Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường không khí ở Thành phố Hà Đông

* Nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp: tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường sống nói chung và môi trường không khí nói riêng. Các biện pháp có thể sử dụng là thông tin đài báo, truyền hình, panô ápphic. Thành lập các tổ chuyên trách về môi trường trong từng dân phố, cụm dân cư, tập thể *Áp dụng hệ thông quản lý chât lượng ISO 14000 cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. *Áp dụng chiến lược năng suất xanh trên diện rộng. Phát triển cây xanh và bảo tồn nước mặt trong nội thành và các khu công nghiệp của thành phố. Vì cây xanh và nước mặt trong đô thị không những có tác dụng điều hòa vi khí hậu mà còn hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí, làm giảm bụi, giảm ô nhiễm khí độc hại và giảm tiếng ồn.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường không khí ở Thành phố Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và nhân tạo do đốt nhiên liệu than, dầu ,khí đốt, sinh khối thực vật, quạng Sunfua… SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật gây ra các bẹnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp ôxy và nước tạo thành axít,tập trung trong nước mưa tạo thành mưa axits có ảnh hưởng xấu tới các hồ nước. Phần lớn các hồ nước ở BẮC ÂU bị axit hoá. Mưa axit có tác động xấu đến rừng và thảm thực vậtt xanh khác.Do bị mưa axit tàn phá, thuỷ điện mỗi năm tổn thất tới 4,5 triệu m3 gỗ. SO2 còn gây ra những sự cố nghiêm trọng như sương mù ở thủ đô nước anh. - Cacbon monooxit(CO). CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ônhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên làm giảm ô nhiễm CO. Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xẩy ra khi nó hoá hợp thuận nghịch với Hêmôglobin(Hb) trong máu ; HbO2 + CO HbCO +O2 Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250ppm sẽ bị đầu độc tử vong. Nhìn chung, tiếp xúc với khí CO là rất độc hại, có thể xẩy ra chết đột ngột ở gần các bếp ga và các lò đun than. - Nitơ, ôxy (N2O) N2O là khí gây hiệu ứng nhà kính và nó được phát thải do đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó củng tăng dần trên phạm vi toàn cầu. Mộtlương nhỏ N2O xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình phản ứng Nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. Các loại phân khoáng và các quá trình tự nhiên khác chiềm tỷ lệ 70 – 80%, đốt cháy nhiên liệu tạo ra khoảng 20-30% lưọng N2O phát thải vào khí quyển. - Clorofluorocacbon(CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, các bộ phận làm lạnh và từ đó xâm nhập trong khí quyển. CFC có tính ổn định cao và không phân huỷ.Khì CFC đạt tới tầng bình lưu của khí quyển, chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Có những giả thuyết cho rằng, nếu sự phát thải CFC hiện nay hoàn toàn chấm dứt thì cũng cần phải 100 năm nữa mới phân huỷ hết lượng CFC hiện có trong khí quyển. - Mêtan (CH4) Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí này được sản xuất từ lâu, nhưng hiên nay việc sản xuất và phát thải nó vào khí quyển ngày càng nhiều do hoạt động của con người. Nguồn chính của CH4 là các quá trình sinh học, ví dụ như sự men hoá đường ruột của động vật móng guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự oxy hoá hơi nước ở tầng binh lưu. Sự gia tăng hơi nước rõ ràng gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Các nguồn khác sản sinh ra CH4 là xe ôtô, xe máy, khai thác than. 2.2.4. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển Các chất ô nhiễm khí dưới tác động của các yếu tố khí quyển khuyếch tán và lan truyền cào không gian bao quanh nguồn, có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sử khuyếch tán chất ô nhiễm không khí là: điều kiện khí tượng, địa hình khu vực, điều kiện nguồn thải. Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất gây ô nhiễm không khí gồm: hướng gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa. Hướng gió, là yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí giảm dần từ nguồn theo chiều hướng. Nếu xem góc mở của luồng khí thải không thay đổi. Vùng không khí thải không thay đổi, thì diện tích mặt cắt ngang của luồng tăng theo tỷ lể bình phương khoảng cách từ tâm ống khói. Vùng không khí gần mặt đất bị ô nhiễm thường bắt đẩu từ vị trí cách tâm ống khói 4-20 chiều cao ống khói. Vị trí có nồng độ đạt giá trị cực đại nằm ở khoảng cách 10-40 lần theo chiều cao ông khói. Khi trời lặng gió, luông khí thải sẽ lan truyền theo hướng lên cao trong không gian xung quanh theo tâm ống khói. Đặc điểm phấn bổ nhiệt của Profil khí quyển trái đất có ảnh hưởng quan trọng tới sự lan truyền chất ỗ nhiễm khí. Thông thường, nhiệt độ không khí càng lên cao thì giảm với gradient theo chiều thẳng đứng 10C/100m. Trong trường hợp thuận nhiệt trên, các chất ô nhiễm không khí được đưa lên cao và lan truyền ra xa. Khi nhiết độ không khí tăng theo chiều thẳng đứng (trường hợp nghịch nhiệt) các chất ô nhiễm khó truyền lên cao và ra xa.Vì vậy, nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất gần nguồn ô nhiễm rất cao, ảnh hướng xấu tới sức khởe của dân cư và môi trương không khí khu vực đặt nguồn thải. Độ ẩm và mưa cũng có ảnh hưởng tới sự lan truyển chất ô nhiễm. Một số chất ô nhiễm khí và bụi khi gặp mưa sẽ theo nước mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Như vậy, mưa có tác dụng làm sạch không khí, lá cây, chuyển các chất gây ô nhiễm không khí vào môi trường đất, nước. Địa hình khu vực có ẩnhhưởng mạnh mẽ tới sự lan truyền chất ô nhiễm. địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm phân bố profil nhiệt của khí quyển và hướng gió của khu vực. Ở địa hình phức tạp thường xảy ra sự thay đổi chế độ nhiệt và hướng gió theo mùa, theo thời gian trong ngày. Khi xây nhà ở vùng đồi núi, người ta thường chọn ở vị trí ở đỉnh đồi hoặc sườn đồi cuối hướng gió chủ đạo, còn các khu vực dân cư đặt ở thung lũng hoặc sườn đồi hứng gió. Đặc điểm nguồn thải có ảnh hưởng mạnh đối với sự khuyếch tán chất ô nhiễm không khí. Ở các nguồn thải thấp, sự khuyếch tán chất ô nhiễm chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình, tốc độ gió,… 3. Chất lượng môi trường và chất lượng môi trường không khí 3.1. Chất lượng môi trường: Chất lượng môi trường là thuật ngữ để chỉ tình trạng của môi trường. Chất lượng môi trường được đánh giá trên nhiều khía cạnh, bằng nhiều những tiêu chuẩn khác nhau. Ngày nay thuật ngữ chất lượng môi trường được nói nhiều hơn bởi lẽ nó là một trong những bất cập hàng đầu hiện nay. Chất lượng môi trường được cả thế giới quan tâm và loài người đang tìm mọi cách nâng cao chất lượng môi trường, vì chất lượng môi trường của chúng ta đang đi xuống một cách nghiêm trọng và cần phải có những giải pháp cấp bách để cải thiện chất lượng môi trường. 