Ở các xã thị trấn thành lập ban chỉ đạo xử lý và cấp GCNQSD đất ở tồn đọng cấp xã, tuyên truyền quán triệt mục đích ý nghĩa các nội dung của công tác cấp giấy đất tồn đọng cho các khối xóm và các đối tượng biết để thực hiện Thành lập hội đồng đăng ký đất đai xã thị trấn xây dựng phương án xử lý và lập hồ sơ cấp GCN cho từng trường hợp tồn đọng cụ thể, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp GCN trên địa bàn xã. Thành lập tổ nghiệp vụ kê khai, đăng ký đất đai xã thị trấn nhằm giúp hội đồng đăng ký đất đai xã thị trấn thực hiện các tác nghiệp cụ thể như kiểm tra đánh giá hoàn thiện tài liệu hiện có
Để thực hiện tốt thì kinh phí là phần hết sức quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, chính vì thế phải đảm bảo đầy đủ cho công tác xử lý và cấp GCNQSD đất tồn đọng. bên cạnh đó đội ngũ cán bộ chuyên môn phải được bố trí đầy đủ và kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính xã thị trấn. phải có hình thức khen thưởng và xử lý vi phạm những tập thể hay cá nhân có thành tích hay làm sai trong công tác xử lý và giải quyết và cấp GCNQSD đất tồn đọng
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến về quan điểm xử lý.
* Căn cứ vào biên bản làm việc của hội đồng đăng ký, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất không phát sinh diện tích, trình hội đồng đăng ký phê duyệt.
- Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất có phát sinh phần diện tích đề nghị được xử lý trước khi cấp đổi giấy chứng nhận, trình hội đồng đăng ký phê duyệt.
- Lập danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất trước đây được cấp giấy chứng nhận sai quy định đề nghị thẩm định lại trước khi cấp đổi giấy chứng nhận( nếu có).
- Dự thảo thông báo kêt quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt.
* UBND xã tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký xã tại nhà văn hoá từng xóm để mọi người dân được tham gia ý kiến.
Thời gian công khai là 10 ngày. Hết thời hạn này, UBND xã lập biên bản kết thúc việc công khai kết quả xét duyệt.
Nếu có khiếu nại hoặc có vấn đề mới được nhân dân phát hiện, UBND xã chỉ đạo tổ đăngký thẩm tra xác minh để hội đồng đăng ký xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.
* Căn cứ nội dung thực hiện của UBND xã tại mục trên, đơn vị thi công và tổ đăng ký thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Dự thảo biên bản xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt.
- Dự thảo biên bản kết thúc công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, trình UBND xã phê duyệt.
- Ghi ý kiến xét duyệt vào đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình UBNDxã xác nhận.
- Hoàn thiện lại danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất có phát sinh diện tích đề nghị được xử lý trước khi cấp đổi giấy chứng nhận, trình UBND xã phê duyệt.
- Hoàn thiện lại danh sách các trường hợp sử dụng đất, các thửa đất trước đây được cấp giấy chứng nhận sai quy định đề nghị thẩm định lại trước khi cấp đổi giấy chứng nhận, trình UBND xã phê duyệt.
- Bản đồ địa chính, sổ mục kê đã chỉnh lý trong quá trình kê khai đăng ký, tất cả các đơn khiếu nại kèm theo kết quả giải quyết khi thực hiện muc này.
* Căn cứ biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký, kết quả giải quyết các tồn tại phát sinh sau khi công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký, UBND xã tiến hành ghi ý kiến xác nhận lên từng đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận và lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
4.3 Hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận trình UBND huyện bao gồm:
- Hệ thống hồ sơ xin cấp đổi của tất cả các chủ sử dụng đất kê khai đăng ký đã được UBND xã kiểm tra, xác nhận.
- Biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký cấp xã.
- Thông báo của UBND xã về kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký.
- Biên bản về xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăngký của UBND xã lập;
- Biên bản về việc kết thúc công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký tại từng xóm của UBND xã lập;
- Tờ trình của UBND xã đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận .
- Tờ trình của UBND xã đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận sau khi xử lý.
- Bản đồ địa chính, sổ mục kê đã chỉnh lý trong quá trình kê khai đăng ký; tất cả các đơn khiếu nại kèm theo kết quả đã giải quyết.
5. Thẩm định hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận tại cấp huyện:
5.1 Văn phòng đăng ký QSDD cấp huyện tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận và thực hiện các công việc sau :
- Ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của cấp xã trình lên.
- Kiểm tra, thẩm định toàn bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của cấp xã trình lên, xác định diện tích đất ở đối với các thửa đất ở có vườn, ao.
- Lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận chuyển cho đơn vị thi công viết giấy chứng nhận.
- Lập danh sách những trường hợp cần phải xử lý nghĩa vụ tài chính hoặc những vấn đề khác trước khi cấp giấy chứng nhận chuyển cho UBND xã thông báo cho chủ sử dụng biết để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật .
5.2 Văn phòng đăng ký QSD đất lập phiếu chuyển thông tin địa chính cho chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và chuyển kết quả xác định của chi cục thuế cho UBND xã.
5.3 UBND xã có trách nhiệm chuyển kết quả xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ sử dụng thực hiện; đồng thời quán triệt cho nhân dân biết sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính phải nộp lại chứng từ gốc cho cán bộ địa chính để gửi về văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện lưu trong hồ sơ.
5.4 Sau khi sử lý xong các nội dung chuyên môn, nhận được chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, văn phòng đăng ký QSDĐ tiếp tục gửi kết quả cho đơn vị thi công viết giấy chứng nhận, đồng thời ghi ý kiến thẩm định cụ thể vào từng hồ sơ xin cấp đổi của tất cả các chủ sử dụng đất.
5.5 Sau khi nhận được giấy chứng nhận do đơn vị thi công chuyển đến; văn phòng đăng ký QSD Đ hoàn thiện lại hồ sơ đã nhận từ cấp xã chuyển đến, trình phòng tài nguyên môi trường kiểm tra trước khi UBND huyện ký quyết định cấp giấy chứng nhận và cấp giấy chứng nhận QSD đất.
6. Lập hồ sơ địa chính :
- Hoàn thiện lại bản đồ địa chính.
- Lập hồ sơ địa chính theo kết quả đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận và kết quả cấp giấy chứng nhận của các tổ chức, cơ sở tôn giáo đã thực hiện trước đây.
-Lập sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận đã được cấp đổi và mới cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Lập biểu thống kê quỹ đất tại thời điểm hoàn thành việc cấp đổi giấy chứng nhận.
việc lập hồ sơ địa chính và các loại sổ sách, biểu mẫu phải thực hiện bằng công nghệ thông tin.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo đã thực hiện trước đây đến từng đơn vị thi công để phục vụ cho việc lập sổ địa chính.
2.Tình hình kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất tại ts huyện Nghi Lộc:
Công tác kê khai đăng ký là bước đầu tiên của qui trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó rất quan trọng, đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ chính xác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ý thức được tầm quan trọng của công tác kê khai đăng ký.
