Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế nói chung. Nó góp phần mạng lại nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế nâng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ.
Do nhận thức được vai trò của hoạt động xuất khẩu, trong thời gian qua, công ty P.P đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, do kinh nghiệm trên thị trường quốc tế còn hạn chế, nguồn lực còn yếu kém so với các công ty nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty.
Thực tế cho thấy việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế đã khó, duy trì và mở rộng thị trường đó lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy trong thời gian tới, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P là hết sức nặng nề đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
Chừng như ngành giấy Việt Nam chưa có một chính sách phát triển đứng đắn. Điểm nghịch lý là Việt Nam thừa nguyên liệu làm bột giấy nhưng lại phải xuất khẩu gỗ dăm, còn tự mình sản xuất bột giấy thì chỉ đáp ứng 4 phần, 6 phần còn lại là phải nhập khẩu của nước ngoài.
Lượng gỗ dăm xuất khẩu mỗi năm là một con số khá lớn như lời ông Vũ Ngọc Bảo cho biết: “Nguyên liệu để làm bột giấy thì dư thừa cho nên phải xuất khẩu dăm với số lượng 1 triệu rưởi tấn mỗi năm. Trong khi đó lại không có vốn để đầu tư làm bột giấy.”
Chương II: Thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty : Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P
Tên giao dịch : P.P Manufacturing and Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt : P.P JSC
Trụ sở chính : 336 Tổ 7, Xóm Mới, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 04.9332885
Fax : 04.9332884
E-mail : ppmanutra@hn.vnn.vn
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi đó, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sau đó, do quy mô của công ty không ngừng được mở rộng, để thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tháng 1 năm 2004, công ty trách nhiệm hữu hạn P.P chính thức chuyển thành công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P.
Bên cạnh mảng nhập khẩu và kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty:
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng:
(Các lĩnh vực hoạt động của công ty)
Nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
Ngoài ra công ty còn thực hiện các dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các dối tác trong nước. Công ty còn được phép kêu gọi hợp tác đầu tư và liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ Việt Nam cho phép hợp tác đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thể hiện bằng sơ đồ sau: (Xem trang sau)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty là bà Phan Thị Thu Hương, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc chức năng: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất.
Các phòng chức năng:
Phòng kinh doanh: Chuyên trách mảng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng được sản xuất trong nước tại thị trường nội địa.
Phòng xuất nhập khẩu: Chuyên trách việc nhập khẩu những mặt hàng như bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và các nguyên phụ liệu vật tư phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục xuất khẩu.
Phòng tài chính – kế toán: Chuyên trách các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán và quản lý tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, tổng hợp sổ sách chứng từ và lập báo cáo tài chính.
Phòng kế hoạch - vật tư: Chuyên trách việc lên kế hoạch sản xuất, dự trù và tiến hành thu mua vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng hành chính – nhân sự: Chuyên trách giải quyêt các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các công việc liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty:
Công ty P.P có nhà máy chuyên sản xuất giấy tissue và gia công giấy vở xuất khẩu diện tích 14.000 m2. Hiện tại công ty đang tiến hành mở rộng diện tích nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất lên 10ha.
Đặc điểm nguồn vốn của công ty: Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, nhưng nguồn vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn (trung bình khoảng 60% - 65% tổng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế.
Đội ngũ lao động của công ty bao gồm các quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu, quản đốc, những lao động trực tiếp sản xuất ở phân xưởng... Hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
BẢNG 3
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2007
Đơn vị: Người
STT
TRÌNH ĐỘ
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
TỶ LỆ %
TỔNG SỐ
159
100,0
1
Trên đại học và đại học
39
24,53
2
Cao đẳng và trung cấp
23
14,46
3
Công nhân kỹ thuật
66
41,5
4
Lao động phổ thông
31
19,51
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Trong cơ cấu lao động của công ty, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,5%), tiếp đó là những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,53%. Phần lớn trong số đó là những nhân viên trẻ, những sinh viên mới ra trường, họ có kiến thức và lòng nhiệt tình với công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Thực tế này đòi hỏi công ty P.P phải chú tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua:
2.1.4.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty:
BẢNG 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2004
Từ ngày: 01/01/2004 đến ngày: 31/12/2004
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
54.623.012.659
2. Các khoản giảm trừ
52.811.043
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
54.570.201.616
4. Giá vốn hàng bán
51.029.733.056
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
3.540.468.560
6. Doanh thu hoạt động tài chính
9.740.879
7. Chi phí tài chính
857.975.555
8. Chi phí bán hàng
1.450.066.071
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.022.601.536
