Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009

Trong thời gian thực tập vừa qua, những vấn đề về lý luận và nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện công tác thu và quản lý thu BHXH nói riêng và các nghiệp vụ BHXH nói chung đã giúp em phần nào củng cố những kiến thức đã học cũng như tăng cường tính thực tiễn trong việc nghiên cứu học tập của mình. Quá trình thực tập này cũng giúp em thêm nhận thức về tầm quan trọng của chính sách BHXH trong tổng thể các chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong tiến trình đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung hoàn thiện các chính sách xã hội nói chung , chính sách BHXH nối riêng cho phù hợp với nền kinh tế của đất nước đang đổi mới. Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “xây dựng hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”, đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm phù hợp với nền kinh tế thị trường”. Do đó, hoạt động BHXH đã thay đổi cơ bản về chất so với trước đây. Đổi mới về văn bản, đổi mới về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý. Sau 10 năm thực hiện đổi mới chính sách BHXH, Quốc hội thông qua Luật BHXH, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vị thế của nước ta cũng được nâng cao trên trường quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Và việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên những thời cơ, vận hội phát triển sự nghiệp BHXH. Do thời gian hạn hẹp và đặc biệt trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề thực tập không khỏi thiếu sót, mắc những khuyết điểm nên em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô, Ban lãnh đạo cùng các cán bộ cơ quan BHXH Phú xuyên để chuyên đề của em được hoàn thiện cũng như tích luỹ kiến thức cho quá trình sau này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Tôn Huyền cùng lãnh đạo và các cán bộ cơ quan BHXH Phú xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em cũng chân thành cảm ơn các cô chú quản lý Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em tìm kiếm thông tin liên quan, giúp em hoàn thành chuyên đề này.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 tức chỉ tăng 1,71 lần. Số thu BHXH qua 5 năm cũng có sự gia tăng,nhưng không nhiều. Năm 2005 đạt 8.120 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 13.542 triệu đồng. tăng gấp 1,67 lần. Bảng 2.2.2.9: Tình hình thu khối xã, thị trấn. ( so sánh với năm 2005, 2006) Năm Chỉ tiêu Số lao động (người) Số thu thực tế (triệu đồng) Tốc độ tăng SLĐ (%) Tốc độ tăng số thu (%) 2005 261 341 - - 2006 272 515 4.21 51.07 2007 345 695 26.84 34.94 2008 362 703 4.93 1.09 2009 402 855 11.05 21.64 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên) Nhận xét: + Năm 2005 số lao động là 261 người , đến năm 2009 đạt 402 người tham gia lao động, tăng gấp 1.54 lần. + Số tiền thu nộp BHXH cũng tăng qua các năm. Số thu năm 2005 là 341.125.021, đến năm 2009 là 855 triệu đồng, gấp 2,5 lần. Như vậy,ta thấy số lao động và số thu tăng tương đối ổn định, phần lớn các xã, phường . thị trấn đều chấp hành thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia BHXH của mình. Thực hiện thu BHXH đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế Bảng 2.2.2.10: Tình hình thu đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế ( so sánh với năm 2005, 2006) Năm Chỉ tiêu Số lao động (người) Số thu thực tế (triệu đồng) Tốc độ tăng SLĐ (%) Tốc độ tăng số thu (%) 2005 365 394 - - 2006 394 643 7.95 62.86 2007 572 572 45.18 -10.9 2008 610 610 6.64 6.60 2009 764 730 25.25 19.61 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên) Nhận xét : + Về số người tham gia BHXH, tăng dần qua các năm, từ 365 người năm 2005 đến 764 người năm 2009, tương ứng tăng 399 người về số tuyệt đối. Trong đó năm 2007 tốc độ tăng nhiều nhất, tăng 45018% so với năm 2006. Từ năm 2008, năm 2009, tốc độ tăng thấp, cụ thể : năm 2008 tăng 6.64 % so với năm 2007, đến năm 2009 tốc độ tăng có tăng lên (25.25%), nhưng vẫn thấp hơn năm 2007. + Về số thu BHXH, cũng không ổn định. Từ năm 2005 đến năm 2008, tốc độ thu tăng, tuy nhiên năm 2007 số thu lại giảm đi( giảm 10.9%) so với năm 2006. Đây là khối còn nhiều tiềm năng về số người tham gia BHXH nên BHXH huyện Phú xuyên đã triển khai nhiều biện pháp để mở rộng đối tượng ở khối này đặc biệt là ở hộ kinh tế cá thể. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG . 2.4.1. Những điểm đạt được trong công tác quản lý thu BHXH. Thứ nhất, đến nay tổng số người đóng BHXH đã tăng lên đáng kể . Với việc Luật BHXH ra đời, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng, nhất là người lao động thuộc khu vực quốc doanh, Đặc biệt quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo như quyền được trợ cấp, quyền được Nhà nước và xã hội chăm lo khi ốm đau thai sản, tai nạn lao động khiến người lao động phấn khởi hơn, tạo điều kiện cho họ tự do di chuyển việc làm trong và ngoài biên chế Nhà nước. Thứ hai, Nguồn thu BHXH tăng lên nhanh chóng, quỹ BHXH được hình thành tập trung và từng bước độc lập với Ngân sách Nhà nước. Đã có nhiều biện pháp đối với các đơn vị nợ đọng tiền BHXH nên đã phần nào khắc phục được tình trạng nợ đọng BHXH. Tuy rằng mức độ khắc phục chưa cao, song đây là điều cơ bản để đảm bảo nguồn quỹ để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH. Thứ ba, các bước triển khai trong quá trình thu đã được chuyên môn hóa, giảm bớt các thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đạt ra trong quá trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu và đối chiếu số thu BHXH cho từng đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó , đội ngũ cán bộ BHXH huyện Phú xuyên nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu về chính sách liên quan đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao và tích lũy được kinh nghiệm quản lý nhất định. Thứ tư, Việc thực hiện cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đã tạo niềm tin cho người lao động từ đó khuyến khích mọi người tham gia BHXH. Công tác này đã đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn thực hiện bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở các đơn vị cơ sở. Thứ năm, Sự thay đổi về phương thức quản lý đã tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan BHXH với người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm thu BHXH, đồng thời chấm dứt được tình trạng quản lý trùng lặp chồng chéo lên nhau. Thứ sáu, tình hình thu thực tế năm sau cao hơn năm