Chuyên đề Thực tập tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp - Tổng công ty xây dựng Hà Nộ

Từ khi hình thành xây dựng và phát triển Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô, cơ cấu lĩnh vực ngành nghề, tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ, đời sống vật chất và tinh thần cửa cán bộ, công nhân viên ngày càng được nâng cao. Thời gian qua công ty đã đạt được nhiều thành tích trong công tác lập dự án cũng như trong công tác quản lý dự án. Để đạt được nhũng thành tích trên, toàn thế cán bộ công nhân viên công ty luôn phải không ngừng nỗ lực làm việc hết mình và làm việc một cách hiệu quả tất cả các khâu từ công tác lập dự án, thực hiện dự án, quản lý dự án. Trong đó, công tác lập dự án luôn được thực hiện khá tốt, hoàn thành vai trò của mình, công ty đã thực hiện thành công rất nhiều dự án được giao. Các dự án của công thực hiện đúng quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án do công ty thực hiện các mục tiêu của công ty cũng như của Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những mặt đã làm được, kết quả đầu tư còn có những hạn chế, cần khắc phục như: Trình độ cán bộ làm công tác lập dự án chưa tốt, nội dung công tác lập dự án chưa được hoàn thiện thường xuyên, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho dự án hiệu quả chưa cao. Vì vậy trong nội dung chuyên đề bên cạnh những phân tích đánh giá thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại công ty, tinh viên đã đề xuất một sồ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp.

doc123 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tập tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp - Tổng công ty xây dựng Hà Nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộp 3.449.430 3.449.430 2.195.820 1.213.494 2.131.855 2.131.855 TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Thuế GTGT đầu ra 2.209.176 2.209.176 2.209.176 2.314.980 2.314.980 2.314.980 2 Thuế GTGT đầu vào 77.321 77.321 77.321 81.024 81.024 81.024 3 Thuế GTGT phải nộp 2.131.855 2.131.855 2.131.855 2.233.956 2.233.956 2.233.956 TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2018 2019 2020 2021 2022 2023 1 Thuế GTGT đầu ra 2.314.980 2.314.980 2.420.784 2.420.784 2.420.784 2.420.784 2 Thuế GTGT đầu vào 81.024 81.024 84.727 84.727 84.727 84.727 3 Thuế GTGT phải nộp 2.233.956 2.233.956 2.336.057 2.336.057 2.336.057 2.336.057 TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2024 2025 2026 2027 2028 1 Thuế GTGT đầu ra 2.420.784 2.526.588 2.526.588 2.526.588 2.526.588 2 Thuế GTGT đầu vào 84.727 88.431 88.431 88.431 88.431 3 Thuế GTGT phải nộp 2.336.057 2.438.157 2.438.157 2.438.157 2.438.157 · Tiền thuê đất · Tiền chuyển quyền sử dụng đát · Thuế môn bài · Thuế thu nhập doanh nghiệp Kết quả tính toán các khoản đóng góp của ngân sách Nhà nước được tập hợp trong bảng 11 Bảng 11 Các khoản nộp ngân sách chủ yếu Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Thuế môn bài 0 0 0 0 3.000 3.000 2 Thuế TNDN 1.477.218 1.477.218 4.982.261 4.489.769 2.802.863 2.907.575 3 Thuế GTGT 3.449.430 3.449.430 2.195.820 1.213.494 2.131.855 2.131.855 4 Tiền thuê đất 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 5 Tiền chuyển quyền sử dụng đất 27.605.000 27.605.000 27.605.000 27.605.000 0 0 Tổng cộng 33.074.708 33.074.708 35.326.141 33.851.323 5.480.778 5.585.490 TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Thuế môn bài 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 2 Thuế TNDN 2.972.975 3.050.390 3.191.901 3.613.005 3.730.343 3.921.586 3 Thuế GTGT 2.131.855 2.131.855 2.131.855 2.131.855 2.131.855 2.131.855 4 Tiền thuê đất 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 5 Tiền chuyển quyền sử dụng đất 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 5.650.890 7.528.305 5.869.816 6.393.020 6.510.359 6.701.601 TT Nội dung Thời kỳ phân tích 2018 2019 2020 2021 2022 2023 1 Thuế môn bài 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 2 Thuế TNDN 4.104.512 4.128.748 4.516.427 4.500.869 4.431.474 4.431.474 3 Thuế GTGT 2.233.956 2.233.956 2.336.057 2.336.057 2.336.057 2.336.057 4 Tiền thuê đất 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 5 Tiền chuyển quyền sử dụng đất 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 6.884.528 6.908.764 7.398.544 7.382.986 7.313.591 7.313.591 TT Nội dung Thời kỳ phân tích Tổng cộng 2024 2025 2026 2027 2028 1 Thuế môn bài 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 57.000 2 Thuế TNDN 4.414.796 4.621.013 4.621.013 4.604.055 4.521.781 87.513.265 3 Thuế GTGT 2.336.057 2.438.157 2.438.157 2.438.157 2.438.157 53.570.140 4 Tiền thuê đất 543.060 543.060 543.060 543.060 543.060 12.490.380 5 Tiền chuyển quyền sử dụng đất 0 0 0 0 0 110.420.000 Tổng cộng 7.296.913 7.605.230 7.605.230 7.588.272 7.505.998 264.050.785 b. Tổng cộng các khoản nộp ngân sách trong cả đời dự án là: 264.050.785.000 đồng. c. Tổng cộng các khoản nộp ngân sách bình quân hàng năm là: 11.480.469 đồng. d. Tỷ lệ giữa các khoản nộp ngân sách bình quân hàng năm so với vốn dự án: 0,0344 triệu/ đồng. 1.3.9.5. Thu nhập của người lao động làm việc cho dự án. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong dự án là: 25. 201.000 đồng/người - năm. Bảng 12: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án. TT Các chỉ tiêu Đơn vị Trị số Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng và công năng 1 Cấp dự án 2 Tuổ thọ dự án 3 Cấp công trình I 4 Tuổi thọ công trình năm 50 5 Diện tích đất chiếm m2 9.092 6 Diện tích đất xây dựng m2 3.365 7 Mật độ xây dựng % 37 8 Hệ số sử dụng đất lần 6 9 Số tầng cao trung bình tầng 15 10 Diện tích sàn văn phòng, dịch vụ cho thuế m2 11.380 11 Số căn hộ để bán căn 282 12 Diện tích nhà ở m2 25.860 Các chỉ tiêu tài chính 13 Vốn đầu tư Nghìn đồng 333.485.692 14 Vốn cố định Nghìn đồng 333.97.853 15 Vốn lưu động Nghìn đồng 287.839 16 Suất vốn đầu tư 1m2 sàn xây dựng nhà ở Nghìn đồng 7.203 17 Suất vốn đầu tư 1m2 sàn xây dựng văn phòng Nghìn đồng 4.522 18 Tổng lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 193.080.344 19 Lợi nhuận sau thuế bình quân Nghìn đồng 10.162.123 20 Mức doanh lợi vốn đầu tư Nghìn đồng 0,5790 21 Mức doanh lợi vốn cố định đồng/đồng 0,5795 22 Tỷ lệ lợi nhuận và doanh thu đồng/đồng 0,4307 23 Lãi suất tối thiểu chấp nhận được đồng/đồng 15 24 Giá trị hiện tại ròng % 9.271.309 25 Suốt thu lợi nội tại Nghìn đồng 17,72 26 Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận % 6,42 27 Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao năm 