Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Hà Nội

Phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội là việc làm cần thiết. Xong muốn thực hiện tốt phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sạch cần phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ và hoàn chỉnh cả về thị trường và kĩ thuật. Với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân như sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, chi cục Bảo vệ thực vật, chi cục quản lý thị trường, doanh nghiệp kinh doanh rau sạch, người trồng rau và chính quyền địa phương.Mỗi tác nhân tham gia vào quá trình này đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng. Xong cùng phục vụ cho một mục đích chung là phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn Hà Nội. Góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân bón vi sinh mới, tập trung ở những vùng mới chuyển đổi sang sản xuất rau. ->Tình hình nước tưới cho rau Về nguồn nước nhìn chung vẫn chưa chủ động được, mấy năm gần đây xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng làm ảnh hưởng tới năng suất cây rau, Về phương pháp tưới chủ yếu là phương pháp đơn giản không đúng yêu cầu kỹ thuật của sản xuất rau an toàn . Về thời điểm tưới chủ yếu nông dân tưới theo kinh nghiệm, chứ không nắm bắt được yêu cầu sinh học của rau. ->Che phủ nilon Qua đánh giá thực tế cho thấy, hiện nay có 2 dạng tiến bộ kỹ thuật che phủ nilon được áp dụng vào sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả rõ nét, bao gồm: -kỹ thuật làm vòm che phủ nilon (che nắng mưa) phục vụ sản xuất rau ăn lá, rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao do giá thành thấp dễ áp dụng . - kỹ thuật che phủ nilon mặt đất : Mục đích làm giảm cỏ dại và tiết kiệm nước tưới, áp dụng đơn giản và phù hợp với một số loại rau ở những vùng hệ thống nước tưói chưa đầy đủ. Hiện nay tiến bộ này mới được một số ít hộ ở các xã chuyên rau áp dụng, vì vậy để đẩy mạnh hướng dẫn áp dụng, nhất là ở các vùng mới chuyển đổi sản xuất rau thì cần thiết xây dựng các điểm trình diễn để nông dân quan sát đánh gía và tự làm theo. ->Ứng dụng giống mới Ở nhiều vùng sản xuất rau, nhất là ở những vùng mới chuyển đổi sang sản xuất rau nông dân chưa có điều kiện tiếp cận và khá e ngại trong việc đưa các giống mới vào sản xuất do lo ngại rủi ro, thậm chí còn lúng túng trong việc lựa chọn chủng loại rau, giống rau phù hợp để sản xuất, Vì vậy để đẩy mạnh ứng dụng các giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả và phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, rất cần thiết xây dựng các điểm trình diễn ứng dụng giống rau mới để hướng dẫn nông dân áp dụng. ->Công tác BVTV trên rau Công tác BVTV trên rau, đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV trên rau là khâu rất quan trọng trong quy trình sản xuất rau an toàn, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm rau an toàn. Trong thực tế, công tác BVTV ở các vùng sản xuất rau hiện nay vẫn còn một số tồn tại sau: *Về các loại thuốc nông dân thường sử dụng trên rau -Vẫn còn tình trạng một số hộ sử dụng các loại thuốc BVTV được khuyến cáo là hạn chế sử dụng, thuốc ngoài danh mục như Thiodan, Mã Lục,..là những loại thuốc có giá rẻ để phòng trừ sâu bệnh trên rau. Đây là những thuốc có độ độc cao, lâu phân huỷ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực trạng này cần phải khắc phục trong những năm tới thông qua công tác tuyên truyền và tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. -Một số loại thuốc thế hệ mới, thuốc sinh học mới xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây rất phù hợp trong sản xuất rau an toàn như Kuraba WP, Crymax WP, Success 25SC ….vẫn chưa được nông dân sử dụng nhiều, chủ yếu do người nông dân còn thiếu thông tin về những sản phẩm này. Để giúp nông dân nhanh chóng tiếp cận và sử dụng các loại thuốc BVTV mới này thì cần áp dụng các giải pháp : +Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, chỉ đạo nông dân. +Thử nghiệm, đánh giá và chuyển giao ứng dụng các loại thuốc BVTV mới trong sản xuất RAT, đặc biệt thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. *Về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên rau Qua điều tra quan sát và phỏng vấn cho thấy còn khá nhiều hộ nông dân (khoảng 30% số hộ được điều tra do sở nông nghiệp tổ chức) trả lời không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, mà chủ yếu phun thuốc theo kinh nghiệm và thói quen (chủ yếu là pha thuốc cao hơn nồng độ quy định 1,5-2 lần). Nhiều hộ nông dân có thói quen pha hỗn hợp từ 2-3 loại thuốc BVTV trong một lần phun, trong đó có nhiều trường hợp việc pha hỗn hợp này là không cần thiết, vừa gây ô nhiễm, vừa lãng phí. Đây là thực tế diễn ra khá phổ biến ở nhiều vùng sản xuất rau. cần phải tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân. *Về thời gian cách ly trước khi thu hái sản phẩm Thời gian cách ly từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch có ý nghĩa quyết định đến dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong rau. qua điều tra của sở nông nghiệp cho thấy tình hình như sau: +Đối với rau ăn lá : Nông dân đã có ý thức tuân thủ thời gian cách ly của các loại thuốc BVTV theo quy định trên bao bì. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chưa đảm bảo thời gian cách ly, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. +Đối với rau ăn quả đặc biệt là những loại rau thu hoạch thường xuyên như dưa chuột, đậu đũa, cà pháo …đa số nông dân không tuân thủ đúng thời gian cách ly với thuốc hoá học, thường chỉ cách ly từ 1-3 ngày trong khi quy định trên nhãn thuốc thường yêu cầu cách ly từ 5-10 ngày, do vậy dư lượng thuốc BVTV trên các loại rau này còn rất cao quá giới hạn cho phép. ->Tình trạng vứt vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. Rất nhiều hộ nông dân có thói quen vứt vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng ngay sau khi sử dụng xong chính vì vậy ở các vùng rau hiện nay đặc biệt những vùng chuyên rau và mới chuyển đổi sang trồng rau, số lượng vỏ bao bì thuốc BVTV tích tụ trên đồng ruộng rất lớn. -Chính quyền địa phương hiện nay hầu như chưa có biện pháp tuyên truyền và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. -Ngoài ra thời gian vừa qua có hiện tượng một số người đi đến các vùng rau thu gom chọn lọc một số chủng loại vỏ bao bì thuốc BVTV chủ yếu vỏ bằng kẽm. những người này làm nghề buôn bán đồng nát. Đây là thực trạng đáng báo động và là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người