãn, bao bì, nhãn mác hàng hóa,.... Thiết bị chọn mua được sản xuất của công đồng Châu Âu, Nhật, Mỹ. Đây là dây chuyền model mới, tiêu chuẩn hiện nay trên thế giới phù hợp với cả điều kiện khí hậu của Việt Nam. Không gây ô nhiễm môi trường như các công nghệ in khác. Đối với công ty hiện nay đã ký được hợp đồng với các khách hàng mà yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất từ dây chuyền FLEXO như: Nhà máy thuốc lá Thăng Long: bao bì thuốc lá. Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn: bao bì thuốc lá. Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa: bao bì thuốc lá. Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco: bao bì dược phẩm. Công ty bánh kẹo Hải Hà: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo. Công ty bánh kẹo Hải Hà - Kotobuki: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo. Công ty thực phẩm bánh kẹo Việt Trì: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo. Công ty chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Phúc: bao bì nông sản, thực phẩm xuất khẩu. Công ty giống cây trồng: sách khoa học kỹ thuật, chăm sóc cây trồng. Công ty thức ăn gia súc: sách khoa học kỹ thuật, chăm sóc gia súc. Công ty vật tư thuốc thú y TW: sách khoa học kỹ thuật, bao bi thuốc. Công ty vật tư và XNK - Tổng câu ty rau quả: ten bhabx, đồ hộp, túi. Tổng công ty chè Việt Nam: nhãn, hộp chè. Công ty chè Kim Anh: nhãn, hộp chè. Các đơn vị trên phải ra nước ngoài hoặc vào thành phố Hồ Chí Minh để in vì vậy giá thành rất cao và không chủ động được về mặt thời gian gây khó khăn lớn trong sản xuất kinh doanh. Công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường vùa làm nhiệm vụ dịch vụ công ích như in sách báo, tạp chí, giấy tờ quản lý kinh tế, các loại sách phổ biến khoa học kỹ thuật, về gieo trồng, chăn nuôi, phòng trừ bệnh cho cây trồng vật nuôi. Áp phích, tờ rơi phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Tem nhãn bao bì phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu của các đơn vị thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác. Do vậy cần có máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, có công suất cao để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Các thông số kỹ thuật chính của dây chuyền in FLEXO Một hệ thống tạo bản in FLEXO. Hệ thống đồng bộ với: 01 bộ phận phơi. 01 bộ phận ăn mòn. 01 bộ phận tinh chỉnh. 01 bộ phận phơi thành phẩm. Một máy lên bản in FLEXO tự động. Máy bao gồm: 01 màn hình theo dõi 12'' với khớp nối được cố định bằng điện tử. 01 hệ thống gồm 2 camera để theo dõi bản in nằm ngang. 01 bộ gá đỡ trục hoạt động theo nguyên lý thủy lực. 01 hệ thống khóa ở trục theo nguyên lý thủy lực. 01 bộ đỡ phù hợp với các loại ổ trục của trục in. Nguồn điện 5A, 1 pha, 220V. Áp lực khí nén 6 Bar. Một máy in FLEXO 6 màu khổ 16''. Đường kính cuộn nguyên liệu 40 inch Diameter 1016mm Khổ rộng in 16 inch 406mm Khổ rộng in tối thiểu 8 inch 203mm Chiều dài in lặp Cho cụm in tối đa 24 inch 609mm Cho cụm in tối thiểu 6,25 inch 159mm Chiều dài bế lắp Tối đa 24 inch 609mm Tối thiểu 6,25 inch 159mm Chiều dài lặp có thể lên tới Tiêu chuẩn 1/8CP 1/8 inch 3,175mm Tốc độ 760 feet/min 228m/min Hệ thống tự động (tay kê điện tử có camera kiểm tra chất lượng sản phẩm) 360o Hệ thống cuốn sản phẩm Cuốn đôi 2x24 inch 610mm Cuốn đơn 1x36 inch 914mm Động cơ chính Cho từ 1 tới 6 cụm in 20H.P/15KW Thiết bị chia cuộn. Hoạt động theo nguyên lý khí nén. Thiết bị làm sạch trục ANILOX và các loại trục khác. 2. Kinh phí đầu tư Hạng mục đầu tư USD VND Dây chuyền in FLEXO 930.700,0 14.500.000.000,0 Nguồn vốn đầu tư Vốn vay quỹ tín dụng để đầu tư 14.450.000.000,0 VNĐ Vốn tự có dùng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy 50.000.000,0 VNĐ Tổng kinh phí đầu tư 14.500.000.000,0 VNĐ 3. Vị trí lắp đặt Dây chuyền in FLEXO mới được lắp đặt tại phòng máy in tầng 1 có diện tích 60m2 thuộc phân xưởng in offset công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Hà Nội. 4. Hiệu quả kinh tế Các thông tin để tính hiệu quả kinh tế: Máy hoạt động 2ca/ngày. Trực tiếp in ra sản phẩm là 09 h/ngày. Máy có công suất từ 160m/phút đến 228m/phút. Công suất sử dụng có hiệu quả là 150m/phút (1m = 16 nhãn thuốc lá và các sản phẩm quy đổi tương đương) Số lao động tăng lên khi có máy mới là 18 người. Tiền lương bình quân 1.800.000,00VNĐ/người/tháng. Khấu hao tài sản cố định 15% theo quyết định 166TC/QĐ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999. Trả lãi vay hàng năm 8,4%. Trình bày hiệu quả kinh tế bình quân một năm sản xuất: Sản lượng và doanh thu tăng thêm Sản lượng qua máy 150m/phút x 60phút x 09h x 240ngày x 16nhãn/m - 6% bù hao= 280.000.000 nhãn thuốc lá và các sản phẩm quy đổi tương đương Doanh thu (giá trị gia công) 280.000.000 nhãn x 25VNĐ/nhãn = 7.000.000.000,0 VNĐ Chi phí sản xuất Bản in tính bình quân 40.000 ấn suất/1bản in. 280.000.000 : 8nhãn (1 khuôn) = 35.000.000 giấy in qua khuôn. 35.000.000 x 4 màu = 140.000.000 ấn suất. Số bản in 140.000.000 ấn suất : 40 ấn suất = 3.500 bản. Tiền bản in 3.500 bản x 150.000 VNĐ = 525.000.000,0 VNĐ Mực in 10 kg/triệu trang in. 280.000.000nhãn x (9,9x24,7)cm : (13x19)cm= 277.000.000 trang. 