Công ty TNHH xây dựng Hải Âu cùng với mô hình “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ” đã đạt được những thành công đáng kể. Hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho công ty mà còn mang lại lợi ích lớn cho xã hội cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Nó góp phần tạo công ăn, việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của địa phương nơi sở tại, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.
Ngoài ra, các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu còn góp phần tạo diện mạo mới cho cảnh quan đô thị, tạo nếp sống văn minh trong thương mại, góp phần cải thiện mội trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
Mặc dù đây là một mô hình đầu tư mới, nhiều phức tạp nhưng công tác quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu đã đạt được như thành công đáng kể. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư, xây dựng cũng như hoạt động quản lý và khai thác chợ của công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Vì vậy để cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ thì về phía công ty cần phải thực hiện một số các giải pháp về nhân lực, về tổ chức. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chợ nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung./.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng Hải Âu kết hợp với các Ban ngành liên quan để xây dựng nội quy chợ, các quy ước cần thiết, phổ biến tập chung cho ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh trong chợ.
Phương án tổ chức quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu gồm những điểm chính sau đây:
Phương án tổ chức quản lý
Cũng giống như các dự án đầu tư khác, để thuận lợi cho quá trình quản lý và khai thác, với mỗi một dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đều thành lập một ban quản lý dự án ngay khi có quyết định phê duyệt TKKT-BVTC-TDT, lên phương án, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý phù hợp cho từng dự án.
Chức năng nhiệm vụ ban quản lý chợ
Ban quản lý chợ sẽ điều hành tổ chức việc cho thuê địa điểm và phương tiện kinh doanh phục vụ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.
- Ban quản lý có nhiệm vụ trông nom bảo quản tài sản của chợ, bảo quản hàng hoá cho người kinh doanh và người mua.
- Ban quản lý có nhiệm vụ tổ chức trật tự an toàn trong phạm vi chợ.
- Ban quản lý dự án dự kiến bố trí sắp xếp kinh doanh theo từng nguồn hàng: Sắp xếp các mặt hàng gia dụng, may mặc, điện - điện tử, tạp hoá trong chợ chính; Các mặt hàng rau quả, thực phẩm, lương thực bố trí tại các khu chợ phụ và ngoài trời.
- Tổ chức các hoạt động duy tu, bảo dưỡng công trình.
Ngoài việc cho thuê Kiốt trong và ngoài chợ, ban quản lý chợ còn thu được tiền lệ phí chợ từ khu vực cầu chợ và các khoản phí, lệ phí khác như: Phí dịch vụ trông giữ xe, thu thuế của các hộ kinh doanh trong khu vực chợ để đảm bảo hoạt động của ban quản lý chợ cũng như để nộp vào ngân sách nhà nước.
Phương án khai thác
Trước khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu phải lập ra phương án bố trí sắp xếp các ngành nghề kinh doanh cho phù hợp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ...
Trong phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh công ty phải chỉ ra cụ thể vị trí được phép bán hàng của từng loại mặt hàng cụ thể.
Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, công ty lập ra kế hoạch huy động vốn và phương án giá cho bán và cho thuê các kiốt, điểm kinh doanh, thông báo rộng rãi trên toàn bộ địa bàn nhằm thu hút các hộ thương nhân đến hợp tác, mua, thuê các điểm kinh doanh.
Công ty có kế hoạch bán và cho thuê các điểm kinh doanh như sau:
+ Khi các hộ thương nhân mua các kiốt làm địa điểm kinh doanh thì phần tài sản trên đất (các kiốt) thuộc quyền sở hữu của các hộ thương nhân (vĩnh viễn). Sau 50 năm, khi hết thời gian thuê đất, các hộ thương nhân cũng như công ty có thể tiếp tục gia hạn thuê đất với cơ quan quản lý nhà nước, còn phần tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của thương nhân. Nhà nước chỉ có thể trưng dụng, trưng mua tài sản của các hộ thương nhân khi xảy ra chiến tranh, hoặc sử dụng đất cho mục tiêu an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia nhưng nhà nước phải bồi thường cho các hộ thương nhân.
Mức giá mua bán là do công ty và các hộ thương nhân thoả thuận, và khi công ty đã bán cho các hộ tiểu thương thì việc biến động giá cả trên thị trường không còn ảnh hưởng đến giá mua bán giữa hai bên.
Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan cho các hộ thương nhân, giao cho các hộ thương nhân những giấy tờ như: Giấy biên nhận, phiếu thu, hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT,....
Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu có cam kết với các hộ thương nhân đến hợp tác là sẽ mua lại kiốt, điểm kinh doanh với giá đúng bằng giá bán cho các hộ thương nhân trong vòng từ 1 đến 40 năm, công ty sẽ hoàn trả lại tiền cho các hộ thương nhân trả lại kiốt trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin trả lại kiốt, điểm kinh doanh đó.
Ngoài ra, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu còn hợp tác với Ngân Hàng Đông Á lập lên chương trình tín dụng tiểu thương nhằm hỗ trợ các hộ thương nhân có nhu cầu kinh doanh nhưng chưa có đủ vốn để mua, hoặc các hộ đã mua nhưng thiếu vốn kinh doanh. Cụ thể cho dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ TT.TT Phố Mới như sau:
Theo thể lệ trên của Ngân Hàng Đông Á thì các hộ thương nhân muốn mua kiốt, điêm kinh doanh chỉ cần có 1/3 giá trị của kiốt, điểm kinh doanh là có thể mua được kiốt, điểm kinh doanh đó.
Áp dụng hình thức này các bên đều có lợi và đều đảm bảo được tính chắc chắn, an toàn cho nhà đầu tư:
Về phía Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu: Công ty sẽ thu hồi được 100% giá trị từ việc bán các địa điểm kinh doanh cho các hộ tiểu thương (trong đó 1/3 là do hộ tiểu thương tự trả, 2/3 là do ngân hàng cho các hộ vay để trả công ty). Nhờ đó mà công ty thu hồi được vốn một cách nhanh chóng, tạo nguồn lực tài chính dồi dào để tiếp tục đầu tư các dự án khác.
