Chuyên đề Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Phượng

Trong thời gian thực tập công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Phượng thời gian ngắn nhưng lại rất quan trọng và bổ ích vì em đã có cơ hội được sử dụng hết khả năng và kiến thức đã được học ở trường, em đã được liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực tiễn công việc đã giúp em hiểu sâu sắc hơn những kiến thức mà em đã được thầy cô truyền đạt ở trường. Qua thời gian kiến tập tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Phượng, em đã được lãnh đạo công ty, các anh chị phòng kế toán quan tâm cùng với sự góp ý chỉ dẫn của thạc sỹ Phạm Xuân Kiên đã giúp em có cái nhìn tổng quát về công tác kế toán, là trang bị kiến thức quan trọng cho kì thực tập kiểm toán cuối năm 4. Sau thời gian thực tập em cảm thấy em hiểu biết lên rất nhiều nhưng cũng còn nhiều những hạn chế chính vì thế mà em còn phải cố gắng học tập, tìm tòi, và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Để nâng cao trình độ chuyên môn và tầm hiểu biết của mình. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, sự chỉ dẫn tận tình của thạc sỹ Phạm Xuân Kiên để em hoàn thành báo cáo này.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……….Tài Khoản 9.CBCNV………………………………………………Cán Bộ Công Nhân Viên 10. SXKD……………………………………….Sản Xuất Kinh Doanh DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1.1: khái quát quy trình sản xuất kinh doanh…………………………10 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty……………………11 Bảng số 1.3:Bản báo cáo kết quả hoạt động của công ty……………………15 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán…………………………………17 Sơ đồ 2.2 : Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán công ty ........................21 Bảng số 2.3:Các tài khoản kế toán ..................................................................22 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.................................................................................................23 Sơ đồ 2.5:Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt......................................................26 Sơ đồ 2.6:Quy trình ghi sổ kế toán thanh toán với người mua..........................27 Sơ đồ 2.7:Quy trình ghi sổ kế toán thanh toán với người bán...........................28 Sơ đồ 2.8:Quy trình ghi sổ kế toán vật tư..........................................................30 Sơ đồ 2.9:Quy trình ghi sổ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả.......................31 Bảng số 2.10:Bảng qoản lí lao động tại phòng nhân sự………………………33 Bảng số 2.11:Bảng tạm ứng lương theo công trình…………………………...36 Bảng số 2.12:Bảng thanh toán lương khoán…………………………………..37 Bảng số 2.13:Bảng ứng lương tháng 3/2009…………………………………38 Bảng số 2.14:Bảng tính BHXH,BHYT phải nộp…………………………….39 Bảng số 2.15:Bảng thanh toán lương sản lượng khối GT……………………42 Bảng 2.16:Chứng từ ghi sổ…………………………………………………...44 Bảng 2.21:Phiếu nghỉ hưởng BHXH…………………………………………48 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển ngành xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay phát triển khá mạnh mẽ.Việc đầu tư xây dựng các công trình nhà ở,các dự án sản xuất kinh doanh,các khu công nghiệp,các công trình kĩ thuật,ha tầng cơ sở,công trình giao thông thủy lợi…được thực hiện đều khắp trong phạm vi cả nước,theo đúng chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.Xây dựng cơ bản đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc,trang bị cơ sở hạ tầng vững chắc,nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Nội dung chính của báo cáo kiến tập gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Phượng. Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Phượng. Phần 3: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Phượng. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ,hướng dẫn của thạc sỹ Phạm Xuân Kiên,cũng như sự nhiệt tình của ban giám đốc và các anh,chị trong công ty,đặc biệt là phòng kế toán,anh Phạm Tiến Dũng trong thời gian kiến tập vừa qua đã giúp em hoàn thành được bản báo cáo kiến tập này PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH PHƯỢNG: 1.1. Quá trình/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH xây dựng và thương mại Khánh Phượng: 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty: Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng địa chỉ số 424 Bà Triệu - P. Đông Thọ - TP Thanh Hoá được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2602001051 cấp ngày 31 tháng 01 năm 2005, thay đổi lần 1 vào ngày 14 tháng 01 năm 2009. - Số vốn điều lệ: 2.300.000.000đ (Hai tỷ ba trăm triệu đồng) Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng thành lập theo loại hình doanh nghiệp TNHH có 2 thành viên trở lên, loại hình Doanh nghiệp này hiện nay đang được rất nhiều cá nhân có điều kiện quan tâm bởi vì thủ tục thành lập gọn nhẹ, nhanh chóng, chịu trách nhiệm hữu hạn, rất thích hợp với mô hình của các công ty vừa và nhỏ, việc tổ chức quản lý điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn đơn giản, đạt hiệu quả. Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng được thành lập chủ yếu là thực hiện, triển khai thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, dự án của tư nhân và nhà nước. 1.1.2.Giai đoạn trước năm 2004: Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng tiền thân là hộ cá thể nhận thầu các công trình nhỏ và vừa, chủ yếu là các công trình xây dựng mục đích dân dụng, nhưng qua một thời gian tham gia thực hiện xây dựng các công trình như vậy hộ cá nhân đã tích luỹ được số vốn nhất định và quyết định phát triển đi lên thành lập một doanh nghiệp để có điều kiện tham gia nhận thi công nhiều công trình có quy mô lớn hơn . Ngoài ra trong công tác nhận thầu các công trình do không có người đại diện mang tính chất pháp lý đứng ra chịu trách nhiệm vì vậy mà công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng được thành lập. 1.1.3.Giai đoạn sau năm 2004 Để thực hiện được mục tiêu phát triển thành lập được công ty đưa công ty đi lên phát triển bền vững và tạo được nhiều cơ hội tham gia nhận thầu nhiều công trình. Sau khi bàn bạc và quyết định làm hồ sơ xin được thành lập công ty và được cơ quan nhà nước cấp giấy phép thành lập công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng số: 2602001051 cấp ngày 31 tháng 01 năm 2005 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp. Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng với mô hình mới được đầu tư kiện toàn, nâng cấp, sau một thời gian hoạt động thì quy mô của công ty đã và đang được mở rộng với số vốn đã tăng lên gần 10 tỷ đồng đã giúp cho công ty có một nền tảng vững chắc, tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển. 1.2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Khánh Phượng: 1.2.1.Nhiệm vụ chức năng của công ty TNHH xây dựng và thương mại Khánh Phượng: Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng tham gia nhận thầu thi công rất nhiều hạng mục, công trình dân dụng, công nghiệp có tầm cỡ ở TP Thanh Hoá và các vùng lân cận. Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng, ngoài những thị trường truyền thống như khu vực thành phố, và một số huyện lân cận, công ty còn trú trọng mở rộng thêm thị trường trong toàn tỉnh và ra tỉnh ngoài như Ninh Bình… 1.2.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XD va TM Khánh Phượng: Ngành nghề đăng ký kinh doanh chủ yếu của Doanh nghiệp cụ thể là: Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Xây dựng công trình giao thông đường bộ. Xây dựng công trình thuỷ lợi, đê đập, hệ thống kênh mương tưới tiêu. Cho thuê máy móc, thiết bị trong lĩnh vực xây dựng. Lập và thực hiện các dự án xây dựng nhà ở dân dụng, đô thị khu công nghiệp. Kinh doanh hàng: Kim khí hoá chất, trang trí nội thất, tấm lợp kim loại màu, vật liệu xây dựng, vật liệu nội thất. Vân tải hàng hoá đường bộ. Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng là một đơn vị xây dựng cơ bản mang những nét đặc trưng riêng của ngành xây dựng đó là thi công và đảm nhiệm những công trình dân dụng, những công trình phục vụ an sinh và công trình công nghiệp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài, khối lượng thi công chủ yếu là thực hiện ngoài trời, do vậy quá trình tổ chức sản xuất rất phức tạp. Sản phẩm sản xuất của công ty là những công trình có giá trị lớn, nó không được mang ra thị trường trao đổi mua bán như những sản phẩm hàng hoá khác mà chỉ thực hiện khi hợp đồng xây dựng được ký kết, sản phẩm sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao cho người sử dụng và trở thành tài sản cố định của nhà đầu tư đó. Chất lượng công trình không được cân đong, đo, đếm ngay mà phải được kiểm nghiệm qua một thời gian nhất định. 1.2.3 Đặc điểm quy trình sản xuất/Công nghệ sản xuất/Dây chuyền thiết bị sản xuất Tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng Lập phương án thi công Công tác chuẩn bị thi công Tập kết NVL, nhiên liệu, nhân công Trang bị công cụ dụng cụ bảo hộ lao động Khảo sát địa chất Tập kết thiết bị thi công Giải phóng mặt bằng Lệnh khởi công XD công trình Các giai đoạn thi công xây lắp XD phần sàn mái XD phần thô XD phần thân XD phần móng Lắp đặt thiết bị tiến hành hoàn thiện công trình Công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư Sơ đồ 1.1: khái quát quy trình sản xuất kinh doanh 1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng thực hiện quản lý bộ máy theo sơ đồ sau: Giám đốc công ty Phó GĐ kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kinh doanh Các tổ,đội sản xuất Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: a. Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch của công ty và là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Giám đốc công ty có quyền hạn và trách nhiệm sau: Quyết định và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, quyết định về số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các điều khoản khác liên quan đến người lao động. Quyết định giá mua bán nguyên, nhiên vật liệu,sản phẩm phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty, các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị. Nhân danh công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, tài chính, thương mại. Xây dựng các kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty về kế hoạch dài hạn nhiều năm và kế hoạch phát triển ngắn hạn của công ty. Giám đốc trực tiếp quản lý công tác tổ chức cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch kinh doanh. Giám đốc kiểm tra, giám sát các tổ, đội sản xuất tại công trình. Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty. Ngoài ra Giám đốc còn có quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. b. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp cho Giám đốc quản lý lĩnh vực kỹ thuật của công ty. Được Giám đốc uỷ quyền, uỷ nhiệm thực hiện một số lĩnh vực của công ty, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những công việc mình phụ trách. Được thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc uỷ quyền, mọi vấn đề cần giải quyết bằng con dấu phải được Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật trực tiếp điều hành, quản lý chỉ đạo hoạt động phòng kỹ thuật. c. Phòng kỹ thuật: Có chức năng thiết lập quy trình kiểm tra giám sát kĩ thuật,quy trình công nghệ của các tổ,đội trực tiếp tham gia sản xuất.Lập báo cáo các dự án đầu tư,phát triển,xây dựng phương án tổ chức thực hiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm công việc cụ thể của phòng kĩ thuật như sau: Công tác quản lý kĩ thuật ,chất lượng công trình Công tác thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán Công tác nghiệm thu thanh toán khối lượng tư vấn thiết kế và thi công xây lắp Công tác an toàn lao động,quản lý tiến độ các công trình,ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất Nghiên cứu các văn bản pháp luật,tiêu chuẩn quy phạm,quy định xây dựng các chế độ chính sách của nhà nước về công tác kĩ thuật,đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng và sản phẩm hàng hóa khác để áp dụng trong công ty. Kiểm tra đôn đốc tuân thủ quy định kĩ thuật,quy trình thiết kế và thi công tại hiện trường.Kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm lớn trình giám Giám đốc công ty xem xét phê duyệt. Tập hợp,nghiên cứu phổ biến các văn bản pháp quy về công tác bảo hộ an toàn lao động đến các đơn vị thành viên của công ty.Tổ chức các khóa huấn luyện về công tác bảo hộ an toàn lao động cho cán bộ quản lý,lực lượng kĩ thuật trong công ty. Chủ trì lập báo cáo tổng kết định kỳ,hàng năm,hàng tháng và đột xuất về công tác quản lý kĩ thuật chất lượng,tiến độ. d. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc điều hành quản lý lập phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất thực hiện theo thời gian.Trên cơ sở kế hoạch sản xuất,căn cứ vào yêu cầu vật tư của các công trình,tổng hợp yêu cầu vật tư của cả các đội,cân đối để cung cấp kịp thời cho các công trình của công ty nhận thi công,phục vụ thi công,thu mua và cung cấp các loại vật tư cho các công trình.Lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo các kì báo cáo (tháng,quý,năm),lập dự án đầu tư thiết bị. e. Các tổ,đội sản xuất: Có chức năng trực tiếp thi công công trình mà công ty đã nhận thầu,chịu trách nhiệm quản lý người lao động thực hiện các công việc đã được phân công. - Gồm có đội thi công xây lắp: Thực hiện công viện tại công trình. - Đội máy, thiết bị thi công: Có nhiệm vụ thực hiện công việc tại công trình có liên quan đến máy móc, thiết bị. - Đội cơ khí,sắt thép: Đội này chuyên về cơ khí và các loại sắt thép. g. Phòng kế toán tài chính: Có chức năng hạch toán độc lập, tập hợp các số liệu thông tin kinh tế, quản trị, quản lý toàn bộ công tác tài chính, kế toán, quản lý thu hồi vốn, tập hợp chi phí sản xuất, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình biến động tăng giảm Tài sản cố định, thanh toán các hợp đồng kinh tế. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp đối với nhà nước, tổ chức quản lý theo dõi sự biến động về lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi công ty. Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách như chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, quản lý kinh tế, tài chính… Lập kế hoạch về tài chính hàng năm cho đầu tư chiều sâu trong quá trình sản xuất. Hạch toán, quyết toán, làm báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán nhà nước. 1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH XD va TM Khánh Phượng những năm gần đây: Bảng số 1.3:Bản báo cáo kết quả hoạt động của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 2008 2009 Tổng tài sản đ 8.435.421.018 10.462.346.254 12.762.027.435 Tổng doanh thu đ 8.220.164.132 9.284.365.524 13.183.781.094 Tổng chi phí đ 7.367.312.047 8.225.432.703 11.513.083.241 Tổng VCSH đ 3.274,462 4.062,136 5.462,711 Số lượng lao động người 40 75 89 Thu nhập bình quân người/tháng trđ 1,45 1,8 2,3 Nộp NSNN đ 324.083.792,3 402.394.472 584.744.247,5 Tổng lãi thuần đ 614.053.501,2 762.431.631,1 1.253.023.387,5 Với số liệu của bản báo cáo kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009, tiến hành so sánh giữa doanh thu và chi phí của công ty trong 3 năm để hiểu rõ hơn về sự phát triển của công ty trong các năm. Thông qua bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 chúng ta có thể thấy rõ rằng quy mô của công ty đang ngày càng được mở rộng, số lượng nhân công ngày càng tăng chứng tỏ mức doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên trong các năm. Năm 2007 tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ đạt được 8.220.164.132 đồng nhưng sang đến năm 2008 doanh thu của công ty đã 9.284.365.524 đồng tăng 1.064.201.392 đồng đạt 12,9% . Năm 2009 so với năm 2008 mức tăng doanh thu đạt được 3.899.415.566 đồng đạt 41,99%. Lợi nhuận của công ty duy trì được mức tăng lợi nhuận hàng năm,năm 2007 lợi nhuận chỉ đạt 614.053.501,2 đồng, đến năm 2008 mức lợi nhuận đã đạt 762.431.631,1 đồng tăng xấp xỉ 148 triệu đồng (24,16%). Điều đó chứng tỏ rằng công ty đang rất có tiềm năng phát triển, uy tín ngày càng được củng cố. Năm 2008 do thị trường giá cả có nhiều biến động ảnh hưởng đến rất nhiều công ty xây dựng trên địa bàn, thậm trí có công ty phải bỏ dỡ công trình không thể thi công tiếp do giá các loại vật liệu đều tăng vụt lợi nhuận không đủ bù chi phí khiến các công ty chao đảo có nguy cơ bị giải thể. Nhưng công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng vẫn nhận thi công những công trình có giá trị kinh tế cao mặc dù cũng gặp không ít những khó khăn do thị trường tác động đến như giá vật liệu tăng cao, tỷ xuất lãi tiền vay cũng tăng... nhưng công ty vẫn đảm bảo thi công các công trình đã nhận thầu, với chính sách tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh do vậy mà các công trình vẫn mang lại mức lợi nhuận cho công ty. Năm 2008 lợi nhuận của công ty đã tăng 762.431.631,1 đồng, Sang năm 2009 thị trường vẫn trong tình trạng khủng hoảng, nhiều mặt hàng tăng liên tục, khiến cho các doanh nghiệp, công ty phải lao đao khi tiếp tục hoạt động. Nhưng với công ty nhờ vào uy tín và chính sách huy động riêng của mình công ty vẫn hoạt động đều và bình thường, vẫn đạt được mức lợi nhuận cần thiết để duy trì công ty hoạt động. PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH PHƯỢNG: 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng: Kế toán trưởng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Chức năng nhiệm vụ của các kế toán phần hành: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin tài chính kế toán. Kế toán trưởng điều hành công việc chung của cả phòng, xây dựng kết quả kinh doanh và lập báo cáo của tài chính doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành. Kế toán vật tư TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, xác định chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình. Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác số lượng TSCĐ, tình hình khấu hao, tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị trang thiết bị. Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình, hạng mục công trình và theo dõi các khoản công nợ. Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện các phần liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng, lập các kế hoạch vay vốn tín dụng và lập các phiếu thu, phiếu chi. Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % quy định hiện hành, kế toán tiền lương tính ra số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng duyệt quỹ lương của các đội và của khối gián tiếp của công ty, kế toán tiến hành tập hợp bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công. Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. 2.2.Đặc điểm vận dụng các chế độ chính sách kế toán tại công ty TNHH XD và TM Khánh Phượng: 2.2.1.Các chính sách kế toán chung: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006,sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính.Theo đó: Niên độ kế toán :bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán :Việt Nam Đồng (VND) Hình thức sổ kế toán áp dụng :Chứng từ ghi sổ Hệ thống danh mục tài khoản :Sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho :Hàng tồn kho được xác định giá trị theo phương pháp kê khai thường xuyên,hạch toán theo phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình :DN tính khấu hao TSCĐ hữu hình theo phương pháp đường thẳng.Thời gian để tính khấu hao được xác định theo quyết định số 203/2006/QĐ-BTC như sau : Nhóm tài sản Thời gian khấu hao (Năm) Nhà xưởng,vật kiến trúc 06-20 Máy móc thiết bị 05-10 Phương tiện vận tải 06-10 Dụng cụ quản lý 03-05 Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (VAT) :Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ Phương pháp ghi nhận doanh thu :Doanh thu được ghi nhận khi phát sinh một giao dịch hàng hóa được xác định trên cơ sở đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này.Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành,chi phí thuế thu nhập hoãn lại :Thuế thu nhập DN được tính ở mức 28% lợi nhuận kế toán trước thuế đối với những báo cáo tài chính trước năm 2008 và ở mức 25% cho báo cáo tài chính các quý,báo cáo tài chính cuối năm kể từ 01/01/2009 tương ứng với thời điểm có hiệu lực của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. 2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán : Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QD – BTC ngày 26/03/2006. Áp dụng theo quyết định này hệ thống chứng từ kế toán của công ty bao gồm các loại chứng từ trong các lĩnh vực: Lao động tiền lương gồm các chứng từ như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng phân bổ lương – BHXH, Bảng tổng hợp chi trả lương-BHXH, BHYT … Hàng tồn kho gồm các chứng từ như: phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, hàng hóa, bảng kê mua hàng,.. Tiền tệ gồm các chứng từ như: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền , giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,… Tài sản cố định gồm các chứng từ như: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, … Công ty tập hợp chứng từ 1 tháng một lần và được luân chuyển theo 4 bước: Lập chứng từ: chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới hoạt động của công ty và chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra chứng từ: trước khi được dùng để ghi sổ các chứng từ kế toán sẽ được kiểm tra về các mặt như: nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh, số liệu kế toán được phản ánh trên chứng từ và kiểm tra tính hợp pháp (chữ ký , con dấu,…). Ghi sổ: sau khi kiểm tra chứng từ kế toán tiến hành việc phân loại, sắp xếp các chứng từ và ghi vào sổ liên quan tới các chứng từ đó. Bảo quản và lưu trữ chứng từ: công ty bảo quản chứng từ kế toán trong phòng hồ sơ của xí nghiệp trong các tủ đựng chứng từ. Công ty lưu trữ chứng từ ít nhất là 5 năm kể từ ngày lập chứng từ. Lập chứng từ Kiểm tra chứng từ Ghi sổ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ Sơ đồ 2.2 : Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán công ty 2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Căn cứ vào quy mô, điều kiện hoạt động của Công ty, hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Hệ thống tài khoản được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hóa thuận lợi cho việc hạch toán xử lý thông tin cũng như thu thập thông tin của Công ty. Do đặc điểm là doanh nghiệp xây dựng nên các tài khoản mà công ty hay sử dụng như: Bảng số 2.3:Các tài khoản kế toán TT Số hiệu TK Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TÊN TÀI KHOẢN 1 2 3 4 5 1 152 Nguyên liệu, vật liệu 2 153 Công cụ, dụng cụ 3 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 4 632 Giá vốn hàng bán 5 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 622 Chi phí nhân công trực tiếp 7 623 Chi phí sử dụng máy thi công 6231 Chi phí nhân công 6232 Chi phí vật liệu 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất 6234 Chi phí khấu hao máy thi công 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238 Chi phí khác bằng tiền 8 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên quản lý công trình 6272 Chi phí vật liệu phục vụ quản lý công trình 6273 Chi phí công cụ dụng cụ 6274 Chi phí khấu hao tài sản cố định 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 Chi phí bằng tiền khác 2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy vi tính. Sắp tới, Công ty sẽ sử dụng chương trình phần mềm kế toán theo sự phát triển của công nghệ cũng như là để giảm bớt khâu theo dõi quản lý sổ sách thủ công như đã từng sử dụng ở những năm trước đó. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ quỹ Chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Việc áp dụng hình thức này với Công ty là hoàn toàn phù hợp vì đây là doanh nghiệp có quy mô vừa, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản, dễ dàng trong khâu kiểm tra đối chiếu, thuận lợi trong việc phân công công tác. Phòng kế toán được trang bị máy vi tính, Công ty sẽ lập chương trình riêng cho công tác kế toán, áp dụng hình thức này Công ty sử dụng một số sổ sách sau: - Sổ cái - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết 2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QD – BTC ban hành ngày 26/03/2006 bao gồm các bảng báo cáo chính sau : Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo kế toán này được lập vào giữa niên độ và cuối niên độ và được trình lên Ban Giám đốc Công ty và các cơ quan thuế vào cuối mỗi quý. Ngoài 3 loại báo cáo trên, công ty còn lập các biểu sau trong Báo cáo tài chính : Tờ khai quyết toán thuế TNDN Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Bên cạnh báo cáo thuế(nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước ), công ty còn xây dựng hệ thống báo cáo quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. Để phù hợp với quy mô hoạt động, doanh nghiệp tổ chức hoạt động kế toán quản trị theo hình thức kết hợp. Theo hình thức này thì kế toán viên phụ trách phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị của cùng phần hành kế toán đó. Các báo cáo quản trị được lập định kì theo tháng, quý, hoặc năm. Dưới đây là một số báo cáo quản trị được lập chủ yếu trong doanh nghiệp : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí cho từng quý và cho cả năm. Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động Báo cáo chi tiết nợ vay, nợ phải thu phải trả theo thời hạn thanh toán và tên khách hàng. 2.3.Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu : 2.3.1.Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền : 2.3.1.1 Tài khoản sử dụng:Sổ cái TK 111 2.3.1.2 Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc : Phiếu thu, Phiếu chi 2.3.1.3 Luân chuyển chứng từ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 111 Phiếu thu Phiếu chi Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Bảng cân đối tài khoản Sổ quỹ tiền mặt Sổ kế toán chi tiết tiền mặt Sơ đồ 2.5 : Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : : Kiểm tra, đối chiếu số liệu 2.3.2. Kế toán thanh toán với người mua: 2.3.2.1 Tài khoản sử dụng:Sổ cái TK 131 2.3.2.2 Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc: hoá đơn mua hàng, Phiếu thu… 2.3.2.3 Luân chuyển chứng từ: Hoá đơn mua hàng, chứng từ thanh toán… Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 131 Sổ chi tiết TK 131 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Sổ tổng hợp chi tiết TK 131 Sơ đồ 2.6 : Quy trình ghi sổ kế toán thanh toán với người mua Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : : Kiểm tra, đối chiếu số liệu 2.3.3.Kế toán thanh toán với người bán: 2.3.3.1 Tài khoản sử dụng:Sổ cái TK 331 2.3.3.2 Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc:Hóa đơn GTGT,hợp đồng kinh tế,phiếu chi,giấy báo nợ… 2.3.3.3 Luân chuyển chứng từ: Sổ tổng hợp chi tiết TK 331 Hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán… Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 331 Sổ chi tiết TK 331 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Sơ đồ 2.7 : Quy trình ghi sổ kế toán thanh toán với người bán Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : : Kiểm tra, đối chiếu số liệu 2.3.4. Kế toán vật tư : 2.3.4.1 Tài khoản sử dụng: Sổ chi tiết TK 152,153,156,Sổ tổng hợp nhập xuất tồn, Sổ cái TK 152,153,156,Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 152,153,156 2.3.4.2 Chứng từ sử dụng: Sổ chi tiết TK 152,153,156,Sổ tổng hợp nhập xuất tồn, Sổ cái TK 152,153,156,Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 152,153,156 2.3.4.3 Luân chuyển chứng từBáo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 152,153.. Sổ tổng hợp nhập xuất tồn Sổ cái TK 152,153.. Bảng cân đối tài khoản Thẻ kho Sơ đồ 2.8 : Quy trình ghi sổ kế toán vật tư Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu số liệu 2.3.5. Kế toán phần hành doanh thu : 2.3.5.1 Tài khoản sử dụng: : Sổ chi tiết TK 511,Sổ tổng hợp TK 511,chứng từ ghi sổ,sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sổ cái tài khoản 511 2.3.5.2 Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc : Hợp đồng kinh tế,Hóa đơn GTGT 2.3.5.3 Luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 511 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Sổ tổng hợp chi tiết TK 511 Sổ chi tiết TK 511 Sơ đồ 2.9 : Quy trình ghi sổ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu số liệu 2.4.Kế toán phần hành tiền lương : 2.4.1 :Hạch toán lao động : 2.4.1.1 :Tình hình lao động : Như đã trình bày ở trên,với quy trình và quy mô sản xuất của công ty TNHH xây dựng và thương mại Khánh Phượng,năng lực của người lao động trong công ty đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty khi lựa chọn lao động đã đưa ra tiêu chí cao đối với người lao động, có hình thức trả lương cũng như quản lý rất phù hợp, đã đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tình hình lao động trong Công ty như sau: Lao động trực tiếp tại các Xưởng, phòng : 66 người Lao động gián tiếp : 23 người Trình độ + Thạc sỹ : 05 người + Đại học, cao đẳng : 65 người + Trung cấp : 17 người + Trình độ 12/12 : 2 người 2.4.1.2:Hạch toán số lượng và thời gian sử dụng lao động: Số lượng lao động ở Công ty khá ổn định, nếu giảm chủ yếu do nghỉ hưu, số lượng tăng không đáng kể do khâu tuyển chọn của lao động khá chặt chẽ, yêu cầu cao. Công ty đã tiến hành quản lý lao động khá chặt chẽ, không những theo quy định, sổ theo dõi theo quy định mà còn theo cách riêng của Công ty như phân cấp quản lý theo xưởng, cấp sổ lao động, có mã số lao động,.... Công ty cũng có chế độ thưởng, phạt thích đáng đối với lao động, khuyến khích sáng tạo, ý tưởng cũng như có sáng kiến nhằm nâng cao năng lực sẵn có của Công ty, tăng khả năng cạnh tranh. Phòng Nhân sự quản lý lao động theo bảng sau: Bảng số: 2.10 Đơn vị Họ và tên Ngày sinh Quê quán Trình độ Kế toán Trần Kim Thu 24/4/1979 Thanh Hóa Thạc sỹ HCTC Trần Thị Chiều 13/2/1967 Thanh Hóa Đại học Phòng KD Nguyễn Văn An 17/6/1987 Thanh Hóa Cao đẳng ................ ................ ................ ................ 2.4.1.2.1:Theo dõi lao động và thời gian lao động: Công ty theo dõi lao động theo hai bộ phận khác nhau: Bộ phận gián tiếp: Theo dõi lao động theo bảng chấm công theo từng đơn vị, có rà soát và xác nhận của lãnh đạo đơn vị và phòng Tổ chức hành chính. Bộ phận trực tiếp: Do khoản sản phẩm nên không thực hiện chấm công mà theo báo cáo và quản lý của từng đơn vị phòng ban, xưởng, có xác nhận của Xưởng trưởng và trưởng phòng. 