Đề tài: Thực trạng hoạt động thu BHXH ở BHXH quận Hà Đông-TP Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Là một trong những chính sách cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước với mục tiêu vì con người, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội. Mục đích của Chính sách BHXH là bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hay tuổi già, góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ đồng thời giữ ổn định xã hội.
Sau hơn 60 năm thực hiện với những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Từ khi BHXH Việt Nam được thành lập, đặc biệt sau khi Luật BHXH được ban hành, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và quy định của pháp luật về BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng. Các chế độ bảo hiểm đã được mở rộng và linh hoạt hơn với nhiều loại hình đa dạng từ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT Phạm vi đối tượng cũng đã gia tăng đáng kể; cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm cũng có những đổi mới từng bước được hoàn thiện hơn.
Trong thời gian qua, là một sinh viên đang trong quá trình thực tập tại cơ quan BHXH quận Hà Đông, em nhận thấy BHXH quận Hà Đông đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công tác thu BHXH như: số đơn vị và số lao động tham BHXH trên địa bàn ngày càng tăng, số thu và tình hình thực hiện công tác thu luôn đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần được giải quyết như: việc không tham gia BHXH đúng theo quy định, tình hình nợ đọng BHXH diễn ra ở nhiều đơn vị
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thu BHXH đối với BHXH quận Hà Đông. Em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng hoạt động thu BHXH ở BHXH quận Hà Đông-TP Hà nội” để nghiên cứu.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH
1.1 Tổng quan về BHXH
1.1.1 Sự cần thiết và vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội.
1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH
1.1.1.2 Vai trò của BHXH
1.1.2 Bản chất và chức năng của BHXH
1.1.3 Hệ thống chế độ BHXH
1.1.4 Qũy BHXH
1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH
1.1.4.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
1.1.4.3 Mục đích sử dụng quỹ
1.2 Công tác thu BHXH
1.2.1 Vai trò của công tác thu BHXH
1.2.2 Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH
1.2.2.1 Cơ sở của thu BHXH:
1.2.2.2 Nguyên tắc thu BHXH:
1.2.3 Quy trình thu BHXH
1.2.4 Quản lý thu BHXH
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU BHXH TẠI BHXH QUẬN HÀ ĐÔNG
2.1 Giới thiệu khái quát về BHXH quận Hà Đông
2.1.1 BHXH quận Hà Đông
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH quận Hà Đông
2.1.3 Một số kết quả hoạt động của BHXH quận Hà Đông trong thời gian gần đây
2.2 Thực trạng hoạt động thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông.
2.2.1 Cơ sở thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
2.2.2 Quy trình thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
2.2.3. Phương pháp thu BHXH
2.2.3.1 Phương pháp thu trực tiếp
2.2.3.2 Phương pháp thu gián tiếp
2.2.4 Kết quả thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
2.2.4.1 Quản lý đối tượng thu BHXH
2.2.4.2 Quản lý nguồn thu BHXH.
2.2.4.3 Quản lý Quỹ lương trích nộp BHXH
2.2.4.4 Tình hình nợ đọng BHXH
2.3 Đánh giá hoạt động thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
2.3.1 Những thành tựu đạt được
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Những tồn tại
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH QUẬN HÀ ĐÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
3.1.1 Thuận lợi
3.1.2 Khó khăn
3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông.
3.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH theo hệ thống
3.2.2 Phối hợp với các bộ máy chính quyền địa phương trong việc mở rộng nguồn thu và phổ biến Luật BHXH
3.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và hoàn thiện nghiệp vụ trong công tác thu BHXH
3.2.4 Ứng dụng tin học trong công tác quản lý:
3.2.5 Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm chính sách BHXH theo pháp luật
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp
3.3.1 Hoàn thiện các chính sách pháp luật về BHXH
3.3.2 Các cơ quan Nhà nước và cơ quan cấp trên cần tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động thu BHXH
3.3.3 Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chính sách pháp luật BHXH
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng tương đối nhanh. Thể hiện công tác thu ở BHXH quận Hà Đông liên tục được cải thiện. Năm 2006, tổng quỹ lương trích đóng BHXH tăng 33,6%. Đặc biệt năm 2008, số lượng đơn vị và số lao động tăng lên một cách rõ rệt chính vì vậy Tổng quỹ lương trích nộp BHXH cũng theo đó biến động một cách mạnh mẽ. Sang năm 2008, tổng quỹ lương tăng 94,5 % so với năm 2008. Năm 2009, tốc độ tăng này là 50,2%, tổng quỹ lương trích nộp BHXH là 168,768 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân khác làm quỹ lương thay đổi là do mức lương trích nộp tăng thông qua các quyết định tăng lương của Chính phủ. Do cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nên khi Nhà nước nâng lương tối thiểu lên đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH cũng tăng lên và số thu cùng do đó mà tăng lên. Từ năm 1995 tới nay, chúng ta đã thực hiện 9 lần điều chỉnh lương tối thiểu từ 120.000 đồng/tháng lên 650.000 đồng/tháng. Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của Nhà nước thay đổi qua các năm nhằm nâng cao mức sống của người dân. Một số quyết định về điều chỉnh mức lương tối thiểu đó như sau:
+ Nghị định 03/CP ngày 15/1/2003 điều chỉnh mức lương tối thiểu là 290.000đ/ tháng có hiệu lực từ ngày 30/1/2003
+ Theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 quy định nâng mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng/tháng năm 2005 lên 450.000/tháng, Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/10/2006.
+ Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai, QH khoá XII (ngày 22.10): Từ 01/01/2008, điều chỉnh lương tối thiểu chung từ 450.000 đồng năm 2006 lên 540.000 đồng/tháng.
+ NĐ số 33/2009/NĐ-CP ngày 06-4-2009 quy định mức lương tối thiểu chung, theo đó mức lương này sẽ tăng từ 540.000 đồng/tháng lên thành 650.000 đồng tháng.
Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên.
Ngoài ta còn có các nguyên nhân khác như : Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ngày càng được nâng cao do đó đối tượng tham gia tăng lên qua các năm , khai báo của chủ sử dụng lao động…Quỹ lương tăng là một dấu hiệu rõ ràng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã thực hiện tốt các chính sách nhằm giúp đỡ và cải thiện đời sống người lao động, từ đó giúp cho người lao tăng thu nhập và có một cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển hơn.
