+ Vấn đề về chiến lược khách hàng:
Chi nhánh có tồn tại và phát triển được là nhờ vào những khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Do vậy BIDV Lai châu nên để tâm hơn vào vấn đề này như: có những biện pháp khuyếch trương Ngân hàng (quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia thêm một số hoạt động xã hội trong tỉnh như thưởng cho những học sinh, sinh viên trong tỉnh có thành tích cao trong học tập ), đối với những doanh nghiệp mới vấn đề thiếu vốn là phổ biến nhưng họ không thể tiếp cận được vốn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng đã hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp làm sao để có thể sử dụng có hiệu quả đồng vốn, linh hoạt hơn trong việc tài sản thế chấp, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi. Để có một chiến lược khách hàng hợp lý, Ngân hàng cần quan tâm đến công tác thẩm định khách hàng. Công tác này là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho khách hàng vay hay không và xa hơn là quyết định ảnh hưởng đến đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra. Để công tác này đạt hiệu quả, trước khi thẩm định Chi nhánh cần thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng thông qua các phương tiện như: những báo cáo tài chính, từ những đối tác làm ăn của khách hàng, từ những người quen biết đối với khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng dùng để vay vốn.
Trong quá trình thẩm định, Chi nhánh thực hiện đúng nội quy, quy trình thẩm định một món vay, tránh sử dụng những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phụ trách món vay còn phải thu thập đầy đủ thông tin từ trung tâm phòng tránh rủi ro của NHNN, từ thị trường, từ cá nhân tổ chức liên quan đến khách hàng, doanh nghiệp
Tuy nhiên, để thu được những kết quả khả quan, BIDV Lai Châu đã tạo cho mình một nghệ thuật cho vay: Qua cách tiếp xúc với khách hàng nên hỏi kỹ những vấn đề mà ta quan tâm, qua ngôn ngữ, thái độ cử chỉ của người vay, qua các cuộc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng Làm như vậy, cán bộ tín dụng có thể thẩm định được những yếu tố không định lượng, Chi nhánh sẽ có quyết định hoàn hảo hơn trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng đối với đối tượng này.
101 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản vay đã giải ngân. Các khoản vay đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn đều được Ngân hàng tiến hành hỗ trợ. Số tiền lãi mà doanh nghiệp được hỗ trợ sẽ được giảm trừ trực tiếp khi doanh nghiệp thanh toán các khoản lãi vay đến hạn.
Với quá trình triển khai được thực hiện chính xác và đúng đối tượng thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu tất cả các đối tượng có nhu cầu vay vốn và thuộc diện được hỗ trợ lãi suất đều được BIDV Lai Châu giải quyết cho vay, chưa để xảy ra một trường hợp nào kiện tụng liên quan đến đợt hỗ trợ lãi suất lần này.
III. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
1. Thành tựu
1.1 Trong việc cho vay vốn đầu tư
Trong những năm qua việc kích thích thích nhu cầu vốn vay nói chung, kích cầu đầu tư nói riêng của BIDV Lai Châu đã đạt được những thành tựu khả quan. Minh chứng cho nhận định này ta có thể nhận thấy qua tổng vốn cho vay của BIDV Lai Châu trong những năm qua như sau:
Bảng 2.1: Báo cáo dư nợ của BIDV Lai Châu giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2007/
2006
2008/
2007
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
I. Theo kỳ hạn
247.356
100
398.163
100
462.967
100
1,610
1,163
+ CV Ngắn hạn
201.508
81,46
318.068
79,88
352.423
76,12
1,578
1,108
+ CV trung hạn
45.848
18,54
80.094
20,12
110.544
23,88
1,747
1,380
II. Theo TPKT
247.356
100
398.163
100
462.967
100
1,610
1,163
+ DNQD
200.565
81,08
293.272
73,66
208.346
45,00
1,462
0,710
+ DNNQD
2.550
1,03
15.782
3,96
136.205
29,42
6,191
8,630
+Hộ sản xuất
44.241
17,89
89.109
22,38
118.416
25,58
2,014
1,329
III. Theo tiền tệ
247.256
100
398.163
100
462.967
100
1,610
1,163
Nội tệ
247.356
398.163
462.967
100
Ngoại tệ
0
0
0
Nguồn: Báo cáo dư nợ các năm 2006, 2007, 2008
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng dư nợ là: 247.356 tr.đ tăng lên 398.163 tr.đ năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 61%, đến năm 2008 con số này đã tăng lên 462.967 tr.đ với tốc độ tăng trưởng 16,3%. Đa số khách hàng của Chi nhánh là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vay vốn lưu động là chủ yếu do vậy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ rất cao 81,46% năm 2006. 79,88% năm 2007 và 76,12% năm 2008. Trong toàn bộ dư nợ của Ngân hàng thì doanh nghiệp ngoài Quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (45 - 80%) đa số họ là những doanh nghiệp đã có quan hệ từ trước và sau khi chia tách tỉnh. Số lượng khách hàng là cá nhân và hộ sản xuất tuy rằng rất lớn về số lượng nhưng chiếm tỷ trọng dư nợ không cao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã tiếp cận được đối tượng khách hàng mới và đầy tiềm năng này. Điều đó thể hiện rất rõ qua khối lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Tổng dư nợ năm 2007 gấp 6,19 lần so với năm 2006 và năm 2008 gấp 8,63 lần so với năm 2007. Tỷ trọng trong tổng số dư nợ năm 2006 mới chỉ là 1,03% đến năm 2007 tăng lên 3,96% và năm 2008 tỷ trọng đó đã là 29,42%.
