Chuyên đề Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty EMI.CO

Để cho quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ khi họ tham gia lao động sản xuất ở doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền lương được gọi là thước đo giá trị sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần người lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, doanh nghiệp luôn coi trọng sử dụng hiệu quả sức lao động để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty EMI.CO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên môn và kết quả làm ra. 1.5.2. Chế độ của Nhà nước quy định về các khoản trích theo lương. - Căn cứ để tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ3. + Bảo hiểm xã hội (BHXH): được hình thành nhằm mục đích trả lương cho cán bộ công nhân viên khi nghỉ hưu hoặc giúp đỡ công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, phải nghỉ việc… Qũy BHXH được hình thành bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định của tiền lương phải trả cho công nhân viên. Theo chế độ hiện hành: hàng tháng doanh nghiệp trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% lương cấp bậc, chức vụ hợp đồng, hệ số lương bảo lưu, phụ cấp chức vụ, thâm niên, khu vực, đắt, đỏ,… của công nhân viên. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động còn lại 5% được trừ vào lương của người lao động. Số tiền thuộc quỹ BHXH được nộp lên cơ quan quản lý xã hội để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, tiền tử tuất… các khoản thanh toán cho người lao động bị ốm đau, thai sản… được thanh toán theo chứng từ thực tế. + Bảo hiểm y tế (BHYT): Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ quy định tính theo tiền lương cơ bản của công nhân viên trong tháng. Theo quy định hiện hành: qũy BHYT được tính theo tỷ lệ 3% tiền cấp chức vụ, thâm niên, khu vực, đắt, đỏ, của công nhân viên. Trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí 2%, người lao động chịu 1% trừ vào lương. Qũy BHYT được nộp cho cơ quan BHYT để tài trợ viện phí tiền thuốc men khi ốm đau phải vào bệnh viện của công nhân viên. + Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Được sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân viên trong doanh nghiệp. Theo quy định một phần KPCĐ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp, phần còn lại nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên. KPCĐ được hình thành do sản xuất kinh doanh tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định: Theo chế độ hiện hành: KPCĐ trích hàng tháng bằng 2% tiền lương phải trả cho công nhân viên. Tòan bộ KPCĐ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng lao động trong doanh nghiệp. + Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Theo quy định tại Thông tư số 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ tài chính: quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động. Theo quy định nếu quỹ dự phòng mất việc làm năm nay không chi hết thì được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trả cho người lao động mất việc làm, thôi việc trong năm tài chính, thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Mức quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1-3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp từ quy định vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm khoảng trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tính và hạch tóan vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Thời điểm trích lập qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm vào lúc khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính. 1.6. Các hình thức tiền lương. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ tiền lương mà vẫn đảm bảo được lợi ích của người lao động cũng như của doanh nghiệp đó là: Hình thức tiền lương theo thời gian. Hình thức tiền lương theo sản phẩm. 1.6.1. Hình thức tiền lương theo thời gian. Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương theo thời gian phải được trả được tính bằng thời gian làm việc nhân với đơn giá tiền lương thời gian áp dụng đối với từng lao động. Tùy theo hình thức và tính chất lao động khác nhau của mỗi ngành nghề cụ thể sẽ có một thang lương riêng, mỗi thang lương có nhiều bậc lương tương ứng với mỗi loại lương có một mức lương thời gian khác nhau. Mặt khác, tùy theo nhu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách: + Lương thời gian giản đơn. + Lương thời gian có thưởng. - Lương thời gian giản đơn được tính theo đơn giá tiền lương cố định. Lương thời gian giản đơn được chia thành: Lương tháng = Mức lương ngày x Ngày thực tế làm việc trong tháng * Lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm: tiền lương cấp bậc và các khoản thu nhập cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng trả cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động có tính chất sản xuất. Mức lương tháng theo bậc x Hệ số các loại phụ cấp Lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ * Lương ngày: được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ (số ngày chế độ là 26 ngày). Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp xã hội phải trả công nhân viên, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo lao động. * Lương giờ: được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (số giờ chế độ là 8 giờ). Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. * Lương công nhật: là hình thức đặc biệt trong lương theo thời gian. Đây là tiền lương trả cho người làm việc tạm thời chưa được xếp vào thang lương, bậc lương. Theo cách trả lương này người lao động làm việc ngày nào được hưởng lương theo ngày ấy theo định mức quy định cho từng công việc. Hình thức trả lương này áp dụng cho những người làm việc thời vụ, tạm thời. - Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn liền lương với chất lượng và kết quả lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất. Kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, có kỷ luật và năng suất lao động. Các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho những loại công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá lương sản phẩm. Trong đìêu kiện cách mạng khoa học kỹ thuật, trình độ cơ giới hóa, tự động hóa ngày càng cao chế độ trả lương theo thời gian có thưởng ngày càng được mở rộng. - Ưu điểm và nhược điểm cảu hình thức trả lương thời gian. + Ưu điểm : Tận dụng hết thời gian mà doanh nghiệp quy định cho từng công nhân, dễ quản lý công nhân và giờ giấc của doanh nghiệp. + Nhược điểm: Công nhân chỉ để ý đến thời gian chứ không lo đến số lượng sản phẩm mình làm ra. Dẫn đến kết quả làm việc không cao, chất lượng làm việc không đảm bảo đối với công nhân sản xuất ra sản phẩm. Công nhân chỉ làm đúng hết thời gian của mình rồi nghỉ chứ không quan tâm đến sản phẩm tạo ra. 1.6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 1.6.2.1. Khái niệm hình thức trả lương theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm hòan thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu, khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. 1.6.2.2. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm. - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm (Không hạn chế số lượng sản phẩm hòan thành). Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm bảo dưỡng máy móc thiết bị. Với trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp (công nhân trực tiếp sản xuất) để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm). - Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: với hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ với định mức lao động của họ. Thường áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy mạnh tiến độ sản xuất cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định mức lao động cũ. - Trả lương theo khối lượng hoặc khoán công việc: là hình thức tiền lương, trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm. - Trả lương cho sản phẩm cuối cùng: Tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hòan thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm tập thể: theo hình thức này trước hết tính tiền lương cho cả tập thể (tổ) sau đó tiến hành chia lương cho từng người trong tập thể (tổ) theo các phương pháp: + Theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và hệ thống lương cấp bậc của từng người (hoặc mức lương cấp bậc của từng người) để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng người áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc được giao. + Theo thời gian làm việc cấp bậc kết hợp với bình công chấm điểm chia làm hai phần: * Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được chia cho từng người lao động theo hệ số lương cấp bậc (hoặc mức lương cấp bậc) và thời gian thực tế làm việc của từng người. * Phần tiền lương sản phẩm còn lại được chia theo kiểu cấu bình công chấm điểm. Hình thức trả lương sản phẩm rất có ưu điểm là: đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động tiền lương gắn chặt với sản lượng, chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Vì vậy, hình thức tiền lương theo sản phẩm tập thể (sản phẩm công việc do nhóm, tổ lao động tạo ra) cần tổ chức vận dụng cách chia lương phù hợp, chia lương theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật kết hợp với hình thức trả lương bình điểm, chia lương theo bình điểm. 1.7. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương. Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế toán tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh tóan kịp thời, đầy đru tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách, chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương. Mở số kế toán lao động tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng với đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách, chế độ vè lao động tiền lương. 1.8. Nội dung và phương pháp tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo quy định hiện hành hàng năm người lao động nghỉ phép theo chế độ vẫn được hưởng lương, trích trước tiền lương nghỉ phép để tránh sự biến động lớn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc nghỉ phép của công nhân viên giữa các tháng không đều. - Mức trích tiền lương nghỉ phép được xác định như sau: Mức lương trích trước Tiền lương thực tế đã Tỷ lệ trích Tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trước = x S Tiền lương nghỉ phép theo KH của CNSX S Tiền lương chính KH của CNSX Tỷ lệ trích trước = Trong đó: * Khi trích trước tiền lương CNSX: Nợ TK 622 Có TK 335 * Khi trả tiền lương nghỉ phép cho CNSX Nợ TK 335 Có TK 334. 1.9. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.9.1. Chứng từ lao động tiền lương. - Các chứng từ ban đầu như: Bảng chấm công hoặc theo dõi công tác của tổ, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu giao nộp sản phẩm, hợp đồng giao khoán, phiếu nghỉ hưởng BHXH… để lập bảng tính lương và thanh toán lương hoặc BHXH cho người lao động căn cứ vào bảng tính lương cùng các khoản trích theo lương vào chi phí của từng phân xưởng, từng bộ phận sử dụng lao động. 1.10. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. 1.10.1. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng. - Tài khoản 334: “Phải trả công nhân viên”. - Tài khoản 338: “Phải trả, phải nộp khác”. - Tài khoản 335.3: “Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm”. * Tài khoản 334: “Phải trả công nhân viên”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên về tiền lương, công, thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. + Kết cấu và nội dung phản ánh. Nợ Có TK 334 - Các khoản tiền lương, tìên công, tiền thưởng, tiền BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương tiền công của công nhân viên - Các khoản tiền lương, tìên công, tiền thưởng, tiền BHXH và các khoản phải trả, phải chi cho cán bộ công nhân viên. - Các khoản tiền lương, tìên công, tiền thưởng, tiền BHXH và các khoản còn phải trả cho cán bộ công nhân viên. * Chú ý: Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp rất đặc biệt khi các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền BHXH, tiền công mà doanh nghiệp đã trả cho công nhân viên lớn hơn số phải trả. * Tài khoản 335.3: “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”, tài khoản này phản ánh số hiện có tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp. Nợ Có TK 335.3 - Trợ cấp tiền cho người lao động mất việc làm. - Chi đào tạo lại cho người LĐ. - Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của cấp trên (đối với cấp dưới) - Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tính vào chi phí quản lý trong doanh nghiệp. - Do cấp dưới nộp tiền lên để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho cấp trên. - Số quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện có tại doanh nghiệp + Kết cấu và nội dung phản ánh. * Tài khoản 338: “ Phải trả, phải nộp khác”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản từ 331-336. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán (TK 338.7) “Doanh thu chưa thực hiện”. Nợ Có TK 338 - BHXH phải trả cho công nhân viên - KPCĐ chi tại doanh nghiệp. - Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH, BHYT, KPCĐ. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trích BHYT, BHXH, khấu trừ vào lương của công nhân viên. - Các khoản thanh tóan về tiền nhà, tiền điện, tiền nước đối với công nhân viên ở tập thể. - BHXH, KPCĐ chi vượt mức được cấp lên. - Số tiền còn phải trả, phải nộp khác, BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi tiết. - Tài khoản này có thể có số dư bên nợ. Trong trường hợp số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ chi vượt mức nhưng chưa được cấp bù. + Tài khoản 338 có 6 tài khoản cấp 2: TK 338.1: “Tài sản thừa chờ xử lý” TK 338.2: “Kinh phí công đoàn” TK 338.3: “Bảo hiểm xã hội” TK 338.4: “Bảo hiểm y tế” TK 338.7: “Doanh thu chưa thực hiện” TK 338.8: “Phải trả, phải nộp khác”. 1.10.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: a. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. (1) Tính ra tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho CNV: Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 Có TK 338 (338.2, 338.3,338.4). (2) Tiền thưởng phải trả cho CNV: Nợ TK 431 Có TK 334 (3) Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn, tử tuất…) phải trả cho CNV Nợ TK 338.3 Có TK 334 (4) Tính ra tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV: Nợ TK 623, 627, 641, 642 hoặc 335 Có TK 334 (5) Các khoản phải khấu trừ vào lương vào thu nhập của CNV như: tiền tạm ứng, BHXH, BHYT, tiền thu bồi thường theo quy định xử lý. Nợ TK 334 Có TK 141, 138, 338 (338.3, 338.4). (6) Tính ra tiền thuế thu nhập của CNV phải nộp cho nhà nước. Nợ TK 334 Có TK 338.8 (7) Khi tạm ứng trước tiền lương hoặc trả lương, tiền công cho CNV Nợ TK 334 Có TK 111, 112. (8) Thanh toán các khoản phải trả cho CNV: Nợ TK 334 Có TK 111, 112. (9) Trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hóa. (9a) Đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào doanh thu nội tệ là doanh thu chưa thuế: Nợ TK 334 Có TK 333.1.1 Có TK 512. (9b) Đối với sản phẩm hàng hóa – dịch vụ không chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh vào doanh thu nội bộ là giá thanh toán: Nợ TK 334 Có TK 512 (giá thanh toán bao gồm thuế GTGT (nếu có)) (10) Chi phí tiền ăn ca phải trả hco CNV cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho các đối tượng sử dụng lao động. Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334. Khi chi tiền ăn ca, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112. (11) Nộp BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ BHYT cho CNV: Nợ TK 338 (338.2, 338.3, 338.4) Có TK 111, 112 (12) KPCĐ chi vượt mức và được cấp bù. Nợ TK 111, 112 Có TK 338.2 (13) Số BHXH đã chi trả cho CNV khi được cơ quản BHXH thanh toán: Nợ TK 111, 112 Có TK 338.3 (14) Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép. Theo quy định hiện hành hàng năm người lao động nghỉ phép theo chế độ vẫn được hưởng lương, trích trước tiền lương nghỉ phép để tránh sự biến động lớn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc nghỉ phép của CNV giữa các tháng không đều. Mức lương trích trước Tiền lương thực tế đã Tỷ lệ trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân sx trước = x - Mức trích tiền lương nghỉ phép được xác định như sau: S Tiền lương nghỉ phép theo KH của CNSX S Tiền lương chính KH của CNSX Tỷ lệ trích trước = Trong đó: (14a) Khi trích trước tiền lương CNSX Nợ TK 622 Có TK 335 (14b) Khi trả tiền lương nghỉ phép cho CNSX Nợ TK 335 Có TK 334. b. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (TK 335.3) (1) Cuối niên độ kế toán khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm thì tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nợ TK 642 Có TK 335.3 (2) Số tiền thu của cấp dưới để trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của cấp trên: Nợ TK 111, 112, 136 Có TK 335.3 (3) Khi chi trả trợ cấp, thôi việc, mất việc làm cho người lao động: Nợ TK 335.3 Có TK 111, 112 (4) Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu tiếp tục được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp trong kỳ, khi chi tiền kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 111, 112 (5) Khi chi tiền để trợ cấp cho người lao động mất việc làm chi đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật cho người lao động: Nợ TK 335.3 Có TK 111, 112. (6) Trích nộp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho cấp trên. Nợ TK 335.3 Có TK 111, 112, 136 Sơ đồ hạch toán tiền lương Nợ TK 141,138,338,338 Có Các khoản khấu trừ vào tiền lương CNV Nợ TK 334 Có Lương phải trả công nhân sản xuất Nợ TK 622 Có Nợ TK 111 Có Thanh toán tiên lương và các khoản khác cho CNV=TM Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng Nợ TK 627 Có Nợ TK 141,138,338,338 Có Các khoản khấu trừ vào tiền lương CNV Nợ TK 512 Có Thanh toán tiên lương = sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 641,642 Có Nợ TK 33.1 Có Phần II thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty EMI.CO 2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 2.1.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp. - Công ty được thành lập vào ngày 29-12-1992 theo quyết định số 27-92-QĐ/TCC3/LĐĐTNVN. - Công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tìm kiếm thăm dò nhu cầu lao động của nước ngoài. + Thực hiện dịch vụ và du lịch và được chuyển tiền về mua bán hàng hoá cho người lao động. + Được phép liên doanh, liên kết kinh doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Công ty EMI.CO hoạt động theo các nguyên tắc sau: - Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đài tiếng nói Việt Nam, sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng và quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan. - Thực hiện sự quản lý trực tiếp các Trung tâm, chi nhánh, chỉ đạo Thống nhất về quản lý kinh doanh, dịch vụ trong toàn Công ty theo đúng luật doanh nghiệp. - Thực hiện chế độ Thu chi về tài chính theo đúng những nguyên tắc chế độ đã quy định và được bổ sung từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. - Tổng Giám đốc Công ty EMI.CO thực hiện sự quản lý theo chế độ Thủ trưởng đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty với chức năng chính là xuất khẩu lao động đi nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan do đó việc tổ chức kinh doanh mang những đặc thù riêng. Nên việc kế toán khác với các doanh nghiệp khác. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị KT. Nhiệm vụ của đơn vị kế toán. - Thu thập và xử lý thông tin theo đối tượng và nội dung của công tác kế toán, theo chuẩn mực kế toán và theo chế độ kế toán. - Kiểm tra, kiểm soát, giám sát các khoản thu, chi về tài chính và tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Thanh toán các khoản nợ, kiểm tra tình hình sử dụng các loại tài sản nguồn vốn, vốn vay, các quỹ … để nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán để nhằm tham mưu đưa ra những giải pháp giúp quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập. khái quát quá trình xuất khẩu lao động của công ty như sau: Sơ đồ: Tuyển dụng lao động Kiểm tra các yếu tố cần thiết (trình độ, sức khoẻ) Đào tạo nâng cao trình độ Kiểm tra lại Xuất khẩu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty EMI.CO Tổng Giám Đốc Trợ lý Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ Các văn phòng đại diện các nước Chi nhánh phía Nam Phòng KHTH Phòng quản trị VT Đội xe Phòng TCHC XN XD Phòng Tài chính Phòng XNK Trung tâm đào tạo khái quát bộ máy của phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp TSCĐ (Phó phòng) Kế toán phụ trách tiền lương của người đi lao động nước ngoài Kế toán tiền mặt Bộ phận kế toán cơ sở Kế toán tiền lương Kế toán ngân hàng Kế toán XNK Thủ quỹ * Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ về mọi hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp lập chứng từ ghi sổ một cách kịp thời và chính xác, cụ thể: - Bảng kê chứng từ được lập theo định kỳ hàng tháng, mỗi tài khoản được ghi riêng từng cột. - Chứng từ ghi sổ là hình thức sổ rời được mở riêng cho từng bảng kê chứng từ, căn cứ phát sinh theo từng tài khoản để lên chứng từ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh. - Sổ cái: được mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản được mở một trang. - Các sổ chi tiết dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng riêng. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ gốc Sổ cái Bảng cân đối số PS Báo cáo TC Ghi chú: ghi hàng ngày ghi hàng tháng đối chiếu kiểm tra a. Về khó khăn: Các chi phí về tìm hiểu thị trường thâm nhập thị trường cũng như các chi phí khác để đưa người lao động ra làm việc nước ngoài, công tác phí đều rất lớn. - Một số thị trường lao động có phân biệt chủng tộc. - Sự hiểu biết về pháp luật lao động quốc tế và ngoài nước có ảnh hưởng đến ký kết. b. Thuận lợi. - Do mức sống của lao động nước ta còn thấp so với khu vực trên thế giới. - Người lao động nước ta thông minh, khéo tay, có trình độ tiếp thu nhanh. tình hình chung về quản lý STT Diễn giải HĐ không xác định thời hạn HĐ xác định thời hạn HĐ vụ việc Tổng số 1 Khối văn phòng 28 5 8 41 2 Khối XNKLĐ 48 22 12 82 3 Khối XKHH 12 5 6 23 4 Khối đào tạo 32 6 18 56 5 Văn phòng Đài Loan 2 2 4 Cộng 122 40 44 206 ở công ty, số lao động đưa đi làm việc ở Đài Loan vượt kế hoạch của năm 2005 là: 2.834 người, vượt 15,67%(2834/2450). Do chỉ tiêu lao động vượt nên doanh thu năm 2005 vượt trên 0,3% (13.141.281.000/13.100.000đ). Do vậy tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương năm 2005 như sau: Lao động có mặt đến 31/12/2005 là: 185 người. Lao động bình quân