CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH THÀNH CÔNG – NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
I. Quá trình hình thành và phát triển
II. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống bộ máy tổ chức
1. Chức năng, nhiệm vụ
2. Hệ thống bộ máy tổ chức
III. Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh những năm gần đây
1. Một số hoạt động cơ bản
1.1. Hoạt động huy động vốn
1.2. Hoạt động cho vay vốn
1.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
1.4. Hoạt động dịch vụ
2. Đánh giá chung hoạt động của Chi nhánh
2.1. Những khó khăn thuận lợi
2.2. Kết quả đạt được
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG – NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
I. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay vốn tại Chi nhánh Thành Công
II. Quy trình thẩm định dự án
III. Nội dung thẩm định tài chính dự án
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng
2. Thẩm định khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng vay vốn
3. Thẩm định tài chính dự án vay vốn
3.1. Thẩm định vốn đầu tư và nguồn huy động vốn đầu tư của dự án
3.2. Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án
3.3. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
IV. Phương pháp thẩm định tài chính
1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
2. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
3. Phương pháp phân tích độ nhạy
4. Phương pháp phân tích tình huống
V. Ví dụ minh họa về: “Công tác thẩm định dự án đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Văn phòng trụ sở Công ty xây dựng Cường Thịnh. Hạng mục san nền, Hàng rào” tại chi nhánh Thành Công
1. Giới thiệu về khách hàng vay vốn
2. Đánh giá về khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng
3. Thẩm định tài chính dự án
3.1. Mô tả dự án
3.2. Phân tích tài chính dự án
3. Đánh giá và quyết định cho vay
VI. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Thành Công – Ngân hàng Vietcombank
1. Kết quả đạt được
2. Tồn tại và nguyên nhân
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Thành Công - Ngân hàng Vietcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, MasterCard, Diner Club, Amex, JBC,VCB Connect 24, MTV… Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm…
Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng Ngoại thương rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Thành Công phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm đạt 10 131 thẻ , nâng tổng số thẻ ATM đến 31/12/2007 trên 32000 thẻ tăng 47% so với năm 2006.
Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế ( thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ) trong năm 2007 đạt 2455 tăng 379% so với năm 2006 nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3855 thẻ . Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm 2007 đạt 16 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2006.
Đến cuối năm 2007 Chi nhánh có 05 đơn vị chấp nhận thẻ đang họat động trong các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, sân golf và 01 điểm tạm ứng tại quầy.
- Công tác kinh doanh ngoại tệ :
Doanh số mua bán ngọai tệ năm 2007 đạt 231 triệu USD tăng 196% so với cùng kỳ năm 2006, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Chi nhánh đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ.
- Công tác thanh toán xuất nhập khẩu :
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kinh ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao.
Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn Chi nhánh đạt 146 triệu USD tăng 68% so với năm 2006. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 89 triệu USD tăng 80% so với năm 2006 và doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 57 triệu USD tăng 54% so với năm 2006
- Công tác ngân quỹ:
Chi nhánh luôn tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ kho quỹ, không để xảy ra sai sót nào và công tác kho quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối theo đúng quy định, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hòa tiền mặt, đáp ứng kịp thời về nhu cầu tiền mặt cho khách hàng. Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở thêm 05 cửa thu chi tiền mặt tại trụ sở chính vừa đáp ứng số lượng khách hàng ngày càng tăng vừa giảm tải công việc cho các cán bộ, tránh những sai sót xảy ra. Doanh số thu chi VNĐ năm 2007 đạt 13 307 tỷ đồng tăng 63 % so với năm 2006 và doanh số thu chi ngoại tệ đạt 145 triệu USD bằng 86% so với năm 2006.
Mặc dù khối lượng công việc nhiều, vẫn luôn đảm bảo thu chi đúng đủ, phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và thu được nhiều tiền giả. Năm 2007, Chi nhánh thu được 30.780.000 VNĐ tiền giả và trả lại 149.300.000 VNĐ tiền thừa cho khách hàng.
-Công tác phát triển mạng lưới , marketing:
Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về công tác phát triển mạng lưới nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, phục vụ và đáp ứng được nhiều hơn, nhanh hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh đã hết sức chú trọng tích cực mở rộng và phát triển mạng lưới, thành lập các phòng giao dịch tại địa bàn hoạt động thuận lợi cho công tác huy động tiền gửi và tiết kiệm, cung ứng các dịch vụ bán lẻ như cho vay thể nhân , thanh toán , thẻ . Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở mới 02 phòng giao dịch .
Kết quả hoạt động của hai phòng giao dịch rất khả quan. Sau 5 tháng hoạt động huy động vốn bình quân của hai phòng đạt 100 tỷ quy VNĐ, chiếm 4% tổng huy động vốn toàn Chi nhánh và dư nợ cho vay hơn 20 tỷ quy VNĐ chiếm 2% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Số tài khoản mở mới của tổ chức là 24, cá nhân là 2.986 tài khoản. Phát hành được 2.945 thẻ ATM và 263 thẻ ghi nợ.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển và chính sách khách hàng, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác khuyếch trương, quảng bá nhằm đưa các tiện ích dịch vụ, sản phẩm ngân hàng đến từng khách hàng.
Chi nhánh đã tiến hành đánh giá, chấm điểm và phân loại doanh nghiệp để có các chính sách ưu đãi khách hàng linh hoạt và thích hợp. Các chính sách ưu đãi khách hàng cũng được áp dụng ở các mảng dịch vụ như chính sách ưu đãi lãi suất và các mức phí hấp dẫn.
-Một số công tác khác:
Trong năm 2007, công tác hành chính nhân sự luôn đảm bảo cho các bộ phận nghiệp vụ có đầy đủ điều kiện vật chất và con người thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Trong công tác nhân sự, vai trò tham mưu cho Ban giám đốc về luân chuyển cán bộ, cử cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước cũng được thực hiện tích cực. Song hành cùng đó là nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng, nhiều khóa học được tổ chức nhằm trang bị kiến thức nghiệp vụ cũng như củng cố lòng yêu nghề cho các cán bộ của Chi nhánh. Chi nhánh đã tiến hành tuyển dụng thêm cán bộ mới để đáp ứng nhu cầu làm việc ngày càng cao cho các phòng ban.