1.2 Trong việc cho vay vốn đầu tư với DNN&V
Trong những năm qua cho vay vốn đầu tư với đối tượng DNN&V đã có những bước tiến đáng kể. Không chỉ có quan hệ với các DNN&V trên địa bàn tỉnh Lai châu mà còn vươn tầm ảnh hưởng của mình đến các tỉnh bạn như Lào Cai, Điện Biên do vậy lượng khách hàng của Chi nhánh khá đông. Tính đến hết ngày 31/12/2008 đã có 193 doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng và 132 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trong đó đa số là DN N&V
Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ với BIDV Lai Châu
Chỉ tiêu
Số khách hàng là DN
DN có quan hệ tín dụng
1. DNNN
Trong đó DNN&V
25
17
21
12
2. Cty Cổ phần
Trong đó DNN&V
59
43
55
37
3. Cty TNHH
Trong đó DNN&V
60
46
45
36
4. Cty Liên doanh
Trong đó DNN&V
5
3
0
0
5. Cty Tư nhân
Trong đó DNN&V
44
13
11
7
Tổng số DN
Trong đó DNN&V
193
122
132
92
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo năm 2008)
Như vậy đa số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là các DNN&V với 92 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 69% trong số các khách hàng là doanh nghiệp. Với số DNN&V giao dịch tại Chi nhánh thực sự là tiềm năng lớn của Chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng.
1.3 Trong việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo chương trình kích cầu của chính phủ
Hiện nay, mặc dù mới được hơn 2 tháng thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinhdoanh theo chương trình kích cầu đâ tư của chính phủ song BIDV Lai Châu đã đạt được những kết quả khá cao trong việc thực hiện cho vay hỗ trợ. Tính đến thời điểm ngày 31/03/2009 thì tổng số vốn vay thuộc diện hỗ trợ lãi suất mà chi nhánh đã giải ngân lên đên 96 tỷ đổng chiếm 68% tổng vốn giải ngân từ đầu năm(141 tỷ đồng)
Cụ thể tình hình hỗ trợ lãi suất vay vốn với các ngành, lĩnh vực như sau:
Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn hỗ trợ lãi suất tại BIDV Lai Châu
Đơn vị tính: tr.đồng
Ngành – Lĩnh vực hỗ trợ
Tổng vốn vay
Tổng vốn cho vay thuộc diện hỗ trợ
Tỷ trọng của vốn hỗ trợ LS trong tổng vốn vay của ngành
Nông nghiệp và lâm nghiệp
4.500
2.000
44%
Ngành thủy sản
0
0
###
Ngành công nghiệp khai thác mỏ
6.000
2.100
35%
Ngành công nghiệp chế biến
3.984
1.200
30%
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước
31.000
18.500
60%
Ngành xây dựng
45.136
35.132
78%
Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, moto, xem máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
4.500
3.797
84%
Khách sạn và nhà hàng
43.215
31.625
73%
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
2.400
1.500
62%
Hoạt động khoa học công nghệ
500
500
100%
Tổng
141.235
96.354
68%
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Lai Châu
Từ ngày 10/03/2009 thì đối tường hỗ trợ lãi suất mở rộng bao gồm cả ngành khai thác mỏ. Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng sản xuất kinh doanh BIDV đã tiến hành hỗ trợ đúng đối tượng và với mức vốn giải ngân dược hỗ trợ trong một số ngành: ngành thương nghiệp, ngành xây dựng, khách sạn nhà hàng… chiếm tỷ trọng và quy mô khá lớn. Có được những kết quả như vậy là do sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo của BIDV Việt Nam và BIDV Lai Châu.
Đến nay những ảnh hưởng tích cực của chương trình hỗ trợ lãi suất mà BIDV Lai Châu là một trong những đơn vị đầu mối thực hiện đã được thấy rõ: cụ thể hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trong năm 2009 tại BIDV Lai Châu có xu hướng tăng mạnh cả về số doanh nghiệp cũng như mức vốn vay. Theo dự báo của BIDV Lai Châu đến hết thời điểm 31/12/2009 thì mức vốn giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất tại chi nhánh có thể lên đến hơn 400 tỷ đồng.
2. Những hạn chế
2.1 Trong việc hỗ trợ vay vốn cho DNN&V
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động tín dụng đối với DNN&V vẫn còn những hạn chế cần phải được giải quyết.
- Cơ cấu tín dụng còn chưa hợp lý, chưa mở rộng được nhiều đối tượng khách hàng thể hiện ở dư nợ chủ yếu vẫn là của doanh nghiệp Nhà nước, tỷ trọng dư nợ tín dụng của một số loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp.
- Chất lượng công tác tín dụng đối với DNN&V còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng có chiều hướng gia tăng.
- Công tác kiểm soát tuy có được thực hiện thường xuyên nhưng chất lượng kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý sai phạm còn chậm, nương nhẹ, chưa thực hiện kiên quyết do đó chưa hạn chế được những sai phạm khác phát sinh khi cho vay DNN&V.
- Việc xây dựng và cập nhật thông tin chưa triển khai đúng mức nhất là các thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và các dự án đầu tư của các DNN&V. Điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định khách hàng và quyết định mức cho vay.
- Chưa tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận với đồng vốn tín dụng của Ngân hàng bởi hồ sơ và thủ tục vay mà Ngân hàng yêu cầu đối với DNN&V còn nhiều và bất cập.
- Việc thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các khoản vay của DNN&V còn chưa chuẩn mực chính xác. Điều này dẫn đến quyết định cho vay đôi khi còn mang tính chủ quan cảm tính.
- Vấn đề bảo đảm tiền vay cũng là một tồn tại của Ngân hàng. Chuẩn mực đánh giá tài sản, tính pháp lý của tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm sau khi khách hàng không trả được nợ Ngân hàng.
2.2 Trong việc thực hiện liên kết với các ngân hàng trên địa bàn cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư.
Tuy bước đầu BIDV Lai Châu đã có những sự hợp tác mang tính chiến lược với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh song hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển:
- Thứ nhất, quy mô của vốn liên kết cho vay chưa lớn. Hiện tại sau hơn 6 tháng thực hiện hợp tác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và BIDV chỉ mới dừng lại ở việc cho vay với các cá nhân và với quy mô cho vay nhỏ (ở mức 30 – 40 triệu đồng/cá nhân). Như vậy theo đánh giá của bản thân tôi thì việc hợp tác này mới chỉ giải quyết phần nào những khó khăn cho cuộc sống của một số người dân, chứ nó chưa có tác động trong việc hỗ trợ họ phát triển kinh tế tạo động lực cho kinh tế tỉnh nhà Phát triển
- Thứ hai, việc hợp tác mới chỉ trong giai đoạn đầu nên việc phát huy tác dụng còn hạn chế. Cụ thể là trong việc thực hiện hợp tác trong bảo lãnh cho vay với Ngân hàng phát triển. Đến thời điểm 31/03/2009 mới chỉ có ba khoản bảo lãnh của Ngân hàng phát triển cho vay vốn tại BIDV Lai Châu với tổng mức bảo lãnh là 21.000 triệu đồng. Và hiện tại thì chưa có khoản giải ngân nào thuộc chương trình này cả. Nguyên nhân một phần do vào thời điểm này các doanh nghiệp chưa sử dụng hết hạn mức vay vốn tại BIDV nên chưa cần phải bảo lãnh để vay vốn, mặt khác việc tuyên truyền về chương trình này còn chưa sâu rộng nên không phải doanh nghiệp nào cũng biết đến chương trình bảo lãnh vay vốn, thêm vào đó là việc không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiêu chuẩn để có thể được hưởng chế dộ bảo lãnh vay vốn của VDB chính vì những nguyên nhân trên mà việc triển khai các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn đàu tư cón nhiều hạn chế.