năm 2004 là: 193 người. + Quỹ lương kế hoạch: 3.167.048.730đ + Quỹ lương thực hiện: 3.064.940.950đ + Đơn giá tiền lương thực hiện: 241đ/1.000DT + Lương cấp bậc công việc sau khi điều chỉnh: 942.000đ + Thu nhập bình quân: 1.323.376đ. Tổ chức hạch toán tiền lương. Nhằm động viên mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ, khuyến khích những người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tránh phân phối theo chủ nghĩa bình quan cụ thể của những nguyên tắc trên là: Quỹ tiền lương của đơn vị được xác định bằng cách lấy doanh thu thực hiện nhân với giá tiền lương được duyệt. Phương pháp tính toán xác định thu nhập. Thu nhập của từng cán bộ công ty được xác định qua các bước như sau: - Xác định quỹ tiền lương cơ bản của đơn vị. QLCb SnTLCb trong đó: QLCb: Quỹ lương cơ bản của đơn vị. n: Số CB CNV trong đơn vị. TLCb: Tiền lương cơ bản trong tháng của mỗi cá nhân trong đơn vị. Mà: TLCb sẽ được xác định theo công thức: trong đó: Ltt: Lương tối thiểu KCb: Hệ số lương cơ bản Kbs: Hệ số bổ sung lương cấp bậc, do thủ trưởng đơn vị đề nghị quyết định cho từng quý hoặc năm. Ktn: Hệ số trách nhiệm chức vụ theo chế độ nhà nước. Kff: Hệ số phân phối theo doanh thu, do văn phòng làm tham mưu để tổng Giám đốc quyết định cho từng tháng. Tg: Số ngày công làm việc trong tháng của mỗi người. - Xác định quỹ lương thu nhập thực tế được lĩnh của đơn vị. QLtn = QLCb(1+Kff) trong đó: QLtn: Quỹ lương thu nhập thực tế được lĩnh của đơn vị. Kff: Hệ số thành tích của đơn vị do Tổng Giám đốc xác định cho từng đơn vị theo bảng phân loại sau: Thành tích của đơn vị Hệ số yếu -0,1 Bình thường 0,1 Khá 0,5 Tốt 0,7 Xuất sắc 0,1 QLtt = SnTLtt trong đó: QLtt: Quỹ lương tính toán của đơn vị. TLtt: Tiền lương tính toán của mỗi cá nhân được tính theo công thức sau: TLtt = TLCb .(1+Khq) Khq: Hiệu quả làm việc của từng cá nhân do thủ trưởng đơn vị trực tiếp đánh giá theo bảng phân loại về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quỹ lương thực hiện của công ty được trích lập quỹ dự phòng để chi thưởng. Thưởng từ lợi nhuận: Các phương pháp tính lương: + Tiền lương thời gian trong 1 tháng Lương cơ bản Số ngày làm việc theo chế độ (26 ngày) = x Số ngày làm việc thực tế * Tính lương theo thời gian. + Lương thời gian tháng Bậc lương 24,5 = x Ngày công thực tế x Hệ số Mức lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc Tiền lương tính theo doanh thu mà các lao động Ví dụ: Cụ thể về cách tính lương ở khối văn phòng (Số liệu tháng 3) Ông Vũ Công Minh: (1) Bậc lương cơ bản là: 5,72 (2) Ngày công: 22,5 ngày (3) Tiền lương cơ bản: 1.513.512đ (4) Khq: 1,5 (5) Tiền lương thu nhập: 3.783.780đ (6) ăn ca 180.000đ (7) PC đi lại: 50.000đ (8) Thu nhập thực tế: 4.013.780đ (8=5+6+7) (9) BHXH: 60.060đ (10) Lương kỳ I+kỳ II: 3.953.720đ (10=8-9) Hạch toán lương bộ phận trực tiếp sản xuất: Các bộ phận trực tiếp nên công ty hiện nay đã trình bày ở phần trên là hưởng lương theo doanh thu. Chứng từ dùng để hạch toán tiền lương gồm nhiều loại như: Bảng chấm công, phiếu giao việc, công việc hoàn thành, Bảng kê khối lượng công việc thực hiện, Bảng tổng hợp lương khoán, phiếu nghỉ, BHXH … Hạch toán lượng sản phẩm được tiến hành theo một trình tự hợp lý và khoa học. Theo phiếu chi kế toán định khoản: Nợ TK 334: 74.255.130đ Có TK 111: 74.255.130đ - Bộ phận tiền lương chi trả trực tiếp cho các đối tượng tạo nên doanh thu (thực tế là số tiền lương trả cho những người lao động xuất khẩu) là 2/3 tương ứng là: 813.215.154. Trong số này, có các hoạt động cụ thể được tính toán ra như sau: Doanh thu lao động Bộ : 480.494.162đ Doanh thu lao động Thuỷ : 240.247.080đ Doanh thu lao động Du Bai : 2.205.714đ Doanh thu lao động xuất khẩu : 38.000.000đ Doanh thu h.6V6Đ : 34.257.605đ Xuất khẩu hàng hoá : 11.010.593đ Cộng = 813.215.154đ. * Bộ phận gián tiếp: 406.607.577đ Căn cứ này kế toán lập chứng từ ghi sổ với 135 theo định khoản: Nợ TK 154 (622) 813.215.154đ Có TK 642 406.607.577đ Có TK 334 1.219.822.731đ - Lương của bộ phận hành chính. Lương chính = LCB x HSL Lương thực lĩnh = Lương chính + Phụ cấp – BHXH – BHYT+ + Thưởng – Phạt – Trừ khác. Và sau đây là bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương của bộ phận hành chính của Công ty EMI.CO + Kẻ bảng chấm công của tháng 03 năm 2005 Đơn vị: Công ty EMI.CO – Hợp tác lao động Bộ phận: Phòng Hành chính Bảng chấm công Tháng 03 năm 2006 Số TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Đăng Minh Luân GĐ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2 Nguyễn Thị Mai Chi PGĐ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3 Đào Thị Hoàng Yừn PTP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X 4 Lưu Cộng Hòa TP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X 5 Hoàng Thị Liễu NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X 6 Nguyễn Thị Trang NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 7 Trần Trọng Quỳnh Thử việc Cộng Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty EMI.CO – hợp tác lao động Bộ phận: Phòng Hành chính Bảng thanh toán tiền lương Tháng 03 năm 2006 Số TT Họ và tên Chức vụ Lương CB HSL L.chính Phụ cấp BHXH BHYT Thưởng Phạt Trừ khác Thực lĩnh Ký nhận Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Nguyễn Đăng Minh Luân GĐ 290.000 5,72 1.651.800 481.980 106.689 21337,8 300.000 2.305.753,2 2 Nguyễn Thị Mai Chi PGĐ 290.000 4,38 1.270.200 254.040 76242 15242,4 300.000 1.732.785,6 3 Đào Thị Hoàng Yừn PTP 290.000 3,57 1.035.300 51765 10353 300.000 1.273.183 4 Lưu Cộng Hòa TP 290.000 4,38 1.270.200 254040 76212 15242,4 300.000 1.732.785,6 5 Hoàng Thị Liễu NV 290.000 2,56 742.400 74240 40832 8166,4 300.000 1.067.641,6 6 Nguyễn Thị Trang NV 290.000 2,52 730.800 36540 