Tóm lại,tiềm năng đối với vải thiều hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đó, mở rộng được thị trường tiêu thụ, rất nhiều thách thức đặt ra đang cần phải bị phá vỡ.
Vượt ra các thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Vai trò quan trọng đó đặt lên vai của bốn nhà: nhà nông, nhà nứơc, nhà khoa học và doanh nhân. Bốn lực lượng ấy cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau theo các hình thức khác "đa phương" và "song phương"một cách linh hoạt trên địa trên các bình diện không chỉ là huyện, ngành mà trên phạm vi quốc gia.Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ nêu trên, Việt Nam mới có thể thực hiện được những chính sách, chiến lược một cách toàn diện đồng bộ nhằm khai thác hết tiềm năng nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu doanh nghiệp dã mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp yếu kém sẽ bị loại khỏi thương trường kinh doanh thậm chí bị phá sản. Cũng thông qua cạnh tranh doanh nghiệp sẽ mất dần thị trường, thị truờng bị thu hẹp nếu như không có biện pháp khắc phuc kịp thời. Ngược lại các doannh nghiệp có năng lực thì thị truờng ngày càng được mở rộng.
Do đó, đúng trước hai vấn đề là phát triển có hiệu quả hay là phá sản đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, mọi biện pháp, giải pháp, và tận dụng tối đa mọi tiềm lực của mình để khai thác và mở rộng hơn nữa thị trường tieu thụ sản phẩm.
1.5. Mở rộng thị trường còn khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng được củng cố, đồng thời còn lôi cuốn được cả những khách hàngchưa bao giờ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và cả những khách hàng không sử dụng thường xuyên
1.6. Mở rộng thị trường sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Việc mở rộng thị trường sẽ rút ngắnthời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông. Do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc đẩy nhanh chu kỳ tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn. Hơn thế nữa, tăng nhanh tốc độ tiêu thụb sản phẩm nó còn cho phép doanh nghiệp có điều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và có điều kiện hơn trong quá trình đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa hoc kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất. Mặt khác kỹ thuật mới góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Định hướng mở rộng thị trường.
Làm chủ được thị trường trong nước, không để các sản phẩm cùng loại của nước ngoài chiếm phần lớn thị trường trong nước.
Tiếp tục ổn định những thị trường đã có, thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng thị phần trên thị trường, xâm nhập thị trường mới.
Cải tiến giống, công nghệ sản xuất và chế biến để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, phong phú chủng loại, mẫu mã bắt mắt, phù hợ với nhu cầu của người tiêu dùng nhất là để đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính như thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản.
Mở rộng thị trường phải tiến hành mở theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng:Xây dựng phòng xúc tiến thương mại để tìm hiểu những nhu cầu mới mẻ của khách hàng ở thị trừơng mới. Xây dựng các nhà máy liên doanh liên kết để có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhucầu cao hơn.
Mở rộng theo chiều sâu: Nâng cao chất lưọng sản phẩm. Tăng tối đa về số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm đã có của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể tăng được về số lượng. Nâng cao chất lượng của sản phẩm.Nâng cao tính đa dạng của sản phẩm.
II. Một số biện pháp mở rộng thị trườngtiêu thụ vải thiều của huyện lục ngạn.
A. Những giải pháp về tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm.
Quy hoạch và tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển sản xuất của huyện và nhu cầu thị trường.
Đây là giả pháp mang tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển cây vải ăn quả ở Lục Ngạn.Xét về mặt tự nhiên thì Lục ngạn là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng vải thiều dặc sản. Xét về mặt kinh tế thì cây vải là cây mang lại giá trị cao hơn rất nhiều lần so với các cây trồng khác. Xét về mặt xã hội, Phát triển cây vải thiều sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong huyện và ngoài huyện giảm tỷ lệ thất nghiệp.Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải thực hiện các biện pháp sau:
1.1. Giải quyết các vấn đề ruộng đất
Trước hết phải sử lýmối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyển sử dụng đất đai, tiến tới thừa nhận ruộng đất như là loại hàng hóa đặc biệt, là loại hàng hóa bất động sản có giá trị cao, trên cơ sở xúc tiến việc hình thành thị trường đất đai. Nhưng trong cuộc sống đời thường của xã hội, đã từ lâu đất đai vẫn là một đối tượng mua bán, trao đổi một cách ngấm ngầm. Tình trạng đó làm cho công tác quản lý nhà nước gặp khó khăn, gây thất thu cho ngân sách, mặt khác không tạo ra tiền đề cho việc thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất, làm ách tắc quá trình phân công lao động. Trong những năm tới, chính sách chuyển nhượng phải xử lý thuế suất hợp lý để mọi người thực hiệntôt nghĩa vụ đóng thuế khi tiến hành chuyển nhượng.
Hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính.
Khẩn trương hoàn thànhquy hoạch tổng thể về sử dụng đất theo những hướng và mục đích khác nhau. Để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của nông nghiệp,trong quy hoạch có thể định hướng cho một số vùng với mục đích sử dụng đất được khống chế chặt chẽ. Số còn lại cần có những định hướng ruộng cho phép chuyển mục đích sử dụng với điều kiện ưu tien cho phương án sử dụng nào mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
Giải quyết tốt tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún. Do quan điểm mỗi hộ gia đình phải có các loại ruộng có chất lượng đất khác nhau, ở những cánh dồng khác nhau, dẫn tới việc ruộng đất hiện nay rất manh mún. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng vải:
Để mở rộng diện tích trồng vải cho quả thì đối với những vườn vải lâu năm cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý, thay thế những cây vải đã già hoặc cho quả cách năm bằng những giống cây mới
Đói với những vườn vải mới trồng:tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhanh chóng đưa vào sản xuất .
Mở rộng diện tích trồng vải nhưng cũng cần phải chú ý đến diện tích trồng cây lương thực.
1.3. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến công.
Để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm vải thiều đựơc thuận lợi, đạt hiệu quả.Trong những năm tới công tác khuyến nông-khuyến công cần tập trung vào những công viẹc chủ yếu sau.
- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về thâm canh vải thiều đặc biệt chú ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải trong thời kỳ phát triển quả theo những giai đoạn nhất định.Chú ý công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ( Sâu đục cuống quả, dòi đục quả…)
- Cải thiện cơ cấu giống: Trồng nhiều giống vải thiều có thời gian thu hoạch khác nhau để kéo dài thời vụ thu hoạch. Nên cơ cấu giống theo tỷ lệ 25%-30%là giống chín sớm, 60%-65%là giống chính vụ, còn lại 10%-15% là giống chín muộn. Việc tạo ra một cơ cấu cây trồng có thời vụ khác nhau theo một tỷ lệ thích hợp làm giảm áp lực trong khâu tiêu thụ, tạo điều kiện sử dụng nhân công một cách hợp lý giá cả trên thị trường sẽ ổn định ở mức cao hơn nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao hơn.