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
219.566.277
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
219.566.277
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
61.478.557
16. Lợi nhuận sau thuế
158.087.719
BẢNG 4
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2005
Từ ngày: 01/01/2005 đến ngày: 31/12/2005
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
89.253.288.658
2. Các khoản giảm trừ
44.755.121
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
89.208.533.537
4. Giá vốn hàng bán
82.173.483.182
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
7.035.050.355
6. Doanh thu hoạt động tài chính
13.873.920
7. Chi phí tài chính
1.157.549.318
8. Chi phí bán hàng
3.006.564.527
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.172.973.941
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
711.836.489
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
711.836.489
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
199.314.217
16. Lợi nhuận sau thuế
512.522.272
BẢNG 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2006
Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
165.283.867.885
2. Các khoản giảm trừ
13.322.488
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
165.270.545.397
4. Giá vốn hàng bán
149.705.744.548
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
15.564.800.849
6. Doanh thu hoạt động tài chính
40.805.647
7. Chi phí tài chính
2.823.291.020
8. Chi phí bán hàng
6.637.007.785
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.030.032.270
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.115.275.421
11. Thu nhập khác
288.128.664
12. Chi phí khác
217.992.313
13. Lợi nhuận khác
70.136.351
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.185.411.772
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
31.915.296
16. Lợi nhuận sau thuế
853.496.476
BẢNG 6
DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Tổng doanh thu
214.990.436.494
2. Doanh thu thuần
212.548.054.494
3. Giá vốn hàng bán
199.094.795.623
4. Lợi tức gộp
13.453.258.871
5. Tổng chi phí (chi phí bán hàng và quản lý)
8.611.962.123
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4.841.296.748
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- 3.561.135.693
8. Lợi nhuận bất thường
270.670.467
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.550.831.522
10. Thuế thu nhập phải nộp
434.232.826
11. Lợi nhuận sau thuế
1.116.598.696
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Thông qua các bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu (bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác) đều tăng qua các năm:
Năm 2004 tổng doanh thu là: 54.579.942.495 VNĐ
Năm 2005 tổng doanh thu là: 89.222.407.457 VNĐ, tăng 34.642.464.962 VNĐ so với năm 2004 (tăng 63,47%).
Năm 2006 tổng doanh thu là: 165.599.479.708 VNĐ, tăng 76.377.072.251 VNĐ so với năm 2005 (tăng 85,6%).
Năm 2007 tổng doanh thu là: 214.990.436.494 VNĐ, tăng 49.390.956.786 so với năm 2006 (tăng 29,82%).
Tổng doanh thu giai đoạn 2004 - 2007
Tuy tổng doanh thu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại không đều: Từ năm 2004 đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng doanh thu là 63,47%; từ 2005 - 2006 là 85,6%; trong khi từ 2006 - 2007 tốc độ tăng trưởng chỉ có 29,82%. Mặc dù giai đoạn 2006 - 2007 giá trị doanh thu tăng lên lớn hơn giá trị doanh thu tăng lên giai đoạn 2004 - 2005, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn.
Cùng với việc không ngừng tăng quy mô và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm của công ty cũng tăng dần:
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chi phí bán hàng
1.450.066.071
3.006.564.527
6.637.007.785
Chi phí quản lý DN
1.022.601.536
2.172.973.941
5.030.032.270
Tổng chi phí
2.472.667.607
5.179.538.468
11.667.040.055
Từ năm 2004 đến năm 2005: tổng chi phí tăng 2.706.870.861 VNĐ, tăng 109,47%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 112,49%.
Từ năm 2005 đến năm 2006: tổng chi phí tăng 6.487.501.587 VNĐ, tăng 125,25%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 131,48%; còn chi phí bán hàng chỉ tăng 120,75%.
Ta thấy tốc độ tăng chi phí khá nhanh so với tốc độ tăng doanh thu, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty nên có những biện pháp hợp lý để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm thực hiện tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình lợi nhuận của công ty:
Năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 158.087.719 VNĐ.
Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 512.522.272 VNĐ, tăng 354.434.553 VNĐ so với năm 2004 (tăng 224,2%).
Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 853.496.476 VNĐ, tăng 499.061.923 VNĐ so với năm 2005 (tăng 97,37%).
Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 1.116.598.696 VNĐ, tăng 263.102.220 VNĐ so với năm 2006 (tăng 30,82%).
Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2004 - 2007
Lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm là một kết quả đáng mừng, tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều đặn: Từ năm 2004 đến năm 2005, lợi nhuận của công ty tăng 224,2%. Từ năm 2005 đến năm 2006, tốc độ tăng lợi nhuận là 97,37%, về mặt tương đối tuy tốc độ tăng của giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 2004 – 2005 nhưng về mặt giá trị tuyệt đối lại lớn hơn. Từ năm 2006 đến năm 2007, lợi nhuận tăng 30,82% (263.102.220 VNĐ), thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006 cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
2.1.4.2. Tình hình nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty:
Năm 2004 công ty nộp ngân sách nhà nước 1.876.422.778 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu 229.103.033 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 1.585.841.188 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 61.478.557 VNĐ, các loại thuế khác 1.000.000 VNĐ.