2.3 Trong việc thực hiện hỗ trợ lãi suât theo chương trình kích cầu của chính phủ
Với con số hơn 90 tỷ đồng đã được giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất thì thực sự con số này là chưa lớn so với các tỉnh và địa phương khác. Tuy trong thời gian qua BIDV Lai Châu đã có những cố gắng trong việc thực hiện song việc hỗ trợ lãi suât vẫn có những hạn chế về cả số lượng và chất lượng
- Thứ nhất, số lượng doanh nghiêp được hưởng hỗ trợ lãi suất còn chưa cao. Một phần nguyên nhân là do trong số các khách hàng doanh nghiệp giao dịch với BIDV Lai Châu thì không phải khách hàng nào cũng thuộc diện được hỗ trợ. Một nguyên nhân khác là do việc kiểm tra mục đich khoản vay để tiến hành hỗ trợ còn nhiều vướng mắc về thủ tục nên thực sự mức vốn đã giải ngân còn khiêm tốn so với nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp
- Thứ hai, đối tượng thuộc diện hỗ trợ cho vay còn hạn chế. Hiện tại theo quyết định 131/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ thì chỉ có 9/19 ngành và lĩnh vực được hỗ trợ, việc này khiến cho thực sự chỉ có một số đối tượng có thể thực hiện được việc kích thích đàu tư kinh doanh, chưa thực sự tạo động lực chung cho nền kinh tế.
3. Nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân của những thành tựu
Để có thể có được những thành công trong việc kích cầu đầu tư đồng thời khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu BIDV trong con mắt các doanh nghiệp có thể kể ra những nguyên nhân chủ yếu sau
- Thứ nhất, nhờ có chính sách đúng đắn và sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh Lai Châu trong những năm gần đây, các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền tỉnh đã đề ra chiến lược nhằm thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra chính quyền tỉnh còn đề ra một loạt những chính sách ưu tiên với các dự án đầu tư mới: Hỗ trợ thuế TNDN, tạo dựng điều kiện cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư…vì thế cho nên hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều các nhà đầu tư đang thực hiện sản xuất kinh doanh, góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Thứ hai, trong những năm gần đây Lai Châu có nhu cầu về đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng rất lớn. Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Tây bắc Việt Nam, mới được chia tách và đi vào hoạt động từ 01/01/2004. Đến thời điểm hiện nay thì cơ sở vật chất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội thất sự còn nhiều thiếu thốn. Chính vì thế mà nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh là rất lớn. Trong những năm gần đây nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh Lai Châu tăng mạnh với tốc độ tăng trung bình hơn 30% như vậy đây cũng là một điều kiện khách quan hết sức thuận lợi cho việc kích thích đầu tư của BIDV Lai Châu.
- Thứ ba, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của BIDV và những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố gáp phần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu về vốn vay. Đến nay BIDV Lai Châu đã hoàn tất quá trình chuyển đổi hoạt động theo mô hình TA2, nhờ đó mà thủ tục cho vay với khách hàng nói chung, với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng đã được nhanh gọn hơn rất nhiều. Thêm vào đó chất lượng các dịch vụ ngân hàng được nâng cao là nhân tố đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chính sách kích cầu đã đề ra được thực hiện một cách thuận lợi
3.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Đánh giá một cách toàn diện thì hiện nay việc kích cầu đầu tư của BIDV Lai Châu còn có một số hạn chế đó là: Việc thực hiện kích cầu có quy mô chưa lớn, tiếp nữa là việc thực hiện mới chỉ hạn chế ở một số đối tượng…
Nguyên nhân của những hạn chế đã nêu trên có thể kể ra những nguyên nhân chính như sau
- Hạn chế của chính sách. Nhiều khi chính sách là động lực nhưng cũng có thể là vật cản cho việc thực hiện kích cầu đầu tư. Tôi xin đơn cử ra đây chính là trường hợp hỗ trợ lãi suất của chính phủ theo Quyết định số 131/TTg – CP ngày 23/01/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh và Thông tư số 02/2009/TT - NHNN ngày 03/02/2009 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất thực sự là một bài toán khó cho chính Ngân hàng, bởi lẽ trong quá trình thực hiện phải đúng đối tượng, như vậy nếu những đối tượng không chứng minh được lĩnh vực mình kinh doanh thuộc đối tượng hỗ trợ thì sẽ không được hưởng chính sách này, ví dụ như các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tự doanh… mặc dù trong việc sử dụng vốn họ hoàn toàn đúng đối tượng song họ không chứng minh được việc sử dụng vốn của mình bằng các giấy tờ mang tính pháp lý như hóa đơn, chứng từ; hay với trường hợp của một số doanh nghiệp thương mại thì việc kinh doanh của họ có những đặc thù riêng nên nhiều trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra mục đích tại thời điểm kiểm tra được mà phải một thời gian sau họ mới có thể có đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Trong những trường hợp như vậy tôi không nói là chính sách không phù hợp nhưng mà các nhà làm luật cũng cần căn cứ trên tình hình thực tế để đề ra phương pháp áp dụng phù hợp.
- Thứ hai, địa bàn tỉnh Lai Châu còn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh như vậy việc thực hiện đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố điều kiện tự nhiên đem lại. Những khó khăn như vậy cũng một phần gián tiếp làm cho việc kích cầu gặp những yếu tố cản trở không nhỏ.
