Để làm tốt công tác thị trường , Tổng công ty cần phải thay đổi quan điểm theo hướng hiện đại. Đặt nghiên cứu nhu cầu lên hàng đầu, nghiên cứu và dự đoán nhu cầu trước rồi mới sản xuất ra sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu đó, trong thời gian tới để có 1 chuêns lược marketing hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp:
Về sản phẩm: do thị hiếu tiêu thụ trên thị trường hiện nay rất đa dạng, vì vậy Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì các mặt hàng đã có, chất lượng cao , mẫu mã đẹp, hương vị đặc trưng và đã tạo được uy tín như chè xanh. Đặc biệt Thái Nguyên, Mộc Châu chè tuyết. Bên cạnh đó nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao , mẫu mã đẹp để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Tổng công ty chè phải mở rộng việc hợp tác với các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm giàu viatamin từ những đặc sản vùng chè , học tập kĩ nghệ ướp hương tụ nhiên để tạo ra những sản phẩm vừa có hương vị độc đáo vừa có chất lượng không thua kém chè ngoại.
Vấn đề bao gói cũng rất quan trọng vì nó là 1 trong những yếu tố cấu thành lên sản phẩm thực tế, nhất là bao bì cho đồ ăn uống hàng ngày phải thật đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tính cân đối và tiện dụng. Về vệ sinh phải đáp ứng được những nhu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng bao bì, độ kín, diệt khuẩn. về tính cân đối, lượng chè đóng gói trong một gói phải được tính toán phù hợp với thói quen tiêu dùng ( chỉ đủ vừa pha 1 ấm hoặc đóng gói to cũng chỉ đủ dùng trong một thời gian ngắn vì chè để lâu dẽ bị bốc mùi , bị mốc. Tính tiện dụng, chè có thể đóng túi lọc để người tiêu dùng không phải đổ bã. Mép túi chè nên có một cách thiết kế để có thể mở dễ dàng mà không cần kéo nhưng vẫn đảm bảo độ kín. Mặt khác phải đảm bảo thẩm mỹ cao để thu hút thị giác người tiêu dùng.
116 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng đầu tư phát triển và một số giải pháp định hướng phát triển tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hè hiện nay.
<Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức khoán
Năm 2005, Viện Nghiên cứu Chè - TCTy Chè VN đã tiến hành nghiên cứu chọn mẫu 50 khu vực sản xuất thuộc miền núi trung du phía bắc đại diện cho 3 hình thức khoán nêu trên. Từ kết quả điều tra được và thông qua bảng tính cho ta được hiệu quả kinh tế của các hình thức khoán như sau :
bảng 1.14: đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức khoán
(năm 2005 ) tính trên 1 ha.
nguồn: tổng hợp từ số liệu thống kê tcty chè vn.
Qua bảng 1.14 ta thấy:
<Với một mức đầu tư đầu vào gần như nhau, hình thức khoán hộ đem lại thu nhập bình quân trên một lao động cao hơn khoán thầu ( tỷ lệ so sánh khoán thầu / khoán hộ là 0,9605).
<Với mức thu nhập như trên dẫn đến trình độ đầu tư thâm canh cũng khác nhau, do vậy năng suất cũng khác nhau. Hình thức khoán thầu, năng suất là 12,17 tấn/ ha, khoán hộ ( 8 tấn/ha), khoán theo NĐ 01 ( 4,4 tấn/ ha).
<Thực tế cho thấy ứng với năng suất khác thì hiệu quả cũng khác nhau. Đáng chú ý là do chi phí sản xuất của hình thức khoán theo NĐ 01 là thấp nên thu nhập/GTSX cao, thậm chí cao hơn khoán thầu.
<Hình thức khoán NĐ 01và khoán hộ tuy có năng suất thấp, nhưng lại có thu nhập trên GTSL lớn. Thu nhập thể hiện sự đóng góp của sản xuất cho xã hội. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, bởi vì đó là những hình thức đầu tư kỹ thuật thấp nhưng lại có hiệu quả, thể hiện một số ưu thế về sản xuất chè quy mô nhỏ ở các hộ.
< Lãi ròng trong canh tác phân tán cũng cao hơn kiểu canh tác tập trung. Điều đó do các hộ tận dụng lao động tốt và khấu hao tài sản cố định thấp.
Tuy nhiên, hình thức khoán theo hộ gia đình vẫn là hình thức phổ biến ở các vùng chè. Có thể coi đầu tư phát triển vùng chè theo hình thức hộ gia đình là đại diện cho phương thức sản xuất chè hiện nay.
<Đánh giá hiệu quả tài chính trên 1 ha chè
Từ đây, khẳng định sự cần thiết phải đầu tư phát triển cây chè ở VN và khẳng định cây chè là cây công nghiệp chủ lực, là cây xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân, ta sẽ tiến hành phân tích hiệu quả tài chính tính trên 1 ha chè tại khu vực sản xuất hộ gia đình.
Các giả thiết của mô hình tính toán.
<Cây chè là 1 cây công nghiệp lâu năm và quá trình kinh doanh thường kéo dài (thông thường từ 20 đến trên 100 năm). Do đó, để tiện cho việc tính toán, ta lấy tuổi thọ trung bình của cây chè là 38 năm. Trong đó: 3 năm đầu là thời kì kiến thiết cơ bản, 35 năm còn lại là quá trình chè kinh doanh.
<Tỷ suất chiết khấu lấy theo lãi suất cho vay vốn tín dụng của ngân hàng người nghèo là 12%/năm.
<Mức giá sử dụng trong mô hình là mức giá cố định tính theo thời giá năm 2005.
<Giả thiết trong suốt thời kì sinh trưởng của cây chè, doanh thu và chi phí là không thay đổi.
<Thông thường trong thời gian cho búp, cứ 10 năm người làm chè phải tiến hành cải tạo, phục hồi lại vườn chè 1 lần. Do đó, chi phí cải tạo chè này cũng được tính trong chi phí đầu tư.
<Sản lượng tính theo năng suất trung bình của khu vực khoán hộ là 80 tạ/ha.
< Giá bán bình quân 1 kg chè búp tươi là 2200 đồng/kg và luôn giữ cố định trong suốt thời kỳ tính toán.
<Tỷ lệ trượt giá và lạm phát coi như không đáng kể.
Tổng hợp từ báo cáo thống kê và phần mềm EXCEL, ta tính toán được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thông qua bảng dưới đây.
bảng 1.15: tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè theo số liệu kế hoạch
năm thứ
suất đầu tư trên 1 ha cây chè
Giá bán bình quân trên 1 kg
(đồng)
nsbq(kg/ha)
doanh thu (triệu đồng)
đồng tiền(triệu đồng)
đt trồng mới
(tr đ)
đt
chăm sóc chố
(tr đ)
đt
chăm sóc và thu hoạch
( tr đ)
đt
cải tạo chè 10 năm một lần
(tr đ)
tổng suất đầu tư (tr đ )
0
23.5
23.5
-23.5
1
1.5
1.5
-1.5
2
1.5
1.5
-1.5
3
1.5
1.5
2200
8000
17.6
16.1
4
5
5
2200
8000
17.6
12.6
5
5
5
2200
8000
17.6
12.6
6
5
5
2200
8000
17.6
12.6
7
5
5
2200
8000
17.6
12.6
8
5
5
2200
8000
17.6
12.6
9
5
5
2200
8000
17.6
12.6
10
5
2.8
7.8
2200
8000
17.6
9.8
. . .