Để động viên cán bộ công nhân viên làm tốt công tác chuyên môn, Ban giám đốc Chi nhánh thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan chăm lo và cải thiện đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động. Trong năm Công đoàn tổ chức cho cán bộ nhân viên tham quan danh lam thắm cảnh đất nước, nghỉ mát trong dịp hè. Điều đó là động lực thúc đẩy mọi thành viên luôn gắn bó và có ý thức trách nhiệm cao, hoàn thành tốt công tác được giao góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh doanh cấp trên giao.
Ban giám đốc phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan quán triệt triển khai thực hiện các công văn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công văn phát động thi đua của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh tiếp tục duy trì cac phong trào thi đua đã phát động và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua của ngành, thành phố phát động, đồng thời phát động mới các phong trào thi đua trong năm 2007 như:
Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến.
Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi
“ Giỏi việc Ngân hàng ,đảm việc nhà “.
Chi nhánh luôn khuyến khích cán bộ tích cực học tập nghiên cứu nâng cao trình độ, có nhiều sáng kiến, cải tiến, hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ, đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua… đồng thời quan tâm, tạo điều kiện tinh thần và vật chất cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cán bộ công nhân viên tham gia mọi hoạt động của cơ quan nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua. Phong trào văn nghệ, thể thao của Đoàn thanh niên rất sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, tinh thần hăng say công tác trong toàn Chi nhánh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG – NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Theo Nghị định 90 ngày 23/11/2001: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”
I. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay vốn tại Chi nhánh Thành Công :
Đa số các doanh nghiệp vay vốn tại Chi Nhánh đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm... Có thể nhận thấy đặc điểm của DNVVN vay vốn tai Chi Nhánh Thành Công như sau:
Thứ nhất, các DNVVN chủ yếu bao gồm các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Vị trí, vai trò và tốc độ, xu hướng phát triển của những doanh nghiệp này là rất khác nhau.
Thứ hai, năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa này còn yếu.Để có thể thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất. Thế nhưng hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại chi nhánh cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện được đánh giá là lạc hậu.Công nghệ lạc hậu chếm tỷ trọng rất lớn. Ở các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, Chúng chỉ khác so với doanh nghiệp lớn về quy mô vốn đầu tư, số lao động. Do đó, khả năng sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm do các DNVVN của nước ngoài tạo ra khá cao và là một bộ phận không thể tách rời của các doanh nghiệp lớn, có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn dưới dạng vệ tinh cung cấp các bộ phận, linh kiện vật tư. Một số khác tồn tại độc lập thì lại có chất lượng cao và tập hợp thành một quần thể như những liên hiệp sản xuất khu vực có chất lượng sản phẩm cao, có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, lĩnh vực hoạt động của các DNVVN rất đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp này thâm nhập hoạt động vào rất nhiều ngành nghề kinh tế như thương mại dịch vụ, sản xuất, gia công chế biến…. Do quy mô nhỏ bé, nên khi diễn biến thị trường bất lợi, một chủ doanh nghiệp nhanh nhậy sẽ dễ dàng chuyển hướng kinh doanh mới có lợi. Tuy nhiên, nhìn dưới giác độ khác, tính chất “đa dạng, phong phú” lại trở thành “nhỏ lẻ manh mún”. Có những doanh nghiệp mà danh mục các hoạt động đăng ký kinh doanh gồm đến hàng chục khoản mục từ xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ thiết kế, tư vấn,…nên tính chuyên nghiệp không cao. Không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có định hướng lâu dài trong hoạt động kinh doanh mà hoạt động chạy theo thương vụ, thường xuyên thay đổi cơ cấu mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhiều về chủng loại nhưng không lớn về số lượng.
Quy trình thẩm định dự án :
Khái niệm và phân loại dự án:
Dự án là một kế hoạch chi tiết bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu trong tương lai. Dự án xuất phát từ ý tưởng nhưng gắn với hành động để tạo nên một hiện thực kinh tế mới. Đối với ngân hàng có thể coi dự án là hồ sơ vay.
Dự án được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Theo tính chất của dự án, gồm có: Dự án sản xuất kinh doanh, dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án nhân đạo…
Theo ngành mà dự án đầu tư, gồm có: Dự án công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục đào tạo…
Theo thời gian, gồm có: Dự án ngắn hạn, dự án dài hạn.
Theo người khởi xướng: Dự án được phân loại thành dự án cá nhân; dự án tập thể; dự án quốc gia; dự án quốc tế.
Theo cấp độ: Dự án được phân loại thành dự án lớn và dự án nhỏ
…..
Việc thẩm định DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả phân tích, thẩm định DAĐT cũng là cơ sở để cán bộ tín dụng tham gia góp ý tư vấn khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, v.v.. tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.Việc thẩm định DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả phân tích, thẩm định DAĐT cũng là cơ sở để cán bộ tín dụng tham gia góp ý tư vấn khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, v.v.. tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.
Sơ đồ quy trình thẩm định.
Quy trình tổ chức thẩm định dự án được tiến hành :
-Tiếp nhận hồ sơ : Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định
-Thực hiện công việc thẩm định : Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định tổ chức đánh giá dự án theo yêu và nội dung nói trên , đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của cơ quan , đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở .
-Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án : Được lập theo mẫu
-Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư : Báo cáo thẩm định dự án đầu tư được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét , quyết định.
Tiếp nhận hồ sơ
Thực hiện công việc thẩm định
Lập báo cáo kết quả thẩm định
Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Lược đồ quy trình thẩm định.
III. Nội dung thẩm định tài chính dự án:
Khái niệm thẩm định tài chính dự án
Một dự án được lập ra không thể tránh khỏi việc mang nặng tính chủ quan của chủ đầu tư. Do đó, Ngân hàng cần thẩm định dự án và các yếu tố liên quan tới dự án trước lúc cho vay.
Như vậy, thẩm định dự án trong cho vay của ngân hàng là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nôi dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án trước khi quyết định đầu tư.Việc thẩm định dự án thường thẩm định trên các mặt: xã hội, tài chính, kỹ thuật, kinh tế.
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng:
- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Trong trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu tư. Tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu tư được xem xét trên các khía cạnh sau:
+ Quyết định thành lập của các doan nghiệp nhà nước hoặc giấy phép hoạt động đối với các thành phần kinh tế khác.
+ Người đại diện chính thức , địa chỉ liên hệ, giao dịch
+ Năng lực kinh doanh được thể hiện ở sở trường và uy tín kinh doanh
+ Năng lực tài chính thể hiện khả năng nguồn vốn tự có, điều kiện thế chấp khi vay vốn… Đây là nội dung đầu tiên được xem xét khi thẩm định dự án. Nếu coi nhẹ hoặc bỏ qua nội dung này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Đã có những dự án phải ngường hoạt động khi chưa hết thời hạn do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh.
- Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước , các quy định , chế độ khuyến khích ưu đãi
- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất , tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng.
2. Thẩm định khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng vay vốn:
+Tư cách pháp nhân.
+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh.
+ Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
3. Thẩm định tài chính dự án vay vốn:
Thẩm định vốn đầu tư và nguồn huy động vốn đầu tư của dự án.
Đây là một nội dung quan trọng của thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng cần xem xét tổng vốn đầu tư và phân tích cơ cấu nguồn vốn, tiến độ bỏ vốn để có quyết định cho vay và lịch trình cho vay hợp lý.
Tổng vốn đầu tư cho một dự án là tổng số tiền cần để trang trải toàn bộ chi phí của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án.
Tổng vốn đầu tư gồm các khoản mục sau:
-Vốn cố định, bao gồm:
+) Chi phí chuẩn bị (chi phí trước khi vận hành): là các chi phí không trực tiếp tạo ra các tài sản cố định mà liên quan gián tiếp đến việc tạo ra và vận hành khai thác các sản đó để đạt mục tiêu đầu tư như:
Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án
Chi phí tư vấn, thiết kế dự án
Chi phí đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ
+) Chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị
Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước
Chi phí chuẩn bi mặt bằng xây dựng
Giá trị nhà xưởng hoặc kết cấu hạ tầng sẵn có
Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng
Giá trị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẵn có
Chi phí mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải mới (gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử)
Chi phí khác
-Vốn lưu động ban đầu (vốn lưu động ròng): là giá trị các tài sản lưu động ban đầu cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật của dự án, bao gồm:
Dự trữ tiền mặt
Các khoản phải thu và trả trước
Dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho
-Vốn dự phòng:
Do dự án hoạt động trong nhiều năm và những con số đưa ra chỉ là dự tính nên cần có một lượng vốn nhất định bù đắp trong trường hợp phát sinh thêm chi phí. Khi đó vốn dự phòng sẽ được dùng để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cần chi, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo các khoản mục chi phí, cần xem xét vốn đầu tư dưới hình thái tiền và hiện vật, đặc biệt với các loại tài sản có sẵn để xác định chính xác giá trị sử dụng tốt nhất của chúng đối với dự án. Khái niệm chi phí cơ hội có thể được vận dụng để đánh giá tài sản trong trường hợp này.
Một khía cạnh nữa cần phải quan tâm là khả năng đảm bảo nguồn vốn về số lượng và tiến độ từ các nguồn khác nhau. Để có đủ vốn đầu tư cho dự án, ngoài phần vốn tự có (tự tích lũy), chủ đầu tư có thể nhận được vốn ngân sách cấp phát hoặc cho vay, vốn vay của ngân hàng, huy động vốn liên doanh hoặc gọi thêm vốn cổ phần từ các nhà đầu tư khác.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể, trong đó chỉ rõ tiến độ và số lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn thực hiện dự án vì dù thừa hay thiếu đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án.
+) Doanh thu:
Doanh thu được tính hàng năm và bao gồm các khỏan phát sinh từ khi việc vận hành TSCĐ được đầu tư bởi dự án:
Doanh thu từ sản phẩm chính
Doanh thu từ sản phẩm phụ
Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Để đảm bảo tính hợp lý và chính xác của doanh thu, cần kiểm tra lại hai yếu tố: giá bán và sản lượng sản xuất hàng năm. Ngân hàng phải nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị phần mà doanh nghiệp có khả năng chiếm giữ để dự tính được số lượng hàng hóa có khả năng tiêu thụ và dự kiến doanh thu.
DT = P x Q
Trong đó:
P : đơn giá được xác định thông qua chi phí sản xuất và tiêu thụ, lợi nhuận trên một sản phẩm và thuế gián thu.
Q : sản lượng được xác định thông qua công suất của TSCĐ (máy móc thiết bị) và hiệu suất sử dụng máy.
Q = Hiệu suất sử dụng x Công suất thiết kế
Công suất của máy được lựa chọn dựa vào nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính, nguyên vật liệu…
Ngoài ra, vào năm cuối cùng của dự án còn có thể có khoản thu hồi từ thanh lý tài sản (TSCĐ và TSLĐ).
Khi kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm cán bộ thẩm định cần so sánh với giá của sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để đánh giá. Nguyên tắc chung là giá thành sản phẩm của dự án cần thấp hơn hoặc ngang bằng với giá thành sản phẩm cùng loại. Hơn nữa doanh thu và chi phí là các yếu tố chịu ảnh hưởng của sự biến động trên thị trường, môi trường pháp lý… nên đòi hỏi cán bộ thẩm dịnh phải tính đến độ biến động của các nhân tố này khi thẩm định doanh thu chi phí
+) Chi phí:
Chi phí của dự án có thể được phân thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, chi phí xuất quỹ (chi bằng tiền) và không xuất quỹ.
Việc lựa chọn công suất thiết kế không chỉ tác động đến doanh thu mà còn ảnh hưởng đến chi phí hoạt động hàng năm của dự án. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục sau:
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu bao bì
Nửa thành phần và dịch vụ mua ngoài
Nhiên liệu
Năng lượng
Nước
Tiền lương
Bảo hiểm xã hội
Chi phí bảo dưỡng máy móc thiêt bị, nhà xưởng
Khấu hao, bao gồm:
Khấu hao chi phí chuẩn bị
Khấu hao máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải
Khấu hao nhà xưởng và cấu trúc hạ tầng
Khấu hao chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất (trường hợp công ty liên doanh)
Chi phí quản lý phân xưởng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bảo hiểm tài sản
Chí phí tiêu thụ sản phẩm
Lãi vay
Chi phí khác
-Trong khi thẩm định về chi phí cần lưu ý một số điểm.
+Các chi phí biến đổi như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… được tính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao. Do đó cần kiểm tra lại định mức tiêu hao qua tình hình thực tế của các dự án cùng loại hoặc tiêu chuẩn của ngành.
+Các chi phí quản lý được tính trên % doanh thu. Tuy nhiên một số chi phí có thể được tính theo sản lượng như chi phí tiêu thụ…
+Khấu hao tài sản à một yếu tố của chi phí, nhưng không phải là khoản chi phí xuất quỹ. Việc khấu hao được tiến hành theo quy định của Bộ tài chính cho các doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao phổ biến được sử dụng hiện nay là phương pháp khấu hao đều hay khấu hao tuyến tính.