- áp dụng kỹ thuật mới vòa trong quá trình bảo quả vải tươi nhằm duy trì phẩm chất quả vải tươi tự nhiên, kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao giá bán, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân.
-áp dụng kỹ thuật mới vào trong chế biến vải thiều khô để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm áp lực trong việc tiêu thụ vải thiều tươi.
2.Thực hiện thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng qủa vải.
Muốn thực hiện được điều đó thì phải là tốt các khâu sau.
2.1. Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sản xuất
Thời gian trồng vải ở Lục Ngạn tốt nhất vào hai thời vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân tháng 2-3 khi có mưa xuân, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng. Vụ thu cuối tháng 8 và trong tháng 9, như vậy tỷ lệ sống sẽ đạt cao.
- Khoảng cách trồng thường 5x5m hoặc 6x6m trồng 280-350 cây/1ha, đất bằng trồng theo hình nanh sấu để tận dụng ánh sáng cho tán cây. trên đất đồi trồng theo băng hoặc đường đồng mức, giữa các băng có cây chống xói mòn bằng cây dứa quả hoặc cây phân xanh.
- Trồng phải phù hợp với từng loại đất:
+Đối với đất thịt nhẹ, cát pha:Đặc điểm loại đất này là hút và thấm nước nhanh, nắng mau khô và mưa mau úng. TRồng vải trên đất này cần chú ý đào hố to và sâu. Sau đó lấp đất trộn phân hữu cơ đầy trở lại. Đặt bầu cây ngang với nền đất cũ, ụ trồng hơi nhô lên, giữa 2-3 hàng vải cần có một rãnh thoát nước để tiêu thoát nước trong mùa mưa.
+Trên đất feralit: Do loại đất này có đặc điểm ngấm và thoát nước nhanh trên bề mặt. Đây là đất rất thích hợp cho trồng vải. Khi trồng trên loại đất này chú ý đào hố to và sâu,đặt bầu thấp hơn mặt bằng khoảng 7-10cm.
- Chăm sóc sau khi trồng: Tưới nước đủ ẩm cho cây, làm cỏ xới xáo kết hợp với trồng xen các loại cây ngắn ngày trong những năm đầu khi cây vải chưa khép tán.
- Giai đoạn cây trồgn cho quả: Cần phải tiến hành tỉa cành tạo tán.
- Tiến hành bón phân: bón phân chia làm nhiều lần trong nấmu mỗi đợt lộc hoàn chỉnh. Đào rãnh xung quanhtheo hình chiếu tán, độ sâu rãnh khoảng 20cm, rộng 30cm, rải đều phân vào rãnh và lấp đất lại.
Đối với cây trong giai đoạn cho quả bón chia làm 3 lần. Lần một sau khi thu hoạch quả cuối tháng 6và trong tháng 7, lượng phân bón lần này chỉ chiếm 2/3 lượng phân bón cả năm.Bón lần hai, bón vào giai đoạn có nụ hoa với 1/2lượng phâm bón còn lại.Bón lần ba, bón vào khoảng tháng 4 khi hình thàh quả non và cùi, bón hết lượng phân còn lại, có thể bổ sung thêm kali từ 0,2-0,3kg/cây.
2.2. Giải quyết tôt khâu giống cây trồng.
Những năm 1990 nhân dân Lục Ngạn chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật chọn giống, nhân giống và kỹ thuật trồng trọt đối với cây vải. Nhưng hiện nay ở Lục Ngạn đã xác định 3-4 giống vải chính có năng suất chất lượng cao và có tính rải vụ thu hoạch trong tổng số khoảng 24 giống vải có mặt trên đất Lục Ngạn.
Giống vải lai chua: Là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà(Hải Dương) có mặt sớm trên đất Lục Ngạn, là giống chín sớm sau giống tu hú.
Giống vải U Hồng: Đây cũng là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà- Hải Dương.Đây là giống chín sớm, cùng thời gian với giống vải chua.
Giống vải lai Thanh Hà: Cũng là giống vải có nguồn gốc Thanh Hà. Đây cũng là giống vải thuộc nhóm giống chín hơi sớm.
Giống vải Thanh Hà: Là giống vải chính vụ, được trồng chủ yếuở Lục Ngạn hiện nay, chiếm khoảng 90%diện tích trồng vải.
Ngoài ra trong sản xuất bắt đầu phát triển một số giống vải mới song còn lác đác. Chủ yếu mang tính chất thăm dò thử nghiệm. Gồm các giống mới được du nhập từ các nước như Australia, Trung quốc, Thái lan.
2.3. Thuỷ lợi đảm bảo nước tưới.Ngoài nguồn nước tự nhiên rất phong phú, nhân dân trong huỵện còn đắp đập ngăn nước, hệ thống kênh mương, hồ chứa nước được cải tạo và xây dựng mới để đảm bảo tươi trong mùa hạn, và tiêu trong mùa mưa.
3.Làm tốt công tác bảo quản và chế biến vải quả sau thu hoạch.
Nhờ chính sách huyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cây trồng một cách hợp lývới mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo phù hợp với môi trường sinh thái, nhằm phá thế độc canh cây lúa, nhiều biện pháp kỹ thuật đối với cây vải đã được phổ cập đến tận hộ nông dân làm cho năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên. Sản lưọng vải thiều hàng năm rất lớn,. Năm 2004 sản lượng vải thiều Lục Ngạn đạt 75000 tấn, gấp hai lần so với năm 2003, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua vải tươi không thể hết ngay được vì vậy cần phải có công nghệ bảo quản và chế biên sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghệ chế biến là mắt xích cơ bản nối liền sản xuất với tiêu dùng, chuyển sản phẩm tươi sống thành hàng hóa dưới dạng sơ chế và tinh chế để đua vào hệ tống lưu thông, tạo điều kiện để người nông dân gắn với thị trường trong nước và ngoài nước.
