Môi trường là một vấn đề lớn đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Ô nhiễm Môi trường, trong đó có ô nhiễm nguồn nước, đã đến lúc báo động. Vì vậy, để trở thành một thành phố xanh- sạch- đẹp và nguồn nước không còn là vấn đề lo lắng của mọi người thì vấn đề quản lý nguồn nước, quản lý môi trường cần được quan tâm hơn nữa. Phí nước thải – công cụ quản lý kinh tế cần được áp dụng triệt để hơn.
Đặc biệt, Thành phố Hà Nội trong thời gian hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long lịch sử trong một môi trường sạch đẹp thì tất cả mọi người đều phải nghiêm túc trong công tác bảo vệ môi trường.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liêm và Thanh Trì. Tổng dân số của thành phố khoảng 3 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 2 triệu người, ngoài ra có hàng trăm nghìn khách vãng lai, người lao động ngoại tỉnh. Hà Nội có khoảng 5000 nhà máy xí nghiệp, hơn 50 bệnh viện, 80 chợ và hàng trăm nhà hàng, khách sạn, và các cơ sở thương mại dịch vụ.
Kinh tế - xã hội
Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.
Tăng trưởng GDP trên 10% được lãnh đạo thành phố coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong năm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Cùng đó, Thành phố cũng đề cao mục tiêu kìm hãm chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm 2010. Một số kết quả về kinh tế mà Thành phố đã đạt được là: Tăng trưởng GDP quý I năm 2010 đạt 8.7%; chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong 3 tháng đầu năm tăng 4.72% - cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận và có tác động không nhỏ tới chỉ số giá chung. Về du lịch, khách quốc tế đến Hà Nội quý I giảm 7.2% so với cùng kỳ, trong khi cả nước tăng 36%. Kinh tế- xã hội được xếp vị trí cao nhất trong các hoạt động chào mừng 1000 năm Thăng Long lịch sử. Về vấn đề chỉ số giá tiêu dùng, Thành phố đã chi 250 tỉ đồng để bình ổn giá, nhưng những mặt hàng tăng giá lại không trùng những mặt hàng được đầu tư dự trữ. Tới đây,Thành phố sẽ tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá cả, phấn đấu cho một biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng giảm dần trong năm 2010. Theo đó, nỗ lực để những tháng còn lại chỉ số giá của Hà Nội chỉ tăng 4%, tức mỗi tháng chỉ tăng trung bình 0,4 – 0,5%.
Ngày đầu tiên kỳ họp thứ 20 - HĐND TP.Hà Nội khoá XIII đã tập trung thảo luận về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong tương lai, Hà Nội sẽ là thành phố phát triển đa cực. Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2030, Hà Nội đứng thứ hai về quy mô kinh tế trong số các tỉnh, Thành phố và xếp hạng trung bình trong số 150 Thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó, sẽ có dân số đô thị khoảng 6.4 triệu người (trong đó, đô thị trung tâm khoảng 4.8 triệu). Hà Nội lúc đó là đô thị đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc với 5 cụm đô thị vệ tinh và 13 thị trấn.
Riêng về vấn đề giao thông, so với năm 2000, văn hóa giao thông hiện nay chưa bằng và vi phạm giao thông tăng hơn.
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Hà Nội
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông Đuống, trong đó Sông Hồng là sông thứ hai của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở Lào Cai và đổ ra biển Đông. Tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội tương đối phong phú. Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước duyệt, tổng lượng nước khai thác toàn vùng Hà Nội là 837.600m3/ngđ. Tiềm năng nước dưới đất vùng Hà Nội còn rất lớn, song cho đến nay trữ lượng nước thăm dò còn được ít.
Tuy nhiên, việc phát triển nóng, gia tăng dân số quá nhanh và thiếu quy hoạch đô thị đã khiến Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước. Ngoài ra, địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.
Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này
Về môi trường nước đô thị, các loại đô thị loại I ở Việt Nam chỉ có khoảng 60 – 70% người dân được cấp. 35-40% dân số Hà Nội được sử dụng hệ thống thoát nước của thành phố - một hệ thống kết hợp thu gom nước mưa, nước cống, bùn rác. Sự phát triển của hệ thống thoát nước không kịp với sự phát triển của thành phố, hệ thống cũ lại ngày càng xuống cấp. Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với các trận ngập úng, điển hình là trận lụt lịch sử ngày 31/10/2008 khiến toàn bộ hoạt động của thành phố bị ngưng trệ cùng với một loạt các hệ quả xấu khác, trong đó có việc chảy tràn nước thải.
Hà Nội mang ý nghĩa Thành phố trong sông thế nhưng số phận các con sông trong thành phố lại chẳng tốt đẹp gì. Bốn con sông là Tô Lịch, Kim Ngưu, Tô Lịch và Sông Sét trở thành phương tiện thoát nước thải chính của Thành phố. Màu nước đen ngòm khiến người ta buộc phải gọi đây là những dòng sông chết. Số liệu quan trắc từ 18 hồ ở Hà Nội cũng cho thấy đa số đều bị ô nhiễm bởi nước thải và trầm tích.
Sự ô nhiễm trên là hệ quả tất yếu khi mà chỉ riêng nội thành Hà Nội thải tới 500 nghìn m2 mỗi ngày, 1/5 trong đó là nước thải công nghiệp. Chỉ có 1/3 số nước thải công nghiệp và 1/2 lượng nước thải bệnh viện là đã qua xử lý, đối với nước thải sinh hoạt thì con số này chỉ là 1/8. Điều này dễ dàng giải thích lý do cho sự ô nhiễm nghiêm trọng của hệ thống sông hồ trên địa bàn thành phố.