2.2.4.4 Tình hình nợ đọng BHXH
Nợ đọng BHXH là một vấn đề diễn ra phổ biến trong BHXH, điều này có thể dẫn đến mất cân đối thu chi, sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác chi trả. Nhận thấy tình hình nợ đọng BHXH, BHYT trên địa bàn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, BHXH quận Hà Đông đã tiến hành nhiều biện pháp, cụ thể như sau: thường xuyên bám sát các đơn vị đôn đốc thu nộp; gắn việc trích nộp BHXH với việc giải quyết các chế độ chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức phối hợp thanh, kiểm tra... Đồng thời, kiến nghị các cơ quan chức năng như Hội đồng thi đua các cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đảng uỷ khối... cùng phối hợp tập trung đẩy mạnh thực hiện chính sách BHXH. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song các kết quả thu được chưa cao, chưa đạt được các yêu cầu đặt ra, nợ đọng BHXH có xu hướng tăng cả về số đơn vị cũng như số tiền thu.
Vấn đề đặt ra là dù mức xử phạt rất rõ ràng, Pháp luật luôn thực hiện xử lý nghiêm minh và không bao che cho các trường hợp vi phạm. Thế nhưng, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên tình hình nợ đọng BHXH vẫn thường xuyên xảy ra và gia tăng về mức độ qua các năm.
Bảng sau đây sẽ thể hiện tình hình nợ đọng BHXH cụ thể của các khối trên địa bàn quận Hà Đông qua các năm từ 2005-2009:
Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH quận Hà Đông (2005-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Khối
2005
2006
2007
2008
2009
DNNN
2457
3250
1248
3570
5482
DNNQD
199.751
598
1177
2115
3073
HCSN
342.4
577
398.9
621.5
536
NCL
8.02
44.9
16.4
45.1
38.6
HTX
0.02
1.128
11
6.5
12.38
Phường xã
51.08
30.67
14.44
27
19.42
Đối tượng khác
0.667
0.322
0.41
0.75
1.12
Tổng số
3058.93
4502
2867
6385
9162.5
(Nguồn: Báo cáo thu hàng năm BHXH quận Hà Đông)
Đối với khối Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Bảng 8: Biến động nợ đọng BHXH khối DNNN tại BHXH quận Hà Đông (2005-2009)
Năm
Tổng nợ (triệu đồng)
Mức tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ tăng giảm tuyệt đối (%)
2005
2457
-
-
2006
3250
793
32.27
2007
1248
-2002
-61.6
2008
3570
2322
186.05
2009
5482
1912
53.55
(Nguồn: Báo cáo thu hàng năm BHXH quận Hà Đông)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khối, ngành về số nợ đọng là khối DNNN. Năm 2006, số nợ đọng tăng lên 793 triệu đồng, tăng 32,27% so với năm trước. Đến năm tiếp theo, tình hình nợ đọng của khối này giảm xuống còn 1,248 tỷ, giảm 61,6% thể hiện một dấu hiện cải thiện về khả năng đóng góp BHXH. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng số đơn vị và số lao động quản lý vào năm 2008, thì số nợ đọng trong khối DNNN tăng lên rất nhiều. Cụ thể là vào năm 2008, số nợ đọng tương ứng là 3,57 tỷ, tăng 186,05% đây là một con số rất lớn cho thấy sự khó khăn trong việc quản lý cũng như việc chấp hành đóng góp BHXH của khối này sau nhiều sự điều chỉnh. Đến năm 2009, số nợ đọng tiếp tục tăng, số nợ là 5,482 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 53,55%. Có thể lý giải về những con số này như sau:
+ Các DNNN trên địa bàn hoạt động không hiệu quả, nhiều DN làm ăn thua lỗ và không có biện pháp cụ thể khắc phục, vẫn còn tâm lý thời kỳ bao cấp và trông chờ vào sự trợ giúp của Chính phủ.
+ Năm 2008, số đơn vị tham gia BHXH tại BHXH quận Hà Đông biến động mạnh. Đây cũng là năm xảy cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến việc sản xuất kinh doanh của các DNNN gặp nhiều khó khăn.
+ Bên cạnh đó, các cán bộ lãnh đạo trong các DNNN trên địa bàn vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của BHXH, thờ ơ với các chính sách của Đảng và Nhà nước nên mới để tình trạng nợ đọng của đơn vị mình diễn ra thường xuyên qua các năm, hơn nữa lại ngày càng gia tăng.
Đối với khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (DN NQD)
Bảng 9: Biến động nợ đọng BHXH khối DN NQD tại BHXH quận Hà Đông
(2005-2009)
Năm
Tổng nợ (triệu đồng)
Mức tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ tăng giảm tuyệt đối (%)
2005
199.751
-
-
2006
598
398.2
199.34
2007
1177
579
96.82
2008
2115
938
79,69
2009
3073
958
45,29
(Nguồn: Báo cáo thu hàng năm BHXH quận Hà Đông)
Đây cũng là khối có số nợ đọng BHXH khá cao, chỉ sau khối DNNN. Việc mở rộng cổ phần hóa các DN trên địa bàn quận tuy đã có tiến triển và những dấu hiệu khả quan nhưng cũng cần lưu ý đến tình hình nợ đọng của khối này. Cụ thể là năm 2005, số nợ đọng của khối là 199,751 triệu đồng, năm 2006 là 598 triệu ( tăng 199,34%) và đến năm 2007 số nợ đọng lên đến 1,177 tỷ ( tăng 96,82%). Năm 2008, Số đơn vị và số lượng lao động tham gia BHXH tăng lên, dẫn đến số nợ đọng của khối cũng tăng lên khá mạnh. Số nợ đọng năm 2008 là 2,115 tỷ. Sau một năm điều chỉnh, cùng các biện pháp nhằm giảm số nợ đọng, số nợ của khối DN NQD năm 2009 vẫn tiếp tục tăng 45,29%, tổng nợ là 3,073 tỷ đồng. Có thể do các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc làm ăn không hiệu quả của các DN như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt xảy ra trên địa bàn quận… nhưng cũng không thể không nhắc đến ý thức tự giác đóng BHXH của các DN trong khối này. Chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu hết về chính sách BHXH hoặc hiểu những vẫn làm ngơ để trốn đóng BHXH cho người lao động; hoặc chỉ tham gia có tính chiếu lệ cho một số ít lao động. Đây là những vấn đề khá nan giải và cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc phổ biến tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH đển các đơn vị và NLĐ có thể hiểu rõ và thực hiện đúng.
