Chuyên đề Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ hoàng anh

Hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều phần giá trị thăng dư, cũng như đem lại cho nền kinh tế những nguồn thu lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nói chung đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nói riêng. Muốn làm tốt công tác kế toán thì vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ công tác hoạch toán chi phí và tính giá thành sao cho,vừa tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất. Việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành khoa học là điều không thể thiếu vì nó đóng vai trò trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng sinh lời. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp có tuổi đời còn trẻ, Công ty cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoầng Anh đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã giúp cho công ty dần thoát ra khỏi khó khăn và ngày một vững bước trên đà phát triển. Đóng góp vào sự thành công đó không thể không kể đến một phần đóng góp của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như về mặt trình độ, cho nên bài viết này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em cũng rất mong muốn và xin tiếp thu ý kiến đóng góp của các cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh, thầy cô giáo trong khoa kế toán trường ĐH&QLKDHN và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS. TS Lương Trọng Yêm đã giúp em hoàn thành bài viết này!

doc58 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ hoàng anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sau đó mới làm tiếp sang giai đoạn tiếp theo. * Thị trường hoạt động của Công ty Hiện nay, với năng lực của mình Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng tại địa phương mình và khách hàng vùng Duyên Hải phía Bắc như Thái Bình ( tầu Hoàng gia, tầu Hải Hà...), Nam Định ( tầu Hoàng Phát, tầu Hoàng Triệu... ), Hà Nam Ninh, Ninh Bình.... với sản phẩm chủ yếu : Đóng mới, sửa chữa các loại tầu trọng tải 1800 tấn. Ngoài ra để định hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của thị trường Công ty còn một số dự án khả thi đang thực hiện ở các lĩnh vực khác như: - Xưởng đóng mới tầu hợp kim nhôm, composit. - Xưởng mộc phục vụ cho đóng tầu gỗ trong chương trình đánh bắt xa bờ của quốc gia. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong việc vận tải, nạo vét luồng lạch, sản xuất phụ tùng gia công cơ khí phục vụ nghành giao thông vận tải 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần côgn nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh. Cùng với sự phát triển chung của sản xuất đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau. Mỗi kiểu thức chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và được áp dụng trong những điều kiện nhất định. Công ty Ho àng Anh với phương châm “ lấy ngắn nuôi dài - tự lực - tự cường trong sản xuất". Trải qua nhiều thăng trầm và đúc rút kinh nghiệm nên đã chọn hướng tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty phải gọn nhẹ và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Mô hình quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến.(xem phụ lục số 5) @ Giám đốc Công ty: là người trực tiếp điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các công tác khác theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có nhiệm vụ điều hành Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, giữ và bảo toàn vốn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên về kết quả kinh doanh của Công ty. Phụ trách trực tiếp Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính ( về tài chính và nhân sự). @ Phó Giám đốc Công ty : là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng. Trực tiếp và phụ trách điều hành sản xuất chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạch định các chiến lược phát triển của Công ty bao gồm kế hoạch sản xuất từng quý, năm, cân đối điều chỉnh lực lượng lao động, hạch toán sản phẩm, giải phóng sản phẩm, tiếp thị, đầu tư và các công tác khác. @ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật : Là Phòng được coi là lực lượng then chốt trong toàn bộ hoạt động của Công ty, toàn bộ cán bộ trong phòng đều là các kỹ sư đã đuợc tuyển chọn kỹ hoặc đã có bề dày kinh nghiệm trong nghề đóng tầu. Quân số gồm 20 kỹ sư, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Nhiệm vụ chính là cân đối kế hoạch sản xuất cho từng quý, năm và điều hành để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra, hạch toán sản phẩm, quản lý vật tư, định mức lương, định mức vật tư cho từng sản phẩm của Công ty.. @ Nhóm chủ nhiệm sản phẩm : Bao gồm những kỹ sư có năng lực, có phẩm chất, năng động, tận tuỵ, chủ nhiệm sản phẩm được biến chế trong phòng kế hoạch kỹ thuật. Thực hiện công việc trọn gói cho một hay nhiều sản phẩm kể từ khi bắt đầu thi công cho đến khi kết thúc bàn giao nhiệm vụ chủ yếu là : Khảo sát, lập dự toán vật tư, dự toán lương, lập tiến độ thực hiện quy trình thi công, biện pháp đảm bảo an ninh về lao động điều hành các tổ sản xuất thi công sản phẩm, đối nội, đối ngoại, quyết toán bàn giao công trình, hạch toán vật tư, hạch toán kinh tế cho từng sản phẩm được giao. Giao và trả lương cho các tổ sản xuất. @ Các tổ sản xuất : Có nhiệm vụ chủ động cân đối lực lượng lao động của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch, đảm bảo đúng chất lượng, kỹ thuật đòi hỏi, đảm bảo an toàn trong sản xuất. @ Phòng tổ chức hành chính : Là đơn vị tham mưu cho ban Giám đốc về nhân sự, kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, điều động. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực trong cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng bậc công nhân duy trì kỷ luật, nội quy cơ quan, quản lý đội xe và làm các công việc hành chính khác của Công ty. @ Trạm y tế Công ty trực thuộc Phòng tổ chức hành chính nhiệm vụ chăm lo, theo dõi sức khoẻ cho CB CNV, đảm bảo việc mua các bảo hiểm cho người lao động, kiểm tra vệ sinh thức ăn, thực phẩm, trực sản xuất đề phòng tai nạn lao động. @ Tổ bảo vệ : Bao gồm 5 trạm gác trực thuộc Phòng tổ chức hành chính, là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ an ninh của Công ty 24/24 giờ, đảm bảo an toàn về tài sản và trật tư công cộng, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong Công ty. @ Phòng đầu tư thị trường: Là đơn vị có nhiệm vụ hoàn chỉnh các dự án đầu tư của Công ty, nhận hồ sơ và tham gia các công trình đấu thầu, lập kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn, quản lý việc xây dựng cơ bản của Công ty, tiếp thị, tìm tòi sản phẩm và thị trường của Công ty. @ Phòng KCS : Bao gồm các kỹ sư chuyên ngành về tầu thuỷ, đã có nhiều kinh nghiệm và được tuyển chọn. Đây là phòng hoạt động độc lập trực thuộc Giám đốc với chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm và duy trì kỷ luật trong việc vi phạm các công trình, vi phạm các quy trình, vi phạm trong chế tạo sản phẩm. Có quyền đình chỉ thi công, lập biên bản phạt. 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Đây là bộ phận tham mưu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng phương pháp hạch toán CTGS kết hợp NKCT. Với chức năng quản lý hoạt động kế toán của Công ty, bộ phận kế toán luôn bám sát quá trình kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ chính xác phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo kinh doanh. Số cán bộ làm trong phòng kế toán 7 người hình thức kế toán kiểu tập trung. – Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh xem phụ lục số 6 Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu nhiệm vụ kế toán, trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kế toán kế toán của Công ty được tổ chức như sau : @ Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng : Phụ trách chung công tác đối ngoại, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của phòng. Làm các báo cáo, biểu báo cáo các ngành. @ Phó phòng thứ nhất : - Tập hợp chi phí giá thành trong tháng ( TK 154) - Tính giá thành tiêu thụ cho từng sản phẩm tháng hoặc quý. - Theo dõi thanh toán với khách hàng - vật tư khách hành mang đến. - Báo cáo quyết toán thuế với cục thuế vào ngày mồng 8 hàng tháng. - Theo dõi chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng ( TK131). - Chi phí sản phẩm dở dang ( TK154). - Lên bảng phân tích nguyên nhân lỗ, lãi ( phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh) của từng phương tiện sau mỗi kỳ báo cáo tiêu thụ sản phẩm. @ Phó phòng thứ hai: - Theo dõi toàn bộ sự phát sinh của dự án xây dựng nhà máy sản xuất Nhôm hợp kim định hình. - Theo dõi tiếp phát sinh dự án 2319 giai đoạn 2. - Những hạng mục đang thi công chưa nghiệm thu khối lượng. - Lập báo cáo quyết toán quý và năm tài chính. - Cập nhật chứng từ ghi sổ-vào sổ cái hàng tháng (kế toán tổng hợp ). - Đôn đốc các khu vực lên bảng phân bổ, NKCT của tháng báo cáo đúng thời hạn. @ Kế toán vật liệu, thủ quỹ - Quỹ tiền mặt : Thu chi quỹ hàng ngày, chứng từ chi phải hợp lệ (Phải có đầy đủ chữ ký duyệt) mới chi tiền. Cập nhật lên bảng kê quỹ trong ngày. - Vật liệu : Theo dõi cập nhật hàng ngày các phát sinh về xuất nguyên vật liệu, đối chiếu vật tư nhập, xuất, với kế toán kho của từng sản phẩm trước khi phòng kế hoạch kỹ thuật lên quyết toán sản phẩm với khách hàng. - So sánh giá cả vật tư mua về với vật tư thanh quyết toán với khách hàng (Đối với các thiết bị phụ tùng..) @ Kế toán thanh toán Thanh toán với nội bộ trước khi chi phải kiểm tra lại số liệu chứng từ thu chi. - Đôn đốc theo dõi thu tạm ứng kịp thời - thu kết quả khoản vay trước mới cho tạm ứng sau. Theo dõi sổ quỹ, rút số dư hàng tháng song song với thủ quỹ. @ Kế toán lương, các khoản trích theo lương - Tính thanh toán lương công nhật và tổng hợp lương khoán sản phẩm cho CB-CNV trong tháng. - Theo dõi thu nộp BHXH : BHYT, thu đúng và đủ đối với số phải nộp BHXH và số đã mua BHYT của CB - CNV trong năm. - Hàng tháng quyết toán BHXH và BHYT với BHXH Nam Định - Theo dõi tài khoản thanh toán lương (TK334) và tài khoản phải trả, phải nộp khác (TK338). - Theo dõi chi tiết tài khoản chi phí sản xuất chung (TK627) và chi tiết tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). @ Kế toán chi tiết - Giúp việc cho đồng chí Giang theo dõi dự án xây dựng Nhà máy Nhôm và phần còn lại của dự án 2319. - Theo dõi chi tiết tài khoản chi phí trả trước ( TK 142) và chi tiết tài khoản phải trả cho người bán ( TK 331). - Theo dõi TK chi phí phải trả ( TK 335) và TK XDCB dở dang ( TK241.2). Hình thức ghi sổ tại công ty: Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ kết hợp với hình thức nhật ký chứng từ. Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1, kết thúc 31/12 Cuối tháng từ nhật ký chứng từ, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, các bảng kê, bảng phân bổ kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ, rồi vào sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, cuối cùng lên các báo cáo tài chính. Xem phụ lục số 7 2. qui trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ hoàng anh 2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần côgn nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết, quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, công dụng của chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong từng Doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh là công ty chuyên đóng mới, sửa chữa tầu phà nên sản phẩm hoàn thành ít. Hàng năm số lượng tầu phà được đóng mới sửa chữa khoảng trên 100 chiếc. Vì vậy kế toán công ty lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như thế nhìn chung đảm bảo, đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sau này.Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất. Hiện nay, chi phí sản xuất ở Công ty được tập hợp theo 3 khoản mục: ỉ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ỉ Chi phí nhân công trực tiếp. ỉ Chi phí sản xuất chung. 2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm tại Công ty cổ phần cụng nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh.Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty là đóng mới và sửa chữa tầu vận tải thuỷ, do đó phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như sắt, thép, sơn, tôn, gỗ ... vật liệu phụ như que hàn, cát, đá mài ... nhiên liệu như ôxy, xăng, dầu, gas ... và phụ tùng thay thế. Trong giá thành của con tầu thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 65 - 75%). Do đó, việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính giá thành chính xác mà nó còn là biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Do việc sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu sử dụng cho các phương tiện thường khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu của hợp đồng mỗi phương tiện. Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ. Sau khi ký hợp đồng kinh tế, phòng Kế hoạch kỹ thuật có ban kiểm tra xác định mức độ sửa chữa của tầu, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu của tầu và kí Sổ định mức cấp nguyên vật liệu, cụ thể: Tháng 10/2007 Công ty nhận sửa chữa tầu Quang Vinh 16 có “ Sổ định mức cấp nguyên vật liệu” như sau:( xem phụ lục số8)) Khi tiến hành sửa chữa, đóng mới tầu dựa vào Sổ định mức cấp nguyên vật liệu các tổ, đội sản xuất cử người lên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật xin lĩnh vật tư. Kế toán kho thuộc phòng Kế hoạch - Kỹ thuật căn cứ vào Sổ định mức cấp nguyên vật liệu và nhu cầu xin lĩnh vật tư của các tổ, đội sản xuất lập " Phiếu xuất kho" –(xem phụ lục số 9 )Tổ sản xuất đến kho lĩnh hàng, thủ kho xuất nguyên vật liệu theo đúng số lượng ghi trên phiếu xuất kho đã được duyệt. Sau khi xuất kho nguyên vật liệu, phiếu xuất kho có đủ chữ kí của người nhận, thủ kho ... tất cả phiếu xuất kho này sẽ được chuyển cho kế toán nguyên vật liệu. Việc tính giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, đôi khi sử dụng kèm theo phương pháp giá thực tế đích danh + Đối với phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ : Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ + Đối với phương pháp giá thực tế đích danh : Trị giá thực tế vật tư L xuất kho = Đơn giá vật tư L x Số lượng vật tư L Đối với từng ĐĐHthì tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ .... cho sản xuất trực tiếp sản phẩm được thực hiện theo phương pháp trực tiếp. Trên mỗi phiếu xuất kho có ghi lý do lĩnh, đến cuối tháng để tập hợp nguyên vật liệu cho từng tầu, kế toán tập hợp các phiếu xuất kho có cùng lý do lĩnh vào với nhau để lập bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 cho từng tầu. Như vậy mỗi tầu sẽ lên một Bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (xem ph ụ l ục s ố 10), cụ thể Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh  của tầu Quang Vinh 16. Sau khi xác định được giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng, kế toán nguyên vật liệu lập bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (xem ph ụ l ục s ố 11). Bảng phân bổ số 2 ở Công ty thể hiện tình hình tập hợp chi phí nguyên vật liệu của các ĐĐH. Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 621 : 2.797.309.086 Có TK 152 : 2.797.309.086 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp cho các ĐĐH được ghi vào bảng trực tiếp, Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty ở cột có TK 621. Cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp các chứng từ liên quan như : phiếu xuất kho, lệnh xuất để làm căn cứ vào CTGS. CTGS được ghi theo từng tháng. xem phụ lục số 12 – Chứng từ ghi sổ 2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Tiền lương được công ty rất chú trọng vì nó không những ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm mà nó còn ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Trong Công ty cổ phần cụng nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm tính lương công nhật, phòng kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm tính lương khoán còn việc thanh toán tiền lương cho người lao động do thủ quĩ ở phòng kế toán thực hiện. Căn cứ vào đặc điểm lao động sản xuất Công ty sử dụng hai hình thức trả lương: * Hình thức trả lương công nhật : Hình thức này áp dụng đối với lao động làm việc trong văn phòng, ban cơ điện, tổ điện, cán bộ phân xưởng. Công ty trả lương công nhật, dựa trên thang bảng lương của Nhà nước. Tuỳ thuộc bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng như tính chất công việc để tính và thanh toán lương cho họ . Trưởng phó các phòng ban sẽ theo dõi và chấm công lao động cho bộ phận lao động gián tiếp, căn cứ vào bảng chấm công này để chi trả lương theo hình thức thời gian. Người tính lương công nhật là kế toán lương thuộc phòng tài chính kế toán. * Hình thức trả lương khoán: Hình thức này áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất. Tại Cụng ty cổ phần cụng nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh việc trả lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào công thực tế phát sinh và đơn giá công. Sau khi ký hợp đồng, bộ phận kiểm tra của phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty xác định định mức công cho ĐĐH. Khi đó số lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất của ĐĐH đó được tính bằng cách : Công định mức x Đơn giá một công. Từ đó căn cứ vào ĐĐH trong tháng bằng phương pháp tương tự trên để tính ra tổng quĩ lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng. Đồng thời phải dựa vào bảng chấm công và phiếu giao việc của nhân viên kinh tế gửi lên từ đó kế toán tiền lương tính lương cho từng công nhân sản xuất. Hiện nay đơn giá 1 công nhà máy qui định là 32.000đ. Nếu ĐĐH nào mà việc sản xuất và hoàn thành nó liên quan đến từ 2 tháng trở lên thì tháng này sửa chữa, đóng mới nó ở công đoạn nào thì tính lương công nhân sản xuất ở công đoạn đó vào tổng tiền lương phải trả tháng. Ví dụ: Đơn đặt hàng tầu Hoàng Tấn 09 trong tháng 9 năm 2007 mới sửa chữa ở tổ phun sơn, phun sơn được 53 công. Vậy tiền lương công nhân sản xuất của ĐĐH này trong tháng 10 là: 32.000đ x 53 công = 1.696.000đ (Số này tính vào tổng lương phải trả tháng trước). Công ty không lập sổ chi tiết TK 622 cho từng ĐĐH và đã có" Bảng thanh toán lương sản phẩm" chi tiết theo từng ĐĐH (xem phụ lục số 13). Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất còn bao gồm chi phí trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Theo qui định hiện hành, khoản trích nộp hiện nay là 25%, trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6% người lao động phải nộp. Hàng tháng căn cứ vào tổng tiền lương phải trả công nhân sản xuất và tỉ lệ trích BHXH, kế toán xác định số phải trích BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra chi phí tiền lương công nhân trực tiếp còn bao gồm cả tiền thưởng. Tiền thưởng trong Công ty bao gồm: Thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng hoàn thành công việc trước thời gian quy định, thưởng chất lượng sản phẩm. Không có quy định cụ thể về các mức thưởng, việc thưởng dựa vào lợi ích kinh tế của việc làm đó mang lại. Để theo dõi tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và của chung toàn Công ty được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( xem phụ lục số 14 ) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, và các khoản trích theo lương kế toán định khoản: Nợ TK 622 : 242.100.266 Có TK 334 : 242.100.266 Nợ TK 622 : 45.999.051 Có TK 338 : 45.999.051 2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Nội dung khoản mục chi phí: Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ quản lí sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: Chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lí ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác. Tại Cụng ty cổ phần cụng nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng bao gồm: Chi phí về nhân công phân xưởng,Chi phí về vật liệu, Chi phí về công cụ dụng cụ,Chi phí về khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau: Phiếu xuất kho,Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng tính lương và các khoản khác theo lương,Bảng phân bổ khấu hao, Các chứng từ bên ngoài Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để hạch toán Cụ thể chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau: F Chi phí nhân viên phân xưởng. Tại Công ty Ho àng Anh tiền lương tính cho bộ phận quản lý phân xưởng không có quy định chung cho các phân xưởng mà tiền lương của bộ phận này được xác định dựa vào công việc, chức vụ của mỗi người, nhu cầu cần người của Công ty, các chế độ chính sách của công ty trong từng thời kỳ Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương phải trả bộ phận quản lí phân xưởng kế toán tiến hành trích BHXH, HBYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng. Số liệu này được thể hiện trên bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( xem phụ lục số 15 ). Từ bảng phân bổ số 1, kế toán hạch toán: Nợ TK 627 : 60.514.926 Có TK 334 : 50.852.879 Có TK 338 : 9.662.047 F Chi phí vật liệu. Chi phí vật liệu gián tiếp ở Công ty là những vật liệu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng gồm có nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ... Việc xuất nguyên vật liệu gián tiếp được tiến hành giống với xuất nguyên vật liệu trực tiếp. Trước tiên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tiến hành đo đạc rồi ký sổ định mức cấp nguyên vật liệu. Khi có nhu cầu kế toán kho viết phiếu xuất kho, bộ phận có nhu cầu xuống kho nhận vật liệu. Số liệu của từng nội dung chi phí này cụ thể được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 hàng tháng. xem phụ lục số 11 Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán hạch toán : Nợ TK 627 : 6.881.000 Có TK 152.1 : 56.000 Có TK 152.2 : 536.000 Có TK 152.3 : 6.249.000 F Chi phí công cụ dụng cụ. Công ty Ho àng Anh trong tháng phát sinh các nhu cầu trang bị công cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất ở phân xưởng.Công cụ dụng cụ bao gồm: máy hàn ( có giá trị dưới 10 triệu ), búa, đe, kìm hàn....... Các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, vì vậy khi xuất dùng để phục vụ cho sản xuất sản phẩm, kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ trực tiếp vào sản phẩm. Việc xuất nguyên vật liệu được tiến hành giống như xuất nguyên vật liệu trực tiếp đều phải dựa vào sổ định mức cấp nguyên vật liệu. Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu thiếu các bộ phận sẽ viết phiếu đề nghị cấp vật tư. Phiếu này phải được sự phê duyệt của giám đốc và phòng Kế hoạch - Kỹ thuật mới có giá trị. Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng được kế toán ghi vào khoản mục chi phí công cụ dụng cụ sản xuất thuộc chi phí sản xuất chung. Số liệu về chi phí công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung cùng được thể hiện ở bảng phân bố số 2 xem phụ lục số 11 Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán ghi: Nợ TK 627 : 15.974.000 Có TK 153 : 15.974.000 F Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài sản cố định của Công ty Thành Long có giá trị tương đối lớn nhưng hầu như không biến động trong năm. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 206/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Bộ Tài chính, mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Mức khấu hao năm được tính theo công thức: Mức khấu hao trung bình Nguyên giá TSCĐ năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình Mức khấu hao trung bình năm tháng của TSCĐ 12 Kế toán khấu hao TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ về số lượng, nguyên giá, số khấu hao, giá trị còn lại để theo dõi, quản lý tình hình sản xuất, sử dụng. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao( xem phụ lục số 16)kế toán ghi: Nợ TK 214 : 23.745.326 Có TK 627 : 23.745.326 Và Có TK 009 : 23.745.326 F Chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong Công ty Hoàng Anh, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc sản xuất chung đó là tiền điện, tiền nước phục vụ sản xuất. Cụ thể cuối tháng căn cứ vào đồng hồ đo điện và đơn giá điện để tính ra số tiền điện mà các phân xưởng đã sử dụng vào việc phục vụ sản xuất. F Chi phí khác bằng tiền. ỹ Chi phí mua văn phòng phẩm như giấy tờ, tài liệu, sổ sách ... để phục vụ cho mọi hoạt động chung trong phân xưởng ỹ Chi phí sửa chữa nhà xưởng ỹ Chi phí hội nghị ỹ Chi phí vệ sinh phân xưởng: ỹ Chi phí tiền điện thoại tại phân xưởng Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi vào NKCT số 1 theo định khoản: Nợ TK 627 : Có TK 133 ( nếu có ): Có TK 111 : Phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất chung cho các đối tượng là chi phí sản xuất chung được phân bổ gián tiếp cho các đối tượng, tiêu chuẩn phân bổ hiện nay của Công ty là tiền lương thực tế công nhân trực tiếp sản xuất của các ĐĐH trong tháng. 