tiêu dùng nếu sử dụng phải các loại thực phẩm, hàng hoá có vỏ bao bì tái chế từ vỏ thuốc BVTV. -Từ thực tế trên cho thấy tình trạng vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng ruộng là thực trạng diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các vùng sản xuất rau dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và gây mất mỹ quan vùng sản xuất rau (đã có nhiều báo đài đăng tin). Để từng bước khắc phục tình trạng này cần thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp sau: + Xây các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. +Tổ chức thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đang tồn tại trên đồng +Giám sát, nhắc nhở nông dân tự giác để vỏ bao bì vào nơi quy định, xử lý nghiêm những hộ cố tình vi phạm vứt vỏ bao bì bừa bãi trên đồng. +Tổ chức kênh tiêu thụ RAT. -Hệ thống chợ phân phối bất hợp lí: chợ cóc, chợ tạm phát triển rất mạnh, trong khi đó công tác quản lí còn rất yếu kém. Mặt khác đa số các chợ còn trật hẹp, mất vệ sinh, phương tiện kiểm tra chất lượng rau còn hạn chế.Một thực trạng khác cũng đáng lo ngại là lực lượng người bán rong khó mà có thể thống kê được, họ có mặt ở khắp các ngõ ngách trong thành phố. Những người bán rong gây ra sự lộn xộn, mất mỹ quan thành phố và không kiểm soát được chất lượng. Do vậy rất cần có những giải pháp để quản lí được hình thức tiêu thụ này. ả người mua và người bán đều thiếu thông tin về thị trường. Mối quan hệ giữa người sản xuất và thị trường còn lỏng lẻo. Các hợp đồng mua bán chủ yếu bằng miệng nên không có cơ sở pháp lý để giải quyết khi xảy ra sự cố.Chưa có sự gắn kết giữa người sản xuất với các cơ quan chức năng như sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y Tế, cục quản lí thị trường…Vì vậy mà nguồn gốc, chất lượng của rau an toàn chưa đủ tin cậy đối với người tiêu dùng. * Những nguyên nhân chính +Về phía người sản xuất: -Nông dân vẫn giữ những tập quán canh tác lạc hậu -Thiếu vốn đầu tư , sản xuất,… -Trình độ kĩ thuật thấp, trình độ hiểu biết về thị trường còn nhiều hạn chế -Ý thức chấp hành những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế +Về phía các cơ quan chức năng: -Vai trò quản lý nhà nước đối với sản xuất ,lưu thông , tiêu thụ RAT chưa rõ , -công tác kiểm tra lưu thông , kiểm tra chất lượng RAT chưa được làm thường xuyên , - chưa có phương tiện chuyên dùng và hầu hết sản phẩm RAT không được gắn nhãn mác nên người tiêu dùng chưa tin tưởng ,chính vì vậy mà chưa gắn trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng , -Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ , đầu tư đúng tầm để khuyến khích phát triển sản xuất – tiêu thụ rau an toàn. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI I/PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 1.Dự báo một số vấn đề ảnh hưởng tới phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới +Dự báo về thị trường tiêu thụ RAT Hà Nội là thành phố đông dân, với số dân trên 3 triệu người tính đến 2005 và tốc độ tăng dân số khá cao khoảng 5% /năm thì trong thời gian tới chắc chắn lượng cầu về sản phẩm nói chung của người dân sẽ tăng lên, mà trước tiên phải kể đến nhu cầu về thực phẩm trong đó có RAT, Như vậy trong thời gian tới cần phải tăng sản lượng rau để đáp ứng lượng cầu này , cần tăng cả diện tích ( gieo trồng và canh tác ) và năng suất rau. Khi thu nhập tăng lên con người sẽ tăng nhu cầu sống của mình, trong đó có nhu cầu sử dụng các sản phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng và các sản phẩm chế biến cao cấp. điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành rau an toàn Hà Nội phát triển. Thị trường mục tiêu mà ngành rau an toàn Hà Nội cần hướng tới là : +Nhóm dân cư có thu nhập cao có nhu cầu sử dụng sản phẩm rau an toàn. Thông qua hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong thành phố +Khách du lịch và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại việt nam. Thông qua các nhà hàng khách sạn. + các bếp ăn tập thể tại các công ty, trường học, bệnh viện …đây là những nơi yêu cầu khá nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. +các nhà máy chế biến đồ hộp : các sản phẩm như dưa chuột bao tử, ngô bao tử, đậu hộp, tương ớt, … + Thị trường nước ngoài :khi Việt Nam nhập WTO thì sẽ có nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu các sản phẩm, tuy nhiên yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường này rất cao. Cần phải nghiên cứu kỹ những quy định về tiêu chuẩn sản phẩm ở thị trường này. Tóm lại nhu cầu về rau an toàn ở Hà Nội sẽ tăng và tăng rất nhanh trong thời gian tới khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được người dân quan tâm và đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay. +Về phát triển khoa học công nghệ Trong thời gian tới khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống, đối với sản xuất RAT thì quá trình phát triển khoa học công nghệ sẽ cho phép ứng dụng các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh tốt,. .vào sản xuất đại trà, ứng dụng các phương pháp công nghệ cao vào sản xuất và chế biến như hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới, nhà kính… +Về đất đai và điều kiện tự nhiên Trong thời gian tới do tác động của quá trình đô thị hoá quỹ đất nông nghiệp của Hà Nội chắc chắn sẽ giảm đi Vì vậy để đạt được những mục tiêu về phát triển sản xuất RAT thì Hà Nội cần có các biện pháp tăng năng suất rau. Thực tế mấy năm gần đây vào mùa khô thì lượng nước trên các con sông ở Hà Nội đã cạn đi rất nhiều,vì vậy cần phải đầu tư tăng cường hệ thống giếng khoan, để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước tưới cho rau. 2. Phương hướng Từ phân tích đánh giá những đặc điểm trên ngành nông nghiệp Hà Nội đặt ra phương hướng phát triển RAT như sau: +Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững. Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên xây dựng vành đai cây xanh, rau an toàn để phục vụ đời sống và đảm bảo môi trường +Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó chú trọng phát triển rau an toàn, tiến tới việc xã hội hoá thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhằm có các sản phẩm rau xanh đạt chỉ tiêu là rau an toàn, cung cấp cho thị trường. Muốn vậy ngành rau sạch Hà Nội cần đặt ra những mục tiêu cụ thể sau: 3. Mục tiêu phát triển sản xuất RAT. +Theo đề án “Tổ chức sản xuất và sơ chế rau an toàn giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn Hà Nội” của sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu sau: *Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu tới 2008 có trên 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuất rau được sản xuất theo qui trình sản xuất rau an toàn, tổ chức các vùng sản xuất RAT tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tăng sản lượng RAT cung cấp cho người tiêu dùng thủ đô. +Hình thành và phát triển những vùng chuyên canh sản xuất rau sạch ở trình độ cao theo hướng sản xuất hàng hoá. +Tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, đầu tư thâm canh để đạt năng suất, chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phấn đấu cung cấp 80-85% nhu cầu nhu cầu rau xanh cho thị trường Hà Nội. +Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất rau quả với tổng diện tích là 17400 ngàn ha, trong đó có 10000 ngàn ha rau, sản lượng đạt khoảng 292 ngàn tấn rau, quả trong dó có gần 200 ngàn tấn rau và 98,83 ngàn tấn quả. +Về chủng loại rau: dự kiến trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25 loại rau xanh được đầu tư sản xuất, trong đó có 24 loại rau được sản xuất trong vụ đông, 5-10 loại rau được sản xuất trong vụ hè và hè thu, khả năng sản xuất rau thấp nhất vào các tháng 7,8,9 trong năm chỉ chiếm 17,8 % tổng sản lượng rau của cả năm còn lại hơn 80% sản lượng rau phân bố vào các tháng trong vụ đông và hè thu, các loại rau chính như: Rau muống, rau cải các loại, đậu các loại, cần, rau gia vị, sulơ, ngô bao tử, dưa chuột bao tử, cà chua,…Tăng cường sản xuất rau trái vụ để cung cấp cho thị trường. + Phấn đấu 100% các xã sản xuất RAT có đường bê tông nội đồng phục vụ cho vận chuyển rau, Phấn đấu 100% các xã sản xuất rau có hệ thống kênh mương kiên cố để phục vụ tưới và tiêu nước cho sản xuất, có hệ thống giếng khoan để chủ động tưới cho rau và những mùa khô hạn *Xây dựng được hệ thống kiểm tra tổ chức cấp giấy chứng nhận chất lượng RAT, phấn đấu 100% sản phẩm RAT cung cấp trên thị trường được kiểm tra đảm bảo chất lượng theo qui định về VSATTP. II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.Hoàn thiện qui hoạch và bố trí vùng sản xuất RAT 1.1 Hoàn thiện qui hoạch vùng sản xuất RAT Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện xác định những vùng đủ điều kiện sản xuất RAT để đề xuất quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất RAT tập trung. Sở nông nghiệp Hà Nội cần nghiên cứu đề xuất với thành phố một số chính sách tạo điều kiện cho nông dân dồn ô đổi thửa để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, việc quy hoạch được những vùng sản xuất rau tập trung rất thuận tiện cho đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ và thuận tiện cho quản lý sản xuất cũng như việc cấp giấy chứng nhận cho nông dân về sản xuất rau an toàn, Việc quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung cho phép xác định được tập đoàn giống cây thích hợp cho từng loại đất, khí hậu trong vùng quy hoạch …điều này sẽ khắc phục được phần nào tình trạng thiếu cung do tính thời vụ trong nông nghiệp . Bên cạnh việc quy hoạch những vùng sản xuất rau tập trung cũng cần thiết phải tiến hành quy hoạch những vùng sản xuất rau không tập trung nhằm tiến tới xã hội hoá sản xuất rau an toàn. Các xã nằm trong vùng quy hoạch phải áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn do sở khoa học công nghệ và môi trường ban hành và quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. 1.2 Bố trí sản xuất RAT phải dựa vào nhu cầu thị trường và những điều kiện tự nhiên –kinh tế -xã hội để bố trí cơ cấu diện tích, chủng loại rau, theo từng mùa vụ, …sao cho phù hợp +Việc bố trí cơ cấu thích hợp sẽ đảm bảo cho chế độ luân canh vì muốn có rau thu hoạch quanh năm cần có cơ cấu cây trồng thích hợp có nhiều rau trong lúc giáp vụ, còn chính vụ phải nhiều rau ngon. Bố trí luân canh giữa các cây rau khác họ, cây có cùng một loại sâu bệnh. .Do vậy cần phải dải vụ quanh năm, sử dụng giống cây rau có chất lượng tốt. Biểu 26:Bố trí cơ cấu chủng loại rau an toàn theo mùa vụ của các xã sản xuất RAT trong thời gian tới stt Quận, huyện xã, phường chủng loại rau Vụ Đông –Xuân Vụ Hè -Thu 1 Từ Liêm Liên Mạc Bắp cải,cà chua,dưa.chuột Gia vị, dưa chuột, đậu quả, rau muống. 2 Phú Diễn cải bắp, cà chua,rau gia vị. đậu quả,đậu quả,rau muống. 3 Minh Khai cà chua,rau gia vị,su lơ. đậu quả,dưa chuột, mùng tơi. 4 Thanh Trì Yên Mỹ su lơ,cải bắp, ớt ngọt,cà tím. mùng tơi, rau đay,rau bí, 5 Duyên Hà cà chua,cà tím, cà muối, bí xanh, 6 Vạn Phúc su lơ, ớt ngọt, rau muống, rau ngót 7 Liên Ninh cà chua,cà tím, mùng tơi, rau đay 8 Hoàng Mai Lĩnh Nam su lơ,cà chua, ớt ngọt rau muống, rau ngót,mùng tơi 9 Yên Sở cải bắp,xu hào, cà tím mùng tơi, rau đay, ớt ngọt, cà chua. 10 Trần Phú cà chua, xu hào, bắp cải mùngtơi,rau đay, rau ngót. 11 Gia Lâm Đặng Xá cải bắp,xu hào,cà chua đậu quả,dưa chuột,rau muống. 12 Đông Dư rau gia vị,cải bắp, ớt ngọt ngọt cải xanh,rau gia vị,mướp đắng, bí xanh. 13 Lệ Chi cải bắp, cà chua, ớt ngọt, cà rốt mùng tơi, rau đay, ớt ngọt. 14 Văn Đức cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. đậu quả, bí xanh,cà muối. 15 Yên Thường cải bắp, xu hào, cà chua. mùng tơi, rau muống, dưa 16 Đa Tốn cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. rau muống, rau ngót, dưa chuột. 17 Dương Quang đậu cô ve, xu hào, ngô bao tử. dưa chuột, mùng tơi, rau bí. 18 Cổ Bi cà chua,cà tím, mùng tơi, rau đay 19 Dương Hà su lơ,cà chua, ớt ngọt rau muống, rau ngót,mùng tơi 20 Yên Viên cải bắp,xu hào, cà tím mùng tơi, rau đay, ớt ngọt, cà chua. 21 Long Biên Giang Biên cà chua, xu hào, bắp cải mùng tơi, rau đay, rau ngót. 22 Phúc Lợi cải bắp,xu hào,cà chua đậu quả,dưa chuột,rau muống. 23 Thạch Bàn rau gia vị,cải bắp, ớt ngọt ngọt cải xanh,rau gia vị,mướp đắng, bí xanh. 24 Cự Khối cải bắp, cà chua, ớt ngọt, cà rốt mùng tơi, rau đay, ớt ngọt. 25 Đông Anh Nam Hồng cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. đậu quả, bí xanh,cà muối. 26 Bắc Hồng cải bắp, xu hào, cà chua. mùng tơi, rau muống, dưa chuột. 27 Vân Nội cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. rau muống, rau ngót, dưa chuột. 28 Nguyên Khê đậucôve,xuhào,ngôbao tử. dưachuột, mùng tơi,rau bí. 29 Đại Mạch cà chua, xu hào, bắp cải mùng tơi, rau đay, rau ngót. 30 Cổ Loa cải bắp,xu hào,cà chua đậu quả,dưa chuột,rau muống. 31 Tiên Dương rau gia vị,cải bắp, ớt ngọt ngọt cải xanh,rau gia vị,mướp đắng, bí xanh. 32 Kim Nỗ cải bắp, cà chua, ớt ngọt, cà rốt mùng tơi, rau đay, ớt ngọt. 33 Kim Chung cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. đậu quả, bí xanh,cà muối. 34 Xuân Nộn cải bắp, xu hào, cà chua. mùng tơi, rau muống, dưa chuột. 