Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì

Là một doanh nghiệp sản xuất với chức năng chính là SXKD. Qua quá trình học tập ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty sứ Thanh Trì Hà Nội, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, chuyên đề của em đã hoàn thành với đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội ). Với chuyên đề này, mặc dù chưa tìm ra được những ý kiến đóng góp và những biện pháp cụ thể, nhưng em mong sao nó sẽ góp phần cùng với Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kế toán !

doc46 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung" Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Ghi chú Bảng cân đối số phát sinh - Ghi hàng ngày ị - Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ Báo cáo tài chính đối chiếu Hiện nay lao động của cán bộ kế toán trong Công ty đã được cơ giới hoá bằng hệ thống máy vi tính giúp cho việc ghi chép cập nhật một cách nhanh chóng, nâng cao chất lượng của các thông tin kế toán tài chính. . Việc lập và luân chuyển xử lý chứng từ Việc lập , luân chuyển và xử lý chứng từ của Công ty tuân theo quy định của chế độ kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thật sự hoàn thành đều được lập chứng từ ghi sổ và lưu giữ chứng từ. Công ty Sứ Thanh Trì chỉ sử dụng các hoá đơn bắt buộc theo quy định của Bộ Tài Chính. Việc lập và luân chuyển các liên tuân theo các văn bản quy định của Bộ Tài Chính . Việc sử dụng hệ thống tài khoản So với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty Sứ Thanh Trì có quy mô khá lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có nhiều loại nghiệp vụ khác nhau. Chính vì vậy Công ty đã sử dụng hầu hết các TK trong hệ thống TK kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính trừ một số TK 128,129,139,159,212,221, 228, 229. Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý Công ty cũng đã mở thêm một số TK chi tiết VD: TK 335 có 2 TK chi tiết TK 3351: Chi phí sửa chữa lớn TK 3352: Chi phí trả lãi vay Việc định khoản, ghi chép các nghiệp vụ doanh nghiệp làm đúng theo Quy định 1141/ BTC . Hệ thống sổ mà Công ty Sứ Thanh Trì đang sử dụng - Sổ kế toán tổng hợp : + Sổ Nhật ký chung + Sổ Cái TK Sổ Kế toán chi tiết: Doanh nghiệp sử dụng rất nhiều sổ chi tiết các TK, mỗi TK chi tiết đều mở một sổ chi tiết; Tài sản cố định, Vật tư, Hàng hoá, Thành phẩm , Tiền gửi, Tiền vay ... Hiện tại doanh nghiệp sử dụng 27 mẫu bảng biểu do Bộ Tài chính quy định, trong đó có 4 mẫu Báo cáo Tài Chính được lập hàng tháng: + Bảng cân đối Kế toán + Báo cáo Kết quả kinh doanh + Bảng cân đối Ngân sách + Báo cáo lưu chuyển Tiền tệ Tổ chức Bộ máy Kế toán Bộ máy kế toán trong Công ty có nhiện vụ kiểm tra việc thực hiện các công tác kế toán trong Công ty giúp lãnh đạo Công ty tổ chức công tác quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế Tài chính, bộ máy kế toán Công ty được tổ chức tập trung và tiến hành hạch toán độc lập Sơ đồ 03: Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán bán hàng Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán Nhiệm vụ chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán của Công ty như sau: + Kế toán trưởng: là người thực hiện nhiệm vụ hạch toán cuối cùng, xác định kết quả kinh doanh của Công ty để ghi vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái), đồng thời phân tích các kết quả kinh doanh đạt được giúp Giám đốc Công ty lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả cao. + Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho chủ nợ: bao gồm các khoản tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, Nhà nước,... + Kế toán TSCĐ, thanh toán: Theo dõi việc nhập, xuất và tính khấu hao cho tài sản của Công ty. + Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP có nhiệm vụ tập hợp chi phí từ các phân xưởng như nguyên vật liệu kết hợp với số liệu ở kế toán tiền lương để phân bổ lương vào tính GTSP. Đồng thời kế toán giá thành căn cứ vào lượng chi phí đã tính để vào các loại sổ sách có liên quan. + Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ nhiệm chi của Công ty để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Kế toán tiền lương, BHXH, kiêm Kế toán vật tư. Theo dõi các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Công ty như về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Đồng thời theo dõi nhập xuất tồn vật tư qua các chứng từ gốc. + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Thường xuyên theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm và các khoản chi phí có liên quan đến tiêu thụ. + Kế toán bán hàng: Ghi chép tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng của Công ty theo dõi toàn bộ phần hàng hoá tiêu thụ. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì - Hà Nội. 1.2.1. Những vấn đề chung về hạch toán CPSXvà GTSP Công ty Sứ Thanh Trì là một đơn vị SXKD nên chi phí và giá thành luôn được Công ty coi trọng hàng đầu vì điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến sự tồn tại và phát triển của Công ty trong cơ chế thị trường. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và tính GTSP. ở Công ty Sứ Thanh Trì - Hà Nội, việc xác định đối tượng tập hợp CPSX được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng đúng mức. Do từng bước công việc liên tục và quy trình tạo ra sản phẩm trong thời gian tương đối ngắn, mặt hàng đa dạng nên việc sản xuất chia thành các phân xưởng. Mỗi phân xưởng phụ trách sản xuất một công đoạn của nhiều mặt hàng sau đó chuyển sang phân xưởng khác tiếp tục hoàn thiện. Việc tập hợp CPSX từ các phân xưởng nên Công ty xác định đối tượng tập hợp CPSX là các loại sản phẩm. Hiện tại các loại sản phẩm sản xuất ở đây chủ yếu là mặt hàng sứ vệ sinh như : bệ xí bệt các loại, chậu rửa, các loại tiểu, biđe .... 1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất. 1.2.