Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Để việc trích lập dự phòng được thực hiện kịp thời và hợp lý, tránh tăng chi phí hoạt động của ngân hàng một cách không cần thiết, thì ngân hàng phải kiểm soát được chất lượng tài sản Có. Muốn vậy, ngân hàng cần phải có các biện pháp thu thập, phân tích và quản lý thông tin có hiệu quả. Các thông tin mà ngân hàng thu thập có thể là các thông tin về khách hàng vay, về xếp hạng doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các chính sách kinh tế vĩ mô hoặc cũng có thể là các thông tin kịp thới về tình hình hoạt động của ngân hàng, về tình hình huy động vốn hay cấp tín dụng của các chi nhánhh trực thuộc Viẹc thu thập và quản lý các thông tin này là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng đánh giá được chính xác những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp Tuy nhiên công tác thu thập và cập nhật thông tin tại các ngân hàng gặp không ít khó khăn. Đối với việc thu thập thông tin về hoạt động nội bộ của các chi nhánh thì tính cập nhật chưa cao do mạng lưới chi nhánh quá rộng vớu nhiều cấp, số lượng khách hàng quá lớn, hệ thống thông tin khách hàng phải thu thập từ nhiều chương trình giao dịch khác nhau như chương trình giao dịch Foxpro, chương trình giao dịch ngân hàng bán lẻ, chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của dự án WB. Đối với việc thu thập các thông tin bên ngoài thì chưa hiệu quả do trình độ của cán bộ tin học còn bất cập, trang thiết bị còn thiếu thốn. Để thu thập thông tin có hiệu quả thì việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại là rất cần thiết. Việc thực hiện chương trình quản lý thông tin ngân hàng tập trung dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho ngân hàng rất nhiều trong công tác quản lý nguồn vốn tài sản, quản lsy rủi ro nhờ đó ngân hàng sẽ cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Trong năm 2003, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của ngân hàng No và PTNT Việt Nam đã triển khai chương trình thông tin khách hàng mới trên cơ sở dữ liệu ORACLE trong toàn hệ thống. Việc triển khai chương trình này đã giúp cho dữ liệu của các chi nhánh được cập nhật thường xuyên và chất lượng thông tin thu thập đã được nâng cao, đảm bảo độ chính xác đối với thông tin về dư nợ tín dụng.Trong những năm tới ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa chương trình naỳ để các chi nhánh có thể dẽ dàng truy vấn thông tin khách hàng vay cũng như xây dựng các báo cáo đầu ra về cơ cấu dư nợ, mức dư nợ,tình trạng nợ.từ kho dữ liệu đã được xây dựng

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng để thuận tiện cho việc theo dõi thu hồi nợ sau này. + Đối với dư nợ bằng ngoại tệ: Căn cứ thông báo xử lý rủi ro, kế toán hạch toán: Nợ: TK điều chuyển vốn ngoại tệ giữa Trụ sở chính và các đơn vị. Có: TK cho vay khách hàng bằng ngoại tệ. Đồng thời hạch toán ngoại bảng: Xuất TK 971005- Dự phòng đã đưa vào chi phí ( tiểu khoản ngoại tệ ) căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ Sở giao dịch ngân hàng No và PTNT Việt Nam thông báo để quy đổi ra VND. Nhập TK 971001- Nợ tổn thất đang trong thời gian theo dõi ( số nợ gốc đã được bù đắp rủi ro ). Chi nhánh mở riêng tiểu khoản theo dõi đối với từng khách hàng được xử lý nợ. Toàn bộ hồ sơ được lưu riêng để thuận tiện cho việc theo dõi thu hồi nợ sau này. + Trường hợp Trung ương chuyển quĩ rủi ro về nhưng khoản nợ đã thu được hoặc thu được một phần thì số tiền dôi thừa được hạch toán vào thu nhập bất thường tại đơn vị. Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán kế toán sử dụng dự phòng rủi ro + Tại trung tâm TK chuyển tiền đi TK 479004 TK chuyển tiền đến (2a) (1) (2b) Xuất: TK 971006 Nhận chuyển nguồn dự phòng từ Trụ sở chính. a- Chuyển dự phòng cho các đơn vị. b- Xuất khỏi ngoại bảng + Tại chi nhánh ngân hàng đơn vị trực thuộc: TK chuyển tiền đến TKđiều chuyển vốn ngoại tệ TK cho vayđược XLRR Giữa trung tâm và đơn vị (1) TK479004 (2’) (2) Xuất: TK 971005 Nhập: TK 971001 Trường hợp tất toán luôn được tài khoản cho vay. Trường hợp không tất toán được tài khoản cho vay Cả hai trường hợp đều phải hạch toán ngoại bảng. * Ví dụ minh hoạ quy trình lập và sử dụng phòng rủi ro tại chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội: + Giả sử tại chi nhánh A trực thuộc ngân hàng No và PTNT Hà Nội, trong quí III năm 2003, chi nhánh đã thực hiện phân loại tài sản Có và tính được số dự phòng phải trích là 0,1 tỷ đồng, trong đó 0,07 tỷ đồng là dự phòng nội tệ, còn 0,03 tỷ đồng là dự phòng ngoại tệ. Chi nhánh hạch toán như sau: TK chuyển tiền đi TK 479004 TK 872201 (2) (1a) 0,1 tỷ 0,1 tỷ 0,07 tỷ 0,07 tỷ TK 872203 0,03 tỷ 0,03 tỷ (1b) Nhập: TK971005: 0,1 tỷ a- Trích lập dự phòng nội tệ và ngoại tệ vào chi phí hoạt động. b- Đưa ra theo dõi ngoại bảng số dự phòng đã trích. Chuyển dự phòng rủi ro đã trích về trung tâm. +Tại trung tâm, số dự phòng tập hợp từ các cơ sở là 20 tỷ đồng. Trung tâm đã nhận và chuyển về Trụ sở chính. TK chuyển tiền đi TK 479004 TK 872201 (2a) (1) 20 tỷ 20 tỷ 2 tỷ 2 tỷ 15 tỷ 15 tỷ 3 tỷ 3 tỷ (2b) Nhập: TK 971006:20 tỷ Nhận dự phòng rủi ro của các đơn vị chuyển về. a- Chuyển dự phòng rủi ro về Trụ sở chính. b- Đưa ra theo dõi ngoại bảng. + Sau khi Hội đồng xử lý rủi ro họp, đã quyết định số dự phòng được sử dụng để xử lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội là 15 tỷ đồng. Trụ sở chính đã chuyển nguồn dự phòng về cho chi nhánh. Căn cứ trên các hồ sơ được duyệt của các chi nhánh quận, trung tâm đã chuyển nguồn dự phòng về cho các đơn vị trực thuộc. Tại trung tâm hạch toán như sau: TK chuyển tiền đi TK 479004 TK 872201 (2a) (1) 5 tỷ 5 tỷ 10 tỷ 10 tỷ 15 tỷ 15 tỷ 5 tỷ 5 tỷ Trung tâm nhận chuyển nguồn dự phòng từ Trụ sở chính. a- Chuyển dự phòng cho các đơn vị trực thuộc. b- Xuất khỏi ngoại bảng. + Giả sử chi nhánh A trực thuộc ngân hàng No và PTNT Hà Nội được nhận nguồn dự phòng để xử lý rủi ro là 0,08 tỷ đồng, trong đó 0,06 tỷ đồng để xử lý nợ bằng nội tệ, còn 0,02 tỷ đồng để xử lý nợ ngoại tệ. Chi nhánh sẽ hạch toán tất toán các tài khoản cho vay như sau: TK điều chuyển vốn ngoại tệ TK cho vay được XLRR Giữa trung tâm vàđơn vị (1a) 0,02tỷ 0,02 tỷ TK chuyển tiền đến 0,06 tỷ 0,06 tỷ Xuất: TK971005:0,08 tỷ Nhập: TK971001: 0,08 tỷ 2.3 đánh giá về nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tại chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà nội: 2.3.1 Những kết quả đạt được: Ngay khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 488, ngân hàng No và PTNT Việt Nam đã sớm có sự chỉ đạo cho các chi nhánh, đơn vị chủ động trong việc dự kiến trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Thời gian