5
5
2200
8000
17.6
12.6
20
5
2.8
7.8
2200
8000
17.6
9.8
5
5
2200
8000
17.6
12.6
.. .
5
5
2200
8000
17.6
12.6
30
5
2.8
7.8
2200
8000
17.6
9.8
5
5
2200
8000
17.6
12.6
. . .
5
5
2200
8000
17.6
12.6
37
5
5
2200
8000
17.6
12.6
38
5
5
2200
8000
17.6
12.6
npv=
44.93
irr=
30%
nav=
5.46
npv/tổng sđt=
0.329
Như vậy, nếu thực hiện đầu tư, người làm chè sẽ thu được một khoản tiền (tính theo thời điểm hiện tại) là 44,93 triệu đồng/ha trong suốt 38 năm. Nghĩa là bình quân 1 ha chè mỗi năm cho thu nhập là 5,46 triệu. Đây là số tiền khá lớn đối với đồng bào vùng sâu vùng xa. Cây chè không chỉ đem lại thu nhập cho bà con mà đối với khu vực miền núi và trung du, cây chè còn là một cây kinh tế chủ lực có giá trị kinh tế cao hơn hẳn các cây cây khác.
bảng 1.16: thu nhập bình quân trên 1 ha chè so với của một số cây trống chủ yếu năm 2005.
đơn vị tính: triệu đồng
stt
khu vực
sắn
chè
dừa
cây ăn quả
cà phê
cao su
tiêu
1
tây bắc bắc bộ
5.46
4.27
2
đông bắc bắc bộ
5.32
3.5
3
trung du bắc bộ
3.3
6.13
3.8
4
duyên hải bắc trung bộ
5.38
2.17
3.87
2.09
3.57
2.09
5
tây nguyên
4.92
2.68
2.82
6
tnbq ở các khu vực
3.3
5.442
2.17
3.86
2.385
3.195
2.09
nguồn : vụ kế hoạch. bộ nn và ptnt
Qua bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân trên 1 ha chè hàng năm gấp 2,28 lần so với cà phê và 1,4 lần so với cây ăn quả khác. Từ đó, có thể khẳng định rằng: chủ trương đầu tư phát triển cây chè ở khu vực trung du và miền núi là hoàn toàn đúng đắn. Đây là kênh dẫn vốn có hiệu quả nhất về vùng quê nông thôn xa xôi hẻo lánh.
Bên cạnh đó, nếu xuất phát từ phương châm “tính công làm lãi” (nghĩa là không tính chi phí nhân công vào chi phí đầu tư) và xuất phát từ thực tế sản xuất chế biến chè của các hộ nông dân. Ta sẽ có bảng tính toán hiệu quả tài chính cho 1 ha chè như sau:
bảng 1.17 : tính toán hiệu quả tài chính cho 1 ha chè
( không tính chi phí nhân công )
đơn vị tính : triệu đồng
stt
suất đầu tư của 1 ha chố
giá bán 1 kg chố
( đồng)
nsbq( kg/ha)
doanh thu
dòng tiền
cf trồng mới
cf chè ktcb
cf chè kd
cf cải tạo
tổng vđt
0
13
13
-13
1
0.7
0.7
-0.7
2
0.7
0.7
-0.7
3
0.7
0.7
2200
8000
17.6
16.9
4
1
1
2200
8000
17.6
16.6
5
1
1
2200
8000
17.6
16.6
6
1
1
2200
8000
17.6
16.6
7
1
1
2200
8000
17.6
16.6
8
1
1
2200
8000
17.6
16.6
9
1
1
2200
8000
17.6
16.6
10
1
1.3
2.3
2200
8000
17.6
15.3
. . .
1
1
2200
8000
17.6
16.6
20
1
1.3
2.3
2200
8000
17.6
15.3
. . .
1
1
2200
8000
17.6
16.6
30
1
1.3
2.3
2200
8000
17.6
15.3
. . .
1
1
2200
8000
17.6
16.6
38
1
1
2200
8000
17.6
16.6
npv=
54.723
irr=
52%
nav=
6.656
npv/tổng vđt=
o.652
Như vậy, người làm chè sẽ thu được 6,656 triệu đồng/ha chè 1 năm (kể cả công lao động về thời điểm hiện tại). Và sẽ lớn hơn một khoản thu nhập là 1,196 triệu đồng (6,656 tr - 5,46 tr ) so với khi tính cả công lao động vào chi phí sản xuất.
<Phân tích độ nhạy.
Tuy nhiên, các giả thiết của mô hình toán thường khó có thể xảy ra trong thực tế. Để có thể xác định yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất tới hiệu quả kinh tế cây chè, từ đó đưa ra phương thức đầu tư phù hợp, ta sẽ tiến hành phân tích độ nhạy giá trị NPV với sự tác động của các yếu tố năng suất và tuổi thọ cây trồng.
bảng 1.18: bảng phân tích độ nhạy.
mức biến động
yếu tố năng suất
yếu tố tuổi thọ
ns
( tạ/ha)
npv
(triệu đ)
Dnpv/npv (%)
tuổi thọ
(năm)
npv
(triệu đ)
Dnpv/npv
(%)
40%
112
86.27
90.44
53
46.44
2.5
20%
96
65.78
45.2
47
46.18
1.9
0
80
45.3
0
38
45.3
0
-20%
64
24.82
-45.2
30
43.05
-5
-40%
48
4.33
-90.44
23
39.25
-13.4
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng hiệu quả tài chính của cây chè phụ thuộc rất nhiều vào năng suất. Do đó, trong quá trình tổ chức đầu tư phát triển sản xuất cây chè cần chú ý các biện pháp nâng cao năng suất như thâm canh, cải tạo cây trồng, bón phân vi sinh, đảm bảo hệ thống tưới . . .
Thông qua báo cáo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của 350 doanh nghiệp thuộc TCTy có quy mô chế biến lớn, vừa và nhỏ tại khu vực trung du miền núi phía Bắc và 1200 hộ chế biến thủ công ở 4 hình thức khoán ( khoán thầu, khoán hộ, khoán theo NĐ 01, khoán cho tổ sản xuất ) cũng tại khu vực đó, ta sẽ tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của khâu chế biến công nghiệp. Số liệu sử dụng trong bảng tính toán là giá trị trung bình ứng với các hình thức chế biến quy mô lớn, vừa, nhỏ và thủ công.
<Gía Trị Sản Lượng của chế biến công nghiệp cao hơn chế biến thủ công do chất lượng đồng đều hơn và xuất khẩu được. Còn chế biến thủ công chỉ tiêu thụ được trong nước. Rõ ràng chế biến công nghiệp có ưu thế nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị xuất khẩu.
<Chi phí sản xuất của chế biến công nghiệp lớn hơn chế biến thủ công thể hiện các mô hình chế biến công nghiệp tiêu hao vật chất xã hội lớn. Nhưng thu nhập của chế biến cao dần từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ và cũng đều lớn hơn chế biến thủ công, thể hiện rõ ưu thế của chúng. Đồng thời nó cũng chứng tỏ các mô hình đầu tư lớn là các mô hình đầu tư không hiệu quả.