2.4.1.2.2:Hạch toán thời gian nghỉ việc do đau ốm,thai sản…: Bảng chấm công và bảng theo dõi lao động của các đơn vị trực tiếp sẽ phản ánh đầy đủ thời gian lao động cũng như nghỉ việc có lý do của từng các nhân, kế toán căn cứ vào đó xác định và tính các khoản phải trả thích hợp cho người lao động được hưởng hoặc phạt,..... 2.4.1.3:Hạch toán kết quả lao động: Hạch toán kết quả lao động nhằm phản ánh chính xác số lượng và chất lượng lao động và khối lượng công việc hoàn thành của từng người lao động để có căn cứ xác định kết quả lao động, tính lương, phụ cấp, trích,..... Các chứng từ ban đầu được sử dụng nhằm giám sát và theo dõi người lao động, kết quả lao động của từng người cùng với kết quả có xác nhận của các phòng ban có liên quan, thể hiện qua các biên bản nghiệm thu, bảng chấm công,..... 2.4.2:Tính lương và các khoản trích theo lương: 2.4.2.1:Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương: Các phòng ban quản lý có trách nhiệm theo dõi ghi chép số lương lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ phép nghỉ ốm vào bảng chấm công. Bảng chấm công được lập theo mẫu do Bộ tài chính quy định và được lập theo mẫu do Bộ tài chính quy định và được treo tại phòng Kế toán. 2.4.2.1.1:Hình thức trả lương khoán(với bộ phận trực tiếp sản xuất) Công ty khi giao việc cho các Xưởng sẽ ký một Hợp đồng giao khoán nội bộ với chủ nhiệm đồ án (hoặc chủ trì công trình - đối với khảo sát. Trong Hợp đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho công trình là bao nhiêu và bao gồm các mục chi phí nào. Nếu là 35% thì: 25% là lương; 10% là chi công tác phí, tiếp khách… Hiện tại, tỷ lệ lương khoán cho các Xưởng là 25% trên doanh thu. Các Chủ nhiệm đồ án sẽ chia lương cho các thành viên tham gia: (đối với thiết kế) - 10% cho Chủ nhiệm đồ án - 5% cho bộ phận kiểm tra - 10% cho Tổ hoàn thiện - 10% cho bộ phận tính dự toán - 40% cho các bản vẽ kiến trúc - 25% cho các bản vẽ kết cấu Hàng tháng, Công ty ứng lương cho các bộ phận trực tiếp với mức lương bình quân 700.000đ/người. Khi một công trình nào đó hoàn thành, Phòng Tài chính và kinh doanh xác định với Chủ nhiệm đồ án về khối lượng nghiệm thu bàn giao, từ đó xác định sản lượng của từng thành viên trong một Xưởng (dựa vào Bảng thanh toán lương khoán công trình). Cuối năm, quyết toán một lần, chi nốt cho người lao động tiền sản lượng sau khi đã trừ đi số tiền ứng hàng tháng theo tỷ lệ tiền thu về. Cụ thể một công trình, dự án khi thực hiện như sau: - Các thủ tục khi được tính lương: + Biên bản bàn giao nghiệm thu, xác định doanh thu ban đầu. + Các quyết định phê duyệt của Bộ, kho bạc, đơn vị chủ quản để xác định đúng doanh thu. + Tiền thu về: Là số tiền khách hàng trả dưới dạng ứng trước hoặc trả toàn bộ. + Hợp đồng giao khoán nội bộ để xác định tỷ lệ giao khoán với chủ nhiệm đồ án. + Các bảng thanh toán, bảng tạm ứng lương hoặc chi phí công trình, dự án. + Bảng kê chi phí công tác, vật liệu, chi công tác viên hoặc khâu chuyển tiền,.... - Tiến hành tính lương khoán: + Ví dụ: Đơn vị tính lương là Xưởng thiết kế số 2 + Cụ thể: Tên công trình: Dự án Đường giao thông – Công ty Cà phê 719 Gía trị sản lượng thực hiện: 28.000.000đ (theo tiền thu về). Gía trị được hưởng theo tỷ lệ giao khoán: 28.000.000đ x 25% = 7.000.000đ Chủ nhiệm đồ án: Nguyễn Mạnh Cầu Bảng tạm ứng lương khoán theo công trình: BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG THEO CÔNG TRÌNH Bảng số: 2.11 Công trình: Dự án Đường giao thông – Công ty Cà phê 719 Đơn vị: Xưởng thiết kế số 2. STT Họ và tên Phần việc % hưởng Tạm ứng Ký nhận 1 Nguyễn Mạnh Cầu CN ĐA 20 1.200.000 2 Phạm Xuân Trường Thiết kế KT 30 1.000.000 3 Nguyễn Tuấn Tú TK nước 10 1.000.000 4 Nguyễn Đăng Khoa Kiểm tra 5 1.000.000 5 Lê Kim Hoà Dự toán 10 800.000 6 Ng Cường Giang Hoàn thiện 10 800.000 7 Trần Văn Viên TK kết cấu 15 500.000 Cộng 6.300.000 Bằng chữ: Sáu triệu, ba trăm ngàn đồng chẵn/. Ngày 15 tháng 1 năm 2009. Chủ nhiệm đồ án ký tên 6. Bảng chia lương và sản lượng: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN Bảng số: 2.12 Đơn vị: Xưởng thiết kế số 2. STT Họ và tên Phần việc % hưởng Thành tiền được hưởng Ký nhận 1 Nguyễn Mạnh Cầu CN ĐA 20 1.400.000 2 Phạm Xuân Trường Thiết kế KT 30 2.100.000 3 Nguyễn Tuấn Tú TK nước 10 700.000 4 Nguyễn Đăng Khoa Kiểm tra 5 350.000 5 Lê Kim Hoà Dự toán 10 700.000 6 Ng Cường Giang Hoàn thiện 10 700.000 7 Trần Văn Viên TK kết cấu 15 1.050.000 Cộng 7.000.000 Bằng chữ: Bảy triệu đồng chẵn/. Ngày 25 tháng 3 năm 2009. Chủ nhiệm đồ án ký tên Đây là một trong rất nhiều công trình phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2009 của Xưởng thiết kế số 2. Hàng tháng, Công ty cho phép các Xưởng, các đơn vị sản xuất ứng lương hàng tháng theo đề nghị của từng các nhân có duyệt của trưởng phòng và Giám đốc Công ty. 7. Bảng tạm ứng lương (trang sau): BẢNG ỨNG LƯƠNG THÁNG 3/2009 Bảng số: 2.13 Đơn vị: Xưởng thiết kế số 2. STT Họ và tên Chức vụ Thành tiền được hưởng Ký nhận 1 Nguyễn Mạnh Cầu Trưởng phòng 1.000.000 2 Phạm Xuân Trường Phó phòng 1.000.000 3 Nguyễn Tuấn Tú Phó phòng 900.000 4 Nguyễn Đăng Khoa Kiến trúc sư 800.000 5 Lê Kim Hoà Kỹ sư xây dựng 700.000 ........................ ............ .................. ............... ........................ ............ .................. ............... 16 Ng Cường Giang Trung cấp XD 700.000 17 Trần Văn Viên Kỹ sư xây dựng 500.000 Cộng 14.000.000 Bằng chữ: Mười bốn triệu đồng chẵn/. Ngày 31 tháng 3 năm 2009. Giám đốc duyệt Kế toán trưởng Xưởng trưởng ký tên Kế toán tiền lương căn cứ vào hệ số lương của từng cán bộ Xưởng 2 để xác định và tính lương cơ bản, BHXH, BHYT phải nộp khấu trừ trực tiếp vào lương. Bảng tính trên được tập hợp làm 01 chứng từ ghi sổ của tất cả các đơn vị trực tiếp sản xuất. 8. Bảng tính BHXH, BHYT phải nộp : BẢNG TÍNH BHXH, BHYT PHẢI NỘP Bảng số: 2.14 Đơn vị: Xưởng thiết kế số 2. Lương cơ bản: 290.000 đồng. STT Họ và tên Phần việc Hệ số lương CB Lương cơ bản hàng tháng BHXH (5%) BHYT (1%) Ký nhận 1 Nguyễn Mạnh Cầu Trưởng phòng 3,4 986.000 49.300 9.860 2 Phạm Xuân Trường Phó phòng 2,42 701.800 35.090 7.018 3 Nguyễn Tuấn Tú Phó phòng 2,42 701.800 35.090 7.018 4 Nguyễn Đăng Khoa Kiến trúc sư 2,42 701.800 35.090 7.018 5 Lê Kim Hoà Kỹ sư xây dựng 2,02 585.800 29.290 5.858 ........................ ............ ........................ ............ 6 Ng Cường Giang Trung cấp XD 1,78 516.200 25.810 5.162 7 Trần Văn Viên Kỹ sư xây dựng 1,78 516.200 25.810 5.162 Cộng 17.052.000 852.600 170.520 Cộng BHXH, BHYT: 1.023.120đ Bằng chữ: Một triệu, hai ba ngàn, một trăm hai mươi đồng/. Ngày 31 tháng 3 năm 2009. Kế toán trưởng Kế toán lương Xưởng trưởngký tên Đến 30 tháng 06 và 31 tháng 12 hàng năm, phòng kế toán tiến hành chia sản lượng khoán tổng hợp các công trình và những số liệu của tất cả các công trình đã tính lương (như công trình trên) để tiến hành chia sản lượng. Lương ứng hàng tháng được trừ như một khoản ứng lương của công trình nhằm duy trì đời sống cán bộ CNV khi họ chưa có sản lượng theo tiền về để thánh toán lương khoán. Kế toán tiến hành lập bảng chia sản lượng theo niên độ kế toán. 9. Bảng quyết toán sản lượng 6 tháng đầu năm 2009 (trang sau): 2.4.2.1.2:Hình thức trả lương theo thời gian(với bộ phận gián tiếp): Từ số công ghi nhận được trong bảng chấm công, Kế toán tính ra số lương mà người lao động nhận được trong tháng và lập bảng thanh toán lương cho từng phòng. Cách tính như sau: Lương thời gian = Số công theo bảng X Hệ số Công ty X Mức lương tối bảng chấm công thiểu Hệ số Công ty được tính như sau: - Hệ số bình quân: 1.160.000đ/290.000đ = 4 - Hệ số áp dụng với Trưởng phòng: 5 - Hệ số Phó phòng: 4,5 - Hệ số cán bộ có trình độ Đại học thuộc các Phòng Tổ chức, Kế toán, Kinh doanh: từ 3 – 4 - Hệ số đối với nhân viên (Thủ quỹ, Bảo vệ, Hành chính, Tạp vụ…) 2,5. Cách tính: Lương thời gian: Biểu: Bảng chấm công Phòng Kinh doanh tháng 3 năm 2009 (trang sau) Biểu: Bảng thanh toán lương Phòng Kinh doanh tháng 3/2009 (trang sau) - Phan Văn Nghệ : 290.000 x 4,2 x 22/22 = 1.218.000đ - Đào Trương Tuấn: 290.000 x 3,42 x 21/22 = 991.800đ - Lương sản lượng: Lương sản lượng bộ phận gián tiếp sản xuất được tính bằng 8% giá trị tiền thu về của các công trình: Chẳng hạn như Dự án Đường giao thông Công ty Cà phê 719 trên thì bộ phận gián tiếp được hưởng: + Gía trị hưởng: 28.000.000đ x 8% = 2.240.000đ Bảng chia sản lượng khối gián tiếp theo giá trị tiền về: - Nguyên tắc: Lương cơ bản lĩnh hàng tháng cũng được coi như khoản ứng để trừ vào bảng chia. Lương hưởng theo hệ số Công ty. Lương hưởng theo giá trị tiền về trong kỳ chia lương. Tổng hợp theo 6 tháng 1 lần tính lương hưởng theo sản lương. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG SẢN LƯỢNG KHỐI GT Bảng số: 2.15 Đơn vị: Phòng Kinh doanh – Ngày 30 tháng 6 năm 2009. Công trình: Đường giao thông Công ty Cà phê 719. Tổng hệ số của Phòng : 29 Tổng hệ số của khối gián tiếp Công ty: 112 Bình quân hệ số : 2.240.000đ/112 = 20.000đ Tổng số Phòng KD được hưởng: 29 x 20.000 = 580.000đ STT Họ và tên Phần việc Hệ số hưởng Thành tiền được hưởng Ký nhận 1 Phan Văn Nghệ Trưởng P 5 100.000 2 Đào Trương Tuấn Phó P 4,5 90.000 3 Phạm Cao Đoàn Nhân viên 3,5 70.000 ..................... 9 Bùi Thị Quỳnh Nhân viên 3 60.000 10 Nguyễn Bích Ngọc Nhân viên 3 60.000 Cộng 580.000 2.4.2.2:Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.4.2.2.1:Hạch toán lương và các khoản trích theo lương: a – Căn cứ vào bảng ứng lương sản lương theo công trình Dự án Đường giao thông – Công ty Cà phê 719 của Xưởng Thiết kế Số 2 (Bảng số 04), bảng lương Tháng 3/2009 của Phòng kinh doanh (Bảng số 10), kế toán ghi: Nợ TK334.2 : 6.300.000 (Chi tiết cho côngtrình trên) Nợ KT334.1 : 3.960.355 Có TK111.1 : 10.260.355 b – Căn cứ vào bảng ứng lương hàng tháng của Xưởng thiết kế số 2 (Bảng số 06), kế toán ghi: Nợ TK334.2 : 14.000.000 Có TK111.1 : 14.000.000 c – Căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT của Xưởng TK số 2 (Bảng số 07), bảng lương Tháng 3/2009 của Phòng kinh doanh (Bảng số 10), kế toán ghi: Nợ TK111.1 : 1.261.152 Có TK 338.3 : 1.050.960 Có TK 338.4 : 210.192 d – Căn cứ vào bảng chia sản lượng Xưởng thiết kế số 2(Bảng số 08), bảng chia sản lượng phòng Kinh doanh (bảng số 11), kế toán ghi: Nợ TK334.2 : 15.503.358 Có TK111.1 : 15.503.358 Căn cứ vào hạch toán trên, kế toán lập và ghi chứng từ ghi sổ(Bảng số 12 – trang sau). e – Sản lương thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 của Công ty TNHH XD va TM Khánh Phượng là: 5.036.000.000đ Hạch toán: + Công nợ, doanh thu: Nợ TK131 : 5.036.000.000 Có TK511 : 4.578.182.000 Có TK333.1 : 457.818.000 CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 2.16 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 (Kèm theo các bảng ứng lương, thanh toán lương) Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Trả lương sản lượng cho CBCNV 6 tháng đầu năm 2003. 334.1 3.960.355 334.2 35.803.358 111.1 39.763.713 Cộng 79.527.426 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 2.17 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 (Kèm theo các bảng tính BHXH, BHYT các tháng) Số: 49 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Thu BHXH (5%), BHYT (1%) trên bảng lương hàng tháng của CBCNV 111.1 1.261.152 338.3 1.050.960 338.4 210.192 Cộng 2.522.304 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Trích Quỹ lương vào chi phí (theo đơn giá được duyệt – 56%). Quỹ lương: 4.578.182.000 x 56% = 2.563.781.920đ Hạch toán: Nợ TK622 : 1.922.836.440 (42%) Nợ TK642 : 640.945.480 (14%) CóTK 334 : 2.563.781.480 (56%) CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 2.18 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 (Kèm theo các bảng sản lương thực hiện 6 tháng 2009) Số: 21 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Trích Quỹ lương vào chi phí nhân công và chi phí quản lý 6 tháng/03 622 1.922.836.440 642 640.945.480 334 2.563.781.480 Cộng 5.127.562.960 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Trích BHXH vào chi phí: BHXH được tính: 15% Quỹ lương Là: 2.563.781.480 x 15% = 384.567.222đ Hạch toán: Nợ TK627 : 288.425.417 (75%) Nợ TK642 : 96.141.805 (25%) Có TK338.3 : 384.567.222 (15% Quỹ lương) CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 2.19 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 (Kèm theo các bảng trích BHXH 6 tháng 2009) Số: 22 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Trích