3,93 28 Thời gian thu hồi vốn có tính đến hệ số chiết khấu năm 11,53 29 Doanh thu khi đạt công suất thiết kế năm 448.310.520 30 Doanh thu hoà vốn đồng 205.321.953 31 Tỷ lệ hoà vốn đồng 46 32 Tỷ số khả năng trả nợ bình quân % 1,95 33 Thời hạn có khả năng trả nợ năm 4,14 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội 34 Tổng giá trị sản phầm thuần tuý gia tăng nghìn đồng 372.875.490 35 Giá trị sản phẩm tuý gia tăng bình quân nghìn đồng 19.625.026 36 Số lao động thu hút vào dự án người 79 37 Thu nhập bình quân của người lao động nghìn đồng/ người - năm 25.201 38 Tổng mức đóng góp cho ngân sách nghìn đồng 264.050.785 39 Mức đóng góp cho ngân sách bình quân nghìn đồng/ năm 11.480.469 1.3.10. Thời gian chính thực hiện đầu tư, xác định chủ đầu tư 1.3.10.1. Tiến độ chi tiết thực hiện đầu tư. a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Quý I/2003 đến quý II/2005 b. Chuẩn bị thực hiện đầu tư: Quý II/2005 đến quý III/2005 c. Xây dựng các hạng mục và mua sắm, lắp đặt thiết bị. * Nhà ở: Quý I/2006 đến quý I/2009 * Nhà văn phòng: Quý II/2008 đến quý IV/2009 d. Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào vận hành khai thác. * Nhà ở: Quý I/2010 * Nhà văn phòng: Quý I/2010. 1.3.10.2. Thời hạn khởi công (muộn nhất) a. Nhà ở: Quý I/2006 b. Nhà văn phòng: Quý II/2008 1.3.10.3. Thời hạn hoàn thành (muộn nhất) a. Nhà ở: Quý I/2009 b. Nhà văn phòng: Quý IV/2009. 1.3.11. Hình thức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án. 1.3.11.1. Hình thức quản lý thực hiện dự án. a. Phân tích các hình thức quản lý thực hiện dự án: Theo Điều 45 Luật xây dựng 2003 có 2 hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. · Chủ đầu tưxây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực và điều kiện để tự quản lý dự án. Chủ nhiệmđiều hành dựéan trong trường hợp này phải có một pháp nhân có năng lực phù hợp và có đăng ký về tư vấn đầu tư xây dựng. Chủ nhiệm điều hành dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc quản lý dự án từ quá trình thực hiện đến khi kết thúc xây dựng, đưa dự án vào hoạt động và các vấn đề khác liên quan đã ghi trong hợp đồng. · Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Khi áp dụng hình thức này, chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực và phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thàh lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án được giao. b. Lựa chọn hình thức quản lý thực hiện dự án Căn cứ luật xây dựng 2003; căn cứ quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hanùh kèm theo Nghị định 52/1999/ NĐ -CP của chính phủ ban hành ngày 08 tháng 07 năm 1999, nghị định 12/200/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 05 năm 20000, nghị định 07/2003/NĐ - CP của chính phủ ban hành ngày 30 tháng 01 năm 2003. Căn cứ vào năng lực của chủ đầu tư là một doanh nghiệp Nhà nước. Chủ đầu tư dự án đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép được áp dụng hình thức chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. c. Xây dựng quy chế hoạt động của ban quản lý dự án. * Ban quản lý dự án có các chức năng sau: · Được phép ký hợp đồng với các đơn vị có đủ năng lực và tiến độ thi công phù hợp với điều kiện của công trình. · Phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố thống nhất quản lý xây dựng toàn bộ dự án theo quy hoạch được phê duyệt. · Thống nhất quản lý mặt bằng toàn khu vực thực hiện dự án, quản lý các mốc cao độ, chỉ giới đường đỏ, là đầu mối cho việc xin phép xây dựng, thảo thuận quy hoạch đối với tất cả các công trình xây dựng trong phạm vi dự án. · Sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới được giao. · Thống kê quản lý tiến độ thực hiện dự án. · Thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước khi có yêu cầu. · Không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và phá hoại đất đai. · Thực hiện đầu tư và duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong suốt thời gian thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành của thành phố, bàn giao không bồi hoàn đất công cộng kể cả kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho Nhà nước khi dự án kết thúc. · Tổ chức thực hiện dự án không qua các hợp đồng pháp luật hiện hành · Thực hiện việc kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật. * Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ sau: · Quản lý toàn bộ toà nhà trong quá trình sử dụng. · Ban hành nội quy sự nghiệp toà nàh và kiểm tra, nhắc nhở mọi người thực hiện theo đúng nội quy đó. · Tổ chức quản lý, vận hành các trang thiết bị và làm các dịch vụ phục vụ cho ngôi nhà (cấp nước, thang máy, điện thắp sáng chung, trông xe, vườn hoa, cây xanh, quét dọn, vệ sinh môi trường); · Lập kế hoạch duy tu, bảo dương, bảo trì định kỳ · Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật hoàn công công trình. · Tổ chức họp để phê bình, kiểm điểm những cá nhân, đơn vị cố tình vi phạm nội quy, quy chế của khu nhà · Thay mặt các đơn vị để phản ánh với chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà đất và chính quyền địa phương sở tại các kiến nghị, nguyện vọng về quản lývà sử dụng toà nhà văn phòng. d. Dự trù chi phí cho ban quản lý dự án. · Trong giai đoạn đầu tư: .102.545.996 đồng · Trong giai đoạn vận hành: Mức lương ban quản lý dự án: triệu đồng/ người - tháng. · 01 Giám đốc: 3,5. · 02 Phó Giám đốc: 3,0 · 06 Cán bộ gián tiếp: 2,0 · 70 Nhân viên: 1,5 1.3.12. Kết luận và kiến nghị 1.3.12.1. Kết luận: a. Kết luận tính khả thi về quy mô của dự án: Dự án tổ hợp nhà ở - văn phòng và dịch vụ số 25 phố Lạc Trung, Hai Bà Trưng,Hà Nội với diện tích khu đất nghiên cứu là: 9.092m2 , diện tích xây dựng là 3.365m2, diện tích sàn là 54.583m2, mật độ xây dựng là 37%, hệ số sử dụng đất khoảng 6 lần, số tầng cao trung bình là 15 tầng, nằm trong quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, phù hợp với quy mô, địa điểm đầu tư, thừoi gian đầu tư góp phần giải quyết sự thiếu hụt về quỹ nhà ở, văn phòng, dịch vụ của thành phố. Quy mô xây dựng trên tổng mặt bằng xây dựng như dự án đưa ra có mật độ xây dựng là hợp lý, đã tận dụng mặt bằng hiện có trong điều kiện đất nội đô thiếu và chật hẹp, giá đất cao. Trong vòng 10 đến 15 năm tới, độ cao xây dựng công trình từ 15 đén 25 tầng là phù hợp với kiến thức cảnh quan đô thị và các mục tiêu kinh tế xã hội của đô thị. Dự án có tính khả thi về quy mô đầu tư. b. Kết luận về phương án lựa chọn địa điểm. Địa điểm xây dựng của dự án phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn khi lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Các điều kiện tự nhiên đảm bảo cho công trình có thể xây dựng được an toàn và thuận lợi. Các điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng tích cực đến quá trình thực hiện dự án. Dự án có tính khả thi về phương án địa điểm c. Kết luận tính khả thi về nguồn vốn. Nguồn vốn chủ yếu của dự án có được là từ việc huy động tiền mau nàh và tổ chức cá nhân. Trên cơ sở phân tích nhu cầu của thị trường về nàh ở hiện nay và các phương thức huy động vốn của dự án có thể thấy, nguồn vốn huy động từ tiền bán nhà của dự án là tương đối chắc chắn. Dự án có tính khả thi về nguồn vốn d. Kết luận tính khả thi về phương án tài chính, phương án trả nợ. Từ kết quả phân tích an toàn tài chính của dự án có thể thấy dự án có khả năng trả nợ cao, thời gian trả nợ là nằm trong giới hạn cho phép. Dự án có tính khả thi về khả năng trả nợ. e. Kết luận về phương án sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án có phương án sử dụng đất đai hợp lý, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. f. Đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội, độ an toàn, các vấn đề rủi ro. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội, có thể thấy rằng dự án là đánh giá, mức độ an toàn cao, chịu ít rủi ro. g. Kết luận tổng hợp tính khả thi của cả dự án. Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp nhà ở văn phòng và dịch vụ của Công ty Thương mại - Dịch vụ và Thời trang Hà Nội (HAFASCO) tạo tiềm năng phát triển cho khu vực, tạo thêm công ăn việc làm cho môi trường làm việc thuận lợi cho nhiều cơ quan, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở và đóng góp cho quỹ nhà ở của thành phố Hà Nội. Với các nội dung đã được phân tích cụ thể trong các chương mục trên đây, có thể thấy, dự án có khả năng triển khai đúng tiến độ, tuân thủ các quy định hiện hành về xây dựng và có tính khả thi cao. 1.3.12.2. Kiến nghị a. Kiến nghị các chế độ ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước cho dự án: · Đề nghị Nhà nước nhanh chóng hoàn thành các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở những khu vực xung quanh dự án như dự án cầu Vĩnh Tuy - Thanh Trì, dự án mửo đường từ Phố Lạc Trung sang phố Minh Khai... · Đề nghị Nhà nước có chế độ ưu đãi trong việc chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà chung cư. · .... b. Kiến nghị các biện pháp hạn chế tác động của bên ngoài đến dự án làm giảm hiệu quả của dự án. · Đề nghị Nhà nước sớm đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai mới để thị trường nhà đất sớm đi vào ổn định. · Có biện pháp ngăn chặn những đối tượng đầu cơ tích trữ nhà để bán lại với giá cao. 1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP 1.4. 1. Những kết quả mà công ty đạt được Qua nghiên cứu công tác soạn thảo dự án đầu tư tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, cho thấy công ty đạt rất nhiều thành tựu trong công tác tư vấn lập dự án đầu tư, lĩnh vực xây dựng. Những dự án được lập tại công ty được triển khai theo kế hoạch, theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền. Các dự án này đã được thực hiện đi vào hoạt động mang lại hiệu quả lớn về mặt tài chính cho công ty cũng như về mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng. Công tác lập dự án đầu tư tại công ty luôn tuân thủ đúng tiêu chuẩn quản lý phù hợp với văn bản pháp luật quy định, quy trình,. 1.4.1.1. Phương pháp lập dự án: Hiện tại công ty áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để soạn thảo dự án như: Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp dự báo và so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp dựa vào các dự án tương tự . . . Các phương pháp được áp dụng khá phù hợp và linh hoạt đối với từng dự án cụ thể giúp cho chất lượng dự án ngày càng nâng cao. 1.4.1.2. Quy trình lập dự án Hầu hết các dự án trong công ty được lập theo quy trình cụ thể: Đi từ bước nhận nhiệm vụ, chuẩn bị lập dự án, lập dự án, thẩm định, Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt và lưu trữ hồ sơ. Quy trình lập dự án của công ty đã đảm bảo chất lượng và có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ chuyên trách. Với dự án nhỏ có thể bỏ ra giai đoạn nghiên cứu các cơ hội đầu tư và giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi để đi vào giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án. Nội dung lập dự án: Những dự án được lập tại công ty ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng, tiến độ đẩy nhanh, giảm thiểu chi phí. Chi phí tính toán cho từng dự án cũng tính toán hợp lý tránh thất thoát lãng phí cho. Thông tin thu thập phục vụ cho công tác lập dự án tương đối chính xác và đầy đủ, nội dung quan trọng được tiến hành phân tích kỹ lưỡng, tiến hành theo đúng trình tự, chi tiết đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó đội ngũ làm công tác soạn thảo dự án được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công việc. Do đó công tác lập dự án tại công ty ngày càng đạt chất lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 1.4.2.1. Những hạn chế trong công tác lập dự án Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lập dự án tại công ty vẫn còn một số hạn chế sau: - Về kế hoạch và chiến lược đầu tư: Hiện nay hoạt động lập dự án tại công ty được triển khai theo kế hoạch chưa cụ thể vẫn còn thiếu chi tiết, chưa đặt ra được mục tiêu cho từng giai đoạn phù hợp với thực tế. Chính sách, quy định của Nhà nước nhiều lúc còn thay đổi khiến cho công tác lập dự án bị ảnh hưởng. Quy trình lập dự án: Một số dự án chưa lập theo đúng quy trình. Một số dự án bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi nên gặp khó khăn cho giai đoạn nghiên cứu khả thi và phải điều chỉnh lại nhiều lần làm mất thêm chi phí, chậm tiến độ và thời gian. - Phương pháp lập dự án: Mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập dự án nhưng có một số phương pháp áp dụng chưa đúng, phương pháp áp dụng chưa phù hợp với dự án. Phương pháp dự báo vẫn chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của người lập. - Nội đung lập dự án: + Chất lượng công tác lập dự án: Mặc dù đã lập nhiều dự án nhưng vẫn chưa đảm bảo là tết nhất. Hầu hết các dự án được lập chỉ chú trọng vào phân tích kinh tế xã hội, phân tích kỹ thuật mà không đề cập đến phân tích tài chính. Còn khía cạnh thị trường thì chỉ nêu chung chung. Nội dung nghiên cứu thị trường và nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát không được tách riêng ra mà gộp chung thành nội dung nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư nên khía cạnh thị trường không được nghiên cứu sâu. Ngoài ra trong phân tích khía cạnh kinh tế xã hôi, các chỉ tiêu chỉ mang tính định tính, các chỉ tiêu mang tính định lượng như: Giá trị hiện tại ròng kinh tế( NPVe), giá trị tăng thuần (NAV), tỷ số lợi ích/chi phí kinh tế (B/Ce) không được đề cập đến. + Thời gian lập dự án: Một trong những hạn chế trong công tác lập dự án là thời gian kéo dài, chưa đúng với tiến độ được giao cho: Sự bố trí phân công chưa hợp lý, cán bộ lập dự án còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, thủ tục trình duyệt và thông qua dự án còn mất nghiền thời gian, trải qua nhiều công đoạn 1.4.2.2. Nguyên nhân cua những hạn chế trên Bộ máy lập dự án còn thiếu, chưa chuyên nghiệp. Trong quá trình phân công công việc nhiều khi chồng chéo, chưa đúng với chuyên môn của từng người. Thêm vào đó công tác quản lý, điều hành còn lỏng lẻo khiến cho một số dự án cán bộ chưa có ý thức hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đặt ra. Công tác lập dự án tại công ty chưa mang tính khách quan, chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của người lập. Trong khi đó chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thời gian công tác ngắn. chưa đủ kinh nghiệm để độc lập, xử lý công việc một cách tốt nhất, đôi khi xảy ra tình trạng bất cập giữa năng lực và yêu cầu đòi hỏi, vì vậy công tác chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chính sách trả lương, thưởng cho cán bộ lập dự án của công ty vẫn còn thấp, chưa xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Vì cán bộ làm công tác lập dự án phải chịu nhiều áp lực công việc, thường xuyên phải đi đến các cơ sở thực tế để thu thập số liệu, thông tin trong khi đó tiền công tác phí thì lại thấp, không thoả đáng. Vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực tư vấn lập dự án không chỉ ở công ty, mà cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực này, là hiện nay tỷ lệ định mức % cho tư vấn lập dự án do Nhà nước đề ra còn quá thấp nên chi phí trả cho lập dự án thấp, chi phí này vẫn duy trì ở định mức cũ mà không thay đổi trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều thay đổi. Lập dự án là khâu quan trọng nhất, nếu dự án được lập một cách chính xác và khoa học thi nó sẽ giúp cho lãnh đạo công ty có những quyết định chính xác, tránh được thất thoát trong đầu tư. Vì vậy mà Nhà nước cần có một cơ chế chính sách phù hợp thì mới có thể phát triển lĩnh vực này. Đây là một vấn đề cấp bách trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP. 2.1. ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây láp. Trước những yêu cầu của công tác lập dự án và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ khác cùng lĩnh vực, công ty chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch phát triền với phương châm mở rộng thêm các lĩnh vực tư vấn nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động của công ty. Xây dựng công ty phát triển bền vững với những mục tiêu được định hướng cụ thể như sau: 2.1.1.1. Xác định ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty xác định lĩnh vực đầu tư xây đựng các dự án về bất động sản là ngảnh nghề chủ yếu mà công ty tập trung phát triển. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển hơn nữa các loại hình tư vấn như: Tư vấn kiểm định đánh giá chất lượng công trình, kinh doanh vật liệu xây dựng - Thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản mà hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty hoạch định, hoàn thành tốt các yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước các chủ đầu tư qua đó có thể quảng bá thương hiệu của mình trong môi trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay. - Trong xu thế toàn cầu hoá, cạnh tranh ngày khốc liệt, công ty phải tăng cường hợp tác để nâng cao khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng ngoài nước, tạo các mối quan hệ rộng rãi, lâu bền với các đơn khác để mở rộng thị trường của công ty tạo đà cho công ty ngày càng phát triển. 2.1.1.2. Định hướng về sản xuất kinh doanh - Mục tiêu chiến lược của Công ty là phát huy và phát triển bền vững những thế mạnh vốn có, kết hợp với tăng cường, bổ sung những mặt thiếu sót, những định hướng mới trong ngành nghề đăng ký kinh doanh nhằm ổn định và phát triển công ty hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty sẽ kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng. - Công ty chủ động công tác bổ sung kiến thức cần thiết cho cán bộ đáp ư ứng yêu cầu trong cơ chế mới, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo đón đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện việc nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ có đủ năng lặc lãnh đạo công ty. - Thu hút lao động có năng lực. Sử đụng tối đa số lượng lao động trong công ty, song vẫn đảm bảo trưởng các bộ phận phái thực sự có năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý công ty. - Để định vị được thương hiệu của mình trên thị trường công ty đã đưa ra những chiến lược định hướng nhằm phát huy thế mạnh của mình và bổ sung thêm một số lĩnh vực mới như: - Công tác tư vấn lập dự án: + Lập các dự án đầu tư đã được Bộ, ngành phân công giao cho thực hiện + Lập các dự án cho các cá nhân là các chủ đầu tư có nhu cầu thuê công ty lập + Thấm định dự an đầu tư, Lập hồ sõ kế hoạch đấu thầu, hay tư vấn kiểm định đánh giá chất lượng công trình. - Công tác thiết kế, quy hoạch: + Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán các công trình hạng mục công trình. + Lập quy hoạch các dự án, địa bàn, vùng, xã trên địa bàn cả nước. - Công tác khảo sát địa hình, địa chất; Khảo sát địa hình, địa chất phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật của dự án. 2.1.2. Định hướng cho công tác lập dự án của công ty Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong lĩnh vực lập dự án là báo cáo nghiên cứu khả thi đến thiết kế kỹ thuật thi công các dự án xây dựng che khu nhà ở là chủ yếu, công trình hạ tâng kỹ thuật, các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,cấp thoát nước, san nền điện trên phạm vi cả nước cũng đang được quan tâm. Là một thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cũng như từng bước nâng cao vị thế của mình trên địa bàn cả nước. 