trước do vậy đã giảm bớt được gánh nặng từ ngân sách nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Đồng thời số thu ngày càng cao mà số chi ít do vậy đã có số dư trong quỹ BHXH, số vốn nhàn rỗi này tạm thời được đem đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy trong công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên từ khi thành lập đến nay đã đạt được những thành công đáng kể, những ưu điểm đó thật xứng đáng với công lao của tập thể cán bộ , công chức của cơ quan BHXH. Tuy nhiên , bên cạnh đó, công tác thu BHXH cũng gặp không ít những khó khăn vướng mắc. 2.4.2: Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết Thứ nhất, số lao động thời gian qua đã tăng nhanh hơn nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực tư nhân và các khu vực khác. Vì vậy, các cơ quan ban ngành chức năng nói chung và BHXH huyện Phú xuyên nói riêng cần có biện pháp cụ thể buộc tất cả những lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia BHXH. Thứ hai, Trong qu¶n lý thu BHXH hiÖn nay cßn nhiÒu ®iÓm cÇn ph¶i hoµn thiÖn, ®Æc biÖt lµ sù cÇn thiÕt ph¶i cã mét chÕ ®é ph¸p ®Þnh cô thÓ lµm hµnh lang ph¸p lý cho viÖc thùc hiÖn thu BHXH. Theo ®ã c¸c ®iÒu kho¶n vÒ thu BHXH ph¶i ®­îc thÓ chÕ ho¸ trong NghÞ ®Þnh h­íng dÉn LuËt BHXH cña ChÝnh phñ. Quy tr×nh qu¶n lý thu ph¶i ®­îc cô thÓ ho¸ víi tõng khèi lo¹i h×nh qu¶n lý, song mçi khèi lo¹i h×nh l¹i cã ®Æc thï riªng, nªn nh÷ng quy ®Þnh chung ch­a thÓ ®¸p øng ®­îc cô thÓ cho tõng lo¹i h×nh. VÝ dô nh­ víi khèi h­ëng l­¬ng tõ nguån ng©n s¸ch, h­ëng l­¬ng tõ s¶n phÈm. Nh­ vËy vÊn ®Ò ®Æt ra lµ chóng ta ph¶i hoµn thiÖn quy tr×nh thu ®èi víi tõng khèi lo¹i h×nh. Thø ba, TiÒn l­¬ng cña ng­êi lao ®éng dïng ®Ó lµm c¬ së ®ãng BHXH trong c¸c ®¬n vÞ thuéc khu vùc hµnh chÝnh sù nghiÖp vµ c¸c doanh nghiÖp Nhµ n­íc, c¸c tæ chøc chÝnh trÞ cña Nhµ n­íc vÉn c¨n cø vµo hÖ sè thang b¶ng l­¬ng do Nhµ n­íc ban hµnh, mµ kh«ng c¨n cø vµo thu nhËp thùc tÕ cña ng­êi lao ®éng. Thø t­, VÊn ®Ò tån t¹i lín nhÊt trong c«ng t¸c qu¶n lý thu BHXH lµ sè tiÒn nî BHXH cña c¸c c¬ quan ®¬n vÞ. Chñ yÕu tËp trung ë khu vùc s¶n xuÊt kinh doanh ngoµi nhµ n­íc. Nguyªn nh©n cña t×nh tr¹ng trªn lµ do mét sè doanh nghiÖp lµm ¨n thua lç, kh«ng cã tiÒn ®Ó nép BHXH; mét sè doanh nghiÖp cè t×nh kh«ng nép vµ chËm nép (mÆc dï ®· thu tiÒn nép BHXH cña ng­êi lao ®éng), thËm chÝ cã nhiÒu doanh nghiÖp cßn khai gi¶m lao ®éng vµ quü tiÒn l­¬ng, nhÊt lµ ®èi víi doanh nghiÖp ngoµi quèc doanh. 2.4.3: Bài học kinh nghiệm - Ph¶i kÕt hîp chÆt chÏ gi÷a BHXH huyÖn víi c¸c c¬ quan ban ngµnh chøc n¨ng nh­ Tµi chÝnh, thuÕ, thèng kª, y tÕ. - §Æt quyÒn lîi ng­êi lao ®éng lªn hµng ®Çu v× ho¹t ®éng BHXH lµ ho¹t ®éng mang tÝnh x· héi, b¶o vÖ ng­êi lao ®éng. - Ph¶i x©y dùng, ®µo t¹o ®éi ngò c¸n bé lµm c«ng t¸c thu BHXH võa hång, võa chuyªn cã phÈm chÊt ®¹o ®øc, chÝnh trÞ, cã lËp tr­êng t­ t­ëng v÷ng vµng, yªn t©m c«ng t¸c, yªu ngµnh, nghÒ, giái vÒ chuyªn m«n nghiÖp vô. - CÇn th­êng xuyªn gi¸m s¸t, thanh tra, kiÓm tra ®Ó ®Ò nghÞ c¬ quan cã thÈm quyÒn xö lý nghiªm minh c¸c tr­êng hîp vi ph¹m c«ng t¸c thu BHXH, lo¹i bá c¸c phÇn tö c¸n bé tho¸i ho¸ biÕn chÊt, ¨n cña hèi lé, c¸n bé kh«ng cã n¨ng lùc tr×nh ®é chuyªn m«n hoÆc n¨ng lùc, tr×nh ®é chuyªn m«n yÕu, kÐm. - Tranh thñ sù l·nh ®¹o, chØ ®¹o cña BHXH tØnh, Chñ tÞch uû ban nh©n d©n huyÖn vµ c¸c ban ngµnh ®Þa ph­¬ng. - Tuyªn truyÒn qu¶ng c¸o d­íi nhiÒu h×nh thøc ®i s©u vµo tõng lÜnh vùc cô thÓ gióp cho ng­êi lao ®éng hiÓu biÕt h¬n vÒ BHXH. 2.4. TÌNH HÌNH NỢ BHXH TẠI BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN . Bên cạnh những kết quả thu đáng khích lệ BHXH huyện đã đạt được còn tồn tại một số vấn đề khó khăn. Đặc biệt là tình hình nợ tiền đóng BHXH của các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện. Nếu so sánh số doanh nghiệp tham gia BHXH so với các doanh nghiệp hoạt động trên thực tế sẽ là một con số rất nhỏ. Thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH quá ít như hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: - Đối với chủ doanh nghiệp nhất là chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo luật định. Hiện nay, hầu hết chủ sử dụng lao động với phương châm sản xuất kinh doanh chỉ “thích ứng” chứ không “lâu dài”, do vậy việc né tránh trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH vẫn thường xuyên xảy ra. Lợi dụng kẽ hở luật pháp và sự kém hiểu biết của người lao động, chủ sử dụng lao động trốn đóng, không đóng BHXH cho người lao động để sử dụng vào mục đích khác: đầu tư cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh những doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH thì có nhiều doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng do gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, do thị trường biến động, cạnh tranh với các đối thủ khác, do nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, tình hình tài chính thường không ổn định nên không đủ đóng BHXH liên tục cho người lao động. - Đối với người lao động thì hiểu biết mơ hồ về BHXH, còn nhầm lẫn giữa BHXH với loại hình bảo hiểm khác, do đó họ chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH. Do thu nhập thấp so với nhu cầu của cuộc sống nhất là đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là lao động ngoại tỉnh nên ngoài nhu cầu chi tiêu sinh hoạt bản thân còn có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ gia đình vì vậy bản thân họ không muốn đồng lương eo hẹp của mình bị chia sẻ để đóng BHXH cho dù họ biết như thế là cần thiết. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy lợi ích lâu dài. Ngoài ra, do sức ép trong việc làm, do tâm lý sợ mất việc hoặc bị cắt bớt tiền lương nên không dám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình. - Đối với Nhà nước, Việc ban hành các văn bản, nghị định, quy định, thông tư thường chồng chéo và thiếu đồng bộ, cụ thể trong Luật lao động và Điều lệ BHXH quy định doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên và có hợp đồng lao động dài hạn từ 03 tháng trở lên thì chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động. Chính quy định này đã tạo ra kẽ hở cho một số chủ doanh nghiệp thực hiện hành vi lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Đặc biệt, Điều lệ BHXH quy định cách xác định thời gian tham gia BHXH làm căn cứ tính các chế độ là đủ 12 tháng tính 01 năm không tính tháng lẻ, trong khi Luật lao động quy định người lao động làm việc trên 03 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc. Chính điểm này làm cho người sử dụng lao động viện lý do cho là lao động biến động nên không tham gia BHXH vì nếu tham gia BHXH thì người lao động làm việc dưới 01 năm nghỉ việc cũng không được hưởng gì? Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử phạt vi phạm Luật lao động về BHXH chưa hợp lý, chưa có quy định cụ thể đối với khu vực ngoài quốc doanh về thanh tra và nộp phạt, quy định về nộp phạt mới chỉ dừng lại ở hình thức cảnh cáo, phạt tiền là 02 triệu đồng, mức nộp phạt quá thấp nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao. Trên đây là một số phân tích về nguyên nhân tình hình trốn đóng, nợ đọng BHXH của riêng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đây là khối doanh nghiệp có tiềm năng tham gia BHXH lớn nên cần có sự quan tâm đúng mức. Qua năm năm tình hình nợ đọng BHXH ở các khối cụ thể qua số liệu ở bảng sau: Bảng 2.4.1: Tình hình nợ tính đến cuối năm. (Đơn vị : triệu đồng). Năm Khối 2005 2006 2007 2008 2009 DNNN 1.241 1.455 1.752 610 - DNNQD 435 1.585 1.265 2.736 3.364 Ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế 912 264 126 40 8,02 HCSN 162 1.678 372 350 408 Xã, phường 34 141 1,01 5,2 6,7 Đối tượng tham gia BHYT 3% 36 37 115 1,012 5,16 Tổng 2.820 5.160 3.631,01 3.742,21 1.302,72 ( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên ). Nhận xét: Nhìn chung, hàng năm ,tuy số thu BHXH vẫn tăng nhưng số dư nợ BHXH vẫn còn nhiều, tập trung chủ yếu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối DNNN, đây cũng là hai khối có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH nhiều trong tổng số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của các khối. + Xét khối DNNN, từ năm 2005 đến năm 2007, số dư nợ BHXH đều tăng, nhiều nhất là năm 2007, số nợ là 1.752 triệu đồng, gấp 1,41 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2008, số nợ đọng BHXH của khối này đã giảm còn 610 triệu đồng, tương đương với giảm 1.142 triệu đồng so với năm 2007, và đến năm 2009, nợ đọng BHXH của khối DNNN đã không còn.Đây là kết quả khá khả quan. + Với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhìn chung, số nợ BHXH tăng dần qua các năm , tuy nhiên vào năm 2007 tình hình nợ đọng có giảm nhưng không đáng kể so với năm 2006, cụ thể , năm 2006 nợ đọng là 1.585 triệu đồng, đến năm 2007 giảm đi còn nợ 1.265 triệu đồng., tương đương giảm 320. triệu đồng về mặt tuyệt đối. Tuy nhiên , năm 2008 số nợ lại tăng lên 2.736 triệu đồng. năm 2009 là 3.364 triệu đồng. trong 1 năm số nợ tăng 628 triệu đồng Năm 2009, số nợ tăng gấp 7.7 lần so với năm 2005. + Khối ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế: số dư nợ BHXH nhìn chung giảm dần qua các năm. Năm 2005 số nợ là 912 triệu đồng, đến năm 2009 giảm xuống còn 8,02 triệu đồng, Trong vòng 5 năm , giảm 903.98 triệu đồng về mặt tuyệt đối, tương đương giảm 99.12% so với năm 2005. + Đối với đối tượng tham gia BHYT 3% số nợ tuy không nhiều nhưng so với số lượng người tham gia ở khối này là ít nhất so với các khối thì cũng chứng tỏ việc thu BHXH ở khối này cũng chưa đạt kết quả tốt + Khối hành chính sự nghiệp, số thu BHXH chiếm tỷ lệ khá cao , chứng tỏ việc thu BHXH ở khối này có kết quả tốt, việc nợ đọng ở khối này chỉ tập trung ở một vài đơn vị. Phần lớn các đơn vị ở khối hành chính sự nghiệp luôn chấp hành tốt quy định nộp BHXH đúng kỳ hạn, có đơn vị còn nộp dư số tiền BHXH để giảm gánh nặng cho kỳ nộp sau. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ đọng BHXH hai khối DNNN và DNNQD nổi bật nhất. Đối với khối DNNN, nguyên nhân chính của việc nợ đọng này là do phần lớn các đơn vị ở khối này có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất lạc hậu; tổ chức hoạt động chưa theo kịp cơ chế thị trường. Ngoài ra còn do tình trạng quản lý kém của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mỗi khi có biến động nhỏ là rơi vào tình trạng làm ăn cầm chừng không có lãi. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết bởi nếu thu đúng, đủ, kịp thời thì sẽ là khoản tiền không nhỏ đóng góp vào số quỹ nhàn rỗi hiện nay để thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một chế tài nào đủ mạnh để có thể cưỡng chế thu BHXH ở các đơn vị thuộc khối này. Đối với DNNQD, Số đơn vị ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo xu hướng ngày càng nhiều, số thu BHXH ngày một tăng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị vẫn cố tình nợ đọng BHXH. Về nguyên nhân chủ quan là do BHXH huyện Phú xuyên chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền chính sách BHXH, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH đối với người lao động thuộc khu vực này. Ngoài ra, cơ quan còn phụ thuộc vào cơ chế tài chính của ngành, không có nguồn tài chính nhất định phục vụ công tác thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó không khuyến khích được sự hỗ trợ của các ngành chức năng và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thu. Tuy số tiền nợ BHXH ở từng đơn vị không nhiều như ở đơn vị thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước nhưng số lượng đơn vị nợ nhiều hơn số lượng đơn vị thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước cho nên tổng số tiền nợ BHXH của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thứ hai trong tổng tiền nợ BHXH của các khối. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 3.1. MỘT SỐ Ý KIẾN KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN. 3.1.1. Về quản lý đối tượng phải thu BHXH. Quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở nộp BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu BHXH. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: * Đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH Để làm được điều này thì sau khi các đơn vị đăng ký danh sách quỹ lương trích nộp BHXH cơ quan BHXH Phú xuyên tiến hành kiểm tra xác định rõ đối tượng tham gia, các căn cứ trích nộp BHXH xác định quỹ lương và số phải trích nộp. - Tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan ở các địa phương thống kê toàn bộ các đơn vị và người lao động phải tham gia BHXH. Đặc biệt quan tâm để nắm đầy đủ về số lượng đơn vị và người lao động đang phải tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với các đơn vị này cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố); cơ quan quản lý và thu thuế ở địa phương. - Cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng công nghệ quản lý mới để thay thế cho phương pháp làm thủ công như hiện nay, theo dõi quản lý và ghi chép kịp thời, đầy đủ sự biến động về lao động của từng đơn vị, thời gian đóng và mức đóng BHXH của từng người trong đơn vị. - Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra Nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị - xã hội để kiểm tra giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH. Cần xử phạt nghiêm minh hoặc có hình thức xử lý cao đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHXH. Cần xử phạt nghiêm minh hoặc có hình thức xử lý cao đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHXH. Có thể ngoài việc truy thu BHXH cần tiến hành hình phạt tài chính nặng nếu cố tình trốn đóng BHXH. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào xử lý nghiêm túc sẽ cho kết quả tốt. * Đưa công nghệ thông tin vào công tác thu BHXH - Tiến hành lập và quản lý danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH; Danh sách điều chỉnh lao động và quỹ lương trích nộp BHXH; Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT trên máy vi tính. - Đề xuất ngành tiến hành xây dựng phần mềm thu BHXH, tiến tới đưa Internet vào quá trình báo cáo thu BHXH giữa các cấp trong hệ thống BHXH. * Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH - Thực hiện đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ thu BHXH cho cán bộ chuyên quản. Trong quá trình đào tạo và sử dụng cán bộ chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ. - Phân công rõ ràng nghiệp vụ chuyên quản của từng cá nhân, gắn lợi ích và trách nhiệm của họ vào từng công việc. - Xây dựng một quy chế cụ thể, rõ ràng về vấn đề thưởng phạt cho cán bộ làm công việc thu BHXH. Cụ thể phải có các chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân đạt thành tích tốt trong công tác quản lý thu BHXH. Đồng thời xử phạt nghiêm đối với các cá nhân, đơn vị của ngành nếu có hành vi man trá, vi phạm quy định của ngành trong quá trình thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu chi an toàn . * Hoàn thiện công tác thu BHXH, tập hợp chứng từ và ghi sổ - Cán bộ thu và cán bộ kế toán phải thống nhất ngày lấy báo cáo và đối chiếu số liệu. - Mẫu biểu sổ sách và việc ghi chép chính xác là việc rất cần thiết trong quá trình quản lý, thể hiện một cung cách làm việc hiện đại, tuân thủ quy định cấp trên. Từ nhận thức đó hàng năm BHXH Phú xuyên nên lập kế hoạch mở lớp tập huấn cho các nhân sự làm công tác BHXH của doanh nghiệp ít nhất là 02 lần, trong mỗi lần tập huấn đều có soạn thảo tài liệu với nội dung cơ bản dễ hiểu, chỉ ra những tình huống phức tạp trong phát sinh nghiệp vụ, và cách giải quyết những trường hợp doanh nghiệp thường vướng trong quá trình lập danh sách trích nộp BHXH, BHYT cũng như danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, những lần tập huấn trên đều có bài tập cụ thể để doanh nghiệp tham khảo, trong những lần mở lớp thì dành một phần thời gian để doanh nghiệp trao đổi, góp ý, không những về nghiệp vụ mà kể cả về góp ý thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức. Qua đó sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp bổ ích, đồng thời nắm bắt được đặc điểm riêng biệt của từng ngành nghề sản xuất mà bổ sung vào phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế chung của thành phố. Đối với đơn vị thì cách làm trên giúp đơn vị tiết kiệm được rất nhiều thời gian đến cơ quan BHXH hoặc điện thoại trình bày những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và có thể cảm nhận được sự đồng thuận, yên tâm của các đơn vị khi trình bày những băn khoăn lo lắng được BHXH tiếp nhận, đồng cảm. Những buổi hội nghị chính là nơi gặp gỡ trao đổi hữu ích hai bên cùng có lợi. Đối với cán bộ, viên chức trong ngành thì việc tập huấn nghiệp vụ thường xuyên hơn, ngoài kế hoạch trong năm, nếu có văn bản chỉ đạo mới đều được triển khai cụ thể để trang bị kiến thức về nghiệp vụ thật vững chắc để cán bộ vững tin, xử lý trong những trường hợp cần thiết, nhất là khi đơn độc đi cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ thu BHXH. Qua thực tế cho thấy phần lớn các đơn vị đều chưa hiểu rõ, thắc mắc nhiều vấn đề xung quanh Luật Lao động, Nghị định 12, 01, 113; Nghị định 63, Thông tư 21 hướng dẫn thực hiện y tế bắt buộc. Để đáp ứng được những yêu cầu thực tế như trên thì BHXH huyện Phú xuyên nên soạn thảo lại những vấn đề trọng tâm, in thành cuốn, hướng dẫn kỹ năng tiếp xúc đơn vị, kinh nghiệm giảng bài, kỹ thuật ghi chép mẫu biểu và thực hành bài tập có chấm điểm, nhận xét đánh giá năng lực chuyên môn, từ đó để có hướng sắp xếp công việc cho phù hợp với khả năng hiện có của tùng cán bộ, viên chức và xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ kế thừa trong tương lai. Nếu thực hiện tốt được những kế hoạch trên thì trình độ nghiệp vụ sẽ được nâng cao, các cán bộ viên chức mạnh dạn hơn trong việc tiếp xúc doanh nghiệp, giải thích thoả đáng những yêu cầu của doanh nghiệp, hạn chế sức ép cho lãnh đạo. * Phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan - BHXH Phú xuyên cùng với ban thanh tra, Liên đòan Lao động thành phố, phòng lao động thương binh xã hội định kỳ kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động. Đối với đơn vị cố tình tìm cách chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH thì cơ quan BHXH kiến nghị với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý. - Phối hợp với Đảng uỷ các cơ quan đơn vị sử dụng lao động kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nộp BHXH. - Việc phối hợp kiểm tra phải có văn bản báo cáo trình UBND Thành phố để xin ý kiến chỉ đạo. * Kết hợp công tác thu BHXH với việc giải quyết chính sách BHXH - Từ chối giải quyết các chế độ BHXH đối với những đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định nộp BHXH. Đến khi nào đơn vị thực hiện đầy đủ mới giải quyết. - Đối với những đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích nộp BHXH thì tạo điều kiện giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động, giải quyết theo cơ chế một cửa, đảm bảo trong vòng không quá một tháng kể từ khi nhận được hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động. - Đối với những đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà chưa có khả năng nộp BHXH và hứa sẽ nộp thì BHXH TP làm văn bản đề nghị với BHXH tỉnh cho phép doanh nghiệp nợ tiền nộp BHXH. Theo định kỳ cơ quan BHXH tiến hành nhắc nợ để đơn vị sử dụng lao động có kế hoạch nộp BHXH. - Đối với những đơn vị sử dụng lao động cố tình không nộp BHXH đúng hạn thì BHXH TP phối hợp với các ban ngành chức năng của Thành phố tiến hành lập biên bản. Đề