Chuyên đề Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty xí nghiệp may 10

Trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính và đưa ra những xu hướng trong tương lai. Từ đó, các nhà quản lý thấy được ưu và nhược điểm trong hoạt động tài chính để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Để phân tích, nhà quản lý phải thu thập được những thông tin chính xác, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế rủi ro. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty qua các báo cáo tài chính và một số tài liệu khác, em thấy hoạt động tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù công tác phân tích tài chính của công ty còn gặp nhiều khó khăn, còn hạn chế về đội ngũ cán bộ phân tích nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ các bước cơ bản, thực hiện phân tích các chỉ tiêu quan trọng sao cho hiệu quả nhất. Do hạn chế về nguồn thông tin (thiếu tài liệu về các doanh nghiệp cùng ngành, chỉ tiêu trung bình ngành) nên việc phân tích chủ yếu chỉ tập trung vào nội dung phân tích tài chính của công ty. Sử dụng các kiến thức ở trường và một số tài liệu tham khảo, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty cổ phần may 10. Tuy nhiên, do kiến thức thực tiễn có giới hạn và thời gian nghiên cứu không nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới thạc sĩ: Nguyễn Thị Đào đã nhiệt tình hướng dẫn em làm đề tài, cùng các thầy cô giáo trong khoa tài chính cũng như ban lãnh đạo, phòng kế toán – chính công ty cổ phần May 10 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.

doc107 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty xí nghiệp may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác doanh nghiệp khác nên Công ty không có được cái nhìn chuẩn xác về các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Từ đó không thể phát huy được điểm mạnh và hạn chế khắc phục những điểm yếu còn tồn tại của Công ty, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Ví dụ như mặc dù mức lợi nhuận năm 2008 của Công ty không đạt được mức kỳ vọng năm 2007, nhưng nếu xem xét với các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, mà năm 2008 chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều doanh nghiệp chịu thua lỗ, không tìm được đầu ra cho sản phẩm, thì việc có được lợi nhuận chính là điểm mạnh của Công ty. Hạn chế về nội dung phân tích Nội dung phân tích tài chính chưa đầy đủ, một số chỉ tiêu tài chính chưa được cán bộ phân tích tài chính đánh giá đến. Hạn chế khi phân tích các cân bằng trên bảng cân đối kế toán: Trong việc phân tích tài sản, nguồn vốn, Công ty thiên về phân tích tình hình tăng giảm của các loại tài sản và nguồn vốn kỳ này so với kỳ trước mà chưa phân tích được mối liên hệ, sự biến động của tài sản và nguồn vốn để xem xét tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Công ty cũng chưa phân tích về mối liên hệ giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn dài hạn thông qua chỉ tiêu VLĐTX để xem xét tài sản dài hạn của DN được tài trợ bằng nguồn nào và việc tài trợ đó có hợp lý không, có đem lại cơ cấu tài chính rủi ro cho doanh nghiệp không, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định hợp lý trong việc huy động và sử dụng vốn. Công ty cũng chưa xác định chỉ tiêu N/cVLĐ. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng vòng quay vốn lưu động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành liên tục, bình thường, là căn cứ quan trọng cho việc xác định nguồn tài trợ N/cVLĐ. Thêm vào đó, Công ty chưa phân tích, đánh giá các cân bằng trên bảng cân đối kế toán, mối quan hệ giữa VLĐTX, N/cVLĐ, VBT. Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động là tất yếu. Để tài trợ cho N/cVLĐ, một cơ cấu vốn an toàn là doanh nghiệp thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho N/cVLĐ nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích VLĐTX cần đặt trọng mối quan hệ với N/cVLĐ để thấy được một cơ cấu hợp lý. Dựa vào mối quan hệ giữa VLĐTX, N/cVLĐ, VBT và sự biến động của chúng có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, đánh giá khái quát tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của DN. - Hiện nay, Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu tài chính như tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Tuy nhiên, việc phân tích còn rất sơ sài, đánh giá chung chung. Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động: vòng quay khoản phải thu, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa được tính đến. Những tỷ lệ này rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty như thế nào, từ đó, Công ty có các biện pháp khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. - Mặc dù đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy nhiên, Công ty vẫn chưa sử dụng báo cáo này để tiến hành phân tích. Trong điều kiện hiện nay, việc phân tích dòng tiền đối với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Nếu công ty có lợi nhuận cao, tuy nhiên phần doanh thu tạo nên lợi nhuận đó chủ yếu từ bán hàng trả chậm, hay dòng tiền thuần âm, thì công ty đó rất thiếu tính thanh khoản và có thể dẫn đến tình trạng phá sản. - Thêm vào đó, các chỉ tiêu mà Công ty đã phân tích và đánh giá, các cán bộ phân tích chưa lý giải được nguyên nhân vì sao có kết quả hoặc nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Do đó rất khó tìm ra được những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động tài chính tại Công ty. Hạn chế trong phương pháp phân tích Phương pháp phân tích vận dụng còn hạn chế. Mặc dù Công ty đã sử dụng hai phương pháp phân tích tài chính: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp còn chưa linh hoạt, chưa tận dụng được hết lợi thế của các phương pháp phân tích. Đặc biệt, với phương pháp so sánh, Công ty mới chỉ đánh giá được biến động của các chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước thông qua phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh ngang, Công ty chưa sử dụng so sánh dọc, nhất là khi đánh giá báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty cũng chưa sử dụng phương pháp Dupont để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ số tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Vì vậy công tác tài chính của Doanh