Qua hơn 4 năm thực hiện công tác CVGQVL tại KBNNTX đã được nhiều thành công đáng kể. 178 dự án đã được thực hiện và hầu hết đều đã thu nợ đúng đủ với tổng số tiền cho vay là 11.335.000.000 đồng. KBNNTX đã góp phần taọ việc làm cho hơn 6.200 lao động thiếu việc làm trong quận . Đó là 1 đóng góp đáng kể dẫn tới kết quả giảm hướng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong quận từ 4,12% = 3776 người năm 1997 chỉ tăng mỗi năm từ 1% đến 1,2% (tỷ lệ thất nghiệp năm 1999 là 6,5%). Không những số lượng người lao động tăng lên mà công tác CVGQVL còn tăng. chất lượng lao động. Người lao động có việc làm sẽ có điều kiện áp dụng những học hỏi của mình vào thực tế , có điều kiện thực hành nâng cao tay nghề.
Có được những kết quả trên phải kể đến là sự định hướng chủ trương của NQ 120 /HĐBT rất phù hợp với dự án nhỏGQVL tại địa phương và thực tế đã khẳng định tính khoa học đứng đắn trong những chính sách định hướng chương trình mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và của nhà nước. Ngoài ra KBNNTX đã tổ chức thực hiện chặt chẽ các quy định chế độ thể lệ của chương trình CV hỗ trợ giải quết việc làm. Công tác thẩm định dự án của KB có chú ý chiều sâu và tính khả thi cấp phát tiền vay đúng chế độ, tích cự kiểm tra việc thực hiện vốn vay và có biện pháp kịp thời ngăn chặn nợ quá hạn đảm bảo được việc quản lý an toàn vốn sử dụng hiệu quả. Đó là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, đúng đắn của ban lãnh đạo KBnn TX và tính chủ động, có trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ. Việc phân bổ nguồn vốn vay hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận, phát huy, vận dụng được tiềm năng của Quận Thanh xuân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đựơc, công tác CVGQVL tại KB cũng gặp phải không ít khó khăn KBNNTX. Mới thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu tình trạng khiến cán bộ nghiệp vụ CVGQVL tại KB phải cáng đáng nhiều công tác khác nên không tập trung cao độ vào công việc được. Ngoài ra do đặc điểm kinh tế xã hội của một quận ven đô, cơ cấu dân cư, cơ cấu kinh tế phức tạp làm cho việc phân bổ và thẩm định vốn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trình độ dân cư tại địa bàn còn thấp gây nên những nhận thức vào việc làm sai lệch trong quá trình sử dụng vốn vay. Cuối cùng là do cơ chế chính sách của nhà nước về cho vay GQVL khi áp dụng vào địa phương còn nhiều bất cập nên tạo ra một khó khăn không nhỏ tới việc thực hiện CVGQVL tại KB.
Với số lao động thất nghiệp hiện nay ngần quận Thanh Xuân đòi hỏi KBNNTX cần nỗ lực hơn nữa trong công tác CV hỗ trợ GQVL để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm phát triển kinh tế địa phương hạn chế những tệ nạn xã hội .
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm ở kho bạc nhà nước Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quận Đống Đa và 2 xã thuộc huyện Thanh Trì và Từ Liêm.
Do đặc điểm địa lý trên nên cơ cấu kinh tế của quận rất phức tạp: tồn tại cả công nghiệp và nông nghiệp. Quận có 2 khu công nghiệp lớn là Thượng Đình và Giáp Bát nhưng tại 3 phường: Nhân Chính - Khương Đình - Hạ Đình vẫn sản xuất nông nghiệp với tổng số xã viên Hợp tác xã là 1.000 người. Do đó vấn đề thu hẹp đất canh tác và chuyển đổi môi trường công việc của bộ phận dân cư làm nông nghiệp rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
Quận Thanh Xuân được hình thành trong quá trình đô thị hoá và phát triển của thành phố Hà Nội do đó dân cư của quận chủ yếu sống trong các khu tập thể cao tầng, làng xã và các phố mới thành lập; lối sống xen kẽ thành thị với phong tục tập quán văn hoá làng xã rất phức tạp, do quá trình đô thị hoá mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó do ảnh hưởng lối sống thành thị, các làng nghề truyền thống trước đây của quận đang dần bị mai một. Đây là những khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm rất bức xúc của quận Thanh Xuân.
2.1.2. Tình hình kinh tế
Sau 4 năm hoạt động, cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục được chuyển dịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ quận lần thứ nhất là: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp. Quan hệ sản xuất XHCN được tăng cường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển cả về số lượng và qui mô. Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2000 trên địa bàn quận được duy trì ổn định và có bước tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước tăng trưởng cao. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ổn định, có 1 số doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã hoạt động có hiệu quả.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2000 đạt 2330 tỷ bằng 110,9% tăng 10,9% so với năm 1999. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 60,943 tỷ đồng, tăng 49,2% so với năm 1999 vượt chỉ tiêu đặt ra 29,2% (kế hoạch 20%). Có 13 ngành có nhịp độ tăng so với năm trước. Ví dụ: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 4,9%; sản xuất máy thiết bị điện tăng 174%.
Thực hiện Nghị định 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ, UBND quận đã cấp, đổi và gia hạn giấy phép kinh doanh cho 1486 hộ sản xuất kinh doanh, tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ.
Gồm: 1902 hộ kinh doanh thương mại = 50,09%
375 hộ sản xuất = 10,05%
1455 hộ kinh doanh dịch vụ = 38,99%.
Đến nay địa bàn quận có 206 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 154,83 tỷ đồng: gồm: Công ty TNHH: 166; Doanh nghiệp tư nhân: 28; Công ty cổ phần 12.
Về nông nghiệp: UBND quận chỉ đạo các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có giá trị cao. Năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,83 tỷ đồng bằng 102% kế hoạch năm, vượt 2% so với kế hoạch đề ra.
Quận tiếp tục đẩy mạnh quản lý thị trường; hướng dẫn các cơ sở, tư nhân chấp hành qui định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh và tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế. Thực hiện chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại các chợ. Kết quả là đã phát hiện 114 vụ vi phạm xử lý thu nợ ngân sách 562.493.420đ.
Tuy vậy, tình hình kinh tế ở quận cũng còn một số mặt hạn chế sau: kinh tế trên địa bàn tuy có phát triển nhưng chưa ổn định và vững chắc nhiều doanh nghiệp Nhà nước ... về vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện chủ trương cổ phần hoá. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh doanh cá thể đa số sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ, trang bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ công nghệ thấp. Các HTX nông nghiệp còn lúng túng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh sau khi chuyển đổi.
2.1.3. Tình hình dân số - lao động quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân là 1 quận ven nội nên dân cư rất đông đúc trên 3 vạn nhân khẩu. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tại thời điểm 31/1/1999, tổng số người trong độ tuổi lao động là 92.353 người trên 137.559 nhân khẩu, trong đó có 85.939 người có khả năng lao động; Tỷ lệ tăng nguồn lao động hàng năm của quận vào khoảng từ 2500 đến 3000 người. Tính đến năm 2000 số người trong độ tuổi lao động của quận khoảng 95.400 người = 68%/tổng số dân.
Tuy dân cư ở quận Thanh Xuân đông đúc nhưng theo kết quả điều tra dân số quận Thanh Xuân ngày 1/4/1997 cho thấy số lao động chưa qua đào tạo của quận chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể:
+ Số lao động chưa qua đào tạo: 54.263 người (59,2%)
+ Số lao động đã qua đào tạo: 37.457 người (40,8%)
Trong đó:
- Công nhân kỹ thuật: 7.682 người (8,4%)
- Trung học chuyên nghiệp: 10.866 người (11,8%)
- Đại học, cao đẳng: 18.831 người (20,5%)
- Trên đại học: 78 người (0,1%)
Số liệu trên cho thấy chất lượng lao động thấp ở quận Thanh Xuân đã ảnh hưởng đến vấn đề cung cầu lao động trên thị trường; không đáp ứng về kỹ thuật đòi hỏi ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm và thiếu việc làm ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình hình này cũng là do công tác dạy nghề ở quận nói riêng và thành phố nói chung còn gặp nhiều khó khăn như: không có cơ sở dạy nghề, hoặc có song do cơ sở vật chất nghèo nàn, qui trình đào tạo chưa phù hợp,...
