Căn cứ vào luật doanh nghiệp và để cho các doanh nghiệp Việt nam có đủ điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, thị trương Trong thời gian đầu của hội nhập Chính Phủ cần có các văn bản, quy định thích hợp về ngành nghề, về các sắc thuế, cần có các chính sách bảo hộ để các doanh nghiệp Việt Nam cóthể hoạt động một cách bình đẳng trước các doanh nghiệp trong khu vực.
Các ngành nghề chức năng(GTVT, Thương mại ,Hải quan , quản lý thị trường , Thuế ) cần thường xuyên kiểm tra các hoạt động dịch vụ này để tránh gian lận thương mại , trốn lậu thuế và các hành vi xấu khác. Cần gấp rút ban hành các văn bản dưới luật của Luật Thương mại để điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi dịch vụ này (nên tham khảo ý kiến của Hiệp hội giao nhận Việt Nam dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ ).
_Về trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ
Kể từ khi đất nước theo chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế thị trường đã vực đậy những nhân tố mới các ngành nghề kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá. Muốn doanh nghiệp có nhiều khách hàng thì đội ngũ cán bộ nhân viên phải hoàn thiện mình , nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhất là trình độ ngoại ngữ thì mới đủ khả năng đứng vững trong tình hình thị trường hiện nay.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại - VINATRACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đó , do tình hình kinh tế Xã hội có nhiều thay đổi ,Bộ nội thương nhận thấy cần phải sát nhập hai công ty kho vận I và II để thành lập Tổng Công ty kho vận .Tổng công ty tồn tại từ năm 1985 đến 1995 theo quyết định thành lập số 212 NTQĐ I ra ngày 11/11/1985. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công ty kể từ khi bắt đầu thành lập.
Công ty được chính thức thành lập từ năm 1995 và lấy tên là công ty kho vận và dịnh vụ thương mại với tên giao dịch là VINATRANCO. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thương mại , ra đời theo quyết dịnh số 109 TM/ TCCB ban hành ngày 22 thánh 2 năm 1995. Tính đến nayCông ty đã tồn tại được 7 năm với nhiều đổi mới và thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Với số vốn kinh doanh 5.344.000.000 đồng ban đầu ,sau 7 năm hoạt động số vốn trên đã lên tới 8.549.370.836 đồng , như vậy tăng 3.205.370.836 đồng .
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty VINATRANCO
Nói một cách chung nhất Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất kinh doanh và hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Các bạn hàng trong nước bao gồm :
Hơn 500 đại lý bán hàng ở Hà nội và các tỉnh ở phía Bắc.
Nhiều khách hàng là các xí nghiệp liên doanh,công ty liên doanh như : Thuỷ điện Hoà Bình, gạch Thạch Bàn,....
Gần 20 hãng taxi.
Các nhà máy lắp ráp chế tạo ô tô như : VMC, FOR ,MECEDEC.
Các bạn hàng nước ngoài bao gồm :
Công ty Jimbrother’s Đài Loan.
Công ty ESSO Singapor.
Công ty Nomura Nhật Bản.
Và nhiều các công ty giao nhận vân tải ở các khu vực Châu á ,Châu Âu.
Nói riêng về chức năng kinh doanh Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại được phép tiến hành những hoạt động sau :
+ Sản xuất gia công giầy xuất khẩu, sản xuất gia công bao bì hàng hoá,
sản xuất gia công hàng may mặc.
Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại thành lập xí nghiệp giày Đông Anh để thực hiện chức năng kinh doanh này. Xí nghiệp được phép tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình đối với Công ty.
+ Kinh doanh hàng hoá.
Các mặt hàng chính mà Công ty kho vận và dịch vụ thương mại kinh doanh gồm có : dầu nhờn ESSO ,xăm lốp ôtô, sắt thép phương tiện vận tải,vật tư,lương thực ,hàng hoá bán lẻ cùng một số hàng hoá khác.
+ Kinh doanh dịch vụ .
Công ty kho vận và dịch vụ thương mại chủ yếu kinh doanh các dịch vụ về vận tải .Cụ thể là : kinh doanh vận tải trực tiếp, vận tải thuê ngoài,làm dịch vụ giao nhận vận chuyển,làm đại lý vận tải Quốc tế. Ngoài ra, do cơ sở kho bãi của Công ty khá thuận tiện cho hoạt động cho thuê nên kinh doanh kho bãi ,thuê nhà ,thuê văn phòng trở thành một bộ phận kinh doanh dịch vụ đóng góp tỷ lệ doanh số tương đối lớn .Trên thực tế , Công ty kho vận và dịch vụ thương mại còn được phép thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu . Chức năng kinh doanh này tuy không phải là hoạt động có tính thường xuyên ,liên tục song cũng đem lại hiệu quả kinh tế chung của toàn Công ty . Mới đây còn có thêm dịch vụ kinh doanh hàng chuyển khẩu ,hàng quá cảnh,hàng triển lãm.
Từ các chức năng kinh doanh kể trên Công ty tự triển khai thành một số nhiệm vụ cụ thể sau :
+ Thực hiện chế độ hoạch toán độc lập tự chủ về tài chính.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty.
+ Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước ,bảo toàn và phát triển vốn được giao.
+ Chấp hành đầy đủ các chế độ,chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Thương mại .
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong việc giữ hàng hoá,giao nhận và vận chuyển hàng hoá ,các hợp đồng liên doanh ,liên kết ,hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá .
+ Quản lý toàn diện đội ngũ công nhân viên chức ,thực hiện chăm lo đời sống vật chất tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
+ Làm tốt công tác bảo vệ ,an toàn lao động ,trận tự Xã hội,bảo vệ môi trường ,bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa,bảo vệ an ninh quốc phòng.
3. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý của Công ty.
Là một Công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau trong kinh doanh và sản xuất ,nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các thành viên và thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế Xã hội trong từng thời kỳ .
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân trong kinh doanh,bao gồm các đơn vị thành viên tiến hành hạch toán độc lập.
Trụ sở chính của Công ty được đóng tại 473 Minh Khai- Hai Bà Trưng - thành phố Hà nội. Là một doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị do vậy Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thành lập như sau :
- Đứng đầu Công ty là Giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm ,khen thưởng kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có quyền dịnh ,điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc được tính lương cơ bản theo ngạch bậc của viên chức nhà nước và hưởng lương thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Chính Phủ quy định gắn liền với hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ quyền hạn của giám đốc được quy định tại điều 40 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Hỗ trợ cho giám đốc trong công tác điều hành có một số phó giám đốc.Các phó giám đốc do giám đốc lựa chọn , đề nghị Bộ Thương Mại xem xét bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác hoặc được uỷ quyền giải quyết một số công việc cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Kế toán trưởng công ty giúp giám đốc chỉ đạo , tổ chức , thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước ban hành.
