Chuyên đề Thực trạng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Đại hội Đảng IX chỉ rõ: “ Chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là sức khoẻ của trẻ em, cần được thực hiện đồng bộ, nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi; Từng bước củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và BHYT cho người nghèo, từng bước tiến tới BHYT toàn dân ”.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấp hành TW ban hành nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Trong đó ban chấp hành TW đã có những đánh giá về thành công và hạn chế về thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong hơn 10 năm. Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó BHYT toàn dân là một giải pháp quan trọng. Và sau khi chính phủ ban hành NĐ 05/2005 NĐ -CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục,y tế và văn hoá thể dục thể thao,… sự phối hợp giữa hai ngành giáo dục và y tế càng chặt chẽ và đã đạt được kết quả nhất định. Nhằm nâng cao nhận thức và phân công trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, có liên quan để đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động YTTH, củng cố phát triển hệ thống tổ chức YTTH trong cả nước Thủ tướng CP đã có chỉ thị số 23/2006/CT- TTg ngày 12/7/2006. chúng ta đang tích cực triển khai chỉ thị này. Hiện nay BHYT nói chung thực hiện theo nghị định số 63/2005/NĐ- CP ngày 16/5/2005. BHYT học sinh là một bộ phận BHYT tự nguyện vì thế BHYT học sinh đang thực hiện theo Thông tư số 22/2005/ TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. 2.2. Thực trạng BHYT học sinh, sinh viên huyện Sóc Sơn. 2.2.1. Kết quả thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. Thành phố Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố triển khai BHYT học sinh, sinh viên sớm nhất và đạt nhiều kết quả tích cực trong vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Trước năm 2003 BHYT huyện Sóc Sơn là chi nhánh của BHYT thành phố Hà Nội. BHYT học sinh, sinh viên là một chính sách rất cụ thể nhằm thực hiện và nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ trẻ. Quá trình thực hiện BHXH Huyện Sóc Sơn luôn nhận được sự quan tâm của Huyện uỷ-HĐND-UBND huyện, sự chỉ đạo nghiệp vụ của BHXH thành phố Hà Nội, sự giúp đỡ của các UBND xã, thị trấn, các ngàng chức năng, Phòng giáo dục đào tạo, Ban tuyên giáo Huyện Uỷ Sóc Sơn, trung tâm Y tế huyện, Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quản lý, cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh đã hết lòng chăm lo thực hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. BHYT học sinh đạt nhiều kết quả đáng mừng trong những năm qua, thể hiện rõ qua các số liêu thống kê về tình hình học sinh, sinh viên tham gia BHYT, và công tác khám chữa bệnh cho học sinh tại nhà trường và các cơ sở Y tế. Bảng số liệu sau: Bảng 4: Kết quả thực hiện BHYT học sinh huyện Sóc Sơn từ năm 2000-2005 chỉ tiêu năm học số học sinh tham gia tổng số học sinh tổng phí thu(triệu đồng) số lượt KCB Trích YTTH (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) 2000-2001 13.409 55.700 304,800 15.000 116,933 362,000 2001-2002 14.869 47.905 340,000 21.132 122,230 338,325 2002-2003 24.388 60.768 608,340 22.682 220,468 626,340 2003-2004 27.012 57.276 965,050 20.863 184,986 907,179 2004-2005 32.944 56.949 1.064,765 27.168 191,657 1.063,511 2005-2006 36.897 44.393 1.156,505 40.803 201,231 1.545,555 Nguồn theo tài liệu Hội nghị BHYT học sinh các năm học tại Sóc Sơn. Từ bảng số liệu trên đây, có thể thấy được tình hình thực hiện BHYT học sinh tại BHXH huyện Sóc Sơn có nhiều thay đổi. Cụ thể kết quả đạt được như sau: a. Tình hình học sinh tham gia BHYT. Biểu đồ1: biểu đồ thể hiện số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT học sinh năm học 2000-2001 đến năm học 2006-2007 tại Sóc Sơn. Nhìn chung BHYT học sinh có xu hướng tăng về số lượng tham gia rất rõ rệt. Nếu như năm học đầu tiên triển khai số lượng học sinh tham gia BHYT tại Sóc Sơn là 5000 thẻ được phát hành thì đến năm học 2005-2006 con số này đã tăng hơn 7 lần là 36.879 học sinh, sinh viên đưa tỉ lệ học sinh tham gia BHYT trên toàn huyện lên cao nhất là 83,07%. Kết quả đó cho thấy BHYT thực sự thể hiện bản chất ưu việt của BHYT trong cộng đồng.Từ năm 2000 đến năm 2005 số lượng học sinh tham gia tăng, chỉ có năm học 2006-2007 con số này giảm nhanh từ 36.987 giảm xuống chỉ còn 27.342 học sinh(giảm hơn 8.000 học sinh). Từ năm 2001 đến năm 2005: năm học 2000-2001 có 13.409 em tham gia, và năm sau tăng thêm hơn một nghìn học sinh, thì năm học 2002-2003 tăng hơn so với năm học trứơc là gần một vạn học sinh, tăng 1,64 lần(từ 14.869 lên tới 24.388 học sinh tham gia BHYT). Năm học 2003-2004 là năm học đầu tiên thực hiện Thông tư 77/2003 số học sinh tham gia BHYT là 27.012 học sinh tăng khoảng 3.000 học sinh so với năm học trước đó, đưa tỉ lệ học sinh tham gia BHYT trên toàn địa bàn từ 40,1% năm học trước lên 47,16%, tỉ lệ trường có học sinh tham gia BHYT là 100%, đạt kế hoạch thành phố giao về chỉ tiêu 100% số trường tham gia BHYT học sinh, có 6/72 trường học (Cao đẳng, trung học dạy nghề, và trường phổ thông) số học sinh, sinh viên tham gia BHYT 100%. Năm học này là năm học mà tỉ lệ số trường tham gia BHYT học sinh dưới 30% thấp nhất là 10 trường. Năm học 2004-2005 số lượng học sinh tham gia BHYT tăng hơn năm trước là 5.932 em, tăng lên 22% so với năm học trước, đưa tỉ lệ học sinh tham gia BHYT trên toàn huyện lên gần 58%, tăng tỉ lệ học sinh tham gia BHYT hơn so với năm học trước là 10%. Cùng với số lượng học sinh tham gia tăng lên, tỉ lệ học sinh trên toàn địa bàn tham gia BHYT tăng lên, đến năm học 2005-2006 83% học sinh toàn huyện tham gia BHYT, vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao. Tuy nhiên năm học 2006-2007 số lượng học sinh tham gia BHYT giảm nhanh rõ rệt còn 27.342 học sinh. Có lẽ đây là năm học mà áp dụng mức phí BHYT là 50.000 đồng/học sinh/ năm học áp dụng trên toàn thành phố Hà Nội, đưa mức tổng thu BHYT học sinh lên cao nhất 1,365 tỉ đồng. Cũng có một nguyên nhân khác có thể kể đến của sự giảm đột ngột này là: năm học 2006-2007 chỉ tiêu số lượng học sinh tham gia BHYT không được đưa vào như một chỉ tiêu thi đua của phòng giáo dục huyện, theo phong trào “ ba không” chống tiêu cực của ngành giáo dục. Hơn nữa theo qui định chuẩn nghèo mới, số hộ gia đình nghèo trong huyện tăng lên 14%, con em trong các hộ gia đình này được cấp thẻ BHYT do hỗ trợ của Nhà nước. Tuy số lượng học sinh