Nguồn nước cho cuộc sống hằng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xa xưa, mọi người đã biết chọn nơi có mạch nước tốt đào các giếng phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Ngày nay, ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Đồng thời chất lượng của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại của không của riêng ai.
Riêng nguồn nước phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng không được đảm bảo. Tìm hiểu việc khai thác, sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước Hạ Đình cho thấy nguồn nước ngầm hút lên được đo, phân tích theo 11 nguyên tố bao gồm sắt, mangan, amoni, vi sinh, NaCl... sau quá trình xử lý bằng công nghệ của nhà máy, 11 nguyên tố này được tiến hành đo, phân tích lại trước khi bơm xả vào hệ thống mạng cấp nước. Kết quả đo các chỉ số giữa tháng 8-2009 khẳng định hàm lượng amoni có trong nước ngầm lên tới 6,75mg/l (chỉ số cho phép là 1,5mg/l), hàm lượng sắt có trong nước ngầm cũng lên tới 13,5mg/l (chỉ số cho phép 0,5mg/l). Tại Nhà máy Pháp Vân, hàm lượng amoni có trong nước ngầm còn lên tới 9,92mg/l, hàm lượng sắt cũng ở mức 8,80mg/l.
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội
2.1.3.1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Ở Hà Nội, nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nước ngầm là chủ yếu. Một số nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nước nguồn chủ yếu là:
- Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở mức cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ môi trường tháng 5/2006, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 450.000 m3/ ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông làm ô nhiễm chất lượng nước các sông, hồ. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400 cơ sở sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổ vào hệ thống thoát nước thành phố khoảng 260.000 m3 / ngày đêm. Tính đến năm 2004 chỉ có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp có trạm xử lý nước thải, số còn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt đối với các sông thoát nước thải như sông Kim Ngưu và Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất bẩn ở các sông này rất cao. Lượng nước thải đổ vào sông Tô Lịch và Kim Ngưu quá lớn, không còn khả năng tự làm sạch. Hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) loại B ba lần; coliform vượt 57 lần TCCP.
- Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến ngày 31/12/2006 đã có 12 quận, huyện chưa thực hiện công tác kê khai theo quyết định 195/2005/ QĐ-UB (chỉ còn 02 quận là Đống Đa và Cầu Giấy chưa có kết quả thực hiện công tác kê khai), kết quả cụ thể ghi trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Công tác kê khai quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Hà Nội
Quận (Huyện)
Khai thác nước phục vụ sinh hoạt (giếng)
Khai thác nước phục sụ SXKD
(giếng)
Khai thác nước mặt (Tổ chức)
Xả nước thải vào nguồn nước (Tổ chức)
Lỗ khoan chưa trám lấp (Giếng)
Hai Bà Trưng
2.814
270
0
58
0
Hoàng Mai
14.880
23
0
52
458
Thanh Trì
13.386
55
26
182
785
Hoàn Kiếm
254
51
0
44
7
Thanh Xuân
2.146
13
0
64
300
Từ Liêm
24.087
591
4
73
4
Tây Hồ
9.411
95
5
329
160
Đông Anh
51.582
187
2
6
110
Long Biên
13.650
121
0
114
69
Sóc Sơn
32.101
40
36
20
355
Gia Lâm
38.489
25
52
24
16
Ba Đình
510
62
0
20
73
Tổng
119.634
1.530
121
988
2.108
(Nguồn: Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước năm 2006 của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội)
Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tài đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nước.
- Có tới hơn 2.108 lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước hoặc ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng. Ở nước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF (kiểu giếng khoan do Qũy Nhi đồng của Liên hiệp quốc tài trợ) ở khu vực ngoại thành đã bỏ đi, không dùng nữa, đó là các nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm xuống tầng nước ngầm.
- Do sự rò rỉ nước từ các bãi không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật, hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ ngước ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm.
- Do dư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm.
- Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm.
2.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt
Việc khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng là nguyên nhân đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống, ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển nên tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ô nhiễm nặng nề hơn. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ Sông Hồng. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội. Không chỉ ở công viên Yên Sở mà ở một số nơi khác, nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng, ví dụ như ô nhiễm trên hồ Trúc Bạch. Nguyên nhân chính của tình trạng nước hồ ô nhiễm nặng là do hồ Trúc Bạch phải nhận một lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn. Nguồn nước chảy qua mương Ngũ Xã vào hồ bị ô nhiễm bởi cơ sở sản xuất nhôm, chất thải sau xử lý của nhà máy nước, nhà hàng, cống thoát nước thải của các hộ dân sống trên lưu vực này đổ vào.
2.2. Thực trạng áp dụng phí nước thải ở Hà Nội.
2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan
2.2.1.1. Thực trạng áp dụng Nghị định 67/2003/NĐ- CP
Để từng bước giải quyết triệt để nạn ô nhiễm cũng như để các công cụ tài chính thực sự đi vào cuộc sống và được xem xét một cách chính thức trong quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược quốc gia, ngày 13/6/2003. Chính phủ ban hành nghị định số 67/2003/NĐ- CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc triển khai NĐ 67 trong thực tế là kết quả của hơn 6 năm nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng tại các nước trên thế giới và dự thảo nghị định (Bộ TN & MT).