Tình trạng số lượng và chất lượng lao động ở quận Thanh Xuân đã ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ thất nghiệp của quận. Theo điều tra dân số quận Thanh Xuân ngày 1/4/1997, tỷ lệ thất nghiệp năm 1997 là 4,12% = 3.776 người/91.720 người trong độ tuổi lao động. Còn theo kết quả điều tra thống kê lao động việc làm tại thời điểm 31/12/1999 thì tỉ lệ thất nghiệp tại quận Thanh Xuân là 6,5% = 6.031 người. Như vậy, hàng năm tỷ lệ thất nghiệp có hướng gia tăng, trung bình mỗi năm từ 1% đến 1,2%.
Nhìn chung so với tỉ lệ thất nghiệp của TP. Hà Nội (năm 1999 là 10,31% và năm 2000 là 7,95%) thì tỷ lệ thất nghiệp của quận Thanh Xuân chưa phải là cao. Tuy vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế xã hội của quận, nhất là trong điều kiện quận mới thành lập bước đầu còn nhiều khó khă, thiếu thốn. Vì vậy quận Thanh Xuân để đặt vấn đề tạo việc làm cho lao động hiện nay là vấn đề bức xúc hàng đầu cần giải quyết. Quận cũng đã có 1 số giải pháp trực tiếp thiết thực như:
+ Giảm số lượng dân số bằng cách thực hiện 03 chương trình dân số; kiện toàn cán bộ dân số cấp phường và đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tăng cường công tác truyền thông vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng công tác truyền thông trực tiếp. Quận cũng đã huy động được các nguồn lực tập trung cho các chương trình dân số hoạt động có hiệu quả. Kết quả năm 200: Số sinh là 2249/2249 bằng 100% kế hoạch năm; tỷ suất sinh giảm 0,03% so với năm 1999; sinh con thứ 3 là 45.
+ Tăng chất lượng lao động bằng cách đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo: quận đã tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất trường hợp, đầu tư trang thiết bị dạy và học cho ngành giáo dục và đào tạo. Năm 2000 quận đã xây dựng mới đưa vào sử dụng 2 trường học và trung tâm giáo dục thường xuyên, cải tạo nâng cấp 4 trường và mua sắm các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học.
Tuy vậy, những giải pháp trên đây chỉ phát huy tác dụng GQVL trong một thời gian rất lâu nữa. Mà vấn đề thất nghiệp đang gây 1 sức ép cấp bách đối với tình hình kinh tế xã hội của quận nói riêng và trên toàn đất nước nói chung. Vì vậy, ngay từ khi thành lập quận Thanh Xuân đã thực hiện công tác cho vay giải quyết việc làm theo quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm.
2.2. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân với nhiệm vụ cho vay hỗ trợ GQVL
2.2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân:
Ngày 24 tháng 12 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân trực thuộc kho bạc Nhà nước Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/01/1997.
Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được thành lập do yêu cầu thiết yếu nảy sinh khi quận Thanh Xuân được thành lập. Kho bạc Thanh Xuân là đơn vị nằm trong hệ thống kho bạc Nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân.
* Công tác tổ chức cán bộ:
Khi thành lập, số lượng cán bộ của quận Thanh Xuân là 14 đồng chí. Từ đó đến nay, khối lượng nghiệp vụ ngày càng tăng đòi hỏi số lượng cán bộ tăng dần, tính đến nay biên chế là 27 cán bộ. Các tổ công tác kế toán; kho quĩ; kế hoạch; bảo vệ được thành lập ngay từ đầu nên việc bố trí phân công nhiệm vụ cho cán bộ tại các tổ đều hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ của cán bộ, đảm bảo hiệu quả, đáp ứng được công tác.
Trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân, công tác đào tạo, chỉ đạo, điều hành được thực hiện sát sao, tổ chức triển khai nhanh và có hiệu quả. Chính việc áp dụng các chính sách mới và tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại yếu kém đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, tác phong giao dịch và phục vụ khách hàng, dần đưa các mặt hoạt động đi vào nề nếp ổn định.
Cán bộ trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được bố trí như sau:
- Giám đốc: 1 cán bộ
- Phó giám đốc: 1 cán bộ
- Tổ kế hoạch tổng hợp: 6 cán bộ
- Tổ kế toán: 7 cán bộ
- Tổ kho quĩ: 8 cán bộ
- Tổ hành chính sự nghiệp: 9 cán bộ.
Trong đó:
- Trình độ đại học: 11 cán bộ
- Trình độ trung cấp: 13 cán bộ
- Trình độ sơ cấp: 3 cán bộ.
Hiện nay, công tác CVGQVL của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được giao riêng cho 1 cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ bố trí như vậy là hơi ít nhưng do Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân mới thành lập nên yêu cầu công việc đòi hỏi chưa quá cáo và cũng do kho bạc mới chưa có cơ sở ổn định khang trang để ổn định công việc. Tuy vậy, cán bộ phụ trách công tác CVGQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhìn chung, tập thể cán bộ Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân có tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức tổ chức kỹ luật, thường xuyên có ý thức rèn luyện phấn đấu tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, tác phong nhằm nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng tác phong làm việc văn minh lịch sự tại công sở.
* Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân:
- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc; Phó Giám đốc
- Các bộ phận nghiệp vụ được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ các bộ phận nghiệp vụ
Kế hoạch
Cấp phát ... vốn đầu tư
Cho vay quốc gia việc làm
Huy động vốn
Quảnlý điều hoà vốn
Kế toán thu
Kế toán chi
Kế toán nội bộ
Kế toán quản lý TK tiền gửi
Kế toán thanh toán
Bộ phận thu TM
Bộ phận chi TM
Bảo vệ
Văn thư HC
Lái xe
Tổ kế hoạch tổng hợp
Tổ kế toán
Tổ hành chính
Tổ kho quĩ
Các bộ phận nghiệp vụ
2.2.2. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân với nhiệm vụ CVGQVL:
Ngày 01/04/1990, hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính ra đời theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 với cùng nhiệm vụ được qui định theo Nghị quyết số 25/CP ngày 05/04/1995 như sau: "Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ,... Huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, cho đầu tư phát triển và thanh toán trả nợ dân".
Khi Nghị quyết 120/HĐBT ra đời, Chính phủ đã xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, các ngành có liên quan trong việc quản lý quỹ quốc gia GQVL. Nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước trong công tác này đã được xác định cụ thể qua các Thông tư, Công văn của liên Bộ, Bộ Tài chính, kho bạc Nhà nước TW,... cụ thể Thông tư liên Bộ số 10/TT-LB ngày 24/7/1992, Thông tư liên Bộ số 6/TT-LB ngày 15/2/1993, Thông tư liên Bộ số 3/TT-LB ngày 18/2/1995 về việc hướng dẫn quy định vốn, nhiệm vụ thẩm định của hệ thống kho bạc Nhà nước, thể lệ cho vay bằng nguồn vốn quốc gia GQVL số 1360 TC/KB/ĐT và số 205/KB/ĐT theo đó, nhiệm vụ quyền hạn của kho bạc Nhà nước trong việc CVGQVL được xác định.
Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân là 1 kho bạc Nhà nước cấp quận, huyện:
- Hệ thống kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm quản lý bảo toàn vốn và phối hợp vốn kịp thời cho các dự án phân cấp quyết định.
- Thực hiện, hướng dẫn công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán và nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thế chấp tài sản, nghiệp vụ thu nợ cả vốn và lãi cho hệ thống kho bạc Nhà nước cấp dưới.
- Khi có quyết định cho vay thuộc cấp thành phố hoặc quận, huyện, hệ thống kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát vốn theo đúng qui định của Nhà nước và thành phố.
