Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật

Nhật Bản là bạn hàng thương mại về thuỷ sản quan trọng của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hàng năm). Thị trường thuỷ sản Nhật có nhiều nét đặc trưng riêng , yêu cầu khắt khe về chất lượng . Hàng thuỷ sản Việt Nam chưa sâm nhập sâu được vào kênh phân phối trên thị trường Nhật chủ yếu là do chất lượng chưa cao , chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng . Từng bước giải quyết những vấn đề này là từng bước xâm nhập sâu hơn vào thị trường thuỷ sản Nhật Bản ( một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng ) . Các doanh ngiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Nhật bản , tiếp thị thông tin một cách đầy đủ , kịp thời và chính xác , đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư , đổi mới thiết bị , nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lí chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất khẩu . Chỉ có vậy , những cơ hội kinh doanh mở ra , xuất khẩu Việt Nam mới được nắm bắt kịp thời . Trong tương lai chúng ta có quyền tin rằng ngành thuỷ sản Việt Nam là ngành xuất khẩu vững vàng trong mọi sự cạnh tranh . Xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn .

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Lời nói đầu Thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong những năm qua . Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD . Đóng góp vào thành tích này không thể không kể đến sự đóng góp từ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản , một trong ba thị trường xuất khẩu thuỷ sản chiến lược của Việt Nam . Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản luôn là một vấn đề đáng được quan tâm . Từ những thu nhập về xu hướng của thị trường Nhật Bản hiện nay , thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông á và những dự báo về thị trường thuỷ sản Nhật Bản đến 2005 . Bằng những nghiên cứu sơ lược , em xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản để tương xứng với tiềm năng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam . Bài viết gồm ba phần : I . Khái quát chung về thị trường thuỷ sản . II .Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua . III . Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật . Nội dung I. Khái quát chung về thị trường thuỷ sản . 1. Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt Nam . Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ thuỷ sản , sản lượng thuỷ sản đánh bắt của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm . Sản lượng đánh bắt tăng từ 576.860 tấn ( năm 1985 ) lên 928.800 tấn ( năm 1995 ) và đạt 1,2 triệu tấn ( năm 2002 ) . Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng từ 231.200 ( năm 1985 ) lên 310.000 tấn ( năm 1995) và 723.110 tấn ( năm 2002 ) . Như vậy , tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng từ 808.100 tấn (năm 1985 ) lên 1,3 triệu tấn ( năm 1995 ) và 2 triệu tấn (năm 2002 ) . Xu hướng tăng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua phù hợp với xu hướng tăng chung của các nước phát triển trong khu vực và thế giới . Đặc biệt là tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản giữa đánh bắt và nuôi trồng khá cân đối (5,5%và 6%). Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta có bước phát triển nhanh về số lượng nhà máy chế biến cũng như là công suất chế biến thuỷ sản . Nếu như năm 1986 công suất chế biến là 210 tấn thành phẩm / ngày thì 10 năm sau đã tăng nên khoảng 800 tấn thành phẩm / ngày . Nhưng cũng theo Bộ thuỷ sản , gần 80% nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên 10 năm trang thiết bị đến nay đã quá lạc hậu , lại thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo được các yêu cầu về số lượng và sản phẩm chế biến . Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản : từ năm 1986 đến năm 1999 số lượng tàu thuyền tăng hơn hai lần , nhưng tổng cộng tăng nên ba lần . Thực hiện chương trình khai thác xa bờ , nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi . Các địa phương đã triển khai 615 dự án , đóng mới 769 tàu , cải hoàn 132 tàu công suất 90 cv . Đến nay số vốn được giải ngân là 6140232 tỷ đồng , đạt 68, 24 % so với tổng nguồn và 450 tàu đi vào sản xuất và đánh bắt hải sản xa bờ . 2. Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản . Việt nam có bờ biển 3260 km với 112 sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá , đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ sản rất phong phú . Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ , một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay . Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vến đề phát triển ngành thuỷ sản , coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn , coi công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất . Có những chương trình , chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc . Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp mọi nơi trên toàn đất nước . ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng . Tuy nhiên , Việt nam có một số vùng sinh thái đất thấp , đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long và châu thổ Sông Hồng là những vùng có dặc điểm thuận lợi nổi trội hơn cả , là nơi có thể đưa nước mặn vào sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ hoặc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa , đây hệ sinh thái có thể tiến hành các hợp đồng nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao và giá thành phải chăng mà không phải hệ sinh thái nào cũng có những lợi thế cạnh tranh đó được . Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một trong những ngành mũi nhọn và là thế mạnh của nền kinh tế nước ta . II . Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật trong thời gian qua . 1 . Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam Những năm gần đây , Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu thuỷ sản , từ năm 2001 vươn lên đứng trong nhóm 10 nước dẫn đầu trên thế giới . Năm 2002 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2,410 triệu tấn trong đó sản lượng khai thác đạt 1,434 triệu tấn , nuôi trồng đạt 0,976 triệu tấn . XKTS đạt 2,022 tỷ USD bao gồm các nhóm sản phẩm chính là tôm đông lạnh ( chiếm 38% - 48% tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu hàng năm ) , cá đông lạnh ( 18% - 22%) , mực khô , cá ngừ và các loại mặt hàng khác . Các sản phẩm TSXK của VN chủ yếu là sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp . Thời gian gần đây , tuy kim ngạch xuất khẩu cá tra , cá basa vào thị trường Hoa Kỳ giảm do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá , nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra , cá basa đang tăng trưởng tại các thị trường Pháp , Nga , Trung Quốc , Hàn Quốc … Các thị trường chính hiện nay của VN là Mỹ ( đứng đầu với tỷ trọng trên 40% về giá trị ) , tiếp theo là Nhật Bản chiếm khoảng 20% , Trung Quốc và Hồng Kông 12% , Liên minh châu Âu ( EU) 5,2% ASEAN 3,9% riêng EU được đánh giá là thị trường khó tính nhất khiến các doanh nghiệp lo ngại khi xuất khẩu vào thị trường này do việc kiểm soát ngặt nghèo dư lượng khánh sinh , đặc biệt là Chloramphenicol , Nitrofuran . Tuy nhiên , giá trị xuất khẩu vào EU có dấu hiệu tăng trong năm 2003 . Ngoài các mặt hàng cá tra, cá basa những năm gần đây kim nghạch xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng rất nhanh . Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đạt 949 triệu USD chiếm 50% tổng trị giá xuất khẩu thuỷ sản . Sáu tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 412 triệu USD trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh xuất khẩu lớn của Việt Nam . ( Báo Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ 15/11/2003 ) Xuất khẩu sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh , chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu . Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông lại tiếp tục giảm về giá trị , còn khối lượng tăng chút ít . Xuất khẩu sang Hàn Quốc , Đài Loan , ASEAN và các thị trường khác tăng đáng kể , phản ánh những nỗ lực mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam . Đến nay thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu vào trên 100 quốc gia và khu vực lãnh thổ , kể cả những thị trường nhỏ bé như Iran , Fiji , Irắc , Xiri , Mali … Với giá trị từ hơn mười nghìn đến vài trăm nghìn USD . Các doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ và thiết bị , thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm . Đến nay đã có trên 200/350 cơ sở được Bộ thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành . Số cơ sở cho phép xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU đã tăng nên 153 . Cục Quản Lý Chất Lượng Thực phẩm Hàn Quốc của hơn 200 cơ sở chế biến thuỷ sản . Đây là điều kiện thuận lợi có thể tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới , đặc biệt với mặt hàng tôm và cá tra . 