3.2. Chất lượng môi trường không khí Là thuật ngữ để chỉ tình trạng về môi trường không khí. Cùng với môi trường nói chung chất lượng môi trường không khí hiện nay đang xuống cấp và cần có những biện pháp cấp thiết để cải thiện môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí được đánh giá qua những chỉ tiêu, giới hạn cho phép. Đa số các tiêu chuẩn hiện nay về môi trường không khí chúng ta đều vượt quá, có thể nói chúng ta đang sống trong một môi trường không khí đầy ô nhiễm bởi bụi và các khí thải độc hại bên cạnh đó còn là tiếng ồn. Trên toàn thế giới các hiệp định, quy ước đang được ký kết nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí. 3.3. Tiêu chuẩn môi trường Một trong hai điều kiện để kết luận một hành động gây ô nhiễm môi trường là hành động đó gây ra những tác động đến môi trường là làm môi trường bị biến đổi vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Như vậy, tiêu chuẩn là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định một các chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà con người gây ra đối với môi trường, từ đó có cơ sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý tương ứng và đưa ra các biên pháp nhằm khắc phục ngăn chặn ô nhiễm kịp thời. Có nhiều cách định nghĩa về tiêu chuẩn môi trường. Theo nghĩa rộng, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức môi trường, trong đó bao gồm tất cả những thông số thành phần của môi trường được coi là trong sạch an toàn. Những chuẩn mức này được xây dựng phù hợp với cuộc sống của con người và có những phương pháp nhất định để xác định chúng. Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005, khoản 5 Điều 3 thì “tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”. Những chuẩn mực, những giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định có thể chấp nhận được (được phép tồn tại trong một thành phần môi trường trong một thời gian nhất định hoặc trong một khoảng thời gian nhất định) vì chưa đến mức gây ô nhiễm nguy hiểm đối với con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như môi trường trong tương lai. Sau đây là các tiêu chuẩn của nhà nước về chất lượng không khí: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ( mg/m3). TT Tên chất Công thức hoá học Trung bình ngày đêm Một lần tối đa Acrylonitrit CH2=CHCN 0,2 _ Ammoniac NH3 0,2 0,2 Anlin C6H5NH2 0,03 0,05 Anhydritvanalic V2O5 0,002 0,05 Asen (hợp chất vô cơ tính theo As) As 0,003 _ Asenhydrua (Asin) AsH3 0,002 _ Acid axetic CH3COOH 0,06 0,2 Acid clohydric HCL 0,06 _ Acid nitric HNO3 0,15 0,4 Acid sunfuric H2SO4 0,1 0,3 Benzen C6H6 0,1 1,5 Bụi chứa SiO2 Dianas 85- 90% SiO2 Gạch chịu lửa 50% SiO2 Ximăng 10% SiO2 Dolomit 8% SiO2 0,05 0,1 0,1 0,15 0,15 0,3 0,3 0,5 Bụi chứa amiăng Không Không Cadimi (khói gồm ôxit và kim loại) theo Cd 0,001 0,003 Carbon disunfua CS2 0,005 0,03 Carbon tetraclorua CCl4 2 4 Cloroform CHCl3 0,02 Chì tetractyl Pb(C2H5)4 Không 0,05 Clo Cl2 0,03 0,1 Benxidin NH2C6H4C6H4NH2 Không Không Crom kim loại và hợp chất Cr 0,0015 0,0015 1,2-Dicloetan C2H4Cl2 1 3 DDT C8H11Cl4 0,5 _ Hydroflorua HF 0,005 0,02 Fomaldehyt HCHO 0,012 0,012 Hydrosunfua H2S 0,008 0,008 Hydrocyanua HCN 0,01 0,01 Mangan và hợp chất tính theo MnO2) Mn/MnO2 0,01 _ Niken (kim loại và hợp chất) Ni 0,001 _ Naphta 4 _ Phenol C6H5OH 0,01 0,01 Styren C6H5OH=CH2 0,003 0,003 Toluen C6H4CH3 0,6 0,6 Tricloetylen ClCH=CCl2 1 4 Thuỷ ngân (kim loại và hợp chất) Hg 0,0003 _ Vinyl clorua ClCH=CH2 13 Xăng C2Cl4 1,5 5,0 Tetracloetylen 0,1 _ Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các hợp chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (mg/m3) . TT Thông số Giá trị giới hạn A B 1 2 3 4 Bụi khói: - Nấu kim loại - Bê tông nhựa - Xi măng - Các nguồn khác 400 500 400 600 200 200 100 400 Bụi: - Chứa Silic - Chứa amiăng 100 0 50 0 Antimon 40 25 Asen 30 10 Cadimi 20 1 Chì 30 10 Đồng 150 20 Kẽm 150 30 Clo 250 20 HCl 500 200 Flo, acid HF (các nguồn) 100 10 H2S 6 2 CO 1500 500 SO2 1500 500 NOx (các nguồn) 2500 1000 NOx (cơ sở sản xuất axit) 4000 1000 H2SO4 (các nguồn) 300 35 HNO3 2000 70 Ammoniac 300 100 Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ vào không khí (mg/m3) TT Tên Công thức hoá học Giới hạn tối đa 1 2 3 4 Axeton CH3COCH3 2400 Axetylen tetrabromua CHBr2CHBr2 14 Axetaldehyt CH3CHO 270 Acrolein CH2=CHCHO 1,2 Amylaxetat CH3COOC5H11 525 Anilin C6H5NH2 19 Anhydrit acidic (CH3CO)2O 360 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 Kh«ng Benzen C6H6 80 Benzyl clorua C6H5CH2Cl 5 Butadien C4H6 2200 Butan C4H10 2350 Butylaxetat CH3COOC4H9 950 n-Butanol C4H9OH 300 Butylamin CH3(CH2)2CH2NH2 15 Creson (o,m,p) CH3C6H4OH 22 Clobenzen CHCl3 240 Cloroform C6H5Cl 250 -Clopren CH2=CClCH=CH2 90 Clopren CCl3NO2 0,7 Cyclohexan C6H12 1300 Cyclohexanol C6H11OH 410 Cyclohexanon C6H10O 400 Cyclohexen C6H10 1350 Dtetyl (C2H5)6NH 75 Ditlo librommetan CF2Br2 860 O- Diclobenzen C6H4Cl2 300 1.1 Dicloetan CHCl2CH3 400 1.2 Dicloetylen ClCH=CHCl 790 1.2 Dicloetylmetan CCl2F2 4950 Dioxan C4H8O2 360 Dymetyl benzen C6H5N(CH3)2 25 Dicloetylen (ClCH2CH2)2O 90 Dumetylesunfat (CH3)2NOCH 60 Dimetylsunfat (CH3)2SO4 0,5 Dimetylhydrazin (NH3)2NNH2 1 Dinitrobenzen (o. m ,p) C6H4(NO2)2 1 Etylaetat CH3COOC2H5 1400 Etylamin CH3CH2NH2 45 Etylbenzen CH2CH2C5H5 870 Etylbromua C2H5Br 890 Giới hạn cho phép của thành phần ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ Thành phần ô nhiễm trong không khí Phương tiện đanh sử dụng Phương tiện đăng ký lần đầu Phương tiện động cơ xăng Phương tiện động cơ diezen Phương tiện động cơ xăng Phương iện