Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước yêu cầu cấp bách của CNH – HĐH đất nước và những yêu cầu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đảng IX – X đều khẳng định “ phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới “. Hiện nay, Vịêt Nam đã trở thành thành viên của WTO, đây là một sân chơi lớn mang tính toàn cầu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Khi gia nhập WTO, chính sách thuế thay đổi rất nhiều làm nguồn thu ngân sách nhà nước giảm xuống. Do đó, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước yêu cầu hội nhập là một vấn đề quan trọng. Làm thế nào để chính sách thuế đáp ứng được yêu cầu của WTO mà chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến nguồn thu ngân sách, đồng thời phải khuyến khích được xuất khẩu? Đấy là vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm Luật để đưa ra các biện pháp tốt nhất. Một chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng thực hiện Luật thuế xuất nhập khẩu tại công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2002. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 2.158.266.105 đồng VNĐ tăng 188.05 % so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty là 2,876.805.067.33 đồng VNĐ tăng 33.3% so với năm 2004. Trong các năm đó doanh thu của công ty hàng năm nhìn chung là có xu hướng tăng. Cụ thể như sau: Năm 2003 doanh thu của công ty đạt 245.403.248.430 đồng VNĐ tăng 23.64 % so với năm 2002. Năm 2004 doanh thu đạt được là 200.926.025.419 đồng VNĐ giảm 21.02 % so vói năm 2003 do tình hình thị trương trong những năm đó có nhiều biến động gây ra những khó khăn nhất định đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2005 doanh thu mà công ty đạt được là 215.532.766.190.00 VNĐ tăng 7.27 % so với năm 2004. Điều này cho thấy hoạt động của công ty đang có xu hướng khả quan.
6. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 2006-2008:
- Củng cố và phát triển thương hiệu phục vụ lợi ích kinh doanh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu phát triển thành một công ty mạnh trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Để thực hiện mục mục tiêu này công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao tỷ trọng kinh doanh thương mại, liên doanh, liên kết để đầu tư máy móc, thiết bị.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức quản lý, phát triển nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Tuyển dụng, đào tạo phát triển nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của công ty.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty :
- Lĩnh vực xuất nhập khẩu: là công ty mang thương hiệu Viglacera nên nhiệm vụ trọng tâm của công ty được xác định gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Viglacera, do đó công ty sẽ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn của Tổng công ty như kính nổi VIFG, kính Đáp cầu, gạch Granite Tiên Sơn, gạch ốp lát Viglacera… ra thị trường quốc tế để mở rộng thị trường và giảm bớt áp lực tại thị trường nội địa. Tiếp tục phát triển công tác nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng thép cán, thép phôi các loại tiêu thụ cho các nhà máy sản xuất thép trong nước. Trong những năm tới ngoài việc kinh doanh thép công ty chủ trương mở rộng lĩnh vực, chủng loại hàng hoá. Đồng thời, tăng cường nhập khẩu dây chuyền, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng về bán cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Mặt khác, công ty tiệp tục triển khai xuất khẩu kinh doanh các sản phẩm khác ngoại Tổng công ty.
- Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất: đây là mảng kinh doanh mới hình thành cuối năm 2004. Trong lĩnh vực này công ty sẽ kinh doanh các sản phẩm độc quyền, kinh doanh thiết bị nội thất nhập khẩu mà các đơn vị trong tổng công ty không sản xuất như: bồn tắm…Cũng như nhằm ổn định và phát triển công tác kinh doanh vật liệu xây dựng. Tăng cường, mở rộng cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại các khu đô thị mới và ở các tỉnh khác.
- Lĩnh vực xuất khẩu lao động: Tiếp tục phát triển thị trường Đài loan, công ty đã có giấy phép xuất nhập khẩu lao động sang thị trường Malaisia. Theo dự kiến đến cuối quý III/ 2005 công ty bắt đầu xuất khẩu lao động sang thị trường này.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác: Công ty đã ký hợp đồng với tập đoàn: KEKELIST, ECOFOR…
Bảng 8: Cơ cấu lao động và thu nhập bình quân
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Lao động trong danh sách (người)
55
57
60
Lao động mùa vụ (người)
3
3
3
Thu nhập bình quân (đồng/ người)
2,220,742
2,287,365
2,355,986
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
Các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh trong những năm tới:
Bảng 8:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
DT thuần XK
323,663,093,850
339,846,248,543
360,237,023,455
Giá vốn
311,009,975,652
326,560,467,535
346,154,105,127
Lợi nhuận gộp
12,653,116,198
13,285,772,008
14,082,918,328
Chi phí bán hàng
2,508,445,466
2,633,867,739
2,765,561,126
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3,369,848,073
3,487,792,756
3,557,548,611
Chi phí hoạt động tài chính
4,718,450,000
4,83,595,750
5,054,521,601
Lợinhuận trước thuế
2,056,372,659
2,280,515,763
2,705,286,900
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
Các chỉ tiêu tài chính 2006 2008:
Bảng 9
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
Đồng
326,663,093,850
339,846,248,543
360,237,023,455
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
2,056,372,659
2,280,515,763
2,326,546,812
KHCB
Đồng
851,227,339
851,227,339
851,227,339
Số lao động sử dụng
Người
55
57
60
Thu nhập bình quân
Đồng
2,220,742
2,287,365
2,255,986
Nộp ngân sách
Đồng/ người
-589,578,060
-6,485,135,866
-7,133,649,452
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
Các chỉ tiêu chính của 3 năm kinh doanh tiếp theo:
Bảng 10:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu
323,663
339,846
360,237
Lợi nhuận sau thuế
2,056
2,280
2,326
Tỷ lệ chia cổ tức
15%
16%
18%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty kinh doanh va xuất nhập khẩu
Nền kinh tế Vịêt Nam thay đổi nhanh chóng trong quá trình hội nhập. Để thích ứng được với môi trường kinh doanh công ty đã chuyển từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần là quy luật phù hợp với nền kinh tế thị trường và kinh tế quốc tế. Mục tiêu mà công ty đưa ra sau khi thực hiện cở phần hoá như sau:
Bảng 11:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vốn điều lệ
8,000
8,000
8,000
Tổng doanh thu:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Uỷ thác xuất nhập khẩu
Kinh doanh VLXD
- Xuất khẩu lao động