Về phía ngân hàng thương mại: Ngân Hàng sẽ được thừa hưởng phần lãi suất do khoản tiền cho các hộ tiểu thương vay đem lại. Khi thực hiện mô hình này, hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, vì khi không thu hồi được khoản tiền đã cho các hộ thương nhân vay thì họ có thể tịch thu tài sản là các địa điểm kinh doanh của các chợ, và nếu ngân hàng không bán được địa điểm đó với mức giá cao thì công ty TNHH xây dựng Hải Âu cam kết sẽ mua lại các địa điểm kinh doanh đó với mức giá như ban đầu.
Về phía các hộ tiểu thương: Các hộ tiểu thương được lợi là có được địa điểm kinh doanh như ý muốn mặc dù không có đủ tiền để mua điểm kinh doanh đó, và nếu như các hộ có đủ tiền để mua thì các hộ tiểu thương cũng có thể thế chấp quyền sử dụng địa điểm kinh doanh để vay vốn ngân hàng phục vụ cho việc kinh doanh tại chợ.
Chính nhờ áp dụng chương trình tín dụng tiểu thương này mà công ty có được uy tín đối với khách hàng, các ngân hàng thương mại, giúp cho hoạt động đầu tư của công ty thuận lợi hơn (ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang khủng hoảng)
Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh không thường xuyên:
Đối với các hộ kinh doanh không thường xuyên, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu tổ chức thu vé hàng ngày nhằm đảm bảo, duy trì bộ máy quản lý chợ. Các hộ kinh doanh không thường xuyên như vậy cũng phải ngồi bán hàng theo đúng dãy theo quy định của công ty.
2.6. Dẫn chứng dự án cụ thể: “ Dự án đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị”, P. Trần Nguyên Hãn – TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
2.6.1. Những căn cứ pháp lý
Dự án “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị” được xây dựng dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
1. Căn cứ luật xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ ban hành quy chế đầu tư và xây dựng.
2. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ V/v xây dựng phát triển và quản lý chợ.
3- Căn cứ thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/08/2003 của Bộ thương mai V/v hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ.
4- Thông tư số 07/2003/ TT-BKH ngày 11/9/2003 của bộ kế hoạch và Đầu tư V/v hướng dẫn lập dự án quy hoạch xây dựng phát triển và đầu tư xây dựng chợ.
5- Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước.
6- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ban hành ngày 20/5/1998.
7- Quyết định số 34/ 2002/QĐ-UB ngày 07/3/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang V/v ban hành “Ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2002 - 2010”.
8- Quyết định số 53/1999/QĐ-UB ngày 14/4/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang V/v ban hành “Quy định trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
9- Căn cứ Công văn số 361/CV-CT ngày 18/3/2005 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang V/v đồng ý cho Công ty TNHH xây dựng Hải Âu được đầu tư” Xây dựng quản lý và khai thác chợ Hà Vị” tại phường Trần Nguyên Hãn, thị xã Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang với diện tích chiếm đất là 7.865m2.
Trong đó: 4.416m2 là đất cho thuê quyền sử dụng 47 năm.
3.137m2 đất giao không thu tiền để Công ty đầu tư hạ tầng đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt theo quyết định 1438/QĐ-CT ngày 24/08/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh V/v cho Công ty xây dựng Hải Âu thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quản lý và khai thác chợ Hà Vị.
10- Căn cứ vào chứng chỉ quy hoạch số12/CCQH ngày 07/01/2005 do Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang cấp cho Công ty TNHH xây dựng Hải Âu để đầu tư xây dựng chợ Hà Vị theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang đã được phê duyệt.
11- Một số văn bản liên quan khác.
2.6.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Ngày 14 tháng 1 năm 2003 Chính phủ có Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Trong Nghị định nêu rõ: “Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau, phù hợp với dung lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh lưu thông hàng hoá... Tất cả các chợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt”.
Nguồn vốn xây dựng chợ bao gồm:
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp.
- Nguồn vốn vay tín dụng.
- Nguồn vốn huy động của các thương nhân có nhu cầu KD tại chợ
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.
Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền: "Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thoả thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ..."
Thực hiện đường lối đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI, nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh thần đó, trong những năm tới tỉnh Bắc Giang phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách phát triển mạnh mẽ công nghiệp, thương Mại dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định số 34/2002/QĐ-UB ngày 07/3/2002 về việc ban hành “Ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2002-2010”; quyết định số 53/1999/QĐ-UB ngày 14/4/2002 V/v ban hành “quy định trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” cùng nhiều văn bản khác đã và đang tạo điều kiện thuận tiện để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Hệ thống chợ cũng như mạng lưới dịch vụ Thương Mại của thành phố Bắc Giang (Thị xã Bắc Giang trước đây) trong những năm qua đã được phát triển mở rộng rất rõ rệt. Ngoài chợ Thương là trung tâm Thương mại dịch vụ lớn nhất, các chợ khu vực như chợ Kế, chợ Thiết Bị, (Tức chợ Hà Vị), chợ Phân Đạm, chợ Tiền Môn, chợ Đa Mai, chợ Song Mai... cũng ngày càng đông đúc hơn - tăng khối lượng hàng hoá giao lưu các loại, tăng mật độ người mua bán. Ngoài hệ thống chợ, các điểm, cơ sở dịch vụ thương mại cũng ngày càng phát triển mở rộng cả về số lượng, chủng loại, mô hình, thể loại... trải rộng khắp các phường, xã.
Chợ Hà Vị, mà trước đây vẫn gọi là chợ Thiết Bị thuộc phường Ngô Quyền, nay thuộc phường Trần Nguyên Hãn được hình thành cuối những năm 1970. Chợ đã được xây dựng một số gian hàng nhà cấp 4, với các trụ cột gạch, kèo tre, gỗ, lợp ngói máy xen lẫn Prô xi măng, thấp, chật hẹp, lụp xụp.
Mặc dù chợ Hà Vị cũng đã được tu bổ nhưng hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nặng, kém mỹ quan.
Do vậy cần phải được cấp bách đầu tư kinh phí để xây dựng lại với quy mô kiên cố bảo đảm đáp ứng cho nhu cầu giao lưu hàng hoá với dung lượng lớn hơn, để bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, mỹ quan đô thị và văn minh thương mại của một thành phố.
