Chuyên đề Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua

Lời mở đầu Ta biết rằng,nước ta vẫn đang là 1 nước Nông nghiệp,đang trong quá trình Hiện đại và Công nghiệp hóa.Mặt khác,với những yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi,rất phù hợp đối với phát triển Nông nghiệp.Vì vậy,Nông nghiệp vẫn là 1 nghành cần được ưu tiên đầu tư từ trước đến nay. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi ở nước ta,nghành Mía đường là 1 trong những nghành có thuận lợi để phát triển và ưu tiên đầu tư hàng đầu.Đầu tư vào Mía đường,thứ nhất để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đang dẫn được nâng cao theo điều kiện mức sống của người dân ngày càng được nâng lên.Thứ hai là để phục vụ cho xuất khẩu đường ra thế giới thu hút thêm lợi nhuận cho Quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế thì nghành Mía đường vẫn còn 1 số thực trang và tồn tại cần đáng lưu tâm,ảnh hưởng đến phát triển của nghành Mía đường nói riêng và của cả nền Nông nghiệp nước ta nói chung.Những tồn tại đó có thể là trong công tác phát triển,trong quản lý,trong kỹ thuật trồng và sản xuất đường, Trong những năm 90,nghành Mía đường ở Việt Nam chưa thực sự phát triển,với nhu cầu tiêu thụ trước mắt,và xuất khẩu lâu dài sau này,Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chương trình “1 triệu tấn đường”.Sau chương trình được hoàn thành,nước ta nói chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước,rất nhiều nhà máy đường được mọc lên,tuy nhiên sau đó,đã có khá nhiều nhà máy làm ăn thua lỗ,dường như nghành Mía đường đã có thời gian bị chững lại.Hơn nữa,sau “chương trình 1 triệu tân đường”,nói chung,các nội dung đầu tư chủ yếu vào nghành Mía đường là đầu tư cải tiến kỹ thuật,máy móc thiêt bị,hầu như không có 1 sự đầu tư mới nào cho việc phát triển Mía đường. Vì vậy,việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc Đầu tư phát triển nghành Mía đường sẽ có ý nghĩa to lớn trong lý luận thực tiễn,đáp ứng cho việc nâng cao sự phát triển và tồn tại cũng như những đóng góp của nghành Mía đường cho nền Kinh tế Quốc dân. Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với những nghiên cứu tại đơn vị thực tập là Vụ Kinh tế Nông nghiệp-Thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,em quyết định chọn Đề tài:”Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua”,nhằm đưa ra 1 số giải pháp cần thiết cho sự phát triển bền vững nghành Mía đường của Việt Nam trong thời gian tới. Nội dung của Bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu và Kết luận,bài viết của em được bao gồm 2 phần: Chương I:Thực trạng Hoạt động Đầu tư phát triển của Nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua Chương II:Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài này đã được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô,cán bộ tại đơn vị thực tập và bạn bè.Em xin chân thành cám ơn sự giúp đõ của mọi người. Mục Lục Lời mở đầu. Chương I: Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua I.Vài nét chung về nghành mía đường ở Việt Nam 1.Về sản xuất mía của Việt Nam 1.1.Về điều kiện khí hậu 1.2.Tình hình sản xuất mía a.Giai đoạn 1980-1994. b.Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 1.3.Đặc điểm vùng nguyên liệu và giống mía 2.Về chế biến đường ở Việt Nam. 2.1.Tăng trưởng của công nghiệp chế biến đường. a.Trước năm 1995 b.Từ năm 1995. 2.2.Cơ sở sản xuất tiểu thủ công 3.Thị trường tiêu thụ đường. 3.1.Thị trường nội địa. 3.1.1.Thị trường tiêu thụ đường gián tiếp. 3.1.2.Tình hình nhập khẩu đường. 3.1.2.Xu hướng biến động giá đường. 3.2.Thị trường đường thế giới. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường. 4.1.Vùng nguyên liệu trồng mía. 4.2.Điều kiện thời tiết,khí hậu. 4.3.Quan hệ cung cầu thị trường. 4.4.Giá thị trường(trong nước và quốc tế) II.Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Vốn và cơ cấu nguồn vốn. 1.1.Quy mô và tốc độ tăng vốn trong hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ỏ nước ta trong thời gian qua. 1.2.Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển mía đường. 2.Nội dung đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam. 2.1. Đầu tư xây dựng vùng mía nguyên liệu. 2.1.1. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng TDMNBB: 2.1.2. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu các NMĐvùng bắc trung bộ : Vùng Bắc 2.1.3 .Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng DHNTB 2.1.4 Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng Tây Nguyên : 2.1.5.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của NMĐ vùng Đông Nam Bộ . 2.1.6.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng ĐBSCL 2.2. Đầu tư Nhà máy đường(NMĐ), Máy móc thiết bị sản xuất đường và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 2.2.1.Các Nhà máy đường 2.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât 2.2.3.Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nhằm cơ giới hóa các quá trình sản xuất mía đường. 2.3.Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ sản xuất cho các Nhà máy đường. II.Đánh giá tác động của Hoạt động đầu tư đến phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Về Giá trị,kết quả sản xuất. 1.1.Về sản xuất mía. 1.2.Về chế biến đương. 1.3.Sản xuất đường đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nuwocs 2.Về Doanh thu và lợi nhuận. 3.Về phát triển xây dựng vùng mía nguyên liệu. III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam. 1.Những kết quả đạt được. 1.1.Về huy động vốn. 1.2.Về sử dụng vốn. 2.Hạn chế và nguyên nhân. 2.1.Những hạn chế làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nghành mía đường 2.1.1.Về nguyên liệu. 2.1.2.Về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các NMĐ 2.1.3.Về sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy,công ty đường thiếu hiệu quả 2.2.Nguyên nhân của những hạn chế. 2.2.1.Nguyên nhân khách quan. 2.2.2.Nguyên nhân chủ quan. Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động Đầu tư phát triển ngành mía đường Việt Nam trong thời gian tới I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: 1. Hiện trạng về mức tiêu thụ đường bình quân đầu người: 2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: 3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế: 3.1. Xu hướng sản xuất đường trên thế giới tác động đến sản xuất đường của Việt Nam: 3.2. Xu hướng biến động giá đường: 3.3. Xu hướng xuất, nhập khẩu đường trên thế giới: 3.4. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam: 3.4.1. Thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tạo cơ hội và tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: 3.4.2. Lộ trình giảm thuế đường theo AFTA: 3.4.3. Tác động của tự do hoá thương mại và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế: II. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành mía đường tới năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020: 1. Quan điểm phát triển: 2. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển: 2.1. Năm 2001: 2.2. Tầm nhìn phát triển mía đường đến năm 2020: 3. Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm đường: III. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010 và tầm nhìn năm 2020: 1. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010: 1.1. Quy mô sản xuất mía đường: 1.2. Dự kiến quy mô sản xuất đường theo vùng: 1.3. Định hướng phát triển các loại sản phẩm sau và bên cạnh đường: 2. Định hướng phát triển đường thủ công tới năm 2010: 3. Tầm nhìn phát triển các NMĐ tới năm 2020: IV. Quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu cho các NMĐ: 1. Mục tiêu phát triển mía nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ khối lượng cho các NMĐ hoạt động đạt CSTK, tạo vùng nguyên liệu ổn định. 2. Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu: 3. Diện tích, năng suất và sản lượng mía toàn quốc năm 2010: 4. Nâng cao chất lượng mía nguyên liệu: V. Giải pháp chủ yếu cần đầu tư để phát triển ổn định ngành mía đường: 1. Giải pháp đầu tư để ổn định vùng mía nguyên liệu: 1.1. Quan điểm chung về quy hoạch vùng mía nguyên liệu: 1.2. Dự kiến quy hoạch cụ thể đối với các nhóm NMĐ: 2. Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ thâm canh mía: 3. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng mía: 3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía, bao gồm: 3.2 Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu: 4. Giải pháp về tổ chức thu mua mía nguyên liệu: 5. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan tới vùng mía nguyên liệu, bao gồm: VI. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ đường: VII.Công tác tổ chức thực hiện và xác định bước đi. 1.Tổ chưc nghành mía đường. 2.Bước đi trong từng giai đoạn. 2.1.Giai đoạn 2006-2010. 2.2.Giai đoạn 2011-2020. 3.Các Nội dung cần ưu tiên Đầu tư. 3.1.Xử lý các khó khăn về tài chính của các NMĐ,cụ thể: 3.2.Phát triển vùng mía nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các NMĐ: 3.3.Chỉ đạo các NMĐ đầu tư chiều sâu

docx78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy lập lại chu kỳ mới... đã tạo ra sự biến động thường xuyên thị trường tiêu thụ đường. Hơn 10 năm qua, giá đường thế giới ổn định hơn, đạt trung bình khoảng 240 USD/tấn. Trong khi đó giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với giá đường nhập khẩu tương đương, nhất là giá đường thế giới, trung bình giá trị trên 300 USD/tấn, khi đó Bra-xin khoảng 120 USD/tấn, Ôxtrâylia và South Africa cao hơn 200 USD/tấn. Qua đó cho thấy sản xuất đường ở Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh được với các nước sản xuất đường lớn trên thế giới, đặc biệt là với Thái Lan. Theo dự án MISPA, phần lớn các nước sản xuất đường cố gắng hỗ trợ giá đường nội tiêu thông qua đánh thuế nhập khẩu ở mức cao. Chính phủ nhiều nước cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan để hạn chế đường nhập khẩu. Do vậy, giá đường thế giới không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu về đường, mà do bị ảnh hưởng mạnh chính sách trợ cấp sản xuất trong nước của nhiều nước, nhất là các nước EU. Vì lẽ đó, thực tế chỉ có một số rất ít các nước có khả năng sản xuất đường với giá thành thấp hơn giá đường quốc tế, như Bra-xin, Ôxtrâylia... trong tổng số hơn 60 nước sản xuất đường trên toàn thế giới. Ở Thái Lan thuế nhập khẩu đường là 65% trong hạn ngạch, 95% ngoài hạn ngạch; ở Philippin là 50% trong hạn ngạch, 65% ngoài hạn ngạch; ở Nam Phi là 125 USD/tấn, các nước khối EU là 419 Euro/tấn. Bằng chính sách này, ngoài việc tiêu thụ trong nước, họ còn xuất khẩu được một lượng lớn đường ra thị trường thế giới với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngành sản xuất mía đưòng của họ phát triển ổn định. Nước ta hiện đang thực hiện thuế nhập khẩu đường là 32,4% và áp dụng giấy phép để hạn chế nhập khẩu. 3.3. Xu hướng xuất, nhập khẩu đường trên thế giới: Bra-xin ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường đường thế giới và luôn có những chính sách tiếp cận thị trường mới. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của Úc là Canada, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Malaysia. Thị trường chính của Thái Lan là các nước Châu Á. Các nước nhập khẩu đường lớn nhất trên thế giới niên vụ 2001 - 2002 bao gồm: Mỹ xấp xỉ 1,4 triệu tấn, Canada 1,2 triệu tấn, EU xấp xỉ 2 triệu tấn; Liên Bang Nga 4,8 triệu tấn; Indonesia 1,5 - 1,6 triệu tấn; Nhật Bản xấp xỉ 1,5 triệu tấn, Trung Quốc khoảng 1,4 triệu tấn và Ai Cập 650 nghìn tấn. Tổng cộng các nước này hàng năm nhập khẩu khoảng 14,4 triệu tấn đường, chiếm khoảng 40% tổng lượng đường nhập khẩu trên toàn thế giới. Những năm qua, cung đường luôn vượt cầu. Lượng tồn trữ luôn ở mức 50- 60 triệu tấn. Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường thế giới là làm sao tăng mức tiêu thụ. Việc cung vượt cầu đã làm trầm trọng vấn đề, do vậy một trong những giải pháp cấp thiết cho thời gian tới là phải giảm sản lượng đường thế giới Nguồn: Dự án MISPA. Đã có mối quan hệ khá rõ ràng giữa chi phí sản xuất của ngành mía đường với tỷ lệ tăng sản lượng và xuất khẩu. 3.4. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam: Đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế: 3.4.1. Thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tạo cơ hội và tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Các NMĐ khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp sẽ được hưởng các biện pháp hỗ trợ của Nhà Nước như: Áp dụng mức cho vay ưu đãi; xoá nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay; xoá nợ khoản phải nộp Ngân sách Nhà Nước; các khoản lỗ của các NMĐ sẽ được xử lý theo quy định của Nhà nước.v.v. Các biện pháp trên tạo sự thay đổi cơ bản về chất lượng điều hành hoạt động của các NMĐ, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức sản xuất theo hướng gắn thực sự với thị trường, tận dụng công suất thu hồi đường, giảm chi phí giá thành, giảm khấu hao và các chi phí quản lý khác, đa dạng sản phẩm sau và bên cạnh đường để có hiệu quả cao hơn. Đó là tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: 3.4.2. Lộ trình giảm thuế đường theo AFTA: Đường được nhiều nước ASEAN đưa vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao. Riêng đối với Việt Nam, mặt hàng đường sẽ bắt đầu giảm thuế từ năm 2006 và sẽ có thuế suất là 0 - 5% vào năm 2010. Theo Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp & PTNT, lịch trình cắt giảm thuế đường như sau: Bảng 2.1.Lộ trình cắt giảm thuế đường theo AFTA Mặt hàng Thuế hiện tại Lịch trình giảm thuế theo AFTA 2006 2007 2008 2009 2010 Đường thô 30 30 30 20 10 5 Đường T.luyện 40 40 30 20 10 5 Nguồn:Vụ Kế hoach-Bộ NN&PTNT Tuy nhiên, theo quy định của AFTA, các hạn chế về định lượng nhập khẩu sẽ được bãi bỏ ngay năm đầu tiên khi mặt hàng đó đưa vào chương trình cắt giảm, các biện pháp phi thuế khác sẽ loại bỏ dần trong vòng 5 năm. Giai đoạn 2006 - 2010, dự báo với mức giá thành sản phẩm đường của Việt Nam còn cao hơn khá nhiều so với mức chung của khu vực và thế giói, cùng tác động của quá trình gia nhập WTO, do đó trong thời kì này chỉ có những doanh nghiệp sản xuất đường đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm được giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tương đương với đường của các nước trong khu vực mới có thể trụ vững để tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuấ và có thể xuất khẩu. Ngược lại các doanh nghiệp nếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động. Giai đoạn sau 2010 đến 2020, dự báo sức cạnh tranh của sản phẩm đường trong nước dần được tăng lên và thị trường tiêu thụ đường cũng mở rộng hơn, Việt Nam có cơ hội thực sự để xuất khẩu một lượng đường nhất định. Như vây, AFTA sẽ là thách thức lớn nhất và gần nhất đối với ngành mía đường. Nếu ngành đường nói chung hoặc doanh nghiệp đường nào có khả năng đứng vững và phát triển trong AFTA thì hoàn toàn có khả năng phát triển trong các cam kết tự do hoá thương mại khác, kể cả WTO. 3.4.3. Tác động của tự do hoá thương mại và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế: Để đánh giá tác động