326,663
339,846
360,237
311,364
323,930
343,366
420
437
463
13,459
14,002
14,845
1,420
1,477
1,566
Lợi nhuận:
- Trước thuế
- Sau thuế
2,056
2,280
2,705
2,056
2,280
2,320
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY:
1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2 Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế:
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam và được thực hiện như sau:
Các cán bộ của công ty có những nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá tính thuế đều được quán triệt tuân thủ theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
* Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà công ty ký theo hợp đồng mua bán hàng hoá trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a. Đối với hàng hoá xuất khẩu: là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá;
b. Đối với hàng hoá nhập khẩu:
b1. Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên.
b2. Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hoá nhập khẩu. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc xác định giá tính thuế nêu tại điểm này.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc phù hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận thương mại qua giá.
Tỷ giá tính thuế:
Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân hàng ngày. Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân hàng ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá) hoặc thông tin không đến được cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường Quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Đồng tiền nộp thuế:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp công ty muốn nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
1.3 Thuế suất:
1.3.1 Thuế suất thuế xuất khẩu:
Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế xuất khẩu. Hầu như các mặt hàng xuất khẩu của công ty đều chịu thuế xuất khẩu khá cao. Thuế suất của các mặt hàng xuất khẩu của công ty được dẫn chiếu tại chương 69 và 70 của Quyết định 69/ 2003/QĐ- BTC( quy định các mức thuế suất xuất khẩu đối với các mặt hàng được phép xuất khẩu)
1.3.2 Thuế suất thuế nhập khẩu:
Thuế suất thuế nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường, cụ thể như sau:
a. Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
- Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
b. Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quy định trong thỏa thuận.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong danh mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng nước hoặc khối nước do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền công bố.
- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước hoặc khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quy định khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan vẫn tính thuế theo mức thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết và kê khai của đối tượng nộp thuế. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình C/O theo đúng quy định cho cơ quan Hải quan. Trường hợp không xuất trình được C/O theo đúng quy định thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.
c. Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
Thuế suất thông thường cao hơn 50% (năm mươi phần trăm) so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi và được tính như sau:
Thuế suất thông thường
=
Thuế suất ưu đãi
+
Thuế suất ưu đãi
*50%
50%
d. Hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu thuế bổ sung (theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20/5/1998).
Trong thực tế các mặt hàng nhập khẩu của công ty đa phần là các mặt hàng không bị đánh thuế nhập khẩu hoặc bị áp mức thuế nhập khẩu với mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Do vậy, việc áp dụng các mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu thể hiện trong quá trình hoạt động của công ty là không thấy rõ, chưa thấy rõ sự đa dạng và bao quát của các quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành của nước ta.
2. Kê khai nộp thuế:
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công ty đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan. Trường hợp công ty khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống (dưới đây gọi tắt là ngày đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tại ngày đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa có hàng hoá thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thì Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi có hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu đối tượng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thời điểm tính thuế là ngày đăng ký Tờ khai lần sau.
Trường hợp công ty kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp này công ty thường áp dụng khi nhập khẩu các nguyên vật liệu cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.
Thời hạn nộp thuế:
1/ Đối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày công ty nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.
2/ Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày công ty nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. Nhưng phải đáp ứng một số yêu cầu theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera luôn được Chi cục thuế Hà Nội đánh giá là một trong các doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho công ty trong quá trình làm thủ tục hoàn thuế.
Sau đây là số liệu thuế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà công ty đã nộp trong các năm 2004, 2005, 2006:
Năm 2004:
Bảng 12:
STT
Tên hàng
Tên đơn vị
Lượng
(tấn)
Đơn giá
(USD/tấn)
Thuế suất nhập khẩu (%)
Thuế nhập khẩu (USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
Sôđa- VIFG
Công ty VIFG
19000
129
0
0
2
Sôđa- Đáp Cầu
Công ty kính Đáp Cầu
10000
132
0
0
3
Amiăng- Đáp Cầu
Công ty kính Đáp Cầu
2000
255
5
25500
4
Sôđa- VFG
Công ty VFG
15000
129
0
0
5
Sôđa các đơn vị khác
Các đơn vị
7000
126
0
0
6
Thép
Công ty IPC
2000
431.6
5
43160
68660
Qua đây ta thấy rằng, hầu như các nguyên vật liệu mà công ty nhập vào phục vụ cho sản xuất của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Đây là một thuận lợi để các sản phẩm mà công ty xuất khẩu có thể cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài cùng chủng loại bởi vì nguyên vật liệu đầu được nhập khẩu với chất lượng cao mà giá thành lại vừa phải. Đây cũng là xu hướng thay đổi của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tương lai đó là không đánh thuế nhập khẩu cao vào nguyên vật liệu nhập khẩu để tạo điền kiện cho các doanh nghiệp lựa chọn thị trường nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo thế mạnh của họ.