nghiệp chưa toàn diện. 2.3.2.2 Nguyên nhân 2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, chuẩn mực kế toán nhà nước chưa thống nhất, luôn có sự thay đổi qua các năm. Điều này đã làm hạn chế công tác phân tích tài chính, các cán bộ phân tích tài chính – kế toán Công ty cũng không ngừng phải học hỏi và thực hiện đổi mới theo những chuẩn mực kế toán luôn có sự thay đổi. Thứ hai, nhà nước cũng như các cơ quan bộ chủ quản của Công ty chưa đưa ra những chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất để Công ty có thể tiến hành phân tích, so sánh. Ở nước ta, các công ty chuyên tư vấn về tài chính, thống kê và tính toán hệ thống các chỉ tiêu trung bình của ngành chưa phát triển. Thứ ba, hệ thống kênh dẫn vốn các thị trường tài chính và ngân hàng thương mại ở nước ta mới thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây. Do vậy, công tác phân tích tài chính chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các công ty chỉ thực sự quan tâm đến công tác này khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. 2.3.2.2..2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, việc lập và tổ chức công tác phân tích tài chính chưa được tốt, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo. Phân tích tài chính là một việc rất khó, kết quả phân tích tài chính được Ban lãnh đạo sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy nó không chỉ đòi hỏi người phân tích có kiến thức chuyên môn mà còn phải có cả kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần may 10, vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính mà được thực hiện do nhân viên kế toán, được tổng kết bởi kế toán trưởng vì vậy hiệu quả phân tích còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, quy trình cung cấp thông tin đôi khi còn chưa đầy đủ và thiếu sót gây ảnh hưởng đến công tác thu thập và phân tích tài chính. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tới hiệu quả công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần May 10. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của khóa luận đã tập trung tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10 trên các mặt như công tác tổ chức phân tích tài chính, nội dung phân tích của công ty cổ phần may 10. Thông qua đó, khóa luận đã đánh giá chung về thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích tài chính tại công ty còn bộc lộ một số tồn tại xuất phát từ cả nguyên nhân và chủ quan. Đây chính là những cơ sở thực tiễn quan trong để chương 3 của khóa luận đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với công ty, các cấp, cơ quan chức năng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 3.1 Định hướng phát triển công ty - Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của Công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. - Giữ vững danh hiệu doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam. - Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang. - Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ  hội nhập kinh tế quốc tế. - Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. - Xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. - Xây dựng nền tài chính lành mạnh. - Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động. 3.2 Các mục tiêu của công tác phân tích tài chính công ty cổ phần may 10 Phân tích tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10. Phân tích tài chính giúp đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu, định hướng các quyết định của Ban giám đốc. Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng để Ban giám đốc lập các kế hoạch kinh doanh, dự toán nhu cầu tài chính, qua đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.Mục tiêu của phân tích ở công ty cổ phần may 10 là cung cấp các thông tin về tài chính của công ty kịp thời để ban lãnh đạo và các bộ phân liên quan ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Dệt may là ngành có tính chất thời vụ, theo mùa, phân tích tài chính giúp cho Công ty xác định nhu cầu dự trữ vật tư, hàng tồn kho, thành phẩm hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, May 10 đã chuyển đổi hình thức sang Công ty cổ phần, do đó các cổ đông của công ty rất quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty. Vì vậy, công tác phân tích tài chính được thực hiện nhằm phục vụ lợi ích cho các cổ đông. Phân tích tài chính giúp minh bạch tình hình tài chính của Công ty, giúp các cổ đông nắm được tình hình tài chính của Công ty hiện tại để đưa ra quyết định có tiếp tục đầu tư hay không. Hơn nữa, định hướng phát triển của Công ty đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Công tác phân tích tài chính cần hướng tới mục tiêu đánh giá tình hình tài chính theo từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, để qua đó Ban giám đốc có thể có được cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty, ra quyết định mở rộng hay thu hẹp những mặt hoạt động của mình cho hợp lý. Ngoài ra, công tác phân tích tài chính còn phải góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty. Bởi, một công ty có công tác phân tích tài chính tốt sẽ có lợi thế hơn để ra quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, kịp thời, mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao, mang lại lòng tin cho cổ đông, đồng thời nâng cao giá trị thị trường và giá trị của công ty. Có thể thấy, công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần May 10 nhằm vào những mục tiêu hết sức thiết thực đối với bản thân Công ty, khách hàng, cũng như với cổ đông. Công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần May 10 là rất cần thiết. Chính vì vậy, Công ty cần phải có chính sách, biện pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10 3.3.1 Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở Công ty vẫn chưa đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Ban giám đốc Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến này chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức thực hiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác phân tích. Bên cạnh đó, tại Công ty hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đang do phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Hầu hết nhân viên của phòng được đào tạo về