Thực hiện chủ trương của UBND huyện, thời gian qua Phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện đã chỉ đạo các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính triển khai kê khai, lập hồ sơ cấp GCN QSD đất nông nghiệp. Kết quả lập kê khai, lập hồ sơ cấp GCN QSD đất nông nghiệp sau chuyển đổi ruộng đất đến nay của các xã như sau:
Tiến độ và các ưu điểm tồn tại:
Tổng số xã đã được đo đạc bản đồ: 12 xã, gồm: Nghi Mỹ, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Hoa, Nghi Diên, Nghi Liên, Nghi Kim, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Văn, Nghi Tiến, Nghi Trung. Trong đó:
+ 2 xã Nghi Mỹ và Nghi Văn được dự án Semla đầu tư kinh phí cấp đổi GCN.
+ xã Nghi Tiến đã nghiệm thu bản đồ đang trình Sở TN&MT phê duyệt. Xã Nghi Trung đo đạc bản đồ chưa xong.
+ 8 Xã còn lại ( có 115 xóm- với 12.271 hộ) tiến độ kê khai, đăng ký như sau:
- Đã họp dân công khai số liệu: 67 xóm /115 xóm; Trong đó 2 xã nghi Liên và Nghi Diên đã họp xong các xóm, đang tiến hành họp Hội đồng ĐK Đất đai để xét duyệt.
- Số xóm còn lại chưa họp dân: 48 xóm- Trong đó: Đã thẩm định bước1 là 18 xóm; xã làm xong số liệu nhưng chưa thẩm định15 xóm; chưa làm xong số liệu15 xóm.
Tiến độ cụ thể của từng xã như sau:
* Xã Nghi Diên: Chỉ đạo tốt, 12/12 xóm đã họp niêm yết công khai xong số liệu, lãnh đạo UBND xã và các thành viên Hội đồng Đăng ký đất đai xã tham dự đầy đủ các cuộc họp dân. Hiện đang tiến hành họp Hội đồng Đăng ký đất đai để xét duyệt và kê khai đơn xin cấp đổi GCN.
* Xã Nghi Liên: Chỉ đạo tốt, hiện nay 16/16 xóm đã họp niêm yết công khai xong số liệu, lãnh đạo UBND xã và tổ nghiệp vụ bám sát các cuộc họp dân. Hiện đang tiến hành họp Hội đồng đăng ký đất đai xã và kê khai đơn xin cấp đổi GCN.
* Xã Nghi Lâm: Xã đã quan tâm chỉ đạo, đã làm xong số liệu 18/19 xóm, họp dân công khai số liệu 10/19 xóm, lãnh đạo UBND xã tham dự đầy đủ các cuộc họp dân, 8 xóm đã thẩm định bước 1 chưa họp xóm, còn 1 xóm chưa làm xong số liệu.
* Xã Nghi Phương: Đã quan tâm chỉ đạo và bố trí nhân lực phục vụ công tác kê khai, đã làm xong số liệu 16/16 xóm, họp dân công khai số liệu 2/16 xóm, 11 xóm đã thẩm định bước 1 chưa họp xóm, còn 3 xóm chưa thẩm định bước1.
Việc bố trí họp dân công khai số liệu còn chậm; tiến độ kê khai số liệu để huyện thẩm định còn chậm, huyện phải đôn đốc nhắc nhở nhiều lần.
* Xã Nghi Trường: Mặc dù mới được nghiệm thu bản đồ vào cuối năm 2006 nhưng tiến độ kê khai đăng ký, tổ chức họp dân khá nhanh. Đã làm xong số liệu 18/18 xóm, họp dân công khai số liệu 13/18 xóm, 1 xóm đã thẩm định bước 1 chưa họp xóm, còn 4 xóm chưa thẩm định bước1. Lãnh đạo UBND xã tham dự các cuộc họp dân chưa thường xuyên.
* Xã Nghi Hoa: UBND xã quan tâm đến công tác lập hồ sơ, kê khai số liệu; việc công khai số liệu thực hiện đúng quy trình (công khai cả tờ bản đồ và danh sách). Đã làm xong số liệu 9/11, đã họp dân công khai số liệu 6/11, có 3 xóm đã thẩm định bước 1 chưa họp xóm , còn 2 xóm chưa làm xong số liệu.
* Xã Nghi Kim: đã quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên mức độ chưa quyết liệt; lực lượng tổ nghiệp vụ còn mỏng vì thế tiến độ còn quá chậm. Hiện nay mới làm xong số liệu 4/11 xóm, có 3/11 xóm họp dân công khai số liệu, thẩm định bước 1 được 1 xóm, 7 xóm còn lại chưa kê khai xong số liệu.
* Xã Nghi Thạch: Đã quan tâm chỉ đạo. Đã làm xong số liệu 7/12 xóm, đã họp dân công khai số liệu 5/12, có 2 xóm đã làm số liệu nhưng chưa thẩm định bước 1 chưa họp xóm , còn 5 xóm chưa làm xong số liệu.
* Tiến độ thực hiện dự án Semla tại xã Nghi Văn( tiến hành đồng thời cả cấp QCNQSD đất thổ cư tồn đọng và cấp đổi GCN đất nông nghiệp): Đã họp dân thông qua số liệu 23/23 xóm; Tổ nghiệp vụ cấp phát và tổ chức cho dân viết đơn cấp GCN 22/23 xóm- trong đó Xã đã nhận và ký đơn 17/23 xóm; Hội đồng ĐK Đất đai xã đã họp 13/23 xóm (tương ứng với 5.500 GCN cả đất NN và đất thổ cư); Đơn vị thi công đang in GCN: 9 xóm (tương ứng với 2900 GCN ).
IV/ Kết quả và những vấn đề đặt ra của công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất huyện Nghi Lộc:
1.Kết quả:
Trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phòng địa chính đã được huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo giám sát. Bên cạnh đó tỉnh và trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn luật đất đai. Nhưng đất đai là một lĩnh vực nhảy cảm, phức tạp đòi hỏi cán bộ phải tinh thông về nghiệp vụ, dày công nghiên cứu và am hiểu thực tế. Không những thế tồn đọng về đất đai trên địa bàn huyện quá lớn và phức tạp đòi hỏi việc xử lý phải hết sức thận trọng mới đảm bảo đúng luật định và quyền lợi cho nhân dân.
Trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, có những thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn, trước tiên Được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao và được Tỉnh và Trung ương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Luật đất đai. Nhưng gặp phải khó khăn:- Đất đai là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi cán bộ phải tinh thông về nghiệp vụ, dày công nghiên cứu và am hiểu thực tế.- Tồn động về đất đai trên địa bàn huyện quá lớn và phức tạp đòi hỏi việc xử lý phải hết sức thận trọng mới đảm bảo đúng luật định và quyền lợi cho nhân dân.