Năm 2005 công ty nộp ngân sách nhà nước 4.266.303.592 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 468.513.359 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 3.586.253.251 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 199.314.217 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Năm 2006 công ty nộp ngân sách nhà nước 11.654.258.100 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 1.349.436.563 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 9.145.778.049 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 375.354.712 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ với Nhà nước. Cùng với việc tăng quy mô và không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mức đóng góp của công ty vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế GTGT hàng nhập khẩu.
2.1.4.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty: (Xem bảng 7)
BẢNG 7
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 2004 - 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. TS lưu động
13.735.306.875
24.311.579.570
47.328.359.951
92.474.030.714
2. TS cố định
1.020.327.690
1.510.780.920
1.734.124.980
3.014.346.811
Nguồn vốn
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. Nợ phải trả
11.528.094.565
21.091.674.965
42.870.182.869
88.492.852.588
2. Vốn chủ sở hữu
3.227.540.000
4.730.685.525
6.192.302.062
6.995.524.937
Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm cho thấy sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty:
- Từ năm 2004 đến năm 2005 nguồn vốn của công ty tăng 11.066.725.925 VNĐ, tăng 75%.
- Từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng 23.240.124.441 VNĐ, tăng 90%.
- Từ năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng 46.425.892.594 VNĐ, tức là tăng 94,62%.
Vì công ty P.P thiên về hoạt động thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2004 tài sản lưu động chiếm 93,08% tổng tài sản; năm 2005 là 94,15%; năm 2006 là 96,46% và năm 2007 là 96,84%. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thì tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng lên, tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất, gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu, khi đó tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, nguồn vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn vì công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi: Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 21,87% tổng nguồn vốn; năm 2005 là 18,32%; năm 2006 là 12,62% và năm 2007 là 7,9%.
2.1.4.4. Thu nhập bình quân theo đầu người của công ty:
BẢNG 8
TÌNH HÌNH THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thu nhập bình quân
2.000.000
2.500.000
3.200.000
3.550.000
Mức lương tối thiểu
1.200.000
1.500.000
2.000.000
2.000.000
Mức lương tối đa
3.000.000
3.500.000
4.500.000
5.200.000
Thu nhập bình quân của người lao động của công ty đều tăng qua các năm, từ năm 2004 đến năm 2007 mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 2.000.000 VNĐ lên 3.550.000 VNĐ.
Mức thu nhập bình quân theo đầu người của công ty giai đoạn 2004 – 2007
Hiện tại, tổng số lao động của công ty là 72 lao động được chia vào 5 phòng ban và xưởng sản xuất, công ty vẫn có nhu cầu tuyển thêm lao động do đòi hỏi của việc tăng quy mô và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu.
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.2.1. Phân tích kết quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty giai đoạn 2005 – 2007:
Tuy công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng khi đó lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy. Trong mấy năm trở lại đây công ty mới bắt đầu bước sang lĩnh vực xuất khẩu. Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để phát triển hoạt động sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
BẢNG 9
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY THEO LOẠI SẢN PHẨM
Đơn vị: 1000 USD
STT
MẶT HÀNG
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Giấy in
220
359
400
2
Giấy Tissue
362
587
616
3
Vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng
_
278
467
4
Vở viết gáy lò xo dòng kẻ hẹp
_
221
420
5
Vở viết gáy may
90
120
140
6
Vở viết gáy dán
90
120
147
Tổng kim ngạch xuất khẩu
762
1.685
2.190
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty theo loại sản phẩm ta thấy: Trong năm 2005, mặt hàng giấy Tissue chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, chiếm tới trên 47,5% tổng kim ngạch xuất, nhưng lại chỉ chiếm 34,8% vào năm 2006 và 28,12% vào năm 2007. Thay vào đó là sản phẩm vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng và dòng kẻ hẹp, năm 2005 công ty chưa đưa sản phẩm này vào xuất khẩu, nhưng đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này đã chiếm 29,61% tổng kim ngạch và đến năm 2007 là 40,5%, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bên cạnh đó, các sản phẩm giấy in, vở viết gáy may, vở viết gáy dán cũng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng giấy in giảm qua các năm, năm 2005 đạt 28,87%, năm 2006 là 21,3%, nhưng đến năm 2007 chỉ còn 18,26%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2005 – 2007
Thị trường xuất khẩu của công ty:
BẢNG 10
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Đơn vị: 1000 USD
STT
THỊ TRƯỜNG
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Ấn Độ
_
324
428
2
Đài Loan
462
977
1.259
3
Malaisia
300
384
503
Tổng cộng
762
1.685
2.190
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Thị trường Đài Loan là thị trường truyền thống và có nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các sản phẩm giấy đang tiêu thụ tốt ở đây, trung bình trị giá xuất khẩu của công ty P.P sang thị trường này chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường Malaisia và Ấn Độ là hai thị trường lý tưởng mà công ty cần chú ý trong thời gian tới. So với các công ty sản xuất giấy của 2 nước này thì chất lượng sản phẩm của công ty P.P là tương đương. Nhưng công ty có lợi thế về chi phí nhân công rẻ nên giá bán sẽ cạnh tranh hơn. Hai thị trường này hiện đang chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của công ty, trong đó thị trường Malaisia chiếm tỷ trọng lớn hơn, trung bình là 23% kim ngạch xuất khẩu (trừ năm 2005 công ty chưa thực hiện xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, khi đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty sang Malaisia là 40%). Đó là vì so với Ấn Độ, Malaisia là nước nằm trong khối ASEAN nên thuế suất xuất khẩu vào nước này thấp hơn. Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm giấy tại thị trường này, công ty đã và đang tiến hành khảo sát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và các đặc tính về khí hậu, thời tiết để tiến hành sản xuất cho phù hợp.