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính bao gồm những thứ nguyên liệu, vật liệu nửa thành phẩm mua ngoài mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể của sản phẩm. Trong điều kiện thực tế của Công ty + Nguyên liệu chính được sử dụng cho sản xuất tại Công ty bao gồm: Đất sét, cao lanh, feldspar, thạch anh, + NVL và các chất phụ gia: BaCO3, ALO bi nghiền,... + Các nhiên liệu : Ga công nghiệp , dầu FO, dầu JETA.... Tại Công ty Sứ Thanh Trì các chứng từ được sử dụng để quản lý NVL xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành gồm: Phiếu xuất kho NVL, giấy đề nghị xuất NVL. Các chứng từ trên phải hợp lệ, tức là phải có đủ các chữ ký của các bên theo yêu cầu, phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết trên chứng từ ... TK mà Công ty sử dụng để tập hợp chi phí NVLTT là TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty mở chi tiết TK 6211 chi phí NVLTT : SP. TK 6211 tập hợp tất cả chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Sứ. Cách tập hợp như sau: Khi tính được NVLTT phát sinh kế toán ghi vào bên Nợ TK 6211 cụ thể: Nợ TK 6211 Có TK liên quan Quy trình hạch toán NVL bắt đầu từ chứng từ là " Phiếu đề nghị xuất vật tư ", Khi các phân xưởng có nhu cầu về từng loại NVL cụ thể phân xưởng đó lập " Phiếu đề nghị xuất vật tư ", trong đó ghi rõ xuất cho bộ phận nào thuộc giai đoạn sản xuất nào, bao gồm những loại vật tư nào, số lượng ... VD: Phiếu đề nghị xuất vật tư Biểu số 01 : Phiếu đề nghị xuất vật tư Ngày 31/12/2001 Họ và tên người lĩnh : Nguyễn Văn Phương Thuộc bộ phận : Nguyên liệu Lý do xuất : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Kho đất sét STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Ghi chú 1 Đất sét kg 252200 Người đề nghị Phụ trách bộ phận Giám đốc đơn vị Căn cứ vào "Phiếu đề nghị xuất vật tư ", kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu có ký nhận của người nhận NVL Trích Sổ chi tiết NVL tháng 12/2001 Biểu số 02 : Sổ chi tiết vật liệu Tài khoản: 152 Tên kho : Kho đất sét Tên, quy cách vật liệu : Đất sét , Mã số: NL 001 Đơn vị tính: kg chứng từ Diễn giải TK đư đơn giá (đ) Nhập Xuất Tồn Số ngày lượng tiền (đ) lượng tiền (đ) lượng tiền (đ) Tồn đầu tháng 12/2001 252,73 427812 108120132 77 25/12/2001 nhập đất sét HĐsố 60704 109,09 141210 57767727 31/12/2001 xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu 426,42 252200 Thủ kho cho xuất vật tư và ghi vào Thẻ kho Trích Thẻ kho tháng 12/2001 Biểu số 03 : Thẻ kho Ngày lập thẻ 25/12/2001 Tờ số : 02 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư : Đất sét Mã số : NL001 Đơn vị tính : kg STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán số ngày Nhập Xuất Tồn 1 77 25 Nhập đất sét HĐ 60704 25 141210 569022 2 31 Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu 31 252200 316822 Giá nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá bình quân gia quyền. Cụ thể Giá TT tồn đầu kỳ NVL i + Giá TT nhập trong kỳ NVLi Đơn giá bq = xuất NVL i Số lượng tồn đầu kỳ NVLi + Số lượng nhập trong kỳ NVLi Giá thực tế = Số lượng NVL i xuất kho * đơn giá bình quân xuất NVLi xuất kho VD: Ngày 31/12/2001 xuất vật tư bộ phận nguyên liệu: 252.200kg 108 120 132+57 676 727 Ta có : Đơn giá đất sét = = 426,42 427 912 +141 210 Giá thực tế xuất kho = 252 200 x426,42 =107 543 124đ cho bộ phận NL Khi nhập số liệu vào để in ra phiếu xuất kho cho từng bộ phận kế toán vật tư nhập theo định khoản: Nợ TK 6211 Có TK 1521 ( Nếu là nguyên vật liệu chính ) Có TK 1522 ( Nếu là nguyên vật liệu phụ, các chất phụ gia ) Có TK 1523 ( Nếu là nhiên liệu ) Ngoài ra còn phải nhập mã kho ( quản lý từng loại nguyên vật liệu ) + Số lượng xuất + Mã nguyên vật liệu + Đối tượng sử dụng ( Bộ phận sản xuất nào ) Mỗi lần nhập kế toán vật tư nhập tổng số tổng giá trị từng loại NVL xuất kho cho từng bộ phận và in ra mỗi bộ phận 1 phiếu xuất kho Ví dụ: NVL đất sét tháng 12/2001, xuất kho cho bộ phận nguyên liệu tổng giá trị xuất là: 107 543 124. Kế toán vật tư nhập vào máy tính theo nội dung sau: Nợ TK 6211 107 543 124 Có TK 1521 107 543 124 Mã kho :K03 - Kho dất sét Số lượng xuất : 252 200kg Mã NVL :NL 001 Đối tượng sử dụng : Bộ phận nguyên liệu Ví dụ: Phiếu xuất kho có mẫu sau Biểu số 04: Phiếu xuất kho Ngày 31 /12/2001 Số: 18 Họ và tên người nhận : Nguyễn Văn Phương Địa chỉ: Bộ phận nguyên liệu Nợ TK 6211 Lý do xuất: Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất Có TK 152 Xuất tại kho: Kho đất sét Mã hàng Tên hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 00BDST00 Đất sét trắng kg 252200 426,42 107543124 Cộng 107543124 Từ số liệu định khoản, mã NVl đối tượng sử dụng đã nhập số liệu trên bảng chi tiết NVL được chuyển thẳng vào sổ " Nhật ký chung" Trích số liệu trên sổ " Nhật ký chung" tháng 12/2001. Biểu số 05 : Sổ "Nhật ký chung" Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ phát sinh Có 15 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men 6211 152 211 213 511 211 213 511 18 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu 621 152 107.543.124 107.543.124 26 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận lò nung 621 152 763 862 424 763 862 424 479 31/12 Kết chuyển 6211 sang 1541 1541 6211 1 082 619 059 1 082 619 059 Từ số liệu trên sổ " Nhật ký chung", máy tính chuyển số liệu sang sổ "Cái TK 6211". Trích số liệu trên sổ cái TK 6211 Biểu số 06: Sổ Cái TK 6211 - Chi phí NVLTT: SP Số Ngày Diễn giải Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có 15 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men 152 211 213 511 18 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu 152 107 543 124 26 31/12 Xuất vật tư cho bộ phận lò nung 152 763 862 424 479 31/12 Kết chuyển 6211 sang 1541 1541 1 082 619 059 Sổ Cái TK 6211 tập hợp chi phí NVLTT phát sinh ở các bộ phận sản xuất Sứ, cuối tháng kết chuyển chi phí này sang TK 1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Sản phẩm ,để phục vụ cho việc tính GTSP Sứ. Kế toán nhập theo định khoản: Nợ TK 154( 1541) : 1082619059 Có TK 6211: 1082619059 Từ số liệu trên sổ Cái TK 6211 ta thấy chi phí NVL tập hợp được trong tháng 12/2001 là 1 082 619 059đ 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp NCTT sản xuất ở Công ty gồm có công nhân thường xuyên ( trong chế biến ) và công nhân hợp đồng Quỹ lương của Công ty bao gồm cả lương theo thời gian lương theo sản phẩm và lương khác + Lương theo sản phẩm: Trả cho NCTT sản xuất, trả cho khối nhân viên gián tiếp (khối văn phòng ) + Lương thời gian: Trả cho CNTT sản xuất trong những thời gian nghỉ không lương theo chế độ: nghỉ phép, đi họp, đi học. ... Tài khoản Công ty sử dụng để tập hợp chi phí NCTT là TK 622 - Chi phí NCTT, Công ty mở chi tiết TK 6221- Chi phí nhân công trực tiếp: SP . TK 6221 tập hợp tất cả các khoản chi phí tính vào chi phí NCTT cho sản phẩm Sứ ( trừ vào lương thời gian ). Cách tập hợp như sau: Khi tính được chi phí NCTT phát sinh trong tháng, kế toán ghi vào bên Nợ của TK 6221, theo định khoản sau: Nợ TK 6221 Có TK liên quan Phương pháp tính lương như sau: Với các bộ phận sản xuất tính được số lương hoàn thành của từng công nhân trong bộ phận sản xuất n Lương sản phẩm = S ( lượng sản phẩm i x đơn giá lương) i =1 mà A hoàn thành sản phẩm i Ví dụ: Biểu số 07: Bảng định mức lương Sản phẩm Giai đoạn mộc Giai đoạn men Bệt VI1 446 571 Két VI1 269 360 Tiểu treo VI1 297 390 Chậu VI1 342 420 Ví dụ : Cách tính lương Công nhân Nguyễn Kim Kha - phân xưởng phun men Trong kỳ phun được : 1520 bệt x 571 = 867.920đ ` : 537 két x 360 = 193. 