động cơ diezen Mức1 Mức2 Mức3 Mức1 Mức2 Mức1 Mức2 CO(%V) 6,5 6,0 4,5 _ _ 4,5 _ _ HC(ppm) ĐC4ky _ 1500 1200 _ _ 1200 _ _ ĐC2ky _ 7800 7800 _ _ 7800 _ _ ĐC đbiệt _ 3300 3300 _ _ 3300 _ _ ĐộKhói% _ _ _ 85 72 _ 72 50 Nguồn TCVN 6438 - 1998 Như vậy, tiêu chuẩn môi trường vừa là quy phạm kỹ thuật vừa là quy phạm pháp luật. Đó là sự kết hợp giữa những thuộc tính cơ bản của các thành phần môi trường với các hình thức pháp lý của nó để điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến các yếu tố khác nhau của môi trường và từ đó được sử dụng như là thước đo về mức độ ô nhiễm môi trường. Đối với không khí, khi xác định mức độ ô nhiễm của thành phần môi trường này chúng ta cũng sử dụng Tiêu chuẩn môi trường không khí để đo mức độ ô nhiễm. Tiêu chuẩn môi trường không khí là một bộ phận quan trọng trong tiêu chuẩn môi trường, bao gồm tập hợp các tiêu thức, thông số cơ bản về hàm lượng các thành phần trong môi trường không khí được coi là trong sạch an toàn đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Tiêu chuẩn môi trường không khí được ban hành nhằm bảo vệ sự trong lành cho không khí. Nếu một hành động nào đó làm biến đổi hàm lượng các thành phần vượt quá giới hạn cho phép sẽ phải chịu các hình thức pháp lý nhất định. Tiêu chuẩn môi trường về không khí được ban hành trong tập I các Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường năm 1998. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG. 1. TỔNG QUAN VỀ HÀ ĐÔNG: 1.1. Điều kiện tự nhiên: 1.1.1. Vị trí địa lý: Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64 ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn 90.594 người chiếm 50,53% , mật độ dân số 3.772 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây Phía Đông giáp huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Tây. Là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nên đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Hà Đông nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy rằng thành phố có mối liên hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế xã hội. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ thành phố Hà Đông cùng các chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Về địa hình thì Hà Đông nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m đến 6,8m. Địa hình thành phố chia làm 3 khu vực chính: Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ Khu vực Bắc sông La Khê Khu vực Nam sông La Khê 1.1.2. Khí hậu. Thành phố nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng của tỉnh Hà Tây với các đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho thành phố phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao. 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. Kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 12,8%, vượt 3,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17. GDP bình quân đầu người tăng: nưm 2005 đạt 1.082 USD, vượt 42 USD/người/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành kinh tế của thành phố Hà Đông năm 2005 như sau: + Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 53,25% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 17 là 48%). + Thương mại, dịch vụ: 42% (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 17 là 47%) + Nông gnhiệp: 4,75% (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 17 là 5%) . Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cao, song một số nhân tố tiền đề cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa mạnh (yếu tố khoa học công nghệ cao, công nghiệp háo - hiện đại hoá, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh và hàm lượng “chất xám”). Tiềm lực kinh tế của thành phố so với kinh tế của Hà Nội liền kề còn khiêm tốn, nên chưa đủ sức để khai thác, tận dụng lợi thế liền kề Hà Nội để tạo đột phá nhanh đối với sự phát triển của thành phố, cũng như phát huy vai trò động lực đối với nền kinh tế của tỉnh Hà Tây. Chất lượng giá trị gia tăng (GDP) các ngành chưa có chuyển biến mạnh, tính bền vững trong tăng trưởng còn chưa cao; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Việc liên kết kinh tế và kinh tế đối ngoại còn có nhiều khó khăn hạn chế và chưa chủ động. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Đông năm 2005 thể hiện những nét đặc trưng của một đô thị với nền kinh tế phát triển, theo đó tỷ lệ của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 4,75% GDP). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 49,1% năm 2001 lên 53,25% năm 2005; Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ 5,8% xuống 4,75% tương ứng và tỷ trọng cảu khu vực dịch vụ giảm 45,1% xuống còn 42,0%. Cơ cấu đầu tư trong các ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1.Công nghiệp-XD 49,7 49,1 51,9 52,9 53,1 53,25 2.Nông nghiệp 5,4 5,4 4,8 3,9 5,7 4,75 3.Dịch vụ 44,9 45,5 43,3 43,2 41,2 42 1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 1.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp. Toàn thành phố đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậy nuôi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 5 năm qua, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản lượng lương thực bình quân tăng 23,2%/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2001 đạt 7.867 tấn, năm 2006 đạt 22165,36 tấn ( sự tăng đột biến này là do mở rộng địa giới hành chính). Giá trị sản xuất trồng trọt/1ha canh tác năm 2006 đạt 37,83 triệu đồng, tăng bình quân 6,87%/năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đặc điểm kinh tế ven đô: Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản trong nông nghiệp tăng từ 38,03 % năm 2001 lên 52,87% năm 2006; tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm tương ứng 57,72% xuống còn 46,01%. Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng giá trị và hiệ quả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với đặc điểm nông nghiệp ven đô. 1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Đông đang tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 302,775 tỷ đồng năm 2001 lên 660,773 tỷ đồng năm 2005 (tăng 2.18 lần), tốc độ tăng bình quân hang năm đạt 23,61%. Tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 48% năm 2001 lên 53,25% năm 2005. Trong số đó, khu vực quốc doanh chiếm 17%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 60% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cảu thành phố chủ yếu tập trung vào một số ngành như: Cơ kim khí (chiếm 37,8%); dệt lụa, may mặc, giày da (chiếm 24,2%); chế biến thực phẩm, đồ uống (chiếm 31,7%). Phần còn lại là các ngành công nghiệp dược, thiết bị phụ tùng xe máy… Trên địa bàn thành phố, một số cụm công nghiệp và điểm công nghiệp làng nghề đã được hình thành. Tuy nhiên, nhiều cụm công nghiệp lại phân bố đan xen trong các điểm dân cư nên hạn chế việc mở rộng quy mô, gây ách tắc giao thông, khó khăn về cung ứng điện, nước và bảo vệ môi trường. Hiện tại, cơ cấu sản xuất sản phẩm đã khẳng định được chỗ đúng của mình trên thị trường: như phụ tùng xe gắn máy, vật liệu xây dựng, sản phẩm dược… còn hầu hết các sản phẩm công nghiệp của thành phố do quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã khá đơn điệu và chất lượng chưa cao nên sức vươn ra thị trường để cạnh tranh còn nhiều hạn chế. - Cụm công nghiệp: + Cụm công nghiệp Cầu Bươu: 16,3 ha, nằm dọc theo đường 430 Hà Đông - Văn Điển đan xen với khu dân cư. + Cụm công nghiệp Yên Nghĩa: 40,7 ha, trong đó diện tích xây dựng là: 20,5 ha. - Điểm công nghiệp làng nghề truyền thống: Trên địa bàn thành phố có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước: dệt lụa Vạn Phúc, dệt the La Khê, nghề rèn Đa Sỹ, dệt len Nghĩa Lộ, làng nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ. Giá trị sản xuất của các làng nghề đạt khoảng trên 55tỷ đồng/năm. 1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ - Thương mại nội địa: Nhìn chung thương mại nội địa trên địa bàn thành phố Hà Đông đang có xu hướng phát triển khá nhanh, phát huy được vai trò là trung tâm của khu vực phía Nam và Tây Nam của tỉnh Hà Tây và là đầu mối phát luồng hàng hoá và dịch vụ đối với các tỉnh vùng Tây Bắc. - Xuất nhập khẩu: Những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn thành phố diễn ra khá sôi động. Giá trị kim nghạch xuất khẩu tăng từ 1,9 triệu USD năm 2001 lên 4,23 triệu USD năm 2005. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn chậm, đầu tư cho hoạt động xuất khẩu còn chưa xứng với tiềm năng chưa tập trung đầu tư sản xuất các mặt hàng có giá trị tăng cao và là mặt hang xuất khẩu mũi nhọn của thành phố. Mặt khác, sự hiểu biết về thị trường thế giới cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu còn hạn chế cả về kỹ năng đàm phán cũng như công tác quản lý nên hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu chưa cao. 1.4. Dân số, lao động và việc làm. 1.4.1. Dân số Dân số của thành phố Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hoá và mở rộng địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng thành phố Hà Đông dân số trên địa bàn tăng lên tới 173.323 người. Mật độ trung bình la 3.617,7 người/km2 (khu vực nội thị có mật độ 9.601 người/km; khu vực các xã có mật độ 2.129 người/km2). Dân số thành phố Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đường Quôc lộ 6, tỉnh lộ số 70, 430 và 21B. Đặc biệt, lại các khu vực trung tâm cũ (thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu…), mật độ dân số từ 200 – 270 người/ha đất xây dựng đô thị. Khu vực phường Văn Mỗ và Vạn Phúc có mật độ dân số trung bình khoảng 120 – 150 người/ha đất xây dựng đô thị. 1.4.2. Lao động và việc làm: Lực lượng lao động, theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh thì số dân trong độ tuổi lao động đến 31/12/2005 là 93.310 người, chiếm 68,5% tổng dân thành phố (trong đó khu vực nội thị chiếm 50.134 người). Tổng lao động làm trong các nghành kinh tế của thành phố Hà Đông khoảng 36.834 người, chiếm 73,5% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó: - Lao động khu vực nông, lâm nghiệp là 1.735 người, chiếm 4,7% số lao động làm việc. - Lao động thuộc khu vực công nghiệp: tiểu thủ công nghiệp, xây dựng khoảng 6.521 người, chiếm 18,5% lao động làm việc. - Lao động khu vực dịch vụ, thương mại là 28.278 người, chiếm 76.8% số lao động làm việc. - Số lao động thất nghiệp khoảng 3.000 người, chiếm 7,7% số lao động cần bố trí việc làm. 1.5. Giao Thông. Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đông với bên ngoài được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển và giao lưu kinh tế. Bước đầu đã được mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính: mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 qua trung tâm thành phố (quy mô mặt cắt 47m), nâng cấp đường 21B và đường 70 đi qua thành phố. Mạng lưới tuyến đường trục chính đều gắn kết với hệ thống đường của Hà Nội, phải đi xuyên qua trung tâm thành phố, nên mạng lưới giao thông phải chịu tải rất lớn (cường độ, lưu lượng xe, ô nhiễm môi trường). Đây chính là vấn đề đang gây nhức nhối cho các nhà quy hoạch, vì môi trường trên các đoạn đường đang bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ảnh hưởng của bụi do các phương tiện giao thông. 2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của thành phố Hà Đông. Hiện nay chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố vẫn còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm và suy thoái. Tuy nhiên tại một số khu vực như làng nghề, các khu đô thị, dọc các tuyến đường giao thông đã có hiện tượng bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Điển hình của các hiện tượng này là các làng nghề như Vạn Phúc, Dương Nội… Tại các làng nghề mức độ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng cho nhiều khu vực lân cận. Tại các đô thị hiện tượng ô nhiễm không khí mang tính chất cục bộ, tập trung tại những khu vực có mật độ các phương tiện giao thông cao hoặc các công trình sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng… Tại khu vực cạnh các tuyến đường giao thông chủ yếu bị ô nhiễm bụi cấp. Tại các khu, cụm điểm công nghiệp hiện nay những biểu hiện ô nhiễm do các hoạt động chưa rõ rang do nhiều khu công nghiệp còn đang trong giai đoạn xây dựng hoặc mới bắt đầu hoạt động. Để đánh giá được cụ thể hiện trạng môi trường không khí cảu thành phố Hà Đông, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc tại 10 vị trí đối với môi trường không khí xung quanh và 15 vị trí đối với môi trường không khí tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề. Với các chỉ tiêu đo đạc lấy mẫu bao gồm SO2, NO2, CO, CO2, bụi và độ ồn. 2.1. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh 2.1.1. Tình trạng ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm của môi trường không khí xung quanh được phản ánh qua kết quả đo đạc lấy mẫu tại 10 vị trí đại diện cho khu vực xung quanh thành phố Hà Đông. Thời gian lấy mẫu tiến hành vào ngày 25/11/2007 và kết quả phân tích được hoàn thành vào ngày 30/11/2007. Kết quả này được tóm tắt trong bảng dưới đây: TT Vị Trí Chỉ tiêu Bụi lơ lửng CO SO2 NOx mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 1 Khu vực 1 0.33 4.0 0.35 0.030 2 Khu vực 2 0.25 3.5 0.3 0.035 3 Khu vực 3 0.12 3.0 0.3 0.024 4 Khu vực 4 0.3 3.0 0.17 0.016 5 Khu vực 5 0.66 6.5 0.47 0.045 6 Khu vực 6 0.12 5.4 0.44 0.44 7 Khu vực 7 0.57 4.5 0.33 0.21 8 Khu vực 8 0.54 4.0 0.28 0.26 9 Khu vực 9 0.24 3.0 0.15 0.05 10 Khu vực 10 0.72 5.6 0.42 0.15 TCVN 5937-1995 0.30 5.0 0.30 0.1 Trong đó: Khu vực 1: Cổng công ty SYM; Khu vực 2: Chợ Dương Nội; Khu vực 3: Trường PTCS Đồng Mai; Khu vực 4: Đê xóm bến Đồng Mai; Khu vực 5: Khu tập thể quản lý GT Yên Nghĩa; Khu vực 6: Cty mây tre đan Yên Nghĩa; Khu vực 7: Cổng trường cao đẳng thương mại – Phú Lãm; Khu vực 8: Bưu điện Xốm – Phú Lãm; Khu vực 9: Cổng Cty Bitis – KCN Yên Nghĩa; Khu vực 10: Cty Dương Đạt – KCN Phú Lãm. Kết quả quan trắc cho thấy không khí bị ô nhiễm chủ yếu trên các trục đường giao thông, điều này được thể hiện qua hình dưới đây: BUI 0.33 0.25 0.12 0.3 0.66 0.12 0.57 0.54 0.24 0.72 TCVN 5937 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 Hình 1 Kết quả trên hình 1 cho thấy hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép chủ yếu trên các trục đường giao thông: - Cao nhất tại các khu công nghiệp Phú Lãm (0.72mg/m3) nằm trên trục đường nối giữa đường 6 và đường đi Vân Đình - Tế Tiêu - Trên đường 6, khu vực Yên Nghĩa (0.66 mg/m3), khu vực Phú Lãm (0.54 mg/m3). CO 4.0 3.5 3.0 3.0 6.5 5.4 4.5 4.0 3.0 5.6 TCVN 5937 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Hình 2 Hình 2 cho thấy các điểm vượt tiêu chuẩn cho phép là Cổng công ty mây tre đan Yên Nghĩa (6.5 mg/m3), khu tập thể quản lý giao thông Yên Nghĩa (5.4 mg/m3) nằm trên đường 6; KCN Phú Lãm (5.6 mg/m3) với mức vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng hơn 1 lần. SO2 0.35 0.3 0.3 0.17 0.47 0.44 0.33 0.28 0.15 0.42 TCVN 5937 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 Hình 3 Qua hình 3 ta có hàm lượng SO2 vượt tiêu chuẩn phổ biến khoảng 1.5 như cổng công ty mây tre đan Yên Nghĩa (0.44 mg/m3), khu tập thể quản lý giao thông Yên Nghĩa (0.47 mg/m3). NOx 0.03 0.035 0.024 0.016 0.045 0.45 0.21 0.26 0.05 0.15 TCVN 5937 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 Hình 4 Hình 4 cho thấy một số mẫu quan trắc có hàm lượng NOx vượt tiêu chuẩn từ 2 – 4.5 lần như cổng công ty mây tre đan Yên Nghĩa (0.45 mg/m3), cổng Bưu điện Xốm (0.26 mg/m3)… Nhìn chung chất lượng môi trường không khí xung quanh thành phố Hà Đông đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng nhanh cùng với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá của thành phố. 2.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm Qua quá trình khảo sát cho thấy hiện tại các tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực thành phố Hà Đông chủ yếu do các nguồn sau: Các hoạt động giao thông. Theo báo cáo từ “Đề án nâng cấp thành phố Hà Đông từ đô thị cấp 4 lên cấp 3” thì hiện trạng hệ thống giao thông của thành phố với tổng các tuyến giao thông nội thị là 64.4 km bao gồm : - Đường nhựa bê tông: 47,875km (chiếm 74,34%) trong đó đường chính rải nhựa là 17,9 km. - Đường nhựa bê tông ximăng: 2,65 km (chiếm 4%). - Mật độ đường rải nhựa: 5,18km/km2. - Tỷ lệ diện tích giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị: 22,36% - Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: 2,45%. - Thành phố có 3 nút giao thông quan trọng là: nút Ba La, nút đầu cầu Trắng và nút ngã tư Bưu điện thuộc quốc lộ QL6, QL430, 21B. Như vậy, với mật độ đường và mật độ giao thông của thành phố hiện nay thì số lượng xe lưu thông trong thành phố được đánh giá là tương đối cao và chế độ làm việc của các xe chạy ở tốc độ trung bình và chậm nên làm tăng lượng khí phát thải vào môi trường. Trong hoạt động giao thông đường sắt, đường bộ và đường thuỷ của thành phố, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do các phương tiện giao thông đường bộ gây nên. Các nguồn này có đặc điểm là nguồn thấp,di động và ô nhiễm chủ yếu do đốt nhiên liệu (xăng dầu) tạo ra các chất thải khí gây ô nhiễm chính là Co, VOC, NOx ngoài ra có SO2 … thành phố Hà Đông là đô thị có quy hoạch hệ thống giao thông tương đối tốt, tuy nhiên do điều kiện kinh tế của người dân trong thành phố nên các phương tiện giao thông phần lớn có chất lượng không cao, nhiều xe đã cũ, khi hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do sinh hoạt của dân cư Việc sử dụng loại chất đốt như than, củi trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng đã tạo ra một lượng khí thải ô nhiễm nhất định vào môi trường không khí. Bên cạnh đó, sự phân huỷ một số lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của dân cư đô thị cũng tạo ra một số chất khí gây mùi hôi thối khó chịu vào môi trường không khí. Theo thống kê của công ty Môi trường Đô thị Hà Đông, năm 2004, với quy mô dân số là 137.935 người, tổng lượng rác thải của thành phố khoảng 114m3/ngày, tương đương với 48 tấn/ngày, bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp của một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn thành phố. Mặc dù không lớn nhưng đây cũng là một nguồn gây ra ô nhiễm cho môi trường không khí cho khu vực. Các hoạt động khác: - Đốt chất thải: chủ yếu từ các lò đốt chất thải y tế hoặc không có bộ phận xử lý khí thải hoặc xử lý không hiệu quả, các quá trình đốt rác thải sinh hoạt không đúng quy cách đều tạo ra các chất độc hại như: SO2, NOx, Co, bụi dioxin, furan… - Các hoạt động phá dỡ, sửa chữa, xây dựng các công trình trong thành phố tạo ra bụi gây ô nhiễm môi trường. - Các