Mkh = NG x P% = NG/n
Trong đó:
Mkh là mức khấu hao hàng năm
NG là nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ
n là thời ký khấu hao
Đối với các tài sản cần nhanh chóng thu hồi do hao mòn nhanh, có thể áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại của tài sản.
Mkh(t) = P x GTCL(t-1)
Trong đó:
Mkh(t) là mức khấu hao năm t
GTCL(t-1) là giá trị còn lại năm thứ t-1
P là tỷ lệ khấu hao
-Chi phí lãi vay được tính dựa trên kế hoạch vay và trả nợ đối với các nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
3.3. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng là giúp ngân hàng đưa ra quyết định có nên cho vay hay không. Để đưa ra quyết định thì người thẩm định phải dựa trên một số chỉ tiêu. Các chỉ tiêu thẩm định thường dùng là giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP).
Chỉ số doanh lợi (PI)
* Khái niệm, cách xác định:
Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của một dự án, được tính như sau:
PI =
Trong đó:
CF0 : là vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn bỏ ra một lần vào năm thứ nhất của dự án
CFt : là dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n
n : là số năm thực hiện dự án
k : là tỷ lệ chiết khấu, giả định là không đổi qua các năm
* Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này đo lường tỷ lệ sinh lời của dự án thông qua việc tìm giá trị hiện tại của các khoản thu nhâp trong các năm hoạt động trước khi tính tỷ lệ sinh lời. Vì PI đo khả năng sinh lời của một đồng vốn nên chỉ tiêu này cũng cho biết thông tin về độ toàn của dự án, giúp chủ đầu tư chọn được những dự án có mức sinh lời cao, có thể dùng để so sánh dự án có thời hạn khác nhau.
Tuy nhiên, đây là số tương đối nên chi tiêu này không phản ánh được giá trị gia tăng cho chủ đầu tư như NPV.
* Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
PI càng cao thì dự án càng dễ chấp nhận nhưng tối thiếu phải bằng tỷ lệ chiết khấu. Trong trường hợp chỉ tiêu PI và NPV cho kết luận mâu thuẫn nhau về lựa chọn thì thường người ta sẽ chọn theo chỉ tiêu NPV, vì NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV)
* Khái niệm, công thức tính:
NPV (Net present value) là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tạ hóa ở mốc 0. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.
Công thức tính NPV được xác định như sau:
NPV = - CF0
Trong đó:
CF0 : là vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn bỏ ra một lần vào năm thứ nhất của dự án
CFt : là dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n
n : là số năm thực hiện dự án
k : là tỷ lệ chiết khấu, giả định là không đổi qua các năm
* Ý nghĩa:
NPV chỉ ra số lợi nhuận tuyệt đối của dự án mang lại. Chỉ số này đã tính đến giá trị thời gian của tiền thông qua tỷ lệ chiết khấu.
Tuy nhiên chỉ tiêu này không tính đến sự khác biệt về thời gian hoạt động của dự án. Hơn nữa tỷ lệ chiết khấu để tính NPV được giả định là không thay đổi trong thời gian thực hiện dự án nên có thể NPV phản ánh chưa chính xác giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Giá trị của NPV phụ thuộc vào việc xác định dòng tiền, cách lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, mà đây không phải là vấn đề dễ dàng.
Chỉ tiêu này tính theo số tuyệt đối, chưa nói lên hiệu quả sử dụng đồng vốn. Khi có hai dự án khác nhau về thời hạn và số vốn đầu tư khác nhau, việc dùng chỉ tiêu này khó so sánh để lựa chọn.
* Tiêu chuẩn lựa chọn dự án :
Dựa vào chỉ tiêu này một dự án chỉ được đầu tư nếu khoản tiền thu nhận được từ đầu tư phải ít nhất là bằng, nếu không nói là lớn hơn khoản tiền đã bỏ vào. Trường hợp chỉ có một dự án thì lựa chọn dự án có NPV dương, tức là đầu tư vào dự án tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án nhưng phải lựa chọn 1, thì chọn dự án có NPV dương và lớn nhất.
Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
* Khái niệm, cách xác định:
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của tỷ lệ chiết khấu ở đó NPV bằng không hay nói cách kháctổng dòng thu bằng tổng dòng chi khi quy về hiện tại.
Có thể tính IRR theo công thức sau:
IRR = k1 +
Trong đó: k1 là tỷ lệ chiết khấu cho NPV1 > 0
k2 là tỷ lệ chiết khấu cho NPV2 < 0
k2 > k1
* Ý nghĩa:
Chỉ tiêu IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án dựa trên giả định các dòng tiền thu được hàng năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn và có tính đến giá trị thời gian của tiền nên có thể giúp chủ đầu tư chọn ra những dự án có tỷ lệ sinh lời cao. IRR thể hiện tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm của dự án nên có thể dùng để so sánh được các dự án có thời gian khác nhau.
Nhược điểm của chỉ tiêu này là ở chỗ IRR chỉ cho biết lợi nhuận tương đối nên có thể đưa ra việc lựa chọn những dự án có khả năng sinh lời cao nhưng lợi nhuận tạo ra thấp. Việc tính toán chỉ tiêu tương đối phức tạp và chưa đề cập đến quy mô và độ lớn của dự án. Trong trường hợp có sự biến dạng của dòng tiền thay đổi nhiều lần từ âm sang dương và ngược lại thì IRR sẽ có nhiều giá trị và không xác định được một tỷ suất hoàn vốn nội. Lúc này phải dùng chỉ tiêu NPV.
Tuy nhiên, IRR được tính toán trên cơ sở giả định rằng các dòng tiền sẽ được tái đầu tư với lãi suất chiết khấu không thay đổi qua các năm. Giả định này là không hợp lý vì lãi suất chiết khấu có thay đổi. Vì vậy chỉ tiêu MIRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh) được dùng để khắc phục nhược điểm trên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
Đối với các dự án độc lập thì chọn các dự án có IRR ³ tỷ lệ chiết khấu. Với các dự án loại trừ thì chọn dự án có IRR ³ tỷ suất chiết khấu và IRR max. Trong trường hợp IRR đa trị hoặc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu NPV và IRR cho kết luận khác nhau thì chỉ tiêu NPV là sự lựa chọn tốt hơn để đánh giá.
