Qua quá trình học tập ở trường và quá trình đi sâu tìm tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty xi măng Sài Sơn, được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Mai Lan cùng các cô chú phòng kế toán của công ty bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài
“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xi măng Sài Sơn “
Với bản báo cáo này, mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc tìm ra được những ý kiến đóng góp và những hạn chế trong việc tìm ra những biên pháp cụ thể, nhưng em cung mong nó sẽ góp phần cùng công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” nói riêng.
Trên phương diện lý luận cũng như trên thực tế, báo cáo này đã có phần khái quát công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cụ thể là :
+ Về mặt lý luận : bản báo cáo đã trình bày khái quát ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của hạch toán lao động tiền lương, trình bày một cách có hệ thống các khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Về mặt thực tế : Báo cáo đã cố gắng đi sâu khảo sát thực trạng công tác tổ chức kế toán tiền lương tại công ty xi măng Sài Sơn để từ đó đưa ra những kiến nghị và kết luận cho đề tài này.
Vì kiến thức về lý luận và thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè để chuyên đè thực tập được hoàn chỉnh hơn
Em xin trân thành cảm ơn thầy cô giáo và các cô chú phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xi măng Sài Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ công nhân viên sử dụng loại sổ sau:
Đối với đơn vị áp dụng hình thức nhật ký chứng từ sử dụng 3 loại hình thức ghi sổ đó là: Sổ chi tiết, sổ cái, và nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào bảng tiền lương và bảng phân bổ BHXH, kế toán ghi nhật ký chứng từ số 7, nhật ký chứng từ được mở theo dõi bên Có của nhiều tài khoản và được kết cấu theo biểu cờ.
Cột hàng dọc ghi Nợ các TK.
Cột hàng ngang ghi Có các TK.
Đối với vị áp dụng hình thức Nhật sổ cái, sử dụng 2 sổ kế toán Nhật ký sổ cái
và các sổ thẻ chi tiết. Căn cứ vào các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp các chứng từ gốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là sổ Nhật ký sổ cái. Ngoài ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạch toán vào một số sổ chi tiết. Nếu đơn vị áp dụng hình thức chung tức là kế toán mở sổ nhật ký chung để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian.
Đối với các nghiệp vụ kinh tế tài chính có cùng một nội dung kinh tế phát sinh nhiều thường xuyên thì có thể mở các nhật ký chuyên dùng để ghi chép. Hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu ở nhật ký chuyên dùng để ghi chép vào nhật ký sổ cái.Ngoài ra trong trường hợp cần thiết kế sổ theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
PHẦN HAI:
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN
I. Đặc điểm chung của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, thuộc Sở xây dựng Hà Tây. Tiền thân là xí nghiệp xi măng Sài Sơn, được thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1962, Xí nghiệp xi măng Sài Sơn được chuyển giao từ quân đội sang sự quản lý của Ty công nghiệp Sơn Tây.
Ngày 07/01/1977 Xí nghiệp xi măng Sài Sơn hợp nhất với Xí nghiệp Vôi Sài Sơn thành Xí nghiệp Xi măng - Vôi Sài Sơn.
Năm 1989, Xí nghiệp Xi măng - Vôi Sài Sơn ngừng sản xuất vôi và trở lại tên gọi “ Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn”. Đây cũng chính là thời điểm chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn lúc này gặp vô vàn khó khăn do bỡ ngỡ cơ chế thị trường mới ,chi phí nguyên nhiên vật liệu cho tấn sản phẩm lớn ,giá thành sản phẩm cao ,chất lượng sản phẩm kém ,không được thị trường chấp nhận. Sản lượng cả năm 1989 chỉ đạt 4700 tấn nhưng bán không hết tồn đọng là chủ yếu. Đứng trước nguy cơ của sự phá sản ,tập thể CBCNV Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn đã mạnh dạn tổ chức lại sản xuất ,thay thế các thiết bị cũ ,lạc hậu bằng các thiết bị mới ,đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất(cải tạo lò nung, tăng đương kính và chiều cao, lắp thêm ống khói, nối tiếp hai quạt để tăng năng suất). Xây dưng lại qui trình kĩ thuật đảm bảo ổn định sản xuất ở từng công đoạn. Đặc biệt xí nghiệp đã cùng các cơ quan nghiên cứu như trường đại học Bách Khoa, Viện Vật liệu, Bộ xây dựng và đưa vào ứng dụng đề tài khoa học mang mã số 26A – 04 – 02 dùng phụ gia khoáng hoá, cải tạo phối liệu trong quá trình nung liêu clinker. Đây là đề tài được áp dụng sớm nhất ở xi măng Sài Sơn cùng với Công ty xi măng Thanh Ba – Phú Thọ.
Tất cả những cố gắng trên đã đem lại một cách khả quan : năng suất lò nung tăng từ 5 tấn/ca lên 8 tấn/ca ;chất lượng nâng từ PC 20 lên PC 30 và ổn định ngay. Năm 1996 sản phẩm của công ty đã được công nhận phù hợp với TCVN 2682-1992 và được giải bạc chất lượng Việt Nam 1996.
Không thoả mãn với nhưng kết quả đã đạt được, lanh đạo xi măng Sài Sơn đã hoạch định chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo, đó là “đầu tư chiều sâu và nâng cao công suất chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc” trên cơ sở nhà máy cũ, đưa công suất từ 3,5 vạn tấn/năm lên 6 vạn tấn/năm. Đây là đề án mang tính khoa học và thực tiễn cao đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại Quyết định số 302/QĐ-UB ngày 25/5/1996.
Tháng 12/1996 Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi thành Công ty Xi măng Sài Sơn.
Với đặc điểm của công ty mình, công ty xi măng Sài Sơn đã chọn hướng đi là đầu tư từng phần để vừa đảm bảo đời sống, việc làm cho hơn 500 CBCNV,vừa không ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá nhà máy. do có chủ trương đầu tư từng bước vững chắc,đón đầu các thiết bị hiện đại nên đã phát huy được hiệu quả vốn vay, lãi suất của sản xuất hoàn toàn có thể bù đắp lãi suất vay của ngân hàng, việc làm, đời sống của CBCNV đều được ổn định và đảm bảo. Cũng chính vì có hướng đi đúng mà sản lượng liên tục đang được tăng trưởng, nghĩa vụ với nhà nước cũng tăng trưởng một cách đáng kể. Ngày 28/11/1998, toàn bộ dây chuyền sản xuất được xây dựng hoàn chỉnh và được đưa vào sản xuất. Ngay từ mẻ clinker đầu tiên ra lò đã đạt chất lượng tốt , toàn bộ dây chuyền đều hoạt động đảm bảo đạt và vượt công suất thiết kế,điều kiện làm việc của công nhân viên được cải thiện rất đáng kể,môi trường của công ty đảm bảo các yêu cầu của TCVN.