qua, chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc công tác trích lập dự phòng và sử dụng có hiệu quả dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chi nhánh cũng xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực trong thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả trích lập dự phòng rủi ro qua các năm của chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội: Đơn vị: triệu đồng. Ngân hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trung Tâm Cầu Giấy Thanh Xuân Tây Hồ Ba Đình Hai Bà Hoàn Kiềm Đống Đa Chương Dương Tràng Tiền Tam Trinh 531 3546 178 99 90 73 449 154 8139 213 123 245 197 1420 491 10693 153 243 359 162 1189 288 52589 163 110 188 89 125 57 698 66661 251 153 460 205 143 228 620 82 31 3 Tổng số 531 4589 10828 13087 54019 68837 90908 ( Nguồn: Báo cáo về trích lập dự phòng của phòng kinh doanh ) Có thể thấy rằng, tất cả các chi nhánh quận trực tiếp tham gia giao dịch với khách hàng, thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như bộ phận giao dịch trực tiếp tại trung tâm đã thực hiện tốt việc trích lập dự phòng. Việc trích lập dự phòng rủi ro đã được chi nhánh thực hiện từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên có thể chia thành hai giai đoạn có sự khác biệt lớn. Trước khi có quyết định 488 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quyết định 88 của Tổng giám đốc ngân hàng No và PTNT Việt Nam, thì việc trích lập dự phòng không phải thực hiện tại chi nhánh và tại chi nhánh cũng không có theo dõi ngoại bảng. Mà việc trích lập dự phòng được thực hiện và theo dõi ở ngân hàng No và PTNT Trung ương, tức là nguồn vốn của chi nhánh được quản lý tại Trung ương, các số dư nợ của chi nhánh cũng gửi lên quản lý ở Trung ương, theo đó Trung ương sẽ tự tính toán và phân bổ nguồn trích lập dự phòng của tất cả các chi nhánh. Cuối năm, các chi nhánh sẽ xác nhận số dư từ trung ương để chuyển thành số dư trên bảng cân đối kế toán cuối năm của chi nhánh mà thôi. Sự ra đời của quyết định 488 của Ngân hàng Nhà nước thực sự là một sự thay đổi rõ ràng. Theo đó, các chi nhánh sẽ trích lập dự phòng rủi ro theo những tỉ lệ qui định, tương ứng với kết quả hoạt động kinh doanh, tương ứng với từng loại tài sản Có trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, các chi nhánh được tăng tính chủ động trong việc xử lý những rủi ro xảy ra cũng như tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Điều đó có nghĩa là từ năm 2001 đến nay các chi nhánh tiến hành trích dự phòng trước thuế và đưa vào chi phí hoạt động dựa vào kết quả thực tế của việc phân loại tài sản Có tại những thời điểm nhất định đã được qui định. Việc quy định trích dự phòng vào chi phí hoạt động có thể coi là điều hoàn toàn phù hợp. Đây cũng là một thắng lợi lớn trong đấu tranh quan điểm giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính, vì rõ ràng không thể chấp nhận khi mà ngân hàng cứ phải è cổ ra đóng thuế cho những khoản chẳng những không sinh lời mà còn có thể mất trắng Bảng 5: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội qua các năm: Năm Trích dự phòng rủi ro Nợ quá hạn đã xử lý rủi ro Tổng số Luỹ Kế Tổng số Luỹ kế 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV 2003 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV 2004 Đợt I 531 4589 10828 13087 54019 10820 12090 20568 25359 68837 3908 3080 10649 73271 90908 45747 531 5120 15948 29035 82054 151891 242799 0 0 388 40674 19450 25461 3940 16420 39594 85415 3235 11222 7052 74615 96124 0 0 388 41062 60512 145927 242051 ( Nguồn: Báo cáo về trích lập dự phòng của phòng kinh doanh ) Sau ba năm thực hiện qui định về trích lập dự phòng của Ngân hàng Nhà nước, số tiền trích lập dự phòng của chi nhánh ngày càng tăng tương ứng với qui mô mở rộng hoạt động của ngân hàng. Đồng thời số nợ quá hạn được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng cũng ngày càng tăng. Điều này cho thấy công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các chi nhánh cũng như của trung tâm đã đi vào nề nếp. Các chi nhánh, đơn vị đều chú trọng đến việc trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Hàng quý, các chi nhánh trực thuộc đều thực hiện việc phân loại tài sản Có trích lập dự phòng và xét duyệt xử lý rủi ro theo đúng quy định 488 và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngân hàng No và PTNT Việt Nam. Việc quản lý rủi ro tín dụng đã được chi nhánh quan tâm sâu sát, các khoản nợ rủi ro, có vấn đề đều được chuyển sang nợ quá hạn và xử lý kịp thời. Do đó đã giúp cho công tác tổng hợp trích lập dự phòng và xử lý rủi ro chính xác và triệt để. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đã giúp ngân hàng giảm đáng kể số nợ tồn đọng từ nhiều năm trước. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh đã giảm từ 2,54% năm 2001 xuống còn 1,28% năm 2003. Nguồn quĩ đã trở thành một nguồn quan trọng và hữu hiệu để ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu, làm sạch hơn bảng cân đối của ngân hàng. Bởi lẽ, đối với ngân hàng No và PTNT Hà Nội, xuất phát từ những đặc thù của ngân hàng thì những khoản nợ tồn đọng cũng như những khoản nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân khách quan chiếm tỷ trọng rất lớn. Bởi vậy, việc sử dụng quĩ có hiệu quả đã giúp ngân hàng rất nhiều trong việc lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong năm 2003, ngân hàng No và PTNT Việt Nam đã có văn bản xin phép Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với nợ khoanh. Thực hiện chỉ đạo này, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho các khoản nợ khoanh, nhờ vậy đã góp phần làm trong sạch dư nợ tín dụng. Việc trích dự phòng rủi ro như hiện nay là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng vì chất lượng tốt, số phải trích dự phòng rủi ro ít thì thu nhập của cán bộ nhiều còn ngược lại sẽ thu nhập thấp. Do đó, nó có tác dụng khuyến khích cán bộ nhân viên ngân hàng sát sao hơn trong việc thu lãi, gốc đúng hạn; theo dõi sát khách hàng trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời; nâng cao trách nhiệm trong việc cấp tín dụng để đảm bảo khả năng thu hồi, hạn chế nợ xấu để không phải trích dự phòng với số lượng lớn. Thêm vào đó, khi ngân hàng thu hồi được những khoản nợ khó đòi đã xử lý rủi ro, ngân hàng được phép hạch toán vào thu nhập. Vì vậy, việc duy trì dự phòng rủi ro không chỉ có tác dụng như một chiếc phao cứu cánh cho ngân hàng, giúp tạo ra nguồn để xử lý nợ xấu mà nó còn có tác dụng tích cực kích thích ngân hàng tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi. Trong ba năm qua, nợ khó đòi đã xử lý rủi ro thu hồi được của ngân hàng đạt tỷ lệ khá cao, lên tới hơn 10 tỷ đồng. Công