Thời gian hoàn vốn đầu tư
* Khái niệm, cách xác định:
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để khoản thu nhập tăng thêm từ dự án hoàn trả lượng vốn đầu tư ban đầu. PP được xác định như sau:
PP
=
Số năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư
+
* Ý nghĩa:
Chỉ tiêu PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện đến khi thu hồi đủ vốn. Đây là chỉ tiêu dễ tính, đơn giản, dễ hiểu, không phải dự tính dòng tiền trong suốt thời gian thực hiện của dự án. Tuy nhiên chỉ tiêu này đã không tính đến khả năng tạo thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư, chưa tính đến giá trị thời gian của tiền. Hơn nữa thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn là rất mơ hồ.
* Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
Theo chỉ tiêu này, dự án được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn nằm trong khoảng thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc xác định một thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn là rất khó vì mỗi dự án có thời gian hoàn vốn khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau. Do đó, chỉ tiêu này thường được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung trong thẩm định tài chính dự án.
3.3.5.Ngoài ra, Điểm hoà vốn ,khả năng thanh toán nợ …
Phương pháp thẩm định tài chính :
1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu :
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư . Nội dung của phương pháp này là so sánh , đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định , các tiêu chuẩn , định mức kinh tế kỹ thuật.
2. Phương pháp triệt tiêu rủi ro :
Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai , từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác , thời gian hoàn vốn thường rất dài , do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án , phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
3. Phương pháp phân tích độ nhạy :
Đây là phương pháp dùng để chỉ ra sự thay đổi với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án (NPV, IRR) khi cho một biến số thay đổi với một lượng nhất định còn các biến số khác thì giữ nguyên. Trong phương pháp này người ta chọn những biến có khả năng thay đổi và sẽ có tác động đến dòng tiền như số lượng bán, chi phí biến đổi … còn các yếu tố khác giữ nguyên để xem xét tác động của nó đối với NPV hoặc IRR.
4. Phương pháp phân tích tình huống :
Mặc dù phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng nhiều nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, với một yếu tố nhất định như giá bán biến đổi, còn các yếu tố khác giữ nguyên thì ta có thể thấy độ dốc của NPV và IRR trên đồ thị là lớn nhưng trên thực tế lại có thể không đúng như vậy vì thông thường người ta sẽ cố định các yếu tố đó bằng các hợp đồng cung cấp.
Thứ hai, các biến thay đổi trong một phạm vi có thể nhưng không được tính toán trên sự phân bố xác suất nên khó lượng hóa được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất để sau đó so với cơ sở.
Trong hương pháp phân tích tình huống người ta chia làm 3 tình huống như sau:
Tình huống tốt nhất với xác suất xảy ra là P1 và tính được NPV1 (IRR1)
Tình huống trung bình với xác suất xảy ra là P2 và tính được NPV2 (IRR2)
Tình huống xấu nhất với xác suất xảy ra là P3 và tính được NPV3 (IRR3)
Lúc đó: NPV(kỳ vọng toán) = NPV1 x P1 + NPV2 x P2 + NPV3 x P3
Độ lệch chuẩn: dNPV =
Hệ số biến thiên:
CVNPV =
Sau đó so sánh hệ số này với hệ số biên thiên của dự án trung bình của doanh nghiệp để xác định mức độ rủi ro tương đối của dự án đang xem xét và hệ số biến thiên càng lớn thì rủi ro của dự án càng lớn.
V. Ví dụ minh họa về: “Công tác thẩm định dự án đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Văn phòng trụ sở Công ty xây dựng Cường Thịnh. Hạng mục san nền, Hàng rào” tại chi nhánh Thành Công :
*Tổng quan về dự án:
Tên dự án : Hạ tầng kỹ thuật Văn phòng trụ sở Công ty xây dựng Cường Thịnh . Hạng mục : san nền , Hàng rào.
Chủ đầu tư: CÔNG TY XÂY DỰNG CƯỜNG THỊNH
Hình thức đầu tư : xây dựng mới , đồng bộ.
Tổng vốn đầu tư: 3,428,591,000 đồng
Trong đó: - Vốn tự có: 1,028,591,000 đồng
- Vốn vay: 2,400,000,000 đồng
1. Giới thiệu về khách hàng vay vốn.
Công ty xây dựng Cường Thịnh
CUONG THINH CONSTRUCTION CO.,LTD.
Ngành nghề : Xây dựng và dân dụng công nghiệp
Giám đốc : Nguyễn Duy Thi
Điện thoại : (0241)837291
Địa chỉ : Lũng Sơn , Đông Đạo,Tiên Du , Bắc Ninh.
2. Đánh giá về khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng .
Ngân hàng tiến hành thẩm định trên các phương diện
Năng lực pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của công ty
Lịch sử phát triển, khả năng tài chính, quản lý của khách hàng
Qua thẩm định cho thấy khách hàng đảm bảo các điều kiện về pháp lý và có lịch sử kinh doanh tốt.
Trong đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng dựa vào các báo cáo tài chính.
Bảng tình hình SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2002
2003
6 tháng năm
2004
I. Tình hình SXKD
1. Doanh thu
3.688.066.219
5.761.048.039
2.341.864.815
2. Lợi nhuận trước thuế
6.428.849
18.245.293
200.664.815
3. Nộp Ngân sách
2.057.231
5.838.494
64.212.740
4. Lợi nhuận ròng
4.371.618
12.406.799
136.452.075
II. Tình hình tài chính
A. Tổng tài sản
4.606.719.116
9.087.663.106
10.123.569.102
1. Tiền mặt
1.295.504.420
1.002.490.646
826.325.101
2. Khoản phải thu
950.771.080
625.800.474
521.000.000
3. Hàng tồn kho
6.992.660
1.070.940.559
1.100.000.000
4. TSLĐ khác
780.729.900
667.426.143
45.233.000
5. TSCĐ và ĐTDH
2.427.610.136
5.721.005.284
7.631.011.001
B. Tổng nguồn vốn
4.606.719.116
9.087.663.106
10.123.569.102
1. Nợ phải trả
2.273.293.215
5.075.376.619
5.426.228.501
Nợ ngắn hạn
2.273.293.215
4.104.147.815
3.766.430.880
- Vay ngắn hạn
881.390.000
793.634.200
507.814.818
- Phải thu khách hàng
1.259.673.935
1.072.671.815
3.807.065.182
- Thuế và khoản phải nộp
109.198.780
(13.501.274)
(86.125.120)
- Phải trả khác
23.030.500
160.667.074
0
Nợ dài hạn
2.971.228.048
4.659.797.621
Nợ dài hạn đến hạn trả
2.090.676.000
1.537.676.000
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
2.333.425.901
4.012.286.487
4.697.340.601
Nguồn vốn kinh doanh
2.340.927.682
3.883.840.601
4.183.840.601
Nguồn vốn đầu tư XDCB
0
131.500.000
713.500.000
Các quỹ
(7.501.781)
3.054.114
25.310.000
Lãi chưa sử dụng
Các hệ số tài chính
III. Các chỉ tiêu
2001
2002
6 tháng năm
2003
1. Tỷ suất lợi nhuận ròng
Trên doanh thu
0,12%
0,22%
5%
Trên vốn kinh doanh
0,19%
0,08%
0,67%
2. Các khả năng thanh toán
Chung
2,01
1,55
1,39
Ngắn hạn
0,95
0,72
0,88
Nhanh
0,6
0,27
0,44
Qua thẩm định cho thấy công ty kinh doanh có lãi, tình hình tài chính khả quan.