2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Các chi phí sản xuất về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi bằng tiền ... của Công ty được tập hợp vào các TK tương ứng là TK 621, TK 622, TK 627. Đến cuối trang kế toán thực hiện kết toán kết chuyển chi phí từ 3 TK này sang TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ vào các bảng phân bổ, NKCT và CTGS kế toán lập Sổ cái TK 627 – xem phụ lục số 17 Nợ TK 154 : 3.269.122.960 Có TK 621 :2.797.309.086 Có TK 622 : 288.099.317 Có TK 627 : 159.969.231 3, Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 3.1. Đối tượng tính giá thành Từ đặc điểm tổ chức sản xuất (Theo ĐĐH ) đối tượng tính giá thành ở Công ty là từng ĐĐH hoàn thành.Kỳ tính giá thành được xác định với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất ở Công ty. ở Công ty kỳ tính giá thành thích hợp được xác định là tháng vào thời điểm cuối tháng cho từng ĐĐH hoàn thành.Việc xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. 3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty Hoàng Anh, đến cuối tháng mà ĐĐH nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho ĐĐH đó tính đến thời điểm cuối tháng là giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của ĐĐH đó. Tổng hợp giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của các ĐĐH l à tổng giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của toàn Công ty. Sang tháng tiếp tục tập hợp chi phí phát sinh có liên quan đến khi ĐĐH hoàn thành 3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của Doanh nghiệp. Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, giá thành sản phẩm ở Công ty được xác định bằng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Theo phương pháp này, cuối tháng kế toán sẽ tính giá thành của từng ĐĐH hoàn thành trong tháng. Trong tháng 10/2007 trong 11 ĐĐH trên thì có 4 ĐĐH chưa hoàn thành do đó những ĐĐH chưa hoàn thành sẽ không được thể hiện trên Bảng tính giá thành. Bảng tính giá thành được lập như sau: ỉ Cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất được chi tiết theo từng ĐĐH, đó chính là số nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng dùng thực cho sản xuất. Số liệu này được lấy ở cột TK 621 bảng tập hợp chi phí sản xuất. ỉ Cột chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất, chi tiết theo từng ĐĐH, số liệu ghi vào cột này căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất cột TK 622 ỉ Cột chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất chung, phân bổ cho các ĐĐH. Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào kết quả phân bổ chi phí sản xuất chung cho các ĐĐH. Nếu ĐĐH nào liên quan từ 2 tháng trở lên thì số liệu để ghi vào các cột trên cho từng ĐĐH được lấy ở các cột tương ứng từ bảng tập hợp chi phí sản xuất những tháng trước và tháng này. Giá thành của các Đ ĐH được thể hiện trên Bảng tính giá thành sản phẩm – xem phụ lục số 18 Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 1. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Qua quá trình thực tập tại công ty Hoàng Anh giá thành sản phẩm tại Công ty Hoàng Anh " em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau: 1.1. Những ưu điểm FTrong quá trình hình thành và phát triển với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên Công ty Hoàng Anh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải Công ty đã không ngừng mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, không ngừng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. FLà một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty rất chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đã xác định được mô hình quản lý, mô hình hạch toán thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ được tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó công ty đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán hợp lý, khoa học phù hợp với mục đích quản lý của công ty và chế độ kế toán mới. FBộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhân viên kế toán có trình độ năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Công tác kế toán được chuyên môn hoá cho từng người phù hợp với trình độ và chuyên môn của mỗi người. FCông tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty tương đối chặt chẽ, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến sản xuất được sự giám sát của nhiều bộ phận: Từ tổ, đội, phân xưởng sản xuất đến các bộ phận phòng ban có liên quan. Chi phí nguyên vật liệu được theo dõi trên Sổ chi tiết chi phí của tài khoản 621, chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng tầu. Việc theo dõi chi tiết chi phí cho phép quản trị tốt hơn các thông tin về chi phí. Từ đó, các nhà quản trị có thể xem xét tiến độ hoàn thành của từng công trình để có kế hoạch nhanh chóng xúc tiến kịp thời với các bên đối tác. FViệc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo ĐĐH là hợp lý, khoa học. Việc này giúp cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất, theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được cụ thể, chi tiết cho các đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý việc tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán đã xác định được thực hiện bằng cả 2 phương pháp là tập hợp trực tiếp và tập hợp gián tiếp. Điều nay đã tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất nhanh chóng và linh hoạt hơn. FViệc tập hợp chi phí sản xuất phải theo các ĐĐH làm đơn giản hoá các bảng biểu, xác định đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH hoàn thành giúp cho việc tính giá thành đơn giản. Mặt khác căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, qui trình công nghệ trong quá trình tính toán giá thành sản phẩm Công ty đã chọn phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Đây là một sự vận dụng hợp lý khi xác định phương pháp tính giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, làm