Chuyên đề Thực trạng tư vấn đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC

Lời mở đầu Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới bước vào xu thế toàn cầu hoá với tốc độ tăng trưởng khá cao thì hoạt động xây dựng cũng tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhà ở cho nhân dân. Theo đó hoạt động xây dựng ở nước ta cũng phát triển mạnh mẽ có tốc độ tăng trưởng khá cao. Việc thực hiện xây dựng các công trình nhà ở, các khu công nghiệp hay các công trình giao thông có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Chính phủ, ngoài ra nó còn liên quan đến khía cạnh mỹ quan. Do vậy, để thực hiện một công trình xây dựng cần phải có dự án cụ thể và đưa ra được tính hợp lý của dự án. Tầm quan trọng của hoạt động xây dựng là như vậy cho nên việc các tổ chức tư vấn về đầu tư và xây dựng là phù hợp với thực tế. Trên thế giới hiện nay, tư vấn đầu tư và xây dựng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang phát triển rất mạnh. Ở nước ta, khi đang còn trong chế độ nền kinh tế tập trung thì hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng là hoạt động còn xa lạ, không được nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì hoạt động tư vấn đang phát triển rất mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng ra đời. Một điều chứng minh cho sự phát triển của hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng là; trong ngày 02/04/2007 Bộ xây dựng đã đưa ra dự án thành lập tập đoàn tư vấn đầu tư và xây dựng thuộc sự quản lý của bộ, tập đoàn này hoạt động theo hình thức công ty mẹ và công ty con. Đề tài Thực trạng tư vấn đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC là một ví dụ minh hoạ cho sự phát triển của hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng ở nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Ái Liên và các chuyên gia trong công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

docx60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tư vấn đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội ngũ nhân viên của công ty đã thực hiện. Đó là cách dễ nhất để mang lại sự bảo đảm lớn hơn cho việc thực hiện hợp đồng với chất lượng cao và công ty không phải chi trả tiền lương cho đội ngũ lao động thừa khi công ty không có hợp đồng thực hiện. Tiền lương trả cho các chuyên gia tư vấn thuê ngoài được trả theo hình thức trọn gói hoặc trả theo giờ làm việc. 1.3.1.3 Năng lực cạnh tranh và tham gia đấu thầu Năng lực cạnh tranh và tham gia đấu thầu của công ty so với các tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng khác có một số điểm mạnh và điểm yếu sau: - Đối với các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp dưới hình thức tư vấn đầu tư và xây dựng loại I có số lượng cán bộ nhân viên từ 100 đến 500 người, trong đố trên 80% có trên trình độ đại học, 5-7% có trình độ trên đại học, trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn tương đối đầy đủ, các hệ thống mày vi tính nối mạng, máy vẽ, các chương trình phần mềm, các thiết bị khoả sát đo đạc, trong đó có một số phòng thí nghiệm, có các thiết bị kiểm định chất lượng công trình, vốn do ngân sách nhà nước cấp. Các tổ chức này hơn hẳn Công ty cổ phần CTC. - Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu có thể huy động được lực lượng đông đảo các giáo sư, tiên sĩ, phó tiến sĩ, các nhà nghiên cứu giảng dạy. Lực lượng cán bộ này giỏi về lý luận, nắm bắt được khá nhiều thông tin tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các hội nghị quốc tế, trao đổi tài liệu. Nhưng lại có nhược điểm là ít được tiếp cận với thị trường thương mại quốc tế cũng như trong nước. Các tổ chức này có thể tận dụng tốt các phương tiện nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiêm, kiểm nghiệm trong các trường đại học và viện nghiên cứu. - Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng thuộc các công ty xây dựng hạng I, các tổng công ty đa ngành, loại hình tổ chức này có số lượng nhân viên không nhiều, thường từ 50-20 người, 70% trong đó là cán bộ có trình độ đại học, ít có cán bộ trên đại học, phương tiện thiết bị, khả năng tư vấn còn nhiều hạn chế. Loại tổ chức này mới được thành lập và bắt đầu tiếp cận với thị trường để tìm kiếm công việc hoặc được tổng công ty giao cho một số việc theo chức năng. - Các công ty cũng như các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng ngoài quốc doanh dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần như công ty cổ phần CTC, các công ty này đa phần có bộ máy quản lý gọn nhẹ, số lượng nhân viên, trang thiết bị vật chất kỹ thuật không nhiều, nhưng có khả năng liên kết với hai hay nhiều công ty với nhau để thực hiện một hợp đồng cho một khách hàng. Việc liên kết cả tạm thời lẫn lâu dài sẽ tăng cường sức mạnh cho công ty, tạo ra được đội ngũ mạnh hơn, có chất lượng hơn để thực hiện hợp đồng một cách thành công dưới các hình thức: thuê chuyên gia, hợp đồng phụ, hợp đồng liên doanh. Tiền trả cho các lĩnh vực tư vấn được hai bên tham gia thoả thuận. 1.3.2 Một số nội dung các công việc mà công ty đang thực hiện tư vấn Do tính chất công ty vừa thành lập cho nên hoạt động tư vấn của công ty cho các dự án là đang trong quá trình thực hiện. Các lĩnh vực hiện nay công ty đang thực hiện tư vấn là: Tư vấn lập báo cáo đầu tư Tư vấn quy hoạch Tư vấn giám sát thi công Hoạt động tư vấn hiện nay của công ty đối với các lĩnh vực trên được thể hiện như sau: 1.3.2.1 Tư vấn lập báo cáo đầu tư Lập báo cáo đầu tư là bước đầu tiên của việc thực hiện một dự án đầu tư. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, nó quyết định cho việc thực hiện hay không thực hiện của một dự án đầu tư. Trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư nhà đầu tư phải đưa ra được tính hiệu quả của dự án, sự phù hợp với điều kiện thực tế và những ảnh hưởng của dự án đối với xã hội. Nội dung công việc trong phần thực hiện tư vấn của các chuyên gia tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CTC: + Nội dung công việc thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư được thực hiện theo các căn cứ sau: - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành, của địa phương. Đây là căn cứ cho sự tồn tai lâu dài của dự án. - Nhu cầu về mặt hàng hoặc dịch vụ mà dự án sản xuất đối với các thị trường trong nước hoặc trên thế giới. - Hiện trạng của sản xuất và cung cấp dịch vụ, mặt hàng đó trong nước và trên thế giới. Thị trường cho sản phẩm tồn tại trong khoảng thời gian là phải tương đối dài, ít nhất là đủ cho đến thời gian thu hồi vốn. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không có thị phần hoặc thời gian thu hồi vốn là không đủ thì dự án sẽ phá sản. - Tiềm năng sẵn có về tải nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính và các mối quan hệ… có thể khai thác và chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường trong nước và trên thế giới. Những mặt lợi thế so sánh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm về mặt giá cả. - Những kết quả thu được về mặt tài chính, kinh tế-xã hội từ việc thực hiện dự án. Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là bước đầu xác định các thông tin cho dự án, liệu việc thực hiện dự án có phù hợp với tình hình hiện tại hay không. Giai đoạn này không gây nhiều tốn kém, những nó là bước cần thiết để đi tiếp vào việc nghiên cứu các bước tiếp theo. + Nội dung công việc thực hiện trong bước nghiên cứu báo cáo tiền khả thi: - Nghiên cứu các khá cạnh về pháp luật, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế náo đến quá trình khai thác và vận hành dự án trong tương lai. Ngoài ra còn xác định các nguồn đầu vào cho dự án trong quá trình hoạt động, như: quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên liệu, lao động cho dự án trong tương lai. - Nghiên cứu phân tích thị trường, dự báo khả năng xam nhập thị trường đối với sản phẩm của dự án. - Nghiên cứu kỹ thuật: bao gồm các vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô, phương án sản xuất, quy trình công nghệ, lựa chọn và dự tính nhu cầu, chi phí cấn thiết cho dự án. - Nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án: tổ chức cac phòng ban, số lượng lao động trực tiếp, gián tiêp, chi phí đào tạo tuyển dụng và chi phí hàng năm. - Nghiên cứu khía cạnh tài chính: dự tính tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn và điều kiện huy động vốn, dự tính một số khía cạnh về chỉ tiêu cho dự án ( thu nhập thuần, thời gian hoàn vốn, lợi nhuận thuần…) - Nghiên cứu khía cạnh kinh tế – xã hội: dự tính một số chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của dự án cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương ( giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động, đóng góp bao nhiêu cho ngân sách…). Nghiên cứu tiền khả thi là bước cụ thể hơn về khả năng cho phép thực hiện hay không thực hiện dự án. Nó là bức trung gian giữa bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi. + Nội dung của việc nghiên cứu khả thi: - Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện của dự án đầu tư. - Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hoặc các hoạt động dịch vụ của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án. - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. - Phân tích khí cạnh kinh tế xã hội của dự án. Việc thực hiện phân tích khía cạnh tài chính được thực hiện dựa vào các số liệu đã có để tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, như: chỉ tiêu lợi nhuận ròng ( NPV), chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ ( IRR), thời gian thu hồi vốn ( T )….việc phân tích thể hiện qua các bảng tính sau: Bảng5: Tính doanh thu hàng năm của dự án. STT Năm chỉ têu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … 1 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm so với công suất thiết kế ( % ) 2 Sản lượg tiêu thụ sản phẩm ( đơn vị ) 3 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm chính ( đơn vị ) 4 Doanh thu từ sản phẩm chính 5 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm phụ 6 Doanh thu từ sản phẩm phụ 7 Tổng doanh thu của dự án Bảng 6: Tính chi phí sản xuất kinh doanh STT chỉ tiêu Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1 Biến phí 2 Chi phí gián tiếp 3 Chi phí khấu hao 4 Chi phí trả lãi vay 5 Lãi vay vốn lưu động 6 Tổng chi phí kinh doanh Bảng 6a: Bảng tính khấu hao STT chỉ tiêu Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1 Khấu hao nhà xưởng 2 Khấu hao máy móc 3 Tổng khấu hao Bảng 6b: Tính chi phí trả lãi vay STT chỉ tiêu Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1 Dư nợ 2 Lãi phải trả 3 Gốc phải trả 4 Tổng số tiền trả cả gốc và lãi 5 Các nguồn để trả nợ Bảng 7: Tính lợi nhuận ròng của dự án STT chỉ tiêu Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1 Doanh thu 2 Chi phí sản xuất kinh doanh 3 Thuế VAT phải nộp 4 Lợi nhuận trước thuế 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6 Lợi nhuận ròng Bảng phụ: tính thuế VAT phải nộp STT chỉ tiêu Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1 VAT đầu ra 2 VAT đầu vào 3 Số VAT phải nộp( 3=1-2) Bảng 8: Tính thu chi của doanh nghiệp STT chỉ tiêu Năm Năm 0 Năm 1 Năm2 Năm… A Phần Chi 1 Vốn đầu tư tài sản cố định 2 Vốn lưu động ban đầu 3 Bổ sung vốn lưu động 4 Tổng dòng tiền bỏ ra B Phần Thu 1 Lợi nhuận sau thuế 2 Khấu hao 3 Lãi vay ngân hàng 4 Thu thanh lý + phần chưa khấu hao 5 Thu hồi vốn lưu động 6 Dòng tiền vào C Dòng tiền thuần ( C=B-A ) Với các chuyên gia của mình công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC có khả năng thực hiện đầy đủ các phần công việc của quá trình lập báo cáo đầu tư. Điều này được thể hiện bởi các dự án mà công ty đang thực hiện tư vấn là: Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Yên Bái Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Trà Vinh Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Sóc Trăng Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội Dự án khu B Kim Liên Với cách tính trên công ty đã thực hiện tư vấn cho các dự án nhà máy sử lý chất thải rắn ở Trà Vinh, Sóc Trăng…sau đây là một số thông tin về dự án nhà máy sử lý chất thải rắn ở Trà Vinh. Bảng 9: nhóm thông số về dự án Trà Vinh Nhóm thông số về vốn đầu tư Triệu VND - Tổng vốn đầu tư 111.925.170 + Hạ tầng 8.954.014 8% + Xây lắp 19.027.279 17% + Chi phí mua thiết bị + thiết dị công nghiệp nhựa 61.558.844 55% + Quản lý dự án + chi phí khác 8.954.014 8% + Dự phòng phí 8.954.014 8% + Xã hội hoá môi trường và đào tạo 4.477.007 4% Nguồn vốn dự án + Vốn đối ứng địa phương 11.192.517 10% + Vốn ODA 100.732.653 90% Ưu đãi của dự án + Ngân sách địa phương cung cấp 10% dự án + Ngân sách nhà nước cấp 60% tổng dự án Nhóm thông tin về thuế Thuế VAT 0% Lãi vay vốn ODA 5,4% /Năm Thời gian vay ( ân hạn 2 năm xây dựng) 12 Năm Thời gian xây dựng 1 Năm Thời gian vay trả nợ gốc ODA 10 Năm Thời gian hoạt động của dự án 15 Năm Nhóm thông tin về quản lý doanh nghiệp sản xuất Chi phí bán hàng và tiếp thị 5,0% Doanh thu Chi phí khác 1,5% Doanh thu Nhóm thông tin về nhân công của dự án Lao động của dự án 66 Người Thông tin về chi phí Chi phí mua nguyên vật liệu dự kiến 55.000 