tác thông tin, báo cáo về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được duy trì thường xuyên và tương đối chính xác, kịp thời giữa các chi nhánh ngân hàng quận trực thuộc và trung tâm. Do đó, chi nhánh luôn nắm chắc tình hình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, kịp thời. 2.3.2 Những vướng mắc còn tồn tại: Có thể thấy rằng, việc phân loại tài sản Có để trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là một vấn đề khá mới mẻ, mới được các ngân hàng thực hiện trong khoảng 3 năm nay. Vì vậy, quy định này vẫn còn một số điểm vướng mắc, hạn chế nhất định, Do đó, trong công tác thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng, ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng và các NHTM nói chung gặp phải một số vướng mắc xuất phát từ chính quy định của Ngân hàng Nhà nước: Một là, theo qui định, căn cứ để trích lập dự phòng là dựa trên việc phân loại tài sản Có của ngân hàng, với hai hoạt động chính là hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ thanh toán. Việc phân loại này chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn của các khoản vay chứ chưa dựa vào yếu tố rủi ro của khoản vay. Tức là việc đánh giá nợ quá hạn mới chỉ dựa trên cơ sở định lượng mà chưa tính tới yếu tố định tính. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong tiêu chí phân loại nợ của ta so với thông lệ quốc tế trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Ngoài ra, việc xác định và hạch toán nợ quá hạn của các NHTM mới thực hiện theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam nên còn khoảng cách khá xa so với tiêu chuẩn kế toán quốc tế: + Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam chưa xếp nợ quá hạn đối với những khoản vay đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ nhưng được ngân hàng gia hạn nợ. Trong khi đó theo thông lệ quốc tế, những khoản vay này phải được xếp vào nợ quá hạn. + Theo thông lệ quốc tế, đối với một khoản vay đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà khách hàng không trả được nợ lãi hoặc gốc thì đều xếp vào nợ quá hạn. Quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2001về qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã khắc phục được một phần sự khác biệt này: “ khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn “. ở điểm này chúng ta đã có sự chỉnh sửa xong vẫn còn sự khác biệt so với thông lệ quốc tế ở chỗ, nếu khách hàng được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì vẫn không xếp vào nợ quá hạn. + Theo thông lệ quốc tế một khách hàng có nhiều khoản vay đối với ngân hàng, nếu có một khoản vay bị xếp vào nợ quá hạn thì tất cả các khoản vay khác cũng xếp vào nợ quá hạn. Nếu áp dụng những tiêu chí quốc tế về nợ quá hạn vào hệ thống NHTM Việt Nam thì mức nợ tồn đọng của các NHTM Việt Nam theo ước tính của Ngân hàng Thế giới có thể lên tới 3-4 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam cũng chưa được đánh giá chính xác so với thực tế. Điều này đặt ra yêu cầu đưa ra một tiêu chí đánh giá phù hợp đẻ dự báo những rủi ro một cách đầy đủ nhằm đưa ra một kế hoạch trích lập dự phòng phù hợp và kịp thời. Hai là, theo qui định, các ngân hàng chỉ trích lập dự phòng đối với những khoản nợ đã quá hạn. Còn đối với những khoản nợ trong hạn và đã được gia hạn nợ thì tỷ lệ trích lập là 0%. Điều này rõ ràng làm các ngân hàng bị động trong việc xử lý rủi ro và không phản ánh tính lành mạnh của báo cáo tài chính của NHTM. Vì thực chất, đối với những khoản nợ được điều chỉnh kì hạn nợ ( lãi hoặc gốc ) hoặc được gia hạn nợ cũng được coi là một cấp độ quá hạn và ngân hàng đều phải trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản này. Mặt khác, trên thực tế, đối với những khoản nợ trong hạn, thậm chí cả những khoản ngân hàng vừa mới giải ngân đã có thể có rủi ro, khách hàng sẽ không thể hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn trả. Nếu thực hiện theo đúng qui định mà chờ đến khi trích đủ mức dự phòng thì ngân hàng có thể bị thiệt hại, làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng. Ba là, các NHTM hiện nay mới chỉ trích dự phòng cho hoạt động tín dụng là chủ yếu. Và qui định của Ngân hàng Nhà nước cũng mới qui định rõ ràng về việc phân loại tài sản Có và tỉ lệ trích lập đối với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng hiện đại, hoạt động dịch vụ, hoạt động thanh toán của ngân hàng sẽ càng ngày càng mở rộng và đa dạng, đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Bởi vậy, một qui định chi tiết hơn về việc trích lập dự phòng đối với hoạt động dịch vụ thanh toán là rất cần thiết. Riêng đối với việc trích lập dự phòng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng còn vướng mắc. Hiện nay trên bảng cân đối của ngân hàng No và PTNT nói chung và ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng, các khoản nợ tồn đọng do cơ chế chính sách như mía đường..., nợ khoanh do thiên tai, cho vay theo chỉ định của chính phủ... là rất lớn nên ngân hàng chưa thể trích đủ dự phòng theo chỉ tiêu được giao. Bởi lẽ nếu trích lập dự phòng theo đúng qui định thì chi phí tăng, lợi nhuận của ngân hàng giảm, thậm chí là lỗ, ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, đối với những khoản nợ tồn đọng này, ngân hàng đều có sự phân bổ trích lập phù hợp cho các chi nhánh. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là số thực trích lập dự phòng rủi ro chưa phản ánh đúng về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, hạn chế tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngân hàng. Bốn là, hiện nay nguyên tắc xử lý rủi ro là chỉ xử lý nợ gốc, không xử lý lãi. Trong khi đối với hoạt động cho vay thông thường, các NHTM sẽ theo dõi và hạch toán tiền lãi trên tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu, có nghĩa là ngân hàng hạch toán theo thời điểm số lãi đó phát sinh chứ không phải thời điểm số lãi đó thực sự được thu nhận. Khi khoản vay được chuyển nợ quá hạn theo dõi và được xử lý rủi ro bằng dự phòng thì số lãi đó sẽ phải thoái thu. Như vậy, thu nhập của ngân hàng đã bị tăng khống lên một lượng tại thời điểm tính lãi và bị giảm bớt tại thời điểm xoấ nợ, điều này sẽ làm sai lệch tình hình tài chính của ngân hàng. Khi ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng, thì ngân hàng không chỉ bị mất số vốn cho vay ra mà còn mất cả số lãi đáng ra thu được. Như vậy, khi trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cũng cần quan tâm đến vấn đề này, vì số tiền lãi thu được của các ngân hàng không phải là nhỏ và đó là nguồn thu chủ yếu của các NHTM Việt Nam. Năm là, theo qui định phân quyền về xử lý rủi ro thì tại chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội chỉ được xử lý rủi ro đối với những khoản nợ quá hạn trong phạm vi số tiền nhất định qui định cho từng loại đối tượng. Còn các trường hợp khác phải gửi về trung tâm điều hành để Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính ra quyết định. Điều này đã phần nào hạn chế tính tự chủ trong phòng ngừa và xử lý rủi ro của chi nhánh. Đồng thời nó cũng tạo thêm một khối lượng chứng từ lớn mà chi nhánh phải lập, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả trong việc xử lý rủi ro. Sáu là, để được sử dụng số dự phòng đã trích vào việc xử lý rủi ro, chi nhánh phải kiểm tra xem khoản vay đó có đáp ứng đủ các điều kiện và hồ sơ đã đầy đủ theo qui định hay chưa. Như vậy, không phải bất cứ khoản vay nào cũng được xử lý bằng dự phòng mà phải hội đủ các điều kiện nhất định. Qui định này đã làm hạn chế tính chủ động của chi nhánh cũng như làm giảm hiệu quả thực sự của quĩ dự phòng. Bảy là, hiện nay việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các NHTM được thực hiện theo từng quí. Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng biến động theo từng ngày, cũng như những rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng có thể gặp phải cũng có thể thay đổi theo từng ngày. Vì thế, việc trích lập và xử lý rủi ro theo từng quí có thể không phản ánh kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng. Chương 3 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng No và ptnt hà nội 3.1 định hướng phát triển chung: Trong những năm tới, ngân hàng No và PTNT Hà Nội phấn đấu thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh, không ngừng củng cố và phát triển để phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Cụ thể trong năm 2004, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2001-2005 của ngân hàng đã được ngân hàng No và PTNT Việt Nam phê duyệt, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đầu tư vốn và đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả công nghệ ngân hàng, mở rộng hơn nữa quan hệ quốc tế để hội nhập Các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể: + Nguồn vốn tăng trưởng 35% đến 40% so với năm 2003, chú trọng huy động nguồn vốn ngoại tệ trung và dài hạn. + Đầu tư tín dụng tăng 25% đến 30% so với năm 2003, tập trung đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân, hộ sản xuất...Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 45% trong tổng dư nợ. + Giành từ 4%-6% trong tổng nguồn vốn huy động để tham gia thị trường tiền tệ, thị trường vốn. + Phấn đấu đạt kế hoạch định hướng lợi nhuận tăng trưởng 20%. + Thu dịch vụ đạt tỷ lệ 15% tổng thu nội bảng. + Nợ quá hạn dưới 1%. + Thu nhập của người lao động tăng hơn năm 2003, đáp ứng đầy đủ theo chính sách của nhà nước với người lao động. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh. Trong năm sẽ khai trương thêm 10 đến 13 phòng giao dịch, từng bước nâng cấp từ 5 đến 7 phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả lên chi nhánh cấp 2 loại 5. Đến hết năm 2004, chi nhánh sẽ có tất cả 55 phòng giao dịch, 12 chi nhánh cấp 2 loại 4 và 8 chi nhánh cấp 2 loại 5. Ngân hàng cũng phấn đấu không ngừng nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự, tận tình chu đáo gắn với việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp nhằm giải quyết mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng nhánh gọn, đơn giản, chính xác. Để tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức độ cao, trong năm tới, chi nhánh chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử để thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế để tiếp tục nhận các nguồn vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư nước ngoài và trong nước. Đối với hoạt động tín dụng, chi nhánh tập trung hướng đầu tư chủ yếu vào kinh tế hộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, chi nhánh tiếp tục sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư vào tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước... Đặc biệt ngân hàng coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của từng cán bộ; bố trí lại lực lượng lao động, tăng cường cán bộ tín dụng để mở rộng dư nợ cho các thành phần kinh tế; tăng cường công tác thẩm định; áp dụng chặt chẽ cơ chế bảo đảm tiền vay, bảo lãnh phải có tài sản đảm bảo, mở L/C phải gắn với ký quỹ ... Ngân hàng cũng tập trung xử lý nợ tồn đọng nhóm 1,2,3 theo Quyết định 149 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời tích cực xử lý cơ bản nợ cho vay của các doanh nghiệp phá sản, giải thể, sắp xếp lại. Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng gắn với phát triển sản phẩm mới có hiệu quả, như đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án WB, phát triển các chương trình phần mềm, gia nhập tổ chức Visa, Master card... kết nối các hoạt động với quốc tế, mở rộng việc kết nối thanh toán điện tử qua mạng... Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục tăng cường đào tạo cán bộ một cách toàn diện để có thể đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập AFTA và WTO của Việt Nam trong những năm tới. Muốn đạt được những mục tiêu đã đề ra trong năm 2004 cũng như trong những năm tiếp theo, ngân hàng No và PTNT Hà Nội cần phải thực hiện tốt việc lành mạnh hoá tình hình tài chính, cụ thể là phải giải quyết tốt những khoản nợ tồn đọng gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tại thời điểm hiện tại. Có như vậy, hoạt động ngân hàng mới thực sự an toàn và phát triển. Điều quan trọng đối với ngân hàng là phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này là một biện pháp thực sự có hiệu quả và ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn nữa trong những năm tiếp theo. Đối với công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chi nhánh đề ra một số phương hướng cụ thể trong năm 2004 như sau: + Tổng hợp tình hình và xử lý kịp thời việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, cũng như kết quả thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro của tất cả các chi nhánh quận và trung tâm. + Xây dựng dự kiến trích lập dự phòng và kế hoạch thu hồi nợ đã xử lý rủi ro phù hợp với tình hình của từng chi nhánh, đơn vị để trên cơ sở đó chỉ đạo các đơn vị thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đạt và vượt mức chỉ tiêu liên bộ giao và định hướng hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng No và PTNT Việt Nam. + Tổ chức kiểm tra một số chi nhánh và triển khai xây dựng đề cương cho các chi nhánh tự kiểm tra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. + Tiếp tục củng cố và hoàn thiện công tác thông tin báo cáo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác tổng hợp trích lập dự phòng. + Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học để hoàn chỉnh quy trình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng No và PTNT Việt Nam. 3.2 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 3.2.1 Hoàn thiện căn cứ trích lập dự phòng rủi ro: Để việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng phản ánh thực chất hơn về chất lượng hoạt động của NHTM thì việc trích lập phải dựa trên những căn cứ phù hợp hơn. Có nghĩa là tài sản Có của NHTM phải được phân loại theo các tiêu thức hợp lý hơn, dựa trên cả yếu tố định tính chứ không chỉ yếu tố định lượng, dựa trên yếu tố rủi ro của các tài sản chứ không chỉ dựa trên yếu tố thời hạn của các tài sản như hiện nay. Mọi loại tài sản đều có thể đưa đến những rủi ro cho ngân hàng. Các khoản cho vay vốn lưu động, trang trải hàng tồn kho, cho vay trung dài hạn, cho thuê tài chính, đầu tư, góp vốn cổ phần, tài sản khác..., tất cả đều tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với mỗi cách thức sử dụng vốn của ngân hàng thì lại chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau, do đó mức độ rủi ro cũng khác nhau. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ thực chất khi ngân hàng trích lập dựa trên việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của các tài sản Có khác nhau. Muốn vậy ngân hàng cần thường xuyên đánh giá chất lượng tài sản Có, phân tích các điều kiện khách quan và chủ quan có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản Có, từ đó tiến hành phân loại tài sản Có hợp lý hơn, làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng. Chẳng hạn, đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng cần tiến hành đánh giá và phân loại ngay tại thời điểm mà khoản vay được thực hiện và sau đó tái xét và phân loại lại trong suốt vòng đời của khoản vay những thay đổi đáng kể về chất lượng tín dụng của nó. Việc kiểm tra và đánh giá lại cần quan tâm đến hiệu quả của khoản cho vay, cũng như điều kiện tài chính của khách hàng. Việc phân loại các khoản cho vay của ngân hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức hoặc chuẩn mực khác nhau do các cơ quan quản lý quy định nhưng đều phải dựa trên khả năng và tinh thần tự giác hoàn trả nợ, gồm cả vốn gốc và lãi, của khách hàng. Ví dụ như, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể được phân loại thành năm hạng như sau: + Đạt tiêu chuẩn hoặc bình thường ( standard or pass ): là các khoản cho vay mà ngân hàng không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của khách hàng. Hay nói cách khác, các khoản cho vay này được đảm bảo đầy đủ, cả vốn gốc và lãi bằng tiền hoặc các giá trị thay thế cho tiền như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc và trái phiếu. Đây là các khoản vay của các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao, có sẵn nguồn vốn thay thế, xu hướng phát triển thuận lợi; những cá nhân có khả năng thanh toán cao nhờ có các nguồn trả nợ được xác định rõ ràng. + Cần quan tâm hoặc cảnh giá ( specially mentioned or watch ): là các khoản cho vay có thể tiềm ẩn yếu tố mất khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai nếu không kiểm tra hoặc xem xét. Ví dụ như những khoản cho vay bằng hợp đồng vay không thoả đáng, thiếu kiểm soát tài sản đảm bảo, hoặc thiếu giấy tờ chứng nhận sở hữu,... hoặc những khoản cho vay cấp cho khách hàng hoạt động theo một xu hướng bất lợi, có bảng cân đối kế toán ở tình trạng mất cân bằng nhưng khả năng hoàn trả chưa quá mức trầm trọng. + Dưới chuẩn ( substandard ): là những khoản cho vay mà khả năng trả nợ bị thiệt hại, nguồn trả nợ cơ bản bị thiếu hụt và ngân hàng phải cần đến nguồn trả nợ thứ cấp. Đó là những tài sản thế chấp, bán tài sản cố định, tái tài trợ hoặc vốn khác. Đây có thể là những khoản cho vay ngắn hạn cho những khách hàng mà chu kì ngân quỹ không đủ để hoàn trả khoản nợ khi đáo hạn, hoặc những khoản cho vay ứng trước đối với những khách hàng mà vốn chủ sở hữu thiếu một cách nghiêm trọng... Những khoản nợ quá hạn ít nhất 30 ngày cũng thường được xếp vào hạng dưới chuẩn. + Khó đòi ( doubtful ): là những khoản cho vay mà khả năng tổn thất là rõ ràng, việc thu hồi nợ trọn vẹn là đáng ngờ và không chắc chắn. Những khoản vay đã quá hạn ít nhất 180 ngày là thuộc hạng này, trừ phi những khoản vay đó có đảm bảo. Khả năng tổn thất của những khoản vay này là rõ ràng nhưng chưa đến mức xếp hạng tổn thất. + Tổn thất ( loss ): là những khoản vay được xem là không thể thu hồi, giá trị thấp kém, mặc dù vẫn được coi là tài sản của ngân hàng nhưng trong tương lai không có khả năng phục hồi. Những khoản cho vay quá hạn ít nhất 1 năm đều được xếp hạng tổn thất, trừ khi khoản vay đó có đảm bảo chắc chắn. Đối với mỗi hạng được xếp loại như trên, ngân hàng cũng có thể phân loại một cách chi tiết hơn và có cách theo dõi phù hợp với từng loại. Chẳng hạn, với các khoản vay xếp hạng đạt tiêu chuẩn hoặc cần quan tâm, ngân hàng có thể chỉ cần kiểm tra và tái phân loại 2 lần mỗi năm, còn đối với các khoản vay xếp hạng dưới chuẩn hoặc khó đòi, ngân hàng cần kiểm tra thường xuyên hơn theo từng quý hoặc từng tháng tuỳ từng mức độ. Đặc biệt, đối với khoản vay bị xếp hạng tổn thất, ngân hàng cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.Trên cơ sở phân loại nợ thành các hạng khác nhau, ngân hàng có thể trích dự phòng rủi ro theo những tỷ lệ tương ứng cụ thể như sau: Hạng Tỷ lệ trích lập dự phòng Đạt tiêu chuẩn Cần quan tâm Dưới chuẩn Khó đòi Tổn thất 1% - 2% 5% - 10% 10% - 30% 50% - 75% 100% Để xác định tỷ lệ trích lập phù hợp, các ngân hàng cần xét đến mọi yếu tố có thể tác động đến khả năng thu hồi của danh mục cho vay như chất lượng tín dụng, kinh nghiệm trước đây về tổn thất, chất lượng và trình độ quản trị cho vay, việc thu hồi nợ và cách thức xử lý nợ, những thay đổi của môi trường... Tuỳ vào ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cụ thể của từng ngân hàng mà ngân hàng sẽ xác định được tỷ lệ thích hợp. Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, do hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đều phân chia các khoản nợ theo tiêu thức thời hạn, nên việc phân loại tài sản Có theo tiêu thức khác có thể rất phức tạp. Tuy nhiên, các ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo mức độ rủi ro tuỳ vào tình hình cụ thể của mình để việc trích lập thực chất hơn và đáp ứng đúng yêu cầu dự phòng của ngân hàng. 3.2.2 Mở rộng phạm vi đối tượng trích lập dự phòng: Đối với tình hình thực hiện trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM Việt Nam, do chưa thể ngay lập tức thay đổi được căn cứ phân loại tài sản Có, và việc trích lập dựa trên tiêu chí thời hạn của khoản vay là chủ yếu, nên để hoàn thiện hơn việc trích lập dự phòng thì các NHTM cần mở rộng đối tượng trích lập: + Đối với bất kỳ khoản cho vay nào của ngân hàng, ngay khi giải ngân ra đã có thể tiềm ẩn rủi ro. Cho dù ngân hàng đã thẩm định rất kĩ thì những biến động mang tính khách quan có thể ảnh hưởng đến khoản vay. Bởi thế, ngay khi khoản vay mới được giải ngân hoặc đang ở trạng thái bình thường, chưa phải là quá hạn thì cũng không có nghĩa là ngân hàng sẽ không gặp rủi ro. Vì thế ngay khi cho vay, ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay đó theo một tỷ lệ nhất định, khoảng từ 1% đến 2% giá trị của khoản vay. Tuy trích lập với tỷ lệ thấp nhưng ngân hàng cần duy trì việc trích lập này thường xuyên để có nguồn ổn định đảm bảo đáp ứng khi tổn thất xảy ra. + Những khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ ( lãi hoặc gốc ) hoặc được ngân hàng gia hạn nợ theo thoả thuận với khách hàng hiện nay không được xếp vào nợ quá hạn, nhưng thực chất đó cũng là nợ quá hạn bởi lẽ khách hàng đã không có khả năng hoàn trả nợ khi đến hạn. Do đó, ngân hàng cũng phải trích dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay này. Tỷ lệ trích có thể dựa trên số lần điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cụ thể đối với từng khách hàng, hoặc thời gian gia hạn cụ thể đối với từng khoản vay. + Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, khi khách hàng có một khoản vay bị xếp vào dạng quá hạn ở một ngân hàng thì ngân hàng cũng cần trích lập dự phòng cho khoản vay của khách hàng đó ở ngân hàng mình, dù khoản vay đó vẫn chưa quá hạn. Việc trích lập này để đảm bảo an toàn cho ngân hàng vì khi một khoản vay đã quá hạn thì các khoản vay khác của khách hàng đó cũng tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi. Tuy nhiên tỷ lệ trích lập đối với những khoản vay này chỉ cần rất nhỏ vì nếu không sẽ gây ra ứ đọng vốn và tăng chi phí không cần thiết cho ngân hàng. + Các ngân hàng cũng cần thay đổi quan niệm về một khách hàng vay. Khách hàng vay của ngân hàng có thể là một pháp nhân hoặc một thể nhân. Các khách hàng này độc lập một cách tương đối với nhau nhưng giữa họ có thể có những mối quan hệ với nhau hoặc phụ thuộc vào nhau, ví dụ công ty A là cổ đông của công ty B, công ty mẹ công ty con... Vì thế khi một khách hàng gặp khó khăn sẽ kéo theo khách hàng khác gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ. Do đó, một khách hàng của ngân hàng không chỉ được hiểu là một pháp nhân hay một thể nhân mà phải hiểu là một nhóm khách hàng có quan hệ với nhau. Khi tính toán phân loại tài sản Có hay chuyển nợ quá hạn, ngân hàng cần chú ý tới mối quan hệ giữa các khách hàng để trích lập dự phòng đầy đủ. + Ngân hàng cần trích lập dự phòng cho cả các khoản lãi của các khoản nợ khó thu hồi. Khi một khoản nợ của ngân hàng không thu hồi được thì khoản lãi của khoản vay đó cũng sẽ không thu được. Do đó, nó gây ảnh hưởng đến kế hoạch doanh thu của ngân hàng. Việc trích lập này có thể chỉ cần thực hiện theo một tỷ lệ nhỏ của khoản lãi mà ngân hàng nhẽ ra thu được. Tuy nhiên điều này sẽ phản ánh chính xác hơn những thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra. + Đối với các hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, ngân hàng đã thu được phí bảo lãnh nhưng chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà mới chỉ theo dõi ngoại bảng. Vì thế, rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào. Trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại ngày nay, hoạt động bảo lãnh rất phát triển dưới nhiều hình thức, nên đây là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng cần duy trì một tỷ lệ trích lập dự phòng nhất định cho hoạt động này. + Các ngân hàng ngày nay phát triển rất nhiều hình thức dịch vụ thanh toán khác nhau. Mỗi hình thức thanh toán lại dựa trên việc ứng dụng những kĩ thuật, những chương trình phần mềm, những máy móc thiết bị... khác nhau. Nhưng có thể thấy các hình thức thanh toán qua ngân hàng đều dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc triển khai các sản phẩm. Do đó, rủi ro hoạt động của các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là rất lớn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc trích lập dự phòng rủi ro cho các dịch vụ thanh toán. Mức độ lệ thuộc vào công nghệ của các hình thức thanh toán khác nhau là khác nhau, nên rủi ro hoạt động của mỗi hình thức thanh toán cũng khác nhau. Vì thế, các ngân hàng cần phân chia dịch vụ thanh toán thành các loại khác nhau và áp dụng những tỷ lệ trích lập dự phòng riêng cho từng loại. + Đối với những khoản nợ đang trong thời gian được khoanh nợ, giãn nợ theo các quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, theo quyết định 488 thì các NHTM không cần trích lập dự phòng rủi ro mà sẽ được ngân sách cấp bù. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể, các ngân hàng cũng có thể duy trì một tỷ lệ trích lập phù hợp cho những khoản nợ này. Đây sẽ là nguồn quỹ để các ngân hàng chủ động xử lý các khoản nợ khoanh trong phạm vi khả năng có thể, trong trường hợp ngân sách chưa cấp nguồn bù đắp, góp phần nhanh chóng làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Điều này cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. + Bên cạnh những khoản dự phòng được trích lập theo tỷ lệ nhất định đối với từng nhóm tài sản Có được phân loại dựa trên các mức độ rủi ro khác nhau, thì các NHTM cũng cần duy trì một khoản dự phòng chung. Dự phòng chung được duy trì để bù đắp cho những tổn thất tiềm tàng, mặc dù không được xác định chi tiết cho từng khoản mục nào, nhưng có trong bất kì danh mục cho vay nào. Khoản dự phòng chung này có thể được trích lập dựa trên cơ sở tổng mức dư nợ của ngân hàng. Đối với các NHTM, chỉ tiêu mức độ dự phòng nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh mức độ dự phòng của ngân hàng có thể bù đắp được những khoản nợ không đòi được. Chỉ tiêu này được tính bằng: Mức độ dự phòng nợ xấu = Tổng mức dự phòng nợ xấu/ Tổng số nợ xấu Theo thông lệ quốc tế, chỉ số này là 30%. Đây là mốc giúp các NHTM Việt Nam tự điều chỉnh trong việc trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo mức dự phòng hợp lý và cũng là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Bộ Tài chính trong việc đảm bảo thực hiện theo thông lệ Quốc tế về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 3.2.3 Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, tự chủ của các ngân hàng. Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động, và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, ảnh hưởng đến thu nhập của các nhân viên. Vì thế, mức dự phòng được trích lập cho thất thoát vốn phải dựa chủ yếu trên cơ sở nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng về chất lượng hoạt động của ngân hàng tại những thời điểm nhất định. Cụ thể là Ban lãnh đạo phải thường xuyên rà soát lại các khoản cho vay có vấn đề và chất lượng tín dụng nói chung, phân tích các điều kiện tài chính kinh tế hiện tại và tương lai, kinh nghiệm trong quá khứ về mức độ thất thoát vốn... Nếu ban lãnh đạo ngân hàng có nhận thức đúng về vai trò của dự phòng rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì việc trích lập dự phòng sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và thực chất hơn. Số dự phòng được trích vào chi phí sẽ phản ánh đúng rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, chi phí hoạt động của ngân hàng được tính toán hợp lý hơn. Nhờ đó, ngân hàng vừa có nguồn để đáp ứng kịp thời khi rủi ro xảy ra nhưng cũng đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần nhận thức một cách đúng đắn rằng không nên quá dựa dẫm và ỷ lại vào nguồn quỹ này. Bởi lẽ, việc quá ỷ lại vào việc đã có dự phòng có thể khiến các ngân hàng liều lĩnh hơn khi cho vay, không tiến hàng thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng một cách khoa học, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng... dẫn đến chất lượng tín dụng thấp kém. Vì thế rủi ro có thể xảy ra liên tục, số tiền được trích vào dự phòng tăng liên tục, ngân hàng sẽ giảm vốn và giảm cho đến khi không còn đủ điều kiện để hoạt động. Nguồn quỹ dự phòng có thể là một nguồn vốn hữu hiệu để các ngân hàng xử lý rủi ro nhưng cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Điều đó tuỳ thuộc vào nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò của dự phòng rủi ro, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo thích hợp, khai thác tốt nhất ý nghĩa của nguồn quỹ này. 3.2.4 Tăng cường tính chủ động trong sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro: Việc sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro là công việc nội bộ của ngân hàng, khách hàng không được biết cũng như sau khi đã được xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn có các biện pháp tích cực để thu hồi lại những khoản nợ đó. Vì thế, hoàn toàn có thể nới lỏng các điều kiện trong việc sử dụng nguồn dự phòng đã trích để các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro Chẳng hạn, các ngân hàng có thể mở rộng phạm vi phân quyền xử lý rủi ro cho các chi nhánh, cụ thể ở đây là ngân hàng No và PTNT Việt Nam mở rộng phạm vi phân quyền cho các chi nhánh trực thuộc. Việc xử lý rủi ro tập trung ở trụ sở chính có thể thuận lợi cho việc quản lý hòan toàn hệ thống nhưng lại làm giảm đi tính chủ động của các chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch cũng như làm giảm tính kịp thời của việc xử lý. Do vậy, ngân hàng No và PTNT Việt Nam có thể phân quyền rộng hơn cho các chi nhánh, để các chi nhánh tự xử lý rủi ro căn cứ trên số dự phòng hiện có cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thay vì tập hợp về Trụ sở chính và đợi kết quả xử lý, chánh trường hợp có sự chênh lệch về thời gian. Mức xử lý rủi ro cho từng khách hàng trong các trường hợp cụ thể có thể linh hoạt hơn thay vì bị giới hạn ở mức 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng như hiện nay. Các chi nhánh có thể tự điều chỉnh mức này tùy thuộc vào những tổn thất phải gánh chịu. Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt các điều kiện về hồ sơ, giấy tờ mà các chi nhánh phải lập. Hiện nay, để một khoản vay được xử lý rủi ro, các chi nhánh phải tập hợp rất nhiều giấy tờ có liên quan mất rất nhiều thời gian nên việc xử lý không kịp thời. Khối lượng giấy tờ nầy tập trung ở trụ sở chính cũng làm giảm hiệu quả công tác ra quyết định xử lý rủi ro. Vì vậy, thay vào đó, các chi nhánh có thể căn cứ dựa trên hồ sơ cũng như tình hình theo dõi khách hàng vay trước đây để xử lý rủi ro khi cần thiết. Như vậy, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rõe phản ánh kịp thời nhu cầu tài chính của ngân hàng trong tong điều kiện cụ thể. Ngoài ra, các chi nhánh cũng sẽ tự chủ hơn trong việc cân đối thu chi đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính. 3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng: Cán bộ ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Nên nếu có những dấu hiệu có thể xảy ra thì cán bộ ngân hàng sẽ là người nhận biết sớm nhất. Và cũng là người thấy được biện xử lý hữu hiệu nhất. Vì thế nếu trình độ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao thì những rủi ro có thể xâyr ra với ngân hàng sẽ được ngăn chặn kịp thời, và hoạt động ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Do đó bát cứ ngân hàng nào cũng cần coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực với trình độ cao sẽ là điều kiện không thể thiếu để các NHTM Vịêt Nam phát triển ổn định và hội nhập quốc tế. Các ngân hàng cần xây dựng được các chiến lược, các kế hoạch cụ thể về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng một cách thường xuyên. Đó là các chương trình đào tạo để đội ngũ cán bộ được nâng cao tay nghế, cũng như cập nhật, bổ sung các kiến thức mới về kinh tế tiền tệ, về tư duy kinh doanh trong điều kiện mới, về công nghệ ngân hàng hiện đại. Đối với công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, cán bộ ngân hàng cần thường xuyên được cập nhật thông tin mới về sự thay đổi của môi trường, các chính sách, các điều kiện kinh doanh của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng, cũng như cần được trau dồi kịp thời các kỹ thuật phân tích rủi ro, kỹ thuật xếp hạng tín dụng mới. Có như vậy, cán bộ ngân hàng mới đánh giá chính xác hơn về những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, cũng như có ý thức hơn trong việc phòng ngừa rủi ro. 3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro: Để việc trích lập dự phòng được thực hiện kịp thời và hợp lý, tránh tăng chi phí hoạt động của ngân hàng một cách không cần thiết, thì ngân hàng phải kiểm soát được chất lượng tài sản Có. Muốn vậy, ngân hàng cần phải có các biện pháp thu thập, phân tích và quản lý thông tin có hiệu quả. Các thông tin mà ngân hàng thu thập có thể là các thông tin về khách hàng vay, về xếp hạng doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các chính sách kinh tế vĩ mô…hoặc cũng có thể là các thông tin kịp thới về tình hình hoạt động của ngân hàng, về tình hình huy động vốn hay cấp tín dụng của các chi nhánhh trực thuộc…Viẹc thu thập và quản lý các thông tin này là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng đánh giá được chính xác những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp Tuy