Từ hướng đi đúng năm 1999, công ty dã sản xuất và tiêu thụ vượt công suất thiết kế ,sản phẩm được Hội đồng Quốc gia tặng giải vàng chất lượng. Năm 2000, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9002. Năm 2001, Công ty đã đầu tư dự án nâng công suất nhà máy lên 80 000 tấn/năm. Cuối quí I/2001 đã hoàn thành dự án và là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần IX Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để tiếp tục giữ vững thị trường, hiện nay đang có đầu tư dự án “đầu tư chiều sâu nâng công suất nhà máy lên 120 000 tấn/năm “ dự kiến quí I/2003 sẽ hoàn thành.
Trong những năm qua lãnh đạo công ty luôn luôn quan tâm tới việc đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng ,nghiên cứu thị trường để đưa vào sản xuất những sản phẩm mới… Nhờ vậy công ty đã có được những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường trong nước.
Mặt hàng chủ yếu của công ty là xi măng. Chính nhờ có sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty mà sản lượng của công ty đã đạt được khá cao, góp phần không nhỏ vào sản lượng xi măng Việt Nam.
Công ty thường xuyên đảm bảo cung ứng cho khách hàng một cách đầy đủ,kịp thời với chất lượng cao nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng là thế lực đầu tiên và quan trọng tác động đến sự tồn tại của công ty, chính vì vậy công ty luôn quan tâm đến các vấn đề như chất lượng hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hang, điều kiện giao hàng và đặc biệt là thời gian giao hàng. cho tới nay có thể nói Công ty xi măng Sài Sơn Đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Là một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả, công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm,không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm,nâng cao thu nhập của người lao động.
Bảng tổng kết một số năm trở lại đây cho thấy rõ hướng đi lên vững chắc của công ty.
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty XMSS :
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
10 tháng
năm 2002
Doanh thu
Tr đồng
31878,17
36628,99
39968,78
50194,57
56318,12
Nộp NSNN
Tr đồng
3392,64
2863
3287,34
6881,36
5000
Lợi nhuận
Tr đồng
442,81
1150
2065,4
2564,69
3900
TNBQ
Đồng
647409
981158
1156687
1794134
2466114
Lao động bình quân
Người
412
391
379
386
377
Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư về chiều sâu, đổi mới công nghệ đưa vào hoạt động những máy móc thiết bị hiện đại có công nghệ tiên tiến và mở rộng diện tích sử dụng. Đồng thời công ty vẫn liên tục mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân tuyển dụng thêm nhân công để mở rộng quy mô sản xuất.
Từ những kết quả trên cho thấy sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhưng lãnh đạo công ty vẫn không thoả mãn những gì đã đạt được mà tiếp tục thực hiện một số đề tài để cải tiến nâng cao năng suất thiết bị, cải thiện môi trường để luôn xứng đáng là Đơn vị anh hùng lao đông trong thời kỳ đổi mới.
Trước mắt ngay trong quá trình đổi đầu tư chiều sâu nâng cao công suất nhà máy công ty đã tiến hành mở rộng kích thước lò nung clinker để nâng cao công suất lò nung; sử dụng vật liệu chịu lửa cách nhiệt để cách nhiệt cho lò giảm tiêu hao than, giảm giá thành sản phẩm.
Mục tiêu của công ty là có cơ sở , có khả năng đạt được. Trong điều kiện hiện nay,tiềm năng của công ty sẽ có điều kiện phát huy và một điều chắc chắn là công ty đã có một chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh.
Thành tích của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và của ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Chính vì vậy, Năm 2000 Công ty đã được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới 1989 – 1999.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Sài Sơn
2.1. Qui trình công nghệ sản xuất tại công ty
Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Vì vậy, trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của công ty chúng ta đề cập đến qui trình công nghệ sản xuất của công ty.
Xi măng Sài Sơn là một công ty sản xuất vật liệu xây dựng đó là sản phẩm xi măng, đối tượng sản xuất là các vật liệu như than, đất,cát và các công đoạn sản xuất và các điểm kiểm tra sẽ cho ra sản phẩm xi măng.
Đặc điểm của công ty xi măng Sài Sơn là sản xuất phức tạp theo kiểu sản xuất liên tục,sản phẩm của công ty là xi măng do vậy nó chỉ có một chủng loại nhất định vì thế mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn nhất định vì thế mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau theo qui trình công nghệ sản xuất sau đây :
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG
Kiểm tra
4
Kiểm tra
1+2+3
CBĐL
5
Si lô
5
Đập
Đá
Phụ gia
khoáng
CBĐL
1+2+3
Si lô
1+2+3
Sấy
Than
đất, cát
Phân ly
Nghiền
Si lô
4
CBĐL
4
A
A
Tổ trưởng
Sấy, đá
NVQLCN
NV KCS
CNCN sấy đá
CN vi tính
Không đạt
CNVH nghiền liệu
Không đạt
Hạt khô
Kiểm tra
5
Kiểm tra
6
Kiểm tra
7
Kiểm tra
8
Si lô
6+7+8
Si lô
9
CBĐL
9
CBĐL
10
Si lô
13
Si lô
14
Trộn ẩm
Vê viên
Nung
Si lô
10+11+12
CBĐL
6+7+8
Đảo trộn
Thạch cao
Phụ gia
Nước
A
B
A
QLCN
CN vận hành nghiền liệu
NVQLCN+KCS
CN vi tính XM
Tổ trưởng sản xuất
NV QLCN
CN thao tác lò nung
Không đạt
Không đạt
CN thao tác lò nung
NV QLCN
Không đạt
Không đạt
Không đạt
Si lô
10+11+12
CBĐL
11
CBĐL
12
Bunke
Nghiền
Phân ly
Kiểm tra
9
Hạt mịn
Nhập kho
Kiểm tra
11
Đảo trộn
Kiểm tra
10
Si lô
15
Si lô
16
Đóng bao
A
Thủ kho
CN vận hành nghiền XM
CN đóng bao, xếp
CNVH nghiền
Hạt khô
Chú thích :
Điều chỉnh máy
Tái chế
CBĐL : cân bằng đinh lượng
QLCN : quản lý công nghệ
NV QLCN+KCS
NV KCS
NV QLCN+KCS
Không đạt
Không đạt
Không đạt
2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ở công ty xi măng Sài Sơn
Công ty xi măng Sài Sơn là công ty hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu : Trên công ty có ban giám đốc, dưới là các phòng ban chức năng.
a. Ban giám đốc gồm : 1 giám đốc, 2 pho giám đốc và 1 trưởng phòng kế toán.