tham gia giảm nhưng tỉ lệ trường có học sinh tham gia đạt 74/76 trường, chiếm 97% số trường tham gia BHYT học sinh trong toàn huyện. Hiện nay tỉ lệ người có thẻ BHYT trên toàn huyện là gần 60% gồm cả BHYT tự nguyện và bắt buộc. Theo kế hoạch của thành phố cần thực hiện được 100% số trường tham gia BHYT học sinh và đạt 80% số học sinh trên toàn thành phố tham gia BHYT, BHXH huyện Sóc Sơn luôn phấn đấu đạt kế hoạch chung. BHYT học sinh trên toàn thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả cao trong vận động, tuyên truyền tham gia BHYT học sinh, trong đó phải kể đến không ít quận đạt 100% số trường có tham gia, và trên 80% tỉ lệ học sinh tham gia BHYT, như: quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà trưng… Nhìn chung các huyện ngoại thành nhiều năm trước được đóng phí BHYT học sinh thấp hơn nhưng tỉ lệ học sinh tham gia BHYT chưa cao như các quận nội thành. Có lẽ vì thu nhập của nhân dân các khu vực nội, ngoại thành có sự chênh lệch, và trình độ nhận thức về bảo hiểm còn chưa cao. Sóc Sơn, huyện ngoại thành nghèo nhất của thành phố, Có rất nhiều ưu tiên về mức đóng BHYT học sinh những năm học trước, ví dụ như năm học trước năm 2001, các huyện ngoại thành Hà Nội đóng 20.000 đồng/ học sinh/năm học, thì huyện Sóc Sơn đóng 15.000 đồng với cùng đối tượng như vậy, hoặc theo kế hoạch của liên ngành Giáo dục đào tạo-Y tế-bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội năm 2005, khu vực ngoại thành nông thôn đóng 40.000 đồng/ học sinh/ năm thì Sóc Sơn được ưu tiên đóng 30.000 đồng. Tuy nhiên huyện Sóc Sơn vẫn là huyện đạt tỉ lệ học sinh tham gia BHYT thấp nhất trong toàn thành phố. Có lẽ đây là một trong những khó khăn mặc dù các cấp ngành, BHXH huyện, huyện uỷ, Ban tuyên giáo đã cố gắng bằng rất nhiều biện pháp tuyên truyền, người dân chưa thực sự có thói quen tham gia bảo hiểm cho con em mình. Hay hiệu quả từ công tác tuyên truyền còn chưa được như mong muốn, vẫn còn tình trạng thái độ chăm sóc của một số nhân viên ngành y tế đối với bệnh nhân có thẻ BHYT khi đi KCB chưa tốt, gây tâm lý phiền hà, khó chịu. Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm nói chung đó là “ số đông bù số ít ” vì vậy để khuyến khích, vận động ngày càng đông đảo các em học sinh tham gia BHYT là một trong những công tác BHXH huyện Sóc Sơn luôn quan tâm. Trong 10 năm gần đây, có nhiều thay đổi về hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. Đó là vì trước những khó khăn khi thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ các em học sinh qua thực tế, báo cáo hoạt động BHYT học sinh nói riêng qua các năm. Các Thông tư được thay thế nhằm phù hợp hơn với tình hình thực hiện. Thông tư 77/2003 được thay thế bởi Thông tư 22, đã khắc phục một số khó khăn như: khi thực hiện BHYT theo Thông tư 77 với cơ chế thanh toán cùng chi trả (người bệnh khi KCB tự chi trả 20%), có đảm bảo cân đối quỹ, nhưng khó cho một số đối tượng nghèo(đã được cấp thẻ BHYT, nhưng khi đi KCB có những khoản chi lớn khó gánh được), hoặc là trường hợp học sinh tử vong được trợ cấp mai táng là một đồng nhưng với điều kiện là đủ 24 tháng đóng BHYT. Thông tư 22 ra đời bỏ đi cơ chế thanh toán “đồng chi trả”, trợ cấp tử vong vì mọi nguyên nhân, không có điều kiện hưởng(Thông tư 77 bắt buộc đóng đủ BHYT sau 24 tháng), quyền lợi bảo hiểm được mở rộng tối đa nhất so với tất cả các Thông tư hướng dẫn từ trước tới nay. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính gây bội chi quỹ sau khi thực hiện theo Thông tư 22. Thế nên có đủ số lượng lớn học sinh tham gia BHYT hình thành quỹ BHYT đủ lớn để chi trả, thanh toán cho các chi phí KCB, nhằm chăm sóc tốt nhất sức khoẻ cho các em học sinh là điều quan trọng. Muốn vậy cần phải giúp người tham gia và các bậc cha mẹ nhận thấy rõ hơn quyền lợi mà họ được hưởng, giảm bớt và dần đi đến thói quen chăm sóc sức khoẻ thông qua thẻ BHYT đối với người tham gia và cán bộ ngành y tế nói chung. b. Công tác khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên. b.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh tại nhà trường. Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn xác định công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là nhiệm vụ quan trọng cần có sự phối hợp chặt chẽ của ban chỉ đạo chương trình y tế học đường của huyện, phòng giáo dục đào tạo, Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn; các phòng y tế học đường của các trường làm tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên ngay tại y tế nhà trường. Đến nay 100% số trường tham gia BHYT học sinh có tủ thuốc và cán bộ y tế học đường kiêm nhiệm. Các trường Cao dẳng, trung học dạy nghề có phòng y tế cơ quan xử lý kịp thời những trường hợp bệnh thông thường theo trình độ chuyên môn qui định. Trích YTTH hàng năm được thực hiện theo qui định, số kinh phí này được nhà trường dùng mua sắm trang bị tủ thuốc, vật tư y tế cần thiết, thuốc men phục vụ học sinh, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động tốt chương trình y tế học đường; tuyên truyền kiến thức vệ sinh phòng bệnh, phòng chống ma tuý, HIV, AIDS,… và một phần chi cho nhân viên y tế nhà trường. Trước đây trích lại YTTH là 35% quỹ KCB BHYT học sinh, nhưng từ Thông tư 77/2003 trích 20% kinh phí KCB để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và hỗ trợ một số nội dung giáo dục sức khoẻ (nếu phòng y tế nhà trường có thực hiện KCB ngoại trú thì được trích 40% kinh phí KCB). Đối với các trường Tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh hàng năm, phát hiện một số bệnh thông thường như: Bệnh về mắt, bệnh răng hàm mặt, bệnh tai-mũi-họng, bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh da liễu… Các trường hợp phát hiện bệnh được xử lý như sau: như bệnh mắt hột được cấp thuốc chữa cho 100% trường hợp phát hiện, có trường hợp được giới thiệu lên tuyến trên theo đúng qui định, và các trường hợp khác đều được thông báo tới gia đình về bệnh mà các em học sinh mắc phải qua khám sức khoẻ. Công tác khám sức khoẻ hàng năm ở nhiều nước trên thế giới được tổ chức định kì, và bắt buộc. Vì nhân dân ở nước ta chưa có thói quen kiểm tra sức khoẻ định kì cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình, nên công tác này cần phải được tiến hành thường xuyên hơn. Hơn nữa thực tế qua khám sức khoẻ đã phát hiện không ít trường hợp các em mắc bệnh mà không biết, hoặc khi thông báo gia đình cũng không biết tình trạng bệnh con mình. Ví dụ như: Bảng 5: Thống kê về tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh năm 2003-2005 năm học chỉ tiêu 2003-2004 2004-2005 2005-2006 số trường tổ chức khám sức khoẻ 60 61 62 số học sinh được khám sức khoẻ 42.272 43.199 36.454 Số lượng học sinh khám phát hiện bệnh về mắt 8.103 4.687 2.236 răng-hàm-mặt 8.039 11.491 9.432 tai-mũi-họng - 1.263 490 nội khoa - 768 490 thấp tim nghi ngờ 322 - - Nguồn theo Báo cáo tổng kết thực hiện BHYT học sinh năm học từ 2003-2004 đến 2005-2006. Dấu (-) bảng 4 là chỉ không có số liệu thống kê. Qua bảng 4 có thể thấy tỉ lệ mắc các bệnh về răng-hàm-mặt là cao nhất, theo thống kê 3 năm học tỉ lệ mắc các bệnh này trong tổng số học sinh được khám sức khoẻ là 19,01 %(năm học 2003-2004), 26,60%(2004-2005), 25,87% (năm học 2005-2006). Sau đó là tỉ lệ mắc các bệnh về mắt cũng khá cao, tỉ lệ mắc bệnh theo 3 năm học lần lượt là 19,17%, 10,85% và 6,13%. Đây là một trong những bệnh thông thường hay mắc phải ở Việt Nam. Như vậy có thể thấy Y tế trường học có vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong chăm sóc sức khoẻ học sinh tại nhà trường, thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho các em học sinh, sinh viên thế hệ tương lai của đất nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên nguồn kinh phí chủ yếu của YTTH là trích từ quỹ BHYT học sinh, vậy nên mục tiêu đạt 100% số trường tham gia BHYT học sinh là rất quan trọng trong thực hiện các trường đều có phòng y tế và có YTTH hoạt động tốt nhằm chăm sóc sức khoẻ các em ngay tại nhà trường. b.2. Công tác khám chữa bệnh cho học sinh tại các cơ sở y tế. YTTH có vai trò nhất định trong chăm sóc y tế cho học sinh, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tuy nhiên tại các trung tâm y tế, các phòng khám, bệnh viện với đầy đủ nhân lực, các trang thiết bị y tế, thuốc men,… mới có thể đảm bảo tốt nhất công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng tham gia BHYT nói chung, hàng năm BHXH thành phố Hà Nội đã kí hợp đồng với các bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở KCB y tế xã, phường để tiếp nhận khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được khám chữa bệnh và điều trị kịp thời. BHXH Sóc Sơn hàng năm thống kê, và theo báo cáo các cơ sở y tế đăng ký KCB có hàng chục ngàn học sinh trên địa bàn đi KCB nội và ngoại trú. Năm học 2000-2001 là năm học đầu tiên thực hiện thí điểm đưa KCB BHYT về trạm y tế xã, và đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT nói chung và BHYT học sinh nói riêng. Trong năm học 2000-2001 có tới 14.000 lượt KCB ngoại trú chi phí hết 130.000.000 đồng(một trăm ba mươi triệu), và 600 bệnh nhân KCB nội trú chi phí cộng với trợ cấp tử vong(2 triệu đồng/ trường hợp) là 100.000.000 đồng(một trăm triệu). Năm học 2003-2004 năm học đầu tiên thực hiện theo Thông tư 77/2003, công tác KCB cho học sinh tại cơ sở y tế, áp dụng cơ chế cùng chi trả, được thống kê như sau: có 19.882 lượt học sinh KCB ngoại trú, chi phí là 351,16 triệu đồng. Điều trị nội trú và trợ cấp tử vong là 981 người, chi phí là 301,79 triệu đồng. Có một số trường hợp học sinh KCB có chi phí lớn được chuyển lên tuyến trên hàng năm theo đúng qui định của Bộ Y tế. Năm học 2005-2006 là năm học đầu tiên thực hiện theo Thông tư 22, theo thống kê chung có 40.803 lượt KCB và điều trị tại cơ sở y tế chi phí là 1.214 triệu đồng(trong đó chuyển tuyến trên phải thanh toán 332 triệu đồng). Năm học này số học sinh tham gia lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn, Tuy nhiên có lẽ do thực hiện cơ chế thanh toán y tế mới, quyền lợi rộng, nên đây là năm mà chi phí KCB được thống kê lớn nhất. Hơn nữa giá dịch vụ y tế và giá thuốc trên thị trường năm 2005 có nhiều biến động lớn, giá thuốc tăng liên tục và tăng cao. Trong năm 2006, và đầu năm 2007 có sự biến động tương tự, giá thuốc tăng lên khá cao. Mà với mức hưởng quyền lợi lớn như hiện nay, mức đóng là 50.000đồng (năm mươi ngàn) trên toàn địa bàn, quỹ BHYT có thể cân đối chăng? Thông tư số 06/2007/TTg-CP ngày 30/3/2007 có đưa ra mức phí mới và một số trường hợp cùng chi trả chi phí KCB cao có lẽ là một trong những giải pháp trước tình hình mới. Những học sinh, sinh viên tham gia BHYT không may tử vong, gia đình các trường hợp này đều được cơ quan BHXH hỗ trợ kịp thời từ nguồn quỹ BHYT học sinh. Số lượt KCB tại các cơ sở y tế tăng hàng năm có thể thấy được chất lượng phục vụ, cơ chế của ngành y tế đã ngày càng được chuyển biến hơn theo hướng tích cực. Chúng ta có ít nghe nói về thái độ của cán bộ y tế trong công tác chăm sóc y tế cho bệnh nhân có thẻ BHYT, tuy nhiên không phải không còn tình trạng phân biệt đối xử với bệnh nhân KCB theo yêu cầu. Thực hiện BHYT toàn dân, đảm bảo công bằng trong KCB, chất lượng phục vụ của ngành y tế cần có sự thay đổi cơ chế nhất định, vừa là từ phía cán bộ, nhân viên ngành y tế, vừa là trang thiết bị và giá y tế nói chung. ở một số nước như Anh, Canada… người dân được hỗ trợ y tế hoàn toàn từ ngân sách Nhà nước, từ các khoản thuế thu, BHYT được chăm sóc cho toàn dân. Tuy nhiên ở nước ta ngân sách còn hạn hẹp, đất nước đang trong thời kì phát triển, có rất nhiều khoản chi cho phát triển hạ tầng cơ sở, chi phát triển… chăm sóc sức khoẻ toàn dân là mục tiêu quan trọng tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân cần có nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước, không chỉ là đổi mới chính sách, mà hỗ trợ kinh phí là rất quan trọng. Bao gồm hỗ trợ và có kế hoạch xây dựng hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế, hỗ trợ các đối tượng có ít khả năng tài chính nhưng rất cần chăm sóc y tế (như học sinh, sinh viên rất cần chăm sóc y tế nhưng lại chưa có thể có tài chính độc lập). Chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ không của riêng ai, trong đó ngành y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyên môn kĩ thuật, vì thế để người dân thực sự có tâm lý KCB có thẻ BHYT là nhu cầu tất yếu, cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa ngành y tế và BHXH trong thực hiện chính sách chăm sóc cho người dân. Nhà trường, cơ sở KCB, cơ quan BHXH có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu giáo dục toàn diện cả trí và lực cho các em học sinh. c. Tình hình thu, chi quỹ BHYT học sinh. Từ năm 2004, quỹ BHYT học sinh quận, huyện được thành phố Hà Nội chuyển tự thanh toán các chi phí với cơ sở KCB. Tình hình thu chi BHYT học sinh qua các năm học được thể hiện qua bảng sau: Biểu đồ 2: tình hình thu-chi BHYT học sinh BHXH huyện Sóc Sơn năm học từ 2000-2001 đến 2005-2006. Tình hình