Chuyên đề Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh Bắc Ninh

Đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về lao động và việc làm ở nông thôn hay cả nước, nhưng chưa có nghiên cứu thực sự viết về lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh. Bài viết này viết về thực trạng của lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay và ảnh hưởng của thực trạng đó đến đời sống của nông thôn. Hiện nay, tình trạng nông thôn của nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng ngày càng chịu những tiêu cực từ vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn và trở lên bất ổn. Đó là tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp và ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đã lan đến nông thôn. Do cuộc sống không ổn định nên sản xuất nông nghiệp cũng không đạt được hiệu quả cao. Thực trạng nông nghiệp nông thôn hiện nay đã được quan tâm nhiều, các chính sách của nhà nước đưa ra để giải quyết những nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống của nông thôn như chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hay chương trình khuyến nông cũng thường xuyên được thực hiện. Bên cạnh đó bài viết cũng phân tích thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay của tỉnh và sự chuyển dịch của nó và từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những tình trạng xấu như việc thực hiện các chính sách hay các chính sách chưa gắn với thực tế của người nông dân. Những nhà doanh nghiệp cũng chưa thực sự tích cực trong việc hỗ trợ đào tạo nghề hay là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích nhà doanh nghiệp trong tiêu thụ các sản phẩm cho nông nghiệp vẫn chưa hiệu quả và chưa lôi kéo được các doanh nghiệp vào thị trường nông sản nông thôn.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chương trình tổ chức diễn đàn khuyến nông @ công nghệ với chủ đề: “Công tác dồn điền đổi thửa phục vụ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn” trong 2 ngày 19 – 20/5 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc thành phố Bắc Ninh. Diễn đàn đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng ruộng đất, dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, quy hoạch đồng ruộng, xây dựng nông thôn mới, bố trí dân cư, lao động nông nghiệp hợp lý nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân. Để khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp, Hội nông dân tỉnh đã tổ chức các cuộc thi nông dân giỏi và phát động trong cả tỉnh. Trong các chương trình có rất nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân giỏi. Theo thống kê, đến hết năm 2008, Hội có hơn 144000 hội viên sinh hoạt tại 674 chi hội thì có đến gần 68310 hội viên đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” các cấp, tương đương 37,5% so với số hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 800 hộ đạt danh hiệu cấp trung ương, trên 1300 hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh. Ngoài chương trình thi đua do Hội nông dân và các cấp tổ chức còn có các chương trình hỗ trợ vốn, kỹ thuật, và giống… giúp nông dân hăng hái sản xuất. Định hướng của nhà nước và địa phương về vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay 1. Định hướng về quy hoạch sử dụng đất đai Đất nông nghiệp Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giá trị kinh tế và hàng hoá lớn, đạt trên 60%. Tiếp tục đầu tư thúc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hàng hoá, nông sản có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường Hà Nội và các đô thị, các khu CN của Bắc Ninh, có tính đến thị trường quốc tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giá trị cao qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, lao động, nguồn vốn. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất - chế biến - thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi một cách cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn với công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Theo quy hoạch đã được duyệt, thời kỳ 2000 - 2010 diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác là 6.124,19ha nhưng do điều chỉnh, bổ sung diện tích đất cho các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở nên diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ ngày càng giảm. Dự kiến sau điều chỉnh diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển sang sử dụng vào mục đích khác 8.438,81ha, trong đó: Chuyển sang đất chuyên dùng 7.170,56ha Chuyển sang đất ở 1.268,25ha: Chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 4.383,35ha. Quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, vùng chuyên canh màu, cây CNNN chất lượng cao, vùng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc + đậu đỗ). 2. Định hướng về giải quyết việc làm và lao động. Tạo việc làm phi nông nghiệp để giảm lao động trong nông nghiệp đến năm 2010 còn khoảng 290 nghìn lao động, năm 2010 còn khoảng 234 nghìn lao động và năm 2020 còn khoảng 191 nghìn lao động trong nông nghiệp, chiếm khoảng 30% trong cơ cấu lao động toàn xã hội. Đưa nhanh giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên 1ha canh tác thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và tăng hệ số sử dụng đất. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Hình thành các vùng cây, con hàng hoá như: vùng lúa chất lượng cao, rau sạch, hoa cây cảnh, cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ nhu cầu ở các đô thị lân cận trong vùng và nội tỉnh. Đưa chăn nuôi thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, bò sữa, khai thác triệt để mặt nước và chuyển vùng trũng trồng lúa bấp bênh sang nuôi thuỷ sản. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống còn 4 - 4,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 90% vào năm 2020. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 45 - 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng lao động chiếm khoảng 70%. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 40%, năm 2020 khoảng 50 - 60%. Định hướng về các chương trình hỗ trợ và khuyến khích sản xuất Tổ chức các chương trình hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật chăn nuôi… tổ chức các chương trình phòng chống dịch bệnh hại ở cây trồng và ở vật nuôi. Các chương trình hỗ trợ giống cây trồng, con giống cho nông dân sản xuất phải tổ chức thường xuyên. Chương trình khuyến nông cũng luôn luôn được quan tâm để khuyến khích người lao động sản xuất, năng động sáng tạo trong quá trình sản xuất. Chương trình trợ cấp cho sản xuất của nông dân hoặc các chương trình trợ cấp chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, bằng các hình thức như là trợ giúp nông dân hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác. Các chương trình hỗ trợ đầu tư cho người nghèo, vào những hộ gia đình khó khăn, hoặc cho các hộ nông dân ở khu vực nông thôn. Các chương trình hỗ trợ thiên tai dịch bệnh cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất gặp phải cũng thường xuyên phải được triển khai. Các chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho người nông dân cũng sẽ được thực hiện và phát huy hiệu quả. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay Thực trạng nguồn lao động của tỉnh Số lượng và chất lượng của lao động nông nghiệp nông thôn từ 2000 đến nay Số lượng: - Số lượng lao động liên tục tăng lên qua các năm nhưng với tốc độ giảm dần nhờ các chính sách hạn chế tăng dân số. Ví dụ như TP Bắc Ninh, tốc độ gia tăng dân số của thành phố từ năm 2000 đến 2008 có 2 giai đoạn. Đầu tiên, từ năm 2000 có số lượng dân số trong độ tuổi lao động là 45575 người đến năm 2005 số lượng này là 48052 người (sau 5 năm tăng 2477 người) như vậy giai đoạn này tốc độ gia tăng của dân số trong độ tuổi lao động của thành phố vào khoảng: 1.09%/năm. Đến giai đoạn sau, từ năm 2005 đến năm 2008 tỷ lệ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đã giảm, từ 48052 người năm 2005 lên 49603 năm 2008 (sau 3 năm tăng lên 1551 người) tương đương với tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở khoảng 1.075%/năm. Điều đó thể hiện hiệu quả của các chính sách kế hoạch hóa gia đình, đời sống và nhận thức của người dân đã tăng cao. Số lượng dân số trong độ tuổi của các địa phương trong tỉnh được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng: Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh từ năm 2000 đến nay Đơn vị: người Năm 2000 2001 2005 2008 TP Bắc Ninh 45575 46060 48052 49603 Yên Phong 81705 82611 86337 89241 Quế Võ 89689 90585 94259 97113 Tiên Du 70996 71612 74120 76077 Từ Sơn 66563 67338 70529 73022 Thuận Thành 82002 82614 85108 87028 Lương Tài 57183 57456 58561 59404 Gia Bình 47578 48218 50865 52946 Tổng số 541291 546494 567810 584343 Nguồn: Tư liệu kinh tế xã hội 631 Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh Việt Nam Chất lượng: Chất lượng lao động nông thôn của tỉnh trong những năm qua tăng lên rõ rệt, số lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên, tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở doanh… cũng tăng lên. Cùng với nó là tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành sản xuất nông nghiệp giảm xuống. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cũng như tỷ lệ các hộ sản xuất nông nghiệp thuần nông ngày càng giảm. Thay vào đó là số hộ chăn nuôi, sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại cũng tăng lên. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh trong những năm qua cũng ngày càng tăng cao. Điều đó được thể hiện ở bảng dưới: Theo bảng dưới đây ta thấy, cùng với tổng lực lượng lao động của tỉnh tăng lên thì số lượng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh cũng tăng lên qua các năm. Năm 2001 số lượng lao động trong độ tuổi là 503,300 nghìn người và có 108,754 nghìn người đã qua đào tạo nói chung chiếm 21,6% còn đến năm 2004 số lượng lao động trong độ tuổi là 526,676 nghìn người trong đó 139,569 nghìn người đã qua đào tạo nói chung và chiếm 26,5% tổng lực lượng lao động. Trong số lượng người đã qua đào tạo thì chủ yếu là thành phần lao động đã qua đào tạo nghề, và trong những năm gần đây tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề cũng tăng nhanh hơn các loại hình lao động khác. Cụ thể ở bảng dưới: Bảng: Số lượng và tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh giai đoạn 2001-2004 Đơn vị: người và % Tổng lực lượng lao động (người) Lao động chưa qua đào tạo (người Tỷ lệ so tổng LLLĐ (%) Lao động đã qua đào tạo nói chung (người Tỷ lệ so tổng LLLĐ (%) Lao động đã tốt nghiệp THCN, CĐ, ĐH và trên đại học (người) Tỷ lệ so tổng LLLĐ (%) Lao động đã qua đào tạo nghề (người) Tỷ lệ so tổng LLLĐ (%) 2001 503.300 394.546 78,4 108.754 21,6 31.661 6,3 77.093 15,3 2002 514.468 395.633 77,1 118.835 22,9 36.109 7 82.726 16,1 2003 521.468 392.149 75,2 129.319 24,8 39.627 7,6 89.692 17,2 2004 526.676 387.107 73,5 139.569 26,5 40.554 7,7 99.015 18,8 Nguồn: Kết quả điều tra lao động-việc làm hàng năm 2001-2004 BẢNG: TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ TRONG TỈNH NĂM 2007 Huyện, thị Ban quản trị HTX Ban kiểm soát HTX Kế toán HTX Văn hóa Chuyên môn Chưa tập huấn năm 2007 Văn hóa Chuyên môn Chưa tập huấn năm 2007 Văn hóa Chuyên môn Chưa tập huấn năm 2007 Cấp II Cấp III ĐH TC SC&CĐT Cấp II Cấp III ĐH TC SC&CĐT Cấp II Cấp III ĐH TC SC&CĐT Bắc Ninh 70 50 4 8 108 67 35 25 3 7 50 34 40 20 1 11 48 0 Yên Phong 61 50 3 5 103 71 66 30 1 5 90 68 32 45 2 10 65 12 Thuận thành 80 48 6 7 115 82 40 24 4 10 50 34 25 39 4 9 51 0 Quế võ 170 159 4 8 317 259 160 59 1 7 211 179 100 10 0 2 108 25 Gia Bình 100 57 0 9 148 97 40 63 0 5 98 58 47 28 3 18 54 75 Lương Tài 170 36 8 5 193 146 50 29 1 8 70 54 27 48 3 12 60 0 Tiên Du 70 50 1 3 116 75 60 40 2 7 91 75 30 40 0 13 57 5 Từ Sơn 39 50 4 6 59 4 27 13 3 5 32 5 11 24 4 4 27 35 Tổng cộng 760 480 30 51 1159 801 478 283 15 54 692 507 212 354 17 79 470 152 Tỷ lệ % 61,3 38,7 2,4 4,1 93,5 64,5 62,8 37,2 2,0 7,1 90,9 66,6 37,5 62,5 3,0 14,0 83,0 26,8 Đơn vị: người Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Đóng góp của lao động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế trong tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay tình hình kinh tế của tỉnh có tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh, theo thống kê năm 2005 gấp khoảng 1,9 lần năm 2000 và 2,8 lần so với năm 1997, các ngành phát triển chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ tỷ trọng đóng góp của 2 ngành này vào GDP của tỉnh ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn giữ ở mức cao và toàn diện, từ năm 2000 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh đã ở mức rất cao: 16,6%, còn từ năm 2001-2006, kinh tế luôn tăng trưởng ổn định ở mức cao: năm 2001 là 14,07%, năm 2002 là 13,87%, năm 2003 (13,61%), năm 2004 (13,82%), năm 2005 (14,04%) và năm 2006 là 15,25%. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm (1997 – 2006) là 13,5%, đứng thứ 2 trong 11 tỉnh đồng bằng Sông Hồng ( sau Vĩnh Phúc 16,7%). Ngoài tăng trưởng về mặt số lượng như trên đã nói, cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh từ 23,38% năm 1997 lên 35,7% năm 2000 và 47,8% năm 2006. Trong khi đó, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể, từ 40,1% năm 1997 xuống còn 38% năm 2000 và 23,6% năm 2006, khu vực dịch vụ thì ổn định ở mức 26-28%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh được biểu diễn qua biểu đồ sau: Biểu đồ: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh qua các năm: Đơn vị: % Năm 1997 2000 2006 CN - XD 23,8 35,7 47,8 NN 40,1 38 23,6 DV 36,1 26,3 28,6 Nguồn: Thành tựu kinh tế Bắc Ninh 10 năm qua 1997-2006 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã phản ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế và tác động tích cực làm cho ngoại thương phát triển, tích lũy tài sản và đầu tư tăng, tốc độ gia tăng dân số và tỷ lệ sinh giảm, giải quyết việc làm, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, (giúp nền kinh tế phát triển bền vững). Riêng về nông nghiệp, trong những năm qua sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh cũng phát triển tốt, giá trị sản xuất theo giá cố định tăng bình quân 5,83%/ năm ( giai đoạn 2001-2005). Giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 33,4 triệu đồng năm 2004 thì đến năm 2008 giá trị này là 55,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đóng góp vào ngành nông nghiệp giảm từ 68,19% năm 2000 xuống còn 58,51% năm 2005, đến năm 2008 còn 51,35%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi lại tăng lên từ 28,4% trong ngành nông nghiệp năm 2000 lên 37,64% năm 2005, năm 2008 là 34,23%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành sản xuất nông nghiệp truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo thống kê, năm 2000 tỷ lệ đóng góp của ngành này vào giá trị sản xuất của ngành là 99,25% đến năm 2007 thì tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 89,87% và năm 2008 lại tăng lên chút ít là 90,76%. Đồng thời với tỷ trọng ngành nông nghiệp có giảm đi là tỷ trọng thủy sản tăng lên: ngành thủy sản tăng từ 0,03% năm 2000 lên 9,74% năm 2007 và năm 2008 là 9,01%, ngành lâm nghiệp của tỉnh thì lại có tỷ trọng giảm đi: từ 0,72% năm 2000 xuống còn 0,39% năm 2007, năm 2008 là 0,23%. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được biểu diễn qua bảng sau: Bảng: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản từ 2000 đến 2008 Đơn vị: % Cơ cấu 2000 2001 2002 2003 2004 2007 2008 Nông nghiệp 99,25 95,46 95,36 95,03 93,53 89,87 90,76 - Trồng trọt 68,19 64,40 62,61 60,70 58,51 51,35 - Chăn nuôi 28,40 31,94 33,68 35,56 37,64 34,23 - Dịch vụ NN 3,42 3,66 3,70 3,74 3,58 5,18 Thủy sản 0,03 3,84 4,04 4,67 6,22 0,39 9,01 Lâm nghiệp 0,72 0,70 0,60 0,30 0,25 9,74 0,23 Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, dự kiến kế hoạch năm 2010 ngành nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, niên giám thống kê 2007,2008 Trong khoảng thời gian này có được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế như trên là do sự đóng góp rất lớn của người dân. Trong đó sự đóng góp của lao động nông thôn cũng không nhỏ. Lao động nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn này được huy động vào làm việc tại các ngành nghề khác và làm việc tại các làng nghề truyền thống. Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch như vậy là do cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn của tỉnh cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Lao động làm việc trong ngành trồng trọt giảm đi (nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao) và lao động làm việc trong ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng lên. Bảng: Diện tích các cây lương thực và hoa màu được trồng biến động qua các năm từ 2000 đến 2007 Đơn vị: nghìn ha 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Diện tích lúa 84.0 83.5 82.5 80.8 79.8 79.3 78.5 Diện tích ngô 4.4 2.2 2.3 2.4 2.4 2.3 2.5 Diện tích khoai lang 3.3 2.8 2.7 2.2 2.3 1.9 1.6 Diện tích sắn 0.1 0.1 0.1 0.1 0.0 0.1 0.1 Diện tích mía 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.0 Diện tích lạc 1.8 1.5 1.6 1.9 2.0 1.6 1.4 Diện tích đậu tương 1.4 2.0 2.1 1.9 1.7 1.8 2.0 Nguồn: niêm giám thống kê 2007 Bảng: Sản lượng của ngành chăn nuôi từ năm 2000-2007 Đơn vị: nghìn con Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Số Trâu 17.1 11.3 9.5 8.0 5.5 4.1 Số Bò 42.6 48.3 54.6 59.8 62.2 60.6 Số Lợn 419.7 473.3 451.3 462.7 441.2 383.9 Số Gia cầm 3038 3956 3388 3676 3312 3807 Nguồn: niên giám thống kê 2007 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng, địa phương Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phân theo các vùng, địa phương là tương đối đồng đều. Bảng: Dân số trong độ tuổi lao động phân theo các huyện trong tỉnh Đơn vị: người Năm 2000 Năm 2001 Năm 2007 TP Bắc Ninh 45575 46060 48982 Yên Phong 81705 82611 87853 Quế Võ 89689 90585 96332 Tiên Du 70996 71612 76156 Từ Sơn 66563 67338 71611 Thuận Thành 82002 82614 87856 Lương Tài 57193 57456 61102 Gia Bình 47578 48218 51277 Nguồn: Niêm giám thống kê 2000, 2001, 2007 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các vùng trong tỉnh tương đối giống nhau, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng nông thôn và thành thị. TP Bắc Ninh là trung tâm văn hóa của tỉnh, và cũng là vùng có tốc độ gia tăng lao động trong độ tuổi thấp nhất. Từ năm 2001 đến năm 2007 số lượng lao động trong độ tuổi tăng lên là 2922 người, trong khi ở huyện Quế Võ: từ năm 2001 đến năm 2007 số lượng lao động trong độ tuổi tăng lên là 5747 người (gần gấp đôi số lượng lao động tăng lên của TP Bắc Ninh). Có sự khác nhau như vậy là do giữa nông thôn và thành thị có trình độ dân trí khác nhau, phong tục tập quán giữa các vùng trong một tỉnh cũng có khác nhau, hơn nữa công tác KHH GĐ ở các vùng trong tỉnh là khác nhau. Sự gia tăng số lượng lao động trong độ tuổi giúp gia tăng cung lao động trong tỉnh, để đáp ứng cho nhu cầu lao động tăng lên qua các năm và xuất khẩu lao động. Lực lượng lao động ở các vùng trong tỉnh tăng lên đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của các vùng trong tỉnh. Từ năm 2001 đến năm 2006, tỷ trọng các hộ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ở các huyện tăng lên, ở Quế Võ tăng từ 6,5% năm 2001 lên 24,6% năm 