- Phối hợp cùng các ngành trong tiểu ban điều hành thanh tra trước, trong và sau việc thực hiện vốn vay của dự án.
- Chịu trách nhiệm thông báo tiến độ thu hồi vốn của dự án theo từng tháng, từng quí, từng năm cho thường trực tiểu ban thành phố (Sở Lao động thương binh và xã hội) để xây dựng kế hoạch cho vay vốn.
- Tham gia cùng các ngành, các cấp trong việc đánh giá xây dựng kế hoạch cho năm sau.
Thực hiện được các nghiệp vụ trên đây, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
2.3. Thực trạng công tác cho vay hỗ trợ GQVL ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
2.3.1. Đánh giá chung:
2.3.1.1. Đánh giá việc thực hiện cơ chế cho vay
Nhìn chung, qua 4 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân luôn thực hiện chính xác cơ chế cho vay hỗ trợ GQVL được Đảng và Nhà nước qui định theo đúng từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng có của mình nên công tác CVHTGQVL ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân có những điểm nổi bật cụ thể:
- Về đối tượng được vay: ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chủ yếu là các hội đoàn thể ở các phường: Cụ thể đó là 2 hội đoàn thể: Hội cựu chiến binh và hội phụ nữ phường. Quận có 11 phường; mỗi phường có 2 đoàn thể. Do vậy đều đều mỗi năm sẽ có khoảng 22 hội đoàn thể xin vay vốn từ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm. Duy chỉ có năm đầu tiên hoạt động (năm 1997) quận thu hút được 2 dự án của 2 hộ kinh doanh với tổng số vốn vay là 120.000.000 đồng với thời hạn vay 12 tháng: 2 dự án này thu hút được khá nhiều lao động: 30 lao động. Tuy đến năm 1998, 2 chủ dự án đều hoàn trả số tiền vay cả gốc lẫn lãi đúng hạn nhưng những năm tiếp đó 2 chủ dự án này không tiếp tục vay. 1 dự án của Hội đoàn thanh niên 26 triệu đồng cũng ở trong tình trạng nêu trên.
Ngoài hộ kinh doanh và tổ chức đoàn thể, công tác cho vay hỗ trợ GQVL không thu hút được 1 đối tượng vay vốn nào khác như: Hộ gia đình, Hợp tác xã, Tổ hợp sản xuất; Doanh nghiệp,... có đủ điều kiện để vay vốn. Trong khi đó tổng số xã viên HTX của quận là 1.000 người; số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 206 doanh nghiệp và số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ. Các đối tượng trên đều có khả năng tạo việc làm cho 1 lượng lớn lao động trong quận và không ít trong số trên đều muốn vay vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Tuy vậy, trên thực tế họ lại chưa vay.
Nhìn chung, các đối tượng vay vốn GQHTVL ở quận Thanh Xuân đều thuộc đối tượng vay vốn GQVL theo đúng qui định của Nhà nước.
- Về nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn cho vay của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân gồm nguồn vốn bổ sung mới được ghi trong tổng mức kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm và vốn thu hồi nợ từ các dự án đã cho vay. Cụ thể đó là nguồn vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm sẽ được rót xuống thành phố. Sau đó UBND thành phố sẽ thông báo phân bổ kế hoạch vốn vay từng năm cho quận. Ta có thể nhìn bảng sau để so sánh nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân so với các quận khác trên địa bàn Hà Nội.
Biểu: Phân bổ kế hoạch nguồn vốn năm 2000 của UBND TP. Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Số thứ tự
Tổng số vốn vay
Trong đó
Vốn bổ sung mới
Vốn thu hồi cho vay tiếp
TW
Địa phương
1. Quận Đống Đa
2.500
-
-
2.500
2. Quận Hai Bà Trưng
3.000
-
-
3.000
3. Quận Ba Đình
2.000
-
-
2.000
4. Quận Hoàn Kiếm
2.000
-
-
2.000
5. Quận Tây Hồ
2.500
-
-
2.500
6. Quận Cầu Giấy
2.000
-
-
2.000
7. Quận Thanh Xuân
3.000
-
-
3.000
Năm 2000, nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân được phân bổ là cao nhất so với các quận khác (trừ quận Đống Đa là 3 tỷ đồng). Như vậy phải nói rằng công tác cho vay hỗ trợ GQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân là rất phát triển. Nhưng chính điều này tạo sức ép cho Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân phải nhanh chóng tiến hành thẩm định, xét duyệt, quốc tế dự án theo tiến độ thu hồi vốn trên địa bàn tránh tình trạng vốn tồn đọng trên địa bàn. Ngoài ra nguồn vốn cho vay hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào số vốn thu hồi nợ đến hạn mà vốn vay trên địa bàn hầu hết được sử dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình mang tính thời vụ cao nên tạo ra sự chậm chạp của việc cấp phát vốn gây kém hiệu quả.
- Về thời hạn và lãi suất cho vay và mức vốn cho vay: Theo Thông tư liên tịch số 13/1999/TT-LT BLTBXH-BTC-BKHĐT thì thời hạn cho vay từ quĩ QGHTVL có 3 loại: thời hạn 12 tháng, thời hạn 24 tháng và thời hạn 36 tháng nhưng từ năm 1997 đến 2000 ở Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chỉ cho vay với thời hạn 12 tháng là chủ yếu.
Duy chỉ có năm 1999, tại kho bạc có 8 dự án vay thời hạn 2 năm. Đến quí I năm 2001 vẫn chưa đến hạn trả nợ. Do đó quí I năm 2001, 19 dự án vay vốn tại kho bạc vẫn 100% là thời hạn 12 tháng. Điều đó cho thấy tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân vỗn hỗ trợ GQVL chủ yếu đều được dành để: chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm hoặc trồng cây lương thực hoa mầu ở các hộ gia đình. Do đó số lao động thu hút chủ yếu là chính các thành viên của hộ cho vay. Rất ít lao động đi thuê.
Lãi suất cho vay tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ: Từ năm 1996 đến nay, lãi suất cho vay đã giảm dần. Năm 1996 trở về trước, lãi suất là 0,9%/tháng. Đến năm 1997 giảm xuống còn 0,6%/tháng và đến 1/1/2000 giảm xuống còn 0,5%/tháng. Điều này cho thấy Chính phủ luôn nhấn mạnh tính ưu đãi đặc biệt đối với nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL. Lãi suất giảm làm tăng số vốn cho vay lên qua các năm.
Mức lãi suất trong hạn giảm dẫn tới lãi suất phạt quá hạn cũng giảm tương ứng từ 1,8%/tháng xuống 1,2%/tháng và giờ là 1%/tháng.
Tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân từ 1997-2000 lãi suất giảm xuống đã làm tăng nguồn vốn cho vay và tuy lãi suất phạt quá hạn giảm vẫn không phát sinh nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể số tiền vay tăng trong 4 năm là: năm 1997 là 2 tỷ 5 triệu đồng; năm 1998 cho vay 2 tỷ 10 triệu đồng; năm 1999 là 2 tỷ 968 triệu đồng và năm 2000 là 3 tỷ 800 triệu đồng.
Số tiền lãi cũng tăng lên đáng kể tạo điều kiện tốt để quay vòng vốn theo đúng nguyên tắc bảo tồn và tăng lên.
Về mức vốn cho vay: Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân cho vay các dự án không quá 100 triệu. Trong các dự án đoàn thể thì mỗi hộ gia đình chỉ được vay nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu. Tuy vậy, không có một tiêu thức nào để xác định cụ thể mức vốn vay cho các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trong quận. Do đó, rất nhiều hộ sản xuất nhỏ tạo nhiều công ăn việc làm lại đi vay bằng hoặc ít hơn số vốn của 1 hộ dịch vụ hay chăn nuôi thu hút được vài ba lao động. Thêm vào đó, mức tối đa 10 triệu làm cho vốn vay hỗ trợ đầu tư cho dự án còn nhỏ lẻ, manh mún vì vậy chưa phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn vay.