thu chi BHYT học sinh nhìn chung ít biến động lớn. Quỹ BHYT học sinh khá ổn định, một số năm bội chi nhưng không cao, chỉ riêng năm học 2005-2006 bội chi lớn nhất lên tới gần 400 (bốn trăm) triệu đồng. Năm học 2003-2004 có dư quỹ. Năm học 2000-2001 chênh lệch quỹ BHYT học sinh là (tổng thu – tổng chi) = 304,800 – 362,173 =-57,373 triệu. Qua thống kê, tính toán của quỹ BHYT học sinh kiểm tra 10 trường tiểu học và trung học cơ sở thì có 4 trường dư quỹ, còn lại vượt chi quỹ. Điều này chứng tỏ trên 62 trường tham gia BHYT học sinh, có bội chi quỹ là chính xác. Nguyên nhân có thể nói đến là sau khi trích 35% cho YTTH, mà với số lượng học sinh tham gia BHYT còn thấp tình trạng vượt chi quỹ là khó tránh khỏi. BHYT huyện Sóc Sơn có kiến nghị tới các cấp, các ngành trong huyện nhất là ngành giáo dục tạo điều kiện để chương trình BHYT học sinh đạt kết quả cao hơn trong những năm học tiếp theo. Hai năm sau đó quỹ BHYT học sinh khá cân đối, chỉ có năm học 2002-2003 vượt chi quỹ là 18.000.000 đồng(mười tám triệu). Trong thời gian này BHYT học sinh được thanh toán toàn bộ chi phí KCB. Năm học 2003-2004 là năm học đầu tiên thực hiện Thông tư số 77/2003 và tình trạng bội chi quỹ được khắc phục rõ rệt. Chênh lệch quỹ là +57,88 triệu đồng. Có lẽ theo Thông tư 77 với cơ chế cùng chi trả (người tham gia BHYT trả 20% chi phí KCB), và phân bổ quỹ BHYT theo quy chế mới 90% chi cho quỹ KCB và trích 20% cho YTTH từ quỹ KCB BHYT học sinh. Và quỹ BHYT học sinh tiếp tục được cân đối năm học sau đó. Năm học 2004-2005 BHXH Việt Nam đã phân bổ quỹ kết dư cho BHXH thành phố Hà Nội, BHXH thành phố Hà Nội đã dùng kinh phí này mua thẻ BHYT cho đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 70 triệu đồng, khen thưởng các tập thể trong và ngoài ngành có đóng góp tích cực trong thực hiện BHYT tự nguyện. Tuy nhiên những khó khăn khi thực hiện theo Thông tư 77 cần giải quyết trong thanh toán một số chế độ được hưởng. Vì thế Thông tư 22 ra đời với cơ chế quản lý quỹ mới 87% quỹ BHYT tự nguyện trích cho quỹ KCB, trích 20% quỹ KCB BHYT học sinh cho YTTH, và bỏ đi cơ chế đồng chi trả. Tuy nhiên năm học 2005-2006 quỹ BHYT học sinh huyện Sóc Sơn bội chi gần 400(bốn trăm) triệu đồng. Phải chăng cơ chế “ đồng chi trả” khá hiệu quả với BHYT tự nguyện. Điều đó phản ánh “ đồng chi trả” là một trong các hướng giải pháp đảm bảo cân đối quỹ, việc điều chỉnh quỹ KCB giảm đi một tỉ lệ nhỏ 3% có tác động tới quỹ. Đối với một chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách là điều đương nhiên. BHYT tự nguyện như Việt Nam đang thực hiện có tình trạng quỹ BHYT tự nguyện nhân dân luôn bội chi, quỹ BHYT học sinh, sinh viên vẫn còn đảm bảo cân đối được. Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân không còn xa, hiện nay đối tượng của BHYT học sinh đã và đang là một trong những đối tượng hàng đầu của BHYT tự nguyện, đối tượng truyền thống của BHYT tự nguyện. Tuy nhiên chính sách này được rất ít sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước. Đối tượng BHYT bắt buộc đều là những người có lương, có thu nhập được hỗ trợ 2/3 phí BHYT từ chủ sử dụng lao động, hoặc ngân sách Nhà nước(cán bộ công viên chức Nhà nước), còn đối tượng của BHYT tự nguyện là nhóm còn lại là lao động tự do, hoặc học sinh, sinh viên… nhóm này có đặc điểm thu nhập không ổn định, hoặc thu nhập thấp, hoặc còn phụ thuộc như học sinh, sinh viên. Nhưng sự hỗ trợ Nhà nước là gần như không có, vậy phải chăng cũng phải dần đưa một số nhóm đối tượng vào BHYT bắt buộc, để thực hiện tốt hơn BHYT toàn dân. 2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. BHYT học sinh, sinh viên được triển khai từ năm 1994 đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, và đang trở thành một trong những nhu cầu tất yếu về chăm sóc sức khoẻ cho đại đa số học sinh, sinh viên. Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn đang ngày càng có những đổi mới phù hợp hơn. Đến cuối năm học 2005-2006 cả nước có khoảng gần 8 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT, cả nước còn 5/64 tỉnh, thành phố có trường trong diện vận động tham gia BHYT (tức có tỉ lệ học sinh tham gia BHYT dưới 10%). BHYT học sinh đã thực hiện vai trò của mình trong quá trình chăm sóc sức khoẻ học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hàng năm BHYT học sinh tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, khám và điều trị cho hàng vạn học sinh đi KCB, giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách gia đình các em trong chăm sóc sức khoẻ. BHYT Sóc Sơn thực hiện BHYT học sinh là đối tượng truyền thống của BHYT tự nguyện. Thực hiện BHYT học sinh trên địa bàn Sóc Sơn đạt nhiều kết quả đáng mừng, song cũng còn những khó khăn trong thực hiện. a. Thành công trong thực hiện BHYT học sinh. Trong nhiều năm qua BHYT học sinh trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng về số lượng học sinh tham gia hàng năm. Như chúng ta đã thấy năm học 2005-2006 là năm có số học sinh tham gia lớn nhất khoảng gần 37 nghìn học sinh tăng gấp hơn 7 lần so với năm học đầu tiên triển khai BHYT học sinh. Hàng năm hàng nghìn học sinh tham gia tăng thêm, đưa tỉ lệ học sinh tham gia BHYT tăng từ 23% học sinh năm học 2000-2001 đến 83%(năm học 2005-2006), khoảng 60%(năm học 2006-2007) học sinh toàn huyện tham gia BHYT. Tuy so với toàn thành phố tỉ lệ này là 80% song BHYT học sinh Sóc Sơn đạt kế hoạch thành phố giao cho về công tác BHYT học sinh. Đến nay trên toàn huyện 100% số trường tham gia BHYT có tủ thuốc và cán bộ kiêm nhiệm, thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại nhà trường. Vẫn còn một số trường có tỉ lệ học sinh tham gia thấp dưới 10% không được mua BHYT học sinh, khó khăn trong cấp kinh phí YTTH. YTTH có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhà trường. Tính đến cuối năm 2006 trên cả nước trong số cán bộ làm công tác YTTH trong trường học có 7,6% số cán bộ thuộc biên chế ngành giáo dục, 10,9% do ngành y tế bố trí, 30,1% do nhà trường ký hợp đồng, còn lại là giáo viên kiêm nhiệm vừa làm công tác giáo dục, vừa làm công tác y tế. Phần lớn cán bộ làm YTTH chưa được tham gia hay được tấp huấn khoá đào tạo về nghiệp vụ YTTH. Hoạt động khám sức khoẻ định kỳ cho HS SV mới chỉ thực hiện được tại 34,5% số trường học. Do đó chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở nhiều nơi còn rất hạn chế. Đây có lẽ là thực trạng chung trên cả nước. Số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng lên nhanh cũng cho thấy nhận thức của người