đồng/tấn Chi phí sản xuất 49,600 đồng/tấn Chi phí bảo hiểm tài sản cố định ( TSCĐ) 0,004% TSCĐ đầu năm Nhóm thông số về dự án Công suất xử lý 100 Tấn/ ngày Rác SH+ rác NN 40 Tấn/ ngày Rác CN Công nghệ tiên tiến Nhập khẩu nước ngoài Diện tích xây dựng 30 ha Địa điểm xây dựng ấp Ba Se, xã Lương Hoà, Châu Thành, Trà Vinh. Chế độ khấu hao Theo phương pháp đường thẳng - Xây lắp + hạ tầng 10 Năm - Thiết bị 10 Năm - Chi phí khác 6 Năm Tỷ lệ phế liệu thu hồi có thể bán 10% Tỷ lệ phân hữu cơ thu hồi 30% Tỷ lệ phân hữu cơ sinh hoá thu hồi 50% Giá bán nguyên liệu tái chế 400 Giá bán phân hữu cơ 600 Giá bán phân hữu cơ sinh hoá 700 Tỷ lệ chiết khấu bình quân 5,4% R (VND ) 5526,43% Hiệu quả dự án NPV 76.932.907 Tỷ lệ chiết khấu R ( VND) 5,40% (Nguồn: công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC) 1.3.2.2 Tư vấn quy hoạch Việc thực hiện xây dựng một công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương trong chiến lược phát triển chung toàn xã hội. Tư vấn quy hoạch là phần công việc tư vấn cho chủ đầu tư những phương án xây dựng có quy hoạch phù hợp với các điều kiện thực tế. Hiện nay công ty cổ phần CTC đang thực hiện tư vấn quy hoạch cho hai dự án là: Khu B tập thể Kim Liên, tuyến du lịch huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Phần công việc thực hiện tư vấn trong hai dự án trên được cụ thể như sau: a. Dự án tư vấn lập đồ án quy hoạch tổng thể tuyến du lịch giai đoạn 2006 – 2010 huyện Đại Từ( Thái Nguyên) Nội dung công việc thực hiện tư vấn quy hoạch theo hợp đồng. + Đo đạc bản đồ địa hình + Lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch tổng thể tuyến du lịch + Thiết kế đồ án quy hoạch tổng thể Dự án có tổng vốn dự toán là: 298.639.604 VND Trong đó nguồn vốn được phân bổ như sau: Mua bản đồ đo đạc huyện Đại Từ (1/25000) 5.500.000 VND Chi phí thiết kế quy hoạch tổng thể tuyến du lịch 248.193.936 VND Lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch tổng thể 17.599.206 VND Thẩm định đồ án quy hoạch 14.846.510 VND Chi phí quản lý quy hoạch xây dựng 12.499.949 VND Bảng10: dự toán thiết kế quy hoạch tổng thể tuyến du lịch huyện Đại Từ giai đoạn 2006 – 2010: TT Điểm dân cư Diện tích ( km2) 1 Chùa Tây Trúc, Đát Ngao 0,08x1,5=0,012 2 Đền Quân Chi 0,0008x1,5=0,0012 3 Hồ vai miếu( xã Ký Phú) 2x1,5=3 4 Núi văn-Núi võ 0,12x1,5=0,18 5 Quần thể di tích Lưu Quân Chú 1,4x1,5=0,15 6 Gềnh tổ Chim 2,5x1,5=3,75 7 Thác Bom Bom 2x1,5=3 8 Khu Cửa Từ 0,1x1,5=0,15 9 Thác Ba Dội 2x1,5=3 10 Làng văn hoá dân tộc Dao 0,04x1,5=0,06 11 Di tích Lam Sơn 27/7 0,5x1,5=0,75 12 Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên 0,0012x1,5=0,0018 13 Mô hình làng mới 0,0012x1,5=0,0018 14 Khu đài tưởng niệm Truyền thống thanh niên Việt Nam 0,0225x1,5=0,03375 15 Khu di tích đầm Mua (xã Bản Ngoại) 0,0004x1,5=0,0006 16 Chùa Hàm Long (xã Cát Nê) 0,01x1,5=0,015 17 Đường Đại Từ- Yên Lãng 18kmx0,1x1,5=2,7 18 Đường Đại Từ- Quân Chu 22.5kmx0,1x1,5=3,375 19 Đường Khuôn Ngàn 16kmx0,1x1,5=2,4 Tổng 22,58115 (Nguồn: công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC) b. Dự án thiết kế quy hoạch chỉnh trang khu B tập thể Kim Liên phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng 5,207 ha. Phần việc công ty cổ phần CTC thực hiện tư vấn như sau: Điều chỉnh cơ cấu dân cư Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất Chỉnh trang giải pháp tối ưu và kinh tế di dân, giải phóng mặt bằng và tái định dư Tạo không gian yên tĩnh, tránh ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông Chỉnh trang tầng cao công trình Yêu cầu chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật Yêu cầ chỉnh trang cơ cấu căn hộ, cơ cấu không gian và công cộng phục vụ kinh doanh Yêu cầu chỉnh trang phương án giải phóng mặt bằng tối ưu và phù hợp Yêu cầu chỉnh trang phương án kỹ thuật đầu tư xây dựng, phương án kinh doanh, xác định thời gian thu hồi vốn nhanh nhất. 1.3.2.3 Tư vấn giám sát Việc thực hiện tư vấn giám sát dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm có các nội dung sau: - Giám sát chuẩn bị đầu tư : Giám sát chuẩn bị đầu tư là phần việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị ra quyết định đầu tư của dự án. Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khoả sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau: + Kiểm tra bảo đảm các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư ( lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết đinh đầu tư đối với dự án. Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy định của ngành và địa phương. +Đánh giá tổng thể về tình hình khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án( mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư), làm rõ những mâu thuẫn(nếu có) giữa quyết định đầu tư với nội dung của dự án. đối với dựa án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tieu, quy mô và bảo đảm môi trường của dự án. +Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư ( năng lực về tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm quản lý dự án). - Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư: Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư. Nội dung giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư bao gồm: + Theo dõi, thường xuyên quá trình thực hiện dự án, gồm: Việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán, công tác đấu thầu, điều kiện khởi công xây dựng… Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án, việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án. Việc thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án theo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. + Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án. +Đánh giá năng lực của Ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn. + Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu( khối lượng, chất lượng, tiến độ, giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư. + Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh ( thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết. + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gốm các nội dung sau: Thứ nhất, kiểm tra đánh giá thực hiện tiến độ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai. Thứ hai, kiểm tra áp dụng và chấp hành các chinh sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án. + Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn. đối với dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, nội dung giám sát đánh giá được áp dụng theo nguồn vốn sử dụng đầu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thể tách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong trường hợp không thể tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạng mục, hoặc theo phương thức quản lý áp dụng cho dự án sử dụng nguồn vốn góp của nhiều thành phần. Đánh giá, giám sát sau thực hiện dự án đầu tư: + Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đầu tư bao gồm: Thứ nhất, đối chiếu nội dung và kết quả thực hiện dự án đầu tư với quyết định ban đầu để thấy được những sai lệch, điều chỉnh các yếu tố của dự án trong quá trình đầu tư. Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư cần kết hợp với nghiẹm thu công trình để nắm được toàn diện các ván đề liên quan đến dự án như sự đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và chất lượng công trình… Thứ hai, đánh giá thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cố định mới tăng. Thứ ba, xác định các nguyên nhân phát sinh khối lượng hoặc điều chỉnh kết thúc quá trình đầu tư, xem xét căn cứ pháp lý, tính khả thi về mặt kỹ thuật vầ chi phí các giải pháp khắc phục các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư đối với dự án không muộn hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. + Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án. Đánh giá quá trình khai thác vận hành dự án được thực hiện vào thời điểm thích hợp như khi mới dưa vào khai thác, sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế, khi sản xuất ổn định,… nội dung đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án bao gồm: Thứ nhất, đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trong quá trình khai thác, vận hành. Thứ hai, phân tích tác động đối với dự án về các mặt sử dụng đất đai, chính sách về tài chính, xã hội, môi trường, năng lực quản lý của chủ đầu tư, biến động của thị trường tới biến động của dự án. Thứ ba, đề xuất các biện pháp đề đảm bảo vận hành khai thác dự án có hiệu quả. Hiện nay công ty đang thực hiện tư vấn giám sát dự án nhà máy sản xuất quà lưu niệm Hưng Yên. Phần công việc thực hiện là: tư vấn giám sát tổ chức xây dựng tường rào và san nền nhà máy. 1.4 Đánh giá chung về thực trạng tư vấn đầu tư và xây dựng tại công ty cổ phần CTC 1.4.1 Kết quả đạt được Công ty cổ phần CTC là một trong những công ty tư vấn ra đời muộn. Tuy nhiên trong thời gian hoạt động vừa qua công ty cũng đã thu được một số kết quả nhất định: Công ty đã không ngừng đầu tư nhằm nâng cao và hiện đại hoá về cơ sở vật chất, trang bị máy tính điện tử, phần mềm lập dự án, thiết kế và lập dự toán, trang bị các thiết bị văn phòng đầy đủ như một máy in, một máy photo, một máy fax và 5 máy vi tính. Các dự án mà công ty thực hiện tư vấn thuộc tất cả các ngành từ kinh tế , an ninh quốc phòng, giáo dục đào toạ đến văn hoá xã hội trên khắp mọi miền của tổ quốc. Một số dự án tiêu biểu như: + Về lĩnh vực tư vấn lập báo cáo đầu tư có các dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn Sóc Trăng, Trà Vinh, Yên Bái, dự án hỗ trợ các doanh nghiệp và và nhỏ. + Về tư vấn quy hoạch: dự án quy hoạch nhà tập thể khu B Kim Liên, dự án quy hoạch tuyến du lịch huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. + Về tư vấn giám sát: Dự án Trẻ em khó khăn tỉnh Sơn La, dự án nhà máy sản xuất đồ chơi tại Hưng Yên, xây dựng và cải tạo cục thống kê Lạng Sơn, xây dựng trường học tại huyện Thanh Trì. - Tuy mới thành lập nhưng công ty cũng đã có được đội ngũ các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Nhờ đó dich vụ tư vấn đã được nâng cao về chất lượng và hiệu quả được khách hàng tín nhiệm. Sự tín nhiệm của khách hàng là một thực tế cho thấy khách hàng đã thoã mãn là điều quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. 1.4.2 Những mặt hạn chế - Bộ máy công ty đang được hình thành, các phòng ban tiêu chuẩn chưa được thiết lập, các quy chế, chính sách của công ty chưa được hoàn thiện; đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật chưa có do đó bị động trong sản xuất kinh doanh, hơn nữa là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm tác nghiệp nên chưa thể ký được những hợp đồng có quy mô lớn. Còn thiếu những văn bản mang tính chế tài trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhân tố tích cực chưa được điển hình hoá, những trường hợp yếu kém chưa được rút kinh nghiệm để sửa chữa. Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ công trình chưa được chú trọng đúng mức. - Vốn kinh doanh sản xuất chưa có nhiều chủ yếu là nguồn vốn góp từ các cổ đông, chưa xây dựng được chiến lược về vốn. - Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn ngày càng găy gắt, khốc liệt, năng lực cạnh tranh còn thấp so với các doanh nghiệp khác. - Lực lượng cán bộ kỹ thuật chuyên môn hầu như chưa có và cũng chưa có chính sách thu hút nhân tài làm việc cho công ty. - Năng lực tư vấn chưa được đáp ứng đúng nhu cầu và đòi hỏi của ngành. - Nghề tư vấn chưa được xã hội đánh giá đúng - Tiêu chuẩn của cán bộ tư vấn, trình độ và năng lực của tư vấn những yếu tố quyết định cho sự thành đạt chưa được quan tâm bồi dưỡng. - Thông tin, tư liệu khoa học, tài liệu kỹ thuật cho hoạt động tư vấn còn thiếu. - Khả năng cạnh tranh, tham gia đấu thầu để thắng thầu của công ty còn thiếu. 1.4.3 Nguyên nhân tồn tại Những mặt tồn tại và hạn chế của công ty xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây: 1.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan - Công tác đào tạo về tư vấn chưa được quan tâm - Cần phải tiếp tục đầu tư thêm cho quảng cáo và tiếp thị - Sự phân bố lực lượng tư vấn vào từng lĩnh vực tư vấn còn chưa được hợp lý - Công ty cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về mặt tài chính của công ty để có được sự phân bổ nguồn chi phí cho hoạt động của công ty được hợp lý, tạo thuận lợi cho quá trình hực hiện các gói thầu về tư vấn đầu tư và xây dựng. 1.4.3.2 Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý đối với hoạt động tư vấn chưa hoàn thiện, quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn và người sử dụng tư vấn chưa rõ ràng. - Thiếu cơ chế để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn và giữa các chuyên gia tư vấn. - Không có nơi đào tạo, trương trình đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho một nhà tư vấn và quản trị công ty tư vấn chuyên nghiệp. Những tồn tại và nguyên nhân mà hiện nay công ty đang gặp phải, là cơ sở thực tiễn để đưa ra những định hướng và giải pháp khắc phục cho chiến lược phát triển của công ty trong tương lai. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CTC 2.1 Xu hướng phát triển của tư vấn đầu tư và xây dựng trong tương lai Kể từ khi hơn 1,5 thế kỷ về trước nghề tư vấn đã tăng tưởng và mở rộng với rất nhiều quy mô từ những cá nhân hành nghề tư vấn tới các công ty tư vấn với hàng ngàn nhân viên. Các dich vụ tư vấn phục vụ cho một phạm vi rộng các khách hàng, từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế tư nhân tới các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế quốc dân của đất nước. Nhiều công ty tư vấn đã thực hiện tư vấn ở nước ngoài, ở các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nói chung, các công ty tư vấn đều đang trên đà phất triển với mức doanh thu ngày càng tăng. Những lý do chính khiến các công ty tư vấn và các Chính phủ ngày càng đẩy nhanh ngành dịch vụ tư vấn trên thế giới tăng trưởng mạnh là: môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, luon có những biến động lớn khiến cho các tổ chức luôn đối đầu với những vấn đề phức tạp và những bất trắc dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng các kiến nghị của những người ngoài cuộc có kinh nghiệm. Xu hướng đổi mới, tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả không cho phép cách tiếp cận quen thuộc của những đội ngũ sẵn có trong mỗi tổ chức. Sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, mỗi công ty phải tập trung vào những lĩnh vực chính mà mình có thế mạnh riêng biệt, để có thể cạnh tranh trên thị trường và phải sử dụng tư vấn trong những lĩnh vực khác. Sự bùng nổ thông tin khiến cho việc chuẩn bị quyết định trở nên quá tải đối với các tổ chức chỉ dựa váo đội ngũ nhân viên mà mình có. Áp lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hoá đòi hỏi phải luôn luôn có sự bổ sug thông tin, kiến thức và những ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài. Xu hướng thay thế việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên, sức lao động cơ bắp bằng việc sử dụng các nguồn lực công nghệ. Xu hướng thu nhỏ quy mô, tinh giản bộ mày của cả khu vực tư nhân lẫn khu vực công cộng khiến cho các tổ chức và các doanh nghiệp ưa sử dụng tư vấn hơn là đưa quá nhiều chuyên gia vào đội ngũ của mình. Việc sử dụng tư vấn cho thấy tính kinh tế của nó so với việc các công ty hay các tổ chức cá nhân tự đưa ra quyết định cho việc thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Hiện nay ở nước ta, hoạt động tư vấn đầu tư đã và đang có nhu cầu cấp bách cũng như lâu dài ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Riêng đối với hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng nhu cầu cần tư vấn rất lớn và đa dạng. Những đòi hỏi tiếp theo đối với các dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng thì bản thân các công ty tư vấn điều quan trọng nhất là phải nâng cao năng lực để đáp ứng đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của khách hàng. 2.2 Định hướng của công ty 2.2.1 Phương hướng chung đối với sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty Tập trung chỉ đạo và điều hành và hoạt động của công ty với những biện pháp cụ thể để đạt được hiệu quả cao, sử dụng vốn an toàn, tiết kiệm các khoản chi phí, quay vòng vốn nhanh, có hiệu quả cao. Thực hiện phương châm phát triển ổn định, vững chắc. Từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh theo 3 ngành nghề chính + Thực hiện công việc tư vấn cho các dự án sử lý chất thải rắn chiểm tỷ trọng 60-70% doanh thu. + Xăng lắp chiểm tỷ trọng: 20-30% doanh thu + Kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 10% doanh thu Không ngừng mở rộng thị trường trong nước, thị trường Hà Nội và các tỉnh. Nâng cao uy tín, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là khâu cán bộ quản lý thi công, công nhân kỹ thuật xây lắp lành nghề. 2.2.2 Phương hướng trong những năm sắp tới + Mục tiêu cơ bản Thay đổi phương thức làm việc và quản lý, tạo thêm động lực thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tạo việc làm ổn định nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như lợi ích cho các cổ đông của công ty và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tận dụng và khai thác mọi tiểm năng của công ty về con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật để mở rộng đầu tư mới không ngừng nâng cao hiệu quả thu hút lao động tạo thế vững chắc lâu dài. Phát triển nội lực và coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường sức mạnh của công ty. Phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi. + Mục tiêu cụ thể Công ty duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10%-15% hàng năm, trong 3 năm 2006-2008, công ty chú trọng tiến hành ổn định bộ máy tổ chức, tiến hành đầu tư nhân lực, vật lực để thực hiện công việc tư vấn thiết kế các công trình xử lý chất thải rắn của các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Yên Bái, tập trung nâng cao năng lực cán bộ nhằm đáp ứng được các kỹ thuật công nghệ hiện đại và áp dụng công nghệ quản lý. Đặc biệt là đẩy nhanh công việc tư vấn của cac dự án nói trên. Song song với việc thực hiện các dự án phải tận dụng phát huy thế mạnh của từng thành viên trong công ty để thúc đẩy mở rộng lĩnh vực hoạt động của công ty như: thương mại, dịch vụ, thi công công trình xây dựng… Những định hướng nói trên là tiền đề để đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC. 2.3 Những biện pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn đầu tư của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC 2.3.1 Các biện pháp nâng cao năng lực tư vấn của các chuyên gia tư vấn đầu tư của công ty. 2.3.1.1 Không ngừng tích luy kinh nghiệm, kiến thức và nâng cao chuẩn mực đạo đức Xu hướng phát triển của nghề tư vấn trên thế giới hiện nay là không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, tính độc lập, khả năng sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng chính là bốn yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công của một nhà tư vấn trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên một thị trường ngày càng toàn cầu hoá. Mà thực tế cho thấy cả bốn yếu tố này các chuyên gia tư vấn của Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều mới có hy vọng một ngày nào đó mới tiến kịp với các chuyên gia quốc tế. - Nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng sáng tạo các nhà tư vấn Việt Nam cấn bổ sung các hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như các hiểu biết và kỹ năng nghề tư vấn bằng mọi cách có thể để khắc phục những điều bất cập dưới đây. + Thiếu sự hiểu biết về vai trò đa dạng của nhà tư vấn ( một nhà tư vấn không đơn giản chỉ là một chuyên gia). + Sự thiếu cập nhật về phương pháp tiếp cận; thiếu các hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu, sử lý các vấn đề thực tiễn. + Tình trạng kém hiểu biết về giá trị yếu tố thời gian và phương pháp làm việc theo nhóm đối với một dịch vụ tư vấn. + Yếu về tiếng Anh và tin học. + Sự nhầm lẫn giữa việc tự giới thiệu năng lực, phẩm chất của nhà tư vấn với việc tự tán dương một cách khó thông cảm. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp Thành công của nghề tư vấn và hình ảnh trức cong chúng của nghề này đợưc coi trọng là do đại đa số các nhà tư vấn coi trọng các giá trị đạo đức. Điều qua trọng là các tiêu chuẩn đạo đức cao này phải được duy trì, không phải vì nó là yếu tố đảm bảo tính độc lập cho nghề nghiệp mà nó còn là yếu tố kích thích khách hàng sử dụng các dịch vụ tư vấn. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, điều cần thiết cho mỗi nghề nghiệp là phải có các tiêu chuẩn đạo đức hành nghề kèm theo các luật lệ của đất nước. Đạo đức hành nghề của mỗi nghề là do tổ chức điều hành nghề đó quy định. Việc gìn giữ tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp trở nên khó khăn do quy mô của nghề tư vấn đang ngày càng mở rộng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ, kết quả của việc tăng nhanh số lượng nhà tư vấn và bản chất quay vòng của thị trường tư vấn, tạo nên các áp lực đối với tiêu chuẩn về đạo đức. Trong lúc chờ công bố quy chế hành nghề tư vấn chuyên nghiệp, bản thân các nhà tư vấn cũng như các công ty tư vấn Việt Nam cần phải nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cụ thể: + Nhà tư vấn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết và phục vụ khách hàng bằng sự trung thực và tận tuỵ của mình. + Nhà tư vấn luôn đứng ở vị trí độc lập với khách hàng, đảm bảo chắc chắn răng lời khuyên của mình đưa ra được dựa trên cơ sở đánh giá tình hình khách quan thực tế. + Nhà tư vấn sẽ chỉ nhận những công việc mà đảm bảo rằng mình có đủ khả năng và kiến thức nghề nghiệp để thực hiện. + Nhà tư vấn cam kết giữ bí mật các thông tin liên quan đến các vấn đề của khách hàng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn. + Nhà tư vấn sẽ không cùng một lức phục vụ hai khách hàng mà lợi cíh thu được từ kết quả tư vấn xung đột hoặc loại trừ lẫn nhau. + Nhà tư vấn sẽ thoả thuận với khách hàng để hiểu rõ mục đích, phạm vi, kế hoạch và chi phí của dịch vụ tư vấn trước khi chấp nhận một dịch vụ tư vấn. + Nhà tư vấn sẽ thoả thuận về chi phí với khách hàng trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào và sẽ không có những đòi hỏi có tính chất bắt bí khách hàng khi đang tiến hành dịch vụ. + Nhà tư vấn sẽ luôn tộn trọng uy tín và sự hoạt động chuyên nghiệp của các nhà tư vấn khác. + Tổ chức tư vấn sẽ không ngừng đánh giá chất lượng công việc thực hiện do các nhân viên của mình thực hiện để đảm bảo trong chừng mực có thể, tất cả các công việc đều được thực hiện theo phương án tối ưu. + Tổ chức tư vấn sẽ không chủ động đưa ra lời đề nghị tuyển dụng nhân viên của các tổ chức tư vấn khác mà không thông báo trước cho họ. + Tổ chức tư vấn sẽ không tìm cách tuyển dụng những nhân viên khách hàng mà mình đàn phục vụ, trừ khi điều đó có sự đồng ý của khách hàng. 2.3.1.2 Cần chủ động phát hiện gợi mở nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong nước Mặc dù chưa quen với khái niệm tư vấn, chưa biết cách sử dụng tư vấn, thậm chí chưa nhận thức rõ giá trị của tư vấn, song các cơ quan doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải được coi là các khách hàng quan trọng nhất của tư vấn trong nước. Nhu cầu của khách hàng tiềm năng này là thị trường mục tiêu số một, là lý do chủ yếu của những nỗ lực phát triển và hữu hiệu hoá hoạt động tư vấn trong nước trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngay cả hiện nay, khi mà khả năng thanh toán của khu vực này còn rất eo hẹp, các nhu cầu còn ở dạng tiềm ẩn là chính, cũng không nên quay lưng lại với thị phần này, bởi lẽ đây chính là thị phần tương đối thích hợp với năng lực cung còn khiêm tốn của cộng đồng tư vấn trong nước. Cần có những nỗ lực biến nhu cầu tiềm ẩn thành nhu cầu trực tiếp bằng nhiều cách: tuyên truyền, phổ biến các hiểu biết về tư vấn, các giá trị của tư vấn, cách thức sử dụng tư vấn trong các khách hàng tiềm năng, chủ động phát hiện những trường hợp có nhu cầu tiểm ẩn và mời sử dụng dịch vụ có chất lượng và có giá trị trình diễn cao, thu phí dịc vụ với mức theo cách dễ hiểu với khách hàng, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Tóm lại, vì lợi ích phát triển của đất nước và lợi ích của nghề nghiệp, các nhà tư vấn trong nước nên tiến hành các biện pháp khác nhau để kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn của các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu của các cơ quan cấp địa phương, các doanh nghiệp nhỏ, các chương trình hoặc dự án xoá đói giảm nghèo. 2.3.1.3 Cần có những nỗ lực hội nhập để tồn tại và phát triển Trong bối cảnh hiện nay, dù muốn hay không cộng đồng tư vấn Việt Nam cũng không thể tách mình ra khỏi cộng đồng tư vấn quốc tế. Trong lĩnh vực tư vấn, thị trường đã được toàn cầu hoá, them chí còn sớm hơn nhiều lĩnh vực khác. Điều này vừa là cơ hội chưa từng có, vừa là thách thức gay gắt. trước cơ hội và thách thức đó, cộng đồng tư vấn Việt Nam không thể có lựa chọn nào khác là kiên quyết hội nhập để hợp tác và cạnh tranh. Để có thể hợp tác và cạnh tranh hưu hiệu, các nhà tư vấn Việt Nam cần có: Làm cùng tư vấn nước ngoài để học hỏi họ là biện pháp nên ưu tiên áp dụng. Mở rộng và làm sâu sắc thêm các hiểu biết về các vấn đề của đất nước trên cơ sở một tầm nhìn không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia và ngắn hạn. Tích cực tìm kiếm cơ hội cung ứng dịch vụ cho các nhà tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại các nhà tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài là nhóm khách hàng có khả năng thanh toán tốt nhất cho tư vấn nói chung và cho tư vấn trong nước nói riêng. Đây cũng là nhóm khách hàng am hiểu đầy đủ về tư vấn, có kinh nghiệm sử dụng tư vấn, biết cách đòi hỏi các nhà tư vấn và thậm chí có khả năng uốn nắn các lệch lạc của tư vấn. Cung ứng dịch vụ cho họ tư vấn, trong nước sẽ học hỏi được nhiều điều, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để nâng cao năng lực và phẩm chất. 2.3.2 Các biện pháp nâng cao năng lực tư vấn đầu tư và xây dựng tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC 2.3.2.1 Tăng cường quản lý nguồn nhân lực của công ty Đội ngũ nhân viên là nguồn lực lớn nhất vượt xa các nguồn lực khác của công ty. Nếu phát triển được tay