320đ Lương sản phẩm trong kỳ của Kha là: 1.061.240đ Với các bộ phận không tính được sản phẩm hoàn thành cụ thể ( như bộ phận nguyên liệu).. Hàng tháng kế toán lương căn cứ vào " Bảng kê lượng sản phẩm nhập kho " , tính ra số lượng nhập kho từng loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào đơn giá lương quy định cho mỗi sản phẩm nhập kho, đối với từng bộ phận sản xuất, tính ra tổng lương của bộ phận đó n Tổng lương của bộ = S ( lương SP i x Đơn giá lương sản phẩm phận sản xuất y i=1 nhập kho trong kỳ quy định cho bộ phận y Tổng lương bộ phận sx y Số công làm việc Lương SP công nhân i = x thực tế công nhân i Tổng số công của bộ phận sx y VD: Tính tổng lương cho bộ phận nguyên liệu Tháng 12/2001 Biểu số 08: Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Sản phẩm nhập kho Số lượng Đơn giá lương( NL) Thành tiền Chậu rửa 11175 213 2380275 Chân chậu 592 227 163984 .... ...... ...... ..... Cộng 8602919 Với các khoản lương khác, nó chính là tiền thưởng, căn cứ vào hạng xếp loại A, B, C, sẽ được cộng tương ứng15%, 5%, 0%, trên lương sản phẩm Từ cách tính lương trên, kế toán lương lập bảng tính lương, tính ra lương từng người trong cùng bộ phận sản xuất Ví dụ: Tính lương, lập bảng tính lương cho bộ phận nguyên liệu tháng 12/2001 Biểu số 09: Bảng chấm công Tháng 12/2001 Bộ phận nguyên liệu STT Họ và tên Cấp bậc hoặc chức vụ 1 2 ... 30 31 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian ... ... 1 Ngô .V. Khá Tổ trưởng K K .... K K 30 2 Lê văn Hoàng Tổ viên K K ... K K 30 ... ... ... Cộng: 11 người 319 Từ Biểu số 09 trên ta có tổng lương của bộ phận nguyên liệu là: 8602919 Số công của toàn bộ , bộ phận nguyên liệu là: 319 8 602 919 Số lương cho một công sản xuất = 319 Căn cứ vào số công của mỗi công nhân, tính số lương của từng công nhân + Ngô Đức Khá : 30 công x 26968,39đ/ công= 809 052đ + Lê Đức Hoàng : 30 công x 26 968,39 đ/công = 809 052đ Từ cách tính lương trên , kế toán lương lập bảng tính lương cho bộ phận nguyên liệu. Biểu số 10: Bảng tính lương cho bộ phận nguyên liệu STT Họ và Tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương khác Số công Số tiền Xếp loại Số tiền 1 Ngô Văn Khá 2,33 30 809 052 A 235.973 2 Lê Văn Hoàng 1,75 30 809 052 A 235.973 ....... ................... ........ ......... .............. .............. .............. Từ bảng tính lương kế toán tiền lương lập" Bảng tổng hợp", Biểu số 11 từ số liệu bảng tổng hợp lương từng bộ phận, kế toán tiền lương lập " Bảng tổng hợp thanh toán lương" toàn xí nghiệp Biểu số 12 sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp thanh toán lương, để tập hợp được chi phí NCTT, kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho các bộ phận sản xuất trực tiếp. Trong khoản mục chi phí NCTT còn có các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, trích theo lương của NCTT sản xuất. Tỷ lệ trích các khoản trên tại Công ty Sứ Thanh trì như sau: + Tính vào giá thành 19% trong đó: 2% KPCĐ trích theo lương thực tế15% BHXH, 2% BHYT trích theo lương cơ bản. + Tính trừ vào lương ( thu qua lương ) của công nhân 7% trong đó: 5% KPCĐ, 1% BHYT tính theo lương cơ bản, 1% KPCĐ trích theo lương thực tế Theo số liệu tập hợp được từ bảng tổng hợp thanh toán lương với tỷ lệ trích như trên, kế toán tổng hợp tiền lương lập "Bảng phân bổ chi phí lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Biểu số 13 : Bảng phân bổ chi phí lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 12/2001. 334 3382 3383 3384 Tổng cộng 6221 241.000.142 4.820.003 16.621.200 216.160 262.441.345 6222 ................ ................ .............. ................ ................ 62711 81.239.433 1.642.789 5.837.853 778.380 89.498.455 6411 ............... ............ ................ .............. .................. 6421 50.359.509 1.007.200 4.960.560 661.400 59.938.669 Từ số liệu trên" Bảng phân bổ lương KPCĐ, BHXH, BHYT kế toán lương nhập số liệu vào máy tính theo định khoản: Nợ TK 6221 Có TK 334 ( 3382, 3383, 3384) Sau khi nhập số liệu máy tự động chuyển số liệu vào sổ" Nhật ký chung" và các sổ Cái có lên quan, số liệu từ sổ Nhật ký chung lại chuyển qua sổ Cái TK 6221- Chi phí nhân công trực tiếp: SP Trích Sổ Nhật ký chung , sổ Cái tài khoản 6221 tháng 12/2001 Biểu số 14: Sổ Nhật ký chung tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có 495 31/12 Tính lương CNV tháng 12/2001 6221 334 241.000.142 241.000.142 496 31/12 Trích 2% KPCĐ tháng 12/2001 6221 3382 4.820.003 4.820.003 497 31/12 Trích15% BHXH tháng 12/2001 6211 3383 16.621.200 16.621.200 497 31/12 trích 2% BHYTtháng 12/2001 6211 3384 2.261.160 2.261.160 478 31/12 Kết chuyển chi phí NCTT vào giá thành tháng 12/2001 154 6211 262.441.345 262.441.345 Từ sổ Nhật ký chung chuyển vào sổ Cái TK 6221 Biểu số 15: Sổ Cái TK 6221 Tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có 495 31/12 Tính lương CNV tháng 12/2001 334 241.000142 496 31/12 Trích 2% KPCĐ tháng 12/2001 3382 4.820.003 497 31/12 Trích 15% BHXH tháng 12/2001 3383 16.621.200 498 31/12 Trích 2% BHYT tháng 12/2001 3384 2.261.160 478 31/12 K/c CPNCTT sang TK 1541 154 262.441.345 Từ Sổ cái TK 6221 tháng 12/2001 ta thấy chi phí NCTT tập hợp được trong tháng là :262.441.345 Cuối tháng kết chuyển chi phí NCTT sang TK 1541 với định khoản Nợ TK 154( 1541): 262.441.345 Có TK 622(6221) : 262.441.345 1.