- Giám đốc công ty có chức năng, nhiệm vụ :
+ Phê duyệt chính sách chất lượng
+ Phê duyệt hệ thống quản lý chất lượng
+ Cung cấp nguồn lực để hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu quả
+ Phê duyệt danh sách các nhà cung ứng
+ Chỉ định đại diện của lãnh đạo và chất lượng
+ Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng
+ Phê duyệt kế hoạch kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng
+ Phân công và giao cho các ông phó giám đốc ,trưởng các bộ phận những nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh
- Phó giám đốc kinh doanh có chức năng nhiệm vụ :
+ Phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng
+ Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế hoạch thị trường
Kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý
Phê duyệt hợp đồng bán sản phẩm
Tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trương
+ Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tổ chức hành chính
+ Phụ trách tổ vỏ bao
+ Thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao
- Phó giám đốc kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ
+ Chỉ đạo việc xây dựng, rà soát các định mức vật tư , định mức lao động
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác kĩ thuật trong công ty
+ Thẩm xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào trước khi trinh giám đốc phê duyệt
+ Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quí, năm
+ Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng quản lý sản xuất các phân xưởng, tổ cơ điện, ban KCS
Thực hiên các công việc khác do giám đốc uỷ quyền
b. Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm :
Phòng kế toán – tài chính : có nhiệm vụ đôn đốc kiểm việc tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chếp các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các phân xưởng và trong toàn công ty. Xác định kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm :
+ Tuyên truyền, phổ biến hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn iso 9001:2000 tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty
+ Tổ chức soạn thảo các văn bản của hệ thống chất lượng trình giám đốc và đại diện lãnh đạo về chất lượng phê duyệt
+ Lập phương án tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt
+ Đề xuất biện pháp cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng
+ Thực hiện các báo cáo về chất lượng
+ Tổ chức thực hiện các công tác văn thư lưu trữ
+ Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
+ Lưu giữ hồ sơ nhân sự của công ty
+ Thực hiện nhiệm vụ đào tạo của công ty
+ Phụ trách nhà ăn và nhà trẻ
- Phòng kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm :
+ Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tháng, năm trình giám đốc và phó giám dốc phê duyệt
+ Xem xét và thiết lập các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng
+ Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi sản phẩm trong kho, các văn phòng đại diện của công ty
+ Chủ trì giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng và dịch vụ
+ Nghiên cứu việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ
- Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm :
+ Xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị thiết bị điện tử, thiết bị đo lường.
+ Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật về máy móc thiết bị.
+ Biên soạn tài liệu giáo án bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các ngành nghề các tài liệu hướng dẫn công nghệ, thiết bị mới.
+ Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
+ Tổ chức thực hiện việc thu mua vật tư, bảo quản, cấp phát vật tư.
- Phòng KCS : chịu trách nhiệm
+ Căn cứ vào các hợp đồng,bản vẽ kỹ thuật và các văn bản theo quy định kiểm tra số lượng, chất lượng các vật tư, nguyên nhiên kiệu bán sản phẩm , sản phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
+ Thường xuyên hoặc định kỳ làm báo cáo theo quy định gửi giám đốc công ty và các bộ phận liên quan.
+ Phân tích đánh giá và đề xuất các phương án giải quyết khi vật tư bán sản phẩm và sản phẩm không đảm bảo số lượng và chất lượng
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty nếu để vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hao hụt, mất mát (đối với kho ngoại)
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo nội quy, quy chế của công ty
- Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm :
+ Kiểm soát việc thực hiện các quá trình sản xuất
+ Tổ chức bố trí nhân lực hợp lý khai thác khả năng các thiết bị hiện có để vận hành dây chuyền sản xuất
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, các hướng dẫn thao tác vận hành đảm bảo an toàn trong sản xuất. Mỗi phòng ban của công ty tuy có nhiệm vụ, chức năng khác nhau xong có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN
Phó giám đốc
Kỹ thuật
GIÁM ĐỐC
QMR
Phó giám đốc
Kinh doanh
Ban
KCS
Phòng
TCHC
Phòng
KTTC
Phòng
KH
TT
Tổ vỏ
bao
Tổ
Bảo vệ
Tổ
Cơ điện
PX liệu
PX lò
PX XM
Phòng
QLSX
PX
H.Sơn
2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty xi măng Sài Sơn
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ : Tổ chứa thực hiên kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của công ty, chế độ hoạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty .
Về nguyên tắc : Cơ cấu kế toán được tổ chức theo phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành , nhưng do đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán .
Phòng kế toán của công ty bao gồm 5 người :
-Kế toán trưởng : chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, nhà nước ban hành, qui định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán; kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước .
-Kế toán tiền mặt, lương : Theo dõi tình hình tiền lương, phân bố tiền lương, thưởng ,BHXH...cho toàn bộ công nhân viên trong công ty; đồng thời ghi chép việc thu chi tiền mặt .
-Kế toán thuế đầu ra đầu vào và TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ hàng tháng trích khấu hao TSCĐ, ghi chép, thống kê các chỉ tiêu liên quan tới thuế đầu vào .
-Thủ quỹ : được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt cho công ty căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối ngày đối chiếu và kiểm tra sổ sách với lượng tiền thực tế để kịp thời phát hiện ra sai sót .
Tại kho( nguyên vật liệu, kho thực phẩm ): Căn cứ vào phiếu nhập và xuất để ghi vào thr kho, sổ chi tiết nguyên vất liệu, thành phẩm, cuối tháng lên báo cáo và hàng tháng chuyển chứng từ cho phòng kế toán công ty .