nghề, sự trung thành hoặc động lực thúc đẩy làm việc đối với một nhân viên thì công ty đang làm tăng giá trị của nguồn lực đó. Nếu một nhân viên có giá trị từ bỏ công ty thì công ty sẽ chịu một tổn thất lớn. Để tránh những tổn thất như vậy thì công ty phải làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực. Một vấn đề nổi bật là làm sao cho nhân viên thấy được là các thủ trưởng đối sử với mỗi nhân viên với tư cách anh ta là một con người cùng với những nhu cầu cá nhân của họ, chứ không đơn thuần chỉ là một người làm. Công ty cần có những kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực để làm sao nguồn nhân lực của công ty có: Một phạm vi trải ra về độ tuổi, một số có tuổi và một số trẻ hơn. Một phạm vi trải ra về khả năng, một số có trình độ cao và một số khác không có trình độ cao bằng. Một phạm vi trải ra về kinh nghiệm; một số đã hiểu được công việc thực tế sẽ diễn ra như thế nào và một số còn lại đang còn hải học hỏi thêm. Một phạm vi trải ra về cuyên môn; mỗi ngành kỹ thuật tương ứng có một số đại diện. Có khả năng nhất định về đọc, viết và nói tiếng Anh. Trong một số các trường hợp khi công việc ít do chu kỳ của nền kinh tế. Công ty cũng có thế có các biện pháp sau đối với nguồn nhân lực dư thừa của công ty: + Người nhiều tuổi có thể cho nghỉ việc. + Các cán bộ làm việc trước 6 ngày rút xuống còn 5 ngày. + Có kế hoạch vươn ra nước ngoài hoặc liên kết với các công ty khác. Hiện nay công ty cổ phần CTC đã đưa ra những chính sách cũng như quy chế rõ rang đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, cụ thể: Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tuổi trẻ năng động, nhiệt tình để từng bước kế thừa và tiiếp thu những kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lớn tuổi. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý cũng như công nhân viên của công ty nhằm phát trển nâng cao tay nghề và kiến thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng hình thức tuyển chọn lao động có tri thức, có năng lực thích ứng với tình hình mới của công ty. Định biên lại nhân sự khối văn phòng theo hướng gọn nhẹ, đáp ứng được công việc, định biên nhân sự và xác định cấp bậc, khối lượng công việc để phân công và giao nhiệm vụ cho phù hợp với khả năng từng người. Cải tiến chế độ trả lương để làm đòn bầy kinh tế để thúc đẩy các tăng năng suất lao động và thu hút chất xám cho công ty. Thu hút nhân tài băng chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người tự nguyện về hưu trước tuổi. 2.3.2.2 Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi mọi mặt trong hoạt động của công ty, giúp công ty đạt được các mục tiêu: Nâng cao chất lượng công tác tư vấn đầu tư và xây dựng Giúp hạ thấp chi phí quản lý chi phí và chi phí dịch vụ. Xoá bỏ các trở ngại do khoảng cách địa lý trong công việc kinh doanh. Tạo ra các công việc mới với mức lương cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho công ty. Sự lãnh đạo của công ty nhịp nhàng, đáp ứng nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn đầu tư và xây dựng giúp cho đội ngũ cán bộ tư vấn, thiết kế nâng cao được trình độ, hoà nhập với trình độ tư vấn thiết kế của khu vực và trên thế giới. 2.3.2.3 Quản lý chi phí kinh doanh Nhiều người, khi mới bước vào lĩnh vực kỹ thuật tư vấn chưa nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề tài chính. Họ có xu hướng tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật kỹ thuật hấp dẫn mà sao lãng công tác tài chính. Họ dễ thoả mãn với những thủ tục kế toán thiếu đầy đủ và hay đánh giá thấp số tiền bỏ ra cho tư vấn. Vì vậy điều mong muốn là không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tài chính, kế toán mà phải có cung cách hoạch toán phù hợp với dịch vụ tư vấn. Vấn đề tính toán chi phí tổn thất chặt chẽ là rất cần thiết để đàm phán về các chi phí, điều chỉnh chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí kế toán ngày càng quan trọng hơn, giống như cuộc ganh đua về giá cả mà nhà tư vấn phải đối mặt, thiếu sự chính sác và kinh nghiệm về giá, nhà tư vấn gặp phải bất lợi rõ rệt khi phải cạnh tranh trong vấn đề giá cả. Việc giảm chi phí một cách đúng đắn thì chất lượng của sản phẩm cuối cùng sẽ không bị ảnh hưởng. Ngược lại, chính việc giảm chi phí lại nâng cao được chất lượng bằng cách nhấn mạnh vào nơi quan trọng và hạn chế tối đa những vấn đề không quan trọng. Về cơ bản, việc giảm chi phí kết hợp với việc quản lý chi phí chặt chẽ sẽ khiến cho hoạt động trở nên có hiệu quả hơn và tránh được những vấn đề không cần thiết và lãng phí. 2.3.2.4 Xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9001 Các doanh nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng trong nước chưa có đơn vị nào được công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 nhưng phần lớn các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng có 100% vốn nước ngoài đã có chững nhận ISO 9001. Về mục tiêu dài hạn công ty cần xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Tiến trình áp dụng ISO 9001 tại công ty chia làm 4 gia đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1: Giải quyết các vấn đề về nhận thức và cam kết của lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp. Giai đoạn 2: Soạn thoả tìa liệu hệ thống chất lượng Xây dựng tài liệu hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm các phần việc chính: soạn thoả sổ tay chất lượng, soạn thoả thủ tục quy trình, soạnh thảo hướng dẫn công việc, xây dựng biểu mẫu hồ sơ. Phương pháp cổ truyền nhất về xác định trách nhiệm cá nhân là chữ ký dưới bản vẽ của người thiết kế cũng như của người soát. Tuy nhiên, thủ tục đó khan đánh dấu ấn cho mỗi bước của qúa trình thiết kế. Do đó, qua 20 năm lại đây, các thủ tục tiểu chuẩn trong phần lớn các doanh nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng được dùng để đảm bảo bằng văn bản chỉ rõ quá trinh thiết kế được tiến hành ra sao và ai chụi trách nhiệm về mỗi quyết định của quá trình. Các thủ tục phức tạp hơn được chính thức hoá sẽ giảm bớt sự xuất hiện rủi ro, khiến cho mỗi người hiểu rõ trách nhiệm của mình và trong trường hợp có sự cố, sẽ để xác định nguyên nhân và phê phán đúng chỗ. Giai đoạn 3: chuyển giao công nghệ quản lý đến từng người ( PDCA) Giai đoạn 4: đánh giá chất lượng Một điều không dễ cho một doanh nghiệp khi muốn theo trình tự bảo đảm chất lượng chính tắc trừ khi doanh nghiệp đó có ột truyền thống mạnh mẽ về việc lập văn bản các quá trình thiết kế. Bởi vì ở nước ta có truyền thống chịu trách nhiệm tập thể và ít khi làm báo cáo bằng cách viết các nghị quyết, cho nên