- Thứ ba, do điều kiện vật chất cũng như nguồn nhân lực của BIDV Lai Châu còn thiếu thốn. Hiện nay BIDV Lai Châu mới có 2 điểm giao dịch là Chi nhánh BIDV Lai Châu và Phòng giao dich huyện Phong Thổ, với điều kiện như vậy thì việc thực hiện những chính sách cũng như những chương trình BIDV đề ra là rất khó khăn để đến được với toàn bộ các tổ chức và cá nhân trong tỉnh. Để khắc phục tình trạng này hiện nay BIDV Lai Châu đã được đầu tư xây mới trị sở chính tại thị xã Lai Châu và BIDV Lai Châu đang có kế hoạch mở rộng thêm một số điểm giao dịch tại các huyện như Than Uyên, Sìn Hồ… Còn với nguồn nhân lực của BIDV Lai Châu hiện nay mới chỉ có 50 cản bộ công nhân viên, tuy đại đa số cán bộ đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ song với khối lượng công việc rất lớn thì số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Trong giai đoạn những năm tiếp theo với việc mở rộng quy mô hoạt động BIDV Lai Châu đang có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu công việc của BIDV Lai Châu cũng như thực hiện các chương trình, chiến lược của chính quyền tỉnh nhà.
Trong chương II chúng ta đã xem xét toàn cảnh thực trạng của việc kích cầu đầu tư tại BIDV Lai Châu. Tuy đã có những thành tựu đáng khích lệ song bên cạnh đó còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Theo yêu cầu thực tế hiện nay thì để việc kích cầu có hiệu quả cao hơn nữa thì cần có sự kết hợp chặt chẽ của toàn thể các ban ngành và tổ chức để có thể khắc phục những ảnh hưởng của suy giảm kinh tế.
Hiện nay, với những sự điều chỉnh hợp lý của chính phủ cũng như những cố gắng của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Lai Châu nói riêng tôi hoàn toàn tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này và tiếp tục phát triển bền vững.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH LAI CHÂU
I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020
Những định hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2020 là những căn cứ chủ yếu cho việc BIDV Lai Châu tiến hành thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp trong đó có chính sách về kích cầu đầu tư. Hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển của tỉnh mà Ngân hàng đều đề ra kế hoạch phù hợp thực hiện mục tiêu phát triển chung. Chính vì vai trò quan trọng đó mà vấn đề định hướng phát triển của tỉnh cần được lưu tâm trong việc thực hiện chính sách cũng như đề ra phương thức thực hiện.
1. Về kinh tế:
Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 7 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2005, bằng 45% bình quân cả nước), đến năm 2020 đạt 24,8 triệu đồng (bằng 60 - 65% bình quân cả nước).
Bảng 3.1: Kế hoạch về tăng trường kinh tế của Lai Châu đến 2020
Tốc độ tăng trưởng bình quân
Thời kỳ 2006 - 2010
Thời kỳ 2006 - 2020
GDP
14 - 15%
12,6%
Nông - lâm nghiệp, thủy sản
5 - 6%
6,13%
Công nghiệp - xây dựng
26 - 27%
18%
Dịch vụ
17 - 18%
13,7%
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm giá trị nông, lâm nghiệp:
Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của Lai Châu đến năm 2020
Cơ cấu kinh tế
Năm 2010
Năm 2020
Nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ
32 - 35 - 33%
20 - 45 - 35%
Tăng thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu đến 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 160 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt trên 500 tỷ đồng.
Tăng nhanh giá trị hàng xuất khẩu, đến năm 2010 tổng giá trị hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương đạt 10 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt trên 30 triệu USD/năm.
1.1 Về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, lựa chọn một số cây, con có ưu thế để tập trung phát triển, chuyển sang sản suất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và các thị trường lớn trong nước và xuất khẩu.
+ Trồng trọt:
Phát triển sản xuất lương thực: phấn đấu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lúa, ngô. Hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung năng suất cao ở những khu vực có điều kiện. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực đạt trên 150.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 400kg/người/năm, đến năm 2020 đạt trên 165.000 tấn, bình quân đầu người khoảng 370kg/người/năm.
+ Chăn nuôi
Cung ứng giống có chất lượng cao, công tác thú y, vận động đồng bào chuyển đổi tập quán chăn nuôi. Tỷ lệ tăng đàn gia súc cả thời kỳ đạt trên 6%, riêng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6-7%. Tăng số lượng đàn trâu, bò, đến năm 2010: trâu 111.500 con, bò 20.700 con, hàng năm có 8 - 10 nghìn tấn thịt trâu bò hơi cung cấp cho thị trường.
Phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác diện tích mặt nước hiện có, phát triển thêm ao, hồ; tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát…hình thành.
+ Lâm nghiệp
Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phấn đấu đưa độ che phủ rừng từ 37,5% năm 2005 lên trên 45% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Lựa chọn cơ cấu cây trồng vừa phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Xây dựng nông thôn
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, hệ thống trường học, trạm xá…
Phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành thêm các làng nghề và trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp.
1.2. Về công nghiệp - xây dựng
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ chương trình tái định cư các dự án thủy điện.
+ Công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).
Định hướng xây dựng các nhà máy thuỷ điện Lai Châu, Bản Chát và Huổi Quảng. Khảo sát, quy hoạch và xây dưng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ.
+ Công nghiệp khai khoáng
Khuyến khích các doanh nghiệp điều tra thăm dò, đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản các mỏ vàng, mỏ đất hiếm, đồng, chì, kẽm tổ chức khai thác, thu gom các mỏ nhỏ… trên địa bàn.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Định hướng hình thành khu công nghiệp Mường So (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng) và một số cụm công nghiệp. Nghiên cứu thăm dò và tổ chức khai thác, chế biến đá đen, đá màu, đá trắng phục vụ cho xây dựng và xuất khẩu.
1.3.Về thương mại - dịch vụ.
Đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ để trở thành ngành có tỷ trọng cao trong GDP của Tỉnh.
Phát triển đồng bộ hệ thống các trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trước mắt ưu tiên xây dựng một số chợ khu vực biên giới. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trường.