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở
CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN
Thủ
quỹ
Kế toán vật tư và thuế đầu vào
Kế toán thuế đầu ra và TSCĐ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt, lương
*Hình thức kế toán công ty áp dụng
- Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng ở công ty là hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung ở phòng kế toán tài chính các phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng .
- Trong hình thức nhật ký chung tại công ty sổ kế toán liên quan đến kế toán tiền lương gồm có :
+Sổ nhật ký chung.
+Sổ cái tài khoản 334,338.
+Sổ chi tiết tài khoản 334.
Hình thức nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian . Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh thực quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái.
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG CÔNG TY MĂNG SÀI SƠN ÁP DỤNG
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Bảng cân đối tài khoản
Nhật ký chung
CHỨNG TỪ GỐC
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Nhật ký đặc biệt
4 3
1
2
3
2
Báo cáo quỹ hàng ngày
2
SỔ CÁI
3
5
6
6’
7
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
ghi cuối năm
Kiểm tra, đối chiếu
-Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung .
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết chi chép nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung dể ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan .
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan . Định kỳ ( 3,5,10...ngày )hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng cuối quí cuối năm cộng sổ liệu trên sổ cái lập bảng cân đối sổ phát sinh .
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ sổ kế toán chi tiết ) được dùng dể lập các báo cáo tài chính .
Về nguyên tắc tổng số nợ phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số nợ phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật hý chung ( hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ.
II. Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xi măng Sài Sơn.
1. Công tác quản lý lao động của công ty xi măng Sài Sơn
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất do vậy để tiến hành sản xuất có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đó chính là phải tổ chức quản lý, sử dụng tốt lao động.
Công ty xi măng Sài Sơn với nhiệm vụ là sản xuất vật liệu xây dựng do vậy công ty đã sắp xếp một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu thực tế, phát huy hiệu quả, phát huy trách nhiệm từng cá nhân và phân xưởng sản xuất. Hiện nay toàn công ty đã có 550 người trong đó :
Trình độ kỹ thuật
Số lượng người
Đại học
28
Trung cấp
14
Sơ cấp
6
Công nhân kỹ thuật
502
Tổng số
550
Số lao động tham gia trực tiếp sản xuất là 499 và 51 người tham gia lao động gián tiếp.
2. Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty xi măng Sài Sơn
Do qui mô hoạt động là lớn, số lượng lao động trực tiếp chiếm đại đa số với tính chất sản xuất của ngành là sản xuất vật liệu xây dựng nên công ty xi măng Sài Sơn đã áp dụng 2 hình thức trả lương là :
- Lương sản phẩm.
- Lương thời gian.
Sổ cáI các TK 334, 338
Bảng cân đối tàI khoản
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết các TK 622, 627, 641, 642
Nhật ký chung
Bảng phân bố tiền lương và BHXH
Các chứng từ gốc:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương, thanh toán BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng, thanh toán các khoản trợ cấp
Các phiếu chi tiền mặt
Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
* Các chứng từ kế toán lương và BHXH :
- Bảng chấm công
Mục đích của bảng chấm công là theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH... để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong công ty
Phương pháp ghi : hàng ngày các trưởng phòng , ban, tổ, đội, phân xưởng... hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để tính công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng theo các qui định trong chứng từ
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công vào các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH... về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu, qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng.Ngày công được qui định 8 giờ > Khi tổng hợp ghi thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.
Bảng chấm công được lưu lại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan
- Bảng thanh toán tiền lương
Mục đích của bảng thanh toán tiền lương là chứng từ lmf căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương
Bảng thanh toán lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận ( phòng , ban, tổ, đội, phân xưởng...) tương ứng với bảng chấm công cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như : bảng chấm công,bảng tính phụ cấp, trợ cấp...
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu tại phòng kế toán.
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
Mục đích của phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội là xác nhận số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm... của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ qui định
Mỗi lần người lao động đến khám bệnh ở bệnh viện, trạm xá hoặc y té cơ quan (kể cả khám cho con) bác sĩ thấy cần thiết cho nghỉ để trông con ốm (theo qui định độ tuổi của con) thì lập phiếu này hoặc ghi số ngày cho nghỉ vào y bạ của người lao động (hoặc của con) để y tế cơ quan lập phiếu nghỉ hưởng BHXH
Sau khi được cơ quan y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ báo cáo cho cơ quan và nộp giấy nghỉ cho người chấm công. Cuối tháng phiếu này kèm theo bảng chấm công chuyển cho phòng kế toán để tính bảo hiểm xã hội
Trường hợp người lao động được nghỉ trong những ngày tháng và tiếp sang tháng sau thì phiếu này được chuyển kèm bảng chấm công tháng sau để tính BHXH trong tháng sau
Phiếu này đính kèm “ Bang thanh toán BHXH” và lưu tại phòng kế toán
- Bảng thanh toán BHXH
Mục đích của bảng thanh toán BHXH làm căn cứ tổng hợp và thanh toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH
Tuỳ thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của công ty, kế toán có thể lập bảng thanh toán BHXH cho từng phòng ban, tổ, đội, phân xưởng...hoặc toàn công ty
Cơ sở để lập bảng này là “Phiếu nghỉ hương BHXH”
Khi lập phải phân tổ chi tiết theo tưng trường hợp như ốm, nghỉ con ốm, nghỉ đẻ, nghỉ tai nạn lao động... trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương
Cuối tháng sau khi kế toán tính tổng số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn công ty, bảng này chuyển cho trưởng ban bhxh của công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi
Bảng này được lập thành 2 liên :
- 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ có liên quan
- 1 liên gửi cho cơ quan quản lý quĩ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi
2.1. Cách tính lương bộ phận gián tiếp
Đối với bộ phận này, thu nhập của mỗi người dựa vào tiền lương cơ bản vào thời gian làm việc, cấp bậc, chức vụ các khoản phụ cấp để từ đó kế toán tiền lương tính ra lương phải trả cho bộ phận gián tiếp này
2.2. Cách tính lương bộ phận trực tiếp sản xuất
Công ty dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà công nhân làm ra để từ đó căn cứ trả lương cho họ. Công ty đã áp dụng hình thức trả lương “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”
Đội trưởng các đội, các phân xưởng, cán bộ kỹ thuật, kế toán thống kê công nhân thu nhập của mỗi người được tính theo hình thức trả lương theo sản phẩm định mức,đơn giá ,số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.