- Văn phòng ,các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc lĩnh vực của từng phòng từng ban phụ trách.
_ Tập thể người lao động trong công ty bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân sản xuất là 2900 người thành lập ra Ban chấp hành công đoàn là hình thức để cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gồm có 5 phòng riêng biệt, được đặt tại văn phòng Công ty . Đó là:
-Phòng Tổ chức cán bộ
-Phòng Kế toán tài chính
-Phòng Hành chính
-Phòng Kinh doanh I
-Phòng Kinh doanh II
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh gồm các chi nhánh, xí nghiệp , cửa hàng như sau:
Văn phòng công ty
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Hải Phòng (VINATRANCO Hải Phòng- 16 Trần khánh Dư ,Thành phố HP)
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Đông Anh( khối 4 thị trấn Đông Anh Thành phố HN)
Xí nghiệp vận tải Thương mại Hà Nội ( ngõ Hải Châu –Minh Khai-HN)
Xí nghiệp gia công giày xuất khẩu Đông Anh(khối 4 thị trấn Đông Anh Thành phố HN)
Chi nhánh kho vận và dịch vụ Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh ( 25/74 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 Thành phố HCM )
Cửa hàng dịch vụ vận tảiThương mại Hà Nội ( 473 Minh Khai – Hà Nội)
Cơ cấu tổ chức của Công ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại được sơ đồ hoá như sau: ( Sơ đồ trang bên. )
Văn Phòng Công ty
Sơ Đồ Bộ máy Tổ Chức kinh doanh
Công Ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại
Giám Đốc
Phó GĐ Tổng hợp
Phó GĐ Kinh Doanh
Phòng Hành Chính
Phòng Kế Toán
Xí Nghiệp Giầy
Phòng Tổ Chức
Chi Nhánh Đông Anh
Xí Nghiệp Vận tải
Cửa hàng Hà Nội
Chi Nhánh Hải Phòng
Phòng Kinh Doanh 2
Chi Nhánh Sài Gòn
Phòng Kinh Doanh 1
II. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty VINATRANCO.
Để nắm được tình hình thưc tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại VINATRANCO , chúng ta nghiên cứu hợp đồng sau , đó là Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá giữa Công ty TNHH Phú Thành (bên thuê dịch vụ) và Công ty VINATRANCO (bên làm dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá ).
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập- tự do- hạnh phúc.
Hợp đồng giao nhận vận chuyển.
Số:
-Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25-9-1989
-Căn cứ vào nghị định số 17-HĐBT ban hành ngày 16-1-1990 hướng dẫn thi hành việc thực hiện hợp đồng kinh tế.
-Căn cứ vào nhu cầu của Công ty TNHH Phú Thành và khả năng của Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại VINATRANCO , hai bên ký kết hợp đồng với các điều khoản sau :
Hôm nay ngày 1-1-2000 chúng tôi gồm có :
Một bên là : Công ty TNHH phú Thành
Địa chỉ : 4-5IF Thành Công- Láng Hạ- Hà Nội.
Điện thoại : 04.5142343 ; Fax : 04.5142388
Gọi tắt là bên A.
Một bên là : Công ty Kho vận và dịch vụ Thương mại.
Địa chỉ : 473 Minh Khai-Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Điện thoại : (84.4)8624876-6360983 ; Fax : (84.4) 9621214
Gọi tắt là bên B.
Hai bên đã thống nhất ký kết với nhau những điều khoản sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng.
Bên B nhận làm dịch vụ giao nhận vận chuyển cho bên A , tiến hành các thủ tục nhận hàng và làm thủ tục Hải quan các lô hàng được vận chuyển từ cảng Hải Phòng về đến kho của bên A tại Hà Nội.
Điều 2 : Giá cả.
Giá của dịch vụ ghi tại điều 1 như sau :
1 Container 20 Â : 2.080.000 đ
1 Container 40 Â : 2.600.000 đ
1 Container 20 Â lạnh : 2.750.000 đ
1 Container 40 Â lạnh : 3.000.000 đ
Giá trên không bao gồm :
+ Phí lưu kho bãi , phí giám định , kiểm định , thuế nhập khẩu, thuế VAT
(nếu có).
+ Phí bốc xếp hàng tại kho của bên A.
+ Phí đại lý , lệ phí chứng từ , phí CFR (đối với các lô hàng lẻ).
Điều 3 : Thanh toán.
Bên A thanh toán toàn bộ chi phí dịch vụ theo đơn giá ghi tại điều 2 và các chi phí khác phát sinh nếu có (các chi phí phát sinh này phải hợp lý hợp lệ và thuộc tráh nhiệm của bên A).
Việc thanh toán được tiến hành vào ngày 10 hàng tháng , khi bên A nhận được chứng từ hợp lệ của bên B (chứng từ cho lô hàng được giao trong tháng) .
Điều 4 : Trách nhiệm của các bên .
1_ Trách nhiệm của bên A
1.1_ Cung cấp đầy đủ các chứng từ hợp lệ để nhận hàng bao gồm :
+ Giấy uỷ quyền của Công ty cho Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại 3 bản gốc.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( 01 bản gốc , 02 bản sao)
+ Tờ khai Hải quan (03 bản gốc , 01 bản sao)
+ Hợp đồng ngoại hoặc (tương đương hợp đồng)
+ Hoá đơn thương mại (01 bản gốc ,02 bản sao)
+ Phiếu đóng gói (01 bản gốc , 02 bản sao)
+ Vận đơn vận chuyển hàng hoá (01 bản gốc , 02 bản sao)
+ Giấy phép nhập khẩu của các cấp có thẩm quyền (nếu cần) 1 bản gốc , 1 bản sao.
1.2_ Bên A có trách nhiệm chuẩn bị kho bãi, người và phương tiện bốc xếp tại nhà máy . Hàng hóa phải được giải phóng tối đa trong vòng 24 giờ kể từ khi xe chở hàng có mặt tại kho bên A. Nếu bên A không sẵ sàng tiếp nhận thì mọi tổn thất và chi phí phát sinh đều do bên A chịu.