Mục tiêu chính của việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải nhằm:
- Hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải
- Sử dụng tiết kiệm nước sạch
- Tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được quy định tại điều 6 nghị định 67. Theo đó, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3 nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch), thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá cung cấp 1 m3 nước sạch trung bình tại địa phương. Đối với nước thải công nghiệp mức thu phí bảo vệ môi trường tính theo 7 chất gây ô nhiễm bao gồm Nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), Nhu cầu ô xy hóa học (COD), Chất rắn lơ lửng (TSS), Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Arsenic (As) và Cadmium (Cd).
Đối với nước thải công nghiệp NĐ 67 quy định rõ các doanh nghiệp phải tự kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài Nguyên & Môi trường (Sở TN & MT) nơi thải nước theo đúng quy định và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai. Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước và quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí. Mức độ ô nhiễm được tính dựa vào nồng độ và mức độ độc hại của chất ô nhiễm có trong nước thải. Nghị định 67 cũng quy định mức phí thải tối đa và tối thiểu cho mỗi kg chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Pb, Cd, Hg, As) thải vào môi trường. Nghị định cũng nêu rõ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định này. Ngoài nghị định này ra còn có nghị định 04/2007/ NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ – CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nội dung của Nghị định mới về cơ bản không thay đổi trừ ba điểm sau:
Điều 6 khoản 2: Loại bỏ chỉ tiêu BOD trong danh mục các chất ô nhiễm chịu phí.
Điều 8 khoản 1 về sử dụng phí cụ thể là để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm.
Điều 9: Bộ TN & MT công bố định mức phát thải của các chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp; định kỳ khảo sát, xác định chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lấy mẫu phân tích nước thải thì căn cứ vào kết quả đo đạc, phân tích đó để tính toán, xác định số phí phải nộp. Bộ TN & MT quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp trong trường hợp này.
2.2.1.2. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT –BTC- BTNMT
Ngày 18/12/2003, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC- BTNMT để hướng dẫn thực hiện nghị định 67 CP. Ngoài ra, Thông tư 106/2007/TTLT – BTC – BTNMT có sửa đổi và bổ sung thông tư 125/2003/TTLT-BTC- BTNMT, nội dung của nó về cơ bản không thay đổi, xác định rõ đối tượng cần nộp phí cũng như các mức phí cụ thể áp dụng với từng loại môi trường tiếp nhận. Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể cách tính phí, kê khai, thẩm định.
Mức phí: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải quy định trên.
Quy định về thu phí và nộp phí:
Tự kê khai số phí phải nộp: Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ kê khai số phí phải nộp hàng quý với sở TN & MT nơi thải nước theo đúng quy định trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai.
Thẩm định tờ khai và ra thông báo số phí phải nộp: Sở TN & MT có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Nộp phí: Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo của sở TN & MT, nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của quý tiếp theo.
Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Thông tư 125 nêu rõ 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được chuyển cho sở TN & MT để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó:
5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí.
15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi.
Phần còn lại 80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được nộp vào Ngân sách nhà nước. Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho Ngân sách trung ương 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và ngân sách địa phương 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.
Dự kiến tổng số phí bảo vệ môi trường thu được hàng năm từ nước thải công nghiệp lên tới 800-900 tỷ đồng, đóng góp thêm vào NSNN để phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2.2.2. Kết quả thực hiện việc thu phí nước thải ở Hà Nội
2.2.2.1. Tổ chức thu phí và nộp phí trên địa bàn Hà Nội
Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội thực hiện việc thu phí nước thải công nghiệp. Khi bắt đầu thu phí từ tháng 5 năm 2004, sở đã phát ra 500 tờ kê khai nộp phí cho các doanh nghiệp nhưng chỉ thu về được 150 tờ. Sau hơn một năm thực hiện thu phí, Hà Nội mới chỉ thu được gần 700 triệu đồng phí nước thải công nghiệp từ các doanh nghiệp không dùng nước sạch thành phố trong khi đó, các tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Gia Lai,…đã thu được hàng trăm tỷ đồng. Hàng năm thành phố mới chỉ thu được 29 tỷ đồng mức phí thải công nghiệp nhưng lại cần 720 tỷ đồng để xử lý nước thải công nghiệp bởi vì trong số 40 doanh nghiệp trên 500 nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp có xử lý nước thải chỉ giải quyết được 10% trong 600.000 m3 nước thải/ngày đêm đổ ra sông hồ. Như vậy công tác thu phí vừa chậm trễ, vừa thiếu triệt để.
Đặc biệt, từ ngày 21/9/2009, UBND TP.Hà Nội sẽ tiến hành thu phí thoát nước áp dụng đối với KCN Thăng Long - Hà Nội với mức thu là 2.400 đồng/m3 nước thải theo Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND thành phố vừa ban hành
Về phía các doanh nghiệp và người dân- đối tượng nộp phí, nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có mức độ gây ô nhiễnm môi trường nhiều hơn so với nước thải sinh hoạt, nhưng hiện nay người dân nộp phi bảo vệ môi trường đầy đủ hơn. Nghịch lý này cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Đối với phí NTCN
Công tác thu phí có hiệu quả hay không, một phần cũng phụ thuộc vào ý thức của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Hà Nội, tình trạng doanh nghiệp trốn nộp phí nước thải công nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này tồn tại là nguyên nhân làm cho Thành phố thất thu hàng năm hàng trăm tỷ đồng. Năm 2009, còn khoảng 10% doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường, mặc dù nghị định nộp phí này được Chính phủ ban hành từ năm 2003 và chính thức triển khai từ năm 2004. Thế nhưng, hiện nay danh sách các doanh nghiệp nằm trong đối tượng phải nộp phí đang được cập nhật và bổ sung thêm.
