Ngày nay, kinh tế hội nhập đang tạo ra những thời cơ lớn, và những thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn trụ vững và phát triển hơn thì phải nỗ lực không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu. Không nằm ngoài quy luật đó, công ty Thực phẩm Hà Nội cũng phải từng bước hoàn thiện và không ngừng đổi mới, cung ứng ra thị trường những sản phẩm hàng hoá uy tín chất lượng cao; đồng thời nhanh chóng áp dụng những tiến bộ mới về công nghệ về khoa học kỹ thuật, về quản lý nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Trong nhiều năm hoạt động, công ty Thực phẩm Hà Nội đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Với những gì đã và đang làm được ngày hôm nay tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn. Việc lưa chon hình thức quản lý, kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định những thành công đó. Trong tương lai, hoạt động đại lý bán hàng sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Nó thoả mãn nhu cầu của hai bên và còn tạo việc làm cho người trung gian. Từ thực tế như trên, thiết nghĩ yêu cầu một văn bản pháp luật chuyên nghành để điều chỉnh hợp đồng đại lý và thực hiện các nguyên tắc áp dụng pháp luật, đăc biệt là nguyên tắc áp dụng luật chung- luật riêng là điều thật sự cần thiết.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sai phạm trong quá trình đó, toà án công nhận quyết định đó. Ngược lại, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định của trọng tài, các bên đưa ra toà án giải quyết. Quy trình giải quyết tranh chấp tại toà án lại tiến hành từ đầu như phần trên.
Chương 2
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng
tại Công ty Thực phẩm Hà Nội
I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Thực phẩm Hà Nội ra đời cách đây 50 năm theo Quyết định của Bộ Nội Thương( nay là Bộ Thương Mại) ngày 10/7/1957.
Trong suốt những năm 1957-1990 công ty thực phẩm kinh doanh theo cơ chế bao cấp, việc mua bán hàng hóa của công ty đều theo kế hoạch của cơ quan chủ quản cấp trên giao một cách cứng nhắc, tách rời nhu cầu thực tế, mua theo kế hoạch bán theo tiêu chuẩn. Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là bảo quản và phân phối hàng hoá. Từ năm 1990, công ty chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập. Có thể nói, đây là những năm đầy khó khăn do hậu quả của nhiều năm hoạt động theo cơ chế cũ, nhất là khi thị trường hết sức sôi động, cạnh tranh diễn ra dưới mọi hình thức, với mọi thành phần kinh tế khác nhau. Trước tình hình đó, công ty đã mạnh dạn, sáng tạo, vận dụng ưu thế của thị trường đưa ra những quyết định nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh, đổi mới quản lý kinh tế phần nào đã đem lại hiệu quả đáng kể.
Đến ngày 26/01/1993 theo Quyết định số 490 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Nghị định số 388/CP của Chính phủ, Công ty được thành lập lại, chính thức được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở Thương mại.
Từ ngày 22/8/2004 Công ty chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, là một trong 23 thành viên trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế: HA NOI FOODSTUFF COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: HAFOCO.
Trụ sở của công ty: số 24-26 Trần Nhật Duật, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: (04)8.253825
Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế sang cơ chế thị trường, để tháo gỡ những khó khăn, chuyển dần sang hạch toán độc lập, công ty đã từng bước đề ra những phương hướng mục tiêu phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thành phố, không ngừng tạo vị thế vững mạnh của mình trên thị trường.
1. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh
1.1. Chức năng:
Công ty Thực phẩm Hà Nội có chức năng hạch toán kinh tế độc lập theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, luôn phải đảm bảo có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với thị trường, đem lại hiệu quả cao, góp phần tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, đồng thời tạo ra việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng ổn định hơn.
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Thực phẩm Hà Nội từng bước đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu, xây dựng công ty ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, góp phần tham gia bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên của người dân thành phố.
1.2. Nhiệm vụ:
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và đúng nghành nghề tại đăng ký kinh doanh số 105734 ngày 3/3/1993 do phòng đăng ký kinh doanh thành phố cấp.
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của nghành, trước hết là những mặt hàng thiết yếu ở những thời điểm và địa bàn trọng điểm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân thủ đô, đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán buôn và bán lẻ.
Thực hiện tốt chỉ tiêu nộp ngân sách( nộp thuế doanh thu, thuế vốn, kkhấu hao cơ bản, bảo hiểm xã hội…) và chịu mọi trách nhiệm về kết quả lao động của mình. Quản lý và kinh doanh có hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động, bảo toàn và tăng trưởng vốn được giao.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Mở rộng liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế, góp phần tổ chức hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố, với các tỉnh.Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường…giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh:
a) Nghành nghề kinh doanh:
- Nghành nghề kinh doanh chủ yếu:
Xuất nhập khẩu, kinh doanh bán buôn, bán lẻ tư liệu tiêu dùng, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản tươi và chế biến, nguyên liệu tiêu dùng cho sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc.
Đại lý phân phối, liên doanh liên kết với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài. Sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ khách san, cho thuê kho, văn phòng.
b) Sản phẩm chính:
- Sản phẩm chính của công ty.
+ Thịt lợn tươi và sản phẩm chế sẵn.
+ Thịt bò tươi và sản phẩm chế sẵn.
+ Thịt gia cầm các loại.
+ Thực phẩm chế biến các loại.
+ Thực phẩm công nghệ
1.4. Phạm vi kinh doanh và hoạt động:
Ngày đầu mới thành lập, công ty có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho nhân dân thủ đô và lân cận. Ngày nay với năng lực sản xuất ngày càng tăng, công ty đã vươn xa hơn ra các vùng miền , và xuất khẩu.
1.5. Các mặt hàng chính của công ty:
Hàng thực phẩm tươi sống là một trong những thế mạnh của công ty thực phẩm Hà Nội, thường bao gồm:
- Thịt lợn tươi và sản phẩm chê biến
- Thịt bò tươi và sản phẩm chế biến
- THịt gia cầm các loại
- Thuỷ hải sản tươi và chế biến
- Thực phẩm chế biến các loại
- Hoa quả tươi đóng hộp
Bên cạnh đó công ty cũng kinh doanh các mặt hàng khác như:
- Nguyên liệu dùng cho sản xuất thực phẩm
- Tư liệu tiêu dùng khác
Mặt hàng thực phẩm chế biến, đóng hộp có tính chất dễ bảo quản, thời gian sử dụng dài, thuận tiện cho việc dự trữ hàng hoá. Ngược lại, mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng là mặt hàng mang tính đặc thù như chu kỳ ngắn, khó bảo quản, nên công ty căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định lượng hàng hoá nhập vào, lượng hàng hoá dự trữ cần thiết một cách hợp lý. Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu bán hàng góp phần thực hiện chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả trên thị trường.