của tự do hoá thương mại (TĐHTM) và hội nhập tới ngành mía đường Việt Nam, dự án MISTA (Dự án nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Bộ NN & PTNT năm 2005), đã áp dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua Mô hình mô phỏng chính sách "MOVISUT" ( Model of Vietnam Sugar Trade), với rất nhiều lượng thông tin được cập nhập, xử lý dự án đã rút ra một số nhận xét như sau: a. Giai đoạn 2005 - 2010 ngành Mía đường Việt Nam chủ yếu sản xuất cung cấp cho nội tiêu, cạnh tranh tồn tại ở thị trường nội địa, mức sản xuất bằng hoặc thấp hơn nhu cầu tiêu dùng đường trong nước (do dân số tăng và mức thu nhập và đời sống của dân cư được cải thiện không ngừng). b. Chính sách Tỷ giá hối đoái (TGHĐ), có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết tác động của giá cả trên thị trường quốc tế, nó có thể làm hạn chế hoặc ngược lại làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường thế giới. Vai trò của TGHĐ, có thể sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường trong nước trong bốí cảnh tham gia hội nhập quốc tế. c. Giai đoạn 2011 - 2020 do quy mô dân số và GDP sẽ liên tục tăng mạnh nên lượng cầu về đường trong nước cũng không ngừng tăng với mọi biến động giá thị trường. Ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ không đủ khả nằng để đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng với mức giá cạnh tranh khi hội nhập nên có thể phải nhập khẩu đường. Đến năm 2010 mục tiêu chủ yếu của ngành mía đường là tăng khả năng cạnh tranh nội địa, cần phải đạt 3 yêu cầu: - Chính sách của Chính phủ không tạo cho bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành có lợi thế hay bất lợi thế một cách không bình đẳng. - Việc đưa ra quyết định đầu tư phải tính đến trách nhiệm đối với các khoản thua lỗ tạo ra và lợi nhuận thu được. - Các cản trở (nếu có) đối với việc xâm nhập của một doanh nghiệp vào ngành là rất it. Trong quá trình hội nhập, ngành sản xuất đường của Việt Nam dự báo chịu sự cạnh tranh của: Thái Lan (nằm trong khu vực) và Brazil, Australia là những nước sản xuất đường lớn nhất trên thế giới. - Nếu thuế nhập khẩu thương mại đường trong ASEAN giảm xưống còn 5% thì Thái Lan là một mối đe doạ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng những NMĐ lớn với chi phí thấp có thể cạnh tranh được với đường Thái Lan. Sự cạnh tranh sẽ giảm đi nếu mía của họ được sử dụng để sản xuất cồn. - Cạnh tranh quốc tế bắt nguồn từ các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đặc biêt là Brazil, vì chi phí giá thành sản xuất đường thấp, khi chấp nhận được chi phí hậu cần và thuế nhập khẩu thì đường của họ sẽ cạnh tranh với đường của chúng ta ngay tại địa bàn Việt Nam. Đối với ngành công nghiệp đường trong quá trình hội nhập quốc tế cần phải đáp ứng các yêu cầu: - Đạt được quy mô kinh tế có hiệu quả ở các nhà máy đường, sau khi thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ và tận dụng cơ hội giá đường thế giới đang cao. - Các nhà máy đường giúp nông dân trồng mía tăng năng suất, sản lượng, tăng khả năng cạnh tranh. - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đa dạng các loại sản phẩm để có thu nhập cao hơn. Theo yêu cầu trên, thời gian đầu cần phải cung cấp có một khoản hỗ trợ cho thay đổi cơ cấu để cải thiện được quá trình hoạt động của nông dân như: việc áp dụng những hoạt động sản xuất mới, cải thiện các cơ sở, trang thiết bị thuỷ lợi, đào tạo, đa dạng sản phẩm, giảm chi phí... Tóm lai: Khi hội nhập quốc tế, mặc dù sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp song ngành mía đường vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh thấp, chưa có thể tạo ra những đột biến lớn. Những NMĐ có công suất nhỏ chi phí sản xuất cao, hiệu quả kém đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động. II. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành mía đường tới năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020: 1. Quan điểm phát triển: a. Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế tổng hợp và bền vững, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của từng vùng và cả nước. b. Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở hiện đại hoá và từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường đã có để chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Đầu tư phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, các nhà sản phẩm sau đường, bên cạnh đường đến luư thông tiêu thụ sản phẩm, theo hướng tiên tiến và hiện đại, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phương châm chủ đạo là phát triển diện tích trồng mía và mở rộng công suất nhà máy đường một cách hợp lý, tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng mía và hiệu suất tổng thu hồi của nhà máy. c. Phát triển sản xuất mía đường phải trên cơ sở khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đặc biệt là tư nhân; đảm bảo sự hài hoà, gắn bó lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, góp phần xây dựng nông thôn mới. d. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm mía đường. 2. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển: 2.1. Năm 2001: - Các chỉ tiêu chủ yếu: + Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn. Trong đó, đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn (670.000 tấn đường luyện và 730.000 tấn đường trắng), đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng). + Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha. Trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha. + Năng suất mía bình quân: 65 tấn/ha. + Chữ đường bình quân: 11 CCS. + Sản lượng mía: 19,5 triệu tấn. + Tổng công suất thiết kế của các nhà máy: 105.000 TMN. 2.2. Tầm nhìn phát triển mía đường đến năm 2020: Mục tiêu đến năm 2020 là sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước với nhu cầu khoảng 2,1 triệu tấn (đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn). Phương hướng chủ đạo là giữ nguyên diện tích trồng mía, thực hiện tốt các giải pháp thâm canh cao (giống, công nghệ canh tác, thuỷ lợi...) để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía, đáp ứng đủ nguyên liệu cho yêu cầu chế biến. Năm 2020 đảm bảo năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, tổng diện tich trồng mía là 300.000 ha, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn, tổng cong suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 TMN. Nếu các nước phát triển bỏ dần hàng rào bảo hộ đối với các sản phẩm đường, mức sản xuất của các nước này sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, do dầu mỏ ngày càng khan hiếm, một số nước sẽ tăng cường sản xuất cồn nhiên liệu từ mía. Do các nguyên nhân trên, giá đường thế giới có thể sẽ ở mức cao. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về sản xuất và tiêu thụ đường thế giới, ngành đường Việt Nam có thể tổ chức sản xuất đường để xuất khẩu. 3. Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm đường: Bao gồm các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, trong đó ưu tiên phát triển các loại sản phẩm như: Phân vi sinh, cồn, rỉ mật, ván ép, bánh kẹo, men vi sinh... III. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010 và tầm nhìn năm 2020: 1. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010: 1.1. Quy mô sản xuất mía đường: Bảng 2.2.Dự kiến quy mô phát triển sản xuất đường năm 2010 Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010 Sản lượng đường Triệu tấn 1,50-1,55 Nhu cầu mía nguyên liệu Triêu tấn 18,50-19,50 Công suất thiết kê 1000 TMN 100,00-105,20 Nguồn:Tính toán của Dự án Sau khi thực hiện Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các NMĐ đã giải quyết được nhiều tồn tại, khó khăn và có điều kiện để đầu tư tăng trưởng sản xuất. Giai đoạn 2006 - 2010 đang ở chu kỳ giá đường cao trên thế giới, đây là cơ hội để ngành mía đường phát triển, một số NMĐ điều chỉnh và mở rộng CSTK, dự báo tốc độ tăng khoảng 7 - 8%/năm, đến năm 2010 sản lượng đường các loại đạt khoảng 1,5 triệu tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cơ cấu sản phẩm đường dự kiến tới năm 2010 với tỷ trọng: Loại đường trắng (RS) chiếm khoảng 42 -45% tổng sản lượng đường, đường tinh luyện (RE) chiếm 40 - 45%, loại đường vàng chiếm khoảng 8 - 10%; sau năm 2010 cần phải đáp ứng xu hướng tiêu dùng loại đường tinh luyện, tỷ trọng đạt từ 50 - 55% tổng sản lượng đường. 1.2. Dự kiến quy mô sản xuất đường theo vùng: Bảng 2.3.Dự kiến Quy mô sản xuất đường phân theo các vùng Phương án 1 Phương án 2 Toàn Quốc 1500 1550 TDMNBB 80 85 Bắc TB 480 490 DHNTB 280 290 Tây Nguyên 110 120 Đông Nam Bộ 200 210 ĐBSCL 350 355 Nguồn:Tổng hợp tính toán của Viện Quy hoạch và các NMĐ Đến năm 2010 dự kiến có 37 NMĐ hoạt động phân bố trên địa bàn 27 tỉnh của 6 vùng trong cả nước. Quy mô sản xuất đường với khối lượng lớn tập trung ở 4 vùng là Bắc Trung Bộ, DHNTB, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. Sau năm 2010 Việt Nam hoà nhập với kinh tế thương mại quốc tế toàn diện hơn, có thể số lượng NMĐ sẽ giảm đi, nhưng vùng sản xuất đường vẫn tập trung ở các vùng nêu trên, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và vùng ĐBSCL, chiếm tới gần 60% tổng sản lượng đường của cả nước. 1.3. Định hướng phát triển các loại sản phẩm sau và bên cạnh đường: Nhìn chung các NMĐ đều đã nhận thức là cần phải sản xuất đa dạng các loại sản phẩm, bao gồm: đường, các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, để nhằm mục tiêu thu được hiệu quả kinh tế tổng hợp và ổn định trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Vấn đề quan trọng nhất đối với các NMĐ là đạt được hiệu quả cao, hợp lý, khoa học trong các khâu: tổ chức điều hành sản xuất, đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ thợ và phát triển thương mại, tiếp thụ để tiêu thụ sản phẩm. Quá trình phát triển, định hướng theo nhu cầu của thị trường, dự kiến các sản phẩm chính sau đường và bên cạnh đường của các NMĐ là: phân vi sinh, cồn, ván ép, bánh kẹo các loại, rỉ mật, men vi sinh, giấy các loại... Trong các loại sản phẩm sau đường, chế biến cồn đang được nhiều NMĐ quan tâm, xu hướng có thể phát triển nhanh trong các năm tới. 2. Định hướng phát triển đường thủ công tới năm 2010: Dự báo sản lượng đường thủ công trong giai đoan 2006 - 2010, ước đạt 130 - 150 nghìn tấn đường và tập trung chủ yếu ở các địa phương có truyền thống sản xuất đường thủ công ở các tỉnh Duyên hải miền trung. 3. Tầm nhìn phát triển các NMĐ tới năm 2020: Sau năm 2010 hoạt động của các NMĐ phụ thuộc vào xu hướng biến động sản xuất, tiêu thụ đường và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Giai đoạn 2011 - 2020 Việt Nam thực hiện các cam kết với AFTA và WTO, ngành mía đường phải cạnh tranh với thị trường đường trong khu vực và thế giới, sẽ có những thách thức và khó khăn, đặc biệt đối với các NMĐ có hiệu quả kinh tế thấp. Dự kiến tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt khoảng 1 - 2%/năm, đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước với nhu cầu khoảng 2,1 triệu tấn (đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn). Nhu cầu diện tích mía nguyên liệu đạt khoảng 300 nghìn ha, năng suất đạt 75 - 80 tấn/ha và sản lượng mía 24 triệu tấn. Các giải pháp cần thực hiện: a. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp, giảm giá thành đường, tăng sức cạnh tranh. Những NMĐ sản xuất có hiệu quả sẽ căn cứ vào khả năng phát triển của vùng nguyên liệu để mở rộng CSTK. b. Đầu tư phát triển toàn diện từ sản xuất mía nguyên liệu, chế biến đường, các sản phẩm sau và bên cạnh đường, đến phat triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, gắn kết quyền lợi của người trồng mía với sản xuất và tiêu thụ đường. c. Cùng với sự phát triển của ngành mía đường, sau năm 2010 dự kiến các NMĐ sẽ điều chỉnh quy mô, phân bố tập trung ở 4 khu vực, đó là: - Khu vực Thanh Hóa - Nghệ An, là vùng sản xuất mía đường có nhiều lợi thế, tổng CSTK đạt khoảng 35 nghìn TMN; trang thiết bị công nghệ chế biến khá hiện đại, sản phẩm đa dạng, loại đường RE chiếm tỷ lệ cao, có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. - Khu vực Khánh Hòa - Phú Yên - Gia Lai, là vùng sản xuất mía đường ổn định truyền thống và có hiệu quả cao nhất của các tỉnh DHNTB, tổng CSTK đạt khoảng 16 - 16,3 nghìn TMN, chất lượng mía tốt, sản phẩm đa dạng, tương lai sẽ được đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng, có điều kiện để cạnh tranh và hội nhập. - Khu vực Tây Ninh, đây là vùng sản xuất mía đường rất tập trung, chất lượng mía tốt, với tổng CSTK đạt khoảng 15 nghìn TMN, trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng, cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. - Khu vực Hậu Giang - Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre, là vùng sản xuất mía nguyên liệu có quy mô lớn nhất ở ĐBSCL, diện tích tập trung, năng suất mía đạt cao, có khả năng cung cấp khối lượng lớn sản lượng mía cho các NMĐ trong vùng; dự kiến tổng CSTK khoảng 19,8 nghìn TMN, với thời gian chạy máy từ 210 - 220 ngày/năm. IV. Quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu cho các NMĐ: 1. Mục tiêu phát triển mía nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ khối lượng cho các NMĐ hoạt động đạt CSTK, tạo vùng nguyên liệu ổn định. a. Bố trí mía nguyên liệu phù hợp với các yêu cầu sinh thái tốt nhất, tập trung, cự ly vận chuyển tối ưu, có khả năng đàu tư thâm canh đạt năng suất, chữ đường cao, tăng khả năng cạnh tranh của mía vói các loại cây trồng khác. b. Đầu tư xây dựng vùng mía nguyên liệu của riêng từng NMĐ, với quy mô diện tích tập trung, chủ động trên 70% nguyên liệu trong mỗi thời vụ ép. Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường đầu tư thâm canh mía, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật canh tác, coi trọng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất mía nguyên liệu. c. Thực hiện đồng bộ các quy chế và chính sách, áp dụng linh hoạt các thỏa thuận và hợp đồng kinh tế về đầu tư, bao tiêu, thu mua sản phẩm mía nguyên liệu, để nâng cao trách nhiệm, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người trồng mía và các NMĐ. 2. Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu: Khả năng đất trồng mía theo các vùng trong cả nước: Khả năng đất trồng mía trên 3 nhóm chính là: Nhóm đất đồi 175 - 185,0 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 56,8%, phân bố ở tất cả các vùng mía trong cả nước (trừ vùng ĐBSCL); nhóm đất ruộng và chuyên màu có 114,5 nghìn ha, chiếm 36%, tập trung nhiều nhất 3 vùng DHNTB, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Đất trồng mía có quy mô diện tích nhỏ tập trung nhiều ở các tỉnh vùng TDMNBB và DHNTB, chiếm tới 25 - 30% tổng đất trồng mía của 2 vùng. Các vùng đất trồng mía đa số đã định hình, gắn với các NMĐ. Quá trình phát triển sẽ có một số diện tích chuyển đổi từ trồng lúa, màu nằm trên nền địa hình thấp và cây dài ngày sang trồng mía, để có điều kiện thâm canh; đồng thời những diện tich trồng mía không phù hợp, năng suất thấp sẽ được chuyển sang cây trồng khác. Bảng 2.4.Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu năm 2010 Hạng mục Tổng số Trong đó Đất đồi Đất ruộng Đất bãi Toàn Quốc 317220 183830 114470 18920 TDMNBB 24690 21990 470 2230 Bắc TB 86180 73250 3540 9390 DHNTB 60150 32050 24840 3260 Tây Nguyên 31000 25660 1300 4040 Đông Nam Bộ 55200 30880 24320 - ĐBSCL 60000 - 60000 - Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước 3. Diện tích, năng suất và sản lượng mía toàn quốc năm 2010: Bảng 2.5.Dự kiến sản xuất mía nguyên liệu của các vùng Hạng mục DT NS SL Toàn Quốc 300000 65.8 19739.1 ĐBSH 1900 61.1 116.0 TDMNBB 23100 56.6 1307.1 Bắc TB 80700 66.3 5351.0 DHNTB 50300 56.1 2822.0 Tây Nguyên 30900 60.6 1873.0 Đông Nam Bộ 54000 63.5 3429.0 ĐBSCL 59100 81.9 4841.0 Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước Tương lai mía nguyên liệu sẽ tập trung tại 4 vùng lớn là: vùng Bắc Trung Bộ quy mô diện tích khoảng 80 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích mía của cả nước; vùng DHNTB có khoảng 50 nghìn ha, chiếm 17%; vùng Đông Nam Bộ có khoảng 54 nghìn ha, chiếm 18% và vùng ĐBSCL khoảng 59 nghìn ha, chiếm 20%. Đầu tư thâm canh để tăng năng suất mía ở tất cả các vùng, trong đó cần tập trung thâm canh mía cao hơn ở 3 vùng có nhiều lợi thế là Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. 4. Nâng cao chất lượng mía nguyên liệu: Dự báo năm 2010, chữ đường đạt 10,8 CCS, tăng cao hơn một số so với hiện nay, tỷ lệ tiêu hao mía/đường là 9,8 giảm đi hơn một số. Những vùng có điều kiện sinh thái thuận lợi, và biên độ nhiệt chênh lệch lớn, chất lượng mía tốt hơn. Bảng 2.6.Chất lượng mía nguyên liệu của các vùng có NMĐ Hạng mục Năm DT mía (ha) NS (tấn/ha) Chữ đường (CCS) Tạp chất Tỷ lệ mía/ đường Toàn Quốc 2010 260600 67.3 10.8 1.3 9.8 TDMNBB 2010 27600 60.1 11.6 0.8 9.9 Bắc TB 2010 80000 66.5 11.4 1.1 9.1 DHNTB 2010 32000 57.2 11.0 1.6 10.0 Tây Nguyên 2010 29000 60.0 10.7 1.5 9.4 Đông Nam Bộ 2010 44500 64.8 9.8 1.5 10.3 ĐBSCL 2010 57500 82.0 9.7 1.6 10.0 Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước V. Giải pháp chủ yếu cần đầu tư để phát triển ổn định ngành mía đường: 1. Giải pháp đầu tư để ổn định vùng mía nguyên liệu: Giải pháp quy hoạch vùng mía nguyên liệu của các NMĐ: 1.1. Quan điểm chung về quy hoạch vùng mía nguyên liệu: - Đối với vùng nguyên liệu: tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu của từng nhà máy, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, tạo nên những vùng nguyên liệu tập trung lớn. - Đối với nhà máy: trước mắt cũng như lâu dài, không xây dựng nhà máy đường mới. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới, xem xét cho mở rộng công suất hợp lý đối với một số nhà máy có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu, giữ tổng công suất nhà máy đường vào năm 2010 không vượt quá 105.000 TMN 1.2. Dự kiến quy hoạch cụ thể đối với các nhóm NMĐ: a. Nhóm các NMĐ đủ đất trồng mía, đủ nguyên liệu, tổ chức sản xuất có hiệu quả sản xuất có lãi (gọi là nhóm 1): Tổng số có 12 NMĐ, bao gồm các NMĐ là: Lam Sơn, Nghệ An Tate & Lyde (vùng Bắc Trung Bộ); KCP - Phú Yên (vùng DHNTB); An khê, Bourbon - Gia Lai, 333 - Đắk Lắk (vùng Tây Nguyên), Nước Trong (vùng Đông Nam Bộ); Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp và Vị Thanh (vùng ĐBSCL). Cần đầu tư các giải pháp như sau: - Quy hoạch những khu vực tập trung, thuận lợi đầu tư thâm canh cao, nhằm mục tiêu đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo đủ và ổn định sản lượng mía cho chế biến với công suất cao nhất. - Hoàn thiện các cơ chế chính sách thu mua nguyên liệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm giữa người trồng mía với NMĐ để vùng nguyên liệu phát triển bền vững. - Gắn quy hoạch vùng mía nguyên liệu với từng bước đưa NMĐ vào hoạt động, với sự đa dạng các loại sản phẩm, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, khi điều kiện cho phép có thể mở rộng CSTK của nhà máy, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. b. Nhóm NMĐ với vùng mía có chất lượng tương đối tốt, đất trồng mía ổn định nhưng phân tán, tưới nước hạn chế và năng suất mía ở mức trung bình khá (gọi tắt là nhóm 2): Tổng số có 11 NMĐ là: Sơn Dương, Hoà Bình (vùng TDMNBB); Nông Cống, Sông Con (vùng Bắc Trung Bộ); Bình Định, Ninh Hoà và Phan Rang (vùng DHNTB); La Ngà, Thô Tây Ninh (vùng ĐNB); Hiệp Hoà, Nagarjuna (vùng ĐBSCL). Các giải pháp cần đầu tư là: - Cần có quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu của từng NMĐ, để xác định chính xác diện tích ổn định, chủ động sản xuất mía nguyên liệu cho NMĐ, diện tích khó khăn, không chủ động sản xuất, để có giải pháp đầu tư phù hợp. Quy hoạch vùng mía tập trung tối thiểu đạt 70% diện tích, để chủ động nguyên liệu cho chế biến. - Tập trung xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích, liên kết tốt với hộ nông dân trồng mía để tăng khả năng cung cấp mía cho NMĐ. - Một số vùng nguyên liệu mía có nguy cơ bị thu hẹp do phát triển đô thị và khu công nghiệp dịch vụ, do vậy bên cạnh có gắng đầu tư thâm canh để tăng sản lượng mía, cần chủ động tìm diện tích đất mới, đất chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía để bổ sung nguồn mía nguyên liệu. c. Nhóm các NMĐ có vùng mía khó khăn do thiếu hụt đất trồng mía, đa số năng suất mía thấp và mía nguyên liệu không ổn định, không đủ cho chế biến (gọi tắt là nhóm 3): Tổng số có 14 NMĐ là: Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La (vùng TDMNBB); Việt Đài, Sông Lam (vùng Bắc Trung Bộ); Quảng Phú, Phổ Phong, Tuy Hoà, Cam Ranh (vùng DHNTB); Đắk Nông (vùng Tây Nguyên); Bourbon - Tây Ninh (vùng ĐNB); Kiên Giang và Thới Bình (vùng ĐBSCL). Cần đầu tư các giải pháp là: - Cần tiếp tục đầu tư duy trì, củng cố vùng nguyên liệu, giữ ổn định, đầu tư thâm canh dần từng bước tăng năng suất và sản lượng mía. - Kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, có chính sách ưu đãi chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác hiệu quả thấp sang trồng mía để ổn định vùng nguyên liệu. - Cần xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích người trồng mía, gắn chặt chẽ quyền lợi và nghĩa vụ trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu cho NMĐ. - Cần có các biện pháp hữu hiệu, gắn hiệu quả sản xuất của NMĐ, với tổ chức phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu. d. Đầu tư tập trung cho các vùng sản xuất mía nguyên liệu có lợi thế: Đã xác định những vùng sản xuất mía nguyên liệu có lợi thế là: vùng Thanh Hoá - Nghệ An, vùng Khánh Hoà - Phú Yên - Gia Lai, vùng Tây Ninh và vùng ĐBSCL, trong đó có 2 vùng đặc biệt có lợi thế, cần tập trung đầu tư cao, đó là: - Vùng Thanh Hoá - Nghệ An, quy mô đất trồng mía khoảng 80 nghìn ha, năng suất có thể đạt từ 65 - 70 tấn/ha, sản lượng mía đạt 5,0 - 5,5 triệu tấn; chất lượng mía tốt, trữ đường cao. - Một số tỉnh ở vùng ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang với quy mô diện tích mía đứng khoảng 50 - 55 nghìn ha, năng suất có thể đạt từ 83 - 90 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,3 - 4,5 triệu tấn, chiếm khoảng 85% quy mô sản xuất mía của vùng ĐBSCL. Giải pháp với 2 vùng nêu trên là: Cần đầu tư tập trung cao về quy hoạch các khu vực sản xuất mía; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình tưới và tiêu nước, hệ thống giao thông nội đồng; đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để thâm canh; có các chính sách cho vay vốn và thu mua mía nguyên liệu để giữ vững, phát triển ổn định, thu hoạch mía đạt hiệu quả cao. 2. Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ thâm canh mía: Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hoá... để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía. Coi đây là biện pháp cơ bản để đảm bảo đủ mía nguyên liệu, nâng cao hiệu quả cho người trồng mía và nhà máy, tăng sức cạnh tranh trong hội nhậo kinh tế quốc tế. Cụ thể là: - Về giống: Để tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng mía, cần bố trí hệ thống giông mía mới có chất lượng cao, năng suât cao, với cơ cấu giống có tỷ lệ hợp lý, bao gồm các giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, tăng khả năng giải vụ mía phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Đây là giải pháp khoa học và công nghệ quan trọng, yêu cầu các vùng mía nguyên liệu sớm tổ chức thực hiện có hiệu quả. + Xây dựng hệ thống nhân giống mía 3 cấp theo Đề án: "Phát triển giống mía cho vùng nguyên liệu các nhà máy đường giai đoạn 2003 - 2008" đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 5335 QĐ/BNN-KH ngày 02/12/2003. + Thông qua Chương trình giống, cho nhập nội bộ giống mía để khảo nghiệm; nhập nhanh các giống mía qua khảo nghiệm được đánh giá tốt của các nước có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan... Mỗi năm dự kiến sẽ nhập 5.000 tấn giống cơ bản (30% nhu cầu), tổng số mía sẽ nhập đến năm 2010 khoảng 20.000 tấn. - Thực hiện đồng bộ và chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật canh tác mía như: Bón phân, bảo vệ thực vật, chăm sóc mía theo đúng quy định kỹ thuật, tăng khả năng tưới cho mía, thu hoạch và bảo quản tốt sản phẩm... Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, tăng cường đàu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía. - Khuyến khích các nhà máy đường hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá các khâu làm đất, băm lá, rạch hàng, bón phân, thu hoạch mía, ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh mía, khắc phục tình trạng thiếu lao động. Đẩy mạnh cơ giới hoá khâu làm đất trồng mía, đồng thời nghiên cứu áp dụng cơ giới hoá khâu thu hoạch mía, để giải quyết vấn đề thiếu lao động ở đa số các vùng mía và giảm giá thành mía nguyên liệu. 3. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng mía: 3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía, bao gồm: a. Đầu tư hệ thống các công trình thuỷ lợi tưới và tiêu cho mía. b. Đầu tư hệ thống đường giao thông nội vùng. c. Đầu tư về cơ sở hạ tầng để nhân và cung ứng giống mía. d. Đầu tư các bến bãi tập kết mía nguyên liệu của các NMĐ. Thực hiện chính sách huy động vốn và sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, giao thông, thuỷ lợi...) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển mía. Phấn đấu đến năm 2010, diện tich mía được tưới trên 40%. 3.2.. Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu: Thực tế cho thấy cần phải tăng cường vốn đầu tư cho công tác khuyến nông, chuyển giao các TBKT và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía nguyên liệu. Cơ cấu vốn đầu tư dự kiến có tỷ lệ như sau: Tổng số: 100% - Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng: 10 - 15% - Vốn khuyến nông TBKT chiếm: 5 - 7% - Vốn vay cho sản xuất chiếm: 50 - 55% - Vốn tự có của dân chiếm: 23 - 35% Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu cần được khai thác bằng nhiều nguồn và lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án trên địa bàn của các ngành và địa phương... 4. Giải pháp về tổ chức thu mua mía nguyên liệu: Theo dự kiến của các NMĐ, trong các năm tới trên 90% diện tích mía nguyên liệu được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân, trong đó diện tích mía hợp đồng có đầu tư, chiếm khoảng 75 - 85%. Các NMĐ, cùng với địa phương có vùng nguyên liệu, cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế về phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía đường, của Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã ban hành. Khuyến khích các hình thức liên kết hộ, nhóm hộ, các tổ chức sản xuất mía như thành lập công ty Cổ phần nguyên liệu mía, hợp tác xã dịch vụ... để chủ động thu mua, tiêu thụ mía nguyên liệu. Riêng đối voéi vùng ĐBSCL có đặc điểm có vùng chín sớm, có vùng chín muộn, thời gian thu hoạch mía khá tập trung, do vậy có thể xem vùng sản xuất mía nguyên liệu ở ĐBSCL như là vùng mía nguyên liệu chung cho tất cả các NMĐ trong vùng. Như vậy giữa các NMĐ, cùng với địa phương cần có sự phối hợp, hợp tác trong việc đầu tư vùng nguyên liệu và tổ chức thu mua mía có hiệu quả và ổn định. 5. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan tới vùng mía nguyên liệu, bao gồm: a. Có chính sách đầu tư thu mua mía nguyên liệu theo các đối tượng: - Đối với nhóm các NMĐ thiếu nguyên liệu. - Đối với nhóm các NMĐ đủ và thừa nguyên liệu. b. Có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng mía nguyên liệu. c. Có chính sách hỗ trợ đối với hộ trồng mía về khuyến nông và vay vốn. d. Thực hiện các chính sách theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển vùng mía nguyên liệu cho các NMĐ. e. Nghiên cứu để có chính sách chia lợi nhuận từ sản xuất mía đường cho người trồng mía... f. Cải tiến các cơ chế, chính sách và tổ chức có liên quan đến phát triển mía đường. VI. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ đường: 1. Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh và dứt điểm các yêu cầu theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, đây là yêu cầu đầu tiên bắt buộc để làm cơ sở củng cố và phát triển ngành công nghiệp chế biến đường khi hội nhập quốc tế. 2. Đầu tư nâng cấp, đồng bộ, hiện đại hoá máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh, đó là nhiệm vụ sống còn của tất cả các NMĐ khi tham gia thị trường thương mại thế giới. Giảm giá thành sản xuất đương là mục tiêu trực tiếp của tất cả các NMĐ, dựa trên cơ sở giảm tối đa các chi phí trung gian, tăng tỷ lệ giá trị quốc gia trong giá thành sản xuất đường. Đồng thời hình thành cơ cấu giá thành sản xuất đường hợp lý, trong đó tỷ lệ chi phí mía nguyên liệu dao động từ 65 - 70% trong tổng giá thành. 3. Tận dụng cơ hội để mở rộng cơ suất và tăng cường sản xuất đa dạng hoá các sản phẩm, phụ phẩm từ chế biên đường, đặc biệt chú ý tới các loại sản phẩm mới có triển vọng như sản xuất cồn công nghiệp, sản xuất điện... thực hiện kinh doanh tổng hợp; tổ chức, phối hợp giải quyết có hiệu quả, đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ sản phẩm. 4. Cần xây dụng chương trình cấp quốc gia dài hạn về nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của ngành mía đường, đồng thời rà soát điều chỉnh một số chính sách về thuế, tín dụng... để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu đường khi có điều kiện. 5. Hoàn thiện hệ thống quản lý: củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các NMĐ theo khuynh hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các nhà máy sản xuất đưòng đều đạt tiêu chuẩn quản lý theo ISO. 6. Thị trường: tăng cường phối hợp trong tiêu thụ, chủ động thích ứng thị trường. Củng cố và phát huy vai trò của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thực hiện tốt chức năng phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ; tăng cường hệ thống thông tin, dự báo thị trường; xúc tiến thương mại và khoa học kỹ thuật; xây dựng quỹ bảo hiểm, phòng chống rủi ro của ngành mía đường. 