xuất với Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đơn vị đó để nộp BHXH. - Cơ quan BHXH nên thường xuyên làm việc với đơn vị để tìm rõ nguyên nhân và có những biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong khuôn khổ cho phép, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn chính sách BHXH. 3.1.2. Về tổ chức thu BHXH. * Tổ chức phân cấp quản lý thu BHXH hợp lý Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương đối lớn đòi hỏi phải yêu cầu quản lý tốt nên trực tiếp BHXH thành phố theo dõi và quản lý vì có đủ điều kiện kỹ thuật về công nghệ thông tin hơn so với các huyện, thị xã. Các DNNQD khác có đặc điểm đông về số lượng nhưng nhỏ bé về quy mô hoạt động, chịu sự quản lý Nhà nước ở cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý. BHXH từ tỉnh thành phố đến huyện cần tiến hành phân công cán bộ chuyên quản thu BHXH, giao chỉ tiêu cụ thể và gắn với điểm thi đua phân loại cán bộ công chức đối với từng cán bộ thu để cán bộ thu mới tích cực bám sát cơ quan, doanh nghiệp để đối chiếu thu nộp BHXH, theo dõi kịp thời sự tăng giảm lao động và đốc thu, cùng đơn vị tháo gỡ khó khăn, tận tình hướng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt đối với các đơn vị đăng ký mới, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đơn vị làm thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH. Thực hiện nguyên tắc có nắm chắc đối tượng mới triển khai thu BHXH. * Quy định nguyên tắc cho doanh nghiệp Việc quy định ngày nào trong tháng doanh nghiệp nộp Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH cho cơ quan BHXH là phù hợp sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc đối chiếu thu nộp BHXH. Đối với doanh nghiệp có lực lượng lao động đông, lao động thường xuyên biến động nên mạnh dạn áp dụng nguyên tắc: nộp chậm nhất là ngày 02 của tháng, nếu doanh nghiệp nộp trễ thời gian trên, mọi biến động như tăng giảm lao động trong tháng đều phải thực hiện ở tháng sau. Việc truy tăng lao động chỉ được chấp thuận truy ngược lại một tháng và kèm theo bảng cam kết không thanh toán mọi chế độ BHXH, BHYT trong thời gian truy tăng. Để nguyên tắc này có tính khả thi, BHXH huyện nên mở hội nghị hướng dẫn, giải thích. * Tuyên truyền quảng cáo về BHXH, BHYT Công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo phải được thực hiện rộng rãi, nội dung tuyên truyền phải thích hợp với trình độ của người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc thâm nhập thực tế, bám sát cơ sở đội ngũ cán bộ ngành BHXH, thông qua đó tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung là yếu tố hết sức quan trọng. Mỗi cán bộ chuyên quản phải thực sự là một tuyên truyền viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi giúp cho chủ sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình để bản thân họ tự giác tham gia. Thực tế công tác này vừa qua còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là với người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh cho nên hiểu biết của họ về BHXH rất hạn chế, nhiều người không biết BHXH là gì và thường đồng nghĩa BHXH với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác, do vậy làm cho họ hiểu biết về BHXH để họ tự giác tham gia và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền. Để làm tốt công tác tuyên truyền phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tổ chức quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó các cấp ủy Đảng, chính quyền phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo để công tác tuyên truyền có hiệu quả. Cuối cùng công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo phải đảm bảo sao cho chủ sử dụng lao động nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH cho người lao động, về phía người lao động phải thấy được tầm quan trọng của BHXH và nhận thức được tham gia BHXH là để bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, để đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền thì cơ quan BHXH địa phương, các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng cần phải thông qua các kênh khác nhau để mở rộng các hình thức tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là giới thiệu các văn bản mới về BHXH có liên quan trực tiếp đến người lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các dịch vụ tư vấn cho các chủ doanh nghiệp về lợi ích và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Luật BHXH, giúp họ nhận thức được rằng doanh nghiệp có phát triển được thì phải phụ thuộc vào hiệu quả công việc và bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng chính là bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời các tổ chức dịch vụ pháp lý sẽ thông qua đó hỗ trợ người lao động đấu tranh yêu cầu giới chủ phải đảm bảo các cam kết trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng có thể lồng ghép hoạt động của mình với các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động để trang bị cho họ kiến thức pháp luật cần thiết trước khi họ tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra còn có thể tổ chức các buổi tọa đàm giải đáp các vướng mắc về pháp luật cho người lao động. Soạn thảo, in ấn và phát hành miễn phí các tờ gấp về các chế độ chính sách BHXH cho người lao động. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiện theo các hướng sau: - Về nội dung: ngoài tuyên truyền chính sách pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành thì cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của BHXH. Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là bắt buộc phải đóng BHXH. Từ đó hình thành ở họ thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. Trước đây chúng ta thường tuyên truyền nhiều về nội dung thu, chi, quản lý quỹ BHXH và giải quyết về BHXH là chưa đủ. Đó mới chỉ là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành cho nội bộ ngành, chưa thu hút được đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và các thành viên khác trong xã hội. - Về hình thức tuyên truyền: Tạp chí BHXH Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong công tác tuyên truyền về BHXH. Thời gian qua, các bài viết chủ yếu là của các nhà quản lý BHXH, đội ngũ cộng tác viên chưa đáp ứng được số lượng, chất lượng bài viết. Và để phục vụ độc giả tốt hơn thì tạp chí BHXH Việt Nam phải đa dạng hóa nội dung và hình thức thực hiện. Trước hết là đội ngũ phóng viên, cộng tác viên phải có những bài viết với chất lượng cao, bài viết không dừng lại ở thông tin một cách đơn thuần