Dưới đây là một số hình ảnh của chợ Hà Vị (Chợ Thiết Bị cũ) trước và sau khi xây dựng. Qua đây chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới chợ Hà Vị và thấy được những gì chủ đầu tư đã thực hiện được.
Chợ Hà Vị trước khi xây dựng
Chợ Hà Vị sau khi xây dựng
2.6.3. Hoạt động đầu tư xây dựng chợ Hà Vị
a. Địa điểm xây dựng
Tại vị trí khu đất chợ Hà Vị cũ thuộc tờ bản đồ số 9, 11 và 15 thuộc quy hoạch chi tiết đương Trần Nguyên Hãn, phường Trần Nguyên Hãn, thị xã Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông và Bắc giáp trường Đào tạo nghề Cơ điện Bắc Giang (Trường công nhân kỹ thuật II cũ của Tổng cục hoá chất).
- Phía Tây giáp khu nhà tầng chung cư.
- Phía Nam giáp trụ sở Công an phường Trần Nguyên Hãn và khu dân cư giáp đường Nguyễn Khắc Nhu.
Đường Trần Nguyên Hãn đi qua giữa khu chợ, phân chia chợ thành hai khu:
- Khu A (Tiếp giáp với trường cơ điện, trụ sở công an phường ...).
- Khu B (Tiếp giáp với khu nhà tầng chung cư).
b. Các hạng mục xây dựng
Xuất phát từ đáp ứng nhu cầu hoạt động của chợ Hà Vị hiện nay cũng như dự đoán cho những năm tiếp theo trong tương lai. Chợ Hà Vị gồm nhiều ngành hàng: Hàng nông sản thực phẩm tươi sống, hoa quả, thực phẩm khô... được bố trí cho các sạp hàng, quầy hàng.... tại tầng 1 để thuận tiện cho người tiêu dùng và vệ sinh đảm bảo môi trường. Tầng 2 và tầng 3 chủ yếu bố trí hàng ăn uống giải khát, hàng thủ công mỹ nghệ. Việc bố trí cụ thể, chi tiết sẽ còn tuỳ thuộc vào sự đăng ký của các hộ kinh doanh.
Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đã xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án chợ Hà Vị như sau:
Khu A: Là trung tâm hoạt động kinh doanh buôn bán của chợ Hà Vị bao gồm các hạng mục sau:
- Nhà chợ chính 2 tầng: Nằm trên mặt bằng vị trí các cầu chợ tạm cũ, là hạng mục kiến trúc của khu chợ bao gồm những nội dung hoạt động chính với tính chất kinh doanh thường xuyên của chợ. Giải pháp mặt bằng hình chữ nhật, bao gồm hai dẫy kiốt quay lưng vào nhau. Mặt chính nhìn ra đường Trần Nguyên Hãn, còn lại một mặt nhìn vào trung tâm chợ với quy mô 2 tầng: Diện tích xây dựng chiếm đất là = 591 m2, tổng diện tích sàn 1 + 2 = 1.552 m2, tổng diện tích mái tầng:
Trong đó:
Diện tích chiếm đất: 591 m2
Diện tích sàn 2 tầng: 1552 m2
- Nhà kiốt 2 tầng: Giải pháp mặt bằng hình chữ L hai cánh đều nhìn ra trung tâm chợ. Diện tích xây dựng chiếm đất là: 533 m2. Trong đó diện tích sàn 1 + 2 là 1.298 m2.
Diện tích chiếm đất: 533 m2.
Diện tích 2sàn tầng 1 + 2: 1298 m2.
- Nhà quản lý và dịch vụ 4 tầng: Giải pháp mặt bằng hình chữ L, một cánh nhà dài 27.7m kề sát ngã 5 đường Trần nguyên Hãn, mặt chính hướng Tây nhìn ra đường Trần Nguyên Hãn Một cánh nhà dài 19.75m hướng nhìn ra đầu nhà chợ chính với diện tích xây dựng là: 356 m2, Tổng diện tích sàn là: 2.224m2
Trong đó:
Diện tích chiếm đất: 356 m2
Diện tích sàn tầng 1: 452 m2
Diện tích sàn tầng 2: 446 m2
Diện tích sàn tầng 3: 442 m2
- Nhà cầu chợ: Được chia làm 2 khu, một khu bố trí để phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống: Rau, đậu, cá, thịt và một phần bố trí làm khu vệ sinh công cộng có diện tích chiếm đất là: 402 m2 bao gồm diện tích đất sử dụng xây nhà vệ sinh công cộng là 44 m2 và diện tích đất xây nhà cầu chợ là 358 m2; khu còn lại tận dụng khoảng không đường nội bộ có kinh doanh làm nhà cầu chợ để bố trí cho những thương nhân không đăng ký điểm kinh doanh thường xuyên có diện tích chiếm đất là: 759 m2, nằm xen giữa nhà chợ chính và dẫy nhà kiốt. Tổng diện tích là: 1.117 m2.
- Đường nội bộ có kinh doanh: Được được bố trí làm 3 cổng thoát hiểm gắn các hạng mục công trình với nhau có diện tích chiếm đất là: 398 m2.
- Đường nội bộ không kinh doanh và vỉa hè thuộc khu A có diện tích chiếm đất là 713m2.
Khu B: Vỉa hè, khuôn viên cây xanh, nhà dịch vụ và bãi để xe sử dụng làm khu vực hoạt động phục vụ khu chợ chính: gồm các chức năng khu vực để xe, nhà bảo vệ, vườn hoa cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Khu vực để xe: Được phân làm 2 khu nhà để xe có mái che và bãi đỗ xe tĩnh theo quy hoạch.
+ Nhà để xe có mái che nằm trên diện tích để làm nhà chợ tạm: Vị trí tại trước nhà A1 và A2 khu nhà chung cư Phân đạm và hoá chất có chiều dài 72 m2, chiều rộng 15m diện tích chiếm đất là 1.094m2.
+ Bãi đỗ xe tĩnh: Vị trí trước khuôn viên cây xanh chiều dài 72m, chiều rộng 7m diện tích chiếm đất 504 m2.