2006, huyện Lương Tài tăng từ 9,7% lên 26,2%, còn ở Gia Bình tăng từ 15,1% năm 2001 lên 33,7% năm 2006. Ngoài những thành tựu trên, tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô mỗi vùng từ 50 – 100ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1.5 – 2 lần lúa vùng thường, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao, điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ, vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu từ 45 – 55 triệu đồng/ha/năm, vùng cà chua ở Yên Phong cho thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm, mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình Bảng – Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo độ tuổi Cũng giống các địa phương khác trên cả nước, cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn theo độ tuổi ngày càng chuyển dịch theo hướng già đi. Lý do là các lao động trẻ chuyển sang hoạt động ở các ngành nghề khác hoặc đến các địa phương, thành phố khác làm lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh bị già đi. Chuyển dịch cơ cấu theo trình độ lao động Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể từ 7,8% năm 1997 lên 38% năm 2007. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 75,2% năm 1997 lên 84% năm 2007. Trình độ chuyên môn của người lao động cũng từng bước được nâng cao. Điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng: Trình độ lao động của của những người ở trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế thường xuyên Đơn vị: người 1997 1998 1999 2000 2007 Tổng số 449113 427469 435117 437348 469599 Không biết chữ 4659 2441 6135 2920 3135 Chưa tốt nghiệp cấp I 46421 37841 40019 33461 35928 Tốt nghiệp cấp I 123125 128900 129388 126398 135719 Tốt nghiệp cấp II 223310 213124 209421 212433 228098 Tốt nghiệp cấp III 51616 45163 50154 62136 66718 Nguồn: Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2000, niêm giám thống kê năm 2007 Theo bảng trên ta thấy, số lượng lao động không biết chữ giảm đi sau 11 năm từ năm 1997 là 4659 người đến năm 2007 số lao động đang hoạt động trong các hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh không biết chữ chỉ còn là 3135 người, tốc độ giảm của số người không biết chữ trung bình khoảng 3.7%/năm. Bên cạnh đó số lượng lao động đang hoạt động kinh tế thường xuyên trong tỉnh có trình độ tốt nghiệp cấp I trở lên tăng cao. Đặc biệt là số lượng người tốt nghiệp cấp III, năm 1997 số người tôt nghiệp cấp III là 51616 người đến năm 2007 tăng lên thành 66718 người tốc độ tăng lên trung bình là 2.36%/năm. Về tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động ở nông thôn đã tăng lên, từ 75.2% năm 2007 lên 84% năm 2007. Bảng: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ gia đình ở nông thôn Bắc Ninh so với cả nước, ĐBSH, và một số tỉnh năm 2006. Đơn vị: % Nông, lâm, thủy sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Cả nước 100 67.83 62.94 0.30 4.59 ĐB Sông Hồng 100 52.79 50.87 0.03 1.89 Hà Nội 100 30.94 30.38 0.05 0.51 Vĩnh Phúc 100 63.17 61.93 0.07 1.17 Bắc Ninh 100 38.50 35.91 0.02 2.58 Nguồn: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 Theo bảng số liệu trên ta thấy so với cả nước thì tình hình thu nhập của các hộ gia đình trong tỉnh chủ yếu từ các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình từ nông nghiệp chỉ chiếm 38.50%, trong đó chủ yếu vẫn là trồng trọt, trong khi cả nước có tới 67.83% số hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp (gần gấp đôi tỷ lệ của Bắc Ninh). Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề Theo thống kê, lao động nông thôn ở các hộ và các HTX nông lâm thủy sản năm 2007 giảm 23% so với năm 1997. Lý do là các lao động nông nghiệp nông thôn chuyển sang làm việc tại các cơ sở phi nông lâm thủy sản chủ yếu là vẫn ở nông thôn, sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Lao động nông thôn hiện nay đã có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề. Trong ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Còn tỷ lệ lao động làm việc trong ngành trồng trọt giảm dần. Số lao động nông thôn của Bắc Ninh phân theo các ngành nghề: tổng số năm 2006 là: 435 274 người, trong đó 209 617 người làm việc trong ngành nông nghiệp và 186 người làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp, 8 203 người làm việc trong lĩnh vực thủy sản còn lại là những lao động làm việc trong ngành công nghiệp ở nông thôn. Tương ứng với cơ cấu lao động như sau: 48,16% lao động làm việc trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp) 0,04% làm việc trong lâm nghiệp 1,88% thủy sản. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn của tỉnh được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau: Bảng: Cơ cấu lao động tỉnh Bắc Ninh 2000 – 2005 Đơn vị: % Tổng số Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp Dịch vụ Năm 2000 100 80,2 12,5 7,3 Năm 2003 100 68,6 18,5 12,9 Năm 2005 100 62,2 20,7 17,1 Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh Các trang trại trồng trọt cũng chuyển từ trồng những cây trồng ngắn ngày, giá trị thấp sang trồng hoa, cây cảnh trong nhà lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Diễn biến tình hình kinh tế trang trại được thể hiện ở bảng sau: Bảng: Diễn biến tình hình kinh tế trang trại của tỉnh Đơn vị: số trang trại Huyện, thị TP Bắc Ninh Gia Bình Lương Tài Thuận Thành Quế Võ Từ Sơn Tiên Du Yên Phong Toàn tỉnh Năm 2006 Tổng 52 414 125 97 114 228 160 411 1601 CN 41 310 78 3 61 41 56 291 881 TS 1 15 26 0 20 48 8 94 212 TT - - 3 - - 1 3 - 7 KDTH 10 89 18 94 33 138 93 26 501 Năm 2007 Tổng 116 393 215 97 103 104 163 382 1609 CN 12 300 107 3 61 58 56 274 871 TS 14 18 63 - 9 29 8 87 228 TT 4 - 3 - - 1 3 - 11 KDTH 86 75 42 94 33 52 96 21 499 KH năm 2008 Tổng 116 395 218 110 100 140 163 382 1624 CN 12 300 107 5 61 58 56 274 873 TS 14 18 63 - 6 29 8 87 225 TT 4 - 3 - - 1 3 - 11 KDTH 86 77 45 105 33 52 96 21 515 KH năm 2009 Tổng 112 400 250 150 100 140 160 300 1612 CN 114 290 110 50 61 58 50 170 803 TS 10 15 63 - 6 29 5 20 148 TT 2 - - - - 1 3 - 6 KDTH 86 95 77 100 33 52 102 110 655 KH năm 2010 Tổng 100 410 260 200 100 135 160 300 1665 CN 10 200 190 50 61 53 50 170 784 TS 7 15 50 10 6 29 5 20 142 TT 1 - - - - 1 3 - 5 KDTH 82 195 20 140 33 52 102 110 734 Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Theo bảng số liệu trên ta thấy các trang trại của tỉnh chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và số lượng tăng dần qua các năm. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của trang trại kinh doanh tổng hợp, năm 2007 số trang trại kinh doanh tổng hợp là 499 trang trại thì năm 2008 theo kế hoạch là 515 trang trại và kế hoạch đến năm 2010 số trang trại kinh doanh tổng hợp là 734 trang trại. Điều đó cũng thể hiện đúng theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tình hình thu nhập và việc làm của người lao động và của các hộ sản xuất nông nghiệp Thu nhập: Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu lao động nên thu nhập của các hộ gia đình vì thế cũng có sự thay đổi, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình hiện nay ở nông thôn không phải chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang là thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ hoặc công nghiệp. Hơn nữa ngay cả nguồn thu nhập từ nông nghiệp cũng có sự thay đổi, thu nhập không còn phụ thuộc quá lớn vào sản xuất nông nghiệp thuần túy mà ngày càng chuyển sang thu nhập từ các ngành khác như thủy sản và lâm nghiệp. Năm 2006, theo thống kê nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ở Bắc Ninh có cơ cấu như sau: 38,50% là từ nông lâm thủy sản, trong đó: 35,91% là từ sản xuất nông nghiệp 0,02% là từ lâm nghiệp, 2,58% là từ thủy sản. Các nguồn thu nhập của gia đình ngày càng đa dạng hơn, và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh những năm qua cũng giảm đi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 1997 xuống 3,5% (theo tiêu chí cũ) và xuống còn 9,3% năm 2007 (theo tiêu chí mới). Đến hết năm 2006, toàn tỉnh đã xây dựng được 745 căn nhà tình nghĩa, xóa hết nhà tranh tre nứa lá. Thu nhập bình quân của người dân Bắc Ninh tăng dần, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh mới bằng 91,6% so với bình quân của cả nước, thì đến năm 2004 đã là 100,7% và năm 2008 ước đạt 1.184 USD, cao hơn bình quân chung cả nước. Việc làm: Theo đánh giá thì mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động. Năm 2007, có 119.943 lao động được đào tạo nghề qua các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Đến tháng 6 – 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 35,1% ( năm 2007 đạt 23,5%), số lượng lao động được tạo việc làm mới tăng hàng năm. Tuy nhiên lao động nông nghiệp nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều, theo thống kê của tổng cục thống kê thì tỷ lệ lao động thất nghiệp của Bắc Ninh qua các năm được thể hiện ở bảng sau: Biểu đồ: Tỷ lệ lao động thất nghiệp của lao động của tỉnh Bắc Ninh từ 2000 đến 2007 Đơn vị: % Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2007 Theo biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh qua các năm giảm đi rõ rệt. Năm 2000 tỷ lệ lao động thất nghiệp của lao động thành thị của tỉnh chiếm 7,34% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn của tỉnh là 75,53%, đến năm 2005 tỷ lệ này lần lượt là 5,61 và 80,21, tiếp tục đến năm 2007 theo thống kê tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh là: 5,74% ở thành thị và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là: 80,65%. Như vậy ta thấy tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh qua các năm ngày càng giảm, trong khi lực lượng lao động của tỉnh qua các năm cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ công tác giải quyết việc làm của tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, đời sống của nhân dân trong tỉnh nhờ vậy được ổn định hơn và từ đó thu nhập của người dân cũng tăng lên. Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được thì vẫn còn những hạn chế. Lao động được giải quyết việc làm nhưng vẫn đứng trước nguy cơ thất nghiệp và thực tế đã xảy ra. Những lao động khi có những yếu tố bất lợi xảy ra với họ, những lao động có trình độ chuyên môn không cao nên họ sẽ khó lòng đứng vững trước những tác động xấu, ví dụ như khủng hoảng kinh tế… Vì vậy mà nhà nước và địa phương cần có những chính sách để bảo vệ họ khỏi những tác động này, ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp ( sắp được ban hành và thực hiện) Các chương trình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh đã làm được và vẫn còn chưa hiệu quả Từ năm 2006, tại tỉnh đã có trung tâm tư vấn, tuyển dụng lao động với trang web trực tuyến để lao động có thể chủ động tham gia và nộp hồ sơ qua trang web. Tuy nhiên hoạt động của các hội chợ việc làm được tổ chức tại trung tâm không nhiều và hiệu quả còn chưa cao. Hàng năm qua các hội chợ việc làm này đã góp phần đưa các nhà doanh nghiệp và người lao động lại gần với nhau hơn. Tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho nhà doanh nghiệp và người lao động. Qua các hội chợ việc làm này có rất nhiều người lao động tìm được việc làm. Tỉnh cũng có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và phối hợp thực hiện các chính sách tạo việc làm cho người lao động với các doanh nghiệp trong tỉnh. Tỉnh cũng tổ chức các chương trình xuất khẩu lao động sang nước ngoài, các chương trình này vừa có lợi cho địa phương nhờ các nguồn thu nhập khi đi lao động ở nước ngoài mà người lao động gửi về địa phương lại vừa có lợi cho người lao động và gia đình họ. Đây là một hướng đi hay và hiện nay đang được phát huy ở tỉnh. Các thị trường xuất khẩu lao động hiện nay của tỉnh thường là Hàn Quốc hoặc Đài Loan, tỉnh đang tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác như Đức… 5. Bản thân người lao động nông nghiệp nông thôn cũng có trình độ ngày càng tăng lên, nhưng tốc độ và tỷ lệ lao động có trình độ tăng lên rất chậm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, từ 7,8% năm 1997 lên 38% năm 2007. Tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề tìm được việc làm cũng tăng. Điều này cũng đã được đánh giá ở phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ở trên. Nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề nâng cao trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn đã thay đổi nhiều. Mọi người đều muốn có trình độ chuyên môn hay học vấn ngày càng cao để có thể tìm kiếm những việc làm hợp lý, thái độ buông xuôi đã dần bị loại bỏ. Người lao động luôn tự tìm kiếm những cách làm ăn mới hiệu quả đem lại thu nhập cao để học hỏi và làm theo. Những hộ gia đình thì luôn tìm kiếm, năng động sáng tạo hơn để có thể đa dạng cơ cấu ngành nghề của hộ gia đình mình từ đó đa dạng hóa cơ cấu thu nhập của gia đình. Người lao động trong sản xuất nông nghiệp đã thực hiện sản xuất có kế hoạch hơn và