giảm nhẹ khối lượng tính toán. 1.2. Những hạn chế : Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý và hạch toán ở Công ty còn tồn tại những hạn chế sau : @Về chính sách kế toán: ỉ Công ty chưa tính đúng phần trích lập KPCĐ: Hiện nay, công ty thực hiện khoản trích này dựa trên lương cơ bản. Việc tính trên lương cơ bản là không hợp lý, không đúng với chế độ hiện hành ỉTrong một kỳ kế toán công ty đã sử dụng hai phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu vi phạm nguyên tắc nhất quán của kế toán. Đây là kẽ hở dễ xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời gây khó khăn cho việc đối chiếu kiểm tra ỉ Lương phép của công nhân viên thường kỳ nào phát sinh tính luôn cho kỳ đó. Công ty không có trích trước tiền lương nghỉ phép. Do vậy làm mất cân đối trong việc phân bổ chi phí tiền lương phép, có tháng không có tiền lương phép nhưng có tháng lương phép rất lớn gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong tháng ỉ Chi phí tiền điện thoại thuộc dịch vụ mua ngoài nhưng kế toán lại tính chung vào khoản mục chi phí bằng tiền khác. Việc phân loại như vậy là sai bản chất ỉ Chậm giao nộp chứng từ kế toán: Hiện nay các bộ phận phòng ban còn chậm trong việc giao nộp chứng từ cho kế toán. Vì vậy, đã gây tình trạng dồn chứng từ vào cuối tháng, làm công tác kế toán vào thời điểm này vất vả. Đây là một nguyên nhân có thể gây nhầm lẫn, sai sót trong việc tập hợp chi phí và ghi các sổ liên quan @Về tài khoản sử dụng Khoản mục chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm nhiều yếu tố chi phí nhưng chưa được theo dõi trên tài khoản cấp hai riêng, do đó rất khó khăn trong việc quản lý @Về hệ thống sổ sách ỉ Hệ thống sổ tính giá thành còn đơn giản. Kế toán chưa mở riêng từng bảng tính giá thành cho từng ĐĐH. Vì vậy những ĐĐH mà sản xuất liên quan đến nhiều tháng thì theo dõi rất phức tạp. Bảng tính giá thành cho các ĐĐH như hiện nay gây khó khăn cho việc chí phí sản xuất dở dang đầu tháng. Phần tính giá thành của các ĐĐH là sổ tổng hợp muốn theo dõi kế toán lại xem lại những trang sổ trước @Thủ tục đo đạc nhập lại nguyên vật liệu chậm, làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm @Công ty chưa áp dụng hệ thống kế toán máy nên việc cập nhật bằng tay vất vả, cần nhiều người Trên đây là một ý kiến nhận xét của em về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Do điều kiện thời gian eo hẹp và với kiến thức thực tế chưa nhiều, chắc chắn em chưa thể đánh giá được một cách toàn diện về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí và tính giá thành của Công ty. Với tư cách là một sinh viên thực tập được sự giúp đỡ của các thầy giáo và và cán bộ trong Công ty. Em xin có một vài ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 2. Những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng là lợi nhuận, mà muốn thu được lợi nhuận cao thì có rất nhiều cách nhưngcon đường cơ bản lâu dài là phải hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn hạ thấp giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí tức là sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Trong cơ chế thị trường hiện nay mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường đầy cạnh tranh khốc liệt và biến động. . Chi phí và giá thành là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng, tính đủ chi phí, xác định giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành luôn cần được xem xét và đổi mới để phù hợp với điều kiện của Công ty, tìm ra những phương pháp mới hiệu quả hơn đối với việc xây dựng công cụ tính giá thành đảm bảo mục tiêu tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. 2.1 Hoàn thiện phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu: Để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu Công ty nên quy định một phương pháp tính giá xuất và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền vào đầu mỗi niên độ kế toán. Theo em nghiệp vụ nhập xuất ở công ty xảy ra nhiều công ty nên lựa chọn phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá trị xuất nguyên vật liệu. 2,2 Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp: Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất, cũng như sự phân bổ chi phí đều giữa các tháng, tránh gây hiện tượng giá thành thay đổi đột biến khi số lượng lao động trực tiếp nghỉ phép nhiều ở một kỳ. Kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép và tiến hành trích trước. Khi trích trước lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 622 : Số tiền dự toán trích trước Có TK 335 : Số tiền dự toán trích trước Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh lương thực tế phải trả Nợ TK 335 : Số tiền thực tế phải trả lao động nghỉ phép Có TK 334 : Số tiền thực tế phải trả lao động nghỉ phép 2.3 Hoàn thiện việc giao nộp chứng từ kế toán: Việc giao nộp chứng từ kế toán ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh, ảnh hưởng tới việc ra các quyết định kinh doanh. Trong thời gian tới công ty nên Nâng cao trình độ cho các nhân viên kế toán công ty đặc biệt là tổ sản xuất. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận này là đối tượng đầu tiên tiếp nhận các nghiệp vụ kinh tế. Nếu như họ không hiểu toàn bộ bản chất của nghiệp vụ thì sẽ không thể tìm ra được phương hướng tổ chức kế toán thích hợp. 2.4 Hoàn thiện trích quỹ KPCĐ: Theo quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quỹ KPCĐ được trích dựa trên lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty nên xem xét lại khoản trích này cho phù hợp với quy chế chung 2.5 Hoàn thiện việc phân loại chi phí: Công ty nên sắp xếp lại khoản mục chi phí tiền điện thoại vào chi phí dịch vụ mua ngoài cho đúng với bản chất của nó nhằm phục vụ tốt cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp Kết luận Hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều phần giá trị thăng dư, cũng như đem lại cho nền kinh tế những nguồn thu lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nói chung đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nói riêng. Muốn làm tốt công tác kế toán thì vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ công tác hoạch toán chi phí và tính giá thành sao cho,vừa tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất. Việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành khoa học là điều không thể thiếu vì nó đóng vai trò trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng sinh lời. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp có tuổi đời còn trẻ, Công ty cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoầng Anh đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã giúp cho công ty dần thoát ra khỏi khó khăn và ngày một vững bước trên đà phát triển. Đóng góp vào sự thành công đó không thể không kể đến một phần đóng góp của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như về mặt trình độ, cho nên bài viết này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em cũng rất mong muốn và xin tiếp thu ý kiến đóng góp của các cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ Phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh, thầy cô giáo trong khoa kế toán trường ĐH&QLKDHN và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS. TS Lương Trọng Yêm đã giúp em hoàn thành bài viết này! phụ lục Sơ đồ 1 : Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152, 153 Xuất XNL cho sản xuất TK 142 Trích trước công cụ TK 621 NVL chưa sử dụng hết đem nhập kho TK 152 TK 111, 112, 331 Mua NVL đưa thẳng vào SX TK 133.1 Thuế VAT Kết chuyển chi phí NVLTT TK 154 Sơ đồ 2 : Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 Tiền lương phải trả CN TTSX TK 622 Cuối kỳ kết chuyển TK 154 TK 111, 334.2 Tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX Sơ đồ 3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp thi công hỗn hợp) TK 152, 153 Xuất kho mua NVL sử dụng máy thi công TK 623 K/c chi phí sử dụng MTC phân bổ cho công trình, hạng mục công trình TK 623 TK 334 Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển MTC TK 214 Trích khấu hao MTC TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 152, 111 Phần thu hồi NVL sơ đồ 4 Kê dàn để đóng Dải tôn sàn đáy Dựng vách ngang thành quầy sườn cạnh xà boong Phần lắp ráp tôn bao còn lại Phần gia công lắp ráp tổng đoạn mũi lái ở dưới âu tầu phụ lục số 5 Phũng bảo vệ P. Tổ chức hành chính P. Đầu tư thị trường Giám đốc P. Tài chính kế toán P. KCS Phó Giám đốc P. Vệ sinh công nghiệp P. Kế hoach kỹ thuật Tổ sản xuất Đội sản xuất Chủ nhiệm sản phẩm ph ụ l ụ s ố 6 S ơ đ ồ b ộ m ỏy k ế to ỏn t ại c ụng ty Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Phó phòng tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Phó phòng kế toán tổng hợp ,dự án Kế toán NVL, thủ quỹ Kế toán chi tiết Kế toán lương, các khoản trích theo lương Kế toán dự án ph ụ l ụ s ố 7 Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báocáo tàichính Ghi chú: Hàng ngày Hàng tháng, hàng quý Đối chiếu ph ụ l ục số 8 Định mức cấp nguyên vật liệu Tên sản phẩm: Phục vụ sửa chữa tầu Quang Vinh 16 Thuộc: Công ty TNHH vận tải biển Quang Vinh STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Trọng lượng riêng Khối lượng Đơn giá Thành tiền A Phần vỏ tầu, cabin + ống 356.425.186 1 Tôn 8 ly m2 120 62,8 7.536 7.800 58.780.800 2 Tôn 12 ly m2 60 94,2 5.652 7.800 44.085.600 ……. ………………………… ……. …………… ……....... ………… ……… ……………… B Phần phun cát và sơn vỏ tầu 156.320.000 4 Dung môi lít 110 9.000 990.000 5 Sơn phủ mầu các loại lít 200 84.000 16.800.000 6 Sơn chổng rỉ lít 820 72.500 59.450.000 10 Cát phun vỏ tầu m3 60 200.000 12.000.000 ……. ………………………. …… …………. …………… ……………. …………. ………………. C Vật liệu phụ 110.486.000 3 Ôxy ( 292.800: 300kg/chai ) chai 976 36.000 35.136.000 7 Gas ( 754 x 2kg/chai ) kg 1.508 11.800 17.794.000 8 Thép L50x50x5 m 115 3.8 437 8.600 3.758.200 9 Que hàn theo tỷ lệ sắt 5% kg 1.647 11.200 18.446.400 ......... ................................................... ............. .................... ...................... ...................... ................. ........................... …… ………………………….. ……… ………….. …………… …………… …………… ………………. Cộng 725.694.120 Nam Đ ịnh, ngày 15 tháng 9 năm 2007 ph ụ l ục s ố 9 Đơn vị : ................... Địa chỉ: ................... phiếu xuất kho Theo QĐ: 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Nợ:......................... Có:......................... Số: 66 - Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Toán Địa chỉ: Đội 2 - Lý do xuất kho: - Xuất kho tại: Tầu Quang Vinh 16 Số TT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Theo chứng từ Thực xuất 1 Sơn chống rỉ lít 20 600 2 Cát phun vỏ tầu m3 20 52,5 Người viết phiếu ( Ký, họ tên ) Phụ trách cung tiêu ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Người nhận hàng ( Ký, họ tên ) Thủ kho ( (Ký, họ tên ) ph ụ l ục s ố 10 C ụng ty c ổ ph ần c ụng nghi ệp t ầu thu ỷ Ho àng Anh Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - TK 621 - Đơn đặt hàng: Tầu Quang Vinh 16 Đơn vị tính: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi nợ TK 621 Số Ngày Tổng số tiền Chia ra NVL chính NVL phụ Nhiên liệu Phụ tùng 2/10 65 2/10 Tôn 8 ly Que hàn 152 64.140.000 50.700.000 13.440.000 4/10 66 4/10 Sơn chống rỉ Cát phun vỏ tầu 152 54.000.000 43.500.000 10.500.00 5/10 67 5/10 Ôxy 152 25.200.000 25.200.000 5/10 70 5/10 Máy thuỷ 33CV Nhật 152 38.025.000 38.025.000 8/10 72 8/10 Gas 152 8.496.000 8.496.000 ........ ...... ......... .......................... ........ ..................... .................. ................ ................ ................ 27/10 80 22/10 Sơn phủ màu các loại 152 16.800.000 16.800.000 27/10 81 23/10 Ôxy 152 10..212.000 10.212.000 28/10 93 28/10 Que hàn 152 5.006.000 5.006.000 Cộng phát sinh 726.862.445 299.053.000 151.860.000 120.246.000 155.703.445 phụ lục số 11 bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Đơn vị tính: Đồng TK ghi Có TK ghi Nợ Tài khoản 152 TK 153 152.1 152.2 152.3 152.4 Cộng Có TK 152 TK 621 1.277.779.030 615.057.100 353.160.311 552.312.645 2.797.309.086 Tầu Bình An 46 52.606.600 412.467.100 214.082.811 388.065.200 1.067.221.711 TầuQuangVinh 16 299.053.000 151.860.000 120.246.000 155.703.445 726.862.445 Tầu Hoàng Tấn 09 44.380.500 10.120.000 6.878.000 61.378.000 Tầu Minh Tuấn 25 627.621.430 12.300.000 3.472.500 643.393.930 Tầu Thuận Phát 16 252.628.000 28.021.000 8.374.000 289.023.000 .......................... .................... .................... .................... .................. ....................... ......................... TK 627 96.000 536.000 6.249.000 6.881.000 15.974.000 TK 642 274.500 274.500 1.346.000 Cộng 1.277.875.030 615.868.100 359.409.311 552.312.645 2.803.465.086 17.320.