Giá xuất khẩu sản phẩm của công ty:
BẢNG 11
GIÁ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Đơn vị: USD
STT
MẶT HÀNG
ĐƠN VỊ TÍNH
GIÁ
1
Giấy in
Kg
0,99
2
Giấy Tissue
Kg
0,69
3
Vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng
Quyển
0,8
4
Vở viết gáy lò xo dòng kẻ hẹp
Quyển
0,7
5
Vở viết gáy may
Quyển
0,61
6
Vở viết gáy dán
Quyển
0,61
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Với lợi thế về nhân công và nguyên liệu rẻ, giá bán của công ty là khá cạnh tranh so với các công ty nước ngoài. Theo nghiên cứu của công ty, so với các nước Thái Lan, Malaysia, sản phẩm cùng loại của Việt Nam có giá bán thấp hơn từ 5% đến 10%. Đây là điều kiện tốt để công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn. Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, giá bán các sản phẩm của công ty là giá FOB. Với mức giá này, công ty sẽ không phải thực hiện các công việc liên quan đến thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm… Nhờ vậy mà công ty có thể tập trung nguồn lực cho việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên giá bán FOB là mức giá thấp, đem lại lợi nhuận thấp.
2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu giấy của công ty:
2.2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào để tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì nghiên cứu thị trường lại càng quan trọng và cần thiết. Bởi vì để thâm nhập được vào một thị trường nước ngoài mà không am hiểu về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - luật pháp, nhu cầu, sở thích, lối sống của người dân ở đó thì quả thật rất khó khăn. Sản phẩm của bạn sản xuất ra có thể không đáp ưngs được các yêu cầu về chất lượng của quốc gia đó, có thể không phù hợp với sở thích, lối sống của người dân nước đó... như thế sẽ không tiêu thụ được sản phẩm và bạn sẽ thất bại.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P đã ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường. Công ty đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu các thị trường mục tiêu bằng cách tiến hành điều tra thực tế, tìm hiểu qua sách báo và internet về các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - luật pháp để từ đó điều chỉnh về mẫu mã và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với sở thích và nhu cầu của thị trường mục tiêu, đồng thời lựa chọn phương thức xuất khẩu hiệu quả nhất.
2.2.2.2. Hoạt động ký kết hợp đồng xuất khẩu:
Hoạt động ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu phức tạp hơn việc ký kết các hợp đồng trong nước rất nhiều, đòi hỏi những người thực hiện ký kết phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hoạt động ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty P.P tuy đã có một số hợp đồng gặp phải những khó khăn, trở ngại nhưng chưa lần nào xảy ra tranh chấp lớn gây thiệt hại cho công ty. Đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu của công ty là những người được tuyển chọn và đào tạo khá tốt, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế lại chưa có nhiều, đó cũng là một hạn chế cho công tác ký kết hợp đồng xuất khẩu của P.P.
2.2.2.3. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu:
Bên cạnh việc thực hiện khá tốt các hoạt động nghiên cứu thị trường thì công ty P.P lại chưa đầu tư hợp lý cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty rất ít, lẻ tẻ, chưa mang lại hiệu quả cao. Một ví dụ là P.P chưa xây dựng được một trang web chính thức để giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm giấy của công ty. Nếu có một trang web thì đó sẽ là một kênh thông tin rất hữu ích cho các đối tác nước ngoài muốn tìm hiểu về sản phẩm của công ty để từ đó đi đến hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, công ty lại chưa ý thức được về điều đó.
2.2.3. Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty:
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là mức độ tiết kiệm chi phí xuất khẩu và mức tăng kết quả thu từ hoạt động xuất khẩu đó. Bản chất của hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm năng lực xã hội. Đây là hai mặt của mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với cả hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính sự khan hiếm của các nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác và sử dụng tối đa nhưng tiết kiệm các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của mình thì các doanh nghiệp bắt buộc phải phát huy tối đa các yếu tố nội lực, phát huy năng lực và hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm tối đa các chi phí bỏ ra.