Dịch vụ vận tải: phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và hướng tới vận tải liên vận quốc tế khi có điều kiện, khai thác các tuyến vận tải đường thủy khi các hồ thủy điện hình thành.
2. Về phát triển kết cấu hạ tầng
2.1 Giao thông
Năm 2006 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đến năm 2010 có 70% và đến năm 2020 có 100% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.
Đối với giao thông đường thuỷ và hệ thống cảng: khảo sát, xây dựng một số cảng đường thuỷ trên sông Đà như: cảng Pắc Ma, cảng Pô Lếch, cảng Nậm Hằng, cảng Chăn Nưa, cảng Pa Há, để phát triển giao thông đường thuỷ khi các công trình thuỷ điện lớn trên địa bàn được xây dựng.
2.2 Thủy lợi.
Ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi, từng bước đáp ứng nhu cầu về nước tưới cho nông nghiệp và nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
2.3 Cấp nước sinh hoạt, cấp điện
+ Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt: đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống cấp nước sạch cho thị xã, các thị trấn, các khu cụm công nghiệp. Đến năm 2010 có trên 80% dân số đô thị và 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho mọi người dân.
- Phát triển hệ thống đô thị.
Giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đầu tư xây dựng các đô thị mới: thị xã Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, thị trấn Tam Đường, cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Giai đoạn 2011 - 2020 định hướng tiếp tục cải tạo, nâng cấp các thị trấn: Than Uyên, Thân Thuộc, Sìn Hồ, Mường Tè; xây dựng mới các thị trấn: Nậm Tăm (vùng thấp Sìn Hồ), Huổi Luông (Mường Tè) gắn với việc di dân, tái định cư các dự án thủy điện và điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện. Nâng cấp thị xã Lai Châu thành đô thị loại III và lên thành phố vào năm 2015.
Như vậy trong những năm tiếp sau Lai Châu đang có nhu cầu đầu tư rất lớn. Trong công cuộc này BIDV Lai Châu cũng như các ngân hàng thương mại khác đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp vốn vay cho đàu tư va thực hiện các biện pháp kích thích đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm đưa Lai Châu thoát khỏi đói nghèo và dần trở thành tỉnh có kinh tế xã hội phát triển.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LAI CHÂU
1. Hoàn thiện công tác hỗ trợ cho vay với DNN&V
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu các doanh nghiệp chủ yếu là các DNN&V, những doanh nghiệp thuộc khối quốc doanh đều đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nhưng những doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít nhận được sự tài trợ của Ngân hàng, trong khi họ rất cần vốn để hoạt động với khối lượng rất lớn.
Nhận biết được điều này, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Lai Châu đã xác định cần phải tiếp cận và mở rộng hoạt động đến các doanh nghiệp này: Ngân hàng sẽ hỗ trợ, trợ giúp để họ có thể xây dựng một phương án kinh doanh khả thi, tư vấn cho họ về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, sẽ có những giải pháp linh hoạt hơn trong tài sản thế chấp… những vấn đề mà DNN&V đang gặp khó khăn.
Xây dựng một chính sách lãi suất mềm và linh hoạt hợp lí đối với DNV&N.
Đối với các DNN&V khả năng cạnh tranh của các DNV&N là rất khó khăn vì vậy họ luôn phải tính toán kỹ càng về các khoản chi phí trong đó có lãi suất Ngân hàng. Chính vì vậy Chi nhánh cần có một chính sách lãi suất linh hoạt để tạo điều kiện cho DNV&N dễ tiếp cận hơn với đồng vốn Ngân hàng. Sự linh hoạt ở đây phải được thể hiện ở nhiều mức lãi suất khác nhau nằm trong giới hạn của khung lãi suất theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đối với từng loại doanh nghiệp và phải chủ động trong việc áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng khách hàng, từng thời kỳ.
Nâng cao công tác giám sát khoản vay, đánh giá xếp loại khách hàng.
Do nhiều lý do khác nhau mà việc giám sát khoản vay tại BIDV Lai Châu chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến một lượng đồng vốn của Chi nhánh bị sử dụng sai mục đích gây thất thoát vốn tín dụng. Vì thế công tác giám sát tín dụng là rất cần thiết giúp cán bộ thấy được những biểu hiện không tốt và kịp thời ngăn chặn. Hơn nữa việc kiểm tra tại doanh nghiệp sẽ thấy được tình hình hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, đánh giá được một số tiêu chí định tính (tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp, uy tín của lãnh đạo…) và quan trọng hơn là nhắc nhở doanh nghiệp không quên nghĩa vụ trả nợ. Giám sát tín dụng cũng giúp cho Ngân hàng trong việc xếp loại đánh giá khách hàng để có thể áp dụng biện pháp ưu tiên hoặc hạn chế tín dụng được chính xác hơn. Nếu thực hiện tốt công việc này Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định cho vay đối với những doanh nghiệp đã được đánh giá, xếp loại.
2. Tiếp tục thực hiện và mở rông đối tượng cho vay thuộc chương trình hỗ trợ lãi suất
Mặc dù chương trình hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện đến 31/12/2009 theo quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, song hiện nay việc thực hiện hỗ trợ đã có nhứng điều chỉnh phù hợp hơn. Cụ thể:
- Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định từ ngày 10/03/2009 bổ sung công ty tài chính vào đối tượng được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, các khoản vay ngân hàng ngắn hạn (vốn lưu động) bằng VND thuộc ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Theo đó, công ty tài chính sẽ được thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5% được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.
Trước đây, việc thực hiện cho vay không bao gồm các công ty tài chính. Điều này gây bất lợi cho các công ty tài chính và Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ bày tỏ lo ngại nếu không được cho vay hỗ trợ lãi suất, sẽ có nguy cơ khách hàng của công ty chạy sang ngân hàng thương mại để được hỗ trợ lãi suất, các khách hàng mới không vay vốn.
-Tiếp đó, ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng.Quyết định trên được ban hành sau đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Các đối tượng thực hiện hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, như quy định tại Quyết định số 131 trước đó, các công ty tài chính theo quy định tại Quyết định số 333. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng cho vay ưu đãi với các mức lãi suất hỗ trợ quy định.
Đối tượng áp dụng của chính sách mới này là các khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam (theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng) được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế.