theo sự hướng dẫn của các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hay chương trình hướng dẫn sản xuất. Hiện nay nhà nước đã có những chương trình hỗ trợ vốn, giống cho nông dân sản xuất và liên kết với các công ty, doanh nghiệp làm đầu ra cho các sản phẩm nông sản hay thực phẩm của nông nghiệp. Ở nông thôn có những hiệp hội thường xuyên cập nhật những chính sách, phổ biến những chương trình về nông nghiệp nông thôn để người lao động tham gia và phát triển sản xuất. Tuy rằng việc sản xuất của người lao động nông thôn vẫn chủ yếu là 6. Tác động của các nhân tố khách quan Tác động xấu: thiên tai, bênh dịch, thị trường đầu ra của một số mặt hàng không ổn định… Trong giai đoạn vừa qua, các dịch bệnh như Lở mồm long móng ở Lợn và gia súc hay dịch cúm ở gia cầm cũng lây lan đến tỉnh và gây tổn thất lớn cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Thị trường đầu ra của một số mặt hàng được khuyến khích sản xuất và hỗ trợ vốn chỉ được trong thời gian ngắn một vài mùa. Sau đó việc sản xuất mặt hàng đó lại có thể không tìm kiếm được thị trường đầu ra (chủ yếu là thị trường Hà Nội). Tác động tốt: thời tiết thuận lợi, điều kiện thị trường tốt… Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nông dân được mùa và với những thị trường tiêu thụ đã được hợp đồng trước thì 7. Tác động của quá trình CNH – HĐH của tỉnh Tác động của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn đến lao động nông nghiệp nông thôn. Tác động của quá trình Đô thị hóa đất các mặt của sản xuất: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, gây ô nhiễm môi trường sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, tác động đến tâm lý của người lao động, tác động đến phong tục tập quán và những bản sắc văn hóa. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI 1. Giải pháp về chính sách của nhà nước * Nhóm chính sách về đất đai: Nhà nước cần có những chỉ thị, chính sách rõ ràng, hiệu quả phục vụ lợi ích của nhân dân về công tác đền bù đất, công tác hỗ trợ cho người lao động sau khi thu hồi đất để người lao động có thể ổn định công việc đảm bảo cuộc sống. Về quy hoạch sử dụng đất phải có chỉ thị rõ ràng và thông báo rộng rãi cho người lao động nông nghiệp nông thôn để họ có kế hoạch sử dụng đất phù hợp và tránh để tình trạng đất để không. Về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cũng phải phù hợp để ngành nông nghiệp có thể phát triển ổn định để đời sống nhân dân ổn định. Tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp là cơ sở để ngành nông nghiệp ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Đất sản xuất của ngành chăn nuôi và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng tăng, tích cực thực hiện các chương trình cải tạo vùng đồng trũng để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng cần đi kèm với các chính sách hướng dẫn, hỗ trợ vốn và kỹ thuật sản xuất, các chương trình phòng chống dịch bệnh… Về chế độ đền bù và công tác di dân, tái định cư cho người có đất thuộc quy hoạch chuyển đổi sang sử dụng với mục đích khác phải hợp lý. Các quy hoạch thu hồi đất cần phải tính toán rõ ràng và hợp lý nhất để những người có đất bị thu hồi nhất là nông dân mất ruộng có thể dùng số tiền đền bù này để ổn định lại cuộc sống hoặc phát triển kinh doanh hoặc sản xuất khác từ số tiền này. Số tiền đó phải đảm bảo rằng người mất đất và người có đất đều không có hại (nhất là nông dân – những người cần bảo vệ). Vì vậy trong việc tính toán về chế độ đền bù cần có sự tham gia nhiệt tình của người dân những vùng có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi đó công tác giải phóng mặt bằng cũng thuận lợi và nhanh chóng, hoạt động quy hoạch khi đó cũng được người dân ủng hộ. Cục hành chính đất đai của tỉnh cũng phải liên kết với các cục, sở khác để có quy hoạch và quản lý phù hợp, hiệu quả ví dụ như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh để tìm hiểu xem vùng nào có thể quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác và vùng nào là vùng sản xuất chuyên canh và có tính chất thổ nhưỡng đặc trưng không thể chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang mục đích khác. Những vùng này cần được ưu tiên phát triển, và bảo vệ… Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của hiệp hội và bản thân của người lao động nông thôn (chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn bị mất đất). Khi đó, bản thân những người đã sử dụng, sản xuất và kinh doanh trên những mảnh đất đó sẽ có kinh nghiệm hơn, giải phóng mặt bằng khi đó sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều. * Nhóm chính sách về đào tạo nghề Chính quyền các địa phương cũng như các cơ quan đoàn thể cần quan tâm và có sự tham gia nhiệt tình hơn đến các chương trình đào tạo nghề của nhà nước phát động. Sự tham gia nhiệt tình đó không phải vì trách nhiệm và chỉ tiêu mà vì lợi ích của chính bản thân những người lao động nông thôn. Vì thế, trong khi tuyên truyền về chính sách và các chỉ thị của nhà nước và tỉnh ủy về đào tạo nghề cần nói rõ về những lợi ích mà người lao động nhận được khi tham gia học nghề. Các trường học, trung tâm đào tạo nghề Các trường học, trung tâm đào tạo nghề cũng cần có nhiệt tình và đào tạo ra những người lao động có chất lượng chuyên môn cao, không phải đào tạo vì số lượng. Các trường học hoặc trung tâm dạy nghề này cũng cần liên kết với các công ty, doanh nghiệp để những lao động sau khi học tập và hoàn thành khóa học ở đây có thể có việc làm ngay. Nhất là đối với những người có năng khiếu, nên có những học bổng hoặc các khuyến khích để người tham gia học nghề có thêm động lực để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nhóm chính sách khuyến nông Các chính sách khuyến nông bao gồm các chương trình hỗ trợ vốn và công nghệ cho nông dân sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Các chương trình khuyến nông luôn luôn phải thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Cần quan tâm, chú trọng đến chính sách khuyến nông, có sự phân bổ vốn và nguồn lực phù hợp để thực hiện chính sách này hiệu quả. Chương trình hỗ trợ vốn và công nghệ cho nông dân sản xuất gắn với nhu cầu thực tế sản xuất của nông dân. Tổ chức các chương trình tập huấn nghiệp vụ vay vốn hay kỹ thuật chăn nuôi… cho nông dân để họ sản xuất và chăn nuôi đem lại hiệu quả cao, họ sẽ chủ động phòng chống được dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Chính sách khuyến nông cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nó khuyến khích người nông dân năng động, sáng tạo trong sản xuất, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn (nâng cao năng suất lao động). Các chương trình hỗ trợ vốn và kỹ thuật sản xuất sẽ trực tiếp giúp đỡ người nông dân, lao động nông nghiệp trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động. Vì vậy các chương trình hỗ trợ này cần diễn ra thường xuyên, liên tục để khuyến khích sản xuất và gián tiếp để thực hiện những mục tiêu xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo… 2. Giải pháp cho các doanh nghiệp về xúc tiến việc làm, công tác tuyển dụng lao động nông nghiệp nông thôn vào sản xuất Về phía các doanh nghiệp cần có sự tham gia nhiệt tình với các chương trình đào tạo nghề vì lao động nông thôn là những lao động cần cù, chăm chỉ thật thà nên qua các khóa đào tạo nghề của các doanh nghiệp, họ có thể tìm được những lao động có chất lượng và có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của công ty mình. Sự tham gia nhiệt tình trong công tác đào tạo nghề của các công ty hay doanh nghiệp có thể được biểu hiện qua các hình thức như là đầu tư góp vốn, tài trợ, học bổng hoặc cử những nhân viên của mình trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường hoặc trung tâm dạy nghề này để có nhứng hướng nghiệp kịp thời cho những lao động được đào tạo nghề tại đây. Doanh nghiệp cần liên kết với các hiệp hội, chính quyền địa phương để thực hiện các chương trình hướng nghiệp và hướng dẫn tham gia các khóa đào tạo nghề cho người lao động nông nghiệp nông thôn, nhất là những lao động nông nghiệp bị mất đất trong quá trình quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác. Doanh nghiệp cũng cần có những chương trình hỗ trợ cho các lao động học nghề để tạo niềm tin cho lao động nông nghiệp nông thôn khi họ tham gia học nghề để họ có khả năng cũng như tăng thêm động lực về đầu ra của học nghề, để họ tích cực tham gia học tập, tương lai có thể làm việc cho công ty hay doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần trực tiếp phối hợp với nhà nước để thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn. Doanh nghiệp cũng có thể tự tổ chức các trung tâm đào tạo nghề cho những lao động này để sau khi được học nghề những lao động này sẽ làm việc cho doanh nghiệp mình. Để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia công tác đào tạo nghề, nhà nước và địa phương cũng cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp bằng những chính sách ưu tiên… Cần có những chương trình huy động sự tham gia của các doanh nghiệp để họ tham gia vào công tác đào tạo nghề. Về công tác tuyển dụng, Công tác tuyển dụng cần nhanh chóng và cần tổ chức tuyển dụng ở nhiều địa điểm gần với dân cư để người lao động có thể chủ động trong cả công tác đăng ký và phỏng vấn. Công tác tuyển dụng nhanh gọn sẽ có lợi cho cả nhà doanh nghiệp và cả người lao động trong tham gia tuyển dụng. Công tác vừa phải diễn ra nhanh gọn lại vừa phải đáp ứng được yêu cầu của nhà doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều tới điều này để công tác tuyển dụng hiệu quả nhất có thể. Phát huy các trung tâm và trang web giới thiệu việc làm để cả người lao động và doanh nghiệp chủ động trong tìm việc và tuyển dụng. Các trang web này cũng cần thường xuyên tuyên truyền cho người dân nông thôn, và luôn luôn cập nhật những thông tin và liên kết, liên hệ với các công ty có nhu cầu tuyển dụng. Thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm để doanh nghiệp và những người lao động tìm việc, nhất là những lao động nông nghiệp nông thôn gặp gỡ và tuyển dụng. Các trung tâm này cũng cần tạo những liên hệ với trung tâm hoặc trường đào tạo nghề để những người lao động có trình độ chuyên môn không cao tìm hiểu và tham gia học nghề nâng cao tay nghề. 3. Giải pháp cho bản thân người lao động Bản thân người lao động cũng cần năng động hơn và tự học hỏi trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình, bằng cách tham gia các khóa đào tạo nghề những lao động nông nghiệp nông thôn này có thể phát huy được điểm tốt của mình và có thể tìm được công việc phù hợp. Người lao động cũng cần nắm vững các chương trình, chính sách của nhà nước về lao động nông thôn để những chính sách này được thực hiện hiệu quả. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì vậy để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động ở bất cứ khu vực nào cũng cần đầu tư cho giáo dục. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nghề. Đầu tư cho giáo dục đối với tất cả các địa phương, kể cả nông thôn và thành thị, đặc biệt là nông thôn cần có sự đầu tư nhiều và lâu dài để nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của các lao động tại đây, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn từ đó được nâng lên. Đầu tư cho giáo dục sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân nông thôn, giúp đời sống ở nông thôn giảm những bất ổn xã hội, ví dụ như các tệ nạn sẽ giảm bớt và được ngăn ngừa. Những học sinh được học tập sẽ có cơ hội học tập hơn nữa nâng cao trình độ hoặc có nhiều cơ hội làm việc ở các trung tâm, công ty hay doanh nghiệp hơn, đời sống của những lao động này phần lớn sẽ ổn định hơn. Vì vậy nhà nước và địa phương cần có quan tâm hơn nữa đến những chương trình giáo dục và đào tạo nghề. Vì đây là giải pháp lâu dài cho phát triển nông thôn bền vững. Về chương trình hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông nghiệp nông thôn, Các chương trình hỗ trợ thị trường đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Các sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất trong nông thôn cần có thị trường đầu ra rõ ràng. Ví dụ các cây được trồng để xuất khẩu như: khoai tây, dưa chuột… được đưa vào sản xuất với năng suất cao và có thị trường đầu ra rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong sản xuất, tránh khỏi tình trạng nông dân ngại tính rủi ro trong thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chính quyền địa phương cũng cần liên kết với các doanh nghiệp, công ty sử dụng các sản phẩm nông nghiệp này để họ có những yêu cầu kỹ thuật trước khi sản xuất, để sản xuất nông nghiệp cụ thể và hiệu quả hơn. Tránh tình trạng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra lại không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các công ty thu mua. Chính quyền địa phương hay các hiệp hội ở địa phương cũng cần đưa ra những khuyến khích đối