<Nếu đánh giá theo chỉ tiêu lãi ròng của 1 tấn sản phẩm chế biến thì các cơ sở chế biến Công nghiệp quy mô vừa và nhỏ cho kết quả cao nhất. Đáng chú ý là chế biến thủ công có lợi nhuận ròng lớn hơn chế biến công nghiệp ở quy mô lớn do mức khấu hao hầu như không có. Điều đó lí giải vì sao giá trị sản phẩm tiêu thụ thấp, nhưng các hộ vẫn thích tự chế biến hơn là bán cho các cơ sở chế biến. Phần giá trị tăng thêm của chế biến thủ công coi như là toàn bộ thu nhập của hộ (do tận dụng được công lao động).
bảng 1.19: kết quả đầu tư từ khâu chế biến
( tính trên 1 tấn chè khô, giá cố định năm 2005 ).
stt
chỉ tiêu
đơn
vị
chế biến công nghiệp
chế biến
thủ công
quy mô lớn
quy mô vừa
quy mô nhỏ
1
gtsl
1000 đ
10180
10456
10348
7890
2
thu nhập
1000 đ
2079
2235
2538
1478
Trong đó lãi ròng
1000 đ
182
746
954
258
3
thu nhập/gtsl
%
0.42
21.38
24.53
18.73
4
Lãi ròng/ thu nhập
%
8.75
33.38
37.59
17.46
5
lãi ròng/ cfsx
%
1.64
6.87
10.15
3.01
6
lãi ròng/ ngày - người
1000 đ
2.16
9.05
12.36
1.25
7
gtsl/ ngày - người
1000đ
134.25
142.56
135.25
42.35
8
thu nhập/ ngày - người
1000đ
2.41
10.58
12.56
3.25
nguồn: viện nghiên cứu chè . hiệp hội chè vn.
1.2.7.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Ở nước ta, chè được phân bố chủ yếu trên địa bàn các tỉnh thuộc trung du, miền núi và vùng sâu, vùng xa. Điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng ở những vùng này hết sức khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần thấp, trình độ dân trí lạc hậu và chỉ trông chờ vào vòng quay của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Trong nhiều thập kỷ qua, các địa phương này cũng tìm tòi , thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác; song thực tế chỉ có cây chè và một số ít cây công nghiệp khác là còn có giá trị kinh tế đối với các địa phương này. Tới nay, cây chè đã được khẳng định là cây trồng có giá trị kinh tế xã hội cao tại những vùng trung du, miền núi, và vùng sâu, vùng xa; vì thế, đầu tư phát triển cây chè là một trong những định hướng phát triển kinh tế của địa phương, là thực hiện chủ trương “ xoá đói, giảm nghèo” của Đảng cho đồng bào các dân tộc thiếu số; là trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc ở vùng trung du và miền núi, xây dựng môi trường sinh thái, trong lành. Nếu đầu tư 1 ha chè trên đất đồi, cho năng suất 8 - 10 tấn búp tươi/ha thì có giá trị tương đương với 1 ha trồng lúa ở đồng bằng. Nếu được đầu tư thâm canh tốt, thì cho năng suất đạt khoảng 20 - 30 tấn /ha và đương nhiên giá trị kinh tế sẽ cao gấp 2 - 3 lần. Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống ma tuý, các tỉnh miền núi, vùng cao đã thay thế cây thuốc phiện bằng cây chè. Do đó, đầu tư phát triển chè vừa mang lại cơm no, áo ấm cho người dân; vừa góp phần làm lành mạnh hoá đời sống văn hoá và tinh thần cho các đồng bào dân tộc, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội và tạo ra phên dậu vững chắc bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đầu tư phát triển chè còn đóng một vai trò quan trọng vào quá trình phân bố lại lực lượng lao động giữa miền xuôi và miền núi; xây dựng các khu vực định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc phải di dân khỏi các khu vực xây dựng các công trình trọng điểm của Nhà nước như thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình, Than uyên.. .Công cuộc đầu tư phát triển chè thu hút một lượng lớn lao động nhàn rỗi trong khu vực này tham gia vào công việc trồng và chế biến chè, góp phần vào giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Nếu hiện nay, với diện tích trồng chè là 76.800 ha đã thu hút 150.000 lao động, và theo quy hoạch phát triển, diện tích trồng chè sẽ tăng thêm 140.000 ha nữa, sẽ giải quyết thêm cho xã hội trên 300.000 lao động ; chưa kể những người làm công tác dịch vụ xã hội khác để phục vụ cho cuộc sống của số lao động trên.
1.2.8. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam
1.2.8.1. Về hoạt động đầu tư phát triển chè nguyên liệu
<Công tác đầu tư trồng mới còn chưa chú trọng đến quy hoạch đầu tư, tư tưởng sản xuất quảng canh, chạy theo số lượng bùng phát
<Đầu tư chăm sóc chè không hợp lý và không theo quy trình kỹ thuật, phân hưu cơ ít được sử dụng mà chủ yếu là đạm, lân , kali đơn độc, vườn chè bị chai cứng, đất thiếu nguyên tố vi lượng, thiếu lượng mùn hữu cơ , không đủ dinh dưỡng cung cấp nên chè có năng suất thấp, chất lượng nguyên liệu kém.
<Việc thu hái chè cũng bị vi phạm kỹ thuật nghiêm trọng, nhiều hộ gia đình chỉ chạy theo lợi ích trước mắt, hái quá già làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm sau chế biến, đồng thời cây chè bị khai thác tuỳ tiện, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
<Công tác đầu tư giống chè nước ta còn yếu, hầu hết diện tích chè cả nước là giống chè trung du, giống chè Shan và PH1. Một số giống có chất lượng cao như LDP1, Bát Tiên , Kim Huyên.. . mới được trồng, diện tích chưa nhiều. Các giống mới nhập ngoại đang trong thời kì khảo nghiệm.
<Công tác khuyến nông đã được đầu tư đúng mức. Bước đầu các tỉnh đã triển khai công tác này đến các vườn chè hướng dẫn bà con các quy trình kỹ thuật trồng - chăm sóc - chế biến chè. Tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao.
<Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất. Một số công trình nghiên cứu khi ra đời đã rất lạc hậu với thực tiễn.
1.2.8.2. Về đầu tư công nghệ chế biến.
<Cả nước có hơn 600 cơ sở chế biến công nghiệp, nhưng trong đó chỉ có 70 cơ sở được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, còn lại các doanh nghiệp đều có các thiết bị cũ từ những năm 1960 - 1970, cồng kềnh, sản xuất không đạt hiệu quả. Doanh nghiệp tư nhân đầu tư thiết bị còn chắp vá, nhà xưởng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nhà máy chế biến chè xuất khẩu.
<Trong thời gian từ năm 2005 đến nay, nhiều địa phương đã cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy chế biến.
Do không có quy hoạch hợp lý giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến nên dẫn đến nhà máy xây dựng chồng chéo, lấn át nhau. Nếu cộng tổng công suất của nhà máy lại thì rất nhiều địa phương công suất chế biến đều vượt cao hơn so với khả năng cung cấp nguyên liệu. Dẫn đến tình trạng “tranh mua tranh bán”, chất lượng nguyên liệu kém, sản phẩm chế biến ra không đạt yêu cầu.
< Hệ thống quản lý chất lượng vẫn chậm được triển khai do nhận thứ về nâng cao chất lượng và kinh phí còn hạn chế.