2_ Trách nhiệm của bên B
2.1_ Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ bộ chứng từ hồ sơ hoàn chỉnh , hợp lệ về hàng hoá từ bên A. Bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi thủ tục Hải quan , vận chuyển hàng hoá đóng trong Container 20Â hoặc 40Â từ Hải Phòng về kho bên A và trả vỏ về Hải Phòng , thanh toán cước phí nâng hạ vỏ container. Nếu quá thời hạn trên thì mọi việc phát sinh lưu kho , bãi sẽ do bên B chịu.
2.2_ Bên B đảm bảo hàng hoá bàn giao lại cho bên A còn nguyên như khi nhận từ cảng và đã kiểm tra phù hợp với tài liệu vận chuyển hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình vận chuyển đường biển thì bên B sẽ mời cơ quan giám định và lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hoá.
2.3_ Trong trường hợp hàng hoá bị mất mát hư hỏng , thiếu hụt do lỗi của bên B thì bên B có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệ hại về hàng hoá theo giá trị của hàng hoá ghi trong hợp đồng nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng.
2.4_ Bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A biết trước 01 ngày về thời gian hàng về kho của bên A.
Điều 5 : Những quy định chung
Trong quá trình thực hiện hợp đồng , nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải chịu 100% các chi phí phát sinh , gây thiệt hại cho phía đối tác trong vi phạm hợp đồng.
Nếu có những thay đổi liên quan đến hợp đồng này , hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết và những thay đổi đó chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng nhất trí.
Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng đầy đủ các điều khoản đã thoả
thuận trong hợp đồng này trên cơ sở hai bên cùng hợp tác.
Nếu có thay đổi, khó khăn hoặc phát sinh , hai bên phải kịp thời thông
báo cho nhau tìm biện pháp để cùng giải quyết. Trong trường hợp có
tranh chấp phát sinh mà hai bên không thống nhất được thì sẽ được
giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng
thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tẵc tố tụng trọng tài
trong nước của Trubg tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam. Mọi chi phí
liên quan do bên thua chịu .
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến ngày 31-12-2000.
Hà nội , ngày 1 tháng 1 năm 2000.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Giám Đốc Phó Giám Đốc
Nguyễn Văn Chức Nguyễn Thị Khương
Thực tiễn ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
Theo hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trên của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại thì chung ta thấy cả hai bên đều tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc ký kết ( đó là nguyên tắc tự nguyện , nguyên tắc cùng có lợi, nguyên tắc bình đẳng vè quyền lợi và nghĩa vụ, nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật vì cả hai Công ty trên ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá là do sự thoả thuận, không vì lợi ích của riêng ai và không trái pháp luật) và nội dung ký kết. Riêng nội dung ký kết thì thực tế một số điều khác nội dung ký kết của hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá chung như sau:
_ Điều khoản về đối tượng hàng hóa
Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trên là hợp đồng dài hạn thời gian hợp đồng kéo dài gần một năm và đối tượng của hợp đồng cũng là nhiều mặt hàng do vậy điều khoản đối tượng về hàng hoá không thể ghi rõ trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trên mà phải ghi trong những hợp đồng phụ kèm theo những bộ chứng từ xuất xứ hàng hoá của từng đợt giao nhận vận chuyển hàng hoá cụ thể.
_Điều khoản về giá cả
Đây là điều khoản mà hai bên đã thoả thuận một cách rõ ràngđể tránh mọi tranh chấp có thể xảy ra. Thực tế cho thấy trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trên điều khoản này được quy định rất chung chung vì ở đây khối lượng hàng hoá nhiều và số lần vận chuyển cũng lớn. Qua tìm hiểu tại Công ty thì số lần vận chuyển giao nhận hàng hoá của hợp đồng này trung bình mỗi tháng là 8-10 lần và mỗi lần trung bình khoảng 4-5 container 20Â hoặc 40Â.
_Điều khoản về thanh toán
Thông thường các hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá được ký kết tại Công ty thì điều khoản thanh toán được quy định là trong vòng hai ngày kể từ khi Công ty hoàn thành mọi nghĩa vụ theo hợp đồng. Còn hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá này thì thời hạn thanh toán được quy định là vào ngày 10 hàng tháng khi bên A nhận được chứng từ hợp lệ của bên B.
_ Điều khoản tuỳ nghi
Đây là một điều khoản thường lệ mà nếu không có thoả thuận thì khi có tranh chấp xảy ra thì hai bên vẫn phải giải quyết theo luật định. Nhưng trong hợp đồng nàyhai bên cùng thoả thuận rất rõ ràng về điều khoản này. Đây là một làm tốt trong việc ký kết hợp đồng, nó có giá trị dẫn chiếu cụ thẻ khi có tranh chấp xảy ra, là cho thời gian tranh chấp được rút ngắn hơn, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Việc ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty kho vận và dịch vụ thương mại VINATRANCO là rất sát với quy định của pháp luật và có phần đơn giản hoá luật định để tạo điều kiện cho các bên một cách thuận lợi nhất trong úa trình thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá mà hai bên đã ký kết.
Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty , thấy rằng do công ty kho vận và dịch vụ Vinatranco là một Công ty có uy tín và luôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình ký kết cũng như thực hiện cho bên đối tác. Vì vậy , việc ký kết hợp đồng diễn ra đơn giản , hàng năm Công ty đã ký kết từ 30 đến 40 hợp đồng dài hạn và hàng trăm hợp đồng ngắn hạn. Đặc biệt những năm gần đây số hợp đồng mà Công ty ký kết đã tăng lên một cách đáng kể và Công ty Vinatranco chưa hề để xảy ra một vụ tranh chấp nào.
2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá sau khi ký kết hình thành nghĩa vụ pháp lý với nhau. Vì vậy, một bên vi phạm hợp đồng , không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mình đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm pháp lý . Như vậy trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng đã cam kết.
Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế các hình thức trách nhiệm bao gôm:
Phạt vi phạm
Bồi thường thiệt hại: Nếu việc vi phạm hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá dẫn đến thiệt hại cho bên cùng ký kết ngoài tiền phạt bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Theo Điều 39 pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị định 17 -HĐBT ngày 16-1-1990 thoả thuận về mức tiền phạt trong hợp đồng giao nhận vận chuyển phải phù hợp với khung hình phạt là từ 2%-12% giá trị phần hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa bị vi phạm và mức tiền phạt phụ thuộc vào từng loại vi phạm hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá :
a. Trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
Những hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá có một trong các nội dung sau đâythì bị coi là vô hiệu toàn bộ ngay từ khi hợp đồng được hình thành:
- Nội dung của hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá đó vi phạm điều cấm của pháp luật( vận chuyển hàng cấm…)
- Không đảm bảo tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng, một trong các bên ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá không có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Người ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền tức là người đó không phải là đại diện hợp pháp , không phải là người được uỷ quyền hoặc được ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền mà nội dung ký kết hợp đồng nằm toàn bộ trong phạm vi vượt quá ủy quyền đó .Khi người ký kết hợp đồng có hành vi lừa đảo như giả danh, giả mạo giấy tờ chữ ký, con dấu , thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu toàn bộ.
Đối với hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ , dù các bên chưa thực hiện , đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong đều phải xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau :
+ Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không đựoc phép thực hiện.
+ Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý tài sản , kể cả trong trường hợp hợp đồng đã thực hiện xong , tức là các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật . Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thiệt hại phát sinh các bên phải chịu.
Vi phạm về mặt chất lượng:
Phạt từ 3%- 12% giá trị phần hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bị vi phạm về chất lượng , ngoài ra bên bị vi phạm có quyền từ chối tiếp nhận hay yêu cầu sửa chữa hay giảm giá ,…
Vi phạm về thời hạn vi phạm hợp đồng :
Phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên , phạt thêm từ 0.5% - 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo (không qua 70 ngày). Cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng thì bị phạt tới mức 12% giá trị hợp đồng.
Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng đã hoàn thành theo hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá :
Phạt từ 4% giá trị hợp đồng đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến khi tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày đầu tiên .
Vi phạm nghiã vụ thanh toán :
Phạt do chậm thanh toán bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam tính từ ngày hết hạn thanh toán bằng 150% của lãi suất vay bình thường (với trường hợp bồi thường thì tiền bồi thường tính theo lãi suất vay Ngân hàng).
Trong luật Thương mại Việt Nam 1997, lại có quy định khác nếu áp dụng chế tài phạt vi phạm (không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm hợp đồng) thì không áp dụng các chế tài khác nữa như buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng hay huỷ hợp đồng (nếu không có thoả thuận khác ).
Ngoài ra , bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại , nếu không yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định với cùng một vi phạm và buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng hay bên bị vi phạm có thể tuyên bố huỷ hợp đồng (theo Điều 235 -Luật Thương mại , bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng ,nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thoả thuận ).
Tuỳ theo sự lựa chọn luật điều chỉnh của các bên và phụ thuộc vào từng loại hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá mà trách nhiệm pháp lý của các bên trong mỗi trường hợp lại khác nhau .
_ Theo điều 3 Công ước Brucxen 1924 và điều 73 Luật hàng hải việt nam quy định người chuyên chở trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bàng đường biển phải có nghĩa vụ tiến hành một cách thích đáng và cẩn thận việc xếp san hàng, chăm sóc và dỡ hàng ra khỏi tàu.Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá để phát hiện kịp thời các hiện tươngj như dây chằng bị tuột, sàn bị ngấm nước..để kịp thời khắc phục. Nếu người chuyên chở không làm tròn trách nhiệm tức là đã phạm lỗi thương mại và bồi thường cho chủ hàng những tổn thất xảy ra.
Cũng theo điều 110 Luật hàng hải việt nam và Quy tắc Hague – Víby đều quy định số tiền bồi thường tối đa của người chuyên chở đối với mất mát hư hỏng được giới hạn là 835 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hàng hoá hoặc 2,5 SDR cho 1 kg trọng lượng cả bì , tuỳ theo cách tính nào cao hơn . Đồng thời Công ước còn quy định trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở do việc chậm giao hàng được giới hạn tới số tiền tương đương tới 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm , nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả theo quy định của Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Với hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường Hàng không , Công ước Vacsava quy định người chuyên chở không còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ ( Điều 19). Mức bồi thường cao nhất của người chuyên chở đối với một đơn vị hàng hoá trong trường hợp giá trị hàng hóa không được kê khai vào vận đơn đối với hàng hóa là 250 Fr/1 kg trừ trường hợp người gửi đã kê khai giá trị lúc gửi hàng và nộp thêm một khoản tiền nếu có yêu cầu , trong trường hợp này trách nhiệm của người chuyên chở không vượt quá số tiền đã kê khai .
Các Nghị định thư bổ sung Montreal 1975 đã đổi trách nhiệm giới hạn trên ra đồng SDR để áp dụng cho các nước là thành viên của quỹ tiền tệ Quốc tế, với mức tương đương là 17 SDR/1 kg hàng hóa bị mất mát hư hỏng.
Với hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ , “Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ Quốc tế ” hay gọi tắt là CMR , quy định : khi người chuyên chở chịu trách nhiệm bồi thường về mất toàn bộ hay một phần hàng hoá thì tiền bồi thường không vượt quá 25 Fr/ 1kg hay 8,33 SDR/ 1kg hàng hoá bị tổn thất , ngoài ra người chuyên chở bồi hoàn toàn bộ tiền cước , trong trường hợp tổn thất toàn bộ và theo tỷ lệ , trong trường hợp tổn thất bộ phận .
Trong trường hợp chậm giao hàng nếu người khiếu nại chứng minh được hư hỏng là do hậu quả của chậm giao hàng, thì người chuyên chở sẽ bồi thường hư hỏng đó nhưng không vượt quá tiền cước chuyên chở .
- Công ước COTIF được áp dụng với hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt , quy định tiền bồi thường của người chuyên chở không vượt quá 17 SDR/1kg (gấp đôi so với Công ước CMR) hàng hoá bị tổn thất , ngoài ra người chuyên chở phải hoàn lại cước phí chuyên chở, phí hải quan và các loại phí khác phát sinh liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa bị mất.
Trong trường hợp chậm trễ về chuyên chở thì bồi thường không quá 3 lần cước phí .
Theo Công ước về vận tải đa phương thức áp dụng đối với hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá đa phương thức thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR/1kg hàng hoá cả bì bị mất tuỳ theo cách tính nào cao hơn .
Trách nhiệm của MTO (người kinh doanh vận tải đa phương thức) đối với hàng hoá theo “Bản quy tắc ” có thấp hơn chút ít so với Công ước .