35 Sóc Sơn Thanh Xuân cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. rau muống, rau ngót, dưa chuột. 36 Đông Xuân đậu cô ve, xu hào, ngô bao tử. dưa chuột, mùng tơi, rau bí. 37 Xuân Giang cải bắp, cà chua, ớt ngọt, cà rốt mùng tơi, rau đay, ớt ngọt. 38 Việt Long cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. đậu quả, bí xanh,cà muối. 39 Mai Đình cải bắp, xu hào, cà chua. mùng tơi, rau muống, dưa chuột. 40 Tiên Dược cải bắp, cà chua, cà tím, su lơ. rau muống, rau ngót, dưa chuột. 2.Thực hiện tốt qui trình kỹ thuật sản xuất RAT 2.1 Về giống rau +Giống cây là loại vật tư kĩ thuật đặc biệt quan trọng trong sản xuất rau. Có đủ hạt giống chất lượng tốt thì mới chủ động được thời vụ , mới thực hiện được kế hoạch sản xuất , cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.. vì vậy việc cung cấp giống cây phải đảm bảo các yêu cầu : về số lượng, phẩm chất giống, chủng loại giống, đúng thời vụ, … +Tổ chức sản xuất giống : Đối với các cơ quan thuộc sở NN&PTNT Hà Nội như trung tâm kĩ thuật Rau Hoa Quả Hà Nội cần phải tiếp tục tổ chức sản xuất các loại rau giống gốc ( cà chua , đậu trạch, đậu vàng , cải bẹ Đông Dư, đậu xanh , cải củ) Nhập các giống rau cao cấp như su lơ xanh, su lơ trắng, cải bó xôi,ngô rau, ớt ngọt ,…Tổ chức khảo nghiệm thêm một số loại rau mới, Tất cả các giống rau phải có qui trình kỹ thuật cụ thể cho từng loại. Đối với các cơ quan Trung ương : Viện nghiên cứu rau quả , công ty giống cây trồng vật nuôi , cần tiếp tục nghiên cứu , khảo nghiệm các giống rau mới , rau chất lượng , đặc biệt là rau vụ hè ,khi đưa ra sản xuất phải có qui trình kỹ thuật cụ thể cho từng loại cây. Hiện nay rất nhiều các giống rau có năng suất, chất lượng cao được phổ biến trong sản xuất đại trà, nhưng chủ yếu cho sản xuất rau chính vụ, các giống rau chất lượng cao, chịu nhiệt để sản xuất rau trái vụ còn hạn chế về cả số lượng và chủng loại. Do vậy việc nhập nội, chọn, tạo giống mới và chọn lọc phục tráng các giống rau địa phương để đa dạng hoá bộ giống rau, phục vụ sản xuất rau quanh năm tại Hà Nội là cần thiết Cần xác định tập đoàn giống phù hợp cho các vùng sản xuất rau hàng hoá trọng điểm của Hà Nội. +Sở nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu khảo sát 4 chủng loại rau mới là :Xà Lách xoăn , đậu côve tím, cà tím , bí ngồi, cho kết quả như sau: Cả 4 giống rau đều thích hợp với điều kiện sản xuất của Hà Nội tuy nhiên để khai thác tiềm năng , năng suất thì mỗi giống yêu cầu các biện pháp công nghệ khác nhau Một số loại rau thích hợp cho vùng sản xuất rau hàng hoá của Hà Nội như đậu đũa , đậu côve, dưa chuột phú thịnh , cải bẹ đông dư (2 loại này đã được phục tráng) . Đây là một số giống rau chủ lực của hà nội , chất lượng qua khảo sát cho thấy tương đối tốt, khả năng chịu nhiệt cao, cho năng suất , chất lượng tốt. + Việc nghiên cứu và cung cấp giống rau do sở nông nghiệp kết hợp với công ty giống cây trồng vật nuôi và trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội đảm nhiệm, bên cạnh những giống cây đã được thuần chủng cần phải nghiên cứu thêm các giống cây mới có giá trị kinh tế cao để sớm đưa vào sản xuất đại trà.Bên cạnh đó cần thiết phải nhập những giống rau cao cấp từ nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Pháp … tuy nhiên cần phải thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng giống rau truớc khi nhập về. +Cung cấp giống :Giống rau được cung cấp theo 2 dạng là hạt giống và cây con giống. Đối với các giống rau đã trồng lâu đời ở Hà Nội như rau muống, rau ngót , rau dền, mồng tơi, bí, mướp, cà chua, rau cải xanh, rau gia vị,… được cung cấp qua các mạng lưới cửa hàng bán buôn , bán lẻ, trên thị trường . Đối với những hạt giống cao cấp như su lơ xanh, ớt ngọt , cà chua trái vụ, rau cải bắp, cải ngọt, dưa chuột,… nhập ở nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Pháp,.. Thông qua các cơ quan nhà nước như Trung tâm kỹ thuật rau quả , Viện nghiên cứu rau quả , Công ty giống cây trồng vật nuôi, khảo nghiệp từng loại theo từng thời vụ hợp lý, có qui trình sản xuất cụ thể mới đưa ra sản xuất , nhằm đảm bảo chất lượng , năng suất . Đối với loại hạt giống này cần được tổ chức gieo ươm tại Trung tâm kỹ thuật rau quả , Viện nghiên cứu rau quả , hoặc các hợp tác xã , nhóm hộ để cung cấp cây con giống đồng đều có chất lượng cho sản xuất rau an toàn. +Xác định cơ cấu chủng loại rau từng mùa vụ, và căn cứ vào nhu cầu thị trường để dự kiến bố trí cơ cấu rau cung ứng theo các tháng trong năm .Do sản lượng và cơ cấu rau không đồng đều ở các vụ đặc biệt là vụ hè, chủng loại rau không phong phú , cần sử dụng các giống mới có thể trồng trái vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như nhà lưới , dàn che,…để trồng rau trái vụ. 2.2 Về Sử dụng phân bón cho rau Đối với rau an toàn việc lựa chọn loại phân bón cần phải chú ý các đặc điểm sau: Phân chuồng sử dụng phải được ủ cho hoai mục, kết hợp với phân hữu cơ vi sinh … để bón lót. Những loại phân đã được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng như phân của các xí nghiệp chế biến rác thải Cầu Diễn, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân Thiên Nông …đồng thời tăng cường bón các loại phân vô cơ N, P, K tuỳ vào yêu cầu sinh lý của từng loại cây do RAT có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần phải bón một lượng phân tương đối lớn, số lần bón, thời điểm bón phải đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại rau, Đối với một số loại phân tan trong nước nên hoà cùng nước để tưới cho rau, để cây hấp thu nhanh chóng và dễ dàng. 2.3 Về nước tưới cho rau +Nguồn nước tưới : Đối với các xã gần các con sông lớn như sông Hông, sông Đuống cần tranh thủ sử dụng nguồn nước này, địa phương cần kết hợp với sở nông nghiệp để đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước, trạm bơm ….phục vụ công tác tưới tiêu cho rau, Đối với các xã xa các con sông cần đầu tư hệ thống giếng khoan nước, hay tận dụng nước từ các ao hồ, nhưng phải đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm từ phế thải của các nhà máy. Nồng độ các chất độc hại phải dới mức giới hạn cho phép. +Về phương pháp tưới:Hiện nay tại các địa phương chủ yếu là tưới bằng phương pháp thủ công bằng các thùng nước vòi hoa sen . Để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của cây rau cần phải có những biện pháp tưới thích hợp, hiện nay ở những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã áp dụng các biện pháp tưới