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng phụ lục số 12 Sở giao thông công chính nam Đ ỊNH Công ty cPCNTT HOÀNG ANH Chứng từ ghi sổ Đơn vị tính : Đồng STT Diễn giải TK nợ Số tiền TK có Số tiền ….. ……………….. …… ………….. …… ………….. 28 Xuất vật liệu chính 621 1.277.779.030 627 96.000 152.1 1.277.875.030 29 Xuất vật liệu phụ 621 615.057.100 627 536.000 642 274.500 152.2 615.868.100 30 Xuất nhiên liệu 621 353.160.311 627 6.249.000 152.3 359.409.311 31 Xuất phụ tùng 621 552.312.645 152.4 552.312.645 32 Xuất CCDC 627 15.974.000 642 1.346.000 153 17.320.000 ….. ……………………. …….. ………………. …….. ……………… 44 Kết chuyển chi phí 154 2.797.309.086 621 2.797.309.086 ….. ……………….. …… …………… ……. ……………. phụ lục số 13 Công ty cpcntt h oàng anh Bảng thanh toán lương sản phẩm Tên phương tiện: Tầu Quang Vinh 16 Đơn vị tính: Đồng STT Hạng mục công việc Công định mức Đơn giá Thành tiền 1 Thay tôn đáy bằng 20 32.000 640.000 2 Thay tôn đáy cắt 20 32.000 640.000 3 Thay cột kích 18 32.000 576.000 4 Thay sóng đáy 19 32.000 608.000 5 Trần boong 19 32.000 608.000 6 Mạn đáy lái 13 32.000 416.000 7 Sửa hệ trục chân vịt 4 32.000 128.000 8 Vá côn chân vịt 2 32.000 64.000 9 Gia công nguội 25 32.000 800.000 10 Gia công két dầu 7 32.000 224.000 ....... ............................................ .............. ................. .................... 24 Lắp đặt lại hai hố neo 14,5 32.000 464.000 25 Cắt lắp đặt lại hai hố neo 25 32.000 350.000 Cộng 558,25 17.864.000 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) phụ lục số 14 Công ty CPCNTT hoàng anh Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - BPB số 1 TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334 TK 338 Lương chính Lương phân bổ Lương phụ Các khoản khác Cộng TK 622 188.313.000 53.787.266 242.100.266 45.999.051 Tầu Quang Vinh 16 17.864.000 5.102.440 22.966.440 4.363.624 Minh Tuấn 25 31.004.000 8.855.578 39.859.578 7.573.320 Bình An 46 4.543.000 1.297.603 5.840.603 1.109.715 Thuận Phát 16 35.696.000 10.195.739 45.891.739 8.719.430 Hoàng Tuấn 09 17.294.000 4.939.632 22.233.632 4.224.390 ............................... ................... ........................ .............. .................... ..................... .................... TK 627 50.852.879 50.852.879 9.662.047 TK 642 50.571.513 50.571.513 9.608.587 Cộng 289.737.392 53.787.266 343.524.658 65.269.685 Nam Đ ịnh, ngày .... tháng.....năm 2007 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Phụ lục số 15 Công ty cpcntt Hoàng anh Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - BPB số 1 Tháng 10/2007 TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334 TK 338 Lương chính Lương phân bổ Lương phụ Các khoản khác Cộng TK 622 188.313.000 53.787.266 242.100.266 45.999.051 Tầu Quang Vinh 16 17.864.000 5.102.440 22.966.440 4.363.624 Minh Tuấn 25 31.004.000 8.855.578 39.859.578 7.573.320 Bình An 46 4.543.000 1.297.603 5.840.603 1.109.715 Thuận Phát 16 35.696.000 10.195.739 45.891.739 8.719.430 Hoàng Tuấn 09 17.294.000 4.939.632 22.233.632 4.224.390 ............................... ................... ........................ ................. ..................... ..................... .................... TK 627 50.852.879 50.852.879 9.662.047 TK 642 50.571.513 50.571.513 9.608.587 Cộng 289.737.392 53.787.266 343.524.658 65.269.685 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Phụ lục số 16 Công ty cpcntt hoàng anh bảng tính và phân bổ khấu hao - Bảng phân bổ số 3 Tháng 10/2007 Đơn vị tính : Đồng STT Chỉ tiêu Thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 642 Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao I-Số KH đã trích tháng trước II-Số KH TSCĐ tăng trong tháng III-Số KH TSCĐ giảm trong tháng IV-Số KH phải trích tháng này 6.772.925.000 26.769.538 23.745.326 3.024.212 - Máy móc thiết bị 2.269.329.000 9.455.538 8.364.326 1.091.212 - Nhà kho, phân xưởng 3.911.121.000 15.381.000 15.381.000 - Dụng cụ quản lý. 341.610.000 1.039.000 1.039.000 - Nhà văn phòng 250.865.000 894.000 894.000 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) phụ lục số 17 Công ty CPCNTT Ho àng Anh Sổ tổng hợp TK 627 Đơn vị tính: Đồng SốTT Chứng từ Diễn giải TK111 TK 152 TK 153 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 Cộng PC 24 Mua văn phòng phẩm 560.000 560.000 PC 31 Sửa chữa nhà xưởng 15.155.000 15.155.000 PC 35 Vệ sinh phân xưởng 4.567.727 4.567.727 PC 37 Hội nghị 775.000 775.000 PC 39 Mua văn phòng phẩm 309.000 309.000 PC 42 Trả tiền điện thoại 5.894.000 5.894.000 NKCT 5 Trả tiền điện 19.694.600 19.694.600 BC 78 Trả tiền nước 5.898.652 5.898.652 BPB 2 Nguyên liệu vật liệu 6.881.000 6.881.000 BPB 2 Công cụ dụng cụ 15.974.000 15.974.000 BPB 3 Khấu hao TSCĐ 23.745.326 23.745.326 BPB 1 Lương nhân viên PX 50.852.879 50.852.879 BPB 1 Bảo hiểm xã hội 9.662.047 9.662.047 Cộng 27.260.727 6.881.000 15.974.000 23.745.326 25.593..252 50.852.879 9.662.047 159.969..231 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) phụ lục số 18 Công ty CPCNTT HoàngAnh bảng tính giá thành sản phẩm Đơn vị tính: Đồng Số TT Tên tầu CP nguyên vật liệu trực tiếp CP nhân công trực tiếp CP sản xuất chung Giá thành sản phẩm 1 Tầu Quang Vinh 16 726.862.445 27.330.064 15.168.186 769.360.695 2 Tầu Hoàng Tuấn 09 570.121.021 66.778.142 31.915.190 668.814.353 3 Minh Tuấn 25 643.393.930 47.432.898 26.325.258 717.152.086 4 Tầu Thuận Phát 16 289.023.000 54.611.169 30.309.200 373.943.369 5 Tầu CT 01 HP 158.230.100 64.170.920 35.614.860 258.015.880 6 Tầu NĐ 01 – 24 68.450.868 37.217.150 26.438.961 132.106.979 7 Tầu Hoàng Phương 49.592.477 33.335.480 17.655.518 100.583.475 Cộng 2.505.673.841 330.875.828 183.427.173 3.014.976.842 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37259.doc
Tài liệu liên quan