Ngoài ra, giữa quí 4 năm 1998, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân thực hiện cho vay theo uỷ quyền thành phố với 1 dự án của Hội phụ nữ với số tiền vay trên 100 triệu (cụ thể là 194 triệu đồng). Đến năm 1999 kho bạc đã thu gốc và lãi đầy đủ để gửi trả kho bạc Nhà nước Hà Nội.
- Về nguyên tắc điều kiện để được vay vốn: Số đối tượng vay vốn chủ yếu ở kho bạc Nhà nước Thanh Xuân là các hội đoàn thể và các dự án này đều đã có bảo lãnh tín chấp của Chủ tịch UBND phường. Những đối tượng đó đều đã lập được những dự án khả thi.
Hai dự án của 2 hộ kinh doanh năm 1997 đều có tài sản thế chấp là giấy tờ nhà. Tuy vậy, tại địa bàn quận cho đến nay chỉ có khoảng 45% hộ gia đình được cấp sổ đỏ chứng nhận sở hữu đất. Mà chủ yếu các hộ kinh doanh đều thế chấp bằng giấy tờ nhà đất. Do đó điều kiện vay phải có thế chấp bằng tài sản tại địa bàn là rất khó thoả mãn. Đó cũng là 1 trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng co hẹp của đối tượng vay vốn quốc gia hỗ trợ việc làm tại quận Thanh Xuân.
2.3.1.2. Đánh giá việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể về cho vay hỗ trợ GQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
Qua 4 năm thực hiện việc CVGQVL trên địa bàn quận Thanh Xuân, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập phát triển ngành nghề truyền thống, góp phần ổn định an ninh kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Từ biểu dưới đây ta sẽ rút ra cái nhìn tổng quát nhất về công tác CVQGVL qua Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân:
Biểu tổng hợp số liệu cho vay qua các năm
Năm
Số dự án cho vay (dự án)
Doanh số cho vay (1.000đ)
Thu nợ (1.000đ)
Dư nợ (1.000đ)
Lao động thu hút (người)
1997
28
2.005.000
-
2.005.000
1.144
1998
30
2.010.000
2.005.000
2.010.000
1.313
1999
47
2.968.000
2.010.000
2.968.000
1.381
2000
54
3.008.000
2.555.000
3.421.000
1.520
Đợt I 2001
19
1.344.000
-
4.765.000
867
Cộng
178
11.335.000
6.570.000
15.169.000
6.227
Theo biểu đồ thị Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã luôn triển khai tốt công tác cho vay hỗ trợ GQVL. Đảm bảo tiền vay phát ra đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả, không để phát sinh nợ quá hạn. Từ năm 1997 quận Thanh Xuân luôn vượt chỉ tiêu giao của thành phố từ 100,25%; 1997 đến 108% (2000). Do đó số dự án cho vay cũng ngày càng tăng từ 28 dự án (năm 1997) đến 54 dự án (năm 2000). Doanh số cho vay cũng tăng lên theo từng năm.
Cùng với số vốn cho vay tăng lên đó là số lao động được hỗ trợ, giải quyết việc làm cũng tăng lên:
Năm 1997: 1144 người
Năm 1998: 1313 người
Năm 1999: 1381 người
Năm 2000: 1520 người.
Đây là 1 kết quả đáng mừng nhất của công tác cho vay hỗ trợ GQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân, đó là dấu hiệu chứng tỏ Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân sẽ đạt được dễ dàng mục tiêu của quận đề ra trong năm 2001 là: giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trên địa bàn quận là 6,5% xuống còn 6%.
Để làm rõ nguyên nhân của những kết quả đạt được trên ta đi vào phân tích từng nghiệp vụ cụ thể trong công tác cho vay GQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân.
* Một là: Công tác triển khai kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu dự án.
Hàng năm, UBND TP. Hà Nội căn cứ vào khả năng của ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm tại địa phương, bố trí 1 phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để lập quỹ giải quyết việc làm trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định.
Sau đó Sở lao động thương binh và xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan lập kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới và vốn thu hồi cho từng quận, từng tổ chức đoàn thể.
Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân không có thẩm quyền phân bổ chi tiêu dự án mà chỉ tiến hành thực hiện việc cấp phát tiền vay theo đúng mức đã được phân bổ.
Từ năm 1997 đến đầu năm 2001, kho bạc đã cấp phát tổng số vốn hơn 11 tỷ đồng cho 178 dự án. Số vốn được phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo tỷ lệ: Hội cựu chiến binh: 58%; Hội phụ nữ: 40%; và các đối tượng khác là 2%. Hội cựu chiến binh được khuyến khích sử dụng nguồn vốn này bởi vì họ là những người năng động dám nghĩ dám làm và là trụ cột trong gia đình, hơn nữa họ lại có mức lương hưu khá cao đảm bảo cho Chủ tịch UBND quận bảo lãnh bằng tín chấp. Hội phụ nữ chỉ vay khoảng 71 dự án và các đối tượng khác (cụ thể là hộ kinh doanh và hội đoàn thanh niên) chỉ vay vẻn vẹn 3 dự án. Đây là điểm cần phải xem xét trong việc phân bổ dự án.
Vốn vay được sử dụng hầu hết là cho trồng trọt và chăn nuôi (70%). Điều này phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân. Ngoài ra nguồn vốn gần như được chia làm đôi để sử dụng cho kinh doanh dịch vụ và thủ công nghiệp. Các hội cựu chiến binh thường vay để sản xuất thủ công còn hội phụ nữ vay về kinh doanh dịch vụ nhiều hơn.
Thực trạng công tác triển khai kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu dự án tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được phản ánh rõ nét qua bảng biểu dưới đây:
Biểu:
STT
Đối tượng dự án
Số dự án (dự án)
Số tiền vay (triệu đồng)
Lao động thu hút (người)
Ghi chú
I
Chia theo đối tượng sử dụng
1
Hội phụ nữ
71
4.534
2.446
2
Hội cựu chiến binh
104
6.745
3.736
3
Các đối tượng khác
3
56
45
II
Chia theo mục đích sử dụng
1
Trồng trọt và chăn nuôi
124
7.934,5
2.185
2
Kinh doanh dịch vụ
28
1.813,6
2.174
3
Thủ công nghiệp
26
1.586,9
1.868
Cộng
178
11.335.000
6.227
Như ta thấy trong bảng, tỷ lệ thu hút lao động trên 1 đồng vốn của lĩnh vực thủ công nghiệp là cao hơn cả nhưng thực tế thì số vốn được cấp phát cho lĩnh vực này lại là ít hơn cả. Mà số lao động thu hút chính là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL. Do đó, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân cần phải có những biện pháp khuyến khích cho vay trong lĩnh vực thủ công nghiệp.
Vấn đề đáng chú ý nhất trong công tác triển khai kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu dự án còn nặng tính phân chia thứ tự cho phường cho hội mà chưa đặt vấn đề giải quyết việc làm lên hàng đầu. Do đó mà tại quận hầu như không có các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thu hút rất nhiều lao động xin vay vốn.
Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận tính tích cực trong công tác phân bổ dự án. Với tổng số dự án đã thực hiện (178 dự án) đã tập trung vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng là phát triển nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) đồng thời cũng phân bổ đến những ngành nghề đang được xã hội khuyến khích như dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
* Hai là: Công tác xây dựng, xét duyệt dự án.
Chủ dự án muốn vay vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm phải làm đơn gửi lên ban kinh tế của phường. Tại quận Thanh Xuân, chủ dự án thường là hội trưởng của hội cựu chiến binh hoặc hội phụ nữ phường. Trách nhiệm xây dựng dự án khả thi là của chủ dự án (dựa trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ được duyệt) nhưng tại quận Thanh Xuân thường thì phong lao động thương binh xã hội sẽ hướng dẫn các chủ dự án lập dự án theo đúng trình tự, đúng nội dung và hình thức.