277.000.000 trang x 10 kg/triệu trang in = 2.772 kg. Tiền mực 2.772 kg x 250.000 VNĐ = 693.000.000,0 VNĐ Tiền lương 18 người x 1.800.000 VNĐ x 12 tháng = 388.800.000,0 VNĐ Bảo hiểm 35.000.000,0 VNĐ Điện năng tiêu hao 560kWh x 16h x 300 ngày x 1.000 VNĐ = 240.000.000,0 VNĐ Khấu hao TSCĐ 14.500.000.000,0 VNĐ x 15% = 2.175.000.000,0 VNĐ Trả lãi vay hàng năm 14.450.000.000,0 VNĐ x 8,4% = 1.213.800.000,0 VNĐ Chi phí quản lý, nước,... 95.000.000,0 VNĐ Cộng chi phí sản xuất 5.365.600.000,0 VNĐ Lãi và phân phối lãi Lãi trước thuế 7.000.000.000,0 - 5.365.600.000,0 = 1.634.400.000,0 VNĐ Nộp thuế TNDN 1.634.400.000,0 x 32% = 523.000.000,0 VNĐ Phần để lại doanh nghiệp 1.634.400.000,0 - 523.000.000,0 = 1.111.400.000,0 VNĐ Tích lũy để hoàn vốn vay 1.111.400.000,0 x 50% = 555.700.000,0 VNĐ Thời gian thu hồi vốn 14.500.000.000,0 : (2.175.000.000,0 + 555.000.000,0) = 5,31 ≈ 6 năm KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Dự án đầu tư chiều sâu tại công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm được xây dựng do đòi hỏi cấp bách về nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của công ty và phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội. Trong cơ chế thị trường đặc biệt là đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, những dự báo công việc trong tương lai gần. Là một công ty lớn đang hoạt động có hiệu quả và ổn định việc làm cho hơn một trăm cán bộ công nhân viên, những năm qua công ty được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép đầu tư máy in, máy dập hộp, máy dán hộp,... công ty đã tổ chức sản xuất tốt, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, giữ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường. Năm 1994, công ty được Bộ cho phép đầu tư bằng nguồn vốn vay tín dụng, đã thực hiện tốt, dứt điểm việc trả vốn vay và lãi vượt thời gian dự kiến trong khế ước. Hoạt động tài chính của công ty hàng năm đều được khen về chấp hành các chế độ chính sách thuế và tài chính không có nợ khó đòi, không có vay nợ quá hạn. Do vậy, tin tưởng rằng việc đầu tư dây chuyền in FLEXO mới sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra chủng loại sản phẩm đa dạng mà khách hàng đang mong đợi đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thêm lợi nhuận, hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn, thời gian trả nợ sớm hơn dự kiến. Dự án được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính toán đến sự hiện đại của thiết bị in trên thế giới, nếu đầu tư sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư đáp ứng được chất lượng sản phẩm mà trước đây khách hàng phải in ở nước ngoài. Mặt khác đây cũng là mũi nhọn kỹ thuật hỗ trợ các cơ sở in khác ở phía Bắc. Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo ra bước phát triển mới về lượng và chất của một doanh nghiệp in, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị Bộ giao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giúp sức cùng các ngành kinh tế khác phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Để dự án nhanh chóng trở thành hiện thực, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngành có liên quan: tài chính, ngân hàng,... Thẩm định và xét duyệt dự án để công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm được thực hiện các bước tiếp theo. Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt cho công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm được vay vốn tín dụng để dầu tư. Sau khi dự án hoàn thành, cho phép công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm được giảm 50% thuế TNDN trong thời gian 03 năm đầu. Công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm mong muốn được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành chức năng để công ty sớm thực hiện được việc đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng kịp thời. BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH V/v cho vay vốn trung hạn Kính trình: Ban Giám đốc ngân hàng NHNo&PTNT Ba đình I. Giới thiệu khách hàng Tên khách hàng: công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Trụ sở giao dịch: số nhà 72 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: in bản đồ, sách báo, văn hoá phẩm, tem nhãn, bao bì, tài liệu phục vụ cho việc phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu, thiết bị ngành in. Địa điểm sản xuất kinh doanh: thực hiện in ấn tại trụ sở số nhà 72 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. Tài khoản tiền gửi số 43110100020 tại NHNo&PTNT Ba Đình. Tài khoản tiền vay số 211101000020 tại NHNo&PTNT Ba Đình. Số điện thoại 8685706, FAX 8685706. Họ và tên người đại diện doanh nghiệp: ông Nguyễn Thành Nam 43 tuổi. Chức vụ: Giám đốc. CMND số 011563152 Do công an Hà Nội cấp ngày 10 tháng 03 năm 1993. II. Năng lực pháp luật dân sự Quyết định thành lập: là DNNN thành lập theo quyết định số 181NN/TCCB-QĐ của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ký ngày 24 tháng 3 năm 1993. Bộ trưởng nông nghiệp và PTNT ký QĐ số 19/BNN/TCCB-QĐ ngày 18/3/2002 về việc đổi tên xí nghiệp in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thành công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT V/v thành lập ban đổi mới tại doanh nghiệp công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm số 1766/QĐ/BNN-TCCB ngày10/06/2003. QĐ số 4827/QĐ-BNN-TC ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT V/v định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Đăng ký kinh doanh số 108383 ngày 13 tháng 5 năm 2002 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. giấy phép hoạt động ngành in số 86/GB-in ngày 06/04/1993 của Bộ văn hoá thông tin cấp. Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh: thông qua ngày 10/08/1992. QĐ số 22/2002/BNN/TCCB/QĐ V/v quy định chức năng, nhiệm vụ của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm của Bộ nông nghiệp và PTNT. Quyết định bổ nhiệm giám đốc số 929 ngày 20/03/2002 do Bộ trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn ký. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng Số3008QĐ/BNN/TCCB ngày 04/09/2003 do Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT ký. Nhận xét: hoạt động của doanh nghiệp đầy đủ tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự. Ban lãnh đạo có năng lực quản lý kinh doanh tốt. III. Tình hình tài chính: Theo quyết toán đến ngày 30/06/2003tình hình tài chính của công ty như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: 14.206.785.489 VNĐ Nguồn vốn kinh doanh: 9.904.486.755 VNĐ Các quỹ: 4.302.298.734 VNĐ Nợ phải trả: 5.810.260.842 VNĐ Ngắn hạn: 5.810.260.842 VNĐ Nợ NHNo Ba Đình: 1.426.080.559 VNĐ Phải trả cho người bán: 3.815.411.974 VNĐ Thuế và các khoản nộp nhà nước: 493.342.484 VNĐ Phải trả CBCNV: 68.679.408 VNĐ Phải trả, phải nộp khác: 6.746.417 VNĐ Trung, dài hạn: 0 VNĐ Số dư bảo lãnh: 0 VNĐ Giá tri LC mở chưa thanh toán: 0 VNĐ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 5.420.629.647 VNĐ Tài sản cố định: 5.420.629.647 VNĐ Nguyên giá: 19.707.676.715 VNĐ Hao mòn: 14.287.047.068 VNĐ Đầu tư dài hạn: 0 VNĐ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 14.596.416.684 VNĐ Tài sản lưu động: 14.596.416.684 VNĐ Vốn bằng tiền: 1.382.994.480 VNĐ Vật tư hàng hóa tồn kho: 9.905.989.203 VNĐ Phải thu: 3.288.103.501 VNĐ Các khoản tạm ứng: 19.329.500 VNĐ Đầu tư ngắn hạn ra ngoài doanh nghiệp: 0 VNĐ Hiệu quả 02 năm liền kề và 06 tháng đầu năm 2003 STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 30/6 /2003 01 Tổng DT 22.365.291.026 30.252.957.852 15.758.002.177 02 LN trước thuế 2.895.658.883 2.936.558.671 1.409.004.014 03 LN sau thuế 1.969.048.041 1.996.859.898 958.112.731 các hệ số tài chính: (tại thời điểm 30/06/2003) Hệ số thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn=14.596.416.684/5.810.260.842=2,5 Tỷ xuất tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản=14.206.785.489/20.017.046.331=71% Hệ số nợ phải trả: Nợ/Tổng nguồn vốn=5.810.260.842/20.017.046.331=0,29 Khả năng sinh lợi: Lợi nhuận/doanh thu=958.112.731/15.758.022.177=0,061 + Đánh giá về khả năng tài chính: HIệu quả kinh doanh: qua số liệu cho thấy kết quả kinh doanh 02 năm liền kề của công ty đều có lãi. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm tăng trưởng khá, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Hệ số thanh toán ngắn hạn là 2,5 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn tôt và có sự ổn định. Tỷ suất tài trợ: 71% cho thấy công ty có khả năng độc lập về tài chính tương đối cao. Nợ phải trả / tổng nguồn là 0,29 cho thấy công ty có khả năng tự chủ về tài chính trong kinh doanh. Khả năng sinh lời là 0,061 nói lên lợi nhuận trong kinh doanh cảu doanh nghiệp: cứ 1000 VNĐ doanh thu tạo ra 61 VNĐ lợi nhuận. IV. Thẩm định dự án vay vốn trung hạn 1. Cơ sở pháp lý của dự án Dự án đã được thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký duyệt tại QĐ số 1046 QĐ/BNN–XDCB ngày 14/4/2003. Tờ trình số 21 ngày 20/2/2003 V/v xin lập dự án dây chuyền in. Công văn số 34 ngày 12/3/2003 V/v xin phê duyệt dự án. Các hồ sơ mở thầu và duyệt thầu. Nhận xét: hồ sơ đầy đủ cơ sở pháp lý. 2. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư. a. Tổng mức đầu tư Theo QĐ số 1046 QĐ/BNN–XDCB ngày 14/4/2003 của Bộ nông nghiệp và PTNT phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án là 14.500.000 VNĐ (mười bốn tỷ năm trăm triệu đồng), trong đó: Đầu tư thiết bị là: 14.450.000.000 VNĐ (quy đổi theo tỷ giá EUR tại thời điểm lập dự án là 17.178VNĐ/EUR) Xây lắp: 50.000.000 VNĐ Theo hợp đồng chính thức nhập thiết bị và tỷ giá bình quân tháng 11 và 10 ngày đầu tháng 12 là 19.000 VNĐ thì tổng mức đầu tư của dự án là 15.420.000.000 VNĐ trong đó: Xây lắp: 50.000.000 VNĐ Đầu tư thiết bị là: 15.370.000.000 VNĐ Giá mua thiết bị: 15.276.000.000 VNĐ Phí mở, phí thanh toán L/C và phí mua ngoại tệ: 51.000.000 VNĐ Phí ủy thác nhập thiết bị: 30.000.000 VNĐ Chi phí hải quan: 13.000.000 VNĐ b. Nguồn vốn đầu tư Đầu tư bằng hai nguồn là vốn vay NHNo&PTNT Ba Đình và vốn tự có Tự có 30% tổng mức đầu tư: 4.620.000.000 VNĐ Vay NHNo&PTNT Ba Đình 70%: 10.800.000.000 VNĐ Nếu tỷ giá xuống dưới mức 17.778 VNĐ/EUR thì ngân hàng sẽ xác định lại mức vốn vay. 3. Thẩm định thị trường a. Xét công nghệ và tài sản cố định, các yếu tố đầu vào của dự án Dây chuyền thiết bị được mua của hãng có uy tín trên thị trường thế giới và Việt Nam, do vậy có thể yên tâm về giá cả và kỹ thuật. Công ty đã chọn mua công nghệ in FLEXO. Đây là sự lựa chọn đúng cho cả công nghệ và tổ chức sản xuất in sách báo tạp chí, bao bì nhãn mác,.... Thiết bị được sản xuất của cộng đồng Châu Âu, là dây chuyền model mới tiêu chuẩn hiện nay trên thế giới phù hợp với cả điều kiện khí hậu Việt Nam không gây ô nhiêm môi trường như các công nghệ in khác. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất: công ty in nông nghiệp là một công ty hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm nay, có uy tín với các bạn hàng trên thị trường cung cấp NVL sản xuất thường xuyên ổn định đảm bảo về cả chất lượng và số lượng để thực hiện dự án. Các đơn vị đã và đang cung cấp là: Xí nghiệp sản xuất bao bì. Công ty tin học thông tấn xã Việt Nam. Xí nghiệp trắc nghiệm bản đồ. Công ty kinh doanh quốc tế Hà Nội. Hướng tới có thể DN tìm cách tiếp cận thị trường mới để có thể nhập trực tiếp nguyên vật liệu từ nước ngoài nhằm mở rộng dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm. b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Qua khảo sát thị trường trong nước được biết hiện nay có 04 cơ sở đã có loại dây truyền này là: công ty in ngân hàng, in hàng không, in tiến bộ, in Trần Phú tại TP HCM. Trong 04 cơ sở trên thì chỉ có cơ sở in Trần phú là đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của việc đa dang hóa các loại sản phẩm và kỹ thuật đồng bộ, các cơ sở in khác sản phẩm mang tính chuyên ngành là chủ yếu và thiếu trang thiết bị đồng bộ. Mặt khác, xuất phát từ mối quan hệ với khách hàng truyền thống mà công ty đang phục vụ nên đi đến quyết định đầu tư trang thiết bị dây truyền in flexo. Vì đây là loịa thiết bị tương đối hiện đại trên thế giới. Đồng thời việc thay thế các thiết bị cũ, kếm công suất đang hoạt động ở công ty lúc này là cần thiết, có như vậy công ty mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản phẩm đang ký hợp đồng lâu dài với các bạn hàng. Các khách hàng đã và đang ký hợp đồng với doanh nghiệp là: Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bắc Sơn, Thanh Hóa: in bao bì thuốc lá. Công ty cổ phần dược phẩm traphaco: in bao bì dược phẩm. Công ty bánh kẹo Hải Hà, Việt Trì: in bao bì tem bánh kẹo. Công ty giống cây trồng, công ty thức ăn gia súc, tổng công ty chè,.... Trong các bạn hàng trên thì sản phẩm bao bì của nhà máy thuốc lá Thăng Long chiếm 50% doanh thu của doanh nghiệp, thuốc lá Thanh Hóa, Bắc Sơn là 30%. Như vậy thị phần của ba nhà máy thuốc lá chiếm 80% giá trị doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì thế nên các thông số kỹ thuật của dây truyền in đơn vị đã đặt mua chủ yếu phục vụ cho việc in bao bì của bao thuốc lá kết hợp với in một số sản phẩm phổ thông khác. Như vậy doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, vững chắc. có khả năng cạnh tranh tốt vì có mạng lưới bán hàng rộng, chiến lược marketing bền vững, đồng thời có vị trí sản xuất kinh doanh thuận tiện (gần đường giao thông lớn) thuận lợi cho việc vận chuyển, chuyên trở hàng hóa đi, đến. 4. xem xét hiệu quả của dự án a. Hiệu quả kinh tế Phần doanh thu dự tính hai năm đầu do phải qua 4 tháng lắp đặt chạy thử, kết hợp với khả năng các hợp đồng chưa mở rộng nhiều, do vậy dự kiến doanh thu được 60%, năm thứ 2 là 70%. Các năm còn lại doanh thu có thể đạt dự kiến. Phần doanh thu công ty chỉ tính phần gia công không tính chi phí mua giấy. Vòng đời của dự án là 10 năm tương đối dài, mặt khác do yêu cầu máy móc ngày càng đổi mới nên khi tính toán không tính phần thu về thanh lý tài sản. Từ các số liệu tài chính của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, quá trình thu thập thông tin của ngân hàng ta tính toán được biểu số 01. Qua tính toán các chỉ tiêu thì dự án là khả thi. Giá trị hiện tại ròng NPV là 7.138,98 triệu đồng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR bằng 31%, thời gian hoàn vốn đầu tư là 5 năm. Phân tích độ nhạy của dự án Tại biểu tính toán số 02 giả định giá gia công giảm 10% và chi phí tăng 10% so với dự kiến trong tất cả các năm theo vòng đời của dự án: kết quả tính toán cho thấy dự án vẫn khả thi và có NPV là 3.746,11 triệu đồng còn IRR là 21%, thời gian hoàn vốn là 6 năm. Tại biểu số 03 dự tính đơn giá gia công giảm 20% và chi phí tăng lên 20% so với dự kiến trong tất cả các năm theo vòng đời của dự án thì: NPV là 353,24 triệu đồng, IRR là 11%, thời gian hoàn vốn là 7 năm. BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đơn vị: triệu đồng 10 0.422411 100% 7000 525 693 389 35 240 95 1977 5023 1607.36 3415.64 .415.64 18846.03 9 0.4604 100% 7000 525 693 389 35 240 95 1977 5023 1607.4 3415.6 3415.6 15430 8 0.50187 100% 7000 525 693 389 35 240 95 1977 5023 1607.36 3415.64 3415.64 12014.7 7 0.547 100% 7000 525 693 389 35 240 95 2313 4290 2710 867.2 1843 4156 8599 6 0.596 0 100% 7000 525 693 389 35 240 95 0 2313 4290 2710 867.2 1843 4156 4443 5 0.64993 2800 100% 7000 525 693 389 35 240 95 258.72 2313 4548.72 2451.28 784.41 1666.87 1179.87 287.507 Biểu số 01 4 0.70843 2700 2800 100% 7000 525 693 389 35 240 95 508.2 2313 4798.2 2201.8 704.576 1497.22 1110.22 -892.36 3 0.77218 2600 5500 100% 7000 525 693 389 35 240 95 748.44 2313 5038.44 1961.56 627.699 1333.86 1046.86 -2002.86 2 0.84168 1620 8100 70% 4900 367.5 485.1 389 35 168 95 898.128 2313 4750.73 149.272 149.272 842.272 -3049.4 1 0.9174 1080 9720 60% 4200 315 415.8 389 35 144 95 997.92 1542 3933.7 266.28 266.28 728.28 -3891.7 0.09 0 1 15420 10800 0 10800 -4620 -4620 5 năm $7,138.98 31% Lãi suất CK Năm HSCK Tổng vốn đầu tư