2. Hệ thống tổ chức của công ty:
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
S¬ ®å bé m¸y tæ chøc cña c«ng ty
Ban gi¸m ®èc
Tæng Gi¸m ®èc
03 Phã Tæng Gi¸m ®èc
Phßng Kinh tÕ ®èi ngo¹i Marketting
Phßng KÕ to¸n
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng KÕ ho¹ch kinh doanh
Phßng §Çu tư
C¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh dÞch vô kh¸c s¹n
C¸c Liªn doanh
XNSX chÕ biÕn
SPXK Lương yªn
XNTP Tæng hîp Tù LiÖt
XN khai th¸c vµ øng dông thùc phÈm tæng hîp
XN chÕ biÕn b¶o qu¶n ®«ng l¹nh
1. TTTM V©n hå
2.TTTM vµ DÞch vô Ng· T Së
3. Cöa hµng thùc phÈm Chợ H«m
4. Cöa hµng thùc phÈm Chî Bëi
5. Cöa hµng thùc phÈm Thµnh C«ng
6. Cöa hµng thùc phÈm Hµng bÌ
7. Cöa hµng thùc phÈm Ch©u Long
8. Cöa hµng thùc phÈm Cöa Nam
9. Cöa hµng thùc phÈm Hµng Da
10. Cöa hµng thùc phÈm Lª Quý §«n.
11. Cöa hµng thùc phÈm Kim Liªn.
12. Cöa hµng thùc phÈm Kh©m Thiªn.
1. Kh¸ch s¹n V¹n Xu©n
2. Kh¸ch S¹n §«ng Xu©n
1. Liªn doanh Hµ Néi - Seiyu
2. Liªn doanh cao èc ¸ ch©u
2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc:
Gồm một Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc Công ty
-Tổng Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước vè toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên công ty theo luật định.
Hiện công ty đang chưa bổ nhiệm được chức danh Tổng Giám đốc nên một Phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm công việc của Tổng Giám đốc, goi là Phó tổng Giám đốc phụ trách chung.
Phó Tổng Giám đốc Công ty phụ trách chung, ông Thái Quang Dũng, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết định về tiền lương, tiền thưởng, sử dụng các quỹ của công ty.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển kinh doanh.
+ Quản lý và xây dựng cơ bản, đổi mới điều kiện làm việc, kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế.
+ Ký kết phiếu thu- chi thanh toán theo định kỳ.
+ Chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.
-Phó Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo và giải quyết các vấn đề sau:
+ Quản trị hành chính văn phòng công ty.
+ Bảo vệ an ninh thanh tra.
+ Bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn.
+ Giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm do công ty thu mua bảo hiểm.
-Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: Ông Phạm Duy Hưng.
+Đề xuất, định hướng phương thức kinh doanh.
+ Khai thác, tìm nguồn hàng trong và ngoại tỉnh gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá.
+ Tổ chức công tác tiêu thụ Marketing và quảng cáo.
Ngoài ra Phó Tổng Giám đốc còn có nhiệm vụ thay mặt Tổng Giám đốc công ty điều hành việc quản lý công ty khi Tổng Giám đốc Công ty đi vắng hoặc quyết định các công việc đột xuất theo yêu cầu công tác của công ty.
Các phòng ban:
*Phòng tổ chức hành chính: Ông Nguyễn Văn Thịnh- Trưởng phòng, kiêm Chủ tịch Công đoàn.
Là phòng chức năng tham mưu tổng hợp giúp việc Ban giám đốc những công việc sau:
- Lập quy hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCNV.
- Giải quyết các chế độ chính sách, quyền lợi cho CBCNV trong công ty.
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị, các phòng ban về phân công, phân cấp quản lý.
- Tổ chức các phong trào thi đua và đề xuất thi đua khen thưởng.
- Tiếp nhận và giải quyết thuộc thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo có liên quan tới hoạt động của công ty
- Tổ chức kiểm tra và soạn thảo các văn bản hướng dẫn các ddơn vị thực hiện quy định về công tác bảo vệ, an toàn hàng hoá, giữ gìn trật tự an toàn đơn vị.
- Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các đơn vị thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế của cơ quan.
- Công tác quản trị hành chính.
- Công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, công văn giấy tờ của công ty.
*Phòng kế toán tài vụ:Bà Hoàng Thị Liên- Trưởng phòng.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán, các quy định của Nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và luật thuế.
- Kiểm tra và quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn, quản lý tài chính, và có kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình Tổng Giám đốc.
- Tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước theo chế độ và quy định của Nhà nước.
- Theo dõi tổng hợp tình hình sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý mạng lưới kinh doanh dịch vụ của công ty.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị về các thủ tục quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ, hoá đơn ban đầu.
Hệ thống kế toán tài vụ công ty bao gồm:
+Kế toán trưởng.
+ Kế toán ngân hàng.
+ Kế toán thuế và thu chi ngân sách Nhà nước.
+ Thủ quỹ.
+ Kế toán chi phí.
+ Kế toán tổng hợp.
+ Kế toán hàng hoá.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:Bà Tạ Thị Liên-Trưởng phòng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
- Lập báo cáo định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiên pháp lệnh đo lường chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Được Giám đốc uỷ quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán tạo nguồn hàng cung ứng cho các đơn vị trực tiếp tham gia kinh doanh.
* Phòng kinh tế đối ngoại:
- Quản lý hoạt động kinh doanh với nước ngoài.
- Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại.
- Khảo sát thị trường, khai thác nguồn hàng trong và ngoài nước, và tổ chức tiêu thụ.
* Phòng đầu tư:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cải tạo sửa chữa các mạng lưới công ty.
- Lập kế hoạch về quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, đấu thầu theo chế độ hiện hành.
- Thực hiện các quy chế quản lý đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu trong việc thực hiện triển khai dự án, tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
- Theo dõi, giám sát, quản lý và tổng hợp tình hình thực hiện dự án, quyết toán và hoàn công theo quy định.
- Thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nhà đất gồm nhà, đất là tài sản cố định và nhà, đất thuê của công ty kinh doanh nhà.