cho hiệu quả cao như tưới nhỏ giọt cho rau ăn quả, tưới phun cho rau ăn lá. Biện pháp này có tác dụng tốt đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây, hạn chế được sâu bệnh nhất là bệnh lở cổ rễ. Lượng nước tiết kiệm 1/3-2/3 lần, năng suất tăng 10-50% so với tưới rãnh hoặc tưới ô doa, đồng thời không làm ảnh hưởng tới kết cấu đất. -Với nhóm rau ăn quả : +Tưới nhỏ giọt giữ cho đất luôn có độ ẩm thích hợp, nên thời gian từ gieo đến ra quả đợt 1 ngắn hơn 1-5 ngày, thời gian sinh trưởng dài hơn 4-9 ngày, thời gian thu hái sẽ kéo dài và tăng số lần thu hoạch 1-2 lứa /vụ, tăng tỷ lệ đậu quả 1-4 quả /cây dẫn đến năng suất tăng 7,73-32,4 %, năng suất thực tế : đậu đũa 19,53 tấn/ha (tăng 9,78%) đậu cove leo 21,33 tấn /ha ( tăng 7,73 %), ớt ngọt 20,53 tấn /ha(tăng 32,45%) +Tưới nhỏ giọt so với tưới rãnh thì số lần tưới nhiều hơn 2-2,5 đợt /vụ rau nhưng lượng nước tưới chỉ bằng 1/2-2/3 -Với nhóm rau ăn lá :+Tưới phun có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 3-12 ngày, năng suất tăng 29,62-54,43%, năng suất thực tế :cải ngọt 12,56 tấn /ha, tăng 31,38%, cải bó xôi 14,3 tấn /ha tăng 54,43 %, xà lách xoăn 13,96 tấn /ha tăng 29,62 % + Số lần tưới nhiều hơn 2-17 đợt /vụ, nhưng lượng nước tưới chỉ cần 1/2-1/3 so với tưới ô doa. +Bên cạnh việc tưới nước và bón phân cho rau cần phun cho rau một số chất điều hoà sinh trưởng, những chất này không có độc tố ngược lại có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, điều hoà lượng dinh dưỡng cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả phương pháp này cần phải tập huấn cho nông dân về kĩ thuật phun cũng như các yêu cầu khi sử dụng chất điều hoà sinh trưởng. 2.4 Về sử dụng thuốc BVTV trên rau Thuốc BVTV là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo năng suất và phẩm chất rau an toàn, việc sử dụng thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau: -phải có hiệu lực diệt trừ sâu, bệnh tốt -ít độc tố ảnh hưởng tới sức khoẻ con người - thời gian bám thuốc ngắn -Phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng yêu cầu đối với mỗi loại thuốc. Cần phải nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại thuốc BVTV đạt những tiêu chuẩn trên người nông dân phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng, phun đúng kỹ thuật để vừa đảm bảo diệt được sâu bệnh vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho rau an toàn.Khuyến khích sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc ít độc hại. kết hợp phòng và chống sâu bệnh, sử dụng các biện pháp thủ công như dụng bẫy đèn để bắt bướm, … 2.5 Sử dụng kỹ thuật che phủ nilon mặt luống Trên thực tế ở các xã sản xuất rau an toàn hiện nay có rất ít hộ sử dụng kĩ thuật này, trong thời gian tới cần phải tăng cường đầu tư, tập huấn cho nông dân về kĩ thuật che phủ nilon mặt luống vì phương pháp che phủ nilon mặt luống cho rau ăn quả che vòm cho rau ăn lá có tác dụng tích cực đến sinh trưởng phát triển của rau. nó có tác dụng giảm sâu hại rau, giảm được số lần tưới cho rau. Để thực hiện đúng kỹ thuật che phủ cần phải có cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn cho nông dân. kết quả thực tế khi thực hiện biện pháp che phủ đối với nhóm rau ăn quả cho thấy: năng suất đạt mức cao nhất với số lần phun thuốc BVTV và lượng nước tưới thấp nhất, NSTT: Đậu đũa 22,9-22,97 tấn /ha, đậu côve 22,2-22,47 tấn /ha, ớt ngọt 20,3 -21,5 tấn /ha số lần tưới nước ít đi và lượng nước tưới tiết kiệm 1/3-1/2 lần so với không che phủ. Với nhóm rau ăn lá che vòm trong nhà màn hoặc che vòm trong khu quây lưới, nhóm rau ăn lá cho năng suất cao nhất, số lần phun thuốc BVTV và lượng nước tưới thấp nhất. NSTT : cải ngọt 11,67 -11,9 tấn /ha, cải bó xôi 14,58-16,2 tấn /ha, xà lách xoăn 13,5-14,5 tấn /ha, sulơ xanh 12,03-15,53 tấn /ha. số lần phun thuốc BVTV :0-2 đợt /vụ, số lần tưới nước 5-10 đợt /vụ, Lượng nước tưới 100-200 lít /m2/vụ. 2.6 Thu hoạch, bảo quản và sơ chế +Thu hoạch Để không bị hao hụt nhiều sau khi thu hoạch thì việc thu hoạch phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật sau: Phải thu hoạch đúng thời vụ không sớm hay muộn, phải có sọt chứa, và phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho mỗi loại rau.,tránh dập nát, rơi vãi lãng phí., phải có kho chứa rau ngay sau khi thu hoạch chánh để rau chồng chất lên nhau vì rau dễ dập nát, hư hỏng . +Bảo quản, sơ chế: Do rau quả tươi sau khi thu hoạch dễ hư hỏng nếu không được bảo quản tốt, điều này làm ảnh hưởng tới số lượng và chất lưởng rau từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất rau, vì vậy cần thiết phải hình thành những trung tâm, xí nghiệp chuyên sơ chế bảo quản rau sau khi thu hoạch. việc bảo quản rau phải được thực hiện chuyên nghiệp, phải có phương tiện vận chuyển riêng, việc sơ chế bảo quản rau phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật: +rau quả không bị dập nát +rau quả phải tươi +giữ được trọng lượng +giữ được hương vị Tổ chức các công ty chuyên mua bán rau an toàn. Đảm bảo đầu ra tập trung cho các hộ sản xuất rau an toàn. Rau quả trước khi mua sẽ được kiểm định rau an toàn và được công ty đưa vào rửa sạch, đóng gói và cung cấp ra thị trường.Tăng cường liên kết giữa sản xuất và thị thường thông qua những hợp đồng mua bán rau giữa người sản xuất và công ty, coi đây là cơ sở pháp lý để giải quyết những sự cố xảy ra với chất lượng, số lượng, giá cả. Tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. sơ đồ 1: tóm tắt quy trình sơ chế, đóng gói rau ăn lá: Phun nước rửa trước khi thu hoạch 1 ngày Rau trên cánh đồng xử lý sơ bộ Thu hoạch Rửa sạch Đóng thùng Vận chuyển Vận chuyển Xử lý (làm nguội) Sơ chế định lượng +cắt rễ +cắt bỏ lá già +cắt bỏ hoa +phân loại Tiêu thụ Tiêu thụ vận chuyển Đóng gói Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ sơ chế, đóng gói rau ăn quả Rau trên cánh đồng Thu hoạch vận chuyển Làm sạch xử lý(làm nguội) Sơ chế định lượng Đóng gói vận chuyển Phun nước rửa Đóng thùng xử lý sơ bộ Tiêu thụ Tiêu thụ -loại bỏ quả già, bệnh -phân loại -tạo bóng cho quả Sơ đồ3: hệ thống sơ chế rau an toàn Sơ chế đơn giản Rau sau khi thu hoạch ở ruộng được vận chuyển tói nơi sơ chế đơn giản kiểm tra chất lượng Sơ chế, bảo quản tại trung tâm, xí nghiệp chuyên sơ chế rau, quả kiểm tra chất lượng Xe vận chuyển chuyên dụng Hệ thống tiêu thụ rau an toàn +Thực hiện mô hình sản xuất rau khép kín. Từ cung cấp dịnh vụ đầu vào đến tư vấn khuyến nông, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau sạch. sơ đồ 5:(Mô hình sản xuất rau khép kín). Chính sách