1.2.8.3. Về hoạt động đầu tư cho Marketing.
<Các doanh nghiệp chè VN hầu như chưa quan tâm đến công tác đầu tư nghiên cứu thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thị trường là rất kém. Phương thức nghiên cứu cũng lạc hậu chỉ tập trung vào 2 hình thức: thăm do nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
<Các mặt hàng chè của ta còn chưa đa dạng, chất lượng không đều và ổn định. Đa số mới chỉ được xuất khẩu để làm hàng đấu trộn dưới thương hiệu của các hãng khác. Trong khi đó thị trường nội tiêu gần như bị bỏ ngỏ.
< Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm.. . tuy đã diễn ra song mức đầu tư còn thấp và tính hiệu quả cũng chưa cao, chưa gây ấn tượng sâu sắc đến người tiêu dùng.
1.2.8.4. Về đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các đồi chè còn chưa được đồng bộ và hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống giao thông liên đồi và hệ thông nối liền các vùng đồi chè. Hệ thống thuỷ lợi kém, nhìn chung các đồi chè chưa chủ động nước tưới, mà chủ yếu trông chờ vào lượng mưa tự nhiên nên vào những năm khô hạn, năng suất và chất lượng vườn chè giảm sút.
1.2.8.5. Về đầu tư phát triền nguồn nhân lực.
Đầu tư cho nguồn nhân lực còn thiếu so với nhu cầu. Trình độ lao động còn yếu về nhiều mặt: công nghệ, thông tin, ngoại ngữ, canh tác kỹ thuật, quản lý.. . Sự phân bố nguồn nhân lực còn không đồng đều giữa các khu vực TW và địa phương, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
1.2.8.6. Nguồn vốn đầu tư phát triển.
Nguồn vốn đầu tư mới chỉ tập trung vào nguồn vốn trong nước thông qua các chương trình kế hoạch Nhà nước. Việc cho vay vốn tín dụng đầu tư còn nhiều trở ngại do thủ tục vay vốn, thời gian vay vốn và thời điểm trả nợ chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè. Đa số bà con trồng chè là ở các vùng quê nghèo nên vốn đầu tư cho chè còn hết sức hạn chế, chủ yếu là tận dụng công lao động. Đầu tư nước ngoài còn ít chú ý đến ngành chè VN. Đến nay vốn thực hiện mới chỉ đạt 60% so với vốn đã đăng ký.
1.2.9. Kết luận chung
Đầu tư phát triển ngành chè là một công cuộc đầu tư lớn, bao gồm đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến khâu kinh tế kỹ thuật xã hội, trải dài trên khắp đất nước ta. Trong những năm qua, Nhà nước và ngành chè đã tập trung để đầu tư cho chè phát triển, để trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn ở Việt Nam.
Đầu tư phát triển chè góp phần chuyển đổi nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phù hợp với xu hướng của thời đại là nền kinh tế thị trường, đồng thời thay đổi tác phong và trình độ nghề nghiệp của người lao động. Nhân dân các dân tộc và nhân dân vùng trung du, vùng núi do phát triển chè mà ổn định nơi ăn, chốn ở; yên tâm với chính sách định canh, định cư , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Ngày nay, thu nhập từ cây chè ngày một tăng trưởng, hàng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn, có khả năng tạo nguồn lực để tái đầu tư cho chè. Thâm canh chè đã mang lại độ phì cho đất trồng, và cây chè không tranh chấp đất trồng với những cây trồng khác, nên đầu tư phát triển chè vẫn có thể đầu tư xen canh với các cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp khác để có được hiệu quả kinh tế cao.
Trong điều kiện hiện nay, khi các ngành công nghiệp - dịch vụ ở các tỉnh trung du - miền núi gặp nhiều khó khăn về mọi mặt như vốn sản xuất,công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ, lao động thất nghiệp ...,khi mà ngân sách trung ương và các tỉnh còn hết sức hạn hẹp, việc đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chè riêng đã sử dụng sức mạnh tổng hợp các nguồn lực, trong đó huy động nội lực là chính, là một biện pháp đúng đắn để vừa tận dụng tiềm năng sẵn có của vùng, vừa tận dụng được khả năng sẵn có của ngành, vừa kết hợp với khả năng nguồn lực quốc tế, để phát triển ngành Chè, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, đem lại thu nhập cao cho người dân, tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất khác ở vùng trung du, miền núi nước ta.
Tuy nhiên, trong công cuộc đầu tư phát triển chè ở Việt Nam còn nhiều khó khăn phức tạp, nhiều bất cập cần được giải quýêt; đó là: nguồn vốn đầu tư; nguồn nhân lực; trình độ kinh tế, khoa học kỹ thuật từ khâu nông nghiệp đến khâu sản xuất chế biến, từ khâu nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế kinh tế thị trường ở trong và ngoài nước; trình độ quản lý vĩ mô toàn ngành và chiến lược phát triển chuyên ngành trên phạm vi khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất những hệ thống chính sách hỗ trợ đặc thù để tạo hành lang pháp lý cho việc khuyến khích đầu tư phát triển cho ngành chè. Trong 50 năm qua, ngành chè đã có nhiều thành công trong công cuộc đầu tư phát triển ngành, nhất là trong những năm đổi mới cơ chế sang nền kinh tế thị trường, ngành chè đã đẩy mạnh đầu tư phát triển lên một bước dài, song còn nặng tính tự phát nên phát triển không đồng bộ, gây nhiều bất hợp lý trong việc khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sự ra đời của VINATEA và VITAS đã thống nhất quản lý ngành để công cuộc đầu tư phát triển ngành được định hướng trên qui mô toàn quốc và từng bước đưa ngành chè hội nhập khu vực và quốc tế.
CHƯƠNG HAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
2.1 giải pháp về vốn:
Để phục vụ cho định hướng phát triênr chè trong thời gian tới mà trứoc mắt là định hướng phát triển tổng công ty đến năm 2010, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn.Trong nền kinh tế thị trường Tổng công ty không thể trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách cấp mà trước hết Tổng công ty cần tận dụng khơi thong những nguồn vốn mà Tổng công ty có ưu thế. Cụ thể là:
- Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì Tổng công ty chè Việt Nam nên tiến hành cổ phần hoá toàn bộ cả tổng công ty , vừa đa dạng hoá nguồn vốn vừa góp phần nâng cao năng lực làm việc của toàn bộ nhân viên của Tổng công ty .
- Xây dựng các dụ án có tính khả thi cao đẻ thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA mà chính phủ Nhật bản đã cam kết cho vay. Tiếp tục áp dụng mức lãi suất hợp lý để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, các nhà đầu tư trong nước thong qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc tổng công ty. Có thể hiện nay đây chưa phải là nguồn vốn lớn nhưng vai trò của nó thì ngày càng mang tính chất quan trọng hơn trong hoàn cảnh thiếu vốn cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty chè Việt Nam nói chung và các công ty thành viên nói riêng.
- tận dụng đất đai và các ưu thế của hệ sinh thái đồi vùng; nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách chuyển hoá hệ thống canh tác và công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng , từ đó tăng lơik nhuận và bổ sung cho vốn từ lợi nhuận. Thực chất, giải pháp này chính là đầu tư xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu để sử dụng tối đa lợi tyhế của từng vùng nhằm thu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất, số lượng nhiều nhất, đồng thời đầu tư cho công nghệ chế biến dẫn tới chất lượng sản phẩm ngỳa càng đựoc hoàn thiện và nâng cao hơn, kết quả của công cuộc đầu tư đồng bộ đó là hoạt động kinh doanh phát triển , lợi nhuận của công ty gia tăng , thong qua đó, vốn đầu tư trích từ lợi nhuận được bổ sung, góp phần đápứng nhu cầu vốn đầu tư đặt ra
- sau khi sắp xếp lại Tổng công ty ( công ty mẹ) chủ động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận và dung vốn đầu tư tại các công ty con ( công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần trên 50% về vốn), công ty liên kết để thu lợi tức.
