Chuyên đề Thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn mà Nhà nước và xã hội áp dụng để bảo vệ cuộc sống của công dân và đạt được sự hài hoà, sự yên ổn của xã hội. Trên góc độ tài chính, Bảo hiểm xã hội là hình thức chủ yếu để tổ chức xây dựng và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm cung cấp và đảm bảo vật chất cho những người mất sức lao động do tuổi già, ốm đau, bệnh tật, thai sản và những người mất sức lao động do tai nạn lao động. Xuất phát từ thực tiễn và những đặc thù của nước ta, Bảo hiểm xã hội vừa là sự đảm bảo của Nhà nước và xã hội cho người lao động nói chung, vừa là việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người đã cống hiến cho nhân dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách và tổ chức hoạt động bảo hiểm xã hội từ lâu, nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể việc chỉ đạo, điều hành hoạt động này đã trải qua nhiều giai đoạn với những hình thức khác nhau. Từ sau khi có Nghị định 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995, hoạt động bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh theo một tổ chức thống nhất với những quy chế rõ ràng và đang đi vào hoạt động ngày càng có nề nếp, hiệu quả. Về mặt tổ chức quản lý, bảo hiểm xã hội đã hình thành một hệ thống thống nhất trong cả nước, có sự chỉ đạo chung và có những quy định pháp lý rõ ràng. Về mặt tài chính, Bảo hiểm xã hội có nguồn thu và chế độ chi theo chính sách của Nhà nước. Về cơ sở vật chất kỹ thuật hoạt động bảo hiểm xã hội của nước ta cũng đang từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên hoạt động bảo hiểm xã hội còn đứng trước nhiều khó khăn như: Về hành lang pháp lý, điều kiện kinh tế, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ, khả năng hiện đại hoá hoạt động bảo hiểm xã hội. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo hiểm xã hội cần được củng cố và hoàn thiện về mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của nó, một mặt nó phải đảm bảo tính chất hoạt động của một khâu trong hệ thống tài chính thống nhất. Mặt khác nó phải thực hiện được nhiệm vụ đảm bảo xã hội để thực hiện công bằng xã hội như đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra. Do đó bảo hiểm xã hội không thuần tuý là một hoạt động mang tính chất xã hội rộng rãi. Hoàn thiện hoạt động bảo hiểm xã hội là một quá trình lâu dài không ít khó khăn, vừa đòi hỏi công sức của ngành, vừa rất cần thiết có sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù với sự cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì nhưng do hạn chế về lý luận và thực tiễn nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài này tốt hơn.

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững người làm việc trong khu vực Nhà nước và các lực lượng vũ trang, vì vậy số người tham gia bảo hiểm xã hội thấp và tăng chậm. Một mặt nó ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội, không đảm bảo cho quỹ hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Mặt khác, còn gây nên sự bất bình đẳng giữa những người lao động trong xã hội. Người lao động trong khu vực Nhà nước thì được bao cấp toàn bộ từ chi phí sinh hoạt, ăn ở, ốm đau, bệnh tật... cho tới lúc qua đời. Còn người lao động ở các khu vực khác mặc dù vẫn phải lao động, kiếm sống trên chính sức lao động của mình, có đóng góp cho xã hội và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước nhưng lại không được hưởng quyền lợi gì về bảo hiểm xã hội. Vì thế, người lao động nảy sinh tâm lý phải vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Việc ban hành các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội còn nhiều bất hợp lý nhất là trong việc tính toán mức hưởng bảo hiểm xã hội. Nghị định 236/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng cho phép quy đổi thời gian công tác theo hệ số: 1 năm công tác được tính thành 1 năm 2 tháng, 1 năm 4 tháng hoặc 1 năm 6 tháng. Vì vậy, thời gian tính mức hưởng bảo hiểm xã hội đã tăng lên so với thời gian công tác thực tế từ 1,17 đến 1,5 lần. Trong giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội đã tồn tại hai khái niệm: thời gian công tác thực tế và thời gian công tác quy đổi, nên đã có các trường hợp người lao động chỉ cần 8 năm công tác ở chiến trường, những nơi có điều kiện khó khăn, gian khổ là được nghỉ mất sức với mức trợ cấp 40% mức tiền lương và phụ cấp thâm niên trong khi vẫn còn đủ sức để làm việc tiếp. Nam giới chỉ cần 30 năm công tác quy đổi, nữ giới chỉ cần 25 năm công tác quy đổi là được nghỉ hưu và hưởng 75% mức lương trước khi nghỉ hưu... Và cũng từ vấn đề này mà người nghỉ hưu được hưởng tới mức tối đa là 95% mức lương đang công tác năm cuối cùng. Quy định này là không hợp lý đối với quỹ bảo hiểm xã hội do việc tính toán dựa vào một khoảng thời gian không có thực (đó là khoảng thời gian mà thực chất đối tượng không có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội nhưng lại được coi là có). Do vậy, việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. - Việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội luôn được 2 cơ quan quản lý (Tổng Liên đoàn lao động và Bộ Lao động thương binh và xã hội) thiếu sự điều hành chung dẫn đến sự mất cân đối thu- chi khi có sự thừa thiếu ở mỗi ngành. Do vậy Nhà nước đã chủ trương tăng mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để bù đắp thêm cho chi, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời thay đổi hệ thống quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. b/ Giai đoạn sau Nghị định 12/CP và 19/CP đến nay. Trước yêu cầu phải đổi mới các chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong điều kiện mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22- 6- 1993 quy định tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội và có quy định: Chính phủ thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý thống nhất quỹ và sự nghiệp bảo hiểm xã hội trên cơ sở thống nhất tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Nhưng trong suốt thời kỳ 1993- 1995, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội vẫn do 2 cơ quan (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Lao động thương binh và xã hội) thực hiện cho nên mọi tồn tại như đã nêu trên hầu như chưa có gì thay đổi. Có chăng sự thay đổi chỉ là sự thay đổi về chế đội hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Một số đánh giá sơ bộ về thu nộp và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này có các đặc trưng sau: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội vẫn chủ yếu từ ba nguồn tiền đóng góp của người lao động (5% tiền lương), đóng góp của chủ sử dụng lao động (15% tổng quỹ lương) và nguồn đóng, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, quỹ còn có nguồn bổ sung là lợi nhuận từ việc sử dụng một phần vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào hoạt động kinh doanh sinh lời nhằm bảo toàn và phát triển giá trị của quỹ. Trên cơ sở của Nghị định 19/CP ngày 16- 02- 1995, bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập. Cơ quan này có các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản như sau: - Tổ chức thu quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. - Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả các khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội. - Bảo tồn và tăng giá trị quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. - Quản lý về mặt tài chính và hành chính bảo hiểm xã hội. - Kiến nghị chính sách bảo hiểm xã hội. - Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiệp vụ bảo hiểm xã hội… Như vậy, kể từ 01- 10- 1995, quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức là một quỹ tài chính độc lập nằm ngoài ngân sách Nhà nước và nó được quản lý theo một hệ thống riêng, đó là hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu sau: - ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Bảng 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội việt nam (Giai đoạn sau nghị định 12/CP và 19/CP) Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội việt nam bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo hiểm xã hội việt nam Dựa trên các kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị định 43/CP và căn cứ theo Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23- 06- 1994. Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP vào ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP ngày 16- 02- 1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội hiện có ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố khách quan như nhân sự, tổ chức, hành chính... cho nên toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01- 10- 1995. Nhưng việc thu bảo hiểm xã hội đã được tiến hành từ ngày 01- 7- 1995 (quy định tại Thông tư 58/TC HCSN ngày 24- 7- 1995 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội). Việc bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Chương II Thực trạng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố việt trì tỉnh phú thọ I- vài nét về bảo hiểm xã hội thành phố việt trì. Việt Trì là một thành phố công nghiệp được thành lập ngày 04- 6- 1962. Cho đến nay, Việt Trì có diện tích 65,12 km2 và dân số 132.697 người, trong đó 2/3 là dân cư thành thị; gồm 17 phường, xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc. Ngoài ra, Việt Trì con là Trung tâm kinh tế- chính trị- văn hoá của tỉnh Vĩnh Phú trước đây và tỉnh Phú Thọ hiện nay. Do vậy, Việt Trì luôn là nơi tập trung số lượng lớn các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng. Tính đến ngày 31- 12- 2002, có 14.385 đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong đó: Hưu quân đội 857 có đối tượng; hưu viên chức có 9.228 đối tượng; hưởng trợ cấp mất sức lao động có 3.018 đối tượng; hưởng trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp có 372 đối tượng; hưởng trợ cấp tuất viên chức có 910 đối tượng. Việt Trì cũng là nơi tập trung đông các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, thành phố Việt Trì có rất đông đối tượng tham gia và được hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cùng với việc thực hiện Bộ luật Lao động và Nghị định 12/CP và 19/CP, bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 07a/QĐ- TCCB ngày 15- 6- 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1- 10- 1995 dựa trên cơ sở sát nhập các tổ chức bảo hiểm xã hội của 2 ngành Thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động thành phố Việt Trì để thực hiện các hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì theo phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phú trước đây và bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ hiện nay. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì thực hiện hai chức năng chính là thu bảo hiểm xã hội và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ. Đến ngày 31- 12- 2002, Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì quản lý và thu bảo hiểm xã hội của 308 đầu mối với 16.520 lao động, trong đó có 202 đầu mối là cơ quan hành chính sự nghiệp với 7.048 lao động; 89 đầu mối là các doanh nghiệp với 9.249 lao động ; 17 đầu mối xã phường với 223 lao động. Với kế hoạch thu bảo hiểm xã hội năm 2002 được Bảo hiểm xã hội thành phố tỉnh Phú Thọ giao là 20.492.000.000,đ đạt: 101,21%. Song song với công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thu phí bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì thường xuyên chi trả cho 14.385 đối tượng. Với số tiền chi trả hàng tháng trên 5 tỷ 200 triệu đồng, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 tổng số tiền chi trả năm 2002 cho 6 chế độ bảo hiểm xã hội là 64.760.713.000,đ trong đó: Nguồn kinh phí chi trả do ngân sách cấp là: 54.060.965.000,đ Nguồn kinh phí chi trả do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo là:10.699.748.000,đ II- Tình hình chi bảo hiểm xã hội. 1- Tình hình chi bảo hiểm xã hội giai đoạn trước1995. Từ cơ chế quản lý chi bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP, tức là từ khi thành lập quỹ bảo hiểm xã hội theo điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội (Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 11 năm 1961) đến tháng 9 năm 1995 việc chi bảo hiểm xã hội do hai cơ quan thực hiện đó là: - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện chi các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn như: Hưu trí, mất sức lao động, tử tuất... Do vậy việc quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội thời kỳ này cũng được phân cấp cho cấp cơ sở như Liên đoàn lao động và Phòng Thương binh và xã hội huyện, thành phố, thị xã theo hệ thống ngành dọc của hai cơ quan quản lý trên đây: a- Chi bảo hiểm xã hội do Liên đoàn lao động thành phố Việt Trì đảm nhiệm. Do cơ chế quản lý thu và chi quỹ bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP luôn là gánh nặng tư tưởng bao cấp của nền kinh tế kế hoạch tập trung nên ở các liên đoàn lao động cấp cơ sở là huyện, thành phố, thị xã theo phân cấp của hệ thống Liên đoàn lao động thực hiện quản lý thu và chi trả trực tiếp các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn với phương thức gắn thu bù chi tại các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức khoán chi ở một tỷ lệ % nhất định nào đó trên cơ sở tỷ lệ % phải thu theo quy định dựa trên tổng quỹ lương thực hiện. Thay bảng 8 Nhìn chung tổng giá trị các khoản chi tăng nhanh, nguyên nhân một phần do