hoạt động thi công các công trình hạ tầng (cấp thoát nước,cấp điện, giao thông…), xây dựng các khu đô thị, công nghiệp do không tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết môi trường của các chủ đầu tư đã gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng tại một số tuyến đường phố. 2.2 Hiện trạng môi trường không khí tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề. 2.2.1 Tình trạng ô nhiễm. Tưong tự như trong phần không khí xung quanh, các kết quả phân tích các chất gây ô nhiễm không khí hầu hết đều cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN 5937- 1995. Cụ thể ta có bảng các kết quả đo đạc chất lượng không khí tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề sau : Vị trí Chỉ tiêu bụi lơ lửng CO CO2 NO SO2 Hơi xăng NO2 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 1.Cty Sông Công, cụm CN Yên Nghĩa 4.96 23.56 1562.6 0.6532 2.369 0.0963 2.6 2.Cty Trường Hưng cụm CN Yên Nghĩa 3.26 26.53 968.2 0.756 3.123 0.435 1.9 3.Cty VMEP, xã Dương Nội 3.96 26.53 1486.2 0.9653 3.653 0.056 1.8 4.Cụm CN Yên Nghĩa 3.84 24.87 1269.4 0.789 1.569 0.076 1.6 5.Xưởng dệt nhuộm ông Thám, xã DN 3.56 36.92 1453.2 0.6342 3.245 0.785 1.7 6.Xưởng nhuộm ông Chính, xã DN 3.56 24.63 1426.3 0.756 3.246 0.437 1.9 7.Cty cổ phần len Hà Đông 5.23 31.24 1237.9 0.489 2.479 0.045 1.83 8.Cụm CN phú Lãm 3.56 32.46 986.56 0.7689 2.476 0.0037 0.42 9.Xưởng ông Bình, điểm CN La Nội 4.96 23.56 1562.6 0.6532 2.369 0.0963 2.63 10.Nhà bà Hoan, làng nghề La Khê 4.56 10.25 699.56 0.0123 0.860 0.046 1.23 11.Nhà ông Cương, làng nghề Phú Lãm 2.98 10.86 986.32 0.046 0.56 0.001 2.14 12. Điểm CN VMEP, xã Dương Nội 3.25 9.46 886.42 0.062 0.74 0.001 3.08 13.Nhà ông Chính làng nghề La Dương 2.98 8.36 982.63 0.0089 2.369 0.006 1.03 14.Cụm CN Đồng Mai 0.98 6.53 563.22 0.0034 0.680 0.023 0.63 15.Nhà ông Trọng, Đa Sỹ 3.82 9.75 722.8 0.0037 1.210 0.0520 1.42 TCVN 5939- 2005 0.4 1 - - 1.5 - 1 Tương tự như trong khu vực không khí xung quanh.Các kết quả phân tích của SO2 tại các cụm công nghiệp và làng nghề đều cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Trong số 15 vị trí quan trắc, giá trị cao nhất của SO2 là 3.659 mg/m3 tại công ty TNHH VMEP, xã Dương Nội. Trong khi giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu này là 0,4mg/m3. Giá trị nhỏ nhất của SO2 đo được tại khu vực làng nghề Phú lãm, nhà ông Trần Văn Cương là 0,56mg/m3. Các giá trị này được thể hiện qua đồ thị dưới đây: SO2 2.369 3.123 3.653 1.569 3.245 3.246 2.479 2.476 2.369 0.86 0.56 0.74 2.369 0.68 1.21 TCVN 5937-2005 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Đ11 Đ12 Đ13 Đ14 Đ15 Hình 5 Nồng độ khí SO2 tại các điểm đo tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề Hầu hết các giá trị đo đạc của NO2 tại khu vực các cụm điểm công nghiệp và làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các giá trị của NO2 nằm trong khoảng từ 0,423 mg/m3 đến 2,63mg/m3 trong khi giá trị tiêu chuẩn của NO2 theotiêu chuẩn TCVN 5939-2005 là 1mg/m3). Giá trị cao nhất đo được tại hai điểm khu vực công ty TNHH Sông Công , cụm công nghiệp Yên Nghĩa và tại xưởng nhà ông Vũ Văn Bình, điểm công nghiệp Hà Nội. Các giá trị đo được của chỉ tiêu bụi lơ lửng tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề dao động khá mạnh tuỳ thuộc vào vị trí quan trắc . Hàm lượng bụi cao nhất là 5,23mg/m3 tại công ty cổ phần len Hà Đông , cao gấp 13,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu khác như bụi trọng lượng, tiếng ồn, hơi xăng nhìn chung đều nhỏ và không đáng kể . Qua bảng trên cho thấy trừ giá trị NO2 có giảm trong đợt quan trắc vào tháng 11/2007. Các chỉ tiêu còn lại đều có giá trị ngày càng tăng . 2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực của thành phố Hà Đông chủ yếu là do các hoạt động xây dựng các khu đô thị , công nghiệp, đầu tư nâng cấp , cải tạo hệ thống hạ tầng cơ sở như cấp thoát nước, cấp điện, dịch vụ viễn thông. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi cho các khu vực. Ngoài ra, tại các khu vực nội thị do tập trung nhiều các phương tiện giao thông hoạt động nên chất lượng môi trường không khí cũng đã bị ảnh hưởng bởi việc phát thải các loại khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Khu vực nông thôn, chủ yếu tại một số làng nghề có các phát thải ảnh hưởng đến môi trường không khí như nghề rèn tại Da Sỹ. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm cho khu vực như đường xá xuống cấp không được duy tu bảo dưỡng hoặc nâng cấp; các hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình trên địa bàn thành phố không được che chắn và chở đúng tải trọng theo đúng quy định đã làm rơi vãi đất, đá gây ô nhiễm bụi cho các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố; các làng nghề chưa được quy hoạch tập trung ra khỏi khu dân cư, hiện đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư đã gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG Ngày 03/02/2007, Hà Đông chính thức được công nhận là thành phố, đô thị loại III. Kể từ đó, Hà Đông trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều lợi thế cạnh tranh cùng với các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Tỉnh và của Thành phố. Đi cùng với quá trình đó, môi trường không khí của khu vực thành phố Hà Đông ngày càng gia tăng ô nhiễm do các động xây dựng, hoạt động của các phương tiện giao thông, sự phát triển công nghiệp. Nguyên nhân chính là do quy hoạch chưa đồng bộ giữa các ngành, quy hoạch phát triển chưa đáp ứng tầm chiến lược đã dẫn tới việc chỉnh sửa, cải tạo thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Mặt khác do thiếu nguồn nhân lực và các thiết bị trong khâu giám sát các chủ đầu tư về việc tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thi công dự án. Cụ thể là các dự án xây dựng hạ tầng đường giao thông, các khu, cụm công nghiệp, đô thị mới… là nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường không khí trong những năm tới còn do một nguyên nhân nữa là do sự gia tăng của các phương tiện giao thông như ô tô sẽ góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí. Hơn nữa thành phố Hà Đông nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Với vị trí thuận lợi đó, Hà