- Tăng cường công tác quản lý, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.Nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý, điều chỉnh vốn một cách hợp lý giữa các đơn vị, coi trọng việc tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trọng điểm, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước mắt cũng như lâu dài.
- Có cơ chế mua bán với mức giá cả khuyến khích, mạnh dạn áp dụng cơ chế đầu tư qua giá, hướng tới nông dân, để họ yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống. Trên cơ sở đó tiếp tục tự giác đầu tư lại cho cây chè và vườn chè, thực hiện mở rộng diện tích. Đó là việc trước những biến động lên xuống giá của thị trường nhưng tổng công ty vẫn duy trì được mức giá mua sản phẩm đảm bảo cho người dân trồng chè và ngươc lại bán hang thì với những bạn hang lâu năm, những bạn hang có mức tiêu thị nhiều như IRAQ, hay Đài Loan, PAKISTAN…..thì áp dụng mức giá ưu đãi hơn và trong một số trường hợp có thể ưu tiên hơn , trong việc thanh toán thì áp dụng chiết khấu thương mại , chiết khâú thanh toán . mặt khác trong việc giao đất cho người lao động là 1 hình thức huy động vốn trong dân 1 cách tự giác đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả cao cần đựoc phát huy.
- Xét cơ cấu nguồn vốn đàu tư của tổng công ty thì nguồn vay tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều . Do đó Tổng công ty cần phải thực h iện đúng các cam kết với những ngân hang thương mại đê không ngừng gia tăng uy tín của Tổng công ty. Mói quan hệ này sẽ là cơ sở tích cực để huy động vốn cho các dự án đầu tư sau này.
- Kêu gọi đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết thong qua đó đưa giống, thiết bị, kĩ thuật công nghệ trình đọ quản lý tiên tiến vào sản xuất và giải quyết 1 phần vấn đề tìa chính như mô hình mà Tổng công ty đã thành công và công ty liên doanh Phú Bền và Phú Đa.
- Vay vốn nước ngoài nhất là các khoản vay ưu đãi , có thời hạn trả thuận lợi, vay của các tổ chức tài chính quốc tế như : WB, ADB, FAO….
- Vay từ dự án quốc gia phát triển kinh tế , vốn tín dụng đàu tư theo kế hoạch nhà nước, như đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ thiết bị và đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè, vốn xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người lao động…
- Ngoài ra những máy móc thiết bị không sử dụng hoặc đã quá lỗi thời Tổng công ty có thể thanh lý dứt điểm bổ sung cho nguồn vốn hạn chế của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu xảy ra trường hợp thiếu vốn tạm thời Tổng công ty có thể bổ sung bằng cách thuê tài chính của các công ty, doanh nghiệp khác.
Huy động vốn đã khó, nhưng việc sử dụng vốn có hiệu quả còn khó hơn . để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cần phải đầu tư có điều kiện, chỉ đầu tư cho các công trình trọng điểm có luận chứng kinh tế kĩ thuật cũng như các tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh mở rộng xuất khẩu , trong đó chủ đầu tư phải là Tổng công ty chè Việt Nam.
2.2. Giải pháp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
2.2.1.giải pháp về chọn và nhân giống chè.
Cũng nhưn hoạt động đầu tư cho vùng nguyên liệu, các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cũng phải bắt đầu tư việc chọn và nhân giống chè, không thể có sản phẩm có chất lượng cao , số lượng đảm bảo cho các nhà máy sản xuất nếu không quan tâm tới việc chọn và nhân giồng chè có chất lượng được đảm bảo. vì cây chè là cây lâu năm , giống có ảnh hưởng suốt cả chu ký sống và cho thu hoạch của cây , hơn nữa cũng không thể dễ dàng thay giống chè mới như các cây ngắn hạn khác được vìu vốn đầu tư , công sức để trồng 1 nương chè là rất lớn và không thể lượng hoá được, thời gian tạo ra một nương chè để đưa vào sản xuất kinh doanh là tương đối dài ngày. Vì vậy Tổng công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn ngày từ đầu để tránh các tình huồng xấu có thể xảy ra không những dẫn đến tình trạng lãng phí, tốn kém vốn và công sức mà còn ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu chè. để có thể tao ra năng suất va chất lượng sản phẩm chè đảm bảo chất lượng quốc tế thì cần thực hiện được các giải pháp chủ yếu sau:
- Phối hợp chặt chẽ với viện nghiên cứu chè để tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về giống. tiến hành bình tuyển ngay các giống chè hiện có ở tất cả các khu vực nhất là những giống chè được trồng ở nhữngc vùng có điều kiện tự nhiên gán giống với nước ta như Trung Quốc, Nhật Bản nhằm rút ngắn thời gian tuyển chọn, khảo nghiệm giống, loại bỏ những giống không đảm bảơ chất lượng. Nhưng cũng cần chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng lơại giống để bố trí trông tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Nhân nhanh và rộng các giống có năng suất cao và chất lượng tốt. Trong công tác nhân giống, mặc dù trồng chè bằng cành có chi phí đầu tư cao gấp 4 lần sovới trồng chè bằng hạt nhưng cần đầu tư bằng cành vì tỉ lệ thành công cao hơn, chất lựơng tôt hơn.
- Phân vùng phát triển các bộ giống thích hợp với các vùng tuỳ theo từng giống chè mà có thể quy hoạch ở các vùng có điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên và tập quấn của từng vùng.
- Nâng cao và tăng cường đầu tư trang thiết bị cho viện nghiên cứu chè để có đủ năng lực phục vụ nghiên cứu cho sản xuất nhất là công tác giống. Thành lập các trungn tâm nhân giống chè theo tứng vùng để cung cấp vốn tôt, phù hơp với từng vùng sinh thái, để quản lí tốt giống chè. Hiện nay cả nước mới có 2 đơn vị thực hiện chức năng nhân giống chè là Viện nghiên cứu và trung tâm chè Bảo Lộc.
- Bên cạch đó Tổng công ty cần chỉ đạo các công ty chè thành viên phải đầu tư xây dựng khôi phục và phát triển các vườn ươm giốn \g đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao nhămg cung cấp giống cho việc trồng chè của dân và đơn vị .
Công tác chọn và nhân giống là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nầng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm , tạo đà và thế mới trong công cuộc cạnh tranh của tổng công ty chè Việt Nam trên thị trường chè thế giới.
2.2.2. giải pháp về thâm canh.
Trong thập kỉ 80 và trong những năm đầu thập kỉ 90 , việc mở rộng diện tích trồng chè diễn ra 1 cách ồ ạt , song song đồng thời vừa phải mở rộng diện tích vừa phải lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn còn hạn chế do đó trình độ thâm canh còn thấp , dẫn đến năng suất chè thấp. Vì vậy, đầu tư mạnh cho thâm canh là việc hết sức cần thiết và tập trung chủ yếu vào 1 số vấn đề cơ bản sau:
- đảm bảo đồng đều trên diện tích thâm canh, có thể phá bỏ trồng mới hợăc chuyển sang các loại cay khác có hiệuquả hơn đối với vườn chè già không có khả năng phục hồi , còn đối với diện tích có khả năng phục hồi thì đốn, trông dặm , tập trung chăm sóc , thực hiện đúng quy trình canh tác có kĩ thuật để đảm bảo năng suất trên diện tích thâm canh phải đạt từ 8 – 9 tấn /ha.