Đối với phí NTSH
Theo quyết định số 26/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, những tổ chức, gia đình trên địa bàn thành phố có NTSH phải nộp phí bảo vệ môi trường.
Đối với trường hợp được cung cấp nước sạch, mức thu phí được tính bằng 10% giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với thành phố Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ưng Hòa, Mỹ Đức, Phúc Xuyên, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh, mức thu phí được tính bằng 5% giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng. Riêng đối với các hộ ở những nơi chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, các cơ sở đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Ðối tượng nộp phí bảo vệ môi trường gồm các gia đình; cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; trụ sở điều hành, chi nhánh văn phòng của tổ chức, cá nhân; các cơ sở rửa ô-tô, xe máy; bệnh viện, phòng khám, chữa bệnh, nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác...
2.2.2.2. Đánh giá kết quả của việc thực hiện NĐ 67 CP.
Phí nước thải công nghiệp
Sau một thời gian thực hiện phí BVMT đối với nước thải, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những tồn tại bất cập trong công tác nộp phí và thu phí.
Thu phí nước thải công nghiệp được tiến hành Hà Nội từ tháng 5 năm 2004. Việc triển khai thu phí nước thải tại Hà Nội chậm hơn 5 tháng so với các tỉnh/ thành phố khác như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, những địa phương đi tiên phong trong việc triển khai NĐ 67 là chỉ tiêu BOD không nằm trong danh sách các chỉ tiêu ô nhiễm phải chịu phí. Sở TN&MT Hà Nội đã sớm nhận thức được sự trùng lặp trong các chỉ tiêu ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, Hà Nội hiện có khoảng 20.000 doanh nghiệp trong đó có 1.467 doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn và vừa. Những cơ sở này là những cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm và chịu phí theo nghị định 67.
Nguồn: Sở Công thương Hà Nội (2004)
Hình vẽ cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hóa chất, giấy, chế biến thực phẩm là những doanh nghiệp chiếm phần đông trong số này, sau đó là các doanh nghiệp nhựa, cao su, dệt may, cơ khí và các doanh nghiệp khác.
Theo số liệu tính đến hết tháng 10 năm 2006, có khoảng 33% số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phải chịu phí nước thải công nghiệp trong đó chỉ có 453 doanh nghiệp nhận được thông báo về khoản phí phải nộp (bảng 2.2) và 147 lượt doanh nghiệp nộp khoản phí theo quy định vào ngân sách nhà nước.
Bảng 2.2: Tình hình nộp phí của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
(tạm tính)
1
Số lượng các doanh nghiệp nhận được thông báo phí
453
453
453
2
Số lượng các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp phí
76
28
23
3
Số lượng doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp phí
364
378
398
4
Tổng số phí đã thẩm định (đồng)
689.040.733
610.040.733
414.020.592
5
Tổng số phí thu được (đồng)
683.611.214
249.349.661
62.635.654
6
Tỷ lệ thu (%)
99.2
24.8
15.3
7
Số phí trung bình tính trên 1 doanh nghiệp (đồng)
8.994.884
8.905.345
2.723.289
Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội (2006)
Trong vòng 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 67 (2004 -2006) tỷ lệ phí thu được/ Tỷ lệ phí đã được thẩm định là 58%. Tỷ lệ cao nhất được ghi nhận vào năm 2004, năm đầu tiên triển khai thu phí. Từ năm 2005 trở đi tổng số phí thu được cũng như mức phí trung bình tính trên 1 doanh nghiệp có xu hướng giảm.
Trong các nhóm ngành, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm phần lớn trong số các doanh nghiệp đã nộp phí trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn 2004-2006 số phí thu được từ các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếm 52% tổng số phí thu được trên địa bàn toàn thành phố.
Xu hướng giảm của số phí trung bình tính trên 1 doanh nghiệp và tổng số phí phải nộp trong giai đoạn 2004- 2006 có thể phản ánh 2 vấn đề trái ngược nhau. Một mặt nó thể hiện sự cải thiện trong chất lượng môi trường của các doanh nghiệp, do bởi số phí phải nộp tính dựa trên tổng số ô nhiễm và mức phí quy định cho mỗi chất ô nhiễm có trong chất thải. Số phí doanh nghiệp phải nộp giảm xuống đồng nghĩa với lượng ô nhiễm giảm đi. Xu hướng này cũng phần nào thể hiện hiệu quả của NĐ 67 trong việc cải thiện chất lượng môi trường tại Việt Nam. Ví dụ điển hình là Nhà máy bia Hà Nội. Sau khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nhà máy đã cắt giảm trên 90% tổng số phí nước thải phải nộp từ 363 triệu đồng xuống còn 35 triệu đồng.
Nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có mức độ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn so với nước thải sinh hoạt, nhưng hiện nay người dân nộp phi bảo vệ môi trường đầy đủ hơn. Nghịch lý này cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Các doanh nghiệp không cộng tác với các cơ quan chức năng kê khai số phí hoặc nếu có thì cũng chỉ là để chống đối, kê khai không chính xác lượng nước thải ra môi trường. Trong khi đó, cơ quan môi trường không có chế tài xử phạt. Mặt khác trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nước sạch của thành phố nên thành phố phải bóc tách số phí giữa nước thải cho sinh hoạt và cho sản xuất. Công đoạn này rất mất nhiều thời gian, trong khi lực lượng cán bộ chuyên trách thẩm định không đầy đủ. Dẫn đến việc thu phí diễn ra chậm chạp, không đem lại hiệu quả cao.
Mặt khác, xu hướng giảm còn có thể phản ánh những bất cập trong công tác phí. do năng lực hạn chế, nên số phí thu được hàng năm giảm xuống. Theo đánh giá của các bộ quản lý và các nhà nghiên cứu, việc triển khai NĐ tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn chưa thật hiệu quả.
2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác thu phí
Các nguyên nhân:
- Thứ nhất, do việc ban hành các quy định hướng dẫn còn chưa cụ thể nên việc triển khai không đạt kết quả tốt. Ở nhiều địa phương, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình đề án thu phí, song HĐND và UBND cấp tỉnh vẫn chưa ban hành Quyết định cho phép triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với NTSH. Lãnh đạo các địa phương này vẫn còn e ngại trong việc thu phí NTSH đối với các hộ gia đình, do đó vẫn còn trì hoãn việc thu phí. Đối với việc thu phí NTCN, vướng mắc lớn nhất là Thông tư hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm chưa được ban hành cụ thể và hợp lý để giúp các Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp. Việc thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp chỉ dựa trên ước lượng, chưa có cơ sở khoa học, đặc biệt là các cơ sở sản xuất theo thời vụ rất khó thẩm định tờ khai. Mặt khác, các Sở Tài nguyên và Môi trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc phổ biến, hướng dẫn và triển khai và thực hiện Nghị định đến cộng đồng doanh nghiệp. Phương pháp thu phí rườm rà, chưa xác định được lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bên cạnh đó, mức phí thải công nghiệp quá thấp làm giảm vai trò, ý nghĩa của phí BVMT đối với nước thải. - Thứ hai, nhân lực và kinh phí thiếu thốn khiến cho việc triển khai thu phí kém hiệu quả. Nhân sự thực hiện thu phí ở các địa phương còn thiếu, trình độ nghiệp vụ chưa cao. Cả nước mới chỉ có khoảng gần 500 cán bộ quản lý nhà nước về BVMT, một con số rất thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ở cấp trung ương, số lượng biên chế tại các cơ quan quản lý môi trường rất hạn chế, chưa thực hiện được khối lượng công việc cần giải quyết. Lực lượng cán bộ của các Phòng Quản lý môi trường thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường vừa thiếu số lượng, vừa yếu về trình độ, trong khi phải đảm nhận một khối lượng lớn các công việc liên quan từ việc xây dựng chính sách, chiến lược BVMT của địa phương, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho đến thực thi các hoạt động cụ thể như kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường, giải quyết sự cố, bảo tồn đa dạng sinh học... Ở cấp huyện, mới chỉ có trên 50% số tỉnh đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường, còn ở cấp xã nhiệm vụ quản lý BVMT hầu hết bị bỏ trống. Nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường. Một số địa phương, bộ, ngành còn chưa tích cực trong công tác thu phí đối với các cơ sở thuộc quyền như quy định tại Nghị định 67 và Nghị định 04. - Thứ ba, do ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp phí còn thấp. Nhiều doanh nghiệp né tránh, không chịu kê khai hoặc kê khai thấp hơn nhiều so với thực tế. Khó khăn lớn nhất hiện nay, theo đánh giá của các địa phương, vẫn là các doanh nghiệp kê khai rất ít, chưa có ý thức chấp hành việc nộp phí.
- Thứ tư, do thiếu các biện pháp hỗ trợ như chưa có danh sách các tổ chức có thẩm quyền phân tích nước thải, Nhà nước cũng chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh để cưỡng chế các doanh nghiệp trây ỳ không chịu nộp phí.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ NƯỚC THẢI TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì thế cần phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên. Tôi xin có một số đề xuất sau:
3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu phí
3.1.1. Giải pháp quản lý
Cơ quan quản lý môi trường là người trực tiếp tiến hành đưa ra quyết định nộp phí và trực tiếp thu phí nên họ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp. Để nâng cao hiệu quả công tác thu phí, trước hết cần khắc phục những tồn tại về mặt quản lý.
3.1.1.1. Về phía Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thứ nhất, Bộ tài nguyên và Môi trường phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các chế tài xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất kinh doanh cố tình chống đối không nộp phí. Đồng thời nhanh chóng ban hành định mức phát thải các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để Sở Tài nguyên & Môi trường tính mức phí một cách dễ dàng và chính xác hơn. Sau khi ban hành nghị định phải tổ chức các lớp tập huấn, ban hành rộng rãi cho cán bộ môi trường, cho các doanh nghiệp để hỗ trợ họ trong việc tính phí nước thải.
Thứ hai, hiện nay phương thức thu phí còn quá rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức lại không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy Chính phủ phải nghiên cứu đề ra phương thức thu phí mới đạt hiệu quả hơn, tránh gây mất nhiều thời gian và chi phí.