Đông đã có tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Sự đô thị hoá nhanh sẽ có tác động đáng kể đến môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Sự gia tăng của các phương tiện giao thông, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng cùng với các bất cập trong khâu quản lý, thiếu nguồn nhân lực và các thiết bị trong khâu kiểm soát, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu bảo vệ môi trường của các chủ phương tiện, chủ dự án sẽ là nguyên nhân cơ bản gia tăng ô nhiễm môi trường không khí trong những năm tới. Sau đây là một số giải pháp, phương án nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí của thành phố Hà Đông: 1. Giải pháp cho các phương tiện giao thông Các phương tiện giao thông cơ khí là các nguồn thải di động gây ô nhiễm môi trường không khí, do đó cần phải đặt ra tiêu chuẩn xả khí đối với các nguồn di động (các loại xe ô tô, xe máy). Các cơ quan quản lý tiến hành cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn này bằng cách tiến hành các chương trinh kiểm tra và chứng nhận đã đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đối với các xe mới xuất xưởng, xe nhập khẩu cũng như các xe đang lưu hành trên đường phố. Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường đối với các loại xe đang lưu hành trên các đường phố, bắt giữ, xử phạt hoặc thu giấy phép lưu hành đối với các xe không đạt tiêu chuẩn môi trường. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con cá nhân như các chính sách cụ thể thường được áp dụng là giảm thuế, giảm lệ phí, thậm chí có nơi nhà nước còn bù lỗ cho các phương tiện giao thông công cộng để giảm giá vé đi công cộng; tăng thuế, tăng lệ phí và tăng tiền vé đỗ xe đối với xe ô tô con tư nhân. Quản lý chất lượng các nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông. Nên cấm sử dụng xăng pha chì cho các phương tiện giao thông. Tiến tới sử dụng các nhiên liệu khác thay thế trong giao thông đô thị như khí tự nhiên hoá lỏng (ga) hay năng lượng mặt trời, điện ắc quy. Ở thành phố Hà Đông hiện nay thì vấn đề bụi bẩn trên các tuyến đường nội thành đang là vấn đề bức xúc nhất đang được nhiều ngành quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu do các xe chuyên chở vật liệu xây dựng, đất cát chưa được che đậy đúng quy định, thùng xe chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh môi trường, tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng vẫn diễn ra thường xuyên…Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan. Sau đây là một số giải pháp nhằm giảm thiểu bụi bẩn trên các tuyến đường nội thành Hà Đông: - Đối với chủ đầu tư: Bắt buộc phải có biện pháp tưới nước rửa đường trong phạm vi từ cổng công trường ra đến đường vận chuyển với chiều dài tối thiểu không dưới 500m. Quy định thời gian được phép vận hành đối với các xe chuyên chở vật liệu, phế thải xây dựng là từ 21h00 đến 5h00 sáng hôm sau. Cần có các cam kết với ủy ban nhân dân thành phố trước khi triển khai thi công công trình (thông qua phòng tài nguyên và môi trường Hà Đông) - Yêu cầu kỹ thuật đối với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng: Cửa ben phải có gioăng cao su đảm bảo kín, khít để tránh cho cát, đất, vật liệu xây dựng rò rỉ, rơi vãi ra đường phố. Che kín ba mặt tiếp giáp của thùng xe bằng bạt dày, tán khít, bạt phủ khuy, móc bạt bốn mặt, khoảng cách móc là 50cm. Các xe chuyên chở ra vào công trường phải rửa sạch lốp xe, gầm xe bằng nước áp lực cao trước khi ra khỏi công trường. - Cần có các hình thức xử phạt đối với các phương tiện vận chuyển làm rò rỉ rơi vãi vật liệu xây dựng, cát, đất thải, phế thải ra đường phố trong quá trình vận chuyển. - Cần thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với tất cả các công trình xây dựng của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố. Cần kiên quyết đình chỉ thi công đối với các công trình không đảm bảo vệ sinh môi trường và không có các phương pháp kỹ thuật đối với các xe chuyên chở, vận chuyển vật liệu xây dựng cũnh như các loại phế thải. Nói chung về lâu dài, để nâng cao hiệu qủa xử lý bụi bẩn trên các tuyến đường trong thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố cần quy hoạch các trạm rửa xe cố định tại các điểm cửa ngõ ra vào thành phố. Yêu cầu tất cả các xe trước khi vào thành phố phải qua trạm xịt rửa bằng nước áp lực cao. 2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp Tại hầu hết các khu, cụm công nghiệp tập trung đều chưa có các hệ thống xử lý khí thải và nước thải hoặc hệ thống xử lý chưa đạt yêu cầu theo quy định. Mật độ cây xanh, khoảng cách các khu công nghiệp và dân cư tại một số địa điểm chưa tuân thủ các quy định hiện hành. Các chất thải, khí thải nguy hại vẫn chưa được đăng ký với cơ quan môi trường. Công việc xử lý chưa đạt yêu cầu. Việc rà soát lại, đánh giá lại tình trạng công nghệ sản xuất tại các khu công nghiệp và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ là cần thiết. Các giải pháp áp dụng công nghệ sạch hơn và hoàn thiện các hệ thống xử lý môi trường cũng như phát triển các vành đệm cây xanh để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với cộng đồng dân cư sinh sống gần các khu công nghiệp sẽ góp phần cải thiện môi trường sống cho cộng đồng gần các khu công nghiệp. Cần tăng cường các hệ thống quan trắc tại các khu công nghiệp để đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm và các sự cố môi trường. Đặc biệt cần xây dựng danh sách và triển khai các hoạt động thanh tra,kiểm tra các đơn vị hoạt động có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao về môi trường để có các giải pháp quản lý phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các khu, cụm công nghiệp - Cải tạo cảnh quan môi trường và quy hoạch hệ thống cây xanh chu khu vực vùng đệm giữa các khu công nghiệp với khu dân cư. - Hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn và đổi mới công nghệ cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. - Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các khu công nghiệp được bố trí để tiếp nhận các cơ sở trên ở ngoại thành. - Thay thế và đầu tư mới các thiết bị và công nghệ sản xuất ít gây ra các chất gây ô nhiễm không khí. Ví dụ: thay thế