Mặt khác quả vải là sản phẩm của quá trình sản xuất sinh học nên rất dễ hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng và tổn thất sau thu hoạch. Vì vậy cần có công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
* Về công tác bảo quản: Tuỳ thuộc vào các biện pháp xử lý chống các loại vi sinh vật gây hại trên vỏ quả vải khác nhau mà có các công nghệ bảo quản khác nhau như:Bảo quản bằng phương pháp xông lưu huỳnh, bảo quản bằng phương pháp nhúng hoá chất, bảo quản bằng phương pháp xử lý nhiệt...
Cũng tuy thuộc vào các điều kiện bảo quản mà người ta có phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thường, bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo quản ở trong môi trường khí hậu cải biến. Nhiều nghiên cứu đã đề nghị kết hợp một số biện pháp xử lý chống các loại vi sinh vật gây hại, xử lý ức chế hoạt động sốngcủa quả với các điều kiện
hình thức bảo quản qủa vải như bằng nước ozon, hầm lạnh, hoặc dùng đá cây để ướp lạnh, Gần đây tỉnh huyện và các ngành có liên quan đã thử nghiệm một số tuy nhiên những hình thức bảo quản này chưa đạt được hiệu quả cao và chưa phải là hướng đi thích hợp về lâu dàibởi do chi phí cao, quy trình kỹ thuật phức tạp.
Hiện nay công nghệ chế biến nông sản của nước ta nói chung, của Lục Ngạn nói riêng mới bắt đầu phát triển theo yêu cầu của thị trường, đã và đang cho ra thị trường nhiều sản phẩm như: Vải thiều sấy khô, vải thiều đóng hộp, trong thời gian tới sẽ tao ra sản phẩm mới là nứơc vải ép nguyên chất, dưa chuột dầm dấm, cà chua, ớt…Trong vài năm tới sản lượng các loại nông sản này càng tăng. Do đó cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến ở địa phương, tăng cường dây chuyền công nghệ mới vào bảo quản chế biến vải thiều là một việc làm cần thiết, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước, mặt khác tiêu thụ được khối lượng lớn nông sản tưới sống của địa phương, nâng cao được giá tị sản phẩm và tăng thu nhập cho người nông dân. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chủ yếu là trồng cây ăn quả lâu năm.
Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và chế biến để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả.
Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Trong
Cơ chế thị trường thì giá thành có vai trò quyết địng trong việc xác định giá bán. Bởi vìgiá bán của sản phẩm phải cao hơn giá thành sản xuất.
Giá thàh sản xuất còn là nhân tố tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Khi giá thành sản xuất thấp với điều kiện vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá thì doanh gnhiệp sẽ giảm giá bán, giảm gia sẽ thu hut khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất nói chung thì giá thành sản xuất chịu tác động của các nhân tố chi phí, nhân tố con người, trạng thái của nền kinh tế cũng như điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Chi phí đo bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, điều hành, tieu thụ sản phẩm, chi phí cho đầu tư mua sắm trang thiết bị, khấu hao tài sản cố định, chi phí chuyên trở vận chuyển. Điều kiện kih tế xã hội cũng tác động mạnh vào doanh nghiệp. Lợi thế thì cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa những thuận lợi đó phục vụ cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Từ đó giảm được chi phí sản xuất như chi phí quảng cáo, chi phí bảo dưỡng. Trong nông nghiệp thì có thể giảm được những chi phí như:Chi phí cải tạo bồi dưỡng đất, chi phí tưới tiêu, bón phân, chi phí phòng chống thiên tai. Đối với sản phẩm nông nghiệp thì giá thành sản xuất mang tính khu vực rõ rệt, nó tuỳ thuộc vào những lợi thế mà điều kiện tự nhiên mỗi vùng.Vì vậy để giảm chi phí thì các doanh nghiệp sản xuát phải đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, tổ chức lại hệ thống quản lý sao cho hiệu quả.
Như vậy chi phí sản xuất và chế biến có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Thường có xu hướng khi chi phí sản xuất được giảm xuống thì khả năng cạnh tranh sản phẩm tăng lên và ngược lại khi chi phí tăng thì nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm.
Nhưng giảm chi phí sản xuất và và chế biến vẫn phải đảm bảo được chất lượng và mẫu mã
B. Các giải pháp về thị trường.
Tổ chức hợp lý các kênh phân phối tiêu thụ vải quả và sản phẩm từ vải quả.
a. khái niệm về kênh tiêu thụ sản phẩm
Phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thông qua những người trung gian. Mỗi nhà sản xuất đều cố gắng hình thành kênh phân phối cho riêng mình. Tiêu thụ trong nước hay hay sản phẩm đem xuất khẩu thì việc tổ chức hình thành kênh tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.
Hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện qua các kênh phân phối. Trên kênh phân phối, nằm giữa những người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùnglà các nhà trung gian, như nhà buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới các nhà chế biến, nhà phân phối.
Người sản xuất
Người sản xuất
Người sản xuất
Trung gian
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong tiêu thụ sản phẩm qua khâu trung gian.
Sử dụng người trung gian vào việc quảng bá sản phẩm, tiếp thi tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại hững cái lợi ích nhất định cho người sản xuất hơn khi họ tự làm. Tuy nhiên việc xây dựng này lại rất cần nhiều vốn đầu tư và thời gian thu hồi chậm. Hơn nữa khi sử dụng người trung gian thì sản phẩm sẽ được đưa đến các thi trường mục tiêu một cách nhanh nhất. Phân phối hàng hoá trên một thị truờng lớn.
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả về bề rộng và bề sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú.
b. Các loại kênh tiêu thụ nông sản nói chung.
Các loại kênh tiêu thụ sẽ thích hợp với từng loại đối tượng sản phẩm nhất định
Đặc điểm nổi bật của hệ thống phân phối trong huyện là: Người nông dân và doanh nhân trong huyện chỉ lo cung cấp vải thiềucho doanh nhân từ các đia phương khác đến. Thông thường, nông dân tự thu hái, sau đó vận chuyển vải của mình đến những điểm thu mua tại trung tâm huyện. Họ có hai cách lựa chọn:Hoặc là bán cho lớp trung gian 1, từ đây trung gian này lại chuyển lại cho trung gian cuối cùng:hoặc là bán sản phẩm trực tiếp cho trung gian cuối cùng. Thu gom đủ hàng, các trung gian cuối cùng này mang hàng hoá ra khoi huyện và đưa sang các vùng khác để tiêu thụ.
Trung gian 1 thường chủ yếu là các hộ gia đình có mặt tiền tại trung tâm huyện, họ đúng ra thu mua, hưởng hoa hồngtừ những khách hàng đến từ các địa phương khác: Người thu mua cuối cùng. Ngoài ra công ty cổ phần thương mại huyện cũng đứng ra làm người thu mua 1.