Do đó, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là phải tối đa hoá các kết quả thu được với chi phí nhất định hoặc phải tối thiểu hoá chi phí với những kết quả nhất định. Chi phí ở đây phải bao gồm các chi phí tạo ra nguồn lực, chi phí sử dụng nguồn lực và kể cả các chi phí cơ hội cho việc lựa chọn các cơ hội khác. Việc tính toán chi phí như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp tìm ra được phương án kinh doanh tối ưu mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
BẢNG 12
KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 - 2007
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu xuất khẩu
762
1.685
2.190
Chi phí xuất khẩu
628
1.378
1.750
Lợi nhuận xuất khẩu
134
307
440
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp được nguồn lực của mình đã hợp lý hay chưa.
Kim ngạch xuất khẩu tăng nên mức lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại cũng được cải thiện. Năm 2005, lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 134 nghìn USD. Sang năm 2006, công ty đã nâng cấp chuyền công nghệ nên sản lượng sản xuất và xuất khẩu đã tăng lên. Lợi nhuận xuất khẩu cũng vì đó mà tăng lên 29,1% so với năm 2005, đạt 307 nghìn USD.
Trong năm 2006, do tăng sản lượng xuất khẩu và giá nguyên liệu tăng lên, nên chi phí xuất khẩu cũng tăng gấp đôi năm 2005. Trước tình hình đó, để tiếp tục cạnh tranh trên thị trường quốc tế, công ty phải sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, chú trọng nâng cao năng suất lao động để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhờ vậy, mức lợi nhuận trong năm 2007 đạt 440 nghìn USD, tăng 43,32% so với năm 2006.
Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu:
Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính yếu nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong xuất khẩu được thể hiện trong bảng 13. Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn. Vì vậy nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.
BẢNG 13
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng)
2,144
4,912
7,04
Vốn kinh doanh bình quân (tỷ đồng)
25,822
49,062
95,488
Lợi nhuận xuất khẩu/Vốn kinh doanh
0,083
0,1
0,07
Năm 2005, 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.083 đồng lợi nhuận. Năm 2006, sức sinh lời của vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2005 là 0.017 đồng, tương ứng với 20,48%. Năm 2007, sức sinh lời của vốn giảm đi so với năm 2006 là 0,03 đồng, tương ứng với 30%. Từ bẳng số liệu trên ta thấy sức sinh lời của vốn trong năm 2005 và 2007 không cao, tuy nhiên chưa thể khẳng định được hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu công ty P.P là thấp vì nguồn vốn kinh doanh ở đây là vốn kinh doanh nói chung, không dành riêng cho xuất khẩu.
Hiệu quả xuất khẩu theo chi phí: (Xem bảng 13)
BẢNG 13
HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THEO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng)
2,144
4,912
7,04
Chi phí xuất khẩu (tỷ đồng)
10,04
22,04
28,0
Lợi nhuận xuất khẩu/Chi phí xuất khẩu
0,213
0,222
0,251
Từ số liệu bảng 13 ta thấy: năm 2005, 1 đồng chi phí cho hoạt động xuất khẩu đem lại 0,213 đồng lợi nhuận. Sang năm 2006 con số này là 0,222 và năm 2007 đạt 0,251. Như vậy là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2006 so với năm 2005 tăng không đáng kể.
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả có thể thấy được những ưu điểm và tồn tại của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được:
Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P đã đạt được một số thành công nhất định:
- Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty đều tăng qua các năm, có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hằng năm đều có lãi và mức lãi này tăng dần về mặt tuyệt đối qua các năm.
- Tuy hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn mới mẻ nhưng đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được một nền tảng khá vững chắc, đã tìm kiếm và thiết lập được quan hệ kinh doanh với một số đối tác Malaisia, Ấn Độ, Đài Loan và đã thực hiện thành công nhiều đơn hàng lớn.
- Công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các thị trường nước ngoài khó tính, đồng thời tạo dựng uy tín ngày một vững chắc hơn, chiếm được lòng tin của các đối tác nước ngoài để họ trở thành đối tác trung thành của công ty.
2.3.2. Những hạn chế của công ty trong hoạt động xuất khẩu:
Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục:
- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng công ty vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng vốn có, công ty chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu mà vẫn còn phải nhập khẩu. Trong khi đó tình hình bột giấy lại rất căng thẳng, giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục, nhưng giá bán hầu như không tăng. Chính vì phải nhập khẩu nguyên liệu nên chi phí xuất khẩu còn cao dẫn đến lợi nhuận không tăng nhanh như kim ngạch xuất khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn chưa đa dạng, thị trường xuất khẩu còn bó hẹp.
