Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu

Mặt khác việc làm này đơn giản hơn so với cách hạch toán trước của Công ty. Hàng ngày kế toán chỉ việc theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại PX cơ điện và dựa vào các chứng từ liên quan rồi hạch toán vào TK1546- Chi phí sản xuất kinh doanh PX cơ điện rồi cuối cùng tiến hành phân bổ một lần cho các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính dựa trên tiêu thức sản lượng không phải phân bổ nhiều lần trên từng TK6271, Tk6272. . . . . TK6278. *Ngoài ra, theo (04) chuẩn mực Kế toán ban hành theo Quyết định số 194 /2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được thực hiện kể từ ngày 09/10/2002 áp dụng cho các Doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước thì công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng như một số các Doanh nghiệp khác chưa áp dụng theo các chuẩn mực đó, theo em, đó là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục Kế toán cơ bản, duy nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo cáo Tài Chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng Tài Chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng công ty Bánh kẹo Hải Châu nên áp dụng một số chuẩn mực mới được ban hành mà nội dung cụ thể của các chuẩn mực đó như sau: +Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thông thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thảo 300g 94599783 3496513 479913 1125463 113659900 Lương khô ĐX 1371700 50700 6959 16319 1648073 Lương PX bánh II 147467022 5450543 748113 1754561 155431705 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng 1379828501 50999979 699994 16379944 1454244032 Công ty Bánh kẹo Hải Châu Nhật ký chung (Trích phần TK622) Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền SH NT 2055 2055 2055 2055 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lương T10/2002 cho Vani 400g Trích KPCĐ cho Vani 400g Trích BHXH cho Vani 400g Trích BHYT cho Vani 400g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kết chuyển chi phí NCTTPX I 6221 6221 6221 6221 1514 334 3382 3383 3384 6221 . . . . . . . . . . . . . . . . . 89758705 1067867 3317584 45353 280201531 Bảng 7 Sổ cái TK622 Chi phí nhân công PX Bánh I Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 2055 2055 LươngT10/2002 cho Vani400g Lương T10/2002 cho LKD D . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng Cộng đối ứng Tài khoản 334 334 89758705 6283308 247835478 247835478 2055 2055 Trích KPCĐ cho Vani 400g Trích KPCĐ cho LKD D . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 3382 3382 1067867 74753 2948523 2055 2055 Trích BHXH cho Vani 400g Trích BHXH cho LKD D . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 3383 3383 3317580 232238 9160272 2055 2055 Trích BHYT cho Vani 400g Trích BHYT cho LKD D . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng Cộng đối ứng TK338 3384 3384 455353 31876 1257292 13366089 2055 P/B lươngT02/03 cho Vani 400g P/B lương T02/03 cho LKD D P/B lương cho lương khô TH P/B lương cho LK đậu xanh P/B lương cho LK Cacao P/B lương cho Hương Thảo 300g Cộng đối ứng Cộng đối ứng TK Cộng phát sinh 1541 1541 1541 1541 1541 1541 94599482 7549277 68368801 1648073 11944160 113659900 280201531 280201531 280201531 Cộng phát sinh 280201531 280201531 3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên PX, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong các PX, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng TK627 - Chi phí sản xuất chung. Và được mở chi tiết như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên PX TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý PX. TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho các PX sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Công ty có một phân xưởng phụ đó là PX cơ điện: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của 5 PX Sản xuất chính. Toàn bộ các chi phí phát sinh của PX cơ điện như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. . . dùng để sửa chữa máy móc thiết bị PX sản xuất chính được hạch toán vào TK627 chung cho các PX và chi tiết từ TK6271 đến TK6278. Tuy nhiên hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của PX cơ điện ở PX sản xuất chính nào là theo kế hoạch của phòng kỹ thuật. Các chi phí phát sinh như chi phí nhân công ( theo HĐ giao khoán), giá trị NLV, công cụ dụng cụ xuất kho. . . dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc PX sản xuắt chính nào sẽ được kế toán ghi rõ trong phần diễn giải. Ví dụ: số liệu tháng 10/2002 * Chi phí nhân viên PX. Chi phí nhân viên PX bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PX sản xuất. Ngoài ra khoản chi phí này còn bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xuởng cơ điệnl Cụ thể tại PX bánh I: cách tính lương cơ bản và lương thực tế của nhân viên quản lý PX bánh I cũng như cách tính của nhân công trực tiếp sản xuất. Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng bánh1 ( thể hiện qua bảng phân bổ lương) là 6239978. Các khoản trích theo lương là: BHXH, BHYT, tính trên lương cơ bản là 623636 và 31656, KPCĐ tính trên lương thực tế là 65121 theo tỷ lệ quy định. Chi phí tiền lương của nhân viên PX cơ điện được tính cho PX bánh I là 10816647. Các khoản trích theo lương của nhân viên PX cơ điện là: BHXH, BHYT, tính trên lương cơ bản là 399795 và 54874, KPCĐ tính trên lương thực tế là 128686 theo tỷ lệ quy đinh. Như vậy chi phí nhân viên PX bánh I là 17976509. Với số liệu cụ thể kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK6271- PX bánh I: 17976509. CóTK334 : 17056626 CóTK3382 : 202925 CóTK3383 : 630431 Có TK3384 : 86529 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân viên PX sang tài khoản 154, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 1541 PX bánh I: 