những kết quả đạt được mà phải dựa trên sự phân tích khoa học, mang tính lập luận nghiệp vụ về BHXH. Bài viết đăng trên tạp chí phải đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác cập nhật vì thế đòi hỏi đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên trong và ngoài ngành phải có trình độ chuyên môn, trách nhiệm cao. Cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet… để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu và gây được sự chú ý của mọi người. Tổ chức thực hiện một số hình thức tuyên truyền trực quan sinh động: in tờ gấp, tranh cổ động, áp phích, sách hỏi đáp giới thiệu về pháp luật và các chế độ BHXH, phát hành rộng rãi đến từng đơn vị sử dụng lao động. Có biện pháp để thu hút các nhà chuyên môn, chuyên gia nổi tiếng trên các lĩnh vực: văn hóa, hội họa, nhạc kịch… để sáng tác các tác phẩm có tinh hoa văn hóa nghệ thuật cao, có nội dung tuyên truyền được quần chúng ưa thích. Các bài hát, bài thơ, các vở kịch, phim tranh cổ động phải được giàn dựng, thể hiện và trình bày công phu để giới thiệu rộng rãi đến toàn xã hội với cách tốt nhất là thông qua đài truyền hình, qua các hội thi. Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của cơ quan BHXH, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ. Phấn đấu mỗi cán bộ BHXH là một tuyên truyền viên vì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, tác dụng và cách thức thực hiện các chính sách BHXH. Hiệu quả của tuyên truyền phải được đánh giá bởi mức độ ảnh hưởng thay đổi nhận thức, thái độ của đối tượng tham gia theo mục đích đã định, số lượng đối tượng được tuyên truyền, chi phí cho tuyên truyền. * Kiện toàn bộ máy tổ chức Thứ nhất, phải cải tiến bộ máy quản lý, bảo đảm mọi cán bộ đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chính sách của Nhà nước về BHXH. Muốn vậy trước hết cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường và có kế hoạch trong việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức của ngành để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời có tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao. Cùng với việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành BHXH cần phải trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc. Thứ hai, cần phải cải tiến lề lối làm việc, phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn, từng doanh nghiệp, đôn đốc thu và kiểm tra tình hình chi BHXH. Trong thời gian tới cần hình thành một bộ phận chức năng riêng chuyên phụ trách việc theo dõi, quản lý tình hình tham gia BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH ở khu vực này. Thứ ba, cần phải cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà. Nhiều năm qua, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc thu BHXH còn rất nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Do đó, ngành BHXH cần đặc biệt quan tâm và cử những cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao phụ trách khối doanh nghiệp này. * Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đơn vị tham gia BHXH Cơ quan BHXH cần tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, nắm chắc số liệu về số lượng các doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn hoạt động của mình. Trên cơ sở đó rà soát lại toàn bộ để xác định số lượng cụ thể các đơn vị doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, xác định cho được những vấn đề còn vướng mắc, biện pháp đã xử lý và đề xuất phương án xử lý tiếp theo. Gắn liền công tác thu với việc giải quyết chế độ chính sách BHXH, tuyệt đối không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Trong tiếp xúc với các đối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải hết sức mềm dẻo, tạo cho họ cảm giác an toàn và thấy được lợi ích khi tham gia BHXH. Có chính sách động viên khuyến khích cho các đơn vị cơ sở có tỷ lệ thanh toán hai chế độ ốm đau và thai sản ở mức thấp, giành một phần kinh phí phù hợp để có chính sách vận dụng trong việc nghỉ điều dưỡng cho người lao động tham gia BHXH nhằm động viên tái sản xuất sức lao động. Có các văn bản, thông tư phù hợp đối với các đơn vị, doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn trốn tránh việc đóng BHXH cho người lao động, các đơn vị còn nợ đọng BHXH và có biện pháp cứng rắn đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn tránh không tham gia BHXH đúng nghĩa vụ. Đối với các đơn vị nộp chậm, nộp thiếu tiền BHXH thì chúng ta nên xem xét tình hình cụ thể của đơn vị. Nếu đơn vị thực sự gặp khó khăn thì đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nếu đơn vị cố tình chiếm dụng quỹ trong khi có đủ khả năng nộp tiền BHXH thì phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Chúng ta không thể dừng lại ở các biện pháp xử phạt hành chính vì nhiều đơn vị sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nếu như họ thấy tiền lãi thu được do việc chiếm dụng quỹ BHXH vào hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn số tiền họ phải nộp phạt mà trong một số trường hợp chúng ta phải mạnh dạn đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành truy tố họ vì không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ thì cần xác định thời điểm thu hợp lý để tạo điều kiện cho họ nộp đúng, nộp đủ. * Quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ công nhân viên. BHXH là một ngành có tính chất đặc thù và có tầm quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động, an ninh chính trị được giữ vững, xã hội phồn vinh. Vì vậy, BHXH Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng một khung lương phù hợp với đặc thù của ngành theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, đúng với công sức đóng góp, tránh tình trạng bình quân. Làm sao ngoài lương cứng theo quy định của Nhà nước thì công chức, viên chức có một khoản lương mềm trên cơ sở đánh giá tinh thần làm việc, hiệu quả công việc, có phần thưởng xứng đáng với những người làm việc xuất sắc, có như vậy mới kích thích tinh thần làm việc, gắn bó với ngành, đem hết tâm huyết phục vụ ngành. 3.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ. 