Giới hạn trách nhiệm của MTO , theo bản quy tắc cũng thấp hơn : 666,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2SDR cho mỗi kg hàng hoá bị mất hy hư hỏng (nếu hàng hoá không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày hết hạn thoả thuận trong hợp đồng thì có thể coi như hàng hoá đã mất).
Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể tự giải quyết những quy định chung. Nếu không tự hoà giải hay thương lượng được các bên có thể yêu cầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để giải quyết ( nếu trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá chưa có điều khoản thoả thuận về việc này)
IV._ Đánh giá tình hình thực hiện và ký kết hợp đồng tại doanh nghiệp.
Những ưu nhược điểm của hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Vinatranco .
Ưu điểm :
+ Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá , là thành viên của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam trong hệ thống giao nhận vận tải Quốc tế. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng giao nhận vận chuyển trong và ngoài nước, số lượng bạn hàng lâu năm ngày càng nhiều.
+ Công ty có mạng lưới chi nhánh rộng trong cả nước với nhà kho rộng và đạt tiêu chuẩn kinh doanh thuận tiện cho việc cho khách hàng làm dịch vụ giao nhận không có kho chứa hàng thuê trực tiếp để chứa hàng.
+ Ngoài ra Công ty có một đội xe hơn 20 Container và nhiều xe chuyên chở khác tham gia trực tiếp vào dịch vụ cho hoạt động giao nhận của Công ty.
Nhược điểm :
+ Hoạt động giao nhận của Công ty còn mang tính thời vụ , thực tế ở Công ty công việc chủ yếu dồn vào 6 tháng cuối năm, trong khi đó mọi chi phí vẫn phải thanh toán đều đặn .
+ Hoạt động giao nhận tăng giảm thất thường ,tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao .
Là một trong bốn nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chính của Công ty nhưng hoạt động giao nhận hàng hoá vẫn chưa đạt được một tốc độ tăng trưởng ổn định trong xu thế tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở nước ta ,ngoài ra các khách hàng thường xuyên còn hạn chế . Trên thị trường cạnh tranh mãnh liệt, khả năng cạnh tranh của Công ty chưa cao.
+ Hiệu quả của hoạt động giao nhận vận chuyển chưa cao.
Tuy quy mô hoạt động của Công ty là tương đối lớn nhưng hiệu quả hoạt động đạt còn thấp và công tác vận chuyển hàng hoá chưa được khai thác triệt để.
Đánh giá tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển tại Vinatranco .
2.1_ Đánh giá tình hình ký kết hợp đồng
Mặc dù Công ty luôn phải cạnh tranh nhưng vẫn dành được nhiều hợp đồng có được điều đó là do Vinatranco luôn đưa ra mức giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận hàng thuận tiện , luôn hỗ trợ giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Các hợp đồng mà Vinatranco ký kết đều hạn chế tối đa các việc sai sót về nghiệp vụ, công tác Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá đảm bảo có nhiều tiến bộ ,có ít trường hợp bị phạt lưu kho ,lưu bãi. Có thể nói quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa tại công ty vừa đáp ứng mục tiêu kinh doanh vừa đảm bảo tính hợp lệ về mặt pháp lý.
Mặc dù vậy trong quá trình ký kết hợp đồng còn nhiều kẽ hở chưa chặt chẽ. Để đảm bảo cho việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì cần phải thoả thuận một biện pháp bảo đảm nào đó như bảo lãnh ,thế chấp ,cầm cố,…
2.2_ Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng
Có thể nói trong nhiều năm hoạt động Vinatranco luôn đặt chữ tín đối với bạn hàng lên hàng đầu, vì vậy việc thực hiện hợp đồng luôn luôn được chú trọng quan tâm đảm bảo uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước. Hơn nữa nhờ sự chủ động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ nhân viên nên tiến đọ thực hiện nhanh đúng thời gian đã thoả thuận
Chương III
Một số kiến nghị nhằm hoàn hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá Tại VINATRANCO
Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của các tồn tại khó khăn trong ký kết và thực hiện
Những thuận lợi
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tình hình ký kết và thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Vinatranco có thể thấy rằng Vinatranco có những thuận lợi trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá , được thể hiện như sau :
Là một Công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại , do vậy quá trình hoạt động kinh doanh , Vinatranco có sự giúp đỡ đắc lực của Bộ Thương mại . Đây là một điều kiện thuận lợi mà không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có được . Nó là một trong những yếu tố tăng thêm sự uy tín và tín nhiệm của Công ty với các bạn hàng trong nước và Quốc tế.
Ngoài nguồn vốn và cơ sở vật chất lớn mạnh , công ty luôn có mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng, do đó tạo điều kiện cho việc huy động vốn lớn của công ty.
Vinatranco có ba chi nhánh trong nước là Vinatranco Hải Phòng, Vinatranco Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đông Anh và một hệ thống đại lý ở các khu tập trung hàng hoá xuất nhập khẩu và một số đại lý ở một số nước trên Thế giới .
Vinatranco còn có một hệ thống kho chứa hàng có diện tích lớn và đảm bảo yêu cầu chứa hàng ở Hải Phòng, Đông Anh, và một số kho lẻ ở trên địa bàn Hà Nội , tạo điều kiện cho việc giao nhận và cho thuê kho đối với các khách hàng không có kho chứa hàng. Ngoài ra Công ty còn có một xí nghiệp vận tải với một lượng xe chuyên chở lớn thuận lợi cho công việc chuyên chở hàng hoá.
Điểm thuận lợi tiếp theo là Vinatranco là một công ty có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá . Và là doanh nghiệp hoạt động có uy tín cả thời bao cấp cũng như trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra Công ty còn có rất nhiều bạn hàng lâu năm do đó mọ thủ tục ký kết được hai bên thoả thuận rất nhanh chóng. Đồng thời Công ty còn có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, coi trách nhiệm của Công ty cũng như trách nhiệm của chính mình, vì vậy nên ít có sai sót đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh những thuận lợi mà Công ty có được thì trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá ,Công ty còn gặp phải ,một số vướng mắc khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty.
1.2_ Những những khó khăn còn tồn tại.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt , dịch vụ giao nhận đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Song sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực giao nhận chưa được chặt chẽ và thiếu đồng bộ nên đã nảy sinh ra không ít tiêu cực như : phá giá , kinh doanh không đăng ký để trốn thuế , kinh doanh không đăng ký ngành nghề , cho nước ngoài thuê tên và biển hiệu để lấy hoa hồng .