7. Đào tạo nguồn nhân lực: tổ chức tốt công tác đào tạo, để có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới. Sau mỗi vụ sản xuất, các nhà máy phải tiếp tục tổ chức cho cán bộ, công nhân học tập, đào tạo lại, bổ túc thêm kiến thức chuyên môn để công tác quản lý tổ chức điều hành trong sản xuất ngày càng tốt hơn; có kế hoạch đào tạo dài hạn, nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn cho cán bộ và công nhân ở các vị trí chủ chốt. Đặc biệt chú ý đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông vụ, tăng cường tập huấn cho nông dân trồng mía về kỹ thuật thâm canh, cơ giới hoá khâu làm đất, trồng, thu hoạch và các thông tin khoa học về mía đường. VII.Công tác tổ chức thực hiện và xác định bước đi. 1.Tổ chưc nghành mía đường. 1.1.Củng cố nâng cao năng lực họat động điều phối cũng như bộ máy của Hiệp hội Mía đường Việt Nam,để có thể đại diện có hiệu quả cho những người sản xuất mía và đường trong phối hợp hành động,trong các quan hệ,giao dịch trong và ngoài nước 1.2.Sắp xếp lại các Tổng công ty Mía đương,để họat động có hiệu quả tốt hơn,gắn chặt chẽ với các NMĐ và các vùng mía nguyên liệu.Về lâu dài,khi thuận lợi có thể hình thành tập đoàn sản xuất mía đường của cả nước. 1.3.Đầu tư nâng cấp,có chính sách ưu đãi và cơ chế hoạt động tốt hơn cho Trung tâm nghiên cứu Mía đương,thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam,cũng như các Trung tâm nhân giống mía ở các vùng nhăm chuyển giao tiến bộ của giống mía vào sản xuất đại trà. 2.Bước đi trong từng giai đoạn. 2.1.Giai đoạn 2006-2010. +Tập trung củng cố và thực hiệ dứt điểm các yêu cầu theo QĐ 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 cảu Thủ tướng CP về xử lý các khó khăn về tài chính và tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp sản xuất đường. +Xây dựng phương án đầu tư phát triển,chủ động hội nhập phủ hợp với xu thế và quá trình Việt Nam tham gia WTO và AFTA tới năm 2010 và sau 2010/ +Phát triển vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đường,trong dó chú trọng ứng dụng giống mía mới và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng nguyên liệu.Quan tâm đầu tư phát triển các vùng mía nguyên liệu có nhiều khó khăn của các NMĐ ở các tỉnh TDMNPB,DHNTB và Tây Nguyên. +Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào các khâu sản xuất mía và chế biến đừong.Trước tiên là khâu giống mía,tăng độ ẩm cho mía,nâng cao năng suất và chất lượng mía,nâng cao hiệu suất thu hồi đượng,giảm giá thành sản xuất đương,tăng tỷ trọng giá trị quốc gia trong chi phí sản xuất đường.Đào tạo cán bộ quản lý,kỹ thuật và công nhân lành nghệ cho nghành mía đường. -Củng cố,nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội mía đương,đáp ứng yêu cầu điều phối,đại diện cho các cơ sở sản xuất mía và đường trong cả nước. +Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đương,sau và bên cạnh đường. 2.2.Giai đoạn 2011-2020. +Tiếp tục củng cố phát triển sản xuất của các NMĐ,trong tâm là các NMĐ đã sản xuất ổn định,phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế,có khả năng cạnh tranh. +Điều chỉnh và mở rộng công suất thiết kế của 1 số nhà máy có điều kiện và tiềm năng,để tăng quy mô sản xuất đường,trong đó đóng vai trò chủ lực là các NMĐ có công suất thiết kế lớn ở vùng BTB,NTB và ĐBSCL +Đầu tư theo chiều sâu để nâng hiệu suất ép,tăng thu hồi và chất lượng sản phẩm,nâng cơ cấu sản phẩm đương RE từ 30% đến 50-55%. +Tiếp tục phát triển vung nguyên liệu mía cho các NMĐ,nhất là các nhà máy có mở rộng công suất.Đầu tư thâm canh,chuyển đổi sử dụng đất,hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trrung,trên cơ sở đó đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng nguyên liệu.Đào tạo cán bộ cho nghành mía đường. +Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,công nghệ vào sản xuất mía và chế biến đừong theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư,giảm chi phí và giá thành sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh,đảm bảo sản xuất ổn định +Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đương,hướng trong tâm là thị trường trong nước,có 1 phần sản phẩm đường xuất khẩu để tái đầu tư phục vụ sản xuất. 3.Các Nội dung cần ưu tiên Đầu tư. 3.1.Xử lý các khó khăn về tài chính của các NMĐ,cụ thể: +Cần khẩn trương hoàn thành phê duyệt quyết toán Vốn đầu tư xây dựng các NMĐ. +Xử lý dứt điểm các tồn tại mà Kiểm toán Nhà nước kiến nghị trong báo cáo kết quả kiểm toán đối với từng NMĐ. +Khẩn trương sắp xếp lại sản xuất chuyển đổi sở hữu CPH,bán hoặc phá sản DN 3.2.Phát triển vùng mía nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các NMĐ: +Các địa phương và NMĐ chỉ đạo rà soát xây dựng vùng mía nguyên liệu trên địa bàn;có chính sách khuyến khích người trồng mía đồn điền,đồi thửa thực hiện chuyển đổi sử dụng đất để có vung mía tập trung và ổn định. +Đầu tư thực hiện dự án về giống mía,trước tiền là các trung tâm nhân giống mía ở các vùng;củng cố mạng lưới sản xuất,cung cấp và chuyển giao công nghệ giống từ các đơn vị nghiên cứu đến người sản xuất. +Tăng cường công tác khuyến nông ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,ban hành quy trình thâm canh mía phù hợp với từng vùng sinh thái;Xây dựng các mô hình thâm canh mía cao sản;đào tạo cán bộ khuyến nông cơ sở,…nhằm tăng năng suất và chất lượng mía nguyên liệu +Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng mía nguyên liệu như công trình thủy lợi,giao thông nội đồng,bến bãi tập trung chuyển nguyên liệu,… +Có cac giải pháp ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa cho các khâu sản xuất và thu hoạch +Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm phát triển vung nguyên liệu mía;thực hiện tốt Quy chế hợp đồng thu mua mía nguyên liệu giữa các NMĐ và người trồng mía đã được Bộ NN&PTNT ban hành. 3.3.Chỉ đạo các NMĐ đầu tư chiều sâu Qua đó nâng cao hiệu suất thu hồi đường,nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường,mở rộng công suất phù hợp với vùng mía nguyên liệu;đa dạng hóa các sản phẩm sau và bên cạnh đường như cồn,phân bón,rỉ mật,ván ép,men vi sinh,bánh kẹo,bột giấy,phát điện,… thu hiệu quả kinh tế tổng hợp,làm cơ sở phát triển toàn diện kinh doanh mía đường. HẾT Kết luận Nói tóm lại,Mía đường ở nước ta vẫn đang còn là 1 nghành Nông nghiệp non trẻ,chưa thực sự phát triển với nhu cầu và khả năng tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu nhập khẩu.Thực trạng sản xuất Mía đường tại các nhà máy,các vùng vẫn đang còn rất nhiều tồn tại,vướng mắc chưa thể tháo gỡ trong công tác đầu tư cũng như công tác quản lý,nâng cao hiệu quả sản xuất. Nếu đem so sánh nghành Mía đường của Việt Nam với các nghành Mía đường của các nước có nghành sản xuất Mía đường phát triển trên thế giới,chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt to lớn trong hiệu quả sản xuất cũng như tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu.Công tác quản lý vẫn còn gây nhiều bức xúc cho những cán bộ đứng đầu. Tuy nhiên,cũng không thể phủ định những kết quả mà nghành Mía đường mang lại cho nền Kinh tế trong thời gian qua.Nghành Mía đường có thể hiện nay chưa thực sự phát triển,nhưng chúng ta đã có 1 nền tảng cơ sở hạ tầng nghành khá bền vững,có thể đáp ứng tốt những nhu cầu Đầu tư nghành Mía đường trong tương lai không xa. Với xu thế trong tình hình nước ta đã hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO),trong thời gian tời,nhu cầu và vốn đầu tư sẽ được cải thiện hơn nữa,cộng với những ưu thế về điều kiện tự nhiên,nghành Mía đường nước ta sẽ là một nghành có triển vọng phát triển và tiến xa trong tương lai gần. Một số giải pháp em xin nêu ra ở trên chỉ là 1 số giải pháp nhất thiết trước mắt cho yêu cầu Đầu tư phát triển nghành Mía đường trong rất nhiều các giải pháp khác cho sự phát triển bền vững nghành Mía đường. Với nhận thức từ thực tế còn hạn hẹp cùng với một nền tảng kiến thức chưa vững vàng,bài viết của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót,kính mong sự thông cảm và sự giúp đỡ của các thầy cô hơn nữa để em có thể hoàn thiện thêm nhận thức từ đề tài nói riêng và kiến thức của em nói chung. Danh mục Tài liệu Tham Khảo.’ 1.Rà soát Tổng quan nghành mía đường-Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiêp-Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 2.Chương trình Hội nghị Tổng kết sản xuất Mía đường vụ 2005-2006. +Báo cáo KQ Sản xuất Mía đường Mía đường Vụ 2005-2006 và phương hướng cho Vụ 2006-2007.Bộ NN&PTNT +Báo cáo tình hình sản xuất Mía nguyên iệu vụ 2005-2006 và phương hướng,giải pháp phát triển trong thời gian tới.Bộ NN&PTNT. 3.Báo cáo sản xuất Mía đường 5 năm 2001-2005 va phương hướng phát triển giai đoạnh 2006-2010.Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Vụ Kinh tế Nông nghiệp 4.Định hướng phát triển Mía đường.Vụ Kinh tế Nông nghiệp-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5.Cơ hội và Thách thức hội nhập của nghành Mía đường VN-Hiệp hội Mía đường VN 6.Giải pháp cơ bản để nghành Mía đương phát triển bền vững-Nguyễn Xuân Thảo-Vụ Kinh tế NN-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 7.Tạp chí Thời báo Kinh tế. 8.Một số trang Web: +Trang tin điện tử của Bộ Tài Chính. +Www.VNExpress.com.vn +Www.Isgmard.org.vn. +Www.Dantri.com.vn +Www.moj.gov.vn. +Www.ngoisao.net. +Www.vovnews.vn + Www.toasoan@nhandan.org.vn Mục Lục Lời mở đầu. Chương I: Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua I.Vài nét chung về nghành mía đường ở Việt Nam 1.Về sản xuất mía của Việt Nam 1.1.Về điều kiện khí hậu 1.2.Tình hình sản xuất mía a.Giai đoạn 1980-1994. b.Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 1.3.Đặc điểm vùng nguyên liệu và giống mía 2.Về chế biến đường ở Việt Nam. 2.1.Tăng trưởng của công nghiệp chế biến đường. a.Trước năm 1995 b.Từ năm 1995. 2.2.Cơ sở sản xuất tiểu thủ công 3.Thị trường tiêu thụ đường. 3.1.Thị trường nội địa. 3.1.1.Thị trường tiêu thụ đường gián tiếp. 3.1.2.Tình hình nhập khẩu đường. 3.1.2.Xu hướng biến động giá đường. 3.2.Thị trường đường thế giới. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường. 4.1.Vùng nguyên liệu trồng mía. 4.2.Điều kiện thời tiết,khí hậu. 4.3.Quan hệ cung cầu thị trường. 4.4.Giá thị trường(trong nước và quốc tế) II.Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Vốn và cơ cấu nguồn vốn. 1.1.Quy mô và tốc độ tăng vốn trong hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ỏ nước ta trong thời gian qua. 1.2.Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển mía đường. 2.Nội dung đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam. 2.1. Đầu tư xây dựng vùng mía nguyên liệu. 2.1.1. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng TDMNBB: 2.1.2. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu các NMĐvùng bắc trung bộ : Vùng Bắc 2.1.3 .Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng DHNTB 2.1.4.. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng Tây Nguyên : 2.1.5.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của NMĐ vùng Đông Nam Bộ . 2.1.6.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng ĐBSCL 2.2. Đầu tư Nhà máy đường(NMĐ), Máy móc thiết bị sản xuất đường và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 2.2.1.Các Nhà máy đường 2.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât 2.2.3.Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nhằm cơ giới hóa các quá trình sản xuất mía đường. 2.3.Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ sản xuất cho các Nhà máy đường. II.Đánh giá tác động của Hoạt động đầu tư đến phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Về Giá trị,kết quả sản xuất. 1.1.Về sản xuất mía. 1.2.Về chế biến đương. 1.3.Sản xuất đường đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nuwocs 2.Về Doanh thu và lợi nhuận. 3.Về phát triển xây dựng vùng mía nguyên liệu. III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam. 1.Những kết quả đạt được. 1.1.Về huy động vốn. 1.2.Về sử dụng vốn. 2.Hạn chế và nguyên nhân. 2.1.Những hạn chế làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nghành mía đường 2.1.1.Về nguyên liệu. 2.1.2.Về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các NMĐ 2.1.3.Về sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy,công ty đường thiếu hiệu quả 2.2.Nguyên nhân của những hạn chế. 2.2.1.Nguyên nhân khách quan. 2.2.2.Nguyên nhân chủ quan. Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động Đầu tư phát triển ngành mía đường Việt Nam trong thời gian tới I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: 1. Hiện trạng về mức tiêu thụ đường bình quân đầu người: 2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: 3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế: 3.1. Xu hướng sản xuất đường trên thế giới tác động đến sản xuất đường của Việt Nam: 3.2. Xu hướng biến động giá đường: 3.3. Xu hướng xuất, nhập khẩu đường trên thế giới: 3.4. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam: 3.4.1. Thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tạo cơ hội và tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: 3.4.2. Lộ trình giảm thuế đường theo AFTA: 3.4.3. Tác động của tự do hoá thương mại và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế: II. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành mía đường tới năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020: 1. Quan điểm phát triển: 2. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển: 2.1. Năm 2001: 2.2. Tầm nhìn phát triển mía đường đến năm 2020: 3. Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm đường: III. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010 và tầm nhìn năm 2020: 1. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010: 1.1. Quy mô sản xuất mía đường: 1.2. Dự kiến quy mô sản xuất đường theo vùng: 1.3. Định hướng phát triển các loại sản phẩm sau và bên cạnh đường: 2. Định hướng phát triển đường thủ công tới năm 2010: 3. Tầm nhìn phát triển các NMĐ tới năm 2020: IV. Quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu cho các NMĐ: 1. Mục tiêu phát triển mía nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ khối lượng cho các NMĐ hoạt động đạt CSTK, tạo vùng nguyên liệu ổn định. 2. Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu: 3. Diện tích, năng suất và sản lượng mía toàn quốc năm 2010: 4. Nâng cao chất lượng mía nguyên liệu: V. Giải pháp chủ yếu cần đầu tư để phát triển ổn định ngành mía đường: 1. Giải pháp đầu tư để ổn định vùng mía nguyên liệu: 1.1. Quan điểm chung về quy hoạch vùng mía nguyên liệu: 1.2. Dự kiến quy hoạch cụ thể đối với các nhóm NMĐ: 2. Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ thâm canh mía: 3. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng mía: 3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng mía, bao gồm: 3.2.. Vốn đầu tư cho vùng mía nguyên liệu: 4. Giải pháp về tổ chức thu mua mía nguyên liệu: 5. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan tới vùng mía nguyên liệu, bao gồm: VI. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ đường: VII.Công tác tổ chức thực hiện và xác định bước đi. 1.Tổ chưc nghành mía đường. 2.Bước đi trong từng giai đoạn. 2.1.Giai đoạn 2006-2010. 2.2.Giai đoạn 2011-2020. 3.Các Nội dung cần ưu tiên Đầu tư. 3.1.Xử lý các khó khăn về tài chính của các NMĐ,cụ thể: 3.2.Phát triển vùng mía nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các NMĐ: 3.3.Chỉ đạo các NMĐ đầu tư chiều sâu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT20.docx
Tài liệu liên quan