Phòng lao động thương binh xã hội quận sẽ duyệt và chuyển dự án lên cho KB từ 3 - 5 ngày trước khi thẩm định. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân cũng sẽ có ý kiến về: mức vay, hiệu quả kinh tế … của dự án. Nếu thấy dự án khả thi, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân sẽ đi thẩm định cùng phòng Lao động thương binh xã hội.
Nhìn chung, cán bộ thẩm định dự án của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được tiến hành nghiêm túc. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân cố hữu khách quan mà số dự án được thẩm định còn rấ ít, do đó có thể dẫn đến bỏ sót những dự án chưa đủ tính khả thi. Theo nguyên tắc là phường thẩm định ít nhất 1/3 số dự án. Đó là do những nguyên nhân sau:
- Do thời gian bị giới hạn: Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân phải phối hợp với phòng lao động thương binh xã hội tổ chức thẩm định và ghi vào phiếu thẩm định dự án rồi tổng hợp trình UBND quận xem xét và ra quyết định đối với dự án có mức vay từ 100 triệu đồng trở xuống. Chỉ cần một phép tính đơn giản cũng thấy rõ tính bất cập trong thời gian qui dịnh. Ví dụ trong đợt một của năm 2001 kho bạc Nhà nước Thanh Xuân phải thẩm định 19 dự án. Mỗi dự án trung bình gồm khoảng 25 - 26 hộ xin vay. Tổng cộng lại có khoảng 500 hộ xin vay. Nễu mỗi ngày kho bạc và phòng thương bình xã hội thẩm định được 10 hộ xin vay vốn thì phải cần 25 ngày mới thẩm định xong 1/2 số dự án cần thẩm định.
- Do địa bàn quận dàn trải việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
- Do tin tưởng vào uy tín của chủ dự án được thể hiện trong các năm qua (không có dự án nào bị dư nợ khó đòi) nên việc thẩm định hầu như chỉ trên giấy tờ.
- Do thiếu cán bộ: Cả kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chỉ có một cán bộ phụ trách mảng cho vay giải quyết việc làm mà theo các năm só lượng công việc ngày càng tăng. Thêm nữa, cán bộ này còn phải kiêm cả một phần công việc của kế toán và kho quĩ nên không thể dồn thời gian làm hết cho công việc của mình. Vả lại, một ngày đi thẩm định, cán bộ này được hưởng 50.000 phục cấp chỉ đủ tiền xăng mà việc đi xuống cơ sở rất vất vả nên dễ dẫn tới tình trạng làm việc qua quýt của cán bộ.
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng cán bộ kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã có nhiều cố gắng và thành công trong công tác thẩm định dự án kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã gạt được rất nhiều dự án bất khả thi như: thực trạng sản xuất kinh doanh của người đi vay là lỗ rất nhiều, vốn tự có rất ít hay thực chất dự án không tạo được việc làm cho người lao động nhiều như đã khai báo…. Việc thẩm định đã có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả của quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân.
Sau khi thẩm định xong, dự án sẽ được trình lên Hội đồng xét duyệt. Quá trình xét duyệt dự án cũng rất cồng kềnh và mất thời gian.
Việc xét duyệt cho liên ngành lao động - thương binh và xã hội - kế hoạch đầu tư - kho bạc Nhà nước từ cấp tỉnh trở lên thực hiện do đó không thể làm thường xuyên, thường là định kỳ 4- 6 tháng mới tổ chức xét duyệt một lần dẫn đến tình trạng dự án có yêu cầu vốn sản xuất, đặc biệt là đối tượng sản xuất thời vụ lại cần vốn nhanh cho kịp thời trong khi vốn để ít lại bị tồn đọng tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chờ dự án. Do việc định lịch xét duyệt dự án cứng nhắc như vậy đã ảnh hưởng đến kết quả chất lượng khả thi của dự án vì kho bạc phải thẩm định qua quýt cho nhanh xong do các ngành đều đã ký thẩm định sẵn chờ kho bạc ký sau cùng để phòng lao động thương bình và xã hội đi duyệt tỉnh cho kịp thời.
Đối với dự án vay trên 100 triệu đồng , 194 triệu đồng năm 1998 tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân thì kho bạc không có thẩm quyền thẩm định dự án. Đây là hình thức kho bạc vay theo uỷ quyền của thành phố hn. Thành phố đã phê duyệt trước dự án. Tuy vậy, trong quá trình phát vốn vay, kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã phát hiện và đình chỉ 9 trường hợp không đủ điều kiện vay như: đã vay nhưng chưa trả nợ hoặc chồng đã vay bên hội Cựu chiến binh vợ lại làm đơn vay bên hội Phụ nữ … Đây là một mâu thuẫn không đáng có.
Nhìn chung, qui trình xây dựng và xét duyệt dự án tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được thực hiện đúng trình tự và mục tiêu dự án đề ra, có ý nghĩa thực tiễn cao. Các dự án được duyệt đều có hồ sơ đủ thueo qui định và trình tự thực hiện có sự tham gia của các thành phần thuộc ban chỉ đạo quận, thành phố; chất lượng của từng dự án ngày càng khá hơn với tính sát thực và tính khả thi cao.
* Ba là: Công tác cho vay thu nợ.
Trong thời gian vừa qua kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã thực hiện tốt công tác cho vay thu nợ. Vốn được rót từ ngân sách cấp trên về được cấp phát kịp thời đến tay người vay vốn tránh tối đa tình trạng đọng vốn tại kho bạc. Kho bạc cố gắng phát tiền cho vay một lần dứt khoát cho các chủ dự án. Khi chủ dự án phát tiền cho các hộ vay vốn, kho bạc Nhà nước có chứng kiến và xác nhận đúng thủ tục, đảm bảo tiền vay được cấp phát đúng đối tượng, vẫn đảm bảo nguyên tắc cấp tiền vay trực tiếp đến người sử dụng vốn trong dự án. Tuy vậy, do nguồn chủ yếu của vốn cho vay hỗ trợ việc làm tại kho bạc là vốn thu hồi cho vay tiếp nên dẫn tới tình trạng cuối năm mới thu hồi được vốn không thể kịp thời gian để cấp phát tiền vay theo đúng mức qui định trong năm. Thường thì kho bạc phải tiến hành cho vay trong đợt một năm sau số dự án được duyệt năm trước. Như vậy làm ảnh hưởng tới các dự án theo mùa vụ. Kho bạc cũng có hướng cho vay cuốn chiếu để đỡ dồn tỷ lệ giải ngân nhưng hiện tại vẫn chưa có kết quả tốt vì nguồn cho vay chủ yếu là thu theo đợt.
Tính đến nay, sau 4 năm hoạt động, kho bạc Nhà nước Thanh Xuân chưa để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo thu nợ 100%. Ngoài thu nợ (cả gốc và lãi) kho bạc không thu thêm bất cứ một khoản thu nào từ các chủ dự án. Nhưng vẫn có tình trạng số lãi kho bạc thu được bị giảm sút so với dự kiến. Nguyên nhân là do có những hộ vay vốn trả vốn vay trước thời hạn vì những lý do như: chuyển nhà, làm ăn không phát triển… Mà số lãi lại được tính từ số ngày đi vay cho đến lúc trả nợ (dù theo hợp đồng tín dụng là xin vay 12 tháng). Điều này dẫn đến tình trạng kho bạc bị hụt một khoản lãi mà số tiền trả nợ trước hạn đó lại bị ứ đọng lại, vì không đủ thời gian để quay vòng cho vay nữa.
Từ 1997 đến nay thì kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã cho vay 11 tỷ 335 triệu đồng. Thu nợ được 6 tỷ 57 triệu đồng, dư nợ là 4 tỷ 765 triệu đồng. Không có nợ quá hạn. Đây là một kết quả rất tích cực. Thể hiện sự làm việc nỗ lực và nghiêm túc của cán bộ kho bạc Nhà nước Thanh Xuân.