- Khuôn viên cây xanh: Vị trí trước nhà A3, A4 khu chung cư Phân đạm và hoá chất Hà Bắc, phía đông nhìn ra đường Trần Nguyên Hãn, phía tây giáp đường nội bộ không kinh doanh, chiều dài 51.8m, chiều rộng 9m có diện tích là: 466m2.
- Tường rào khuôn viên cây xanh: Bao gồm tường rào ngăn khu nhà A3, A4 và ngăn vỉa hè đường Nguyễn Khắc Nhu trước khu nhà A3 với tổng chiều dài: 93m.
- Nhà bảo vệ và dịch vụ: Bố trí ở hai đầu khu khuôn viên cây xanh bao gồm: 2 nhà dịch vụ 9m x 9m và 1 nhà dịch vụ tận dụng bể chứa nước ăn cấp cho dẫy nhà trung cư của Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc làm bể dự trữ nước phụ vụ PCCN cho chợ có chiều dài 15m, chiều rộng 9m. Tổng diện tích chiếm đất cả 3 nhà dịch vụ là 297m2.
- Vỉa hè: Của khu B có diện tích chiếm đất là: 1.617 m2.
- Đường nội bộ không kinh doanh thuộc khu B: Có diện tích chiếm đất là: 1.208 m2.
- Dải phân cách trước khuôn viên cây xanh: Với tổng chiều dài 72m; rộng 1,5m diện tích 108 m2.
- Hệ thống đường ống nước cứu hoả: Bao gồm Bể nước dự trữ, nhà lắp thiết bị và hệ thống đường ống nước cứu hoả được nối từ nhà đặt thiết bị cứu hoả đến các hạng mục công trình. Mỗi hạng mục công trình được đầu tư trang bị: Máy bơm áp lực, ống mềm chuyên dùng, họng chờ nước cứu hoả, thích ứng cho PCCC theo hướng dẫn của cơ quan phòng chát chữa cháy.
- Thiết bị PCCC chuyên dùng: Trong mỗi hạng mục công trình ở từng tầng trang bị đầy đủ số lượng chủng loại như: Bình bọt, bình khí CO2... đảm bảo PCCC kịp thời và hiêu quả.
- Hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài: Được thiết kế theo các quy định trong các tiêu chuẩn cấp thoát nước hiện hành.
- Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước bẩn và nước mưa của từng hạng mục công trình gắn với hệ thống rãnh nước ngầm theo đường nội bộ đấu với tuyến ống thoát nước chính ¯800 của đường Trần Nguyên Hãn đã có. Đến mỗi hạng mục công trình có T chờ vào từng kiốt (trung bình 2 kiốt có một T chờ).
- Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước của các hạng mục công trình được đấu nối với đường cung cấp nước sạch chạy trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn đã có.
3. Đánh giá hiệu quả các dự án “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ” của Công ty TNHH xây dựng Hải Âu.
Các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu khi được đưa vào khai thác sử dụng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho địa phương xây dựng dự án. Một mô hình chợ tương đối hiện đại, đảm bảo cảnh quan đô thi, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đảm bảo văn minh trong thương mại.
Khi dự án được đưa vào khai thác, sử dụng sẽ giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động, tạo ra hàng nghìn điểm kinh doanh cho dân cư trong vùng cũng như các vùng lân cận đến giao lưu, mua bán hàng hoá. Việc đầu tư, xây dựng chợ của Hải Âu sẽ làm giảm thiểu hiện thượng chợ cóc, chợ tự phát trên vỉa hè, lòng đường, góp phần quan trọng cho việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an sinh xã hội.
Mỗi một hộ kinh doanh tại các dự án chợ của công ty phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho công ty cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
* Đối với công ty: Các hộ kinh doanh phải nộp những khoản sau:
Tiền mua (thuê) kiốt, quầy hàng làm điểm kinh doanh;
Tiền trông giữ hàng hoá, dụng cụ bán hàng ban đêm;
Tiền bảo vệ an ninh trật tự;
Tiền dọn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
Phí vào chợ đối với các hộ kinh doanh không thường xuyên...
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Các hộ kinh doanh phải nộp:
Tiền điện, tiền nước (Công ty đứng ra thu hộ, nộp hộ)
Các khoản thuế theo quy định như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài...
Chính vì vậy mà các dự án đầu tư, xây dựng , quản lý và khai thác chợ cùa công ty TNHH xây dựng Hải Âu khi được đưa vào khai thác, sử dụng ổn định sẽ tạo nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho công ty. Mỗi năm doanh thu của công ty từ lĩnh vực quản lý và khai thác chợ lên tới hàng tỷ đồng, đảm bảo chi trả lương cho gần 100 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công ty, và đồng thời cũng tạo ra những nguồn lợi nhuận không nhỏ cho công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty ngày một lớn mạnh.
Khi chợ hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng thì đây là một trong những nguồn thu không nhỏ cho chính quyền địa phương sở tại, giúp địa phương tăng trưởng một cách nhanh chóng. Mỗi năm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, mỗi một dự án chợ được xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác ổn định sẽ là động lực thúc đầy kinh tế địa phương ngày một phát triển, và đồng thời cũng thêm phần khẳng định sự cần thiết được khuyến khích, nhân rộng mô hình đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ trên phạm vi cả nước.
Chương 3: Đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng, QL&KT chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1. Những thành công trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Trong ba năm(2005-2008) thành tích nổi bật của Công ty là triển khai các dự án “Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ” tại các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Đây là mô hình mới nhất trong cả nước cho doanh nghiệp thuê đất trong cả nước, thực hiện theo phương thức nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất, theo đó doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, xây dựng quản lý và khai thác không chuyển giao. Mô hình này rất phù hợp với luật xây dựng và Nghị định số 02/2003/NĐ - CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về “Quản lý và khai thác chợ” góp phần xã hội hoá công tác phát triển chợ. Công ty đã và đang triển khai tổng số 15 dự án, trong đó 10 dự án chợ, 5 dự án khác, dự kiến tổng vốn đầu tư trên 1000 tỷ VNĐ.