phương pháp công nghệ tuyển than khô bằng công nghệ tuyển than ướt để giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất; hoặc có thể thay thế các nguyên liệu trong quá trình sản xuất như dùng dầu thay cho than, khí đốt thay cho dầu có khả năng giảm thiểu các chất gây ô nhiễm như bụi, SO2, NOx … - Dùng các thiết bị lọc bụi và khí độc trong các cơ sở sản xuất bằng sol khí và các thiết bị lọc hơi khí độc. 3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu đô thị và dân cư tập trung. Quá trình phát triển thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường đang là các thách thức lớn cho các khu đô thị, các khu dân cư tập trung trên địa bàn thành phố. Tại các khu công nghiệp xen kẽ trong dân cư đã gây nhiều bức xúc cho cộng đồng dân cư. Các khiếu nại chính là các vấn đề môi trường ảnh hưởng của bụi, tiếng ồn, axeton do các hộ sản xuất kinh doanh cơ khí, mộc, sơn xì… nên cần có các biện pháp cụ thể để xử lý các vấn đề môi trường tồn tại. Cần có các hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư tập trung từ đó xử lý các hành vi vi phạm hoặc tổ chức di dời. Nguồn gây ô nhiễm sinh hoạt trong các khu dân cư tập trung đối với môi trường không khí chủ yếu là hoạt động đun nấu. Biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm này ở Hà Đông là phát triển hệ thông cung cấp gas, khuyến khích sử dụng khí tự nhiên (gas) hay dùng điện để đun nấu thay cho than tổ ong và dầu hỏa. 4. Áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí. * Các công cụ pháp lý: Các công cụ pháp lý để kiểm soát ô nhiễm không khí bao gồm các tiêu chuẩn và các loại giấy phép. * Các tiêu chuẩn chất lượng không khí được xây dựng để kiểm soát trực tiếp ô nhiễm không khú. Hai loại tiêu chuẩn chính được áp dụng trong kiểm soát ô nhiễm không khí là tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh và các tiêu chuẩn khí thải áp dụng cho các nguồn di động và nguồn tĩnh. Các tiêu chuẩn không khí xung quanh có trong hệ thông tiêu chuẩn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các chất gây ô nhiễm có trong bộ tiêu chuẩn không khí xung quanh thường là SO2, CO, NO2, O3, bụi chì, bụi lơ lửng. Ở Việt Nam tiêu chuẩn không khí xung quanh TCVN 5938 – 1995 xác định nồng độ tối đa cho phép của 6 chất ô nhiễm không khí kể trên trong môi trường không khí xung quanh, TCVN 5949 – 1995 xác định nồng độ tối đa cho phep một chất độc hại trong không khí xung quanh… Các tiêu chuẩn xả khí đối với các nguồn di động được áp dụng cho các phương tiện giao thông về nguyên tắc không khác tiêu chuẩn xả khí của nguồn tĩnh. Nhìn chung các công cụ tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm dễ dàng thực hiện và thực hiện có hiệu quả trong các quốc gia có trình độ xã hội thấp. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, việc kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn trở nên kém hiệu lực do nhà sản xuất sẽ tìm các biệp pháp đối phó như pha loãng dòng khí thải, thay đổi chế độ xả khí chống sự kiểm soát của tiêu chuẩn chính vì vậy để áp dụng hiệu quả trong đô thị cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền. * Các loại giấy phép xả khí thải: công cụ giấy phép xả khí thải được đưa ra để khắc phục những yếu điểm của hệ thống tiêu chuẩn. Công cụ giấy phép xác định khối lượng các chất ô nhiễm được phép thải ra môi trường của một nhà máy, xí nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Với công cụ này các cơ sở sản xuất đều cố gắng giảm lượng chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng khí thải và lượng ô nhiễm thải ra từ một cơ sở sản xuất riêng biệt thường khá tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Kiểm soát sử dụng đất là một công cụ khác để kiểm soát ô nhiễm không khí từ các nguồn tĩnh. Ví dụ ở Anh, nhà cầm quyền địa phương có thể chỉ định toàn bộ hay một phần khu vực của họ là khu vực kiểm soát khói. Ở đây, xả khói là một hành động vi phạm. Trong khu vực này chỉ có những nhiên liệu được phép mới được đốt trong các thiết bị không xả khói * Các công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế kiểm soát ô nhiễm không khí bao gồm các lệ phí ô nhiễm không khí, thương mại hóa việc xả khí thải, trợ cấp của nhà nước cho việc kiểm soát ô nhiễm, các khuyến khích và cưỡng chế thi hành luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Lệ phí ô nhiễm không khí bao gồm: các phí xả thải đối với các nguồn tĩnh. Lệ phí xác định mức tiền mà các cơ sở có xả thải các chất ô nhiễm phải đóng góp cho quỹ môi trường quốc gia hoặc khu vực tùy thuộc vào số lượng chất ô nhiễm và loại chất ô nhiễm xả thải. Khó khăn chính của việc thực hiện công cụ này rất khó xác định được chính xác số lượng chất ô nhiễm để tính thuế và phí suất. Kinh nghiệm áp dụng một số nước cho thấy nếu mức phí thấp sẽ không khuyến khích ở các cơ sở giảm thiểu chất ô nhiễm, nếu mức phí suất cao dẫn đến sự trốn tránh hoặc chống đối nộp lệ phí của cơ sở. Các phí ô nhiễm của người sử dụng thường được đánh trực tiếp vào xe cơ giới nhằm hạn chế sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí khu vực đô thị, Hà Đông hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Có thể tiến hành các biện pháp khác như đưa lệ phí ô nhiễm vào các loại xăng dầu với các thang phí suất khác nhau. Miễn phí ô nhiễm đối với các phương tiện giao thông công cộng. 5. Các giải pháp khác. * Nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp: tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường sống nói chung và môi trường không khí nói riêng. Các biện pháp có thể sử dụng là thông tin đài báo, truyền hình, panô ápphic. Thành lập các tổ chuyên trách về môi trường trong từng dân phố, cụm dân cư, tập thể… *Áp dụng hệ thông quản lý chât lượng ISO 14000 cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. *Áp dụng chiến lược năng suất xanh trên diện rộng. Phát triển cây xanh và bảo tồn nước mặt trong nội thành và các khu công nghiệp của thành phố. Vì cây xanh và nước mặt trong đô thị không những có tác dụng điều hòa vi khí hậu mà còn hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí, làm giảm bụi, giảm ô nhiễm khí độc hại và giảm tiếng ồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12826.doc
Tài liệu liên quan