3. Quĩ tiền lương và quản lý quỹ tiền lương tại công ty xi măng Sài Sơn
Công ty xi măng Sài Sơn là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam nên tiền lương của công ty được hình thành do việc xây dựng đơn giá tiền lương mà công ty qui định
Đơn giá được tính theo 4 tiêu thức sau :
- Theo doanh thu
- Theo chi phí
- Theo lợi nhuận
- Theo sản lượng thực hiện
Quỹ tiền lương thực hiện trừ quĩ tiền lương dự phòng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ việc riêng…
Quỹ tiền lương còn lại được phân chia thành :
Quỹ lương cho khối lao động trực tiếp sản xuất
Quỹ lương cho khối quản lý và phục vụ của công ty
4. Trình tự tính lươn, bảo hiểm xã hội, tổng hợp số liệu của công ty xi măng Sài Sơn
4.1. Trình tự tính lương
Có 2 cách tính lương cho cán bộ công nhân viên cho toàn công ty :
Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo thời gian
4.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Bao gồm các phong ban, các bộ phận phục vụ gián tiếp điều hành cho quá trình sản xuất
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công của các phòng để tính lương cơ bản cho từng bộ phận
Mức lương chính = 290 000 x Hệ số cấp bậc
Mức lương x số ngày thực tế làm việc
Lương thời gian được hưởng = ----------------------------------------
26 ngày
Những ngày không làm việc (nghỉ phép, lễ, nghỉ việc riêng…) và những ngày làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần theo qui định sễ thanh toán tiền lương theo qui định chung
Mức lương x số ngày nghỉ
Lương thời gian được hưởng = ----------------------------------------
26 ngày
Tổng cộng = Lương thời gian + lương phép
Ví dụ : đồng chí Nguyễn Chí Long (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 2,74 = 794600
794600 x 20
Lương thời gian được hưởng = ----------------------- = 611230
26
794600 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 91684
26
Tổng cộng = 611230 + 91684 = 702914
Ví dụ : đồng chí Nguyễn Thị toán (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 2,55 = 739500
739500 x 22
Lương thờ gian được hưởng = ----------------------- = 625730
26
739500 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 85326
26
Tổng cộng = 625730 + 85326 = 711056
Ví dụ : đồng chí Nguyễn Thị Mùi (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 2,55 = 739500
739500 x 20
Lương thờ gian được hưởng = ----------------------- = 568846
26
739500 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 85326
26
Tổng cộng = 568846 + 85326 = 654172
Ví dụ : đồng chí Nguyễn Thị Mơ (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 1,78 = 516200
516200 x 20
Lương thờ gian được hưởng = ----------------------- = 397076
26
516200 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 59561
26
Tổng cộng = 397076 + 59561 = 456637
Ví dụ : đồng chí Nguyễn Hữu Long (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 1,58 = 458200
458200 x 21
Lương thờ gian được hưởng = ----------------------- = 370084
26
458200 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 52869
26
Tổng cộng = 370084 + 52869 = 422953
Ví dụ : đồng chí Nguyễn thị Thanh Hương (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của phòng tổ chức hành chính)
Mức lương chính = 290 000 x 1,78 = 516200
516200 x 22
Lương thờ gian được hưởng = ----------------------- = 436784
26
516200 x 3
Lương nghỉ lễ, phép = ---------------------------- = 59561
26
Tổng cộng = 436784 + 59516 = 496345
Từ cách tính cụ thể một số đồng chí phòng tổ chức hành chính, kế toán tương tự tính lương cho các bộ phận gián tiếp nói chung và bộ phận phong tổ chức hành chính nói riêng. Sau đó lập bảng thanh toán lương cho các bộ phận gián tiếp toàn công ty.
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHO BỘ PHẬN GIÁN TIẾP TOÀN CÔNG TY THÁNG 2 NĂM 2003
STT
Tên bộ phận
Số tiền
Trừ tạm ứng
Còn lĩnh
1
2
3
4
5
Phòng QLSX
Phòng TCHC
Phòng KHTT
Phòng KTTC
Ban KCS
6
Tổng cộng
Căn cứ vào bảng tổng hợp của tiền lương cơ bản của lao động gián tiếp. Kế toán chuyển cho giám đốc duyệt, trưởng phòng kế toán ký lập phiếu chi tiền mặt số tiền còn lĩnh kỳ II cho các bộ phận.
Đơn vị : Công ty xi măng Sài Sơn Mẫu số 02_TT
Địa chỉ : Sài Sơn – Quốc Oai – Hà Tây QĐ số 11 TC/QĐ/QĐKT
Ngày 1/11/1995/BTC
Bộ tàI chính
PHIẾU CHI
Ngày 5 tháng 3 năm 2003
Nợ : 334
Có : 111
Họ tên người nhận tiền : Dương Hùng Việt
Địa chỉ : Xã SàI Sơn – Huyện Quốc Oai – Tỉnh Hà Tây
Lý do chi : chi lương cơ bản kỳ 2 tháng 2 năm 2003
Số tiền : 963 700
Viết bằng chữ : chín trăm sáu mươi ba nghìn bảy trăm đồng chẵn
Ngày 5 tháng 3 năm 2003
Giám đốc công ty Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nhận
4.1.2. Tính tiền ăn ca
Công ty không thanh toán tiền ăn ca cho cán bộ công nhân viên mà tổ chức theo hình thức bếp ăn tập thể với qui định chung là 3000 đồng/người. Hàng ngày nhà bếp phục vụ khẩu phần cho những người có đăng ký tên. Chi phí tiền ăn ca tính vào chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp
4.1.3. Hình thức trả lương sản phẩm
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho các tổ đội các phân xưởng đó là các bộ phận phục vụ trực tiếp điều hành cho quá trình sản xuất
Ví dụ công ty hạch toán tiền lương cho bộ phận đóng bao xi măng được áp dụng tính lương sản phẩm toàn bộ phận này.