3. Thẩm định tài chính dự án
3.1. Mô tả dự án.
- San nền:
+Hiện trạng. với đặc điểm nằm sát đường QL1A cũ nên cao độ san nền khu đất bám theo cao độ tại chỉ giới đường đỏ của QL1A theo chúng chỉ quy hoạch là 5,60m. Việc thi công công trình cũng rất dễ dàng vì giao thong thuận lợi và địa hình tương đối khô ráo.
Khu đất quy hoạch hiện là khu ao , ruộng trũng . Là đất canh tác thuộc thôn Lũng Sơn-thị trấn Lim- huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Hiện trạng tương đối bằng phẳng , có cốt từ chỗ cao nhất là 4,55m , đến chỗ thấp nhất là 4,29m.
+Giải pháp thiết kế san nền. Sử dụng vật liệu đắp san nền là cát đen. Cát đen được lựa chọn vì là loạt vật liệu phù hợp với nền đất bị ảnh hưởng thường xuyên của nước mặt và nước ngầm do nó có tính ổn định với nước và có nguồn cung cấp phong phú.
Công tác san nền đất xây dựng tiến hành trên toàn bộ khu vực dự án (trừ hai phần đất nghĩa địa) với các ô lưới san nền có khoảng cách mắt lưới 20*20m. Do phạm vi san nền hẹp nên cao độ san nền tại các mặt lưới đều bằng nhau và bằng 5,60. Chênh cao giữa cốt san nền và cốt tự nhiên trung bình khoảng 1,25m.
San nền cát đen theo từng lớp dày 25-50cm có hệ số đầm chặt K= 0,90 và san nền trên địa hình hiện trạng có sẵn, không có công tác bóc hữu cơ.
- Cổng –Hàng rào:
3.2. Phân tích tài chính dự án
-Cơ sở pháp lý của dự án:
+Thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
+Căn cứ vào Quyết định số 384/ QĐ-QH ngày 24/08/2004 của Giám đốc sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Dự án hạ tầng kỹ thuật văn phòng trụ sở công ty xây dựng Cường Thịnh, thị trấn Lim , huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
+Chứng chỉ Quy hoạch số 260/CCQH ngày 29/12/2003 của Giám đốc sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
+Thực hiện nghị quyết của HĐND đã được thông qua về việc giải quyết đất ở cho nhân dân trong xã Võ Cường.
-Sự cần thiết của dự án.
Sau khi tái lập tỉnh nhu cầu nhà ở tại thị xã Bắc Ninh ( hiện giờ là thành phố) đã tăng lên đột biến. Gồm tỷ lệ tăng mật độ dân số tự nhiên , tỷ lệ tăng cơ học .
Theo chiến lược phát triển nhà ở toàn quốc đến năm 2005 bình quân đạt 9 m2/người, thị xã cần có quỹ nhà ở : 102.000 *9 = 918.000 m2, và đến năm 2010 bình quân đạt 11m2/ người khi đó thị xã cần có: 175.000 * 11 = 1.575.000 m2
-Mục đích đầu tư.
Phát triển nhanh quỹ đất dành cho việc xây dựng các văn phòng , trụ sở làm việc trong khu vực.
Đảm bảo phát triển đô thị theo quy hoạch, có đảm bảo môi trường bền vững , đảm bảo sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước , tạo môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh , chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế quốc dân.
-Thẩm định kỹ thuật, quy mô của dự án
+Quy mô xây dựng công trình
+Kỹ thuật
+Thẩm định cơ sở hạ tầng
+Tiến độ thực hiện dự án
.Thời gian khởi công : Quý III năm 2005
.Thời gian hoàn thành : Quý I năm 2006
-Thẩm định phương diện kinh tế tài chính.