3.2.1. Đối với Nhà nước. * Rà xét lại hệ thống văn bản, chính sách cho phù hợp Từ thực tế việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động ở Việt Nam nói chung và Phú xuyên nói riêng cho thấy còn nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ BHXH cho người lao động. Trong đó việc chấn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Trước đây với hệ thống văn bản cồng kềnh được thiết kế bởi nhiều cơ quan chức năng của Nhà nước đã làm cho việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản một cách khó khăn và tạo nên những sơ hở trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH. Từ đó dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo quỹ BHXH cho người lao động. Vì vậy, việc ban hành Bộ luật lao động bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động BHXH ở nước ta. Tuy nhiên, BHXH là lĩnh vực hoạt động phức tạp liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong độ tuổi lao động nên việc ghép các chính sách BHXH vào trong Bộ luật lao động sẽ không phản ánh được hết những vấn đề cơ bản của BHXH. Nhằm bổ sung cho Bộ luật lao động, Chính phủ đã ra tiếp Nghị định 12/CP và 45/CP kèm theo Điều lệ BHXH hướng dẫn thi hành các điều khoản của Bộ luật lao động về BHXH. Mặc dù vậy, các văn bản chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thu nộp và quản lý quỹ BHXH trong giai đoạn hiện tại. Luật BHXH ra đời giúp cho việc thực hiện BHXH có đồng bộ và hiệu lực hơn, giúp cán bộ BHXH làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình và công tác quản lý cán bộ cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay luôn có sự biến động để theo kịp kinh tế khu vực và thế giới thì Nhà nước cũng cần phải điều chỉnh các văn bản về hoạt động BHXH cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên thì Luật BHXH sẽ luôn là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào công tác quản lý lao động, quản lý xã hội, thực hiện an toàn và tiến bộ xã hội. * Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp BHXH. Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực BHXH nói riêng luôn cần có sự lãnh đạo của Nhà nước. Mục tiêu của ngành BHXH là phục vụ con người, vì lợi ích vật chất của người lao động. Mục tiêu đó suy cho cùng chính là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giữ vững thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, BHXH Việt Nam là ngành mới được thành lập, luật BHXH mới được ban hành sau 13 năm hoạt động, cơ chế quản lý tài chính BHXH cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, đội ngũ cán bộ còn chưa thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ… Tất cả những vấn đề đó BHXH cần có sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước. Đối với BHXH Việt Nam, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là hết sức cần thiết. Vì vậy Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác này nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp vụ cho ngành. Ngoài ra Chính phủ cần tăng cường sự điều hành với BHXH, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động BHXH và đề ra các chính sách BHXH phù hợp, tránh tình trạng những hậu quả xấu không biết quy trách nhiệm cho ai, cho cơ quan nào. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách BHXH để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm không phù hợp với thực tế. 3.2.2. Đối với cơ quan BHXH. * Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo xu hướng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Do vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ. BHXH là một phần không thể thiếu trong hệ thống an sinh xã hội của mọi quốc gia ở mọi giai đoạn, vì vậy cần phải có kế hoạch và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận về mọi mặt cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức, nhân viên của ngành. Do đó để đáp ứng được yêu cầu về số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức, ngoài việc có kế hoạch đào tạo thì cần phải có các chương trình đào tạo chuyên môn phù hợp. Nghĩa là nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức BHXH một mặt phải đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong mỗi thời kỳ phát triển, phù hợp với đối tượng, trình độ tiếp thu của người học, mặt khác phải phản ánh kịp thời những phát triển mới của lý luận và thực tiễn. Hiện nay trong cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam có trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, như vậy có thể thấy rằng những nội dung chuyên sâu về BHXH phục vụ cho việc phổ biến kiến thức đối với mọi công chức thuộc ngành BHXH đã do chính ngành đảm nhiệm, từ đó mới sát với yêu cầu thực tiễn của ngành. Tuy nhiên, để tạo ra đội ngũ cán bộ đủ chuyên môn nghiệp vụ cần phải chú ý tới một số mặt sau trong quá trình đào tạo: - Lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp: Phương pháp cũng như công nghệ giảng dạy và học tập vừa phải thích hợp với nội dung, chương trình lại vừa phải thích ứng với trình độ, kiến thức và tư duy của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải nội dung, chương trình từ người dạy tới người học. Vì vậy, trên cơ sở mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và khung chương trình, nội dung đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải tích cực nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhất là trong công tác giảng dạy phải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, vừa đòi hỏi có tính sư phạm cao. BHXH Việt Nam là ngành tổ chức đưa pháp luật BHXH vào thực tiễn, cán bộ công chức ngành BHXH Việt Nam là người tổ chức thực hiện pháp luật BHXH. Hơn nữa, pháp luật BHXH được hình thành qua nhiều thời kỳ phát triển, có nội dung hết sức đa dạng, phức tạp, thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức BHXH Việt Nam cần phải có tính đặc thù, luôn bám sát và gần với thực tiễn thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ mới mang lại hiệu quả thiết thực. - Bên cạnh việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng BHXH cần thiết phải xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy đối với người học là cán bộ, công chức, ở bất kỳ cơ sở đào tạo nào cũng có mối quan hệ nhân quả giữa người dạy và người học. Đối với đặc thù riêng của nghiệp vụ BHXH trong thực tế chưa có cơ sở ở bên ngoài đào tạo chuyên sâu về BHXH và cũng chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp am hiểu sâu rộng về BHXH. Chính vì vậy BHXH Việt Nam cần tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ trình độ. * Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ BHXH. BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, mang ý nghĩa chính trị và thể hiện tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần ổn định chính trị, an toàn xã hội và đảm bảo đời sống cho người lao động. Cơ quan BHXH có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp của chủ sử dụng lao