Trong những năm qua, hoạt động đầu từ của Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đạt hiệu quả tương đối cao cả về mặt chất lượng và số lượng:
- Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đã đầu tư thiết lập được các hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho thi công cũng như hệ thống máy móc phục vụ cho công tác quản lý hiện đại, hoạt động hiệu quả.
- Chính từ việc đầu tư vào các TSCĐ một cách tích cực như vậy mà tiến độ thực hiện các dự án của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm (2005 - 2008), công ty đã tiến hành thực hiện đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, khai thác 5 dự án đầu tư xây dựng quản lý và khai thác chợ. Các dự án chợ được xây dựng một cách khang trang, kiên cố, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước đã đề ra về kiến trúc, quy hoạch, vệ sinh môi trường, PCCC, an toàn thực phẩm…
Chợ Hà Vị, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Chợ Trung tâm thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Chợ Ngụ, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 dự án trên là 400 tỷ VNĐ. Góp phần đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo diện mạo mới cho thương mại địa phương.
Đối với mỗi một dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu lập ra một ban quản lý dự án trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án và chịu trách nhiệm báo cáo tình hình lên công ty. Trực thuộc ban quản lý bao gồm có các đội thi công xây dựng, đội thi công cơ giới, đội thi công Nhôm, sắt, mộc dân dụng, đội bảo vệ ANTT-ATLĐ, đội quản lý vật tư.....
Chỉ trong vòng 3 năm mà công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đã xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 5 dự án chợ, điều đó cho thấy được tiến độ thi công xây dựng công trình của công ty là tương đối nhanh. Tuy mỗi dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty thường có tổng mức vốn đầu tư tương đối lớn, dự án thấp nhất cũng trên 20 tỷ VNĐ, có những dự án tổng mức đầu tư lên trên 100tỷ VNĐ nhưng trong 5 dự án chợ công ty đã thực hiện thì không có một dự án nào thi công hoàn thành và đưa vào khai thác ổn định quá 6 tháng. Đây là một trong những điểm mạnh của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung và lĩnh vực xây dựng chợ nói riêng. Sở dĩ công ty có được điểm mạnh như vậy là nhờ công ty có đội ngũ quản lý xây dựng rất giàu kinh nghiệm, gắn bó với công ty và bản thân lãnh đạo công ty cũng là những người rất am hiểu về kỹ thuật thi công xây dựng.
Công ty đã đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác thành công dự án chợ đầu tay là: “Dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị”, Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Từ đó, kinh nghiệm xây dựng chợ của công ty đã được nâng lên một cách đáng kể, tiến độ thi công xây dựng của các dự án chợ đều tương đối nhanh.
Ngoài những cán bộ quản lý kỹ thuật, giám sát thi công gắn bó mật thiết với công ty, công ty còn huy động lực lượng lao động tại địa phương với số lượng tương đối lớn để sử dụng vào các công việc phù hợp, chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ trong công ty.
Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu luôn mong muốn hợp tác, bắt tay với bạn bè là doanh nghiệp trong và ngoài nước với phương trâm “ Hợp tác tinh thần tôn trọng, bình đẳng và mang lại giá trị tối đa về lợi nhuận”.
Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng chợ của công ty tương đối ổn định, được hình thành từ một phần vốn vay các tổ chức tín dụng, một phần là vốn tự có của doanh nghiệp, một phần là nguồn vốn huy động của các hộ thương nhân đang kinh doanh ở chợ cũ và có nhu cầu kinh doanh tại chợ mới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đến hợp tác cung ứng vật tư, vật liệu cho công ty rất hài lòng, yên tâm, nhiệt tình trong hợp tác. Đó cũng là một yếu tố hết sức quan trọng cho việc đầy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu.
2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại & nguyên nhân
2.1. Hạn chế về công tác chuẩn bị đầu tư
Hoạt động chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của Công ty TNHH xây dựng Hải Âu hiện nay vẫn còn những hạn chế về mặt tiến độ, về mặt chất lượng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có những dự án Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cách đây hàng năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện đầu tư được. Thời gian của giai đoạn chuẩn bị đầu tư kéo dài như vậy có thể làm mất đi những cơ hội đầu tư mà chủ đầu tư đã lựa chọn.
*Nguyên nhân:
Có thể nói nguyên nhân hàng đầu cho những khó khăn trên của công ty là do thủ tục hành chính cũng như cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn chưa thực sự thông thoáng, chưa thực sự trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư.
Những khó khăn về các thủ tục hành chính nhà nước là vấn đề bức xúc hàng đầu của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung. Mặc dù việc cải cách bộ máy hành chính đã đạt một số kết quả, song đến nay thủ tục hành chính vẫn là những trở ngại, là lực cản đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, làm phiền toái, thậm chí nhiều khi gây khó chịu, bức xúc với doanh nghiệp và người dân. Nhiều doanh nghiệp phản ánh: Thủ tục hành chính, bồi thường GPMB, chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập đang làm giảm khả năng hấp thụ vốn đầu tư. Có nhà đầu tư phàn nàn rằng "thủ tục đầu tư rườm rà, phức tạp, không thống nhất giữa các địa phương". Cùng một quy trình lập hồ sơ xin thuê đất, ở huyện này thì bắt phải xuống gặp thôn, huyện kia lại gặp xã, nơi thì giao cho Phòng Công thương, nơi thì giao cho Phòng Tài nguyên môi trường... khiến nhà đầu tư đi lại mất rất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, con dấu, mã số thuế vẫn chưa thể hoạt động được do còn nhiều thủ tục khác phải làm; tương tự, nhiều nhà đầu tư mặc dù được cấp chứng nhận đầu tư nhưng cũng chưa thể triển khai dự án được khiến gần đây số dự án xin gia hạn tại UBND tỉnh ngày càng tăng.
Trong các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương (Hai tỉnh công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đã thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ) bỏ kinh phí bồi thường GPMB, giao mặt bằng sạch, mời gọi nhà đầu tư. Tại Bắc Ninh, đối với mỗi một dự án đầu tư, xây dựng chợ loại 3, ngoài việc GPMB, giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ 500 triệu đồng.