dân về BHYT học sinh ngày một sâu rộng hơn. có lẽ đó là kết quả của công tác tuyên truyền, chương trình BHYT học sinh được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND, UBND, BHXH thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục huyện, sự phù hợp nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo tất cả các trường trên toàn địa bàn huyện, các bậc phụ huynh học sinh, các ban ngành từ huyện đến xã. chính sách BHYT ngày càng khẳng định bản chất nhân đạo, tính ưu việt trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và học sinh nói riêng, đang trở thành một nhu cầu tất không thể thiếu trong đời sống xã hội của nhân dân nhất là với người dân huyện Sóc Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Quyền lợi của học sinh có thẻ BHYT ngày càng được đảm bảo tốt hơn, hàng năm hàng vạn lượt học sinh được chăm sóc sức khoẻ và điều trị tại các cơ sở y tế, được thanh toán chi phí y tế, đặc biệt kịp thời hàng năm khám sức khoẻ định kì, phát hiện hàng nghìn em mắc bệnh, đưa các em đi chữa bệnh kịp thời tại các cơ sở y tế đúng tuyến chuyên môn kĩ thuật. Mạng lưới y tế từ xã đến huyện đều được nâng cấp, nhân viên y tế ngày càng nâng cao tinh thần y đức. BHYT huyện Sóc Sơn tạo điều kiện tốt nhất, học sinh được KCB ở các cơ sở y tế Nhà nước nơi gần nhất, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người có thẻ BHYT. Trong đó dảm bảo kịp thời quyền lợi cho đối tượng có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh nội, ngoại trú. Thanh toán trợ cấp trong trường hợp tử vong tới người thân của học sinh. BHYT học sinh cần phải được quan tâm hơn nữa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời góp phần khôi phục và phát triển hệ thống YTTH, thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hỗ trợ về tài chính trong tai nạn và bệnh tật cho hàng triệu học sinh. BHYT học sinh đã đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ thế hệ trẻ, giải quyết khó khăn về tài chính cho biết bao gia đình có con em không may bị các bệnh hiểm nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “ lá lành đùm lá rách” một trong những truyền thống tốt đẹp bao đời nay của nhân dân ta. b. Một số hạn chế trong thực hiện BHYT học sinh. Bên cạnh những thành công trong thực hiện BHYT học sinh vẫn có một số khó khăn mà nhiều năm qua các văn bản hướng dẫn thực hiện cố gắng đổi mới nhằm hoàn thiện và đạt mục tiêu chăm sóc nhân dân nói chung, sức khoẻ học sinh, sinh viên nói riêng. Qua phân tích BHYT học sinh trên địa bàn huyện Sóc Sơn có thể thấy một số khó khăn như sau: Thứ nhất là: tuy số lượng học sinh tham gia BHYT học sinh hàng năm tăng, nhưng tỉ lệ học sinh tham gia BHYT theo kế hoạch chung của thành phố chưa đạt được. Kế hoạch là 80% tỉ lệ học sinh tham gia nhưng qua nhiều năm thực hiện BHYT học sinh huyện Sóc Sơn đến năm học 2006-2007 chỉ đạt 61%. Trong khi đã có rất nhiều ưu tiên về mức đóng BHYT học sinh cho Sóc Sơn bởi đây là địa bàn kinh tế người dân có nhiều khó khăn nhất trong toàn thành phố. Đặc biệt theo chuẩn nghèo mới Sóc Sơn có 10% số khẩu nghèo, tương đương 14% hộ nghèo trong toàn huyện, và tổng số hộ nghèo trong toàn huyện chiếm 40% trong toàn thành phố. Những con số này càng khẳng định hơn nữa những khó khăn mà BHXH huyện Sóc Sơn mặc dù luôn cố gắng phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng liên quan trong vận động nhằm tăng số lượng học sinh tham gia, đảm bảo công bằng trong chăm sóc y tế, đảm bảo khả năng được tiếp cận và chăm sóc y tế đặc biệt cho đối tượng học sinh. Thứ hai là: Có lẽ vì tỉ lệ học sinh tham gia còn chưa cao nên quỹ BHYT học sinh đảm bảo cân đối, ít có dư quỹ, thậm chí bội chi khá lớn nhất là sau Thông tư 22/2005 quyền lợi BHYT mở rộng, giá dịch vụ y tế và giá thuốc tăng cao(Điển hình là năm học 2005-2006 năm đầu tiên thực hiện Thông tư 22, bội chi gần 400 triệu đồng). Tuy năm học 2006-2007 có sự điều chỉnh về phí đóng 50.000 đồng/học sinh/năm thì kết quả là số lượng học sinh tham gia giảm gần 8.000 học sinh, theo ước tính bội chi quỹ BHYT học sinh năm học 2006-2007 là khó tránh khỏi. Thứ ba là: Một vài năm trước do sự thay đổi trong hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh của các Thông tư, mà một số trường hợp khó được cấp thẻ BHYT là vì: sinh viên đại học, cao đẳng và học sinh các trường trung học dạy nghề có đối tượng mua thẻ BHYT cho 2, 3 hoặc 4 năm đóng một lần khi mới nhập học. Tuy nhiên mỗi lần Thông tư thay đổi, phí BHYT tăng lên, các trường hợp này thường phải đợi để được bảo hiểm theo BHYT mình đã mua, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng này vì không có hướng dẫn thực hiện. BHYT huyện Sóc Sơn có những đề nghị BHYT thành phố Hà Nội là tiếp tục thực hiện BHYT cho các đối tượng này mà không phải đóng thêm phí. Chính một số trường hợp như vậy mà gây không ít khó khăn cho đối tượng tham gia, tạo tâm lí e ngại của người tham gia BHYT, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Tại thời điểm này, thẻ BHYT học sinh được cấp hàng năm, và tham gia BHYT học sinh đăng kí và đóng phí hàng năm vì thế tình trạng này không còn. Thứ tư là: Tuy chất lượng phục vụ ở các cơ sở y tế luôn được cải tiến, nâng cao, nhưng mức độ còn chậm và dẫn tới tình trạng e ngại, chưa hoàn toàn yên tâm của cha mẹ học sinh, sinh viên khi con mình đi KCB có thẻ BHYT. Đây là hạn chế có tính kéo dài, bởi thời kì trước đây có một số trường hợp phân biệt đối xử giữa bệnh nhân có thẻ BHYT và khám theo yêu cầu đã lưu truyền và vẫn còn dư âm của đồn đại, tất nhiên cũng phải nói đến lí do khác là chăm sóc sức khoẻ là rất nhạy cảm. Thứ năm là: Do qui định là số học sinh tham gia trên 10% trong một trường thì được kí hợp đồng BHYT, và một số trường chưa có học sinh tham gia BHYT gây ảnh hưởng nhiều tới nguồn kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh tại nhà truờng. Mà kinh phí cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu là từ trích của YTTH, mà chỉ có tham gia BHYT học sinh mới có trích lại YTTH thế nên thật khó khăn khi cấp kinh phí cho YTTH với các nhà trường không có học sinh tham gia BHYT. 3. Nguyên nhân của một số tồn tại khi thực hiện BHYT học sinh. Một số nguyên nhân về hạn chế khi thực hiện BHYT học sinh tại huyện Sóc Sơn có thể kể đến là: Thứ nhất là: Sóc Sơn là huyện nghèo nhất của thành phố Hà Nội (chiếm 40% số hộ nghèo trong toàn thành phố), địa bàn đông dân cư khoảng 28 vạn dân, chủ yếu dân cư làm nông nghiệp, nhận thức về chăm sóc y tế và tiếp cận các dịch vụ y tế còn chưa cao. Tuy