Khối Hành chính sự nghiệp ( HCSN) và các khối khác
Tình hình nợ đọng trong các khối này vẫn còn tồn tại và biến động theo các năm; tuy nhiên số lượng không nhiều. Như vậy khối HCSN và các khối HTX, ngoài công lập và các tổ chức phường xã đã thực hiện khá tốt việc đóng BHXH thể hiện tinh thần trách nhiệm và hiểu biết cao đối với các chế độ chính sách, đảm bảo tiến độ thu BHXH trên địa bàn quận Hà Đông.
Tổng hợp số nợ đọng cụ thể của tất cả các khối doanh nghiệp trên địa bàn quận, có thể rút ra nhận xét về tình hình biến động nợ đọng BHXH tại BHXH quận Hà Đông thông qua bảng sau:
Bảng 10: Biến động nợ đọng BHXH tại BHXH quận Hà Đông (2005-2009)
Năm
Tổng nợ (triệu đồng)
Mức tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ tăng giảm tuyệt đối (%)
2005
3058.93
-
-
2006
4502
1443.07
47.17
2007
2867
-1641
-36.45
2008
6385
3518
122.7
2009
9162
2777
43.49
(Nguồn: Báo cáo thu hàng năm BHXH quận Hà Đông)
Có thể nhận thấy số tiền nợ đọng BHXH tại BHXH Hà Đông qua các năm biến động khá mạnh. Năm 2006, số tiền này là 4,502 tỷ đồng, tăng hơn 1,4 tỷ đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, công tác thu đã đạt được những kết quả đáng kể khi giảm số nợ đọng của tất cả các khối xuống còn 2,867 tỷ tương ứng với mức giảm 36,45% so với năm trước. Tuy nhiên, số nợ đọng này lại tăng đột biến vào năm 2008, số tiền lên đến 6,385 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích vì đây là một năm có nhiều sự kiện quan trọng tác động trực tiếp tới quận Hà Đông nói chung và BHXH quận nói riêng như sau: Sự kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, các đợt thiên tai lũ lụt đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DN, các đơn vị sản xuất kinh doanh; sự kiện điều chỉnh sát nhập địa giới thủ đô, chuyển đổi phân cấp quản lý cũng ảnh hưởng lớn, gây khó khăn cho việc đóng góp và thu BHXH của cả phía các đơn vị tham gia cũng như cơ quan BHXH quận. Dù đã có nhiều cố gắng nhằm cải thiện tình hình nợ đọng của các khối, song năm 2009, số nợ đọng vẫn tăng 2,777 tỷ đồng, tăng 43,49% so với năm 2008. Đây là một trong những vấn đề lớn mà ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ cơ quan BHXH Hà Đông rất quan tâm và luôn tập trung đẩy mạnh cải thiện tình hình, nhằm đảm bảo số thu và quyền lợi trực tiếp của người lao động.
2.3 Đánh giá hoạt động thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Trong 5 năm trở lại đây ( từ năm 2005 đến năm 2009), BHXH quận Hà
Đông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Số đơn vị và số người lao động tham gia BHXH ngày càng tăng qua các năm, số thu luôn vượt cao hơn so với kế hoạch do BHXH Thành phố đề ra cho đơn vị. Công tác tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy định bắt buộc đối với đối tượng tham gia BHXH kết hợp với các chế tài xử lý vi phạm BHXH luôn được chuyển giao nhanh chóng và kịp thời tới các cơ quan, đoàn thể, phường xã. Điều này giúp cho số người tham gia trên địa bàn khu vực liên tục tăng lên.
BHXH quận Hà Đông luôn tập trung chú trọng khai thác nguồn thu tại các
Doanh nghiệp mới thành lập và các DN NQD, tăng cường triển khai đôn đốc các đơn vị sử dụng đóng góp BHXH đảm bảo quyền lợi cho NLĐ theo đúng luật quy định. Năm 2009, BHXH quận Hà Đông theo dõi và quản lý thu nộp, thực hiện các chế độ BHXH đối với 677 đơn vị và các Doanh nghiệp trên toàn khu vực, với số lượng NLĐ tham gia là 27.381 lao động. Như vậy so với năm 2008, đã tuyên truyền và mở rộng được 131 đơn vị với 3.173 lao đông tham gia BHXH.
Tổng kết năm 2009, BHXH quận Hà Đông đã thu được 122,8 tỷ đồng, đạt
102,33% so với kế hoạch. So với năm 2008, số thu BHXH đã tăng 50,85 tỷ tương ứng với tốc độ tăng tuyệt đối là 70,67%. Đây là một con số rất ấn tượng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sự phối hợp có hiệu quả cao của các ban ngành đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quận Hà Đông.
BHXH quận Hà Đông đã thực hiện phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ cụ
thể từng công việc hợp lý, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ viên chức cao, chấp hành nghiêm túc giờ làm việc, kỷ luật lao động, nội vụ cơ quan gọn gàng đảm bảo an toàn trật tự cơ quan. Các bộ phận nghiệp vụ tiến hành lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia, đóng chứng từ, sổ sách đưa vào lưu trữ đảm bảo khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện phục vụ công tác nghiệp vụ thường xuyên. Ngoài ra, cơ quan luôn thực hiện nâng cấp và cài đặt phần mềm hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác thu, in sổ BHXH và cài đặt phần mềm kế toán, trang bị máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
BHXH quận thường xuyên phối hợp với các sở ban ngành có liên quan, tổ
chức các đoàn thanh kiểm tra liên ngành để kiểm tra về vấn đề an toàn lao động và thực hiện chính sách xã hội cho NLĐ trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các cán bộ BHXH còn tuyên truyền cho chủ sử dụng lao động và NLĐ hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH, từ đó làm chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng và người lao động; từ đó có các ý kiến, kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xử phạt những đơn vị cố tình vi phạm Luật BHXH và cũng đề xuất UBND Thành phố khen thưởng những doanh nghiệp điển hình làm tốt công tác đóng góp BHXH trên địa bàn.
Việc tổ chức công tác vận động, tuyên truyền, nhận thức về công tác thu
BHXH của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, đặc biệt là đối với người lao động và chủ sử dụng lao động luôn được quan tâm và đẩy mạnh chính vì vậy số đơn vị và các doanh nghiệp tham gia thực hiện tốt các chế độ BHXH trên địa bàn quận ngày càng tăng lên. Một số đơn vị điển hình như: Cty TNHH Phúc Anh, Cty TNHH Tân Phú, Cty CP Hồ Tây, DN tư nhân Phú Minh, Cty sx thương mại BMM, Cty TNHH Sơn Thành, Cty TNHH dược Xuân Hòa…
Bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, BHXH quận Hà Đông
luôn thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, hàng ngày phân công cán bộ làm công tác chính sách trực tiếp giải quyết những vướng mắc của các đối tượng hưởng chế độ chế độ BHXH, các bộ phận chuyên khác trực tiếp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công, không để diễn ra tình trạng người lao động phải chờ đợi kêu ca, những trường hợp phải trả lời bằng văn bản, giám đốc BHXH thành phố trực tiếp tiếp đối tượng và trả lời bằng văn bản.
Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức luôn tập trung đoàn kết, thống nhất
phấn đấu thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người lao động và người được thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn thành phố, BHXH quận Hà đông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an sinh xã hội tại địa phương và đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng Bằng khen.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của mình, BHXH quận Hà Đông vẫn
tồn tại nhiều mặt hạn chế trong công tác thu cần được sửa đổi và khắc phục như sau:
BHXH quận Hà Đông chưa thể nắm được hết số đơn vị và số lao động trên toàn địa bàn. Điều này dẫn đến một số vấn đề nan giải như:
Một số đơn vị kê khai đăng ký không chính xác số người tham gia lẫn mức lương trích nộp dưới nhiều hình thức: chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp khác còn cố tình không tham gia BHXH cho NLĐ mặc dù có trên 10 lao động
Trong việc đóng BHXH bắt buộc: Các đơn vị sử dụng lao động và người lao động không đóng, hoặc đóng nhưng không đúng thời gian, sai mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn tồn tại khá nhiều
Theo Luật BHXH, đã quy định rõ rằng “ Trong vòng 3 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia BHXH cho tổ chức BHXH”. Nhưng trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp không hiểu, hoặc hiểu nhưng cố tình làm ngơ để trốn đóng, thậm chí là không tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, tình trạng đóng BHXH không đúng thời gian quy định dẫn đến tình trạng nợ đọng vẫn còn kéo dài. Có những đơn vị để số nợ đọng tồn tại liên tục qua các năm với số nợ rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng; có thể kể tên một số đơn vị như : Cty CP Cơ khí xây dựng, Cty CP ĐT&TM Falcon, Cty CP Liên hợp thực phẩm, Cty CP ĐTTV&XD Việt Nam, Cty TNHH Tiến Động…
Nhận thức về chính sách BHXH của người sử dụng là động và cả người lao
động còn những bất cập, hạn chế. Bản thân người lao động không hiểu được hết tính cần thiết và quan trọng của BHXH khi tham gia kí kết hợp đồng lao động; còn về phía chủ sử dụng lao động, vì chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghĩa vụ của mình nên đã tìm cách trốn tránh, không đăng ký tham gia BHXH cho đủ số lao động mà mình sử dụng.
Số nợ đọng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn rất lớn. Tính
trong năm 2009, tổng số nợ đọng của toàn bộ các khối, ngành là 9,162 tỷ đồng. Trong đó 2 khối DNNN và DN NQD chiểm tỷ lệ cao nhất.( khối DNNN nợ 5,482 tỷ đồng; khối DN NQD nợ 3,073 tỷ đồng). Đây chính là vấn đề nhức nhối cần có những biện pháp thật sự hiệu quả để cải thiện. Nếu tình trạng này không được khắc phục và kéo dài, thì sẽ dẫn đến những vấn đề rất phức tạp và khó giải quyết; thiếu nguồn chi trả cho người được hưởng BHXH. Một số đơn vị đã bị thanh kiểm tra, thậm chí đã bị khởi kiện, xử phạt hành chính nhưng không giải quyết được dứt điểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lời của người lao động.
Tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về BHXH hiện nay tại
địa bàn quận Hà Đông là công tác quản lý chưa đồng bộ. Cơ quan BHXH quận đã cố gắng kết hợp với các phòng ban, các ngành chức năng nhưng không thể nắm rõ được tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh. Nhiều DN ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập trên địa bàn quận, nhưng lại không có địa chỉ giao dịch, không hoạt động theo nội dung đã đăng ký, hoặc chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn vì nhiều lí do khác nhau…, điều này gây ra quá nhiều khó khăn cho việc quản lý, cơ quan BHXH không thể theo dõi và nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp, không biết liệu DN còn hoạt động hay không, phạm vi hoạt động ra sao. Ở khối ngoài công lập, một số trường mầm non tư thục, các điểm kinh doanh dịch vụ giải trí hoạt động nhưng không ký kết hợp đồng với người lao động. Có thể nói, việc quản lý, theo dõi cũng như yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động tại những đơn vị như trên sẽ còn tồn tại rất nhiều khó khăn, rất khó để có thể giải quyết một cách triệt để, hiệu quả.
Cán bộ trực tiếp làm công tác BHXH ở một số đơn vị sử dụng lao động luôn
có sự thay đổi, hoặc theo dõi công tác BHXH kiêm nhiệm thêm nhiều công
việc nên chưa nắm chắc các chế độ, chính sách BHXH và tiếp thu không liên tục làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Trụ sở BHXH quận Hà Đông hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
do nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, phân cấp quản lý và sát nhập.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Về phía đơn vị sử dụng lao động
Do thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển đổi hình thức sở hữu, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên một số đơn vị gặp khó khăn, phải tạm dừng sản xuất kinh doanh, hoạt động cầm chừng hoặc chờ xử lý xong công nợ mới tiếp tục phương án sản xuất kinh doanh mới.
Các doanh nghiệp của quận đa số có quy mô vừa và nhỏ, lao động làm việc theo mùa vụ, ý thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa cao; nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được Bộ Luật Lao động, khi hoạt động không đăng ký thang bảng lương cụ thể với cơ quan quản lý lao động, ký hợp đồng lao động không đúng quy định hoặc không ký hợp đồng lao động, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác lập tiền lương làm căn cước đóng BHXH.
Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH ở một số cơ quan Doanh nghiệp không ổn định phải kiêm nhiệm nhiều việc, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chính sách BHXH còn nhiều hạn chế.
Về phía người lao động
Nhiều người lao động do chịu áp lực về việc làm nên không thực sự quan tâm hoặc không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Các chủ sử dụng lao động, vì lợi nhuận, hoặc vì sự thiếu trách nhiệm đối với người lao động, sẵn sàng bất chấp các quy định của pháp luật, làm ngơ trốn đóng, không khai báo để chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ để sử dụng vào mục đích khác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Ở đây cũng cần phải nói đến tính hiệu quả của các cơ quan chức năng, rõ ràng sự phối hợp, thanh kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm và triệt để.