Sơ đồ tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn.
Nông dân
Đại lý thu mua1
Đại lý thu mua2
Đại lý thu mua3
Đại lý thu mua cuối cùng
Các vùng tiêu thụ
Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọ các kênh phân phối thích hợp với với sản phẩm do mình sản xuất và kinh doanh, tổ chức sử dụng tổ chức có hiệu quả các kênh đó dược coi là một bộ phận quan trọng.
Các loại kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp nói chung, vải thiều nói riêng.
- Kênh phân phối giống cây trồng vật nuôi: Là loại kênh phân phối là loai kênh phân phối hàng hóa tư liệu sinh vật nông nghiệp. Kênh vừa mang tính trực tiếp và cung cấp là chủ yếu. Các trung tâm giống quốc gia vừa là đầu kênh, vừa phải vươn lên làm chủ kênh, biết hoạt động mang tính kinh doanh trong quá trình chuyển giao công nghệ. Còn các công ty giống địa phương làm nhiệm vụ chu chuyển, nhưng phải khảo nghiệm, địa phương hóa trước khi cung cấp chuyển giao cho nông dân và chủ trang trại…Hoạt đông kinh doanh của các công ty giống địa phương phải gắn kết chặt chẽ với các trung tâm giống quốc gia và nông dân, chủ trang trại về công nghệ, sản phẩm thông qua những hợp đồngnghiêm túc tính toán thỏa đáng lơi ích của các bên nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất và cung cấp giống trong nông nghiệp của nhà nước.
- Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân.Tùy vào mức độ sản xuất gắn kết với thị trường cấp độ khác nhau.
+Cấp độ 1:Hai kênh ngắn nhất đó là từ sản xuất nông nghiệp đến tiêu dùng nông thôn, kênh từ sản xuất nông nghiệp ->bán lẻ ->tiêu dùng nông thôn. Hai kênh này là ngắn nhất, mang tính trực tiếp, hoạt động chủ yếu ở nông thôn.
+ Cấp độ 2: Ba kênhđó là: Từ sản xuất nông nghiệp ->thu gom ->bán lẻ ->tiêu dùng nông thôn, kênh từ sản xuất nông nghiệp ->thu gom ->bán buôn ThPh->bán lẻ ThPh ->tiêu dùng ThPh, kênh tữ nông nghiệp ->chế biến ->bán buôn ThPh-> bán lẻTh Ph ->tiêu dùng ThPh. Ba kênh nàyhoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn.
+Cấp độ 3: Hai kênh dài nhất đó là: Kênh từ sản xuất nông nghiệp ->thu gom ->Ng xuất khẩu ->Ng Nhk ->Bán buôn nước ngoài ->bán lẻ nước ngoài ->Tiêu dùng nước ngoài, kênh từ sản xuất nông nghiệp->chế biến->Ngxk->NgNk->đại lý Nng->bán lẻ Nng->Tiêu dùng Nng. Hai kênh này làm nhiệm vụ phân phối hàng.
Cần dựa vào đặc điểm sản phẩm và quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh để lựa chọn được kênh thích hợp.
- Đối với những sản phẩm tươi sống phải chọn kênh ngắn trực tiếp được trang bị thiết bị bảo quản và chuyên chở, chuyên dùng.
-Đối với những sản phẩm cồng kềnh, khó vận chuyển nên gắn trực tiếp giữa người nông dân với các công ty buôn bán, hoặc các nhà máy chế biến song hiện nay sản xuất còn đang phân tán trong các hộ các trang trại với khối lượng chưa lớn nên phải thông qua khâu thu gom trước đi đến nhà máy chế biến hoặc nhà bán buôn.
Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
-Tiếp tục sắp xếp và đổi mới công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh,các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiedn tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
-Xây dựng chợ rau quả tại trung tâm huyện có đủ mặt bằng,cơ sở hạ tầng, có kiểm tra chất lượng, kho, hệ thống thông tin liên lạc và các dịch vụ khác.
Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm.
cung- cầu sản phẩm trên thị trường.
Cung cầu sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Cung, cầu thể hiện mục đích giữa người mua và người bán. Cỗu về sản phẩm hàng hoá nào đó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở vùng, ở khu vực, vào giới tính và sở thích... Trong đó yêú tố thu nhập ảnh hưởng đến cầu mạnh nhất. Về nguyên lýchung khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về mua sắm sản phẩm tăng lên. Bởi lẽ thu nhập cao, đời sống của dân cư tăng lên kéo theo những nhu cầu mới xuất hiện kích thích người dân mua sắm. Tuy nhiên đói với một số sản phẩm thiết yếu nhất là những sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên có thể diễn ra chiều hướng tăng lên đối với sản phẩm cao cấp, còn những sản phẩm kém phẩm cấp thì nhu cầu sẽ giảm xuống.
Ngoài ra cầu về sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ cấu dân cư.Đối với những vùng nông thôn, cư dân nông thôn là chủ yếu thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm có phần hạn chế, chủ yếu là nhu cầu lương thực thực phẩm tiêu dùng. Còn nhữngvùng thành thị, thị trấn, thị xã các thnàh phố lớn, các khu công nghiệp tập trung dân cư thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn và có chất lượng cao. Việc cung ứng cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua chợ, cửa hàng, ki ốt, đại lý. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải nắm vững nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm. Có đầy đủ những kiến thức xã hội, sự nhanh nhậy trong cảm nhận về lĩnh vực thu nhập, văn hoá thị hiếu, cơ cấu dân cư... từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với những đặc điểm của từng thi trường riêng biệt.
Cung, cầu sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sự không phù hợp giữa cung và cầu sản phẩm thể hiện ở giá cả thay đổi lên xuống thất thường xoay quanh giá trị.
Cung, Cầu sản phẩm nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về cung sản phẩm, các doanh nghiệp một mặt cần xem xét lại khả năng sản xuất của loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường sao cho sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ hết. Chỉ như vậy mới tính đến hiệu quả kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới được thực hiện..
3.2. Giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Giá cả có vai trò quan trong trên thị trường, giá cả quyết định lượng cung và lượng cầu. Khi giá cao thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên và đến một lúc nào đó lượng cung quá nhiều sẽ làm cho giá sản phẩm đó trên thị trường giảm xuống. Đối với cầu khi giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên.Nhưng không phải mọi mặt hàng đều như vậy mà còn phải xét đến các yếu tố khác ảnh hưởg đến cầu.