- đối với diện tích trồng mới cần đầu tư sử dụng giống có năng suất , chất lượng cao đã qua quá trình tuyển chọn , ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như trồng chè bằng giâm , và các kĩ thuật chăm sóc tiến bộ trên thế giới hiện nay.
- tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho thâm canh bởi vì hiện nay yêu cầu đầu tư cho cây chè thì cao ( từ 10 – 20 triệu đồng/ha) trong khi mới đáp ứng được khoảng 35% khoảng từ 6 -7 triệu đồng/ ha.
- tập trung đầu tư giải quyết nhu cầu về phan bón cho thâm canh.tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh tổng hợp, kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình làm tủ cỏ, tủ chè lá già cỗi vào gốc cây chè để tăng độ mùn cho đất và giữ ẩm cho chè . trình Bộ cho phép thành lập công ty chuyên sản xuất và cung ứng các loại phân hữu cơ vi sinh tổng hợp đặc chủng cho chè .
- đối với các công tác phòng trừ sâu bệnh phải theo phương châm : “ phòng là chính, trừ phải kịp thời nhanh gọn, liên tục , toàn diện, triệt để “. Kết hợp phòng trừ tổng hợp bằng 5 phương pháp nông nghiệp, cơ giới, sinh vật, hoá học và kiểm dịch. Nâng cao tính chống chịu của cây chè bằng việcchọn giống và các biện pháp kĩ thuật canh tác thích hợp. trưcj tiếp tiêu diệt các loại sâu bệnh bằng các biện pháp như cày bừa, làm xốp đất , bón phân cân đối, dung côn trùng, bắt bằng tay , dung các loại thuốc có hiệu quả trừ sâu….Giải quyết tốt vấn đề sâu bệnh và cỏ dại cho chè là góp phần to lớn cho việc tăng năng suất và chất lượng chè nguyên liệu.
2.2.3. Giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu.
Quy hoạch vùng nguyên liệu là giải pháp nhằm đảm bảo số lượng chè búp tươi cho chế biến và chất lượng các loại chè hang hóa. Khi có quy hoạch vùng chè công tác thu mua, đảm bảo sẽ diễn ra nhanh hơn , thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt các cho phí tring gian. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình có thể hình thành 3 loại vùng chè , từ đó có đinh hướng cho việc đầu tư và cả cho hướng thị trường:
- đối với vùng chè có độ cao dưới 500m gồm các huyện ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và 1 số đơn vị khác. thực hiện thâm canh cao, bón phân hữu cơ kết hợp với phòng trù sâu bệnh , áp dụng các biện pháp kĩ thuật mơi, trang bị công cụ hiện đại , áp dụng cac sbiện pháp tưới tiêu , giữ ẩm cho chè , trồng dăm đủ 18.000 cây /ha , trông cây bong mát 100 cây / ha . trông mới kết hợp với các loại cây họ đậu , cây tinh dầu. cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nhằm tăng thui nhập cho người làm chè .
- đối với vùng chè cao trên 500m gồm các huyện thuộc tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên QUang, Yên Bái, Lào Cai. với diện tích chè đã có , cần pahỉ phần loại vườn chè theo mật độ, tuổi trồng kết hợp với điều kiện tự nhiên và năng suất để lựa chọn các vượn chè liền vùng liền khoảng để thâm canh tập trung, bón phân hữu cơ cho chè và trồng xen các loại cây họ đậu để tăng độ mùn cho đất . Tổ chức để dân tự trồng mới bằng giống chè shan thuần chủng và 1 số giống mới .V
- Đối với các vườn chè tập trung hiện có của các huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Tuyên QUang, Yên Bái, Lào Cai với tổng diện tích có 22.950 ha thì tập trung thâm canh cao, đảm bảo mật độ cây chè là 18.000 cây/ ha , trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm Long tỉnh 43, Bát Tiên, Ngọc Thúy... để nâng cao năng suất chè Việt Nam.
2.3.Giải Pháp đầu tư cho công nghiệp chế biến.
2.3.1.Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến.
Chất lượng chè thành phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng trong sản xuất nông nghiệp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất công nghiệp. trong khi đó, công nghệ chế biến chè của Tổng công ty chè còn lạc hậu so với thế giới, vì vậy trong thời gian tới, Tổng công ty phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để khắc phục là :
- Đối với các nhà máy được trang bị cũ, cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa các bộ phận , bổ sung các bộ phận hoặc thay mới để nâng cao chất lượng , nâng cấp nhà xưởng để đảm bảo vệ sinh. Cụ thể: với các nhà máy đang sủ dụng công nghệ của Liên Xo ngày trước phải bổ sung dàn héo tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và giữ được hương thơm của chè, hiện đại hóa bộ phận của má vò, cải tến hộp số, thay đổi động cơ làm giảm tốc độ quay của máy vò, hiện đại hóa các phòng lên men, trang thiết bị lên men liên tục và làm mát chè theo công nghệ của Nhật bản, thay đổi bộ phận phun sương. Hiện đại hóa khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, dùng máy cán nhẹ và găm kiểu Trung Quốc,Ấn Độ, hiện đại hóa lò nhiệt, thay đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng chè. Xây dựng kho để bảo quản chè bán thành phẩm đảm bảo không bị tăng độ ẩm.
- Với các nhà máy xây mới : bố trí đầu tư xây dựng nhà máy gắn với vùng nguyên liệu . việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới không nên chạy theo số lượng mà không phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Nhanh chóng đầu tư một tỷ lệ thích đáng các nhà máy sản xuất chè theo công nghệ CTC nhằm có nhiều loại sản phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng một nhà máy có công nghệ CTC phải mất từ 2 – 3 năm và phải có nguồn vốn đầu tư lớn. vì vậy, việc đầu tư xây dựng 1 nhà máy CTC là chưa có khả năng và hiệu quả kinh tế thấp, vì chưa có vùng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu kĩ thuật. Do đó, trong thời gian trước mắt Tổng công ty cần đưa thiết bị CTC vào thay thế dây chuyền sản xuất chè theo công nghệ OTD ở một trong số các nhà máy chính của mình, để có thể trong thời gian ngắn nhất thu hồi vốn đầu tư và kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
- Tổng công ty sẽ chuyển các dây chuyền OTD từ các nhà máy cũ này sang xây dựng lắp đặt thành các xưởng chế biến có công suất vừa và nhỏ tại các đơn vị khác có nhu cầu sản xuất chế biến phù hợp với thiết bị đó.
2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đây có thể nói là mấu chốt cho các quyết đionhj sau này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Bởi vì, các quan niệm trước đây cho rằng cứ giá rẻ là bán được hàng hóa nhiều nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, khi mà cuộc sống của người dân ngày canngf được nâng cao thì đòi hỏi vủa họ về sản phẩm không những có chất lượng cao mà giá cả phải hợp lý. Do vậy , đòi hỏi Tổng công ty chè Việt nam phait itmf mọi cách nâgn cao chất lượng, hạ giá thành chè thành phẩm.