Về cán bộ thu BHXH
Cán bộ chuyên thu khi làm công tác thu nộp BHXH vẫn chưa kiên quyết xử lý đối với các trường hợp đóng sai thời gian nộp theo quy định. Nguyên nhân là do một số cán bộ còn ngại va chạm, ngại thúc giục đôn đốc nộp. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên truyền những quy định, văn bản theo luật về BHXH tới tay người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn còn hạn hẹp và chưa thực sự hiệu quả.
Các loại công văn, văn bản về chính sách BHXH
Trong quá trình hoạt động, cơ quan luôn nhận được các công văn, văn bản quy định từ cấp trên gửi xuống nhằm điều chỉnh bổ sung các chế độ BHXH cho phù hợp với thực trạng phát sinh của tình hình kinh tế xã hội, các chính sách về ưu đãi hoặc chính sách tiền lương. Tuy nhiên, số lượng văn bản này quá nhiều, các điều khoản chỉnh sửa và bổ sung cũng rất nhiều và chi tiết, điều này gây khó khăn lớn cho cả cơ quan quản lý thực hiện và cả người lao động cũng như chủ sử dụng lao động trong việc nắm bắt các điều kiện, chế độ.
Về phía công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp trốn đóng BHXH thì tiếng nói của phía công đoàn thường không có trọng lượng, không đủ sức để lên tiếng buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo luật. Ngoài ra, một số công đoàn cở sở khác còn trong tình trạng lơ là không làm đúng với chức trách của mình, để doanh nghiệp làm trái luật.
Việc thành lập công đoàn cơ sở tại khu vực ngoài quốc doanh còn rất hạn chế do không có cán bộ chuyên trách, đa số sử dụng lực lượng công nhân của doanh nghiệp thành lập BCH công đoàn nên khi chủ doanh nghiệp vi phạm chính sách lao động, tổ chức công đoàn không mạnh dạn đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Mức độ xử phạt quá thấp :
Chế tài xử lý đối với các đơn vị nợ BHXH chưa đủ mạnh, mức xử phạt hành chính tối đa 20 triệu đồng/lần, lãi suất chậm nộp quá thấp (trước tháng 6/2008 chỉ 8,76%/năm và hiện nay 14%/năm). Mức lãi suất thấp khiến các đơn vị chậm đóng BHXH để lạm dụng tiền BHXH để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Có doanh nghiệp chỉ có ý định chiếm dụng tiền BHXH trong thời gian ngắn để khắc phục khó khăn hiện tại, song số nợ vẫn tăng lên dẫn đến mức mất khả năng thanh toán. Còn có một số các doanh nghiệp khác có quy mô sản xuất nhỏ, không ổn định, kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản phẩm cao, thu nhập của NLĐ thấp nên không có khả năng đóng BHXH.
Nguyên nhân của tình hình này là do lực lượng thanh tra của các cơ quan chức năng còn mỏng, vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng được xử lý thì rất ít. Mặt khác, sự phối hợp cũng như cơ chế xử lý các vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như mức độ xử phạt.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH QUẬN HÀ ĐÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông
3.1.1 Thuận lợi
Quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính, diện tích 47.91 km2, dân số hơn 198.600 người. Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trong, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Đây là khu vực có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1%. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. Từ đầu năm đến nay, rất nhiều công trình đã được hoàn thành và tiếp tục được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu với làng lụa Vạn Phúc. Đây là một thế mạnh trong việc phát triển du lịch kết hợp với tham quan các làng nghề đặc sắc của vùng. Rõ ràng Hà Đông đang ngày càng phát triển trên nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội giúp đời sống người dân ngày được nâng cao, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi và các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động của các chủ doanh nghiệp. Mặt khác, việc có thu nhập ổn định hơn và cao hơn trong quá trinh lao động cũng là những điều kiện rất tốt để người lao động có thể tham gia BHXH và tự quyết định quyền lợi của mình.
Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trên địa bàn thành phố, dưới sự chỉ dạo trực tiếp về nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND quận Hà Đông, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể thành phố, nhất là sự ủng hộ nhiệt tình của các xã, phường, các đơn vị sử dụng lao động và đối tượng hưởng chế độ BHXH. Chính vì vậy, công tác thu của BHXH luôn đạt được kết quả cao trong thời gian quan.
Luật BHXH ra đời giúp cho nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động được nâng cao, họ thấy rõ được vai trò quan trọng và tính ưu việt của các chính sách BHXH đối với quyền lợi thiết thực trong cuộc sống của người lao động cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn quận.
BHXH quận Hà Đông có điều kiện được tiếp cận với các Nghị định, thông tư, các văn bản điều chỉnh bổ sung do các Bộ thuộc Trung ương ban hành, do đó luôn có những cơ sở chính xác và kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ.
Tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của BHXH quận Hà Đông có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, chủ động sáng tạo cùng phấn đấu vươn lên trong công việc đem lại cảm giác yên tâm và thoải mái cho người lao động khi tham gia BHXH. BHXH quận Hà Đông trong 5 năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an sinh xã hội tại địa phương và đã nhận được Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt nam.
3.1.2 Khó khăn
Hà Đông là địa phương có nhiều thay đổi về sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính do vậy số đối tượng tham gia BHXH và đối tưởng hưởng chế độ chính sách BHXH luôn có những biến động.
Cuộc khủng hoảng kinh tế khởi đầu ở Mỹ và lan rộng ra toàn cầu năm 2008 là một sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn thế giới. Mặc dù mức độ ảnh hưởng tới Việt nam không thực sự nặng nề những cũng đem lại những hậu quả không nhỏ: thị trường xuất nhập khẩu giảm mạnh, việc thu hồi tín dụng của các ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài bị cắt giảm…Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong mọi khu vực, trong đó có quận Hà Đông. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ, không có thị trường tiêu thụ và nhiều trường hợp phải đóng cửa, hoặc bám trụ nhưng phải cắt giảm lao động. Năm 2008 cũng là năm xảy ra nhiều đợt mưa lụt lớn trên địa bàn quận Hà Đông, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội trong khu vực. Những tác động của các sự kiện trên khiến nhiều bộ phận kinh doanh, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến việc một số chủ sử dụng lao động cố tình đóng chậm hoặc không đóng BHXH cho người lao động.