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí SXC tại Công ty bao gồm nhiều yếu tố: Chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí vật liệu, công cụ dụng cho các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, CPSX, các loại lệ phí, thanh toán hợp đồng nghiên cứu ... Công ty sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí SXC, mở rộng chi tiết để quản lý theo các yếu tố chi phí, cụ thể: + 62711- Chi phí phân xưởng + 62731 - Chi phí dụng cụ sản xuất + 62741 - Chi phí khấu hao TSCĐ + 62771 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + 62781 - Chi phí bằng tiền khác Tập hợp chi phí nhân viên Công ty sử dụng TK 62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng để tập hợp yếu tố chi phí này. Cách tính lương cụ thể như sau: Bậc lương x 188.000 Lương thời gian 1 CN = x Số công 1 công nhân 26 Lương bộ phận gián tiếp của các phân xưởng tính như sau: Tổng lương các bộ phận trực tiếp Lương bình quân một công của bộ = phận gián tiếp Lương bq một công của CNTTx3 Lương một bộ phận = lương một công giám đốc x hệ số gián tiếp ( theo chức danh ) Lương 1 nhân viên = lương một công đã tính x số công Các khoản trích BHXH, KPCĐ, BHYT , tính vào chi phí nhân viên các bộ phận sản xuất theo tỷ lệ như đối với NCTT đã trình bầy ở phần trên. Trong tháng 12/2001, từ bảng tổng hợp thanh toán lương, cột lương thời gian ta tính được thời gian ( lương phụ ) của số NCTT sản xuất là : 27.079.811đ, lương thực tế phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, nhân viên gián tiếp ở phân xưởng là 54.159.621đ, vậy tổng tiền lương vào chi phí phân xưởng là: 81.239.432đ . Khi đó khoản trích tính vào chi phí nhân viên : + KPCĐ: 81.239.432 x 2% = 1.624.789đ + BHXH: 38.919.020 x 15% = 5.837.853đ +BHYT: 38.919.020 x 2% = 778.380đ ( lương cơ bản : 38.919.020) Số liệu được kế toán tiền lương nhập vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 62711 Có TK 334( 3382, 3383, 3384) Máy tự động nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chungvà Sổ Cái TK 62711 Trích sổ Cái TK 62711 tháng 12/2001 Biểu số 16: Sổ Cái TK 62711 Tháng 12/2001 Số ngày Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 495 31/12 Tính lương CNV T12/2001 334 81.239.432 496 31/12 Trích KPCĐT12/2001 3382 1.624.789 497 31/12 Trích BHXH T12/2001 3383 5.837.853 498 31/12 Trích BHYT T12/2001 3384 778.380 478 31/12 Kết chuyển - Tk 1541 1541 89.480.454 Từ Sổ cái TK 62711, ta thấy chi phí phân xưởng tháng 12/2001 tập hợp là 89.480. 454đ được chuyển sang TK 1541- Chi phí sản xuất dở dang: SP . Kế toán tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất Để phục vụ sản xuất Sứ , phải sử dụng nhiều loại công cụ dụng cụ gía trị nhỏ. Công ty tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp như: Miếng đánh Sứ, ủng cao su, súng phun men, gôm khẩu trang, các loại đề can nước lau kính ... Các loại công cụ dụng cụ nhỏ có giá tri lớn, phải tập hợp chi phí gián tiếp thông qua TK 142 đó là khuôn sản xuất. Đối với công cụ dụng cụ nhỏ cũng giống như nguyên liệu, xuất dùng trong tháng nhiều lần, nhưng quản lý trên các sổ chi tiết, đến cuối tháng sau khi đối chiếu số liệu, kế toán vật tư mới in phiếu xuất kho cho từng bộ phận sản xuất, nhập số liệu vào máy, máy chuyển số liệu vào các sổ. Vậy chứng từ sử dụng là các Phiếu xuất kho , Phiếu đề nghị xuất công cụ dụng cụ Đối với khuôn, khi xuất dùng, kế toán vật tư đưa giá trị xuất vào TK 142- chi phí trả trước : theo định khoản sau Nợ TK 142 Có TK 153 Hàng tháng bộ phận thống kê của xí nghiệp khuôn tổng hợp số liệu khuôn xuất cho bộ phận đổ rót số lượng khuôn Cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm mộc đổ được để phân bổ chi phí sản xuất khuôn Giá xuất khuôn SP i Chi phí khuôn SP i = x Số lượng SP i mộc thực đổ Số lượng SP i mộc có thể đổ Chi phí khuôn cần phân bổ trong tháng bằng tổng chi phí khuôn của các loại sản phẩm đã tính. Trích Bảng tính chi phí khuôn Tháng 12/2001 Biểu số 17: Bảng tính chi phí khuôn Tháng 12/2001 STT Tên khuôn Số lượng Giá xuất (nđ) Số lượng mộc có thể đổ(c) Số lượng mộc thực đổ(c) Chi phí khuôn cần tính 1 Nắp két 100 700 3000 2800 653334 2 Bệt VI1 50 1.200 1250 1100 1056000 3 Chậu VTL 80 1000 2200 2150 977272 ...... ....... ... ... ... ... ... Cộng 332242548 Sau khi tính được chi phí sản xuất khuôn trong tháng, kế toán vật tư nhập số liệu vào máy theo định khoản Nợ TK 62731 332.242.548 Có TK 142 332.242.548 Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào Sổ cái TK 142 Sổ Cái TK 62731. Trích Sổ Cái TK 142- chi phí trả trước tháng 12/2001 Biểu số 18: Sổ Cái TK 142 Tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có 496 31/12 Phân bổ chi phí khuôn tháng 12/2001 62731 332.242.548 32 31/12 Xuất khuôn cho bộ phận đổ rót 153 422.519.173 Đối với công cụ dụng cụ nhỏ sau khi nhập vào máy các nghiệp vụ xuất cho từng bộ phận sản xuất theo định khoản Nợ TK 62731 Có TK 153 Nhập mã kho công cụ, dụng cụ đối tượng sử dụng như với NVLTT số liệu sẽ được chuyển đến các sổ chi tiết công cụ dụng cụ, sổ tổng hợp nhập xuất tồn, sổ Nhật ký chung, Sổ Cái Tk 62731 và các sổ kế toán có liên quan Sau khi nhập các nghiệp vụ xuất công cụ dụng cụ nhỏ và phân bổ chi phí khuôn, số liệu trên các sổ là đầy đủ và hoàn chỉnh. Trích sổ Cái TK 62731 tháng 12/2001 Biểu số 19: Sổ Cái Tk 62731 Tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có 496 31/12 phân bổ CP khuôn tháng12/2001 142 332.242.548 20 31/12 Xuất vật tư BP sấy 153 12.456.264 31 31/12 Xuất vật tư BP đổ rót 153 10.275.049 241 31/12 kết chuyển 62731 sang 1541 1541 462.241.716 Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Việc tính khấu hao ở Công ty Sứ Thanh trì có ở TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình chủ yếu là mua sắm và xây dựng, ngoài ra ngoài ra còn có tài sản được cấp hoặc được chuyển đến. Mỗi loại TSCĐ đều được quản lý trên: Thẻ TSCĐ, Sổ đăng ký TSCĐ, Sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp .... Các chứng từ, tài liệu làm căn cứ sổ là các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ... Công ty sử dụng TK 62741 để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ, cụ thể chi phí khấu hao tập hợp vào bên Nợ TK 62741 cách tính khấu hao như sau: Công ty xác định thời gian sử dụng TSCĐ theo khung thời gian