đã được phổ biến tuyên truyền nhiều về BHYT nói chung và BHYT học sinh nói riêng, nhưng hàng năm tỉ lệ học sinh tham gia BHYT chưa cao. Khắc phục hạn chế này BHXH thành phố đã có những ưu đãi nhất định riêng cho địa bàn về phí BHYT học sinh nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Có lẽ để nhận thấy rõ hơn về quyền lợi của người có thẻ BHYT khi KCB cần có nhiều biện pháp tuyên truyền hơn và tuyên truyền thường xuyên hơn, để giúp người dân hiểu nhiều hơn nữa về mục tiêu nhân đạo của BHYT, và quyền lợi mà họ được hưởng, để đảm bảo số lượng học sinh tham gia ngày càng đông hơn, để các em học sinh có quyền lợi được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, có một sức khoẻ thật tốt để học tập. Thứ hai là: Tình trạng chi vượt thu của quỹ BHYT học sinh, hoặc chỉ đảm bảo cân đối quỹ chủ yếu là do nguyên nhân số lượng học sinh tham gia BHYT còn thấp. Thứ ba là: Các văn bản qui định và Thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh nói riêng, BHYT nói chung nhiều, có nhiều đổi mới nhưng chồng chéo, đôi khi khó xử lý đối với một trường hợp như đã kể trên. Thứ tư là: Có một số trường hợp thái độ phục vụ và cơ chế y tế trong BHYT gây phiền hà, tiêu cực… ảnh hưởng không tốt tới tâm lý bệnh nhân có thẻ BHYT nói chung, và tác động không tốt tới nhận thức của người dân về ý nghĩa nhân đạo của BHYT, BHYT học sinh. Thứ năm là: Công tác tuyên truyền được thực hiện nhưng hiệu quả chưa thực sự được như mong muốn. Người dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh và nhà trường đều chưa thực sự nhận thấy rõ bản chất ưu việt nhân đạo của BHYT tự nguyện nói chung, và BHYT học sinh nói riêng. CHƯƠNG BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BHYT HỌC SINH, SINH VIÊN Luật BHXH ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 cụ thể hoá những định hướng phát triển BHXH (Bao gồm cả BHYT) ở Việt Nam trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển BHXH. Phương hướng BHXH Việt Nam trong thời gian tới nhằm tới các mục tiêu sau: Thứ nhất là: thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của tổ chức Lao đọng quốc tế ILO về các tiêu chuẩn tối thiểu co các loại trợ cấp BHXH. Đó là bổ sung chế độ BHXH thất nghiệp(luật BHXH có hiệu lực thi hành BHXH thất nghiệp từ ngày 01/01/2009), BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008. Tiếp theo đó là bổ sung chế độ BHXH chăm sóc cho người già, và tương lai không xa chúng ta sẽ có luật BHYT, góp phần hoang thiện hệ thống chính sách BHXH ở nước ta. Thứ hai là: mở rộng mạng luới BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo hướng: tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động, có việc làm và có thu nhập từ lao động, mở rộng BHYT đến toàn dân. Thứ ba là: triển khai đa dạng và linh hoạt các loại hình BHXH, BHYT theo hai phương thức bắt buộc và tự nguyện phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Thứ tư là: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH, thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời các chế độ BHXH hiện hành, nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT. Thứ năm là: giảm dần nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ trước năm 1995(Vì trước năm 1995 Nhà nước ta bao cấp hoàn toàn cho các hoạt động BHXH từ chi trả trợ cấp các chế độ đến chi phí cho hoạt động thường xuyên của Bộ máy BHXH). Từng bước điều chỉnh mối quan hệ tương thích giữa mức đóng góp và quyền lợi được hưởng của từng chế độ BHXH nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài(cụ thể theo điều 91, 92, 93, 94, 100 luật BHXH Việt Nam quy định rõ về mức đóng và phương thức đóng BHXH theo từng giai đoạn). Thứ sáu là: tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH được đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng, tham gia tích cực vào thị trường tài chính(hiện nay danh mục đầu tư quỹ BHXH còn hạn chế, chủ yếu là mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại Nhà nước, theo luật BHXH quy định tại điều 97 thì có hình thức cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay, đầu tư vào công trình kinh tế trọng điểm quốc gia và các hình thức đầu tư khác do chính phủ quy định). Thứ bảy là: Nâng cao năng lực quản lý bộ máy ngành BHXH Việt Nam teo hướng hiệu quả và hiện đại. Thứ tám là: hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách, chế độ BHXH và đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện của hệ thống pháp luật BHXH. Trên cơ sở định huớng của BHXH Việt Nam trong thời gian tới, qua tìm hiểu thông tin về tình hình thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trong cả nước, và thực trạng BHYT học sinh tại BHXH huyện Sóc Sơn em xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện BHYT học sinh như sau: 1. Hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện nay ở Việt Nam nhìn chung hệ thống luật và các văn bản pháp luật được đánh giá là nhiều và chồng chéo. Đôi khi giữa văn bản qui định của ngành này mâu thuẫn ngành khác, văn bản sau mâu thuẫn khó thực hiện hơn văn bản trước, trong khi đó vẫn còn tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện. Thật là khó cho cả đơn vị tổ chức thực hiện và người thực hiện. Trong BHYT học sinh cũng không tránh khỏi tình trạng này. Tất nhiên chúng ta còn có lịch sử phát triển BHYT nói chung chậm hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia, tuy nhiên không phải chúng ta không thể học hỏi kinh nghiệm thành công của họ. Ở nhiều nước có sự nghiệp bảo hiểm phát triển nói chung và BHYT nói riêng, họ có hệ thống luật qui định về BHYT, và nhiều nước đều có luật BHYT là những nước thực hiện thành công BHYT cho nhân dân họ. Hàng năm chúng ta tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, thống kê, kiến nghị trên cơ sở thực tế tình hình thực hiện, đó là cơ sở để khắc phục dần những hạn chế khi thực hiện BHYT học sinh nói riêng và BHYT nói chung. Các văn bản hướng dẫn cũng đi rất sát thực tế, nhưng chưa được hệ thống. Với ý nghĩa như vậy chúng ta có thể nói là: Bộ y tế – Bộ tài chính – Bộ LĐTBXH cùng các cấp ngành liên quan cần sớm nghiên cứu sửa đổi những điều không hợp lí trong các văn bản về BHYT nói chung, hoàn thiện chúng và đưa ra thực thi một cách có hệ thống. Qua đó các cán bộ làm công tác BHYT dựa vào đó để thực thi nhiệm vụ. Một trong những văn bản mà chính phủ cũng cần phải ban hành kèm theo đó là những qui định về xử phạt vi phạm điều lệ, luật đối với cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong việc sử