ngành kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tiến hành công tác phân tích tài chính gặp rất nhiều khó khăn khiến hiệu quả của phân tích không cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng mà Công ty cần phải thực hiện ngay đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích. Cụ thể, Công ty cần tiến hành ngay một số việc sau: Xác định ngay từ tầm chiến lược của Công ty về vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó, Ban giám đốc Công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những rủi ro tiềm tàng trong quá trình kinh doanh. Xây dựng quy trình phân tích tài chính của Công ty một cách cụ thể, chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích. Công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Quy định rõ về thời điểm phân tích, phân tích cái gi? Ai là người đảm nhận công việc? Và cuối cùng là trình báo cáo cho ai? Tổ chức nguồn nhân lực cho công tác phân tích: Công ty nên liên kết với các trung tâm đào tạo chuyên môn phân tích tài chính, thường xuyên gửi các nhân viên của mình đi tập huấn, cũng như bồi dưỡng kỹ năng phân tích tài chính. Điều này giúp cho nhân viên Công ty luôn cập nhật được những thông tin, kiến thức mới, và ngày càng hoàn thiện thêm công tác phân tích tài chính tại Công ty. Công ty cần thành lập riêng bộ phận chuyên trách phân tích tài chính. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm chuyên thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và gửi báo cáo cho Ban giám đốc thường xuyên, kịp thời. Do chỉ chuyên trách mảng phân tích tài chính nên nhân viên phân tích tài chính sẽ có điều kiện chuyên tâm hơn vào công việc của mình. Những phân tích đánh giá cũng sẽ hiệu quả hơn, cập nhật hơn. Công ty cần tuyển dụng thêm những nhân viên mới có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích tài chính tốt làm việc trong bộ phận phân tích tài chính của công ty. Đây sẽ là nền tảng để Công ty xây dựng một bộ phận phân tích tài chính mạnh, từ đó cung cấp cho ban giám đốc công ty những đánh giá chính xác, kịp thời, cập nhật phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. 3.3.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích. Để đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài chính thực sự của Công ty, việc sử dụng phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng. Nếu Công ty sử dụng phương pháp thích hợp, sẽ khai thác được triệt để thông tin, xem xét được mọi khía cạnh, đem lại hiệu quả cao trong công tác phân tích tài chính. Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai phương pháp phân tích so sánh và số tỷ lệ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp còn chưa linh hoạt, chưa tận dụng được hết lợi thế của các phương pháp phân tích. Đối với phương pháp so sánh, Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh ngang để thấy được sự biến động của chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước. Cán bộ phân tích nên sử dụng thêm phương pháp so sánh dọc. So sánh dọc là việc so sánh các chỉ tiêu cùng một cột để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu đơn vị so với một chỉ tiêu tổng quát. Đánh giá tỷ trọng của từng chỉ tiêu qua các năm ta có thể thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, lĩnh vực nào đang mở rộng hay thu hẹp. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp cho Ban lãnh đạo và nhà phân tích thấy được chỉ tiêu đơn vị là hợp lý hay không, từ đó có hướng điều chỉnh đúng đắn và kịp thời. Sử dụng so sánh dọc, giúp nhà phân tích dễ dàng hơn trong việc so sánh chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành hay số trung bình ngành. Trong quá trình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, nhà phân tích nên sử dụng phương pháp so sánh dọc với chỉ tiêu gốc là DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô: Chỉ tiêu 2008 2009 DTT BH và CCDV 100% 100% Giá vốn hàng bán 75.22 73.77 Lợi nhuận gộp 24.78 26.23 Chi phí bán hàng 7.98 8.72 Chi phí quản lý DN 11.08 13.69 LNT từ HĐKD 4.78 2.90 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Thông qua bảng ta nhận thấy trong năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho giá vốn là 73.77 đồng có giảm so với năm 2008 là 1.45 nhìn chung doanh nghiệp đã làm tốt công tác quản lý chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho chi phí bán hàng là 8.72 đồng và cho chi phí quản lý DN là 13.69 đồng, đều cao hơn so với năm 2008 , nhìn chung đây là mặt còn yếu kém của Doanh nghiệp, cần phải cải thiện ngay trong những năm tới, tuy nhiên nếu xét trong hoàn cảnh năm 2009, Doanh nghiệp phải chịu những ảnh hưởng lớn từ suy thoái toàn cầu, vì vậy, Doanh nghiệp cần phải bỏ thêm chi phí nhằm tiêu thụ sản phẩm thì có thể chấp nhận được. Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2009 chiếm tỷ trọng 2.9% so với doanh thu, không cao như năm 2008, hay tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu giảm so với năm 2008. Đối với phương pháp so sánh ngang, do hạn chế về nguồn thông tin, hiện nay Công ty chưa có số liệu trung bình ngành để phân tích. Để khắc phục tam thời hạn chế này, Công ty có thể thu thập một số chỉ tiêu chính của các doanh nghiệp khác trong ngành để phân tích, từ đó, Công ty có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhằm phát huy được điểm mạnh, hạn chế khắc phục được những điểm yếu còn tồn tại, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Ví dụ như đánh giá cơ cấu nợ của công ty, ta có thể thu thập thêm số liệu của các công ty May ngành như sau: Bảng 3.2: Hệ số nợ của một số công ty trong ngành dệt may (31/12/2009): Chỉ tiêu Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ Cty cổ phần May 10 73,231,906,447 185,955,465,455 0.39 Cty cổ phần May Sông Hồng 272,683,852,712 350,488,050,098 0.78 Cty cổ phần May Nhà Bè 84,227,624,642 107,216,969,017 0.79 Cty cổ phần May Thanh Trì 21,612,585,957 45,297,770,526 0.48 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty) Thông qua bảng 3.2, ta nhận thấy cơ cấu nợ của Công ty cổ phần May 10 là thấp nhất trong 4 công ty trên, thể hiện một chính sách tài chính thận trọng, an toàn cao. Tuy nhiên, Công ty lại đang phải chịu một chi phí sử dụng vốn cao và chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính khi dinh doanh có lãi. Nhìn vào hệ số nợ của 4 công ty, ta có thể thấy rằng, May 10 sẽ có một số lợi thế nhất định khi có nhu cầu muốn vay thêm vốn từ các chủ nợ, như quy mô khoản vay, thời hạn vay, cũng như chi phí sử dụng vốn vay so với các doanh nghiệp trên. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên nghiên cứu để gia tăng hệ số nợ của mình. Công ty cũng nên sử dụng phương pháp Dupont: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế điều chỉnh trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay X 100% Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế X 100% Vốn chủ sở hữu bình quân Bảng 3.3: Phân tích Dupont Chỉ tiêu 2008 2009 LN sau thuế 15,902,180,896 17,120,750,747 DT và TN khác 358,253,797,569 448,787,522,379 TTSbq 170,507,759,982 183,770,441,478 VCSHbq 109,245,911,341 110,797,836,211 TSLNDT 4.44% 3.81% HSSDTTS 2.09 2.44 1/(1-HSN) 1.56 1.66 ROA 9.33% 9.32% ROE 14.56% 15.45% (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Năm 2008: ROA=9.33%=4.44% x2.09 ROE=14.56%=4.44% x 2.09 x 1.56 Năm 2009: ROA=9.32%=3.81% x 2.44 ROE=15.45%=3.81% x 2.44 x 1.66 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản gần như không thay đổi (giảm 0.01%) tuy nhiên ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu này lại rất khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0.62% làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm: (4.44%-3.81%)x2.09= 1.31% Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0.34 làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng: 3.81%x(2.44-2.09)=1.30% Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 0.9% do ảnh hưởng của các nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0.62% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm: (4.44%-3.81%)x2.09x1.56=2% Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0.34 làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng: 3.81%x(2.44-2.09)x1.56=2% Cơ cấu nợ bình quân của công ty thay đổi làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng: 3.81%x2.44x(1.66-1.56)=0.9% Từ quá trình phân tích Dupont, ta nhận thấy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải nâng cao hơn hiệu suất sử dụng tài sản, quản lý tốt chi phí, cũng như nâng cao các nguồn doanh thu và thu nhập khác. Hiện tại, hệ số nợ của Công ty vẫn còn thấp, vì vậy Công ty có thể nghiên cứu để đạt tới một cơ cấu vốn sử dụng nhiều nợ hơn, tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính khi Công ty làm ăn có lãi. 3.3.3 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính cho phù hợp với điều kiện của công ty. Để đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính của mình, Công ty cổ phần May 10 nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính: VLĐTX, N/cVLĐ, VBT, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, và đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 3.3.3.1 Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán. Bảng 3.4: Mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 01/01/2009 31/12/2009 Chênh lệch % VLĐTX 44,872,323,648 20,004,153,110 (24,868,170,538) (55.41) N/cVLĐ 22,128,590,960 24,700,232,520 2,571,641,560 11.62 VBT 22,743,732,688 (4,696,079,410) (27,439,812,098) (120.65) (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Vốn lưu động thường xuyên: VLĐTX ở cả đầu kỳ và cuối kỳ đều dương, VLĐTX cuối kỳ giảm mạnh so với đầu kỳ 24,868 triệu đồng (55.41%), cho thấy nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn giảm. Trong đó nguồn vốn dài hạn tăng 939 triệu đồng làm tăng VLĐTX, tuy nhiên tài sản dài hạn tăng làm VLĐTX giảm là 25,803 triệu đồng. Tài sản cố định tăng mạnh 21,539 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng 7,404 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng 10,000 triệu đồng, đây là một xu hướng rất tốt đối với Doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và vị thế của Doanh nghiệp. Mặt khác việc đầu tư này vẫn trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng mở rộng lĩnh vực đầu tư tài chính (tăng 6,402 triệu đồng) nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong nguồn vốn dài hạn tăng hoàn toàn do tăng nguồn vốn chủ sở hữu, còn nợ dài hạn giảm rất mạnh 2,916 triệu đồng (87.06%), như đã phân tích ở trên, điều này là do trong kỳ, phần lớn nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán và chuyển sang khoản mục nợ ngắn hạn. Ta thấy hệ số nợ của Doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ là 0.39<0.5 vì vậy trong các năm tiếp theo Doanh nghiệp có thể vay thêm nợ dài hạn để tăng nguồn vốn có tính ổn định cao, trong khi vẫn giữ được một cơ cấu tài chính có rủi ro cho phép. Việc tăng vốn chủ sở hữu 3,851 triệu đồng là do tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp trích lập quỹ nhiều hơn, làm tăng năng lực tài chính cho Doanh nghiệp. VLĐTX giảm là cần thiết trên góc độ sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo một cơ cấu vốn an toàn. Nhu cầu vốn lưu động: N/cVLĐ ở đầu năm và cuối năm đều dương, chứng tỏ Doanh nghiệp có phần vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 trong quá trình sản xuất kinh doanh. N/cVLĐ của Doanh nghiệp tăng 2,571 triệu đồng (11.62%) trong khi doanh thu thuần của Doanh nghiệp tăng 68,382 triệu đồng (19.21%), tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của nhu cầu vốn lưu động, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên, đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp. Bảng 3.5: Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới N/c VLĐ: Tài sản kinh doanh Nợ kinh doanh 1. Các khoản phải thu (11,799,519,862) 1. Phải trả người bán 633,620,869 Phải thu khách hàng (15,048,427,065) 2. Người mua trả tiền trước (9,155,415,361) Trả trước cho người bán 2,932,632,203 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,869,816,164 Các khoản phải thu khác 316,275,000 4. Phải trả người lao động (1,938,905,088) 2. Hàng tồn kho 16,588,547,128 5. Chi phí phải trả (108,088,687) Hàng tồn kho 16,588,547,128 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 4,859,620,714 3. Tài sản ngắn hạn khác (5,056,737,095) Chi phí trả trước ngắn hạn 126,010,600 Thuế GTGT được khấu trừ (5,824,180,601) Tài sản ngắn hạn khác 641,432,906 Cộng (267,709,829) Cộng (2,839,251,389) (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Qua bảng, ta nhận thấy N/cVLĐ tăng, hoàn toàn do nợ kinh doanh tăng 2,839 triệu đồng, trong khi đó tài sản kinh doanh giảm 267 triệu đồng. Sự giảm đi của tài sản kinh doanh chủ yếu do sự giảm của khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác, trong khi hàng tồn kho vẫn tăng. Hàng tồn kho tăng 16,558 triệu đồng, trong đó lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng ,đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, thể hiện vốn công ty bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng 19.21%, đây là một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét. Nợ kinh doanh giảm mạnh 2,839 triệu đồng thể hiện Doanh nghiệp giảm chiếm dụng vốn từ bên thứ 3, trong đó khoản mục người mua trả tiền trước giảm 9,155 triệu thể hiện trong kỳ Doanh nghiệp đã giao hàng cho bên mua đã đặt hàng và ứng trước, thể hiện uy tín của Doanh nghiệp. Trong năm, Doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn do chiếm dụng người bán và các khoản nợ nhà nước, tuy nhiên Công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán. Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của Doanh nghiệp giảm mạnh, tại thời điểm đầu kỳ, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ 22,743 triệu đồng, ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ là 4,696 triệu đồng, như vậy ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp chưa có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ cho nhà cho vay nếu các khoản nợ này đến hạn. Điều này chủ yếu do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm mạnh 21,165 triệu đồng, trong khi khoản mục vay và nợ ngắn hạn tăng 7,274 triệu đồng. Bảng 3.6: Mối quan hệ cân bằng trên BCĐKT: Đầu kỳ VBT 22,743 VLĐTX 44,872 N/cVLĐ 22,128 Cuối kỳ N/cVLĐ 24,700 VBT 4,696 VLĐTX 20,004 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Tại thời điểm đầu kỳ, VLĐTX lớn, N/c VLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn, đây là một cơ cấu tài chính ít rủi ro, tuy nhiên giảm hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ vì chi phí sử dụng vốn dài hạn luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Tại thời điểm cuối kỳ, N/cVLĐ>0, VLĐTX>0, VBT<0, nhu cầu vốn lưu động được tài trợ bằng một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Ta nhận thấy Doanh nghiệp đang dịch chuyển sang một cơ cấu vốn hợp lý hơn, vừa đảm bảo có nguồn vốn dài hạn ổn định tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, vừa tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn. 3.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản. Bảng 3.7: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản Chỉ tiêu 2008 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 DTT BH,CCDV 355,908,886,226 424,291,141,564 VqKPT 12.62 13.95 GVHB 267,706,080,576 312,985,806,684 Kỳ thu tiền TB 28.53 25.81 KPTbq 27,631,254,164.50 36,681,466,791.00 VqHTK 9.69 8.53 HKTbq 53,910,447,620.00 67,766,212,345.50 Số ngày 1 VqHtk 37.16 42.19 TTS 170,507,759,982 183,770,441,478.00 HSSDTTS 2.09 2.44 TSCĐ 53,910,447,620 67,766,212,345.50 HSSDTSCĐ 6.60 6.26 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho Doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu năm 2009 là 13.95 vòng cao hơn năm 2008 (12.62 vòng), kỳ thu tiền tương ứng là 25.81 ngày và 28.53 ngày. Như vậy trong năm 2009, Doanh nghiệp chỉ mất trung bình 25.81 ngày để thu được tiền về từ các khoản cấp tín dụng cho khách hàng, trong khi đó doanh thu thuần từ bán hàng vả cung cấp dịch vụ tăng, đây là tín hiệu tốt của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp đã quản lý tốt chính sách tín dụng cho khách hàng, quản lý tốt các khoản phải thu, và vẫn giữ được mức tăng doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho dùng để đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của Doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 8.53 vòng giảm so với năm 2008 (9.69 vòng), số ngày một vòng quay hàng tồn kho tương ứng là 42.19 ngày và 37.16 ngày. Cho thấy trong năm 2009 hàng tồn kho của Doanh nghiệp chỉ luân chuyển được 8.53 vòng, thời gian hàng tồn kho tồn tại trong kho dài hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của Doanh nghiệp tăng, như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho ứ đọng chủ yếu dưới dạng thành phẩm. Vì vậy, Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có những biện pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho, áp dụng chính sách tín dụng, khuyến mãi, chính sách giá … để bán sản phẩm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 là 6.60, năm 2009 giảm xuống còn là 6.26 thể hiện, trong năm 2009 cứ 1 đồng tài sản cố dịnh đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 6.26 đồng doanh thu thuần. Ta nhận thấy trong năm 2009, Doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, làm tăng mạnh tài sản cố định, tuy nhiên những tài sản này chưa thể ngay lập tức phát huy hiệu quả vì còn đang trong quá trình vận hành thử, và xây dựng, đóng góp của những tài sản này vào quá trình sản xuất kinh doanh chưa cao. Vì vậy, dù doanh thu thuần năm 2009 tăng 19.21%, hiệu suất sử dụng tài sản cố định vẫn bị giảm nhưng đây không phải là một tín hiệu xấu của Doanh nghiệp, chúng ta có thể chờ đợi kết quả khả quan hơn trong những năm tiếp theo. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của tài sản trong Doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong Doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của Doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 là 2.44, năm 2008 là 2.09, như vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008, điều này có được phần lớn là do trong năm 2009 Doanh nghiệp đã quản lý hiệu quả hơn tài sản ngắn hạn. Trong năm 2009, cứ một đồng tài sản của Doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 2.44 đồng thu nhập. 3.3.