Sản lượng kế hoạch năm = 126000 tấn xi măng
Sản lượng kế hoạch quí I = 28400 tấn
LĐ định biên = 8 người
ĐMLĐ quí I = 28400 tấn : 8 người : 75 ngày = 47.33 T/công
Cấp bậc công việc 6/7, Hệ số 3,23
Tiền lương 1 ngày = 3,23 x 398475 : 22 ngày = 58503 đồng
58503
Đơn giá sản phẩm = ---------------- = 1236,07 đồng/tấn XM
47,33 tấn
Với đơn giá sản phẩm đã được tính chung cho bộ phận đóng bao xi măng ta có thể tính được lương sản phẩm cho công nhân của bộ phận này như sau :
Công nhân Đào Xuân Hà (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của bộ phận đóng bao xi măng)
Sản lượng đóng bao 100% = 880,036
Tiền đóng bao 100% = Sản lượng x Đơn giá sản phẩm =
= 880,036 x 1236,07
= 1087786
Sản lượng đóng bao 200% = 76,544
Tiền đóng bao 200% = (Sản lương x2) x Đơn giá sản phẩm
= 76,544 x 2 x 1236,07
= 189227
Tổng lượng sản phẩm =
= tiền đóng bao 100% + tiền đóng bao 200%
= 1087786 + 189227
= 1277013
Công nhân Nguyễn Xuân Hoà (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của bộ phận đóng bao xi măng)
Sản lượng đóng bao 100% = 852,666
Tiền đóng bao 100% = Sản lượng x Đơn giá sản phẩm =
= 852,666 x 1236,07
= 1053955
Sản lượng đóng bao 200% = 72,666
Tiền đóng bao 200% = (Sản lương x2) x Đơn giá sản phẩm
= 72,666 x 2 x 1236,07
= 179641
Tổng lượng sản phẩm =
= tiền đóng bao 100% + tiền đóng bao 200%
= 1053955 + 179641
= 1233596
Công nhân Lê Văn Bình (trích từ bảng tiền lương tháng 2 năm 2003 của bộ phận đóng bao xi măng)
Sản lượng đóng bao 100% = 1069,803
Tiền đóng bao 100% = Sản lượng x Đơn giá sản phẩm =
= 1069,803 x 1236,07
= 1322351
Sản lượng đóng bao 200% = 80,31
Tiền đóng bao 200% = (Sản lương x2) x Đơn giá sản phẩm
= 80,31 x 2 x 1236,07
= 198537
Tổng lượng sản phẩm =
= tiền đóng bao 100% + tiền đóng bao 200%
= 1322351 + 198537
= 1520888
Tính tương tự ta có thể tính được lương sản phẩm cho bộ phận đóng bao xi măng để từ đó lập bảng thanh toán lương của bộ phận này
4.2 Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm công đoàn, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
4.2.1. Tính bảo hiểm xã hội
Trong thời gian công tác tại công ty có thể có những ngày người lao động bị ốm phải nghỉ việc và được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
Công ty xi măng Sài Sơn tiến hành trích bảo hiểm xã hội trên tiền lương cấp bậc của công nhân viên theo mức chung của nhà nước là 20% trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% người lao động phải nộp
Công ty chỉ trích BHXH cho công nhân viên có tên trong danh sách của công ty. Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ như bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH và thời gian công tác của người lao động để tính các khoản bảo hiểm xã hội thay lương theo qui định nhà nước.
Cứ 6 tháng 1 lần Kế toán căn cứ vào chứng từ chi và bảng tổng hợp ngày nghỉ hưởng BHXH lập quyết toán với cơ quan BHXH
Cách tính :
Số tiền nghỉ ốm Tiền lương cấp bậc số ngày tỷ lệ
hưởng lương = bình quân ngày x nghỉ x phần trăm
người nghỉ hưởng BHXH của tháng nào sẽ được thanh toán luôn trong tháng đó.
SỞ Y TẾ HÀ TÂY Ban hành theo mẫu tại CV
Số 93 TC/CĐKT ngày 20/7/1999/BTC
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH
Quyển số 01366
Số : 025
Họ Và Tên : Trần Thị Thuỳ Dương . Tuổi : 30
Đơn vị công tác : Phòng tổ chức hành chính
Lý do nghỉ việc : cảm sốt + viêm họng
Số ngày nghỉ : 03 (từ ngày 10/2 đến ngày 12/2)
Xác nhận của người phụ trách đơn vị Ngày 20 tháng 2 năm 2003
Số ngày được nghỉ : 03 ngày y bác sỹ khám chữa bệnh
(ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN BHXH
Số sổ BHXH : 114
1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH : 3 ngày
2. Lương tháng đóng BHXH : 575 400 đ
3. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương BHXH : 75%
4. Số tiền hưởng BHXH : 49 794 đ
Ngày 22 tháng 2 năm 2003
Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC.
PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH .
Họ và tên : Trần Thị Thuỳ Dương . Tuổi 30.
Nghề nghiệp, chức vụ : Cán bộ .
Đơn vị công tác : phòng tổ chức hành chính .
Thời gian đóng BHXH
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ hè : 575400đ.
Số ngày nghỉ : 03 ngày .
Trợ cấp : mức 75% : 16598x3 ngày = 49794
Cách tính : .
Ngày 22 tháng 2 năm 2003.
Người lĩnh tiền Kế toán Ban chấp hành CĐ cơ sở Giám đốc CT
4.2.2: Bảo hiểm y tế:
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khác chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian đau ốm. Đối với quỹ BHYT công ty quỹ tiến hành theo quy định của nhà nước là 3%, 2% tính vào chi phí, 1% người lao động phải nộp. Hàng quý kế toán lập danh sách thu BHYT cho từng người, cho từng phòng ban và đội sản xuất.
4.2.3 Kinh phí công đoàn:
Công ty trích 2% vào chi phí sản xuất nộp công đoàn cấp trên, chi phí cho hoạt động công đoàn tại công ty, kế toán công đoàn tiến hành trích 1% trên tổng thu nhập hàng tháng. Sau đó lập danh sách thu đoàn phí cho các phòng, ban và các đội sản xuất.