dụng quyền có thẻ BHYT và trách nhiệm của họ đối với cơ quan BHXH. Thêm vào đó là quyền lực đủ lớn cho BHXH để giải quyết trực tiếp các vi phạm từ phía người tham gia BHYT cũng như các cơ sở KCB kí hợp đồng. Xác định rõ cơ quan pháp luật chịu trách nhiệm giải quyết các vi phạm trong hợp đồng BHYT, BHYT tự nguyện và BHYT học sinh nói riêng. Nhiều đánh giá cũng cho rằng luật BHYT ở Việt Nam sẽ ra đời trong tương lai không xa. 2. Cải cách thủ tục hành chính. Một trong những cải cách lớn sau khi chúng ta ra nhập WTO là cải cách thủ tục hành chính. Đây không phải là câu chuyện nói thường ngày, mà nó trở thành vấn đề chính trị, xã hội có tầm quan trọng nhất định. Các cải cách thủ tục hành chính nói chung đã và đang tạo nhiều cơ hội cho đất nước phát triển. Nó không những giúp đất nước thu hút thêm nhiều luồng vốn đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, mở rộng qui mô, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm phiền hà khi làm việc với các cơ quan Nhà nước mà người dân quen phàn nàn từ xưa. Để cải cách thủ tục hành chính, trước hết phải tiến hành từ phòng tiếp dân, những bộ phận làm việc, giải quyết công việc trực tiếp với người tham gia BHYT nói chung, nếu có thể có riêng một phòng giải quyết các thắc mắc liên quan đến BHYT tự nguyện, BHYT học sinh. Bởi BHYT tự nguyện là loại hình mới mẻ với thói quen bảo hiểm chưa cao của người dân. Một số thủ tục giấy tờ có thể linh động hơn khi thực hiện công tác phát hành thẻ, và hẹn chính xác một ngày sớm nhất để người tham gia BHYT chuyển đầy đủ các loại giấy tờ, có nghĩa là cơ quan BHXH, đặc biệt là bộ phận BHYT cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng tham gia BHYT, hướng dẫn họ để giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện nhất. 3. Tích cực làm công tác tuyên truyền, quảng cáo. BHYT đã được triển khai thực hiện hơn chục năm qua, tuy nhiên với trình độ dân trí về bảo hiểm còn thấp, bảo hiểm chưa trở thành tập quán của người dân, họ cũng chưa thật hiẻu rõ quyền lợi như thế nào khi tham gia BHYT tự nguyện nói chung, BHYT học sinh nói riêng. Hơn nữa chất lượng phục vụ của công tác KCB BHYT còn một số phản ánh chưa tốt gây phiền hà cho người có thẻ BHYT nói chung. Vì vậy công tác tuyên truyền BHYT sẽ có tác dụng tốt hơn giúp người dân hiểu đúng về ý nghĩa của BHYT. Biện pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo đó là: - Trên các báo: hiện nay chúng ta đã có báo ngành, báo tuần, tạp chí vừa quảng cáo, giới thiệu về BHYT, BHXH trong đó có những bài giới thiệu về BHXH nói chung, BHYT, phóng sự, thơ, truyện ngắn tuyên truyền về BHYT. Tuy nhiên BHYT cần phải được đưa trên nhiều loại báo khác nhau nữa, để bạn đọc có thể thường xuyên hơn nhìn, đọc hiểu về BHYT, BHYT học sinh nói riêng. - Trên đài phát thanh, ngoài phần quảng cáo ngắn gọn cũng có các hình thức như báo chí, tự đọc cho người nghe. - Trên vô tuyến truyền hình cũng vậy, có thể đưa tin về hoạt động BHYT, giới thiệu về BHYT tự nguyện, BHYT học sinh thường xuyên hơn. - Các loại tài liệu như tờ rơi, có hình ảnh đẹp, màu sắc rực rỡ, có thể phóng to thành các pano để ở ngã ba, ngã tư đông người, hoặc tại các nhà trường. Trong đó nội dung tuyên truyền, quảng cáo cũng cần được nghên cứu một cách khoa học, sao cho hiệu quả nhất, thông tin quảng cáo có thể đề cập tới những nội dung sau: + Nhấn mạnh sự cần thiết của BHYT, BHYT học sinh, sinh viên. + Giới thiệu đầy đủ về lợi ích của BHYT học sinh, sinh viên. + Nêu các trường hợp người thật, việc thật được hưởng BHYT học sinh, sinh viên. + Thái độ phục vụ tận tình của tất cả cán bộ làm công tác BHYT, gây lòng tin trong quần chúng. Đặc biệt công tác tuyên truyền tại nhà trường đối với BHYT học sinh, sinh viên rất quan trọng. Đó là lời tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua các cuộc họp hội nghị, chào cờ, sinh hoạt cuối tuần… qua cán bộ YTTH khi chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đó là thái độ phụcc vụ tận tình, hướng dẫn chu đáo…có như vậy học sinh, sinh viên mới cảm nhận được sự chăm sóc, ý nghĩa nhân đạo của BHYT. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay cán bộ YTTH chưa qua đào tạo là chủ yếu, vì thế để làm được công tác này cần có các lớp tập huấn về cán bộ YTHH. BHYT học sinh là loại hình BHYT tự nguyện nên người tham gia tăng lên khi họ nhận thức rõ ý nghĩa, quyền lợi khi tham gia BHYT. Trong đó cần tác động nhiều nhất vào cha mẹ các em học sinh. Để làm được tất cả các công việc tuyên truyền ấy cần có sự chỉ đạo của cấp uỷ, liên ngành giáo dục đào tạo và y tế, và sự phối hợp của nhà trường, trong đó có sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường về công tác tuyên truyền tại nhà trường. Vì nhà trường chính là nơi quản lý, đồng thời trực tiếp tác động nhiều nhất tới các em học sinh và gia đình các em. 4. Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế. Các cơ sở y tế đăng kí KCB cho đối tượng có thẻ BHYT là nơi trực tiếp thực hiện quyền lợi BHYT mà học sinh, sinh viên nói riêng và đối tượng có thẻ BHYT nói chung khi đi KCB có thẻ BHYT. Vì thế qua thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên y tế, cơ chế y tế người bệnh sẽ cảm nhận về chất lượng chăm sóc sức khoẻ và chất lượng của BHYT nói chung. Vì thế trong mối quan hệ ba bên của BHYT nói chung, cơ quan BHXH là trung gian không trực tiếp làm công tác KCB, chăm sóc sức khoẻ, nhưng lại là cơ quan tổ chức thực hiện BHYT thu phí BHYT, kí hợp đồng KCB với các cơ sở y tế. Cho nên BHYT cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa ngành y tế và ngành Giáo dục. Để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế, cơ quan BHXH phải kết hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB, đầu tư cho việc nâng cáp cơ sở vật chất kỹ thuật, chọn lọc y bác sỹ có đầy đủ trình độ nghề nghiệp và y đức để đem lại quyền lợi cho người tham gia BHYT nói chung và BHYT học sinh nói riêng. Cơ quan BHXH nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín để kí hợp đồng, do đó đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, tạo niềm tin cho họ để khuyến khích mọi người tích cực tham gia BHYT nói chung. các cơ sở KCB nên chọn nơi trung tâm, thuận tiện dễ dàng cho người có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh, đơn thuốc không nên khống chế mà theo thực tế của bệnh, kinh phí thì Nng nhẹ bù người nặng, quỹ tháng này bù quỹ tháng khác, cần có biện pháp ngăn chặn thuốc giả kém chất lượng. Cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để khắc phục tâm lý muốn KCB ở các cơ sở y tế lớn của người bệnh. Cần tăng cường kiểm tra đối với các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm như tình trạng lạm dụng quỹ KCB BHYT ở các cơ sở. Vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh phải hợp lý, đúng qui định, chuyển kinh phí kịp thời có như vậy mới tạo điều kiện KCB phục vụ tốt hơn cho người có thẻ BHYT nói chung. 