Bảng 13:
STT
Tên hàng
Đơn vị
Lượng (tấn)
Giá bán (USD/m2),
( USD/sp)
Thuế suất xuất khẩu(%)
Thuế xuất khẩu(USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
Kính VFG
m2
400000
0.85
30
102000
2
Kính VIFG
m2
160000
0.84
30
40320
3
Gương CLC 5mm
m2
50000
4.65
30
69750
4
Gương CLC 3mm
m2
70000
3.97
30
83370
5
Gạch Ceramic
m2
250000
2
40
200000
6
Gạch Granite
m2
150000
3.33
40
199800
7
Gạch Coto, gạch đỏ
m2
100000
3.2
40
128000
8
Sứ vệ sinh
Sp
500
30
60
9000
9
Kính Đáp Cầu
m2
150000
0.8
30
36000
867240
Hầu như các mặt hàng xuất khẩu của công ty bị đánh thuế suất xuất khẩu khá cao. Điều này sẽ gây ra một trở ngại lớn trong cạnh tranh giữa công ty và các nhà kinh doanh khác. Vì thế, khi thay đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế các mức thuế suất được giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Năm 2005:
STT
Tên hàng
Đơn vị
Lượng
(tấn)
Đơn giá
(USD/tấn)
Thuế suất nhập khẩu
(USD/tấn)
Thuế nhập khẩu
(USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
Sôđa
VIFG
20000
188.5
0
0
2
Silenium
VIFG
6000
118.4
5
35520
3
Natrinitrat
VIFG
800
352
0
0
4
Bạc nitrat
VIFG
200
195
0
0
5
Sôđa
VFG
15000
188.5
0
0
6
Silenium
VFG
2000
118.4
5
11840
7
Sôđa
Đáp Cầu
18000
188.5
0
0
47360
Bảng 14:
Bảng 15:
STT
Tên hàng
Đơn vị
Lượng (tấn)
Giá bán (USD/m2)
Thuế suất xuất khẩu(%)
Thuế xuất khẩu(USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
G ương tráng bạc
m2
48838
9.4
30
137851.111
2
Kính trắng VFG
m2
186755
1.62
30
90762.93
3
Kính màu VFG
m2
37351
1.92
30
21514.176
4
Gạch Ceramic
m2
200000
2
40
160000
5
Kính trắng VIFG
m2
813287
1.78
30
434295.258
6
Gạch Coto, gạch đỏ
m2
100000
3.2
40
128000
7
Kính màu VIFG
m2
132400
5.07
30
201380.4
8
Kính Đáp Cầu
m2
200000
0.8
30
48000
1221803.868
Năm 2006:
Bảng 16:
STT
Tên hàng
Đơn vị
Lượng
(tấn)
Đơn giá(USD/tấn)
Thuế suất nhập khẩu
(USD/tấn)
Thuế nhập khẩu
(USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
Sôđa
VIFG
40000
188.23
0
0
2
Silenium
VIFG
1000
118.4
5
5920
3
Natrinitrat
VIFG
200
181.6
0
0
4
Bạc nitrat
VIFG
225
352
0
0
5
Sôđa
VFG
20000
195
0
0
6
Silenium
VFG
2150
118.4
5
12728
7
Sôđa
Đáp Cầu
20000
188.23
0
0
18648
Bảng 17
STT
Tên hàng
Đơn vị
Lượng (tấn)
Giá bán (USD/m2)
Thuế suất xuất khẩu(%)
Thuế xuất khẩu(USD)
1
2
3
4
5
6=3*4*5
1
G ương tráng bạc
m2
43318.2
9.4
30
122157.324
2
Kính trắng VFG
m2
764949
1.62
30
371765.214
3
Kính màu VFG
m2
179047
1.92
30
103131.072
4
Gạch Ceramic
m2
100000
2
40
80000
5
Kính trắng VIFG
m2
863784
1.78
30
461260.656
6
Gạch Granite
m2
85714
3.5
40
119999.60
7
Kính màu VIFG
m2
520503
5.07
30
791685.063
8
Sứ vệ sinh
sp
10000
30
60
180000
2229998.929
3. Hoàn thuế xuất nhập khẩu:
Với đặc trưng là doanh nghiệp thương mại công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera thường xuyên thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty. Do vậy theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu công ty được hoàn thuế nhập khẩu trong một số trường hợp sau:
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh nghiệp sản xuất gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu. Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu được quy định trong luật thuế xuất, nhập khẩu.
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất dã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu.