Chất lượng sản phẩm là 1 trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định có xâm nhập, đứng vững hay phát triển được trên thị trường hay không . Nhu cầu con người ngày càng cao , do đó, chất lượng sản phẩm cũng không ngừng cải thiện. trong sụ phát triển chung của ngành chè Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiên đại hóa, vấn đề chất lượng luôn được coi trọng và ngày một nâgn cao.Trong báo cáo tháng 1 – 2000 của Tổng công ty chè Việt Nam về công tác thị trường cũng chỉ rõ “ Để giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ, thì giải pháp quan trọng nhất là phải giữ vũng và không ngừng nâng cao chất lượng chè thành phẩm”.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Tổng công ty cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- kiên quyết chi đạo hái đúng quy trình, khi mua chè búp tưoi chỉ mua chè chất lượng cao và thống nhất giá mua theo đúng tiêu chuẩn, phẩm cấp . Tạo mức độ chênh lệch lớn giữa giá chè ở các cấp khác nhau . Không mua chè chất lượng thấp.
- xây dựng tiêu chuẩn công nghệ và vệ sinh thực phẩm cho dây chuyền sản xuất chế biến chè đen xuất khẩu. Trên cơ sở này thanh lập ban kiểm tra thanh tra để đánh giá chất lượng các xưởng nhỏ . Nếu không đủ tiêu chuẩn thì kiến nghị với các tỉnh cho ngừng hoạt động.
- áp dụng quy trình đốn hái thích hợp và cơ chế thu mua linh hoạt để lượng chè búp tươi không vượt quá công suất nhà máy chế biến trong nhiều ngày. Tăng số lượng thu mua và vận chuyển chè búp tươi sao cho chè hái đến đâu được vận chuyển kịp thời về nhà máy đến đó.
- Phổ biến và giám sát việc thực hiện các kĩ thuật canh tác của nông dân , bao gồm hệ thống các biện pháp thâm canh chỉ đạo bón phân có cơ cấu thích hợp với từng loại đất, bón theo quy trình...
- Phải coi trọng công tác chất lượng quản lý tại cơ sở. Duy trì và tăng cường công tác kiểm tra sản xuất ở từng khâu trên dây truyền công nghệ , kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm , nhằm phát hiện kịp thời và sử lý những khyuyeets tật của sản phẩm ngay trên dây truyền sản xuất.
- Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thông tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ( ISO 9001 : 2001), về phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn ( HACCP) và quản lý môi trường ( ISO 14001) để bán chè có xuất sứ tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
2.4. giải pháp đầu tư cho thị trường.
2.4.1.giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường.
Đối với Tổng công ty, hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thời gian qua còn chưa được chú ý mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng hàng xuất khẩu tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thì trường khác nhau là bao nhiêu.đồng thời nhằm phát hiện ra thị trường mới. Sản phẩm chè của Tổng công ty đã có mặt trên thị trường quốc tế và những thị trường quen thuộc , có những thị trường mới. Do vậy, cũng cố và tìm kiếm thị trường chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược đầu tư nâng cao năng lục cạnh tranh của Tổng công ty trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.
Với thị trường quen thuocj như Nga, các nước thuộc SNG, các nươc Đông Âu đã nhập khẩu chè từ 40 năm nay, đây là thj trường quen thuộc nên cần cố gắng duy trì phát triển ổn định và tăng thị phần nhập khẩu chè của họ đối với chè của ta . Cần chú ý tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường này để cải tiến chất lượng sản phẩm, kể cả bao bì , nhãn mác.
Thị trường Trung Đông là thị trường không quá xa lạ đối với Tổng công ty.Đó là những khách hàng có tiểm năng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên đây là vùng đất hay xảy ra chiến tranh, vì thế môi trường không ổn định nhưng cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới của chè, nhất là những sản phẩm mới tổng hợp của chè để có thể cạnh tranh với các đồ uống khác thích hợp với tập quán không dùng đồ uống có cồn của người dân theo đạo hồi.
Thị trường châu á như PAKISTAN, SINGAPORE, NHẬT BẢN, ĐÀI LOAN, đây cũng là thị trường lớn, các nước này hàng năm nhập khẩu một lượng không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty , thị hiếu của thị trường này gần giống với thị hiếu của người Việt nam, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi chất lượng cao hơn, chất lượng mẫu mã bao bì phải được chú trọng hơn.
Các thị trường khác như Bắc Mý,Tây Âu đã sử dụng chè của Tổng công ty. Đây là thị trường khó tính những cũng có đầy hứa hẹn , tăng cường công tác tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau để mở rộng thị trường Tây Âu trong thời gian tới là mục tiêu mà dù gặp khó khăn nhưng Tổng công ty chè Việt Nam cố quyết tâm làm được.
Để công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu có hiệu quả, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty cần giải quyết 1 số vấn đề sau:
- cần phải thành lập bộ phận chuyên sử lý các thông tin về thị trường chè, đầu tư đào tạo cán bộ Marketing, chuyên viên thị trường bằng cách tài trợ cho họ đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc...
- Các cuộc hội thảo , hội chợ triển lãm được tổ chức trong nước và quốc tế là những cơ hội tốt cho Tổng công ty trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu chào hàng, bán hàng và kí kết hợp đồng, Tổng công ty cần tranh thủ thu nhập thông tin, tiếp xúc khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình hướng phát triển kinh doanh thích hợp , đặc biệt trong việc lựa chọn thị trường và mặt hàng phù hợp với thị trường đó.
- Thông qua các chi nhanh đại diện ở nước ngoài, Tổng công ty xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn hàng tại thị trường đó. Tổng công ty có thể thành lập thêm nhiều công ty, chi nhánh đại diện khác ở các nước, giúp tổng công ty duy trì sự hiện diện của mình trên thì trường quốc tế, quan hệ thường xuyên với các tổ chức, các doanh nghiệp. Qua đó khuyêch trương hoạt động của mình.
- Công tác tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường là hoạt động quan trọng và không thể thực hiện một cách nửa vời. Nó đòi hỏi Tổng công ty phải nỗ lực và có phương án đầu tư phù hợp thì mới mong đạt kết quả tốt. Nó sẽ giúp cho Tổng công ty xác định đâu là thị trường của mình và có biện páp khai thác hiệu quả thị trường đó.
2.4.2.Giải pháp Marketing.
Để làm tốt công tác thị trường , Tổng công ty cần phải thay đổi quan điểm theo hướng hiện đại. Đặt nghiên cứu nhu cầu lên hàng đầu, nghiên cứu và dự đoán nhu cầu trước rồi mới sản xuất ra sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu đó, trong thời gian tới để có 1 chuêns lược marketing hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp:
Về sản phẩm: do thị hiếu tiêu thụ trên thị trường hiện nay rất đa dạng, vì vậy Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì các mặt hàng đã có, chất lượng cao , mẫu mã đẹp, hương vị đặc trưng và đã tạo được uy tín như chè xanh. Đặc biệt Thái Nguyên, Mộc Châu chè tuyết. Bên cạnh đó nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao , mẫu mã đẹp để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Tổng công ty chè phải mở rộng việc hợp tác với các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm giàu viatamin từ những đặc sản vùng chè , học tập kĩ nghệ ướp hương tụ nhiên để tạo ra những sản phẩm vừa có hương vị độc đáo vừa có chất lượng không thua kém chè ngoại.