quy định của Bộ tài chính. Ví dụ: Nhà xưởng sản xuất khấu hao 20 năm, máy khuấy khấu hao 7 năm. Doanh nghiệp trích khấu hao theo đường thẳng. Sau khi xác định được thời gian sử dụng TSCĐ, kế toán TSCĐ xác định mức trích hàng năm Nguyên giá của TSCĐ Mức trích khấu hao hàng năm = Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao hàng năm Mức trích khấu hao theo tháng = 12 tháng Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc trong tháng, TSCĐ tăng, giảm , ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tháng được tính hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Với những TSCĐ đã khấu hao hết thì không trích khấu hao nữa. Từ cách tính khấu hao trên kế toán lập bảng tính khấu hao trong tháng sau dó chuyển cho kế toán tổng hợp Trích bảng tính khấu hao tháng12/2001 Biểu số 20: Bảng khấu hao TSCĐ Tháng 12/2001 STT Tên Tài sản N. giá GTCL GTSD KH năm KHtháng 1. Nhà xưởng 4.920.000 442.800 240 246.000 20.500 2. Máy khuâý 1.852.200 918.000 84 183.600 15.300 ...... ....... .... ....... ........ ......... ........ Cộng Từ số liệu trên bảng tính khấu hao, kế toán tổng hợp lập ra bảng phân bổ khấu hao. Chi phí khấu hao tính vào TK 62741 là tổng số khấu hao trích theo tháng của tất cả mấy móc tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm Sứ và chi phí khấu hao được phân bổ từ các TSCĐ như nhà xưởng ... cho sản phẩm Sứ Biểu số 21: Trích bảng phân bổ khấu hao của tháng 12/2001 Tháng 62741 62742 6424 Cộng 12 2141 1.035.875.000 93.471.000 16.944.000 1.146.290.000 ....... ........ ......... ............ .......... .......... Sau khi lập bảng phân bổ khấu hao kế toán tổng hợp số liệu vào máy theo định khoản Nợ TK 62741 1.035.875.000 Có TK 2141 1.035.875.000 Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến các sổ: Nhật ký chung, sổ Cái TK 62741 và các sổ liên quan khác Trích sổ Cái TK - 62741 Tháng 12/2001 Biểu số 22: Sổ Cái TK 62741 Tháng 12 /2001 Số Ngày Diễn giải TKĐư Phát sinh Nợ Phát sinh Có 492 31/12 Trích khấu hao TSCĐ T12/2001 2141 1.035.875.000 213 31/12 K/c62741sangTK 1541 1541 1.035.875.000 Vậy trong tháng 12 chi phí khấu hao tập hợp vào chi phí sản xuất Sứ là 1.035.875.000 Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty Sứ Thanh trì sử dụng TK 62771 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, thực tế chi phí tập hợp vào TK này chỉ có chi phí điện sản xuất, Căn cứ để tập hợp là các thông báo nộp tiền điện sản xuất Khi nhận được thông báo nộp tiền điện sản xuất kế toán tiến hành làm thủ tục thanh toán các khoản này , đồng thời phân bổ chi phí điện như với chi phí khấu hao rồi nhập dữ liệu vào máy theo định khoản Nợ TK 62771 Có TK liên quan Khi nhập vào máy tính tự chuyển số liệu vào các sổ: Nhật ký chung , sổ cái TK 62771 và các sổ có liên quan Trích sổ cái TK 62771 Tháng 12/2001 Biểu số 23: Sổ Cái TK 62771 Tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TKđư Phát sinh Nợ Phát sinh Có 61 31/12 Thôngbáođiệnkỳ1T 12/2001 331 123.995.520 62 31/12 Thôngbáođiệnkỳ2 T12/2001 311 49.864.320 219 31/12 phân bổ 62771 sang TK 1541 1451 173.859.840 Từ số liệu trên cho thấy chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty trong tháng 12/2001 là 173.857.840 Tập hợp chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác bao gồm: tiền thuê vận cuyển Sứ phế thải, các khoản chi lệ phí tài liệu phô tô , tiền ăn ca, chi phí hội thảo ... Chứng từ làm căn cứ để tập hợp chi phí này là các phiếu đề nghị thanh toán các phiếu chi TK sử dụng để tập hợp chi phí này là TK 62781 - chi phí bằng tiền khác. Tất cả chi phí bằng tiền kể trên sau khi phát sinh sẽ được tập hợp vào bên nợ TK 62781, theo định khoản Nợ TK 62781 Có TK 111( 141..) Sau khi kế toán nhập định khoản trên vào máy tính , máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ: Nhật ký chung, sổ Cái TK 62781 và các sổ có liên quan. Trích sổ Cái TK 62781 - Chi phí bằng tiền khác Tháng 12/2001 Biểu số 24: Số Cái TK 62781 Tháng 12/2001 Số Ngày Diễn giải TKĐư Phát sinh Nợ Phát sinh Có 13 5/12 Thanh toán vận chuyển 325.000 ..... ....... ........... ........... ........ .... 211 31/12 kết chuyển 62781sang 1541 1541 75.390.137 Vậy trong tháng 12/2001 chi phí bằng tiền khác của Công ty là; 75.390.137 1.2.4. Kế toán tổng hợp CPSX trong Công ty Công ty sử dụng TK 1541 - Chi phí SXDD để tập hợp toàn bộ CPSX cho toàn sản phẩm Sứ. Việc tập hợp chi phí được định khoản và nhập vào máy như sau; Căn cứ vào số chi NVLTT đã tập hợp trên sổ Cái TK 6211,số chi phí NCTT đã tập hợp trên TK 6221, số chi phí SXC đã tập hợp trên TK 62711, 62741, 62781, kế toán nhập vào máy theo định khoản Nợ TK 1541 Có TK 6211( 6221 62711...) Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến sổ Nhật ký chung, sổ Cái Tk 1541, và các sổ kế toán có lên quan Trích sổ Cái TK 1541 Tháng 12/2001 Biểu số 25: Sổ Cái TK 1541 Tháng 12/2001 TKĐư Tên TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ 690.346.950 Tổng phát sinh 3.181.907.551 3.508.335.389 Số dư cuối kỳ 363.919.112 155 Thành phẩm 3.508.335.389 6211 Kết chuyển CP NVLTT 1.082.619.059 6221 Kết chuyển CPNCTT 262.441.345 62711 Kết chuyển CPSX: SP 89.480.454 62731 Kết chuyển CCDC 462.241.716 62741 Kết chuyển CPKH 1.035.875.000 62771 Kết chuyển DV mua ngoài 173.859.840 62781 Kết chuyển CP bằng tiền 75.390.137 1.2.3. Thực tế tổ chức công tác tính giá thành tại Công ty Sứ Thanh Trì 1.2.3.1. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Sứ thanh trì Để tính được GTSP hoàn thành nhập kho trong kỳ. Kế toán phải xác định được GTSP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Công ty Sứ Thanh Trì đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Theo các cách tính này, Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang để kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm, để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm Hiện nay dây chuyền: mộc, men, lò nung, tuy nhiên Công ty chỉ tính sản phẩm dở dang ở giai đoạn mộc và giai đoạn men còn giai đoạn lò nung coi như không có + Sản phẩm dở dang ở giai đoạn mộc là mộc mới đổ khuôn ra nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn sau ... Phương pháp tính như sau: Kế toán tổng hợp lập bảng tính chi phí tồn cuối kỳ (Biểu số 29) Tổng giá trị SPDD= Giá trị SPDD giai đoạn mộc + Giá trị SPDD giai đoạn men trong đó: n Giá trị SPDD một giai đoạn = S( Lượng SP i đó x Đơn giá định mức SP i giai đoạn đó) i=1 1.2.