Theo Quyết định 443, nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường, thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Như vậy, hai sự điều chỉnh này của thủ tướng chính phủ có những tác động rất lớn tới chương trình hỗ trợ lãi suất tiền vay. Va đồng thời với đó là việc các tổ chức cá nhân thuộc diện được hưởng hỗ trợ sẽ nhiều hơn, tạo động lực mạnh mẽ cho kích cầu đầu tư.
Với những thay đổi như vậy cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho BIDV Việt Nam cũng như BIDV Lai Châu trong việc thực hiện kích cầu đầu tư. Từ ngày 10/03/2009 thực hiện theo quyết định 333/QĐ-TTg của thủ tướng chính phut BIDV Lai Châu đã mở rộng đối tượng hỗ trợ trên địa bàn tỉnh cụa thể là công nghiệp khai thác mỏ, và việc làm này đã nhận được những động thái phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dự án đầu tư trung và dài hạn, việc thực hiện quyết định 443 sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các dự án này được tiến hành thuận lợi. BIDV Lai Châu đang tiến hành ra soát thông tin các dự án trung và dài hạn trên địa bàn Lai Châu để có thể hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dự án cần huy động đến nguồn vốn vay từ BIDV.
3. Hoàn thiện hệ thống thông tin
Như ta đã biết, thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Để giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả của cho vay đầu tư cũng như kích cầu đàu tư, Ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về bản thân các khác hang cá nhân và doanh nghiệp, các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, thông tin về chính sách của Chính phủ, những thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nguồn thông tin có thể lấy từ nhiều nơi như trên mạng, thị trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, các khách hàng của Ngân hàng… từ đó chọn lọc phân tích đánh giá và đưa ra những sản phẩm thông tin hoàn chỉnh giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong quá trình thực hiện các chương trình về kích cầu hay cho vay đàu tư được chính xác, đúng đối tượng
4. Nâng cao hợp tác với các NHTM
Một trong các mặt liên kết với các Ngân hàng bạn là cho vay đồng tài trợ theo dự án. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức tín dụng trong nước hoạt động trong môi trường khó cạnh tranh được với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về cả vốn công nghệ và cách tổ chức công việc. Do vậy BIDV Lai Châu nên dựa vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, liên kết với NHTM khác để xây dựng vốn sẽ chủ động được nguồn vốn tín dụng, cho vay đúng mục đích, chủ động trong việc thẩm định đồng thời quản lý rủi ro của mình.
BIDV Lai Châu cũng cần tạo ra mối quan hệ hết sức chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác trong việc trao đổi thông tin về khách hàng,. Để thực hiện giải pháp này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh, trong đó đề ra các biện pháp thực hiện một cách cụ thể rõ ràng.
5. Tăng cường huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo phương châm “đi vay để cho vay”, chủ yếu là huy động vốn tại địa phương, thực hiện mô hình người vay vốn lúc này là người cung ứng vốn những lúc khác, nhằm làm cho đồng vốn được vận động liên tục, mang lại hiệu quả tối đa của đồng vốn trong các doanh nghiệp và hộ tư nhân.
Ngoài những hình thức huy động vốn truyền thống của mình, BÍDV Lai Châu cần đưa ra nhiều hình thức tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tiết kiệm được vận dụng linh hoạt phù hợp hơn với diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ với lãi suất được điều chỉnh thoả đáng theo nguyên tắc thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao. Đồng thời, áp dụng các biện pháp để đảm bảo giá trị tiền gửi cho người gửi tiền.
Tập trung các nguồn vốn của các cấp đầu tư cho các công trình và các hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhận tài trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn ưu đãi của các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để cho vay theo dự án. Lồng ghép với các chương trình cấp Nhà nước để tăng cường hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Tham gia tích cực hơn vào thị trường vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung như thị trường liên Ngân hàng, thị trường đầu tư tín phiếu trái phiếu Kho bạc và các thị trường thứ cấp khác để tạo nguồn vốn lớn cho đầu tư
Việc đáp ứng nguồn vốn đầy đủ cho quá trình hỗ trợ đầu tư và kích thích đầu tư là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên các giải pháp kích cầu và phát triển kinh tế.
6. Những biện pháp khác
Đối với Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Lai Châu nơi trực tiếp cho vay và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với NHĐT&PT Việt Nam về hoạt động của mình cần phải có những bước đi đúng đắn tránh những sai lầm có thể mắc phải ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng, vì thế trong quá trình thực hiện các hoạt động của mình BIDV Lai Châu đã thực hiện những giải pháp bổ sung cho việc kích cầu đàu tư như sau
- Tăng cường công tác huy động nguồn vốn và cả nguồn vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các dự án đầu tư, tránh tình trạng thiếu vốn cục bộ gây ảnh hưởng cho quá trình thực hiện kích cầu của chính phủ.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có xu thế mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vì vậy Chi nhánh cần một khối lượng vốn nộ tệ và cả nguồn vốn bằng ngoại tệ khá lớn để đáp ứng nhu cầu đàu tư. Nếu Ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thì Ngân hàng có thể tham gia đầu tư nhiều dự án, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh. Điều đó yêu cầu BIDV Lai Châu cần thực hiện những biện pháp huy động phù hợp tạo điều kiện thuận lợi và mang lại lợi ích cho khách hàng, có chế độ ưu đãi đối với người gửi tiền lâu, thực hiện chế độ trả lãi linh hoạt, linh hoạt hơn trong việc cho phép những người gửi tiền muốn rút tiền trước.
- Tăng cường huy động vốn tại địa phương:
Đây là một vấn đề đang được hầu hết mọi Ngân hàng chú trọng vì nó ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận mà Ngân hàng thu được sẽ như thế nào. Vì vậy, Chi nhánh đã thực hiện việc xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng nó làm sao cho hợp lý bảo đảm sự cân đối giữa nguồn vốn và tài sản (sử dụng vốn) theo hướng đáp ứng các nhu cầu cho vay trên cơ sở huy động vốn tại chỗ, giảm bớt vốn điều hoà từ hệ thống BIDV Việt Nam.