Thủ tục hồ sơ xét hoàn thuế:
Tuỳ các trường hợp được xét hoàn thuế mà có những quy định về thủ tục hồ sơ xét hoàn thuế khác nhau theo quy định của Nghị định số 149/2005/NĐ-CP, Thông tư 68/2001/TT-BTC, Thông tư 91/2002/TT- BTC. Cụ thể như sau:
Hồ sơ yêu cầu hoàn thuế trong hai trường hợp mà công ty được hoàn thuế như sau:
* Trường hợp 1:
- Công văn yêu cầu hòan lại thuế nhập khẩu, trong đó giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu vật ttnhập khẩu để sử dụng sản xuất hàng hóa bán cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, số lượng hang hóa sản xuất đã bán, số lượng sản phẩm đã xuất khẩu, số thuế nhập khẩu đã nộp, số thuế nhập khẩu yêu cầu được hoàn.
- Bản kê khai định mực tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Tờ khai hải quan nguyên vật liệu nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, hợp động nhập khẩu.
- Chứng từ nộp thuế.
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu đã có chứng thực của cơ quan hải quan.
- Hóa đơn bán hàng đối với việc mua bán giữa hai đơn vị.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Hợp đồng sản xuất với khách hàng nước ngoài.
- Bản kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu.
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu nhập khẩu (nếu có).
* Trường hợp 2:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu trong đó có giải trình cụ thể: Số lượng, trị gaiasnguyên vật liệu nhập khẩu, số thuế nhập khẩu đã nộp, số lượng sản phẩm đã bán cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, số thuế yêu cầu được hoàn.
- Bản kê khai điịnh mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Tờ khai hải quan nguyên vật liệu nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, hợp đồng nhập khẩu.
- Hợp đồng mua bán giữa công ty với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan.
- Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khánh hàng nước ngoài.
- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng cho lô hàng xuất khẩu.
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có).
Trình tự giải quyết hoàn thuế :
Số thuế nhập khẩu được hoàn sẽ xử lý theo trình tự như sau:
- Được khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác mà đối tượng nộp thuế còn nợ ngân sách.
- Bù trừ vào tiền thuế, các khoản thu khác của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu lần sau liền kề theo đề nghị của đối tượng nộp thuế;
- Hoàn trả từ ngân sách Nhà nước thì cục hải quan địa phương đề nghị Bộ Tài chính trực tiếp hoàn lại số tiền thuế cho đối tượng được hoàn theo quyết định hoàn thuế của cục hải quan địa phương.
Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn xét hoàn thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ: Chậm nhất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan thực xuất khẩu, nhập khẩu, các đối tượng được xét hoàn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải hoàn thành hồ sơ theo quy định gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét giải quyết hoàn lại thuế theo quy định.
- Thời hạn xét hoàn thuế: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế theo quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế có trách nhiệm ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng được hoàn; trường hợp không có đủ hồ sơ hoặc hồ sơ không đúng theo quy định của pháp luật để được hoàn thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu hoàn thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế phải có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Số liệu thuế nhập khẩu mà công ty được hoàn lại trong các năm 2004, 2005, 2006. Số thuế nhập khẩu mà công ty được hoàn là căn cứ vào các quy định tại Thông tư 63/ 2001/TT- BTC và Thông tư 91/2002/TT- BTC (hướng dẫn hoàn các khỏan đã nộp Ngân sách nhà nước).
Bảng 18: Đơn vị: USD
Năm
Thuế nhập khẩu đã nộp
Thuế nhập khẩu được hoàn
Thuế nhập khẩu thực nộp cho Nhà nước
2004
68660
32150
36510
2005
47360
12590
34770
2006
18648
9825
8825
CHƯƠNG 3
NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
I. Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước:
Nhà nước cần phải tập trung phát triển những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, phát triển các mặt hàng mới. Nhà nước phải có chính sách tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô. Thực tế cho thấy rằng, mặc dù chúng ta xuất khẩu khối lượng hàng hoá lớn nhưng hầu như chỉ là những mặt hàng có giá trị thấp, ngược lại chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng có giá trị rất cao như các dây chuyến máy móc, thiết bị…Hơn thế nữa do chính sách xuất nhập khẩu hiện hành chưa có được những chế tài nghiêm minh nên trong quá trình nhập khẩu còn có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, Nhà nước hay doanh nghiệp thì cam chịu bỏ ra số tiền rất lớn để nhập khẩu các dây chuyền sản xuất mới nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành, doanh nghiệp nhưng các cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao lại làm không đúng như vậy. Do chưa có chế tài quy định trách nhiệm cũng như những hình thức xử lý khi vi phạm nên những người làm công tác này lại đương nhiên ký những hợp đồng nhập những dây chuyền sản xuất được coi là những cỗ máy lạc hậu có khi vài chục năm về để rồi lại sửa chữa, lại xin kinh phí bảo dưỡng. Như vậy, mặc nhiên các doanh nghiệp tự chôn chân mình. Để khắc phục hiện tượng này, chính sách xuất nhập khẩu của chúng ta phải có những chế tại nghiêm minh quy định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đó. Mặt khác phải tìm kiếm và đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, thâm nhập vào các thị trường mới, đối với mỗi thị trường, mỗi mặt hàng xuất khẩu phải có những nghiên cứu và đề ra những giải pháp thật cụ thể, rõ ràng. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và chú trọng công tác dự báo xu hướng thị trường, đặc biệt là thu thập và phân tích thông tin từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... để tránh hiện tượng bị ép giá, bị thụ động…
II. Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành của Việt Nam tuy được đánh giá là đã có những tiến bộ song nó vẫn còn tồn tại những bất cập sau:
- Có thể nói, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác nhau; Ngoài ra còn áp dụng biện pháp bảo hộ có trọng điểm, có thời gian, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ chưa cao, chưa chọn lọc, chưa xác định thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động, còn thiếu các công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, trong khi các công cụ bảo hộ này hoàn toàn có thể thay thế cho biện pháp áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, chưa triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử theo quy định của Luật thuế xuất - nhập khẩu, vẫn còn một số mặt hàng linh kiện chi tiết rời hoặc nguyên liệu để sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện - điện tử có mức thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm.