7308 300.000 986.952 7 Trần Trọng Quỳnh Thử việc 600.000 100.000 700.000 8 Cộng - - - 7.300.700 1.064.300 388.280 77.650 1.900.000 9.799.101 Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2006 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc Ghi chú: Mức phụ cấp: GĐ: 30% và TP: 20%; PTP: 10%. Chứng từ ghi sổ Số: 130 Ngày 31 tháng 03 năm 2006 STT Trích yếu Số liệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 K/ chuyển hàng báo trả lại 511 9.476.511 531 9.476.511 2 Tạm trích quỹ lương 154 813.215.154 Q1/05 642 406.607.577 334 1.219.822.731 3 K/chuyển chi phí SX KD 632 2.706.434.584 154 2.703.434.584 4 K/chuyển giá vốn 911 17.329.266.417 632 17.329.266.417 5 K/chuyển CPQL 911 1.251.205.132 642 1.251.205.132 6 K/chuyển doanh thu 511 19.175.524.246 911 19.175.524.746 7 K/chuyển CP TNHĐTC 711 338.925.615 911 338.925.615 8 K/chuyển CP HĐTC 911 59.114.335 811 59.114.335 9 Thuế phải nộp 421 4.039.341 3335 4.039.341 10 K/chuyển lãi 911 874.864.477 421 874.864.477 Hạch toán các khản trích theo lương. Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tiền lương và các khỏan trích theo lương. ở công ty EMI.CO kế toán tiền lương sử dụng các TK 334(334.1), TK 334.4, TK 138, TK 642, TK 338. Việc trích BHXH và kinh phí cùng đoàn được thực hiện theo hàng quý trên cơ sở số sổ tính hàng quý và quyết toán điều chỉnh của quý này. Ví dụ: Theo biểu Bảng tính BHXH Quý I/2006 (Trang sau) Số phải nộp về BHXH: Trong quý I là: 38.406.936 đ. Về số kinh phí cùng đòan là: 4.383.446đ Việc thanh toán lương và trợ cấp bán hàng tháng việc thanh toán, trả lương làm 2 lần: Lần 1 tạm ứng; lần 2 thanh toán nốt, khi tạm ứng và thanh toán đều phải có phần chi và bảng kê làm theo. Theo cơ sở các chứng từ ghi sổ cuối tháng kế toán ghi vào sổ cái: Sổ cái TK 334 – Lương trả CN trực tiếp. Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/03/2006 Dư đầu kỳ: 2.423.983.390đ TKĐƯ Phát sinh trong kỳ Lũy kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 111.1 452.342.292 500.000 452.342.292 500.000 131 26.100.000 0 26.100.000 0 1368 16.000.000 0 16.000.000 0 141 41.786.435 0 41.786.435 0 622 0 813.215.154 0 813.215.154 642.1 0 406.607.577 0 406.607.577 Tổng 536.228.727 1.220.322.731 536.228.727 1.220.322.731 Dư cuối kỳ 0 3.220.322.731 Ngày 31 thángn 03 năm 2006 Bảng tính bảo hiểm xã hội quý I/2006 I/Tháng1 Tên đơn vị Hệ số Tổng quỹ lương 15% 5% Ghi chú 1 Văn phòng công ty 92,236 19.369.560 2.905.434 968.478 2 Trung tâm PTVL 40,19 8.439.900 1.265.985 421.995 3 Trung tâm XKTV 25,03 5.256.300 788.445 262.815 4 Trung tâm đào tạo 29,14 20.189.400 3.028.410 1.009.470 138.8 5 Trung tâm XKXD 3,23 678.300 101.745 33.915 6 Trung tâm GCGD 7,58 1.591.800 238.770 79.590 7 Phòng XNK 5,6 1.176.000 176.400 58.800 8 CBCNV khác 17,85 3.748.500 562.275 187.425 138.8 Tổng cộng: 60.449.760 9.067.464 3.022.488 I/Tháng2 1 Văn phòng công ty 96,456 20.255.760 3.038.364 1.012.788 2 Trung tâm PTVL 40,19 8.439.900 1.265.985 421.995 3 Trung tâm XKTV 25,03 5.526.300 788.445 262.815 4 Trung tâm đào tạo 29,14 20.189.400 3.028.410 1.009.470 138.8 5 Trung tâm XKXD 3,23 678.300 101.745 33.915 6 Trung tâm GCGD 8,114 1.703.940 255.591 85.197 7 Phòng XNK 5,6 1.176.000 176.400 58.800 8 CBCNV khác 17,85 3.748.500 562.275 187.425 138.8 Tổng cộng: 61.448.100 9.217.215 3.072.405 I/Tháng3 1 Văn phòng công ty 98,476 20.679.960 3.101.994 1.033.998 2 Trung tâm PTVL 40,73 8.553.300 1.282.995 427.665 3 Trung tâm XKTV 27,59 5.793.900 869.085 289.695 4 Trung tâm đào tạo 96,14 20.189.400 3.028.410 1.009.470 138.8 5 Trung tâm XKXD 3,23 678.300 101.745 33.915 6 Trung tâm GCGD 9,894 2.077.740 311.661 103.887 7 Phòng XNK 5,6 1.176.000 176.400 58.800 8 CBCNV khác 17,85 3.748.500 562.275 187.425 138.8 Tổng cộng: 62.897.100 9.434.565 3.144.855 Thu bổ sung văn phòng công ty; 7.239.720; 1.085.958; 361.986 Tổng quỹ lương trích BHXH Quý I/2006: 184.794.960đ. Số phải nộp BHXH 20% + Thu bổ sung: 38.406.936đ. Số hạch toán Quý I/2006 + Thu bổ sung: 38.406.936đ. Hạch toán: Nợ TK 642: 10.436.985đ Nợ TK 154: 20.373.789đ Có TK 338.3: 38.406.936đ Chứng từ ghi sổ Số: 131 Ngày 31 tháng 03 năm 2006 TT Trích yếu Số liệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Bảng tính BHXHQ1/05 642 154 138.8 10.436.985 7.596.162 20.373.789 338.3 38.406.936 2 Trích kinh phí công đoàn Q1/05 154 642 1.276.155 3.097.291 338.2 4.373.446 334 1.219.822.731 3 K/chuyển chi phí chế phổ 642 154 459.001.404 929.322.960 142 1.388.324.364 4 Doanh thu LĐ Đài Loan 131 14.553.000 511 14.553.000 5 Hạch toán BHXH 131 2.079.000 338.8 2.079.000 6 K/chuyển doanh thu 511 19.175.524.246 3335 4.039.341 Sổ cái Tên tài khoản: 338.2 Đơn vị tính: ĐVN Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 101 3/06 Chi tiền mặt bảng kê 13 111.1 4.270.105 131 3/06 Tính KPCĐ Q1 154+462 4.373.446 Tên tài khoản: 338.3 Đơn vị tính: ĐVN Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ghi sổ Số tiền SH Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 96 3/06 Chi tiền mặt bảng kê 11 111.1 5.117.337 105 - Chi tiền mặt bảng kê 16 - 406.038 109 - Ngân hàng ngoại thương 112.1 7.443.875 131 - Trích BHXH Q1/06 154+642 38.406.936 Tên tài khoản: 338.8 Đơn vị tính: ĐVN Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ghi sổ Số tiền SH Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 01 01/06 Chi tiền mặt bảng kê 01 111.1 5.088.625 02 - Chi tiền mặt bảng kê 02 - 71.609.982 03 - Chi tiền mặt bảng kê 03 - 62.963.982 03 - Chi tiền mặt bảng kê 03 338.8 1.791.840 04 - Chi tiền mặt bảng kê 04 111.1 148.792.577 Sổ cái Tên tài khoản: 334 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ghi sổ Số tiền SH Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 02 01/06 Chi