Kết quả cấp giấychứng nhận QSD đất có đến 2007:
- Cấp GCN QSD đất ở đô thị: (Số liệu báo cáo tại biểu 01)
- Cấp GCN đất ở nông thôn: (Số liệu báo cáo tại biểu 02)
- Cấp GCN QSD đất nông nghiệp sau chuyển đổi: Toàn huyện có 9 xã đã đo đạc bản đồ mới theo Dự án SEMLA. Trong đó xã Nghi Mỹ được huyện chỉ đạo tiến hành cấp GCN đất nông nghiệp hoàn chỉnh vào tháng 3 năm 2006 với tổng số giấy chứng nhận đã cấp là 5326 GCN.- Kết quả cấp GCN đất Lâm nghiệp: Năm 2004 Nghi lộc được Dự án trồng rừng tái thiết Đức KFW4 tài trợ cấp GCN đất lâm nghiệp cho Nghi Công Nam với tổng số hộ là 157 hộ, tổng diện tích 180,75 ha. Ban quản lý dự án đã phối hợp với UBND xã Nghi Công Nam tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp GCN cho hộ dân. Phòng Tài nguyên môi trường huyện đã Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện tiến hành thẩm định và đang tiến hành in GCN
Tuy gặp không ít khó khăn nhưng huyện vẫn cố gắng hoàn thành công việc cấp giấy chứng nhận. huyện đã đạt được những kết quả sau:
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 31/05/2007:
Tæng hîp kÕt qu¶ cÊp GCN QSD ®Êt huyÖn nghi léc
(Tõ ngµy 01/11/2006 - 31/5/2007)
Tæng sè
Tæng diÖn
Trong ®ã
TT
Tªn x·
GCN ®· cÊp
tÝch t¨ng
§Êt ë
§Êt vên
(T¨ng)
(m2)
(m2)
(m2)
1
Nghi L©m
4
2022
838
1184
2
Nghi V¨n
2
614
400
214
3
Nghi KiÒu
4
7968
800
7168
4
Nghi C«ng B
0
0
5
Nghi C«ng N
0
0
6
Nghi §ång
2
933
400
533
7
Nghi Hng
0
0
8
Nghi Ph¬ng
1
480
200
280
9
Nghi Mü
0
0
0
10
Nghi Diªn
3
520
180
340
11
Nghi V¹n
5
2788
1000
1788
12
Nghi Hoa
2
435
400
35
13
Nghi ThuËn
4
432
432
0
14
Nghi Trung
30
10433.3
4884.3
5549
15
Nghi Liªn
34
12073.1
6385.8
5687.3
16
Nghi Kim
53
13611.5
8220.5
5391
17
Nghi Long
9
3865
1679
2186
18
Nghi ¢n
50
18517.5
10107
8410.5
19
Nghi §øc
71
21555.2
13928.2
7627
20
Nghi Trêng
10
5146
2040
3106
21
Nghi Th¹ch
21
8174.75
3949.75
4225
22
Nghi ThÞnh
5
2766
900
1866
23
Nghi Hîp
12
1514
1514
0
24
Nghi X¸
14
4438.3
2460
1978.3
25
Nghi Kh¸nh
30
8966.5
5355.5
3611
26
Nghi Phong
25
11237.1
4728.1
6509
27
Nghi Yªn
3
995
561
434
28
Nghi TiÕn
14
5040
2900
2140
29
Nghi ThiÕt
10
1791.6
1791.6
0
30
Nghi Quang
3
580
400
180
31
Nghi Xu©n
27
7378.75
3820
3558.75
32
Nghi Th¸i
45
18562
8970.5
9591.5
33
Phóc Thä
8
1482
1482
0
34
Qu¸n Hµnh
29
4784.2
4784.2
0
Céng
530
179103.8
95511.45
83592.35
Tæng Hîp kÕt qu¶ cÊp giÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt ë
(Gåm c¶ trưíc vµ sau khi cã luËt ®Êt ®ai n¨m 2003 TÝnh ®Õn ngµy 30/6/2007)
STT
Lo¹i ®Êt
DiÖn tÝch cÊp theo hiÖn tr¹ng (ha)
Sè lƯîng GCN ®· cÊp
DiÖn tÝch ®· ®Ưîc cÊp GCN
Tæng sè
Trong ®ã
Tæng sè
Trong ®ã
Tæ chøc
Hé gia ®×nh, c¸ nh©n
Tæ chøc
Hé G§, c¸ nh©n
Tæ chøc
Hé G§, c¸ nh©n
DiÖn tÝch
Tû lÖ(%)
DiÖn tÝch (ha)
Tû lÖ (%)
1
§Êt ë n«ng th«n
1302.94
1302.94
53869
1077.38
82.69
2
§Êt ë ®« thÞ
12.45
12.45
805
12.075
96.99
Tæng Sè
1315.39
1315.39
54674
1089.455
82.82
2.Những vấn đề đặt ra:
Các đơn vị đều thực hiện việc công khai quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận nhà, đất tại nơi dễ thấy, dễ đọc, niêm yết công khai quy định về lệ phí, đơn giá của bộ đơn đề nghị, các loại hồ sơ cần nộp... Tuy nhiên, tinh thần trách nhiệm và năng lực nghiệp vụ chuyên môn của một bộ phận cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận chưa đồng đều, thiếu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Chưa điền đầy đủ yếu tố pháp lý trên các loại giấy tờ hành chính, chưa liệt kê các tài liệu trên danh mục đã in sẵn trên bìa hồ sơ. Số hồ sơ tồn đọng quá hạn và giải quyết quá hạn chiếm tỷ lệ cao. Một số trường hợp thiếu kiểm tra, thực hiện không đúng quy định, trình tự về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, dẫn đến cấp giấy chứng nhận không đúng quy định.
Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn do một số địa phương chưa coi trọng việc cải các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, tiếp tục theo quy định cũ, còn để xảy ra tình trạng cán bộ công chức cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi có nhu cầu làm thủ tục hành chính về đất đai. Cán bộ cấp giấy chứng nhận ngại trách nhiệm, không nhận thức được bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân, chưa làm hết trách nhiệm, có trường hợp cố tình kéo dài thời gian để vụ lợi nhân dân. Trong khi đó chỉ mới dừng lại ở việc phản ánh thực trạng yếu kém của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng những yếu kém thuộc trách nhiệm về ai, địa phương nào ngành nào … bên cạnh đó công tác quy hoạch chưa đến nơi đến chốn, chưa đồng bộ và do sự xung đột giữa quy định của luật đất đai 2003 và luật nhà ở ra đời sau đó hai năm.
Vấn đề nữa là hiện nay đất tồn đọng trên địa bàn huyện rất lớn, Theo số liệu tự kê khai ban đầu của các xã- thị trấn, hiện nay 34/34 xã, thị trấn có đất tồn đọng với tổng số 10.210 trường hợp chưa được cấp GCN QSDĐ, thời gian tồn đọng kéo dài qua nhiều thời kỳ, tính chất tồn đọng rất phức tạp- Trong đó:
- Số hộ sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 là đất thổ cư Cha Ông để lại chưa được cấp GCN khi các xã thực hiện nghị định 64/CP là 4.866 hộ. Số lô đất do các HTX nông nghiệp và UBND các xã cấp trước ngày 15/10/1993 là 717 trường hợp.
- Đất do UBND các xã tự cấp đất trái thẩm quyền và thu tiền vào ngân sách xã từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 chưa được cấp GCN 2.684 trường hợp.