động, người lao động, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, chi trả tiền lương, tiền thưởng các chế độ cho các đối tượng… Để nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, tạo niềm tin cho người lao động thì mỗi cán bộ công chức ngành BHXH phải luôn hoàn thiện, trau dồi đạo đức, phẩm chất, phong cách, thái độ trong việc thực hiện các mặt công tác. Mỗi cán bộ công chức phải xác định cơ quan BHXH là một đơn vị sự nghiệp, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động để có thể đảm đương được trách nhiệm của mình. Trong việc tổ chức hướng dẫn thu phải đảm bảo “thu đúng, đủ và kịp thời”. Giải quyết các chế độ phải đảm bảo “có đóng có hưởng”, đúng chế độ chính sách, đúng thủ tục, không phiền hà, đảm bảo nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính theo phương thức “một cửa” nhanh gọn. Việc chi trả cho các đối tượng phải đảm bảo nguyên tắc “tận tay”, đúng kỳ, đủ số và đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH, không mang tính chất ban ơn. 3. 2.3. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phải tăng cường lãnh đạo giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ BHXH đối với người lao động. Cấp ủy, chính quyền các cấp định kỳ nghe cơ quan BHXH báo cáo việc thực hiện các chế độ BHXH kịp thời uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời các sai sót, coi đây là một trong các tiêu chuẩn bình xét tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm. - Các ngành có liên quan, trước hết là Sở lao động - thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động thành phố , Ban tổ chức chính huyện , Sở tài chính - vật giá, Kho bạc, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn huyện. - Không coi công tác tuyên truyền là công việc riêng của ngành BHXH mà đòi hỏi các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố ,tỉnh, huyện, hệ thống thông tin tuyên truyền ở các xã, phường cùng phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu về Bộ luật lao động và Luật BHXH, về những nội dung sửa đổi trong các chế độ BHXH, làm cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách BHXH, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH giúp người lao động tự giác bảo vệ quyền lợi của chính mình. - Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, hệ thống kiểm tra của công đoàn, của BHXH phải đẩy mạnh tham gia thanh tra, kiểm tra về việc đóng BHXH của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đóng BHXH theo quy định của Pháp luật, đồng thời kiểm tra việc đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH đối với người lao động và đối tượng thụ hưởng BHXH của các cơ quan BHXH và các cơ quan khác có liên quan. - Các huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố phải lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, kịp thời việc quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng BHXH ở các xã, phường, thị trấn nhằm tạo công bằng trong xã hội đem lại niềm tin cho người tham gia về công tác quản lý để từ đó tích cực tham gia và động viên người khác tham gia. - Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, người chủ sử dụng lao động cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực hiện BHXH cho người lao động mà mình sử dụng. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập vừa qua, những vấn đề về lý luận và nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện công tác thu và quản lý thu BHXH nói riêng và các nghiệp vụ BHXH nói chung đã giúp em phần nào củng cố những kiến thức đã học cũng như tăng cường tính thực tiễn trong việc nghiên cứu học tập của mình. Quá trình thực tập này cũng giúp em thêm nhận thức về tầm quan trọng của chính sách BHXH trong tổng thể các chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong tiến trình đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung hoàn thiện các chính sách xã hội nói chung , chính sách BHXH nối riêng cho phù hợp với nền kinh tế của đất nước đang đổi mới. Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “xây dựng hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”, đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm phù hợp với nền kinh tế thị trường”. Do đó, hoạt động BHXH đã thay đổi cơ bản về chất so với trước đây. Đổi mới về văn bản, đổi mới về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý. Sau 10 năm thực hiện đổi mới chính sách BHXH, Quốc hội thông qua Luật BHXH, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vị thế của nước ta cũng được nâng cao trên trường quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Và việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên những thời cơ, vận hội phát triển sự nghiệp BHXH. Do thời gian hạn hẹp và đặc biệt trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề thực tập không khỏi thiếu sót, mắc những khuyết điểm nên em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô, Ban lãnh đạo cùng các cán bộ cơ quan BHXH Phú xuyên để chuyên đề của em được hoàn thiện cũng như tích luỹ kiến thức cho quá trình sau này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Tôn Huyền cùng lãnh đạo và các cán bộ cơ quan BHXH Phú xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em cũng chân thành cảm ơn các cô chú quản lý Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em tìm kiếm thông tin liên quan, giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Văn Định , Giáo trình Bảo hiểm (2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. PGS.TS Nguyễn Việt Vương , Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm (2006) , Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 3. Báo cáo tổng kết tình hình thu BHXH năm 2009 của BHXH huyện Phú xuyên 4. Báo cáo tổng hợp thu BHXH , BHYT của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên từ năm 2005 đến năm 2009. 5. Tạp chí BHXH – Tạp chí của BHXH Việt Nam . 6. Quyết định số 13A / QĐ –TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH Hà Tây (cũ ). 7. Quyết định số 13B/ QĐ – TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Phú xuyên. 8. Giáo trình An sinh xã hội. Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 9. Luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2007. 11. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/ 2006/QH 11 ngày 29/06/2006. 12. Một số trang web: - www.vietbao.com - www.baomoi.com - www.ngoisao.net - www.vietnamnet.vn - www.tapchibaohiemxahoi.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26825.doc
Tài liệu liên quan