Theo ý kiến các nhà phân tích, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta hiện nay đang được xây dựng theo nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản xuất nội địa. Mức độ bảo hộ không được phân biệt theo lợi thế cạnh tranh. Việc phân tích các tỷ lệ bảo hộ thực tế cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Như vậy, tác dụng bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu dùng trên thị trường trong nước mà không khuyến khích xuất khẩu. Xuất khẩu chưa trở thành đích phục vụ chủ yếu của nhập khẩu nên càng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi Việt Nam tham gia vào thương mại khu vực và thế giới khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiễm lĩnh thị trường.
- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tương đồng với chính sách thuế trong khu vực và trên thế giới. Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành có khá nhiều mức thuế suất (18 mức) kết hợp với một số khoản thu chênh lệch giá (bản chất vẫn là thuế nhập khẩu) đối với một số mặt hàng gây hiểu nhầm là có quá nhiều khoản thu đối với hàng nhập khẩu, không phù hợp với thông lệ chung. Hơn thế nữa, chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn chưa bao quát hết nguồn thu, mức thuế suất bình quân của biểu thuế hiện hành còn thấp (xấp xỉ 8% kim ngạch), trong khi ở các nước trong khu vực như Thái Lan - 17%, Malaysia - 18%, Indonesia - 15%... mà các nước này cũng đang chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam. Đại đa số các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi có thể thu thuế nhập khẩu trên diện rộng ở một số nhóm mặt hàng.
- Mặc dù đã bắt đầu triển khai áp dụng việc xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, song thời gian đầu do hạn chế về đối tượng áp dụng và một số vấn đề trong công tác chuẩn bị nên trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu nói riêng còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa tuân thủ một cách chặt chẽ nội dung của Hiệp định. Điều này khiến cho quá trình áp dụng rất phức tạp, cùng một lúc tồn tại nhiều quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu, do vậy không thể tránh khỏi gian lận thương mại qua giá. Việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng và loại bỏ hoàn toàn bảng giá tối thiểu về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhưng với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, để kiểm tra được tính chính xác của giá thực thanh toán không đơn giản. Giá tính thuế nhập khẩu là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, nó liên quan đến nhiều nội dung của Luật thuế xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là tâm điểm chú ý của các doanh nhân cũng như các tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với chúng ta. Hay nói một cách khác, giá tính thuế là một yếu tố hết sức nhạy cảm, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng các quan hệ thương mại, đòi hỏi phải có các giải pháp để công tác quản lý giá tính thuế ngày càng hoàn thiện hơn.
- Về cơ bản, những quy định của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đã tạo thực hiện cho công tác quản lý hành chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, hay thay đổi. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ những ngành sản xuất non trẻ, phù hợp với sự xuất hiện nhiều mặt hàng mới trên thị trường nhưng lại gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời các doanh nghiệp sẽ bị động trong tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương án thuế thay đổi. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm... để đứng vững trên thị trường quốc tế.
- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành vẫn còn chứa đựng quá nhiều mục tiêu. Việc theo đuổi các mục tiêu xã hội đã dẫn đến quy định chế độ miễn giảm thuế còn khá rộng (như miễn giảm thuế đối với hàng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, máy móc thiết bị, vật tư nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) đã làm cho chính sách thuế thêm phức tạp, thiếu minh bạch, mất đi tính trung lập của thuế.
Xuất phát từ những hạn chế đã nêu ở trên em xin đưa một số hướng giải quyết nhằm hoàn thiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu để góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp:
- Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ định hướng của các ngành kinh tế và yêu cầu của các tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia, chúng ta có thể chia các mức độ bảo hộ thành 5 cấp độ. Cấp độ bảo hộ của một ngành sẽ được xác định dựa vào hệ số bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ danh nghĩa của ngành đó dự kiến trong tương lai.
Cụ thể:
+ Đối với những ngành mà Việt Nam thực sự có thế mạnh về xuất khẩu, lượng nhập khẩu không đáng kể (đây là nhóm ít bị ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập và có cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế), dự kiến hệ số bảo hộ hiệu quả là 11%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 10%, đầu vào từ 0% - 3%.
+ Đối với những ngành hàng là đầu vào của các ngành sản xuất và được định hướng đầu tư phát triển trong tương lai cần có sự bảo hộ thích đáng hoặc một số ngành tuy đã được đầu tư nhưng không có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp trong cả hiện tại và tương lai, số bảo hộ hiệu quả dự kiến là 50%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 20%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 0% - 5%.