* Bốn là: Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm:
Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy chủ trương của Nhà nước hỗ trợ vốn để giải quyết việc làm tại chỗ, gắn với việc khai thác tiềm năng đất đai, vốn, kỹ thuật, cây con trong chương trình tổng thể về giải quyết việc làm là một chủ trương đúng đắn và rất phù hợp với quận Thanh Xuân, kết quả thực hiện cho vay qua quĩ Quốc gia hỗ trợ việc làm của kho bạc Nhà nước Thanh Xuân luôn đạt vượt mức yêu cầu cơ bản đề ra.
Từ năm 1997 đến nay số vốn thực hiện cho vay ngày càng tăng lên, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (năm 1997 vượt 25% năm 1999 vượt 18%). Cụ thể số vốn cho vay là:
Năm 1997: 2 tỷ 5 triệu đồng
Năm 1998: 2 tỷ 10 triệu đồng
Năm 1999: 2 tỷ 968 triệu đồng
Năm 2000: 3 tỷ 8 triệu đồng
Đợt 1 năm 2001: 1tỷ 344 triệu đồng.
Tương ướng với số vốn cho vay tăng, số lao động thu hút được cũng tăng lên đánh dấu một kết quả tích cực trong công tác CVGQVL tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân: Cụ thể
Năm 1997: 1144 người
Năm 1998: 1313 người.
Năm 1999: 1381 người.
Năm 2000: 1520 người
Đợt 1 năm 2001: 867 người.
Mục tiêu năm 2001: 2.500 người.
Vậy là qua ... hơn năm hoạt động, kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã giải quyết việc làm cho 6.227 lao động tại quận góp phần tăng trưởng kinh tế trong toàn quận đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,83 tỷ đồng banừg 102% kế hoạch năm. Đời sống của các hội viên cũng dần được cải thiện. Tính đến nay trong bình quân mỗi tháng thu nhập bình quân của mỗi hội viên đạt 500.000- 600.000đ thu nhập này đối với những quận nội thành thì chưa hẳn đã cao nhưng so với quận ven đô như quận Thanh Xuân thì cũng đã đáng kể. Đặc biệt có những hộ ở phòng Khương Mai, thu nhập đạt 1 triệu - 1,5 triệu đồng/tháng.
Qua hơn 4 năm hoạt động mà chưa một lần kho bạc Nhà nước Thanh Xuân phải thúc ép đòi nợ hay phạt quá hạn dự án nào. Do vậy toàn bộ số vốn cho vay trên địa bàn đều được thu hồi kịp thời để quay vòng vốn. Chính vì vậy, nguồn vốn CVGQVL tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã phát huy được hiệu lực kinh tế. Không những vậy, nguồn vốn còn giải quyết được vấn đề xã hội. 6.227 lao động thất nghiệp có việc làm sẽ giảm một phần đáng kẻ các tệ nạn xã hội ở địa phương do "nhàn cư vi bất thiệt" gây ra như: nghiện hút, cờ bạc....
Kết quả đáng mừng trên một phần là do ý thức lương thiện của người dân địa phương và một phần là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ phụ trách CVGQVL tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân và tiểu ban thương binh - xã hội quận.
* Năm là: Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm.
Sau khi phát tiền vay, kho bạc Nhà nước Thanh Xuân vẫn theo dõi và kiểm tra việc sử dụng tiền vay của các hộ vay vốn nhằm đảm bảo vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích. Việc kiểm tra được tiến hành theo 2 cách: Theo định kỳ 1/2 thời gian vay một lần hoặc kiểm tra đột xuất. Thường thì do điều kiện hạn chế nên kho bạc không thể kiểm tra được 100% dự án đã vay mà cán bộ kho bạc sẽ tự chọn ra các hộ nhất định cần phải kiểm tra để đi kiểm tra mẫu. Ước trong khoảng 178 dự án đã thực hiện kho bạc sẽ đi kiểm tra được khoảng 125 dự án (khoảng 71%). Do quá trình thẩm định tốt (đã gạt hết những dự án bất khả thi ra) nên hơn 4 năm kiểm tra vốn sử dụng vốn vay, kho bạc chưa phát hiện và tiến hành thu nợ trước hạn của hộ sử dụng sai mục đích nào. Thực chất cũng phát hiện có khoảng vài hộ sử dụng sai mục đích nhưng cán bộ kho bạc đã linh hoạt không thu nợ trước hạn mà tìm các biện pháp thúc nợ do đó kho bạc luôn thu được nợ đúng hạn mà các hộ vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh được. Bởi hầu hết các hộ này sử dụng sai mục đích ở chỗ: vay để nuôi trồng nhưng không hiệu quả nên chuyển vốn sang sản xuất kinh doanh mặt hàng khác vẫn đảm bảo thu hút lao động và đạt hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, kho bạc Nhà nước Hà Nội cũng đã 2 lần kiểm tra đột xuất công tác CVGQVL tại kho bạc Nhà nước Thanh Xuân (1 lần năm 2000 và 1 lần là tháng 4 năm 2001). Thành phần của ban thanh tra gồm: 3 cán bộ thuộc phòng kế hoạch kho bạc Hà Nội, hầu hết việc kiểm tra được tiến hành trên sổ sách chứng từ. Qua đợt kiểm tra đã xác nhận kho bạc Nhà nước Thanh Xuân luôn thực hiện tốt công tác CVGQVL theo đúng qui định của Nhà nước.
Với 2 lần kiểm tra trong 4 năm hoạt động của kho bạc Nhà nước Hà Nội là quá ít, liên Bộ, các cơ quan cấp trên của chủ dự án cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra để kịp thời phát hiện những hiện tượng sai trái, tiêu cực làm giảm hiệu quả của nguồn vốn vay GQVL.
....
2.3.2. Phân tích dự án điển hình
Để làm rõ bức tranh toàn cảnh của công tác CV hỗ trợ GQVL tại KB nhà nước TX ta đi vào phân tích một dự án mâũ sau:
Tên dự án: sản xuất tiểu thủ C N - Chăn nuôi gia súc - dịch vụ
Chủ dự án: Ông Vũ Lai Trường - Chủ tịch hội CCBinh phường Khương Trung
Địa chỉ thực hiện: Phường Khương Trung
Tổng só vốn thực hiện: 85.400.000
Trong đó: Vốn tự có: 15.400.000đ
Vốn cần vay: 70.000.000đ
Tổng số hộ tại gia dự án: 13 hộ
Tổng số lao động được tạo việc làm: 33 người
Trong đó: Lao động hiện có
Lao động thu hút: 20người
Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Tháng 1/2000
2.3.2.1. Bối cảnh thực hiện dự án:
Về mặt kinh tế: Các hộ tham gia dự án đều là Hội viên cứu chiến binh, thu nhập chủ yếu bằng đồng lương hưu nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ cần có vốn để sản xuất kinh doanh trước hết là tạo việc làm cho bản thân thêm đó là thu hút lao động giải quyết việc làm cho những người cùng tham gia sản xuất kinh doanh.
Về điều kiện tự nhiên: Các hộ đều đã có ngành nghề và phương tiện vật chất kỹ thuạt nhất định nhưng vì thiếu vốn nên việc thực hiện sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
Về mặt xã hội: Các ngành nghề nên dự án đều không vi phạm
Mục tiêu của dự án là phát triển sản xuất thủ công, dịch vụ gia công, chăn nuôi. Có 13 hộ tham gia. Từ đó góp phần giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp tại địa phương
2.3.2.2. Nội dụng dự án:
Dự án được chủ tịch hội CCB phương Khương Trung xây dựng ngày 9/12/1999 gồm những nội dung sau:
* Một là: Qui mô dự án:
Dự án gồm 12 hộ tham gia. Trong đó:
2 hộ sản xuất thủ công nghiệp
5 hộ dịch vụ
4 hộ may gia công
2 hộ chăn nuôi
Số lao động tham gia dự án: Là 33 lao động. Trong đó: 13 lao động là lao động hiện có còn 20 lao độn là số lao động thu hút.