- Đất đã có quy hoạch phân lô song các xã chưa thực hiện đúng quy trình, thiếu hồ sơ, thủ tục nhưng đã nộp tiền vào kho bạc nhà nước và đất có quy hoạch nhưng UBND xã đã tự thu tiền và giao đất chưa được cấp GCN 302 trường hợp.
- Số lô đất có quyết định giao đất của UBND huyện các nhiệm kỳ trước (bìa xanh) chưa đổi sang GCN 414 lô.
- Còn lại là các trường hợp: Các hộ sử dụng đất do tự chuyển mục đích từ đất vườn sang đất ở để tách hộ cho con, tự chuyển nhượng đất cho hộ khác; tự chiếm đất để ở v.v.. 1.227 trường hợp.
Từ tháng 10/2004, UBND huyện đã có chủ trương giao cho các xã thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát tại các xóm tổng hợp, phân loại các lô đất tồn đọng để có hướng xử lý và ngày 18/12/2005 có công văn số 726/UBND chỉ đạo các xã, thị trấn lập hồ sơ để cấp GCN QSD đất tồn đọng. Phòng TN&MT cũng đã có công văn số 38/TN&MT ngày 07/7/2005 hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cấp GCNQSDĐ tồn đọng. Năm 2006, UBND huyện đã chỉ đạo những xã có số lượng tồn đọng nhiều trích đo và lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho các hộ đủ điều kiện. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 23 hộ ở xã Nghi Thiết được cấp GCN, các xã khác trong huyện mới cấp được khoảng 100 trường hợp (kể cả cấp đổi bìa xanh sang GCN). Nhiều xã chưa chấp hành chủ trương của UBND huyện về thành lập đoàn kiểm tra, soát xét chính xác số lô đất tồn đọng, xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp quy hoạch, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính v.v.. để lập phương án xử lý cụ thể do vậy việc tổng hợp để xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của việc tồn đọng chưa được cấp GCN QSD Đất ở:
- Đối với đất đang sử dụng trước ngày 15/10/1993: Chủ yếu là đất có nguồn gốc từ lâu đời hoặc được UBND các xã giao nhưng các xã, thị trấn chưa kê khai, đăng ký hoặc các đối tượng sử dụng đất chưa kê khai đăng ký trong quá trình lập hồ sơ giao đất, cấp GCN QSD đất theo Nghị định 64/CP và NĐ 60/CP.
- Do việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai của UBND các xã, thị trấn trong giai đoạn từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 chưa nghiêm, có các sai phạm về giao đất và nộp tiền sử dụng đất (chủ yếu là UBND các xã tự giao đất trái thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất không nộp kho bạc nhà nước) nên thời gian qua chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất.
- Một số đối tượng tự chuyển nhượng QSD đất cho nhau; Cha mẹ tự ý chuyển mục đích SD đất vườn sang đất ở cho con tách hộ chưa được UBND các xã quản lý chặt chẽ và xử lý dứt điểm v.v..
BiÓu tæng hîp kÕt qu¶ rµ so¸t ®Êt thæ cƯ tån ®äng chƯA ĐƯỢC CẤP GCN QSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC
Chia ra
Tæng sè
§Êt do cha
§Êt do UBND x·, HTX NN cÊp
§Êt ®· cã
§Êt do hé
§Êt ®· cã
C¸c trêng
TT
Tªn x·,
trêng
«ng ®Ó l¹i
Tríc ngµy 15/10/93
UBND x· cÊp
QH ph©n l«
gia ®×nh
QD giao ®Êt
hîp kh¸c
thÞ trÊn
hîp
tríc ngµy
Cã giÊy
Kh«ng cã
Tõ 15/10/93
nhng cha
tù chuyÓn
cña UBND
(Tù chiÕm
tån ®äng
15/10/1993
tê
giÊy tê
®Õn 01/7/2004
thùc hiÖn
M§Ých SD
huyÖn Nléc
®Êt ®Ó ë)
(Nép tiÒn NS x·)
®óng quy tr×nh
(b×a xanh)
1
Nghi l©m
296
0
3
7
136
64
72
0
14
2
Nghi v¨n
2301
2057
0
0
230
4
0
10
0
3
Nghi kiÒu
267
2
0
8
226
0
0
0
31
4
Nghi c«ng B
691
635
0
0
56
0
0
0
0
5
Nghi c«ng N
558
503
0
0
52
0
0
0
3
6
Nghi ®ång
148
37
0
11
79
0
21
0
0
7
Nghi hng
62
0
0
0
43
0
15
0
4
8
Nghi ph¬ng
92
2
24
0
34
0
0
32
0
9
Nghi mü
161
7
0
0
154
0
0
0
0
10
Nghi diªn
219
22
0
13
133
0
51
0
0
11
Nghi v¹n
339
0
25
0
314
0
0
0
0
12
Nghi hoa
308
13
18
0
105
0
141
31
0
13
Nghi thuËn
238
30
61
0
140
0
0
7
0
14
Nghi trung
250
0
0
25
0
66
159
0
0
15
Nghi liªn
334
1
10
28
184
0
84
27
0
16
Nghi kim
223
0
18
0
58
0
139
8
0
17
Nghi long
145
12
19
40
60
8
0
6
0
18
Nghi ©n
201
14
2
0
11
0
161
13
0
19
Nghi ®øc
106
9
2
0
2
0
61
0
32
20
Nghi trưêng
370
82
30
103
17
57
81
0
0
21
Nghi th¹ch
275
0
6
27
0
0
112
130
0
22
Nghi thÞnh
165
75
0
0
85
5
0
0
0
23
Nghi hîp
27
5
0
0
4
0
18
0
0
24
Nghi x¸
84
0
0
0
0
0
84
0
0
25
Nghi kh¸nh
337
17
41
0
170
0
21
88
0
26
Nghi phong
520
71
41
91
181
0
87
44
5
27
Nghi yªn
459
316
0
0
12
72
0
59
0
28
Nghi tiÕn
101
13
0
60
26
0
1
0
1
29
Nghi thiÕt
261
0
117
85
43
0
15
1
0
30
Nghi quang
1110
773
0
0
265
34
33
5
0
31
Nghi xu©n
434
116
5
3
240
3
55
3
9
32
Nghi th¸i
109
0
0
0
0
0
74
0
35
33
Phóc thä
87
44
3
0
0
0
6
1
33
34
TT Q.Hµnh
25
0
4
0
0
6
0
15
0
Toµn huyÖn
11303
4856
429
501
3060
319
1491
480
167
Sè liÖu thèng kª s¬ bé:
10210
4866
267
450
2684
302
1009
414
218
T¨ng:
1093
-10
162
51
376
17
482
66
-51
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN
I/ Phương hướng trong quản lý đất đai của huyện Nghi Lộc :
Việc đăng ký, cấp GCN, nhất là việc lập hồ sơ địa chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần ổn định chính trị xã hội và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, đặc biệt là việc thực hiện lộ trình cam kết khi đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Do vậy, công việc này phải đặt thành chương trình với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2010 và được xây dựng thành hệ thống đăng ký hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào năm 2015 để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. chính vì thế mỗi một địa phương phải đặt ra cho mình một phương hướng cụ thể trong quản lý đất đai nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay Nghi Lộc đang tập trung chỉ đạo hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ pháp lý để quản lý và sử dụng trong các năm tiếp theo. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng cao. Những tháng cuối năm 2007 huyện thực hiện luân chuyển một số cán bộ địa chính giữa các xã nhằm tạo môi trường mới cho anh em phát huy tính năng động, sáng tạo trong tham mưu quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tổ chức thực hiện tốt nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ.
- Hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký- cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai.
- Tăng cường việc xử lý các vi phạm luật đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phấn đấu đến hết năm 2008 các chủ sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp đều được đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện tốt nhiệm vụ giao đất, đáp ứng nhu cầu đất xây dựng trụ sở các cơ quan, nhu cầu đất ở của cán bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc.
Đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí để đo đạc, lập bản đồ địa chính các xã chưa có đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới hộ tại các khu vực này.
- Làm tốt công tác theo dõi biến động và chỉnh lý biến động về đất đai. Tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.
- Thực hiện tốt các nội dung khác có liên quan đến đất đai: Thống kê đất đai, xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất tranh chấp đất đai.
- Phấn đấu hoàn thành tốt công việc của ngành Địa Chính, tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện về việc quản lý đất đai, đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của luật đất đai và yêu cầu của Sở Tài nguyên và môi trường .
II/ Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất :
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, không chỉ nhà nước đứng trên phương diện người quản lý quan tâm mà cả người sử dụng đất cũng vậy. hiện nay, vấn đề này đang được bàn cãi rất gay gắt trong các kỳ họp quốc hội. đã có rất nhiều văn bản luật, nghị định cho vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể để hướng dẫn thực thi việc cấp giấy nhận quyền sử dụng đất, nhà ở đã có tới 40 văn bản dưới luật được ban hành kể từ khi luật đất đai 2003 ra đời, đó là chưa kể một loạt hệ thống văn bản về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước, hạn mức giao đất ở mới…do 64 tỉnh ban hành. Như thế là chúng ta đã thấy rõ được sự phức tạp trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính vì thế mà bất cập trong cấp giấy là không thể tránh khỏi, như việc chậm trễ trong cấp giấy, sự phức tạp của các loại giấy chứng nhận chưa được thống nhất, việc xét giấy chứng nhận còn nhiều sai xót… đó là những vấn đề chung của công tác cấp giấy chứng nhận ở nước ta. Và đối với huyện nghi lộc thì cũng không có sự khác biệt, mà nó còn thể hiện rất rõ điều đó. Do vậy, để đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện cần phải có những biện pháp phù hợp và có tính khả thi cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đây là một số biện pháp huyện đưa ra:
1/ Hoàn chỉnh bộ máy quản lý từng địa phương và nâng cao trình độ của cán bộ chuyên môn:
a) Rà soát sửa đổi quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của VPĐK cấp huyện để kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức này theo hướng là cơ quan dịch vụ công, thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất;
b) Ngay trong đầu năm 2008 phải hoàn thành việc thành lập VPĐK ở huyện, và các xã; đồng thời bố trí đủ nhân lực và các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu về cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính.
c) Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ năng lực và đạo đức của cán bộ, công chức quản lý đất đai, bảo đảm tính ổn định, chuyên nghiệp, đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện. Như là việc cho cán bộ đi học đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, các lớp huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ …
2/ Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai:
Nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc quản lý đất đai đạt hiệu quả hay không. Chính vì thế luôn phải đáp ứng và đảm bảo tài chính cho hoạt động này. Phương pháp là đa dạng hoá các nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai, tạo nhiều nguồn cho công tác này bằng nhiều hình thức. Đa dạng hóa việc huy động nguồn vốn đầu tư (bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức kinh tế, vốn ODA và huy động đóng góp của dân) để sớm hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp GCN. Thực hiện thống nhất việc trích từ 10% đến 15% nguồn thu từ đất hàng năm ở mỗi địa phương để chi cho công tác quản lý đất đai. Đối với các địa phương có nguồn thu từ đất thấp mà phần trích 10 - 15% nguồn thu từ đất không đủ chi cho hoạt động quản lý đất đai thì được hỗ trợ, bổ sung từ ngân sách Trung ương để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này.
3/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai :
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật đất đai dưới nhiều hình thức (thông qua các diễn đàn, báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu trực tuyến…) để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN đối với thửa đất đang sử dụng, hiểu biết và chấp hành pháp luật, giám sát thực hiện pháp luật, tạo điều kiện cho việc cấp GCN theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
4/ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp GCN:
Bên cạnh việc hoàn chỉnh bộ máy, nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn, tăng cường nguồn lực tài chính như đã nêu trên, trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập, quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN; đồng thời thực hiện nghiêm chế độ công vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, nhất là đối với cán bộ ở cấp xã và cấp huyện.
5/ Thực hiện việc đăng ký cho tất cả các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký :
Trong năm 2008, các địa phương phải đẩy mạnh triển khai thực hiện việc kê khai, đăng ký đối với mọi trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký; xem xét, quyết định công nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp GCN theo quy định của pháp luật; xử lý dứt điểm các trường hợp còn tồn tại do lịch sử để lại để đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp; đẩy nhanh tiến độ cấp GCN. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, đòi hỏi ở cấp địa phương phải được tăng cường về bộ máy, nhân lực, tài chính và phải có sự chỉ đạo tập trung cao của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
6/ Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận :
Có biện pháp nhanh gọn giải quyết cho các trường hợp đủ giấy tờ gốc hợp lệ, hợp pháp, như rút ngắn thời gian xét duyệt, giảm bớt các thủ tục xét duyệt, đơn giản hoá các bước kê khai đăng ký. Mẫu hồ sơ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau : dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ kê khai, rõ ràng, đầy đủ tính pháp lý và các tiêu chí của mảnh đất.
III/ Giải pháp xử lý đất tồn đọng trên địa bàn huyện :
1. Mục đích yêu cầu:
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, đưa vào nề nếp, kỷ cương, đúng pháp luật. Xác định rõ các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng đất đai để có các hình thức xử lý. Kịp thời ngăn chặn các phát sinh sai phạm kéo dài, nhằm đảm bảo tính công bằng, ổn định, kịp thời giải quyết, chấm dứt các hiện tượng tranh chấp, mâu thuẫn, lấn chiếm đất đai,…
Để xử lý tốt chúng ta cần xác định đúng đối tượng sử dụng đất, nguồn gốc và thời điểm sử dụng, sự phù hợp quy hoạch, tình trạng tranh chấp lấn chiếm, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, giấy tờ sử dụng đất hiện có … để có phương án xử lý và cấp GCNQSDD cho các chủ sử dụng đất đủ điều kiện theo quy định. Việc xử lý và cấp GCNQSD đất tồn đọng phải thực hiện theo đúng các quy trình, thủ tục và các quy định của quyết định số 157/2006/QĐ.UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành bản quy định cấp GCNQSD đất ở, đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở (sau đây gọi là quyết định 157). Đây là một chủ trương lớn vì vậy cần có sự tập trung lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo triển khai chặt chẽ của chính quyền, sự tham gia của mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể và cả hệ thống chính trị. Thực hiện công khai, dân chủ trong việc lập hồ sơ và cấp GCNQSD đất, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và cán bộ, giải quyết được các bức xúc cũ của dân nhưng không để phát sinh các bức xúc mới, góp phần ổn định tình hình trên địa bàn.