có thể khó khăn cho các doanh nghiệp tư vấn Việt nam hoàn thnàh việc thực hiện và đăng ký quản lý chất lượng bằng tiểu chuẩn ISO 9001. Theo các công ty tư vấn quốc tế, việc đưa hệ thống đảm bảo chất lượng chính tắc ISO 9001 vào hoạt động thường mất từ 1-3 năm. Họ cũng cho biết công sức lớn phải được dành ra để bảo đảm rằng tất cả đội ngũ của doanh nghiệp tiếp tục luôn luôn hoạt động với các thủ tục chi tiết. Mọi người liên tục bị hấp dẫn về việc “đi tắt” để đối phó với tính cấp thiết của dự án và từ đó phá vỡ các thủ tục đảm bảo chất lượng chính thức. Lợi ích của việc đảm bảo chất lượng: Rễ được bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp Gây được ấn tượng mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng là đối tác. Gây ấn tượng mạnh cho khách hàng dạng tiềm năng. Quản lý rủi ro ít hơn Chất lượng đầu ra sẽ cao hơn Ít sai lầm hơn và chi phí để sửa chữa sai cũng ít hơn Một quá trình thiết kế được văn bản hoá tốt có thể ding làm hướng dẫn cho bộ máy đang làm việc co một dự án tương tự trong tương lai. 2.3.2.5 Công tác quảng cáo tiếp thị Để có được khách hàng công ty phải mang nghề dịch vụ của mình quảng cáo cho những người có nhu cầu biết. Nếu không biết cách phát triển nghề nghiệp thì chẳng bao lâu công ty sẽ mất việc. Trong công tác quảng cáo tiếp thị ít nhất công ty phải chú ý đến 5 nguyên tắc sau: Sự phục phụ tốt Giá cả phải chăng đúng thời gian và không gian cần thiết Hình thức tiếp thị: tài liệu quảng cáo phải bắt mắt Chọn lựa khách hàng phục vụ đúng Công việc và chi phí để chuẩn bị cho những tài liệu quảng cáo tuy tốn kém nhưng rất quan trọng. Nội dung cuốn sách phải được xác định, bài phải được chọn lọc, đề cương phải được chuẩn bị, các bức ảnh phải được tuyển chọn, phải tranh thủ xin ý kiến và sự giúp đỡ của những người có khả năng về việc xuất bản những tải liệu này là rất cần thiết. Các tài liệu được chuẩn bị tốt sẽ có hiệu quả trong việc giới thệu về các khả năng của công ty, chủ nhiệm đê án và cả việc tuyên truyền với khách hàng về vai trò tư vấn. Các tài liệu phải thể hiện được đầy đủ đội ngũ nhân viên, các phương tiện thiết bị máy móc, kinh nghiệm về chuyên nghiệp và không có những lời bình luận theo kiểu tự tán dương hay có những lời yêu cầu. Tuỳ theo các đối tượng khách hàng công ty chọn những tài liệu nào cho khách hàng để gửi đi. gửi đều đặn cho khách hàng quen và không quên những tiến bộ mới nhất của mình. 2.3.2.6 Nâng cao khả năng cạnh tranh Để nâng cao khả năng cạnh tranh từ phía các công ty tư vấn khác, công ty tuyệt đối khan được nói xấu đối thủ cạnh tranh, phải chứng minh cho khách hàng thấy trình độ chuyên môn của mình qua những hoạt động thực tế để khách hàng tin tưởng dẫn đến ký kết các hợp đồng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh từ phía khách hàng: bộ phận kỹ thuật từ phía khách hàng nhiều khi phản đối việc ký hợp đồng với các công ty tư vấn bên ngoài do họ tin tưởng vào khả năng của mình và họ muốn xây dựng một đội ngũ kỹ thuật giỏi. Để khuyến khích khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tư vấn, thì công ty phải nêu bất được những ưu điểm của nó nhằm thuyết phục khách hàng. Công ty phải giải quyết mối quan tâm của khách hàng là chất lượng dịch vụ phải cao hơn và chi phí trả thù lao cho công ty tư vấn sẽ thấp hơn chi phí do các công nhân kỹ thuật trong nội bộ khách hàng thực hiện. Để có thể cạnh tranh được từ các ngành khác: công ty phải thuyết phục khách hàng để khách hàng thấy được những lợi thế của việc sử dụng tư vấn độc lập. Đối với hợp đồng “ chìa khoá trao tay” thì việc hợp tác với cac nhà thầu cùng thực hiện hợp đồng, cho phép vừa thiết kế vừa thi công. 2.3.2.7 Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh Việc quản lý công ty đối với các phòng ban sẽ chặt chẽ hơn về mọi mặt, nhưng chủ yếu tập trung vào một số vấn đề sau: Thu gọn đầu mối quản lý để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Các chỉ đạo của công ty đối với các phòng ban phải được thi hành triệt để trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó sẽ tạo ra tính kỹ luật trong quản lý, nâng cao hiệu quả của lãnh đạo. Công tác tổ chức lao động, nhân sự, khen thơửng, kỹ luật sẽ phải làm tôt hơn nữa, phát huy cao độ hơn nữa để phat huy nguồn nhân lực cho công ty và duy trì tính kỷ luật lao động, đó sẽ là động lực để tăng năng suất lao động, giảm thất thoát tiền vốn, thiết bị lao động. Các phòng ban chức năng của công ty cần cụ thể hoá và triển khai các biện pháp để mở rộng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý mọi hoạt động của công ty vào nề nếp có hệu quả. Kết luận Hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng nói riêng mới xuất hiện ở nước ta khoảng hơn một thập kỷ. Nhưng cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nước ta. Trong thực tế hiện nay ở nước ta, ngày càng có nhiều các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng ra đời. Nhưng năng lực tư vấn của các công ty tư vấn còn nhiều tồn tại và thực tiễn cần có những nghiên cứu khắc phục. Chuyên đề tốt nghiệp “ thực trạng tư vấn đầu tư và xây dựng tại công ty cổ phần CTC ” đi sâu phân tích những tồn tại, hạn chế trong công tác tư vấn tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CTC. Nhưng qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được một phần nào những mặt hạn chế của các chuyên gia, các tổ chức tư vấn thực hiện trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Những giải pháp khắc phục đã được nêu trong chuyên đề là không nhiều, nhưng hy vọng góp một phần vào việc giải quyết những vấn đề hiện nay của công ty cổ phần CTC nói riêng và cho các công ty tư vấn khác đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng nhói chung. Tài liệu tham khảo 1. “Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện”, NXB xây dựng 2005. 2. Trang wet của bộ xây dựng 3. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005),Giáo trình " Lập dự án đầu tư ”, NXB Thống Kê, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Lê Quang Huy: Điều cần biết khi sử dụng tư vấn, NXB xây dựng, 1998. Công ty cổ phần CTC Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ````````````` Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ``````````````` ĐƠN XIN NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực tập: Đỗ Thanh Tùng Lớp : Đầu tư 45B Khoa : Kinh tế đầu tư Trường : Đại học kinh tế quốc dân Đơn vị thực tập : Công ty cổ phần CTC Nhận xét của công ty trong quá trình sinh viên thực tập tại công ty:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT16.docx
Tài liệu liên quan