* Hai là: Nhu cầu vốn vay 70.000.000 đ. Được xác định như sau:
- Sản xuất thủ công: có 2 hộ gồm: 1 hộ sản xuất đồ gỗ
ã Mua máy móc: 5. 000.000
ã Mua nguyên vật liệu: 9.000.000
ã Hao mòn (năm): 1.200.000
Tổng cộng : 15.200.000
Nhu cầu đầu tư của 2 hộ là: 17.600.000
ã Một hộ sản xuất hương thắp = 2.400.000đ
Trong đó:
- Vốn tự có: 5.600.000đ
- Vốn cần vay: 12.000.000đ
- Dịch vụ: 5 hộ
(Tính cho 1 hộ) + Đầu tư mua nguyên liệu phụ tùng: 4.000.000đ
+ Mua sắm thiết bị : 2.000.000đ
Tổng cộng : 6.000.000đ
Tổng lại 5 hộ là: 6.000.000 x 5 = 30. 000.000đ
Trong đó:
+ Vốn tự có: 5.000.000đ
+ Vốn cần vay: 25.000.000đ
- May gia công: 4 hộ
Tính cho 1 hộ:
+ Mua máy móc: 4.300.000đ
+ Mua nguyên vật liệu: 3.500.000đ
+ Hao mòn (1năm) 3.000.000đ
Tổng cộng: 8.100.000đ
Tính cho 4 hộ: 4x8.100.000 = 32.400.000đ
Trong đó:
+ Vốn tự có: 9.400.000đ
+ Vốn vẫn vay: 23.000.000đ
- Chăn nuôi gà: 1 hộ
ã Đầu tư cho 1 con gà: Trong 4 tháng là:
+ Mua giống: 14.000đ
+ Mua thức ăn: 20.000đ
+ Mua râu xanh: 10.000đ
+ Chi phí khác: 10.000đ
Tổng cộng : 54.000đ
Tổng chi phí cho 1 đàn gà 100 con là: 54.000 x 100 = 5.400.000đ
Sản lượng tăng thêm nếu dự án thực hiện đựơc:
Trọng lượng trung bình 1 con là 3kg: 3x 100con = 300kg
Giá thị trường 20.000đ/ kg: 30kg = 6.000.000đ
Vậy sau 4 tháng sẽ thu bãi được: 6.000.000 - 5.400.000 = 6.00.000đ./tháng
Ngoài ra còn thu nhập thêm trứng gà
Trong tổng chi phí thì:
+ Vốn tự có là: 400.000đ
+ Vốn cần vay: 5.000.000đ
- Chăn nuôi lợn: 1 hộ
Chi phí 1 đầu lợn trong 3 tháng là:
+ Mua giống: 300.000đ
+ Mua thức ăn: 200.000đ
+ Thuốc thú y: 50.000đ
+ Chuồng trại: 150.000đ
+ Công lao động: 100.000đ
Tổng cộng: 800.000đ
Tổng đầu tư cho đàn lợn 7 con là: 800.000 x 7 = 5.600.000đ
Sản lượng tăng thêm nếu dự án TH được án là: 100kg x 7con = 700kg
Số tiền thu được là: 700kg x 11.000đ = 7.700.000đ
Vậy sau 3 tháng hộ sẽ thu lãi là: 7.700.000 - 5.600.000 = 1.100.000đ/tháng
Trong tổng số vốn đầu tư thì : Vốn tự có : 600.000đ
+ Vốn xin vay: 5.000.000đ
* Ba là: Mục đích sử dụng vốn vay
+ Đầu tư mua máy móc: 23.000.000đ
+ Đầu tư mua nguyên liệu: 46.850.000đ
+ Chi phí khác: 15.550.000đ
Tổng đầu tư cho cả dự án là: 85.400.000đ
Trong đó:
+ Vốn tự có: 15.400.000đ
+ Vốn cần vay: 70.000.000đ
* Bốn là: Hiệu quả kinh tế. Nếu dự án thực hiện được sẽ giải quyết việc làm cho 20 lao động. Thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng là 450.000đ đến 650.000đ. Nâng cao đời sống của Hội viên.
* Năm là: Thời gian vay: 12tháng
* Sáu là: Hình thức đảm bảo vốn vay: Vay bằng tín chấp của chủ tịch VBND phường Khương Trung.
Dự án được phòng lao độn và thương binh xã hội quận Thanh xuân hướng dẫn chủ dự án lập theo đúng nội dung và hình thức quy định của nhà nước.
2.3.2.3 Thẩm định và xét duyệt dự án:
Tổng số vốn Hội viên đề nghị vay là: 83.00.000đ
Khi Hội đoàn thể kiểm tra, ra quết định xét duyệt cho vay với tổng số vốn là: 70.000.000đ
Sau khi dự án đựoc gửi đến, các cơ quan hữu quan tiến hành thẩm định dự án gồm: Đại diện KB nhà nước, đại diện phòng lao động thương binh xã hội quận Thanh xuân, đại diện hội CCB phường Khương Trung; đại diện Hội CCB quận Thanh xuân.
Sau khi xuống tận cơ sở xem xét, kiểm tra và đánh giá 4 hộ (1hộ sản xuất đồ gỗ, 1 hộ may, 1hộ nuôi gà, 1hộ nuôi lợn và 1hộ dịch vụ) phiếu thẩm định được lập với nội dung sau:
Nhìn chung dự án có tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗ số hộ thẩm định thí điểm đảm bảo làm đúng ngành nghề đăng ký.
Tuy vậy, có 1 hộ chăn nuôi lợn là không đủ điều kiện vay vốn do: Chưa có chuồng trại. Chủ hộ ở trong căn hộ tập thể hẹp không có chỗ nuôi lợn. Số tiền 5.000.000đ vay để mua lợn giống về quê Thanh hoá nuôi. Như vậy không thuộc đối tượng vay vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm Quận Thanh Xuân.
Ngày 27/12./1999 dự án được duyệt với quyết định 843 QĐ/VB gồm những nội dung sau:
+ Số tiền được vay là: 65.000.000đ
+ Thời hạn cho vay: 12tháng
+ Mức lãi suất cho vay: 0,6%tháng
2.3.2.4 Tổ chức cho vay:
Ngày 19/1/2000 căn cứ vào hợp đồng uỷ thác cho vay và số nguồn vốn nhận được, kho bạc Nhà nước thực hiện phát tiền vay theo đúng nguyên tắc cấp trực tiếp đến người sử dụng vốn vay (không thông qua khâu trung gian là chủ dự án). Đa số việc phát tiền vay rất đúng ngày tính lãi và trả cũng đúng ngày nên thườn thì KB không phaỉ tính toán ngày giảm trừ (theo quy định là không quá 10ngày). Việc này rút ngắn 1 phần các công việc đã quá cồng kềnh của KB.
Lãi suất tiền vay được thực hiện và thay đổi theo thông báo của Bộ trưởng Bộ tài chính, đúng qui định của liên Bộ cho từng đối tượng dự án và được công khai thông báo thay đổi kịp thời. Theo dự án đựơc lập, lãi suất tiền vay là 0,6%/ 1 tháng (năm 1999). Nhưng tháng 1 năm 2000 những quy định giảm lãi suất xuống còn 0,5%/tháng nên trong hợp đồng uỷ thác cho vay mức lãi suất là 0,5%
Vốn vay được phát 1 lần ngay khi có đủ điều kiện do đó các chủ hộ kịp thời có đủ nguồn vốn hộ trọ sản xuất kinh doanh theo đúng mùa vụ.
2.3.2.5 Kiểm tra dự án.
Ngay sau khi giải ngân, kho bạc Nhà nước Thanh xuân đã tổ chức kiểm tra, đối chiếu nhận nợ và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ. Hầu hết các hộ đếu sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã xác định trong dự án vay vốn. Duy có hộ chăn nuôi gà do thời tiết xấu và bệnh.
Dịch phà nên đã gặp nhiều khó khăn nguy cơ không phát huy được hiệu quả vốn. Cán bộ kinh doanh đã đến gặp trực tiếp và cùng bàn hướng giải quyết. Hộ này đã đưa ra phương án hợp lý để tiếp tục sử dụng vốn 5.000.000 đồng đã vay và được kb châp thuận.