Một số liên doanh của nước ngoài khi xin thành lập thì chức năng chủ yếu là kinh doanh kho bãi , vận tải nội địa , nhưng khi triển khai hoạt động thì nghiêng về cạnh tranh giành giật về dịch vụ giao nhận . Tình hình lộn xộn đó cộng với tình trạng cung lớn hơn cầu đã gây ra không ít khó khăn cho quá trình lành mạnh hoá ngành nghề và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Khó khăn đầu tiên mà Công ty gặp phải đó là cơ chế quản lý đối với một Công ty Nhà nước còn có nhiều gò bó , chưa được thông thoáng dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện công việc . Do đó số lượng hợp đồng ký kết của Công ty còn bị hạn chế , tạo điều kiện cho việc cạnh tranh của các công ty khác.
Thị trường hoạt động của Công ty còn bị giới hạn trong những khu vực nhất định , uy tín của Công ty chưa được nâng cao hơn nữa . Mặt khác kinh phí đầu tư cho hoạt động giao nhận còn chưa thoả đáng , vì vậy việc mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh còn đang là mục tiêu để công ty phấn đấu mở rộng hơn nữa.
Bên cạnh việc nắm bắt cập nhật thông tin cũng như những am hiểu về luật lệ , kiến thức giao nhận vận tải Quốc tế còn chưa được hệ thống.
1.3 Nguyên nhân của các tồn tại khó khăn
1.3.1_ Nguyên nhân khách quan
a. Về chính sách Nhà nước
Hiện nay hệ thống văn bản pháp quy quản lý kinh tế của Nhà nước còn khá phức tạp và chồng chéo hơn nữa các quy định của Nhà nước về hướng dẫn thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá còn thiếu tính đồng bộ . Các chính sách của Nhà nước không phù hợp với tình hình thực tế và các thủ tục hành chính phải thực hiện trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá còn mang tính chất quan liêu do đó quá trình ký kết và thực hiện có phần mất thời gian lãng phí tiền và mất đi tính kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước liên quan trong việc ban hnàh những chính sách về việc thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá còn chưa chặt chẽ , thiếu tính đồng bộ nên đã nảy sinh những tiêu cực cho hoạt động giao nhận vận chuyển nói chung và giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty nói riêng.
Cho đến nay chưa có một văn bản nào nói về ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức, tuy nhiên lại có một số văn bản nói đến phần nào phạm vi hoạt động của phương thức vận chuyển naỳ như : quyết định số 1991-VT ngày 28-9-1992 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy chế quản lý kinh doanh dịch vụ vận tải đã nói đến một số hoạt động trong công nghệ vận tải đa phương thức nhưng quyết định này chưa phản ánh rõ nét về quy mô, kỹ thuật , phạm vi hoạt động của vận tải đa phương thức .
Sau nhiều cuộc hội thảo do ngành Hải quan và phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam tổ chức ngày 8-4-1999 tại quyết định số 111/1999/QĐ-TCHQ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành quy chế tạm thời về hoạt động dịch vụ thủ tục Hải quan. Tuy nhiên các quy định trên sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1/7/2000 theo quyết định số 19/2000/ QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ .
b. Về phía thị trường trong và ngoài nước
Hiện nay có gần 400 Công ty loại hình này trong đó có gần 20 công ty liên doanh với nước ngoài và hàng trăm công ty TNHH , do vậy luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị làm dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá với nhau. Số lượng khách hàng luôn biến động nhưng khả năng tìm kiếm và chinh phục cũng như giữ mối quan hệ hợp tác giữa hai bên là rất khó. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng cách giảm giá dịch vụ đến mức tối thiểu , trả lại một phần phí thu của người nhận hàng tại Việt Nam cho người uỷ thác, hay dành cho người uỷ thấc một khoản hoa hồng…miễn sao lấy được khách hàng.
Bên cạnh đó còn rất nhiều Công ty của nước ngoài hoạt động trên danh nghĩa thuê lại tên và biển hiệu của doanh nghiệp Việt nam , hay khi đăng ký xin phép thành lập làm kinh doanh kho bãi vận tải nội địa, nhưng khi triển khai hoạt động lại nghiêng về cạnh tranh về dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá thậm chí có doanh nghiệp đã lợi dụng vị thế cũng như sự non yếu về nghiệp vụ và tài chính của phía đối tác Việt Nam để đưa ra những yêu cầu mang tính áp đặt đơn phương một chiều gây khó khăn cho các đơn vị khac cùng tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá trong nước.
1.3.2_ Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công tác giao nhận vận chuyển thì những khó khăn mà Vinatranco gặp phải là những tồn tại cần phải khắc phục còn xuất phát từ những nguyên nhân sau :
Hoạt động giao nhận tại Công ty có phần thụ động sáng tạo chưa nhiều và phụ thuộc vào thị trường XNK , thị trường của Công ty còn hạn hẹp ,công tác mở rộng thị chưa được coi là đúng mức. Do đó khi khách hàng hay thị trường có phần thay đổi thì lập tức hoạt động của Công ty sẽ bị ảnh hưởng .
Phương thức quản lý của Công ty có phần gò bó vẫn bị ảnh hưởng của một số thủ tục cũ của một doanh nghiệp quốc doanh thời kỳ bao cấp.
Cơ sở vật chất tuy có sự nâng cấp thường xuyên song vẫn trong tình trạng thiếu vì nhu cầu dịch vụ cho công tác giao nhận ngày càng phức tạp .
Đội ngũ cán bộ CNV của công ty tuy được đào tạo liên tục nhưng vẫn chưa hội đủ kiến thức phục vụ cho công tác giao nhận vận chuyển hàng hoá , đặc biệt là khâu ký kết và thực hiện hợp đồng. Mặt khác , Công ty đang trong quá trình đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ của mình nên cũng phải đa dạng hoá các hiểu biết về kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên để đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao .
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá đều phải đối phó nhiều khó khăn. Để giải quyết được các khó khăn và tồn tại trên đòi hỏi phải có nhiều thời gian công sức và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban cũng như sự nỗ lực toàn thể cán bộ CNV trong công ty.