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thực tế tại Công ty Đối tượng tính giá thành tại Công ty Sứ Thanh Trì là các sản phẩm hoàn thành nhập kho, cụ thể là 5 loại sản phẩm chính: Thân bêt, két nước, chậu rửa, chân chậu, các sản phẩm khác, mỗi loại sản phẩm có kiểu dáng kích thước khác nhau nhưng lại sản xuất cùng một loại NVL chính vì vậy Công ty đã quy ra trọng lượng sản phẩm hoàn thành để tiện cho việc tính toán Kỳ tính giá thành của doanh nghiệp là cuối tháng, cuối mỗi tháng sau khi tập hợp hết các khoản chi phí kế toán tổng hợp tiến hành tính GTSP Như dã nói ở phần trên , quy trình sản xuất các sản phẩm sứ 1.2.3.3. Phương pháp tính giá thành thực tế tại Công ty Cụ thể trọng lượng thực tế quy định cho sản phẩm nhập kho như sau: + Thân bệt : 17kg + Két nước : 13kg + Chậu rửa : 9kg + chân chậu : 8,6kg + Sản phẩm khác : 7kg Bước đầu tiên , kế toán tính trọng lượng quy đổi của sản phẩm nhập kho sau đó tính tổng GTSP Tổng GTSP = SPLD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - SPLD Cuối kỳ Tổng GTSP Giá thành đơn vị SP i = x Trọng lượng nhập kho một 1SP Tổng trọng lượng quy đổi Trong tháng 12/2001 căn cứ vảo bảng kê lượng nhập kho, ta tính ra trọng lượng sản phẩm quy đổi như sau; Biểu số 26. Bảng quy đổi sản phẩm Tên sản phẩm Số lượng ( cái) Trọng lượng định mức ( kg) Trọng lượng quy đổi ( kg) Bệt 6661 17 113.237 Két nước 11004 13 143.052 Chậu rửa 10694 9 96.246 Tổng 366.483 + Trong tháng 12/2001 từ số liệu tập hợp được trên Sổ Cái TK 1541, ta thấy chi phí phát sinh trong kỳ để sản xuất sản phẩm sứ là: 3.181.905.551 + Chi phí SPLD Cuối tháng 12/2001 ( đã tính trên bảng chi phí làm dở cuối kỳ tháng 12/2001 ) là : 363.919.112 + Chi phí SPLD đầu tháng 12/2001 chính là chi phí SPLD cuối tháng 11/2001 ( đã tính trên bảng tính chi phí làm dở cuối kỳ tháng 11/2001 ) là : 690.346.950.đ Vậy : Tổng GTSP 12/2001 690.346.950+ 3.181.905.551-363.919.112 =3.508.335.389đ Căn cứ vào trọng lượng từng loại đơn vị sản phẩm hoàn thành nhập kho ta tính được giá thành đơn vị từng loại sản phẩm , cụ thể : 3.508335.389 Bệt VI = x 17 = 162.741đ 366.48 3.508335.389 Chậu rửa VTL = x 9 = 86.157đ 366.483 3.508335.389 Chân chậuVTL = x 8,6 = 82.328đ 366.483 3.751.972.130 Sản phẩm khác = x 7 = 67.011đ 366.483 Phương thức tính như trên, nhưng do phần tập hợp chi phí và tính GTSP được quản lý trên chương trình exel nên việc tính toán đơn giản hơn rất nhiều, kế toán chi phí và tính giá thành chỉ lập một bảng tính giá thành và thực hiện việc tính toán bằng cách đặt các công thức Trích bảng tính giá thành tháng 12/2001 Biểu số 29: Bảng tính giá thành Tháng 12/2001 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Trọng lượng định mức Trọng lượng quy đổi Giá thành 1kg sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm Bệt VI 6.661 17. 113.237 9.573 162.741 Két VI 11.004 13 143.052 124.449 Phần II Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội. 2.1. Nhận xét ưu nhược điểm Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội em nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đảm bảo nhanh kịp thời và chính xác. Tất cả cán bộ kế toán ở Công ty đều có trình độ và nhạy bén. Do vậy, ngay từ khâu đầu kế toán đã tập hợp riêng chi phí ở từng công đoạn sản xuất theo từng mặt hàng. * Nhận xét qua một số vấn đề sau: (-) Trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các chứng từ kế toán sử dụng như phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, bảng thanh toán lương,.... Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng rất ít các chứng từ gốc mà chủ yếu dựa vào báo cáo của sản xuất..... Do vậy, giữa các thành phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, song có nhược điểm là khi kiểm tra thì công việc sẽ tiến hành ở mức độ chậm và gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận. (-) Hệ thống và sổ kế toán sử dụng và các số TK (sổ cái) trong tập hợp CPSX và tính giá thành các sổ “chi tiết phí”, các sổ “Nhật ký chung”. Trong tập hợp CPSX cũng như trong sổ chi tiết các chi phí không ghi phần chi phí theo yếu tố và lưu chuyển nội bộ: Ưu điểm là tiết kiệm sổ sách, hạch toán nhanh, việc theo dõi các khoản mục chi phí tập trung vào sổ “Chi tiết phí” và sổ “Nhật ký chung” như vậy chưa hoàn toàn đúng theo chế độ. Ngoài ra việc thực hiện QĐ 149 ngày 31/12/01 hướng dẫn thi hành ngày 9/10/02 nên đựơc áp dụng ngay vào việc thay đổi các TK. (-) Tập hợp CPSX, đối tượng tập hợp CPSX của Công ty hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất, yêu cầu quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. Tuy nhiên đã xác định được đối tượng tập hợp CPSX phù hợp, Công ty càng phát huy: cụ thể là không ngừng tăng các khoản chi phí có thể tiến hành phân bổ trực tiếp. + Trong GTSP : việc xác định kỳ tính giá thành theo tháng là hoàn toàn phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX . Phương pháp tính giá thành phân bước có tính bán thành phẩm là phương pháp rất chính xác. + Quản lý chỉ tiêu giá thành dẫn đến tăng cường quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các Công ty đã được giao quyền tự chủ về vốn kinh doanh. Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, do vậy hàng hoá không ngừng tăng cường chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Yếu tố chi phối trực tiếp đến GTSP . Việc sử dụng GTSP như thế nào phụ thuộc vào khả năng quản lý của Công ty, bằng mức độ tiết kiệm chi phí, áp dụng bộ máy kỹ thuật. + Công ty cần phải phân tích chỉ tiêu giá thành. Khi phân tích chỉ tiêu giá thành để tăng cường quản trị doanh nghiệp, Công ty cần xây dựng một hệ thống định mức, giá thành định mức để từ đó có thể so sánh với thực tế. Qua đó người làm công tác kế toán có thể thấy và phân tích các khoản mục chi phí trong công tác kế toán có thể thấy và phân tích các khoản mục chi phí trong GTSP được xác định và có hiệu quả. Theo dõi số liệu của Công ty, ta nhận thấy một số khoản mục như: NVL chính, tiền lương, chi phí SXC có ảnh hưởng chủ yếu đến sự biến động giá thành. Do vậy Công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản mục này và phải có hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đầy đủ. + Trong công tác kiểm toán kế toán. Để tăng cường hạch toán nội bộ và tăng cường quản trị doanh nghiệp, Công ty cần lập một ban thanh tra kinh tế chính. Thành phần có thể có thành viên ban giám đốc, phòng kế hoạch, phòng kế toán và đại diện côngnhân viên. Trong một số trường hợp đặc biệt, Công ty nên tiến hành kiểm tra nội bộ hoặc định kỳ, để từ đó đánh giá việc thực hiện công tác kế toán của bộ phận trong Công ty, xây dựng các quy định về thưởng phạt, cụ thể rõ ràng để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi thành viên trong công ty. 2.