Vốn vay ngân hàng (0,0924) Trả nợ gốc Dư đầu kỳ Công suất Doanh thu Chi phí 1 năm Bản in Mực in Lương công nhân Bảo hiểm Điiện năng Quản lý+nước sản xuất Lãi vay ngân hàng KHTSCĐ Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Dòng tiền ròng Lũy kế PV dòng tiền Thời gian hoàn vốn NPV IRR BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đơn vị: triệu đồng 10 0.42241 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 2174.7 4125.3 1320.1 2805.2 2805.2 12759.2 Giả định: giá gia công giảm 10% dẫn đến doanh thu giảm 10%, các chi phí khác tăng lên !0% 9 0.46043 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 2174.7 4125.3 1320.1 2805.2 2805.2 9954 8 0.50187 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 2174.7 4125.3 1320.1 2805.2 2805.2 7148.79 7 0.54703 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 2313 4487.7 1812.3 579.936 1232.36 3545.36 4343.59 6 0.5963 0 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 0 2313 4487.7 1812.3 579.94 1232.4 3545.4 798.22 5 0.65 2800 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 258.7 2313 4746 1554 497.1 1056 569.4 -2747 Biểu số 02 4 0.7084 2700 2800 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 508.2 2313 4995.9 1304.1 417.31 886.79 499.79 -3317 3 0.7722 2600 5500 100% 6300 577.5 762.3 427.9 38.5 264 104.5 748.44 2313 5236.1 1063.9 340.44 723.42 436.42 -3816 2 0.8417 1620 8100 70% 4410 404.25 533.61 427.9 38.5 184.8 104.5 898.13 2313 4904.7 -494.7 -494.7 198.31 -4253 1 0.91743 1080 9720 60% 3780 346.5 457.38 427.9 38.5 158.4 104.5 997.92 1542 4073.1 -293.1 -293.1 168.9 -4451.1 0.09 0 1 15420 10800 0 10800 -4620 -4620 6 năm $3,746.11 21% Lãi suất CK Năm HSCK Tổng vốn đầu tư Vốn vay ngân hàng (0,0924) Trả nợ gốc Dư đầu kỳ Công suất Doanh thu Chi phí 1 năm Bản in Mực in Lương công nhân Bảo hiểm Điiện năng Quản lý+nước sản xuất Lãi vay ngân hàng KHTSCĐ Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Dòng tiền ròng Lũy kế PV dòng tiền Thời gian hoàn vốn NPV IRR BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đơn vị: triệu đồng 10 0.422411 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 2372 3228 1033 2195 2195 6672 Giả định: giá gia công giảm 20% dẫn đến doanh thu giảm 20%, các chi phí khác tăng lên 20% 9 0.4604 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 2372 3228 1033 2195 2195 4478 8 0.50187 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 2372.4 3227.6 1032.8 2194.8 2194.8 2282.8 7 0.547 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 2313 4685.4 914.6 292.67 621.93 2934.9 88067 6 0.596 0 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 0 2313 4685.4 914.6 292.672 621.928 2934.93 -2846.9 5 0.64993 2800 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 258.72 2313 4944.12 655.88 209.882 445.998 -41.0016 -5781.79 Biểu số 03 4 0.70843 2700 2800 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 508.2 2313 5193.6 406.4 130.05 276.35 -110.65 -5740.8 3 0.77218 2600 5500 100% 5600 630 831.6 466.8 42 288 114 748.44 2313 5433.84 166.16 53.1712 112.989 -174.01 -5630.1 2 0.84168 1620 8100 70% 3920 441 582.12 466.8 42 201.6 114 898.128 2313 5058.65 -1138.65 -1138.65 -445.648 -5456.13 1 0.9174 1080 9720 60% 3360 378 498.96 466.8 42 172.8 114 997.92 1542 4212.48 -852.48 -852.48 -390.48 -5010.48 0.09 0 1 15420 10800 0 10800 -4620 -4620 7 năm $353.24 11% Lãi suất CK Năm HSCK Tổng vốn đầu tư Vốn vay ngân hàng (0,0924) Trả nợ gốc Dư đầu kỳ Công suất Doanh thu Chi phí 1 năm Bản in Mực in Lương công nhân Bảo hiểm Điiện năng Quản lý+nước sản xuất Lãi vay ngân hàng KHTSCĐ Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Dòng tiền ròng Lũy kế PV dòng tiền Thời gian hoàn vốn NPV IRR b. Hiệu quả xã hội của dự án Dự án hoàn thành sẽ tạo ra bước phát triển mới về số lượng và chất lượng của một DN in, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước. 5. Kế hoạch vay, trả nợ và khả năng hoàn vốn của dự án a. Khả năng hoàn vốn của dự án Nguồn hoàn vốn của dự án là từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm, từ số liệu tính toán tại biểu số 01 ta lập biểu khả năng hoàn vốn của duán như sau: Khả năng hoàn vốn chung Đơn vị: triệu đồng Nguồn HV Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 KHCB 1.542,00 2.313,00 2.313,00 2.313,00 2.313,00 Lợi nhuận 266,28 149,27 1.333,86 1.497,22 1.666,87 Cộng 1.808,28 2.462,27 3.646,86 3.810,22 3.979,87 Lũy kế 1.808,28 4.270,55 7.914,41 11.724,63 15.704,50 Khả năng hoàn vốn vay: nguồn hoàn vốn vay của dự án dự tính là 70% khấu hao cơ bản hàng năm và 70% lợi nhuận, riêng 2 năm đầu chỉ tính 70% vốn khấu hao vì lợi nhuận đạt được rất thấp, DN dự định trích lập các quỹ và bổ sung vốn lưu động. Đơn vị: triệu đồng Nguồn trả nợ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 KHCB 1.080 1.620 1.620 1.620 1.620 Lợi nhuận 0 0 980 1.080 1.180 Cộng 1.080 1.620 2.600 2.700 2.800 Lũy kế 1.080 2.700 5.300 8.000 10.800 Như vậy khi dự án thực thi sẽ có nguồn trả nợ theo kế hoạch đề ra. b. Kế hoạch vay và trả nợ vốn vay Đơn vị: triệu đồng Thời gian vay, trả nợ KH vay Kế hoạch trả nợ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tháng 01/2004 10.800 Quý I 405 650 575 700 Quý II 405 650 575 700 Quý III 540 405 650 575 700 Quý IV 540 405 650 575 700 Cộng 10.800 1.080 1.620 2.600 2.700 2.800 Tiền lãi trả hàng tháng theo số dư thưc tế. Tiền gốc trả đều trong các quý và trả vào ngày 25 tháng cuối quý, năm đầu máy mới đi vào hoạt động nên tiền gốc bắt đầu trả vào quý III/2004. Thời hạn vay vốn là 60 tháng. 