BHXH vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý 6 tháng/03 627 288.425.417 642 96.141.805 338.3 384.567.222 Cộng 769.134.444 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Trích BHYT vào chi phí: BHYT được tính: 2% Quỹ lương Là: 2.563.781.480 x 2% = 51.275.630đ Hạch toán: Nợ TK627 : 38.456.723 (75%) Nợ TK642 : 12.818.908 (25%) Có TK338.3 : 51.275.630 (2% Quỹ lương) Chứng từ ghi sổ trang sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 2.20 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 (Kèm theo các bảng tổng hợp lương CB 6 tháng 2009) Số: 24 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý 6 tháng/03 627 5.048.430 642 1.682.810 338.2 6.731.240 Cộng 13.462.480 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.4.2.2.2:Hạch toán thanh toán,trích nộp BHXH,BHYT,KPCD đối với người lao động: Trong tháng 3 năm 2009, Công ty có 01 cán bộ bị ốm và được trợ cấp BHXH là Chị Nguyễn Thanh Xuân – Xưởng thiết kế Số 1. Chị Xuân nghỉ chăm con ốm từ ngày 2/3/2009 đến ngày 18/3/2009, các giấy tờ liên quan như sau: + Phiếu nghỉ hưởng BHXH. (trang sau). Mức trợ cấp BHXH với chị Nguyễn Thanh Xuân là: 75% lương cấp bậc với hệ số lương cấp bậc là 1,78, trợ cấp BHXH được hưởng 1 ngày là: 1,78 x 290.000/22 x 75% = 17.598đ Tổng BHXH được hưởng: 17.598 x 17 = 299.166đ PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH Bảng số:2.21 Số: 12 Họ tên: Nguyễn Thanh Xuân Đơn vị: Xưởng thiết kế số 1 Tên cơ quan Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y bác sỹ ký tên, đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa Đau bụng Đau dạ dày 17 2/3/09 18/3/09 + Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH. PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH Họ tên: Nguyễn Thanh Xuân Nghề nghiệp: Kiến trúc sư Đơn vị công tác: Xưởng thiết kế số 1 Thời gian đóng BHXH: 4 năm Tiền lương đóng BHXH tháng trước theo hệ số 1,78. Số ngày nghỉ: 17 Mức trợ cấp: 299.166đ Bằng chữ: Hai trăm chín chín ngàn, một trăm sáu sáu đồng. PHẦN 3:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ KIẾN TẬP 3.1.Những ưu điểm: Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ, các bộ phận được phân rõ nhiệm vụ,chức năng, được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy hiệu quả tích cực cho lãnh đạo Công ty tổ chức lao động, cung ứng vật tư, điều động xe, máy, giám sát quản lý thi công và quản lý kinh tế. Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ hiệu quả cho lãnh đạo xí nghiệp trong việc hạch toán kế toán và quản lý kinh tế của công ty Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống TK kế toán đúng với chế độ và biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản của công ty phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc chi tiết các tài khoản phù hợp với cách phân loại vật liệu đang được áp dụng một cách phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất là theo vai trò và công dụng của vật liệu . Trong quá trình hạch toán, Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này đơn giản nhưng vẫn đảm bảo logic, dễ ghi chép, thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán Hệ thống báo cáo của Công ty nhìn chung là hợp lệ, hợp lí, tuân thủ đầy đủ chế độ kế toán đã qui định, đảm bảo yêu cầu về số lượng, chính xác về thông tin, kịp thời về thời gian cung cấp số liệu. 3.2.Nhược điểm tồn tại và nguyên nhân: Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong DN chưa cao nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính chưa hiệu quả; thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn nhiều hạn chế.          Bên cạnh đó, công ty chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiêp vụ cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh,(không được duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung) ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp số liệu vào máy và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt, các công ty chưa quan tâm tới công tác quản lý, sử dụng, xử lý đối với các linh kiện tồn kho do việc theo dõi quá trình luân chuyển chứng từ thuộc công tác này còn yếu.           Doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, công ty cũng lập một số loại sổ dành cho  ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ này không rõ ràng mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Phượng thời gian ngắn nhưng lại rất quan trọng và bổ ích vì em đã có cơ hội được sử dụng hết khả năng và kiến thức đã được học ở trường, em đã được liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực tiễn công việc đã giúp em hiểu sâu sắc hơn những kiến thức mà em đã được thầy cô truyền đạt ở trường. Qua thời gian kiến tập tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Phượng, em đã được lãnh đạo công ty, các anh chị phòng kế toán quan tâm cùng với sự góp ý chỉ dẫn của thạc sỹ Phạm Xuân Kiên đã giúp em có cái nhìn tổng quát về công tác kế toán, là trang bị kiến thức quan trọng cho kì thực tập kiểm toán cuối năm 4. Sau thời gian thực tập em cảm thấy em hiểu biết lên rất nhiều nhưng cũng còn nhiều những hạn chế chính vì thế mà em còn phải cố gắng học tập, tìm tòi, và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Để nâng cao trình độ chuyên môn và tầm hiểu biết của mình. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, sự chỉ dẫn tận tình của thạc sỹ Phạm Xuân Kiên để em hoàn thành báo cáo này. Sinh viên Nguyễn Đức Thành DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kế toán tài chính – Khoa kế toán ĐH Kinh tế Quốc dân Chế độ Kế toán doanh nghiệp quyển 1 – Nhà xuất bản Tài chính 2006 Chế độ Kế toán doanh nghiệp quyển 2 – Nhà xuất bản Tài chính 2006 4. Quyết định 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 và các thông tư qui định sửa chữa bổ sung theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. 5. Điều lệ Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Khánh Phượng” 6. Các loại sổ kế toán (Phòng kế toán công ty) 7. Báo cáo tài chính năm 2007, 2008,2009 (Phòng kế toán công ty)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26836.doc
Tài liệu liên quan