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác hạch toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty Sứ Thanh Trì , kết hợp với những kiến thức đã học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để cải tiến hoàn thiện công tác hạch toán chi phí SXKD Về hoàn thiện hạch toán chi tiết vật liệu tại Công ty. ở Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, hạch toán chi tiết vật liệu bằng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này ở giai đoạn hiện tại là thích hợp với trình độ chuyên môn của hai thủ kho (một thủ kho nguyên vật liệu chính, một thủ kho nguyên vật liệu phụ ). Ưu điểm rõ rệt nhất của phương pháp này là đơn giản dễ làm. Song với sự đa dạng phong phú về mặt hàng dẫn tới phức tạp về NVL. Cùng với sự phát triển của Công ty, nghiệp vụ xuất hàng ngày đối với NVL sẽ tăng lên. Lúc đó phương pháp này không còn thích hợp nữa. Do đó, Công ty nên nghiên cứu để thay thế đổi phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là cần thiết đối với sự phát triển của Công ty trong tương lai. Ngoài ra còn để tránh việc ghi chép trùng lặp, tiết kiệm sức lao động của kế toán, đồng thời để có thể quản lý vật liệu một cách sát sao và có hiệu quả. Về hoàn thiện công tác tính khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng tại Công ty. Tính khấu hao máy móc thiết bị. ở đây mỗi máy móc thiết bị, nhà xưởng tính khấu hao trong thời gian bao nhiêu năm là do Nhà nước quy định theo Quyết định của Bộ Tài Chính - 1062. Về phương pháp tính và đưa các chi phí vào để tính GTSP tại Công ty về nguyên tắc chung là hoàn toàn đúng. Nhưng trên thực tế sản xuất đầy biến động, nhất là các hoạt động của các máy móc chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài ( thị trường, thị hiếu ......). Do vậy việc vận dụng công thức có tính chất nguyên tắc này là không phải lúc nào cũng đúng. Nhiều trường hợp vận dụng công thức này một cách cứng nhắc, để hạch toán đưa đến con số không sát thực. Hàng tháng tại Công ty, mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức. Nguyên giá tài sản cố định ´ tỷ lệ trích khấu hao 12 tháng Trên cơ sở số giờ làm việc dự tính của máy móc hàng ngày được theo dõi chi tiết tại phân xưởng thì phòng kế toán phải tính mức khấu hao cơ bản của máy móc theo công thức. Nguyên giá tài sản cố định ´ Tỷ lệ khấu hao ´ Số giờ làm việc hàng ngày của máy Trong đó tỷ lệ khấu hao mỗi giờ làm việc của máy : 1 Tỷ lệ khấu hao : = H Tính khấu hao nhà xưởng tại Công ty. ở Công ty một phân xưởng sản xuất trên cùng một mặt bằng và hoàn thành một công đoạn của nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một tháng. Vậy để tính khấu hao nhà xưởng để phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ phải trải qua một tính toán rất chi tiết thì mới có thể chính xác được. Trên thực tế hạch toán khấu hao cơ bản: đối với nhà xưởng, vật kiến trúc thì Nhà nước quy định tỷ lệ trích khấu hao là từ 10% á 15%, còn đối với máy móc thiết bị nói chung đều có tỷ lệ trích khấu hao từ 6% á10 %. Do đó việc tính mức khấu hao cơ bản là thiếu chi tiết. Vì vậy, tính xác thực của nó khi đưa vào tính giá thành còn rất hạn chế. Qua nghiên cứu thực tế đó em mạnh dạn một phương pháp tính khấu hao nhà xưởng : Ví dụ : Tính khấu hao nhà xưởng tại phân xưởng lò nung. Nguyên giá TSCĐ ´ Tỷ lệ khấu hao 12 tháng 1 Trong đó tỷ lệ khấu hao = Thời gian bình quân khấu hao của nhà xưởng phân xưởng lò nung (năm ). Sau đó ta sẽ phân bổ khấu hao phân xưởng lò nung cho từng loại sản phẩm trong kỳ. Chú ý: Trong quá trình sản xuất nếu có cải tạo, nâng cấp về nhà xưởng thì phải tính thêm phần khấu hao của chi phí về cải tạo ..... Phần khấu hao của chi phí này được tính bằng công thức: Giá trị của cải tạo nâng cấp Thời gian ước tính để sử dụng mặt hàng đó (năm) Sau đó cộng thêm một phần khấu hao của chi phí này thì mới tiến hành phân bổ khấu hao cho các mặt hàng. Việc sử dụng TK Khi thay đổi đối tượng tập hợp chi phí theo từng giai đoạn công nghệ, Công ty không mở thêm chi tiết theo số mà mở chi tiết theo giai đoạn theo mã chữ cho từng giai đoạn tập hợp . Ví dụ: TK 1541 - Chi phí SXKD dở dang : sản phẩm có thể mở chi tiết cho từng giai đoạn tập hợp chi phí như sau: TK 1541A - Chi phí SXKD dở dang: Sản phẩm giai đoạn mộc TK 1541B - Chi phí SXKD dở dang: Sản phẩm giai đoạn men TK 1541C - Chi phí SXKD dở dang: Sản phẩm giai đoạn lò nung Tk 62711- Chi phí phân xưởng nên được đổi tên là TK- Chi phí nhân viên phân xưởng, vì thực chất yếu tố chi phí mà TK này tập hợp là chi phí nhân viên phân xưởng, đổi tên như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng TK và những người liên quan đến việc kiểm tra công tác kế toán trong Công ty Hiện tại Tk 62731 - Chi phí dụng cụ: SP Tập hợp cả chi phí công cụ dụng cụ và chi phí vật liệu phân xưởng. Công ty cũng mở thêm TK chi tiết nữa để tập hợp riêng chi phí vật liệu phân xưởng cụ thể mở thêm TK 62721- Chi phí vật liệu phân xưởng Ngoài ra việc thực hiện QĐ 149 ngày 31/12/01 hướng dẫn thi hành ngày 9/10/02 nên đựơc áp dụng ngay vào việc thay đổi các TK Những thay đổi bổ xung về kế toán tài chính khi thực hiện chuẩn mực kế toán hiện nay Thông tư 89 ngày 9/10/02 Hướng dẫn kế toán thực hiện cuốn chuẩn mực kế toán hiện nay Một số biện pháp hạ GTSP: - Đối với các khoản chi phí NVL: Công ty phải đề ra mức tiêu hao hợp lý, triệt để giảm phế liệu, tăng cường một số biện pháp quản lý để có thể tránh lãng phí về NVL, đặc biệt là NVL chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản mục chi phí. Đồng thời Công ty nên không ngừng tìm các nguồn cung cấp vật liệu với giá cả hợp lý, nhằm giảm tối đa khoản chi phí thu