- Về thế chấp cầm cố tài sản để vay vốn:
Theo cơ chế hiện hành, việc cho vay cần thế chấp, cầm cố tài sản hay không là do các Ngân hàng thương mại tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng (nếu có). Tuy nhiên trên thực tế, các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Lai châu nói riêng vẫn còn có sự phân biệt đối xử:
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Chi nhánh có thể cho vay với tỷ lệ có tài sản bảo đảm thấp hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chính vì thế trong quá trình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gạp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy,BIDV Lai Châu đã chủ động tìm kiếm khách hàng bằng cách xây dựng và thực hiện chương trình giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc tổ chức hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, lập các báo cáo tài chính, lập kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn… bằng hình thức tổ chức các lớp tập huấn hội nghị khách hàng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp.
Hiện tại BIDV Lai Châu đã có sự phân loại doanh nghiệp theo một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính để quyết định cho vay không cần có tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần bảo đảm bằng tài sản một phần giá trị vốn.
- Những biện pháp về an toàn tín dụng:
Trong bất kỳ mọi loại hình hoạt động kinh doanh nào thì đều tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt đối với việc kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì vấn đề rủi ro lại càng nhiều, rủi ro và yếu tố lợi nhuận luôn gắn liền với nhau, là một cặp bài trùng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thì Chi nhánh có thể xem xét những vấn đề sau:
- Chia sẻ rủi ro - tránh dồn vốn: cách phân phối tốt nhất đối với một Ngân hàng muốn tránh rủi ro là dải tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, vào nhiều khách hàng khác nhau, chú trọng những khách hàng truyền thống lâu năm đối với Chi nhánh hoặc cho vay dưới hình thức hợp vốn với những Ngân hàng thương mại khác.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tín dụng: Quản lý, kiểm tra tín dụng một cách chặt chẽ là một biện pháp tích cực ngăn ngừa nợ quá hạn mà Chi nhánh đang phải giải quyết. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác cho vay đối với mọi khách hàng thì Chi nhánh đã chú trọng trong công tác kiểm tra tín dụng nhất là khâu kiểm tra sử dụng tiền vay trước, trong và sau khi đã cho vay, kiểm tra việc bảo đảm nợ vay.
+ Vấn đề về chiến lược khách hàng:
Chi nhánh có tồn tại và phát triển được là nhờ vào những khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Do vậy BIDV Lai châu nên để tâm hơn vào vấn đề này như: có những biện pháp khuyếch trương Ngân hàng (quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia thêm một số hoạt động xã hội trong tỉnh như thưởng cho những học sinh, sinh viên trong tỉnh có thành tích cao trong học tập…), đối với những doanh nghiệp mới vấn đề thiếu vốn là phổ biến nhưng họ không thể tiếp cận được vốn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng đã hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp làm sao để có thể sử dụng có hiệu quả đồng vốn, linh hoạt hơn trong việc tài sản thế chấp, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi. Để có một chiến lược khách hàng hợp lý, Ngân hàng cần quan tâm đến công tác thẩm định khách hàng. Công tác này là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho khách hàng vay hay không và xa hơn là quyết định ảnh hưởng đến đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra. Để công tác này đạt hiệu quả, trước khi thẩm định Chi nhánh cần thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng thông qua các phương tiện như: những báo cáo tài chính, từ những đối tác làm ăn của khách hàng, từ những người quen biết đối với khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng dùng để vay vốn.
Trong quá trình thẩm định, Chi nhánh thực hiện đúng nội quy, quy trình thẩm định một món vay, tránh sử dụng những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phụ trách món vay còn phải thu thập đầy đủ thông tin từ trung tâm phòng tránh rủi ro của NHNN, từ thị trường, từ cá nhân tổ chức liên quan đến khách hàng, doanh nghiệp…
Tuy nhiên, để thu được những kết quả khả quan, BIDV Lai Châu đã tạo cho mình một nghệ thuật cho vay: Qua cách tiếp xúc với khách hàng nên hỏi kỹ những vấn đề mà ta quan tâm, qua ngôn ngữ, thái độ cử chỉ của người vay, qua các cuộc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng… Làm như vậy, cán bộ tín dụng có thể thẩm định được những yếu tố không định lượng, Chi nhánh sẽ có quyết định hoàn hảo hơn trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng đối với đối tượng này.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
Để có thể đưa những giải pháp trên đi vào thực tế, để đồng vốn của Ngân hàng thực sự là chỗ dựa cho các DN phát triển và là động lực kích thích đầu tư tôi xin mạnh dạn đề xuất những kiến nghị sau.
1. Kiến nghị đối với Nhà nước.
Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc kích cầu đầu tư, phát triển kinh tê thông qua các chức năng quản lý của Nhà nước cũng như trong việc giám sát việc thực hiện chủ trương đã đè ra. Vì vậy, cần phát huy vai trò của Nhà nước trong những lĩnh vực sau:
1.1.Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Có khuôn khổ pháp lý hoàn thiện là điều quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho hoạch định chính sách hỗ trợ. Khuôn khổ pháp lý bao gồm những quy định liên quan đến đầu tư và hỗ trợ đàu tư. Cụ thể cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản, quy phạm pháp luật gây khó khăn cản trở doanh nghiệp hoạt động. Từng định kỳ phải xem xét, sửa đổi, bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn. Các văn bản cũng phải bảo đảm tính ổn định lâu dài và đồng bộ để các chủ thể kinh tế yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Cần có giải pháp khung hỗ trợ cho các dự án đầu tư đặc biệt là dự án đầu tư mới: giải pháp khung để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Tạo khung pháp lý, cũng như hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể với từng địa phương
1.2.Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư
Hiện nay, các dự án chịu sự quản lý của rất nhiều đầu mối quản lý như các cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức đoàn thể… gây nhiều khó khăn khi các nhà đầu tư tiến hành thực hiện dự án của mình. Hiện nay tuy việc quản lý dự án đã được giao cho Bộ kế hoạch đầu tư chuyên quản song với những dự án có quy mô vừa và nhỏ do địa phương quản lý nhiều khi còn có những khó khăn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là trong khâu giải quyết thủ tục hành chính. Hiện nay chúng ta cần thực hiện:
- Quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển cho từng vùng miền, cùng với đó là việc tạo ra cơ chế và chính sách phát triển cụ thể và phù hợp với từng địa phương. Với những vùng kinh tế xã hội còn khó khăn chính phủ nên tăng cường giúp đỡ cả về nhân lực và vật lực song cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát để ngăn chặn tâm ý ỷ lại vào trung ương.