* Các đơn vị trực thuộc công ty:
Bao gồm có 10 cửa hàng, 02 trung tâm thương mại, 01 trung tâm y tế, 04 xí nghiệp chế biến thực phẩm, 02 khách sạn, và 02 liên doanh. Cụ thể:
+ Cửa hàng thực phẩm Chợ Hôm.
+ Cửa hàng thực phẩm Bưởi.
+ Cửa hàng thực phẩm Thành Công.
+ Cửa hàng thực phẩm Hàng Bè.
+ Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn.
+ Cửa hàng thực phẩm Châu Long.
+ Cửa hàng thực phẩm Hàng Da.
+ Cửa hàng thực phẩm Kim Liên.
+ Cửa hàng thực phẩm Khâm Thiên.
+ Xí nghiệp chế biến thực phẩm Lương Yên.
+ XÍ nghiệp chế biến thực phẩm Tựu Liệt.
+ XÍ nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp.
+ Xí nghiệp chế biến bảo quản đông lạnh Mơ.
+ Trung tâm thương mại Vân Hồ.
+ Trung tâm thương mại và dịch vụ Ngã Tư Sở.
+ Trung tâm y tế.
+ Khách sạn Vạn Xuân.
+ Khách sạn Đồng Xuân.
+ Liên doanh Hà Nội- Seiyu.
+Liên doanh cao ốc Á Châu.
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Hệ thống kênh tiêu thụ:
Nhµ m¸y
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh
C¸c ®¹i lý
3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh:
Nguồn cung ứng của công ty:
Tình hình mua vào:
Việc mua hàng không chỉ đơn thuần là lựa chọn mặt hàng và phương pháp mua hàng. Việc áp dụng theo phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc điểm của mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh sẽ quyết định mua theo phương thức nào thì triệt để. Quá trình mua hàng là quá trình phân tích lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng gì, mua của ai, với số lượng và giá cả bao nhiêu.
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình mua vào của công ty thực phẩm Hà Nội giai đoạn 2004-2006
Bảng số 1: Tình hình mua vào của Công ty năm 2004-2006.
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng hàng mua
83.647
110.250
119.651
26.603
31,80
9.401
8,53
Đối với HĐ thương mại
50.950
67.250
73.585
16.300
31,99
6.335
9,42
Thực phẩm nông sản
17.950
21.515
23.930
3.565
19,86
2.415
11,22
Thuỷ hải sản
19.750
29.385
32.305
9.635
48,78
2.920
9,93
Thực phẩm khác
13.250
16.350
17.350
3.100
23,39
1.000
6,11
Đối với sản xuất
25.530
33.015
37.091
7.485
29,31
4.076
1,52
các loại cũ quá dành cho sản xuất
16.010
23.195
25.725
7.185
44,88
2.530
10,90
Hàng khô
7.950
8.215
9.692
265
3,33
1.477
79,97
Hương liệu+ Gia vị
1.565
1.605
1.674
40
2,55
69
4,29
Đối với dịch vụ
7.167
9.985
8.975
2.818
39,32
-1.010
-10,11
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy hàng hoá mua vào của công ty tăng dần theo từng năm. Tổng trị giá hàng mua vào năm 2005 đã tăng 31,80% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 8,53% s với năm 2005.
Hàng mua vào cho hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 60% tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào trong hoạt động thương mại năm 2005 so với năm 2004 tăng 31,99%(16.300 triệu đồng). Trong đó mặt hàng thuỷ hải sản tăng mạnh. Năm 2005 so với năm 2004 gias trị hàng mua vào của thuỷ hải sản tăng 48,78%( 9.635 triệu đồng). Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tăng 9,93%(2.920 triệu đồng) so với năm 2004.
Hàng hoá mua vào cho hoạt động sản xuất chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào cho sản xuất năm 2005 tăng 29,31%(7.485 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 1,52% (4.076triệu đồng).
Hàng hoá mua vào cho dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng từ 7,5 đến 9% của tổng hàng mua vì đây là một nghành khá mới mẻ nên công ty đang nghiên cứu để có thể mở rộng hoạt động này.
Như vậy có thể thấy rằng tình hình mua vào của công ty tăng mạnh nhất là năm 2005. Công ty đã đẩy mạnh hoạt động mua vào nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường mở rộng quy mô đối với hoạt động thương mại và sản xuất kinh doanh.
Tình hình dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Dự trữ hàng hoá được hình thành ở các doanh nghiệp là do đòi hỏi tất yếu của việc đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính dự trữ hàng hoá đảm bảo cho vòng tròn trao đổi kinh tế trong hệ thống thị trường vận hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty thực phẩm Hà Nội là mua, bán, dự trữ hàng hoá. Cả ba hoạt động này phải có sự kết hợp chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng, như vậy mới đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Căn cứ vào những nhu cầu và những biến đổi trên thị trường, công ty đã có kế hoạch xử lý hàng hoá hợp lý và cần thiết phục vụ cho việc bán hàng không bị gián đoạn, góp phần tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận và hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Nhà cung ứng chủ yếu:
Trong cơ chế thị trường, với sự nhạy bén của mình, công ty đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ với mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các cơ sở sản xuất chế biến…Với một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng cung cấp ra thị trường. Cụ thể là:
- Nhà máy dầu Tường An: cung cấp các loại dầu ăn chất lượng cao.
- Nhà máy đồ hộp Hạ Long-Hải Phòng: cung cấp cho công ty các loại thực phẩm đóng hộp, các loại thuỷ hải sản.
- Xí nghiệp thuỷ hải sản Trung ương: cung cấp nước mắm, thủy hải sản đông lạnh.
- Công ty nước mắm Vân Long.
- Nước mắm Phan Rang, Phan Thiết, Phú Quốc.
- Công ty bánh kẹo Hà Nội
- Công ty bánh kẹo Hữu Nghị
- Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
- Công ty sữa Vinamilk: cung cấp các sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Cùng một số đơn vị khác cung cấp những mặt hàng tuỳ thuộc theo yêu cầu của Công ty.
Quá trình sản xuất gia công chế biến của công ty:
Công ty có 4 xí nghiệp sản xuất chế biến.