Vấn đề bao gói cũng rất quan trọng vì nó là 1 trong những yếu tố cấu thành lên sản phẩm thực tế, nhất là bao bì cho đồ ăn uống hàng ngày phải thật đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tính cân đối và tiện dụng. Về vệ sinh phải đáp ứng được những nhu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng bao bì, độ kín, diệt khuẩn... về tính cân đối, lượng chè đóng gói trong một gói phải được tính toán phù hợp với thói quen tiêu dùng ( chỉ đủ vừa pha 1 ấm hoặc đóng gói to cũng chỉ đủ dùng trong một thời gian ngắn vì chè để lâu dẽ bị bốc mùi , bị mốc. Tính tiện dụng, chè có thể đóng túi lọc để người tiêu dùng không phải đổ bã. Mép túi chè nên có một cách thiết kế để có thể mở dễ dàng mà không cần kéo nhưng vẫn đảm bảo độ kín. Mặt khác phải đảm bảo thẩm mỹ cao để thu hút thị giác người tiêu dùng.
Về phân phối : nên thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài, trước mắt, do chưa đủ điều kiện chỉ cần mở mỗi khu vực có thị trường tiềm năng đặt một đại diện ( như công ty chè Ba Đình hiện nay ở Nga). Cùng với đại diện này có thể mở thêm phòng trà để giới thiệu về chè và phong tục uống chè của người Việt. Dồng thời xây dựng các biển quảng cáo, áp phích tại nơi đông người như nhà ga, trên các đại lộ chính....khi xuất khẩu chè của Tổng công ty mạnh hơn, sẽ tiến hành phân phối trực tiếp cho các nhà buôn chè ở các thị trường đó.
Ở các nước có lượng tiêu thụ nhỏ hơn, nên sử dụng các mạng lưới phân phối có sẵn trên thị trường. Tiến dần đến chỗ áp dụng chiến lược phân phối rộng ( chỉ cốt xuất khẩu được nhiều như hiện nay) tới chỗ áp dụng chiến lược phân phối có chọn lọc : chọn một số nhà nhập khẩu có uy tín, giữ quan hệ tốt để đảm bảo được bạn hàng lâu dài và ổn định.
Về chiến lược xúc tiến yểm trợ: để kéo khách hàng về phía mình, Tổng công ty phải tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền quảng cáo.Nguồn tài chính dành cho quảng cáo của Tổng công ty còn eo hẹp nên vấn đề đặt ra không phải là quảng cáo nhiều mà là quảng cáo có chất lượng, để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng. Quảng cáo cho sản phẩm chè Tổng công ty cần lưu ý:
Chè là đồ uống chủ yếu phục vụ nhu cầu giải khát của người lớn. Người mua là những tầng lớp đã có nhận thức vững vàng vì vậy quảng cáo cần phải nghiêm túc, có thể là trên báo, trong siêu thị, trong các chuuwogn trình truyền hình gia đình....
Thị trường của Tổng công ty phần lớn là các nước Trung cận Đông, các nước châu Á và SNG vốn là những nước có nền văn hóa khá bảo thủ, nhiều phong tục tập quán riêng, nhiều điều kiêng kị. Bởi vậy khi xây dựng nội dung quảng cáo phải rất cẩn thận về hình ảnh, từ ngữ.... vì nhiều khi hàng hóa bị tẩy chay chỉ vì quảng cáo có vi phạm nhỏ về văn hóa.
2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
2.5.1.về tổ chức quản lý.
Với sự biến động của môi trường kinh doanh như hiện nay đòi hỏi Tổng công ty phải có cấp tổ chức gọn nhẹ, có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi để nắm bắt thông tin cũng như xử lý linh hoạt trước các biến động của môi trường.
- Tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình công ty mẹ - con mà Tổng công ty đã xây dựng trong thời gian qua.
- Mở rộng việc đa dạng hóa quyền sở hữu đối với một số công ty thuộc Tổng công ty. Tổ chức các công ty chuyên doanh, kinh doanh các mặt hàng, phân định chức năng của các doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần trong chế biến xuất khẩu chè.
- Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý ngành khác như công ty giám định xuất nhập khẩu ( thuộc Bộ thương mại). trung tâm kiểm tra chất lượng chè tạo ra cơ chế quản lý chặt chẽ và đồng bộ để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra thị trường.
2.5.2. Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực.
Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực, giải pháp trước mắt là:
-Đào tạo chuyên môn về kinh tế, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ trẻ, lấy từ thực tiễn sản xuất và từ các trường học.
-Tổ chức để cán bộ đi học ở các trường nghiệp vụ kỹ thuật,ngoại ngữ, hành chính nhằm nâng cao nghiệp vụ và một đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ đổi mới.
-Bồi dưỡng kiến thức,ngoại ngữ, tin học cho giám đốc các đơn vị và cán bộ nhân viên làm công tác khoa học kỹ thuật và quản lys.
-Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để vừa nắm bắt để nghiên cứu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm làm ăn, gây dựng mối quan hệ thương mại vững chắc.
- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến chè theo chương trình khuyến nông và khuyến công.
- Tạo điều kiện thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngoài ngành tham gia sản xuất bằng những cơ chế thích hợp, thông qua các trung tâm nghiên cứu, đến các tổ chức khuyến nông, các tổ chức bảo vệ thực vật....
Trên đây là một số giải pháp về đầu tư chủ yếu là trong một hệ thống các giải pháp đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và Tổng công ty chè nói riêng. Tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng là những giải pháp cần thiết để Tổng công ty nhanh chóng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xứng đáng là đầu tàu để đưa ngành chè Việt Nam thành ngành xuất khẩu nông sản mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội, Việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi Tổng công ty chè Việt Nam phải tiến hành đồng bộ, nhất quán nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Chính sách mở cửa, đổi mới nền kinh tế, đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho ngành chè Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Trong gần 50 năm trưởng thành, kinh tế chè từ chỗ là nền kinh tế tự cung, tự cấp, chế biến thủ công, nền công nghiệp chế biến chè nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một nhà máy chè chế biến công nghiệp theo công nghệ OTD đầu tiên tại Thanh Ba, Vĩnh Phú ( 1957 ), đến nay ngành Chè Việt Nam đã có 615 doanh nghiệp chế biến với một số dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hoá; và hàng ngàn cơ sở chế biến thủ công rải rác trong cả nước. Sản phẩm chè VN đã có mặt trên khắp các châu lục trên thế giới và được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng. Thành tích đứng thứ 5 thế giới về diện tích và thứ 8 thế giới về sản lượng là một cố gắng không mệt mỏi của tập thể lao đông làm chè, của cán bộ, công nhân viên ngành chè Việt Nam, là sự chuyển biến tích cực trên tất cảc các lĩnh vực : đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; đầu tư cho công nghiệp chế biến; đầu tư cho CSHT vùng chè; đầu tư cho hoạt động marketing; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và chiến lược thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên đứng trước những cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, Ngành chè Việt Nam cũng đã bộc lộ những nhược điểm của một ngành kinh tế - kĩ thuật còn yếu về quản lý, về khoa học công nghệ, về phương pháp đầu tư trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Ngành chè Việt Nam cần đưa ra những giả pháp đầu tư hữư hiệu nhất, tập trung nội lực để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhằm tạo đà cho sự phát triển trong thời gian tới.
Cùng với sự quan tâm của nhà nước, chính phủ và các cấp bộ ngành liên quan, Ngành chè sẽ thực hiện được công cuộc đầu tư phát triển của mình trong một tương lai không xa, kinh tế kỹ thuật chè Việt Nam sẽ hoà nhập nền kinh tế khu vực hoá và toàn cầu hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21686.doc