Còn tại tỉnh Hải Dương, đối với việc phát triển hệ thống chợ, đặc biệt là chợ loại 3 còn gặp nhiều khó khăn, đa số là chợ tạm, cơ sở vật chất nghèo nàn, cần được cải tạo, nâng cấp. Trước thực trạng trên, ngày 11/12/2008 UBND tỉnh đã có Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo Quy định này các đối tượng được hưởng ưu đãi, khuyến khích đầu tư là UBND xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, trực tiếp đầu tư hoặc tham gia góp vốn đầu tư, xây dựng kinh doanh khai thác chợ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phạm vi điều chỉnh của Quy định bao gồm: Đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp các chợ đang hoạt động (kể cả chợ hoa cây cảnh và chợ hàng thủ công mỹ nghệ) theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ. Tỉnh sẽ hỗ trợ 40% tổng số kinh phí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ bao gồm: Tôn san nền, xây tường rào, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước. Đối với các dự án đầu tư, kinh doanh và khai thác chợ theo hình thức BOT (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) ngoài các ưu đãi được hưởng theo các quy định trên đây còn được miễn thuế, giảm thuế giá trị gia tăng theo các quy định hiện hành.
Trong khi các tỉnh lân cận thực hiện các chính sách ưu đãi cho việc đầu tư phát triển mạng lưới chợ như vậy thì tỉnh Bắc Giang không những không có được các cơ chế, chính sách ưu đãi như vậy mà ngay cả những việc như đền bù GPMB, tái định cư để lấy mặt bằng xây dựng chợ cũng rất mất thời gian và không dứt khoát. Gây khó khăn và làm nản lòng đối với các nhà đầu tư nói chung và bản thân công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu cũng cảm thấy rất bức xúc với các thủ tục hành chính của tỉnh. Chính vì vậy mà một số các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có chấp thuận đầu tư cách đây hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng được mặt bằng để thi công. Ví dụ như dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Song Mai, TP Bắc Giang ; Dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Cốc, xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang.
Để khắc phục tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng cần có những nỗ lực lớn hơn và biện pháp mạnh trong cải cách thủ tục hành chính, đó là: sớm ban hành, thực hiện cơ chế một cửa liên thông về đầu tư nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính và nhà đầu tư, không để nhà đầu tư phải đến gặp từ thôn lên xã để lo thủ tục. Cần sớm tổ chức thí điểm việc đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với dịch vụ công ở một số sở, ngành cấp tỉnh như cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh, khám chữa bệnh, thu thuế, công chứng..., từ đó giúp các sở, ngành nhìn lại mình, vươn lên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân; tiến tới lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Hàng quý hoặc khi cần sẽ tổ chức đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Sử dụng cổng thông tin điện tử của tỉnh và một số sở để công khai các thủ tục hành chính, chia sẻ thông tin và giao lưu, phản hồi với doanh nghiệp và người dân, phấn đấu doanh nghiệp và người dân chỉ cần vào website của các cơ quan chức năng là có thể khai thác đầy đủ các thông tin cần thiết. Tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; lề lối, phong cách làm việc; tính chuyên nghiệp; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin từ lãnh đạo đến đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi lẽ không áp dụng công nghệ thông tin thì không thể cải cách hành chính hiệu quả. Mặt khác cần chú trọng nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
Không ai phủ nhận cơ chế hành chính nhà nước "một cửa" ra đời đã góp phần đáng kể trong việc rút ngắn thời gian, công đoạn; tiết kiệm được tiền của, tránh gây phiền hà trong giải quyết công việc cho người dân. Tuy nhiên, cơ chế "một cửa" cũng đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần tìm biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Bộ phận "một cửa" chỉ cử cán bộ tiếp nhận. Còn giải quyết như thế nào, đảm bảo đúng thời gian theo quy định hay không tùy thuộc rất nhiều vào các phòng, ban trực tiếp giải quyết. Đôi lúc, cán bộ trực tiếp giải quyết lại "đổ thừa" cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ thiếu am hiểu nên không giải thích đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cho doanh nghiệp rõ. Vì vậy, nhiều vụ doanh nghiệp phải đi tới lui bổ túc hồ sơ và thời gian giải quyết bị kéo dài hơn quy định. Nhưng cũng có một số trường hợp, chính cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ rõ, do cán bộ giải quyết cố tình làm khó!
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa cho đến nay trên địa bàn các tỉnh mà công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu thực hiện đầu tư xây dựng chợ vẫn chưa đạt được hiệu quả như nhà nước mong đợi. Cơ chế một cửa không những không giảm thiểu được các bước, các thủ tục hành chính cho người dân cũng như doanh nghiệp mà còn gây ra những mặt tiêu cực, nhũng nhiễu của ngay bản thân những cán bộ tiếp nhận hồ sơ ở phòng một cửa. Mặt khác, bản thân những cán bộ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp cũng như của nhân dân cũng không thể hiểu hết tất cả các lĩnh vực được. Chính vì vậy mà gây ra những sự chậm trễ, thiếu sót, hoặc nhầm lẫn trong khâu tiếp nhận và trao trả hồ sơ, tạo ra những bức xúc, làm nản lòng các nhà đầu tư.
2.2. Công tác quản lý và khai thác chưa đạt hiệu quả cao
Có thể nói trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hiện nay Công ty TNHH xây dựng Hải Âu là một trong những đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ. Công ty đã đưa được 5 dự án chợ đi vào khai thác, hoạt động ổn định, chính vì vậy công ty cũng đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và khai thác chợ.
Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác chợ nói chung là hết sức phức tạp. Đối với công ty TNHH xây dựng Hải Âu thì công tác quản lý và khai thác chợ còn trở nên phức tạp hơn rất nhiều lần vì số lượng chợ công ty đang quản lý là tương đối nhiều, và khoảng cách địa lý giữa các chợ này là tương đối xa (có những dự án chợ cách nhau hàng trăm km).
Do đó, công tác quản lý và khai thác chợ của công ty còn rất nhiều hạn chế, thất thoát, chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
*Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của việc quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu chưa đạt kết quả cao là do công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về mặt nhân lực.