17976509 Có TK 6271 PX bánh I: 17976509 Sau đó, máy sẽ tự động ghi các bút toán đó và cho ra Sổ cái TK627 ( Bảng 8) TK1541 (bảng 9), TK334, TK338. * Chi phí NVL dùng cho phân xưởng. NVL dùng chung cho PX bao gồm các loại phụ tùng thay thế, nhiên liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị PX. Công việc này do PX cơ điện đảm nhiệm. Khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán, ví dụ căn cứ vào phiếu xuất kho số 8 ngày 28/2/2003 kế toán sẽ phản ánh bằng bút toán: Nợ TK 6272 PX bột canh: 146856 Có TK 1522 : 146856 Sau đó máy sẽ tự nhập bút toán trên vào sổ cáiTK627 (Bảng 8) và sổ cái TK152 cũng như sổ chi tiết nguyên vật liệu để có thể in ra" bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên liệu ". Trong tháng 10/2002, số liệu về chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho PX sẽ được kế toán tính toán như sau: -Phân xưởng bánh I: 4539358 -Phân xưởng bánh II: 3326501 . . . . . . . . . . . Tiếp đó, kế toán thực hiện bút toán chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho PX. Đối với PX bánh I kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK1541 : 4539358 Có TK6272-PX bánh I: 4539358 Máy sẽ tự động nhập bút toán và cho ra Sổ cái TK627 và TK1541 * Chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho PX TK153-Công cụ dụng cụ được Công ty sử dụng như một TK phản ánh giá trị nhập xuất tồn của công cụ dụng cụ và vật liệu rẻ tiền mau hỏng. Khác với nguyên vật liệu, mã sốTK153 được mã hoá theo chữ cái, ví dụ: TK153b-bút bi, TK153c-chổi đồng. . . Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán Ví dụ căn cứ vào phiếu chi số 165 dùng để mua dụng cụ PX kẹo ngày 20/10/2002 kế toán sẽ phản ánh bằng bút toán: Nợ TK6273-PX kẹo: 212040 Nợ TK133 : 21024 Có TK111 : 233244 Sau đó máy sẽ nhập bút toán trên vào sổ cái TK627(Bảng 8) và sổ cái TK133, TK111. Trong tháng 10/2002, số liệu về công cụ dụng cụ dùng cho từng PX sẽ được kế toán tính toán như sau: -Phân xưởng bánh I: 2256893 -Phân xưởng bánh II: 2256993 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tiếp đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho từng PX. Đối với PX bánh I, kế toán ghi vào Nhật ký chung vào bút toán: Nợ TK1541 : 2256893 Có TK6273-PX bánh I: 2256893 Máy sẽ tự động nhập bút toán và cho ra Sổ cái TK627(Bảng 8)và TK1541(Bảng9) * Chi phí khấu hao TSCĐ. Công ty tính khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân, do đó mức khấu hao của một TSCĐ trong một năm được tính là: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao TSCĐ 1 năm = Thời gian sử dụng Mức khấu hao TSCĐ 1 năm Mức khấu hao TSCĐ 1 tháng = 12 Với phương pháp tính trên, kế toán TSCĐ sẽ tính mức KH năm của TSCĐ ngay trên thẻ TSCĐ đó rồi từ đó tính ra khấu hao tháng của TSCĐ này. Để tính ra mức khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng trong tháng, kế toán cộng dồn các mức khấu hao TSCĐ theo tháng sử dụng trongPX. Tuy nhiên, kế toán Công ty không sử dụng " Bảng phân bổ khấu hao "mà phản ánh trực tiếp vào Nhật ký chung, sổ cái TK6274, TK6441, TK6424, TK214. Cụ thể là trong tháng 10/2002, chi phí khấu hao TSCĐ được tính là: - Phân xưởng bánh I : 5700000 - Phân xưởng bánh II : 150000000 . . . . . . . . . . . . . . . . . Căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ trong từng tháng, kế toán tài sản cố định nhập vào Nhật ký chung bút toán: Nợ TK6272-PX bánh I: 5700000 Có TK214 : 5700000 Kế toán công ty không sử dụng bút toán đơn là ghi Nợ TK009 để phản ánh nghiệp vụ trích khấu hao trong Công ty. Tiếp đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí tính khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng. Đối với PX bánh I, kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK1541 : 5700000 Có TK6274-PX bánh I: 5700000 Máy sẽ tự nhập bút toán và cho ra Sổ cái TK627(Bảng 8), TK214 và TK1541 * Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí về điện, nước. . . Tại công ty mỗi PX đều được trang bị một đồng hồ đo điện nước tiêu hao trong quá trình sản xuất. PX sử dụng hết bao nhiêu thì phân bổ hết cho từng sản phẩm theo sản lượng thực tế theo công thức: Chi phí điện Sản lượng thực Lượng điện (nước) (nước) để sản = tế sản phẩm (i) * tiêu hao cho 1tấn * Đơn giá xuất sản phẩm (i) (tấn sp) sản phẩm lượng điện (nước) tiêu Tổng điện năng tiêu dùng của phân xưởng (kwh) hao cho 1 tấn sản = phẩm Tổng sản lượng thực tế của phân xưởng (tấn sp) Cuối tháng căn cứ vào các đồng hồ công tơ điện theo thời gian với mỗi khoảng thời gian trong ngày có một đơn giá riêng, nhân viên trong phòng kỹ thuật và nhân viên chi nhánh điện quận sẽ tính ra hao phí điện năng và tổng số tiền công ty phải thanh toán cho chi nhánh điện tháng 10/2002. Từ đó, kế toán chi phí giá thành sẽ tính ra đơn giá điện bình quân trong tháng Sau đó, từ bảng " Định mức tiêu hao điện và nước " do phòng kế hoạch -vật tư lập và các phiếu nhập kho sản phẩm, kế toán tính ra chi phí điện, nước cho sản xuất. Kế toán phản ánh chi phí sử dụng điện, nước của các PX vào sổ Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK6277-PX bánh I : 32798940 Có TK335-Trích điện, nước: 32798940 Tuy nhiên trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì khoản chênh lệch đó được kế toán Công ty hạch toán như sau: Nợ TK6277- chi tiết theo PX : Số chênh lệch Có TK 821-Chi phí bất thường : Số chênh lệch Khi số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì khoản chênh lệch này được kế toán Công ty phản ánh bằng bút toán sau: Nợ TK335 : Số chênh lệch CóTK721-Thu nhập bất thường: Số chênh lệch Trong tháng 10/2002 không có chênh lệch giữa số thực tế phát sinh và số trích trước tiền điện, nước của PX bánh I. Kế toán thực hiện bút toán trên tương tự cho các PX khác. Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài ở từng PX. Đối vớiPX bánh I, kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK1541 : 32789940 Có TK6277 : 32789940 Sau đó, máy tính tự nhập bút toán trên vào sổ cái TK1541(Bảng 9), TK627 (Bảng 8) * Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác được tập trung cho từng phân xưởng sản xuất. Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán. Ví dụ: căn cứ vào phiếu chi số 257 dùng để chi cho hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh phân xưởng bánh I ngày 19/10/2002 được phản ánh như sau: Nợ TK6278-PX bánh I: 9690000 Có TK111 : 9690000 Sau đó máy sẽ tự động nhập bút toán trên vào sổ cái TK627 và sổ cái TK111. Trong tháng 10/2002, số liệu về chi phí bằng tiền khác từng PX sẽ được kế toán tính toán như sau: -Phân xưởng bánh I: 25034400 -Phân xưởng bánh II: 41330928 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tiếp đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bằng tiền khác từng PX. Đối với PX bánh I, kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK1514 : 25034400 Có TK6278-PX bánh I: 25034400 Máy sẽ tự nhập bút toán và cho ra sổ cái TK627 và TK1541. Bảng 8 Sổ cái TK627 Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 264 Chi hội nghị tổng kết SXKD Hà -Mua dụng cụ PX kẹo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 111 111 9690000 186000 79308200 89 Xuất Glyxerin choPX bột canh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 1522 146856 26260464 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152 153 Trích KH cơ bản cho PX bánh I Trích KH cơ bản cho PX bánh II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 214 214 5700000 150000000 430000000 111 Lương quản lý PX bánh I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 334 17056626 160060106 111 Trích KPCĐ cho quản lý PX bánh I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 3382 202925 1904251 250 252 Trích điện nước PX bánh I Trích điện nước PX bánh II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng 3352 3352 32798940 54038000 230924400 0 0 0 0 0 0 Kết chuyển CP nhân viên PX I Kết chuyển CP vật liệu PX bánh I K/C chi phí công cụ dụng cụ PX I K/C chi phí KHTSCĐ PX bánh I K/C CPdịch vụ mua ngoài PX I K/C CP bằng tiền khác PX bánh I Cộng đối ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng đối ứng TK 1541 1541 1541 1541 1541 1541 17976509 4539358 2256893 5700000 32798940 25034400 88306100 . . . . . . . . . . . . . . 986759564 Cộng phát sinh 986759564 986759564 3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất Vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là không có sản phẩm dở dang nên không có quá trình kiểm kê và đánh gía sản phẩm dở dang. Căn cứ vào số liệu được tập hợp trện các TK621, TK622, TK627, cuối tháng 10/2002 máy tự kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621- chi tiết phân xưởng), chi phí nhân công trực tiếp (TK622-chi tiết phân xưởng), chi phí sản xuất chung (TK627-chi tiết theo TK cấp II) sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK154-chi tiết theo phân xưởng) . Đồng thời, các chi phí này được máy tự kết chuyển sang "Bảng kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm ". Công ty không mở sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo từng PX. Chi phí sản xuất chung ngay từ khi phát sinh đã được kế toán ghi rõ là phát sinh tại PX nào bằng việc ghi rõ trong phần diễn giải khi phản ánh bút toán này. Do đó, để tính chi phí sản xuất chung của từng PX, kế toán Công ty không phân bổ mà làm thủ công như sau: Ví dụ: Đối với PX bánh I trong tháng 10/2002: Trên sổ cái TK6271, kế toán thủ công sẽ cộng ngoài máy vi tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PX bánh Ivà nhân viên PX cơ điện đã sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của PX bánh I đã được ghi rõ trong cột diễn giải để tính ra chi phí nhân viên quản lý PX bánh I trong tháng 02 là: 17976509. Trên sổ cái TK6272, kế toán sẽ cộng thủ công ngoài máy vi tính tất cả các chi phí NVL dùng chung ở PX bánh I kể cả chi phí nguyên vật liệu mà PX cơ điện đã dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị PX bánh I đã được ghi rõ trong cột diễn giải để tính ra chi phí NVL dùng chung cho PX bánh I là 4539358 Tương tự như vậy, trên sổ cái TK6273, TK6274, TK6277, TK6278 đối với PX bánh I. Kế toán cũng làm tương tự như vậy đối với PX bánh II, PX bánh II, PX bột canh. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là PX sản xuất. Việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên phức tạp và có thể thiếu chính xác khi Công ty không mở sổ chi tiết chi phí sản xuất chung tại từng PX. B. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 1. Đối tượng tính giá thành: Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chiphí và giai đoạn đối tượng tính giá thành sản phẩm. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, dựa vào quy trình công nghệ. . . công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm 2. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Công ty: Là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của một đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm tuỳ theo đối tượng tính giá thành, đối tượng hạch toán chi phí. . . Với đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, công ty Bánh kẹo Hải Châu đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong - dở dang cuối kỳ kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm sản phẩm = Sản lượng sản phẩm hoàn thành 3. Hạch toán chi tiết giá thành: Việc kết chuyển chi phí sản xuất tại PX bánh I được định khoản vào Nhật ký chung theo bút toán sau: Nợ TK1541- Chi phí sản xuất KDDDPX bánh I : 2198177395 Có TK6211-Chi phí NVLTTPX bánh I : 1819669764 Có TK6221-Chi phí NCTTPX bánh I : 280201531 Có TK6271-Chi phí nhân viên PX bánh I : 17976509 Có TK6272-Chi phí NVL dùng chung PX bánh I : 4539358 Có TK6273-Chi phí CCDC PX bánh I : 2256893 Có TK6274-Chi phí KHTSCĐ PX bánh I : 5700000 Có TK6277-Chi phí dịch vụ mua ngoài PX I : 32798940 Có TK6278-Chi phí bằng tiền khác PX bánh I : 25034400 Sau đó máy sẽ tự kết chuyển bút toán trên vào sổ cái TK1541(Bảng 9) Phân xưởng bánh I sản xuất 6 loại sản phẩm với sản lượng sau (Không có sản phẩm dở dang) : Mã sản phẩm Tên sản phẩm Sản lượng (kg) HT002 Vani 400g 80042 LK001 Lương khô tổng hợp 44289 LK002 Lượng khô cacao 76836 LK003 Lương khô dinh dưỡng 4856 LK004 Lương khô đậu xanh 1060 HT004 Hương thảo300g 96169 Tổng sản lượng PXBánh I 233792 Từng yếu tố của chi phí sản xuất chung PX bánh I được phân bổ cho 6 loại sản phẩm trong PX dựa trên tiêu thức phân bổ là sản lượng sản phẩm không quy đổi. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức này làm cho việc tính toán phân bổ đơn giản. Tuy nhiên các sản phẩm này khác nhau về chất lượng, quy cách nên việc sử dụng tiêu thức phân bổ là sản lượng sản phẩm không quy đổi sẽ làm chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm không hợp lý. Điều này cũng dẫn đến sự không chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung theo phân bổ cho 1kg sản từng yếu tố cần phân bổ phẩm theo từng yếu = tố chi phí Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Sản lượng chung phân bổ cho chung theo từng không quy từng loại sản phẩm = yếu tố phân bổ ´ đổi từng loại theo từng yếu tố cho1kg sản phẩm sản phẩm chi phí Đối với chi phí nhân viên quản lý PX bánh I là 17976509 được phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Chi phí nhân viên PX bánhI 17976509 phân bổ cho 1 = =76, 89 (đ/kg) kg sản phẩm 233792 Chi phí nhân viên PX bánh I phân bổ =76, 89 ´ 80042 = 6154429 cho Vani 400g Chi phí nhân viên PX bánh I phân bổ = 76, 89 ´ 44289 = 3405381 Cho lương khô TH Kế toán cũng phân bổ nhân viên phân xưởng bánh I tương tự cho các loại sản phẩm khác cho PX bánh I. Đối với chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho PX bánh I là 4539358 được phân bổ cho các loại sản phẩm PX bánh I như sau: Chi phí NVL dùng chung PX 4539358 bánh I phân bổ = =19, 41(đ/kg) cho 1 kg sản 233792 phẩm Chi phí NVL dùng chung cho PX bánh I phân = 19, 41 ´ 80042 =1553615 bổ cho sản phẩm Vani 400g Kế toán cũng phân bổ công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác của PX bánh I tương tự cho các loại sản phẩm ở PX bánh I. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung từng PX tương tự cho các loại sản phẩm trong từng PX. Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí phát sinh trong kỳ Giá thành Tổng giá thành sản phẩm đơn vị sản = phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí nhân viên PX, chi sản phẩm = NVLTT + NCTT + phí vật liệu dùng chung PX Vani 400g Vani 400g Vani400g . . . . được phân bổ cho Vani Tổng giá thành sản phẩm = 626399503 +94599482 +6154429 +1553615 + Vani 400g + 772676 +1951499 +11337300 +8570847 = 751339300 Giá thành Tổng giá thành SP Vani 400g 751339300 đơn vị = = (đ/kg) Vani 400g Số lượng SP Vani 400g 80042 = 9400đ/kg Như vậy, theo cách tính trên ta có tổng giá thành SP Vani 400g là 751339300 và giá thành đơn vị là 9400 đ/kg. Sản phẩm hoàn thành đều nhập kho, để theo dõi thành phẩm, kế toán sử dụng TK155-Thành phẩm nhập kho và được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm Ví dụ: TK155 B: Vani 400g TK155 G: Lương khô dinh dưỡng TK 155K:Lương khô tổng hợp TK155R: Lương khô đậu xanh TK155U: Lương khô Cacao TK155Q: Hương thảo 300g . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đối với sản phẩm Vani 400g nhập kho, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK155B-Vani 400g : 751339300 Có TK1541-Vani 400g PX bánh I : 751339300 Sau đó kế toán nhập số liệu vừa tính và các bút toán trên vào Sổ cái TK1541-Phân xưởng Bánh I(Bảng 9) và "Bảng kết chuyển chi phí " (Bảng 10). Từ đó, máy sẽ kết chuyển số liệu và cho ra "Thể tính giá thành sản phẩm "(Bảng 11) và "Bảng tính giá thành sản phẩm " (Bảng 12) Bảng 9 Sổ cái TK1541 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Phân xưởng Bánh I Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 12 K/C chi phí NVLTTPX bánh I Cộng đốiứng TK 6211 1619669764 1619669764 12 K/C chi phí NCTT PX bánh I Cộng đối ứng TK 6221 280201536 280201536 12 12 12 12 12 12 K/C chi phí quản lý PX bánh I K/C chi phí vật liệu PX bánh I K/C chi phí dụng cụ PX bánh I K/C chi phí KH PX bánh I K/C chi phí mua ngoài PX bánh I K/C chi phí bằng tiền khác PX I Cộng đối ứng TK 6271 6272 6273 6274 6277 6278 17976509 4539358 2256893 5700000 32798940 25034400 88306100 12 12 12 12 12 12 Nhập kho Vani 400g Nhập kho lương khô DDT10/2002 Nhập kho lương khô Tổng hợp Nhập kho lương khô Đậu xanh Nhập kho lương khô Cacao Nhập kho Hương Thảo 300g Cộng đối ứng TK 155B 155G 155K 155 R 155U 155Q 751339300 286179432 52833538 37841472 824596751 8003726 1960794229 Cộng phát sinh 1960794229 1960794229 Bảng 11 Công ty Bánh kẹo Hải Châu Thẻ tính giá thành sản phẩm Sản phẩm: Vani 400g Mã sản phẩm: HT002 Sản lượng: 80042 kg Khoản mục chi phí Dư ĐK Phát sinh trong kỳ Dư CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí NVPX Chi phí vật liệu Chi phí CCDCPX Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 626399452 94599482 6154429 1553615 772676 1951499 11337300 8570847 627399452 94599482 6154429 1553615 772676 1951499 11337300 8570847 7853, 35 1181, 88 76, 79 19, 32 9, 65 24, 38 141, 55 107, 08 Tổng cộng 751339300 751339300 9400 Bảng 12 BảNG TổNG HợP GIá THàNH SảN PHẩM Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002 Mã TP Thành phẩm Đơn vị Sản lượng Tổng giá thành Giá thành đơn vị HT002 LK001 LK002 LK003 LK004 HT004 HC001 . . . . . . . . . . . Vani 400g Lương khôTH Lương khô Cacao Lương khô DD Lương khô ĐX Hương thảo 300g Hải Châu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kg Kg Kg Kg Kg Kg kg 80042 44289 76836 4856 1060 96169 7326 . . . . . . . . 