2. Nội dung và các giải pháp xử lý, cấp GCNQSD đất ở tồn đọng:
2.1 các điều kiện để được cấp GCNQSD đất và việc xử lý để cấp GCN:
2.1.1 Các điều kiện để được cấp GCNQSD đất:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất vườn- ao trong cùng thửa với đất ở được cấp GCNQSD đất khi có đủ điều kiện sau:
- đất chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Được UBND xã, thị trấn xác nhận là đất sử dụng ổn định về ranh giới, mục đích sử dụng, không có tranh chấp, khiếu kiện, phù hợp với quy hoạch theo quy định.
- Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước về sử dụng đất.
- Thửa đất được xử lý và cấp GCN phải có một trong các giấy tờ sử dụng đất sau :
. các giấy tờ quy định tại các điều : 10, 11, 12 và 13 của chương 3 của bản quy định ban hành kèm theo quyết định số 157.
. Các thửa đất có nguồn gốc sử dụng trước ngày 15/10/1993 nếu không có giấy tờ sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận nguồn gốc, thời điểm và tình trạng sử dụng đất do ban cán sự xóm, UBMT tổ quốc và UBND xã, thị trấn nơi có đất xác nhận.
. Các thửa đất do UBND các xã giao đất trái thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 phải có văn bản giao đất trước đây của UBND xã và có chứng từ nộp tiền vào ngân sách xã tại thời điểm được giao đất.
- Qua công khai danh sách diện tích từng thửa đất đề nghị cấp GCNQSD đất và các nghĩa vụ tài chính còn phải nộp của từng hộ tại các khối, xóm không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân hoặc có ý kiến nhưng đã được hội đồng đăng ký đất đai xã, thị trấn xử lý dứt điểm theo đúng quy định.
2.1.2 Các nguyên tắc làm căn cứ xử lý về đất đai, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính để cấp GCNQSD đất cho các lô đất tồn đọng :
Để cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại các xã, thị trấn, trong quá trình lập và thẩm định hồ sơ phải xử lý cụ thể về : đất đai, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính cho từng trường hợp tồn đọng. cụ thể như sau :
+ về đất đai :
- xác định chính xác về nguồn gốc; thời điểm sử dụng đất; tình trạng tranh chấp; lấn chiếm, khiếu kiện; hiện trạng sử dụng đất của thửa đất ( đã xây dựng nhà ở hay chưa ); các giấy tờ sử dụng đất để làm cơ sở xác định từng thửa đất tồn đọng có đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất hay không và xác định các nghĩa vụ tài chính còn phải nộp của từng hộ.
- Diện tích được xử lý để cấp GCNQSD đất là phần diện tích đã được đo đạc bản đồ địa chính mới hoặc trích đo địa chính thửa đất ( đối với các xã chưa được đo đạc bản đồ địa chính mới ) và phải phù hợp với quy hoạch sử dụng theo quy định tại điểm b- khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này.
- Về hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất đang sử dụng : Thực hiện theo đúng các quy định tại các điều 4,5,6,7,8,9 của quy định ban hành kèm theo Quyết định 157.
- Xử lý về chênh lệch diện tích giữa diện tích đo đạc mới với diện tích có trong giấy tờ sử dụng đất hoặc trong hồ sơ, sổ sách địa chính : Thực hiện theo đúng các quy định tại các điều 16,17 của bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 157.
+ Về quy hoạch :
- Đối với các thửa đất đang sử dụng có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ sử dụng đất ( không thuộc các trường hợp UBND các xã giao đất không đúng quy định của pháp luật ) thì xử lý theo khoản 1 và khoản 2 của điều 3 và điều 21 của bản quy định ban hành kèm theo quyết định số 157.
- Đối với đất ở được UBND xã giao không đúng quy định của pháp luật từ ngày 15/10/1993 đến 01/72004:
. Nếu vi phạm các quy hoạch : Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch các khu công nghiệp – khu du lịch – hệ thống giao thông và thủy lợi, các dự án đầu tư … đã được phê duyệt thì không được cấp GCNQSD đât.
. Nếu phù hợp với quy hoạch khu dân cư thì phải trừ chỉ giới xây dựng các công trình công cộng ( đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, mương máng tiêu thoát nước …) theo quy định – phần còn lại được xử lý để cấp GCNQSD đất.
- Trong GCNQSD đất phải thể hiện rõ diện tích không phù hợp với quy hoạch ( kể cả diện tích nằm trong hành lang an toàn các công trình : giao thông, thủy lợi, điện, văn hóa …) phải giữ nguyên hiện trạng không được xây dựng các công trình.
+ về thực hiện các nghĩa vụ tài chính :
- Các lô đất tồn đọng đều phải kiểm tra chính xác các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện đối với nhà nước – những trường hợp đã hoàn thành theo mức giá đất nhà nước quy định tại thời điểm nộp tiền ( trừ những trường hợp nhà nước quy định không phải nộp) mới được cấp GCNQSD đất. Những trường hợp chưa hoàn thành tiền sử dụng đất hoặc sử dụng đất vượt diện tích được giao thì xác định phần diện tích chưa hoàn thành tiền sử dụng đất khi giao đất và phần diện tích sử dụng vượt diện tích được giao để truy thu theo giá đất hiện hành tại thời điểm cấp GCNQSD đất theo mức thu quy định tại quyết định số 157. Những trường hợp chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác ngoài tiền sử dụng đất theo quy định như: Thuế trước bạ về đất, thuế nhà đất v.v.. thì phải truy thu đủ mới cấp GCNQSD đất.
- Nếu đã có thông báo của chi cục thuế về việc thu, truy thu nghĩa vụ tài chính mà quá thời hạn quy định đối tượng chưa nộp tiền phải chịu phạt nộp chậm 0,02% tổng số tiền nạp chậm/ ngày theo khoản 1- điều 18- Nghị định 198/NĐ- CP.
2.2 UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát,
kiểm tra, phân loại chính xác các trường hợp tồn đọng trên địa bàn để xử lý, lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ đủ điều kiện theo các quy định tại khoản 3 và khoản 4 – mục II – phần II của kế hoạch này.