Tuy công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu có đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng cao, gắn bó, tâm huyết với công ty. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công ty như những năm gần đây thì với lực lượng lao động như hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu của công ty. Các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty đã và đang đầu tư nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Mặt khác, trong mỗi một dự án đầu tư công ty đều thành lập một ban quản lý dự án riêng. Chính vì vậy số lượng lao động chất lượng cao cần thiết cho từng dự án và cho toàn bộ công ty là tương đối lớn.
Hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu là hình thức tương đối mới, tương đối phức tạp, mang tính đặc thù cao. Để điều hành, quản lý được dự án như vậy đòi hỏi phải có những cán bộ có kinh nghiệm và năng lực thực sự. Những nhân viên mới đến xin việc tại công ty dù có năng lực chuyên môn nhưng cũng không thể thích ứng ngay được với công việc của công ty, công ty lại phải bỏ thời gian, chi phí ra để hướng dẫn, đào tạo những nhân viên mới đó.
Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu sau khi đầu tư xây dựng xong sẽ thành lập một ban quản lý chợ theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Bởi vậy, công ty cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, năng lực. Nhưng để làm việc được trong một môi trường như vậy không phải là một chuyện đơn giản. Quản lý, khai thác chợ không giống như quản lý, khai thác các dự án khác, nó mang tính đặc thù. Để quản lý và khai thác chợ, các cán bộ quản lý phải tiếp xúc cùng một lúc với tất cả các thành phần trong xã hội, từ các hộ buôn bán tại chợ, những người dân xung quanh chợ, các thành phần tử xấu trong xã hội, đồng thời còn phải chịu sự quản lý vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, để tìm được những cán bộ quản lý có được đầy đủ các yếu tố và giải quyết được các công việc như vậy thực sự là một vấn đề nan giải, đây đang là vấn đề nhức nhối của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu nói riêng cũng như các doanh nghiệp trong toàn quốc nói chung.
2.3. Nhức nhối với Chợ tự phát
Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng chợ, giảm dần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là mục tiêu quan trọng mà quy hoạch hạ tầng thương mại của Bình Dương hướng đến. Nhưng với tình hình như hiện nay, chợ tự phát tràn lan, doanh nghiệp đầu tư chợ nản lòng thì mục tiêu này khó thực hiện... Chính sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vốn xây dựng chợ đã góp phần không nhỏ trong việc kích hoạt và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân. Thế nhưng theo khảo sát của Sở Thương mại - Du lịch Bắc Giang vừa qua một số chợ chưa khai thác hết công suất và gặp khó khăn do chợ tự phát không giải tỏa được, làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như ảnh hưởng trật tự giao thông, vệ sinh môi trường, làm khó cho công tác quản lý trật tự đô thị, ảnh hưởng cảnh quan và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Còn về phía các doanh nghiệp đầu tư chợ hiện nay, phần lớn các chủ doanh nghiệp đầu tư mới chỉ ở giai đoạn đầu. Nhưng tình hình chợ tự phát như hiện nay làm cho người ta “ngán” mà không dám triển khai giai đoạn kế tiếp. Theo tiếng gọi xã hội hóa đầu tư chợ, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch đàng hoàng và mong muốn các ngành chức năng giải tỏa các điểm chợ tự phát vì nó là trở ngại lớn. Đối với tiểu thương tinh thần họ luôn lo sợ cuộc sống không ổn định vì bán hàng không được, nên lúc thì bán ở chợ quy hoạch, lúc chạy vào chợ tự phát... Đối với doanh nghiệp thì mất niềm tin trong quá trình đầu tư xây dựng phát triển chợ...
Đây là những bức xúc không chỉ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu mà còn là bức xúc của tất cả các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng chợ. Có thể nói, để thúc đẩy việc xã hội hoá đầu tư chợ thì các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cơ quan nhà nước phải là những người đỡ đầu giúp các doanh nghiệp dẹp các chợ cóc, chợ tự phát vào trong chợ đã xây dựng theo đúng quy hoạch. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước không làm mạnh tay vấn đề này thì có thể khẳng định một điều là không có một doanh nghiệp nào đầu tư, xây dựng chợ có thể thành công được, và tiến trình xã hội hoá đầu tư chợ cũng không thể hoàn thành.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ, mà đầu tay là dự án: “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị”, Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang và đã hoàn thành đưa vào quản lý, khai thác. Tuy nhiên để dồn các hộ kinh doanh vào kinh doanh trong chợ cho đến tận thời điểm này vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối của công ty.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ngoài công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu thực hiện đầu tư xây dựng chợ còn có Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn cũng thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ, và chợ đầu tiên công ty Lam Sơn thực hiện đầu tư là chợ Tiền Môn , thuộc thành phố Bắc Giang.
Không tránh khỏi tình trạng như công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu cũng như với tất cả các doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư xây dựng chợ trong cả nước, vấn đề chợ tự phát đang là vấn đề bức xúc và cần có được sự can thiệp, giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ nhiều năm nay, chợ cóc Tiền Môn (phường Lê Lợi thành phố Bắc Giang) luôn là điểm phức tạp về tình hình an ninh trật tự và ATGT. Để khắc phục tình trạng trên, thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng chợ Tiền Môn. Tuy nhiên chung quanh việc giải toả chợ "cóc" Tiền Môn vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Đường Thánh Thiên khi vắng lực lượng trật tự đô thị.
Năm 2007, Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn trúng thầu làm chủ đầu tư xây dựng chợ Tiền Môn với tổng kinh phí 20 tỷ đồng. Chợ được xây dựng trên diện tích 3.248 m2, gồm một nhà chợ chính 3 tầng, 7 dãy nhà cầu chợ có mái che với 150 điểm kinh doanh ngoài trời và 79 ki ốt kinh doanh trong nhà. Theo thiết kế, chợ có hệ thống điện nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy; các kiốt trên tầng có nhà vệ sinh khép kín… Sau hơn một năm xây dựng, ngày 10-12-2008 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến nay chợ đã có hơn 140 hộ đăng ký (trong đó 11 hộ ký hợp đồng thuê kiốt), hiện 109 hộ đã vào kinh doanh, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT trên các tuyến đường Thánh Thiên, Tiền Giang giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa chuyển vào chợ, hoặc đã vào chợ song lại chuyển ra tái chiếm lòng đường, vỉa hè. Khi bị lực lượng quản lý đô thị phường Lê Lợi giải toả liền chuyển sang các tuyến đường trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, hoặc dạt vào các ngõ nhỏ tiếp tục bán hàng, gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị.