2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật Mỹ và Nhật vẫn là hai thị trường NK lớn của thuỷ sản Việt Nam , nhưng tình hình đã khác hẳn năm trước : Mỹ giảm 31,4% khối lượng và 29,5% giá trị , trong khi đó Nhật Bản tăng tương ứng 21,7% và 30,9% . Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất của Việt Nam , chiếm 31,9% giá trị , trong khi Mỹ chỉ chiếm 24,7% ( con số này năm 2003 tương ứng là 26,5% và 38%) . Điều này phản ánh : Phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ trong vụ kiện bán phá giá tôm NK vào thị trường này đã gây hậu quả tai hại , khiến mặt hàng tôm vốn là mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh so với các đối thủ . Các nhà xuất khẩu Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là phải tìm kiếm thị trường mới và đổ xô về thị trường Nhật Bản . Tuy các DN thuỷ sản đã tích cực chuyển hướng bằng cách tăng xuất khẩu sang Nhật Bản , EU và các thị trường khác , nhưng điều này không thể bù đắp lượng suy giảm xuất khẩu vào thị trường Mỹ . 3. Những hạn chế , khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản Thuỷ sản là mặt hàng dễ bị các tác động bên ngoài khách quan gây tổn thương bởi các sự kiện lớn như sự kiện 11/9, chiến tranh Iraq , dịch bệnh Sars … ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan từ qui định chặt chẽ mức vệ sinh an toàn thực phẩm , bảo vệ môi trường , bảo vệ thiên nhiên hoang dã , chống bán phá giá . Đây là một trong những rào cản gây nhiều khó khăn vất vả cho các DN Việt Nam . Hơn nữa , xét về thực chất , năng lực cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản VN không bền vững vì ít sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao , nhất là so sánh với ngay các nước trong khu vực như Thái Lan , Trung Quốc … Do đó trong tương lai , các DN Việt Nam một khi muốn hàng hoá của mình thâm nhập vào được các thị trường vừa đòi hỏi về chủng loại sản phẩm đa dạng , có chất lượng còn phải tính đến yếu tố sự cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ . Thực tế , cho thấy các DN XKTS của Việt Nam vừa thất bại trong vụ kiện bán phá giá cá tra , basa vào Mỹ và nay lại tiếp tục đối mặt với vụ kiện phá giá tôm của SSA . Ngoài ra còn những khó khăn khác cần khắc phục trong thời gian tới . Thứ nhất : vẫn chưa có quy hoạch hệ thống chế biến gắn với quy hoạch phát triển nguyên liệu trên từng vùng và trong cả nước , dẫn tới việc năng lực chế biến phát triển nhanh nhưng khả năng cung ứng nguyên liệu XK lại thiếu ở một số thời điểm . Trong thời gian tới nếu việc quy hoạch này không làm tốt sẽ dẫn tới thiếu nguyên liệu , do việc bộc phát dịch bệnh tái diễn triền miên khiến người nuôi thuỷ sản nản lòng vì càng đầu tư càng thô lỗ . Thứ hai : công tác xúc tiến thương mại chưa được thực hiện đúng nơi , đúng đối tượng , đúng nội dung , thị trường thuỷ sản trong nước chưa được quan tâm đúng mức . Thuỷ sản Việt Nam đã được nhiều nhà NK biết đến vì chất lượng tốt nhưng người tiêu dùng thì gần như chẳng biết gì về thuỷ sản Việt Nam . Do đó , trong xúc tiến thương mại phải coi trọng và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu , đặc biệt đối với những sản phẩm như cá tra , cá basa , tôm , sinh thái … Thứ ba : vẫn còn tình trạng bơm trích tạp chất vào nguyên liệu chế biến trong khi các biện pháp kiểm tra , quản lí thị trường chưa đáp ứng yêu cầu . Việc suy giảm chất lượng tôm XK sẽ dẫn đến nguy cơ thuỷ sản Việt Nam không giữ được uy tín tại những thị trường quan trọng như Nhật Bản , EU … Thứ tư : quỹ phát triển thị trường thuỷ sản dù đã được thành lập nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động . Do vậy , những nỗ lực xúc tiến thương mại của từng DN riêng lẻ không thể hiệu quả bằng việc họ tham gia vào lỗ lực chung của toàn bộ cộng đồng trong một chiến lược nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia . Tuy nhiên , xét trong bối cảnh cụ thể của thị trường xuất khẩu trong thời gian qua , đặc biệt có những thời diểm thể hiện sự giảm sút đến mức