- Thực hiện chương trình hỗ trợ về các mặt như: Chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ vốn…
- Tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước tiến hành đầu tư và tạo những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện công việc.
1.3.Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt với DNN&V
Với số lượng doanh nghiệp nhiều, đa dạng, phong phú và phát triển không đồng đều, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp rất khó bao quát hết mà phải thông qua các chính sách hỗ trợ mới có thể mang lại kết quả tổng hợp như mong muốn. Chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách về thương mại, xuất khẩu, tài chính, tín dụng…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc vì vậy Nhà nước cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn để chính sách này thực sự giúp ích các doanh nghiệp.
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NHNN Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế cho các NHTM. Do đó để nâng cao hiệu quả kích cầu đầu tư ở BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Lai Châu nói riêng, tôi xin có một số những kiến nghị sau:
+ NHNN Việt Nam cần bổ sung đưa ra cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành nghiêm túc cơ chế, thể lệ, quy trình cho vay vốn, cũng như cho vay đàu tư.
+ Về chính sách lãi suất: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư trang thiết bị nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh mà không có khả năng tự tài trợ bằng vốn tự có, muốn vay Ngân hàng đều khó chấp nhận được mức lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại quốc doanh vì mức lãi suất cao, hiệu quả do vốn đầu tư đem lại không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, trong đó lãi vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì vậy, đề nghị NHNN cần nghiên cứu điều chỉnh mức lãi suất tái cấp vốn đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh theo chiều hướng giảm thấp để tác động trực tiếp đối với các Ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp trên cơ sở không tăng quá mạnh lãi suất huy động và giảm bớt chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động.
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng cho các Ngân hàng trong hệ thống, tăng cường ứng dụng công nghệ Ngân hàng đặc biệt là vấn đề hệ thống thanh toán, kiểm toán, hệ thống thông tin giữa các Chi nhánh trong cùng một hệ thống với nhau phải được duy trì thường xuyên.
+ Chú trọng đào tạo công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ Ngân hàng bằng các biện pháp như phổ biến thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc và công tác trong mọi vị trí, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chiến lược đề ra của toàn ngành.
+ Tăng cường công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro bằng các biện pháp như xây dựng hệ thống đo lường đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm đánh giá rủi ro.
Như vậy trên đây là những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kích cầu đầu tư nói chung, nâng cao chất lượng co vay đầu tư nói riêng tai BIDV Lai Châu.
Tôi hi vọng rằng những giải pháp và kiến nghị trên có thể giúp cho việc hỗ trợ, kích thích đầu tư tai Lai Châu ngày càng mạnh mẽ và tao động lực cho kinh tế tinhrg nhà phát triển
KẾT LUẬN
Với mỗi nền kinh tế thì việc kích cầu đầu tư là một việc làm quan trọng nhằm duy trì và nâng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đây là một việc làm thường xuyên của mỗi chính phủ, mỗi quốc gia
Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng và ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Trong tình hình đó thì kinh tế của mỗi quốc gia đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Trong gần một năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu đi xuống do những ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai ngay các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở khoảng 6,5%. Với chủ trương như vậy chính phủ đã đưa ra 12 biện pháp để kích cầu đầu tư và tiêu dùng.
Một trong những biện pháp đó là việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Hiện nay tuy chương trình hỗ trợ lãi suất mới thực hiện được 2 tháng song nó đã mang lại những kết quả đáng kể.
Với tình hình thực tế như vậy, thêm vào đó là việc được thực tập tại BIDV Lai Châu – một trong những đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ và kích thích đầu tư trên địa bàn tỉnh nên tôi đã chọn đề tài:
Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu
Làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Cá nhân tôi hi vọng rằng nhứng nghiên cứu của mình sẽ góp phần giúp cho việc hỗ trợ và kích thích đầu tư của BIDV Lai Châu cũng như chương trình kích cầu đầu tư đạt được những hiệu quả cao nhất góp phần không chỉ phục hồi nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể ứng dụng trong việc phát triển kinh tế nước ta trong những năm tiếp sau.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
- Báo cáo của chính phủ Việt Nam (2008). “Giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội” , Báo cáo số 191/BC CP, Gửi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Hà Nội.
- Bộ môn Kinh tế đầu tư (2007), “Giáo trình Kinh tế đầu tư”, Chương II: Những vấn đề cơ bản của đầu tư phát triển, tr.17 – 20.
- Phan Mạnh Hà (2008), Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế
- BIDV Lai Châu Báo, cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008
- Tạp chí ngân hàng Tháng 02/2009
- Tạp chí đầu tư – phát triển tháng 02, 03/2009
- BIDV Lai Châu, Báo cáo quý I năm 2009 về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất
- BIDV Việt Nam, Đề án TA2 về chuyển đổi mô hình hoạt động của BIDV – tháng 9/2008
- Trang Web: www.bidv.com.vn
www.vneconomy.vn
kinhte.vietnamnet.vn
Tư liệu cung cấp của cán bộ BIDV va thông qua phỏng vấn trực tiếp
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Maurice Baslé và các tác giả (1988). Histoire des pensées esconomiques Les fondateurs. Dịch bởi Chu Tiến Ánh & Lê Diên (2000). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học.
N. Gregore Mankiw (1994). Macroeconomics – Second edition. Dịch bởi Nguyễn Văn Ngọc và các tác giả (1996). Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
Olivier Blanchar (1999). Macroeconomics. Second Edition. US: Prentice Hall Inc.
Paul Krugman (1999). Thinking about The Liquidity Trap. [online]
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ ngữ viết tắt
Giải thích
BIDV Việt Nam
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV Lai Châu
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Lai Châu
VDB Lai Châu
Ngân hàng phát triển Lai Châu
VBSP
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
DNN&V
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
Cty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo dư nợ của BIDV Lai Châu giai đoạn 2006-2008 69
Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ với BIDV Lai Châu 70
Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn hỗ trợ lãi suất tại BIDV Lai Châu 71
Bảng 3.1: Kế hoạch về tăng trường kinh tế của Lai Châu đến 2020 78
Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của Lai Châu đến năm 2020 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21760.doc