3.3. Tuyên truyền, quảng cáo,giới thiệu sản phẩm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhan tố marketing quyết định chủ yếu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Marketing bao gồm hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu phan tích đánh giá thị trường.
- Quảng cáo sản phẩm có tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Quảng cáo các sản phẩm có thể coi là hình thức truyền thống gián tiếp giới thiệu về sản phẩm cuả doanh nghiệp qua các phương tiện truyền tin để khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hiểu biết hơn về chất lượng cũgn như công dụng của sản phẩm đối với họ.
Một số sản phẩm mới khi bắt đầu tung ra thị trường thì thị trường chưa thể chấp nhận nó, vì thị trường không thể mạo hiểm sử dụng sản phẩm mà mình chưa biết thông tin nào về nó. Hầu hết những sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh thì cần phải được truyền tin qua hình thức quảng cáo. Qua hoạt động quảng cáo người sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm cho khách hàngbiết như là tính năng lợi ích cho người tiêu dùng, công dụng sản phẩm cũng như mức giá phải trả cho việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
Quảng cáo sản phẩm có thể thông qua các hình thức
-+Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp.
+Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bầy hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với khách hàng trong và ngoài nước.
+Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, tạo sự hấp dẫn của vải thiều Lục Ngạn với khách hàng.
4. Xây dựng thương hiệu vải quả và sản phẩm chế biến từ vải quả:
Khẳng định nhãn hiệu vải thiều là vấn đề cấp bách và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của bản thân người sản xuất và kinh doanh vải thiều.
Mục đích của việc làm trên bao gồm: Nâng cao giá trị cảu vải thiều, phân biệt sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với các khu vực khác tạo khả năng cạnh tranh cao hơn nữa, tăng niềm tự hào và ý thức giữ gìn chất lượng của người dân.
Làm thế nào để khẳng định được nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn?
Trước hết UBND huyện nên hướng dẫn doanh nghiệp và thương nhân đăng ký ngay thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Kịnh nghiệm về cá basa, bia333… cho thấy vấn đề này không thể bị xem nhẹ.
Thứ hai, huyện cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn chung thống nhất về chất lượng vải thiều để dễ dàng trong việc quản lý và đăng lý thương hiệu.
Thứ ba là,huyện liên kết với các vùng khác thực hiện phân loại khoanh vùng chất lượng tránh tình trạng sản phẩm của các vùng khác có chất lượng kém ảnh hưởng đến giá trị của vùng có chất lượng cao hơn.
Thứ tư là, hoạt động tuyên truyền, vận động cần được thực hiện làm cho người dân hiểu được ý nghĩa cảu việc giữ gìn thương hiệu, tạo tâm lý cho họ làm ăn lâu dài cùng chính quyền thực hiện các chiến lược đề ra.
4. Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ vải thiều.
Nhà nước vẫn tiếp tục có chính sách miễn thuế lưu thông hàng hóa đối với quả vải thiều, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến,tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tư nhân thu mua vải thiều tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ …để giúp người dân tiêu thụ vải thiều được thuận lợi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào thu mua và chế biém vải thiều tại địa bàn huyện Lục Ngạn.
- Tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hóa như các chính sách nhà nước đã ban hành nghiêm cấm tình trạng kiểm tra, kiểm soát sản phẩm vải thiều trên đường vận chuyển. Phối hợp tốt hơn nữa hoạt động của các ngành Công an, Thuế,Quản lý thị trường, Kiểm lâm để tạo điều kiện thông thương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ vải thiều.
- ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi để thâm canh tăng năng xuất cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, các xã bên sông… Đảm bảo thuận tiện đi lại trong vụ thu hoạch vải thiều.
5.Đào tạo nhân lực.
Tiến hành nâng cao trình độ của cán bộ chế biến bằng cách đào tạo đọi ngũ công nhân chế biến mới hoặc là mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề
Đào tạo lại và tuyển mới những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để làm nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Tổ chức các hình thức đào tạo và bồi dưỡng với nội dung thích hợp để nâng cao năng lực về kinh doanh và xúc tiến thương mại cho các chủ vườn và trang trại theo quản lý doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp.
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng mạng lưới kinh doanh nông sản.
Trước yêu cầu cấp bách của vấn đề tiêu thụ sản phẩm vải thiều hiện nay, cần triển khai một số nộ dung và công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại như sau.
- Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp.
- Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bầy hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với khách hàng trong và ngoài nước.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, tạo sự hấp dẫn của vải thiều Lục Ngạn với khách hàng.
-Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cho vay vốn tín dụng, ưu đãi cho các hộ gia đình, cá nhân,các tổ chức tham gia lưu thông sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
-Tiếp tục sắp xếp và đổi mới công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh,các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
-Xây dựng chợ rau quả tại trung tâm huyện có đủ mặt bằng,cơ sở hạ tầng, có kiểm tra chất lượng, kho, hệ thống thông tin liên lạc và các dịch vụ khác.
7.Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
7.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội đia.
Xuất khẩu đang là một trong những chiến lược được nhà nước ta đẩy mạnh và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua. Nhưng các doanh nghiệp không thể bỏ và không nên bỏ qua “sân nhà”.
Cung cấp vải thiều cho thị trường trong nước không chỉ thỏa mãn hơn nữa nhu cầu hoa quả của nhân dân mà còn tạo ra sự ổn định tương đối về mặt thị trườngkhi có những biến đổi trên thị trường thế giới.
Như vậy thị trường nội địa đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng đặc sản như vải thiều nói riêng còn chứa rất nhều tiềm năng.
Thứ nhất, Việt Nam là một trong những nước có dân số đông. Hiện tai dân số của Việt Nam hơn 80 triệu người. Nếu chỉ coi khoảng 30 triệu người có nhu cầu với vải thiều là mỗi người có khả năng mua 3kg/vụ thì số lượng vải thiều tiêu thụ được sẽ là 90.000tấn vải thiều.
Thứ hai, dân số Việt Nam sống khá tập trung. Các điểm tập trung thường nằm ở các trung tâm kinh tế hay dọc theo quốc lộ. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động phân phối.Do đó khả năng mở rộng thị trường là khá lớn.
Thứ ba, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhucầu về rau quả nói chung. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là hơn 400 USD/1người/1năm, ở thành thị là hơn 1000USD/người/1năm. Với thu nhập như vậy và với giá cả 5000- 7000VND/kg vải thiềuthì khả năng 1 ngươi có thể tiêu thụ 1kg/vụ có khả năng trở thành hiện thực.