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng 3.8: Tình hình biến động của các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2008-2009) ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số TM Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch % I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1- Lợi nhuận trước thuế: 01 17,501,125,935 22,097,920,064 4,596,794,129 26.27 2- Điều chỉnh cho các khoản: 12,181,189,363 3,040,431,360 (9,140,758,003) (75.04) - Khấu hao tài sản cố định 02 8,392,667,012 9,808,358,892 1,415,691,880 16.87 - Các khoản dự phòng 03 2,931,100,000 2,931,100,000 - Lãi, lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện 04 69,934,575 (1,102,876,866) (1,172,811,441) (1,677.01) - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 (149,607,891) (11,318,492,002) (11,168,884,111) 7,465.44 - Chi phí lãi vay 06 3,868,195,667 2,722,341,336 (1,145,854,331) (29.62) 3- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động 08 29,682,315,298 25,138,351,424 (4,543,963,874) (15.31) - Tăng giảm các khoản phải thu 09 (16,446,202,733) 19,880,345,741 36,326,548,474 (220.88) - Tăng giảm hàng tồn kho 10 (1,511,878,125) (16,588,547,128) (15,076,669,003) 997.21 - Tăng giảm các khoản phải trả 11 15,449,733,851 (6,051,875,032) (21,501,608,883) (139.17) - Tăng giảm chi phí trả trước 12 85,075,075 (1,974,083,777) (2,059,158,852) (2,420.40) - Tiền lãi vay đã trả 13 (3,868,195,667) (2,722,341,336) 1,145,854,331 (29.62) - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (961,574,793) (2,085,903,568) (1,124,328,775) 116.93 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 1,175,380,220 6,630,643,921 5,455,263,701 464.13 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 (24,039,811,123) (15,387,086,431) 8,652,724,692 (35.99) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (435,157,997) 6,839,503,814 7,274,661,811 (1,671.73) II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ 21 (6,344,636,576) (34,254,829,290) (27,910,192,714) 439.90 2- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 22 225,690,909 16,819,942,636 16,594,251,727 7,352.65 5- Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 25 (5,671,550,000) (11,227,400,000) (5,555,850,000) 97.96 6- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 26 2,107,280,000 2,107,280,000 7- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 100,720,000 273,545,000 172,825,000 171.59 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (11,689,775,667) (26,281,461,654) (14,591,685,987) 124.82 III.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1- Tiền thu phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 63,442,090,000 (63,442,090,000) (100.00) 2- Tiền chỉ trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 (1,500,000) (87,250,000) (85,750,000) 5,716.67 3- Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 145,158,725,609 169,964,028,111 24,805,302,502 17.09 4- Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (157,531,269,236) (164,178,059,323) (6,646,790,087) 4.22 6- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 (6,031,579,000) (9,335,475,000) (3,303,896,000) 54.78 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 45,036,467,373 (3,636,756,212) (48,673,223,585) (108.08) Lưu chuyển tiền thuần trong kì 50 32,911,533,709 (23,078,714,052) (55,990,247,761) (170.12) Tiền và tương đương tiền tồn đầu kì 60 6,825,564,352 39,647,720,150 32,822,155,798 480.87 Anh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 (89,377,911) 1,913,409,823 2,002,787,734 (2,240.81) Tiền và tương đương tiền tồn cuối kì 70 39,647,720,150 18,482,415,921 (21,165,304,229) (53.38) (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta nhận thấy trong năm 2009, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 6,839 triệu đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là (26,281) triệu đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là (3.636) triệu đồng. Như vậy. dòng tiền thu về của Công ty hoàn toàn từ hoạt động kinh doanh, đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp đặc biệt trong khi năm 2008 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp âm. Tuy nhiên, do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 6,839 triệu đồng thấp hơn lợi nhuận sau thuế của Công ty 17,120 triệu đồng, cho thấy chất lượng lợi nhuận của Công ty chưa được cao. Trong hoạt động kinh doanh, ta nhận thấy luồng tiền bị ứ đọng ở hàng tồn kho rất lớn, 16,588 tỷ, làm giảm dòng thu tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, vì vậy Doanh nghiệp cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục, trong năm 2009 Doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản lý khoản phải thu, thu về 19,880 triệu đồng. Đối với hoạt động đầu tư, hoạt động đầu tư tài sản mới và thanh lý tài sản cũ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới dòng tiền thuần. Tiền chi để mua sắm và xây dựng tài sản cố định mới là 34,254 triệu đồng, còn tiền thu về từ thanh lý nhượng bán là 16.819 triệu đồng, đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp, nhằm đổi mới trang thiết bị, loại bỏ các tài sản cũ, lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp. Đối với hoạt động tài chính, trong năm 2009, Doanh nghiệp thực hiện việc trả các khoản nợ gốc đến hạn thanh toán, chia cổ tức cho các cổ đông, và thực hiện các khoản vay mới để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 6,839 triệu đồng, thấp hơn dòng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp, vì vậy, trong năm 2009, doanh nghiệp vẫn phải vay nợ để tài trợ cho hoạt động đầu tư và trả nợ gốc các khoản vay đến hạn thanh toán. Do dòng tiền thuần của năm 2008 âm, nên chỉ tính cho năm 2009 Bảng 3.9 : Các chỉ số lưu chuyển tiền tệ: Chỉ tiêu Năm 2009 Dòng tiền trên TS 3.72% Dòng tiền trên VCSH 6.17% Dòng tiền trên DTT 1.61% Khả năng trả nợ 0.09 Khả năng trả nợ ngắn hạn 0.10 Thời hạn trả hết nợ dài hạn 0.28 Khả năng trả lãi vay 4.28 Khả năng trả nợ gốc vay 0.04 Khả năng chi trả cổ tức 0.73 Khả năng tái đầu tư 0.20 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) Thông qua bảng 3.8, ta có các nhận xét sau: - Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản 3.72% cho biết trong kỳ, bình quân 100 đồng tài sản mang lại 3.72 đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. - Tỷ số dòng tiền trên vốn chủ sở hữu 6.19% cho biết bình quân trong kỳ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 6.19 đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. - Tỷ số dòng tiền trên doanh thu thuần 1.61% cho biết 100 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mang lại 1.61 đồng