5. Cơ quan BHXH có những công tác đặc biệt trong thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. Cơ quan BHYT cần có sự đôn đốc kiểm tra, phối hợp với nhà trường, cơ sở y tế đăng kí khám chữa bệnh về thực hiện BHYT học sinh và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT học sinh. Trên cơ sở tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động BHYT học sinh, sinh viên hàng năm cần có kiến nghị cụ thể: khó khăn từ phía văn bản hướng dẫn, từ quá trình triển khai và thực hiện… Công tác thống kê số liệu cần được chú trọng bởi đó là cơ sở của hoạt động bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở giả định số đông người tham gia, và được thống kê qua nhiều năm để tìm ra qui luật, điều chỉnh tính toán mức phí cho phù hợp. Mối quan hệ ba bên trong BHYT học sinh, cơ quan BHXH cần có trấch nhiệm với phản ánh từ hai phía học sinh, sinh viên tham gia và cơ sở y tế ký hợp đồng. Cũng như việc BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm và phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ y tế và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. 6. Tiếp tục phối hợp giữa nhiều biện pháp khác nhau để ngày càng tăng hơn số lượng học sinh tham gia BHYT. Mục tiêu BHYT học sinh, sinh viên là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ, đảm bảo công bằng chăm sóc y tế đối với học sinh, sinh viên; thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho học sinh từ nhà trường là YTTH tới khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Vậy nên tăng tỉ lệ học sinh tham gia BHYT là mục tiêu quan trọng góp phần tích cực trong phát triển mạng lưới YTTH và đảm bảo công bằng, nhân đạo trong khám chữa bệnh cho đối tượng học sinh, sinh viên. Có thể thực hiện BHYT học sinh, sinh viên bắt buộc thì sẽ đảm bảo tốt hơn nhất trong chăm sóc cho tất cả các em học sinh, sinh viên. KẾT LUẬN Đại hội Đảng IX chỉ rõ: “ Chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là sức khoẻ của trẻ em, cần được thực hiện đồng bộ, nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi; Từng bước củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và BHYT cho người nghèo, từng bước tiến tới BHYT toàn dân…”. Theo đường lối của Đảng, chúng ta đang gặt hái được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và đổi mới nền kinh tế, xã hội. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO nền kinh tế theo hướng hội nhập sâu, rộng, chúng ta cần có sự định hướng đúng đắn cho các chính sách của nhà nước. Trong đó chăm sóc y tế là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội quốc tế, vì vậy thực hiện BHYT hoàn thiện hệ thống chính sách nhà nước là cần thiết. Đặc biệt là chăm sóc y tế cho thế hệ tương lai ngay từ hôm nay, là sự chuẩn bị thiết thực và có ý nghĩa chiến lược trong phát triển đất nước. Có thể thực hiện chăm sóc y tế cho toàn bộ nhân dân là tốt nhất, song hơn hết là có thể thực hiện BHYT học sinh, sinh viên bắt buộc cho toàn bộ học sinh, sinh viên sẽ có hiệu quả tốt trong chăm sóc sức khoẻ thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Qua trên 12 năm tổ chức thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên cho thấy với bản chất ưu việt, nhân đạo và những lợi ích thiết thực của BHYT học sinh mang lại, chính sách này đang từng bước được đông đảo cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên cả nước chứng minh việc triển khai BHYT cho đối tượng này là hoàn toàn đúng đắn, hợp ý Đảng, lòng dân. BHYT học sinh, sinh viên như “ làn gió mới” làm sống dậy hệ thống YTTH và đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc thực hiện thành công BHYT học sinh, sinh viên là tiền đề quan trọng tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 theo định hướng của Đảng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình bảo hiểm- chủ biên: TS Nguyễn văn Định Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm- chủ biên: TS Nguyễn văn Định Tạp chí BHXH (hàng tháng) số từ tháng 6-12 năm 2006 và tháng 1, tháng 2 năm 2007. Báo BHXH ( Báo tuần ). Báo giáo dục thời đại. Tạp chí văn hoá xã hội BHXH những điều cần biết. NXB thống kê năm 2003. Tài liệu quá trình hình thành và phát triển BHYT Việt Nam. NXB Hà Nội năm 2002. Tài liệu hội nghị đánh giá thực hiện BHYT tự nguyện theo Thông tư số77/2003 tại BHXH thành phố Hà Nội. Báo có tổng kết thực hiện BHYT học sinh năm học 1999-2005 huyện Sóc Sơn. Các văn bản chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh năm học 2000-2006 của BHXH thành phố Hà Nội. Các văn bản pháp luật qui định về BHYT. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu sơ đồ Tài liệu tham khảo.........................................................................................82 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Khung mức đóng BHYT tự nguyện theo Thông tư số22/2005. 17 Bảng 2: Khung mức phí đóng BHYT học sinh, sinh viên. 30 Bảng3: Tình hình thu BHXH huyện Sóc Sơn từ năm 2000-2006 41 Bảng 4: Kết quả thực hiện BHYT học sinh huyện Sóc Sơn từ năm 2000-2005 55 Bảng 5: Thống kê về tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh năm 2003-2005..61 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH thành phố Hà Nội........................................50 DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ1: biểu đồ thể hiện số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT học sinh năm học 2000-2001 đến năm học 2006-2007 tại Sóc Sơn...........................................................................................................56 Biểu đồ 2: tình hình thu-chi BHYT học sinh BHXH huyện Sóc Sơn năm học từ 2000-2001 đến 2005-2006.........................................................................64 MỘT SỐ TỪ VIÊT TẮT THÔNG DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ BHYT bảo hiểm y tế BHXH bảo hiểm xã hội YTTH y tế trường học HS học sinh SV sinh viên CSYT chăm sóc y tế CSSK chăm sóc sức khoẻ KCB khám chữa bệnh NQD ngoài quốc doanh BGD ĐT Bộ giáo dục đào tạo BYT Bộ Y tế YTHĐ Y tế học đường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32038.doc
Tài liệu liên quan