TRÍCH SỔ NHẬT KÍ CHUNG
Từ ngày 15 tháng 1 đến 5 tháng 3 năm 2003 Đơn vị tiền: Đồng
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Công
Ty
Ngày
CT
Nợ
Có
Nợ
Có
101
15/1/03
Trích BHXH phải nộp quí I/2003
627
338
7869249
7869249
102
15/1/03
Trích 2% KPCĐ quí I/2003
627
338
18509400
18509400
103
15/1/03
Trích 1% KPCĐ quí I/2003
334
338
9254700
9254700
104
15/1/03
BHXH+BHYT khấu trừ vào tiền lương quí I/2003
334
338
8332146
8332146
128
15/2/03
V.T.B.Ngọc /KT tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
334
1111
4000000
4000000
129
15/2/03
N.B.Bôn/QLSX tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
334
1111
3000000
3000000
130
15/2/03
D.H.Việt/KHTT tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
334
1111
5980000
5980000
131
15/2/03
N.T.Hương/TCHC tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
334
1111
4500000
4500000
132
15/2/03
N.T.Đồng/Ban KCS tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
334
1111
2000000
2000000
142
15/3/03
V.T.B.Ngọc /KT tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
334
1111
1720394
1720394
143
15/3/03
N.B.Bôn/QLSX tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
334
1111
250000
250000
144
15/3/03
D.H.Việt/KHTT tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
334
1111
963700
963700
145
15/3/03
N.T.Hương/TCHC tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
334
1111
976942
976942
146
15/3/03
N.T.Đồng/Ban KCS tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
334
1111
1900000
1900000
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 334
ĐVT : Đồng
Ngày
Ghi
Sổ
Số
CT
Nội dung
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
42877882
15/1/03
104
BHXH+BHYT khấu trừ vào tiền lương quí I/2003
338
8332146
15/2/03
128
V.T.B.Ngọc /KT tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
1111
4000000
15/2/03
129
N.B.Bôn/QLSX tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
1111
3000000
15/2/03
130
D.H.Việt/KHTT tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
1111
5980000
15/2/03
131
N.T.Hương/TCHC tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
1111
4500000
15/2/03
132
N.T.Đồng/Ban KCS tạm ứng lương cơ bản kỳ 1 T1/2003
1111
2000000
15/3/03
142
V.T.B.Ngọc /KT tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
1111
1720394
15/3/03
143
N.B.Bôn/QLSX tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
1111
250000
15/3/03
144
D.H.Việt/KHTT tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
1111
963700
15/3/03
145
N.T.Hương/TCHC tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
1111
976942
15/3/03
146
N.T.Đồng/Ban KCS tạm ứng lương cơ bản kỳ 2 T2/2003
1111
1900000
Cộng phát sinh
33623182
42877882
Số dư
9254700
5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích tiền lương
5.1 Kế toán tổng hợp tiền lương
Tài khoản kế toán sử dụng là tài khoản 334 và các tài khoản liên quan khác như tài khoản 627, 622...
Công ty sản xuất xi măng qua một quá trình sản xuất tương đối dài, kết cấu phức tạp. Đặc điểm này đòi hỏi phải hạch toán chi phí, xác định kết quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, hạch toán tiền lương cho bộ phận quản lý và trực tiếp sản xuất, kế toán không tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương hàng tháng. Đối với bộ phận gián tiếp, cuối năm kế toán mới căn cứ vào doanh thu thực hiện chi phí thực tế phát sinh để phân bổ tiền lương của bộ máy quản lý công ty vào TK 627 (do đặc điểm công ty là một đơn vị độc lập nên hạch toán vào TK627). Cơ sở để trích và phân bổ chủ yếu dựa trên chỉ tiêu doanh thu (theo quy chế của công ty là 1% trên doanh thu).
Công ty sử dụng một số nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau:
Tạm ứng lương hàng tháng cho bộ phận quản lý công ty
Nợ TK 334
Có TK 111
Cuối năm phân bổ lương bộ phận quản lý theo tỷ lệ % trên doanh thu.
Nợ TK627
Có TK 334
Tiền ăn ca của CBCNV trích vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627
Có TK 111
Ví dụ đối với bộ phận trực tiếp sản xuất như bộ phận vận hành lò nung có số hiệu như sau:
T
Nội dung
Nhân Công đội
1
T. toán lương T1
41.580.000
2
T. toán lương T2
35.734.500
3
T. toán lương T3
29.750.000
Cộng
107.064.500
Nợ TK 622: 107.064.500
Có TK 334: 107.064.500
5.2: Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ:
Hàng quý, kế toán lập danh sách thu BHYT, BHXH trên tiền lương cấp bậc cho từng phòng ban và đội, phân xưởng sản xuất. Sau đó căn cứ vào mức thu quy định để trích số bảo hiểm cần thiết phải nộp của từng người, tỷ lệ BHXH, BHYT, phải nộp là:
BHXH: 20% số lượng cấp bậc, trong đó người sử dụng lao động nộp 15% hạch toán vào chi phí giá thành, 5% người lao động trích từ lương.
BHYT: 3% tiền lương trên cấp bậc, 2% hạch toán vào chi phí giá thành, 1% người lao động phải nộp.
Tháng thứ hai của mỗi quý, kế toán tiến hành lập danh sách thu BHXH, BHYT.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.
Thu BHXH (theo quý)
Nợ TK111
Có TK 138
- Hàng tháng, chi BHXH thay lương
Nợ TK 3383
Có TK 111
Quyết toán quí, cơ quan BHXH đối chiếu chứng từ chi và bảng tổng hợp ngày nghỉ BHXH ví số tiền ứng (nếu có) trong quí. Khi cơ quan bảo hiểm chuyển tiền trả đơn vị kế toán hạch toán
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 (3383)
Hàng quí công ty trích một lần KPCĐ theo tỷ lệ 3% trên tổng số bình quân thu nhập của CBCNV trong đó 2% là nộp công đoàn cấp trên và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% chi cho hoạt động công đoàn tại công ty và được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của quĩ KPCĐ.
SỔ CÁI TK 338
ĐVT : đồng
Ngày
Tháng
Ghi sổ
Số
CT
Nội dung
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
15/1/03
15/1/03
15/1/03
15/1/03
101
102
103
104
Dư đầu kỳ
Trích BHXH phải nộp quí I/2003
Trích 2% KPCĐ quí I/2003
Trích 1% KPCĐ quí I/2003
BHXH+BHYT khấu trừ vào tiền lương quí I/2003
Cộng phát sinh
627
627
334
334
7869249
18509400
9254700
8332146
40340000
Số dư
43965495
84305495
PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá thực trạng về công tác kế toán tại công ty xi măng Sài Sơn
Qua 45 năm phấn đáu không ngừng Công ty xi măng Sài Sơn đã vượt qua khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Với sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế của quản trị Doanh nghiệp và sự phát triển của bộ máy quản lý kinh tế giúp công ty từng bước hoà nhập với nhịp độ phát triển của đất nước,hoàn thành tốt chỉ tiêu lợi nhuận góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Song song với việc vận dụng và sáng tạo các biện pháp quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán lao động tiền lương nói riêng đã được quan tâm thích đáng đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ. Tuy nhiên do những yếu tố khách quan vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa thật hợp lý, chưa thật tối ưu.
Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề, khi so sánh giữa lý luận và thực tế,cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán, em đã thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác kế toán tiền lương tại công ty cụ thể là :
+ Là một đơn vị có kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh, công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã có nhiều cố gắng về mọi mặt, thích nghi với chế độ kế toán hiện hành, làm cơ sở cho việc tính toán chi phí đưa vào sản xuất được chính xác.
+ Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ được đào tạo qua đại học, được trang bị tốt về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm công tác.
+ Ban lãnh đạo công ty đã đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp lại các đội, các phân xưởng sản xuất, đổi mới công tác quản lý.
+ Mỗi nhân viên kế toán đều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. Do đó bộ máy kế toán hoạt động rất tốt, nhịp nhàng và ăn khớp.
+ Bộ máy kế toán công ty được tổ chức gọn nhẹ, hệ thống sổ sách tương đối rõ ràng. Hiện nay công ty đã tiến hành cài đặt chương trình kế toán máy vi tính. Do đó công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Do đó công ty áp dụng hình thức kế toán sổ nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp. Hình thức này có biểu mẫu đơn giản, có thể vận dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế toán công ty đã xây dựng một hệ thống sổ kế toán, phương pháp ghi chép hạch toán khoa học phù hợp với qui mô sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty.
+ Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được công ty tập hợp tương đối đầy đủ. Công ty đã thực hiện tốt chính sách, chế độ của nhà nước cũng như của công ty về quản lý tài chính,quản lý tiền lương, hệ số lương và các khoản phụ cấp, trích BHYT, KPCĐ, BHXH theo đúng qui định chung của nhà nước.
+ Gắn tiền lương của cán bộ công nhân viên với hiệu quả sản xuất kinh doanh kết hợp với bình xét lao động ở bộ phận gián tiếp từ đó việc tính thu nhập của mỗi người được chính xác và công bằng
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế :
- Kế toán viên phòng kế toán kiêm nhiệm nhiều phần việc
- Cách tính lương của bộ phận trực tiếp chưa được rõ ràng, hợp lý
- Công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiên kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty xi măng Sài Sơn
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế cùng vố cơ sở lý luận đã học ở trường, em đã nắm được cơ bản công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
Với mong muốn mở mang kiến thức, em xin có một số ý kiến với công ty nhằm khắc phục những hạn chế trên và củng cố hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán
+ Hiện nay, tuy công ty đã áp dụng chương trình kế toán trên máy vi tính như vậy khối lượng công việc ghi chép giảm đáng kể song phần việc của kế toán viên vẫn sễ còn nhiều sẽ không tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn. Công ty nên phân thêm người ở phòng kế toán giúp kế toán viên giảm khối lượng công việc, nâng cao tính hiệu quả trong công việc.
+ Công ty không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép của CNV thường là phát sinh vào tháng nào thì hoạch toán luôn vào tháng đó. Do vậy, chi phí này tuy không lớn lắm nhưng nó cũng làm mất cân đối trong việc phân bổ chi phí lương cho phép, có tháng không phát sinh tiền lương phép, nhưng có tháng lại phát sinh nhiều . Để khắc phục tình trạng này thì công ty nên trích trước lương nghỉ phép đối với số CNV trong công ty, và tuỳ theo số lương CNV có tiêu chuẩn nghỉ phép, ở bộ phận quản lý công ty thực hiện việc tính toán trích trước lương nghỉ phép ở từng bộ phận cho phù hợp.
Trích trước lương nghỉ phép
Nợ TK 622, 627, 623
Có TK 335
Tuỳ thực tế phát sinh kế toán định khoản
Nợ TK 335
Có TK 334
+ Việc tính lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất : Được tính trả hàng tháng do đội trưởng các phân đội trưởng các phân xưởng chịu trách nhiệm căn cứ vào bảng chấm công chia lương tương ứng với khối lượng thực hiện trên cơ sở của xác nhận kỹ thuật về chất lượng công việc. Tuy có gắn lương vào mức độ hoàn thành công việc của mỗi người song về căn bản chưa thật hợp lý, Mặc dù, có xác định hệ số lương cấp bậc của công nhân nhưng không làm cơ sở để tính lương mà chủ yếu để làm chính sách như : thu BHXH, BHYT...
Do vậy, công ty nên trả lương cho bộ phận trực tiếp dựa trên tiền lương cấp bậc đồng thời trả theo mức độ hoàn thành công việc thêm hệ số thưởng cho những người hoàn thành tốt nhiệm vụ để động viên khuyến khích người lao động
Mức lương chính = 398 475 x hệ số lương
Lương hoàn thành = ngày công làm việc thực tế x lương hoàn thành 1 ngày
Thưởng khuyến khích = hệ số thưởng x lương hoàn thành
Tổng thu nhập = Mức lương chính + lương hoàn thành + thưởng khuyến khích
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập ở trường và quá trình đi sâu tìm tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty xi măng Sài Sơn, được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Mai Lan cùng các cô chú phòng kế toán của công ty bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài
“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xi măng Sài Sơn “
Với bản báo cáo này, mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc tìm ra được những ý kiến đóng góp và những hạn chế trong việc tìm ra những biên pháp cụ thể, nhưng em cung mong nó sẽ góp phần cùng công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” nói riêng.
Trên phương diện lý luận cũng như trên thực tế, báo cáo này đã có phần khái quát công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cụ thể là :
+ Về mặt lý luận : bản báo cáo đã trình bày khái quát ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của hạch toán lao động tiền lương, trình bày một cách có hệ thống các khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Về mặt thực tế : Báo cáo đã cố gắng đi sâu khảo sát thực trạng công tác tổ chức kế toán tiền lương tại công ty xi măng Sài Sơn để từ đó đưa ra những kiến nghị và kết luận cho đề tài này.
Vì kiến thức về lý luận và thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè để chuyên đè thực tập được hoàn chỉnh hơn
Em xin trân thành cảm ơn thầy cô giáo và các cô chú phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0071.doc