+ Đối với những ngành hàng mà trong nước đã sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và những ngành hàng bước đầu đã có thế mạnh xuất khẩu nhưng vẫn cần có sự bảo hộ nhất định, hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến từ 55% - 80%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 30%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 5% - 10%.
+ Đối với những ngành hàng có triển vọng lợi thế cạnh tranh do tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động nhưng hiện tại đang bị đe doạ bởi hàng ngoại nhập nên cần phải có sự bảo hộ thích đáng (như ngành dệt may, giày dép...), hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến khoảng 85% - 120%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 40%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào là 10%.
+ Đối với những ngành công nghiệp non trẻ nhưng trong tương lai sẽ trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế và một số ngành có ý nghĩa trọng yếu đảm bảo an toàn cho sự phát triển nền kinh tế, cần được bảo hộ ở mức cao, hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến là 120% - 130%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 50%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào là 10% - 15%.
Sự phân chia cấp độ bảo hộ trên đây tỏ rõ quan điểm chính sách thuế nhập khẩu chi bảo hộ một cách chọn lọc cho những ngành hàng có triển vọng, có lợi thế so sánh, có khả năng xuất khẩu để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, cần thiết phải đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với các doanh nghiệp để được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ này như về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, giá thành sản phẩm hay tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm tuỳ theo từng nhóm ngành hàng...
- Tiếp tục hoàn thiện biểu thuế suất và thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan.
- Biểu thuế suất thuế nhập khẩu về cơ bản vẫn bao gồm các dòng thuế suất khác nhau, thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất tạm thời, trong đó, thuế suất tạm thời được điều chỉnh theo những điều khoản riêng và không nhất thiết phải thể hiện cụ thể trong Biểu thuế nhập khẩu. Dòng thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các nước có ký điều khoản MFN (điều khoản tối huệ quốc) với Việt Nam và cho các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là khung thuế suất cơ bản được dùng để tính các khung thuế suất khác.
Bên cạnh đó, các mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu cũng phải được sắp xếp lại theo hướng thu hẹp. Thực hiện tăng thuế suất bình quân của biểu thuế nhập khẩu hiện hành bằng cách tăng dần thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng đang có mức thuế suất thấp và những mặt hàng chưa phải cắt giảm theo cam kết với AFTA lên mức cao hơn, thực hiện thu trên diện rộng nhằm bao quát hết nguồn thu, đảm bảo duy trì tỷ lệ huy động từ thuế xuất nhập khẩu trong những năm tới đạt khoảng 13% - 14% trong tổng số thu ngân sách Nhà nước từ thuế.
- Cần xây dựng tiến độ và phương án cụ thể để thuế hoá các hàng rào phi thuế quan do một trong những nguyên tắc hàng đầu của WTO là chi bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hoá cần được tiến hành ngay, trong thời gian sớm nhất, một mặt sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi ngay lập tực phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan thay bằng hàng rào thuế quan, nhất là trong trường hợp chưa có các biện pháp hữu hiệu khác để bảo vệ hợp lý nền sản xuất nội địa và ngăn chặn gian lận thương mại. Đối với các ngành đang được bảo hộ cả bằng thuế và hàng rào phi thuế thì việc thuế hoá sớm sẽ có đủ thời gian để thích nghi dần với tình trạng được bảo hộ duy nhất và có thời hạn bằng thuế.
- Bổ sung áp dụng các hình thức thuế mới được WTO thừa nhận để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Mặc dù Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 04/1998/QH 10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuể bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, hàng nhập khẩu được sự trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa từng áp dụng 2 loại thuế trên do chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Đây vừa là các công cụ pháp lý bắt buộc phải có để đối phó với hàng nhập khẩu khi bán phá giá hoặc được trợ cấp của nước xuất khẩu, vừa là vũ khí tốt trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác trên thị trường quốc tế.
- Cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để có thể chính thức áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo Trị giá Hải quan GATT/WTO cho các hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các thị trường quốc tế. Với điều kiện thực tế ở Việt Nam, nền tảng pháp lý còn thiếu đồng bộ, nền kinh tế thị trường còn đang non trẻ, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia hơn là tập quán quốc tê thì đòi hỏi thời gian và các điều kiện để đảm bảo áp dụng thành công Hiệp định Trị giá GATT/WTO hoàn toàn không đơn giản. Điều này đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ từ phía cơ quan Nhà nước, cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng thời, do yêu cầu phải loại bỏ bảng giá tối thiểu cũng như các hàng rào phi thuế, cần thiết bổ sung các công cụ bảo hộ mới được WTO công nhận như thuế tuyệt đối và hạn ngạch nhập khẩu. Việc bổ sung các công cụ này một mặt sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần thu hẹp diện miễn giảm thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho chính sách thuế vừa đơn giản, rõ ràng, minh bạch trong quản lý, vừa đảm bảo tính trung lập của thuế. Đồng thời để hạn chế các trường hợp lợi dụng trốn thuế, lách thuế, chính sách thuế xuất nhập khẩu cần được sửa đổi theo hướng chi miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá chuyên dùng đặc biệt phục vụ cho an ninh, quốc phòng như: vũ khí, khí tài quân sự và các hàng hoá đặc dụng khác. Đối với các hàng hoá phục vụ cho giáo dục, đào tạo, y tế vẫn phải nộp thuế, trường hợp cần ưu đãi thì hỗ trợ qua Ngân sách nhà nước.