Mục đích của các xí nghiệp sản xuất chế biến là: khôi phục và phát triển sản xuất những mặt hàng truyền thống, nhất là những mặt hàng có thương hiệu trong nhiều năm liền như: giò lụa, chả giò, nem cua bể, bánh há cảo, tôm cuốn rế, tôm bao bột, nước mắm, dấm đóng chai, thực phẩm, hoa quả tươi đóng hộp…
Tình hình bán ra của công ty:
Thị trường tiêu thụ của công ty tập trung chủ yếu ở các trung tâm thương mại lớn.Hàng hoá có mặt ở hầu hết các quận huyện nội ngoại thành, cung cấp thực phẩm sạch cho các siêu thị lớn như Metro, Hà Nội Marko. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Bảng số 2: Tình hình bán ra của Công ty năm 2004-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng doanh thu
93.000
125.331
130.515
32.331
34,76
5.184
4,14
Đối với hoạt động KDTM
55.800
16.450
80.920
20.650
37,00
4.470
5,85
Đối với hoạt động KDSX
27.900
40.100
43.100
12.200
43,72
3.000
7,48
Đối với dịch vụ
9.300
8.781
6.495
-519
-5,6
-2.286
-26,03
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy: hoạt động bán ra của công ty tăng dần theo các năm. Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 34,765(32.331 Triệu đồng). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,14%(5.184 triệu đồng).
Trong đó hoạt động kinh doanh thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn. Doanh thu từ hoạt động này năm 2005 tăng so với năm 2004 là 37%(20.650 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 5,85%( 4.470 triệu đồng).
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Dịch vụ là một hoạt động mang lại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết cách khai thác và đầu tư đúng hướng. Đối với công ty thực phẩm Hà Nội thì đây không phải là một thế mạnh và nó cũng là một nghành nghề mới nên hoạt động dịch vụ không tăng mà giảm. Nhưng so với tỷ lệ tăng tổng doanh thu theo hoạt động bán ra của công ty thì tỷ lệ giảm này là không đáng kể.
Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu góp phần thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thưc hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội đảm bảo cân đối cung cầu.
Bảng số 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004-2006:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng doanh thu
93.000
125.331
130.515
32.331
34,78
5.184
4,14
Doanh thu thuần
92.998
125.310
130.510
32.312
34,74
5.200
4,15
Tổng chi phí
92.580
124.845
129.989
32.265
34,85
5.144
4,12
Doanh thu từ hoạt động tài chính
92.717
122.220
126.790
29.503
31,82
4.570
3,74
Lợi nhuận trước thuế
418
465
521
47
12,24
56
12,04
Lợi nhuận sau thuế
284
310
354.28
25.67
9,03
44.28
14,28
Thuế thu nhập
133.67
146
166.72
12.33
9,22
20.72
14,20
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Bảng số liệu trên cho thấy toàn bộ quá trình hoạt động của công ty giai đoạn 2004-2006 một cách khái quát:
Xu hướng biến động về doanh thu cũng như kết quả cuối cùng là ônr định và phát triển the xu hướng tăng dần. Tổng doanh thu của công ty tăng đều qua từng năm.
-Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 34,78%(32.331triệu đồng). Năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,14%(5.184 triệu đồng).
- Tổng chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004 là 34,85%(32.265triệu đồng). Năm 2006 tăng sovới năm 2005 là 4,12%(5.144 triệu đồng).
Như vậy là hoạt đông sản xuất kinh doanh được mở rộng nên chi phí hàng năm tăng lên.
Tuy nhiên lợi nhuận của công ty cũng tăng theo các năm:
- Lợi nhuân sau thuế năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9,03%(25.67 triệu đồng).Năm 2006 trăng so với năm 2005 là 14,28%(44.28 triệu đồng).
- Hoạt đông tài chính của công ty cũng tăng đáng kể. Doanh thu từ hoạt đông tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004 là 31, 82%(29.503 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,74%(4.570 triệu đồng). Điều này nói lên tiềm năng về hoat động tài chính của công ty là tương đối lớn. Trong thời gian tới, công ty cần tận dụng khai thác, phát huy thế mạnh của mình.
Có thể thấy chi phí và các khoản khác phải nộp ngân sách trong đó có thuế đều tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận năm sau của công ty vẫn tăng hơn so với năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đã xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.
Bảng số 4: Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vu xã hội năm 2004-2006:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Nộp Ngân sách Nhà nước
1.999
2.810
3.138
881
40,57
328
11,67
Các loại thuế
428
602
672
174
40,65
70
11,62
Bảo hiểm xã hội
94
132
148
38
40,42
16
12,12
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
* Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước:
Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 40,57%. Năm 2006 so với năm 2005 là 11,67%.
* Các loại thuế:
Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cụ thể năm 2005, số tiền nộp thuế tăng so với năm 2004 là 174 triệu đồng(40,65%). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 70 triệu đồng(11,62%).
* Bảo hiểm xã hội:
Công tác bảo hiểm xã hội được công ty thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Năm 2005 công ty hoàn thành việc mua bảo hiểm xã hội, tăng so với năm 2004 là 38 triệu đồng( 40,42%). Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 16 triệu đồng(12,12%).
Bảng số 5:Một số chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu của công ty năm 2004-2006:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
(Lợi nhuận/Doanh thu)*100
%
0,45
0,37
0,4
-0,08
-17,78
0,03
8,11
(Lợi nhuận/Vốn)*100
%
0,5
0,42
0,44
-0,08
-16,00
-0,02
4,76
(Lợi nhuận/Tổng quỹ lương)*100
%
7,50
6,92
5,73
-0,58
-7,73
-1,19
-17,20
(Lợi nhuận/Tổng chi phí)*100
%
0,45
0,37
0,40
-0,08
-17,78
0,03
8,11
(Lợi nhuận/Tổng số lao động)*100
%
0,65
0,66
0,69
0,01
1,54
0,03
4,54
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Qua bảng số liệu này ta thấy:
- Lợi nhuận/Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 17,78%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 8,11%.
- Lợi nhuận/Vốn năm 2005 giảm so với năm 2004 là 16%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,76%.
- Lợi nhuận/ Tổng quỹ lương năm 2005 giảm so với năm 2004 là 7,73%. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 17,2%.
- Lợi nhuận/ Tổng chi phí năm 2005 so với năm 2004 giảm 17,18%. Năm 2006 so với năm 2005 là 8,11%.
- Lợi nhuận/ tổng lao động năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,54%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,54%.
Nhận xét: Ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn 2004-2006 có hiệu quả nhưng thực sự còn chưa được ổn định. Cụ thể là chỉ tiêu lợi nhuận so với các chỉ tiêu khác có xu hướng giảm. trong thời gian tới công ty cần có những kế hoạch, biện pháp tích cực hơn nhằm phát triển một cách bền vững.