751339300 286179432 52833538 37841472 8003726 824596751 67644651 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9400 7418 6876 7792 7549 9775 9234 . . . . . . . . . . . . Tổng cộng 15132752756 Phần III Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải châu I. Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Công ty bánh kẹo Hải Châu từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua bao thăng trầm, song với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của Tổng công ty, công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm bánh, kẹo, bột canh, lương khô. . . với chất lượng cao, giá thành hạ và được thị trường tin dùng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn không ngừng quán triệt nguyên tắc "tiết kiệm, hiệu quả ", tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 1. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm của Công ty Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy Công ty bánh kẹo Hải Châu có những ưu điểm nổi bật sau: 1.1. Công tác quản lý. Là một công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung, hệ thống quản lý của Công ty có sự phối hợp giữa các phòng ban, chức năng, là một hệ thống tương đối thống nhất và đồng bộ đang phát triển một cách triển vọng. Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, công ty đã tổ chức tốt các yếu tố của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. . . Công tác quản lý sản xuất bằng hệ thống định mức khá tiên tiến, điều này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, khuyến khích các PX tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hơn nữa, nhờ hệ thống định mức kỹ thuật đã được chuẩn hoá mà Công ty tiết kiệm được công sức trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý. Trong thời kỳ hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã ra sức tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán đã thực sự coi là một công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ kế toán yêu nghề, có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp cho việc thực hiện các phần hành được chính xác, nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, các cán bộ kế toán được đào tạo, tiếp cận với chế độ, chuẩn mực kế toán và việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào trong công tác. Việc sử dụng máy vi tính cho công tác kế toán ở Công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả xử lý thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật, in ấn, lưu trữ và bảo quản các tài liệu có liên quan. * Tổ chức chứng từ kế toán: Công ty đã xây dựng được hệ thống chứng từ đầy đủ và quy trình luân chuyển hợp lý đã thủ tục hoá nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với từng đối tượng hạch toán. Việc tổ chức chứng từ của Công ty hợp lý đã đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Tuy nhiên, kế toán công ty vẫn đơn giản hóa trong việc ghi các yếu tố cơ bản của chứng từ. Ví dụ đối với phiếu thu (Bán hàng thu tiền mặt) trong dòng "Kèm theo chứng từ gốc " thì kế toán Công ty thường ghi vào đó là doanh thu bán hàng không thuế. *Sổ kế toán Công ty: Công ty đã hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo mục đích quản lý và đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính. Kết cấu của các sổ kế toán đều không có cột ngày tháng ghi sổ. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, tuy nhiên kết cấu sổ Nhật ký chung chưa được hoàn thiện theo đúng chế độ kế toán. Cột số hiệu TK, kế toán tách ra làm hai cột là TK nợ và TK có. Hai cột tiền phát sinh Nợ và phát sinh Có, kế toán gộp thành một cột tiền phát sinh. Trong khi đó, kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu sổ ban hành theo chế độ. Mẫu sổ của Công ty gần giống với Chứng từ ghi sổ. Điều đó phản ánh việc lai tạp giữa các sổ. Khi sử dụng mẫu sổ này có nhược điểm khi có bút toán nhiều TK Nợ đối ứng với nhiều TK Có thì kế toán phải tách ra thành các bút toán một TK Nợ đối ứng với một TK Có để ghi sổ. Điều này không phản ánh chính xác các quan hệ đối ứng. Hệ thống sổ kế toán chi tiết của Công ty không được mở đầy đủ cho các đối tượng hạch toán. Trong phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đối với đối tượng hạch toán chi phí (PX bánh I), kế toán dùng sổ cái các TK cấp II của TK621 (Chi tiết theo phân xưởng), TK622(Chi tiết theo phân xưởng) làm sổ chi tiết chi phí sản xuất của các đối tượng hạch toán chi phí. * Hệ thống TK cuả Công ty: Hệ thống TK kế toán tổng hợp của Công ty được mở theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Tuy nhiên các TK ngoài bảng cân đối kế toán có được thiết kế trong phần mềm kế toán. Nhưng công ty hầu như không sử dụng TK này vì kế toán không hạch toán các bút toán ghi đơn. Hệ thống TK chi tiết của Công ty được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán. TK627 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Tuy nhiên, kế toán Công ty nên chi tiết (TK cấp III) TKnày theo từng PX bởi vì chi phí này ngay từ khi phát sinh đã được ghi rõ là phát sinh tại PX nào. Ví dụ: TK62711- Chi phí nhân viên quản lý PX bánh I TK62712 - Chi phí nhân viên quản lý PX bánh II TK 62713-Chi phí nhân viên quản lý PX bánh III * Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty là từng phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Cách lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành này là hoàn toàn hợp lý bởi vì nó phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. * Giá trị KHTSCĐ được tính đều cho 12 tháng. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty là sản phẩm mang tính thời vụ, vì vậy sản lượng không đều giữa các tháng. Công ty nên nghiên cứu cách tính khấu hao sao cho phản ánh chính xác nhất giá trị yếu tố này trong giá thành sản phẩm. * Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản lượng là hoàn toàn hợp lý vì tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành của các sản phẩm tương đương nhau. Các sản phẩm này lại có giá trị sử dụng tương dương nhau. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng sản xuất và phương pháp tính giá thành trực tiếp là đúng đắn bởi vì nó phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Đối với nguyên vật liệu xuất kho, do đặc điểm kinh doanh của công ty có số lần xuất kho nguyên vật liệu nhiều lần, liên tục, còn nhập kho nguyên vật liệu là theo đợt và số lượng nhập nhiều nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Tuy nhiên, nghiệp vụ xuất kho trong tháng chỉ được phản ánh vào ngày cuối tháng. Vì vậy, để phản ánh giá xuất kho NVL kế toán nên sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dữ trữ để giảm việc tính toán. 1.2. Tổ chức hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xuất phát từ đặc điểm là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và hầu như không có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu, để từ đó dễ dàng xây dựng chế độ thưởng phạt đối với tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời cũng khuyến khích được các phân xưởng thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuât. Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết từng loại trên sổ kế toán và tổng hợp theo từng sản phẩm. Công ty sử dụng sổ " Chi tiết chứng từ -bút toán ", theo dõi từng loại nguyên vật liệu (cả về mặt lượng và mặt giá trị) tiêu hao cho từng loại sản phẩm của từng PX. Góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Với phương châm đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho nhân viên thống kê PX và kế toán tiền lương hạch toán chi phí nhân công trực tiếp nhanh, chính xác qua "Bảng năng suất lao động "và "Bảng chấm công " Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty đang áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn. Đây là phương pháp rất thuận lợi vì sản phẩm của công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất hàng loạt, sản phẩm dở dang hầu như không có, kỳ tính giá thành là một tháng. Do vậy, đã giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng nhanh yêu cầu thông tin cho quản lý. Với những ưu điểm trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện. 2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.1.Công tác quản lý Để phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý toàn công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng, công ty đã trang bị máy vi tính cho việc thực hiện công tác kế toán. Nhưng số lượng máy còn rất hạn chế (5 máy so với 12 cán bộ kế toán) do đó nhiều lúc gây ra sự chậm trễ trong việc cập nhật chứng từ và in sổ sách kế toán. Mặt khác kế toán không có đủ thời gian để kiểm tra, đối chiếu, hiệu chỉnh số liệu cần thiết ngay trên máy tính mà phải in ra giấy để kiểm tra đối chiếu gây ra sự lãng phí về thời gian và vật liệu quản lý. 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Trong công ty, lực lượng sản xuất trực tiếp chiếm 85% tổng số công nhân viên toàn công ty. Trong khi đó, công nhân sản xuất nghỉ phép không đều đặn và ổn định giữa các tháng trong năm. Công ty không áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều đó làm cho giá thành đơn vị từng loại sản phẩm không ổn định, tháng nào công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều thì giá thành tăng lên 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung * Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì công ty không tiến hành phân bổ dần mà lại phân bổ một lần giá trị của chúng vào lần sử dụng đầu tiên. Điều này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kỳ đó và các kỳ liên quan. Hơn nữa, vì là doanh nghiệp sản xuất có khối lượng lớn và chủng loại công cụ, dụng cụ nhiều, công ty không lập "Sổ theo dõi công cụ dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng ". * Với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định mà chỉ khi chi phí này phát sinh sẽ được đưa vào TK142(chi phí trả trước) rồi tiến hành phân bổ dần. Việc làm này không sai so với quy định song việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn sẽ làm cho công ty thiếu chủ động trong việc hạch toán một khoản chi phí phát sinh lớn như vậy. * Thêm vào đó, công tác tính và phân bổ khấu hao hiện nay chưa được thể hiện trên bảng tính và phân bổ TSCĐ và sổ cái TK009 mà tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được thể hiện trên Nhật ký chung, Sổ cái TK6274, Sổ cái TK6414, Sổ cái TK6424, Sổ cái TK214. Việc tổ chức sổ như vậy là chưa khoa học, mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp chi phí khấu hao tài sản cố định vào từng phân xưởng. * Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ: Trong doanh nghiệp, ngoài bộ phận sản xuất kinh doanh chính của Công ty còn tổ chức bộ phận kinh doanh phụ nhằm thực hiện cung cấp lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính -PX cơ điện. Khi phát sinh mọi khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh phụ ( kể cả chi phí công cụ dụng cụ để bảo dưỡng, thay mới các thiết bị, tiền lương công nhân sửa chữa máy móc. . .) kế toán không hạch toán riêng trên TK621, 622, 627 -Chi tiết cho PX cơ điện, mà để cuối tháng hạch toán vào TK627. Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho các PX sản xuất chính: PX bánh I, PX bánh II, PX kẹo, bột canh. Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ là thiếu chính xác không phản ánh được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính và chưa xác định gía thành của các sản phẩm kinh doanh phụ cho sản xuất kinh doanh. 