III. Những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước:
1. Đối với Bộ Tài Chính:
Để đảm bảo việc xác định giá tính thuế phù hợp với nguyên tắc của quốc tế, cần sửa đổi quy định về cơ sở định giá tính thuế trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành để nâng cao tính pháp lý, thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Mặt khác, do ban hành từ năm 1991 nên Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đang tồn tại một số điểm chưa phù hợp với Luật hải quan cũng như yêu cầu cải cách hành chính trong 2 lĩnh vực này.
Tuy nhiên, một điểm băn khoăn là phương pháp xác định trị giá tính thuế mới đang làm nảy sinh một số hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng để “down” giá, hạn chế mức thuế phải nộp. Bộ Tài chính đã có giải pháp gì ngăn chặn tình trạng này khi quy định mới đi vào thực hiện đầy đủ?
Đây là một thách thức lớn của Bộ Tài chính khi thực hiện cam kết quốc tế về trị giá nhập khẩu theo GATT. Làm sao thực hiện được đúng giá tính thuế, hạn chế tình trạng trốn lậu thuế, nhưng vẫn đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng cho doanh nghiệp là vấn đề nan giải nhất trong các chính sách mới về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bộ Tài chính nên có những văn bản pháp luật hướng dẫn việc kê khai thuế đến các danh nghiệp để tránh tình trạng cố tình thực hiện không đúng quy định của Nghị định 60/NĐ-CP và các văn bản thực hiện GATT ở Việt Nam nhằm mục đích hạ thấp mức thuế mà họ phải chịu.
Tiếp theo, thiết lập dữ liệu về giá của hải quan đầy đủ, dễ so sánh đối chiếu đối với mọi mặt hàng đặc biệt đối với những mặt hàng mới, phức tạp.
Và thứ 3, đó đội ngũ cán bộ phải đảm bảo khả năng chuyên môn.
Tuy nhiên, về lâu dài nên đi theo đúng nguyên tắc của Hiệp định GATT, giá tính thuế phải là giá thực thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu về đến cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam. Đây được xác định là nhiệm vụ mà Bộ Tài chính phải từng bước thực hiện.
2 Đối với Tổng cục Hải quan:
Theo Công văn số 475/TCHQ-KTTT ra ngày 09/02/2006 về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 01/01/2006, Tổng cục Hải quan hướng dẫn: nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, đối tượng nộp thuế chưa có đủ thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận cho thông quan hàng hoá nếu đối tượng nộp thuế nộp một khoản bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu. Khoản bảo đảm được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc các hình thức bảo đảm khác như bảo lãnh… Đối với trường hợp hàng xuất khẩu đã quá thời hạn nộp thuế hoặc quá 60 ngày kể từ ngày xuất khẩu sản phẩm nhưng doanh nghiệp không đến nộp hồ sơ thanh khoản (mặc dù hàng đã xuất khẩu) thì bị coi là nợ thuế quá hạn và không được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày đối với các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu tiếp theo...
Theo đánh giá chung của Tổng cục Hải quan, việc áp dụng quy trình quản lý hải quan hiện đại bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc cần sớm được giải quyết như: việc chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành Luật từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến tham gia cho đến khâu hoàn thiện được thực hiện trong thời gian ngắn, đặc biệt là các quy trình nghiệp vụ, một số nội dung đổi mới quan trọng trong phương thức quản lý chưa được tổng kết hoặc chưa được triển khai thí điểm, rút kinh nghiệm dẫn đến một số trường hợp vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ hải quan nhiều khi còn gây sách nhiễu cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ thông quan hàng hoá…
3 Đối với cơ quan quản lý thuế:
Nộp vào nhanh - hoàn thuế quá chậm:
Các doanh nghiệp đều cho rằng những sửa đổi các chính sách thuế, thủ tục thu thuế, hải quan gần đây là “khá tích cực”, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu vào và công bằng hơn giữa các đối tượng nộp thuế (áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp chung 28%, bỏ thuế thu nhập bổ sung với doanh nghiệp trong nước…). Tuy nhiên, vướng mắc vẫn còn rất nhiều, nhất là vấn đề hoàn thuế chậm.
Theo khảo sát của Hiệp hội công thương Hà Nội, 84,21% doanh nghiệp cho biết việc hoàn thuế vẫn diễn ra rất chậm, trung bình từ 3 tháng trở lên, có trường hợp tới 237 ngày, thậm chí trên 1 năm với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, có doanh nghiệp như Công ty Cà phê Thái Hòa có hồ sơ đề nghị hoàn thuế trên 1 tỷ đồng từ năm 2002 đến nay vẫn chưa được giải quyết. Việc hoàn thuế lâu nay có khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn. Điều này có phần do quy định trong Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn để tránh việc vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng thì thời gian tới chúng tôi sẽ cho khấu trừ ngay trong tháng tiếp theo hoặc hoàn ngay các khoản có giá trị trên 200 triệu đồng”. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: “Hướng tới sẽ trả lãi cho doanh nghiệp đối với các khoản hoàn thuế chậm so với quy định”. Đây là một hướng đi đúng đắn mang lại thuận lợi cho các doanh nghiệp.