đáng lo ngại và nhất là so với mức đầu tư của Nhà nước quá ít ỏi cho ngành thuỷ sản , thì dù không đạt được mục tiêu kế hoạch năm các con số trên cũng vẫn thể hiện rõ những lỗ lực rất đáng ghi nhận của toàn thể lao động nghề cá nước ta trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản . Mặc dù có những cố gắng và đạt được kết quả tương đối tốt hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn còn vấn đề cần giải quyết như : khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên ven bờ , chuyển đổi cơ cấu ồ ạt , thiếu quy hoạch , thiếu giống , thiếu trình độ chuyên môn . Trong chế biến vẫn còn 2/3 số doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất và quản lí theo tiêu chuẩn ngành nghề an toàn vệ sinh thực phẩm . Công nghệ chế biến thuỷ sản nhập từ nước ngoài vào vừa cũ vừa lạc hậu do đó không đảm bảo được chất lượng phục vụ cho xuất khẩu . Vậy chúng ta cần phải có công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng phục vụ cho xuất khẩu . Như vậy chúng ta phải có lượng vốn lớn . Giải quyết vến đề vốn là bài toán khó đối với mỗi quốc gia đặc biệt là những nước nghèo và những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay . III . Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản Năm 2005, sản lượng có thể tăng 4% so với năm 2004 . Phấn đấu tăng kim ngạch 14% so với năm 2004 nhờ tăng giá lượng và nâng cao hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu . Thách thức đối với XKTS là thị trường xuất khhẩu . Để tìm kiếm , mở rộng thị trường cần đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Thương mại và Bộ Thuỷ sản , Hiệp hội thuỷ sản và các tổ chức xúc tiến Thương Mại . Tập trung vào các thị trường trọng điểm , đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng khác . Bên cạnh đó để nâng cao giá trị XK đòi hỏi ngành phải tiếp tục đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản sinh thái và khâu chế biến nhằm nâng cao giá trị và hàm lượng chế biến trongg sản phẩm xuất khẩu , đồng thời tiết kiệm tài nguyên nguyên liệu , bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững , nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam . 1. Giải pháp về thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lâu đời của Việt Nam , hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có và duy trì những mối quan hệ nhất định với các bạn hàng Nhật . Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì việc tìm kiếm và mở rộng số lượng các bạn hàng Nhật của các DN Việt Nam là chưa cao và chưa có hiệu quả . Các DN tìm kiếm bạn hàng một cách thụ động , chủ yếu thông qua các tổ chức về thuỷ sản của Việt Nam , qua các hội trợ thuỷ sản quốc tế tại Việt Nam cũng như tại Nhật . Rõ ràng là qua các tổ chức sẽ có độ trễ về thời gian và không phải lúc nào tham gia hội trợ cũng có thể tìm kiếm được bạn hàng ngay . Các hình thức này chỉ tỏ ra có hiệu quả trong thời gian đầu xâm nhập thị trường khi mà cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu Nhật chưa biết nhiều về thị trường của cả hai bên . Nhưng hình thức này cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính . Song lâu dài nó không tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp . Do những ưu điểm của hình thức trên là không phù hợp trong thời gian tới , bên cạnh việc tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng , các tổ chức thương mại các DN chế biến và XKTS cần thiết có những phương pháp mới hiệu quả hơn . Cần thúc đẩy nhanh việc thành lập văn phòng đại diện tại Nhật . Qua đó các DN có thể giao dịch trực tiếp với các bạn hàng và có thể cập nhật được thông tin về các yêu cầu cụ thể của thị trường . Để thành lập văn phòng đại diện không phải là dễ đối với nhiều DN . Vì vậy các DN đầu đàn cần đi tiên phong . Các DN cũng cần phát huy hình thức như gửi cataloge , băng hình hoặc qua thương mại điện tử … Vì theo các báo cáo của JETRO thì XK trực tiếp bằng các hình thức này đang được mở rộng tại Nhật . Bên cạnh đó , cần chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu về lĩnh vực XK . Đội ngũ này sẽ giúp DN tăng cường khả năng tìm kiếm bạn hàng và tránh thua lỗ trong kí kết hợp đồng . 2. Tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch Hiện nay chất lượng sản phẩm thuỷ sản luôn là vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam . Đầu tư vào công ngệ chế biến là một vấn đề chiến lược . Vốn để đầu tư luôn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp . Nếu không tăng đầu tư cho đổi mới công nghệ thì doanh thu lại không tăng và dẫn đến vốn đầu tư cho công nghệ lại càng giảm , và cứ thế sẽ tạo nên một cái vòng luẩn quẩn . Gần đây Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị đưa tiêu chuẩn HACCP áp dụng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu . Vì vậy thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP là giải pháp cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam . Bên cạnh những doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ HACCP thì các doanh nghiệp khác cần tích cực đẩy nhanh quá trình áp dụng tiêu chuẩn này . Chất lượng mà cụ thể là hương vị của sản phẩm như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên liệu đầu vào . Hiện nay nguồn nguyên liệu cho TSXK chủ yếu là từ khai thác ngoài khơi và một phần từ nuôi trồng . Hơn nữa nước ta lại có khí hậu nóng ẩm nên nguyên liệu dễ bị hư hỏng . Vì vậy đầu tư vào ccông nghiệp bảo quản sau thu hoạh là cực kỳ quan trọng . Nếu chỉ chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến mà quên đi đặc điểm này của ngành thuỷ sản Việt Nam thì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thuỷ sản . Bảo quản sau thu hoạch không chỉ đảm bảo chất lượng cho hàng TSXK mà còn tiết kiệm được chi phí do tận dụng được tối đa nguyên liệu đầu vào . 3. Lấy xác nhận trước về chất lượng Chế độ xác nhận trước của thực phẩm nhập khẩu được Nhật Bản đưa vào ứng dụng từ 1994 . Nội dung của chế độ này là kiểm tra trước các nhà máy sản xuất giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất tại nhà máy đó đáp ứng được các qui định của luật an toàn vệ sinh thực phẩm tại Nhật . Nếu TS nhập khẩu vào Nhật được cấp giấy chứng nhận này thì việc tiêu thụ sẽ trở nên dễ dàng hơn , thủ tục nhập khẩu cũng nhanh chóng hơn ( trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày ) . Xác nhận này như một giấy thông hàng giúp hàng thuỷ sản Việt Nam nhanh hơn và đóng vai trò hết sức quan trọng vì giảm chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hoá tại thị trường Nhật . Hiện nay Thái Lan , Mỹ , Autralia, Đài Loan đã đi trước chúng ta một bước về vấn đề này . 4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Đây là cách mà nhiều quốc gia XKTS sang Nhật đã áp dụng thành công đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển . Vì nó giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường Nhật một cách tốt nhất . Với tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì rất cần áp dụng biện pháp này . Các chuyên gia sẽ tư vấn về chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp về mặt công nghệ để đạt được chất lượng theo yêu cầu đặt ra . Một vấn đề đặt ra là chi phí cho các chuyên gia này không thấp chút nào . Hiện nay chính phủ Nhật có các chương trình cử chuyên gia của tổ chức phát triển hải quan Nhật Bản sang giúp đỡ các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam , trong việc cải tiến công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn trên thị trường Nhật . Các đoàn này sẽ làm việc với chính phủ và sau đó là xuống tận các doanh nghiệp . Các doanh nghiệp nên tận dụng tốt cơ hội này để tiếp xúc với các chuyên gia Nhật . Ngoài ra còn có thể liên doang , liên kết với các doanh nghiệp Nhật để sử dụng hình thức trên . Vì hiện nay các công ty nhật đang có xu hướng đầu tư vào các vùng đánh bắt thuỷ sản ở các nước khác và sau đó lại xuất chính các sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản . 5. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Có một tư duy kinh tế rất phổ biến đó là cần sản xuất và bán những gì thị trường cần chứ không phải những gì mình có . Nhìn vào cơ cấu hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật như đã trình bày ở trên có thể thấy rằng ta chủ yếu chỉ xuất được những mặt hàng mà ngành thuỷ sản Việt Nam có tiềm năng chứ chưa đáp ứng được nhu cầu kực kỳ đa dạng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu của Nhật . Do vậy cần tăng cường tìm hiểu thị trường Nhật để lắm bắt kịp thời nhu cầu , đặc trưng , xu hướng của thị trường này . Với sự hỗ trợ nhất định của các tổ chức , các cơ quan chức năng như JETRO , Bộ thuỷ sản , Bộ thương mại … các doanh