- Quy mô của công ty còn nhỏ, công nghệ cũ nên năng suất và sản lượng chưa cao, vì thế hiệu quả của hoạt động sản xuất chưa cao.
- Đội ngũ nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình và năng động, tuy nhiên họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa am hiểu về thị trường thế giới, trình độ ngoại ngữ không đồng đều...
- Công ty P.P chưa xây dựng được một trang web chính thức để giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm giấy của công ty. Như vậy công ty đã bỏ qua một kênh thông tin rất hữu ích để quảng cáo về doanh nghiệp với các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước, xây dựng website sẽ rất thuận lợi cho các đối tác nước ngoài muốn tìm hiểu về sản phẩm của công ty để từ đó đi đến hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, công ty lại chưa ý thức được về điều đó.
- Còn một hạn chế nữa là công ty chưa thực sự chú tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu cho các sản phẩm giấy của mình. Tạo dựng được một thương hiệu có uy tín sẽ là một nền tảng vô cùng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Nguyên nhân khách quan
- Hiện nay trong cả nước có rất nhiều công ty doanh nghiệp sản xuất giấy xuất khẩu nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường xuất khẩu, nguồn xuất khẩu... diễn ra gay gắt, ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của công ty. Do đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng bị giảm sút. Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong thời gian tới sẽ có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới kinh doanh cùng loại mặt hàng với công ty sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam và chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trong những năm qua nhà nước ta đã không ngừng đổi mới các chính sách quản lý, các chính sách kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Đối với mặt hàng giấy, Đảng ta nhận định đây là một trong mười ngành công nghiệp mũi nhọn cần được phát triển, có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp. Các chính sách xuất khẩu của nhà nước đa số đều đưa ra những cơ chế quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng này. Bởi vậy đậy là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên các chính sách quản lý của nhà nước thường xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh,do đó nhiều doanh nghiệp không thể nắm bắt được kịp thời nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đông xuất khẩu nói riêng.
- Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam chưa linh hoạt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Thị trường thế giới có nhiều biến động, giá nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như P.P.
- Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các biện pháp khác nhau để bảo hộ nền sản xuất của nước mình như đánh thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định về bảo vệ môi trường... đặc biệt là ở các nước phát triển thì các biện pháp này được sử dụng tối đa. Ngoài ra các nước này còn có rất nhiều nguồn hàng thay thế khác nhau. Do đó rất có thể vì quan hệ chính trị với các nước mà họ có thể ưu tiên hàng hoá của các nước đó, và như vậy nó sẽ cản trở việc tăng doanh thu xuất khẩu của ngành giấy nước ta nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm giấy như P.P nói riêng.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc các nước nhập khẩu sử dụng các công cụ bảo hộ như thuế quan, hạn ngạch gặp phải sự phản ứng hết sức mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu. Do đó để bảo hộ sản xuất trong nước thì các nước này chuyển sang sử dụng các biện pháp khác như tiêu chuẩn kĩ thuật, chống bán phá giá, qui định về bảo vệ môi trường... mà đây là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất yếu do không được đầu tư nhiều dây chuyền máy móc hiện đại, đó cũng là một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân chủ quan
- Tổng công ty chưa đảm bảm được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
- Tổng công ty chưa chú trọng đến việc đào tạo người lao động về chuyên môn và kỷ luật làm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm giảm đi.
- Hoạt động Marketing chưa được chú trọng, hệ thống phân phối chưa được thiết lập tại các thị trường quốc tế.
- Hệ thống thông tin chưa được xây dựng hợp lý dẫn đến chồng chéo, giảm hiệu quả trong việc sử dụng hệ thống thông tin.
Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần P.P:
Hiện nay, ngành giấy của nước ta đang là một ngành có nhiều cơ hội cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Bắt đầu từ 01/01/2008, thuế suất nhập khẩu các loại bột để sản xuất giấy sẽ giảm từ 1% xuống 0% và thuế suất nhập khẩu các loại giấy đã qua sử dụng dùng để sản xuất giấy sẽ giảm từ 3% xuống 0%. Thuế suất nhập khẩu này tương ứng với thuế suất cùng loại của hầu hết các nước trong khu vực.
Đặc biệt, sau khi một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Mỹ đã đổ xô đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế chung đó, công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P sẽ tận dụng cơ hội này để tìm kiếm những khách hàng tốt cho mình nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.
Trong những năm tới, công ty P.P một mặt vẫn tiếp tục nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy, mặt khác không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
Dự kiến doanh thu của công ty từ các mặt hàng nhập khẩu năm 2008 sẽ đạt khoảng 160 tỷ đồng và năm 2009 đạt 210 tỷ đồng; doanh thu từ các mặt hàng xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 80 tỷ đồng vào năm 2008 và khoảng 150 tỷ đồng vào năm 2009.