6. Khả năng thực hiện dự án Công ty có khả năng thực hiện được dự án vì dự án đã được tính toán từ cơ sở thực tế sản xuất kinh doanh. Mặt khác về mặt chủ quan từ nhiều năm công ty đã có bộ máy lãnh đạo quản lý, tổ chức và điều hành tương đối chặt chẽ có hiệu quả; có đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật cao nên đáp ứng được với yêu cầu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới. Thị trường đầu vào đầu ra ổn định. V. Bảo đảm tiền vay Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay gồm Máy in FLEXO gallúem 410 xuất sứ nước Đức. Máy dán bản có màn hình video, model cobra ttc 500els của Anh. Máy chế bản in FLEXO basf nyloflex combi FI super của Đức. Máy rửa lô anilo FW991 của Đan Mạch. Năm sản xuất 2003 mới 100%. Giá trị tài sản đảm bảo theo giá trị hiện tại là 15.420.000.000 VNĐ (mười lăm tỷ bốn trăm hai mươi triệu đồng). Phạm vi bảo đảm: số tiền vay 10,8 tỷ đồng với số tiền lãi và các chi khác phát sinh (nếu có). Giá trị tài sản đảm bảo sẽ được điều chỉnh chính thức khi thiết bị lắp đặt xong. Với lý do thời gian tới công ty sẽ thực hiện cổ phần hóa nên việc thế chấp dây chuyền in trên không có QĐ của bộ chủ quản. Ban đổi mới doanh nghiệp sẽ có biên bản về việc đồng ý thế chấp dây chuyền in trên. VI. Đánh giá và kiến nghị của cán bộ tín dụng Đánh giá Hoạt động của DN có đầy đủ tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Khả năng tài chính: nguồn vốn của chủ sở hữu tương đối cao và ổn định, khả năng phát triển và tăng trưởng tốt, có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn trong thời hạn vay vốn. Dự án đầu tư có tính khả thi cao. Bảo đảm tiền vay: tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Kiến nghị Đề nghị duyệt cho vay, lý do: đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Phương thức cho vay: theo dự án đầu tư. Số tiền cho vay: 10.800.000.000 VNĐ (mười tỷ tám trăm triệu đồng). Thời gian cho vay: 60 tháng. Lãi suất cho vay: lãi suất 0,77%/tháng; áp dụng lãi suất thả nổi, cứ 06 tháng điều chỉnh một lần theo quy định lãi suất của NHNo&PTNT Hà Nội Cán bộ tín dụng Trần Thị Loan Ý kiến của trưởng phòng kinh doanh Đề xuất duyệt cho vay. Phương thức giải ngân: cho vay theo chuyển khoản. Số tiền chovay 10.800.000.000 VNĐ. Thời hạn cho vay: 60 tháng. Lãi suất cho vay: 0,77%/tháng, áp dụng lãi suất thả nổi, 6 tháng điều chỉnh một lần. Ngày 11 tháng 12 năm 2003 Trưởng phòng kinh doanh Lương Kiều Vân Phê duyệt của giám đốc Duyệt cho vay: duyệt vay. Phương thức giải ngân: cho vay chuyển khoản. Số tiền cho vay: 10.800.000.000 VNĐ. Thời hạn cho vay: 60 tháng. Lãi suất cho vay: 0,77%/tháng, 6 tháng điều chỉnh một lần. Ngày 11 tháng 12 năm 2003 Giám đốc NHNo quận Ba Đình Võ Lê Thu Thủy 4. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Ba Đình Do thời gian thực tập và khả năng còn hạn chế nên việc đưa ra nhận xét đánh giá không thể tránh khỏi mang tính chủ quan. Nếu có gì không đúng tôi rất mong có được sự thông cảm và giúp đỡ của ngân hàng. Mặc dù đã đi vào hoạt động được 8 năm nhưng việc cho vay theo dự án của NHNo&PTNT Ba Đình không phải là dịch vụ chủ đạo của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu vẫn từ thu phí điều chuyển vốn. Tính đến 31/12/2003 nguồn vốn ngân hàng huy động là 417.412 triệu VNĐ trong khi dư nợ chỉ đạt 88.884 triệu VNĐ. Tuy nhiên thông qua việc thẩm định dự án của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ta có thể rút ra một số đánh giá. a. Những kết quả đạt được Công tác thẩm định tại ngân hàng được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc và quy định với tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ ngân hàng. Trong quá trình cho vay cán bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Đây là khâu mà ngân hàng chú trọng đề cao vì mọi rủi ro hầu hết đều nảy sinh từ đây. Nếu có đơn vị sử dụng sai mục đích thì ngân hàng sử lý bằng cách: trưng thu ngay số vốn đã cho vay, bắt hoàn trả tiền từ nguồn thu khác hoặc thanh lý tài sản thế chấp. Khi cho vay ngân hàng luôn chú trọng nguyên tắc vốn vay phải có tài sản thế chấp bảo đảm. Dù trong việc cho vay thì điều quan trọng là tình hình tài chính của doanh nghiệp và tính khả thi của dự án nhưng tài sản thế chấp là yếu tố đảm bảo khi rủi ro xảy ra. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, hiểu biết. Cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn tìm hiểu, tự bồi dưỡng kiến thức của mình về thị trường sản xuất kinh doanh. Và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn. Hàng tuần, các cán bộ ngân hàng lại tổ chức họp để xem xét tình hình hoạt động trong tuần. Từ đó thẳng thắn nêu ra những hạn chế, khuyết điểm và những ưu điểm đã đạt được. Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của ngân hàng trong công tác tín dụng vì qua đó các cán bộ tín dụng tự nhìn lại mình và học hỏi thêm được các kinh nghiệm. b. Những tồn tại chính cần khắc phục Ngân hàng còn coi trọng yếu tố khách hàng quen, đây là một việc rất nguy hiểm dễ dẫn đến những rủi ro và nợ quá hạn. Chưa mở rộng cho vay đối với nhiều doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân. Đây là một thị trường không nhỏ vì nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Cán bộ tín dụng chưa được phân theo một chuyên sâu cụ thể để tạo nên những chuyên môn thẩm định dự án như: hộ sử dụng, doanh nghiệp sản xuất,.... Chính vì vậy, cho dù học hỏi nhiều nhưng chưa chuyên sâu nên khả năng hiểu biết về các vấn đề đặc trưng của từng ngành nghề còn bị hạn chế gây khó khăn trong việc xét duyệt các phương án kinh doanh. Hiện nay ở ngân hàng, cán bộ tín dụng phụ trách dự án vay vốn nào thì sẽ thực hiện luôn mọi công đoạn trong đó, tức là vừa thẩm định tài chính, vừa đánh giá tài sản thế chấp, xác lập thời hạn trả nợ,.... Chưa có cán bộ chuyên về từng công đoạn nên nhiều khi gây ra những kết quả không chính xác và có thể dẫn đến những việc thiếu trung thực. 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNo&PTNT BA ĐÌNH Các vấn đề trong chương - Định hướng hoạt động cho vay trong thời gian tới - Một số giải pháp - Kiến nghị I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới Phương hướng và mục tiêu tổng quát của chi nhánh là xây dựng NHNo&PTNT Ba Đình thành một ngân hàng lớn mạnh hơn về quy mô, phạm vi hoạt động, năng lực tài chính tăng cường khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động lành mạnh có hiệu quả, góp phần giữ vững an toàn hệ thống, đáp ứng đủ vốn phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xuất phát từ định hướng kinh doanh năm 2004 của NHNo&PTNT Hà Nội, căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả kinh doanh năm 2003 của chi nhánh. NHNo&PTNT Ba Đình xác định mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2004 như sau: Nguồn vốn tăng trưởng 40% so với năm 2003. Dư nợ tăng 30 – 35% so với năm 2003. Nợ quá hạn dưới 1% trên tổng dư nợ. Đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương theo hệ số của NHNo&PTNT Việt Nam. Các chỉ tiêu cụ thể được thống kê trong bảng dưới đây: CHỈ TIÊU THỰC HIÊN 30/12/03 KẾ HOẠCH 2004 ± Nguồn vốn 417.412 584.000 166.588 Nội tệ 369.006 530.000 160.994 Ngoại tệ 48.406 54.000 5.594 Sử dụng vốn nội tệ 88.884 120.000 31.116 Ngắn hạn 72.397 90.000 17.604 Trung hạn 16.487 30.000 13.513 DN theo thành phần KT 88.884 120.000 DN Nhà nước 38.720 48.000 9.280 DN ngoài quốc doanh 26.966 40.000 13.034 Hộ cá thể, cầm cố, tiêu dùng 23.198 32.000 8.802 NQH / Σ dư nợ 1% Tổng thu 946 25.071 36.340 11.269 Thu lãi cho vay 8.759 9.960 1.201 Thu dịch vụ phí 289 800 511 Thu phí điều vốn 14.731 24.180 9.499 Thu lãi tiền gửi ngoại tệ 1.211 1.350 139 Thu nhập bất thường 81 50 -31 Tổng chi 946 22.143 31.232 9.089 Chi trả lãi tiền gửi ngoại tệ 361 907 Chi trả lãi huy động nội tệ 20.267 28.052 Các chi khác 1.515 2.273 758 Quỹ thu nhập 2.928 5.108 2.180 Quỹ tiền lương II. Một số giải pháp Làm tốt công tác tiếp thị, tổ chức phát triển tài chính doanh nghiệp định kì hoàn thiện công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra định hướng đầu tư cho từng khách hàng cụ thể và áp dụng cơ chế lãi suất cho từng loại khách hàng thông qua việc phân loại khách hàng hàng năm. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ tư nhân cá thể và cho vay đời sống có tài sản đảm bảo, phấn đấu dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 40% tổng dư nợ. Có các giải pháp cụ thể, hữu hiệu trong việc thu lãi cho vay, thu nợ quá hạn, nợ đã được xử lí rủi ro, đặc biệt là có biện pháp xử lý tài sản đối với các khoản vay đã quá hạn lâu. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức, phong cách cho cán bộ tín dụng đồng thời bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn kinh doanh tín dụng. Động viên khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực học tập nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các mặt nghiệp vụ khác như tin học, ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, thẩm định dự án đầu tư… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế ngày một đến gần. Đoàn kết phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên nêu cao vai trò của từng đảng viên, cán bộ công nhân viên ở từng cương vị, đẩy mạnh công tác công đoàn, đoàn thanh niên… thực hiện và hưởng ứng các phong trào thi đua của ngân hàng cấp trên nhằm động viên mọi cán bộ công nhân viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia mạnh mẽ các phong trào đoàn thể, thể thao trong công nhân viên chức. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động kinh doanh cũng như điều hành, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm trong quy trình nghiệp vụ kinh doanh, nghiêm túc chỉnh sửa các sai sót sau kiểm tra do ngân hàng cấp trên phát hiện ra, kiên quyết xử lý những cán bộ tiêu cực không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Coi trọng công tác đào tạo các nghiệp vụ kỹ năng cho cán bộ và công tác sắp xếp tổ chức phát huy năng lực sở trường của từng cán bộ, triệt để khoán đến từng người nhằm thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nên có chính sách tín dụng cụ thể và rõ ràng, xác định mục tiêu rõ ràng cho mình. Và các cán bộ tín dụng, các cấp ra quyết định trong mọi trường hợp phải theo đuổi chính sách đã được vạch ra. Chính sách của ngân hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng những phương hướng hoạt động nhất định, dựa trên đó cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình. Nhưng chính sách chỉ tạo nên một khuôn khổ mang tính chất định hướng, còn trong vòng khuôn khổ đó là sự năng động của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy hiệu quả của cán bộ tín dụng góp phần quan trọng vào chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do vai trò quyết định mà người ta nói nhiều tới sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện trong công tác thẩm định tài chính và quá trình ra quyết định tín dụng. Nếu nhìn nhận theo quan điểm hệ thống, công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng chuyên trách như một hộp đen thì thông tin như là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Nếu thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác thì cán bộ tín dụng sẽ không thể đưa ra được kết luận hoặc có thì những kết luận đó dễ bị sai lệch. Cán bộ tín dụng có thể truy cập những nguồn thông tin như: thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng; qua sách báo, tạp chí; thông tin do doanh nghiệp cung cấp hay thông tin từ công ty kiểm toán mà ngân hàng thuê để kiểm tra tính trung thực của thông tin nhất là thông tin về các báo cáo tài chính; ngoài ta cán bộ ngân hàng có thể tham khảo chính sách, phương hướng của Nhà nước, các bộ luật liên quan,.... Vấn đề là cán bộ tín dụng cần chủ động trong việc thu thập thông tin. Sau khi có thông tin thì công việc tiếp theo là tổng hợp và sử lý thông tin sơ bộ. Nhiệm vụ trung tâm của cả quá trình thẩm định là phân tích tín dụng. Trong quá trình phân tích các cán bộ tín dụng nên phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong ngân hàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đông thời theo đuổi chính sách của ngân hàng. Mỗi cán bộ tín dụng nên được giao quản lý một lượng khách hàng nhất định. Chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ hợp lý là đặc biệt quan trọng. Tùy theo chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm hoặc có thể là sự quen thuộc với lĩnh vực kinh doanh mà cán bộ tín dụng có thể được phân công quản lý một số khách hàng nào đó. Sự chuyên môn hóa sẽ giúp cho cán bộ tín dụng phát huy được khả năng, nâng cao trình độ am hiểu về lĩnh vực mà mình quản lý. Ngân hàng cần phải có một cơ chế giám sát hoạt động của cán bộ tín dụng. Ngân hàng phải tránh xảy ra sự tách biệt giữa cán bộ nhân viên ngân hàng và giữa cán bộ đảm trách với cán bộ quản lý. Do đó trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng nên có một bộ phận thứ hai làm đối trọng cân bằng với bộ phận tín dụng, cùng với bộ phận tín dụng quản lý chức năng cho vay. Cần chú ý là tránh chồng chéo nhiệm vụ mà mục đích duy nhất là giám sát lẫn nhau. Khi đó cần phân công trách nhiệm và chức năng cụ thể với từng cán bộ từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng người. Cán bộ tín dụng cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Xem doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích không. Tích cực thu thập thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó biết khoản vay nào tốt, khoản nào có vấn đề để trình lên cấp trên giải quyết. Những dấu hiệu thể hiện khoản vay có vấn đề mà cán bộ tín dụng cần phải xem xét: những dấu hiệu kinh tế chung, dấu hiệu từ báo cáo tài chính, từ những vấn đề phát sinh trong quá trình ngân hàng cho vay, dấu hiệu từ thái độ của khách hàng. Nâng cao hiệu quả đánh giá, quản lý tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay. Không nên ham tài sản có giá trị quá lớn mà phải tìm tài sản đảm bảo thích hợp, và tài sản càng thông dụng càng dễ phát mại. Các ngân hàng nên chủ động trong việc định giá tài sản đảm bảo, dự báo những biến động tương lai ảnh hưởng tới giá trị tài sản đảm bảo. Vận dụng phương thức cho vay phù hợp với từng khách hàng. Việc áp dụng phương thức cho vay phải trên cơ sở đặc điểm chuyến vốn và uy tín của khách hàng không phân biệt thành phần kinh tế. III. Kiến nghị Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch tổng thể sẽ giúp tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM. Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính tạo điều kiện giúp NHTM phân tích thực trạng của doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro. Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp ứng nhu cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này. Cùng với Nhà nước, các NHNN cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM về các doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, số liệu cho trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt Nam. Đối với bộ phận thông tin phong ngừa rủi ro của các NHTM cũng cần được củng cố và thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình. NHNN Việt Nam cần sớm ban hành một tài liệu hướng dẫn chung cho các NHTM về nội dung và quy trình thẩm định một dự án đầu tư. NHNo&PTNT Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống, bắt đầu từ công tác bồi dưỡng cán bộ. NHNo&PTNT cần tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế. Tổ chức trang bị một cách đầy đủ cơ sở vât chất phục vụ công tác thẩm định và phân tích rủi ro.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0323.doc
Tài liệu liên quan