nghiệp có tìm kiếm được thông tin về thị trường Nhật . Vấn đề đặt ra là ngoài các nguồn này , thì việc các doanh nghiệp tự đi khảo sát là rất tốn kém . Do đó các doanh nghiệp cần tích cực tham gia hội trợ thuỷ sản quốc tế tại Nhật hơn nữa , vừa để giới thiệu sản phẩm vừa kết hợp tìm hiểu thị trường bạn . Việt Nam là một thành viên của ASEAN mà trong khối ASEAN có những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn sang thị trường Nhật Bản như Thái Lan , Inđônêsia , Malaysia . Do vậy các doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của cả nước có khả năng xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang thị trường Nhật Bản để học tập kinh nghiệm của họ . 6. Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản . Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và gia tăng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản . Muốn vậy một mặt các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm kỹ thị trường Nhật Bản để nắm bắt được các nhu cầu từng loại sản phẩm mặt khác cần mở rộng các hình thức liên doanh hợp tác với các nhà đầu tư khác để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Nhật Bản . Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản , ngoài sự hỗ trợ của nhà nước các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô như lập bộ phận nghiên cứu thị trường tiếp thị qua hội trợ , triển lãm , Internet … giới thiệu những mặt hàng mới , xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty ở thị trường Nhật tiếp cận các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam , từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường Thế Giới . Mặt khác , các doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực chuyển sang chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng , như tôm bao bột , tôm viên , tôm luộc …Đồng thời tích cực nhập tôm nguyên liệu ( chủ yếu là tôm biển nước lạnh ) về để chế biến tái xuất khẩu , tận dụng mặt bằng sản xuất và lực lượng lao động khi nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt . Kết luận Nhật Bản là bạn hàng thương mại về thuỷ sản quan trọng của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hàng năm). Thị trường thuỷ sản Nhật có nhiều nét đặc trưng riêng , yêu cầu khắt khe về chất lượng . Hàng thuỷ sản Việt Nam chưa sâm nhập sâu được vào kênh phân phối trên thị trường Nhật chủ yếu là do chất lượng chưa cao , chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng . Từng bước giải quyết những vấn đề này là từng bước xâm nhập sâu hơn vào thị trường thuỷ sản Nhật Bản ( một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng ) . Các doanh ngiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Nhật bản , tiếp thị thông tin một cách đầy đủ , kịp thời và chính xác , đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư , đổi mới thiết bị , nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lí chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất khẩu . Chỉ có vậy , những cơ hội kinh doanh mở ra , xuất khẩu Việt Nam mới được nắm bắt kịp thời . Trong tương lai chúng ta có quyền tin rằng ngành thuỷ sản Việt Nam là ngành xuất khẩu vững vàng trong mọi sự cạnh tranh . Xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn . Tài liệu tham khảo Báo Thương mại Số 2/2005 Báo Ngoại thương Số 2/2005 Báo Thị trường tài chính tiền tệ 15/11/2003 Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Khái quát chung về thị trường thuỷ sản 2 1. Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt Nam 2 2. Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản 2 II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật trong thời gian qua 3 1.Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam 3 2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật 4 3. Những hạn chế , khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản 4 III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản 6 1. Giải pháp về thị trường 6 2. Tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch 7 3. Lấy xác nhận trước về chất lượng 8 4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật 8 5. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật 8 6. Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản 9 Kết luận 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0655.doc
Tài liệu liên quan