hỗ trợ Dịnh vụ vật tư SXNN Chính sách khuyến nông Cơ sở sản xuất rau sạch Đội ngũ kĩ thuật Đội ngũ thị trường Sản phẩm rau sạch Thị trường Ý kiến phản hồi Thực hiện mô hình sản xuất rau khép kín giúp người sản xuất chủ động đầu vào và đầu ra của sản xuất đồng thời chủ động nắm bắt những thông tin thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp. 3. Giải pháp thị trường tiêu thụ RAT Thị trường đầu ra của sản phẩm rau an toàn là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng rau an toàn, thông qua nghiên cứu kĩ thị trường giúp người kinh doanh trả lời được các câu hỏi : Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai ? số lượng chất lượng ra sao? … nhiệm vụ của công tác nghiên cứu thị trường là phải phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng và tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Muốn vậy ngành hàng rau an toàn cần phải thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau: +Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tiêu thụ RAT Cần phải nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các trung tâm buôn bán, chợ đầu mối tiêu thụ rau an toàn, đây là nơi tập trung rau của các cớ sở sản xuất, chế biến trước khi đưa tới tay người tiêu dùng, nhằm tạo sự tập trung cho khâu tiêu thụ. +Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Cần tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho rau an toàn, thông qua các hội chợ, rau an toàn hàng năm. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, …phổ biến kiến thức về rau an toàn cho người tiêu dùng, giới thiệu các địa điểm kinh doanh RAT, vì trên thực tế kiến thức của người tiêu dùng về sản phẩm rau an toàn còn rất mơ hồ, mặt khác do thói quen tiêu dùng nên người tiêu dùng thường mua rau tại các chợ gần nhà như chợ phường, chợ cóc, gánh rong mà ngại đi tới những cửa hàng rau an toàn. +Tổ chức kênh phân phối hợp lý Hoàn thiện hệ thống các kênh phân phối và tiêu thụ rau sạch từ các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ phường. Phải tạo sự gắn kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng thông qua những quan hệ mua bán bằng hợp đồng có sự đảm bảo của pháp luật.Tất cả các tác nhân tham gia vào ngành hàng RAT đều phải có sự gắn kết chặt chẽ, đều phải hướng tới mục tiêu chung là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường về sản phẩm RAT. Duy trì các cửa hàng kinh doanh rau an toàn đã có của các thành phần kinh tế. Có chính sách hỗ trợ của nhà nuớc để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng quy mô kinh doanh để làm mô hình mẫu nhân ra diện rộng. -Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng quầy hàng siêu thị để có kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp trang thiết bị phục vụ mở rộng mạng lưới kinh doanh rau an toàn hàng năm. Nghiên cứu mở rộng các cửa hàng rau an toàn tại các khu trung cư cao cấp, -Xây dựng ban hành quy trình VSATTP đối với cửa hàng kinh doanh rau an toàn : Nơi giao nhận, chứa đựng sơ chế bao gói, có nước sạch thông thoáng thoát nước, có giá kệ tủ bảo quản thoáng mát. Quầy phải có biển hiệu, bảng giá, niêm yết đăng ký kinh doanh rau an toàn. . -Xây dựng mô hình sản xuất-tiêu thụ rau an toàn khép kín. Có phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau an toàn với các nhà sản xuất theo nghị định 80/CP của chính phủ -Trong các chợ đầu mối cần có khu kinh doanh tau an toàn và quy định điều kiện đối với cơ sở kinh doanh và ban quản lý chợ: +Đối với cơ sở kinh doanh rau an toàn :phải đăng ký địa điểm, phải treo biển hiệu và sổ đăng ký kinh doanh, niêm yết giá bán, ký hợp đồng với người sản xuất rau an toàn (rau có nguồn gốc rõ ràng) phải đăng ký số lượng -chất lượng- chủng loại sản phẩm rau an toàn, hàng phải được đóng trong bao túi có nhãn mác. +Đối với ban quản lý chợ : Phải thông báo về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm rau an toàn sẽ bán tại chợ trước phiên chợ 24h. Hàng vụ chợ sẽ tổ chức hội nghị khách hàng để giữa nhà sản xuất –kinh doanh- tiêu thụ giao lưu trao đổi tạo điều kiện cho nhà sản xuất bắt nhịp với thị trường và người tiêu dùng tin tưởng. Hàng năm tổ chức các hội chợ rau an toàn để các cơ sở kinh doanh rau an toàn quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau an toàn của mình. Từng bước xây dựng thương hiệu cho rau an toàn để tạo tin tưởng cho người tiêu dùng. Bên cạnh thị trường trong nươc các cơ sở kinh doanh chế biến rau an toàn cần tích cực tìm hiểu thị trường nước ngoài. đặc biệt là những nước có thu nhập cao ở đây họ cớ nhu cầu rất lớn về sử dụng các sản phẩm an toàn, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường này kể cả thói quen tiêu dùng hay pháp lý. tránh tình trạng bị kiện cáo như ngành thuỷ sản. Có thể khái quát quá trình tiêu thụ RAT qua sơ đồ sau: Sơ đồ 6: tổ chức tiêu thụ RAT Rau thu hoạch ở ruộng Sơ chế ban đầu kiểm định Sơ chế, chế biến, bảo quản kiểm định chợ đầu mối kiểm định người tiêu dùng cửa hàng kinh doanh RAT Siêu thị, trung tâm thương mại 4. Tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành hàng RAT Công tác quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng trong sản xuất rau an toàn cần phải được đặc biệt coi trọng. như việc quản lý vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất : phân bón, thuốc BVTV …giám sát việc thực hiện quy trình và ban hành các tiêu chuẩn rau an toàn, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ,. Để phát triển sản xuất rau an toàn cần phải chú trọng các vấn đề về quản lý sau: +Quản lý sản xuất +Quản lý chất lượng sản phẩm +Quản lý quy trình sơ chế, bảo quản, vận chuyển +Quản lý ngành hàng kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn Muốn làm tốt những công việc trên cần phải xây dựng các giải pháp kiểm tra chất lượng rau tại nơi sản xuất, nơi sơ chế, đóng gói bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn việc kiểm tra định kì và kiểm tra đột suất tại các nơi trên sẽ giúp hộ nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn cũng như việc sử dụng thuốc BVTV trên rau ….từ đó đảm bảo sức khoẻ cho con người, môi trường, hệ sinh thái. Nghiên cứu đề xuất màng lưới kiểm tra chất lượng sản phẩm và xử phạt những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên tắc hoạt động của màng lưới là : +Đảm bảo hoạt động khép kín từ nơi sản xuất, thu mua, đóng gói đến kinh doanh tiêu thụ rau trên thị trường. +Phối hợp liên ngành nông nghiệp –thương mại – y tế - Khoa học và công nghệ,trong đó hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm về sản xuất RAT do ngành nông nghiệp chủ trì, hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm về lưu thông, kinh doanh rau an toàn do ngành thương mại chủ trì, các ngành liên quan cùng phối hợp. +Dựa vào màng lưới vệ sinh an toàn thực phẩm đã có từ nhiều năm nay, từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường để tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Nội dung hoạt động: +Kiểm tra, thanh tra, phát hiện các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn +Xử lý các vi phạm theo quy định +Tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức màng lưới kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Đối với ngành hàng rau : Tổ chức mạng lưới kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành hàng rau cần phân theo 3 cấp nhằm thiết lập hệ thống kiểm tra chặt chẽ, nhằm kiểm soát các đối tượng sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Nhiệm vụ, quyền hạn của màng lưới kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành hàng rau thống nhất như sau: -Cấp xã phường : +Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật và cung ứng, sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn trong địa bàn quản lý +Kiểm tra giám sát điều kiện vệ sinh trong khâu sơ chế, đóng gói ngay tại các cơ sở sản xuất, thu mua nằm trong địa bàn quản lý +Kiểm tra xác định nguồn gốc rau an toàn trước khi đưa vào kinh doanh +Hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện vệ sinh đối với cơ sở chế biến, đóng gói, kinh doanh rau an toàn +Xử lý hành vi vi phạm về chất lượng VSATTP trong sản xuất, kinh doanh rau tại các điểm sản xuất, các quầy, cửa hàng bán rau ở khu vực, đường phố, chợ cóc, chợ tạm… -Các quận, huyện : +Đảm bảo yêu cầu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra chất lượng VSATTP mặt hàng rau trong việc thực hiện của tuyến phường, xã +Trực tiếp kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tại nơi sản xuất, các điều kiện VSATTP tại cơ sở thu mua, đóng gói, kinh doanh rau an toàn trong địa bàn quản lý. Lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng rau an toàn và gửi mẫu tới tuyến thành phố khi cần thiết kết luận về chất lượng VSATTP. +Xử lý vi phạm chất lượng vệ sinh ATTP theo quy định -Cấp thành phố : +Kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn thường kỳ ở những cơ sở có diện tích gieo trồng rau lớn. Kiểm tra đột xuất đối với những cơ sở nghi vấn. kiểm tra khoảng 1/3 số cơ sở đóng gói rau có quy mô hộ - nhóm hộ - liên nhóm hộ mà quận huyện quản lý +Hướng dẫn các quy định về VSATTP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thành phố. +Kiểm soát các cơ sở kinh doanh rau an toàn trong các siêu thị, chợ đầu mối của thành phố +Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng rau an toàn và kiểm tra các điều kiện VSAT đối với các cơ sở chế biến, tiêu thụ rau an toàn +Xử lý hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn sơ đồ 7:Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT UBND THÀNH PHỐ Ban chỉ đạo chương trình rau an toàn Sở NN&PTNT Hà Nội HỆ THỐNG TIÊU THỤ Sơ chế, bảo quản, chế biến Giám sát kiểm tra CL sản phẩm UBND các xã sx RAT UBND các quận, huyện Vùng sx tập trung Vùng sx không tập trung Các trường ĐH, cơ quan nghiên cứu Các sở ban ngành : sở TM, KHCN, Y tế, 5. Tăng cường sự phối kết hợp giữa 4 nhà (nhà quản lý-nhà kinh doanh-nhà khoa học-nhà sản xuất) và các tác nhân tham gia ngành hàng RAT. Nhà nước có chức năng tạo ra những cơ chế thuận lợi cho sản xuất phát triển, thực hiện các chính sách khuyến khích người sản xuất, quản lý sản xuất và thị trường bằng pháp luật. Đảm bảo tính công bằng nghiêm minh với mọi chủ thể tham gia thị trường. Nhà kinh doanh có chức năng lưu thông, phân phối hàng hoá hợp lý. Kích thích tiêu dùng đảm bảo đầu ra ổn định cho người sản xuất. Nhà khoa học có chức năng nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất. Nghiên cứu các mô hình trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nông- người sản xuất phải đảm bảo sản xuất rau đúng kĩ thuật, đúng thời vụ, đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng an toàn để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến. Sự kết hợp giữa bốn nhà trên sẽ tạo ra sự thống nhất trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch, giúp rau sạch ngày càng phát triển một cách bền vững. 6 Nghiên cứu, ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ RAT 6.1 Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Do cơ sở hạ tầng yêu cầu vốn đầu tư lớn nên hộ gia đình không thể đầu tư, cần có sự hỗ trợ của thành phố, Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với sản xuất rau an toàn, như hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng, nhà lưới, các thiết bị tưới …Trạm thu gom, sơ chế, đóng gói, bảo quản rau an toàn 6.2 Chính sách đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng, Do sức ép của quá trình đô thị hóa làm quỹ đất nông nghiệp của Hà Nội ngày càng bị thu hẹp điều này ảnh hưởng tới mục tiêu của ngành rau xanh và khả năng đáp ứng về số lượng rau cho thị trường, thành phố cần phải có nhũng chính sách đền bù thoả đáng, miễn giảm thuế sử dụng đất đai đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng. 6.3 Chính sách hỗ chợ rủi ro trong sản xuật Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên khi điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ làm tổn thất nặng tới hiệu quả kinh tế của sản xuất rau, mặt khác sản xuất rau an toàn đòi hỏi điều kiện thời tiết thuận lợi và yêu cầu vốn lớn nên khi mất mùa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất của vụ sau do nông dân là tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội. Nhà nước cần cho vay ưu đãi , vay tín chấp đối với những hộ sản xuất rau an toàn, do đa phần nông dân kinh tế còn khó khăn hơn thế để tiến hành sản xuất RAT thì yêu cầu vốn sản xuất lớn hơn so với sản xuất rau thường. 