nhiên công tác thu thập và cập nhật thông tin tại các ngân hàng gặp không ít khó khăn. Đối với việc thu thập thông tin về hoạt động nội bộ của các chi nhánh thì tính cập nhật chưa cao do mạng lưới chi nhánh quá rộng vớu nhiều cấp, số lượng khách hàng quá lớn, hệ thống thông tin khách hàng phải thu thập từ nhiều chương trình giao dịch khác nhau như chương trình giao dịch Foxpro, chương trình giao dịch ngân hàng bán lẻ, chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của dự án WB. Đối với việc thu thập các thông tin bên ngoài thì chưa hiệu quả do trình độ của cán bộ tin học còn bất cập, trang thiết bị còn thiếu thốn. Để thu thập thông tin có hiệu quả thì việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại là rất cần thiết. Việc thực hiện chương trình quản lý thông tin ngân hàng tập trung dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho ngân hàng rất nhiều trong công tác quản lý nguồn vốn tài sản, quản lsy rủi ro… nhờ đó ngân hàng sẽ cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Trong năm 2003, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của ngân hàng No và PTNT Việt Nam đã triển khai chương trình thông tin khách hàng mới trên cơ sở dữ liệu ORACLE trong toàn hệ thống. Việc triển khai chương trình này đã giúp cho dữ liệu của các chi nhánh được cập nhật thường xuyên và chất lượng thông tin thu thập đã được nâng cao, đảm bảo độ chính xác đối với thông tin về dư nợ tín dụng.Trong những năm tới ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa chương trình naỳ để các chi nhánh có thể dẽ dàng truy vấn thông tin khách hàng vay cũng như xây dựng các báo cáo đầu ra về cơ cấu dư nợ, mức dư nợ,tình trạng nợ..từ kho dữ liệu đã được xây dựng Bên cạnh đó, để dáp ứng yêu cầu của các chi nhánh trong quá trình thẩm định dự án cần tìm hiêu thông tin về công nghệ, thị trường, giá cả… cần xây dựng được mối liên hệ làm việc với các cán bộ, ngành liên quan. Chẳng hạn, thông qua mối liên hệ đó, ngân hàng có thể có được thông tin về việc sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, về xếp hạng tín dụng…qua đó giúp cho công tác thẩm định, đánh giá tín dụng. Ngoài ra để việc khai thác thông tin có hiệu quả, các ngân hàng cần giành một số vốn nhất định để đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để có sự hỗ trợ về kỹ thuật, cũng như nâng cao trình độ tin học của cán bộ nhân viên. Tăng cường sự hỗ trợ của kiểm toán và thanh tra ngân hàng: Việc trích lập dự phòng có ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như sổ thuế phải nộp của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động không lành mạnh có thể lợi dụng đìều này để làm tăng chi phí hoạt động, giảm bớt số thuế phải nộp cho nhà nước. Vì thế việc kiểm tra giám sát việc thực hiện trích lập dự phòng của các ngân hàng là cần thiết để tránh lạm dụng nguồn quỹ này. Các ngân hàng có thể tự kiểm tra hoạt động này thông qua công tác kiểm toán nội bộ. Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra về công tác trích lập dự phòng của một ngân hàng thông qua hạot động kiểm toán độc lập hoặc thanh tra ngân hàng. Bởi vậy, các kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hay thanh tra ngân hàng là căn cứ quan trọng để đánh giácông tác trích lập dự phòng của một ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý cần quan tâm đến nguồn thông tin này để đánh giá chính xác hơn về công tác trích lập dự phòng của ngân hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán hay thanh tra ngân hàng cũng là căn cứ quan trọng để các ngân hàng có cái nhìn tổng quát về mọi hoạt động, từ đó xác định một mức dự phòng hợp lý hơn. các kiểm toán viên hay thanh tra viên dựa trên dựa kinh nghiệm của mình có thể tư vấn cho ngân hàng một mức dự phòng hợp lý hơn. Bởi vậy các ngân hàng cần quan tâm hơn đến các kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kết quả thanh tra ngân hàng. Các kiểm toán viên và thanh tra viên cần tăng cường sự hỗ trợ cho ngân hàng trong việc xác định và trích lập dự phòng. Một số kiến nghị: 3.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước: Do việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh các quy định cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM Việt Nam. Những quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ góp phần định hướng cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các ngân hàng trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đề xuất với Bộ Tài Chính để các NHTM được phép duy trì một tỷ lệ dự phòng hợp lý hơn. 3.3.2 Đối với ngân hàng No và PTNT Hà Nội: Trong điều kiện các quy định về trích lập dự phòng chưa được điều chỉnh kịp thời, thì bản thân ngân hàng No và PTNT Hà Nội cần tìm các biện pháp linh hoạt để nguồn quỹ dự phòng được sử dụng hiệu quả hơn. Ngân hàng phải không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về ý nghĩa của nguồn quỹ này, đảm bảo cho việc trích lập dự phòng đúng và đủ. Căn cứ vào đìêu kiện thực tế của ngân hàng, ngân hàng có thể áp dụng các hình thức phân loại nợ hợp lý hơn, để việc trích dự phòng phản ánh đúng rủi ro của ngân hàng. Kết Luận Hệ thống NHTM Việt Nam trong suốt thời gian qua đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng hoàn thiện về mọi mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhưng đi kèm với việc mở rộgn và phát triển, các ngân hàng đồng thời cũng phải đối mặt với môi trường kinh doanh phức tạp hơn. Việc cho phép các ngân hàng trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với hệ thống cải cách ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Việc trích đúng, trích đủ dự phòng rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện khẩu lệnh “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”, làm giảm đi những chi tiêu quá mức và không hợp lý của ngân hàng. Nguồn quỹ này là một mguồn vững chắc giúp các ngân hàng bù đắp những tổn thất mất vốn trong một môi trường đầu tư mới tiềm ẩn biết bao rủi ro. Nó rất thích hợp vứi một nền kinh tế đang phát triển, với một hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ để bảo vệ các ngân hàng. Do mới đưa vào áp dụng nên việc thực hiên trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro ở các ngân hàng cũng khôgn tránh khoỉ những vướng mắc. các NHTM cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nhà nước và Bột Tài Chính để đảm bảo rằng các NHTM trích đúng và đủ dự phòng rủi ro. Trong tương lai, những sửa đổi trong cơ chế, quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho phù hợp với thông lệ quốc tế chắc chắn sẽ góp phần ânng cao ý nghĩa của công tác này trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29416.doc
Tài liệu liên quan