Một số quy định của Luật BHXH chưa gần với đời sống và chưa phù hợp với thực thế, gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Chính sách BHXH thường xuyên thay đổi, bổ sung về điều kiện hưởng, đối tượng tham gia, mức tiền lương tối thiểu…trong khi đó, công tác thông tin tuyên truyền của cơ quan thông tin đại chúng nói chung và cơ quan BHXH quận nói riêng chưa đáp ứng được yêu đặt ra làm công tác triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và bất cập
Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa mạnh, chưa sâu và chưa thường xuyên. Việc xử lý thiếu triệt để bởi nhiều nguyên nhân như: quy định pháp luật chưa chặt chẽ, khó thực hiện... dẫn đến tình trạng vi phạm BHXH còn phổ biến. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc trong việc thanh tra, kiểm tra về BHXH còn lỏng lẻo và mang tính hình thức. Đội ngũ cán bộ ngành BHXH làm công tác kiểm tra còn mỏng và thiếu ổn định, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra.
Trụ sở làm việc sau nhiều lần sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính nên quá chật hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của các đối tượng tham gia BHXH và các đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH trên địa bàn
Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, cứng nhắc, thụ động sang phục vụ còn chậm, hiệu quả chưa cao. Mặt khác, số cán bộ làm công tác thu BHXH hiện nay rất ít, trong khi phải hoàn thành số tiền thu lớn nên thiếu cán bộ bám sát cơ sở để giải thích, tuyên truyền vận động tham gia BHXH.
BHXH là ngành mới thành lập nhận thức của nhiều người còn nhầm lẫn với nhiều loại hình Bảo hiểm khác còn cho là BHXH là loại hình kinh tế mục tiêu là lợi nhuận. Nhưng BHXH bản chất là đơn vị sự nghiệp đặc thù thực hiện Chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận và nhằm mục đích An sinh xã hội.
3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu BHXH tại BHXH quận Hà Đông.
3.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH theo hệ thống
BHXH quận Hà Đông cần phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định chính xác số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo Luật, đồng thời có những giải pháp tích cực nhằm xóa bỏ những tồn đọng, hạn chế đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH.
Đẩy mạnh công tác điều tra khai thác đối tượng tham gia BHXH. Thông thường, UBND các phường là nơi nắm rõ nhất tình hình biến động và sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cơ quan BHXH quận cần dựa vào UBND các phường để bàn bạc xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên để nắm được tình hình thành lập mới, giải thể, chuyển đến và đi của các doanh nghiệp, số lao động đang sử dụng của từng doanh nghiệp. Qua đó, có kế hoạch nắm tình hình chung trên toàn bộ địa bàn quận thông qua việc phối hợp với Ban kinh tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Thuế để được cung cấp thông tin các doanh nghiệp mới được thành lập và thực tế đăng ký sử dụng lao động của các đơn vị.
Trong công tác quản lý kết thúc đóng BHXH, khi người sử dụng lao động kết thúc đóng BHXH theo pháp luật lúc này vẫn phải quản lý hồ sơ dưới hình thức đơn giản nhất và thông tin cơ bản nhất để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi làm việc tại đơn vị. Trong trường hợp những người tạm thời dừng đóng, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các hoạt động để khuyến khích các đối tượng tham gia đồng thời phải lưu trữ và bảo quản hồ sơ để bảo đảm quyền tiếp tục được tham gia BHXH của người lao động.
3.2.2 Phối hợp với các bộ máy chính quyền địa phương trong việc mở rộng nguồn thu và phổ biến Luật BHXH
BHXH quận Hà Đông cần chủ động cùng Sở Kế hoạch đầu tư, Sở LĐ - TB & XH và Ban quản lý các khu công nghiệp, các hộ sản xuẩt kinh doanh cần có biện pháp phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động để mở rộng nguồn thu như sau:
● Đối với Sở LĐTB-XH: Tiến hành công tác khảo sát thực hiện chính sách lao
động và chính sách BHXH đồng thời xây dựng hình thức trao đổi phiếu thông tin sau khảo sát giữa hai ngành từ thành phố đến quận để đảm bảo đồng bộ trong quản lý; nắm rõ nguồn thu và quá trình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Từng quý, cơ quan BHXH quận cần thông báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách tên các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhưng chưa thực hiện nộp BHXH. Sở LĐ - TB &XH cần cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động trong quý và danh sách đơn vị kiểm tra theo đề nghị của cơ quan BHXH.
● Đối với Sở Kế hoạch đầu tư: tiếp tục hình thức trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình biến động của các đơn vị. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu hoạt động chế xuất cần phải: phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH và phối hợp tuyên truyền Luật BHXH cho người làm công tác BHXH trong các đơn vị hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn quận.
● Đối với chính quyền đoàn thể địa phương: Liên kết chặt chẽ với UBND các
phường, khi đó cơ quan BHXH sẽ kịp thời nắm bắt tình hình di biến động của loại
hình đơn vị vốn có bản chất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nhưng không có hoạt động ổn
định.
Có các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH như sau:
Đẩy mạnh xây dựng thông tin tuyên truyền. Nên phối hợp với các cán bộ hưu trí, đây là lực lượng rất đông đảo vừa có thời gian và kinh nghiệm để phổ biến về tầm quan trọng của BHXH đến từng người lao động. Hàng năm BHXH quận Hà Đông nên tích cực tham gia những cuộc thi tuyên truyền BHXH do BHXH Việt Nam tổ chức để nâng cao khả năng tuyên truyền, cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua của cán bộ trong quận. Nhằm tìm ra những cán bộ có khả năng tuyên truyền giỏi. Góp phần đưa chính sách BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng doanh nghiệp và từng người dân trong toàn xã hội.
Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, đi từ tuyên truyền chính sách chế độ BHXH, hướng dẫn thực hiện các chế độ và đặc biệt các cán bộ tuyên truyền cần nhấn mạnh đến bản chất nhân đạo và nhân văn của chính sách BHXH. Điều này sẽ từng bước giúp gỡ bỏ tâm lý bắt buộc phải đóng BHXH và sẽ hình thành nên thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH.
Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học…
3.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và hoàn thiện nghiệp vụ trong công tác thu BHXH
- Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thu BHXH
Để nâng cao năng lực quản lý, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH. BHXH quận Hà Đông cần thực hiện những giải pháp sau:
Tự học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn:
Cán bộ chuyên ngành trong lĩnh vực BHXH hiện đang được đào tạo tại các trường Đại học, số lượng cán bộ chính ngành ra trường hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong các cơ quan BHXH. Do vậy, cơ quan BHXH cần có hai chương trình song song. Một là, tuyển dụng những nhân sự chuyên ngành được đào tạo bài bản góp phần chuyên nghiệp hoá trong công tác làm BHXH. Đi kèm theo là chương trình đào tạo những cán bộ đang đương nhiệm, cần tự học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Những kiến thức trong đào tạo càng được bổ sung phong phú sát với thực tế hoạt động xã hội, do vậy sau một thời gian ra trường công tác, mỗi cán bộ, công chức phải được học tập bổ sung thêm kiến thức, ra trường công tác, mỗi cán bộ, công chức phải được học tập bổ sung thêm kiến thức, thậm chí đào tạo lại để có kiến thức đảm nhận công việc được giao.