cơ chế khoán chi theo tỷ lệ % nhất định, một phần do thay đổi chế độ tiền lương cấp bậc. Qua số liệu một số năm nêu trên có thể thấy được việc chi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội có xu thế đi xa khỏi mục tiêu và nó làm giảm ý nghĩa của bảo hiểm xã hội. Ví dụ như tỷ trọng các chế độ chi trực tiếp bảo hiểm xã hội giảm dần trong khi đó chi khác (như việc nghỉ dưỡng sức, tham quan, nghỉ mát) chiếm tỷ trọng cao (có năm chiếm từ 30,6% đến 48,53% tổng số chi trong năm). Việc chi sai mục đích về bảo hiểm xã hội trong những năm cuối (!994- 1995) là những nguyên nhân ảnh hưởng xấu về chi bảo hiểm xã hội của Liên đoàn lao động quản lý, về sau này khi hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời các chế độ nghỉ ngơi, dưỡng sức và tham quan, nghỉ mát bị cắt bỏ. Từ cơ cấu chi cho thấy nếu không có những khoản chi sai mục đích của bảo hiểm xã hội thì quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng Liên đoàn lao động quản lý đã có bội thu và phần bội thu đó có thể được sử dụng cho mục tiêu phát triển quỹ hoặc được điều chỉnh để hỗ trợ dành để trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn như hưu trí, tử tuất... đang bị bội chi mà hàng năm ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ rất lớn. b- Chi bảo hiểm xã hội do ngành Lao động thương binh và xã hội thực hiện. Ngành Lao động thương binh và xã hội chủ yếu quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn như: Hưu trí, mất sức lao động, tử tuất... nguồn kinh phí để chi trả các chế độ bảo hiểm này là do ngân sách cấp từ Trung ương ( Bộ Lao động thương binh và xã hội ) về cấp tỉnh (Sở Lao động thương binh và xã hội) sau đó chuyển về các huyện, thành phố thị xã trực thuộc (Phòng Lao động thương binh và xã hội) để chi trả bảo hiểm xã hội đến đối tượng được hưởng nhanh gọn, thuận lợi và chính xác. Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện, thành, thị còn sử dụng mạng lưới các Ban Bảo hiểm xã hội tại các xã, phường để chi trả trợ cấp và theo dõi tình hình tăng, giảm đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. - Cơ quan thứ hai cùng phối hợp quản lý và cấp phát kinh phí chi bảo hiểm xã hội dài hạn là cơ quan Tài chính các cấp. Cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của việc thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội vì cơ quan Tài chính có nhiệm vụ thu bảo hiểm xã hội và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí để ngành Lao động thương binh và xã hội phân phối và chi tới đối tượng được hưởng. Cơ quan Tài chính cũng được chia thành ba cấp tương ứng với ba cấp của ngành Lao động thương binh và xã hội. Cụ thể là: + ở Trung ương có Bộ Tài chính + ở tỉnh là Sở Tài chính + ở quận, huyện, thị xã là Phòng Tài chính Đặc biệt là ở Trung ương và cấp tỉnh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng phối hợp hoạt động để chi trả đầy đủ, chính xác tới từng đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Ngoài hai ngành có liên quan chính tới hoạt động chi bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của các cấp chính quyền địa phương. Đó là uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện hay uỷ ban nhân dân phường, xã. Ngành Lao động thương binh và xã hội muốn quản lý tốt đối tượng bảo hiểm xã hội thì phải thông qua các uỷ ban nhân dân ở từng địa phương và chỉ có họ mới có thể nắm rõ được các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn họ quản lý của từng tháng, từng năm là bao nhiêu. Để quản lý nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng được hưởng. Ngành Lao động thương binh và xã hội các cấp thực hiện Thông tư số 29/TTLB ngày 25- 7- 1990 của Chính phủ về việc lập dự toán chi bảo hiểm xã hội. Cụ thể là Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện, thành thị phải lập dự toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng cho các đối tượng gửi về Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét. Sở Lao động thương binh và xã hội tổng hợp gửi Sở Tài chính cùng xem xét đi đến thống nhất ý kiến, trình uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt. Sau đó dự toán của tỉnh được gửi về Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ phân phối và thông báo chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp cho tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. * Cấp phát kinh phí chi bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở dự toán đã được duyệt và thông báo hàng quý, Bộ Tài chính cùng phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội xác định kế hoạch thu chi bảo hiểm xã hội của địa phương (tỉnh). Từ đó xác định phần kinh phí ngân sách Trung ương chuyển về các địa phương (tỉnh) để đảm bảo nguồn chi trả cho bảo hiểm xã hội. Nguồn kinh phí này do Bộ Tài chính chuyển qua từ hệ thống Kho bạc Nhà nước trực tiếp bằng hình thức “Kinh phí uỷ quyền thuộc ngân sách Trung ương” cho các Sở Tài chính, các Sở Tài chính quản lý và cấp phát cho các Sở Lao động thương binh và xã hội để cùng cấp phát cho các Phòng Lao động thương binh và xã hội tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Quá trình cấp phát kinh phí bảo hiểm xã hội được thể hiện qua mô hình sau: Bảng 9: lập kế hoạch Bộ tàI chính Bộ lao động thương binh và xã hội Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội Phòng lao động thương binh và xã hội Sở tàI chính Sở lao động thương binh và xã hội Cấp phát kinh phí ( ) Thống nhất dự toán ( ) Dự toán ( ) * Quyết toán kinh phí chi bảo hiểm xã hội. Công tác quyết toán dựa theo nguyên tắc là cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước, cấp phát như thế nào thì việc quyết toán trở lại cũng như vậy. Các cơ quan, đơn vị nhận kinh phí phải tiến hành quyết toán trực tiếp với đơn vị cấp phát. Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội trước Nghị định 12/CP và 19/CP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ngành Lao động thương binh và xã hội ở cấp huyện, thành thị nói chung và ngành Lao động thương binh và xã hội của thành phố Việt Trì nói riêng, chúng ta có thể thấy được qua số liệu về chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội một số năm sau đây: Bảng 10: Chi bảo hiểm xã hội do phòng lao động thương binh và xã hội thành phố việt trì thực hiện từ 1992- 9/1995 Đơn vị tính: 1.000đ Năm Hưu viên chức Hưu quân đội Mất sức lao động Tai nạn lao động Tuất viên chức Chi khác 1992 6.032.353 984.535 1.377.109 14.855 231.294 8.640.046 1993 12.316.709 1.647.440 2.795.816 24.451 366.179 17.150.595 1994 23.677.274 4.279.549 5.783.371 101.605 542.608 34.384.407 9/1995 17.233.216 3.108.016 4.149.818 76.416 465.582 35.033.048 (Nguồn quyết toán Phòng Lao động thương binh và xã hội Việt Trì) Bảng 11 : Đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn tại thành phố việt trì từ 1992- 9/1995. Đơn vị tính: người Loại đối tượng 1992 1993 1994 9/1995 Hưu quân đội 743 768 800 804 Hưu viên chức 6.871 8.182 9.119 9.089 Mất sức lao động 2.530 2.824 3.286 3.293 Tai nạn lao động 57 80 94 98 Tuất viên chức 526 1.030 986 920 (Nguồn quyết toán Phòng Lao động thương binh và xã hội Việt Trì) Thông qua 2 bảng số liệu (6 và 7) đặc điểm nổi bật của chi bảo hiểm xã hội thời kỳ này là nhu cầu chi tăng rất nhanh không chỉ do thay đổi về chế độ chính sách mà còn do số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tăng nhanh đặc biệt là đối tượng hưởng hưu và hưởng chế độ mất sức lao động. Biến động của các loại chi này không tăng tuần tự mà có một số thời điểm tăng nhanh do thực hiện chính sách lao động, việc làm của Chính phủ và thời kỳ giao thời để thay đổi chế độ hưởng bảo hiểm xã hội (đặc biệt là năm 1992 chuyển sang năm 1993 chuẩn bị ra đời Nghị định 43/CP thay cho Nghị định 236/HĐBT) do vậy nhu cầu chi bảo hiểm xã hội tăng đột biến và tăng nhanh, đòi hỏi ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ rất lớn. Tóm lại: Tình hình chi và quản lý chi bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP do cơ chế quản lý còn phân tán giao cho nhiều ngành, nhiều cấp, chưa có sự điều hành thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Do vậy công tác chi và quản lý chi bảo hiểm xã hội nói chung chưa có hiệu quả dẫn đến tình trạng cấp phát và chi trả cho các đối tượng bảo hiểm xã hội chưa kịp thời, thiếu chính xác... Mặt khác kinh phí dễ bị thất thoát do phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục. Ngoài ra việc ban hành sửa đổi các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội không được kịp thời dẫn đến việc kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán của các cơ quan chức năng rất khó khăn. Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên Đảng và Nhà nước phải luôn quan tâm nghiên cứu quá trình hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội để đưa ra chính sách phù hợp với cơ chế quản lý mới, ngày càng hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội. Để hiểu rõ chính sách mới như thế nào chúng ta đi vào nghiên cứu công tác chi và quản lý chi quỹ bảo hiểm xã hội sau năm 1995 tức là tình hình chi bảo hiểm xã hội sau khi Nghị định 12/CP và 19/CP được thực hiện. 2- Tình hình chi bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến nay: 2.1- Các khoản chi bảo hiểm xã hội. Quá trình chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động là một vấn đề quan trọng và hoạt động này tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội theo quy định trong điều lệ về bảo hiểm xã hội tức là phải đủ các điều kiện về tuổi đời, thời gian công tác, tính chất công việc... để hưởng bảo hiểm xã hội. Vì vậy việc chi trả bảo hiểm xã hội phải tuân thủ theo nguyên tắc: Chi trả đủ, kịp thời, chính xác tới từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Các khoản chi trả về bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Trả trợ cấp đối với người tham gia các chế độ Bảo hiểm xã hội bao gồm: + Trợ cấp Bảo hiểm xã hội ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... + Trợ cấp Bảo hiểm xã hội dài hạn: Hưu trí, tử tuất + Các loại chi trả khác như: Nộp bảo hiểm y tế cho đối tượng, chi trả hoa hồng cho đại lý chi trả. Mặc dù Bảo hiểm xã hội thống nhất quản lý chi toàn bộ các loại chế độ bảo hiểm xã hội nhưng vẫn còn có hai phần riêng biệt là một phần chi cho Bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: Chi cho các loại đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội thời kỳ trước ngày 01- 01- 1995 gồm: Hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, tử tuất và một phần chi bảo hiểm từ quỹ bảo hiểm xã hội mới được hình thành bao gồm: - Chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội ngắn hạn như: ốm đau, thai sản - Chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn như: Hưu trí, tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp, tử tuất... 2.2 -Các mô hình chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội : Việc chi trả các chế độ cho người tham gia Bảo hiểm xã hội có thể theo cách thức hay mô hình khác nhau , tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng nơi. Có hai mô hình thực hiện chi trả hiện nay đang được thực hiện là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp . -Chi trả trực tiếp : Chi trả gián tiếp là hình thức trả lương cho người về hưu thông qua các đại lý chi trả trên địa bàn phường , thị xã , thị trấn .Theo hình thức này ,cơ quan BHXH ký hợp đồng trách nhiệm với một số người làm đại lý chi trả . Các đại lý này thường được các cơ quan chính quyền địa phương giới thiệu ,có trường hợp là cán bộ đương chức tại địa phương. Có người là cán bộ đã nghỉ chế độ . Hàng tháng các đại lý nhận danh sách chi trả các chế độ của các đối tượng và số tiền tại cơ quan BHXH quận , huyện ,thị xã hoặc giao nhận tiền tay ba tại kho bạc để chi trả cho người về hưu .Sau đó thực hiện thanh toán với cơ quan BHXH . Mô hình chi trả này có những ưu điểm rất cơ bản như:Việc chi trả được tiến hành nhanh chóng , giải phóng nhanh lượng tiền khi lấy về ,mặt khác tất cả các đối tượng hưởng chế độ chính sách trên địa bàn đều dược nhận tiền trong cùng một ngày và nếu quản lý có liên hệ tốt với các cơ sở đại lý thì nắm chắc được những biến động của người hưởng chế độ hưu trí .Chi trả gián tiếp không chỉ tận dụng được lao động tại chỗ , mà còn có thuận lợi là dễ nhận được sự giúp đỡ trong công tác chi trả và quản lý đối tượng của các cơ quan , chính quyền đoàn thể tại địa phương ; và tiết kiệm được biên chế cho cơ quan BHXH. Tuy nhiên ,hình thức chi trả này cũng mang nhiều nhược điểm hạn chế chẳng hạn như: mối liên hệ giữa cơ quan BHXH với người lao động không trực tiếp nên không nắm bắt hết được các vấn đề phát sinh trong khi trong khi thực hiện chi trả lương hưu , khó quản lý được nề nếp và trách nhiệm của người làm đại lý ; trình độ nghiệp vụ về tài chính của những người làm đại lý không cao; và không phải lúc nào cũng có được người làm đại lý và thường xuyên phải thay đổi người làm đại lý chi trả ; việc thanh quyết toán dễ bị chậm trễ và một điểm cần nhận thấy đó là khó đảm bảo an toàn về tiền lương trong quá trình chi trả .Mặt khác việc quản lý đối tượng vắng mặt trên địa bàn thiếu chặt chẽ ,bởi lẽ cán bộ uỷ thác và tổ trưởng chi trả thường hay nể nang khi người đến nhận tiền không có giấy uỷ quyền theo quy định mà vẫn cấp tiền .