4 Đối với Bộ xây dựng:
Với vai trò là cơ quan chủ quản của Tổng công ty Bộ xây dựng nên ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền của mình để giúp Tổng công ty nắm vững những quy định của pháp luật nói chung để đưa ra những văn bản hướng dẫn các đơn vị thành viên trong Tổng công ty được chính xác. Mặt khác, Bộ cũng phải có chế độ kiểm tra sát sao công tác thực thi pháp luật của Tổng công ty để có những biện pháp chỉnh đốn hợp lý.
5. Đối với Tổng công ty gốm xây dựng và thủy tinh Viglacera:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera là một công ty thành viên trong Tổng công ty. Do vậy, Tổng công ty hàng năm phải đưa ra những chiến lược nhằm tạo định hướng để toàn Tổng công ty phát triển thống nhất. Tổng công ty phải có sự chỉ đạo sát xao đối với công tác quản lý tổ chức và hoạt động của các công ty thành viên cũng như phải ban hành những văn bản hướng dẫn kịp thời cho các công ty thành viên để phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty hiểu rõ những quy định hiện hành của pháp luật. Từ đó, sẽ tạo ra được thói quen kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật.
IV. Những kiến nghị đối với công ty:
Để thực hiện đúng những quy định của pháp luật nói chung và những quy định về thuế xuất nhập khẩu nói riêng thì yêu cầu hang đầu đối với doanh nghiệp đó là phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật đầy đủ. Đây không phải là điều dễ dàng bởi vì hầu hết các cán bộ thực hiện các hoạt động có liên quan đến những quy định của pháp luật đều đã sẵn có những kiến thức về pháp luật. Do vậy công ty nên có những lớp bồi dưỡng, tuyên truyền kiến thức pháp luật đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên. Điều này sẽ tránh được hiện tượng hiểu luật không đúng và thực hiện pháp luật theo cách hiểu của mình. Ngay trong lĩnh vực thuế, để hiểu đúng những quy định của luật thuế để thực hiện các nghiệp vụ có liên quan như soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, làm thủ tục hòan thuế, thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu, … các cán bộ của công ty phải có kiến thức đầy đủ về các quy định của luật thuế.
KẾT LUẬN
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước yêu cầu cấp bách của CNH – HĐH đất nước và những yêu cầu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đảng IX – X đều khẳng định “ phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới “. Hiện nay, Vịêt Nam đã trở thành thành viên của WTO, đây là một sân chơi lớn mang tính toàn cầu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Khi gia nhập WTO, chính sách thuế thay đổi rất nhiều làm nguồn thu ngân sách nhà nước giảm xuống. Do đó, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước yêu cầu hội nhập là một vấn đề quan trọng. Làm thế nào để chính sách thuế đáp ứng được yêu cầu của WTO mà chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến nguồn thu ngân sách, đồng thời phải khuyến khích được xuất khẩu? Đấy là vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm Luật để đưa ra các biện pháp tốt nhất. Một chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ AFTA đến WTO là con đường mở rộng trước mắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì mới của đất nước, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước phát triển theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật:
- Luật thuế xuất nhập khẩu 1991, 1993, 1998, 2005;
Nghị định 149/ 2005/NĐ-CP;
Quyết định 09/2003/QĐ- BTC;
Quyết định 35/2003/QĐ-BTC;
Quyết định 69/2003/QĐ-BTC;
Thông tư 07/2001/TT-TCHQ;
Thông tư 63/2001/TT- BTC;
Thông tư 91/2002/TT-BTC;
Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO.
Các bài viết tham khảo:
Giải pháp góp phần tăng cường hiệu lực pháp luật thuế hiện hành. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2003;
Tiêu chuẩn về hoạt động của hệ thống quản lý thuê. Tạp chí Tài chính số 3/ 2003;
Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đến 2010. Tạp chí tài chính số 4/ 2003;
Thực trạng và hướng hoàn thiện quản lý thuế. Tạp chí quản lý nhà nước số 12/ 2003;
Cải cách thủ tục hành chính đói với thuế xuất nhập khẩu. Tạp chí quản lý nhà nước số 12/ 2003;
Hoàn thiện chính sách thuế trong tình hình hội nhập WTO. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 7/2003;
Mười năm cải cách chính sách thuế nhà nước thành công và những bát cập. tạp chí nghiên cứu kinh tế số 4/ 2003;
Thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế. Tạp chí phát triển kinh tế số 112/ 2000;
Thuế xuất nhập khẩu hợp lý sẽ khuyến khích sản xuất trong nước. Tạp chí công nghiệp số 24/ 2000;
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ mới. Tạp chí công nghiệp số 20/ 2000.
Sách tham khảo:
Giáo trình quản lý thuế. Nxb. Thống kê – TS. Nguyễn Thị Bất; TS. Vũ Duy Hào.
Nghiệp vụ ngoại thương. NXB. Thống kê
Các trang web tham khảo bài viết:
Http//: Customs.gov.vn;
Http//: Mof.gov.vn;
Http//: Mpi.gov.vn;
Http//: Moi.gov.vn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31998.doc