2.3 Giải quyết cụ thể các loại đất tồn đọng để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất :
2.3.1 Đất thổ cư có nguồn gốc sử dụng trước ngày 15/10/1993:
+ căn cứ vào giấy tờ sử dụng đất của các hộ - trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận nguồn gốc, thời điểm và tình trạng sử dụng đất do ban cán sự xóm, UBMT tổ quốc và UBND xã, thị trấn nơi có đất xác nhận để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ, UBND các xã – thị trấn phải căn cứ vào phương án thu và quyết toán việc nộp thuế đất vườn, đất ở, thuế nhà đất từ năm 1993 về trước của từng xóm để xác định chính xác nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất đối với từng hộ - trường hợp không có phương án thu này thì phải tiến hành thẩm tra, xác minh chu đáo trước khi trình Hội đồng đăng ký đất đai xã xét duyệt để đảm bảo tính chính xác.
+ UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm xác định chính xác về : Diện tích, nguồn gôc- thời điểm hình thành thửa đất; tình trạng tranh chấp – lấn chiếm – khiếu kiện; sự phù hợp quy hoạch … để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ.
+ Xử lý về nghĩa vụ tài chính : các hộ không phải nộp tiền sử dụng đất. các nghĩa vụ tài chính khác chưa hoàn thành thì truy thu đủ. Trường hợp đã nộp tiền đền bù đất thì không trả lại, nạp chưa đủ hoặc chưa nạp tiền đền bù đất thì không truy thu.
+ Xử lý về đất đai và quy hoạch : áp dụng theo các điểm a, b = khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này.
Đất thổ cư có nguồn gốc sử dụng từ ngày 15/10/1993
đến trước ngày 1/7/2004 có giấy tờ sử dụng đất theo quy định tại các điều 10,11,12,13 – bản quy định ban hành kèm theo QĐ 157.
+ Căn cứ vào giấy tờ sử dụng đất của các hộ và xác nhận của UBND xã, thị trấn về : Diện tích; nguồn gốc – thời điểm hình thành thửa đất; tình trạng tranh chấp – lấn chiếm – khiếu kiện; sự phù hợp quy hoạch; việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ. riêng các trường hợp có quyết định giao đất ( bìa xanh) của UBND huyện các nhiệm ký trước phải kiểm tra nguồn gốc đất để xử lý cụ thể.
+ Xử lý về nghĩa vụ tài chính : áp dụng theo các điểm c – khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này.
+ Xử lý về đất đai và quy hoạch : áp dụng theo các điểm a,b – khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này.
2.3.3 Đất thổ cư do UBND xã giao trái thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước 01/7/2004 nhưng phù hợp với quy hoạch :
+ Căn cứ vào văn bản giao đất trước đây của UBND xã, chứng từ nộp tiền vào ngân sách xã tại thời điểm được giao đất và hiện trạng sử dụng đất ( đã xây dựng nhà hay chưa ) để lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ.
+ Xử lý về nghĩa vụ tài chính : xác định chính xác các trường hợp đã nôp đủ các nghĩa vụ tài chính và chưa nộp đủ để xử lý theo điểm c – khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này. Việc thanh quyết toàn số tiền sử dụng đất UBND các xã đã thu của các hộ thực hiện theo các quy định của Nhà nước.
+ Xử lý về đất đai và quy hoạch : áp dụng theo các điểm a,b – khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này.
Trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký, phải tách riêng các trường hợp UBND xã, thị trấn giao đất không đúng đối tượng để có hướng xử lý theo quy định của nhà nước.
2.3.4 Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất :
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các điều :10,11,12 của bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 157 nhưng trên các loại giấy tờ đó mang tên người khác, kèm theo giấy tờ mua bán đất đai có chữ ký của các bên liên quan này được UBND xã, thị trấn xác nhận sử dụng ổn định không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được xử lý cấp giấy chứng nhận QSD đất theo các quy định ở khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II của kế hoạch này mà không phải nộp tiền sử dụng đất nhưng phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Nhà nước.
+ Người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng QSD đất kèm chuyển mục đích từ đất vườn sang đất ở từ đất của bố mẹ để tách hộ hoặc từ hộ khác ( đã có GCNQSD đất) nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, kèm theo giấy tờ mua bán đất đai có chữ ký của các bên liên quan nay được UBND xã, thị trấn xác nhận sử dụng ổn định không có tranh chấp phù hợp quy hoạch thì truy thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất, thuế chuyển quyền, thuế trước bạ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định chưa hoàn thành để cấp GCNQSD đất.
+ Người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người được giao đất trái thẩm quyền thì xử lý tồn đọng về đất đai cho người chuyển nhượng trước, sau đó mới được làm thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định.
2.3.5 Các trường hợp khác :
+ Những trường hợp đất ở tồn đọng đã có kết luận của các Đoàn thanh tra, kiểm tra thì vẫn tổng hợp số liệu vào phương án này nhưng khi xử lý phải căn cứ vào quyết định của UBND cấp có thẩm quyền đã ban hành.
+ Những trường hợp không đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất theo bản quy định ban hành kèm theo quyết định số 157 như : Đất do UBND xã giao trái thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 nhưng không phù hợp quy hoạch, đất do các hộ tự lấn chiếm … khi có chủ trương của UBND tỉnh mới được xem xét lập hồ sơ xử lý cụ thể.
2.4 Hồ sơ thủ tục, trình tự giải quyết đất tồn đọng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất :
2.4.1 Hồ sơ, trình tự, thủ tục kê khai, xét cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ
địa chính cho các trường hợp tồn đọng thực hiện theo đúng các quy định tại các điều 24,25,27 của bản quy định ban hành kèm theo quyết định số 157. do số lượng các trường hợp tồn đọng trên địa bàn quá lớn và rất phức tạp, vì vậy để xử lý và lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho từng trường hợp 1 cách chính xác. Về quy trình và hồ sơ cần lưu ý 1 số nội dung sau :
+ UBND các xã – thị trấn phải thành lập Hội đồng đăng ký đất đai và tổ nghiệp vụ kê khai, đăng ký đất đai để xác định chính xác về: Chủ sử dụng đất, diện tích, nguồn gốc và thời điểm hình thành – sử dụng, sự phù hợp quy hoạch, tình trạng tranh chấp – lấn chiếm – khiếu kiện, hiện trạng sử dụng đất ( đã xây dựng nhà hay chưa ); việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, mốc giới của từng thửa đất của từng hộ.
+ UBND các xã- thị trấn công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai trong thời hạn 15 ngày cho nhân dân biết, đóng góp ý kiến, phát hiện các trường hợp xác định sai về nguồn gốc – thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp lấn chiếm, sự phù hợp quy hoạch, các nghĩa vụ tài chính phải nộp … để xử lý đảm bảo tính chính xác trước khi lập hồ sơ đề nghị UBND huyện cấp GCNQSD đất cho từng hộ.
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSD đất của các xã – thị trấn, tổ công tác nghiệp vụ của huyện ( do UBND huyện thành lập) tiến hành thẩm định và xử lý về đất đai, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính theo đúng các nội dung tại khoản mục 1.2 – khoản 1 – mục II – phần II trong bản kế hoạch này trước khi UBND huyện xử lý và cấp GCN cho các hộ.