Có tinh thần trách nhiệm:
Đi cùng với việc yêu ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức là tinh thần trách nhiệm. Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ, mà cần phải có tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với công việc đó. Công việc của cán bộ, công chức ngành BHXH thường gắn liền với phổ biến tuyên truyền, giải thích chính sách xã hội hiện đang thực hiện, gắn với tài chính kinh tế. Công việc đó liên quan trực tiếp đến nhiều người, nhiều bộ phận công tác. Chính vì vậy, khi thực hiện cần phải đề cao vai trò trách nhiệm đối với công việc để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.
- Các biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ thu BHXH
Cơ chế quản lý thu đóng BHXH là một khâu quyết định tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu đúng thu đủ, đóng góp vào quá trình hoàn thiện chính sách BHXH. Chính vì vậy, cần được sự quan tâm đúng mức của BHXH thành phố cũng như BHXH Việt nam. Để hoàn thiện cơ chế thu ở BHXH quận Hà Đông nói riêng và ngành BHXH nói chung cần có những biện pháp sau:
● Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan với nhau theo cả ngành ngang và ngành dọc. Như đối với BHXH thành phố và UBND, các sở ban ngành trong quận. Nhằm nâng cao hiệu quả cả về chiều rộng và chiều sâu để tổ chức thu BHXH đạt kết quả cao.
● Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng và kế hoạch được giao của mình để phân công từng cán bộ chuyên thu giải quyết xử lý trong phạm vi cho phép đồng thời thường xuyên giám sát kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc địa phận mình quản lý.
● Hoàn thiện công tác quản lý chế độ chính sách: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong khâu tiếp nhận, cần có những đổi mới về phương pháp, công cụ quản lý trong công tác thu BHXH. Đồng thời thực hiện quy định về phân công, phân nhiệm và lề lối làm việc của đơn vị để các cán bộ, công chức phát huy sự chủ động sang tạo trong công việc đối với những lĩnh vực được phân công phụ trách, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời thống nhất quan điểm chỉ đạo từ trên xuống.
● BHXH Việt nam cần phải thường xuyên tổ chức và phối hợp chặt chẽ với các ngành có chức năng liên quan trong việc thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác thu BHXH ở các cấp. Cần quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao đào tạo, nghiệp vụ cán bộ và nhận thức đối với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo lên những cán bộ có năng lực tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời tạo nên ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm và khả năng thuyết phục cao trong công việc.
3.2.4 Ứng dụng tin học trong công tác quản lý:
Ứng dụng tin học trong công tác quản lý hồ sơ hưởng BHXH là một điều cần thiết khách quan. Vì trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay việc sử dụng tin học đã trở thành phổ biến. Và việc sử dụng tin học giúp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức lưu trữ và xây dựng chương trình quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH được nhanh gọn và chính xác hơn. Nó có thể giúp cán bộ bảo hiểm tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, và làm được nhiều công việc vượt ra khỏi tầm khả năng, do đó nâng cao hiệu quả công tác của các cán bộ BHXH.
Hiện nay cho thấy trình độ tin học của các cán bộ BHXH còn chưa cao, việc nắm bắt các công nghệ tin học mới còn chậm. Do vậy cơ quan BHXH cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo tin học cho các cán bộ.
Thường xuyên nghiên cứu và tìm tòi sáng tạo ra các phần mềm quản lý mới có tính ưu việt hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cũng nên phối hợp với bộ phận khoa học công nghệ và thông tin để làm các phần mềm này.
3.2.5 Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm chính sách BHXH theo pháp luật
- Để xử lý nợ đọng BHXH, BHXH quận Hà Đông chỉ đạo trước hết cán bộ phải sâu sát đơn vị để biết được những lí do đơn vị nợ đọng, phải phân tích cụ thể từng nguyên nhân, phải cùng đơn vị tháo gỡ những hạn chế, khó khăn; nếu thực sự không có khả năng đóng BHXH cho người lao động do các nguyên nhân khách quan, BHXH quận Hà Đông sẽ báo cáo các ngành, các cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chỉ trường hợp cố tình trốn tránh mới tiến hành khởi kiện ra toà theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như qua các kênh thong tin truyền thông đại chúng, qua báo, đài phát thanh, đài truyền hình, tờ rơi... để người lao động một mặt hiểu được chế độ chính sách về BHXH, mặt khác, gây thêm sức ép đối với chủ các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
- Chủ động đôn đốc thu nợ BHXH, rà soát, phân loại các đơn vị nợ đọng để có kế hoạch xử lý cụ thể đối với từng đơn vị; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đóng-hưởng, đóng đến đâu xác nhận và thực hiện giải quyết chế độ đến đó; tính lãi suất chậm nộp đầy đủ theo quy định hiện hành.
- Triển khai kiểm tra, phối hợp thanh tra chuyên đề về BHXH, trước hết là đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định trong lĩnh vực BHXH; thực hiện khởi kiện ra Toà án đối với những đơn vị cố tình vi phạm sau khi đã áp dụng biện pháp hành chính.
- Đã đến lúc phải có cơ chế, chính sách để xác lập, xây dựng và duy trì các kênh trao đổi thông tin phù hợp và thuận lợi cho DN và NLĐ với cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ; thực hiện cải cách hành chính, tổ chức công việc thực sự khoa học, giải quyết các yêu cầu của DN, NLĐ đăng ký tham gia, giải quyết quyền lợi BHXH thuận lợi, chính xác. Đối với các hành vi cố ý không đóng hoặc nợ BHXH kéo dài cần được phát hiện, xử lý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật cần phát huy tính răn đe của các biện pháp xử phạt bằng kinh tế.
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp
3.3.1 Hoàn thiện các chính sách pháp luật về BHXH
Trước hết, cụ thể hoá Luật BHXH, trong đó tập trung xác định rõ đối tượng tham gia BHXH bao gồm đối tượng bắt buộc BHXH là người làm công ăn lương của cả khu vực công và khu vực tư và BHXH tự nguyện cho mọi người dân theo nguyên tắc có đóng bảo hiểm thì được nhận trợ cấp theo quy định, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của người tham gia BHXH, trách nhiệm của tổ chức BHXH, của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và đầu tư…
Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương thực hiện kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ "trong sạch, vững mạnh" hàng năm. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động.