6.4 Chính sách đào tạo +Hàng năm sở nông nghiệp kết hợp với các sở, ban ngành khác mở các lớp tập huấn nông dân về quy trình kỹ thuật canh tác rau an toàn và lớp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM) để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Thường xuyên mở các buổi trình diễn đầu bờ để phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. + Nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra, thanh tra việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I/KẾT LUẬN Phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội là việc làm cần thiết. Xong muốn thực hiện tốt phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sạch cần phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ và hoàn chỉnh cả về thị trường và kĩ thuật. Với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân như sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, chi cục Bảo vệ thực vật, chi cục quản lý thị trường, doanh nghiệp kinh doanh rau sạch, người trồng rau và chính quyền địa phương.Mỗi tác nhân tham gia vào quá trình này đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng. Xong cùng phục vụ cho một mục đích chung là phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn Hà Nội. Góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. II/KIẾN NGHỊ Để sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ngày càng phát triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài những giải pháp trên thành phố và các ngành tiếp tục tiếp tục cần đầu tư và hỗ trợ các vùng sản xuất rau an toàn các nội dung sau : Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sản xuất rau, bao gồm hệ thống tưới, nhà lưới đơn giản sản xuất rau trái vụ và đường bê tông nội đồng. Hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm rau an toàn của nông dân, trong đó ngành Thương Mại cần làm tốt và chặt chẽ công tác quản lý kinh doanh rau an toàn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Hoàn thiện vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn lâu dài để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, nguồn thuốc BVTV nhập lậu từ các tỉnh biên giới phía bắc nhằm hạn chế thuốc cấm thuốc ngoài danh mục vào thị trường Cần có những chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn như chính sách tín dụng, chính sách đất và đền bù đất , chính sách đầu tư, chính sách đào tạo… TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề án phát triển Rau Hoa Quả thời kỳ 1999-2010 (Bộ NN & PTNT). Qui hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội thời kì 2001-2010 ( Sở NN&PTNT Hà Nội – 2001). Mở rộng mô hình sản xuất Rau hoa quả bàng công nghệ nhà luới tại Hà Nội (Trung tâm khuyến nông Hà Nội). Giáo trình kinh tế nông nghiệp ( NXB Thống kê _2004). Đề án tổ chức sản xuất và sơ chế RAT giai đoạn 2007-2010 (sở NN&PTNT Hà Nội ). Qui hoạch vùng sản xuất RAT ở ngoại thành Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội-1996). Qui định và qui trình sản xuất lưu thông rau sạch thành Phố Hà Nội (sở KH&CN-2000). Hoàn thiện công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất tiêu thụ rau sạch tại Hà Nội (Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội _1997,1998). Quy chế tạm thời về “ Sản xuất rau an toàn “(Bộ NN & PTNT 1998). Báo cáo quy hoạch sản xuất nông nghiệp Hà Nội thời kì 2001-2010 ( viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp). Qui trình sản xuất rau an toàn (sở KHCN&MT Hà Nội 2000). Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 1,2,3 tháng 3 /2006. Danh sách những từ viết tắt stt Viết tắt Diễn giải 1 FAO Food Agriculture Oganiration_tổ chức nông lương thế giới 2 HACCP Hazard Analytical critical control point _Hệ thống phân tích, kiểm tra phát hiện những điểm then chốt để phòng gây nguy hiểm, độc hại 3 WHO World health organization _tổ chức y tế thế giới 4 TCVS tiêu chuẩn vệ sinh 5 ATTP an toàn thực phẩm 6 RAT rau an toàn 7 HCBVTV hoá chất bảo vệ thực vật 8 BVTV bảo vệ thực vật 9 ĐKVS điều kiện vệ sinh 10 CPSX chi phí sản xuất 11 GTSL giá trị sản lượng 12 GTGT giá trị gia tăng 13 CPTG chi phí trung gian 14 ATVSTP an toàn vệ sinh thực phẩm 15 NN&PTNT nông nghiệp và phát triển nông thôn 16 NSTT Năng suất thực tế 17 ADDA Chương trình tập huấn của Đan Mạch 18 IPM phòng trừ dịch hại tổng hợp LỜI CẢM ƠN! Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Văn Định –GVC Bộ môn KTNN khoa KTNN&PTNT đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập cũng như trong 4 năm qua thầy đã dậy dỗ tôi những kiến thức về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị phòng Chính sách nông thôn mới -Sở NN&PTNT Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt giai đoạn thực tập cuối khoá. Tôi xin chân thành cảm ơn chị Quỳnh Anh -Cán bộ công tác tại phòng CSXD nông thôn mới đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tại cơ sở thực tập để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy và công tác tại khoa KTNN&PTNT Trường ĐHKTQD Hà Nội đã giảng giạy tôi trong 4 năm học vừa qua! Do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn ! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,ngày 16/04/2007 Sinh viên Mai Xuân Quyết Danh mục bảng biểu Số biểu Tên biểu Nguồn 1 Ngưỡng giới hạn NO3- trong rau Dự thảo tiêu chuẩn RAT- Bộ NN&PTNT 2 Ngưỡng cho phép một số KLN trong rau quả tươi Cục BVTV Hà Nội 3 Ngưỡng cho phép một số loại thuốc BVTV trên rau, quả tươi Cục BVTV Hà Nội 4 Số lần phun thuốc trừ sâu trên một số loại rau ở Hà Nội Tạp chí NN số 11/2000 5 Diện tích đất nông nghiệp HN qui hoạch tới 2010 Tổng cục thống kê 6 Dân số các huyện ngoại thành HN năm 2005 Sở NN Hà Nội 7 Tình hình phát triển diện tích RAT ở ngoại thành HN Sở NN Hà Nội 8 Năng suất RAT ở HN Sở NN Hà Nội 9 Sản lượng RAT ở HN Sở NN Hà Nội 10 Bố trí diện tích đất sản xuất RAT ở HN trong thời gian qua Sở NN Hà Nội 11 Sản lượng RAT ở các quận , huyện Sở NN Hà Nội 12 Danh sách các xã trong vùng sản xuất RAT tập trung Sở NN Hà Nội 13 Hiện trạng nhà lưới ở 40 xã trong vùng sản xuất RAT tập trung Sở NN Hà Nội 14 Hệ thống tưới tiêu cho rau ở các xã , phường sản xuất rau an toàn chính Sở NN Hà Nội 15 Tình hình sử dụng phân bón của nông dân Sở NN Hà Nội 16 Nguồn nước tưới chính cho rau Sở NN Hà Nội 17 Danh mục các loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng năm 2005 Sở NN Hà Nội 18 Danh mục thuốc trừ bệnh nông dân thường sử dụng năm 20050 Sở NN Hà Nội 19 Kết quả điều tra nông dân về kĩ thuật sử dụng thuốc BVTV năm 2005 Sở NN Hà Nội 20 Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trước và sau khi được học IPM Chi cục BVTV Hà Nội 21 Một số cơ sở hoạt động sơ chế rau ở địa phương Sở NN Hà Nội 22 Nguồn tiêu thụ và hiệuquả sản xuất rau an toàn của nông dân Sở NN Hà Nội 23 Chỉ tiêu kết quả , hiệu quả tổng hợp Sở NN Hà Nội 24 So sánh hiệu quả sản xuất RAT với rau thường Sở NN Hà Nội 25 Hiệu quả kinh tế của một số loại rau chính ở HN Sở NN Hà Nội 26 Bố trí cơ cấu chủng loại RAT theo mùa vụ ở các xã sản xuất RAT trong thời gian tới Sở NN Hà Nội MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31858.doc
Tài liệu liên quan