+ Trong hồ sơ cấp GCNQSD đất tồn đọng ngoài các hồ sơ đã quy định phải có các hồ sơ : Văn bản thẩm định của các ngành chức năng cấp huyện, biên bản xác nhận ranh giới – mốc giới từng thửa đất, biên bản họp Hội đồng đăng ký đất đai xã và biên bản kết thúc công khai danh sách được xét duyệt cấp GCN của xã – xóm, giấy xác nhận nguồn gốc thửa đất, giấy giải trình chênh lệch diện tích, tờ trình kèm danh sách trích ngang đề nghị xử lý và cấp GCN của xã, quyết định xử lý tồn đọng đối với từng xã của UBND huyện. lưu ý : hộ gia định, cá nhân được xét cấp GCNQSD đất chỉ phải làm đơn xin cấp GCN ( theo mẫu quy định); nộp các giấy tờ sử dụng đất và làm giấy giải trình chênh lệch diện tích (nếu có). Còn các loại thủ tục hồ sơ khác do UBND xã – thị trấn và các ngành chức năng cấp huyện lập.
2.4.2 Một số vấn đề cần chú ý trong tổ chức kê khai đăng ký, xét duyệt hồ sơ xin cấp GCN ở cấp xã .
Việc tổ chức kê khai đăng ký cấp GCN được tiến hành theo phương châm “ dễ làm trước, khó làm sau”, với hình thức cuốn chiếu từ xóm này sang xóm khác. Việc tổ chức xét duyệt hồ sơ ở cấp xã được tiến hành thực hiện theo từng xóm để tránh nhầm lẫn, xáo trộn hồ sơ giữa các xóm với nhau. Hội đồng đăng ký đất đai xã căn cứ vào tiến độ kê khai đăng ký để tổ chức họp xét duyệt kịp thời. khi xét duyệt hồ sơ phải có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng tham gia. Kết quả xét duyệt từng hồ sơ cụ thể được công nhận khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng đăng ký dự họp tán thành. Việc tổ chức xét duyệt và kết quả xét duyệt được ghi chi tiết thành biên bản ( biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia họp).
Trình tự duyệt như sau :
- Hội đồng đăng ký đất đai nghe tổ nghiệp vụ kê khai đăng ký đất đai xã báo cáo kết quả tổng hợp việc kê khai đăng ký, kết quả thẩm tra các đơn đăng ký và kết quả phân loại hồ sơ.
- Hội đồng đăng ký đất đai thẩm định những thông tin về thửa đất của từng hồ sơ theo trích ngang các hồ sơ đã được phân loại ( như diện tích, nguồn gốc, thời điểm sử dụng, sự phù hợp quy hoạch, nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành hay chưa …).
Trường hợp trong quá trình thẩm định phát hiện nội dung của hồ sơ nào kê khai chưa chính xác thì chuyển hồ sơ cho tổ nghiệp vụ để hướng dẫn nhân dân kê khai lại kịp thời.
- Căn cứ vào biên bản làm việc của hội đồng đăng ký đất đai, tổ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ lập danh sách các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và không đủ điều kiện ( Mẫu danh sách do Văn phòng đăng ký QSD đất huyện cung cấp).
+ Dự thảo thông báo kết quả xét duyệt của Hội Đồng Đăng Ký, trình UBND xã phê duyệt.
- UBND xã tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai theo quy định tại điểm a trên đây
Nếu có khiếu nại hoặc có vấn đề mới được nhân dân phát hiện, UBND xã chỉ đạo Tổ nghiệp vụ thẩm tra xác minh để Hội đồng đăng ký đất đai xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.
- Căn cứ nội dung thực hiện của UBND xã, Tổ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Dự thảo biên bản xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai xã, trình UBND xã phê duyệt.
+ Dự thảo biên bản kết thúc công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai xã, trình UBND xã phê duyệt.
+ Ghi ý kiến xét duyệt vào đơn xin cấp GCNQSD đất, trình UBND xã xác nhận.
+ Hoàn thiện lại danh sách các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện đã được Hội đồng xét duyệt, trình UBND xã phê duyệt.
- Căn cứ biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai, kết quả giải quyết các tồn tại phát sinh sau khi công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký, UBND xã tiến hành ghi ý kiến xác nhận lên từng đơn xin cấp GCN và lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt qua Văn phòng đăng ký QSD đất huyện.
3. Tổ chức thực hiện:
Để tổ chức thực hiện thì các UBND xã phải tiến hành rà soát tổng hợp chính xác tổng số các lô đất tồn đọng chưa được cấp GCNQSD đất trên địa bàn, tiến hành kiểm tra xác định nguồn gốc- thời điểm sử dụng đất và phân loại chính xác đất tồn đọng theo đúng khoản 3- mục II- Phần II trên đây để chốt chính thức số lượng đất tồn đọng các loại. tập hợp đầy đủ các giấy tờ sử dụng đất và chứng từ nộp các nghĩa vụ tài chính của các hộ, xác định chính xác hiện trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó, phải xây dựng phương án xử lý cụ thể các loại đất tồn đọng, xét duyệt từng trường hợp, thực hiện việc công khai kết quả và danh sách xét duyệt của hội đồng đăng ký đất đai trong xã thời hạn 15 ngày cho nhân dân biết, đóng góp ý kiến phát hiện các trường hợp xác định sai về nguồn gốc thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp lấn chiếm, sự phù hợp quy hoạch, các nghĩa vụ tài chính.
Chúng ta phải thành lập ban chỉ đạo xử lý và cấp GCNQSD đất tồn đọng huyện, các xã thị trấn và Hội đồng đăng ký đất đai, các tổ nghiệp vụ xử lý đất ở tồn đọng. Thành lập ban chỉ đạo xử lý và cấp GCNQSD đất ở tồn đọng ở cấp huyện, xây dựng kế hoạch triển khai, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt… Thành lập tổ công tác nghiệp vụ xử lý và cấp GCNQSD đát tồn đọng do đồng chí Phó Giám Đốc Văn phòng đăng ký huyện làm tổ trưởng.
Ở các xã thị trấn thành lập ban chỉ đạo xử lý và cấp GCNQSD đất ở tồn đọng cấp xã, tuyên truyền quán triệt mục đích ý nghĩa các nội dung của công tác cấp giấy đất tồn đọng cho các khối xóm và các đối tượng biết để thực hiện…Thành lập hội đồng đăng ký đất đai xã thị trấn xây dựng phương án xử lý và lập hồ sơ cấp GCN cho từng trường hợp tồn đọng cụ thể, dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp GCN trên địa bàn xã. Thành lập tổ nghiệp vụ kê khai, đăng ký đất đai xã thị trấn nhằm giúp hội đồng đăng ký đất đai xã thị trấn thực hiện các tác nghiệp cụ thể như kiểm tra đánh giá hoàn thiện tài liệu hiện có…
Để thực hiện tốt thì kinh phí là phần hết sức quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, chính vì thế phải đảm bảo đầy đủ cho công tác xử lý và cấp GCNQSD đất tồn đọng. bên cạnh đó đội ngũ cán bộ chuyên môn phải được bố trí đầy đủ và kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính xã thị trấn. phải có hình thức khen thưởng và xử lý vi phạm những tập thể hay cá nhân có thành tích hay làm sai trong công tác xử lý và giải quyết và cấp GCNQSD đất tồn đọng .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11950.doc