7.2 Các biện pháp cụ thể.
Xét về mặt giá cả vải thiều, theo xu hướng hiện nay, doanh nhân sẽ khó có thể thao túng được trên diện rộng. Vậy doanh nhân phải làm gì và có biện pháp gì để tăng doanh thu và lơi nhuận.
Thứ nhất là,đối với vấn đề nhận thức, thương nhân cần thay đổi quan điểm các biện pháp kinh tế hiện đại trong đó Marketing hiện đại là một nội dung quan trọng. Dựa trên những nghiên cứu mang tính khoa học cùng với những kiến thức kinh nghiệm thực tế, doanh nhân sẽ tiếp cận thị trường một cách khoa học hơn và do đó sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí. Nhưng trước khi có thể học tập và thực hiện được thì vấn đề đầu tiên là thay đổi nhận thức.
Thứ hai là, khuyến khích người dân tiêu dùng trái cây nội địa. Thông qua chính thuế bằng cách áp dụng thuế suất cao cho cac loại trái cây nhập khẩu để tạo mức chênh lệch cáh xa về giá cả giữa trái cây nhập khẩu và trái cây nộiđịa.
Thứ ba là, doanh nhân cần nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi đưa hàng hóa vào thị trường. Hiểu được thị trường, doanh nhân sẽ có những quyết địng đúng đắn, hợp lý. Chẳng hạn khi nắm rõ thị trường cần một số lượng bao nhiêu, mức độ chất lượng như thế nào thì doanh nhân sẽ có kế hoạch tương ứng đưa về một số lượng có chất lượng mà thị trường yêu cầu. Kết quả là loại hàng khó bảo quản như vải thiều sẽ có thể được tiieu thụ trong một thời gian ngắn và tránh đượ những chi phí không đáng có.
Thứ tư là, hợp tác chặt chẽ với nông dân cũng sẽ đem lại lợi ích cho doanh nhân. Đầu tiên doanh nhân sẽ có được nguồn hàng ổn định, sau đó doanh nhân có thể giảm được giá thànhdo không phải thông qua trung gian.
Thứ năm là, về mặt phân phối và xúc tiến, doanh nhân nên kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy: Kết hợp đưa hàng hóa đến các trung gian bán lẻ cùng với quảng cáo tiếp thị thu hút người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt doanh nhân cần xây dựng kênh phân phối gọn nhẹ và hiệu quả, mở rộng khả năngđưa hàg hóa đến các phân đoạn thị trường thông qua các siêu thị, chợ lớn, chợ cóc, hay hàng rong.
Thứ sáu là,tạo điều kiện lưu thông thông suốt giữa các thị trường nội địa phương trong nước. Do đặc điểm tụ nhiên của mõi vùng trong nước, chủng loại trái cây được trồng ở các vùng khác nhau.nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng khi chủng loại trái cây đa dạng vì người tiêu dùng không bị nhàm chán.Giải pháp này còn thực sự có ý nghĩa vào những vụ trúng mùavì nó có khả năng tăng nhanh chóng cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết được tình trạng dư thừa ở nơi này nhưng thiếu ở nơi khác.
Cuối cùng là, doanh nhân nên tìm hiểu và tận dụng tối đa những ưu đãi của nhà nước và chính quyền các cấp.
8. Biện pháp mở rộng thị trường ngoài nước.
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thì trước hết cần nắm rõ đặc điểm của thị trường xuất khẩu và yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu.
8.1. Triển vọng xuất khẩu.
Có thể nói, điều kiện hiện tại đang mở ra rất nhiều cơ hội để có thể đưa vải thiều ra nước ngoài.
Thứ nhất là,trong thời gian tới sản lượng. Chất lượng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cự.
Thứ hai là,nhu cầu về hoa quả ngày càng cao do thu nhập ngày càng cao, nhất là các nước phát triển.
Thứ ba là, Việt Nam hiện đang tham gia rất nhiều vào các hiệp định đa phương, song phương mở đường cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng nông sản như vải thiều.
8.2. Các giải pháp cụ thể.
Các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu vải thiều. Vai trò quan trọng đó chỉ được thực hiện tốt nếu các doanh nghiệp xây dựng được “chiếc cầu nối” vũng chắc giữa sản xuất và tiêu thụ nội địa.
-Về phía doanh nghiệp
*Trước hết về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tạo ra được nguồn hàng ổn định. Một số ngành hàng khác xuất hiện tình trạng “khóc dở mếu dở”, trong khi nông dân than phiền hàng hóa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, thì doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu ca là không có đủ hàng để xuất khẩu khi tìm kiếm được đơn đặt hàng. Tình huống đó xẩy ra là do doanh nghiệp và nông dân không có được mối liên hệ gắn bó. Để khắc phục hiện tượng này, doanh nghiệp và người nông dân tạo ra mối quan hệ gắn bó với nhau, sao cho doanh nghiệp thực sự là chiếc cầu nối. Nhờ đó người nông dân có thể sản xuất ra cái thị truờng cần, doanh nghiệp có thể có được thứ hàng có thể xuất khẩu được.
Sau đó, doanh nghiệp nên liên kết với nhau xây dưng các chién lược thâm nhập thị trường phù hợp với từng khu vực thị trường. Khai phá một thị trường mới đòi hỏi nhiều nỗ lực và kinh phí, trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường có vốn đầu tương đối nhỏ so với bình diện thế giới và với số chi phí bỏ ra để khai phá thị trường mới.
Tiếp theo doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối hiện tại ở thị trường cần thâm nhập. Giải pháp này mang tính”Nhất tiễn tam điêu”.”Điêu” thứ nhất là :Giảm được chi phí khi thâm nhập thị trường do tận dụng được cơ sở vật chất hiện có, và nhà phân phối nước nhập khẩu hiểu rõ thị trường nước họ hơn. “Điêu”thứ hai :Là dựa vào hệ thống phân phối này, doanh nghiệp có thể bám chắc vào thị trường, thực hiện được các mục tiêu tìm kiếm và xây dựng thị trường mang tính mang tính chất lâu dài và bền vững đã đề ra. “Điêu” thứ ba là: Vải Việt Nam được đi thẳng tới người tiêu dùng nước nhập khẩu chứ không phải đi qua một nước trung gian như thời gian qua.
*Về phía nhà nước.
-Trước hết nhà nước cần hỗ trợ nông dân tuyên truyền giới thiệu về quả vải cho nguời tiêu dùng ở cả thị truờng trong nước và thị trường ngoài nước.
+ở trong nước thì tổ chức giới thiệu trên các phương diện thông tin đại chúng và tổ chức giới thiệu chào hàng với các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam.