3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn, khả năng quay vòng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động được vốn kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp có thể đề ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng mà không phải lo ngại về nguồn vốn. Điều này giúp doanh nghiệp có thể khai thác nhiều hợp đồng có giá trị lớn, lợi nhuận cao. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên hạn chế sử dụng các nguồn vốn vay để kinh doanh sẽ giảm thiểu được chi phí về vốn.
Ngược lại nếu vốn lưu động của doanh nghiệp hạn chế, khả năng quay vòng vốn chậm, vốn bị chiếm dụng nhiều thì doanh nghiệp sẽ không thể chủ động được vốn kinh doanh, phải sử dụng đến nguồn vốn vay nên thời gian chuẩn bị vốn kéo dài, chi phí vốn lớn làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì công ty cần phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và rút ngắn chu kì quay của vốn lưu động, đồng thời phải đảm bảo luôn chủ động sẵn sàng về vốn kinh doanh phục vụ cho các thương vụ, hạn chế đến mức có thể việc vay vốn để giảm chi phí vốn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần làm tốt các công việc sau:
Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, dự báo tình hình thu chi của doanh nghiệp, để xem xét các khoản thu chi của doanh nghiệp. Đây là một công việc rất quan trọng giúp công ty xem xét các khoản thu chi của mình đã hợp lý chưa, có đúng thời điểm và đúng mục đích hay không, nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp huy động kịp thời. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải xác định xem các khoản chi phí nào thực sự cần thiết, những khoản chi phí nào có thể không cần thiết hoặc có thể tiết kiệm được, qua đó sẽ có kế hoạch chi hay không chi những khoản chi phí đó.
Giảm thiểu đến mức tối đa các khoản phải thu thông qua việc hạn chế việc bán hàng chịu, bán hàng theo phương thức trả chậm:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của nhau là điều tất yếu. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải chấp nhận để cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình, nhưng nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều thì vốn sẽ không thể lưu thông được, chi phí vốn sẽ tăng nên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Để khắc phục tình trạng này thì doanh nghiệp cần phải giảm thiểu các khoản phải thu bằng cách hạn chế việc bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm, tốt nhất là chỉ áp dụng phương thức này đối với các khách hàng quen đáng tin cậy, có uy tín trên thị trường, có tình hình tài chính tốt, kiên quyết không bán chịu cho các khách hàng mới, các khách hàng thiếu uy tín, không đáng tin cậy để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.
3.2.2. Biện pháp tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho sản phẩm của công ty. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra kết luận đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”. Công tác nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi quan trọng sau đây:
Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty?
Khả năng số lượng bán ra được bao nhiêu?
Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường?
Nên chọn phương thức xuất khẩu nào cho phù hợp?
Trong có cấu tổ chức của công ty P.P hiện nay vẫn chưa có phòng Marketing hay một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Công tác phát triển thị trường chủ yếu vẫn là do phòng kinh doanh hay phòng xuất nhập khẩu thực hiện không theo một chiến lược hay một kế hoạch Marketing chung nào nên hiệu quả của công tác này còn hạn chế. Điều này thể hiện tính không chuyên nghiệp trong hoạt động Marketing của công ty P.P.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu:
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng qua đó khai thác được tính kinh tế theo quy mô và gia tăng hiệu quả. Bởi vì, bất kỳ một thị trường nào dù có quy mô lớn và nhiều tiềm năng đến đâu thì đến một lúc nào đó cũng trở nên bão hào. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thì quá trình này diễn ra càng nhanh và sẽ tác động làm giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo duy trì và tăng doanh thu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải tích cực trong việc xâm nhập vào các thị trường mới có nhiều tiềm năng.
Việc mở rộng và thâm nhập thị trường mới không chỉ đơn thuần là mở rộng thêm một số thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại mà còn bao gồm cả việc đưa vào thị trường hiện tại những sản phẩm mới, và đưa sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường mới. Để thực hiện điều này doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của thị trường, nắm bắt những nhu cầu về sản phẩm mới, đồng thời phải nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có để kích thích nhu cầu của thị trường.
Để tăng doanh thu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể nâng giá bán hoặc tăng sản lượng xuất khẩu. Nhưng đối với các mặt hàng giấy của công ty P.P nói chung chất lượng và uy tín trên thị trường nước ngoài còn chưa cao nên việc tăng giá bán là không thể thực hiện được và sẽ rất khó cạnh tranh với các đối thủ khác. Do đó để tăng doanh thu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì công ty có thể tăng sản lượng xuất khẩu. Muốn vậy thì công ty phải đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình, chú trọng hơn đến hoạt động Marketing. Công ty cần thành lập một phòng Marketing riêng biệt chuyên nghiên cứu, mở rộng thị trường, khuyếch trương sản phẩm, lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu... đồng thời lập chiến lược Marketing quảng cáo phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng của công ty.
