Chuyên đề Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. Trong những năm qua, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu lớn trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hàng lâm sản đặc biệt là gỗ. Tuy nhiên, Tổng công ty còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001- 2007. Hiện nay Tổng công ty vẫn chưa có phương pháp khoa học nào khi đề ra các chiến lược kinh doanh. Do đó việc thay đổi phương pháp nghiên cứu khi đề ra chiến lược kinh doanh là rất cần thiết và phương pháp nghiệp cứu khi đề ra chiên lược kinh doanh cần khoa học hơn. Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa công tác xây dựng và chỉ đạo chiến lược kinh doanh của Tổng công ty bằng biện pháp cụ thể.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm/cơ sở. Và một vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch và quản lý hiệu quả để đảm bảo các cơ sỏ mộc nhỏ không tiếp tay cho khai thác rừng trái phép. Các doanh nghiệp chế biến gỗ : ứơc tính có khoảng 1.200 doanh nghiệp với năng lực chế biến khoảng 2 triêu m3 gỗ/năm, khoảng 41% là doanh nghiệp Nhà nước và 59% là doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề đặt ra là nhân lực thiếu kỹ năng, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý cần được đào tạo để cải thiện năng suất và hiệu quả. Như vậy cơ cấu ngành khá phân tán, do vậy mà sự cạnh tranh trong ngành là rất gay gắt. Rào cản rút lui khỏi ngành: Một thị trường đang tăng trưởng và có nhiều tiềm năng lợi nhuận sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đồng thời các doanh nghhiệp hiện tại có xu hướng gia tăng hoạt động và sản xuất. Trong xu thế này số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu thực tế sẽ đạt tới điểm giới hạn, thị trường trở nên bão hoà và có thể phát sinh trạng thái sản xuất thừa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm hơn so với tốc độ tăng của sản xuất. Sự rút lui khỏi ngành đối với một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra cùng với sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ. Rào cản rút lui khỏi ngành: là các yêu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng lại có đóng góp quan trọng trơng việc tạo ra việc làm và hỗ trợ kinh tế vùng nông thôn. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 1,6%  GDP năm 2005 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tới 3,4% GDP . Phần lớn các doanh nghiệp tương đối nhỏ ngoại trừ một số doanh nghiệp sản xuât đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Vì vậy sự rút lui khỏi ngành lâm nghiệp ít khi xảy ra. Mặt khác các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng truởng của thị trưòng vì thế sự rút lui khỏi ngành khó có thế xảy ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trong ngành lâm nghiệp Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: công nghệ sản xuất trong ngành lâm nghiệp bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản mà chủ yếu là công nghệ chế biến gỗ. Rừng là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, hiện nay tuy đã có chính sách giao đ ất rừng để sản xuất nhưng vẫn thuộc sự quản lý của nhà nứơc. Việc đầu tư trồng rừng cũng không phải dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn lại kéo dài nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chuyện trồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng thật trước sự "để mắt" của lâm tặc và nạn phá rừng làm nương rẫy của dân địa phương.  Bên cạnh đó, những khó khăn khách quan gây ra như thiên tai như lũ lụt, cháy rừng cũng góp phần làm nản lòng nhà đầu tư. "Đầu tư trồng rừng thực tế là loại hình đầu tư mạo hiểm và vì vậy, có gần 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước nhưng số doanh nghiệp tham gia trồng rừng thì đếm dưới đầu ngón tay". Về công nghệ chế biến gỗ: nhìn về thực trạng hiện nay thì doanh thu từ các hoạt động lâm nghiệp vẫn còn thấp nhưng công nghiệp chế biến gỗ thì đã đạt được những thành tựu quan trọng, tính theo gía trị đồ gỗ chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn. Mặt khác ngùôn gỗ khai thác hiện nay đang dần cạn kiệt, vì vậy công nghệ chế biến gô và sản xuất đồ gỗ là rất cần thiết. Ở việt nam hiện nay đã sử dụng một số công nghệ hiện đại vào chế biến sản phẩm gỗ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm gỗ ván ép của Việt Nam, cũng như Đông Nam Á không xuất khẩu được sang thị trường châu Âu, châu Mỹ vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu, đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ do Chính phủ đề ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần tăng cường nghiên cứu công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất, khắc phục những nhược điểm của sản phẩm gỗ nhân tạo của Việt Nam. Ràng buộc với người lao động: người lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp là những hộ gia đình, các doanh nghiệp. Hầu hết lao động trong nghành lâm nghiệp có tính cần cù, chịu thương chịu khó, do sống trong khu vực có nển kinh tế xuất phát từ nông nghiệp là chủ yếu vì thế họ sóng chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông lâm, ngư, không có khả năng thay đổi ngành nghề vì thê lao động trong lâm nghiệp rất dễ huy động. tuy nhiên một vấn đề đối với lao động là năng lực quản lý hoạt đ ộng kinh doanh và kỹ năng sản xuất lâm sản còn hạn chế. Ràng buôc với chính phủ, tổ chức liên quan: Ngành lâm nghiệp là ngành rất được sự quan tâm của nhà nước cũng như các cấp chính quyền vì rừng là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vì thế khi một daonh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm ngiệp thì luôn có mối quan hệ với nhà nước hoặc các cấp chính quyền quản l ý. Cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn Về rào cản nhập ngành: Khác với rào cản rút lui khỏi ngành, rào cản nhập ngành lâm nghiệp là rất khó khăn vì một trong các nguyên nhân sau: Thứ nhất: ngành lâm nghiệp là ngành gắn bó mật thiết với công tác trồng rừng, mà rừng và đất trồng rừng là thuộc sỏ hữu của Nhà nước, do nhà nước quản lý và phát triển, Nhà nước trực tiếp quản lý việc khai thác cũng như trồng rừng, hoặc chuyển giao cho các tổ chức tiến hành kinh doanh rừng với những quyền lợi và trách nhiệm đã quy định. Vì vậy, khi một tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh lâm nghiệp thì phải thông qua và