Tổng hợp chi phí xây dựng
Stt
Tên hạng mục
( phần việc) công trình
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Chi phí xây dựng trước thuế
Thuế giá trị gia tăng
Chi phí xây dựng sau thuế (Gxd)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
I
Phần san nền
867,687,060
86,768,706
954,445,766
1
San nền đất xây dựng công trình
m 3
22,833.87
38,000
867,687,060
86,768,706
954,445,766
II
Phần hàng rào
574,260,000
57,426,000
631,686,000
1
Hàng rào gạch
m
439.90
700,000
307,930,000
30,793,000
338,723,000
2
Hàng rào sắt
m
273.70
900,000
246,330,000
24,633,000
270,963,000
3
Cổng sắt
m
2.00
10,000,000
20,000,000
2,000,000
22,000,000
Tổng cộng chi phí xây dựng (Gxd)
1,441,947,060
144,194,706
1,586,141,766
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình
STT
Các khoản mục chi phí khác
Cách tính
Chi phí xây dựng trước thuế
Thuế giá trị gia tăng
Chi phí xây dựng sau thuế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
I
Chi phí xây dựng
( Gxd=Gsn + Ghr)
1,441,947,060
144,194,706
1,586,141,766
1
Phần san nền
(Gsn)
Xem bảng TH CPXD
867,687,060
86,768,706
954,455,766
2
Phần hàng rào
(Ghr)
Xem bảng TH CPXD
574,260,000
57,426,000
631,686,000
II
Chi phí đền bù GPMB
GGPMB
1,450,440,520
1,750,785
1,452,191,305
1
Đo vẽ địa hình phục vụ lập BCKTKT
Xem tổng hợp chi phí khảo sát
7,917,928
791,793
8,709,721
2
Chi phí khảo sát đền bù
19,179.84m2*500đ/m2
9,589,920
958,992
10,548,912
3
Thẩm định hồ sơ đền bù
19,179.84m2*300đ/m2
5,753,952
0
5,753,952
4
Chi phí lập phương án bồi thường đất
19,179.84m2*500đ/m2
9,589,920
0
9,589,920
5
Đền bù đất nông nghiệp
19,179.84m2*70.000đ/m2
1,342,588,800
0
1,342,588,800
6
Chi phí di dời cột điện hạ thế
3 cột*15.000.000đ/ cột
45,000,000
0
45,000,000
7
Chi phí di dời mồ mả
15 mộ*2.000.000đ/ mộ
30,000,000
0
30,000,000
III
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác
GKTDT+GKDT
225,882,011
8,462,499
234,344,510
1
Chi phí quản lý chung của dự án
6.336%*Gxd
91,361,766
0
91,361,766
2
Chi phí rào phá boom mìn
19,179.84m2*2000đ/m2
38,359,680
0
38,359,680
3
Chi phí thẩm tra thiết kế KTTC
0.164%*Gxd
2,364,793
236,479
2,601,272
4
Chi phí thẩm tra tổng dự toán
0.161%*Gxd
2,321,535
232,153
2,553,688
5
Chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng
0.312%*0.15*Gxd
674,831
67,483
742,314
6
Chi phí giám sát thi công xây dựng
1.997%*Gxd
28,795,683
2,879,568
31,675,251
7
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
0.5%*Gxd
7,209,735
0
7,209,735
8
Chi phí lập BC KTKT
3.5%*Gxd
50,468,147
5,046,815
55,514,962
9
Chi phí bảo hiểm công trình
0.3%*Gxd
4,325,841
0
4,325,841
IV
Dự phòng phí
GDP =(GXD+GGPMB+GKTDT+GKDT)*5%
155,913,480
0
155,913,480
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
3,428,591,061
Làm tròn
3,428,591,000
Hiệu quả tài chính dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
+ NPV
+ Giá trị hiện tại
+ IRR
Cơ sở và phương pháp tính:
Căn cứ vào mức vốn đầu tư
Căn cứ vào khấu hao sản xuất kinh doanh của công ty
Căn cứ vào phương pháp tính toán xác định hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế
Khả năng sản xuất kinh doanh và hiệu quả tài chính (dự kiến)
Kế hoạch khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao: 10%/năm
Phương án thu nợ
Nguồn trả nợ: - Khấu hao: 132.142đ/quý
- Lợi nhuận: 100.000.000/quý
Thời hạn vay : 6 năm
Thời gian ân hạn : 1 năm
Thời gian thu nợ : 5 năm
- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay.
Biện pháp bảo đảm tiền vay là bổ sung, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay sau khi công trình đưa vào sử dụng.
Đánh giá và quyết định cho vay
Kết luận thẩm định: Qua thẩm định cho thấy khách hàng đủ điều kiện vay và dự án có khả năng trả nợ
Đề nghị cho vay:
Cho vay: 2.400.000.000 đồng
Lãi suất: 9,6%/năm
Thu lãi hàng tháng
Thu gốc từng quý
Bảo đảm tiền vay: tín chấp
VI. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Thành Công – Ngân hàng Vietcombank
Kết quả đạt được :
Trong những năm qua, Chi nhánh đã đầu tư cho vay đối với các DNVVN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Qua nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Thành Công-Ngân hàng Vietcombank cũng như ví dụ một dự án mà Chi nhánh đã thẩm định, ta thấy công tác thẩm định tài chính dự án ở Chi nhánh này khá tốt.
Nội dung, quy trình thẩm định dự án ở Chi nhánh được tiến hành theo đúng văn bản hướng dẫn trong hệ thống và chi nhánh, khá rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
Thời gian thẩm định cũng đã được rút ngắn đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp, giảm chi phí và thời gian (Theo quy định của NHNT Việt Nam thời gian thẩm định đối với cho vay ngắn hạn là không quá 10 ngày, đối với cho vay trung và dài hạn là không quá 30 ngày làm việc).
Nhìn chung các cán bộ thẩm định đã ứng dụng các phần mềm và các thông tin để tính toán các chỉ tiêu một cách nhanh chóng, đảm bảo chính xác làm hài lòng các khách hàng đến vay. Điều này đã nâng cao thêm uy tín của Ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
Ngân hàng cũng đã cố gắng hoàn thiện phương pháp thẩm định, các chỉ tiêu NPV, IRR … đã tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định ngày càng phù hợp hơn đối với từng dự án. Phương pháp thẩm định nói chung đã đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả tài chính của dự án, nhất là đánh giá được khả năng hoàn vốn, thời gian trả nợ của dự án - một trong những điều cốt lõi mà ngân hàng quan tâm. Do đó đã chọn dự án có hiệu quả kinh tế cao và đủ khả năng trả nợ Ngân hàng. Mặt khác phương pháp tính toán các chỉ tiêu là đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ và điều kiện quản lý, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong công tác thẩm định.
Nguồn thông tin để cung cấp cho việc thẩm định ngày càng được nâng cao. Các cán bộ không những xuống tận cơ sở để khảo sát thực tế mà còn thu thập qua các đối tác kinh doanh, các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, cục thống kê… Điều này cũng góp phần rất lớn trong công tác thẩm định, hạn chế việc cho vay đối với những dự án xấu, giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Có được những kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và công tác thẩm định nói riêng. Ngân hàng Ngoại thương đã chú ý nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định, phân công giao dự án phù hợp với trình độ năng lực của từng người; thực hiện tốt việc phân cấp thẩm định. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của các cán bộ, cố gắng học hỏi nâng cao trình độ, hoàn thành công việc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tồn tại và nguyên nhân
Thẩm định tài chính dự án là một công việc khó, bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng vẫn còn có những hạn chế cần được nhìn nhận một cách khách quan để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án.