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP Trong xu thế hội nhập hiện nay của các công ty tư vấn đầu tư, để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu của mình và khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng thì công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp phải hoàn thiện mình hơn nữa. Và một trong các công tác cần hoàn thiện đó là công tác lập dự án. Trên cơ sở nghiên cứu về công tác lập dự án tại công ty, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó sinh viên mạnh dạn đưa ra một số nghị nhằm nâng cao công tác lập dự án tại công ty. 2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án đầu tư Quy trình lập dự án tại công ty hiện nay nói chung là phù hợp với xu hướng chung, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên đối với từng dự án riêng thì cũng cần có một trình tự lập dự án riêng. Đối với một số dự án có quy mô nhỏ có thể bỏ qua bước không cân thiết, nhưng đối với các dự án có quy mô lớn thì cần phải phân tích rõ ràng, chi tiết trong từng bước lập. Cần thiết phải xem xét dự án trên nhiều khía khác nhau và làm rõ những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của dự án. Theo quy trình đã nêu ra ở trên thì mỗi bước lập dự án đều gắn liền với trách nhiệm của các phòng ban trong công ty, gắn liền với từng cá nhân cụ thể. Chính điều này đã làm cho công tác lập dự án được chuyên món hoá hơn với sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đây cũng là điểm yếu của quy trình lập dự án bởi vì khó có sự thống nhất trên mục tiêu đặt ra. Hiện nay các phòng ban trong công ty phối hợp là chưa cao, chưa tập trung hết khả năng làm việc của toàn bộ công ty, khi tiến hành các công việc, đặc biệt là công tác lập dự án thì điều này càng quan trọng hơn vì đây là công việc đòi hỏi sự nỗ lực của cả công ty. Làm việc không tập trung cũng là một nguyên nhân gây cản trở công việc tính hiệu quả của việc điều hành tập trung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác lập dự án và hơn nữa có thể gây ra lãng phí thời gian và cơ hội đầu tư Vì vậy để công tác lập dự án ở công ty ngày càng được hoàn thiện thì quy trình lập dự án tại công ty cũng cần phải được hoàn thiện. Cần phải đổi mới cơ chế quản lý của công ty, cụ thể là đổi mới cách thức làm việc. Phải có một sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban để dự án được lập ra có chất lượng tốt hơn. Theo sõ đồ tổ chức của công ty khi tiến hành lập một dự án, thì Ban giám đốc giao cho trưởng phòng Đã án đầu tư, Trưởng phòng Dự án đầu tư làm chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và các thành viên, ngược lại các thành viên cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm dự án về công việc được giao, tiếp đó là Phòng dự án. Dự án sẽ đưa lên Ban giám đốc xem xét và Ban Giám đốc sẽ trình lên Hội đồng quản trị xét duyệt, nếu có sai sót hay bổ sung thì dự án sẽ được đưa về phòng dự án để tiếp tục hoàn thiện cho đến khi nào dự án được Ban giám đốc, Hội đồng quản trị phê duyệt. 2.2.2. Hoàn thiện về mặt phương pháp lập dự án Những phương pháp mà công ty sử để lập dự án là phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo. Công ty nên sử dụng kết hợp thêm một số phương pháp sau. 2.2.2.1. Phương pháp toán xác suất Phương án được sử dụng trong phân tích, đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hoá được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. Trong quá trình lập và phân tích các dự án đầu tư, chúng ta phải dự đoán mọi đầu ra, đầu vào của dự án kể từ khi dự án được bắt đầu đi vào thực hiện cho đến cuối đời thực hiện của dự án. Do đó, việc vận dụng phương pháp toán xác suất để lượng hoá là rất quan trọng. Bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố, người đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có. Nếu ta gọi qi là xác suất của biến cố i, pi là giá trị của biến cố i, hay 100% thì kỳ vọng toán (ký hiệu EV) sẽ là: EV = EV ở đây có thể hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến số. Việc sử dụng chỉ tiêu kì vọng toán của các biến cố chỉ có ý nghĩa để chủ đầu tư xem xét đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro chứ không phản ánh đúng giá trị thực của các biến cố. 2.2.2.2. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo Đây là phương pháp phân tích kết quả của dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của các biến số yếu tố đó. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo có ưu điểm hơn các phơng pháp trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của các yếu tố đó. Bởi vậy đây là phương pháp khác phức tạp đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kỹ thuật của máy tính. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm: - Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích (dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dự án). - Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên. - Xác định các xác suất. - Sử dụng mô hình mô phỏng xác định các kết quả phân tích. Các kết quả này giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác. Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế: Đó là Khó ước lượng về xác suất xảy ra. Điều này dẫn đến kết quả là việc sử dụng cá xác suất chủ quan là khó có thể tránh được. Mặt khác, mối quan hệ giữa các biến có thể rất phức tạp. Mặc dù đây là phương pháp hay nhưng nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn về dự án xem xét. Bởi vậy nếu sử dụng phương pháp này phải tốn nhiều chi phí và thời gian. 2.2.2.3. Phân tích dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát Trượt giá được coi là yếu tố khách quan, dự án không thể khắc phục được. Lạm phát đã tác động trực tiếp lên các khoản chi phí vốn đầu tư. Nếu mức lạm phát càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện thi công xây lắp các công trình trong tương lai càng cao so với lượng tính theo thực tại. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư được thuận lợi, việc dự tính mức vốn đầu tư cần huy động phải tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát nếu có. Lạm phát ảnh hưởng đến việc cân đối tiền mặt. Khi lạm phát cần phải tính đến lượng tiền mặt cần bổ sung để đủ cân đối về tài chính. Lạm phát càng tăng làm nhu cầu tiền mặt tăng và do đó hiệu quả dự án càng thấp. Lạm phát còn ảnh hưởng đến các khoản phải thu tăng (bán chịu nhiều) và khoản phải trả ngày càng giảm (mua chịu ít) thì không có lợi cho dự án. Lạm phát tác động gián tiếp đến tiền lãi, đến thuế, đến hàng tồn kho và chi phí sản xuất. Trượt giá và lạm phát là yếu tố khách quan tác động đến các khoản thu chi và mức lãi xuất thực trrs của dự án. Bởi vậy đánh giá đúng hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát cần phải tiến hành theo các phương pháp sau: Phương pháp 1: - Tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu, chi thực tế của dự án. - Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm phát bằng công thức sau: r1f = (1 + r) (1 + f) - 1 r: Tỷ suất chiết khấu khi chưa có lạm phát: f: Tỷ lệ lạm phát; r1f: Tỷ suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát. Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh này được sử dụng để chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian Như vậy, với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát đã loại bỏ được yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi của dự án. Phương pháp 2: Điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá và loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi của dự án. Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu (nếu tỷ suất chiết khấu đã bao hàm cả yếu tố lạm phát). Việc điều chỉnh tỷ suát chết khấu để loại trừ yếu tố lạm phát được tiến hành theo công thức sau: r = r1f: Tỷ suất chiết khấu đã bao hàm yếu tố lạm phát; f: Tỷ lệ lạm phát: r: Tỷ suất chiết khấu đã loại trừ yếu tố lạm phát. Sử dụng tỷ suất chiết khấu này để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. 2.2.3. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư Qua khảo sát ở trên cho thấy rằng các nội dung trong dự án mà công ty lập đã khá đầy đủ nhưng cũng có nhiều nội dung chưa phân tích sâu, thậm chí còn bị bỏ qua ví dụ như phân tích khía cạnh tài chính, phân tích thị trường. Do đó, cần có các giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn các khía cạnh nghiên cứu này. 2.2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án Với mỗi dự án thì đây là nội dung phân tích không thể thiếu được. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng dự án mà nội dung này có thể được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiên cứu sau: nghiên cứu về tình hình vĩ mô, môi trường chính trị và pháp luật, môi trường văn hoá xã hội, môi trường chính trị và pháp luật, kế hoạch phát triển vùng có liên quan đến dự án, môi trường tự nhiên và các quy hoạch. Trong công tác lập dự án các vấn đề: Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất thuỷ văn, khí hậu, là rất quan trọng không thể không đề cập đến. Một số dự án có mục tiêu xã hội nên nội dung tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cần được phân tích sâu. Qua thực trạng công tác lập dự án tại công ty ta có thể thấy tuy các nội dung được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như sau: Một số dự án nội dung nghiên cứu về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tỉ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người ... chưa đề cập đến. Mặt khác khi nghiên cứu các nội dung về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu... vẫn còn sõ sài do dự án không lớn việc nghiên cứu đôi khi còn bất cập. Để nâng cao chất lượng nội dung nghiên cứu này trong quá trình soạn thảo dự án công ty cần tiến hành tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ sư khảo sát địa hình địa chất công trình của khu vực dự án được xây dựng. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, xử lý thông tin dữ liệu có liên quan đến dự án cần tổ chức nghiên cứu về vùng dự án và đồng thời liên kết địa phương để thực hiện tốt. Nhưng vấn đề đặt ra là công tác phí cho cán bộ lập dự án hiện nay còn chưa phù hợp và chưa thoả đáng. Chính vì vậy chủ nhiệm dự án cần có các đề xuất lên Ban giám đốc điều chỉnh mức công tác phí cho phù hợp, khuyến khích động viên cho cán bộ lập dự án, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm công tác lập dự án. 2.2.3.2. Phân tích tình hình thị trường Tất cả các dự án đều mang tính chất là kế hoạch, là dự báo cho tương lai. Mỗi dự án khi lập ra đều chưa được thực hiện ngay mà đó chỉ mới là các hướng đi ban đầu sau một thời gian phải được xem xét và thẩm định thì mới được thực hiện. Do đó việc nghiên cứu thị trường của dự án chủ yếu là dự đoán, dự báo, ngoại suy dựa vào dự báo từ các trường hợp tương tự hay là các dự án trong quá khứ. Để có thể phân tích và dự báo thị trường tốt nhất cần có sự tìm hiểu kỹ về nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát như: Kinh tế. chính trị, môi trường, pháp luật, văn hoá, xã hội... Qua nghiên cứu thực trạng về công tác lập dự án phần nội dung này có đề cập nhưng ở mức còn qua loa, kinh phí nghiên cứu cho nội dung này là chưa nhiều. Mặt khác như đã đề cập trong các phần trước là các dự án mà công ty lập ra vì mục tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội nên nội dung thị trường chỉ được phân tích khá sơ sài có khi là không được đề cập đến. Trong thời gian tới công ty cần phải chú ý nghiên cứu các nội dung này: lập ra một đội ngũ các bộ chuyên trách về phân tích khía cạnh thi trường. Có như vậy, khi thực hiện các dự án mà đòi hỏi phân tích sâu khía cạnh này cán bộ sẽ làm tốt được công việc này. Tăng cường thu thập thông tin bằng cách sử dụng Intemet, hiện đại hoá máy móc, trang thiết bị, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Để thu thập dữ liệu có thể tìm hiểu tình hình thực tế mà dự án đã thực hiện, thu thập thông tin từ các phương tiện sách báo, tạp chí... Nghiên cứu thị trường phải mang tính khách quan không dựa vào các thông tin chủ quan, do vậy khi công ty tiến hành lập các dự án đòi hỏi phải đi sâu phân tích khía cạnh thì trường thì có thể tăng kinh phí cho công tác, hoặc có thể sử dụng biện pháp mua thông tin từ các chuyên gia và bên cạnh đó là quản lý chống thất thoát, lãng phí. 2.2.3.3. Phân tích khía cạnh kỹ thuật Khía cạnh kỹ thuật được phân tích khá đầy đủ tỉ mỉ khi tiến hành lập dự án. Qua phân tích thực trạng công tác lập dự án, ta có thể thấy được các nội dung phân tích kỹ thuật: Xác định quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng và hiện trạng khu đất, các giải pháp về quy hoạch kiến trúc, kiến trúc công trình, kết cấu công trình, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, hình thức quản lý và tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên có những nội dung ở từng dự án khác nhau tiến hành phân tích chưa đầy đủ như nội dung giải pháp về quy hoạch, xác định hiện trạng khu đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng,... Do đó biện pháp đưa ra là cần bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư kỹ thuật để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật chính xác hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn. Cần bổ sung thêm một số giải pháp nữa có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật đó là trong quá trình