được sự ủng hộ của Nhà nước và Chính quyền. Thứ hai, Trên thị trường hiện nay cũng đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh lâm sản (đặc biệt là các cơ sở chế biến gỗ) nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc kinh doanh này là khá mạo hiểm, nguy cơ gặp thất bại là lớn vì thường việc chế biến gỗ và sản xuất các mặt hàng gỗ thì trước tiên phải tìm cho mình một nguồn cung cấp đảm bảo , sau đó với đến các yếu tố khác như công nghệ, quảng cáo… Bí quyết công nghệ: Trong lâm nghiệp công nghệ bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản (công nghệ chế biến gỗ và sản xuât đồ gỗ). Trước đây rừng hầu hết là rừng tự nhiên nên người ta ít khi chú ý đến công tác trồng rừng vì thế công nghệ trồng rừng ít ai biết đến. Ngày nay, diện tích rừng của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, việc trồng rừng là rất cần thiết, là công tác hàng đầu trong ngành lâm nghiệp. Hiện nay người ta áp dụng rất nhiều công nghệ lâm sinh tiên tiến, trong đó trọng tâm là công nghệ tạo giống cây, đó là xây dựng các trung tâm nuôi mô, các vườn ươm giâm hom, công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô. Ngoài việc áp dụng công nghệ lâm sinh thì việc trồng rừng rất cần phải có kinh nghiệm. Dựa vào điều kiện thòi tiết,khí hậu, quy mô, địa điểm mà quyết định trồng loại cây nào cho phù hợp, trồng loại cây nào để nhanh được khai thác… Công nghệ chế biến gỗ : Đồ gỗ hiện nay ngày nay đang ngày càng chiếm ưu thế lớn trên thị trường và xuất khẩu, gỗ thường làm nguyên liệu cho trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sỏ, bệnh viện , trường học…Các sản phẩm từ gỗ là : giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, …Để làm ra những sản phẩm có tính ưu việt, có được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước thì phải có công nghệ sản xuất tinh tế. Hiện nay công nghệ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ chế biến gỗ cũng đang phát triển, đặc biệt đã có những công nghệ được du nhập từ nước ngoài như Châu Âu, Nhật Bản. Ngoài việc áp dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm đẹp , chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, còn phải áp dụng công nghệ để sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài công nghệ ra thì tay nghề cũng rất quan trọng, đòi hỏi người lao động phải có sự cần cù và kỹ năng tốt. Lợi thế về quy mô: Lợi thế về quy mô của doanh nghiệp kinh doanh trong ngành lâm nghiệp là rất lớn. Cụ thể là muốn kinh doanh lâm nghiệp thì phải có một quy mô lớn về vốn cũng như sở hữu về đất trồng rừng. Thông thường các doanh nghiệp lâm nghiệp đều được sự cấp vốn của Nhà nước để trồng rừng, hoặc được sự bảo lãnh của Nhà nước trong việc vay vốn dài hạn, sau khi khai thác thu lợi thì mới trả nợ cả gốc lẫn lãi,sau đó lại tiếp tục vay vốn. Đó là một việc rất khó khăn cho các doanh nghiệp có ý định nhập ngành. Kể cả một tổ chức nhỏ khi nghĩ đến việc kinh doanh chế biến đồ gỗ cũng vậy, việc đầu tiên là phải có một số vốn lớn vì phải có địa điểm thích hợp, có máy móc thiết bị với công suất cạnh tranh, có vốn để mua nguyên liệu … Cạnh tranh của sản phẩm thay thế Thật khó nói nên chọn đồ sắt hay đồ gỗ…bởi chất liệu chỉ là một yếu tố tạo thành của nội thất. Chất liệu tạo nên đồ nội thất gồm mấy nhóm chính như: gỗ, mây tre và các chất liệu tư nhiên, kim loại, nhựa và các chất liệu tổng hợp của các chất liệu đó. Gỗ, mây tre là chất liệu tự nhiên mang lại sự gần gũi. Các nhà sản xuất sử dụng gỗ tới 50% khối lượng sản phẩm. Một thời gian dài ở nước ta, gỗ là sản phẩm gần như độc tôn. Người ta say sưa nói về gỗ lát hoa, mun đen… như một sự sang trọng đặc biệt, thậm chí tạo nên sự phân chia đẳng cấp.   Với kim loại, lúc đầu người ta nghĩ rằng khó sử dụng làm nội thất, nhưng rồi đặc tính chịu lực tốt, khả năng uốn cong phong phú khiến các nhà thiết kế thú vị với chất liệu này. Bàn ghế, nội thất bằng kim loại thanh mảnh mà vẫn chịu lực được, có thể dễ dàng uốn tạo nét độc đáo. Đó là những ưu điểm của đồ nội thất kim loại mà chất liệu khác không có được. Chính vì vậy, kim loại “tấn công” vào nội thất cũng không có gì là lạ.  Nhóm thứ ba là đồ nhựa, chất dẻo. Đây là loại sản phẩm mang rõ nét công nghiệp hoá nhất. Các nhà thiết kế rất thích chất liệu này vì nó không gò bó trong kết cấu phức tạp như gỗ, trong những mối liên kết hàn đục như kim loại. Với nhựa, chất dẻo, nhà thiết kế có thể sáng tạo thoải mái, tạo ra nhiều kiểu dáng mới. Sự phong phú về màu sắc cũng là thế mạnh của chất liệu này.  Nhóm thứ tư đang ngày càng phát triển là sử dụng tổng hợp các chất liệu trên. Về lý thuyết, có thể thấy là chất liệu tổng hợp tập hợp được các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng chất liệu. Ví dụ, trước kia ta dùng sập gụ tủ chè bằng gỗ thì nay thêm vào gỗ có đệm mút êm ái. Ví dụ kết hợp chất liệu kim loại và thuỷ tinh, nhựa và kim loại có thể tạo ra những bộ bàn ăn sang trọng, hợp vệ sinh. Song nói như vậy không có nghĩa là đồ nội thất tổng hợp chất liệu có thể thay thế hoàn toàn các đồ nội thất nêu trên. Như vậy, sản phẩm thay thế của sản phẩm lâm nghiệp là rất phong phú, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Sức ép từ phía nhà cung cấp Ngành lâm nghiệp là ngành thường gắn trồng rừng với chế biến sản phẩm, do vậy nguyên liệu chính cho sản xuất của doanh nghiệp là chính do doanh nghiệp đó tạo ra. Vì thế sức ép từ phía nhà cung cấp là không đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, rừng của Việt Nam đang dần bị thu hẹp, lượng gỗ do rừng tạo ra thường không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Vì thế để đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục thì các doanh nghiệp phần lớn phải đi nhập nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là nguyên liệu gỗ. Ta thường nhập khẩu gỗ từ Lào , Campuchia,…Tuy nhiên gần đây Chính phủ Lào cấm việc xuất khẩu gỗ , đã gây khó khăn cho ngành lâm nghiệp của Việt Nam trong việc phụ thuộc vào nhà cung cấp. 2.5. Sức ép từ phía khách hàng Khách hàng của các doanh nghiệp lâm nghiệp có cả trong nước và nước ngoài. Thị trường trong nước hiện nay đang hướng tới những sản phẩm lâm nghiệp , đặc biệt là các đồ dùng nội thất bằng đồ gỗ. Thị trường nước ngoài cũng rất ưa chuộng những vật dụng bằng gỗ. Tuy nhiên như những phân tích trên, sản phẩm thay thế của hàng hóa lâm sản rất đâ dạng và phong phú, với giá cả phải chăng, tiết kiệm hơn , cạnh tranh hơn so với đồ gỗ, với tính năng tương tự như đồ gỗ, vì thế người tiêu dùng rất có thể sẽ nhân cơ hội đó ép giá các sản phẩm lâm sản. 3. Phân tích nội bộ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Do Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một Tổng công ty thực hiện mục tiêu đa sở hữu, đa lợi ích nên chức năng chính của Tổng công ty là thực hiện đầu tư, quản lý và điều hành các đơn vị thành viên, các liên doanh của Tổng công ty. Mặt khác, mục tiêu chiến lược của Tổng công ty là “từ trồng rừng đến sản phẩm”. Vì vậy các hoạt động của Tổng công ty bao gồm: 3.1. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng Thực tế công tác trồng rừng và bảo vệ rừng luôn gặp những khó khăn về nhiều mặt: cơ chế đối với trồng rừng chưa tạo điều kiện cho trồng rừng và bảo vệ rừng . Rừng của đơn vị không tập trung mà phân tán theo kiểu da báo, nhiều khu vực dốc đứng, có những lâm trường, đơn vị thổ nhưỡng không phù hợp cho phát triển rừng nguyên liệu, đất lâm trường xen lẫn đất của dân. Lãi suất cho vay còn chưa hợp lý, chưa khuyến khích phát triển rừng và giải ngân vốn vay trồng rừng thường chậm, thủ tục kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch trồng rừng và chăm sóc rừng. Tuy nhiên vì mục tiêu kinh tế xã hội , vì sự phát triển của Tổng công ty, trong các năm vừa qua, bằng sự cố gắng của chính mình, các đơn vị đã thực hiện tốt việc bảo vệ và trồng rừng phòng hộ của Nhà nước đã giao. Năm 2003, các đơn vị đã trồng mới được 4.746 ha rừng nguyên liệu công nghiệp/ 6.556 ha kế hoạch Bộ thoả thuận đầu năm, đạt 72% kế hoạch. Chăm sóc rừng năm 2, 3 là 28.872 ha. Trong năm 2003 các đơn vị đã khai thác được 1.103,15 ha, đạt 98% so với thiết kế với sản lượng gỗ thu hồi được 31.645,88m3, đạt 96% so với thiết kế và thu hồi được 5.785,72 triệu đồng, đạt 97% so với thiết kế. Đến năm 2004, các đơn vị đã trồng mới được 4.559 ha/ 6.958 ha kế hoạch giao đầu năm, đạt 66% kế hoạch. Năm 2007, các chỉ tiêu đạt được như sau: Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng năm 1: 3.395,8 ha, đạt 91% Chăm sóc và bảo vệ rừng năm 2: 3.739,3 ha, đạt 88% kế hoạch Chăm sóc và bảo vệ rừng năm 3: 3.149,2 ha, đạt 99% kế hoạch Bảo vệ năm 4 trở đi : 19.334,3 ha , đạt 99% kế hoạch. Cùng với việc khai thác, các đơn vị còn tổ chức thu mua taị các hộ dân lâm nghiệp để đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở sản xuất, các liên doanh sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với Tổng công ty và cung ứng mỏ cho các công ty Than Việt Nam. Với ý thức trách nhiệm của Tổng công ty và các đơn vị lâm nghiệp đã khắc phục được tình trạng chạy theo thành tích, để “mất rừng”, không để xảy ra bất kỳ vụ cháy rừng nào trong phạm vi quản lý của Tổng công ty, “két bạc ngoài trời” nhưng không bị mất. Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác trồng rừng,, quản lý rừng, 100% rừng trồng bằng mô, hom. Kiên quyết trồng rừng đúng thời vụ để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Điều chỉnh vấn đề chưa hợp lý trong khẩu thiết kế và dự toán trong trồng rừng mới, cũng như khai thác nhằm hạ giá thành và suất đầu tư. Kết quả năm 2003 đã thu hồi được 97% so với thiết kế và tăng hơn năm 2002 là 19%. Năm 2007 vừa qua, các đơn vị đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật mói vào khâu giống, tuyển chọn những loại cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện khí hậi của địa phương mình. Công tác thiết kế và kỹ thuật trồng rừng và bảo vệ rừng được cải tiến và chất lượng đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều đơn vị đã triển khao tốt công tác khoán trồng rừng sản xuất theo nghị định 135/CP và Thông tư hướng dẫn 102 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nên rừng đã có chủ thực sự, vì vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất việc lấn đất lấn rừng. Tổng công ty đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị từ khâu thiết kế thẩm định và phê duyệt thiết kế trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng và phòng cháy nên năm 2007 công tác lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến và hiệu quả đã đựơc nâng cao. Về khai thác và thu hồi vốn năm 2007: Diện tích rừng đã được khai thác: 5.010 ha đạt 95% kế hoạch Tổng sản lượng đã được khai thác: 284.455 m3, đạt 95% kế hoạch Tổng giá trị thu hồi vốn rừng : 101,304 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch Lợi nhuận: 34,501 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch Do Tổng công ty đã chỉ đạo , hướng dẫn các công ty lâm nghiệp Đông Bắc, La Ngà, Hoà Bình tổ chức bán đấu giá rừng trồng, việc bán đấu giá đã tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, mua bán công khai , minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực, nâng cao đựơc giá bán rừng, thu hồi vốn nhanh chóng, khai thác rừng đúng tiến độ và tránh những thất thoát như trước đây đã xả y ra. Tuy nhiên công tác trồng rừng vẫn còn nhiều yếu kém: Vẫn còn một số đơn vị xây dựng và trình hồ sơ chậm, phải chỉnh sửa nhiều lần, trồng rừng còn muộn, chưa hoàn thành kế hoạch được giao, công tác bảo vệ rừng vẫn còn hạn chế đến mất đất, mất rừng như tại Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc… Nguyên nhân do công tác trồng rừng chưa tốt, có sự lấn chiếm đất đai, khai thác chưa đúng tiến độ, các cấp lãnh đạo công ty, lâm trường, đội sản xuất có diện tích rừng đầu tư không minh bạch, dân đến bất bình của dân cư địa bàn và làm mất niềm tin của cán bộ công nhân viên trong đơn vị . 