Có cơ chế phối hợp từ Bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn kịp thời thống nhất các quy định của Luật BHXH, đặc biệt là chế độ tiền lương làm cơ sở đóng - hưởng của người lao động trong các đơn vị ngoài quốc doanh hướng dẫn về quy trình, thủ tục cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật BHXH và biện pháp xử lý triệt để nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế của Luật, kể cả từ các xử lý đơn giản như tính lãi chậm nộp hay khấu trừ tài khoản trong ngân hàng...
Để chính sách BHXH được tiếp tục hoàn thiện, thời gian tới cần mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; hoàn thiện các chế độ BHXH như tuổi nghỉ hưu, cách tính và mức hưởng lương hưu bảo đảm nguyên tắc đóng-hưởng và có chia sẻ cộng đồng; xây dựng loại hình BHXH tự nguyện, trên cơ sở xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và có chế tài thực hiện BHXH, trong đó quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức BHXH.
3.3.2 Các cơ quan Nhà nước và cơ quan cấp trên cần tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động thu BHXH
Công tác kiểm tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại đòi hỏi tính chuyên môn, hiểu biết sâu rộng, đạo đức tác phong nghiêm túc, có thái độ hòa nhã, giải thích hướng dẫn rõ ràng, tránh gây phiền hà cho đối tượng. Đổi mới, hoàn thiện, chuyển đổi cung cách làm việc từ hành chính sang tổ chức phục vụ đối tượng. Để đáp ứng được yêu cầu đó, phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tác phong cho đội ngũ cán bộ công chức. Phân công, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng người, thực hiện phân công theo hướng chuyên sâu nghiệp vụ như thu, chi, khám chữa bệnh... nhưng đều có thể xử lý, giải quyết công việc khác theo sự phân công, sắp xếp khi có yêu cầu.
Thực hiện các cuộc kiểm tra theo trình tự quy định: xây dựng đề cương, thông báo nội dung cần kiểm tra để đảm bảo thực hiện kiểm tra có hiệu quả, kịp thời đưa ra thông báo kết luận xử lý sau kiểm tra.
Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các kết luận kiểm tra, nhất là các vấn đề về đóng góp các khoản nợ, truy nộp BHXH để giải quyết kịp thời chế độ BHXH cho người lao động. Phối hợp các cơ quan chức năng (Ban Kiểm tra, BHXH Việt Nam; Sở Lao động - Thương binh & Xã hội; Thanh tra và UBND các phường để xử lý những đơn vị không hoặc chấp hành chưa nghiêm túc, xử lý sau kiểm tra nhằm thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra BHXH tại các đơn vị trên địa bàn.
3.3.3 Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chính sách pháp luật BHXH
- Tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra đối với khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... kiểm soát chặt chẽ số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động để có thể triển khai việc quản lý thu BHXH cũng như giải quyết kịp thời chế độ BHXH đối với người lao động đúng chính sách tránh vận dụng tuỳ tiện pháp luật.
- Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương phép nước nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH; nâng cao đời sống văn hoá cũng như các điều kiện về kinh tế-xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật... Đây là những biện pháp liên quan không chỉ đến ngành BHXH mà còn cần sự giải quyết của các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan thực thi pháp luật.
- Đề xuất kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHXH, tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHXH theo hướng cụ thể hoá các quy phạm pháp luật, tránh những quy định có tính chung chung, tạo ra những kẽ hở để lách luật, xây dựng các quy phạm mang tính đơn trị về nghĩa, tránh sự thiếu rõ ràng gây cản trở cho việc áp dụng pháp luật, gây dẫn đến sự tuỳ tiện vận dụng trong việc giải quyết chính sách BHXH. Tập trung nghiên cứu và triển khai về mức xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó cần quy định đồng bộ các giải pháp về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, chuyên sâu về lĩnh vực này nhằm đảm bảo công tác thanh, kiểm tra về BHXH đạt hiệu quả cao.
- Phát huy những biện pháp cụ thể hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và phòng ngừa có hiệu quả, ngăn chặn tiến tới, không để xảy ra các vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Nghiêm túc xem xét, thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư tố cáo các trường hợp có dấu hiệu vi phạm; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các đoàn thể, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp… huy động nhiều cấp, nhiều ngành tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Đồng thời, cần có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán bộ bảo vệ pháp luật đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bảo vệ pháp luật cũng như xét xử và cải tạo những đối tượng có hành vi vi phạm để góp phần vào việc phòng ngừa sai phạm tái diễn.
KẾT LUẬN
BHXH là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà còn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chính trị.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sức ép trên thị trường lao động ngày một tăng lên. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế nước nhà vẫn đang gặp khó khăn do tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. BHXH chính là sự cần thiết khách quan và không thể thiếu được đối với người lao động. Hoạt động BHXH đã ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ Ngân sách nhà nước tạo nguồn vốn khá lớn để đầu tư tăng trưởng phát triển kinh tế.
Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trên địa bàn thành phố. Trải qua 15 năm kể từ khi thành lập cho đến nay, BHXH quận Hà Đông đã luôn thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người lao động và các đối tượng thụ hưởng chính sách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an sinh xã hội tại địa phương
Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Em hy vọng rằng mình sẽ tự rút ra được những bài học, những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại BHXH quận Hà Đông và tin rằng quý đơn vị trong thời gian tới sẽ ngày càng hoạt động tốt hơn và đủ điều kiện để khắc phục những tồn tại, và thực hiên được những giải pháp để trở thành đơn vị đi đầu trong công tác thu BHXH trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo hiểm. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình An sinh xã hội. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Bảo hiểm xã hội - Những điều cần biết. Nhà xuất bản Thống kê Hà nội
4. Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007, Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/20;Quyết định số 4427/BHXH-BT
5. QĐ thu 6051/QĐ-BHXH
6. Luật BHXH và hệ thống câu hỏi - Nhà xuất bản Lao động xã hội
7. Một số địa chỉ website:
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà nội
Trang tin điện tử BHXH Việt Nam
Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam
Tổng cục thống kê
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BNN : Bệnh nghề nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNNCL : Doanh nghiệp ngoài công lập HTX : Hợp tác xã
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
HCSN : Hành chính sự nghiệp
KCB: Khám chữa bệnh
LĐ – TB&XH : Lao động thương binh và xã hội
NLĐ: người lao động
NSDLĐ : người sử dụng lao động
NSNN : Ngân sách nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNLĐ : Tai nạn lao động
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43125.doc