phân tích đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để được lựa chọn. Phân tích kỹ thuật là khâu rất quan trọng, nó là tiền đề cho các bước tiếp theo, dự án sẽ hiệu quả và tránh thất thoát cho dự án đầu tư. 2.2.3.4.Phân tích tài chính dự án Dự án tại công ty là các dự án mang tính chất sản xuất kinh doanh, Các chỉ tiêu như NPV. IRR, B/C. Cũng được đề cập đến, tuy nhiên các nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nội dung đánh giá về mặt an toàn tài chính dự án vẫn chưa được sử dụng nhiều trong công tác soạn thảo dự án, do vậy để có thể hoàn thiện công tác lập dự án cũng là nâng cao chất lượng công lác lập dự án thì trong thời gian tới cần nên bổ sung thêm nội dung này - An toàn về nguồn vốn: Nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về mặt số lượng mà còn phải phù hợp với tiến độ cần huy động vốn; đảm bảo tính pháp lý và cơ sở thực tiễn chắc chắn của các nguồn vốn huy động, xem xét điều kiện cho vây vốn, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có/ vốn đi vay > = 1 - An toàn về khả năng trả nợ: Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ phải trả hàng năm của dự án; được tính bằng tỉ số nguồn nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm. Một dự án mà khía cạnh tài chính được phân tích đầy đủ và chính xác sẽ giúp thuyết phục không chỉ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc mà cả các cơ quan thẩm định, cho vay vốn góp phần đưa dự án sớm vận hành. 2.2.3.1. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội Đối với công ty và tổ chức tín dụng cho vay vốn thì quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh tài chính của dự án và coi đây là căn cứ quan trọng đánh giá tính khả thi của dự án, còn đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì khi ra quyết định đầu tư thì căn cứ chủ yếu là vào phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án. Tại công ty các dự án chủ yếu là vốn tự có nên các nội dung này được phân tích không sâu, không tỉ mỉ. Nhưng dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó có thực sự đóng góp cho xã hội và cũng như đáp ứng được các các yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên các khía cạnh phân tích kinh tế xã hội còn mang tính chất đỉnh tính, một số dự án chưa mang tính định lượng như: Giá trị tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế, tỷ số lợi ích chi phí kinh tế,(B/Ce). Vì vậy trong thời gian gần tới đây công ty cần bổ sung thêm yếu tố này để thuyết phục các cơ quan nhà nước phê duyệt dự án. 2.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án Con người là nhân tố quan trọng nhất cho hoạt động của công ty, con người là yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Trong công tác lập dự án con người cũng vậy, bới vì dự án là một sản phẩm do con người lạo ra, muốn có một sản phẩm dự án tốt thì cần phải có một đội ngũ cán bộ lập đạt trình độ chuyên môn cao, có năng lực. Đầu tiên là phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ lập dự án. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác soạn thảo và chất lượng lập dự án. Vì vậy mà công ty cần tạo điều kiện cả về thời gian và chi phí cho cán bộ đi học tập trong nước cũng như ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập dự án và chất lượng dự án được lập. Có thể chỉ ra một số hoạt động như: đào tạo, đào tạo lại, tổ chức các khoá học tại cơ quan sở hoặc cử cán bộ tham gia các khoác học ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho những cán bộ, nhân viên có nhu cầu học hỏi thêm, nâng cao trau dồi kiến thức... Công tác đào tạo cần được lập thành kế hoạch thường niên của công ty dựa trên tình hình thực tế của công ty, nhu cầu nguyện vọng của cán bộ, nhân viên và nguồn ngân sách của công ty. Ngoài việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ thì công ty cần phải khuyến khích các cán bộ của công ty nâng cao trình độ về ngoại ngữ. tin học phục vụ tốt nhất cho công ty. Hiện nay ngoại ngữ và tin học là hai công cụ đắc lực nhất trong mọi công việc. Hai công cụ này là phương tiện vô cùng thiết yếu cho cán bộ của công ty có thể tiếp cận nguồn thông tin dữ liệu, hoàn định mọi công việc một cách nhanh chóng như thiết kế, lập dự án đều hoàn toàn thực hiện bằng máy tính. Ngoại ngữ là phương tiện để công ty có thể giao dịch với các đối tác quốc tế, từ đó phát triển lên một tầm cao mới. Song song với công tác đào tạo, công ty cần phải chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động có chất lượng tốt. Để có thể tuyển dụng lao động làm việc tại các phòng, bộ phận của công ty, công ty cần thông báo tuyển dụng, thi tuyển công khai những cán bộ có đẩy đủ năng lực chuyên môn trình độ khả năng. Vấn đề tuyển dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty vì chỉ có cán bộ tốt thì hoạt động công ty mới phát triển và công tác lập dự án mới đạt hiệu quả. Ngoài ra cần phân công bố trí lao động cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, với trình độ chuyên môn. Chỉ khi có cơ cấu tổ chức thống nhất và hợp lý thì mọi hoạt động mới có thể phát triển tốt được. 2.2.5. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ phục vụ cho công tác lập dự án Công ty hiện nay các máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác lập dự án được trang bị khá đấy đủ gồm có các máy tính nối mạng Internet, mạng nội bộ máy in, điện thoại cố định giữa các phòng ban, máy fax... Điều đó vẫn chưa đủ, các nhân viên trong phòng dự án phải thường xuyên cập nhật những phần mềm mới phục vụ cho việc lập dự án. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự án, cũng như nâng cao hiệu quả của công ty, công ty cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án như: Thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại, máy tính xách tay, công ty cần mua sắm thêm các dụng cụ máy tính, máy in, máy phôtô phục vụ cho công tác lập dự án bởi khối lượng công việc của công ty ngày càng lớn hơn và trong điều kiện môi trường ngày càng cạnh tranh ngay ngắt hơn với các đối thủ khác. Mặt khác, do nhu cầu thường xuyên phải đi công tác xa để thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập dự án. Do đó trong thời gian tới công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thêm phương tiện cho ban dự án của công ty. Đầu tư cho các nhân viên trong công ty sử dụng tết các phần mềm hỗ trợ cho việc lập và quản lý dự án đầu tư cũng là một giải pháp vô cùng cần thiết. Hiện nay, trong công tác lập dự án có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ cho công việc này, các phần mềm phổ biến là: Microson Excel, Word, Project, phần mềm dự toán...Cán bộ lập dự án cần phải có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm này. Vì vậy mà công ty cần tổ chức các tập huấn, thuê các chuyên gia lập dự án hướng dẫn cán bộ dự án về cách sử dụng, ứng dụng trang thiết bị phần mềm. 2.2.6. Đầu tư hệ thống sõ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án. Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác lập dự án. Thông tin là một yếu tố đầu vào tạo nên dự án. Yếu tố này sẽ đánh giá xem xét các thông tin đã có đủ điều kiện tiến hành lập một dự án khả thi hay không khả thi. Những thông tin thu thập được thường là các đánh giá, báo cáo, dự báo,... về dự án đang lập. Có càng nhiều dữ liệu thông tin thì dự án lập có chất lượng càng cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lập dự án cần phải xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh Hệ thống cơ sở dữ liệu này phải bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư như: Luật đầu tư, luật xây dựng, luật đất đai, thuế, hợp đồng kinh tế… Công ty tiến hành trang bì các thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác thu thập thông tin. Với hệ thống này quá trình thu thập, lưu trữ phân tích thông tin sẽ được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng nhất cho từng dự án. Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin cho từng dự án từ các nguồn thu thập khác nhau như: Thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư, UBNĐ tỉnh. thành phố, Chủ đầu tư. các dự án tương tự. mạng lntemet, báo chí... Các tài liệu về kỹ thuật có thể tham khảo sách báo kỹ thuật trong các thư viện. các đơn vị kinh tế liên quan, các Viện nghiên cứu, hoặc từ các nhà cung cấp máy móc, thiết bị. 2.2.7. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Lập dự án là một hoạt động với khối lượng công việc tương đối lớn và quan trọng nên cần có đầy đủ cán bộ tham gia quản lý mới có thể hiệu quả được. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động cũng như hiệu quả làm việc của cán bộ làm công tác lập dự án, tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong công ty sẽ nâng cao chất lượng công tác lập dự án. Một công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất kỳ nào muốn hoạt động tốt trước hết phải có đội ngũ quản lý lãnh đạo tốt. Nếu chức năng lãnh đạo của công ty được đảm bảo và phù hợp thì hoạt động của công ty sẽ có hiệu quả cao. Trong công ty hiện nay có Tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo công tác chung. Ban giám đốc luôn sát sao các hoạt động của công ty cũng như phải xây đựng các chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phân công công tác cho từng bộ phận hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó để có thể lập tốt dự án đầu tư cần bố trí, luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban một cách hợp lý. Thời gian tới công ty nên bổ sung thêm nhân lực có trình độ chuyên môn tốt cho công tác lập dự án tại công ty. Về vấn đề tổ chức quản lý là vấn đề rất quan trọng, nếu được tổ chức quản lý hợp lý thì có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiết kiệm thời gian chi phí, sức lực con người trong công tác lập dự án. Phải có sự thống nhất về công việc giữa các phòng ban, mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng giữa các phòng ban cần có sự thống nhất và có liên hệ với nhau về sự thống nhất mục tiêu và thực hiện công việc. KẾT LUẬN Từ khi hình thành xây dựng và phát triển Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô, cơ cấu lĩnh vực ngành nghề, tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ, đời sống vật chất và tinh thần cửa cán bộ, công nhân viên ngày càng được nâng cao. Thời gian qua công ty đã đạt được nhiều thành tích trong công tác lập dự án cũng như trong công tác quản lý dự án. Để đạt được nhũng thành tích trên, toàn thế cán bộ công nhân viên công ty luôn phải không ngừng nỗ lực làm việc hết mình và làm việc một cách hiệu quả tất cả các khâu từ công tác lập dự án, thực hiện dự án, quản lý dự án. Trong đó, công tác lập dự án luôn được thực hiện khá tốt, hoàn thành vai trò của mình, công ty đã thực hiện thành công rất nhiều dự án được giao. Các dự án của công thực hiện đúng quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án do công ty thực hiện các mục tiêu của công ty cũng như của Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những mặt đã làm được, kết quả đầu tư còn có những hạn chế, cần khắc phục như: Trình độ cán bộ làm công tác lập dự án chưa tốt, nội dung công tác lập dự án chưa được hoàn thiện thường xuyên, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho dự án hiệu quả chưa cao... Vì vậy trong nội dung chuyên đề bên cạnh những phân tích đánh giá thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại công ty, tinh viên đã đề xuất một sồ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp. Do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không thề tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung cửa các thầy giáo, cô giáo và các anh chị ở cơ quan sinh viên thực tập để chuyên đề thực tập được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, các anh chị tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã giúp đỡ sinh viên trong thời gian thực tập vừa qua! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, giáo trình Lập dự án đầu tư Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB thống kê, 2005. 2. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo kế hoạch năm 2008. 3. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo thành tích năm 2008. 4. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, hồ sơ năng lực nhà tư vấn năm 5. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo tài chính năm 2005, năm 2006 năm 2007, năm 2008. 6. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nhà ở và làm việc 54 Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. 7. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Dự án khu nhà ở Xuân Đỉnh-Từ Liêm - Hà Nội. 8 . Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nghỉ đường và biệt thự sinh thái Hòn Rớ - Nha Trang. 9. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nhà ở sinh thái bền vững Quế Võ - Bắc Ninh. 10. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA tổ hợp nhà ở - Văn phòng dịch vụ 25 Lạc Trung - Hà Nội. 11. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA nhà máy gạch Hợp Tiến - Mỹ Đức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31430.doc
Tài liệu liên quan