3.2. Công tác kế toán tài chính, thanh tra kiểm tra Việc chấp hành các chế độ Nhà nước về kế toán tài chính được biểu hiện nghiêm túc tại các đơn vị. Trong những năm qua các đơn vị đã cố gắng trong xử lý các tồn tại về tài chính để lành mạnh hoá tài chính các đơn vị, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đổi mới doanh nghiệp. Công tác thanh tra kiểm tra đã được tiến hành tốt, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện tốt chế độ Nhà Nước. Công tác thanh tra chủ động được tiến hành nghiêm túc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý sai phạm trong lĩnh vực trồng rừng ở công ty Nông Lâm nghiệp Đông Bắc, Lâm trường Ba Tơ, những sai phạm trong kinh doanh và quản lý tài chính ở Chi nhánh Tổng công ty Đà Nẵng. Vào năm 2004, đã thực hiện chế độ thanh tra kiểm tra và thanh tra chủ động với những đơn vị có đơn thư như : Công ty Nông Lâm nghiệp Đông Bắc, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn, kiểm toán công ty Du lịch lâm nghiệp và dịch vụ, Công ty Xuất khẩu lao động và tham gia giúp lãnh đạo Tổng công ty xử lý các khiếu nại, thắch mắc của cán bộ công nhân, người lao động, đặc biệt những phát sinh về chế độ vvới người lao động trong thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp. Việc đề nghị xử lý và giải quyết đúng pháp luật đã đáp ứng những nhu cầu của người lao động và của lãnh đạo Tổng công ty. Năm 2007, Tổng công ty đã tiến hành thanh tra theo kế hoạch công ty ván dăm Thái Nguyên, chi nhánh tổng công ty tại TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn kiểm tra tình hình tài quản lý và sử dụng đất đai của chi nhánh của Tổng công ty tại TP Hồ Chí Minh, kiểm tra xác minh đơn thư, một số vụ việc quản lý vốn tai công ty Đông Bắc. Qua thanh tra kiểm tra đã phát hiện một số sai phạm như: quản lý trồng rừng lỏng lẻo, dẫn đến hậu quả mất đất rừng, sử dụng và quản lý nhà đất kém hiệu quả… Công ty đã và đang xem xét, chỉ đạo việc khắc phục, xử lý vấn đề đã phát hiện trong qúa trình thanh tra kiểm tra. Trong năm qua đã xử lý chấn chỉnh kip thời nên số đơn thư khiếu nại gửi đến Tổng công ty giảm đáng kể. Các đơn trên đều được giải quyết và trả lời đúng thẩm quyền và quy định, không có đơn tồn đọng. Công tác pháp chế của Tổng công ty ngày càng được củng cố, đặc biệt trong tháng 5/2007 đã tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao. 3.3. Hoạt động nhân sự Cùng với các hoạt động khác , Tổng công ty đã thực hiện một phần công tác tổ chức và cán bộ tại các đơn vị như xắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý các đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, lựa chọn những cán bộ , viên chức phải đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn cũng như chính trị để đáp ứng nhu cầu của công việc. Để nâng cao vai trò quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, năm 2004 Tổng công ty đã hoàn thiện bộ máy Hội đồng quản trị. Việc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quyết định bổ sưng 3 ứng cử viên Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Tổng giám đốc, thực hiện luân chuyển cán bộ, chủ động tại cơ quan văn phòng Tổng công ty, cử 3 cán bộ tham gia quản lý tại các liên doanh Vijachip Cái Lân. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng trong những năm qua Tổng công ty vẫn cử cán bộ chủ chốt tham gia dự các khoá học chính trị để nâng cao trình độ lý luận và quản lý. Để thực hiện đúng kỷ cương và tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, Tổng công ty đã nghiêm chỉnh kỷ luật một số cán bộ sai phạm. Ngoài ra, Tổng công ty đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động như nâng lương, xếp lại bậc lương phù hợp hơn cũng như thi tay nghề để nâng bậc lương. Công tác này thực sự đã khuyến khích và phát huy hơn nữa khả năng cống hiến của cán bộ. Năm 2007, bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức lại phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Tổng công ty, vì vậy đã phát huy tốt năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo Tổng công ty và kết quả sản xuất kinh doanh về mọi mặt đã cớ tiến bộ rõ rệt. Tổng công ty đã tổ chức xắp xếp lại đội ngũ quản lý các đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc và các đại diện phần vốn tại các đơn vị cổ phần, liên doanh….Đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và chuyên môn. Tổng công ty đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 3.4. Năng lực sản xuất của Tổng công ty Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng rừng, Vinafor đã áp dụng công nghệ lâm sinh tiên tiến , trọng tâm là công nghệ tạo giống cây. Hiện Vinafor đã đầu tư xây dựng 3 trung tâm nuôi cấy mô tại các tỉnh Hoà Bình, Bắc Giang, Gia Lai và hàng chục cơ sở có vườn ươm giâm hom để cung cấp cây giống cho các lâm trường và các hộ dân trồng rừng. Nhờ áp dụng cong nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô nên cây sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. Với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến các sản phẩm lâm nghiệp, với dây chuyền công nghệ thường xuyên được cải tiến, Tổng công ty đã sản xuất ra được những sản phẩm có tính ưu việt tôt với năng suất cao. Cụ thể: Ván Dăm (PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dày khác nhau. Mặt ván có thể được phủ dán bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine, gỗ lạng (Veneer)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yêú trong trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sở, trường học, bệnh viện…Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với công suất 16.500 m3 SP/ năm được áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001- 2000 trang bị công nghệ tiên tiến đã sản xuất ván dăm đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế có kích thước 1.220 x 2.440 mm (dày 8- 32 mm). Công nghệ dán phủ mặt và cạnh thoả mãn nhiều kích thước và hình dạng của sản phẩm. Ván sợi (MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Nhà máy MDF Gia Lai của Vinafor có công suất 54.000m3 SP/ năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại Châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000. Quy cách 1830 x 2440 mm dầy 6- 30 mm. Sản phẩm MDF được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng… Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi các thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép , ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang thí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác. Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa , khuôn cửa, đồ mộc nội thất và ngoại thất là những mặt hàng của Vinafor được thị truờng trong nước và ngoài nước ưa chuộng. Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao trình độ tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của Vinafor không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm quý hiếm mà còn sử dụng từ nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ Điều, gỗ Cao Su, gỗ Bạch đàn, gỗ Xà cừ… Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và tiết kiệm gỗ, Vinafor đã sản xuất các loại sản phẩm kết hợp giữa gỗ tự nhiên với các vật liệu khác như kim loại, chất dẻo và nhựa tổng hợp. Vinafor rất chú trọng việc nâng cao chất lưọng sản phẩm để đạt chỉ tiêu kỹ thuật quốc tế. Để sản phẩm có tính cạnh tranh cao , Vinafor không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào mọi hoạt đông sản xuất của các doanh nghiệp. Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liệu rừng nhiệt đới: Song Mây, Tre, Guột, là mặt hàng truyền thống của Vinafor được thị trường Âu Mỹ và khu vực ưa chuộng. Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các chất liệu trưyền thống như sơn mài, gỗ, đá, sành sứ… đã tạo ra những sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng, phù hợp cho mọi loại hình nội thất. Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, Vinafor cũng chú trọng trồng các loại cây khác tạo nguồn để khai thác các đặc sản rừng: Dầu thông, Cánh kiến, Xa nhân, Quế. Hồi… Nhằm mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác: hoá mỹ phẩm, hoá dựơc, công nghệ sơn phủ, công nghệ điện tử viễn thông…Vinafor có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh và chăn nuôi chim thú rừng nhiệt đới. Thông qua các loại hình du lịch, Vinafor đã phát huy được thế mạnh và tính ưu việt của rừng. Du lịch lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vinafor . Du lịch lâm nghiệp bao gồm: Du lịch sinh thái Du lịch văn hoá dân gian Du lịch mạo hiểm Lữ hành Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch 3.5. Hoạt động đầu tư tài chính và xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được Tổng công ty rất quan tâm và đựơc thực hiện hàng năm. Công tác xây dựng cơ bản chủ mạnh tập trung vào công tác trồng rừng, các dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả tích cực tạo tiền đề cho phát triển rừng nguyên liệu phục vụ cho các cơ sản xuất của Tổng công ty cũng như các liên doanh với Tổng công ty. Từ khi thành lập đến nay . Tổng công ty đã đầu tư đáng kể vào các cơ sở sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu, các dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả góp phần đáng kể cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Vì vậy trong năm 2003 trở đi việc đầu tư chỉ tập trung vào đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ. Với các dự án liên doanh năm 2003, Tổng công ty tiếp tục góp vốn gần 5 tỷ đồng để đầu tư mở rộng liên doanh Nuôi và phát triển Khỉ và dự án mở rộng naỳ đã được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2003 góp phần tăng lợi nhuận thu về của Tổng công ty. Bảng 3 : Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2003- 2007: Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn đầu tư thực hiện 67,747 58,031 52,730 40,823 32,724 Vốn ngân sách cho hạ tầng trồng rừng 6,53 4,657 4,152 3,875 0 Vốn tín dụng ưu đãi 35,05 29,994 28,420 25,985 20,858 Hỗ trợ lãi suất đầu tư 0,24 0,12 0,122 0,223 0,120 Đầu tư bằng các nguồn vốn khác 25,94 23,380 20,158 12,725 11,747 Tổng công ty đã tập trung công tác đầu tư xây dựng cơ bản vào các dự án theo hướng đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai một cách bền vững. Tại các đơn vị thành viên, Tổng công ty chú trọng các dự án nhằm đem lại hiệu quả cao, tăng doanh thu, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho các dự án của Tổng công ty. Về bảo toàn, phát triển vốn và khả năng hoàn trả vốn vay: Trong những năm qua, tổng công ty đã đạt đựơc những thành tích, thể hiện được hiệu quả kinh doanh của hầu hết các đơn vị. Nguồn vốn chủ sở hữu của các đơn vị không những được bảo toàn mà còn được phát triển bằng những lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh, bằng khấu hao tài sản được tính trong giá thành sản phẩm. Việc thu hồi rừng để trả nợ các khoản vay được các đơn vị trồng rừng thực hiện nghiêm túc đã khẳng định tinh hiệu qủa trong công tác trồng rừng tại các đơn vị sản xuất kinh doanh nghề rừng. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị thực hiện cơ chế quản lý không phù hợp, nôn nóng trong kinh doanh và khai thác không hợp lý các nguồn lực sẵn có nên không những không trả được vốn vay mà vốn được giao cũng không được bảo tồn và có nguy cơ bị mất. Việc thu hồi vốn sau chu kỳ khai thác để trả nợ đã được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, công khai đấu thầu , do đó đã thúc đẩy các đơn vị lâm nghiệp tích cực trong việc tìm kiếm mở rộng diện tích trồng rừng, tạo giống mới phù hợp, tăng cường công tác chăm sóc , thâm canh, bảo vệ, khai thác rừng và tiêu thụ gỗ. 3.6. Hoạt động đổi mới doanh nghiệp Từ năm 2001, Tổng công ty đã chú trọng đến công tác đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp, đã thực hiện Cổ phần hoá thí điểm ở một số đơn vị đã khẳng định được những mặt tích cực của loại hình này. Từ 50 đoen vị thành viên, đến đầu năm 2003, toàn Tổng công ty còn 52 đơn vị thành viên gồm các chi nhánh, xí nghiệp của Tổng công ty, các công ty hạch toán độc lập, các công ty cổ phần vốn góp của Tổng công ty hoạt động dàn trải ở 24 tỉnh thành trong cả nước trên nhiều lĩnh vực hoạt động: trồng rừng, khai thác, chế biến, kinh doanh thương mại và dịch vụ… Trong năm 2003, quán triệt Nghị quýêt hội nghị lần thứ 3 BCH TW khoá IX và thực hiện quyết định 65 ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty đã triển khai kịp thời công việc thông qua Hội nghị toàn Tổng công ty quán triệt quyết định của Thủ tướng Chính phủ tập huấn về chế độ tài chính, lao động khi chuyển đổi doanh nghiệp cho tất cả các đơn vị thành viên thuộc diện cổ phần hoá và cơ cấu lại tài chính để cổ phần hoá. Các đơn vị chiếm giữ 100% vốn Nhà nước xây dựng đề án đổi mới phát triển doanh nghiệp và Tổng công ty đã trực tiếp làm việc với từng đơn vị để kiểm tra việc xây dựng đề án. Bước đầu nhìn chung các công ty cổ phần của Tổng công ty đã hoạt động thực sự có hiệu quả , lợi nhuận cao, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều hơn 2%. Công tác đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đánh giá là đơn vị thực hiện tốt và đúng tiến độ. Trong năm 2007, Tổng công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá các đơn vị sau: Công ty chế biến ván nhân tạo (LICOLA), xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, giao 01 đơn vị - công ty chế biến lâm sản Trung văn cho người lao động, chuyển đổi 04 doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Nghị