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng hầu hết các mục tiêu của công ty trong thời gian quan đều được thực hiện. Công ty đã có nhiều kế hoạch mang tính khả thi, phù hợp với khả năng kinh doanh, phù hợp với tình hình thị trường, khả năng tiền vốn, mạng lưới kinh doanh phù hợp với môi trường hoạt động của đơn vị. Đồng thời kết quả mà công ty đạt được chứng tỏ khả năng hoạch định chính sách của Ban Giám đốc, các phòng ban có liên quan, các đơn vị trực thuộc. Đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trong công ty.
3.3. Mục tiêu, kế hoạch năm 2007:
Năm 2007 là một năm đầy hứa hẹn với công ty Thực phẩm Hà Nội. Trong năm nay công ty phấn đấu đưa sản lượng tăng nhanh đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tổng doanh thu: 200.000.000.000 đồng.
Lợi nhuận:500.000.000 đồng
Về đào tạo: Đào tạo cán bộ quản lý bằng cách cử đi học thêm, nâng cao tay nghề cho công nhân bằng cách tổ chức các khoá huấn luyện ngắn hạn…
II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý bán hàng:
1. Trình tự ký kết hợp đồng đại lý bán hàng:
1.1. Hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm:
* Về chủ thể: hợp đồng đại lý bao tiêu cũng như bao hợp đồng đại lý thông thường, có một bên là bên giao đại lý, một bên là bên nhận đại lý. Theo đó, bên đại lý sẽ nhận làm đại lý bao tiêu sản phẩm cho công ty tại một khu vực nhất định theo giá quy định và nhận thù lao do công ty trả.
* Hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm căn cứ vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ của từng khu vực để làm cơ sở pháp lý cho việc ký kết hợp đồng.
* Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản có con dấu của hai bên.
* Nội dung:
- Ngày, tháng, năm
- Tên người đại diện.
- Mặt hàng.
- Giá cả.
- Phương thức vận chuyển.
- Thời hạn của hợp đồng.
- Chế độ thưởng phạt.
- Các quy đinh khác.
Do đặc điểm của các mặt hàng do công ty sản xuất, tiêu thụ đều là hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm nên trị giá từng đơn vị hàng hoá là rất nhỏ. Vì vậy hợp đồng khôn xác định khối lượng hàng hóa mà xác định giá trị số hàng hoá đó.
Bên cạnh đó, một điều không kém phần quan trọng là các biện pháp chống độc quyền, chống bán phá giá. Để làm được việc đó công ty phải quy định giá bán tối thiểu từng mặt hàng, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Có thể nói hình thức hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm công ty áp dụng không phải với hầu hết các đại lý bán sản phẩm của mình. Do công ty Thực phẩm Hà Nội là một thành viên trong tổng thể 23 thành viên của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội HAPRO, mối liên kết giữa công ty và Tổng công ty là hình thức công ty mẹ- công ty con. Vì vậy, trên thực tế, HAPRO đã có một hệ thống các cửa hàng, siêu thị bán lẻ của mình, nơi tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất và phân phối. Sự có mặt của hệ thống bán hàng này là bước chuẩn bị của HAPRO trong tiến trình hội nhập WTO, cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khác.
1.2. Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro:
Khi nghiên cứu về hợp đồng đại lý bán hàng ở một công ty sản xuất hàng tiêu dùng là công ty Thực phẩm Hà Nội, không thể không nhắc tới một thể thức hợp đồng đặc biệt là Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với hợp đồng mua hàng ( một dạng của đại lý bán hàng) của công ty dựa trên một bản hợp đồng cung cấp nguyên tắc.
Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro thực chất không phải là hợp đồng mua bán mà đưa ra các thể thức và điều kiện của một bản hợp đồng mua bán sẽ được ký kết bằng việc Metro đưa ra đề nghị đặt hàng và Công ty Thực phẩm Hà Nội chấp nhận đề nghị.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc làm cụ thể thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên Metro với bên công ty Thực phẩm Hà Nội.
Trong đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu Metro lại giao kết hợp đồng với một bên thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên công ty Thực phẩm Hà Nội nếu có thiệt hại phát sinh.
Khi hai bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên công ty phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ khi có thoả thuận về thời hạn trả lời.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do hai bên ấn định.
Nếu Metro nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận n ày được coi là đề nghị mới của bên công ty.
Bên Metro có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
+ Nếu bên công ty nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận đề nghị.
Khi bên Metro thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
Nếu bên Metro thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì bên Metro sẽ phải thông báo cho công ty và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên công ty nhận được thông báo trước khi bên công ty trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Nếu bên công ty đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như công ty đã đưa ra đề nghị mới.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên công ty đối với bên Metro về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Kể từ thời điểm côgn ty thông báo chấp nhận đề nghị đó, hợp đồng được ký kết.
Có thể hình dung một số biểu hiện cơ bản của hợp đồng này như sau:
* Chủ thể: một bên là Metro, một bên là công ty Thực phẩm Hà Nội.
* Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản.
* Nội dung: Hợp đồng cung cấp nguyên tắc này bao gồm 16 điều khoản như sau:
- Điều 1: Thời hạn hợp đồng.
- Điều 2: Các chi tiết của nhà cung cấp.
- Điều 3: Đơn đặt hàng.
- Điều 4: Chấp nhận đơn đặt hàng.
- Điều 5: Giao hàng.
- Điều 6: Giá và thay đổi giá.
- Điều 7: Lập hoá đơn.
- Điều 8: Thanh toán.
- Điều 9: Các cam đoan của nhà cung cấp.
- Điều 10: Chấm dứt hợp đồng.
- Điều 11: Bất khả kháng.
- Điều 12: Giải quyết tranh chấp.
- Điều 13: Vi phạm hợp đồng.
- Điều 14: Các nghĩa vụ khác của nhà cung cấp.
- Điều 15: Bảo hiểm và bồi thường.
- Điều 16: Các quy định khác.
Gồm các nội dung:
+ Mã số hàng hoá ( do Metro cung cấp).
+ Tên hàng hoá.
+ Ngày giao hàng.
+ Số lượng hàng được giao.
+ Mã số của nhà cung cấp.
+ Mã số của trung tâm mua bán sỉ liên quan ( các trung tâm mua bán cảu Metro đều có mã số).
+ Số của đơn đặt hàng.
+ Nơi giao hàng.
+ Tên và mã số của nhân viên mua hàng Metro( người thay mặt cho Metro đưa ra đơn đặt hàng).