mua vật liệu, đặc biệt là Công ty nên coi trọng hơn đối với nguồn nguyên liệu kiểu nhập ngoại. ở đây Công ty tính GTSP theo định mức là (Kg) sản phẩm hoàn thành. Do vậy để giảm định mức tiêu hao NVL Công ty nên có một biện pháp quản lý NVL để nhằm giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng so với định mức - Đối với quản lý CPNC và BHXH: Công ty nên bố trí sắp xếp lao động hợp lý để tăng năng suất lao động dẫn đến giảm được chi phí nhân công khi đó - Đối với tiền lương công nhân sản xuất :Công ty nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng phạt kịp thời cường độ và năng suất lao động, đặc biệt đối với tiền lương trực tiếp , phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, đảm bảo tính đúng , tính đủ sức lao động mà người công nhân bỏ ra đồng thời phát huy chức năng của tiền lương là đòn bẩy kinh tế tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm sản phẩm hỏng là một nguyên nhân nhằm hạ GTSP. - Đối với chi phí quản lý chung. + Chi phí điện: thì phải vận hành máy hợp lý để làm sao cũng 1 giờ máy chạy, cũng tiêu hao một lượng điện như thế nhưng tạo ra được nhiều sản phẩm tức là năng suất lao động của máy tăng do đó lượng điện tiêu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm giảm. + Khấu hao TSCĐ: trong quy mô sản xuất nhất định khối lượng TSCĐ không thay đổi, hàng tháng Công ty trích một tỷ lệ khấu hao nhất định hay gọi là một khoản chi phí bất biến. Để hạ giá thành cũng đồng nghĩa việc tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để tăng sản phẩm làm ra. Mặt khác nâng cao trình độ quản lý và ý thức của công nhân trong việc bảo quản và sử dụng công cụ, dụng cụ và TSCĐ. - Đối với chi phí quản lý: Vì đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm do đó Công ty nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ của nhân viên quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao. Trên đây là một số ý kiến cụ thể em xin đưa ra để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính GTSP tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội Kết luận Là một doanh nghiệp sản xuất với chức năng chính là SXKD. Qua quá trình học tập ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty sứ Thanh Trì Hà Nội, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, chuyên đề của em đã hoàn thành với đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội ). Với chuyên đề này, mặc dù chưa tìm ra được những ý kiến đóng góp và những biện pháp cụ thể, nhưng em mong sao nó sẽ góp phần cùng với Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kế toán ! Tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp công nghiệp (Viện Đại học Mở Hà Nội xuất bản năm 1999) 2. Giáo trình kế toán trong các doanh nghiệp công nghiệp (trường Đại học Tài chính xuất bản năm 1992) 3. Giáo trình kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 1997) 4. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới 5. Các tạp chí tài chính, tạp chí kế toán các số năm 1997, 1998,1999. 6. Số liệu, tài liệu thông tin thu thập trong quá trình khảo sát thực tế tại cơ sở thực tập. Mục lục Phần mở đầu : Giới thiệu ý nghĩa và kết cấu của đề tài 1 Phần I : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ thanh trì 3 Tổng quan về công ty sứ thanh trì 3 1.1.1. Giới thiệu về Công ty sứ Thanh Trì 3 1.1.2. Quy trình công nghệ 4 1.1.3. Tổ chức quản lý của Công ty 4 1.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 5 1.2. Hạch toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sứ Thanh Trì - Hà Nội 9 1.2.1. Những vấn đề chung về hạch toán CPSX và GTSP 9 1.2.2. hạch toán chi phí sx 10 1.2.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu 10 1.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp 15 1.2.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sx chung 19 1.2.3. Thực tế tổ chức công tác tính giá thành tại Công ty sứ Thanh Trì 27 1.2.3.1. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty sứ Thanh Trì 27 Phần II : Phương hướng và một số biện pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sứ thanh trì 31 2.1. Nhận xét ưu nhược điểm 31 2.2. Các giải pháp và một số ý kiến hoàn thiện 33 Phần III : Kết luận 38 Tài liệu tham khảo 39 Biểu số 27: Bảng tính chi phí tồn cuối kỳ tháng 12/2001 Khoản mục Giá thành 1kg mộc chưa phun men Tồn BTP chưa phun men Giá thành 1KG mộc đã phun men Tồn BTP đã phun men Tổng cộng Lượng ( KG) Tiền ( đồng ) Lượng ( kg) Tiền ( đồng ) Lượng ( KG) Tiền ( đồng ) Lượng ( kg) Tiền ( đồng ) Lượng ( KG) Tiền ( đồng ) NVL chính 577 36.523.523 1.341 456.116.797 82.140.320 Đất sét 0.38 171 24.053 1.084.129 0.38 171 12.926 5.816.907 36.758 16.714.036 Feldspar 0.33 190 20.888 12.026.810 0.33 190 11.225 6.463.230 32114,3 18.490.040 . . . Giá thành công xưởng 3.397 63.299 215.026.703 4.377 34.017 148.892.409 363.919.112 Biểu số 28: Bảng kê khối lượng sản phẩm nhập tháng 12/2001 STT Tên SP Giai đoạn mộc Giai đoạn men Số lượng Trọng lượng định mức Trọng lượng quy đổi Số lượng Trọng lượng định mức Trọng lượng quy đổi 1 Bệt VI 1615 19 30.685 874 19 16.606 2 Két nước 541 14 7.574 164 14 2.296 . .. Sản phẩm khác 1268 8,5 10.873 922 8,5 7.834 Cộng 63.299 34.017 Biểu số11 : Bảng tổng hợp thanh toán lương Tháng 12/2001 stt tên bộ phận lương sp lương thời gian Lương khác Phụ cấp Tổng số Các khoản giảm trừ Còn lĩnh Tạm ứng BHXH( 6%) KPCĐ(1%) 1 Hành chính 10156800 2539200 978785 13674875 2500000 310824 136748 10727303 2 Kế hoạch SX 9327400 2427500 978785 12733685 2500000 350246 127337 9756084 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 8 Nguyên liệu 860919 2030000 10632919 2000000 350730 106330 8175859 9 Đổ rót 9750300 2452900 12203200 2000000 297090 122032 9784078 ... ... ... ... ... ... ... .... ... ... .... Cộng Biểu số12: Bảng tổng hợp lương tháng 12/2001 Bộ phận nguyên liệu STT Họ và tên Bậc lương khoán lương khác trách nhiệm Tổng số các khoản khấu trừ số công số tiền số công số tiền tạm ứng BHXH 6% KPCĐ 1% 1 Ngô Đức Hà 2,33 35 943.849 A 235.973 30.160 1.210.028 200.000 25.164 12.100 2 Lê Văn kha 1.72 35 943.894 A 235.984 1.179.868 200.000 18.567 11799 ... .... ..... .... .. ... .... ..... .... .... .... Cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1291.doc
Tài liệu liên quan