định 200 của Chính phủ và thông tư số 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, gồm công ty lâm nghiệp La Ngà, công ty lâm nghiệp Ba Tơ, công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, và công ty lâm nghiệp Đông Bắc. Tổng công ty đã hoàn thành cơ bản kế hoạch theo lộ trình. Qua thực tiễn, đa số các đơn vị cổ phần hoá đã thực sự hoạt động có hiệu quả thể hiện sự năng động, sử dụng lao động hợp lý và mạnh dạn thay đổi thiết bị và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, số còn lại vẫn lúng túng chưa thoát khỏi sự hoạt động theo kiểu doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2008, Tổng công ty tiếp tục hoàn thiện Quy chế quản lý đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tiến hành cổ phần hoá Công ty Du lịch Lâm nghiệp và dịch vụ. Việc quản lý vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần và quyết toán vốn lần hai nói chung làm rất tốt phần lớn các đại diện phần vốn ở các công ty cổ phần, Công ty liên doanh chấp hành nghiêm túc quy chế quản lý vốn của Tổng công ty. Tuy nhiên năm 2007, một số đại diện phần vốn do không ý thức đầy đủ, có tư tưởng ly khai, đã đi ngược lợi ích của tập thể, lợi ích của Tổng công ty , cố tình làm trái các quy định của pháp luật, gây bức xúc cho cán bộ công nhân viên, làm rối loạn tình hình. Tập thể lãnh đạo Tổng công ty đã đoàn kết, kịp thời xử lý, giải quyết theo pháp luật. 3.7. Thực hiện Quyết định 1127 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển sản xuất ván nhân tạo. Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thể hiện trên quyết định 1127, Tổng công ty đã trực tiếp chỉ đạo hai nhà máy MDF Gia Lai và Ván dăm Thái Nguyên đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, các nhà máy đã đảm bảo vận hành đúng kế hoạch đề ra, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, được người tiêu dùng trong nước chấp nhận cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Từ ván nhân tạo của Tổng công ty đã khẳng định hướng sản xuất ván nhân tạo của Chính phủ là đúng đắn, chúng ta có thể tiếp tục phát triển sản xuất ván nhân tạo để thay thế rừng tự nhiên nhưng cần phải chuẩn bị tốt vùng nguyên liệu đảm bảo đủ cho sản xuất của các nhà máy. Trong năm 2007, nhà máy MDF Gia Lai đã sản xuất cớ hiệu quả , đạt 100% công suất thiết kế, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu thụ nhanh, đời sống người lao động được nâng cao. Đối với nhà máy ván dăm Thái Nguyên, từ tháng 10/2006 nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định , dây chuyền đã được bảo dưỡng nâng cấp, mở rộng, sản xuất gần đạt 100% công suất thiết kế, người lao động phấn khởi và yên tâm làm việc. Mặc dù đã có vùng quy hoạch cung cấp đầy đủ nguyên liệu nhưng thực tế cả hai nhà máy sản xuất ván nhân tạo vẫn có lúc thiếu gỗ do nhiều nguyên nhân, nhưng chính là do vẫn chưa có biện pháp kiểm tra, bảo vệ rừng nên nguyên liệu bị bán ra ngoài. Năm 2007, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư chiều sâu vào các dự án lớn, nhằm tận dụng tối đa lợi thế các vùng nguyên liệu để xây dựng các dự án sản xuất và chế biến gỗ. Dự án nhà máy MDF Long An đã hoàn thành và đã được triển khai thực hiện trong quý I/2008. Dự án xây dựng nhà máy MDF Ba Tơ cũng đã được chuẩn bị và sẽ được hoàn thành dự án và triển khai thực hiện trong năm 2008. Năm 2008, Tổng công ty đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính phủ chuyển giao công ty Lâm nghiệp Sóc Trăng về quản lý nhằm phát triển công nghiệp chế biến gỗ nhân tạo từ cây Tràm. Tổng công ty đã tiếp nhận xong và đang chỉ đạo xây dựng nhà máy chế biến MDF tại Sóc Trăng. 4. Phân tích ma trận SWOT của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Việc phân tích môi trường kinh doanh đóng góp phần lớn đến công đoạn xác lập ma trận SWOT. Từ việc phân tích đó ta thấy được những mặt mạnh, yếu, những thách thức cũng như cơ hội. Việc kết hợp được những điểm mạnh này sẽ hình thành nên những phương án chiến lược cho Tổng công ty. Bảng 4: Ma trận SWOT của Tổng công ty Ma trận SWOT Cơ hội (O) - Việt Nam gia nhập WTO, có cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư, lien doanh lien kết, chuyển giao công nghệ, tận dụng được lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú. - Chính sách không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các loại lâm sản đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ. - Trong quá trình hội nhập doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệp quản lý, tiếp thu công nghệ kỹ thuật. - Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường gỗ và thị trường lâm sản thế giới được nhờ quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ trong khu vực và thế giới. Thách thức (T) - Chính sách pháp luật của Nhà nước có những thay đổi - Năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản Việt Nam còn thấp. - Môi trừơng tự nhiên biến động mạnh - Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gỗ và lâm sản chưa có sự chuẩn bị đầy đủ trong quá trình hội nhập, chưa đưa ra được những chiến lược, chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới - Khả năng tiêu thụ hàng hoá lâm sản trên thị trường nội địa còn nhỏ, hạn chế việc kích thích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Đối thủ tiềm ẩn từng bước thể hiện rõ rang và có nhiều điểm mạnh Điểm mạnh (S) - Hoạt động của Tổng công ty là từ trông rừng đến sản phẩm, do đó dễ dàng tính toán để thực hiện kế hoạch kịp thời, luôn hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch để ra. - Liên tục bổ sung bộ máy lãnh đạo, có tinh thần đoàn kết thống nhất. - Hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty đều đảm bảo và phát triển vốn thong qua phần giá trị gia tăng thu được từ sản xuất kinh doanh và phần khấu hao tài sản tính trong gía thành sản phẩm - Đặc biệt quan tâm và đầu tư chiều sâu vào các dự án lớn, tận dụng tối đa được lợi thế của các vùng nguyên liệu để xây dựng các dự án sản xuất và chế biến gỗ. - Có bộ phận thường xuyên cập nhật các thong tin về khoa học công nghệ, giao dịch thị trường thông qua hệ thống điện tử và mua sắm tài liệu kỹ thuật để phổ biến đến các đơn vị thành viên khi có nhu cầu. Chiến lược S/O - Duy trì mục tiêu chiến lược: “từ trồng rừng đến sản phẩm”. Trước mắt tăng cường đầu tư công tác lâm