Nhìn chung do công tác thẩm định đã được làm tốt ngay từ đầu nên quá trình kiểm tra dự án được tiến hành vô cùng trôi chảy
2.3.2.6 Kết quả thu nợ đến hạn:
Trước khi đến hạn thu nợ KBNNTX có thông báo trả nợ đến tất cả các hộ trong dự án. Đến đúng ngày 19/1/2000 kb thu nợ hết nợ với:
Tổng số tiền gốc là: 65.000.000 đ
Tổng số tiền lãi là : 3.900.000 đ
Tổng số dư nợ là : 0 đ
Như vậy kb đã thu đựơc đủ cả gốc và lãi. Không có hộ nào trả vốn trước hạn hoặc để quá hạn nợ
Sau đó KBNNTX cấp đủ số tiền 3.88900 đồng bằng 10% lãi từ dự án 3.900.00 đồng) để trả phí thù lao uỷ thác cho vay cho chủ dự án theo đúng quy định của liên bộ
2.3.2.7 Đánh gía dự án
* Những điểm đạt được
- Đối tượng của dự án đa dạng (hộ kinh doanh, sản xuất thủ công nghiệp, chăn nuôi) phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng địa phương, từ đó huy động được tối đa tiềm lực trong dân
- Dự án được xây dựng chi tiết cụ thể theo đúng quy trình kỹ thuật và định mức lao động, giống vật tư hợp lý.
- Công tác thẩm định xét duyệt chuyển vốn và cho vay theo đúng quy định của liên bộ. Đã kịp thời phát hiện ra 1 vài hộ chăn nuôi không đủ điều kiện vay vốn tạo điều kiện cho việc thu hồi vốn nợ 100%
Tất cả các hộ thành viên dự án đã thực hiện tốt mục tiêu của chương trình ổn định việc làm (32 lao động thu nhập của các hộ cũng tăng đáng kể (trung bình khoảng450.00 đ/tháng đến 600.000 đ/tháng). sản xuất được mở rộng góp phần lớn trong việc ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Cán bộ KTNNTX đã kiểm tra và giám sát thực hiện dư án có hiệu quả linh động giải quyết mọi vấn đề thiếu vốn vay được quay vòng 1 cách tối đa và hiệu quả
* Một số hiệu quả và nguyên nhân
Dự án được độc lập tâu tóm rất nhiều hộ sử dụng vốn quya vòng với mục đích khác nhau. Điều này tạo ra bất cập cho kb trong quá trình phân loại dự án. Khi có thể đưa ra bất kỳ 1 tiêu thức chung nào cho dự án.
Về nội dung và hình thức dự án: Xây dựng rất phức tạp và không sát thực tế với điều kiện kiến thức tập quán của người dân dẫn đến việc các hộ không tự lập được 1 dự án cho mình.
Các định mức ghi trong dự án chưa thật hợp lý nhất là việc tính lãi quá khả quan. Chưa tính đến các rủi ro có thể xảy ra và các giải pháp khắc phụ nên khi gặp khó khăn, chủ hộ thường lúng túng. Tuy vậy nhờ có sự kiểm trâ giúp đỡ kịp thời của cán bộ kb nên vốn vay được sử dụng 1 cách có hiêụ quả
- Các chủ hộ có nhận thức đúng đắn về mục tiêu và ýn nghĩa của chương trình cho vay nên hỗ trợ GQVL do trình độ của họ có hạn và do chương trình chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy xảy ra trường hợp xin vay vốn 5.000.000 đồng để chăn nuôi lợn tại địa bàn quận huyện khác.
Nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL trong dự án bị phân bổ dàn trair cho quá nhiều hộ nên hiệu quả của vốn vay chưa có thành công gì rực rỡ. Thêm vào đó thời hạn vay vốn chưa thực sự hợp lý làm giảm hiệu quả vốn vay. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp quay vòng vốn cần dài hạn hơn 1 năm trong khi các hộ chăn nuôi và dịch vụ lại mang tính chất mùa vụ không đến 1 năm.
2.3.3. Kết luận chung
Qua hơn 4 năm thực hiện công tác CVGQVL tại KBNNTX đã được nhiều thành công đáng kể. 178 dự án đã được thực hiện và hầu hết đều đã thu nợ đúng đủ với tổng số tiền cho vay là 11.335.000.000 đồng. KBNNTX đã góp phần taọ việc làm cho hơn 6.200 lao động thiếu việc làm trong quận . Đó là 1 đóng góp đáng kể dẫn tới kết quả giảm hướng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong quận từ 4,12% = 3776 người năm 1997 chỉ tăng mỗi năm từ 1% đến 1,2% (tỷ lệ thất nghiệp năm 1999 là 6,5%). Không những số lượng người lao động tăng lên mà công tác CVGQVL còn tăng. chất lượng lao động. Người lao động có việc làm sẽ có điều kiện áp dụng những học hỏi của mình vào thực tế , có điều kiện thực hành nâng cao tay nghề.
Có được những kết quả trên phải kể đến là sự định hướng chủ trương của NQ 120 /HĐBT rất phù hợp với dự án nhỏGQVL tại địa phương và thực tế đã khẳng định tính khoa học đứng đắn trong những chính sách định hướng chương trình mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và của nhà nước. Ngoài ra KBNNTX đã tổ chức thực hiện chặt chẽ các quy định chế độ thể lệ của chương trình CV hỗ trợ giải quết việc làm. Công tác thẩm định dự án của KB có chú ý chiều sâu và tính khả thi cấp phát tiền vay đúng chế độ, tích cự kiểm tra việc thực hiện vốn vay và có biện pháp kịp thời ngăn chặn nợ quá hạn đảm bảo được việc quản lý an toàn vốn sử dụng hiệu quả. Đó là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, đúng đắn của ban lãnh đạo KBnn TX và tính chủ động, có trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ. Việc phân bổ nguồn vốn vay hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận, phát huy, vận dụng được tiềm năng của Quận Thanh xuân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đựơc, công tác CVGQVL tại KB cũng gặp phải không ít khó khăn KBNNTX. Mới thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu tình trạng khiến cán bộ nghiệp vụ CVGQVL tại KB phải cáng đáng nhiều công tác khác nên không tập trung cao độ vào công việc được. Ngoài ra do đặc điểm kinh tế xã hội của một quận ven đô, cơ cấu dân cư, cơ cấu kinh tế phức tạp làm cho việc phân bổ và thẩm định vốn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trình độ dân cư tại địa bàn còn thấp gây nên những nhận thức vào việc làm sai lệch trong quá trình sử dụng vốn vay. Cuối cùng là do cơ chế chính sách của nhà nước về cho vay GQVL khi áp dụng vào địa phương còn nhiều bất cập nên tạo ra một khó khăn không nhỏ tới việc thực hiện CVGQVL tại KB.
Với số lao động thất nghiệp hiện nay ngần quận Thanh Xuân đòi hỏi KBNNTX cần nỗ lực hơn nữa trong công tác CV hỗ trợ GQVL để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm phát triển kinh tế địa phương hạn chế những tệ nạn xã hội .
Trích dẫn và tài liệu tham khảo
1. Hệ thống các văn bản về hoạt động Kho bạc Nhà nước - Tập 3, 4 - NXB Tài chính năm 1998, 1999
2. Niên giám Thống kê 2000
3. Giáo trình: Quản lý Tài chính Nhà nước - Trường ĐH Tài chính kế toán, Hà Nội.
4. Nghiệp vụ quản lý kho bạc Nhà nước - NXB Tài chính, 1997
5. Quảnlý cấp phát cho vay Quĩ tài trợ "327-120".
6. Cho vay GQVL (lãi suất ưu đãi) do Bộ Tài chính xuất bản.
7. Các hồ sơ tài liệu, báo cáo về cho vay GQVL của kho bạc Nhà nước Thanh Xuân.
8. Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, NXB Thống kê, 1997
9. Làm thế nào để vay vốn từ quĩ quốc gia GQVL 1998.
10. Các tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0028.doc