Khi bên phía công ty Thực phẩm Hà Nội đồng ý chấp nhận bản đề nghị này thì hợp đồng được hình thành. Về cơ bản đây cũng là một hợp đồng đại lý bán hàng như các hợp đồng đại lý bán hàng khác. Song, bên cạnh đó nó cũng có một số biểu hiện khác biệt so với các hợp đồng khác như sau:
- Thời hạn của hợp đồng: được quy định tại điều 10 của bản cung cấp nguyên tắc.
- Căn cứ pháp lý: Không chỉ rõ, chỉ có tại điều 16, khoản 4 có nêu:” Tính hiệu lực, việc giải thích, thực hiện, và giải quyết tranh chấp có liên quan đến hợp đồng này sẽ được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam”.
- Về trách nhiệm ràng buộc: Hợp đồng này do công ty Metro đưa ra, không qua sự thoả thuận đi đến thống nhất của cả hai bên. Như vậy nó thể hiện ý chí chủ quan áp đặt của bên Metro. Bên công ty Thực phẩm Hà Nội chỉ có quyền lựa chọn chấp nhận hay không chấp nhận.
Thực tế, công ty Metro là một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về phân phối hàng hoá, có truyền thống đã được khẳng định. Lưu lượng người tiêu dùng đến với Metro là rất lớn. Vì vậy, dù là ý chí của một bên Metro, các doanh nghiệp sản xuất vẫn cần bắt tay làm ăn cùng, công ty Thực phẩm Hà Nội cũng là một trường hợp.
2. Tình hình thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty:
2.1. Thực hiện các điều khoản:
- Quyền sở hữu của các bên liên quan:
Công ty thực phẩm Hà Nội là chủ sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên đại lý. Quyền sở hữu của Công ty thể hiện ở:
+ Công ty chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá giao cho bên đại lý.
+ Công ty cho phép trả lại hàng, thu hồi hàng không đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo số lượng hàng theo hợp đồng:
Công ty Thực phẩm Hà Nội có nghĩa vụ đảm bảo số lượng hàng hoá theo như đã cam kết trong hợp đồng để giao cho bên đại lý.
- Giá cả, phương thức thanh toán:
Giá cả của hàng hoá do công ty quy định chung cho từng mặt hàng sau khi đã trừ đi chiết khấu hàng bán và chi phí vận chuyển.
Giá cả và phương thức thanh toán hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Các bên thực hiện nghiêm chỉnh. Khi có biến động về giá nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá hàng hoá tăng thì giá hàng hoá giao cho đại lý cũng biến đổi cho phù hợp, đảm bảo hài hoà quyền lợi của bên công ty, bên đại lý, và người tiêu dùng.
Theo thoả thuận trong hợp đồng, bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho công ty trước khi nhận hàng. Nhưng trên thực tế, đại lý thường chây ì không thanh toán đúng hạn, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc này dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn kinh doanh, cán bộ thị trường lại phải đi thu tiền tại đại lý, gây rất nhiều phiền nhiễu bất tiện.
Phương thức thanh toán chủ yếu dùng tiền mặt, có chuyển khoản. Thường để đảm bảo an toàn cho tiền hàng, công ty hiện nay thường áp dụng thanh toán qua ngân hàng.Ngoài ra còn có hình thức thanh toán qua ngân hàng bằng cách viết giấy uỷ nhiệm chi sau đó fax cho công ty.
- Địa điểm, thời hạn giao hàng:
Địa điểm giao hàng do hai bên thoả thuận. Có khi ở nhà máy của công ty, có khi công ty cho phương tiện vận chuyển đến nơi đại lý.
Hình thức giao hàng tại nhà máy thì lợi nhuận của đại lý bị giảm đi, lãng phí đầu tư vào phương tiện vận chuyển… nên rất dễ đại lý không mấy mặn mà với hình thức này.
Nếu công ty trực tiếp giao hàng đến từng đại lý thì sẽ không đủ phương tiện, công ty lại phải chi một khoản rất lớn để trang bị phương tiện vận chuyển, điều này sẽ là gánh nặng rất lớn cho công ty.
Thời hạn giao hàng do hai bên thoả thuận.
2.2. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng:
Hình thức phổ biến nhất là thế chấp bằng tài sản, được lập thành văn bản có chữ ký của đại diện hợp pháp hai bên.
Trong thời gian gần đây, các đại lý đều có tài khoản riêng tại các ngân hàng, nên họ được các ngân hàng của mình bảo đảm nên việc thế chấp bằng tài sản trở nên không thuận tiện lắm.
Do hàng hoá công ty sản xuất là hàng thực phẩm, có thực phẩm tươi sống nên chỉ có hạn sử dụng ngắn. Hơn nữa hàng thực phẩm là mặt hàng có tính thời vụ, nên các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trở nên tối cần thiết. Nếu một bên chậm giao hàng, hoặc bên kia không nhận hàng cũng dễ dẫn đến tổn thất lớn cho đối tác.
2.3. Điều kiện thanh lý hợp đồng:
Thanh lý hợp đồng khi hợp đồng đã hoàn thành hoặc theo thoả thuận của các bên. Khi thanh lý hợp đồng các bên có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho nhau( nếu có).
Trình tự tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: Trước hết, hai bên thông báo cho nhau biết việc thanh lý hợp đồng. Bên đại lý thanh toán hết nợ cho công ty. Sau cùng, hai bên tiến hành thanh lý chấm dứt hợp đồng.
Việc thanh lý hợp đồng thường do cán bộ phòng thị trường làm việc với đại lý.
3. Giải quyết tranh chấp:
Theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra, các bên khiếu kiện lên toà kinh tế toà án nhân dân thành phố Hà Nội để giải quyết.
Thực chất tranh chấp hợp đồng đại lý bán hàng này là thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, theo quy định trong Bộ luật Tố tụng Dận sự 2004.
Chương 3
Một số khuyến nghị góp phần khắc phục những tồn tại
tại công ty Thực phẩm Hà Nội
I. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
1. Những kết quả đã đạt được
- Công tác quản lý đại lý:
Công tác này nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp. Một số hậu quả không mong muốn có thể xảy ra là:
+ Đại lý bán hàng của công ty khác.
+ Đại lý chậm thanh toán tiền hàng.
+ Đại lý chểnh mảng bán hàng.
+ Với những đại lý ở xa doanh nghiệp: dễ xảy ra sự cục bộ, thông tin thiếu chính xác.
Tuy nhiên công tác này đã được công ty thực hiện tương đối tốt.
- Thị phần trên thị trường.