sinh, nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây mới, các biện pháp thâm canh, các mô hình xã hội trồng rừng , quản lý bảo vệ rừng để tăng sản lượng cao hơn nữa đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ của Tổng công ty. Tìm mọi biện pháp tăng diện tích rừng trồng, huy động các nguồn vốn, tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. - Tăng cường công tác lien doanh lien kết với các đối tác trong và ngoài nước, không kể thành phần kinh tế. Chiến lược S/T - Tăng năng lực hoạt động của Tổng công ty bằng cách xây dựng mạng lưới chế biến gỗ hiện đại trong phạm vi cả nước. - Tăng cường gắn kết giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên , tăng cường hợp tác, lien doanh lien kết giữa Tổng công ty với các đối tác khác trong và ngoài nước để tranh thủ năng lực và thể mạnh sẵn có để phát triển, tăng cường hiệu quả để đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. - Có cơ chế khuyến khích người lao động phát huy tính tự giác, chủ động sang tạo trong công việc và tạo động lực để người lao động tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế cũng như các Luật định trong nước, tiếp thị…đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị trong xu thế hội nhập quốc tế. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, đầu tư cán bộ và quy hoạch cán bộ. Điểm yếu (W) - Việc định hướng chiến lược của Tổng công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO còn triển khai chậm. - Trình độ hoạt động công tác thị trừơng còn kém. - Công tác khoa học kỹ thuật còn thụ động - Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. - Khâu sản xuất chế biến gỗ về cơ bản chưa quan tâm tới công tác giám sát, kiểm tra quản lý định mức chỉ tiêu sản xuất, giá thành đối với các đơn vị 100% vốn Nhà nước và công ty cổ phần chi phối. Chiến lựơc W/O - Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và quan hệ thương mại với các nước Mỹ, Trung Quốc là các nơi có thị trừơng lớn và có nhiều ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế cũng như chính trị đối với Việt Nam. Từng bước tiếp cận thị trường các nước láng giềng bao gồm: Lào, Campuchia để đầu tư công tác trồng rừng, chế biến gỗ… - Áp dụng hệ thống quản lý ISO để nâng cao hiệu quả quản lý, cơ cấu lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lực nội tại. Chiến lược W/ T - Thường xuyên và kiên quyết thực hiện nghiêm chỉnh luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. - CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008- 2015. I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Năm 2007, toàn Tổng công ty đã có những chuyển biến rõ rệt trong công tác tổ chức chỉ đạo điều hành, các mục tiêu chiến lược đã đang được xây dựng và triển khai tại Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị bước đầu đã có những thành công , các chỉ tiêu kinh tế đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng so với các năm trước. Nhưng trước mắt Tổng công ty đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Để vượt qua, đứng vững và phát triển ổn định, bền vững, cần phải xây dựng cho được chiến lược phát triển toàn diện, ổn định và lâu dài. Những định hướng chính trong giai đoạn 2008- 2015 cho Tổng công ty như sau: Một là, duy trì mục tiêu chiến lược “Từ trồng rừng cho đến sản phẩm”, đây là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của Tổng công ty. Trước mắt tăng cừơng đầu tư công tác lâm sinh, nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây mới, các biện pháp thâm canh, các mô hình xã hội trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng để tăng sản lượng cao hơn nữa đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ của Tổng công ty. Tìm mọi biện pháp tăng diện tích trồng rừng, huy động các nguồn vốn, tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hai là, triển khai và hoàn thành việc xây dựng đề án chuyển đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ Công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ba là , tăng cường gắn kết giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, tăng cường hợp tác,liên doanh liên kết giữa Tổng công ty với các đối tác khác trong và ngoài nước để tranh thủ năng lực và các thế mạnh sẵn có để cùng nhau phát triển và tăng cường hiệu quả. Bốn là, xây dựng mạng lưới chế biến gỗ hiện đại trong phạm vi cả nước , trước mắt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sử dụng gỗ cây tràm) và các tỉnh phía Bắc. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy MDF Long An, MDF Ba Tơ và sớm đưa hai nhà máy trên vào sản xuất. Nghiên cứu xây dựng dự án Trung tâm chế biến gỗ phía nam tại Long Bình và dự án khả thi MDF Sóc Trăng. Năm là, áp dụng hệ thống quản lý ISO để nâng cao hiệu quả quản lý , cơ cấu lại lao động và sử dụng các nguồn lực nội tại. Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ kế cận, xây dựng bầu không khí hợp tác và sáng tạo để phát huy tối đa năng lực cá nhân và tập hơpj trí tuệ tập thể. Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và quan hệ thương mại với các nước Mỹ, Trung Quốc là những nơi có thị trừơng lớn và có nhiều ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế cũng như chính trị đối với Việt Nam. Từng bước tiếp cận thị trường các nước láng giềng bao gồm Lào, Campuchia để đầu tư công tác trồng rừng, chế biến gỗ… Bảy là, tăng cường công tác liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, không kể các thành phần kinh tế. MỤC TIÊU CỤ THỂ Phấn đấu tăng trưởng với nhịp độ cao , chất lượng và bền vững hơn , cụ thể: Doanh thu kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu 10%/năm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt ít nhất 2% năm, trên vốn chủ sở hữu ít nhất 5%- 7% năm Nộp ngân sách đầy đủ, đúng hạn theo quy định Đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng cam kết Tăng thu nhập cho người lao động tối thiểu 10- 11 % đảm bảo đủ việc làm. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2008: Doanh thu: 3.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu: 228 triệu USD , tăng 7% so với thực hiện năm 2007, trong đó xuất khẩu là 110 triệu USD Lợi nhuận: 260 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện 2007 Thu nhập bình quân: 1.846 nghìn đồng /người/tháng, tăng 11% so với thực hiện 2007. Trồng mới rừng: 6.872 ha, bao gồm trồng mới rừng bằng vốn vay, vốn hỗ trợ và rừng phòng hộ, tăng 40% so với thực hiện 2007. Tổng số vốn đăng ký đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn là : 300 tỷ đồng. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC Tiêp tục, kiên quyết sắp xếp rút gọn và hoàn thiện bộ máy Văn phòng Tổng công ty theo đề án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt nhằm nâng cao vai trò quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của đầu não Tổng công ty. Xây dựng hệ thống quản lý ISO để nâng cao hiệu qủa quản lý điều hành của Tổng công ty đối với bản thân văn phòng và các đơn vị thành viên. Tổng công ty điều hành các loại hình đơn vị thành viên theo hướng gắn kết với nhau bằng vốn, lợi ích, công nghệ, sản phẩm, thị trường, khách hàng. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để nhằm giải quyết các vướng mắc, nâng cao tính hiệu qủa trong từng lĩnh vực điều hành của Tổng công ty Tích cực mở rộng thêm diện tích trồng rừng nguyên liệu tại các công ty Lâm nghịêp bằng các cơ chế trồng rừng thông thoáng trên từng loại đất 01 và 02 và các nơi khác (kể cả việc đầu tư ra nước ngoài) để tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy khác trong tương lai. Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để đầu tư khu công nghiệp chế biến gỗ Tràm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy MDF Long An, MDF Ba Tơ và sớm đưa hai nhà máy trên vào sản xuất , triển khai nghiên cưú phương án khả thi cho dự án nhà máy MDF Sóc Trăng. Hoàn thiện quy chế khoán khâu kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty đẻ tăng cường hiệu quả cao hơn nữa. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả Công ty lâm sản Giáp Bát nhằm hình thành địa điểm chế biến gỗ với công nghệ cao kết hợp nghiện cứu, đào tạo nhân lực và giới thiệu quảng bá sản phẩm của Tổng công ty Sử dụng và phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế của Tổng công ty nhằm đem lại hiệu qủa cao nhất về nhiều mặt. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng , cải tạo các công trình như: Trung tâm thương mại Lâm sản tại 127 Lò Đúc, Hà Nội, khai thách có hiệu quả các địa điểm của Tổng công ty tại 69- Võ Thị Sáu và 549- Nguỷễn Tri Phương tại TP Hồ Chí Minh, khách sạn lâm nghiệp Đồ Sơn tại Hải Phòng… Tích cực và chủ động tham gia thị trường tài chính để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên trong Tổng công ty, đồng thời nghiên cứu đầu tư vào các ngành nghề của các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu qủa kinh tế. Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu xúc tiến thương mại, gắn kết các đơn vị thành viên tham gia sản xuất hàng xuất khẩu thành khối thống nhất nhằm tập hợp khả năng tài chính và các nguồn lực khác để đủ sức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Đổi mới và có cơ chế phù hợp trong công tác quản lý đối vói các đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty Liên doanh, công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty nhằm thu lợi nhuận tối đa. Có cơ chế khuyến khích người lao động phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong công việc và tạo động lực để ngưòi lao động tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế cũng như các định luật trong nước, tiếp thị, … đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị trong xu thế hội nhập quốc tế. Chủ động xây dựng kề hoạch đào tạo, đầu tư lại cán bộ và quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu trứơc mắt và lâu dài về nguồn nhân lực. Thường xuyên và kiên quyết thực hiện nghiêm chỉnh luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. KẾT LUẬN Chiến lược kinh doanh đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động như hiện nay. Thực tế cho thấy một chủ thể kinh tế muốn tồn tại và phát triển không thể không có những mục tiêu cũng như những đinh hướng hoạt động lâu dài. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mới gia nhập WTO, để thể hiện được vị trí của mình trong các tổ chức thế giới thì việc nhận rõ chiến lược kinh doanh của mình là hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy với việc gia nhập vào sân chơi toàn cầu lớn như vậy, bên cạnh những cơ hội có thể có thì cũng có những thách thức khiến các doanh nghiệp cần quan tâm và nhận thức rõ ràng để không những không đánh mất vị thế của mình mà còn phải phát triển hơn nữa. Một điều tất yếu là trước điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì công tác xây dựng các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Những chỉ tiêu được xây dựng chỉ mang tính định hướng, không sâu sát và chưa hợp với thực tiễn. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. Trong những năm qua, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu lớn trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hàng lâm sản đặc biệt là gỗ. Tuy nhiên, Tổng công ty còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001- 2007. Hiện nay Tổng công ty vẫn chưa có phương pháp khoa học nào khi đề ra các chiến lược kinh doanh. Do đó việc thay đổi phương pháp nghiên cứu khi đề ra chiến lược kinh doanh là rất cần thiết và phương pháp nghiệp cứu khi đề ra chiên lược kinh doanh cần khoa học hơn. Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa công tác xây dựng và chỉ đạo chiến lược kinh doanh của Tổng công ty bằng biện pháp cụ thể. Trong phạm vi một bài viết chuyên đề thực tập, em chỉ đề xuất áp dụng phương pháp xây dựng chiên lược kinh doanh và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược đã đề ra. Từ đó đưa Tổng công ty sớm trở thành đơn vị vững mạnh trong ngành lâm nghiệp. Do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô cũng như các chú, các anh chị trong phòng Tổ chức và lao động Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Chiến lược và sách lược kinh doanh” – Garry D. Smith, Danny R. Arrold, Boby R. Bizzel- nhà xuất bản Thống kê Giáo trình “ Triển khai chiến lược kinh doanh” – DAVIDA. AAKER- nhà xuất bản trẻ. Giáo trình “ Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp”- nhà xuất bản Lao động. Tạp chí Nông Lâm số 6, 8,9,12/ 2007 Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 và kế hoạch năm 2008. Định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2008- 2015. Các website của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33075.doc
Tài liệu liên quan