+ở nước ngoài thì thông qua thương vụ tại Đại sứ quán, thông qua các đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu với họ về các sản phẩm của Việt Nam. Không loại trừ trường hợp bán được sản phẩm thông qua việc đàm phán Chính Phủ.
-Cây vải hiện đã hình thành ở nhiền vùng trong cả nước, việc tiêu thụ nó đã trở thành vấn đề bức xúc. Có lẽ nên hình thành hiệp hội cây vải thiều để hiệp hội này giúp đỡ các thnàh viên lo tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vải thiều áp dụng mô hình kinh doanh"lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro cùng chia"với nông dân để đảm bảo cho vùgn cây vải thiều phát triển ổn định. Bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến giúp nông dân rải vụ tiêu thụ vải, giảm áp lực giảm giá vải thiều tươi trong vụ thu hoạch.
-Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu cho các cơ quan chuyên môn nghành nông nghiệp để nghiên cứu các biện pháp bảo quản vải sau thu hoạch, các biện pháp kéo dài thời gian thu hoạch …nhằm tạo điều kiện cho người trồng vải không gặp tình trạng bị động như hiện nay.
- Cần tổ chức việc thường xuyên thông báo tình hình giá cả thị trường cả trong nứơc và ngoài nước cho ngưới sản xuất để tránh xảy ra tình trạng nông dân không nắm được giá cả để định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh.
*Về phía Tỉnh:
+Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh Bắc giang đã tổ chức đoàn công tác đi đến một số tỉnh biên giới đểb tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
+Đoàn công tác cần làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai, Hà Giang…các tỉnh bạn cũng đã chuẩn bị các điều kiện cho tiêu thụ vải thiều sang Trung Quốc. Thông qua làm việc với các cơ cơ quan chức năng phía Trung Quốc thống nhất việc tập kết hàng chính sách miễn thuế, tổ tư vấn để giúp các doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc.
Trong những năm tới, trên cơ sở thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh, ngành nông nghiệp cần phố hợp với các ngành, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung,có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng giống cây vải thiều, triển khai chuyển giao kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất như kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản, chế biến …nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng năng suất chất lượng sản phẩm xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho quả vải thiều đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho vải thiều, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm.
*Về phía UBND địa phương.
UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành liên quan với các ngành liên quan, kế hoạch đầu tư thương mại, giao thông xây dựng… lập quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Phổ biến rộng rãi các chính sách và hướng dẫn mở rộng thị trường, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức tốt công tác thông tin, xúc tién thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá trên thị trường.
Hướng dẫn chủ các trang trại nhận thức rõ và thực hiện đúng quy định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, áp dụng trình kỹ thuật tiên tiến.Phải nhanh chóng bổ sung cơ cấu giống chín sớm đã được các cơ quan khoa học đánh giá và kiểm định. Ngoài những ưu điểm về khả năng thích nghi cao hơn, phổ sinh thái rộng hơn so với giống chính vụ, các giống chín sớm rất có ưu thế về thị trường tiêu thụ và giá cả.
*Về phía người sản xuất.
-Cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng người sản xuất có thể biết được những thông tin về thị trường như: Giá cả, quy cáh mẫu mã, khối lượng sản phẩm, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt quy cách mẫu mã, khối lượng sản phẩm, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản đó, người sản xuất tính toán xem nhiều loại sản phẩm có phù hợp với khả năng sản xuất của mình hay không? Sản xuất có mang lại hiệu quả kinh tế hay không?
Ngoài ra nguời sản xuất phải tự nâng cao kiến thức lý luận của mình về cơ chế thị trường qua các lớp huấn luyện, qua trao đổi kinh nghiệm trực tiếp giữa những người sản xuất với nhau.
-Tạo lập các hiệp hội: Để đảm bảo hiệu quả của người sản xuất cần phải có môi trường thuận lợi để thực hiện nó và tốt nhất họ phải thành lập một tổ chức riêng cho mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh quả vải.
Vì vậy nếu người sản xuất tập hợp vào một hiệp hội thì những thông tin sẽ cung cấp dễ dàng , thuận lợi hơn.Ngoài ra khi có các hiệp hội sẽ giảm bớt đựoc tình trạng cạnh tranh với nhau để bán qủa vải tươi, giá cả giảm quá thấp vào lúc thời vụ thu hoạch rộ khiến chính họ bị mất một phần thu nhập đáng kể.Các hội viên ngoài việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây, còn có thể hỗ trợ nhau về vốn, đặc biệt trong việc tìm kiếm thị trường.
8.3.Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều mùa vụ 2005.
Trong những năm qua đã có sự quan tâm của các ngành, các cấp, có sự phối hợp kết hợp đồng bộ của các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm góp phần tạo thuận lợi cho các thương nhân, tiếp tục có sự phối kết hợp chặt chẽ để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều mù vụ năm 2005 và những năm tới, đó là:
Thứ nhất: Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng địng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo, phát triển các loại giống cây tốt, cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; Đồng thời người trồng vải và các thương nhân cần làm tốt các khâu như:Phân loại hàng hóa trước khi đóng gói, chuẩn hóa về khối lượng tịnh; bao bì đóng gói cần được đóng gói trong các dụng cụ chắc chắn, đẹp, ghi nhãn mác.
Thứ hai:Do mặt hàng vải thiều là những hoa quả tươi dễ bị dập náthu nhập, hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn, chất lượng xuống cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách từ Bắc Giang đi cửa khẩu xa, đường giao thông tương đối hiểm trở nên thời gian vận chuyển dài. Trong khi đó các trạm kiểm tra liên ngành dọc tuyến còn gây kho khăn, phiền hà cho các thương nhân vận chuyển vải thiều. Do vậy đề nghị các ngành trong tỉnh và tỉnh bạn nghiên cứu các phương thức hợp lý giúp cho các thương nhân trên đường vận chuyển.
Thứ ba:Mặc dù các tỉnh đã tích cực bố trí các bãi đỗ xe hàng ở khu vực cửa khẩu, nhưng những ngày cao điểm giữa vụ(cuối tháng 6 đầu tháng 7)mỗi ngày có khoảng 50-70 xe của Bắc Giang đưa hàng lên bán, các điểm đỗ xe không đủ, gây cản trở giao thông đường phố, vừa lộn xộn, vừa mất trật tự an ninh. Do đó cần tiếp tục được quy hoạch, bố trí khu đỗ xe chở hàng thuận tiện, tạo thuận lợi cho các thương nhân trong khi giao dịch và chờ bán hàng.