II._ Một số kiến nghị nhằm việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
Hoàn thiện chế độ pháp lý về Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá là một trong những hợp đồng kinh tế chuyên biệt, vì vậy các điều khoản trong hợp đồng khi ký kết và trong thực hiện đều phải tuân thủ các quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Với những thiếu sót trong việc ký kết hoạt động sản xuất kinh doanh tại VINATRANCO cho thấy cần phải hoàn thiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và nghị định số17-HĐBT ngày 6/1/1990 quy định chi tiết ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tếđáp ứng những yêu cầu đòi hỏi khách quan của việc phát triển kinh tế theo cơ chế quản lý mới, đảm bảo sự phát triển của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau…
Tuy nhiên các văn bản về hợp đồng kinh tế còn có những hạn chế, hiệu lực điều chỉnh đối với quan hệ tài sản phát sinh trong nền kinh tế nhiều thành phần càn ở mức thấp, hệ thống hướng dẫn các văn bản hướng dẫn chi tiết còn thiếu đồng bộ và chậm được ban hành. Những văn bản được ban hành còn thiếu, còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa sâu ,chưa thống nhất đẫn đến việc vận dụng sai.
Cụ thể theo điều 1-Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết và thực hiện công việc sản xuất…” quy định như vậy có ý nghĩa là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng kinh tế và là căn cứ để cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp nếu có. Từ đó góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách về hợp đồng kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Theo lý luận hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản. Vậy văn bản được hiểu là hợp đồng hay các tài liệu giao dịch mang tính văn bản, có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung trao đổi thoả thuận. Tài liệu giao dịch ở đây là công văn, đơn chào hàng.giáy chấp nhận…
Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì văn bảnđã bao gồm các tài liệu giao dịch, có tính văn bản khác, không có một loại tài liệu giao dịch mang tính văn bản nào mà không được xếp là văn bản. Cho nên quy định như điều 1trên là thừa và mâu thuẫn với lý luận.Thực tế trong những năm vừa qua cho thấycó nhiều quan hệ hợp đồng được thiết lập mang tính mục đích kinh doanh khác nhau nhưng vì hình thức không phải là văn bản hay tài liệu giao dịch nên đa số các trương hợp dó đã bị coi là hợp đồng kinh tế nhưng các quan hệ đó cũng không phải là hợp đồng sân sự vì không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay thuê lao động. Vậy các quan hệ hợp đồng đó đước luật nào điều chỉnh?
Để tránh việc gạt bỏ một số hợp đồngcó mục đích kinh doanh ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì cần khẳng đinh rằng hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh được giao kết giữa các chủ thể do pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã quy định, dù không tuân theo hình thức văn bản hay tài liệu giao dịch vẫn dược coi là hợp đồng kinh tế.
Điều bất cập thứ hai cần phải thay đổi để hoàn thiện Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đó là: Đối với cùng một quy phạm thì bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại( điều 29 khoản 2) , trong khi đó thì Luật thương mại việt nam lại quy định bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hay bồi thương thiệt hại. Như vậy cùng một hành vi vi phạm mà hai luật có hai quy định khác nhau. Do đó khi có tranh chấp xảy ra đối với các bên trong Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá thì không thể tránh khỏi những vướng mắc trong việc giải quyết đồng thời sẽ gây khó khăn hơn khi lựa chọn luật điều chỉnh đối với hợp đồng này,chính vì thế mà nên có sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá .
2.Nâng cao trình độ nghiệp vụ hơn cho đội ngũ cán bộ tại Công ty
1.1_ Về mặt luật pháp
Vì hợp đồng sau khi được ký kết thì có giá trị ràng buộc các bên với nhau. Do đó về phía công ty cần phải coi trọng hơn nữa việc ký kết hợp đồng , cần tránh tình trạng chưa nắm vững được thủ tục ,giấy tờ , phương tiện và cách thức vận chuyển hàng hoá mà Công ty đã vội ký kết hợp đồng , để rồi khi thấy có nhiều bất cập lại xin sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký kết .
Mặt khác nội dung của hợp đồng rất rộng , người ký hợp đồng nhiều khi khó lường hết những điều cần phải quy định trong hợp đồng. Do đó trong những mâu hợp đồng mà công ty đã soạn thảo , công ty nên linh động thêm những điều khoản theo quy định của hợp đồng kinh tế để cho phù hợp với từng loại mặt hàng mà công ty đảm nhận làm dịch vụ giao nhận vận chuyển , để giúp các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện .
Ngoài ra , hình thức hợp đồng cần quy định chặt chẽ hơn , bởi vì đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ giao nhận vận chuyển một khối lượng hàng hoá nhỏ thì hai bên thường thoả thuận miệng trên cơ sở quen biết , tín nhiệm . Do đó , khi có xảy ra tranh chấp thì khó cho hai bên ký kết trong việc giải quyết . Vì vậy dẫn đến mất khách hàng ,làm giảm uy tín của Công ty trên thương trường . Chính vì thế mà công ty cần phải ban hành văn bản quy định rõ ràng , cụ thể và chặt chẽ đối với hình thức của Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá .
1.2_ Về mặt hoạt động kinh doanh
Bên cạnh những yếu tố có tác động trực tiếp đến ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận tải nói trên còn có những yếu tố về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của Vinatranco cũng ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển nói trên . Do đó công ty cần có một số biện pháp như sau :
- Mở rộng thị trường là biện pháp tạo tính ổn định trong hoạt động của công ty . Có hai phương thức để mở rộng thị trường đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng (về mặt địa lý) và mở rộng thị trường theo chiều sâu (đa dạng hoá phạm vi kinh doanh).
+ Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng thị trường của công ty theo phạm vi địa lý. Do đó công ty cần phải áp dụng phương thức liên doanh, liên kết với các công ty quen biết để len chân vào thị trường mới ; thông qua các hiệp hội mà Vinatranco là thành viên như : VIFFAS ,… và thông qua hệ thống vi tính được nối mạng Quốc tế để khai thác triệt để các thông tin về thị trường mới nhằm tích luỹ kiến thức chờ đợi thời cơ thâm nhập thuận lợi.
+ Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc đa dạng hoá phạm vi dịch vụ của công ty để thu hút nhiều khách hàng , đạt doanh thu hoạt động cao hơn , đồng thời làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh . Do đó công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong dịch vụ gom và vận chuyển hàng lẻ , gắn giao nhận vận chuyển hàng hoá trong nước với giao nhận vận chuyển hàng hoá Quốc tế
- Tăng cường đầu tư nhằm hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ quản lý và phương tiện vận chuyển , giao nhận hàng hoá. Có thể nói Công ty đầu tư rất nhiều , song các trang thiết bị phục vụ cho công tác giao nhận vận chuyển hàng hoá cũng như công tác quản lý vẫn ở tình trạng thiếu . Với công tác vận tải , trang thiết bị cần thiết không chỉ đơn giản là xe ô tô mà còn rất nhiều phương tiện khác như container,….Với công tác quản lý , công ty còn phải trang bị một hệ thống mạng vi tính hiện đại trong phạm vi toàn công ty . Qua mạng thông tin nội bộ , thông tin sẽ được trao đổi với cường độ cao hơn , hiệu quả hơn , sự phối hợp giữa phòng ban và bộ phận mới nhịp nhàng hơn .Đối với các cán bộ thường xuyên hoạt động ở bên ngoài , việc trang bị các thông tin di động như máy nhắn tin , điện thoại di động là rất cần thiết cho việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng.
3. Những kiến nghị khác
_Về vấn đề hành lang pháp lý
Căn cứ vào luật doanh nghiệp và để cho các doanh nghiệp Việt nam có đủ điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, thị trương … Trong thời gian đầu của hội nhập Chính Phủ cần có các văn bản, quy định thích hợp về ngành nghề, về các sắc thuế, cần có các chính sách bảo hộ để các doanh nghiệp Việt Nam cóthể hoạt động một cách bình đẳng trước các doanh nghiệp trong khu vực.
Các ngành nghề chức năng(GTVT, Thương mại ,Hải quan , quản lý thị trường , Thuế ) cần thường xuyên kiểm tra các hoạt động dịch vụ này để tránh gian lận thương mại , trốn lậu thuế và các hành vi xấu khác. Cần gấp rút ban hành các văn bản dưới luật của Luật Thương mại để điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi dịch vụ này (nên tham khảo ý kiến của Hiệp hội giao nhận Việt Nam dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ ).
_Về trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ
Kể từ khi đất nước theo chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế thị trường đã vực đậy những nhân tố mới các ngành nghề kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá. Muốn doanh nghiệp có nhiều khách hàng thì đội ngũ cán bộ nhân viên phải hoàn thiện mình , nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhất là trình độ ngoại ngữ thì mới đủ khả năng đứng vững trong tình hình thị trường hiện nay.
_Về hợp tác nội bộ và cạnh tranh lành mạnh
Sở dĩ trong thời gian qua chúng ta chưa thắng thầu trong những công trình lớn vì chúng ta chưa biết bảo vệ nhau để thắng thầu . Nhiều doanh nghiệp đã bỏ thầu dưới mức chi phí thực tế đến mức chủ thầu không tin là làm được. Nhiều doanh nghiệp đi giành giật khách hàng của doanh nghiệp khác… Như vậy chúng ta chưa giải quyết được những vướng mắc trong nội bộ ngành trong nước thì làm sao có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Phải có các biện pháp để cho việc cạnh tranh trở nên lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hệ thống giao nhận trong nước.
_Về tổ chức quy mô của doanh nghiệp
Trước đây Vinatranco chưa có lần nào thắng thầu vận chuyển một số công trình tại các nước khác nhưng khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty mới trúng thầu những công trình vừa và nhỏ, nhưng các công trình đó đều là của Nhà nước đầu tư bằng vốn vay chủ yếu là của nước ngoài, số còn lại chúng ta đều phải làm thầu phụ hoặc làm đại lý cho các nhà giao nhận nước ngoài bởi vì tên tuổi kinh nghiệm phương tiện của mình chưa thuyết phục được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Về quy mô giải pháp trước mắt là các công ty cần liên kết lại với nhau để cùng chia quyền lợi và chung sức gánh vác nghĩa vụ của khách hàng có như vậy các công ty ở Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh trong thời gian tới.
_ Về vai trò của Hiệp hội giao nhận và kho vận Việt Nam
+ Tiếp tục phát triển hội viên để tập trung trí tuệ nghề nghiệp , định hướng phát triển bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên và giữa các hội viên trong cộng đồng nghề nghiệp .
+ Kiến nghị với các cơ quan để có các chính sách về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận phù hợp với tình hình hiện tại và hội nhập sau này , cũng như có chính sách thông thoáng trong hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
+ Tổ chức in ấn các bản tin nghiệp vụ , án lệ về các vụ khiếu kiện trong giao nhận vận tải , những quy định mới về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá theo pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế. Tổ chức các buổi trao đổi để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và hợp tác liên doanh về các dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá
Kết luận
Những năm tới đây nền kinh tế nước ta chắc chắn sẽ có những bước phát triển cao ,ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa sẽ có cơ hội phát triển tốt .Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ hết sức gay gắt và khốc liệt.
Trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá trong nước và Quốc tế sẽ phát sinh tranh chấp giữa người làm dịch vụ và người thuê dịch vụ là do trình độ tập quán sự hiểu biết về điều kiện thuật ngữ trong các hợp đồng cũng còn có những mâu thuẫn về mặt luật pháp của các nước có đối tượng tham gia ký kết hợp đồng.
Mặt khác, những quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này còn có nhiều sơ hở chồng chéo nhau , nên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Muốn việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá có hiệu quả và theo đúng luật định thì các doanh nghiệp cần phải nắm rõ luật pháp , các nguyên tắc phải thực hiện trong ký kết cũng như thưc hiện hợp đồng .
Nhằm hạn chế những thiếu sót thường gặp tại Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng chúng ta cần phải đưa một số kiến nghị để giúp cho doanh nghiệp phát triển dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá một cách vững vàng và có hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ bài viết về chuyên đề thực tập của em , nhưng do tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế và thiếu sót em mong cô thông cảm và góp ý cho bài viết của em .
Em xin chân thành cảm ơn cô.
Tài liệu tham khảo
Các văn bản pháp luật
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.
Luật thương mại Việt Nam 1997.
Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990.
Nghị định số 17 ngày16/1/1990 của HĐBT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về hợp đồng kinh tế.
Các sách tham khảo
Giáo trình Luật thương mại Quốc tế – Trường ĐHKT Quốc Dân.
Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương.
PGS- PTS Nguyễn Hồng Đào
Luật kinh tế trong kinh doanh và đầu tư.
Luật gia Trần Anh Minh
4. Pháp luật Thương mại Quốc tế và Việt Nam.
Luật gia Lê Quang Liêm.
Các báo cáo
Báo cáo tổng kết năm 2000 của Vinatranco .
Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2 và phương hướng nhiệm kỳ 3 của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29987.doc