Thứ ba, đưa ra phương thức thu phí phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không sản xuất liên tục tất cà các tháng trong năm, có nhiều làng nghề chỉ hoạt động theo mùa vụ như việc nuôi trồng thủy hải sản, mỗi năm họ chỉ sản xuất 1 vụ. Vì vậy chúng ta có thể chọn thời điểm vào cuối mỗi vụ sau khi doanh nghiệp vừa thu hoạch xong thì tiến hành ra thông báo nộp phí như thế nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ta có thể thu phí được dễ dàng vì đầu vụ và giữa vụ họ còn phải đầu tư vốn sản xuất.
Cuối cùng, việc kê khai khối lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép sai số 30% nên việc kê khai của doanh nghiệp không chính xác, số liệu mà doanh nghiệp kê khai so với thực tế có sự chênh lệch quá lớn, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Có thể giảm tỷ lệ sai số dưới 10%, như vậy ta vừa tận thu được số phí nước thải vừa có thể giảm được lượng nước thải ra môi trường.
3.1.1.2. Cơ quan quản lý địa phương
- Số phí để lại cho Sở Tài nguyên & Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ công tác thẩm định tờ khai nộp phí không đủ để có thể tiến hành tổng hợp và thẩm định hết được tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy Chính phủ cần đầu tư thêm một khoản kinh phí để Sở có thể tiến hành quan trắc, thẩm định được hết các doanh nghiệp trên địa bàn. Như vậy số phí thực tế mà các doanh nghiệp phải nộp sẽ hớn hơn nhiều so với số phí thu được hiện nay và tình trạng ô nhiễm do nước thải công nghiệp sẽ giảm đi một cách đáng kể.
- Bổ sung thêm lực lượng cán bộ quản lý môi trường tại các địa phương để có thể thường xuyên theo dõi và phối hợp với cán bộ phòng thu phí tiến hành thu phí nước thải tại cơ sở sản xuất cố tình không nộp phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, bởi hiện tại lực lượng này có rất ít.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên & Môi trường với Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý môi trường ở cấp xã kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các cơ sở gây ô nhiễm và để tiến hành thu phí một cách thuận lợi hơn.
- Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường địa phương thương thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm và chống đối nộp phí nước thải.
- Đưa ra các quy định cụ thể để có thể phân loại và bóc tách giữa phí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường, cho cán bộ lãnh đạo tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý môi trường. Tăng cường lực lượng cán bộ ở Phòng môi trường và làm công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, phát hiện những doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường, phối hợp cùng với cán bộ tổ chức thu phí nhắc nhở và thu phí nước thải các cơ sở địa phương vì họ là lực lượng trực tiếp quản lý tại địa phương, có thể thường xuyên theo dõi, nắm vững hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
3.1.2. Giải pháp kinh tế
Để khắc phục những tồn tại của công tác này, các giải pháp về kinh tế là một yếu tố quan trọng để đạt được mục đích trên.
Hiện nay, mức phí nước thải công nghiệp còn thấp nên doanh nghiệp chấp nhận nộp phí. Do đó, công cụ phí chưa có tính răn đe cao để doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, giảm thải. Vì vậy, Chính phủ phải nâng mức phí nước thải, đặc biệt là phí nước thải công nghiệp lên thì mới khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư giảm thải.
Bổ sung thêm kinh phí cho Ngân sách địa phương để việc phòng chống, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường,… tiến hành hiệu quả cao hơn.
Đưa ra biện pháp cảnh cáo, xử phạt hành chính và công khai danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không chịu nộp phí hoặc còn nợ phí trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không nộp thì sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc nộp phí. Đồng thời cũng tiến hành khen thưởng những cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nộp phí đủ và đúng thời gian quy định.
Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn, khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.
3.1.3. Giải pháp kỹ thuật
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, Chính phủ phải có biện pháp khuyến khích thích hợp để họ đầu tư. Các biện pháp cụ thể là:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống quan trắc từ trung ương đến địa phương với hệ thống máy móc và thiết bị đo đạc hiện đại để có thể tiến hành thẩm định lại tờ khai phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn.
Thứ hai, xây dựng một phương thức thích hợp để có thể thường xuyên theo dõi và quản lý được số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố hàng năm.
Thứ ba, nghiên cứu và tổ chức hội thảo, hội chợ giới thiệu các công nghệ xử lý nước thải với chi phí đầu tư thấp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, vừa giảm thiểu được ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, tuần hoàn, tái sử dụng nước thải. Như vậy vừa giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường gây ô nhiễm vừa giảm được số phí nước thải công nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp cùng với Chính phủ đầu tư công nghệ xử lý, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp và các làng nghề truyền thống.
Tăng cường năng lực và điều kiện kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát môi trường tại các địa phương, các thành phố lớn, các vùng trọng điểm kinh tế tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
3.1.4. Giải pháp nâng cao nhận thức
Vì nước ta là một nước đang phát triển, mọi người chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế hơn là mục tiêu bảo vệ môi trường. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường chưa cao, thấy được mức độ gây ô nhiễm môi trường của nước thải công nghiệp khi chưa xử lý mà xả thẳng ra môi trường xung quanh. Chính vì thế các cơ quan chức năng phải có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp.
Một số giải pháp có thể được sử dụng là:
- Nêu rõ mục đích sử dụng của phí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo tới các doanh nghiệp bản thu, chi số phí thu được cho các hạng mục bảo vệ môi trường hằng năm để doanh nghiệp hiểu rõ mục đích của nghị định 67. Bởi vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ mục đích của nghị định 67. Bởi vì hiện tại có nhiều doanh nghiệp chưa nắm được mục đích sử dụng của phí nước thải công nghiệp là sử dụng vào việc bảo vệ môi trường, duy trì và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, nộp vào ngân sách trung ương để bổ sung vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, mà họ cho rằng các cá nhân tiến hành thu phí và cho các mục đích khác ngoài hạng mục môi trường.
- Đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao nhận thức môi trường của người dân và doanh nghiệp vì đây là điều kiện tiên quyết để việc tiến hành thu phí thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân, các nhà doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, áp phích, tờ rơi, truyền thông về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc duy trì chất lượng môi trường sinh thái. Để cho các doanh nghiệp tự nguyện nộp phí, nhận thức được rằng việc nộp phí nước thải là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hậu quả mà nó sinh ra, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong vấn đề nước thải.
- Tổ chức công khai thông tin về ô nhiễm nước thải và tình hình tuân thủ nghị định 67/2003/NĐ- CP của Chính phủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh với người dân, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, nhà đầu tư, để họ tẩy chay sản phẩm của công ty gây ô nhiễm, từ đó gây sức ép với doanh nghiệp thực hiện biện pháp giảm thải và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống sông hồ xung quanh.
- Xây dựng cơ chế giám sát của người dân đối với doanh nghiệp trong việc thực thi cam kết về môi trường và duy trì thường xuyên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Hình thành kênh thông tin giữa người dân và nhà chức trách địa phương để kịp thời thông báo về các trường hợp vi phạm luật lệ về môi trường. Bởi vì người dân là người trực tiếp bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và họ có thể thường xuyên giám sát được ô nhiễm của nước thải công nghiệp thải ra hệ thống sông hồ xung quanh môi trường sống của họ.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chính sách môi trường, công bố các cam kết và tình hình thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, thực hiện những sáng kiến riêng của mình trong việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện những mô hình điển hình để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp khác áp dụng.
- Đối với các sản xuất và kinh doanh phải quan tâm đến việc xử lý môi trường, không nên coi trọng mục tiêu lợi nhuận mà phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
- Đưa các kiến thức về bào vệ môi trường vào trong chương trình giáo dục của nhà trường để hình thành nên ý thức môi trường cho tất cả các đối tượng trong xã hội.
3.2. Đề xuất kế hoạch triển khai công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội
Thực tế cho thấy trong hầu hết các trường hợp, số lượng các doanh nghiệp phải trả phí là quá lớn so với năng lực của các sở TN&MT. Với năng lực hạn chế của các cấp quản lý, việc áp dụng phí đối với các doanh nghiệp lớn trong một số ngành đặc thù là tương đối khả thi. Để làm được điều đó, trước hết cần xác định ngành gây ô nhiễm chính. Các ngành này có thể bao gồm: Sản xuất giấy, dệt may, da giầy, hóa chất, chế biến thực phẩm. Nếu như có thể giảm ô nhiễm một cách đáng kể vào những ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao thì sẽ giảm bớt gánh nặng của các cơ quan quản lý trong việc triển khai thành công các công cụ kinh tế trên thực tế.
3.2.1. Chỉ tiêu ô nhiễm cần lưu ý
Thực tế, việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Hà Nội cho thấy phần lớn số phí thu được từ 3 chỉ tiêu BOD, COD và TSS. Các chỉ tiêu này thường được các doanh nghiệp kê khai, tương đối dễ dàng trong việc kiểm tra và chi phí phân tích tương đối thấp. Mặt khác năng lực của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát kim loại nặng là rất hạn chế và chi phí cho việc phân tích là tương đối lớn.
Để áp dụng thành công nghị định 67 thiết nghĩ Chính phủ chỉ nên áp dụng cho một vài chỉ tiêu ô nhiễm như COD hoặc TSS. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy hệ thống phí càng đơn giản càng dễ áp dụng phí trên thực tế. Philippines đã rất thành công trong việc cắt giảm ô nhiễm nước bằng cách áp dụng phí thải đối với BOD và TSS. Trong khi đó Malaysia giảm đáng kể lượng ô nhiễm từ ngành công nghiệp sản xuất dầu cọ thông qua việc đánh thuế BOD. Có lẽ những kinh nghiệm này chưa đủ để đưa ra câu trả lời chính xác về hình thức phí Việt Nam cần áp dụng nhưng là những bài học quý báu cho Việt Nam.
3.2.2. Căn cứ tính thuế phải đơn giản, rõ ràng
Việc xác định căn cứ thuế hay phí tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, phải hiểu rõ chu trình sống của một chất ô nhiễm, từ lúc phát sính, sử dụng đến tiêu hủy cuối cùng. Trên thực tế, căn cứ tính thuế cần tính khác nhau trên cơ sở mục đích cụ thể giải quyết chất lượng vấn đề môi trường. Ví dụ, vấn đề môi trường gay gắt hơn các khu vực địa phương do tập trung dân số hoặc do vị trí địa lý của khu vực đó. Thứ hai, căn cứ tính thuế/ phí khác nhau khi xuất hiện ô nhiễm từ quá trình sản xuất tiêu thụ. Việc lựa chọn tính thuế phát thải hay thuế sản phẩm còn tùy thuộc vào khả năng và kinh phí quan trắc. Số cơ sở gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm dù là xác định hay không xác định, sẽ quyết định quan điểm áp phí ô nhiễm. Yếu tố khác cần cân nhắc khi xác định căn cứ thuế là khả năng xây dựng phí mới trên cơ sở hệ thống thuế đang áp dụng.