Thứ tư: Thương nhân 2 phía tuy có hợp đồng khung(về lượng, giá cả, địa điểm giao nhận…) nhưng không có giá trị pháp lý, mà chủ yếu vẫn được thỏa thuận trực tiếp khi có hàng, do vậy có độ rủi ro cao; trong khi đó các thương nhân kinh doanh bán vải thiều diễn ra trong tình trạng tự phát, tùy tiện, tranh bán: Mặt khác trong giao dịch bán hàng phải thông qua lực lượng môi giới trung gian mất thêm chi phí. Bên cạnh đó các thương nhân Trung Quốc mua bán rất có nguyên tắc, có sự phối hợp rất chặt chẽ nên thương nhân của ta thường rơi vào tình thuế thua thiệt, bị động, ép giá. Đề nghị sở thương mại các tỉnh, các cơ quan Hải quan và các ngành liên quan của tỉnh bạn phối hợp với tỉnh Bắc Giang để giúp các thương nhân tìm đối tác Trung Quốc chuyên buôn bán vải thiều để có hợp đồng liên kết chặt chẽ hơn và nên có biện pháp hợp lý, chấn chỉnh phương thức, ý thức, trách nhiệm(phong tục, tập quán bán hàng) của các thương nhân Việt Nam bán vải thiều nơi cửa khẩu.
Thứ năm: Trung Quốc thường xuyên thay đỏi cơ chế quản lý, các địa phương và các cửa khẩu của Trung Quốc cũng được vận dụng cơ chế khác nhau…Trong khi đó cơ chế quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch mặt hàng vải thiều chưa rõ ràng, việc duy trì kênh thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu để tư vấn cho các thương nhân còn nhiều hạn chế, bạn hàng chưa ổn định và chưa có bạn hàng lớn. Do đó đề nghị các tỉnh cần thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi thông tin về các chính sách biên mậu của Trung Quốc, tình hình thị trường, khách hàng tiêu thụ … giữa các tỉnh có cửa khẩu như: Lào cai, Lạng sơn, Hà giang với các tỉnh có vải thiều nói chung và Bắc giang nói riêng trong đó có Lục Ngạn.
Thứ 6: Hải quan cửa khẩu làm việc theo giờ hành chính, trong khi đó hàng hóa vận chuyển lên vào ban đêm, nên thường hay bị ách tắc. Đã vậy hàng hóa thường bị xé nhỏ, lẻ, vận chuyển bằng phương tiện thô sơ qua biên giới , thời gian giao nhận kéo dài, dễ bị hư hỏng, chi phí cao, số lượng tiêu thụ xuất khẩu bị hạn chế. Do vậy đề nghị các cơ quan hữu quan của các tỉnh có biên giới giúp Bắc Giang liên hệ với biên mậu Trung Quốc phối hợp tìm biện pháp hợp lý để tháo gỡ khó khăn cho các thương nhân xuất khẩu vải thiều tươi sangTrung Quốc.
Thứ 7: Xuất khẩu vải thiều khô tại thị trấn Đồng Đăng diễn ra quanh năm, suốt từ vụ vải thiều năm này sang vụ vải thiều năm sau. Với số lượng chiếm sấp xỉ 50% sản lượng thu hoạch của rỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên do các thương nhân thu mua hoặc người trực tiếp sấy khô vận chuyển lên cửa khẩu không trực tiếp bán được cho các đối tác Trung Quốc mà thường bán qua các trung gian ở các khu vực đường biên. Do vậy các thương nhân và người sấy vải thường bị động, bị ép giá…dẫn đến giá cả vải sấy khô lên xuống thất thường theo từng thời điểm, có lúc xuống rất thấp, thậm chí thấp hơn cả giá thành. Đây là vấn đề khó mà các thương nhân Bắc Giang nói chung, của huyện Lục Ngạn nói riêng đã tìm nhiều cách nhưng chưa giải quyết được. Do vậy rất cần các tỉnh quan tâm phối hợp hướng dẫn các tỉnh quan tâm phối hợp hướng dẫn các giải pháp hợp lý để giúp thương nhân trực tiếp tìm được đối tác Trung Quốc và tổ chức tiêu thụ quả vải thiều sấy khô.
Thứ tám: Trong những năm qua sản vải thiều Bắc Giang nói chung, vải thiều Lục Ngạn nói riêng xuất khẩu qua các cửa khẩu rất lớn, tuy nhiên chưa được thống kê đầy đủ vào kết quả xuất khẩu của Bắc Giang. Mặt khác chưa có kênh thông tin cập nhật phản ánh tình hình thị trường, khó khăn tồn tại của các thưong nhân cho cac nhà quản lý. Do vậy trong thời gian tới cần có sự phối kết hợp, duy trì thông tin thường xuyên giữa các tỉnh có cửa khẩu với Bắc Giang. Trên cơ sở đó góp phần cho đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vải thiều.
Kết luận
Tóm lại,tiềm năng đối với vải thiều hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đó, mở rộng được thị trường tiêu thụ, rất nhiều thách thức đặt ra đang cần phải bị phá vỡ.
Vượt ra các thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Vai trò quan trọng đó đặt lên vai của bốn nhà: nhà nông, nhà nứơc, nhà khoa học và doanh nhân. Bốn lực lượng ấy cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau theo các hình thức khác "đa phương" và "song phương"một cách linh hoạt trên địa trên các bình diện không chỉ là huyện, ngành mà trên phạm vi quốc gia.Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ nêu trên, Việt Nam mới có thể thực hiện được những chính sách, chiến lược một cách toàn diện đồng bộ nhằm khai thác hết tiềm năng nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.
Hiện tại đòi hỏi phải có những hành động cụ thể trong một tương lai không xa, nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn- Việt Nam sẽ được thế giới biết đến với tư cách là một sản phẩm có các hình thức đa dạng.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế thuỷ sản
Giáo trình kinh tế nông nghiệp.
Giáo trình Marketting nông nghiệp.
Giáo trình các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.
Sách:Bảo quản, chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải,nhãn: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dũng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội- huyện Lục Ngạn.
Sách:Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn:Tiến sĩ Ngô Thế Dân.
Tạp chí Thị trường giá cả và dự báo số7-2001, số 9-2000, số 3-2001.
Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Số 1-2005,Số 6-2004, số7-2004.
Báo cáo xây dựng kế hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp 5 năm 2006-2010.
Báo cáo tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2001.
Báo cáo tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2004.
Báo cáo một số vấn đề tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34184.doc