Không còn bó hẹp trên thị trường Hà Nội, phục vụ hàng tiêu dùng cho nhân dân thủ đô, sản phẩm của công ty đang ngày càng vươn xa, trở nên thân quen hơn với người nội trợ các khu vực khác nhau.
2. Những tồn tại, vướng mắc:
Tồn tại phổ biến nhất là tranh chấp giữa công ty và đại lý về thanh toán. Thời hạn thanh toán là 10 ngày kể từ ngày nhận được hàng nhưng có trường hợp đại lý thanh toán cho doanh nghiệp sau 25 ngày thậm chí tới tháng sau.
3. Nguyên nhân những tồn tại, vướng mắc đó:
- Về phía công ty:
Thứ nhất, quy định phạt hợp đồng không rõ ràng không rõ ràng.
Trước đây Luật Thương mại 1997 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy đinh có chỗ chưa được thống nhất về phạt hợp đồng. Nay Luật Thương mại 2005 tôn trọng sự thoả thuận của các chủ thể của hợp đồng, song trong điều 301 quy định: mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Song thực tế các hợp đồng đều quy định mức phạt vi phạm hợp đồng là 10%. Đây là một tồn tại mà sự thay đổi của pháp luật doanh nghiệp chưa thích ứng kịp.
Khi có tranh chấp, giải quyết bằng con đường tố tụng, toà án vẫn quyết định hợp đồng có hiệu lực, hiệu lực một phần. Điều khoản phạt hợp đồng khi đó toà án sẽ giải quyết mức phạt 8% như luật định.
Thứ hai, công tác soạn thảo hợp đồng chưa chặt chẽ. Cán bộ soạn thảo hợp động đại lý bán hàng trong doanh nghiệp thường là cán bộ kiêm nhiệm phòng kinh doanh. Vì vậy họ chưa được đào tạo pháp luật về hợp đồng một cách bài bản. Trước những thay đổi pháp lý điều chỉnh hợp đồng đại lý bán hàng họ chưa kịp thay đổi cũng là một thực tế.
- Về phía đại lý:
+ Thứ nhất, vì chạy theo lợi nhuận mà đại lý bất chấp các quy định trong hợp đồng đã ký. Đại lý bán hàng hưởng thù lao từ doanh nghiệp, nên quyền lợi của đại lý gắn với quyền lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định vì nhất thời mà đại lý lại đi ngược lại các quy định của hợp đồng đã ký giữa hai bên.
+ Thứ hai, bản thân hiểu biết pháp luật của các đại lý còn phần nào hạn chế.Vì vậy việc thực hiện những thoả thuận trong hợp đồng đã ký còn chưa thật triệt để.
4. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai:
4.1. Căn cứ, đề xuất:
+ Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng đảm bảo hơn. Do đó mà nhu cầu thực phẩm cũng cần tăng lên không những về số lượng mà tối quan trọng là về chất lượng.
+ Môi trường kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi. Nguồn lực của Công ty thêm lớn mạnh hơn. Việt Nam đã hội nhập WTO, cơ hội và thách thức vớicác doanh nghiệp trong nước cũng như với công ty là rất lớn. Để không bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy, công ty cùng với các thành viên khác trong cùng Tổng Công ty Thương mại Hà Nội HAPRO đã xây dựng cho mình một hệ thống đại lý bán hàng năng động, đủ mạnh để trở thành kênh phân phối, bán lẻ khẳng định được sức mạnh của hàng hoá nội địa.
4.2. Phương hướng phát triển trong tương lai:
+ Công ty cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để không những ngày càng nâng cao sản lượng mà còn nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
+ Trong quá trình cổ phần hoá doanh ngihệp trong nước, Công ty Thực phẩm Hà Nội cũng đang trang bị cho mình những hành trang thật vững chắc để cổ phần hoá thành công, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh trong vận hội mới.
+ Trong thời gian tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cường nâng cao thị phần của mình trên thị trường.
+ Thêm vào đó công ty sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Dựa trên nền tảng phát triển của công ty, chúng ta cùng hy vọng các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong những năm tới sẽ đạt được. Điều đó phụ thuộc không nhỏ vào sản phẩm của công ty thông qua mạng lưới bán hàng.
II. Kiến nghị
Từ những quy định còn chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc áp dụng luật pháp như ở Luật Thương mại 1997 và Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế 1989, đến nay Luật Thương Mại 2005 đã khắc phục được phần nào những khó khăn đó, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Song trước những hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải, tôi xin có một vài kiến nghị như sau:
1. Về phía Nhà nước:
+ Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý bán hàng phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
+ Nhà nước cần xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp thật thống nhất, dễ áp dụng. Thực tế cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng cách thức trọng tài kinh tế còn chưa thật phổ biến, chưa đi vào cuộc sống.
Trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp (phi chính phủ), do đó, muốn hoạt động có hiệu quả thì trong nhiều trường hợp nó phải được sự hỗ trợ cần thiết từ phía các cơ quan Nhà nước, nhất là toà án. Theo quy định của pháp luật hiện hành về trọng tài thì toà án nước ta hoàn toàn đứng ngoài cuộc và hầu như không được phép làm bất cứ việc gì để giúp đỡ trọng tài trong việc giải quyết một số vấn đề mà tự trọng tài không thể làm được, nhất là các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong hoàn cảnh như vậy, vai trò của trọng tài khó có thể phát huy được.
Trọng tài do bản chất không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, do vậy, bản thân nó không thể đưa ra các quyết định có giá trị cưỡng chế thi hành như các phán quyết của toà án ( mặc dù quyết định của trọng tài là chung thẩm). Vì vậy, ở các nước khác, khi quyết định trọng tài đã có hiệu lực mà không được các bên tự nguyện thi hành thì nó sẽ được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, ở nước ta pháp luật không cho phép bên kháng kiện có quyền yêu cầu toà án phê chuẩn quyết định của trọng tài để tạo điều kiện pháp lý cho cơ quan thi hành án áp dụng. Như vậy, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về trọng tài là rất quan trọng và cần thiết.
+ Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng cần có sự tham gia của các đối tượng chịu sự tác động của pháp luật và trực tiếp trao đổi trên thị trường. Hiện nay, các văn bản pháp luật trong quá trình soạn thảo, ban hành chủ yếu là sự góp ý, xây dựng từ cơ quan, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực luật pháp. Do vậy, pháp luật nói chung và quy định về hợp đồng nói riêng còn mang tính chuẩn mực, quản lý. Ban pháp chế Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có những phiếu thăm dò ý kiến với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, các nhà làm luật về vấn đề này. Việc làm này cần được các đối tượng liên quan thực hiện đầy đủ, thường xuyên.
+ Thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số hợp đồng trong đó một bên không được bàn bạc, thương lượng gì về các điều khoản của hợp đồng, họ bắt buộc phải ký kết hợp đồng. Đó là những hợp đồng chuyên chở, vận tải hàng không, bảo hiểm… Đối với những hợp đồng này khó có thể đảm bảo sự bình đẳng. Thực tiễn ở công ty thực phẩm Hà Nội và nhiều doanh nghiệp khác, việc một bên soạn thảo hợp đồng và một bên chấp nhận là điều vẫn thường thấy. Đây là hợp đồng mẫu nhiều năm nay không có sự thay đổi. Do đó, Nhà nước cần có sự điều chỉnh thích hợp, quy định rõ những điều khoản của hợp đồng đối với bên soạn thảo bắt buộc phải làm những điều họ không được làm để ngăn ngừa sự áp đặt ý chí của họ đối với bên kia.
+ Thêm vào đó là sự chưa hoàn thiện của các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hiện nay chưa rõ, có nhiều điều còn gây nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng là điều kiện của hợp đồng hay là một bộ phận phụ của hợp đồng, gây ra sự áp dụng một cách tuỳ tiện. Do đó, điều khoản này phải được quy định môt cách cụ thể, chính xác, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện một cách nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký.
+ Nhà nước cần ban hành thêm một văn bản quy định chi tiết hơn về hoạt động đại lý. Hoạt động đại lý ngày càng phát triển, ngoài hai văn bản quy định chung là Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, có hai văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hoạt động đại lý là Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 và Thông tư số 10-TM/ PC ngày 13/6/1996. Trong đó những quy định tại Nghị định 25/CP và thông tư 10-TM/PC không còn phù hợp đối với hiện tại. Hơn nữa, sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật cũng là một nguyên nhân khiến những quy định này chưa được áp dụng thường xuyên. Chính vì vậy, việc ban hành một văn bản quy định chi tiết hơn về hoạt động đại lý là điều cần thiết.
2. Về phía công ty:
+ Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ pháp lý cho các cán bộ kinh doanh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng để tránh những tranh chấp sau này. Xa hơn, công ty cần có chuyên gia tư vấn pháp lý để hỗ trợ cho mình trong những trường hợp cần thiết.
+ Công ty cần theo dõi sự thay đổi pháp luật về hợp đồng đại lý bán hàng để kịp điều chỉnh cho phù hợp, tránh những sai phạm đáng tiếc sau này.
+ Công ty cần phát huy hơn nữa việc kiểm tra các đại lý của mình để tránh tình huống họ bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh dễ dẫn đến thiệt hại cho công ty về uy tín với khách hàng, với các đại lý khác.
+ khi công ty đồng ý cho các đại lý của mình thanh toán chậm và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như cầm cố thế chấp… công ty cần phải thẩm định tính khả thi của việc trả nợ, các yêu cầu của thị trường. Công ty không nên ỷ lại vào hợp đồng cầm cố và bảo lãnh mà bỏ qua việc xác minh quyền sở hữu tài sản.
+ Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, Công ty và đại lý cần có sự thoả thuận nhằm đảm bảo nguyên tắc ký kết hợp đồng, tránh trường hợp hợp đồng do một bên soạn ra. Hơn nữa hợp đồng không nên dẫn chiếu các văn bản pháp luật có liên quan đến hợp đồng một cách tuỳ tiện.
3. Về phía đại lý:
+ Các đại lý nên thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về pháp luật trong doanh tổ chức sản xuất kinh doanh. Chỉ như vậy mới là cách bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu nhất khi tham gia vào quan hệ làm ăn, cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc trong quá trình soạn thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Các đại lý cần ý thức rõ thể hiện được ý chí của mình trong hợp đồng cũng quan trọng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Các đại lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản, vận chuyển, không bán cho khách hàng hàng biến chất…
KẾT LUẬN
Ngày nay, kinh tế hội nhập đang tạo ra những thời cơ lớn, và những thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn trụ vững và phát triển hơn thì phải nỗ lực không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu. Không nằm ngoài quy luật đó, công ty Thực phẩm Hà Nội cũng phải từng bước hoàn thiện và không ngừng đổi mới, cung ứng ra thị trường những sản phẩm hàng hoá uy tín chất lượng cao; đồng thời nhanh chóng áp dụng những tiến bộ mới về công nghệ về khoa học kỹ thuật, về quản lý nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Trong nhiều năm hoạt động, công ty Thực phẩm Hà Nội đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Với những gì đã và đang làm được ngày hôm nay tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn. Việc lưa chon hình thức quản lý, kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định những thành công đó. Trong tương lai, hoạt động đại lý bán hàng sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Nó thoả mãn nhu cầu của hai bên và còn tạo việc làm cho người trung gian. Từ thực tế như trên, thiết nghĩ yêu cầu một văn bản pháp luật chuyên nghành để điều chỉnh hợp đồng đại lý và thực hiện các nguyên tắc áp dụng pháp luật, đăc biệt là nguyên tắc áp dụng luật chung- luật riêng là điều thật sự cần thiết.
Danh mục tài liệu tham khảo
-Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bộ luật Dân sự 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, có hiệu lực từ 01/01/2005.
2. Luật Doanh nghiệp 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
3. Luật Thương mại 2005.
4. Nghị định số 25/CP ngày 25/4/1996 ban hành quy chế đại lý mua bán hàng hoá.
5. Thông tư số 10-TM/PC ngày 13/6/1996 hướng dẫn việc thực hiện quy chế đại lý mua bán hàng hoá.
- Tài liệu nội bộ công t y:
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
4. Thông báo đổi tên đơn vị.
5. Thoả ước lao động tập thể.
6. Nội quy lao động của công ty.
7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006.
8. Quy chế quản lý kinh doanh năm 2007.
9. Bảng cân đối kế toán đến ngày 31/12/2004.
10. Hợp đồng cung cấp nguyên tắc giữa công ty và Metro.
11. Tài liệu về quản lý chất lượng sản phẩm của công ty.
12. Bảng báo giá sản phẩm của công ty.
- Tài liệu tham khảo khác:
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê nin- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2002.
2. Mẫu soạn thảo văn bản- Thạc sĩ Lê Văn In-Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2001
3. Website:
+ Tổng công ty Thương mại Hà Nội: www.hapro-vn.com
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32034.doc