2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm Thẻ tính giá thành của Công ty lập cho từng sản phẩm theo khoản mục. Khoản mục chi phí sản xuất chung, công ty không tính tổng mà chi tiết thành: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ. . . . Thành ra trong cột khoản mục chi phí có 8 dòng mà cũng không thể hiện rõ khoản mục chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá thành sản phẩm là bao nhiêu. Trên đây là những phần hành kế toán theo em còn nhiều tồn tại mà Công ty cần quan tâm để sửa đổi, điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty Bánh kẹo Hải Châu Qua thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập ở trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm. Về công tác tổ chức. * Nhằm đảm bảo cho công tác kế toán đạt kết quả cao, công ty nên trang bị thêm máy vi tính làm sao để mỗi phần hành có một máy riêng tránh tình trạng trùng lặp nhu cầu sử dụng máy tính * Công ty nên thiết kế mẫu sổ theo quy định thống nhất theo mẫu sổ ban hành trong chế độ. Trong đó cột ghi số hiệu các TK ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kinh tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK ghi nợ được ghi trước, TK ghi có được ghi sau, mỗi TK được ghi một dòng. Cột tiếp theo ghi số tiền phát sinh các TK ghi Nợ, các TKghi Có Sổ Nhật ký chung Năm. . . . Đơn vị tính: Ngày tháng GS Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Số trang trước chuyển sang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng chuyển trang sau * Về thẻ tính giá thành sản phẩm: Công ty nên thiết kế thẻ tính giá thành sản phẩm theo mẫu sau: Thẻ tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn vị tính Khoản mục chi phí Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành ĐV Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Chi phí NVQLPX Chi phí vật liệu Chi phí CC DC Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Cộng * Côngty nên mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng PX Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Tháng. . . . năm. . . . . Tên phân xưởng. . . . . . . . . . . . . Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK Số Hiệu Ngày Tháng Tổng số tiền Chia ra TK621 TK622 TK627 Số dư đầu kỳ . . . . . . . . . . . . . . Cộng phát sinh Ghi có TK Số dư cuối kỳ 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Tại Công ty, nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, liên tục. Nguyên vật liệu sau khi xuất vài ngày mới có chứng từ. Vì vậy, công ty đã thống nhất quy định tất cả các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất diễn ra hằng ngày trong tháng sẽ được ghi chung vào ngày cuối cùng của tháng để tính toán và ghi sổ phù hợp trên máy tính đã làm giảm tính kịp thời về thông tin kế toán và không phát huy được ưu điểm hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với chiết khấu thanh toán thu mua NVLmà công ty được hưởng, kế toán nên hạch toán vào thu nhập tài chính: Nợ TK111, 112, 1388, 331 Có TK711 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Công ty nên áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Mức trích trước Tổng số tiền lương Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ = của công nhân sản ´ (dự kiến theo phép của Công nhân xuất phải trả trong tháng doanh thu) Hàng tháng, khi thực hiện trích trước, kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK335 Khi công nhân nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh bằng bút toán: Nợ TK335 Có TK334 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. * Về việc phân bổ công cụ dụng cụ. Đối với công cụ dụng cụ giá trị tương đối lớn, xuất dùng thời gian dài thì dùng phương pháp phân bổ hai hay nhiều lần, cụ thể: Bước 1: Khi xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng, kế toán hạch toán 100% giá trị công cụ dụng cụ: Nợ TK1421 Có TK153( chi tiết công cụ dụng cụ) Bước 2: Hàng tháng, kế toán phân bổ công cụ dụng cụ vào chi phí và phản ánh bằng bút toán. Giá trị phân bổ 1 lần Giá trị công cụ, dụng cụ Vào chi phí = Số lần phân bổ Nợ TK6273 (giá trị phân bổ một lần vào chi phí) Có TK1421 Bước 3: Khi nhận giấy báo hỏng hoặc mất tính ra giá trị phân bổ lần cuối vào chi phí, sau khi trừ phế liệu thu hồi, số phải bồi thường thiệt haị (nếu có) kế toán ghi: Nợ TK6273( Giá trị còn lại) Nợ TK111, 152 Nợ TK334, 1388 Có TK1421 Trên thực tế, số lượng công cụ, dụng cụ sử dụng ở từng phân xưởng không ít, giá trị khá lớn. Để phục vụ cho công tác phân bổ, hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ cần lập "Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng " (Bảng 14) Nhằm có thể theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sử dụng các loại công cụ, dụng cụ này ở từng PX. * Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, việc trích trước này hoàn toàn mang tính chủ động để đảm bảo tính ổn định của chi phí. Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa và ghi định khoản: Nợ TK627, 641, 642 Có TK335 Khi công trình sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong, kế toán ghi bút toán: Nợ TK335 CóTK241 Cuối niên độ, kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa chi phí sửa chữa thực tế và số trích trước, có hai trường hợp xảy ra: -Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế thì số chênh lệch được hạch toán là thu nhập bất thường: Nợ TK335 Có TK721 -Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế thì số chênh lệch được tính vào chi phí: Nợ TK627, 641, 642 Có TK335 Ngoài ra, để phản ánh được quy trình biến động của TSCĐ về nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng loại sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ, đối chiếu chi phí khấu hao cần thiết lập "Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ" (Bảng 13) * Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Các sản phẩm trong cùng một phân xưởng sản xuất khác nhau về chất lượng, quy cách. Công ty nên chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi. Trong đó, hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm phải do phòng kỹ thuật quy định. Thí dụ , theo ý kiến của quản đốc PX bánh I: lấy sản phẩm Vani 400g là sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số quy đổi của các loại lương khô là giống nhau (các sản phẩm này chỉ khác nhau về hương liệu) và cùng bằng 0. 