* Những hạn chế
- Một số nội dung thẩm định tài chính dự án còn sơ sài
+ Về thẩm định tổng vốn đầu tư: Thường Ngân hàng chỉ dựa vào kế hoạch dự trù do chủ đầu tư đưa ra, ít khi xem xét lại một cách kỹ lưỡng cả về lượng vốn đầu tư lẫn cơ cấu vốn đầu tư, sự hợp lý về chi phí đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, bỏ vốn không đúng theo tiến độ của dự án, làm giảm hiệu quả của dự án cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
+ Về thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền: Nhìn chung Ngân hàng vẫn thường chấp nhận những số liệu dự tính của doanh nghiệp. Nếu có có phân tích cũng chỉ mới dừng ở mức sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không, giá bán dự kiến là bao nhiêu, nếu có suy thoái là bao nhiêu; chưa phân tích được mức cung cầu của sản phẩm trên thị trường, tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới, định hướng phát triển do Bộ, ngành công bố… Đặc biệt là về chi phí, Ngân hàng cũng chỉ dựa vào những gì Doanh nghiệp đưa ra hoặc là mức giá chung trên thị trưòng, chưa thẩm định lại chi phí nào là chi phí hợp lý, chưa chủ động tìm kiếm thu thập thông tin từ khảo sát thực tế. Do vậy làm cho những chỉ tiêu tính toán như doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền chưa đủ tính tin cậy.
+ Vê tỷ lệ chiết khấu: Đây là một nhân tố quan trọng nhất trong thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên, trong khi thẩm định thì việc xác đinh tỷ lệ chiết khấu còn chưa tính toán hết chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn (ví dụ như yếu tố lạm phát chưa được tính trong tỷ lệ chiết khấu). Hơn nữa tỷ lệ này thường được áp dụng cho tất cả các năm tồn tại của dự án, mà dự án ở đây thường kéo dài trên 3 năm, có dự án còn 10 năm một thời gian khá lâu.
- Việc phân tích rủi ro của dự án còn chưa được chú ý
Mặc dù trong quy trình thẩm định có đề cập đến việc phân tích rủi ro của dự án dự trên việc phân tích độ nhạy. Song trên thực tế, Ngân hàng lại ít khi tuân theo quy trình này. Một sô dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều, rất ít dự án được đánh giá độ nhạy hai chiều hay phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những rủi ro dự án có thể gặp phải.
- Phương pháp thẩm định còn có một số hạn chế
+ Phương pháp thẩm định ở đây cho thấy Ngân hàng chỉ mới phân tích, đánh giá dự án ở trạng thái “tĩnh”, biểu hiện qua các chỉ tiêu, con số “gộp” chung, tổng cộng mà chưa đặt nó vào trạng thái “động”, ví dụ như sự phát sinh của các dòng tiền theo diễn biến các giai đoạn của dự án.
+ Việc kết luận dựa trên các chỉ tiêu là còn chưa có cơ sở chắc chắn, chưa có sự ưu tiên về thứ tự quan trọng của những tiêu chuẩn, căn cứ đánh giá.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, do vậy nhiều hoạt động gắn liền với nó còn chưa đinh hình rõ ràng, còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro. Vì thế việc dự báo là khó khăn và có thể chính xác hoàn toàn. Hơn nữa, thông tin trong nền kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án còn rất nghèo nàn, không cập nhật và thiếu chính xác. Ngân hàng thường chỉ dựa vào nguồn tin từ phía doanh nghiệp là chính, mà nguồn thông tin này mang nhiều tính chủ quan của doanh nghiệp và chưa qua kiểm toán theo một chế độ bắt buộc. Điều này càng làm cho việc thẩm định càng khó khăn, dẫn tới xu hướng đơn giản hóa trong thẩm định.
Thứ hai, một số DNVVN lập dự án còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, chỉ tập trung vào một số nội dung chính, chỉ tiêu chính với một phương pháp phỏng chừng. Các DNVVN chưa có khả năng đưa ra được một dự án đầy đủ, hoàn chỉnh và có căn cứ khoa học. Điều này một phần là do sự thiếu hụt thông tin như đã nêu, một phần do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp. Do vậy cũng ảnh hưỏng đến công tác thẩm dịnh tài chính dự án của Ngân hàng.
Thứ ba, thị trường nói chung cũng chưa ổn định và thị trường tài chính nói riêng chưa phát triển mạnh, tâm lý và thói quen đầu tư chưa hình thành rõ nét, giá cả của vốn vay chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức của công chúng và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Do vậy phương pháp thẩm định tài chính dự án trên cơ sở các dòng tiền được chiết khấu còn chưa được chú ý áp dụng.
Thứ tư, môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Một số cơ chế, chính sách chưa được cán bộ, ngành liên quan xử lý kịp thời, các văn bản hướng dẫn triển khai nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có hướng dẫn về các nội dung, chỉ tiêu và phương pháp thẩm dịnh nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá, kết luận dựa trên các chỉ tiêu đã phân tích.
Thứ năm, công tác thẩm định tài chính dự án còn bị chi phối của chính quyền địa phương. Cơ chế vận hành của ta là UBND các cấp vừa thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các dự án khi đến tay ngân hàng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều nơi vì lợi ích địa phương đã yêu cầu các ngân hàng phải cho vay với một mức vốn nhất định, mặc dù ngân hàng chưa hề thẩm định dự án. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, nhứng kiến thức kinh tế cụ thể liên quan đến thẩm định tài chính dự án còn khá mới mẻ đối với những cán bộ đã làm việc khá sớm ở Ngân hàng chưa có điều kiện tiếp thu hoặc bổ sung nghiệp vụ. Mặc dù trong thời gian qua, Chi nhánh đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vân chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định tài chính dự án. Một điều đáng nói khác nữa là trình độ tin học của các cán bộ nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, việc tổ chức công tác thẩm định còn chưa tốt. Theo cách thức tổ chức hiện nay của ngân hàng thì chưa có sự chuyên môn hóa, chưa có phòng thẩm định riêng, hầu hết cán bộ tín dụng thường kiêm nhiệm luôn cán bộ thẩm định, tính chuyên nghiệp chưa cao. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định, nhất là đối với các dự án lớn, có nhiều dặc điểm kỹ thuật phức tạp, nhiều lúc dẫn đến sai lầm trong cho vay hoặc bỏ qua dự án hiệu quả.
Thứ ba, Ngân hàng còn thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định, lượng máy vi tính có chất lượng cao còn thiếu gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin và tính toán các chỉ tiêu.
Thứ tư, nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án, nhất là thẩm định tài chính dự án là chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác và chưa được thẩm định kỹ càng.
Thứ năm, Ngân hàng còn quá chú ý đến tài sản đảm bảo cho món vay mà đánh giá chưa đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả của dự án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH27.doc