3.2.4. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu:
Việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân tán được rủi ro, đồng thời sẽ khai thác tối đa các cơ hội bán hàng vì nhiều mặt hàng sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Việc đa dạng hoá mặt hàng là rất quan trọng, tuy nhiên không phải cứ kinh doanh thêm một mặt hàng một cách tràn lan không có kế hoạch, không có sự phân tích thị trường là có thể tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, mà ngược lại nếu doanh nghiệp đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh mà không xem xét đến nhu cầu của thị trường không căn cứ vào sức mua của thị trường thì sẽ làm cho hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm sút. Vì vậy muốn đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp cần có những nghiên cứu cụ thể và đầy đủ.
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên trong toàn công ty:
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề con người luôn là yếu tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong kinh doanh xuất khẩu thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Bởi vì xuất khẩu chính là hoạt động mua bán quốc tế hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định mang tính pháp lý hết sức khác nhau nhiều khi là trái ngược. Khi kinh doanh xuất khẩu thì trình độ và nghiệp vụ của các bên tham gia là vấn đề đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu là việc hết sức quan trọng và cấp thiết.
Trong cơ cấu lao động của công ty số lao động có trình độ cao không phải là ít, tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì các đối tác của công ty đa phần là các doanh nghiệp nước ngoài, họ có trình độ quản lý và kinh doanh rất tốt, có nhiều phương thức kinh doanh còn khá xa lạ với công ty. Do đó trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ của các cán bộ của công ty hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của các phương thức kinh doanh hiện đại. Vì vậy công ty P.P cần có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình một cách thường xuyên để đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động kinh doanh ở hiện tại và tương lai đồng thời để hạn chế những thua thiệt do trình độ yếu kém mang lại.
Để có thể có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hợp lý, công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bình chọn để phát hiện những cán bộ có năng lực kém để cử đi học bồi dưỡng và lựa chọn các cán bộ ưu tú cử đi học ở các trường đào tạo có uy tín, sau đó đội ngũ cán bộ này sẽ truyền lại kinh nghiệm cho các cán bộ khác. Như vậy sẽ đảm bảo nâng cao được trình độ cho nhân viên, tiết kiệm được chi phí đào tạo, mà vẫn đảm bảo có đủ nguồn nhân lực để duy trì hoạt động kinh doanh.
3.2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giấy của công ty trên thị trường quốc tế:
Việc xây dựng được một thương hiệu sản phẩm có uy tín để các khách hàng trong nước nhớ tới đã là khó, thì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế còn khó khăn hơn thế rất nhiều. Thương hiệu không những là tài sản của doanh nghiệp mà nó còn khẳng định đẳng cấp của các doanh nghiệp, uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng được thể hiện ở đó.
Khi bước chân vào WTO, sân chơi kinh tế lớn nhất toàn cầu, Việt Nam phải chấp nhận những cam kết khắc nghiệt hơn, như một cái giá tất yếu của việc gia nhập muộn. Có không ít mối quan ngại, thậm chí bi quan rằng, các doanh nghiệp VN sẽ bị các tập đoàn khổng lồ của nước ngoài "nuốt chửng". Một mối lo hoàn toàn có cơ sở. Vậy làm thế nào để không bị cuốn trôi trong cơn lốc hội nhập, làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển, làm thế nào để có một giá trị khác biệt? Trong vô số những sự lựa chọn thì Thương hiệu chính là một giải pháp hiệu quả nhất.
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế nói chung. Nó góp phần mạng lại nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế nâng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ.
Do nhận thức được vai trò của hoạt động xuất khẩu, trong thời gian qua, công ty P.P đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, do kinh nghiệm trên thị trường quốc tế còn hạn chế, nguồn lực còn yếu kém so với các công ty nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty.
Thực tế cho thấy việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế đã khó, duy trì và mở rộng thị trường đó lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy trong thời gian tới, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P là hết sức nặng nề đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với chuyên đề tốt nghiệp này, em hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng trong việc khắc phục tồn tại, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P nói riêng, cũng như toàn ngành giấy Việt Nam nói chung trên chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Em xin bày tỏ sự cảm ơn về sự quan tâm và hướng đẫn tận tình của GS.TS. Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế thương mại – GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân.
Giáo trình Marketing thương mại – PGS.TS. Nguyễn Xuân quang.
Giáo trình thương mại quốc tế (Đại học Kinh Tế Quốc Dân)
Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu – Dương Hữu Mạnh (NXB Thống Kê)
Chiến lược xuất khẩu và kế hoạch Marketing xuất khẩu (NXB Thống Kê)
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P.
Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
Website của Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam: www.vppa.com.vn
Website của công ty cổ phần Giấy Tân Mai www.tanmaipaper.com
Website của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Giấy Việt www.vietpaper.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11480.doc