8. Hệ số quy đổi của Hương Thảo 300g là 1. 2. Nếu sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi thì trình tự như sau: Số lượng sản ( Số lượng sản Hệ số quy đổi phẩm tiêu chuẩn = phẩm loại (i) ´ sản phẩm loại (i) Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo từng yếu tố chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung theo chung phân bổ cho từng yếu tố cần phân bổ 1kg sản phẩm theo = từng yếu tố chi phí Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm Sau đó tổng hợp theo yếu tố chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm. * Đối với tính toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ Công ty có một PX phụ đó là PX cơ điện, phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng điện, nước dùng cho sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Những chi phí phát sinh ở PX này được hạch toán vào TK627 (chi tiết từ TK6271 đến TK6278), sau đó mới được tính toán phân bổ cho chi phí sản xuất chính. Theo em, chi phí của PX phụ này nên hạch toán trên một TK riêng là TK154 (Chi phí SXKD DD) và mở chi tiết TK1546(CPSXKD phụ) để tính giá thành của bộ phận này. Sau đó tiến hành phân bổ cho các bộ phận sản xuất kinh doanh chính. Việc làm này cho phép phân tích được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến sản xuất kinh doanh chính. Cho phép kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành, giúp cho các cấp quản lý có các biện pháp, chính sách thích hợp để điều độ sản xuất. Mặt khác việc làm này đơn giản hơn so với cách hạch toán trước của Công ty. Hàng ngày kế toán chỉ việc theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại PX cơ điện và dựa vào các chứng từ liên quan rồi hạch toán vào TK1546- Chi phí sản xuất kinh doanh PX cơ điện rồi cuối cùng tiến hành phân bổ một lần cho các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính dựa trên tiêu thức sản lượng không phải phân bổ nhiều lần trên từng TK6271, Tk6272. . . . . TK6278. *Ngoài ra, theo (04) chuẩn mực Kế toán ban hành theo Quyết định số 194 /2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được thực hiện kể từ ngày 09/10/2002 áp dụng cho các Doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước thì công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng như một số các Doanh nghiệp khác chưa áp dụng theo các chuẩn mực đó, theo em, đó là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục Kế toán cơ bản, duy nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo cáo Tài Chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng Tài Chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng công ty Bánh kẹo Hải Châu nên áp dụng một số chuẩn mực mới được ban hành mà nội dung cụ thể của các chuẩn mực đó như sau: +Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thông thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. +Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường hay thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. +Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường. *Kế toán chi phí sản xuất chung cố định -Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi Nợ TK627- Chi phí sản xuất chung ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định) Có TK: 152, 153, 214, 331, 334. . . -Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK627- Chi phí sản xuất chung ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định) . -Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ ( không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn trong kỳ ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ) Có TK627- Chi phí sản xuất chung. Bảng 13 Công ty bánh kẹo Hải Châu Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định Tháng. . . năm TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao Nơi sử dụng TK627 TK 641 TK 642 Nguyên giá Số khấu hao PX B1 PX B2 . . PX bột canh I. Số KH trích tháng trước II. Số KH trích tháng này . . . . . . . . . . . . . . . . III. Số KH tăng tháng này . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . IV. Số KH phải trích tháng . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng Kết luận Cơ chế thị trường với các quy luật khắc nghiệt của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn doanh nghiệp, trước hết phải kể đến sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có công cụ hạch toán kế toán. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu hàng đầu, chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phát huy vai trò kế toán trong quản lý là tất yếu khách quan. Với chương trình đào tạo đúng đắn của nhà trường, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên kế toán tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu em đã có điều kiện để tiếp cận thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, củng cố được kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về thực tế công việc của mình. Trong thời gian thực tập, em đã đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Công ty. Em nhận thấy Công ty có những điểm mạnh cần phát huy, đồng thời có những tồn tại cần khắc phục. Do vậy, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời, các thầy cô giáo khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phòng tài chính- kế toán Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tận tình hưỡng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37039.doc
Tài liệu liên quan