Điều đó có thể gây thất thoát tiền của nhà nước khi đối tượng đã chết ở nơi tạm trú . -Mô hình chi trả trực tiếp Đó là hình thức chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng từ cơ quan BHXH không qua các đại lý trung gian . Công việc này trực tiếp do cán bộ , nhân viên của ngành BHXH thực hiện .Thông thường một cán bộ phụ trách chi trả cho một hay một số xã phường trong khu vực .Hình thức chi trả này được thực hiện chủ yếu từ khi có sự ra đời của BHXH Việt Nam . Tuy nhiên công việc này không chỉ tiến hành một cách độc lập mà trong quá trình chi trả, cán bộ chi trả của BHXH vẫn phải có sự giúp đỡ hay phối hợp của các cơ quan , chính quyền địa phương . Ưu điểm rõ nét nhất của mô hình chi trả này là xác lập được mối liên hệ trực tiếp giữa các cơ quan BHXH với các đối tượng đang được hưởng chế độ BHXH , qua đó nắm dược tình hình và có thể có những sử lý kịp thời để đáp ứng nguyện vọng của người hưởng chế độ BHXH ; người làm công tác chi trả thường có nghiệp vụ về BHXH và về tài chính nên công tác thanh quyết toán thường được thực hiện tốt và theo đúng yêu cầu của các cơ quan quản lý, đồng thời chi trả trực tiếp quản lý chắc được các đối tượng, các đối tượng khi đến nhận tiền đặc biệt là các đối tượng tạm vắng , đảm bảo an toàn tiền mặt khi chi trả . Tuy nhiên áp dụng hình thức chi trả này đòi hỏi đội ngũ cán bộ BHXH tăng lên nhiều ; vì một người chi trả nhiều nơi nên phải hoạt động theo kiểu cuốn chiếu , nên đòi hỏi phải chuyển bị tốt và có chương trình chặt chẽ ,điều này không phải lúc nào cũng làm được . ở những vùng khó khăn về giao thông về giao thông đi lại thì công việc của người làm công tác chi trả sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài hai mô hình trên , cơ quan BHXH còn có thể áp dụng hình thức chi trả trực tiếp tại cơ quan BHXH cho người hưởng ba chế độ (hưu trí , mất sức , TNLĐ- BNN), mà người nhận có thể là đại diện cho một nhóm những người được hưởng các chế độ BHXH . 2.3 Quy trình chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì . Quy trình chi trả 3 chế độ : hưu trí , mất sức , TNLĐ- BNN Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ Bảo hiểm xã hội huyện , thành thị Đối tượng hưởng chế độ Cán bộ uỷ thác chi trả Đối tượng hưởng chế độ Tổ trưởng chi trả Đối tượng hưởng chế độ BHXH tỉnh sau khi đã tính toán, gửi danh sách chi trả về BHXH thành phố gồm danh sách chi trả lần đầu và danh sách chi trả hàng tháng đồng thời chuyển nguồn tiền về BHXH thành phố qua tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn .BHXH Thành phố Việt tríut toàn bộ số tiền về chi trực tiếp cho các đối tượng hưởng trợ cấp lần đâù và chế độ một lần tại cơ quan BHXH thành phố VT, và chi cho các đối tượng thông qua các đại lý chi trả tại các xã phường. Các đại lý về BHXH Thành phố Việt trì nhận tiền theo danh sách chi trả hàng tháng ,sau đó các cán bộ uỷ thác chi trả số tiền theo danh sách cho tường tổ trưởng và chi trực tiếp cho các đối tượng không nằm ở tổ nào. Các đối tượng nhận ở tổ là do sự sự thoả thuận giữa các đối tượng và cán bộ uỷ thác , tổ trưởng chi trả trực tiếp cho các đối tượng . BHXH Thành phố vệt trì quy định cho các đại lý chi trả các chế đội cho các đối tượng trong vòng bẩy ngày kể từ ngày nhận tiền ,các đại lý phảI quyết toán trở lại với cơ quan BHXH thành phố VT. Sau khi kiểm tra quyết toán của các đại lý nếu cồn thừa thì sẽ thu hồi lại ngay số tiền đó không để tồn lại ở các đại lý . Hàng tháng BHXH thành phố việt trì chi trả thù lao cho các đại lý ngay sau khi các đại lý quyết toán với BHXH thành phố việt trì theo quy định của BHXH Việt Nam ,là phảI chi cho các đối tượng và người chi trả trực tiếp là 70% số kinh phí tríc từ lệ phí chi căn cứ vào số chi trả hàng tháng trên đại bàn mình quản lý. Còn lại 30% BHXH thàng phố việt trì để lại chi cho các hoạt động như chi cho các hội nghị giao ban các đại lý , chi mua văn phòng phẩm phục vụ cho công tác chi và chi bồi dưỡng cho CBVC cơ quan thực hiện công tác chi trả các chế độ . 2.2- Quản lý chi bảo hiểm xã hội: Quản lý chi và chi bảo hiểm xã hội được phân thành từng cấp: - Bảo hiểm xã hội tỉnh chi bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản của các đơn vị do bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thu bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội huyện, thành thị chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm có: + Trợ cấp ốm đau, thai sản của các đơn vị do bảo hiểm xã hội huyện, thành thị trực tiếp thu bảo hiểm xã hội theo phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh. + Trợ cấp hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất sức lao động, tử tuất... Như vậy so với thời kỳ trước đây sự ra đời của bảo hiểm xã hội Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác thu- chi bảo hiểm xã hội và quản lý thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội nói chung và tại bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ là cấp cơ sở về bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng. Cụ thể có số liệu về tổng số chi bảo hiểm xã hội theo nguồn kinh phí đảm bảo như sau (xem bảng 12) Bảng 13: CHi các chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách đảm bảo tại bảo hiểm xã hội thành phố việt trì. Đơn vị tính: 1000đ Nội dung chi Quý 4/1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Hưu trí 6.807.509 26.653.433 31.344.255 30.887.192 30.525.257 38.200467 43.336.972 43.253.711 Mất sức LĐ 1.393.507 5.787.804 6.847.764 6.758.109 6.696.060 8.244.438 9.431.517 9.096.348 TNLĐ- BNN 195.693 206.306 286.519 258.342 301.151 292.054 Tử tuất 220.087 729.832 723.957 799.569 1.157.933 1.036.610 1.142.108 1.097.737 Chi khác 18.785 111.972 145.265 250.075 259.962 274.435 292.208 321.115 Tổng cộng 8.349.888 33.283.644 39.257.907 38.901.254 38.925.731 47.864.293 55.103.956 54.060.965 (Nguồn quyết toán bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì) Bảng 14: Chi các chế độ bảo hiểm xã hội từ quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố việt Trì Đơn vị tính: 1000đ Nội dung chi Quý 4/1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 ốm đau 16.739 348.353 261.314 349.517 363.556 349.930 383.601 522.222 Thai sản 78.629 303.707 340.568 496.266 443.060 581.221 723.023 856.550 Dưỡng sức 73.150 684.450 Hưu trí 700.773 1.039.518 1.491.510 2.504.280 4.334.355 5.893.526 8.027.426 TNLĐ- BNN 48.324 69.875 141.887 160.600 194.943 357.366 308.959 Tử tuất 65.560 77.627 117.470 165.094 236.708 242.916 277.120 Chi khác 23.232 42.687 44.928 10.824 15.912 23.021 Tổng cộng 95.368 1.366.719 1.812.136 2.639.339 3.681.518 5.707.985 7.689.494 10.699.748 (Nguồn quyết toán bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì) Thông qua số liệu tại các bảng (8, 9, 10) chúng ta thấy thực trạng chi quỹ bảo hiểm xã hội theo các chế độ cho thấy chi trả trợ cấp hưu trí trong nguồnngân sách Nhà nước đảm bảo và nguồn quỹ Bảo hểm xã hội vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất (khoảng 80%). Còn các chế độ trợ cấp khác như ốm đau, thai sản , tử tuất chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ .Trong tổng số chi bảo hiểm xã hội do 2 nguồn kinh phí đảm bảo thì tỷ trọng kinh phí do nguồn ngân sách đảm bảo chiểm tỷ trọng cao trong khi chi từ quỹ bảo hiểm xã hội lại thấp hơn, do nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội mới được hình thành từ năm 1995 nên chỉ đảm bảo cho các chế độ từ thời gian đó đến nay Ví dụ: Năm 1997 tổng chi bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo là: 39.358 triệu đồng còn chi từ quỹ bảo hiểm xã hội chỉ có: 1.812 triệu đồng. Qua đó chúng ta thấy được việc chi của chế độ bảo hiểm xã hội đã dần đi vào quỹ đạo, nhưng đã đúng với chức năng nhiệm vụ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì nói riêng. Chương III Một số kiến nghị và giảI pháp nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động thu – chi quỹ bảo hiểm xã hội I- Một số kiến nghị. Xuất phát từ thực trạng trên, việc quan tâm xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội của nước ta là một đòi hỏi bức bách. Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu rộng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn nhưng trên cương vị là những người làm công tác bảo hiểm xã hội ở cấp cơ sở trong chuyên đề này tôi mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị sau đây: 1- Tiếp tục bổ xung, hoàn thiện thể chế về bảo hiểm xã hội để xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm xã hôị được ổn định. Cho đến nay mặc dù Chính phủ đã có Nghị định số 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995 và Quyết định số 666/TTg ngày 26 tháng 9 năm 1995 Chính phủ ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các văn bản pháp quy khác về bảo hiểm xã hội, nhưng việc thực hiện các văn bản pháp quy đó trên thực tế còn có nhiều khó khăn. Đối tượng bảo hiểm xã hội khá rộng lại trải dài trên phạm vi cả nước, tình hình gian lận làm các thủ tục bảo hiểm xã hội xảy ra không ít đã làm ảnh hưởng đến việc chi trả bảo hiểm xã hội. Để làm tốt hơn việc đó cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý tức là sớm hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời tổ chức chặt chẽ hệ thống thanh tra bảo hiểm xã hội nhằm loại trừ những tiêu cực, sai phạm trong lĩnh vực này. Tóm lại: Để tạo một hành lang pháp lý vững chắc, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm xã hội Nhà nước nên sớm ban hành Luật Bảo hiểm xã hội. 2- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là vấn đề đảm bảo xã hội đối với người lao động. Hiện nay người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chủ yếu tập trung vào các đối tượng thuộc biên chế trong các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước. Các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia còn quá ít. Nhưng nhìn về tương lai lâu dài thì mọi người đều cần sự đảm bảo xã hội khi có khó khăn hoặc lúc tuổi già. Bởi vậy Nhà nước cần có một cơ chế dàng buộc các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động có nghĩa vụ giúp đỡ và tạo điều kiện để người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đây không thể chỉ xem như một hoạt động tự nguyện thuần tuý mà phải được xem như là một nghĩa vụ đối với bản thân và xã hội. II- GiảI pháp nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội. Như đã nêu ở trên trong cân đối thu- chi bảo hiểm xã hội hiện tại có vấn đề khá phức tạp là nhu cầu đảm bảo từ ngân sách Nhà nước rất lớn (trong khi ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn). Nhu cầu chi từ quỹ bảo hiểm xã hội còn thấp dẫn đến bội thu khá lớn trong quỹ bảo hiểm xã hội (nếu tách riêng phần thu- chi của quỹ bảo hiểm xã hội). Nhu cầu chi bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo sẽ còn tiếp tục tồn tại trong nhiều năm nữa (khoảng 30 năm). Tuy nhiên vì mục tiêu duy trì quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và phải bảo tồn, phát triển quỹ nên không thể dùng phần quỹ này để bù đắp cho khoản hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Do đó cần tiếp tục tính toán và cần tách riêng nhu cầu chi bảo hiểm xã hội hàng năm do ngân sách đảm bảo với phần thu mới của quỹ bảo hiểm xã hội. Trong khi nhu cầu chi từ quỹ bảo hiểm xã hội còn thấp thì việc bảo tồn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội phải được hướng vào phần này để góp phần cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. - Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội một mặt tăng được phần đóng góp của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội, làm cho quỹ lớn mạnh hơn, đủ khả năng hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”, mặt khác nó còn thể hiện đạo lý giữa thế hệ trẻ với người già hết tuổi lao động, góp phần đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra là “thực hiện công bằng bình đẳng” giữa các thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế. Để mở rộng đối tượng thực tế tham gia bảo hiểm xã hội, Nhà nước cần mở rộng các hình thức bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do nhiều yếu tố tác động nên không phải người lao động nào cũng muốn tham gia mọi chế độ bảo hiểm xã hội. Vì vậy Nhà nước nên đề ra nhiều loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện để người lao động tự mình lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Như vậy sẽ có tác động mở rộng đối tượng bảo hiểm, tăng nguồn thu cho quỹ bảo hiểm xã hội, khi đã tăng được nguồn thu sẽ là cơ sở để phát triển và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Đây chính là vấn đề quan trọng góp phần ổn định và cân đối giữa thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội. - Một yếu tố quan trọng quyết định tới sự cân đối giữa thu và chi của quỹ tài chính bảo hiểm xã hội là quản lý chặt chẽ các khoản chi bảo hiểm xã hội trên cơ sở hoàn thiện từng bước cơ chế xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính trong thông tư số 58/TC- HCSN ngày 24 tháng 07- 1995, đảm bảo có sự tác động giữa thu và chi. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, chính xác đến đối tượng. - Hiện nay nước ta đang thực hiện đổi mới nền kinh tế, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang hình thành và phát triển cùng với sự đổi mới cấu trúc kinh tế- xã hội, cơ chế quản lý kinh tế- xã hội. Vì vậy chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội cũng phải đổi mới cho đồng bộ và phù hợp, đặc biệt là các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn, các quy chế về hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bảo hiểm xã hội thực sự là một bộ phận quan trọng của bảo đảm xã hội. Bảo hiểm xã hội là tổng thể các hoạt động phức tạp và những hoạt động về bảo hiểm xã hội lại càng phức tạp hơn trong giai đoạn chuyển đổi cách thức tổ chức bảo hiểm xã hội, rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết mà vấn đề nào cũng bức xúc. Vì vậy chính sách bảo hiểm xã hội chỉ có hiệu quả cao khi mọi người nhận thức rõ mục đích của bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên điều lệ về bảo hiểm xã hội cũng như các văn bản pháp quy khác về chế độ, chính sách và tổ chức trong quá trình thực hiện cũng có thể phải có sự bổ xung kịp thời để phù hợp với sự phát triển của đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của bảo hiểm xã hội. 1- Hoàn thiện hệ thống các chế độ về bảo hiểm xã hội: Xác định chính xác mức đóng góp và mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho phù hợp dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định với từng thời kỳ. 2- Nâng cao biện pháp quản lý thu- chi bảo hiểm xã hội. Nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời và thành lập chưa lâu nên việc rời sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước quá sớm là không thể có, nhưng cứ tồn tại với lượng thu không đủ số phải thu thì quả là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay bảo hiểm xã hội thường thất thu hoặc thu không đủ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cơ quan đơn vị Nhà nước. Đối với những đơn vị và cơ quan, doanh nghiệp không nộp đúng thời hạn phí bảo hiểm xã hội vì lý do không chính đáng (dùng tiền bảo hiểm xã hội đầu tư vào các công việc khác kiếm lợi nhuận), bảo hiểm xã hội phải có hình thức phạt thích đáng với khoản tiền cao hơn mức phạt cũ (2 triệu đồng quy định trong Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ) nếu cần thiết phải truy tố trước pháp luật. Trong công tác chi trả bảo hiểm xã hội, nhiều cơ quan, đơn vị đã quen với cơ chế cũ nên chưa có ý thức chuẩn bị đầy đủ các chứng từ hợp lệ cho các chế độ (ốm đau, thai sản) do đó quá trình thanh toán phảI mất nhiều thời gian. Đặc biệt là các đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo cần phảI được cân đối nguồn kinh phí để giảI quyết tránh dư luận không tốt về tổ chức bảo hiểm xã hội. Để khắc phục tình trạng này bản thân tổ chức bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến cơ sở cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng như việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức bảo hiểm xã hội. 3- Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong chính sách xã hội. Do vậy hiện nay khi đổi mới nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Một tất yếu thực tế xảy ra hiện nay là thiếu việc làm và không ít lao động bị thất nghiệp. Từ vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp sẽ nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Để giải quyết được vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhưng hệ thống bảo hiểm xã hội cũng cần có những đề xuất kịp thời đề nghị Chính phủ có thể quy định tăng tỷ lệ nộp phí bảo hiểm xã hội từ 20% lên 30%. Trong đó chủ sử dụng lao động phải nộp 20% trên tổng quỹ lương và người lao động phải nộp 10% nhưng cũng cần sửa đổi chính sách hưởng bảo hiểm xã hội dài hạn cho phù hợp. Hiện nay nhiều người lao động muốn nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội nhưng lại bị ràng buộc về tuổi đời. Vì vậy để giải quyết vấn đề thiếu việc làm có thể xem xét chỉ cần người lao động tham gia đóng bảo hiểm đủ 30 năm, không ràng buộc về tuổi đời. Có như vậy sẽ giải quyết được cho một số đông người lao động trực tiếp về nghỉ từ đó tạo được thêm nhiều chỗ làm việc cho những người lao động trẻ chưa có việc làm. Song vấn đề đặt ra là quỹ bảo hiểm xã hội có phải chịu thêm một gánh nặng trong vấn đề chi trả bảo hiểm xã hội hay không. Do vậy cần cân nhắc giữa một bên là xã hội giải quyết được vấn đề việc làm và thất nghiệp giảm đưọc các tệ nạn xã hội với một bên là quỹ bảo hiểm xã hội lại bị thiếu hụt khi một số lượng lớn người lao động về nghỉ hưu sớm. Vì vậy để cân bằng thu chi bảo hiểm xã hội Nhà nước nên tăng tỷ lệ % phí bảo hiểm xã hội một cách phù hợp. Tuy nhiên không phải việc tăng tỷ lệ % phí bảo hiểm xã hội lại được người lao động, chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận. Vì khi tăng % bảo hiểm xã hội sẽ liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Nhưng nới lỏng điều kiện để được nghỉ hưu sớm thì lại được người lao động, chủ sử dụng lao động ủng hộ hoàn toàn. Vì người lao động đã lớn tuổi thì lương cấp bậc cao nhưng năng suất lao động lại thấp, phí bảo hiểm xã hội phải đóng cao sẽ giảm đi, lao động trẻ mới lại nhận vào lương cấp bậc thấp, năng suất lao động giản đơn cao, phí bảo hiểm xã hội đóng thấp. Do vậy việc tăng % phí bảo hiểm xã hội để nới lỏng điều kiện nghỉ hưu, để người lao động được nghỉ hưu sớm hơn khi đã đủ 30 năm tham gia bảo hiểm xã hội có lẽ hoàn toàn không có gì mâu thuẫn lớn trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay. Khi vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp đi cùng với tệ nạn xã hội đang là vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước quan tâm đến thì việc tăng tỷ lệ phí bảo hiểm xã hội và điều kiện nghỉ hưu sớm khi đã đủ 30 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội là đủ và hoàn toàn hợp lý. Kết luận Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn mà Nhà nước và xã hội áp dụng để bảo vệ cuộc sống của công dân và đạt được sự hài hoà, sự yên ổn của xã hội. Trên góc độ tài chính, Bảo hiểm xã hội là hình thức chủ yếu để tổ chức xây dựng và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm cung cấp và đảm bảo vật chất cho những người mất sức lao động do tuổi già, ốm đau, bệnh tật, thai sản và những người mất sức lao động do tai nạn lao động... Xuất phát từ thực tiễn và những đặc thù của nước ta, Bảo hiểm xã hội vừa là sự đảm bảo của Nhà nước và xã hội cho người lao động nói chung, vừa là việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người đã cống hiến cho nhân dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách và tổ chức hoạt động bảo hiểm xã hội từ lâu, nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể việc chỉ đạo, điều hành hoạt động này đã trải qua nhiều giai đoạn với những hình thức khác nhau. Từ sau khi có Nghị định 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995, hoạt động bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh theo một tổ chức thống nhất với những quy chế rõ ràng và đang đi vào hoạt động ngày càng có nề nếp, hiệu quả. Về mặt tổ chức quản lý, bảo hiểm xã hội đã hình thành một hệ thống thống nhất trong cả nước, có sự chỉ đạo chung và có những quy định pháp lý rõ ràng. Về mặt tài chính, Bảo hiểm xã hội có nguồn thu và chế độ chi theo chính sách của Nhà nước. Về cơ sở vật chất kỹ thuật hoạt động bảo hiểm xã hội của nước ta cũng đang từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên hoạt động bảo hiểm xã hội còn đứng trước nhiều khó khăn như: Về hành lang pháp lý, điều kiện kinh tế, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ, khả năng hiện đại hoá hoạt động bảo hiểm xã hội. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo hiểm xã hội cần được củng cố và hoàn thiện về mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của nó, một mặt nó phải đảm bảo tính chất hoạt động của một khâu trong hệ thống tài chính thống nhất. Mặt khác nó phải thực hiện được nhiệm vụ đảm bảo xã hội để thực hiện công bằng xã hội như đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra. Do đó bảo hiểm xã hội không thuần tuý là một hoạt động mang tính chất xã hội rộng rãi. Hoàn thiện hoạt động bảo hiểm xã hội là một quá trình lâu dài không ít khó khăn, vừa đòi hỏi công sức của ngành, vừa rất cần thiết có sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù với sự cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì nhưng do hạn chế về lý luận và thực tiễn nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài này tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Việt Trì, ngày 05 tháng 08 năm 2001 Tài liệu tham khảo 1- Kinh tế bảo hiểm: Phó giáo sư- Phó tiến sỹ- Hồ Sỹ Sà. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 2- Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội- Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3- Quy hoạch phát triển quỹ bảo hiểm xã hội và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2010- Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 4- Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu (đề tài nghiên cứu khoa học của bảo hiểm xã hội Việt Nam- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Châu) 5- Tạp chí Bảo hiểm xã hội hàng tháng qua các năm: 1996- 2000 6- Các văn bản, Thông tư Nhà nước và Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành từ năm 1960 đến nay. Mục lục Nội dung Lời mở đầu Chương I Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội I- Sự cần thiết khách quan và vai trò của Bảo hiểm xã hội. 1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội. 2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội. II- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội 1. Bảo hiểm xã hội trên thế giới 1.1- Phạm vi đối tượng 1.2- Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội 1.3- Điều kiện hưởng, chế độ hưởng bảo hiểm xã hội 1.4- Quỹ bảo hiểm xã hội 1.5- Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội 2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2.1- Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam 2.2- Hệ thống tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội qua các thời kỳ Chương II Thực trạng công tác thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội tạI thành phố việt trì- tỉnh phú thọ. I- Vài nét về Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì II- Tình hình thu Bảo hiểm xã hội 1. Giai đoạn trước 1995 2. Giai đoạn từ 1995 đến nay III- Tình hình chi bảo hiểm xã hội 1.Tình hình chi Bảo hiểm xã hội giai đoạn trước 1995 2.Tình hình chi Bảo hiểm xã hội giai đoạn từ 1995 đến nay 2.1- Các khoản chi bảo hiểm xã hội 2.2- Quản lý chi bảo hiểm xã hội IV- Cân đối thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội 1.Thực trạng thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội 2.Nhận xét và đánh giá chung về quỹ bảo hiểm xã hội Chương III Một số kiến nghị và giảI pháp nhằm duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động thu chi quỹ bảo hiểm xã hội. I- Một số kiến nghị 1. Tiếp tục bổ xung, hoàn thiện thể chế về bảo hiểm xã hội để xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm xã hôị được ổn định 2. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội II- GiảI pháp nhằm duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động thu chi quỹ bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện hệ thống các chế độ về bảo hiểm xã hội. Nâng cao các biện pháp quản lý thu- chi quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn trong chính sách Bảo hiểm xã hội. Kết luận chung Tài liệu tham khảo Bảng 8: chi bảo hiểm xã hội do liên đoàn lao động thành phố việt trì quản lý từ năm 1990 đến tháng 9 năm 1995 Năm Tổng số ốm đau Thai sản Tai nạn LĐ- BNN Quản lý Chi khác Số tiền (1000đ) So với tổng số (%) Số tiền (1000đ) So với tổng số (%) Số tiền (1000đ) So với tổng số (%) Số tiền (1000đ) So với tổng số (%) Số tiền (1000đ) So với tổng số (%) 1990 366.918 125.225 34,0 182.479 50,0 4.066 1,0 11.576 3,0 43.572 11,9 1991 391.948 173.848 44,0 152.789 39,0 3.840 1,0 10.140 3,0 51.278 13,0 1992 696.914 401.135 57,0 193.128 28,0 11.072 2,0 19.155 3,0 72.423 10,0 1993 934.504 501.312 54,0 249.250 27,0 15.289 2,0 19.916 2,0 138.320 14,0 1994 1.209.822 435.765 36,0 349.559 29,0 24.004 2,0 24.512 2,0 370.197 31,0 đến 9/1995 908.342 179.420 20,0 219.294 24,0 30.574 3,0 35.471 4,0 440.860 49,0 Nguồn: Quyết toán Liên đoàn lao động thành phố Việt Trì Bảng 12: tổng hợp chi bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội thành phố việt trì (Từ năm 1996 đến năm 2002) Đơn vị tính: 1.000 đồng Nội dung chi Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 BHXH Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số T lệ TS chi BHXH 34.649.764 100 40.150.392 100 41.540.593 100 42.607.249 100 53.572.278 100 63.950.179 100 64.625.081 100 Trong đó chi 1-Hưu trí 27.354.207 78,94 32.383.744 80,65 32.378.702 77,94 33.029.555 77,52 42.534.822 79,39 49.825.982 77.91 51.247.127 79.30 2-Mất sức LĐ 5.836.128 16,84 6.848.764 17,05 6.758.109 16,27 6.696.060 15,72 8.244.438 15,38 9.434.804 14.75 9.105.850 14.09 3-TNLĐ-BNN 48.324 0,14 265.569 0,66 348.193 0,84 363.496 0,85 453.285 0,85 599.142 0.62 590.723 0.91 4-Tử tuất 795.393 2,29 801.585 1,99 917.040 2,21 906.847 2,13 1.273.219 2,37 1.445.401 2.26 1.473.239 2.28 5-ốm đau 248.353 0,716 261.314 0,65 349.517 0,84 363.556 1,17 349.930 0,82 383.601 0.60 522.222 0.81 6-Thai sản 303.707 0,88 340.568 0,85 496.266 1,195 443.060 1,04 581.221 1,08 723.023 0.66 856.550 1.33 7- Dưỡng sức 73.150 0.11 684.450 1.06 8-Các loạI khác 111.972 0,32 168.497 0,42 292.762 0,705 804.890 1,91 135.260 0,25 1.465.073 2.29 144.917 0.22 *Theo nguồn TC 1-NS đảm bảo 33.283.044 96,05 39.257.907 97,78 38.901.254 93,65 38.925.731 91,36 47.864.293 89,34 56.199.407 87.88 53.838.045 83.31 2-Chi từ quỹ BH 1.366.719 3,95 1.812.136 2,22 2.639.339 6,35 3.681.518 8,64 5.707.985 10,65 7.750.771 12.12 10.787.035 16.69 Nguồn: Quyết toán Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0017.doc
Tài liệu liên quan