tiền mặt bảng kê 02 111.1 373.800 05 - Chi tiền mặt bảng kê 05 - 200.000 06 - Chi tiền mặt bảng kê 06 - 200.000 07 - Chi tiền mặt bảng kê 07 - 938.400 08 - Chi tiền mặt bảng kê 08 - 36.300.000 09 - Chi tiền mặt bảng kê 09 - 74.800.000 11 - Chi tiền mặt bảng kê 11 - 3.278.300 15 - Chi tiền mặt bảng kê 15 - 101.576.800 32 02/06 Chi tiền mặt bảng kê 01 - 10.726.800 33 - Chi tiền mặt bảng kê 02 - 1.579.200 37 - Chi tiền mặt bảng kê 06 - 285.600 38 - Chi tiền mặt bảng kê 07 - 37.700.000 46 - Chi tiền mặt bảng kê 15 - 7.250.000 73 - Chi nộp công ty T1 136.8 16.000.000 77 - Hòan ứng = chứng từ 141 10.660.00 56 - Chi tiền mặt bảng kê 20 111.1 54.640.000 21 1/06 Thu tiền mặt BKê 05 - 500.000 86 3/06 Chi tiền mặt Bkê 03 - 7.250.000 88 - Chi tiền mặt Bkê 05 - 1.694.700 89 - Chi tiền mặt Bkê 06 - 5.800.000 90 - Chi tiền mặt Bkê 07 - 39.400.000 108 - Chi tiền mặt Bkê 18 - 74.255.130 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ghi sổ Số tiền SH Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 114 - Hoàn ứng = chứng từ 141 14.560.000 135 - Tạm trích quỹ lương Q1 154+ 642 1.219.822.731 04 - Chi tiền mặt Bkê 04 338.8 8.867.200 05 - Chi tiền mặt bảng kê 05 111.1 271.653.092 06 - Chi tiền mặt bảng kê 06 - 8.904.750 07 - Chi tiền mặt bảng kê 07 - 16.059.304 08 - Chi tiền mặt bảng kê 08 - 35.139.592 09 - Chi tiền mặt bảng kê 09 - 17.734.173 10 - Chi tiền mặt bảng kê 10 338.8 648.000 11 - Chi tiền mặt bảng kê 11 111.1 25.131.504 12 - Chi tiền mặt bảng kê 11 338.8 486.000 13 - Chi tiền mặt bảng kê 13 111.1 8.789.975 14 - Chi tiền mặt bảng kê 14 - 17.452.150 15 - Chi tiền mặt bảng kê 15 - 477.135.684 16 - Chi tiền mặt bảng kê 01 338.8 6.500.000 17 - Chi tiền mặt bảng kê 01 111.1 407.247.600 18 - Chi tiền mặt bảng kê 02 141 12.401.500 19 - Chi tiền mặt Bkê 03 111.1 28.930.000 20 - Chi tiền mặt Bkê 04 - 283.370.463 21 - Chi tiền mặt Bkê 05 141 7.670.784 22 - Hàm ứng = Chứng từ 141 20.699.658 23 - Ngân hàng nội tệ 112.1 7.175.000 30 - Ngân hàng ngoại thương 112.2 568.632.000 32 02/06 Chi tiền mặt Bkê 01 111.1 181.812 34 - Chi tiền mặt Bkê 03 - 33.100.000 34 - Chi tiền mặt Bkê 03 338.8 972.000 35 - Chi tiền mặt Bkê 04 111.1 15.206.746 07 01/06 Chi tiền mặt Bkê 07 338.8 5.425.914 Báo cáo tình hình sử dụng tiền lương 2 tháng đầu năm TT Đơn vị Tháng 1 Tháng 2 I Chỉ tiêu SXKD tính đơn Tr.đ 1 Tổng doanh thu hoặc doanh số 1,095.166 1.225,166.600 2 Tổng chi chưa có lương Tr.đ 3 Lợi nhuận Tr.đ 0,091.666.600 0,104.166 Tổng các khỏan nộp NSNN Tr.đ 0,8995 0,96416666 II Quỹ TL tính đơn giá Tr.đ 0,264 0,335833 Trong đó: 1 Quỹ TL theo định mức LĐ - Lao động định biên Người 199 215 - Hệ số lương cấp bậc, công việc BQ 3,02 3,02 - Hệ số BQ các khỏan phụ cấp và tiền thưởng (nếu có) được tính trong đơn giá 0,05 0,05 2 Mức lương tối thiểu của DN được áp dụng 302 378 Quỹ lương của CBCNV nếu chưa tính định mức LĐ - Biên chế - Lương cấp bậc chức vụ BQ - Phụ cấp lương BQ III Đơn giá tiền lương Đồng 241 274.1 IV Quỹ phụ cấp và chế độ khác (nếu có không được tính theo đơn giá) 0,196666666 V Quỹ TL làm thêm giờ VI Tổng Qũy TL chung(II+IV+V) Tr.đ 3,065 0,5324999 Ngày 28 thán 02 năm 2006 Người lập Thủ trưởng đơn vị Phần III Nhận xét, kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Nhận xét đánh giá chung công tác kế toán tiền lương và tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ lương tại Công ty EMI.CO. * Ưu điểm: Công ty EMI.CO - Hợp tác lao động từ ngày thành lập công ty đến thời gian này đã đào tạo ra nhiều lao động sang Đài Loan. Và số lao động sang Đài Loan được người chủ lao động tín dụng và không có ý định trốn ra ngoài nên được nhiều đối tác hợp tác. Công ty đã được nhiều lao động đến đăng ký để xuất khẩu, có uy tín giúp cho các lao động từ các tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương… có được mức sống ổn định từ xuất khẩu sang Đài Loan. Công ty không ngừng đào tạo lao động, để đạt được mục tiêu mà Công ty đã đặt ra. Và Công ty đã đạt được hơn mục tiêu đã đặt ra đó là do sự quản lý của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty xây dựng mô hình quản lý một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, để phát huy tính chủ động trong đào tạo với bộ máy quản lý gọn nhẹ. Công ty có 1 lực lượng lao động có kiến thức, khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Công ty đã vận dụng hình thức trả lương hợp lý trên cơ sở đào tạo của mình. Chính vì hình thức trả lương hợp lý đã kích thích, động viên được tinh thần làm việc của cán bộ trong Công ty. * Nhược điểm: Công ty EMI.CO - Hợp tác lao động là đào tạo lao động sang nước ngoài nên có ít nhiều mang những đặc thù riêng. Sự hiểu biết về pháp luật lao động quốc tế và ngoài nước có ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng. Kế toán khó khăn trong việc sắp xếp giấy tờ và quản lý giấy tờ. * Một số kiến nghị nhận xét về công tác Hạch toán TL và các khoản trích theo lương: Qua quá trình thực tập tại Công ty EMI.CO – Hợp tác lao động với sự nghiêm túc tìm hiểu về các phần hành kế toán tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ phòng tài vụ, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu phần hành kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lương. Kết thúc kỳ thực tập của mình, tôi có một số ý kiến nhận xét về công tác tổ chức kế tóan nói chung và tổ chức kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lương nói riêng. Là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Công ty luôn luôn cố gắng khắc phục những khó khăn nhất là trong việc đào tạo lao động sang nước ngoài. Với công tác cải cách hành chính, Công ty đã tổ chức sắp xếp lại các phòng ban chức năng cho phù hợp với quy mô hoạt động mới của Công ty. Cùng với quá trình chuyển đổi ấy, công tác kế toán tài chính của Công ty luôn được coi trọng, không ngừng thay đổi về cơ cấu và phương thức hạch toán và tuân thủ những quy định, chế độ kế toán của Nhà nước. Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau: - Tồn tại thứ nhất: Hiện tại ở Công ty đã thực hiện trích bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ LĐ và TBXH nhưng công ty chưa thực hiện trích BHYT và KPCĐ cho người lao động. - Tồn tại thứ hai: Lương cơ bản của Công ty tính trên đơn giá tiền lương cơ bản (nhân tố này được lập dựa trên doanh thu của công ty). Công ty là một doanh nghiệp có tính chất kinh doanh đặc thù theo mùa vụ do đó việc phân bổ đơn giá tiền lương doanh thu phải được cân đối giữa các kỳ trong năm. - Tồn tại thứ ba: Việc tính tiền lương và hạch toán tiền lương phải trả hiện nay. - Tồn tại thứ tư: Tính BHXH, KPCĐ - Tồn tại thứ năm: Việc lập chứng từ ghi sổ. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán. Kiến nghị thứ nhất: Về đơn giá tiền lương. Như đã nói ở trên, để khắc phục tồn tại trên và phát huy hiệu quả lâu dài hơn công ty nên cố gắng xây dựng đơn giá tiền lương cho phù hợp hơn với thực trạng nền kinh tế xã hội và đảm bảo được tương đối đời sống của cán bộ công nhân viên. Kiến nghị thứ hai: Về các khoản trích theo lương. Việc thực hiện các khoản trích BHYT và KP Công đoàn là tất yếu đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước về doanh nghiệp Nhà nước và là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Kiến nghị thứ ba: Phân bổ và cân đối tiền lương. Cân đối giữa các kỳ trong năm để đảm bảo mức lương cho cán bộ công nhân viên, phương pháp này khá phức tạp phải dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty do đó sự tính toán chỉ là tương đối. Tùy tình hình cụ thể của công ty mà áp dụng phân bổ và cân đối cho phù hợp. Kiến nghị thứ tư: Về tính tiền lương phải trả cho các đối tượng hiện nay ở công ty. Theo ý kiến của em nên hạch toán thành 2 bộ phận chính: Tính tiền lương cho bộ phận quản lý của công ty bao gồm: + Văn phòng Công ty + Phòng tài chính kế toán + Phòng xuất nhập khẩu Được hưởng lương thời gian và một phần lương bổ sung + tiền thưởng và có thể điều chỉnh sau quý, năm. Hàng tháng phải lập các bảng thanh toán lương căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc. Bộ phận trực tiếp như: Các trung tâm: + Trung tâm xuất khẩu thuyền viên + Trung tâm phát triển việc làm + Trung tâm cung ứng lao động GVGĐ + Xí nghiệp xây dựng cơ bản Là những bộ phận tạo ra các dịch vụ cho nên cần phải có định mức, đơn giá và mức tính cụ thể. Trong các tháng, quý có thể lập các bảng thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương. Kiến nghị thứ 5: Bảo hiểm y tế thì Công ty thực hiện điều này phải quyết định sớm để thực hiện việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ được chính xác cần tạo bảng phân bổ tiền lương, BH. Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm TK có TK Nợ 334 338 Tách Lương chính Lương phụ ạ 3382 3383 3384 + 154 TTXKTV TTDTVL TTGVGĐ XNXD G42 - VPCT - TCKT - PXNK Cộng Kiến nghị thứ 6: Hoàn chỉnh việc ghi chép kế toán Việc sử dụng tài khỏan trong Công ty cũng chưa được chính xác trên các biểu 2.10, 2.11, 2.16, phần số liệu ghi trên chứng từ ghi rõ 135. Nợ TK 154: 813.215.154 Nợ TK 642: 406.607.577 Có TK 334: 1.219.822.731 In trên các biểu 2.10, 2.12, 2.16 lại phản ánh ở TK 622 như vậy chưa được nhất quán cần có quan điểm thống nhất để ghi. Theo quan điểm chúng tôi có thể dùng TK 154 mà không cần theo dõi ở TK 622. Việc lập các chứng từ ghi sổ của Công ty chưa chính xác trên cùng một chứng từ ghi sổ ghi nhiều nợ, nhiều có khác nhau như vậy nên khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu theo ý kiến của em nên tách ra nhiều chứng từ ghi sổ và không ghi chung. - Việc lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ở Công ty chưa được thực hiện dẫn đến tình trạng khó khăn cho việc kiểm tra và đối chiếu. - Việc ghi sổ các tài khoản gộp chung ví dụ như phần tính lương phải trả (ghi TK 154 + 642) như vậy là không chính xác nên tách dùng TK 154 và TK 642 riêng. Kết luận Để cho quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ khi họ tham gia lao động sản xuất ở doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền lương được gọi là thước đo giá trị sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần người lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, doanh nghiệp luôn coi trọng sử dụng hiệu quả sức lao động để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết thúc đợt thực tập tại Công ty EMI.CO - hợp tác lao động, em đã hiểu thêm thực tiễn công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và công tác tổ chức hạch toán kế toán tài chính nói chung trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bản luận văn này được hoàn thành dựa trên những kiến thức lý luận đã được học ở nhà trường với công tác thực tiễn tổ chức hạch toán tại Công ty EMI.CO - hợp tác lao động. Từ đó có thể so sánh lý luận với thực tiễn và mạnh dạn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Hà nội, ngày …. tháng … năm 2006 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hảo Lời cảm ơn Qua thời gian thực tập tại Công ty EMI.CO - Hợp tác lao động, em đã hiểu biết được rất nhiều điều mà từ trước tới nay tôi chưa biết. Do vậy nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Em rất mong nhận được những đóng góp, chỉ đạo của các Thầy cô giáo để em được tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy cô giáo hướng dẫn cùng tập thể cán bộ nhân viên ở Công ty EMI.CO - Hợp tác lao động đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32854.doc
Tài liệu liên quan