với những công ty hay doanh nghiệp đặt hàng dài hạn cho các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất của bà con nông dân được ổn định. Và hơn nữa, chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân cũng phải linh động trong quá trình sản xuất để có những chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, phải có những học hỏi cũng như rút kinh nghiệm từ các địa phương khác. Luôn luôn phải tìm hiểu các địa phương có những mặt hàng nông sản hay thực phẩm cạnh tranh với mình để có những chương trình khuyến khích hoặc những điều chỉnh trong sản xuất kịp thời. Tránh tình trạng sản xuất không có học hỏi cũng như không có sự tham khảo, hay khi đã được thu hoạch mà không tìm kiếm được thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Nếu làm được những điều này, sẽ thu hút và tạo được động lực cho lao động nông nghiệp nông thôn trong sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp khi đó sẽ ngày càng ổn định, thu nhập của người lao động ổn định. Đời sống nông thôn sẽ tránh được những bất ổn do yếu tố thu nhập, việc làm và những yếu tố khác về lao động nông nghiệp nông thôn gây lên. 4. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một hướng có lợi cho cả người lao động và đối với cả kinh tế đất nước. Xuất khẩu lao động sẽ tạo được nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài đổ về và giúp người lao động có được khoản thu cao sau quá trình đi lao động ở nước ngoài về. Hình thức xuất khẩu lao động vừa có lợi cho địa phương lại vừa có lợi cho người lao động. Khi lao động xuất khẩu sang làm việc ở nước ngoài, họ sẽ gửi thu nhập về địa phương, sẽ làm tăng thu nhập của địa phương, cũng như thu nhập của gia đình người lao động xuất khẩu được nâng lên. Thu nhập đó sẽ tiếp tục được sử dụng là nguồn vốn cho sản xuất hoặc kinh doanh sau khi họ về nước. Nhưng hiện nay tình trạng xuất khẩu lao động ở nước ta chưa hiệu quả. Một phần do lao động có trình độ chuyên môn không cao, do ý thức của một số ít lao động chưa tốt. Do trình độ chuyên môn của lao động xuất khẩu không cao nên khi sang làm việc ở nước ngoài họ chủ yếu phải làm việc trong môi trường độc hại hoặc những việc không yêu cầu trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy mà tiền lương cho lao động nước ta khi sang làm việc ở nước ngoài không tương xứng với những cống hiến của họ. Hơn nữa do một số yếu tố tác động như môi trường làm việc không tốt hoặc do thái độ của những người quản lý khiến tâm lý của những người lao động không thoải mái, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao và ý thức là việc không tốt. Vì vậy các địa phương và công ty mô giới, khi tiến hành tìm kiếm các thị trường xuất khẩu lao động cần có những tìm hiểu kĩ về môi trường sống, môi trường làm việc của người lao động khi họ trực tiếp sang đây làm việc để tránh khỏi những tai nạn hoặc những trường hợp không đáng có xảy ra. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với giữ vững những thị trường đã xuất khẩu và có thể mở rộng thị trường ở ngay các thị trường trước đây. Các thị trường được mở rộng cũng cần tìm hiểu kĩ các điều kiện làm việc, công việc sẽ được làm như thế nào, chế độ bảo hộ ra sao… để đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động khi sang lao động tại đây. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước hiện nay chủ yếu là sang các nước trong khu vực và Châu á. Vì vậy nên mở rộng giao lưu, xuất khẩu lao động sang các thị trường khác như các nước ở Châu âu… để giải quyết việc làm cho ngày càng nhiều lao động. KẾT LUẬN Đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về lao động và việc làm ở nông thôn hay cả nước, nhưng chưa có nghiên cứu thực sự viết về lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh. Bài viết này viết về thực trạng của lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay và ảnh hưởng của thực trạng đó đến đời sống của nông thôn. Hiện nay, tình trạng nông thôn của nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng ngày càng chịu những tiêu cực từ vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn và trở lên bất ổn. Đó là tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp và ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đã lan đến nông thôn. Do cuộc sống không ổn định nên sản xuất nông nghiệp cũng không đạt được hiệu quả cao. Thực trạng nông nghiệp nông thôn hiện nay đã được quan tâm nhiều, các chính sách của nhà nước đưa ra để giải quyết những nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống của nông thôn như chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hay chương trình khuyến nông cũng thường xuyên được thực hiện. Bên cạnh đó bài viết cũng phân tích thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay của tỉnh và sự chuyển dịch của nó và từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những tình trạng xấu như việc thực hiện các chính sách hay các chính sách chưa gắn với thực tế của người nông dân. Những nhà doanh nghiệp cũng chưa thực sự tích cực trong việc hỗ trợ đào tạo nghề hay là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích nhà doanh nghiệp trong tiêu thụ các sản phẩm cho nông nghiệp vẫn chưa hiệu quả và chưa lôi kéo được các doanh nghiệp vào thị trường nông sản nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – xã hội. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, NXB Thống kê, năm 2006. Niêm giám thống kê năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2007; NXB Thống kê, các năm. Tư liệu kinh tế xã hội 631 huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2002. Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996 – 2000, nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2000. Diễn đàn Việt nam – Eu Trang web: www.doisongphapluat.com.vn Email: khdt@bacninh.gov.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDP: tổng sản phẩm quốc dân CNH – HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN&PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn NN, CN, DV: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ CN: chăn nuôi TS: thủy sản TT: trồng trọt DVNN: dịch vụ nông nghiệp TT KDTH: trang trại kinh doanh tổng hợp LMLM: lở mồm long móng CCNNN: cây công nghiệp ngắn ngày KHH – GĐ: kế hoạch hóa gia đình HTX: hợp tác xã VAC: vườn ao chuồng ĐBSH: đồng bằng sông hồng LĐTB&XH: lao động thương binh và xã hội MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31808.doc
Tài liệu liên quan