tiền tuần từ hoạt động kinh doanh. - Khả năng trả nợ 0.09 cho biết trung bình 100 đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bơi 9 đồng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh. - Khả năng trả nợ ngắn hạn 0.10 cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 10%. - Thời gian trả hết nợ dài hạn 0.28, thể hiện Công ty chỉ mất 0.28 năm để tạo đủ số tiền từ hoạt động kinh doanh nhằm chi trả cho các khoản nợ dài hạn. -Khả năng trả lãi vay 4.28 cho biết dòng tiền trước thuế và lãi vay gấp 4.28 lần lãi vay phải trả của công ty. - Khả năng trả nợ gốc vay 0.04 thể hiện khả năng trả nợ gốc bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh. - Khả năng chi trả cổ tức 0.73 cho biết khả năng chi trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh. - Khả năng tái đầu tư 0.20 cho biết khả năng đầu tư vào tài sản dài hạn bằng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.4 Kiến nghị với cơ quan quản lý Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển các công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý. Năng lực phân tích tài chính được coi là yếu tố quan trọng mang lại sự thành công trong công ty. Vì vậy, hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một công việc không chỉ là vấn đề riêng của từng doanh nghiệp, mà là vấn đề của cả các cơ quan quản lý. Bởi vì, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phân tích tài chính, thì đó sẽ là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Điều này đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế. Các giải pháp được đề xuất ở trên đều là những việc làm thiết thực đối với công ty cổ phần May 10 nhằm thực hiện công tác phân tích tài chính một cách tốt hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện các giải pháp trên thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi không chỉ cho riêng công ty cổ phần May 10 mà với cả các công ty khác. Những tác động hỗ trợ cảu các cơ quan quản lý đối với công tác phân tích tài chính của công ty nói chung và công ty cổ phần May 10 nói riêng phải nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận lợi và động lực thúc đẩy các công ty phân tích tài chính có hiệu quả. Với tinh thần đó, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: Thứ nhất, điều chỉnh, ban hành chế độ kế toán phù hợp, tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều chuyển biến lớn, do đó, chế độ kế toán Việt Nam cũng đã liên tục được đổi mới cho thích nghi với hoàn cảnh đất nước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục gây ra nhiều khó khăn cho công tác kế toán ở công ty, làm cho việc hạch toán sổ sách thiếu tính thông nhất, đồng bộ ở các công ty. Vì vậy, bộ tài chính cần điều chỉnh hệ thống kế toán phù hợp, thống nhất và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán của công ty thực hiện công việc của mình một cách chính xác, không phải thay đổi nhiều. Hiện nay việc nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ không mang tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp mà chỉ mang tính khuyến khích nên một số doanh nghiệp không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khiến công tác phân tích gặp nhiều khó khăn, vì vậy trong thời gian tới bộ tài chính nên bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo tài chính. Ngoài ra chế độ kế toán của Việt Nam hiện nay chưa áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế nên việc so sánh số liệu với các công ty nước ngoài là rất khó khăn. Trong xu thế hội nhâp, nước ta cần phải hoàn thiện chế độ kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt cần phải ban hành đồng bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cũng phải quy định về việc kiểm toán nhất là công tác kiểm toán nội bộ tại công ty nhằm nâng cao tính chính xác của sổ sách kế toán, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của công ty Thứ hai, Chính phủ cần ban hành các quy định mang tính bắt buộc đối với việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính hàng năm tại các doanh nghiệp và xí nghiệp, cần quy định rõ về thời gian phân tích và việc báo cáo kết quả phân tích. Quy định công tác phân tích tài chính phải tách riêng ra khỏi công tác kế toán. Trong thời gian đầu, doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện công tác phân tích tài chính, nhà nước nên tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra để đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động đi vào nề nếp. Nên mở các khóa học tìm hiểu về công tác phân tích tài chính và tầm quan trọng của công tác phân tích tài \chính cho các cấp quản lý của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò ngày càng trở nên quan trọng của công tác phân tích tài chính. Thứ ba, hiện nay, một trong những yếu tố khiến cho hoạt động phân tích tài chính của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần May 10 nói riêng chưa thực sự hiệu quả là do chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.Về lý thuyết, nếu để các tỷ số riêng rẽ thì nó không có ý nghĩa gì và cũng chẳng chỉ ra được điều gì. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được so sánh về cả không gian và thời gian. So sánh về thời gian thì đã được thực hiện bởi đó chỉ là việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm còn so sánh với các chỉ tiêu mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp cũng như thấy được các kết quả đạt được có thực sự hiệu quả hay không thì chưa tiến hành được bởi hiện nay chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Chính vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần sớm cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để giúp cho công tác phân tích tài chính hiệu quả hơn. Nhà nước nên thành lập thêm các công ty tư vấn do các cơ quan quản lý làm chủ quản, chuyên cung cấp thông tin, tư vấn và đánh giá về doanh nghiệp cung cấp nguồn thông tin chính thống, tin cậy mang tính khách quan cao để ngày càng đa dạng hóa nguồn thông tin và nâng cao chất lượng nguồn thông tin. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Xuất phát từ những tồn tại trong công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10 đã được trình bày tại chương 2, trong chương 3 của khóa luận, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác phân tích tài chính và góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10. Đó là: Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Hoàn thiện phương pháp phân tích. Bổ sung các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Cuối cùng, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện công tác phân tích tài chính có hiệu quả. Cụ thể là: Điều chỉnh, ban hành chế độ kế toán phù hợp, tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Ra quyết định mang tính bắt buộc đối với việc thực hiện phân tích tài chính hàng năm của công ty. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà nước nên thành lập thêm các công ty tư vấn do các cơ quan quản lý làm chủ quản, chuyên cung cấp thông tin, tư vấn và đánh giá về doanh nghiệp để ngày càng đa dạng hóa nguồn thông tin và nâng cao chất lượng các nguồn thông tin. KẾT LUẬN Trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính và đưa ra những xu hướng trong tương lai. Từ đó, các nhà quản lý thấy được ưu và nhược điểm trong hoạt động tài chính để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Để phân tích, nhà quản lý phải thu thập được những thông tin chính xác, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế rủi ro. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty qua các báo cáo tài chính và một số tài liệu khác, em thấy hoạt động tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù công tác phân tích tài chính của công ty còn gặp nhiều khó khăn, còn hạn chế về đội ngũ cán bộ phân tích nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ các bước cơ bản, thực hiện phân tích các chỉ tiêu quan trọng sao cho hiệu quả nhất. Do hạn chế về nguồn thông tin (thiếu tài liệu về các doanh nghiệp cùng ngành, chỉ tiêu trung bình ngành) nên việc phân tích chủ yếu chỉ tập trung vào nội dung phân tích tài chính của công ty. Sử dụng các kiến thức ở trường và một số tài liệu tham khảo, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty cổ phần may 10. Tuy nhiên, do kiến thức thực tiễn có giới hạn và thời gian nghiên cứu không nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới thạc sĩ: Nguyễn Thị Đào đã nhiệt tình hướng dẫn em làm đề tài, cùng các thầy cô giáo trong khoa tài chính cũng như ban lãnh đạo, phòng kế toán – chính công ty cổ phần May 10 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC CHƯƠNG 1LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 1.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 1 1.1.2 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1 1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 3 1.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.2.1 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp 5 1.2.2 Đối với các nhà đầu tư 5 1.2.3 Đối với người cho vay, nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước, và các đối tượng khác. 6 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.3.1 Quy trình phân tích tài chính 8 1.3.2 Tài liệu cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 12 1.3.2.1 Bảng cân đối kế toán (balance sheet) 12 1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (profit and loss statement) 13 1.3.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement) 13 1.3.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính (Descriptive financial statement) 14 1.3.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 14 1.3.3.1 Phương pháp so sánh 15 1.3.3.2 Phương pháp tỷ lệ. 16 1.3.3.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 16 1.3.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 17 1.3.4.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành 17 1.3.4.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17 1.3.4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán. 17 1.3.4.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 20 1.3.4.2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 21 1.3.4.2.4Phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 24 1.3.4.2.5 Phân tích chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản 26 1.3.4.2.6 Phân tích khả năng sinh lợi 28 1.2.4.2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 29 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty 35 1.3.5.1 Nhân tố khách quan 35 1.3.5.1.1 Về phía nhà nước 35 1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty 35 1.3.5.2 Nhân tố chủ quan 36 1.3.5.2.1 Quyết định của nhà quản trị công ty 36 1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên 37 1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất 37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10…………………………………………………………………… 39 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần may 10 40 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 40 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 43 2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính 48 2.2.2 Các nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần may 10 49 2.2.2.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành 49 2.2.2.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 50 2.2.2.2.1 Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. 54 2.2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 58 2.2.2.2.3 Đánh giá tìn hình tài chính của công ty cổ phần may 10 qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng: 63 2.3.1 Những kết quả đạt được 67 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69 2.3.2.1 Những hạn chế 69 2.3.2.2 Nguyên nhân 73 2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 73 2.3.2.2..2 Nguyên nhân chủ quan 73 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 76 3.1 Định hướng phát triển công ty 76 3.2 Các mục tiêu của công tác phân tích tài chính công ty cổ phần may 10 76 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10 78 3.3.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích. 80 3.3.3 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính cho phù hợp với điều kiện của công ty. 85 3.3.3.1 Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán. 85 3.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản. 89 3.3.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 91 3.4 Kiến nghị với cơ quan quản lý 96 KẾT LUẬN 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26922.doc
Tài liệu liên quan