Khi còn tình trạng chợ tự phát, họp ngoài vỉa hè, lòng đường thì vấn đề an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đó là về phía lợi ích xã hội, còn về phía các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ như công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu thì việc tồn tại các loại chợ tự phát sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, khai thác chợ, công ty sẽ không thể thuyết phục được các thương nhân vào kinh doanh ở trong chợ trong khi vẫn còn hiện tượng bán hàng hoá ở ngoài vỉa hè, lòng đường. Do đó, sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này đang được công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ mong ngóng từng ngày.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu.
3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cũng như số lượng lao động cho sự phát triển của công ty, công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu cần đưa ra các giải pháp đào tào, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà công ty có thể áp dụng:
a. Các giải pháp nhằm ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có:
- Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp
- Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong của doanh nghiệp với phương pháp trả lương mới nhất mà các doanh nghiệp quốc gia khác đang áp dụng.
- Cải thiện môi trường làm việc.
- Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.
- Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.
- Tiến hành tin học hóa các quy trình làm việc, áp dụng các phần mềm hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc.
b. Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo môi truờng và các điều kiện làm việc tốt nhất cho nguồn nhân lực.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp
- Tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện với một nét văn hoá riêng biệt của doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển các các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên tạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân.
- Tiến hành phân tích tình trạng nguồn nhân lực thường xuyên để đánh giá và cơ cấu lại sơ đồ tổ chức - hoạt động trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động hiệu quả nhất.
- Luôn nâng cao cơ cấu tổ chức và hoạt động, tạo tính năng động trong sự phát triển của doanh nghiệp nhằm tạo sự hứng khởi trong công việc của từng nhân viên, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.
c. Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài từ các nơi về làm việc tại doanh nghiệp:
- Tạo môi trường làm việc năng động, các chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có các chính sách ưu đãi cổ phiếu cho các nhân viên trong hệ thống của công ty.
- Phối hợp cùng các công ty tuyển dụng, các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Đặt biệt có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
- Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài.
d. Các giải pháp về vấn đề đào tạo:
- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
- Quy hoạch các nguồn lãnh đạo kế cận trong tương lai để có chiến lược đào tạo hợp lý để bổ sung vào hàng ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp trong tương lai.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, cũng như phương thức làm việc hiện đại cho nhân viên.
- Có định hướng trong sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức đón đầu.
3.2. Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực quảng cáo, quảng bá hình ảnh công ty
Những năm gần đây Công ty đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực quảng cáo bán hàng, quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức. Song mô hình đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty còn khá mới mẻ, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu mang đậm tính chất địa phương. Chính vì vậy phương thức thực hiện đầu tư, quản lý dự án của mỗi dự án cũng mang tính chất cục bộ, đặc thù nên công ty cần phải tăng cường cho công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu nhằm giúp khách hàng, các doanh nghiệp, các thương nhân hợp tác với công ty hiểu rõ được hình thức đầu tư này. Công ty có giải thích được cho khách hàng hiểu rõ được hình thức hoạt động, đầu tư của mình thì mới tạo được niềm tin trong khách hàng thông qua các hình thức như:
- Thông qua báo chí, đài truyền hình
- Thông qua việc mở các cuộc hội chợ, hội thảo khách hàng...
3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý, giảm thiểu thất thoát, lãng phí:
Các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu đã và đang đầu tư nằm trên phạm phi rộng, rất khó khăn trong công tác quản lý. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cần được giải quyết của công ty. Công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn này như:
- Thành lập các ban kiểm soát thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc quá trình thi công công trình cũng như quá trình quản lý & khai thác chợ.
- Thường xuyên tổ chức các buổi họp giao ban giữa các cán bộ quản lý trong công ty nhằm nắm bắt tình hình của các dự án, đồng thời nhằm nâng cao năng lực quản lý của chính những cán bộ quản lý đó...
- Tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động đầu tư xây dựng cũng như trong hoạt động quản lý và khai thác.
-----------------------------------------------
KẾT LUẬN
Công ty TNHH xây dựng Hải Âu cùng với mô hình “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ” đã đạt được những thành công đáng kể. Hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho công ty mà còn mang lại lợi ích lớn cho xã hội cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Nó góp phần tạo công ăn, việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của địa phương nơi sở tại, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.
Ngoài ra, các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu còn góp phần tạo diện mạo mới cho cảnh quan đô thị, tạo nếp sống văn minh trong thương mại, góp phần cải thiện mội trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ...
Mặc dù đây là một mô hình đầu tư mới, nhiều phức tạp nhưng công tác quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu đã đạt được như thành công đáng kể. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư, xây dựng cũng như hoạt động quản lý và khai thác chợ của công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Vì vậy để cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ thì về phía công ty cần phải thực hiện một số các giải pháp về nhân lực, về tổ chức. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chợ nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung./.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
:
An toàn giao thông
ANTT
:
An ninh trật tự
ATLĐ
:
An toàn lao động
VSATTP
:
Vệ sinh an toàn thực phẩm
PCCC
:
Phòng cháy chữa cháy
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
PPP
:
Hợp tác nhà nước – tư nhân
BOT
:
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao
BTO
:
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh
BT
:
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
ĐKKD
:
Đăng ký kinh doanh
HTX
:
Hợp tác xã
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
TKKT
:
Thiết kế kỹ thuật
BVTC
:
Bản vẽ thi công
TDT
:
Tổng dự toán
TKCS
:
Thiết kế cơ sở
TMDA
:
Thuyết minh dự án
GTGT
:
Giá trị gia tăng
TT.TT
:
Trung tâm thị trấn
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ
Điều lệ, nội quy, quy chế và một số tài liệu khác của công ty TNHH xây dựng Hải Âu
Website của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn
Website của Sở Công Thương Bắc Giang: bacgiangintrade.gov.vn
Website của UBND tỉnh Bắc Giang: www.bacgiang.gov.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21687.doc