3.2.3. Quy định người thu phí
Việc áp dụng NĐ 67 trên thực tế cho thấy sự trùng lặp và thiếu rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý như Sở TN&MT, công ty kinh doanh nước sạch và ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc thu phí. Tuy nhiên, cần lưu ý mục tiêu đầu tiên của việc áp dụng các công cụ kinh tế là quản lý ô nhiễm. Do vậy, cơ quan chịu trách nhiệm chính phải là sở TN&MT. Việc triển khai công cụ phí phải nằm trong hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên. Công ty kinh doanh nước sạch và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ là các cơ quan phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ trên.
Do việc thu phí và quản lý là trách nhiệm của sở TN&MT, nên nhất thiết phải có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ kinh tế đòi hỏi kinh nghiệm quản lý cùng các kiến thức về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.
3.2.4. Các vấn đề khác
Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp các chính sách không triển khai được do thiếu các điều kiện tiền đề để thực hiện chính sách.
Tại Việt Nam có một khoảng cách rất lớn về thông tin giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Số liệu của cơ quan quản lý như Tổng cục thống kê, Bộ KH& ĐT, Bộ tài chính, Bộ TN&MT thường có khác biệt. Điều này gây trở ngại lớn trong công tác quản lý. Vì lẽ đó, thống nhất hệ thống quản lý thông tin, số liệu giữa các Bộ, ban, ngành là việc làm cần thiết. Hệ thống trao đổi thông tin này sẽ giảm đáng kể chi phí quản lý.
Để thực hiện tốt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chính phủ cần phát triển thêm các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn để giúp các doanh nghiệp lấy mẫu và phân tích. Thiết lập hệ thống cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn trong đó xác định rõ tiêu chí công nhận, lệ phí cấp chứng chỉ và các hình thức phạt đối với các phòng thí nghiệm không đạt chuẩn là việc cần thiết. Việc này giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tự báo cáo và giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý trong việc thẩm tra, đánh giá. Danh sách các phòng thí nghiệm đạt chuẩn cần công bố rộng rãi. Sự tham gia của các khu vực tư nhân vào lĩnh vực hoạt động này cần hoan nghênh để mở rộng dịch vụ và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân tích môi trường và cấp chứng chỉ.
Bên cạnh đó việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp không trả phí là việc cần làm ngay. Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT được áp dụng nhưng mức phạt còn rất khiêm tốn chưa đủ khả năng răn đe. Mức phạt đối với những hành vi không tuân thủ phải cao hơn từ 5 đến 10 lần để tạo động cơ thay đổi hành vi của các doanh nghiệp. Ngoài ra tội phạm môi trường cần xử lý nghiêm khắc để tăng cường hiệu lực răn đe.
Để hiện thực hóa tất cả những đề xuất trên. Không chỉ Hà Nội mà cả Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể và minh bạch cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm. Để làm được điều đó, cần đặc biệt quan tâm tới (1) mục tiêu cải thiện môi trường vì lợi ích của người dân, (2) các chỉ tiêu ô nhiễm, loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất cần điều chỉnh, (3) xây dựng các cơ sở tiền đề cho việc áp dụng chính sách và (4) thông báo rộng rãi về lộ trình áp dụng công cụ cho các đối tượng liên quan nhằm giảm thiểu chi phí chuyển giao. Ngoài ra điều đặc biệt quan trọng là tất cả các chính sách phải hết sức minh bạch và công bằng cho các đối tượng. Bất cứ chính sách nào nếu bỏ qua yếu tố này chắc chắn sẽ khó thành công.
KẾT LUẬN
Môi trường là một vấn đề lớn đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Ô nhiễm Môi trường, trong đó có ô nhiễm nguồn nước, đã đến lúc báo động. Vì vậy, để trở thành một thành phố xanh- sạch- đẹp và nguồn nước không còn là vấn đề lo lắng của mọi người thì vấn đề quản lý nguồn nước, quản lý môi trường cần được quan tâm hơn nữa. Phí nước thải – công cụ quản lý kinh tế cần được áp dụng triệt để hơn.
Đặc biệt, Thành phố Hà Nội trong thời gian hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long lịch sử trong một môi trường sạch đẹp thì tất cả mọi người đều phải nghiêm túc trong công tác bảo vệ môi trường.
Qua thời gian thực tập tại Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục môi trường, tôi đã tìm tòi, học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành, mà ở đây là phí nước thải.
Trên đây là toàn bộ luận văn nghiên cứu về công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội. Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GV. Nguyễn Diệu Hằng, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ nhân viên Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Môi trường.
Tuy vậy,do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề thực tập chuyên ngành có thể sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường” NXB thống kê
Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngafy13/6/2003.
Thông tư 125/2003/TTLT- BTC- BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67.
Sở công thương Hà Nội, 2004. Thống kê công nghiệp tại Hà Nội, Báo cáo nội bộ, Hà Nội, Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2/5/2006. Hội thảo “công nghệ xử lý nước thải, nước cấp đô thị và khu công nghiệp”.
Sở Tài nguyên và môi trường nhà đất Hà Nội, 2006. Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước
Hội kinh tế môi trường Việt Nam 2008. Tạp chí kinh tế môi trường
Hội cấp thoát nước Việt Nam 2004 – 2006. Tạp chí cấp thoát nước
Trang Web của cục bảo vệ môi trường. www.nea.gov.vn
Trang Web www.vietnamnet.vn
Trang Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31607.doc